PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK .... Trang 10 nền văn hoá đặc trưng tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong quá trình hội nhập và phát triể
Về lý luận
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tầm quan trọng của đạo đức trong kinh doanh.Tài liệu theo giáo trình của
Về thực tiễn
Tham khảo các kết quả báo cáo của công ty trên mạng xã hội Báo cáo đánh giá tồng kết cuối năm
Do điều kiện về thời gian và dữ liệu thông tin thu thập nên đề tài chỉ nghiên cứu trong giới hạn các mô hình và nội dung liên quan môn học.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
Quá trình hình thành và phát triển
Trong quá trình hơn trình hơn 40 năm hoạt động, Công ty sữa Vinamilk đã vượt qua nhiều quá trình cải tiến khác nhau Mỗi một cột mốc đã được đánh dấu một sự tiến bộ với công nghệ, quy trình, chất lượng sản phẩm, nhờ vậy mà Vinamilk ngày càng ổn định để duy trì được sự thành công vững chắc cho tới ngày nay
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam: (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam
(https://www.vinamilk.com.vn/vi/lich-su-phat-trien)
Ngày 20/8/1976 thành lập Công ty có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm Trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle) Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:
+ Nhà máy bánh kẹo Lubico
+ Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp)
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam
Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam
Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại 2 đồng bằng sông Cửu Long và tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ
Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003- đến nay)
Tháng 11 năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM
Năm 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng Đến năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ an, Tuyên Quang
Năm 2013 khánh thành siêu nhà máy sữa Bình Dương là một trong những nhà máy hiện đại hàng đầu thế giới tự động hóa 100% trên diện tích 20 Hec tại khu công nghiệp Mỹ phước 2 Năm 2019 khánh thành trang trại bò sữa tây ninh Với quy mô 8.000 con bò bê sữa, trên diện tích gần 700 ha và được đầu tư công nghệ 4.0 toàn diện.
Quy mô hoạt động
Sản xuất, chế biến thức uống và các thực phẩm từ sữa
- Ngoài nước: một nhà máy Dritfwood (Mỹ), 1 nhà máy Angkor Milk (Campuchia)
- Phân phối: Trong nước có 3 chi nhánh bán hàng, 1 xí nghiệp kho vận
- Trong nước : Hơn 200 nhà phân phối, 251.000 điểm bán lẻ toàn quốc, 430 cửa hàng giấc mơ sữa Việt, 1356 cửa hàng tiện lợi, 3899 siêu thị lớn nhỏ
- Ngoài nước: Xuất khẩu 5 châu lục, 53 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Trong nước: 1 phòng khám đa khoa An Khang, 1 trung tâm dinh dưỡng.
Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh
Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.
Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng mang tầm vóc thế giới trong lĩnh vực thực phẩm và thức uống, nơi mà tất cả mọi người đặt trọn niềm tin vào sản phẩm an toàn và dinh dưỡng
Sứ mệnh: Mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng giá trị nhất bằng tất cả trân trọng, tình yêu và có trách nhiệm với cuộc sống
Triết lý kinh doanh: Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu quản trị
Hình ảnh: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) Đại hội đồng cổ đông
Tiểu ban chiến lược Tiểu ban nhân sự Tiêu ban
Giám đốc kiểm soát Nội bộ và quản lý rủi ro
Giám đốc kiểm toán Nội bộ
Ho ạ ch đị nh chiến lượ c
Giám đố c Kinh doanh Quốc t ế
Giám đố c điều hành MKT
Giám đố c NNL và Cung ứ ng
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Khái niệm về đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
Nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức kinh doanh
Không dùng thủ đoạn gian xảo, dối trá để kiếm lời;
Giữ lời hứa chữ tín trong kinh doanh;
Trung thực trong thực hiện pháp luật, trong giao tiếp với bạn hàng;
Không làm ăn phi pháp: trốn thuế, kinh doanh hàng cấm, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ thuật,…
Người cộng sự và dưới quyền: Tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, hạnh phúc, tiềm năng phát triền
Khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối thủ cạnh tranh: Tôn trọng lợi ích của đối thủ.
2.2.3 Gắn lợi ích- doanh nghiệp-khách hàng- xã hội
Coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững, thông qua tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triên nhân viên, phát triển cộng đồng … Theo đó, sẽ có lợi cho doanh nghiệp và xã hội
2.2.4 Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
Trong kinh doanh thì vấn đề cạnh tranh là nhân tố thị trường tích cực và nhằm để thúc đẩy các doanh nghiệp phài cố vượt lện trên đối thủ và lên chính bản thân mình Thành công của doanh nghiệp không phải chỉ thể hiện bằng lợi nhuận và thị phần ngắn hạn, mà còn ở hình ảnh doanh nghiệp tạo nên trong mắt của những bên hữu quan và xã 5 hội Nhưng không như thế mà doanh nghiệp dung những hành động không đạo đức đến với các đối thủ cạnh tranh như:
Dùng gián tiếp với những phương tiện hiện đại để ăn cắp thông tin;
Nhặt nhanh thông tin hữu ích qua các cuộc phỏng vấn nghề nghiệp người làm công của doanh nghiệp cạnh tranh; núp dưới chiêu bài tiến hành các công trình nghiên cứu, phân tích về ngành để moi thông tin;
Giả danh là một khách hàng hay người cung ứng tiềm tang; che dấu danh phận tham quan cơ sở của đối thủ cạch tranh nhằm moi thông tin.
Phạm vi áp dụng đạo đức kinh doanh
Là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người có liên quan như: Thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông chủ doanh nghiệp, người làm công đều tác động đến hoạt động kinh doanh
Vai trò của đạo đức kinh doanh
2.4.1 Vai trò của đạo đức kinh doanh Điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh; Góp phần làm tăng chất lượng của doanh nghiệp; Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên; Góp phần làm hài lòng khách hàng; Góp phần tạo ra thuận lợi doanh nghiệp; Góp phần vào sự vững mạnh của kinh tế quốc gia
2.4.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp
Môi trường đạo đức tác động đến sự tin tưởng của khách hàng, sự trung thành của nhân viên, sự thỏa mãn của khách hàng, chất lượng của tổ chức sẽ tạo ra lợi nhuận Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội Không một pháp luật nào dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh Nó không thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội Mặt khác pháp luật càng đầy đủ chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao càng hạn chế được sự kiếm lợi phi pháp Tham nhũng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này "hiện tượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức" Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp Phần thưởng cho một công ty có quan tâm đến đạo đức là được các nhân viên, khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết tình kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết ánh đúng đắn hơn sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế lớn hơn Các tổ chức phát triển được một môi trường trung thực và công bằng sẽ gây dựng được nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công.
PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
Các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức kinh doanh tại Vinamilk
Tính trung thực được phân tích chủ yếu tập trung vào những hoạt động được cho là liên quan đến chính phủ như: không hoạt động phi pháp, kinh doanh trái pháp luật, thực hiện đóng thuế….Cụ thể:
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã đóng góp vào ngân sách quốc gia: Từ năm 2015 là 3.945 tỷ đồng; năm 2016 là 4.358 tỷ đồng, năm 2017 là 4.433 tỷ đồng, năm 2018 là 4.477 tỷ đồng, năm 2019 là 4.840 tỷ đồng
Hoàn thành kiểm tra thuế trụ sở chính và 10 đơn vị trực thuộc Không có vi phạm về quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, hình ảnh công ty Tuân thủ quy định pháp luật về cạnh tranh, không phát sinh hành vi vi phạm về độc quyền, chống độc quyền và cản trở cạnh tranh Không phát sinh các khoản tiền phạt đối với hành vi không tuân thủ luật pháp và các quy định trong lĩnh vực kinh tế xã hội Không có vi phạm về quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, hình ảnh công ty
3.1.2.1 Đối với người lao động
Chế độ phúc lợi: Trợ cấp và chế độ khen thưởng: trợ cấp ăn trưa; Quyền mua sở hữu cổ phiếu; Thưởng dựa trên kết quả thực hiện công việc trong năm, trương trình cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (ESOP)
Chế độ cho nữ lao động: Quà cho nhân viên nữ ngày 8/3 và 20/10; Hỗ trợ tiền giữ trẻ; trợ cấp thai sản
Chăm sóc sức khỏe: Bảo hiểm sức khỏe; Bảo hiểm tai nạn 24/24; Khám sức khỏe định kỳ
Cân bằng công việc và cuộc sống: Hoạt động văn hóa nghệ thuật thể thao; nghỉ mát hàng năm; nghỉ phép hàng năm; Quà tặng sinh nhật, kết hôn; Quà tặng cho con nhận viên ngày 1/6, trung thu, học sinh có thành tích học xuất sắc, giỏi
Luôn luôn lắng nghe và khảo sát thị hiếu khách hàng cũng như khiếu nại của khách hàng luôn được tiếp nhận 24/7
Chính sách giá cả minh bạch Mức giá cạnh tranh cho từng phân khúc sản phẩm
Trao nhiều cơ hội tiếp cận sản phẩm hơn tới người tiêu dùng
Chính sách chiết khấu, chương trình khuyến mãi đa dạng phong phú
3.1.2.3 Đối với đối thủ cạnh tranh
Không đưa bất cứ thông tin sai lệch nào về thông tin sản phẩm của đối thủ
Không thu thập thông tin bí mật của đối thủ bằng những cách thức không hợp pháp hoặc phi đạo đức
Không thực hiện những hành vi làm giảm hoặc sai lệch gây cản trở cạnh tranh trên thị trường
3.1.3.1 Lợi ích của khách hàng
Cung cấp các giải pháp tối ưu về dinh dưỡng, đa dạng sản phẩm: Dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, cho trẻ các độ tuổi, cho người cao tuổi, các dòng sản phẩm đặc trị… Cụ thể:
Sản phẩm cho bà mẹ mang thai và cho con bú: Chế độ dinh dưỡng thai kỳ hoàn hảo sẽ không thể nào thiếu sữa, nguồn thực phẩm dồi dào canxi tốt cho sức khỏe
Sản phẩm cho người cao tuổi: Không dung nạp Lactose: Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa bò Các chuyên gia ước tính có khoản 68% dân số bị chứng kém hấp thụ lactose Người dị ứng lactose thường bị đầy hơi và tiêu chảy khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa bò
Sản phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: Theo số liệu khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam và khu vực Đông nam Á cứ 3-4 trẻ thì có 1 bé mất cân bằng dinh dưỡng Riêng ở Việt Nam có hơn 50% trẻ bị thiếu các chất cơ bản, thiếu vitamin A, B1, C, D và sắt trong chế độ ăn hằng ngày Dielac Grow Plus đỏ 2+ là sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi Đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, Dielac Grow Plus đỏ 2+ với công thức bổ sung năng lượng, Vitamin khoáng chất đáp ứng 100% nhu cầu dinh dưỡng RNI được đề nghị bởi tổ chức quốc tế FAO/WHO giúp trẻ bắt kịp và tăng trưởng Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng giúp bé suy dinh dưỡng thấp còi tăng cân sau 3 tháng, tang chiều cao, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp tiêu chảy và táo bón
Sản phẩm hỗ trợ người bệnh tiểu đường: Kiểm soát đường huyết: Việt Nam là một trong những quốc gia Châu á có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao với 5.5% dân số trong độ tuổi 20-79 Khoảng 13.7% dân số mắc tiền đái tháo đường (theo nội hội tiết và đái tháo đường Việt Nam) Vinamilk với hơn 40 năm hình thành và phát triển cùng với các giải pháp dinh dưỡng mang tính đột phá, không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chuyên biệt giúp ngăn ngừa, khắc phục các vấn đề sức khỏe của người cao tuổi Với vinamilk Sure Diecerna, sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng bởi viện dinh dưỡng quốc gia có chỉ số đường huyết thấp GI'.6, giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường
Sản phẩm giúp xương chắc khớp khỏe: Tãi Việt Nam, theo số liệu khảo sát bước đầu của viện dinh dưỡng, bệnh loãng xương ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi Ước tính đến 2030 số người gãy cổ xương đùi do loãng xương sẽ là 41 ngàn người (theo thông tin từ “cổng thông tin Bộ Y tế”) VNM Canxi pro với hàm lượng Canxi cao kết hợp với photpho, Vitamin D và Vitamin K2 giúp vận chuyển hiệu quả Canxi đi vào xương, hỗ trợ xây dựng hệ xương chắc khỏe
Sản phẩm giúp phục hồi sức khỏe: Vinamilk Sure Prevent là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh, người lớn tuổi và người ăn uống kém Ví dụ cụ thể hơn về lợi ích sản phẩm Vinamilk dành cho khách hàng: Trong các dòng sản phẩm sữa hạt:
Hương vị thanh nhẹ, ít đường
100% dinh dưỡng từ thực vật: nguồn gốc nguyên liệu được chọn lọc kỹ lưỡng, không biến đổi gen, nguồn gốc dưỡng chất tự nhiên
Giàu dinh dưỡng và Vitamin: từ các các loại hạt giàu dinh dưỡng, bổ sung thêm nhiều loại vitamin A, D3, E, PP, Omega-3 và vitamin nhóm B
3.1.3.2 Lợi ích của xã hội
Năm 2019, trồng được 171.000 cây tại Thủ đô Hà Nội và Tỉnh Bình Định 8 năm, quỹ 1 triệu cây xanh trồng được 851.000 cây xanh các loại Với tổng giá trị 11 tỷ đồng
Ngoài ra Vinamilk còn thực hiện các hoạt động dành cho Xã hội: chung tay tặng những phần quà ý nghĩa cho đội ngũ nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch
3.1.4 Bí mật, trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
Bí mật kinh doanh là những thông tin mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp các cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranh, duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thường không được biết đến ở bên ngoài doanh nghiệp Trung thành và bí mật đặt ra yêu cầu cho các nhân viên và các cấp quản lý một lòng vì sự phát triển và tồn vong của công ty, trung thành với các nhiệm vụ được giao phó Ra sức bảo vệ những bí mật kinh doanh của công ty mình, phải coi công ty, doanh nghiệp như chính ngôi nhà của mình, các đồng nghiệp là người thân để cùng nhau giúp doanh nghiệp mình tạo ra những lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Khía cạnh đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
3.2.1 Trong quản trị nguồn nhân lực
3.2.1.1 Trách nhiệm với người lao động
Phải được ký hợp đồng lao động Đóng bảo hiểm xã hội, tổ chức hoạt động công đoàn và chế độ khác theo quy định của pháp luật Có chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động 24/24 Khảo sát thường niên về môi trường làm việc, hội nghị người lao động hằng năm, các cuộc họp tổng kết tổ chức các lớp đào tạo, truyền thông nội bộ hiệu quả Cơ chế trao đổi trực tiếp, giải quyết khiếu nại Ban hành và thực thi các chính sách, thông tin và tham vấn 2 chiều đối với nhân sự và lãnh đạo doanh nghiệp
3.2.1.2 Kênh thông tin nội bộ trong công ty
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) có các kênh thông tin nội bộ để người lao động kịp thời phản ánh và đóng góp thông tin
Chống gian lận và tham nhũng: Tại công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), các quy tắc chống xung đột lợi ích, tham nhũng và hối lộ được đặt ra rõ ràng, nghiêm khắc, và được phổ biến toàn thể người lao động bằng nhiều hình thức: triển khai trực tiếp thông qua cấp quản lý, gửi mail cho toàn thể nhân viên, quy định trong Bộ Quy tắc Ứng xử
Tối đa tiềm năng và cơ hội phát triển cho người lao động: Cải tiến hiệu quả công việc trên cơ sở làm việc có trách nhiệm và sáng tạo không ngừng
Cơ hội: Trao các cơ hội học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng một cách phù hợp và thách thức
Phát triển: Khai phá tối đa tiềm năng và khẳng định vị trí xứng đáng tại Vinamilk
Hoạt động đảm bảo sức khỏe người lao động: Tập huấn an toàn lao động cho 100% nhân viên tại nhà máy, xí nghiệp, trang trại Tập huấn phòng cháy chữa cháy cho 100% người lao động Thành lập mạng lưới An toàn vệ sinh viên: tuyên truyền kiến thức về an toàn và vệ sinh lao động
Chăm sóc sức khỏe người lao động: Khám sức khỏe định kỳ: Nam (1 lần/năm) – Nữ (2 lần/ năm) Tiêm vacxin phòng cúm cho tất cả nhân viên (SL: 2013) Gói bảo hiểm sức khỏe người thân cho cấp quản lý
3.2.1.3 Vai trò đạo đức kinh doanh trong việc quản trị nguồn nhân lực. Đạt Top 100 công ty tốt nhất đáng để làm việc (Viet nam 100 best to work
2020) Tỷ lệ của nhân viên theo từng khía cạnh sát năm 2020
3.2.2.1 Nguồn nguyên liệu chất lượng Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo thông tư 29/20017/TT-BNNPTNT
3.2.2.2 Trung thực trong chất lượng và quy trình sản xuất sản phẩm
Hiện nay sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi và đang dẫn đầu trên thị trường gồm: Sữa tươi Vinamilk, Sữa đặc, Sữa bột Dielac, Ridielac, Nước ép trái cây VFresh, Trà các loại… Để đạt được những thành công này, Vinamilk đã đặt ra tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng sản phẩm Có thể nói sự an toàn của sản phẩm và chất lượng của dịch vụ là mối quan tâm lớn nhất đối với Vinamilk Vinamilk đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể hoàn toàn tin tưởng sản phẩm bởi tính tin cậy, chất lượng tốt nhất và hiệu quả vượt trội
Về chất lượng, Vinamilk cam kết tuân thủ và áp dụng những quy định/chuẩn mực liên quan đến chất lượng, trang thiết bị, người lao động, nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm Với những trang thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường,những người lao động có ý chí, chuyên cần, giỏi chuyên môn, với nguồn nguyên liệu sản xuất thuần khiết từ những nhà cung cấp bền vững và tin cậy Toàn bộ các sản phẩm của Vinamilk được sản xuất trên hệ thống máy móc thiết bị hiện đại và được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000 và đạt chứng chỉ HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm do các công ty hàng đầu thế giới chứng nhận Đồng thời, tất cả các sản phẩm của Vinamilk đều đảm bảo thực hiện công bố đầy đủ theo quy định của pháp luật và luôn luôn có sự giám sát trực tiếp cũng như gián tiếp của các cơ quan chức năng Hàng ngày, mỗi nhà máy của Vinamilk sản xuất hàng chục triệu hộp sữa các loại với sự kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào; vệ sinh máy móc thiết bị và phân xưởng sản xuất; quá trình sản xuất đến khi xuất hàng Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, nguyên liệu sữa tươi Vinamilk thu mua từ các hộ nông dân trên cả nước luôn được kiểm tra nghiêm ngặt theo đúng quy trình Hiện nay, một ngày Vinamilk thu mua trên 400 tấn sữa tươi nguyên liệu (tương đương khoảng 390.000 lít sữa) từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trên cả nước Với việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại, Vinamilk có thể phát hiện và ngăn chặn hầu hết các trường hợp pha thêm chất lạ vào sữa (nếu có) Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu sữa tươi là biện pháp góp phần mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa chất lượng tốt, đồng thời phát triển ngành chăn nuôi bò sữa một cách hiệu quả, bền vững và cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu Hơn thế nữa,
Vinamilk chia sẻ công khai và minh bạchvề những quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng thông qua những thước phim tài liệu, video clip
Dưới đây là một số tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất sản phẩm của Vinamilk:
- Tại các trang trại chăn nuôi, sữa bò nguyên liệu sau khi vắt ra luôn được nhanh chóng đưa đến hệ thống bảo quản lạnh trong vòng một giờ
- Vinamilk áp dụng đánh giá chất lượng sữa dựa trên ba chỉ tiêu chính là tỷ lệ chất khô, béo, vi sinh
- Sữa tươi từ hộ chăn nuôi bò sữa sau khi vắt được nhanh chóng đưa đến các trạm trung chuyển sữa tươi nguyên liệu (trạm trung chuyển)
- Tại trạm trung chuyển, cán bộ sẽ tiến hành các thử nghiệm phân tích độ tủa (bằng cồn chuẩn 75 độ), cảm quan mùi vị, chỉ tiêu vi sinh (theo dõi bằng thời gian mất màu xanhmetylen), lên men lactic (để phát hiện dư lượng kháng sinh)
- Sữa đạt yêu cầu sẽ được lấy mẫu và cho vào bồn bảo quản lạnh tại trạm trung chuyển Các mẫu sữa được mã hóa bằng ký hiệu và được niêm phong trước khi chuyển về phòng thí nghiệm của nhà máy
- Sau khi sữa bò tươi nguyên liệu đã được làm lạnh xuống nhỏ hơn hoặc bằng 4 độ
C, sữa sẽ được các xe bồn chuyên dụng tới để tiếp nhận và vận chuyển về nhà máy
- Xe bồn chuyên dụng phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất, luôn đảm bảo điều kiện để khi vận chuyển sữa về nhà máy, nhiệt độ sữa nhỏ hơn 6 độ C
- Khi xe về nhà máy, nhân viên QA lấy mẫu, tiến hành các kiểm tra chất lượng: đun sôi để đại diện trạm trung chuyển uống cảm quan 200 ml; thử cồn; lên menlactic, kháng sinh, độ acid, độ khô, độ béo nếu sữa đủ điều kiện tiếp nhận mới được cân và bơm vào bồn chứa
- Các trạm trung chuyển đầu tư cơ sở vật chất, bồn bảo quản lạnh và có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển sữa đúng theo các quy định trong hợp đồng hàng năm với Vinamilk
Bên cạnh đó, Vinamilk đã áp dụng hệ thống thang điểm vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và tổ chức kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ giúp bà công nông dân nâng cao ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi và khai thác sữa
3.2.2.3 Tôn trọng và đáp ứng khách hàng
Người tiêu dùng là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, vì vậy Vinamilk đặc biệt quan tâm tới khách hàng và người tiêu dùng, luôn xem khách hàng như một đối tác kinh doanh cùng có lợi Công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của phần lớn cho các gia đình và trẻ nhỏ Do đó sản phẩm của Vinamilk cung cấp được đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về thông tin về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, an toàn sản phẩm, giá thành, phân phối bán hàng và cạnh tranh
Công ty tập trung phát triển thương hiệu dựa trên nền tảng uy tín và sự tin cậy xuất phát từ chính những người tiêu dùng Công ty muốn tạo dựng hình ảnh của mình từ chính những cảm nhận, niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng, lợi ích từ những sản phẩm của công ty Với mục tiêu trở thành thương hiệu dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, công ty đã tiên phong trong công tác nghiên cứu những đặc thù về mặt dinh dưỡng của con người Việt Nam để từ đó, xây dựng và phát triển những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Luôn lấy sức khoẻ của người tiêu dùng làm trung tâm trong các chiến lược phát triển sản phẩm của công ty Việc luôn quan tâm tới đời sống chung của tất cả những người dân ở các vùng khác nhau cũng chi phối rất nhiều tới chiến lược phát triển thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh của công ty Cụ thể, việc hướng thị trường tới các vùng sâu, vùng xa nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng của những người dân nơi đây luôn luôn là những ưu tiên trong các chiến lược phát triển của công ty
Khía cạnh đạo đức kinh doanh theo trách nhiệm xã hội
3.3.1 Hỗ trợ phát triển kinh tế đại phương thông qua hoạt động chăn nuôi
Thu hút và tạo việc làm ổn định cho người lao động, đồng bào dân tộc thiểu số Đào tạo chuyên môn và đa dạng lĩnh vực Kiến tạo môi trường làm việc và hợp tác chuyên nghiệp
Phối hợp thu mua sữa trên toàn quốc, góp phần tạo điều kiện cho hàng trăm xã viên có thu nhập ổn định, gắn bó lâu dài với địa phương
3.3.2 Chương trình sữa học đường
Vinamilk đã thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội qua việc cung cấp sữa cho
21 tỉnh thành triển khai chương trình trên toàn quốc : BRVT, Bến Tre, Tây Ninh…
Tổ chức thành công 30 buổi tập huấn-truyền thông dinh dưỡng học đường.
Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm
Đầu tháng 9 năm 2006, dư luận không ngớt xôn xao việc “sữa tươi nguyên chất” của Vinamilk - một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sữa ở Việt Nam đã đưa thông tin thiếu chính xác trên các bao bì sản phẩm được gọi là sữa tươi nguyên chất của mình Dư luận cho rằng : Trên các sản phẩm sữa tươi của Công ty, thông tin về tỷ lệ thành phần nguyên liệu rất nhập nhằng và một số sản phẩm thì không đạt tiêu chuẩn Dù bao bì sản phẩm nhà sản xuất đã có ghi một số thông tin như thành phần bơ chiếm 3.5% hay phần trăm của vitamin, canxi, chất béo Nhưng tỉ lệ về sữa tươi, sữa bột thì không có một thông số, tất cả đều rất chung chung, trên bao bì sản phẩm chỉ có một câu rất nhập nhằng “thành phần gồm sữa tươi, sữa bột” mà không biết tỉ lệ chúng là bao nhiêu và đa số các hãng sữa đa số ghi như thế Sư việc đã gây cú sốc đối với người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng đã mất lòng tin, đa số người tiêu dùng đã chuyển sang dùng sữa nước ngoài làm cho doanh số bán hàng của nhiều hãng sữa Việt Nam giảm đi nhanh chóng, trong đó có Vinamilk Trước những phản ứng dữ dội ấy của người tiêu dùng, các cơ quan điều tra đã vào cuộc Theo điều tra cho thấy, trong số 9 hãng sản xuất sữa tươi hiện đang có sản phẩm đang tiêu thụ tại Việt Nam thì chỉ có 3 đơn vị sử dụng sữa bò tươi nguyên chất Điểu này cho thấy rằng rất nhiều các công ty sữa Việt Nam đã quảng bá không chính xác thông tin về các sản phẩm của Vậy giả định nếu trong trường hợp này Vinamilk cũng như các hãng sữa trong nước khác đã vi phạm đạo đức kinh doanh và việc làm của CEO công ty cần ra quyết định bằng Algorithm như sau:
Mục tiêu Biện pháp Động cơ Hậu quả
Lấy lại lòng tin của người tiêu dùng
Tái xây dựng lại uy tín, hình ảnh thương hiệu
-Công ty Vinamilk cần nhận lỗi, lên tiếng chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và bổ sung thông tin còn thiếu mà người tiêu dùng cần có
-Rà soát và thu hồi lại tất cả các sản phẩm không được thị trường chấp nhận
- Doanh nghiệp cần bồi thường thỏa đáng cho người tiêu dùng: chịu các khoản chi phí về sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tặng thẻ VIP,
-Muốn người tiêu dùng thấy được sự hối lỗi và dám đứng ra chịu trách nhiệm của công ty Vinamilk
-Thị phần đang dần sụt giảm khi đánh mất lòng tin của khách hàng
-Khách hàng đang bị đối thủ cạnh tranh thu hút
-Mất uy tín cạnh tranh với đối thủ
=> -Muốn xây dựng lại hình ảnh công ty
-Tồn tại và phát triển
- Về mặc loại bỏ sản phẩm:
+ Doanh nghiệp lỗ, mất thị phần
+Chi phí, rủi ro phát triển sản phẩm mới lớn
+Mất thời gian lâu để tạo dựng lại lòng tin trong khách hàng
-Về mặc tái sản xuất:
+Lấy lại được lòng tin của khách hàng
+Không bị lãng phí thiết bị, máy móc
+Thu dần được lợi nhuận phiếu giảm giá,
-Công khai, minh bạch nguồn nguyên liệu đầu vào, thành phần có trong sữa
-Xây dựng hệ thống để tập hợp thông tin, ý kiến phản hồi
Mô hình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm
Qua mô hình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm, nhóm 3 nhận thấy việc tự chủ nguồn cung nguyên liệu giúp Vinamilk giảm bớt chi phí sản xuất sữa, dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh giá thành phù hợp với thị trường tiêu dùng Việt Nam và đảm bảo được chất lượng sữa cho người mua Qua đó giúp sản phẩm thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn, tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty và nâng cao khả năng cạnh tranh với sản phẩm sữa khác trên thị trường bây giờ Mục tiêu là những trạng thái hay kết quả một cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được và luôn hướng mọi hoạt động, nỗ lực vào việc đạt được chúng Nó trả lời cho câu hỏi “cần phải làm gì?” Đặc điểm và tính chất : Mục tiêu là hình thức phản ánh cụ thể của động cơ trong từng hoàn cảnh cụ thể Do hành vi bị chi phối bởi nhiều động lực khác nhau, mục đích thường chỉ thể hiện những động cơ được ưu tiên nhất trong một hoàn cảnh cụ thể Tính chính xác của mục đích là 1 tiêu chí quan trọng để xác minh tính đúng đắn và tính khả thi của mục đích hành động con người tổ chức Mục tiêu được coi là biểu hiện cụ thể của động cơ Với các khâu kiểm tra, giám sát để sản xuất có đảm bảo chất lượng Sản phẩm phải được sản xuất theo đúng quy trình Kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm trước khi đóng gói bao bì Kiểm soát hoạt động Marketing, tránh quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng với thông tin kém sự thật, nói quá về sản phẩm
Qua đó, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) áp dụng mô hình Algorithm là công cụ rất hữu ích khi được dùng để phân tích các quyết định sắp được lựa chọn Công ty xác định hãy bắt đầu với yếu tố mục tiêu - Về mặt kinh doanh, Không chỉ công ty sữa Vinamilk mà các doanh nghiệp thường chọn các mục tiêu giống nhau như tồn tại, kiếm lời, chiếm lĩnh một thị phần nào đó hay đóng góp kinh tế cho xã hội bằng cách tạo ra công ăn việc làm, chế tạo sản phẩm hay cung ứng dịch vụ - Về mặt đạo đức, sự lựa chọn tùy thuộc phạm vi của doanh nghiệp Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các hậu quả sau cùng của sự lựa chọn ấy Đối với yếu tố biện pháp của doanh nghiệp phải thực hiện nhiều chọn lựa cho cả 2 khía cạnh của doanh nghiệp Doanh nghiệp có sẵn lòng hy sinh doanh lợi để đạt được mục tiêu đạo đức không? Có các biện pháp chọn lựa khác ít rủi ro về mặt đạo đức không? Hãy chọn lựa cẩn thận các biện pháp hành động của doanh nghiệp Các động cơ thường khó nhận diện chính xác nên phải thận trọng khi xét về động cơ thúc đẩy hành động của người khác Các biện pháp hành động thường là nhân tố chủ yếu gây ra các hậu quả Khi xem xét hậu quả cần trả lời các câu hỏi: Điều gì đã xảy ra? Doanh nghiệp có lâm vào một tình huống nan giải về đạo đức hay có hành động phi đạo đức không?
Từ cách nhìn của ai? Động cơ chi phối cả mục tiêu lẫn biện pháp chọn lựa để hành động và quy định cách thức mà người khác sẽ đánh giá khi hậu quả của hành động đã biểu lộ ra Thay đổi một trong bốn yếu tố sẽ khiến cho tất cả các yếu tố khác thay đổi theo.
Đánh giá về đạo đức kinh doanh qua triết lý hoạt động của công ty
Với 46 năm thành lập và phát triển, công ty Vinamilk đã và đang là doanh nghiệp lớn, có uy tín về sản xuất, kinh doanh sữa tại Việt Nam Với sứ mệnh
"Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội", Vinamilk luôn đặt các giá trị về chất lượng phục vụ, nhu cầu người tiêu dùng và đạo đức lên hàng đầu
3.5.1 Về mặt kinh tế xã hội
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Vinamilk nhận thức rõ tầm ảnh hưởng của mình đến xã hội, ngoài chú trọng vào việc đầu tư hoạt động kinh doanh, Vinamilk cũng nhận thức sâu sắc tầm ảnh hưởng của mình đến xã hội, những thách thức mà xã hội đang đối mặt cũng như trách nhiệm với xã hội
Chủ nghĩa tập thể: Luôn đề cao tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển giao tiếp trên tinh thần cởi mở, chân thành và thẳng thắn Tinh thần đó là một trong những Giá trị cốt lõi quyết định thành công chúng của Vinamilk
Lao động tự giác, sáng tạo: Được tuyên bố trong "Những quan niệm chung", công ty Vinamilk cam kết "lấy chất lượng làm đầu" Chính vì vậy, mọi thành viên trong công ty luôn tích cực, hăng say làm việc, đam mê nghiên cứu kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng
Chủ nghĩa nhân đạo: Với phương châm “Sống và làm việc vì cộng đồng”, Vinamilk là một trong những công ty tổ chức nhiều hoạt động từ thiện nhất Luôn đồng hành với nhân dân, xã hội, đặc biệt là trong đại dịch vừa qua có những chương trình ưu đãi các sản phẩm hỗ trợ người dân trong mùa dịch, ngoài ra còn hỗ trợ 45.000 phần quà là các sản phẩm dinh dưỡng cho dịch bệnh tại các tỉnh thành trong nước,…
Yêu nước kết hợp tinh thần quốc tế: Vinamilk định vị thương hiệu như một niềm tự hào của người Việt Nam Vinamilk được khẳng định là một công ty luôn gắn bó mật thiết với người nông dân, thu mua sữa của nông dân với giá cao, là một trong những Công ty thu mua tới hơn 60% sản lượng sữa của nông dân, với lượng sữa tươi ngày càng tăng cao cả về chất lượng và số lượng Năm 2011 – 2021 , vinamilk nộp ngân sách nhà nước hơn 42.000 tỷ đồng
Có thể thấy, đạo đức của cá nhân gắn liền với đạo đức doanh nghiệp và đã được công ty thể hiện như những giá trị cốt lõi:
Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch;
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác Hợp tác trong sự tôn trọng;
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác;
Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty; Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội Trong bộ Quy tắc ứng xử, Vinamilk đã chỉ rõ:
Với Luật pháp và cơ quan nhà nước: Tôn trọng luật pháp, cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như sẽ chịu trách nhiệm về các hành vi không tuân thủ;
Với cơ quan nhà nước: Khẳng định sẽ là một công ty chính trực trong tất cả các mối quan hệ với cơ quan nhà nước;
Với người tiêu dùng: Đặt ra tiêu chuẩn cao nhất cho sản phẩm Trung thực trọng quảng cáo Đáp ứng người tiêu dùng Giữ gìn thông tin người tiêu dùng;
Với khách hàng: Luôn nhìn nhận khách hàng như một đối tác kinh doanh đôi bên cùng có lợi;
Với nhà cung cấp: Cam kết tạo dựng một công ty uy tín, tôn trọng và trung thực với nhà cung cấp;
Với đối tác, nhà đầu tư và cổ đông: Tôn trọng lợi ích lẫn nhau
Bí mật và trung thành với trách nhiệm đặc biệt: Nhân viên được yêu cầu tuân thủ theo các quy định về thu thập, sử dụng, chuyển giao, xóa bỏ, bảo vệ thông tin với các cấp độ bảo mật khác nhau
Vinamilk luôn là một công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp người lao động đạt được mục tiêu nghề nghiệp, thỏa sức sáng tạo đưa những kiến thức và kinh nghiệm vào thực tế nhằm góp phần phát triển công ty, kinh tế đất nước và xã hội Những chính sách phúc lợi, chăm sóc sức khỏe, tạo dựng môi trường, chế độ lương bổng đãi ngộ xứng đáng là một trong những tiêu chuẩn đạo đức cơ bản với người lao động được công ty tuân thủ trong nhiều năm qua: Điều kiện làm việc an toàn và được chăm sóc sức khỏe;
Chương trình đào tạo giúp nhân viên phát triển và đạt được mục tiêu nghề nghiệp;
Chế độ lương bổng và đãi ngộ xứng đáng;
Nhiều cơ hội mới cùng với sự phát triển của công ty;
Nền văn hóa tạo cảm hứng làm việc, sáng tạo.
Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
Quan điểm tiếp cận theo biểu trưng trực quan
3.6.1.1 Biểu tượng (Logo) & ấn phẩm:
Vinamilk đã tạo logo và khẩu hiệu chung của Vinamilk Nhìn vào logo ta có thể thấy đó là một thiết kế đơn giản hình tròn với 2 màu xanh trắng kết hợp hài hòa, phần màu nền là màu xanh đậm, tạo cảm giác hài lòng, sạch sẽ, bình yên, trong sáng, mát mẽ Hình ảnh một vòng tròn trắng hòa quyện vào nhau như 1 nguồn sữa dồi dào đang tuôn chảy đã tạo được ấn tượng và đi sâu vào tiềm thức người tiêu dung Chỉ cần nhìn thấy hình ảnh đó là nghĩ ngay đến sản phẩm của Vinamilk
Chiến lược thương hiệu của Vinamilk đã lựa chọn cho thương hiệu của Vinamilk hai màu chủ đạo là Xanh Dương và Trắng Hai màu sắc này được kết hợp với nhau rất hài hòa Màu xanh biểu trưng cho niềm hi vọng, cho niềm tin và sự bình yên Màu trắng ngoài là màu đặc trưng của sữa, còn biểu hiện cho sự thuần khiết và tinh khôi Sự kết hợp này mang màu của sức sống và sự tinh túy, đầy ấn tượng và dễ chịu
Chiến lược thương hiệu của Vinamilk đã lựa chọn cho thương hiệu của Vinamilk hai màu chủ đạo là Xanh Dương và Trắng Hai màu sắc này được kết hợp với nhau rất hài hòa Màu xanh biểu trưng cho niềm hi vọng, cho niềm tin và sự bình yên Màu trắng ngoài là màu đặc trưng của sữa, còn biểu hiện cho sự thuần khiết và tinh khôi Sự kết hợp này mang màu của sức sống và sự tinh túy, đầy ấn tượng và dễ chịu
3.6.1.4 Đồng phục Vinamilk: Đồng phục Vinamilk đã được biết là một công ty sữa nổi tiếng về chất lượng hàng đầu Việt Nam Để xây dựng được danh tiếng và độ phủ như hiện tại thì công ty phải tập trung nhiều vào cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đẩy mạnh các hoạt động Marketing Ngoài ra, người ta còn bị ấn tượng với văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk Đặc biệt là đồng phục công ty Vinamilk Cũng giống với đồng phục của các công ty khác, đồng phục Vinamilk cũng có những ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với công ty, đồng thời cũng có những đặc tính riêng phù hợp với hoạt động của công ty Vậy đồng phục Vinamilk có ý nghĩa như thế nào? Và những đặc tính nổi bật của nó là gì?
- Về kiểu dáng: Dựa vào đặc điểm, tính chất công việc của các nhân viên và đã quyết định lựa chọn mẫu áo phông đồng phục công ty rất đơn giản nhưng vẫn thể hiện được nét lịch sự, tao nhã của thời trang đồng phục công ty Mẫu áo đồng phục này sẽ thể hiện được sự trẻ trung, năng động của môi trường làm việc của công ty Đó là mẫu áo phông có cổ bẻ rất lịch sự, có ống tay khá vừa tầm, và đồng thời độ rộng khá thoải mái để giúp nhân viên có thể làm việc một cách thuận tiện nhất Với thiết kế đơn giản này, người nhân viên sẽ không gặp phải bất kì một cản trở nào đến từ đồng phục Vinamilk trong quá trình họ làm việc
Công ty quyết định lựa chọn hai tông màu chủ đạo chính là màu xanh dương và màu trắng Hai màu này sẽ thuận tiện cho công ty thể hiện được thông điệp và làm nổi bật được logo, biểu tượng của công ty Vinamilk này Sở dĩ công ty lựa chọn màu xanh dương và màu trắng làm màu sắc chủ đạo cho bộ đồng phục công ty của họ là bởi chúng thể hiện được ý nghĩa mà công ty muốn bộ lộ qua đó Nếu màu xanh dương là biểu tượng cho sự hi vọng, cho niềm tin, cho những điều hoàn hảo nhất…thì màu trắng lại khiến con người ta liên tưởng đến những giọt sữa tươi mới nhất, thơm ngon nhất… từ đó cũng giúp con người ta có thiện cảm với công ty hơn
Bộ quy tắc ứng xử: Áp dụng trên phạm vi toàn công ty gồm văn phòng trụ sở chính, văn phòng đại diện, tất cả các chi nhánh : bán hàng, kho vận, xí nghiệp, nhà máy, phòng khám và tất cả công ty con
Báo cáo phát triển bền vững: Hằng năm Vinamilk đều đăng tải Báo cáo phát triển bền vững tại trang Web của công ty để: nhân viên, khách hàng, đối tác và các bên có liên quan cùng theo dõi
3.6.1.7 Các nghi lễ, lễ hội:
Cuối mỗi quý và mỗi tháng, doanh nghiệp luôn có những đợt tổng kết để biểu dương những cá nhân, tập thể đã đạt được những thành tích xuất sắc trong công việc cũng như thường xuyên tạo các chương trình đá bóng, văn nghệ….để tăng cường tính đoàn kết của các nhân viên và các bộ phận.
3.6.2 Các yếu tố vô hình
Quan điểm tiếp cận theo biểu trưng phi trực quan
3.6.2.1 Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh: Để mong muốn, đưa thương hiệu Vinamilk trở thành một trong những biểu tượng hàng đầu tại Việt Nam, chuyên về những sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe, và tập trung phát triển tốt để phục vụ cuộc sống con người Việt Nam và thế giới trở nên tốt đẹp hơn về sau Đó là một trong những tầm nhìn và sứ mệnh của Vianmilk Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội Triết lý kinh doanh: Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi ích và nâng cao giá trị của Công ty trong sự hài hòa lợi ích của các Cổ đông, bên cạnh đó không ngừng nâng cao đời sống, thu nhập và môi trường làm việc của người lao động
Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tấtcả các giao dịch Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác Hợp tác trong sự tôn trọng
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác
Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức
Chuẩn mực thành văn: Thông báo và xử lý những vi phạm; tôn trọng thông tin cá nhân; đánh giá nhân viên; môi trường làm việc; an toàn lao động; bảo vệ môi trường; sở hữu trí tuệ
Chuẩn mực không thành văn: Trao đổi thông tin nội bộ cởi mở; đẩy mạnh tính tuân thủ; tinh thần quan tâm; lắng nghe ý kiến người khác; dám nghĩ, dám làm; chính trực
CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY VÀ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TÍCH CỰC
Hoàn thiện đạo đức kinh doanh tại công ty
Thông qua việc trình bày những khía cạnh của đạo đức kinh doanh gắn với chức năng hoạt động của doanh nghiệp như: Quản trị nguồn nhân lực, Marketing, Tài chính kế toán và cũng như khía cạnh trách nhiệm xã hội, chúng ta có thể nhìn nhận rằng Vinamilk đã và đang làm tốt đạo đức kinh doanh của mình, chắc chắn ở đâu đó, thuộc về phần hữu hình cũng sẽ còn những vấn đề đạo đức cần sửa đổi và hoàn thiện hơn Tuy nhiên so với tất cả các công ty có quy mô vốn hóa lớn hiện nay tại thị trường Việt Nam, Vinamilk có thể đang được xem là một trong những hình mẫu thành công cho việc cổ phần hóa nói chung và vấn đề đạo đức doanh nghiệp nói riêng, cho nên kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng không những thị trường trong nước mà cả xuất khẩu ngoài nước Vì vậy với quan điểm chủ quan của nhóm, sẽ xin được giả định 1 vài tình huống đạo đức cần phải giải quyết, hoàn thiện liên quan đến chức năng quản trị nguồn nhân lực của Vinamilk nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung, bởi vì chắc chắn hoạt động liên quan nhân sự là 1 trong những hoạt động dễ dẫn đến các mâu thuẩn từ đó gây ra các vấn đề đạo đức
Hiện nay tình trạng quen biết với cấp trên, hoặc những người có tiếng nói trong công ty sẽ dễ dàng được thăng tiến lên vị trí cấp bậc cao hơn mặc dù trình độ hay chuyên môn đề có thể kém hơn một người khác Vì vậy để quá trình thăng tiến cho nhân viên được rõ ràng minh bạch cần loại bỏ hành vi này, nó có thể tạo ra liên kết nhóm, tạo bè phái trong bộ phận, trong công ty, về lâu dài sẽ gây ra hậu qua nghiêm trọng Nên có quy trình rõ ràng về tiêu chí, bộ phận độc lập đánh giá ứng viên, cụ thể như sau:
- Chọn ra 2 đến 3 ứng viên nội bộ (cho tự ứng cử hoặc chỉ định)
- Phỏng vấn: thêm 2-3 người nữa để xem thử chênh nhau về năng lực như thế nào để có kế hoạch đào tạo hướng dẫn sau này
- Đánh giá: gồm 03 nội dung chính bao gồm năng lực làm việc, khả năng bao quát
- Lãnh đạo, và đạo đức Nhà quản lý nên lưu ý không chỉ dựa trên đánh giá của cá nhân để đưa ra kết luận mà còn phải tham khảo ý kiến của những người khác, đặc biệt là những người tiếp xúc nhiều với nhân viên bạn đang muốn đánh giá Hãy hỏi chuyện các đồng nghiệp, thành viên nhóm, cấp dưới trực thuộc quản lý của nhân viên đó Trong một số trường hợp, nhà quản lý nhân sự có thể thấy được nhân viên của mình đang đảm đương phần nào những công việc của vị trí tương lai Có thể cho nhân viên bỏ phiếu kín (tránh việc sau này trong bộ phận xảy ra mâu thuẫn)
Bước 2: Lập ra hội đồng tuyển dụng để phỏng vấn ứng viên theo thủ tục: Có thể thuê thêm 1 chuyên gia bên ngoài để đánh giá khách quan
Bước 3: Lựa chọn được ứng viên phù hợp trong số các ứng viên Dựa vào quá trình phỏng vấn đánh giá lựa chọn người phù hợp nhất
Bước 4: Hoàn tất quy trình tuyển dụng: báo người đạt, người không đạt
Không thể đòi hỏi quá nhiều từ phía công ty, đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp cũng xuất phát từ mỗi cá nhân nhân viên,ví dụ: Đối với các nhân viên hoạt động thị trường (sale ) có lạm dụng thời gian của công ty cho những việc riêng cá nhân hay không, hoặc sử dụng những công cụ hỗ trợ công việc (điện thoại, ipad, cước điện thoại) sử dụng cho những việc riêng của mình hay không? Đây là một câu hỏi khó trả lời và chắc chắn nó đang xảy ra hằng ngày không chỉ với Vinamilk mà tất cả các công ty trong mọi lĩnh vực
Vậy cần thường xuyên tổ chức các lớp học tuyên truyền về tính trung thực cho nhân viên
Cung cấp đầy đủ cho họ những công cụ công việc đồng thời có biện pháp giám sát kiểm tra phù hợp (phù hợp là không khiến nhân viên cảm thấy lúc nào cũng có người theo dõi nhưng vẫn có tính tự giác, trung thực cao)
Từ khâu tuyển dụng cũng cần phải sàng lọc kỹ ứng viên để chọn những người có tính trung thực nhất: thông qua các câu hỏi hoặc tham khảo từ kết quả làm việc của công ty cũ của họ.
Kế hoạch xây dựng đạo đức kinh doanh tích cực
Theo đánh giá của nhóm thì trong thời điểm hiện tại, văn hóa tại Vinamilk đang là một trong những nền văn hóa khá tốt, vì Công ty có thời gian hoạt động khá lâu cũng như các cấp lãnh đạo có tầm nhìn và mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong việc xác định và xây dựng văn hóa tại Doanh Nghiệp Cho nên phần kế hoạch trong chương này chủ yếu là:
Thứ nhất: Nhận diện những điểm tiêu cực trong văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động chung để đưa ra giải pháp khắc phục
Thứ hai: Duy trì và phát triển những điểm tích cực trong văn hóa doanh nghiệp thời điểm hiện tại Chứ không xây dựng kế hoạch xây dựng văn hóa lại từ đầu
4.2.1 Các khía cạnh, nội dung cần thiết cần thay đổi tại công ty
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở đây là những điểm gây tác động xấu đang ngầm có trong công ty sẽ được thay đổi từ đó mỗi nhân viên, đặc biệt nhân viên mới khi tham gia vào công ty dù trước đây có ở bất kỳ công ty nào đi nữa thì vẫn sẽ thích nghi được, không bị shock văn hóa từ đó gắn bó lâu dài, tạo lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực
Xây dựng đượckhả năng thích ứng cao
Lấy 1 ví dụ liên quan đến tình hình dịch covid: Tất cả mọi hoạt động đa số đều bị trì trệ, và nhân viên khối văn phòng đều làm việc tại nhà thông qua điện thoại, hay máy tính Vậy nếu như văn hóa đã hình thành cho nhân viên những giá trị ngầm định theo chiều hướng tốt thì họ sẽ vẫn làm việc có năng suất và không cần có người đôn đốc, kèm cặp
Nâng cao giá trị tinh thần cho nhân viên
Văn hóa làm việc tại Vinamilk đang được đánh giá là tốt nhưng chưa là hoàn hảo, bởi vì đâu đó vẫn đang tồn đọng 1 vài yếu tố liên quan đến mối quan hệ giữa con người với con người Ví dụ: Đối với những bộ phận mà 1 người quản lý rất nhiều người như bộ phận Bán hàng, 1 Supervisor có thể quản lý 40-50 salesman trong cùng
36 1 khu vực, thì với số lượng người nhiều như vậy , người quản lý có chắc chắn là có phong cách quản lý phù hợp nhất không ? Vừa giúp nhân viên đạt doanh số vừa làm hài lòng thông qua cách đánh giá lương thưởng không? Và trong mối quan hệ đó có thiên dị hay ưu tiên ai không? Nếu giải quyết được những câu hỏi đó thì chắc chắn nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng và giá trị tinh thần được nâng lên rất nhiều? Đó là những câu hỏi cần được làm rõ tại thời điểm hiện tại và có những giải pháp phù hợp sẽ được nhóm trình bày trong chương VII
Những nội dung văn hóa doanh nghiệp cần thay đổi
Thông qua quá trình tìm hiểu thì nhóm đề xuất những vấn đề sau cần để thay đổi:
Văn hóa định hướng nhóm
Văn hóa môi trường làm việc mở.
Văn hóa gia tăng “Cạnh tranh” nội bộ
Văn hóa liên quan cách thức giải quyết xung đột
4.2.2 Cách thức tiến hành của việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp để mang lại hiệu quả
4.2.2.1 Văn hóa định hướng nhóm
Hiện nay yêu cầu tuyển dụng nhân viên tại Vinamilk là khá cao, nên mỗi nhân viên được tuyển vào đa số là những nhân viên có trình độ cũng như đa số thích làm việc cá nhân nhiều hơn, điều này cũng tốt tuy nhiên cần phải phát huy tinh thần làm việc nhóm cao hơn hiện tại để xây dựng đó thành một nét văn hóa đậm chất hơn, vì mỗi con người đều có những khả năng tiềm ẩn và vô hạn, nếu kết hợp nhiều người lại với nhau và có thể làm việc nhóm cùng nhau sẽ đem lại nhiều kết quả ngoài mong đợi
Trong đó, giá trị cốt lõi nhất cần được xây dựng là sự rõ ràng về trách nhiệm cũng như công việc mà từng thành viên phải thực hiện được Đừng chỉ đề cập đến tinh thần đồng đội, trách nhiệm tập thể, mà hãy nâng cao sự đảm bảo hiệu quả công việc thông qua sự cam kết thực hiện của từng nhân viên
4.2.2.2 Văn hóa môi trường làm việc mở
Tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đang có những thay đổi tích cực trong việc xây dựng hệ thống làm việc mở cho khối văn phòng, tức là hệ thống làm việc năng động, nhân viên một số phòng ban như Marketing được làm việc trong một không gian được bố trí thông thoáng, bàn ghế rộng rãi, bên ngoài có cây xanh và hồ bơi, khu vực họp ngoài trời, không phải trong phòng kín, khu vực ngồi làm việc ngoài trời để thỏa sức sáng tạo Tuy nhiên hiện tại tòa nhà trụ sở chính tại số Quận 7, TP.HCM có 12 tầng bao gồm trên 30 phòng ban khác nhau, nhưng chỉ có khoảng 40% phòng ban được làm việc trong không gian mở Vậy cần nhân rộng mô hình này, từ đó hình thành văn hóa là mỗi phòng ban và con người trong phòng ban đó cảm thấy mỗi ngày làm việc đều thoải mái và tinh thần làm việc cao hơn
4.2.2.3 Văn hóa “cạnh tranh” nội bộ
Cạnh tranh ở đây được hiểu theo chiều hướng tốt, gia tăng tinh thần thi đua và động lực làm việc với nhau của các nhân viên trong cùng 1 nhóm, 1 bộ phận và toàn công ty Tại sao nhóm dùng từ cạnh tranh, bởi vì cạnh tranh thể hiện mức độ cao hơn thi đua thông thường 1 bậc, cạnh tranh là có kết quả, có thắng có thua, sau cuộc cạnh tranh đó nhân viên sẽ được gì, học được gì đó mới là điều quan trọng, có cạnh tranh thôi thúc nhân viên giữ vững tinh thần sẵn sàng chiến đấu, tập trung công việc cao độ Nhưng phải làm sao xây dựng cạnh tranh nội bộ một cách tiến bộ, khoa học, không tạo hiềm khích hay lợi ích nhóm đó là điều mà nhà quản lý tại Vinamilk cần suy nghĩ và hành động
Chế độ lương thưởng của Vinamilk là khá tốt Tuy nhiên cần nhìn theo chiều ngược lại là nhân viên đã có chế độ đãi ngộ cao rồi thì họ có cố gắng làm hết sức hơn không, thì hình thức thi đua là 1 trong những cách khắc phục
4.2.2.4 Văn hóa liên quan cách giải quyết xung đột
Như đã trình bày trong việc nhận diện các khía cạnh đạo đức tại Vinamilk thông qua yếu tố tôn trọng con người: tôn trọng nhân viên Nhân viên sẽ có những cách để tiếp cận với những công cụ để khiếu nại, phản ánh hoặc giải quyết những khó khăn của mình thông qua hộp thư nội bộ, trao đổi trực tiếp cấp quản lý hoặc thông qua bộ phận công đoàn Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm Trong thực tế có những xung đột ngầm luôn xảy ra hằng giờ tại doanh nghiệp Ví dụ: Nhân viên không hài lòng cách quản lý nhân viên hoặc ngược lại quản lý thấy nhân viên còn thiếu sót trong công việc nhưng là một nhân viên cũ lâu năm nên cũng khó trao đổi Hay một ví dụ khác, một giám sát bán hàng chia địa bàn cho 2 nhân viên bán hàng cùng khu vực nhưng doanh số lại chênh lệch quá cao điều này có thể xảy ra xung đột Và còn nhiều điều khác nữa
Vậy cách thức để xây dựng một nền văn hóa liên quan đến cách giải quyết xung đột như sau:
Bước 1: Tổ chức một cuộc họp giữa bộ phận lãnh đạo với nhau, giữa các trưởng phòng ban với nhau Để cùng xác định những điểm hay xảy ra xung đột Cần phải thẳng thắng nhìn nhận vấn đề và trung thực đưa ra tình huống thực tế
Bước 2: Xây dựng các thành bảng các xung đột có cùng mức độ với nhau thành nhóm
Bước 3: Đưa ra cách thức giải quyết hoặc phương pháp cho từng nhóm xung đột: Phương pháp thỏa hiệp, hòa giải, né tránh, cạnh tranh
Bước 4: Tiến hành đưa vào thực tế giải quyết xem ở mỗi trường hợp xung đột dùng phương pháp nào đem lại hiệu quả nhất, ít ảnh hưởng tiêu cực nhất
Bước 5: Xây dựng thành bảng nguyên tắc tham khảo cho nhân viên 39 Từ một nét văn hóa ngầm định đưa thành điều có thể tham khảo, nhận thấy bằng trực quan, tuy khó nhưng theo đánh giá của nhóm nghiên cứu thì đây là một trong những cách để nhân viên với nhân viên, quản lý với nhân viên có thể nói chuyện với nhau một cách công bằng và tích cực hơn
4.2.3 Vai trò của nhà quản trị trong việc xây dựng và thay đổi văn hóa doanh nghiệp
Kết luận và giải pháp đề xuất đạo đức kinh doanh tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
Văn hóa mỗi một doanh nghiệp đều có những điểm mạnh điểm yếu, điểm tích cực và điểm tiêu cực Vinamilk cũng vậy không nằm ngoài quy luật đó Điều quan trọng là trong quá trình hoạt động tiếp theo, Vinamilk cần nhận diện và có những biện pháp thay đổi kịp thời đâu là văn hóa tiêu cực để không làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung cũng như là sứ mệnh của mình Xây dựng văn hoá theo một quá trình tổng thể chứ không phải chỉ là việc đưa một giá trị một cách đơn lẻ rời rạc
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là sự kết hợp giữa thiết lập chuẩn mực và tạo thói quen
4.3.2 Giải pháp Đây là đề xuất giải pháp các bước cụ thể cho việc thay đổi những giá trị tiêu cực đang xảy ra tại Vinamilk nói riêng cũng như là cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp nói chung để cùng nhìn ra hướng đi phù hợp nhất
- Xây dựng và xác định các giá trị cốt lõi hướng đến giúp tăng sự thành công: Đây là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của doanh nghiệp
-Xây dựng tầm nhìn: Tầm nhìn chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai Tầm nhìn chính là định hướng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Có thể doanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng hoàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có Đối với Vinamilk thậm chí xây dựng tầm nhìn cho từng nội dung hoạt động thì càng đem lại kết quả cao hơn
Nhận diện yếu tố văn hóa cần thay đổi
Thu hẹp khoảng cách giữa giá trị hiện có và giá trị mong muốn: Khi ta đã xác định được một văn hoá lý tưởng có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại Lúc này sự tập trung tiếp theo vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện có và những giá trị mong muốn Các khoảng cách này nên đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử
Xác định vai trò của nhà quản trị trong việc xây dựng hoặc thay đổi văn hóa
Lên kế hoạch cụ thể, càng chi tiết càng tốt: Khi khoảng cách đã được xác định thì việc tiếp theo là soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể Cái gì là ưu tiên? Đâu là chỗ cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể? Thời hạn hoàn thành?
Tạo động lực cho sự thay đổi: Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân viên Họ cần được biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi người được biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tương lai doanh nghiệp Đánh giá những giá trị cốt lõi: Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi Văn hoá không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng được một văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt Truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới
Tóm lại, xây dựng đạo đức kinh doanh không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị mình mong muốn mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hóa doanh nghiệp và với mười một bước cơ bản này sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước xây dựng thành công văn hoá cho mình.