Bài tập nhóm lý thuyết tài chính tiền tệ đề tài lãi suất và các nhân tố tác động đến lãi suất ở việt nam

14 1 0
Bài tập nhóm lý thuyết tài chính tiền tệ đề tài lãi suất và các nhân tố tác động đến lãi suất ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|39472803 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE BÀI TẬP NHÓM LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Đề tài: Lãi suất và các nhân tố tác động đến lãi suất ở Việt Nam Lớp học phần : NHLT1102(123)CLC_05 Giảng viên Thành viên : Phạm Thành Đạt : Nguyễn Thành Trung Lã Lê Đức Dương Trần Hà Thu Tăng Khánh Linh Nguyễn Thanh Hương Ngô Nhật Quang Hà Nội, 11/2023 lOMoARcPSD|39472803 MỤC LỤC Mở đầu 3 I Lãi suất .4 1 Khái niệm .4 2 Vai trò của lãi suất 5 II Các nhân tố tác động đến lãi suất .6 1 Cung cầu về vốn vay 6 2 Cung cầu về tiền 7 3 Tỷ lệ lạm phát 8 4 Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá 10 4.1 Chính sách tiền tệ 10 4.2 Chính sách tài khoá 11 4.3 Tương tác giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ .12 Kết luận 13 Tài liệu tham khảo 14 2 lOMoARcPSD|39472803 Mở đầu Lãi suất hoạt động của hệ thống ngân hàng và lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được coi là quan trọng hơn cả trong các loại lãi suất trên thị trường như lãi suất trái phiếu Các ngân hàng thương mại xác định lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên cơ sở cạnh tranh và dựa trên chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Thông thường, các ngân hàng công bố lãi suất huy động tại trụ sở và các chi nhánh của họ và lãi suất cho vay thường được thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng Các loại lãi suất này không phải là cố định và thường biến động theo các yếu tố trong nền kinh tế Bài tập này sẽ thảo luận về những yếu tố tác động đến lãi suất ở Việt Nam 3 lOMoARcPSD|39472803 I Lãi suất 1 Khái niệm Trong kinh tế vĩ mô, lãi suất là chi phí của việc giữ tiền (chi phí cơ hội khi bỏ qua một cơ hội đầu tư) hay là chi phí của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay nào đó trong một đơn vị thời gian (tháng, năm), là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay Một số loại lãi suất: - Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá Loại lãi suất này được tính bao hàm trong tổng giá cả hàng hoá bán chịu - Lãi suất tín dụng ngân hàng: áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng, trong quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng - Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát - Lãi suất thực tế: là loại lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát Hay nói cách khác là lãi suất đã trừ đi tỷ lệ lạm phát - Lãi suất cố định: là lãi suất được áp dụng cố định trong suốt thời hạn vay Nó có ưu điểm: người gửi tiền và người vay tiền biết trước tiền lãi được trả và phải trả Bên cạnh đó có nhược điểm: bị ràng buộc bởi một mức lãi suất nhất định trong một thời gian nào đó các tổ chức cung ứng tín dụng và người vay tiền khó có khả năng phản ứng linh hoạt với những biến động nếu có của cung và cầu vốn trên thị trường tài chính - Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi phù hợp với lãi suất thị trường và có thể báo trước hoặc không báo trước Mặc dù khi áp dụng cơ chế lãi suất này, cả người đi vay và người cho vay xác định một cách chính xác mức lãi suất sẽ phải trả nhưng nó thích hợp với một môi trường đầu tư không ổn định và các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất là khó dự đoán 4 lOMoARcPSD|39472803 2 Vai trò của lãi suất - Thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư: Lãi suất tăng cường động lực cho người dân và doanh nghiệp để tiết kiệm và đầu tư Lãi suất cao có thể làm cho việc gửi tiền vào các tài khoản tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn, trong khi lãi suất thấp có thể kích thích việc vay mượn để đầu tư vào dự án mới - Kiểm soát lạm phát: Ngân hàng Trung ương thường sử dụng lãi suất chính sách để kiểm soát lạm phát Tăng lãi suất có thể làm giảm sự tiêu dùng và đầu tư, giảm áp lực lạm phát Ngược lại, giảm lãi suất có thể kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng cũng có thể tăng rủi ro lạm phát - Quyết định đầu tư và tài chính cá nhân: Lãi suất ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và tài chính cá nhân Người vay có thể quyết định vay tiền để mua nhà, ô tô hoặc đầu tư vào giáo dục dựa trên mức lãi suất hiện tại - Tác động đến thị trường bất động sản: Mức lãi suất ảnh hưởng đến giá nhà và hoạt động trong thị trường bất động sản Lãi suất thấp thường kích thích mua nhà và tăng giá nhà, trong khi lãi suất cao có thể làm giảm sự quan tâm từ phía người mua - Quyết định tài chính quốc gia: Mức lãi suất ảnh hưởng đến tình hình tài chính quốc gia Nếu quốc gia có mức nợ cao và lãi suất tăng lên, có thể tăng áp lực trả nợ và giảm khả năng chi tiêu cho các dự án chính trị và xã hội - Ổn định hệ thống ngân hàng: Lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng Nếu lãi suất quá thấp, ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc sinh lời, trong khi lãi suất quá cao có thể tạo ra rủi ro cho vay và có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính - Tác động đến hành vi tiêu dùng: Lãi suất thấp có thể kích thích việc mua sắm và vay mượn, trong khi lãi suất cao có thể giảm lòng tin của người tiêu dùng và giảm chi tiêu 5 lOMoARcPSD|39472803 II Các nhân tố tác động đến lãi suất 1 Cung cầu về vốn vay Lý thuyết về cung cầu vốn vay thường được dùng để giải thích các biến động của lãi suất Lý thuyết này cho thấy lãi suất thị trường bị tác động bởi các yếu tố tác động tới cung và cầu của các món cho vay Đây là lý thuyết hữu ích để giải thích cho những biến động về lãi suất Sau đây chúng ta sẽ xem xét về những tác động ảnh hưởng đến cung cầu vốn vay - Yếu tố tác động đến cầu vốn vay  Nhu cầu vay vốn của hộ gia đình: Các hộ gia đình thường có nhu cầu vay vốn để trang trải các chi phí mua nhà, ô tô, đồ dùng gia đình Có nhiều yếu tố tác động tới nhu cầu vay vốn của hộ gia đình Ví dụ như khi thu nhập dự kiến tăng lên hoặc thuế thu nhập giảm xuống, họ kỳ vọng có thể trả nợ nhiều hơn trong tương lai, do đó sẽ gia tăng vay nợ  Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để tài trợ các khoản mua sắm tài sản cố định và tài sản lưu động Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp như khi triển vọng kinh tế trong tương lai là tích cực, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh và đạt được lợi nhuận cao hơn làm tăng nhu cầu vay vốn  Nhu cầu vay vốn của chính phủ: Khi chính phủ lập kế hoạch chi tiêu vượt quá nguồn thu của chính phủ từ thuế và các nguồn khác, lúc này chính phủ cần vay nợ trên thị trường tài chính để tài trợ cho các khoản chi tiêu vượt quá Chính quyền địa phương, cơ quan chính phủ cũng có thể có nhu cầu vay nợ để tài trợ cho các chi phí thuộc phạm vi hoạt động của họ Nhu cầu vay vốn của chính phủ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố Ví dụ như khi một dự án hay một chương trình chi tiêu của chính phủ được phê duyệt dẫn tới làm thâm hụt ngân sách, lượng cầu vốn vay sẽ tăng lên tương ứng 6 lOMoARcPSD|39472803 - Yếu tố tác động đến cung vốn vay Cung vốn vay là các khoản vốn được cung cấp từ những người tiết kiệm trong nền kinh tế Các hộ gia đình là đối tượng tiết kiệm cơ bản và lớn nhất trong nền kinh tế Doanh nghiệp và chính phủ cũng cũng cấp các khoản vay tuy nhiên không lớn Nhìn chung, hộ gia đình là nhóm có khoản tiết kiệm ròng và là chủ thể cung ứng các khoản cho vay, còn chính phủ và doanh nghiệp là những người đi vay trên thị trường Khối lượng vốn được cung ứng trên thị trường tỷ lệ thuận với lãi suất, nghĩa là khi lãi suất cao hơn thì sẽ có nhiều vốn được cung ứng ra thị trường hơn Lượng vốn được cung ứng cũng chịu sự tác động bởi chính sách tiền tệ do NHTW kiểm soát NHTW có thể kiểm soát khối lượng dự trữ trong các tổ chức tài chính, các khoản vốn này có thể được chuyển thành các món cho vay 2 Cung cầu về tiền - Yếu tố tác động đến cung tiền Khi ngân hàng trung ương tác động làm tăng lượng tiền cung ứng, một sự gia tăng lên của khối lượng vốn cho vay, tạo nên áp lực làm giảm lãi suất trên thị trường Tuy nhiên, nếu việc gia tăng lượng tiền cung ứng làm tăng kỳ vọng về lạm phát trong tương lai làm cầu vốn vay tăng, lại có thể làm lãi suất tăng lên và vô hiệu hoá tác động của sự tăng lên của cung vốn, lãi suất có thể không thay đổi - Yếu tố tác động đến cầu tiền Các yếu tố tác động đến cầu tiền bao gồm sự thay đổi trong thu nhập và thay đổi trong mức giá cả  Thay đổi trong thu nhập: Theo Keynes, có 2 nguyên nhân làm cho thay đổi trong thu nhập tác động tới cầu tiền tệ Thứ nhất, khi thu nhập tăng lên, lượng của cải tăng lên trong nền kinh tế làm tăng nhu cầu nắm giữ tiền như là công cụ để tích trữ của cải Thứ hai, thu nhập tăng lên làm người dân muốn nắm giữ nhiều tiền hơn để đáp ứng nhu cầu giao dịch tăng lên Do vậy, thu nhập tăng lên trong nền kinh tế làm tăng nhu cầu nắm giữ tiền mặt 7 lOMoARcPSD|39472803  Thay đổi trong mức giá cả: lượng cầu tiền được đề cập ở đây là cầu tiền danh nghĩa Khi mức giá tăng lên, để giao dịch được một khối lượng hàng hoá dịch vụ như cũ thì dân chúng sẽ nắm giữ nhiều tiền hơn Do vậy khi mức giá tăng lên sẽ làm tăng lượng cầu tiền 3 Tỷ lệ lạm phát - Định nghĩa về lạm phát và lãi suất  Lạm phát là hiện tượng tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, khiến đồng tiền mất giá trị Lạm phát có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do cung tiền vượt quá nhu cầu tiền Lạm phát có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, như ảnh hưởng đến sự phân bổ tài nguyên, làm giảm sức mua, tăng chi phí sản xuất và làm suy yếu nền kinh tế Để khắc phục lạm phát, chính phủ và ngân hàng trung ương có thể áp dụng các biện pháp như điều tiết lãi suất, thu hẹp ngân sách, kiểm soát cung tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tiền lãi mà người vay phải trả cho người cho vay trong một khoảng thời gian nhất định Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải giá trị Lãi suất có nhiều loại, như lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực, lãi suất cơ bản, lãi suất thị trường, lãi suất tiết kiệm, lãi suất cho vay… Lãi suất có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm và tăng trưởng - Mối tương quan giữa lạm phát và lãi suất Lý thuyết Fisher đã chứng minh rằng tỷ lệ lạm phát và mức lãi suất có mối quan hệ đồng biến Theo đó, mức lãi suất danh nghĩa được xác định bằng tổng của kỳ vọng về lạm phát và giá trị lãi suất thực Khi lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa cũng tăng để duy trì giá trị lãi suất thực Lý do là để bù đắp cho mất giá của tiền tệ do lạm phát, người cho vay sẽ yêu cầu mức lãi suất cao hơn để bảo vệ giá trị tiền gửi của họ Tăng lãi suất danh nghĩa này có tác động trực tiếp đến hoạt động chi tiêu và đầu tư của các cá nhân và doanh nghiệp 8 lOMoARcPSD|39472803 Khi lãi suất tăng, việc vay vốn trở nên đắt hơn, làm giảm khả năng chi tiêu và đầu tư của người dân và doanh nghiệp Điều này có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, giảm sự tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lý thuyết Fisher là một lược đồ chung và có thể có những yếu tố khác ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất trong thực tế Các yếu tố như chính sách tiền tệ, tình hình kinh tế chung và biến động của thị trường cũng có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ này Tương quan đặc biệt giữa lạm phát và lãi suất  Lạm phát là tình trạng tăng giá hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, dẫn đến giá trị tiền mặt giảm đi Nếu lạm phát tăng cao, tiền tệ mất giá và sức mua giảm, điều này gây áp lực lên nền kinh tế và đời sống của người dân  Lãi suất là tỷ lệ lãi được trả cho số tiền gửi hoặc tỷ lệ lãi phải trả cho số tiền vay Lãi suất do Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng thương mại quyết định, và nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính của cá nhân và doanh nghiệp Cách thức ảnh hưởng  Tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát: Khi lạm phát tăng cao, Ngân hàng Trung ương thường tăng lãi suất để kiềm chế chi tiêu và đầu tư, giúp giảm áp lực lạm phát và duy trì sức mua của tiền tệ  Tăng lãi suất để hạn chế vay tiêu dùng: Tăng lãi suất làm cho vay tiêu dùng và vay đầu tư trở nên đắt đỏ hơn Điều này thúc đẩy người dân và doanh nghiệp tiết kiệm hơn và giảm chi tiêu, giúp kiềm chế lạm phát  Tăng lãi suất hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài: Khi lãi suất tăng cao, quốc gia có thể trở nên hấp dẫn hơn với vốn đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn từ đầu tư tại quốc gia đó Điều này có thể giúp cân bằng thanh toán và hỗ trợ phát triển kinh tế - Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ cùng chiều, tức là khi lạm phát tăng thì lãi suất cũng tăng theo và ngược lại Đây là một số cách mà lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất: 9 lOMoARcPSD|39472803  Tác động qua tiền tệ: Khi lạm phát tăng, đồng tiền mất giá, người ta sẽ có xu hướng vay nhiều hơn để mua hàng hóa và dịch vụ trước khi giá tăng Điều này làm tăng nhu cầu tiền tệ và giảm nguồn cung tiền tệ, dẫn đến việc lãi suất tăng lên để cân bằng thị trường  Tác động qua tín dụng: Khi lạm phát tăng, người ta sẽ có xu hướng cho vay ít hơn vì giá trị của tiền sẽ giảm sau khi trả nợ Điều này làm giảm nguồn cung tín dụng và tăng nhu cầu tín dụng, dẫn đến việc lãi suất tăng lên để khuyến khích người ta cho vay  Tác động qua chính sách tiền tệ: Khi lạm phát tăng, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát Điều này có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất cơ bản, làm tăng chi phí vay của người dân và doanh nghiệp, giảm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, và cuối cùng làm giảm lạm phát 4 Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá 4.1 Chính sách tiền tệ - Định nghĩa: chính sách của ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển - Công cụ của chính sách tiền tệ Như chúng ta thấy với các loại công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm các công cụ chủ yếu để điều chỉnh mức cung tiền như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất cho vay tái chiết khấu Như vậy nên các công cụ chính sách này sẽ tác động vào cung tiền và lãi suất, rồi nhờ ảnh hưởng của lãi suất đến đầu tư mà tác động vào tổng cầu, từ đó đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng Trong đó:  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỉ lệ lượng tiền cần phải dự trữ so với tổng số tiền huy động Đó là tỉ lệ mà Ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải bảo đảm 10 lOMoARcPSD|39472803  Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi thì cung tiền sẽ thay đổi Trường hợp tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, cung tiền sẽ giảm Do đó, bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng trung ương có thể điều tiết được cung tiền  Như vậy ta thấy với số lãi suất cho vay tái chiết khấu cụ thể là lãi suất mà ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng những nhu cầu tiền mặt bất thường của các ngân hàng này  Theo đó với trường hợp khi lãi suất tái chiết khấu cao, các ngân hàng thương mại thấy rằng việc ngân hàng thương mại dự trữ tiền mặt quá ít để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng sẽ khiến những ngân hàng này phải trả lãi suất cao khi phải vay Ngân hàng trung ương trong trường hợp thiếu dự trữ  Như vậy hoạt động này sẽ khiến ngân hàng thương mại phải dè chừng và tự nguyện dự trữ nhiều hơn Điều này cũng sẽ giúp làm giảm cung tiền Bên cạnh đó thì với nghiệp vụ thị trường mở có thể hiểu về nghiệp vụ thị trường mở là những hoạt động khi Ngân hàng trung ương mua vào hay thực hiện bán ra các chứng khoán tài chính trên thị trường mở 4.2 Chính sách tài khoá - Định nghĩa: Chính sách tài khóa là hệ thống các chính sách của Chính phủ về tài chính, được hoạch định và thực hiện trong một niên khóa tài chính, nhằm tác động đến các định hướng phát triển nền kinh tế, thông qua những thay đổi trong các khoản chi tiêu và thu qua thuế, phí của Nhà nước - Công cụ của chính sách tài khoá tác động đến lãi suất  Chi tiêu tài khóa có tác động trực tiếp đến tổng cầu và qua số nhân, ảnh hưởng lớn hơn đến sản lượng, công ăn việc làm  Thuế làm thay đổi thu nhập khả dụng và tiêu dùng, tác động đến giá cả, sản lượng Thuế còn hạn chế vai trò của số nhân trong quá trình lan truyền tác động của các thành tố tổng cầu Sản lượng sẽ thay đổi ít hơn khi không có thuế thu nhập Với nghĩa đó, thuế (như hàm số của thu nhập) có vai trò là một “van” ổn định tự động Tuy nhiên, việc vận dụng các công cụ CSTK không đơn giản Tác động của chi tiêu chính phủ còn phụ thuộc khả năng của tổng cung Nếu tổng cung không đáp ứng việc tăng cầu qua 11 lOMoARcPSD|39472803 chính sách bành trướng tài khóa có thể dẫn đến lạm phát tăng; điều này càng đúng khi các khoản thâm hụt ngân sách được bù đắp thông qua việc phát hành tiền, thay vì vay nợ nước ngoài hoặc vay trong nước qua phát hành trái phiếu 4.3 Tương tác giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ Trong ngắn hạn, CSTK có tác động qua lại, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các yếu tố thuộc cơ chế truyền dẫn CSTT CSTK tác động trực tiếp và gián tiếp lên tổng cầu của nền kinh tế thông qua các quyết định thu, chi, hoặc tác động lên lãi suất Điều đó làm ảnh hưởng đến tiền lương và giá cả, qua đó tác động lên lạm phát và kỳ vọng lạm phát Về mặt lý thuyết, những ảnh hưởng của CSTK lên các kênh truyền dẫn của CSTT, nhưng trên thực tế rất khó lượng hóa mức độ ảnh hưởng này trong ngắn hạn Trong dài hạn, CSTK có thể ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài của CSTT Nếu một CSTK kém bền vững được áp dụng lâu dài sẽ tác động lên mục tiêu CSTT Kỳ vọng thâm hụt ngân sách lớn và liên tục cộng với nhu cầu nợ lớn của Chính phủ có thể giảm lòng tin vào nền kinh tế và tạo ra rủi ro đối với ổn định thị trường tài chính Thiếu niềm tin vào sự bền vững tài chính của Chính phủ có thể trở thành yếu tố tiềm ẩn gây ra bất ổn cho các thị trường trái phiếu, ngoại hối và thậm chí làm sụp đổ cơ chế tiền tệ Ngoài ra, CSTK còn có ảnh hưởng đến dòng chu chuyển vốn quốc tế, qua đó làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát luồng ngoại tệ ra, vào đất nước của NHNN, gây rủi ro cho hệ thống tài chính Chính sách thu và chi tài khóa xây dựng không hợp lý sẽ có tác động tiêu cực đối với quá trình phân bổ nguồn lực, làm tăng rủi ro liên quan đến dòng vốn quốc tế Trong khi đó, CSTT cũng có ảnh hưởng nhất định đến CSTK CSTT với mục tiêu trung hạn là ổn định giá cả, giá trị đồng tiền và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc kiểm soát lãi suất và cung tiền CSTT thắt chặt sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư, thu hẹp sản xuất, dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách của Chính phủ; một sự tăng, giảm lãi suất từ CSTT sẽ ảnh hưởng đến giá trái phiếu chính phủ (TPCP), điều đó cũng ảnh hưởng đến cân đối ngân sách; sự gia tăng tỷ giá (đồng bản tệ giảm) sẽ làm gia tăng khoản nợ chính phủ bằng đồng ngoại tệ quy đổi Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, CSTT và CSTK phụ thuộc lẫn nhau, thay đổi của chính sách nào cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách kia Hơn 12 Downloaded by linh tran (tranlinh199762@gmail.com) lOMoARcPSD|39472803 nữa, trong thực tế, hai chính sách này lại do hai cơ quan khác nhau điều hành, vấn đề đặt ra là cần đảm bảo sự tương tác hiệu quả giữa hai chính sách này hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tức là phải có sự phối hợp trong điều hành CSTT và CSTK giữa NHNN và Bộ Tài chính Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, để đảm bảo sự tương tác hiệu quả giữa CSTK và CSTT nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế thì các nguyên tắc cơ bản về sự phối hợp giữa hai chính sách này trong quá trình thực thi cần được đảm bảo tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản: (i) Cần có sự nhất quán về mục tiêu chính sách nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô là lạm phát ổn định, tăng trưởng bền vững và tạo công ăn việc làm cao; (ii) Trong quá trình thực thi, cần tạo sự đồng bộ, bổ sung cho nhau; (iii) Hỗ trợ và chia sẻ thông tin, thực hiện hiệu quả các quyết định chính sách nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo tính bền vững của các chính sách Trong thực tế áp dụng, vấn đề luôn phải lưu ý đó là, CSTK thường ngay lập tức làm thay đổi tổng cầu, theo đó tác động đến thu nhập và sản lượng nhanh hơn CSTT (độ trễ bên ngoài ngắn hơn) Tuy nhiên, độ trễ bên trong của CSTK lại thường kéo dài hơn so với CSTT Thêm vào đó, CSTK là chính sách cứng, do được thực hiện theo kế hoạch của Quốc hội phê chuẩn, còn CSTT là chính sách linh hoạt; nếu tận dụng tốt những đặc tính này, có thể tạo ra sự tương tác hiệu quả hơn Thông thường các nước sẽ thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản trên, tuy nhiên mỗi quốc gia có thể linh hoạt xác định cách thức thực hiện phù hợp với thực trạng của nền kinh tế Kết luận Lãi suất ở Việt Nam bị tác động bởi các yếu tố về cung cầu vốn vay, cung cầu tiền tệ, lạm phát, chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ Nhưng có thể thấy, lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 13 Downloaded by linh tran (tranlinh199762@gmail.com) lOMoARcPSD|39472803 Tài liệu tham khảo 1 Cao Thị Ý Nhi và Đặng Anh Tuấn (2018) Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2 Nguyễn Thị Kim Thanh (2017) Sự tương tác giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ hướng tới sự phát triển bền vững, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính 3 Đinh Thuỳ Dung (2022) So sánh chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá 14 Downloaded by linh tran (tranlinh199762@gmail.com)

Ngày đăng: 25/03/2024, 18:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan