1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật trong trường ca giang nam

115 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thế giới nghệ thuật trong trường ca Giang Nam
Tác giả Nguyễn Thị Châm
Người hướng dẫn TS. Chu Lê Phương
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Trường ca Việt Nam đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử trong kháng chiến, với những cây bút nổi tiếng: Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ CHÂM

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRƯỜNG CA GIANG NAM

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

Người hướng dẫn: TS CHU LÊ PHƯƠNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ

từ giảng viên hướng dẫn là TS Chu Lê Phương Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

cứ công trình nghiên cứu nào trước đây

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả đề án tốt nghiệp thạc sĩ của mình

Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023

Học viên

Nguyễn Thị Châm

Trang 3

Cuối cùng tôi xin cảm ơn chân thành những người thân, gia đình, bạn

bè, Ban Giám hiệu và quý thầy cô giáo trung tâm GDTX Nha Trang, nơi tôi công tác đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể đạt được kết quả học tập tốt và thực hiện thành công đề án tốt nghiệp thạc sĩ này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023

Học viên

Nguyễn Thị Châm

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Cấu trúc của đề án 7

CHƯƠNG 1: TRƯỜNG CA TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ NHÀ THƠ GIANG NAM 8

1.1 Trường ca trong nền văn học Việt Nam hiện đại 8

1.1.1 Giới thuyết về trường ca 8

1.1.2 Quá trình phát triển và đặc điểm trường ca trong nền văn học Việt Nam hiện đại 13

1.2 Nhà thơ Giang Nam 24

1.2.1 Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác 24

1.2.2 Quan điểm sáng tác 33

Tiểu kết chương 1: 35

CHƯƠNG 2: TRƯỜNG CA GIANG NAM – NHÌN TỪ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG 37

2.1 Cảm hứng chủ đạo 37

2.1.1 Cảm hứng sử thi 37

2.1.2 Cảm hứng trữ tình 49

2.2 Thế giới hình tượng 58

2.2.1 Hình tượng người anh hùng 58

2.2.2 Hình tượng nhân dân 65

Tiểu kết chương 2: 67

Trang 5

CHƯƠNG 3: TRƯỜNG CA GIANG NAM – NHÌN TỪ KẾT CẤU,

THỂ THƠ, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 69

3.1 Kết cấu và thể thơ 69

3.1.1 Kết cấu 69

3.1.2 Thể thơ 81

3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu 86

3.2.1 Ngôn ngữ 86

3.2.2 Giọng điệu 91

Tiểu kết chương 3: 98

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trường ca là một thể loại thơ dài, mang trong mình tính chất lịch sử to

lớn của thời đại và cảm hứng của sử thi Nguồn cảm hứng từ truyền thống dân tộc và thời đại anh hùng đã tạo tiền đề cho thể loại trường ca phát triển Vậy nên, nó đã có đóng góp đáng kể vào tiến trình thơ Việt Nam hiện đại Trong nền văn học hiện đại, trường ca được xác lập chính thức vào những năm bảy mươi và nở rộ trong thập niên tám mươi của thế kỷ XX Có thể nói, giai đoạn này, lịch sử văn học Việt Nam chứng kiến sự nở rộ của những sáng tác có quy

mô và dung lượng lớn, khái quát về các sự kiện và các biến cố lịch sử; về những số phận con người gắn liền với số phận của dân tộc, của đất nước Chính họ đã đem lại sự trải nghiệm mới về những vấn đề lịch sử, nhân sinh trong một hình thức văn học còn mới mẻ với bạn đọc nước nhà Trường ca Việt Nam đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử trong kháng chiến, với những cây bút nổi tiếng: Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Thị Mây,… Trong đó cũng phải kể đến sự đóng góp rất lớn với thể loại trường ca của Giang Nam

1.2 Trong bài điếu văn tiễn đưa nhà thơ Giang Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn

Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đã xúc động gửi chân thành: “mỗi ngày sống

của ông là một bài thơ lớn và mỗi bài thơ ông viết ra đều mang hơi thở một đời sống lớn của dân tộc” [97,tr.1] Giang Nam là tác gia lớn của văn học

Khánh Hoà và của Nam Trung Bộ Nhà thơ được nhận khá nhiều giải thưởng văn học như: Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1965), Giải thưởng Nhà Nước đợt 1 (2001), v.v Giang Nam đã sáng tác một khối lượng tác phẩm khá lớn gồm thơ và văn xuôi, đã xuất bản mười tập thơ, trường ca, bốn tập truyện ngắn, bút kí và một tập hồi kí, ngoài ra còn một số lượng thơ văn chỉ mới đăng báo, chưa được xuất bản thành tập Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Giang Nam là một cây bút khá quen thuộc, nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận, đánh giá Giang Nam như là một trong những cánh chim đầu đàn của văn học giải phóng miền Nam Tác phẩm của ông không chỉ giúp người đọc thêm yêu tha thiết vẻ đẹp quê hương đất nước, con

Trang 7

người miền Nam mà còn có tác dụng khơi dậy lòng đấu tranh chống xâm lược cho các thế hệ thời chống Mỹ Giang Nam sáng tác trường ca không nhiều nhưng trường ca lại có vị trí quan trọng sự nghiệp của ông Những năm tháng chiến đấu, tình cảm chân thành với vùng đất và con người nơi ông đã đi qua, những ân tình sâu nặng với quê hương đã là nguồn cảm hứng dồi dào để nhiều bản trường ca ra đời như suối nguồn không vơi cạn Nhà thơ nhận thấy thể loại này rất thích hợp khi cần để miêu tả một thực tế phong phú và ác liệt của chiến trường, ghi chép lại chân thực tình cảm sâu nặng của mình với những nhân vật và sự kiện mà mình đã gắn bó, chứng kiến qua thời gian dài,

ở không gian rộng lớn và luôn biến động mà một hay nhiều bài thơ ngắn ý ngắn dòng không thể đáp ứng được

1.3 Với đóng góp to lớn như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sáng tác của

Giang Nam là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa đối với văn học giải phóng miền Nam, văn học Việt Nam hiện đại, góp phần làm thêm phong phú, giàu bản sắc và có ý nghĩa cho nền văn học dân tộc Đồng thời cũng là nguồn

tư liệu quý giá cho những người yêu thích thơ văn Giang Nam, cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…, cho môn giáo dục địa phương ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn

Vì những lý do trên người viết lựa chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật

trong trường ca của Giang Nam” để nghiên cứu, làm đề án Thạc sĩ Ngữ văn

chuyên ngành Văn học Việt Nam

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trường ca xuất hiện từ sau những năm ba mươi của thế kỷ XX và những công trình, bài viết nghiên cứu về thể loại này còn xuất hiện muộn hơn Đó là khi trường ca nở rộ vào thời kì chống Mỹ với các sáng tác của các nhà thơ tiêu biểu như: Thu Bồn, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo… thì vấn đề nghiên cứu thể loại mới trở nên rộng rãi, sôi nổi Từ sau 1975, trên các tạp chí, các diễn đàn văn học - trong một khoảng thời gian dài đã có khá nhiều bài viết bàn góp về thể loại trường ca Trong đó có các bài viết rất sâu sắc của các tác như: Trần Ngọc Vương, Mã Giang Lân, Vũ Đức Phúc, Mai Bá Ấn

Trong bài Trường ca, vấn đề thể loại Mã Giang Lân đã đưa ra vấn đề

thể loại trường ca Ông nhận xét: “Ở trường ca bộc lộ rõ nội dung ca ngợi,

Trang 8

hào hùng, nên cảm hứng anh hùng phải là mạnh cảm xúc chủ đạo… Trường

ca đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo trên các yếu tố cơ bản của thơ trữ tình và

sử thi nghĩa là kết hợp cả hai phương thức biểu hiện: trữ tình và tự sự” [39, tr.105] Bài nghiên cứu của Mã Giang Lân đã có một sự phân định về trường

Sau này, Hoàng Ngọc Hiến đã xuất bản giáo trình Năm bài giảng về thể

loại và một trong số những vấn đề được ông đưa ra là “mấy vấn đề đặc trưng

thể loại và thi pháp của trường ca” Từ các bản dịch, các bài giới thiệu về

trường ca của Maicôpxki, các lí thuyết về thể loại của Nga, ông đã khái quát nên những đặc điểm cơ bản của trường ca hiện đại như: nội dung lớn, cảm hứng lớn, mối tương quan giữa tự sự và trữ tình Và đặc biệt ông dẫn theo

quan điểm của Biêlinxki để nêu ra đặc trưng của trường ca: “nó không dung nạp văn xuôi của đời sống, nó chỉ chớp lấy những yếu tố mang chất thơ, chất

lí tưởng của cuộc sống mà nội dung là những chiêm nghiệm sâu sắc nhất về thế giới và những vấn đề đạo đức cao sâu nhất của nhân loại…” [28, tr.111]

Trong quan niệm này, ông đã chỉ ra dung lượng lớn, nội dung lớn của trường

ca khác biệt với văn xuôi thuần tuý và cốt lõi của trường ca vẫn là sự vận

động của mạch tâm trạng tạo nên chất thơ

Ngoài ra, còn có thể kể đến các luận văn, luận án đã tìm hiểu về thể loại

trường ca như: Chất sử thi trong trường ca hiện đại 1954 – 1985 của Lê Thị Hồng Liên (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Huế - 2001); Thể trường ca

trong văn học Việt Nam từ 1945 đến đầu thế kỉ XXI của Đào Thị Bình (Luận

án tiến sĩ, 2008); Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh

Thảo của Mai Bá Ấn (Luận án tiến sĩ, 2008)… Những công trình này tuy

không nghiên cứu chuyên sâu từ góc độ thi pháp thể loại nhưng đều là những tài liệu bổ ích cho những người nghiên cứu và người viết trường ca về sau

Trang 9

Trong dàn đồng ca về thể loại, nhà thơ Giang Nam cũng đã đóng góp lớn với những tác phẩm tâm huyết và có giá trị Qua các tập trường ca của mình, ông đã góp phần rất lớn tạo nên sắc diện riêng cho trường ca hiện đại Đồng thời, là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến, văn thơ của ông nói chung và trường ca nói riêng là những lời tâm huyết của một trái tim yêu nước, yêu đời, yêu người Bàn về phong cách thơ Giang Nam, các nhà nghiên cứu, phê bình

có chung cảm nhận rằng thơ ông thấm đẫm chất tình, dạt dào, sâu lắng Hoài

Thanh trong Tuyển tập Hoài Thanh (tập 1) nhấn mạnh phong cách của Giang

Nam xuyên suốt cuộc đời cầm bút của ông: “Đau xót, căm thù, mến thương, phấn khởi, chất chứa trong lòng đã trào lên đầu ngọn bút Có lẽ chính vì thế

mà anh đã có nhiều bài thơ hay Trong những bài ấy, dòng thơ của anh dồi dào mà vẫn cô đọng Anh tiết kiệm chữ, tiết kiệm lời mà vẫn nói đúng được những điều cần nói” [89, tr.337]

Mặt khác, theo Phạm Văn Sĩ trong cuốn Văn học giải phóng miền

Nam, thơ Giang Nam dễ đi vào lòng người với những “hình tượng thơ vừa

đẹp, vừa khỏe” là nhờ vào “tư tưởng cách mạng ngày càng chín sâu ở ông

Tư tưởng ấy biến thành tình cảm – lý tưởng, thành khả năng sáng tạo nên hình tượng thơ” [70, tr.188] Phạm Văn Sĩ nhận thấy thơ ông không chỉ có chất trữ tình mà còn có cả chất thời sự: “Mô tả hiện thực cách mạng kết hợp với những biểu hiện trữ tình của tâm trạng nhà thơ là đặc điểm phong cách thơ Giang Nam… Như con bồ nông nuôi con bằng máu của mình, nhà thơ trữ tình có lúc nuôi dưỡng hình ảnh bằng những xao xuyến tâm hồn, bằng những kỷ niệm xót đau trong đời mình Chính nhờ đó mà nhiều khi hình ảnh thơ anh có được sức mạnh gợi cảm, lắng sâu trong tâm trí người đọc” [70,

tr.187- 188]

Riêng Vũ Quần Phương trong lời giới thiệu tập Giang Nam, thơ và tuổi

thơ, có nhận xét: “Trong suốt cuộc kháng chiến cho thống nhất đất nước, thơ

Giang Nam đã thành một kênh cảm xúc chủ yếu nối tình cảm đồng bào Nam Bắc… Thơ ông chỉ mang nội dung của cuộc chiến ấy Những tình cảm riêng

tư, thương nhớ vợ con cũng vùi trong cảm xúc lớn lao đó Hơi thở của cuộc chiến đấu phả vào mọi tình cảm và ý nghĩ của nhà thơ, tạo nên một chủ đề

Trang 10

gần như duy nhất trong thơ Giang Nam: dũng cảm kiên cường, lạc quan chiến đấu Ông viết nhanh, viết kịp thời, theo sát các sự kiện chính trị, quân

sự và cuộc chiến đấu Bút pháp tự sự, chính luận thành sở trường của Giang Nam trong giai đoạn này Tự sự để thông tin, chính luận để phân tích Nhà thơ tận tụy và phấn đấu làm phát ngôn cho kháng chiến” [63, tr.3]

Trong cuốn Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 8), Lê Dục Tú cũng đánh

giá về chất đời, tính chân thực, giản dị trong giọng điệu thơ Giang Nam:

“Giọng thơ trữ tình, thiết tha, giản dị mà lắng đọng Thơ Giang Nam không cầu

kì Dường như những cảm xúc nguyên sơ từ cuộc đời được ông đưa thẳng vào thơ, không qua một sự gọt giũa nào của kỹ thuật Tứ thơ của ông cũng lấy từ chính những điều xảy ra hàng ngày Đó là điểm mạnh và cũng là điểm cần phải vượt qua của thơ ông Trong những năm chống Mỹ, chất giọng trữ tình trong thơ Giang Nam đã có những ảnh hưởng nhất định đến giọng thơ của các nhà thơ trẻ miền Nam Đó là dấu hiệu đáng mừng của một cây bút đã tạo được cho mình dấu ấn của một phong cách và giọng điệu” [73, tr.566-567] Từ đó, nhà

nghiên cứu cho rằng, với tài năng độc đáo của mình, Giang Nam đã để lại ảnh hưởng không nhỏ đối với các thế hệ kế thừa

Bên cạnh những thành công và đặc sắc trong tác phẩm của Giang Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một vài điều hạn chế từ những sáng tác của

ông Hoài Thanh trong Tuyển tập Hoài Thanh nhận thấy: “Tình cảm của anh

tràn lan quá không cô lại được theo những đường nét cụ thể, thành những dáng hình cụ thể… tình cảm có khi chưa rõ nét lắm”, “ngay trong những bài hay nhiều chỗ cũng còn là lời nói chưa phải lời thơ Ngòi bút của Giang Nam

có khi quá dễ dãi” [89, tr.337] Theo Phạm Văn Sĩ trong Văn học giải phóng

miền Nam nhận ra bên cạnh những thành tựu cũng chỉ rõ: “Thơ Giang Nam

hình như phát triển không đều về chất lượng Sau những bài thơ hay như Quê

hương, Cô gái An Thường, Đêm qua làng…, chúng ta lại gặp một số bài thơ

viết còn dễ dãi hoặc tản mạn, yếu về bố cục.” [70, tr.189]

Dù vậy, Hoài Thanh trong Tuyển tập Hoài Thanh vẫn công nhận rằng:

“Ngay giờ đây, thơ anh đã là một đóng góp rất quý vào sự nghiệp cách mạng không những ở miền Nam mà trên toàn cõi Việt Nam” [89, tr.338]

Trang 11

Phạm Văn Sĩ trong Văn học giải phóng miền Nam cũng nhận định chung

lại: “Tựu trung Giang Nam là thi sĩ miền Nam có nhiệt tình cách mạng và có tài năng Thơ Giang Nam nhìn chung hồn nhiên và giản dị, chân thực và chân thành Thơ Giang Nam là tiếng nói của lý trí cách mạng cũng là tiếng nói tâm tình rất ấm áp đối với mỗi chúng ta” [70, tr 189]

Có thể thấy, những công trình nghiên cứu đó đã làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật cùng những hạn chế trong thơ Giang Nam Những bài viết này là tài liệu quý báu và cần thiết cho quá trình nghiên cứu Tuy nhiên chưa

có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết về trường ca của Giang Nam dưới khía cạnh nội dung và nghệ thuật Cho nên, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các học giả đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng tìm tòi, khám

phá những nét riêng, độc đáo về Thế giới nghệ thuật trong trường ca của

Giang Nam, từ đó khám phá những nét độc đáo trong sáng tác và góp phần

khẳng định tên tuổi của nhà thơ trong tiến trình thơ ca Việt Nam hiện đại

3 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong trường ca của Giang Nam sẽ

làm rõ và sâu sắc hơn về nghệ thuật trong trường ca nói riêng và nghệ thuật thơ nói chung của nhà thơ Giang Nam Đồng thời còn làm rõ hơn vị thế của nhà thơ trên thi đàn, sự đóng góp to lớn của ông đối với nền văn học Việt Nam

- Ở đề tài này, người viết sẽ đi tìm hiểu và khám phá những vấn đề chưa được đề cập, đề cập một khía cạnh hẹp hoặc chỉ gợi mở chưa có điều kiện tìm hiểu chuyên sâu, từ đó có thể giúp người hiểu và bao quát về trường ca Giang Nam dưới góc nhìn đa dạng, phong phú mà nhà thơ đã phản ánh

- Đây còn là điều kiện để người viết có thể học hỏi và đúc kết kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, cung cấp những kiến thức quý báu, nâng cao trình độ phục vụ cho học tập, công việc và nghiên cứu sau này

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, người viết đã tìm kiếm những tư liệu xoay quanh cuộc đời và đọc toàn bộ sáng tác của ông, chú ý đến những bài tự thuật của tác giả, gia đình và một số người đã từng quen biết ông Người viết tiến hành

khảo sát các tập trường ca: Người anh hùng Đồng Tháp (1969), Ánh chớp

Trang 12

đêm giao thừa (1998) và Sông Dinh mùa trăng khuyết (2002)

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Khai thác các câu thơ, các hình ảnh

nổi bật của các trường ca để khám phá những khía cạnh cụ thể của từng vấn

đề, từng luận điểm Cuối cùng đi đến khái quát đặc điểm nghệ thuật của trường ca Giang Nam

Phương pháp tiểu sử học: Tiếp cận và tìm hiểu cuộc đời nhà thơ Giang

Nam qua các giai đoạn lịch sử và hoàn cảnh xã hội tương ứng, từ đó nhận thức rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác của các tác phẩm, tạo tiền đề cho sự cảm nhận và phân tích thấu đáo, làm rõ yêu cầu của đề tài

Phương pháp xã hội học: Đặt các trường ca của Giang Nam trong bối

cảnh của thời đại, trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại Từ đó, thấy được những nét riêng cũng như những đóng góp của ông đối với văn học giải phóng miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung

Phương pháp hệ thống: Hệ thống trường ca trong sự nghiệp sáng tác

của Giang Nam; đặt trường ca của ông bên cạnh trường ca của các tác giả khác; hệ thống các vấn đề nội dung và nghệ thuật từ đó thấy được phong cách sáng tác trường ca Giang Nam

Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài

Chương 3: Trương ca Giang Nam nhìn từ kết cấu, thể thơ, ngôn ngữ và giọng điệu

Trang 13

CHƯƠNG 1: TRƯỜNG CA TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

VÀ NHÀ THƠ GIANG NAM

1.1 Trường ca trong nền văn học Việt Nam hiện đại

1.1.1 Giới thuyết về trường ca

1.1.1.1 Khái niệm

Trường ca được coi là một thể loại có tầm cỡ hoành tráng trong hệ thống thơ ca, đóng góp lớn cho sự phát triển của văn học, làm nên gương mặt riêng của thơ ca hiện đại Việt Nam Về khái niệm trường ca, xưa nay có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau, từ phương Tây sang phương Đông và Việt

Nam Theo nhà nghiên cứu về trường ca M.Bakhtin: “trường ca là khái niệm không bao giờ bị đông cứng nghĩa là trường ca là thể loại văn chương đang

biến chuyển và chưa định hình” Nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc trong Chung

quanh vấn đề trường ca cũng đưa ra nhận xét: “trường ca là một thuật ngữ

văn học mới, chưa chính xác, chưa ổn định, để chỉ các sáng tác thơ dài” [63;

tr.93 - 102] Chính vì là thể loại chưa ổn định nên cho đến nay người ta thật khó mà đưa ra được khái niệm trường ca một cách chính xác và đầy đủ

Thuật ngữ hay tên gọi “trường ca” trong tiếng Anh là “poem”, tiếng Pháp “poème”, để phân biệt với “sử thi” hay “anh hùng ca” có nguồn gốc từ

văn học phương Tây Khái niệm trường ca xuất hiện trong văn học phương

Tây:“trường ca là thuật ngữ văn học dịch từ chữ pòeme của Liên Xô” [36, tr

293] Theo Từ điển Bách khoa văn học Nga (1987), “trường ca là một tác

phẩm thơ có quy mô với cốt truyện tự sự hay trữ tình”, “vô danh hoặc hữu danh” [36, tr 294] Vì khái niệm trường ca rộng như thế nên người ta đã

dùng để gọi các tác phẩm sử thi (anh hùng ca – epos, epopei) như Iliad,

Odyssee của Homer, Ramayana, Mahabrahata của Vanmiki của Ấn Độ, Thần khúc của Dante, Bài ca Roland ở Pháp, Thiên đường đã mất của

Milton ở Anh Người Trung Quốc không có thuật ngữ “trường ca” Đối với

Trang 14

“Poema” họ dịch thành “trường thi”, “sử thi”, hoặc dịch thành “tự sự thi”(thơ

tự sự) “Trường thi” hầu như đã thành thuật ngữ thông dụng Các bài trường

ca của Điền Gian, Lí Quý, Văn Tiệp, Quách Tiểu Xuyên, Hạ Kính Chi… đều

nhất loạt gọi là “trường thi” “Tự sự thi” ở đây là một thuật ngữ không đạt,

biến trường ca thành câu chuyện được kể bằng thơ

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học thậm chí chính các tác giả trường ca nhiều năm qua đã rất chú ý đi tìm một bản chất định nghĩa cũng như những thuộc tính căn bản nhất để phân định trường ca với các loại thơ khác Tuy nhiên các nhà lí luận, phê bình văn học dù đã cố gắng đưa

ra cách hiểu của mình về khái niệm và tên gọi trường ca, song ở các điểm nhìn và góc độ khác nhau nên các ý kiến đưa ra cũng có sự khác nhau

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Trường ca là tác phẩm dài, bằng thơ,

có nội dung ý nghĩa xã hội rộng lớn” [105, tr.1057] Còn Từ điển thuật ngữ

văn học định nghĩa: “Trường ca là tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường

có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình Trường ca cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi thời cổ và trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả” [25, tr 376]

Cả hai đều xem trường ca dùng để chỉ các sử thi dân gian như sử thi Đam

San, nay thường dùng để chỉ các sáng tác thơ dài

Bên cạnh đó, Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học cho

rằng: “Trường ca có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình Chúng được soạn bằng cách xâu chuỗi các bài hát sử thi và truyện kể hoặc bằng nới rộng một vài truyền thuyết dân gian (Ahoyler) hoặc bằng cách cải biên các truyện cổ xưa trong tiến trình tồn tại của sáng tác dân gian Trường ca với tư cách một thể loại tổng hợp, trữ tình – tự sự, hoành tráng cho phép kết hợp những chấn động lớn, những cảm xúc trầm sâu và những quan niệm về lịch sử vẫn là một thể loại hiệu năng của thơ ca thế giới” [4, tr.363 –364] Trong quan niệm này tác giả nêu lên đặc trưng cốt yếu

Trang 15

của trường ca là phải có sự kết hợp bổ sung, giao thoa giữa tính tự sự với tính trữ tình, nó là một thể loại giữa thể loại tự sự và thể loại trữ tình

Nhưng có lẽ đáng kể nhất là Mã Giang Lân đã góp tiếng nói bàn về thể

loại trường ca trong bài "Trường ca, vấn đề thể loại" đăng trên TCVH số 6,

Năm 1982 Ông nhận xét "Lâu nay các nhà nghiên cứu phê bình văn học thường dùng thuật ngữ "trường ca" để chỉ về một thể loại văn học thời kỳ

thượng cổ như trường ca Đăm Săn, trường ca Xinh Nhã của đồng bào Tây Nguyên; trường ca Đẻ đất đẻ nước của người Mường… hoặc tuỳ tiện cho tất

cả những sáng tác thơ dài đều là trường ca cả” [39, tr.104] Sau khi dẫn ra

một số tác phẩm thơ dài và trường ca để phân tích, lý giải về mặt thể loại, Mã

Giang Lân đi đến khẳng định: "Thơ dài và trường ca có những nét tương đồng như sử dụng tổng hợp nhiều thể thơ, thay đổi không khí cảm xúc, hạn chế sự bằng phẳng đơn điệu, thường khai thác và biểu hiện cái đẹp cái cao

cả, cái anh hùng Nhưng ở trường ca bộc lộ rõ nội dung ca ngợi, hào hùng, nên cảm hứng anh hùng phải là mạch cảm xúc chủ đạo” [39, tr.108-109] Cuối cùng tác giả đưa ra kết luận có tính khái quát: “Đường đi của sử thi… là đến tiểu thuyết Còn thơ trữ tình là cái nôi của trường ca và thơ dài Trường

ca đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo trên các yếu tố cơ bản của thơ trữ tình và sử thi nghĩa là kết hợp cả hai phương thức biểu hiện: trữ tình và tự sự" [39,

tr.152] Nghiên cứu của Mã Giang Lân đã khái quát được tất cả các đặc điểm của trường ca và có một sự phân định về trường ca và thơ dài khá rõ ràng Như vậy các ý kiến về khái niệm trường ca có sự khác nhau trong việc xác định ranh giới, nội hàm của thể loại, nhưng có thể thấy các nhà phê bình văn học và các tác giả trường ca đều có điểm chung khi cho rằng: trường ca là những tác phẩm có tầm cỡ, tầm vóc lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung Nó

có sức ôm chứa nhiều vấn đề lớn, về nhiều chủ đề tư tưởng, về độ rộng của không gian và độ dài của tời gian Trường ca có tính tự sự, tính trữ tình, yếu

Trang 16

tố suy nghĩ chính luận Trên cơ sở tiếp thu các quan niệm về trường ca nêu trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm như sau: trường ca là một tác phẩm được viết bằng thơ trên phương thức kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố tự sự và trữ tình, có tính hoành tráng về cả phương diện nội dung, tư tưởng và cấu trúc nghệ thuật tác phẩm, được nhà thơ viết nên bằng một dung lượng cảm hứng mạnh mẽ, cảm xúc tuôn trào gắn liền với những chấn động lớn lao của lịch

sử, của dân tộc và thời đại Như vậy, trường ca hiện đại vừa có sự vận động

kế thừa trường ca cổ vừa có những nét khác biệt, đặc trưng riêng của một thể loại văn học hiện đại

1.1.1.2 Đặc điểm

Từ việc nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật cũng như kế thừa những nhận định về trường ca, có thể rút ra những đặc điểm: trường ca là một tác phẩm được viết bằng thơ trên phương thức kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố

tự sự và trữ tình, có tính hoành tráng về cả phương diện nội dung, tư tưởng và cấu trúc nghệ thuật tác phẩm, được nhà thơ viết nên bằng một dung lượng cảm hứng mạnh mẽ, cảm xúc tuôn trào gắn liền với những chấn động lớn lao của lịch sử, của dân tộc và thời đại Điểm cốt yếu nhất trường ca hiện đại đòi

hỏi chính là chất thơ Nhưng cần phân biệt đặc điểm các thể loại: trường

ca, thơ dài với truyện thơ Đều là những tác phẩm dài hơi, truyện thơ có nhân vật, có cốt truyện, tác giả thường khuất lấp đằng sau, thơ dài thì chủ yếu bày

tỏ những suy cảm của tác giá - cái tôi trữ tình bộc lộ trực tiếp Hai thể tài này

có đường biên khá rõ, dễ phân biệt Nhưng giữa thơ dài và trường ca hiện đại đều lấy mạch trữ tình làm cái sườn chính để phát triển, nếu lấy chỗ đứng,

sự phát ngôn của tác giả làm tiêu chí phân biệt thì đôi khi không rõ ràng, bị nhầm lẫn, vì chúng đều liên kết với nhau xung quanh chủ đề bằng những suy cảm trữ tình, tâm lý, triết lý của tác giả dẫu có nhiều chương đoạn phân khúc chăng nữa Ở đây cái chỗ dựa duy nhất để bám vào mà phân biệt, đó là một tư

Trang 17

duy hướng về tinh thần cao cả với cảm hứng sử thi, ca ngợi những gì mang

tính lí tưởng cao đẹp, với tính cách vĩ đại của nhân dân, dân tộc,“sự biểu hiện

tư duy của một dân tộc dưới tất cả mọi hình thức và trong tất cả mọi phương

thức của nó” (Mỹ học, những văn bản chọn lọc, Hêghen) Nói một cách

khác cái tôi trữ tình, trực cảm đều có trong thơ dài và trường ca trữ tình, nhưng khác về chất, cái tôi trữ tình trong trường ca chính là chủ thể trữ tình mang sắc thái cộng đồng, thể hiện tính lý tưởng tính cao đẹp của cộng đồng, sắc thái cá nhân không lộ rõ như trong thơ trữ tình

Bên cạnh đó, trường ca có nguồn gốc từ sử thi, ra đời trong bối cảnh bức thiết của thời đại, tương quan giữa nguyên tắc trữ tình và nguyên tắc tự sự là một vấn đề trung tâm của thi pháp trường ca Trong đó trường ca hiện đại phát triển với xu hướng nguyên tắc trữ tình lấn át nguyên tắc tự sự Càng về sau yếu tố cốt truyện giảm xuống, các cảm xúc cá nhân tăng lên và vẫn được đặt trong liên hệ với những sự kiện lớn của lịch sử, của đất nước Đồng thời trường ca là một tác phẩm “ca ngợi” và vì vậy, nó mang tính chất anh hùng Phạm trù anh hùng cần được hiểu khá rộng, trong đó có sự vươn lên trên tầm cuộc sống bình thường và, về mặt này hay mặt khác có liên quan đến khái niệm xứng đáng được ngợi ca, tôn vinh

Trên tạp chí Tình hữu nghị giữa các dân tộc số 08/1961, trong bài báo

Hình thức lớn thì nội dung lớn, V Ivanixenkô cho rằng: “nội dung lớn” là

đặc trưng thể loại cốt yếu của Trường ca “Nội dung lớn” ở đây không chỉ là

sự quy mô của hiện thực được phản ánh trong tác phẩm (nội dung) mà còn là

“tính hoành tráng của tác phẩm” nhìn từ góc độ quy mô về hình thức bên ngoài “Nội dung lớn” còn thể hiện ở nhân cách của nhà thơ (nhân cách lớn)

với những tư tưởng, tình cảm phóng khoáng, lành mạnh, ở sức khái quát sâu sắc, ở những tư tưởng bay bổng [dẫn theo 14, tr.10]

Trang 18

Tóm lại trường ca mang trong mình những đặc điểm riêng và ngày càng biểu hiện rõ nét những đặc điểm ấy trong quá trình phát triển không ngừng của thể loại, dần khẳng định vị trí trong nền thi ca hiện đại

1.1.2 Quá trình phát triển và đặc điểm trường ca trong nền văn học Việt Nam hiện đại

1.1.2.1 Quá trình phát triển

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, thể loại trường ca ra đời và phát triển đã đáp ứng yêu cầu của lịch sử, xã hội Đó là sự phản ánh và tổng kết cuộc đấu tranh của nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ xâm lược Cùng với các thể loại khác, trường ca đã góp phần làm cho nền văn học dân tộc phát triển toàn diện và ngày càng hoàn thiện

hơn Nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã khẳng định: “Sự xuất hiện của trường ca trong giai đoạn 1945 -1975 là một nhu cầu tất yếu nằm trong hệ thống các thể loại văn học Việt Nam Có thể nói, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 -

1975 không thiếu một thể loại nào: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, các loại kí: kí sử, bút kí, tùy bút, truyện kí, các thể thơ: thơ tứ tuyệt, thơ trào phúng, truyện thơ, trường ca” [58; tr.208]

Trước đây, các sáng tác dân gian của các dân tộc thiểu số mang âm

hưởng anh hùng ca như sử thi Đăm Săn, Đăm Noi, Xinh Nhã, hay truyện thơ Đẻ đất đẻ nước đều được xem là trường ca Đến văn học trung đại, tuy

thành tựu nổi bật của thời kì này là thơ ca, song do tính qui phạm chặt chẽ nên các nhà thơ chủ yếu sáng tác theo thể loại thơ đường luật Chính vì vậy các tác phẩm thuộc thể loại trường ca không có điều kiện để xuất hiện Bước sang đầu thế kỉ XX, quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc diễn ra một cách mạnh mẽ và toàn diện Các thể loại văn học, đặc biệt là thơ và văn xuôi đều phát triển nhanh và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Về thơ ca, sự thắng thế và ra đời của phong trào Thơ mới (1932- 1945) đã thực sự mở ra

Trang 19

“một thời đại trong thơ ca” (Hoài Thanh), các nhà Thơ mới đã mang lại cho

thơ ca dân tộc một tiếng nói mới, một hình thức biểu đạt tự do, phóng khoáng, tạo điều kiện thuận lợi để các sáng tác mang xu hướng cách tân xuất hiện

Giai đoạn đầu, từ 1932 cho đến 1945 với tác phẩm trường ca Tiếng địch

sông Ô của Phạm Huy Thông, trường ca được xem như đã xuất hiện trong

phong trào Thơ mới (1932 - 1945) Đó là một khúc anh hùng ca viết về tiếng địch của Trương Lương làm xao lòng khách anh hùng Ở thời kì này và nhiều năm sau Cách mạng trường ca Việt Nam đã chịu ảnh hưởng không ít trường

ca của phương Tây Nhiều bài ca dài bất hủ và ngay cả âm nhạc đều lấy đề tài

kháng chiến như: trường ca Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Du kích sông

Thao (Đỗ Nhuận) Lúc này trường ca hướng tới nhiệm vụ chính trị nhưng nó

vẫn tiếp nối nguồn gốc sử thi anh hùng ca cổ điển

Giai đoạn thứ hai, từ 1945 đến 1975 thời kì kháng chiến chống Mỹ, những năm đầu không có nhiều tác giả sáng tác và số lượng tác phẩm cũng hạn chế, sự xác định ranh giới giữa trường ca với thơ dài cũng chưa rõ ràng

Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Xuân Diệu với Ngọn

quốc kì (1961), Thu Bồn với Bài ca chim Chơrao (1963) Giang Nam với Người anh hùng Đồng Tháp (1968) Nhìn chung, các tác phẩm trường ca

trên đã tập trung tái hiện được một số sự việc tiêu biểu, nhân vật tiêu biểu trong giai đoạn chống giặc ngoại xâm thời kì chống Pháp, chống Mỹ

Giai đoạn thứ ba, từ sau 1975 đến đầu thế kỉ XX, trường ca lúc này đang phát triển mạnh và có những thành tựu đáng kể, được coi là đã đạt được một

vụ mùa bội thu Đề tài chính của trường ca giai đoạn này là đề tài chiến tranh

và cảm hứng của thời đại Cùng trong xu hướng chung của văn học Việt Nam

sau 1975 là đi sâu vào miền nội tâm sâu xa, được gọi là “xu hướng hướng nội”, trường ca Việt Nam hiện đại cũng bắt đầu chuyển hướng sang thể hiện chất trữ tình, hay có thể gọi là “trữ tình hoá trường ca” Đặc trưng trữ tình

Trang 20

được thể hiện như là cảm xúc của cái tôi cá nhân đối với truyền thống văn hoá

- lịch sử của dân tộc Cá nhân mở rộng biên độ cảm xúc và suy tư về lịch sử của đất nước Sự đan xen hai yếu tố tự sự và trữ tình làm nên độ hoàn chỉnh

về thể loại của trường ca; đồng thời đáp ứng được yêu cầu vừa tổng kết, khẳng định một giai đoạn lịch sử vừa bộc lộ cảm xúc mãnh liệt trước những

chiến công hào hùng của dân tộc Một loạt tác phẩm ra đời: Những người đi

tới biển (Thanh Thảo, 1977), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh, 1979), Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu, 1980), Con đường của những vì sao

(Nguyễn Trọng Tạo, 1981), Mặt trời trong lòng đất (Trần Mạnh Hảo,

1981)…Kể từ 1986, xu hướng trữ tình thể hiện rất rõ nét Đây là thể hiện của một ý thức về sự phân công lao động nghệ thuật: trường ca không làm thay cho tiểu thuyết như anh hùng ca trước đây nữa, mà nó phải thể hiện đúng là một thể loại trong hệ thống các thể loại thơ ca Cá nhân mở rộng biên độ cảm

xúc và suy tư về lịch sử của đất nước: Người cùng thời của Mai Văn Phấn (1999), Đổ bóng xuống mặt trời của Trần Anh Thái (1999), Trầm tích của Hoàng Trần Cương (1999), Trường ca Hàm Rồng của Từ Nguyên Tĩnh

(2000), Đồng thời nó cũng được thể hiện như là một sự chiêm nghiệm về

hiện thực đời sống hôm nay: Trường ca Biển của Hữu Thỉnh (1994), Hành

trình của con kiến của Lê Minh Quốc (2006), Phồn sinh của Nguyễn Linh

Khiếu (chưa xuất bản, đăng trên mạng, 2007)

Trong những trường ca mới nhất hiện nay, người ta còn thấy xuất hiện một xu hướng tiếp thu những thủ pháp của văn xuôi hiện đại: thủ pháp dòng chảy ý thức, thậm chí cả thủ pháp của tiểu thuyết mới, của kịch phi lý: câu văn không viết hoa, không chấm phẩy, kéo dài liên tục từng đoạn nhiều dòng

(Phồn sinh – Nguyễn Linh Khiếu) Tương xứng với thủ pháp kỹ thuật mới đó

là một không gian khoáng đạt để chứa đựng một dung lượng nội dung hoành tráng và cảm xúc bao la, phù hợp với cái tôi được giải phóng Thời gian lịch

Trang 21

sử cũng tiến tới được thay thế bằng thời gian tâm linh: đó là một thời gian mơ

hồ, vô định: một hình thức tồn tại của xu hướng trữ tình, suy tư, trở về chốn

nội tâm (Đổ bóng xuống mặt trời – Trần Anh Thái) Thậm chí có những lúc thời gian như thể ngưng đọng, như thể bị biến mất (Người cùng thời – Mai

Văn Phấn)

Như vậy, có thể nói rằng trường ca là một thể loại vẫn đang không ngừng phát triển, là một thể loại chưa ổn định Tuy nhiên trường ca Việt hiện đại đã đóng góp cho việc định hình một thể loại mới trong thơ nói riêng và trong văn học Việt nói chung Nó là một sự kế thừa có sáng tạo của các thể loại tương tự trước đó như sử thi (anh hùng ca), truyện thơ, diễn ca Có thể coi trường ca là miền đất hứa để cho các nhà thơ bộc lộ tài năng của mình

1.1.2.2 Đặc điểm

Sống rồi viết là hành trình chung để tạo ra một đứa con tinh thần của các nhà văn Vốn sống, sự chiêm nghiệm về cuộc đời đủ chín mới ra đời một tác phẩm có giá trị Hầu hết các tác giả viết trường ca đều đã đi qua chiến tranh, chứng kiến và cảm nhận những mất mát hi sinh và chiến thắng hào hùng dân tộc Nội dung của trường ca được thể hiện với con mắt của người trong cuộc, những con người đại diện cho chân lí và chính nghĩa Hai chủ đề lớn của trường ca hiện đại Việt Nam là: chủ đề về chiến tranh và người lính, đất nước

và số phận con người

Trong trường ca hiện đại Việt Nam chiến tranh luôn là đề tài chính, là mấu chốt cho những trải nghiệm được tự sự Trường ca hiện đại tái hiện cuộc đấu tranh của dân tộc ta đối với kẻ xâm lược để dành độc lập tự do cho nhân dân theo lí tưởng cách mạng và cảm hứng chủ đạo yêu nước và chủ nghĩa anh hùng Những cuộc chiến tranh vĩ đại mà quân và dân ta đã trải qua là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn trải nghiệm và viết lên những bản trường ca đặc sắc Đặc biệt, hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

Trang 22

trên nền lịch sử lâu đời của cha ông ta đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của các nhà văn, nhà thơ Họ viết về chiến tranh, ghi giữ dấu ấn của dân tộc, viết về người lính - những con người trực tiếp đương đầu nơi đầu súng ngọn giáo, nơi chiến trường ác liệt Họ viết về chính họ - những con người đã góp phần mình vào cuộc chiến tranh, đã đi qua chiến tranh và đem tâm huyết tài năng góp lại cho cuộc đời Trong bom đạn, trong gian khổ hi sinh, những phẩm chất cao đẹp của người lính càng bộc lộ rõ ràng Những con người sẵn

sàng hi sinh cho độc lập tự do Tổ quốc: “Người ta không thể chọn để được sinh ra/ Nhưng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy./… - Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (nhưng tuổi 20 làm sao không tiếc?)/

Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ Quốc?” (Những người đi tới biển -

Thanh Thảo) Và chỉ có những người lính mới cảm nhận được hết cái mong

manh của nấc đạn, mong manh giữa sự sống và cái chết:“Hòa bình và chiến

tranh, cách nhau bằng nấc đạn” (Ngày 30 tháng 4 – Nguyễn Đức Mậu)

Gian khổ là thế, nhưng họ luôn vững tin vào ngày gặp mặt với một tinh thần

lạc quan: “Ngày mai chúng ta đánh trận cuối cùng/ Một nửa nhân dân ngày

mai ta nhận mặt/ Nhân dân trở về từ bên kia mặt trăng” (Đường tới thành

phố - Hữu Thỉnh) Sau chiến tranh, những con người tham gia cuộc chiến

năm xưa lại trăn trở, hồi tưởng về một thời không quên để rồi phải cầm bút viết tiếp Vì thế, những trường ca ra đời sau 1975, và nhất là từ sau 1980 trở

về đây càng nặng chất hồi tưởng, suy ngẫm Trường ca, với độ dài không hạn định đã giúp các nhà thơ rộng mở biên độ phản ánh, trình bày cảm xúc, tự do thể hiện để chắp cánh cho quá khứ và hiện thực bay lên Độ lùi của chiến tranh giúp họ tỉnh táo hơn, cẩn trọng hơn, công bằng hơn trong việc nhìn nhận

và phản ánh vấn đề Dấu ấn chiến tranh thời chống Mỹ đã đè nặng lên tâm trạng, cảm xúc những người cầm bút Ký ức chiến tranh của dân tộc còn đó trên những thân thể đã gửi lại một phần nơi chiến trường, trên những hình hài

bị dị dạng do chất độc da cam…thì tất yếu, văn chương còn phải viết về ký ức

Trang 23

chiến tranh bằng sự hồi tưởng quá khứ, bằng sự ngưỡng vọng thành kính tri

ân, bằng sự trăn trở của những người sinh sau thời đại nhưng không vô cảm với thời đại chống Mỹ Nếu không, những người cầm bút sẽ cảm thấy mình thiếu nợ với văn học, với nhân dân, với đất nước Bảo Ninh, tác giả tiểu

thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã nói rằng: “Đề tài chiến tranh hay nói đúng

hơn là ký ức chiến tranh là một thế mạnh của văn học Việt Nam, của từng nhà văn Việt Nam Vì đã có một thời gian dài, thế giới biết đến Việt Nam chính là nước Việt Nam trong chiến tranh Chiến tranh thời chống Mỹ chính là trường đào tạo, tôi luyện các nhà thơ chiến sĩ và cả việc tôi rèn nền văn học chiến tranh Việt Nam” [dẫn theo 58, tr.20] Các nhà thơ thời chống Mỹ đã tái hiện

quá khứ, viết về ký ức chiến tranh bằng nhiều thủ pháp: đồng hiện, hồi tưởng, tháy đổi điểm nhìn…

Nhưng, dù thời đại chiến tranh đã chìm sâu vào quá khứ nhưng hiện thực của thời đại vẫn sống động với các tác giả thời hậu chiến Cho nên, chủ đề về đất nước vẫn luôn là chủ đề lớn nhất của mỗi giai đoạn Và trường ca hiện đại cũng đã thể hiện rất rõ nội dung đất nước và số phận con người Đất nước trong đời thường và đất nước trong văn học được kết tinh từ tất cả những mảnh ghép cuộc sống Các tác giả trưởng ca chống kẻ thù xâm lược - Mỹ từ

sự thôi thúc của trái tim mình đều dồn mọi tâm lực cho sự miêu tả, ngợi ca và

dựng nên hình tượng đất nước: “ Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người/ Mồ hôi

và một trời sao trên đất” (Những người đi tới biển - Thanh Thảo) Dân tộc ta

có truyền thống yêu nước đã tạo nên những anh hùng, tạo nên sức mạnh tiềm tàng mà quật cường để dân tộc có thể chiến thắng giặc ngoại xâm Đó là đất

nước của những người con gái, con trai chưa bao giờ biết sống lùi bước:“Đất nước của những người con gái, con trai/ Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt

thép” (Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi - Nam Hà)

Gắn với số phận đất nước là số phận con người Dường như, trường ca hiện

Trang 24

đại xoáy sâu vào mối tương quan với hoàn cảnh, thời gian và không gian tồn tại và số phận của con người Trước 1975 trường ca chủ yếu đề cập đến những con người mang tính tập thể, sống bằng lí tưởng mà ít đời sống nội tâm Song một điểm nhấn trong trường ca hiện đại sau 1975 là đã đề cập đến những só phận riêng mà những số phận ấy chịu ảnh hưởng chiến tranh Các số phận con người đời tư nhiều đau khổ, trái ngang đã được các trường ca sau

1975 đề cập đến như đã tố cáo tội ác của kẻ xâm lược Biết bao người đã không tìm được hạnh phúc vì chiến tranh, để sự nuối tiếc khổ đau cho cả cuộc

đời:“Chết - hy sinh cho tổ quốc - Hùng ơi/ Mâu thấm cỏ, lời ca bay vào đất/

Hy sinh lớn cũng là hạnh phúc/ Một cây xuân thành biển khắc tên Hùng”

(Nấm mộ và cây trầm - Nguyễn Đức Mậu) Và nỗi lòng se sắt một người mẹ

trong trường ca Đất nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo: “Mỗi bận chiến

trường tin bảo từ/ Mẹ lại hoài thai bằng nỗi đau dài” (Đất nước hình tia

chớp - Trần Mạnh Hảo) Con người đã gánh chịu tổn thất rất lớn của chiến

tranh nhưng đồng thời trong mưa bom bão đạn đó con người cũng đã thể hiện sức mạnh kì diệu Họ không chỉ vượt lên hoàn cảnh khác nghiệt đau thương của đất nước mà còn chiến thắng chính cá nhân mình, chiến thắng số phận nhiều lúc không tránh khỏi hẩm hiu Song, dù những mất mát lớn lao, con người vẫn chịu đựng vì sự vĩnh hằng của Tổ quốc

Trong quá trình vận động của thể loại, kết cấu của trường ca là hình thức nghệ thuật quan trọng để nhà thơ biểu thị những ý tưởng nghệ thuật Trường

ca hiện đại là kết quả của quá trình thơ trữ tình mở rộng chức năng xã hội -

thẩm mỹ của yếu tố tự sự trong kết cấu tác phẩm Cho nên, vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trường ca có cốt truyện vẫn là mô hình quen

thuộc cho các nhà thơ khi họ tìm đến thể trường ca (Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn, Nguyễn Văn Trỗi của Lê Anh Xuân, Theo chân Bác của Tố Hữu)

Tuy nhiên vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ vào những

Trang 25

năm tiếp theo, trường ca nở rộ và hầu như không còn phải dựa theo mạch tự sự

là chính Trường ca giai đoạn này c ó thể xem là một dạng thức tổng hợp bao

gồm cả tự sự, trữ tình và chính luận.“Các trường ca dạng này thường được chia thành nhiều chương, khúc, mà mỗi chương có thể được đặt tên Mạch liên kết của các chương là mạch triển khai của chủ đề mang tính chính luận trữ tình” [33, tr.150] Từ sau 1975, kết cấu trường ca theo cốt truyện, sự kiện

và tuyến thời gian ngày càng lỏng lẻo, thì kết cấu lấy tư tưởng - cảm xúc trữ tình làm chỗ dựa ngày càng được các nhà thơ vận dụng sáng tạo Với dạng kết cấu này, biến cố và sự kiện trở thành thứ yếu; cảm xúc, mạch suy ngẫm, liên tưởng của nhân vật trữ tình trong mối tương quan với sự phát triển của tình tiết, sự kiện giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển nội dung của tác phẩm Nhân vật trữ tình giữ vai trò dẫn dắt tạo ra sự nhất quán của cảm xúc cũng

như nội dung tư tưởng (Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm,

Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố và Trường

ca Biển của Hữu Thỉnh, Ngày hội của rạng đông của Võ Văn Trực, Trầm tích của Hoàng Trần Cương, Đổ bóng xuống mặt trời của Trần Anh Thái…)

Sau này các tác giả sử dụng đan xen nhiều kiểu kết cấu trong một tác phẩm đã tạo nên khối lượng đồ sộ, nội dung hoành tráng cho trường ca, đồng thời đây cũng là đặc trưng của trường ca Nhờ sự đa dạng phong phú về hình thức kết cấu đã đem lại cho trường ca sự phát triển vượt trội so với kết cấu của các tác phẩm thơ ca khác Ở mỗi tác phẩm cụ thể, tùy theo sự nổi bật của sự kiện hay mạch nguồn cảm xúc mà mỗi tác giả lựa chọn một kiểu kết cấu hay phối hợp

đan xen nhiều kiểu kết cấu khác nhau:“Trường ca là một hình thức mở rộng giới hạn biểu hiện của con người trong văn chương ở cấp độ thể loại Sự nở

rộ cua trường ca trong thập niên 1975- 1985 là một hiện tượng thi ca đặc sắc của nền văn học chiến tranh và cách mạng…Sự nở rộ của trường ca những năm bảy mươi và nửa đầu những năm tám mươi đã đánh dấu sự hoàn thiện của hệ thống thể loại thơ Việt Nam đương đại” [33, tr.150]

Trang 26

Cùng với sự đa dạng về kết cấu, thể thơ trong trường ca cũng khá phong phú đối với một bản trường ca hiện đại có dung lượng lớn, số lượng câu thơ rất nhiều, thường tác giả ít khi dùng một thể thơ duy nhất Đặc biệt, một đặc điểm nổi bật đó là sự phổ quát của thể lục bát trong trường ca Hầu như các trường ca, dù ngắn hay dài, khi dùng nhiều thể thơ phối hợp thì sẽ có một số câu thơ, đoạn thơ lục bát (để tránh sự lặp lại một kiểu dễ gây cảm giác đơn

điệu), ngoại trừ trường hợp chỉ sáng tác bằng thể thơ tự do như Trầm tích của Hoàng Trần Cương, Chín tháng của Y Phương Thời kỳ đầu chống Mỹ, một

số trường ca thường được nhắc tới như Ba mươi năm đời ta có Đảng (1960),

Theo chân Bác (1970) của Tố Hữu, Bài ca chim Chơrao (1963), Badan khát

(1977) của Thu Bồn, Nguyễn Văn Trỗi (1967) của Lê Anh Xuân, Người anh

hùng Đồng Tháp (1968) của Giang Nam… đều thiên về tự sự, có cốt truyện

rõ nét, thể lục bát và song thất lục bát giữ vai trò then chốt Những năm từ

1975 đến 1980, nhiều nhà thơ đã thử sức và lựa chọn sự đa dạng, phức hợp của nhiều thể thơ - kể cả thơ văn xuôi để sáng tác Kết quả là qua sự sàng lọc của thời gian, trường ca của họ đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt như

Đường tới thành phố, Những người đi tới biển, Mặt trời trong lòng đất Từ

năm 1990 trở về sau, trường ca viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều hơn Các nhà thơ trẻ, kể cả các nhà thơ đã có trường ca nổi trội trong thời hoàng kim của thể loại cũng đã chọn lối kết hợp nhiều thể thơ để thể hiện nội dung cần biểu đạt Có lẽ nhờ thế mà trường ca mang rất nhiều sắc thái tình cảm, thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc, lời thơ giàu nhạc tính, đa thanh, đa giọng điệu Hầu như ít thấy xuất hiện những trường ca với một thể thơ độc nhất (ngoại trừ trường ca sử dụng duy nhất thể tự do) và lối

kể chuyện có đầu có cuối; thay vào đó là những trường ca sáng tác theo phong cách tự do với đa phần là thể thơ tự do, thơ văn xuôi Sử dụng kết hợp nhiều thể thơ trong trường ca là một thuận lợi để dễ bày tỏ cảm xúc, mô tả sự kiện, tránh đơn điệu

Trang 27

Khi cảm thụ thơ ca giọng điệu cũng là một yếu tố hình thức quan trọng

để chuyển tải lập trường, tư tưởng, tình cảm và quan niệm sáng tác của tác giả Giọng điệu còn thể hiện rất rõ phong cách riêng của người nghệ sĩ và đặc biệt tạo nên sự truyền cảm cho độc giả Muốn có thơ hay phải bắt trúng giọng điệu của thơ Đặc điểm nghệ thuật góp phần làm nên sự thành công cho trường ca chính là sự đa giọng điệu Trường ca hiện đại kết hợp cả giọng điệu

kể mang chất tự sự pha lẫn giọng điệu tâm sự giải bày; có khi là độc thoại nội

tâm thiên về chất bình luận triết lý, nhưng chủ yếu là giọng ngợi ca Trường

ca từ 1960 đến 1970 thường hay có giọng kể hơn là tâm tình Trường ca xuất hiện sau 1970 đến 1980 thường mang giọng điệu tâm sự, giải bày, độc thoại nội tâm Trường ca được sáng tác sau 1990 thường mang giọng triết lý bình luận lẫn trữ tình sâu sắc nhưng trầm tĩnh và khách quan Tuy nhiên, cũng

không loại trừ có những trường ca thiên về trần thuật như Đi trong sen ngát

bóng xanh của Phạm Thái Quỳnh, Cổ tích làng Cát của Mai Nam

Thắng Tính chất đa giọng điệu hoàn toàn thích hợp với trường ca sử thi hiện đại để đạt đến sự thể hiện tầm cao và độ sâu tâm trạng, cảm xúc của nhân vật thời đại mới Điều này cũng liên quan đến sự kết cấu của các thể thơ được sử dụng trong trường ca Giọng điệu cũng là một thủ pháp nghệ thuật đặc biệt, giúp cho các nhà thơ tạo nên một sắc thái riêng, một phong cách riêng

Bên cạnh việc chọn nhiều thể loại thơ phối hợp, thủ pháp giọng điệu, thì một thủ pháp khác cũng góp phần khắc họa nét đặc sắc riêng cho thể trường

ca, đó chính là yêu tố ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm chất sử thi Là một thể loại thiên về chất trữ tình, trường ca hiện đại nhiều khi không có nhân vật Cho nên, ngôn ngữ thông thường của trường ca Việt Nam hiện đại là ngôn ngữ tác giả chứ ít khi có ngôn ngữ nhân vật Đây là một đặc trưng được kế thừa của sử thi, và cho dù trường ca có xu hướng thiên về chất trữ tình, thì đặc trưng tự sự cũng sẽ không bao giờ mất hẳn Vì thế, ngôn ngữ kể chuyện vẫn

đóng một vai trò rất quan trọng để dẫn dắt trường ca: “Nhạn đang dở làm

Trang 28

phân,/ Bỗng chạy ù ra bãi, cuống đôi chân” (Du kích sông Loan - Xuân

Hoàng); “Rồi Anh đi khuất khuất dần/ Nay Quyên nhớ lại, lòng ân hận hoài”

(Nguyễn Văn Trỗi - Lê Anh Xuân) Còn ở những trường ca không có cốt

truyện thì vẫn có ngôn ngữ kể chuyện Đó là vì trường ca vẫn đòi hỏi phải có một cái sườn sự kiện Vì thế, trường ca vẫn phải có một ngôn ngữ kể chuyện

để dẫn dắt các sự kiện Ngôn ngữ kể chuyện, nhưng là kể chuyện theo cách cảm xúc chứ không phải là kể chuyện thông thường Trong sử thi và truyện thơ, đối thoại là một kiểu thể hiện phổ biến của ngôn ngữ nghệ thuật Tính chất cốt truyện chặt chẽ đã làm cho sử thi và truyện thơ được triển khai như một câu chuyện khách quan, có hệ thống nhân vật phong phú và đa dạng, có hợp tác và xung đột giữa các nhân vật Và một khi có hợp tác và xung đột, thì đối thoại là một trong những hình thức diễn tả sự hợp tác và xung đột đó Những bản trường ca không có cốt truyện nhưng vẫn có cái sườn sự kiện và mang tính tự sự, đôi khi cũng có các đoạn đối thoại giữa các nhân vật Đây là

sự tiếp nối truyền thống của sử thi và truyện thơ, nhưng, khác với truyện thơ, đối thoại của trường ca hiện đại phi cốt truyện không nhằm mục đích triển khai và dẫn dắt câu chuyện (vì thực tế nó không có câu chuyện để mà dẫn dắt), mà là để gợi mở, bộc lộ và nhấn mạnh thái độ và tình cảm của tác giả Chính vì thế, các nhân vật trong những trường ca đó cũng chỉ là những nhân vật ước lệ Và đối thoại như thế, trên thực chất cũng chỉ là độc thoại Đây là

một đoạn đối thoại như thế trong Khối vuông rubíc - Thanh Thảo: “Tôi xoay

những ô vuông Đôi khi, những đồ vật đã che khuất chúng ta./- Còn sự thành đạt ?/- Đôi khi, nó cũng là một thứ đồ vật./- Như một chiếc áo đẹp, một căn phòng đầy đủ tiện nghi?/- Nó làm ta thấy dễ chịu./- Thấy mình hơn những người khác/- Hơn cả những đồng đội của mình đã chết?” Bên canh đó, nếu

trường ca là một tác phẩm thơ ca có nội dung hoành tráng và có cảm xúc lớn lao, thì lại càng cần đến ngôn ngữ biểu cảm để thể hiện những cảm xúc lớn lao đó Vì thế, trong trường ca Việt Nam hiện đại, ngôn ngữ biểu cảm là một

Trang 29

hình thức nghệ thuật quan trọng bên cạnh ngôn ngữ kể chuyện Nếu như ngôn ngữ kể chuyện là sự thể hiện của đặc trưng tự sự, thì ngôn ngữ biểu cảm là một sự thể hiện của đặc trưng trữ tình Trong trường ca, đặc trưng trữ tình đang có xu hướng lấn át, tình cảm và cảm xúc cũng đang có xu hướng nổi trội

so với yếu tố tự sự Vì thế trong trường ca Việt Nam hiện đại, ngôn ngữ biểu cảm cũng là một hình thức diễn đạt nghệ thuật chủ chốt, ít nhất là ngang bằng với ngôn ngữ kể chuyện Có thể nói, ngôn ngữ biểu cảm là một thế mạnh của trường ca trữ tình Nó cũng là một hình thức biểu đạt nghệ thuật góp phần khu biệt trường ca với truyện thơ, qua đó khẳng định tư cách thể loại của trường

ca Việt Nam hiện đại Tóm lại, ngôn ngữ trường ca có sự vận động từ đơn giản đến phức hợp, tiến tới tương xứng với nội dung hoành tráng và cảm xúc lớn lao của trường ca, góp phần xác định những đặc điểm mới của trường ca, khẳng định vị thế độc lập của trường ca hiện đại với tư cách là một thể loại Trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại có một lịch sử phát triển khá non trẻ so với sự vận động chung của thể loại thơ ca Song, trong chính bản thân nó đã có sự vận động, phát triển từng bước để đi từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện về hình thức nghệ thuật; từ giản đơn về nội dung phản ánh đến những quy mô khái quát các vấn đề to lớn gắn với lịch sử vận mệnh dân tộc, thời đại cũng như đời sống tâm tư tình cảm của nhân dân Có thể nói, mỗi bản trương ca là một tiếng nói đa thanh, đa diện cất lên từ những rung cảm tinh tế,

ám ảnh của người nghệ sỹ để khi đến với bạn đọc, nó làm nên một phức thể tổng hợp những tâm trạng, tình cảm, những suy tư, trăn trở của con người về thế giới, về sự vĩnh cửu của cuộc sống muôn màu

1.2 Nhà thơ Giang Nam

1.2.1 Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác

1.2.1.1 Tiểu sử

Giang Nam tên thật Nguyễn Sung, sinh ngày 02-02-1929 tại xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Ông xuất thân trong một gia đình

Trang 30

Nho học Ngoài bút danh Giang Nam quen thuộc, ông còn dùng các bút danh khác: Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh vào các năm 1955 - 1959

Giang Nam sinh ra và lớn lên tại một vùng quê thanh bình, yên ả Nơi ấy

có bầu trời xanh bao la, có con sông Dinh hiền hòa, có chim, có bướm, có những con người hiền lành, chất phác Điều ấy đã in sâu trong tâm hồn vốn nhạy cảm và mê say văn học của ông từ những ngày thơ ấu Trở thành học trò trường Quốc học Quy Nhơn, cậu bé Nguyễn Sung đã thuộc lòng những bài thơ của những thi sĩ tài danh đương thời: Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, Vũ Hoàng Chương, v.v hơn nữa, lại được thầy Ngô Xuân Thọ trực tiếp giảng dạy, nên mới mười hai tuổi, ông đã viết được những bài thơ hay, nổi tiếng ở trường Quốc học Quy Nhơn lúc bấy giờ Dẫu đó chỉ là những lời tâm tình mộc mạc

về nỗi nhớ nhà, về tình yêu quê hương đất nước, nhưng những trang viết đầu tay ấy hứa hẹn với người đọc về một ngòi bút sẽ nổi tiếng về sau

Tháng 8-1945, khi ông vừa tốt nghiệp Thành chung thì cuộc Cách mạng tháng Tám, tiếp theo là cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc diễn ra Tạm gác giấc mơ, hoài bão về thơ, người thanh niên mười sáu tuổi ấy đã thoát ly gia đình, tham gia cách mạng với tất cả khát vọng và nhiệt huyết của tuổi trẻ Song, nhờ Cách mạng mà ông đã trở thành nhà thơ như ông cũng đã từng tâm

sự: “Tôi thấm thía một điều: Cuộc chiến đấu ấy là ngọn nguồn cảm xúc lớn,

là niềm vui và cả nỗi đau trong thơ tôi” Minh chứng sống động nhất cho điều

ấy là sự ra đời của bài thơ Quê hương, Nghe em vào đại học, Người anh

hùng Đồng Tháp… Đặc biệt bài thơ Quê hương (giải nhì tạp chí Văn nghệ,

1961), dù hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng vẫn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc yêu thích văn chương

Cuộc kháng chiến chống Pháp những năm 1947-1948 trên địa bàn Khánh Hòa diễn ra vô cùng ác liệt, lực lượng cách mạng lâm vào tình thế hết sức khó khăn Bước đầu, địch mạnh hơn chúng ta trên nhiều phương diện Chúng dùng mọi thủ đoạn trấn áp, lừa mị, cách ly quần chúng nhân dân với

Trang 31

cách mạng Trong hoàn cảnh ấy, Tỉnh uỷ Khánh Hòa chủ trương “Tiến về làng!”, kêu gọi cán bộ, đảng viên tiến về nông thôn, sống chết với dân, trực

tiếp lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù Nhạy cảm với thời cuộc chính trị, người thanh niên Nguyễn Sung, lúc ấy đang làm Trưởng ban Thông tin xã ở

quê nhà, đã viết ngay bốn câu thơ theo thi pháp ca dao: “Khói ai phơ phất bên đèo/ Phải người chiến sĩ nấu cơm chiều đó không?/ Quê làng người đợi kẻ trông/ Sao anh chưa xuống núi để em mong ngày ngày?!”

Rồi ông đã gởi bài thơ theo đường giao liên lên toà soạn báo Thắng của

Tỉnh ủy Khánh Hòa đóng tại chiến khu Hòn Dù Nhờ đó, các đồng chí lãnh

đạo Tỉnh uỷ và chủ bút tờ báo Thắng đã nhận ra khả năng làm báo, làm thơ

của ông Vì vậy, tháng 5-1948, Nguyễn Sung (Giang Nam) được điều lên chiến khu, trở thành cán bộ của Ty Thông tin Khánh Hoà làm Biên tập viên

chính kiêm Thư ký toà soạn báo Thắng, trực thuộc Tỉnh uỷ Đó là sự đề bạt

vượt cấp, đến nỗi tác giả cũng không thể ngờ Bút danh Giang Nam cũng ra đời từ đó và gắn bó với tác giả cho đến nay

Ngày 19-8-1948, đúng vào ngày lễ trọng đại của đất nước, trong một kho trại sản xuất mang tên Nguyễn Công Trứ, Giang Nam được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), ông được bí mật bố trí ở lại miền Nam, chuyển về thành phố Nha Trang làm công nhân tại hãng cưa máy Việt Nam kiến trúc Ông được phân công tham mưu chỉ đạo một tạp chí chính trị, văn hóa, nghệ thuật do Tỉnh ủy vận động các trí thức yêu nước xin phép chính quyền Ngụy xuất bản và viết bài cho báo

Gió Mới (số đầu tiên ra mắt vào tháng 5- 1955) với bút danh Châu Giang

(thơ) và Lê Minh (văn xuôi) Sau đó, ông được Tỉnh ủy Khánh Hòa rút về chiến khu, phụ trách ban Tuyên huấn Tỉnh ủy; rồi về Ban Tuyên huấn Khu 6 Khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập vào cuối năm 1962, tác giả được Ban Tuyên huấn Trung Ương Cục miền Nam điều vào căn cứ cách mạng Tây Ninh cùng với các văn nghệ sĩ Nguyễn

Trang 32

Văn Bổng, Lý Văn Xâm, Trần Hữu Trang, Lưu Hữu Phước, tham gia xây dựng Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam, ông được bầu làm Phó Tổng thư

ký Hội và phụ trách tuần báo Văn nghệ Giải phóng Kể từ đó, ông gắn bó với

chiến trường Nam bộ cho đến ngày giải phóng Các tác phẩm Người anh

hùng Đồng Tháp, Người Giồng Tre… đều gắn chặt với mảnh đất và con

người Nam Bộ Dù vậy, trong lòng tác giả luôn nhớ đến con sông Dinh quê hương, nhớ gia đình, bà con, bạn bè, đồng đội đang sinh sống và những người thân yêu đã đổ máu, hy sinh để giữ đất, giữ làng

Hòa bình lặp lại, đất nước thống nhất, nhưng Giang Nam vẫn chưa thể về lại quê nhà công tác, chưa được sum họp cùng gia đình Năm 1975-1977, theo quyết định của tổ chức, ông làm Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng, trưởng ngành văn, công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh Năm 1978, ông được điều về Hà Nội làm nhiệm vụ thường trực Hội Nhà văn Việt Nam; Thường vụ Đảng Đoàn Hội Nhà văn Việt Nam; Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt

Nam khoá II và III; Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ (1978- 1980); Trưởng

ban đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam (1981-1983) Trong thời gian dài xa gia đình, ông sống một mình trong căn hộ tập thể, như ông tâm sự, đi về một mình, nồi cơm nấu ăn cả ngày, những nỗi buồn vui chỉ mỗi mình biết, mỗi mình hay Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ vợ con, bạn bè da diết, khắc khoải hơn bao giờ hết Đó cũng là quãng thời gian để ông suy ngẫm, chiêm

nghiệm về cuộc sống và nhiều tập thơ đã ra đời: Vầng sáng phía chân trời (1975), Hạnh phúc từ nay (1978), Thành phố chưa dừng chân (1985)…

Năm 1989, ông về công tác tại quê nhà Khánh Hòa, vận động thành lập Hội Văn học Nghệ thuật của tỉnh, được bầu làm Chủ tịch Hội và được đề cử vào Hội đồng Nhân dân tỉnh, rồi được bầu làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, phụ trách Văn xã Thời gian làm công tác quản lý, ông có dịp tiếp cận với đời sống của người dân cũng như muôn mặt của đời thường, để

rồi cho ra đời trường ca Ánh chớp đêm giao thừa (1998), Một thời để nhớ

Trang 33

(1998), Nẻo về (1999), Sông Dinh mùa trăng khuyết (2002 - tác phẩm được

giải thưởng của Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa) Dù là quan chức hàng đầu của tỉnh nhưng Giang Nam vẫn giữ được cho mình sự giản dị, chân thành trong cách sống, cách làm việc và đặc biệt vẫn dành cho thơ một tình yêu nồng nàn, tha thiết Cứ tưởng rằng bước vào con đường hoạn lộ, cảm xúc thơ ông sẽ giảm đi

nhưng ông nói: “Có về nơi cuối trời vẫn đau đáu với quê hương, với thơ ca Được làm việc trên quê hương của mình, được phục vụ nhân dân lại được

nhiều người quý trọng và nhớ đến bài thơ Quê hương nổi tiếng nên tôi vẫn

miệt mài viết cho đến hơi thở cuối cùng mới thôi” [51, tr.12]

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ gian khổ, Giang Nam đã sống, đã viết, đã chiến đấu bằng tất cả những gì mình có Nghỉ hưu, trở về với cuộc sống đời thường, ông lại phải chiến đấu với căn bệnh tim quái ác Dẫu trái tim ông có bị bệnh, nhưng như Giang Nam đã nói, trước sau ông vẫn là ông, những tình cảm của ông đối với cuộc sống, đối với văn học, đối với thơ vẫn không hề bị tổn thương Chính những cống hiến to lớn ấy của ông mà

năm 2004 Ban biên tập cuốn 2000 trí thức tiêu biểu của thế kỷ 21 do Trung

tâm Tiểu sử danh nhân quốc tế Cambridge (Anh quốc) biên soạn đã quyết định đưa tên ông vào danh sách những trí thức nói trên Đây không chỉ là vinh dự riêng cho Giang Nam mà còn là vinh dự chung cho các văn nghệ sĩ Việt Nam Dù vậy, ông vẫn rất khiêm tốn khi cho rằng không phải ban biên tập chọn đích danh Giang Nam, mà đơn giản là vì họ muốn chọn ai đó là người Việt Nam

Nhà thơ về nghỉ hưu và an dưỡng tuổi già tại nhà riêng số 46 Yersin, Nha Trang, Khánh Hoà Giang Nam đã qua đời vào lúc 10h31 phút ngày 23/1 (mùng 2 Tết) Trước sự ra đi của ông, nhà văn Nguyễn Quang Thiều xúc

động: “Nhà thơ Giang Nam đã chọn Tổ quốc và thơ ca là lẽ sống đời mình Suốt đời, ông đã đi trên con đường ấy Không có bất cứ điều gì, không có

Trang 34

thách thức nào có thể thay đổi con đường của ông Ông sống hiền như cây, kiên định như cây, mạnh mẽ như cây và nở hoa kết trái như cây trong gió bão” [97, tr.7] Và mãi mãi mọi người sẽ nhớ đến ông, một con người, một

thi sĩ sống trọn vẹn với quê hương, với thơ ca, bằng sự nhiệt thành và đa cảm của trái tim

1.2.1.2 Sự nghiệp sáng tác

Giang Nam bắt đầu hành trình văn chương của mình từ năm 1948, ngay

từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường với bài thơ đầu tiên về vùng tạm chiếm đó là sáng tác đầu tay về quê hương, đất nước Nhưng người đọc

biết đến Giang Nam với bài thơ Quê hương được giải nhì trên tạp chí Văn

nghệ (1961) Từ đó cho đến nay ông đã sáng tác một khối lượng tác phẩm khá

đồ sộ bao gồm cả thơ và văn xuôi Trong Con đường đi vào thế giới nghệ

thuật của các nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh đã có lời kết luận: “Thơ Giang

Nam như những tia lửa góp thêm vào đóa hoa lửa rực rỡ làm sáng ngời lên hình ảnh miền Nam đau thương và anh dũng” [47, tr.114]

Tập thơ Tháng Tám ngày mai (1962) gồm mười bảy bài thơ thể hiện

được phần nào tinh thần chiến đấu quật cường và lòng tin tưởng tuyệt đối của

nhân dân miền Nam vào ngày mai nhất định nước nhà sẽ thống nhất:

“Tháng Tám hôm qua là trận mở đầu Cho tháng Tám ngày mai long trời lở đất! Có tháng Tám là có ngày Thống nhất!” (Bài thơ tháng Tám) Năm 1965,

ông lại cho ra mắt bạn đọc tập thơ Quê hương và được đồng bào miền Bắc

nhiệt tình đón nhận Tập thơ gồm bốn mươi tám bài viết từ năm 1959 đến năm 1965 nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, về những con người kiên trung, bất khuất, về tình yêu quê hương đất nước và niềm tin đất nước được thống nhất Tập thơ chiếm được cảm tình của bạn đọc bởi ở chất giọng đằm thắm, trữ tình, bởi sự chân thật trong cảm xúc Hình ảnh quê hương, đất nước là chủ đề xuyên suốt tập thơ và chủ đề ấy trở

Trang 35

đi trở lại trong suốt quá trình sáng tác của ông như một ám ảnh, một niềm thôi thúc khôn nguôi

Tập thơ Người anh hùng Đồng Tháp (1969) gồm mười bốn bài thơ viết

về những chiến công, những con người anh dũng, kiên gan ở vùng đất phía

Nam của Tổ quốc như Củ Chi, Long An… và trường ca Người anh hùng

Đồng Tháp dài 676 câu thơ ca ngợi người anh hùng Giải phóng quân Huỳnh

Việt Thanh đã hi sinh để bảo vệ nhân dân Đồng Tháp Hình ảnh người liệt sĩ vẫn sống mãi với nhân dân, với mảnh đất Đồng Tháp thân thương, như máu

thịt, như thiên nhiên sông núi: “Ôi, nếu sống anh là gió nổi/ Thì chết anh là sóng bạc đầu/ Nếu hôm qua anh mới là đốm lửa/ Thì giờ đây anh là cả trời

sao” Nội dung tập thơ Vầng sáng phía chân trời (1975) như chính nhan đề

tác giả đã đặt thể hiện niềm tin chiến thắng, một vầng sáng mới, một cuộc sống mới rồi sẽ bừng sáng trên đất nước anh hùng Có thể kể đến một số bài

tiêu biểu như: Vầng sáng phía chân trời, Với Sài Gòn, toàn thắng! Những lời thơ rực lửa được Phạm Văn Sĩ trong Văn học giải phóng miền Nam nhận

xét: “Thơ Giang Nam mang tính thời sự nóng hổi” [70, tr.178] Điều này đã làm cho thơ Giang Nam hùng hục khí thế và động lực chiến đấu “tính thời sự nóng bỏng, không khí chiến đấu toát ra từ mỗi bài thơ của Giang Nam như những tia nước cuồn cuộn nổi bọt từ một dòng thác đổ ào ào” [70, tr.180]

Không chỉ làm thơ, viết trường ca mà Giang Nam còn sáng tác cả truyện

ngắn, bút kí, hồi kí Tập truyện ngắn Vở kịch cô giáo (1962) được xem là tập

truyện ngắn đầu tay của Giang Nam và cũng là tập truyện ngắn đầu tiên của văn học cách mạng miền Nam được xuất bản tại Hà Nội vào năm 1962 Về

tập truyện này, Giang Nam đã tâm sự: “Thú thật khi viết những truyện này từ giữa lòng miền Nam, tôi cảm thấy như một nhu cầu về tinh thần, một trách nhiệm; chưa viết tôi cảm thấy ray rứt, viết xong tôi cảm thấy hăng say chiến đấu và tin tưởng, mặc dầu viết rồi lại phải dấu đút và không nghĩ có ngày sẽ

Trang 36

gửi tới các anh” (Thư của Giang Nam viết cho Ban biên tập báo Thống Nhất

đề ngày 20-7-1959) Ở tập truyện ngắn và bút kí Người Giồng Tre (1969),

Giang Nam đã tái hiện lại hình ảnh vùng đất và con người Nam bộ trong chiến tranh, ca ngợi tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của những con người trên tuyến đầu Tổ quốc Nguyễn Văn Long đã nhận định về

thơ Giang Nam như sau: “Tác phẩm của Giang Nam tập trung viết về con người và cuộc sống ở miền Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, nổi bật là hình ảnh người phụ nữ miền Nam hiền dịu, chịu nhiều đau thương, nhưng kiên trinh, bất khuất [45, tr.2]

Miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất nhưng Giang Nam vẫn chưa được đoàn tụ với gia đình Vì nhiệm vụ, ông đành tạm biệt vợ con lên đường ra Bắc Thời gian này ông sống một mình với nỗi nhớ quay quắt, với những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc chiến đã qua, về hiện tại và

tương lai Và cũng trong thời gian này ông viết Hạnh phúc từ nay, Thành

phố chưa dừng chân Tập thơ Hạnh phúc từ nay (1978) là những cảm xúc

khi đất nước được giải phóng, được đi đến từng vùng, từng nơi, là niềm vui

sau mấy chục năm chiến đấu, trong đó có những bài như Hạnh phúc từ nay,

Bữa cơm đầu ở Hà Nội, Chiếc nón bài thơ,… Tập Thành phố chưa dừng chân (1985) viết về cuộc chiến đấu đang tiếp tục, tuy được về thành phố, đất

nước đã hòa bình nhưng không được nghỉ ngơi mà vẫn phải chiến đấu Đó là những cuộc chiến đấu chống bọn Pôn Pốt diệt chủng, giúp bạn giải phóng

Campuchia, cuộc chiến tranh biên giới với những bài như Chiều Bảy Núi,

Thành phố chưa dừng chân,… thấm đẫm tinh thần và ân tình

Mười năm sau ông mới trở lại quê hương và năm 1998, trường ca Ánh

chớp đêm giao thừa được Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân cho ra mắt bạn

đọc Bản trường ca này viết về cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta đánh vào sở chỉ huy, vào cơ quan đầu não của kẻ thù

Trang 37

Vùng đất quê hương Ninh Hòa với những cảnh, những việc, những người

trong quá khứ mãi ám ảnh ông Và trường ca Sông Dinh mùa trăng khuyết

(2002) đã ra đời vào cuối đông năm 2000 khi ông trở lại thăm quê Con sông Dinh hiền hòa chảy dọc tuổi thơ, theo ông trên những bước đường hành quân nung nấu và giờ đây lại tiếp tục tấu lên khúc nhạc trầm hùng Cảm hứng đi tìm lại quá khứ anh dũng của dân tộc xuyên suốt toàn bộ tác phẩm Trường ca

Sông Dinh mùa trăng khuyết đọng lại trong mỗi độc giả về một thời đã qua

với những mất mát đau thương nhưng rất đỗi tự hào Tình cảm ấy đúng với

những nhận xét của Hoài Thanh: “Có những mảnh đất ta chưa hề đi đến bao giờ mà lại thấy rất quen, mỗi lần nhắc đến bỗng như sống lại cả một thời kỷ niệm Trái lại, có những mảnh đất rất quen, vì cha ông ta đã gửi vào trong đó biết bao nhiêu vui buồn, bao nhiêu mồ hôi nước mắt, bao nhiêu xương máu thế mà ta lại thấy hững hờ xa lạ… Món nợ lâu đời ấy đối với quê hương chúng ta phải liệu mà thanh toán Và Giang Nam là một người có nhiều khả

năng để trả món nợ này” [87, tr.27] Có thể nói, trường ca Sông Dinh mùa

trăng khuyết là một đóng góp rất đáng trân trọng vào mảng đề tài chiến tranh

cách mạng của Giang Nam Trường ca cho thấy rõ hơn nghĩa tình sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương, xứ sở

Năm 2004, Giang Nam bắt tay vào viết tập hồi kí Sống và viết ở chiến

trường Tập hồi kí dài 232 trang, gồm tám chương, ghi lại một cách chân thật,

xúc động từ những ngày đầu ông đi vào cách mạng và kháng chiến cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Dù đã viết đã giã bày, tác giả tập hồi kí

vẫn còn mãi trăn trở: “Đặt dấu chấm cuối cùng cho trang viết, lòng tôi vẫn cảm thấy chưa yên Còn bao điều muốn viết, muốn kể, còn bao vùng đất anh hùng tôi đã đi qua, đã sống… Món nợ tình nghĩa lớn lao này hình như vẫn còn nguyên đó” [55, tr.232] Thời gian lặng lẽ trôi, nhà thơ lắng lòng mình để

nghe tiếng thời gian trôi đi còn trò chuyện lại Và tập thơ Lắng nghe thời gian ra

Trang 38

mắt bạn đọc vào năm 2008 Tập thơ là những xúc cảm, suy tư, những trải nghiệm

của nhà thơ về một thời đã qua

Với những đóng góp lớn lao trong sự nghiệp nhà thơ Giang Nam thực sự chiếm một vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam hiện đại và trong niềm tin yêu của mọi người

1.2.2 Quan điểm sáng tác

Quan niệm nghệ thuật là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về cuộc đời, về con người, về văn chương, chi phối thế giới nghệ thuật của nhà văn Chính điều này chi phối quá trình thai nghén tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn Quan niệm nghệ thuật là điều cốt lõi của sáng tạo

nghệ thuật Theo Trần Đình Sử: “Quan niệm nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật học, nó gắn bó với quan niệm thế giới quan triết học, xã hội học về con người và thế giới nói chung nhưng tự bản thân nó đã là một ý thức hệ đặc biệt gắn liền với miêu tả nghệ thuật” [72, tr.115] Như vậy, cái thúc đẩy sức sáng

tạo nghệ thuật chính là quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người thể hiện sự thống nhất giữa thực tại được phản ánh và năng lực cắt nghĩa, lý giải nghệ thuật của nhà văn Ứng với một quan niệm về cuộc đời và con người là một thế giới nghệ thuật tồn tại trong khám phá của nhà văn Trên cơ sở quan niệm nghệ thuật đã hình thành từ trước trong tư duy, trong cảm xúc mà nhà văn có thể lựa chọn và xây dựng những hình tượng nghệ thuật khác nhau Mỗi nhà văn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng Khi đề cập đến yếu tố làm

nên một bài thơ hay, Giang Nam quan niệm: “Bài thơ hay là bài thơ đi vào lòng người - dù chỉ đọc qua một lần - và không chịu rời ra nữa Nó truyền cảm xúc, rung động chủ quan của tác giả đến người đọc Người đọc thích thú

tự hỏi những chuyện như thế này, những hình ảnh này mình đã từng suy nghĩ, thậm chí từng sống… mà sao mình không thể viết được như vậy? Theo tôi đó

là tài năng” [50, tr.25] Như vậy, thơ hay ngoài vốn sống, vốn tri thức văn

Trang 39

hóa, kinh nghiệm thẩm mỹ đòi hỏi nhà văn phải có tài năng Theo Giang Nam, lao động nghệ thuật chiếm 99% còn 01% thuộc về tài năng và như thế

nhà thơ sẽ tạo nên một tác phẩm tuyệt vời Ông cho rằng: “Viết được một bài thơ hay là rất khó, kể cả đối với các nhà thơ lớn Nó là tổng hợp của hiện thực

và tưởng tượng, của tình cảm và lý trí, của cuộc sống bình thường hàng ngày

và những khoảnh khắc bất ngờ lóe sáng của trí tuệ và cảm xúc Nó là điểm rơi mà mỗi người làm thơ đều hết sức mong muốn” [50, tr.25] Có thể thấy

trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Giang Nam bài thơ Quê hương và vài

bài thơ khác chính là “điểm rơi”, là “khoảnh khắc bất ngờ lóe sáng” ấy Tuy

nhiên, cũng cần thấy rằng bên cạnh phẩm chất thiên tài và khả năng lao động nghệ thuật thì người làm thơ phải có trái tim lớn đập cùng nhịp đập với nhân dân mình trước những vấn đề lớn của thời đại, dân tộc

Thơ là sáng tạo, không ngừng mở rộng, khám phá những chân trời mới Mọi khuynh hướng tìm tòi đều đáng được quan tâm, cổ vũ nếu thực sự vì thơ

Vì vậy, ông hoan nghênh những tìm tòi về hình thức nếu những tìm tòi đổi mới ấy diễn đạt được điều tác giả muốn nói một cách thông minh, chân thực

và xúc động Ông kêu gọi người làm thơ đừng nhân danh đổi mới, học tập

trào lưu thế giới mà biến thơ thành “xiếc” chữ nghĩa, người đọc đọc mãi mà không hiểu tác giả muốn nói gì Ông cho rằng mọi thứ “làm dáng tôn vinh chữ nghĩa” đều có mặt trái của nó là ngăn cản thơ đi vào lòng người Nhưng

cũng đừng tầm thường hóa thơ, chạy theo những biểu hiện thác loạn, bệnh

hoạn để tự cho mình là “mới” Nguy cơ xa rời người đọc, xa rời đạo lý tốt

đẹp của dân tộc cần được nhận thức rõ hơn Theo ông, thơ Việt Nam phải mang đặc điểm Việt Nam, càng phát triển đổi mới càng phải biết và bảo tồn hồn dân tộc trong thơ

Giang Nam đã từng tâm sự ông trở thành nhà thơ từ lúc nào không biết, bởi công tác chính của ông là xây dựng cơ sở, tuyên huấn, quản lý văn hoá

Trang 40

văn nghệ và… sản xuất, đi theo bộ đội đánh giặc Ông viết chủ yếu là không thể dằn lòng trước nỗi đau của bà con và nỗi đau của riêng mình Ông viết là

để cho chính mình đọc, để tự dặn lòng hãy thuỷ chung với đất nước, với người mình thương Với ông thơ là máu thịt, là cuộc đời của ông Vì thế, ông

quan niệm bản chất của thơ: “thơ hay phải chân thành, chân thật không thể giả dối, thơ hay phải là những gì tác giả rứt ruột, rứt gan mình ra mà viết Dù

là hướng nội, hay hướng ngoại (xét về mặt đề tài) thì thơ vẫn là tiếng nói của một trái tim gởi đến vạn trái tim khác, là sự đồng cảm giữa những tâm hồn Thiếu yếu tố đó, thơ chỉ còn là xiếc chữ nghĩa” [50, tr.27] Giang Nam luôn

“đau đáu” trong mình một suy nghĩ phải chăng những tình cảm tha thiết, chân

thành, xót xa đã giúp người ta có những câu thơ hay Cũng từ đó, ông nuôi dưỡng cho mình ý thức viết một cách chân thành và tha thiết nhất Suốt cuộc đời, Giang Nam vẫn tâm niệm lời nhận xét của Bác Hồ khi Người trò chuyện

cùng nhà thơ Thanh Hải (do chính nhà thơ Thanh Hải kể lại): “Thơ Giang Nam viết có tình” Quan niệm về bản chất thơ của Giang Nam có nét tương

đồng với nhà thơ Thanh Thảo khi Thanh Thảo cũng cho rằng tâm hồn thơ

phải mang bản chất chân thành Đó là sự thành thực trong cảm xúc:“Tôi sẵn sàng gặp gió, gặp bão, gặp em - Riêng sự hững hờ là tôi không chờ gặp”

(Trăm mảnh gỗ vuông) Vị thế của Giang Nam đã được khẳng định và đánh

giá đúng với những đóng góp của ông dành cho văn nghệ Giới nghiên cứu, bạn đọc rất trân trọng những tác phẩm của ông Không những thế, tác phẩm của ông cũng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông

Tiểu kết chương 1:

Trường ca là thể loại có sức dung chứa và phản ánh những sự kiện lớn lao của thời đại Các nhà văn, nhà thơ đã chọn trường ca để thử sức và lưu giữ cảm xúc về giai đoạn quan trọng của lịch sử Trường ca Việt Nam hiện đại là

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w