1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài báo cáo cuối kì nhập môn ngành và kĩ năng mềm đề tài hướng nội hướng ngoại

28 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hướng nội & hướng ngoại
Tác giả Nguyễn Hữu Tâm, Nguyễn Đình Đức Trọng, Võ Thị Thắm, Trương Minh Phát, Nguyễn Thị Ngọc Châu
Người hướng dẫn ThS. Trần Phạm Huyền Trang
Chuyên ngành Nhập môn ngành và kĩ năng mềm
Thể loại Bài báo cáo cuối kì
Năm xuất bản 2022-2023
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 727,23 KB

Nội dung

Các ví dụ gồm đặc điểm tính cách Big Five, tâm lý học phân tích của Jung, mô hình tính cách 3 yếu tố của Hans Eysenck, 16 nhân tố nhân cách của Raymond Cattell, Bảng liệt kê Nhân cách đa

Trang 1

BÀI BÁO CÁO CUỐI KÌ MÔN: NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KĨ NĂNG MỀM

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2022-2023

ĐỀ TÀI: HƯỚNG NỘI & HƯỚNG NGOẠI

Vô gia cư Nhóm:

ThS Trần Phạm Huyền Trang Giảng viên:

Nguyễn Hữu Tâm – 22DM082 Nguyễn Đình Đức Trọng – 22DM104

Võ Thị Thắm – 22DM083 Trương Minh Phát – 22DM076 Nguyễn Thị Ngọc Châu – 22DM010 Thành viên:

Trang 2

Mục lục:

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

NỘI DUNG 4

PHẦN 1: KHÁI NIỆM 4

1.1 Hướng nội là gì? (Introvert) 4

1.2 Hướng ngoại là gì? (Extrovert) 5

1.3 Hướng “trung” là gì? (Ambivert) 5

1.4 Đặc điểm và hành vi 6

1.5 Ưu điểm 9

1.6 Nhược điểm 10

PHẦN 2:THỰC TRẠNG HIỆN NAY .13

2.1 Những nhầm lẫn về người hướng nội & người hướng ngoại 13

2.2 Những định kiến phổ biến về người hướng nội & người hướng ngoại 15

2.3 Giới trẻ đã thật sự hiểu về hướng nội & hướng ngoại? 16

2.4 Mối liên hệ giữa người hướng nội & hướng ngoại 18

PHẦN 3: LỜI KHUYÊN 20

3.1 Lời khuyên dành cho người hướng nội 20

3.1.1 Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể và tông giọng 20

3.1.2 Không tự cô lập bản mình 20

Trang 3

3.1.3 Lắng nghe nhiều hơn và học cách lắng nghe 21

3.1.4 Cố gắng vượt qua sự lo lắng 21

3.1.5 Trang bị kỹ năng phỏng vấn 22

3.1.6 Tận dụng điểm mạnh để giao tiếp trong nhóm nhỏ 22

3.1.7 Chọn ngành nghề phù hợp với bản thân 22

3.2 Lời khuyên dành cho người hướng ngoại 23

3.2.1 Xây dựng những mối quan hệ nghiêm túc 23

3.2.3 Kiểm soát cảm xúc của bản thân 23

3.2.4 Tạo dựng sự tin tưởng đối với mọi người 23

3.3 Giới thiệu một số cuốn sách 24

KẾT LUẬN 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài:

Khi nhắc tới người hướng nội và người hướng ngoại, phần đông mọi người

có suy nghĩ rằng người hướng nội thì rụt rè, nhút nhát và ít nói, còn người hướng ngoại thì thân thiện và nói nhiều Và việc nói “một người hướng nội là

họ đang nói rất ít, hãy nói nhiều hơn đi” thì chẳng khác nào nói với một người hướng ngoại là “hãy im cái mồm lại và nói ít thôi” Đây là một nhận xét vô cùng thô lỗ, và khá là bất lịch sự Việc dành ra một chút thời gian tìm hiểu thêm

sẽ mang lại kiến thức đúng đắn về mỗi loại tính cách khác nhau Điều này không chỉ giúp bạn xác định được tính cách của bản thân, lý giải những suy nghĩ, hành vi của mình, mà còn giúp bạn kiểm soát chung tốt hơn và đưa ra được những quyết định phù hợp trong cuộc sống Trong xã hội ngày nay, đặc biệt là các bạn trẻ có rất nhiều người vẫn còn chưa biết về chủ đề này, hoặc nếu

có biết thì cũng biết sai, hoặc chưa đầy đủ Vậy nên sự hiểu biết về

2.Mục đích nghiên cứu:

Qua nghiên cứu đề tài chúng tôi muôn mọi người hiểu rõ khái niệm Hướngnội & Hướng ngoại Giúp mọi người có sự hiểu biết, có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn về Hướng nội & Hướng ngoại

3.Phương pháp nghiên cứu:

Phân tích, nghiên cứu, chứng minh, tổng hợp

Trang 5

NỘI DUNGPHẦN 1: KHÁI NIỆM

Các đặc điểm tính cách hướng ngoại và hướng nội là một phương diệnquan trọng trong một số lý thuyết về tính cách con người Mặc dù các

thuật ngữ hướng nội và hướng ngoại được truyền bá vào lĩnh vực tâm lý

học bởi nhà tâm lý học Carl Jung, hiện nay, quan niệm của công chúng và cách ứng dụng trong tâm lý học của chúng không thống nhất Tính hướng ngoại có xu hướng biểu lộ ở hành vi đi lại, nói năng tràn đầy năng lượng trong khi đó hướng nội thể hiện hành vi kín đáo hơn, một mình Hầu như tất cả các mô hình nhân cách toàn diện bao gồm các khái niệm này dưới nhiều hình thức khác nhau Các ví dụ gồm đặc điểm tính cách Big Five, tâm lý học phân tích của Jung, mô hình tính cách 3 yếu tố của Hans

Eysenck, 16 nhân tố nhân cách của Raymond Cattell, Bảng liệt kê Nhân cách đa chiều Minnesota và Trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs

1.1 Khái niệm về người hướng nội (Introvert):

Hướng nội là "khuynh hướng chủ yếu hoặc hoàn toàn quan tâm đến cuộc

sống tinh thần của bản thân người đó" Người hướng nội là người nănglượng có xu hướng mở rộng khi suy nghĩ và cảm thấy ngượng khi phảigiao tiếp với những người lạ Những người hướng nội thường kín đáo và ítnói trong những nhóm đông Họ thường có niềm vui trong các hoạt độngđơn độc như đọc sách, viết, âm nhạc, vẽ, mày mò, xem phim, chơi game

và sử dụng máy tính cùng với một số các hoạt động riêng biệt ngoài trờinhư câu cá hay đi bộ Trong thực tế, các trang web mạng xã hội đã pháttriển mạnh và trở thành ngôi nhà cho những người hướng nội trong thế kỉ

21, nơi họ được thoát khỏi các thủ tục cư xử của xã hội và có thể thoải máiviết blog về những cảm xúc riêng tư mà bình thường họ không để lộ Hầuhết tất cả các nhà họa sĩ, nhà văn, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà soạnnhạc và phát minh đều là những người hướng nội Người hướngnội thường thích thú khi được tận hưởng thời gian một mình hoặc cùngvới một số người bạn thân hơn là với những nhóm đông người Sự thật làkhi gặp một vấn đề lớn hay một việc quan trọng cần độ tin tưởng tối đa,người hướng nội là sự lựa chọn xứng đáng cho những việc đó Họ thường

Trang 6

ưu tiên tập trung vào một hoạt động duy nhất tại một thời điểm và thíchđược quan sát tình huống trước khi tham gia, họ có trí tưởng tượng phongphú và thường có nhiều phân tích trước khi nói Những người hướngnội có thể dễ dàng bị choáng ngợp bởi sự kích thích từ các cuộc gặp mặthay giao tiếp xã hội có quá nhiều người tham gia.

Không nên nhầm người hướng nội với người nhút nhát, người bị "xã hộiruồng bỏ" hoặc thậm chí người mắc bệnh trầm cảm, họ chọn cuộc sốngđơn độc thay vì các hoạt động giao tiếp theo sở thích còn người nhút nhát

- có thể là người hướng ngoại lại xa lánh giao tiếp vì sợ hãi và người bị

"xã hội ruồng bỏ" hay mắc bệnh thì không có sự lựa chọn

1.2 Khái niệm về người hướng ngoại (Extrovert):

Hướng ngoại là "những hành động, trạng thái hay thói quen chủ yếu

quan tâm tới việc làm vừa lòng những người khác Họ có xu hướng thích thú khi tương tác, giao tiếp với con người và nói chung là nói nhiều, nhiệttình, thích giao lưu và quyết đoán Họ vui khi được tham gia các hoạt động có nhiều người như tiệc tùng, hoạt động cộng đồng, các cuộc biểu tình công cộng, kinh doanh và các nhóm chính trị Chính trị, giảng dạy, bán hàng, quản lý và môi giới là những lĩnh vực thích hợp với những người hướng ngoại Một người hướng ngoại thích và trở nên tràn đầy sinhlực khi ở trong các nhóm lớn và thời gian khi ở một mình là ít thú vị và nhàm chán đối với họ

1.3 Khái niệm về người hướng “trung” (Ambivert):

Người hướng “trung” là thuật ngữ chỉ những người có xu hướng vừa hướng nội vừa hướng ngoại Về cơ bản, người hướng nội sống khép mình, kín đáo, hiếm khi chia sẻ tâm sự của mình với người khác và cũng khó để hiểu những người này chỉ với vẻ bề ngoài Người hướng ngoại lại cởi mở, dễ gần, thích tham gia hoạt động xã hội và luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng.Như vậy, Ambivert hội tụ đầy đủ những tính cách của hai nhóm người trên Họ thích sự vây quanh của mọi người nhưng cũng có lúc cần những khoảng lặng nhất định Đặc điểm chính của tuýp người hướng “trung” là cân bằng, bởi ở họ có sự hài hòa giữa hai loại tínhcách

Trang 7

1.4 Đặc điểm và hành vi

a) Hướng nội

Những người có xu hướng Hướng nội trông có vẻ khó hiểu, vì dường như thật dễ dàng để chúng ta đánh giá họ là những người rụt rè, nhút nhát, trong khi thực ra chỉ là họ cảm thấy mệt mỏi khi phải ở cạnh quá nhiều người Đối với người Hướng nội, được ở một mình và chìm đắm trong những suy nghĩ riêng tư có chức năng phục hồi giống như một giấc ngủ, và có chức năng nuôi dưỡng giống như một bữa ăn

Người có xu hướng Hướng nội được biết đến với những đặc điểm như:

● Suy nghĩ trước khi nói

● Yêu thích các nhóm bạn nhỏ và thân thiết,

● Thích các cuộc nói chuyện cá nhân, riêng tư về chủ đề mà họ quan tâm

● Cần thời gian ở một mình để phục hồi và không thoải mái trước những sự thay đổi đột ngột

● Họ không nhất thiết là những người rụt rè, nhút nhát và có thể không né tránh các tình huống xã hội, nhưng họ chắc chắn sẽ cần thời gian một mình hoặcchỉ với một vài người thân thiết (gia đình, bạn bè) sau khi phải tương tác với quá nhiều người trong thời gian dài

Một số đặc điểm tính cách của người hướng nội:

● Bạn thích dành thời gian cho bản thân: Khoảng thời gian ở một mình rất

quan trọng đối với sức khỏe và niềm vui của người hướng nội Bạn có thể thích đọc sách, làm vườn, những công việc thủ công, viết lách, chơi game, xem phim

và những hoạt động khác miễn là bạn làm một mình

● Bạn cảm thấy kiệt sức khi phải tương tác với mọi người:Những người

hướng nội biết khi nào họ cần phải sạc lại năng lượng của mình Dĩ nhiên khôngphải ai hướng nội đều chạy trốn khỏi những cuộc chơi, thậm chí bạn tận hưởng những cuộc vui không thua kém gì những người hướng ngoại Tuy nhiên đến cuối ngày, bạn cần ở một mình nạp năng lượng và bấm nút “reset” cho bản thân

● Bạn thích làm việc một mình: Nếu làm việc nhóm khiến bạn cảm thấy

choáng ngợp và chán ghét, có thể bạn là một người hướng nội Khi làm việc một mình là lúc bạn phát huy tốt nhất khả năng của mình vì sự tự cô lập cho phép bạn tập trung cao độ và mang lại hiệu quả cao.Điều này không có nghĩa

Trang 8

bạn không làm việc nhóm tốt, bạn chỉ là thích một mình và tập trung vào công việc trước mắt hơn là làm việc trong nhóm.

Bạn thích vòng bạn bè của mình chỉ có những người thân thiết: Vòng

bạn bè của người hướng nội hẹp hơn nhưng không có nghĩa họ không thích kết giao hoặc tương tác xã hội Bạn tận hưởng những cuộc trò chuyện, tìm hiểu người khác và cảm thấy vui với vòng bạn bè thân thiết của mình

Bạn có cuộc sống nội tâm và là người có óc tò mò:Bạn có thể mơ mộng

hoặc suy nghĩ rất lâu trước khi quyết định làm việc gì đó Người hướng nội có một quá trình suy nghĩ rất phong phú và sống động trong đầu, do đó bạn cũng thích tự suy ngẫm và nghiên cứu thứ mới Bạn quyết tâm để theo đuổi sở thích, cảm thấy như bản thân đã chuẩn bị sẵn sàng, tích lũy đủ kiến thức

Bạn dễ bị mất tập trung: Người hướng nội thường “chạy trốn” công việc

trước mắt bằng cách để tâm trí lang thang đâu đó Đối với người khác có vẻ nhưbạn mất tập trung nhưng đây là cách để bạn tự thư giãn trước những tình huống hỗn loạn hoặc không thoải mái

Bạn thích viết hơn nói: Bạn thích viết ra những suy nghĩ của mình hơn là

nói chuyện, đặc biệt khi chưa chuẩn bị gì hết Bạn suy nghĩ cẩn thận về câu trả lời, vì khi giao tiếp bạn luôn chú ý và quan tâm đến người khác Nếu phải đưa

ra quyết định trong cuộc nói chuyện, có lẽ cần một chút thời gian để cân nhắc

và suy nghĩ thật kỹ vì bạn muốn tự tin với sự lựa chọn của mình

b) Hướng ngoại

Những người có xu hướng Hướng ngoại là những người năng động

Họ thường thích dành thời gian với mọi người vì đây là cách mà họ phục hồi sau những khoảng thời gian ở một mình chăm chỉ làm việc hay tập trung Đối với họ, việc được tương tác giống như được tiếp thêm năng lượng, càng tương tác nhiều thì năng lượng càng lớn Khi ở trong đám đông, họ sẽ giao tiếp bằng mắt và mỉm cười, trò chuyện nếu có cơ hội, và những nguồn năng lượng như vậy giống như những điều tích cực và vui

vẻ mà họ muốn được cảm nhận mỗi ngày

Người hướng ngoại thường tập trung vào thế giới xung quanh như các mối quan hệ xã hội Nói cách khác, người hướng ngoại không thích ở nhà một mình Người hướng ngoại thường có các đặc tính như:

Trang 9

● Hòa đồng: người hướng ngoại thường có nhiều bạn và thường xuyên gặp

gỡ bạn bè

● Tự tin: người hướng ngoại nghĩ mình được nhiều người ngưỡng mộ

● Giàu năng lượng: người hướng ngoại thường vui vẻ, năng động và nhiệt tình

● Mạnh dạn: người hướng ngoại thường có xu hướng lãnh đạo người khác vàthoải mái chia sẻ ý kiến cá nhân

Một số đặc điểm tính cách của người hướng ngoại:

● Bạn thích môi trường xã hội: Người có xu hướng hướng ngoại thường là

trung tâm của sự chú ý, và bạn cũng thích điều đó Bạn phát huy mạnh ở những tình huống xã hội và tìm kiếm sự kích thích ở đó Bạn không ngại phải giới thiệu bản thân mình với người lạ, hiếm khi từ chối những tình huống mới vì không quen biết ai hay sợ làm rối tung việc gì đó

● Bạn không thích và không cần nhiều thời gian ở một mình: Trong khi

những người hướng nội cần thời gian cho bản thân sau một buổi tối đi chơi cùng bạn bè hoặc một cuộc họp căng thẳng, những người hướng ngoại sẽ cảm thấy khoảng thời gian ở một mình làm tiêu tốn nhiều năng lượng tự nhiên Bạn cần sạc lại năng lượng bằng cách ở xung quanh mọi người

● Bạn năng động trong tập thể: Người hướng ngoại cảm thấy thoải mái khi

ở trong một tập thể và thậm chí là người dẫn đầu trong các hoạt động tập thể như các hoạt động cuối tuần, một buổi ăn uống sau giờ làm, các sự kiện xã hội Bạn hiếm khi từ chối các lời mời dự tiệc, đám cưới và các cuộc tụ họp khác

● Bạn dễ kết giao với người khác: Người hướng ngoại kết giao rất dễ dàng,

một phần do bạn luôn tận hưởng năng lượng từ mọi người và tương tác ngược lại với họ Bạn có mạng lưới xã hội rộng và quen biết nhiều người Việc theo đuổi sở thích và những hoạt động mới giúp những người hướng ngoại mở rộng các mối quan hệ xã hội của mình

● Bạn sẵn sàng nói đến những vấn đề cần phải giải quyết hoặc đặt câu hỏi: Bạn không ngại nói ra những vấn đề cần phải giải quyết và suy nghĩ của

mình cho những người khác; sẵn sàng thể hiện bản thân mình một cách cởi mở;

rõ ràng với sở thích và sự lựa chọn của mình

● Bạn thoải mái và tích cực: Người hướng ngoại thường được mô tả là

người trong trạng thái hạnh phúc, tích cực, vui vẻ và thân thiện Bạn có vẻ như

Trang 10

không mắc kẹt quá lâu với những vấn đề hay suy nghĩ nhiều về những khó khăn Tất nhiên bạn cũng sẽ gặp những khó khăn và rắc rối trong cuộc sống nhưng sẽ dễ dàng để nó lại sau lưng và bước tiếp.

● Bạn không sợ rủi ro: Người hướng ngoại luôn có thể có những hành vi

rủi ro Một số giả thuyết cho rằng bộ não của họ được kết nối để tự thưởng cho bản thân nếu mọi chuyện diễn ra một cách êm xuôi

● Nếu hành động của họ có thiên hướng rủi ro nhưng vẫn thành công thì não

bộ sẽ tự tiết ra chất dopamine (hay được gọi là hormone hạnh phúc) kích hoạt trung tâm khen thưởng của não, giúp họ cảm thấy hưng phấn và hài lòng Đó là

lý do những người hướng ngoại sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn vì khi đó lượng hóa chất kích thích não bộ tăng vọt

● Bạn linh hoạt trong nhiều tình huống: Người hướng ngoại dễ thích nghi

với mọi tình huống và luôn có cách sáng tạo khi gặp vấn đề mới Không phải tất

cả những người hướng ngoại đều có kế hoạch trước khi hành động, bạn thích những quyết định tức thời hơn

1.5 Ưu điểm:

a) Hướng ngoại

 Là người luôn mang lại năng lượng tích cực, cho bản thân và cả những người xung quanh Chính điều này giúp lan tỏa niềm vui, sự lạc quan, năng động cho mọi người

 Dễ dàng giao tiếp, có quan hệ rộng rãi với nhiều kiểu người Bởi người hướng ngoại có tính cách muốn kết nối, mở rộng các mối quan hệ mọi lúcmọi nơi Nhờ vậy, trong xã hội ngày nay người hướng ngoại chiếm được rất nhiều ưu thế ở các mặt khác nhau

 Người hướng ngoại có cơ hội rất cao tìm được nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực: ngoại giao, bán hàng, truyền thông, giáo viên… Tiếp xúc với nhiều người, nhiều môi trường cũng giúp người hướng ngoại dễ nhận ra

ưu điểm bản thân để phát huy và thành công

b) Hướng nội

 Khả năng làm việc độc lập của người hướng nội cao Bởi họ có tính cách

cá nhân hướng đến chiều sâu, thường dành thời gian của mình tìm hiểu sâu sắc những vấn đề mình quan tâm Vì vậy, người hướng nội có tư duy

Trang 11

mạch lạc, kế hoạch rõ ràng Đây là điều quyết định đến hiệu quả làm việc của họ.

 Khả năng quan sát và tư duy của người hướng nội rất tốt Bởi sự yên tĩnh

và xu hướng tĩnh lặng trong tính cách giúp họ nhạy cảm và linh hoạt Họ

dễ dàng quan sát và nhận biết những gì xung quanh chính xác, chậm rãi đánh giá rồi mới quyết định hướng giải quyết Thế nên, họ thường ít gặp thất bại

 Người hướng nội biết lắng nghe, dễ thấu hiểu và đồng cảm Vì hướng đếnchiều sâu trong các mối quan hệ, họ thường hiểu và cảm thông với người khác Đây cũng là ưu điểm khiến những người hướng nội luôn nhận được

sự tin tưởng trong công việc cũng như cuộc sống

1.6 Nhược điểm:

a) Hướng ngoại

 Người hướng ngoại thường thích thể hiện cái tôi và trọng hình thức bên ngoài Vì vậy, họ không kiểm soát tốt tài chính, dễ thành công nhưng khó giữ gìn tiền bạc

 Người hướng ngoại có các mối quan hệ theo chiều rộng Vì vậy, họ nhiều bạn bè xã giao nhưng ít thâm giao

 Người hướng ngoại lấy năng lượng từ đám đông Họ thường bị chi phối cảm xúc bởi người khác nên hay gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân, khó tập trung vào bản thân mình

 Người hướng ngoại không thực sự hiểu được mình, hiểu được người Điều này khiến họ ít hạnh phúc hơn người hướng nội

b) Hướng nội

1 Khả năng truyền đạt còn hạn chế

● Điều này là vô cùng dễ hiểu, việc giao tiếp giống như một môn học, khi

và chỉ khi bạn dành thời gian luyện tập và sử dụng nó đủ nhiều thì bạn mới có thể làm tốt nó Người hướng nội không thường có nhu cầu biểu đạt mình, thế nên họ thường không thoải mái khi phải truyền đạt hay thể hiện những điều mình muốn nói Điều này dẫn đến việc trong đầu họ có rất nhiều thứ hay ho nhưng không thể truyền đạt cho người ngoài hiểu được

Trang 12

2 Thiếu đi tính linh hoạt

● Đối với người hướng nội, họ cần thời gian sắp xếp mọi thứ một cách chặt chẽ và mật thiết với nhau Điều này khiến cho họ bị động hoặc hiệu suất kém khi bị bắt buộc làm điều gì đó thiếu sự chuẩn bị Tính cách này khá thường thấy nhưng sẽ dễ bắt gặp nhất ở những người hướng nội

● Vì sự va chạm với thế giới bên ngoài của còn kém, nên người hướng nội luôn phải chuẩn bị trước cũng như soạn thảo cho mình những điều cần vàphải nói trước khi đứng trước một đám đông nào đó Chỉ với bấy nhiêu lýluận có thể hiểu được cho tính thiếu linh hoạt của người hướng nội

3 Khó khăn trong giao tiếp và kết nối

● Người hướng nội không thích việc giao tiếp hay bước ra thế giới quá đông đúc náo nhiệt Họ không sợ, nhưng mà bản năng của họ không thíchứng và cũng không tiếp nhận được việc này

● Việc đi làm và đi học luôn là áp lực đối với họ, vì ở bất cứ tập thể nào bạncũng cần sự giao tiếp và xã giao qua lại Điều này khiến người hướng nội luôn muốn tìm về lại vùng an toàn và thế giới của mình, khiến nó trở thành một khuyết điểm cần phải khắc phục Mặc dù vậy, chỉ cần cho họ thêm thời gian để hâm nóng Đợi đấy! Một khi họ cảm thấy thoải mái, họ

có thể là đồng nghiệp tốt nhất mà bạn từng có

4 Nhạy cảm thái quá

● Ngay cả khi người hướng nội biết bạn đang đưa ra phản hồi mang tính xây dựng, họ vẫn có thể cần một chút thời gian để xử lý và chấp nhận những gì họ đã nghe Người hướng nội thường rất coi trọng phản hồi Quá nhạy cảm cũng là một thế mạnh lớn hoặc một điểm yếu tùy thuộc vào hoàn cảnh

5 Lo lắng và không muốn tranh giành

● Người hướng nội cảm thấy một số tình huống khó khăn hơn trong khi những người hướng ngoại lại cảm thấy hoàn toàn bình thường Họ đôi khi

bị lo lắng bởi giọng nói to hoặc dai dẳng

● Họ thường im lặng trong các cuộc họp, đó là bởi vì họ đang suy nghĩ kỹ

về các phản ứng của mình Những lần khác, họ biết rằng họ có ý tưởng tốt nhất trong phòng, nhưng họ không muốn phải tranh giành sự chú ý để

Trang 13

nói lên suy nghĩ đó Tuy nhiên, khi họ ở trong một môi trường mà họ biết rằng họ được tôn trọng và ý tưởng của họ có thể tạo ra sự khác biệt, một người hướng nội sẽ lên tiếng thường xuyên như những người hướng ngoại của họ.

6 Ghét bị dồn vào “góc tường”

● Đừng yêu cầu người hướng nội đưa ra những ý tưởng xuất sắc chỉ trong chốc lát Khi họ bị bao quanh bởi mọi người, tất cả chờ đợi họ đưa ra câu trả lời quyết đoán, não của họ thực sự lấp đầy bởi tiếng ồn trắng Chỉ cần gửi cho người hướng nội một yêu cầu có thời hạn cụ thể Họ có thể thổi bay tâm trí của bạn với những đề xuất được suy nghĩ kỹ lưỡng của họ trong cuộc họp

7 Cần thời gian để nạp lại năng lượng

● Trong khi những người hướng ngoại cảm thấy tràn đầy sinh lực sau

những tương tác xã hội, thì những người hướng nội cần một thời gian để lấy lại năng lượng Không phải họ không thích giao tiếp xã hội nhiều nhưnhững người hướng ngoại, nhưng họ thực sự trở nên sống động hơn khi tham gia vào các cuộc trò chuyện sâu sắc

● Người hướng nội cần không gian trong lịch trình của họ để nạp năng lượng sau những dịp xã giao; nếu họ buộc phải hy sinh điều này, họ sẽ không hoạt động hết công suất cho đến khi họ nghỉ ngơi

PHẦN 2:THỰC TRẠNG HIỆN NAY

2.1 Những nhầm lẫn về người hướng nội:

Chính sự kiệm lời và xu hướng thiên về nội tâm của người hướng nội đã vô tình tạo cho họ một vỏ bọc bí ẩn, khó nắm bắt và trở thành nhóm người bị hiểu lầm nhiều nhất.

Hướng nội = nhút nhát, ngại ngùng : Nhút nhát là trạng thái xuất phát từ

nỗi lo lắng, sợ hãi khi tiếp xúc xã hội Hướng nội thuộc về xu hướng tâm

lý thích soi chiếu nội tâm, ưa chuộng không gian riêng tư Chúng ta

thường hay nhầm lẫn rằng ai đó giữ yên lặng có nghĩa là họ đang ngại ngùng và nhút nhát Nhưng điều này không hoàn toàn đúng với những

Trang 14

người hướng nội, ngại ngùng và các mối bận tâm trong xã hội là vô cùng khác nhau Người hướng nội không hẳn là sợ nói chuyện với người khác, mặc dù rất nhiều trong số họ chắn chắn cảm thấy ngại ngùng hoặc có triệuchứng lo âu khi tham gia các giao tiếp xã hội Thay vào đó, họ có xu hướng dè dặt hơn với mọi người cũng như các mối quan hệ xã hội Người hướng nội muốn biết rõ người khác trước khi cởi mở và thân mật hơn Vì thích suy nghĩ kỹ càng trước khi nói, người hướng nội thường không thíchnhững cuộc trò chuyện phiếm, tán dóc Bởi vậy nếu bạn thấy ai đó ngại ngùng hay dè dặt, đừng vội mặc định họ nhút nhát hay sợ hãi nói chuyện với mọi người.

Hướng nội = tự cô lập : Người hướng nội vẫn như bao người khác họ vẫn

có nhu cầu kết bạn nhưng cái mà người hướng nội hướng đến đó là “chất lượng hơn số lượng” là tiêu chí mối quan hệ của những người thuộc chủ nghĩa riêng tư Trên thực tế trong cuộc sống người hướng nội có khá nhiềubạn bè thân thiết và họ có thể làm bất kỳ điều gì cho người mà mình

thương yêu Họ có thể không phải là những người thích những buổi tiệc tùng hoành tráng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc là về cơ bản,

họ kém cỏi trong việc duy trì mối liên hệ với mọi người

Hướng nội = không thể lãnh đạo: Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng người

hướng nội nhút nhát hay ngại ngùng và ít nói thì không phù hợp làm lãnh đạo Tuy nhiên trên thực tế hướng nội khác với nhút nhát, thiếu quyết đoánngười hướng nội vẫn có đầy đủ phẩm chất của nhà lãnh đạo Hơn nữa, khảnăng quan sát và lắng nghe thấu đáo giúp họ linh hoạt và gần gũi các thành viên hơn

Hướng nội = hệ quả khủng hoảng: Thực tế hướng nội là lựa chọn, là sở

thích chứ không phải gắn mình với sự cô độc Tuy nhiên, cũng như bất kỳ

ai, nếu không giữ được sự cân bằng trong cuộc sống, người hướng nội có thể rơi vào tình trạng tâm lý không ổn định

Hướng nội = phải hướng ngoại: Hướng nội là một tính cách hoàn toàn

bình thường của con người, không gây cản trở quá trình học hỏi, làm việc cũng như sinh hoạt thường ngày Việc cố gắng nhào nặn họ vào khuôn mẫu để trở nên hướng ngoại là không cần thiết

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w