Cũng trong tập truyện này, Vũ Trinh đã có những sáng tạo cả về nội dung và hình thức nghệ thuật so với những tác phẩm truyện truyền kì trước đó, đóng góp nhất định cho thể loại truyền kì
Trang 11
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
HÀ THỊ THANH TÂM
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC CỦA VŨ TRINH
ĐỀ ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Bình Định - Năm 2023
Trang 2Truyền kì là một trong những thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng có một quá trình hình thành và phát triển trong cái nôi văn hóa Viêt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng cội nguồn văn hóa, văn học dân gian, nên thể loại này mang đậm dấu ấn dân tộc, với những yếu tố thần linh, huyền thoại của tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa người Việt được thể hiện đậm nét Như ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam, tìm hiểu những yếu tố văn hóa trội bật của thể loại này chính là quá trình truy nguyên những vấn
đề liên quan đến hệ thống, đặc điểm tín ngưỡng, sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian, tư
Trang 33
tưởng tôn giáo, phương thức tư duy của con người trung đại đến quan niệm thẩm mỹ, thế giới nghệ thuật của các thiên truyện ngắn truyền kì trong văn xuôi trung đại Việt Nam Phần lớn các nhà văn trung đại mượn những chuyện kì ảo để phản ánh hiện thực trong xã hội con người Truyện truyền kì thuộc loại hình văn xuôi tự sự Việt Nam, được
manh nha từ những tác phẩm truyện dân gian, tôn giáo thế kỷ X-XIV như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh và chính thức xuất hiện ở thế kỷ XV với tập Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, tiếp tục quá trình phát triển với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm Và Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh được xem là tác phẩm cuối cùng của thể loại truyền kỳ trong văn học
trung đại Việt Nam
Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh có một hệ thống nhân vật phong phú Từ hệ
thống nhân vật, tập truyện vừa phản ánh được bức tranh hiện thực đương thời vừa thấm đẫm giá trị nhân văn, nhân đạo Cũng trong tập truyện này, Vũ Trinh đã có những sáng tạo cả về nội dung và hình thức nghệ thuật so với những tác phẩm truyện truyền kì trước
đó, đóng góp nhất định cho thể loại truyền kì nói riêng và văn học trung đại Việt Nam
ở giai đoạn cuối nói chung Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chọn Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh làm đề tài của đề án
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp tác giả Vũ Trinh
Thân thế và sự nghiệp của Vũ Trinh đã được thể hiện trong nhiều bài viết, công
trình nghiên cứu Trong các sách Từ điển văn học Việt Nam: Từ nguồn gốc đến hết thế
kỷ XIX [2], Từ điển văn học (bộ mới) [16], ở loại mục tác giả, Vũ Trinh là một trong
những gương mặt tiêu biểu đã được giới thiệu một cách khái quát Ở một số công trình nghiên cứu là sách, luận văn, khóa luận, trước khi đi vào tìm hiểu, lý giải những vấn đề
cụ thể về đặc điểm, giá trị sáng tác của Vũ Trinh, các tác giả công trình cũng đã ít nhiều tìm hiểu xuất thân, hành trạng cuộc đời, thái độ ứng xử của Vũ Trinh trước thời cuộc và xem đó như một cơ sở, chìa khóa đi vào tác phẩm của ông Những công trình này tiêu
Trang 44
biểu có thể kể đến như: Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục của nhóm tác giả Trần Thị Băng Thanh, Phạm Tú Châu, Phạm Ngọc Lan [47], Nhân vật Lan Trì kiến văn lục của Nguyễn Thị Hoàng Thu [52], Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh của Nguyễn Thị Trang [54], Điểm qua về tác giả Vũ Trinh còn có nhiều bài viết trong các sách, báo, tạp chí, tiêu biểu có thể kể đến như: Vũ Trinh và truyện truyền kì của Anh Chi [4], Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục trong dòng truyện ngắn truyền kì Việt Nam của Trần Thị Băng Thanh [46],…
Các bài viết, công trình nghiên cứu về Vũ Trinh đều thống nhất cho biết: Vũ Trinh (1759 - 1827) tên tự là Duy Chu, hiệu là Nguyên Hanh, biệt hiệu là Lai Sơn, Lan Trì ngư giả, đạo hiệu Hải Âu hòa thượng Ông là người làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh Vũ Trinh xuất thân từ một gia đình có nề nếp thi thư Ông nội Vũ Trinh hiệu là Hy Nghi, đỗ Tiến sĩ thời Lê, làm quan đến Thượng thư bộ binh Cha ông tên là Triệu, cũng đỗ Hương tiến, làm quan đến chức Tham Nghị cho nhà Lê
Vợ ông là con gái Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, người Tiên Điền, là chị gái của đại thi hào Nguyễn Du Vũ Trinh nổi tiếng thông minh từ nhỏ, 17 tuổi đỗ Hương tiến, được tập ấm chức Tri phủ Quốc Oai, tước Lan Trì bá Là con nhà thế phiệt, lại có hoài bão lớn nên ông tham gia chính trường rất sớm Với bản lĩnh cứng cỏi, tài năng tổ chức lớn, Vũ Trinh trở thành một bậc tôi trung, luôn hết lòng với nhà Lê Thế nhưng, con đường hoạn lộ của ông lại gặp nhiều thăng trầm, sóng gió Các trước tác của Vũ Trinh
khá phong phú và đa dạng: Lan Trì kiến văn lục, Cung oán thi, Thanh chú trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, Sứ Yên thi tập, Lời bình trong Đoạn trường tân thanh, Hoàng Việt luật lệ, Phàm lệ soạn sử, một số tản văn viết cho họ Ngô Thì hay bè bạn,
nhiều chiếu sách đầu đời Gia Long và có thể còn có thơ văn ông làm trong thời gian bị
lưu đày ở Quảng Nam, hay ông còn được cho là tác giả của các vở chèo Công chúa Lạc Xương, Lưu Bình – Dương Lễ, Chu Mãi Thần, Hán Sở [47, tr23]
Qua những bài viết, công trình nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Vũ Trinh, chúng ta nhận thấy ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, nhiều
Trang 55
đời làm quan, gắn bó và nhận nhiều ân sủng của triều Hậu Lê Dù vậy, cá nhân ông cũng phải chịu nhiều bi kịch từ những biến động của lịch sử - xã hội đương thời Ông là một người đa năng, đa tài: vừa là một nhà văn, lại vừa là một nhà làm luật, một nhà Thiền học Bởi vậy, tác giả đã có những đóng góp nhất định cho đất nước lúc bấy giờ trên phương diện luật pháp, tư tưởng, nhất là trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX
2.2 Những nghiên cứu về nội dung nghệ thuật trong Lan Trì kiến văn lục
Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh có vị trí quan trọng trong dòng truyện truyền kì
Việt Nam Đặc sắc của tác phẩm này xuất phát từ quan điểm mĩ học và bút pháp của tác giả có những nét riêng, tạo nên bước chuyển biến lớn cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam Cho đến nay, tác phẩm đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu trên nhiều phương diện nội dung khác nhau
Trong bài viết Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục trong dòng truyện truyền kì Việt Nam (Tạp chí Văn học, số 4, 1989), tác giả Trần Thị Băng Thanh đã nêu ra một số chủ
đề nổi bật của Lan Trì kiến văn lục: “Là đề cao lòng nhân hậu vị tha, đề cao tình yêu
thủy chung, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, tình mẫu tử thiêng liêng” [46, tr34]
Ở công trình sách Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những vấn đề văn xuôi
tự sự (Nxb Giáo dục, 2003), nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã đánh giá khái quát:
“Kiến văn lục của Vũ Trinh là đại biểu cuối cùng của văn xuôi tự sự thuộc xu hướng thế tục” [34, tr38]
Cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) (Nxb Thế giới, 2004), trong mục “Vũ Trinh”, Nguyễn Huệ Chi cho rằng: “Chủ đề nổi rõ nhất của Kiến văn lục là trình bày hiện tượng phá vỡ “khuôn phép” của những con người thời đại Sự phá vỡ này có thể theo chiều hướng thoái hóa, làm cho con người tàn bạo, mất hết nhân tính nhưng sự phá vỡ cũng theo chiều hướng tích cực, ở đó con người thường bị đặt trong những tình huống căng thẳng đầy bi kịch và chính là trong cuộc vật lộn cay đắng ấy, họ đã có dịp bộc lộ những phẩm chất cao quý, những tình cảm rất người” [16]
Trang 66
Bài viết Những biến đổi trong nguyên tắc tự sự của truyện truyền kì Việt Nam in trong sách Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử (Trần Đình Sử chủ biên, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008), tác giả Vũ Thanh cũng đề cập đến đề tài thế sự trong Lan Trì kiến văn lục [45]
Trong cuốn Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục, Trần Thị Băng Thanh - Phạm Tú
Châu - Phạm Ngọc Lan biên dịch và biên soạn (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2018)
có ghi lại các lời tựa thể hiện những nhận định, đánh giá liên quan đến các phương diện nội dung của tập truyện:
“Lời tựa 1” của Ngô Thì Hoàng, in ở đầu tập Lan Trì kiến văn lục cho biết: “Lớn thì như người, vật, quỷ thần, nhỏ thì như cá, sâu, chim, thú, những gì mắt thấy, những
gì tai nghe mà có điều kì lạ, ông đều ghi chép lại”[47, tr70], “Có chỗ nói chuyện quái
dị mà không xa dời đạo thường, có chỗ kể về sự biến hóa nhưng không mất chính đạo, đại để ngụ ý khuyên răn kín đáo khiến cho người đời sau đọc sách này noi theo điều hay, phòng ngừa điều dở, thực là có ích cho sự giáo dục ở đời, sao có thể xem như đã
sử dụng hoang đường được”[47, tr71] Theo tác giả này, những nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục phần lớn gắn với cuộc sống đời thường Nó có tác dụng khuyên răn hoặc
cảnh cáo người đời Ý kiến này đánh giá cao về những đóng góp của Vũ Trinh trong
Lan Trì kiến văn lục
“Lời tựa 2”, Tín Như Thị viết: “Tôi đọc sách này, có được thu hoạch sâu sắc Các truyện Cô Đào họ Nguyễn, truyện Liên Hồ Quận quân là thương giai nhân chẳng gặp thời, mà cũng ngụ lời than tài tử số phận lận đận Các truyện Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, Người vợ tiết liệt ở Cổ Trâu là biểu dương tiết lớn của bậc quần thoa, mà cũng có thể gửi gắm nỗi đau bất hạnh của kẻ trung thần Cá hổ nghĩa hiệp, gà chó cũng gần gũi với thân người Trong căn phòng nhỏ cầm quyển sách lặng lẽ nghĩ suy, cảm thấy tâm thần khoan khoái như trong điện Phật ngồi nghe bậc cao tăng thuyết pháp, sách bổ ích cho đời đâu phải là nhỏ? ( ) ” [47, tr73-74] Như vậy, Tín Như Thị
Trang 77
đã khẳng định Lan Trì kiến văn lục đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về
cuộc sống của người xưa
“Lời tựa 3”, in ở đầu tập Lan Trì kiến văn lục, Trần Danh Lưu cho biết: “Trong khoảng trời đất, cõi hoàn vũ rộng lớn, vật gì không có Thế mà đối với những chuyện tai không nghe, mắt không thấy nhưng cứ nhao nhao biện bác là có hay không thì có thỏa đáng chăng? Vả lại, sách của ông đều ghi chép những điều tai nghe, mắt thấy hiện thời Đường đời hiểm trở, ma quỷ đầy đường, hồn thiêng ma ác chẳng phải là chuyện
hư ảo [47, tr76]
Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết, khóa luận, luận văn nghiên cứu về nội dung tác
phẩm Lan Trì kiến văn lục ở những cấp độ khác nhau, tiêu biểu như: khóa luận của Nguyễn Thị Trang: Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2014; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Trai: Yếu tố huyền ảo trong truyện kí Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX (Khảo sát qua Tang thương ngẫu lục, Lan Trì kiến văn lục và Truyền kỳ Tân Phả), Trường Đại học Sư phạm
Tp Hồ `Chí Minh, 2014; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan Phương: Chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam (Khảo sát qua Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục),Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, 2017; khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Hồng Nhung: Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2018; bài viết của Lê Thị Hải Yến: Hai bức tranh xã hội trong kí về chuyện kì Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 42/2020;
Nhìn chung, các bài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nội dung phản ánh, thế giới nhân vật đa dạng, những giá trị nổi bật của tác phẩm Từ đó, khẳng định những đóng góp to lớn của Vũ Trinh cho nền văn học trung đại giai đoạn cuối và điểm khác biệt của Vũ Trinh so với các tác giả trước đó
2.3 Những nghiên cứu về hình thức nghệ thuật trong Lan Trì kiến văn lục
Trang 88
Nghiên cứu về hình thức nghệ thuật trong Lan Trì kiến văn lục, các công trình đi
trước ít nhiều đã chú ý đến việc tác giả Vũ Trinh đã xây dựng nên một hệ thống nhân vật phong phú trong tập truyện thành những kiểu loại khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là nhân vật người phụ nữ Các công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Trương Thị
Hoa (2011), Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục, Luận văn thạc
sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Hoàng Thu
(2012), Nhân vật Lan Trì kiến văn lục, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh;
Lê Thị Thu Trang (2013), Nhân vật người phụ nữ trong Truyền kì tân phả và Lan Trì kiến văn lục, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Hoặc có những bài viết đi vào tìm hiểu một phương thức nghệ thuật cụ thể trong Lan Trì kiến văn lục, tiêu biểu như bài viết của Quảng Văn Ngọc: Nét đặc sắc trong thủ pháp kể chuyện của Vũ Trinh qua Lan Trì kiến văn lục, Tạp chí Xã hội, nhân văn và giáo dục, 2015
Đụng chạm và gợi mở nhiều vấn đề nghiên cứu về hình thức nghệ thuật của Lan Trì kiến văn lục là công trình sách Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục của nhóm tác giả
Trần Thị Băng Thanh, Phạm Tú Châu, Phạm Ngọc Lan (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội,
2018) và công trình luận án Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại: diện mạo và đặc trưng nghệ thuật của tác giả Lê Dương Khắc Minh (Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2019) Ở mục “Đặc điểm nghệ thuật của Lan Trì kiến văn lục” trong sách Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục, nhóm tác giả đã cho thấy: ở thể loại truyền kì, “Vũ Trinh đã có cách viết nhiều ít khác các tác giả đi trước và do đó có đóng góp thêm những nét mới cho thể loại” [47, tr46] Cụ thể là, tập truyện Lan Trì kiến văn lục vừa có “tính chất
truyền kì” lại vừa có “tính chất kí sự” và “tính chất truyện kí lưu giữ nhiều bản sắc dân
dã” Trong công trình luận án Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại: diện mạo và đặc trưng nghệ thuật, tác giả Lê Dương Khắc Minh đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu một
số vấn đề nổi bật của nghệ thuật truyện truyền kì Việt Nam nói chung và trong tương quan với truyện truyền kì khu vực Đông Á: các kiểu kết cấu truyện truyền kì, nghệ thuật
Trang 9tác giả cũng như nội dung và hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Lan Trì kiến văn lục
đều giúp chúng tôi đi sâu định danh, lý giải về hệ thống các kiểu nhân vật mà tác giả đã lựa chọn xây dựng cùng những thủ pháp nghệ thuật cụ thể mà tác giả đã sử dụng để xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình
3 Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục của
Vũ Trinh, đề án muốn góp phần đánh giá giá trị tác phẩm cũng như vai trò, đóng góp của tác giả đối với thể loại truyện truyền kì trung đại Việt Nam nói riêng cũng như cho văn học trung đại Việt Nam nói chung
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề án có nhiệm vụ tìm hiểu, phân tích, làm sáng rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tập tác phẩm Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh
- Phạm vi: Tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ
Trinh, bao gồm cả đặc điểm hệ thống nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật cụ thể trong việc xây dựng nhân vật
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp loại hình: Sử dụng phương phương pháp loại hình, người viết có thể phân chia hệ thống nhân vật trong tác phẩm thành những kiểu loại có cùng chung những đặc điểm nhận diện nhất định để đi sâu vào tìm hiểu, phân tích; đồng thời cũng cho phép
Trang 10Lan Trì kiến văn lục
- Phương pháp thống kê - hệ thống: Khảo sát 45 truyện trong Lan Trì kiến văn lục do
Trần Thị Băng Thanh - Phạm Tú Châu - Phạm Ngọc Lan biên dịch và biên soạn để làm sáng rõ những vấn đề về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tập truyện
- Phương pháp so sánh: So sánh Lan Trì kiến văn lục với một số tác phẩm truyện kí đồng đại (Vũ trung tùy bút, Thượng kinh ký sự, Công dư tiệp kí,…) để thấy được những tương đồng và dị biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tập truyện
7 Đóng góp của đề án
Thông qua việc triển khai đề tài đề án, chúng tôi muốn đem đến cho bạn đọc cái
nhìn toàn diện và sâu sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục
của Vũ Trinh (Hệ thống nhân vật, Các thủ pháp cụ thể trong việc xây dựng nhân vật)
Từ đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về hiện thực xã hội và khát vọng của con người lúc bấy giờ, cũng như biết thêm về Vũ Trinh và những đóng góp của ông cho văn học trung đại
và lịch sử dân tộc
8 Cấu trúc của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề án gồm
3 chương:
- Chương 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục
- Chương 2: Hệ thống nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục
- Chương 3: Thủ pháp xây dựng nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục
NỘI DUNG
Trang 1111
CHƯƠNG 1 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT, VŨ TRINH
VÀ LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC
1.1 Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học
1.1.1 Nhân vật trong văn học
Để tạo thành một tác phẩm văn học phải có nhiều yếu tố như: nhân vật, ngôn từ, kết cấu, giọng điệu trong đó, nhân vật là hình thức, là phương tiện cơ bản cấu thành
nên một tác phẩm văn học Nhà văn Tô Hoài đã từng nói: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [21] Nhân vật là đứa con tinh
thần của nhà văn, là nơi để nhà văn bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Khi tạo ra các nhân vật, nhà văn đều gắn liền nó với những vấn đề mà mình đề cập tới trong tác phẩm văn học Đó là tiếng lòng của nhà văn với cuộc đời Điều đặc biệt là nhân vật trong tác phẩm văn học khác với nhân vật trong các loại hình nghệ thuật khác, nó được tạo nên bởi chất liệu riêng là ngôn từ Vì vậy, khi tiếp cận với nhân vật văn học, chúng ta phải
vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng, xem xét nó trong các mối quan hệ
Nhân vật trong tác phẩm văn học rất phong phú, đa dạng Đó có thể là con người,
có tên tuổi cụ thể như: Thúy Kiều, Thúy Vân, Chí Phèo, Tràng, bà cụ Tứ, Việt, Chiến, Tnú, Mị, A Phủ Đó có thể là con người, nhưng không có tên tuổi cụ thể, người ta chỉ gọi phiếm chỉ là: hắn, thị, lão, nó, mụ Đó có thể là một đại từ nhân xưng như: tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết; mình - ta trong ca dao Cũng có thể nhân vật trong tác phẩm văn học không phải là người mà là những sự vật, loài vật, đồ vật ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người như: Dế Mèn, Dế Choắt, Bọ Ngựa; ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy; cây, cỏ, hoa lá Nhân vật trong văn học cũng có khi
đến từ thế giới siêu nhiên như: ma quỷ, thần tiên
Nhân vật trong văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ, chứ không phải là
sự sao chép nguyên xi, đầy đủ như ngoài cuộc sống Như trong Truyện Kiều , khi miêu
tả Thúy Vân, Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
Trang 12So bề tài sắc lại là phần hơn
Hay miêu tả về Từ Hải, tác giả viết: Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao Tìm đâu
ra ngoài đời một nàng Vân, một nàng Kiều đẹp kiều diễm, tuyệt mĩ đến thế, và cũng tìm đâu ra một anh hùng Từ Hải cao lớn đến thế Tất cả là từ bút pháp ước lệ của nhà văn Nhân vật trong văn học được khắc họa bởi tên gọi, dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp,
đặc điểm riêng Như trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,
người phụ nữ được nói đến với tên gọi phiếm chỉ “người đàn bà hàng chài”, chỉ tên gọi
chung cho những người phụ nữ vùng biển
Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học là khái quát thế giới đời sống,
số phận, tính cách, hiện thực, đồng thời thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Như nhắc đến nhân vật Thúy Kiều, Đạm Tiên, ta liên tưởng ngay tới những con người
tài hoa bạc mệnh Nhắc đến nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, ta
liên tưởng ngay đến số phận của những người dân miền núi phía Bắc dưới sự bóc lột,
đè nén của bọn chúa đất Nhân vật trong tác phẩm văn học chất chứa những hiểu biết, những ước ao, những kì vọng về con người của nhà văn Ví như, nhân vật Tấm trong
truyện Tấm Cám, Người em trong truyện Cây khế, Thạch Sanh trong Thạch Sanh đều
là những con người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội, nhưng cuối cùng họ đều sống hạnh phúc Đó là ước mơ của ông cha ta về công bằng xã hội, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
Hay qua nhân vật Chí Phèo trong truyện Chí Phèo, Nam Cao đã thấu hiểu cuộc sống
của những người nông dân nghèo trong xã hội thực dân nửa phong kiến Con người bị
xã hội đẩy đến con đường lưu manh hóa, trở thành con quỷ dữ, đánh mất đi cả nhân hình lẫn nhân tính Vì vậy, trong quá trình xây dựng nhân vật, nhà văn tự do lựa chọn
Trang 1313
những yếu tố, chi tiết cần thiết, góp phần lột tả được ý đồ của họ, quan niệm của họ về con người và cuộc đời Có thể nói, nhân vật trong văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, gắn liền với những ý đồ tư tưởng của nhà văn Đúng như ý kiến của Betông
Brecht: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” Cho nên, chúng ta không nên đồng nhất con người trong văn học
với con người trong đời sống hàng ngày
Tóm lại, nhân vật văn học là sáng tạo độc đáo của nhà văn Mỗi nhân vật như một chiếc cầu nối giữa người viết và người đọc Qua nhân vật, người viết gửi gắm bao nhiêu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, hiểu biết về con người và cuộc sống thực tại Còn người đọc nhận được điều gì, hiểu được điều gì về cuộc sống và con người trong
tác phẩm văn học đều thông qua suy nghĩ, hành động của nhân vật văn học
1.1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học
Nếu như nhà điêu khắc, nhà họa sĩ tạo dựng nhân vật trong một tư thế cố định theo ý tưởng của mình, thợ nhiếp ảnh ghi lại con người trong khoảnh khắc thì nhà văn lại tạo ra nhân vật trong thế động, có lời ăn tiếng nói, có hành động, có ngoại hình, có
đời sống vật chất và tinh thần phong phú Để xây dựng thành công nhân vật trong tác
phẩm văn học, nhà văn phải có cái nhìn khái quát, phải có vốn hiểu biết về con người
và cuộc đời, phải có khả năng phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật Nhà văn
có thể xây dựng nhân vật với nhiều cách khác nhau như: xây dựng nhân vật qua ngoại
hình, tâm trạng, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, tình huống, không gian – thời gian,
Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, nghĩa là qua cái dáng vẻ bề ngoài của
nhân vật như: đôi mắt, mái tóc, miệng, tác phong, trang phục Ông cha ta thường nói
“Trông mặt mà bắt hình dong”, nghĩa là mỗi con người đã bộc lộ một điều gì đó qua
dáng vẻ của mình Trong văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật qua những
chi tiết ước lệ, tượng trưng:
Vân xem trang trọng khác vời,
Trang 1414
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
(Trích: Chị em Thúy Kiều - Truyện Kiều)
Còn trong văn học hiện đại, nhân vật văn học thường được xây dựng với những
chi tiết cụ thể, chân thực hơn Nhà văn Nam Cao đã miêu tả Thị Nở như sau: “Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật sự là tai hại, nếu hai má
nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều người
ta tưởng trên cổ người Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi hai môi dày những cái răng rất to lại chìa ra” Tác giả miêu tả Chí Phèo cũng với những nét rất độc đáo: “Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen
mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông
tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế” Ngoại hình nhân vật góp phần miêu tả nội
tâm nhân vật Ngoại hình của Chí Phèo là ngoại hình của một kẻ lưu manh, bợm trợn
Từ khi ra khỏi tù về, Chí không còn là một anh nông dân lương thiện, hiền lành, thật thà, chất phác nữa Chí lúc này không còn là người nữa, hắn đã trở thành con quỷ dữ
của làng Vũ Đại Nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt được Kim Lân miêu tả: “
Ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng
đi vào Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng” Với dáng vẻ “lọng khọng”,
“húng hắng ho” đã cho chúng ta biết được, mẹ Tràng đã già yếu, gầy gò Cái vẻ “vừa đi vừa tính toán gì trong miệng” lột tả được bao nhiêu nỗi lo toan, tính toán trong nội tâm của một người mẹ nghèo khó Dường như, cái đói, cái nghèo đã ám ảnh bà suốt cả cuộc
đời Nhà văn đã miêu tả nhân vật với những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu, vừa cụ thể, vừa linh hoạt, góp phần bộc lộ nội tâm, tính cách của nhân vật
Trang 15nhân vật, không thể không nhắc đến Nguyễn Du:
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương?
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
(Trích: Nỗi thương mình - Truyện Kiều)
Khi phải sống ở lầu Ngưng Bích, phải làm gái làng chơi, Kiều đau đớn, xót xa
cho thân phận của mình “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” là khi con người ta sống thật với
chính mình Tâm trạng của Kiều lúc này là đau đớn, xót xa, tủi hổ, tự vấn bản thân : khi sao?, giờ sao? Đoạn trích là minh chứng cho thành công của Nguyễn Du trong việc miêu
tả tâm trạng nhân vật
Trong văn học hiện đại, xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm nhân vật cũng
được thể hiện rất rõ Bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân là một ví dụ Khi
Tràng dẫn người đàn bà lạ về, bà cụ Tứ đã ngạc nhiên, sững sờ Trong lòng bà xuất hiện
hàng loạt những câu hỏi: “quái, sao lại có người đàn bà nào ? Người đàn bà nào lại ? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ?” Những câu hỏi đó đã lột tả hết được tâm trạng
của bà Một người mẹ nghèo khổ, chính cái nghèo đã làm cho bà mất đi cái linh cảm
Trang 1616
thiêng liêng của một người mẹ Khi hiểu ra mọi chuyện, bà “cúi đầu nín lặng”, ai oán,
xót thương cho số kiếp con trai mình
Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ, như Sêđrin đã nói: “Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến nó xuất hiện Trong cuộc sống, không thể có những hành động, những câu nói
mà đằng sau lại không có một lịch sử riêng” Đúng như vậy, mỗi người đều có những
nét riêng về ngôn ngữ, nên xây dựng nhân vật là phải phát hiện những nét riêng trong ngôn ngữ của nhân vật Ngôn ngữ thể hiện được tư tưởng, tâm lí, tình cảm, vốn hiểu biết của nhân vật Trong văn học trung đại, ta bắt gặp ngôn ngữ của nhiều nhân vật như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Đó là ngôn ngữ của Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải, Hoạn Thư Ngôn ngữ nhân vật thể hiện rõ được tính cách, tâm lí
của nhân vật:
Nàng rằng: “phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia ”
(Trích: Chí khí anh hùng – Truyện Kiều)
Những lời nói trên thể hiện rõ được tâm lí, tính cách của Kiều và Từ Hải Nếu như Kiều
là thân phận nữ nhi, với tâm lí bình thường của một người phụ nữ: xuất giá tòng phu Thì Từ Hải lại hiện lên là một anh hùng, với lí tưởng, khát vọng lớn lao, hứa hẹn sẽ trở
về trong chiến thắng
Hành động nhân vật cũng là một phương diện quan trọng tập trung thể hiện tính
cách của nhân vật Như hành động đốt đền của Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán
Trang 17Ngoài ra, nhà văn còn có thể xây dựng nhân vật qua điểm nhìn của nhân vật khác trong tác phẩm, qua việc mô tả những yếu tố không gian, thời gian xung quanh nhân vật
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, vào sáng hôm sau, qua điểm nhìn của nhân
vật Tràng, Thị hiện lên là một người vợ đảm đang, tháo vát, biết thu vén việc gia đình
Tràng nhìn xung quanh thấy được sự thay đổi mới mẻ: “Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hốt sạch” Có Thị nhà cửa trở nên gọn gàng, sạch sẽ Thực tế, khi xây dựng nhân vật
văn học, nhà văn thường sử dụng nhiều biện pháp, thủ pháp khác nhau, và chúng không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau
1.2 Vũ Trinh trong xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
Vũ Trinh sống trong thời kì xã hội phong kiến có nhiều khủng hoảng, biến thiên, nhất là sự tranh chấp, hoán vị giữa các tập đoàn phong kiến đương thời Trong hoàn cảnh ấy, ông vừa khẳng định được tài năng của mình nhưng đồng thời cũng không thoát khỏi những hạn chế của xuất thân, giai cấp, thời đại
Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, được Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Năm sau, Hiển Tông mất, Lê Chiêu Thống lên ngôi, Vũ Trinh được vua Lê Chiêu Thống mời về triều Tình hình chính sự hết sức rối ren, các bè phái mưu đồ thanh toán lẫn nhau để tranh giành quyền lực Nguyễn Huệ rút quân về Nam, các thế lực quân phiệt cát cứ đánh chiếm lẫn nhau, vua
Trang 1818
Lê phải triệu Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An ra đánh dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh thâu tóm mọi quyền hành, lấn át vua Lê Lê Chiêu Thống vời Vũ Trinh vào chầu bàn mưu giết Hữu Chỉnh để thống nhất quyền lực Vũ Trinh can vua: hiện bên ngoài đang có giặc mạnh, bên trong không nên giết bề tôi có quyền thế Vua nghe theo nên Bắc Hà tạm tránh được sự tổn thất của một cuộc thanh toán nội bộ lớn
Năm 1787, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, Hữu Chỉnh bị giết, Lê Chiêu Thống bỏ ngai vàng chạy sang Kinh Bắc Cha con Vũ Trinh đón vua dốc hết sản nghiệp
lo vào việc quân và theo Lê Chiêu Thống chạy trốn ở các vùng Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam… Khi Tôn Sĩ Nghị đem quân sang xâm lược, các cựu thần văn võ nhà Hậu
Lê đều lẩn tránh chạy trốn cả Lê Chiêu Thống sai Vũ Trinh đi đón rước, đem trâu rượu
đi khao quân Thanh Tôn Sĩ Nghị hỏi Vũ Trinh về tình hình trong nước, Trinh ứng đối giỏi, được Nghị khen là có tài, có bản lĩnh Chiêu Thống dựa vào quân Thanh trở về Thăng Long, phong cho Vũ Trinh là Tham tri chính sự
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), khi vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, Chiêu Thống theo Tôn Sĩ Nghị chạy sang Bắc Quốc Vũ Trinh chạy không theo kịp vua Chiêu Thống sang Bắc quốc, lui về quê quán, không chịu ra làm quan cho Tây Sơn Đến cuối những năm chín mươi của thế kỉ XVIII, Vũ Trinh ra Thăng Long sinh hoạt với nhóm trí thức Thăng Long xung quanh thiền viện của Ngô Thì Nhậm ở phường Bích Câu Nội bộ nhóm này không cùng xu hướng chính trị Nếu như Vũ Trinh một lòng trung thành với nhà Lê, thì Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Đăng Sở từng làm quan trong triều Tây Sơn Ngô Thì Hoàng , người em thân thiết với Ngô Thì Nhậm thì chưa từng tham gia quan trường, hoàn toàn đứng ngoài chính sự Thế nhưng trong Thiền viện họ ý hợp tâm đầu Họ hoạt động, nghiên cứu kinh sách, giáo lí khá
nghiêm túc Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là thành quả nghiên cứu về Kinh Viên giác
của họ
Năm 1802 nhà Tây Sơn bị diệt, Gia Long lên ngôi, mời các cựu thần nhà Lê đến yết kiến Vũ Trinh được giao chức Thị trung học sinh, theo Gia Long về Phú Xuân
Trang 19Năm 1807, Vũ Trinh được giao làm Giám thí trường thi Sơn Tây, có dịp trở ra Bắc
Năm1809, Vũ Trinh được cử làm chánh sứ Trong lần đi này, ông viết cuốn Sứ Yên thi tập Khi trở về, ông được giao soạn bộ Hoàng triều luật lệ Đây là bộ luật đầu tiên của triều Nguyễn, thường gọi là Bộ luật Gia Long
Năm 1813, ông được giao làm giám thí trường thi Quảng Đức, tức trường thi Thừa Thiên
Năm 1816, Nguyễn Thuyên, con trai của Nguyễn Văn Thành, bị cáo giác có âm mưu phản nghịch qua lời của một bài thơ Vũ Trinh cố gắng biện minh cho Thuyên Đúng lúc đó Lê Duy Hoán mưu khôi phục nhà Lê bị bắt, khai do Thuyên xúi giục Cha con Nguyễn Văn Thành bị xử tội chết Vũ Trinh bị kết tội “a dua với bọn phản nghịch”,
bị cắt hết chức tước, xử trảm giam hậu
Năm 1818, xét lại án, ông được tha tội chết, đày vào Quảng Nam Ở đây, ông giảng sách, dạy học, sáng tác văn chương, ẩn nhẫn giữ mình
Năm 1828, vua Minh Mạng tuần du đến Quảng Nam, Vũ Trinh xin về quê và được vua tha cho về Ít lâu sau, ông mất, thọ 76 tuổi
Có thể nói, trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ, Vũ Trinh là một tài năng không may mắn Ông là người theo Nho học, một bậc tôi trung thành hiếm có với
Trang 20nhân vật và thủ pháp xây dựng nhân vật cụ thể trong Lan Trì kiến văn lục Ông đã đem
đến một nét mới cho thể loại truyện truyền kì trung đại, ảnh hưởng nhiều đến phong cách truyện kí của cả thế kỉ XIX
1.3 Truyện truyền kì và Lan Trì kiến văn lục
1.3.1 Khái niệm truyện truyền kì, truyện truyền kì trung đại Việt Nam
Truyện truyền kì cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau Trong Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử đồng chủ biên) cho rằng: truyện truyền kì là “Thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc hình thành ở thời Đường Tên gọi này tới cuối thời Đường mới có “Kỳ” nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính chất hư cấu ” [15] Trong công trình Thi pháp văn học trung đại Việt Nam của Trần Đình Sử, căn cứ vào sự ra đời của thể loại này, các học giả Trung Quốc
cho rằng: Truyện truyền kì xuất hiện ở đời Đường, Tống, đánh dấu sự chín muồi của tự
sự nghệ thuật Hai chữ truyền kì được hiểu: một là có ý chuộng lạ, hai là chứa đựng
nhiều thể: sử, thơ, nghị luận [44] Hoặc trong Kho tàng truyện truyền kỳ Việt Nam, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Theo đúng nghĩa đen của nó, truyền kỳ chỉ
có nghĩa là truyền đi, kể đi một sự lạ, sự lạ này có thể là chuyện của thần thánh, của ma quỷ, chuyện có những thông tin dị biệt đối với đời Bao nhiêu vấn đề báo ứng, mộng mị, huyền ảo hư thực hàm hồ đều có thể gọi là kỳ cả” [23] Có điều là chuyện kì ảo nhưng
lại không phải là thần thoại và có phần gần với cổ tích thần kì Các nhà Nho đã chịu khó ghi chép nhiều chuyện lạ, chuyện được nghe, chuyện đồn đại, họ đều để công thu thập
Trang 2121
lại hết với thái độ nửa tin, nửa ngờ hoặc nửa hư cấu sáng tạo, nửa ký sự Và như vậy,
họ mới đặt cái tên như “Thính văn dị lục” chẳng hạn
Vì vậy, có thể nói rằng: Truyện truyền kì thuộc thể loại văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, có nguồn gốc từ những truyện kể thần linh, chí dị, chí quái trong dân gian Khi được du nhập vào Việt Nam, truyện truyền kì vẫn giữ nguyên về hình thức thể loại, nhưng nội dung thì thay đổi cho phù hợp với con người, văn hóa truyền thống Việt Nam Những câu chuyện truyền kì đều thể hiện những ước mơ, những khát vọng của con người trong xã hội đương thời
Truyện truyền kì trung đại Việt Nam ảnh hưởng nhiều từ truyện truyền kì Trung Quốc đời Đường Và theo các nhà nghiên cứu, đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự chín muồi của thể loại tự sự Truyện truyền kì trung đại Việt Nam ngay từ khi ra đời cho đến khi phát triển đến đỉnh điểm đã trải qua một quá trình dài học tập để có thể tự hoàn thiện mình Từ những tác phẩm đầu tiên còn âm hưởng của văn học dân gian, cho đến lúc thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của nó, thể loại này đã làm nên những thành công nhất định
1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyện truyền kì trung đại Việt Nam
Truyện truyền kì là một trong số những loại hình văn học tiêu biểu, góp phần tạo
vị thế cho văn xuôi trung đại Việt Nam Con đường hình thành và phát triển của truyện truyền kì gắn liền với đời sống, văn hóa, lịch sử của thời đại phong kiến Qua đó, ta hiểu
rõ hơn về tín ngưỡng truyền thống, phong tục tập quán, quan niệm phổ biến của nhân dân Đó cũng là những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Truyện truyền kì Việt Nam mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với văn hóa, văn học Việt Nam Vì vậy, truyện truyền kì Việt Nam có những nét khác biệt so với truyện truyền kì của các nước khác Nó mang hơi thở, đời sống vật chất, tinh thần của con người Việt Nam
Trang 2222
Trong lịch sử Việt Nam, thế kỉ X chứng kiến sự kết thúc của thời kì “Bắc thuộc”
và mở đầu kỉ nguyên độc lập tự chủ , ý thức chủ quyền, độc lập dân tộc ở nước ta bắt đầu phát triển sâu sắc Văn hóa, văn học phát triển gắn liền với ý thức đó Nó được đánh dấu bởi sự ra đời của văn học viết Mở đầu là văn xuôi tự sự còn gắn liền với văn học dân gian và văn học chức năng, là thời kì văn - sử bất phân Giai đoạn này có hai dạng tác phẩm được sưu tầm, ghi chép, chỉnh lí là truyện dân gian và truyện lịch sử, tôn giáo Văn xuôi nói chung, truyện truyền kì nói riêng đã đặt nền móng cho văn xuôi trung đại
về phương diện nội dung và nghệ thuật Tập truyện đầu tiên mang yếu tố truyền kì ở
Việt Nam là Việt điện u linh tập (Tập truyện về cõi u linh của nước Việt) của Lý Tế
Xuyên Tác phẩm gồm 27 truyện kể về các vị thần linh được thờ ở Việt Nam từ thời xa xưa như vua chúa (nhân quân), bề tôi trung liệt (nhân thần), thần sông, thần núi (hạo khí anh linh) Những truyện này đều dựa vào truyện dân gian, lấy truyện dân gian làm cơ
sở để xây dựng tác phẩm, ít có đổi mới và sáng tạo Các nhân vật đều có nguyên mẫu
từ văn học dân gian
Cuối thế kỉ XIV có tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp Tác
giả lấy truyện dân gian nhưng đã có sự sáng tạo Sang thế kỉ XV, truyện truyền kì có bước tiến mới trong văn xuôi tự sự Việt Nam Các tác phẩm không còn mang nặng tính dân gian và chức năng tôn giáo, mà chuyển sang mang tính dân tộc và phản ánh hiện
thực đương thời Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục là đỉnh cao của truyện truyền
kì giai đoạn XV - XVI Như Nguyễn Đăng Na nhận xét: các tác giả “đã phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật, văn học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh” [34] Yếu tố kì ảo trở thành phương tiện nghệ thuật để
diễn tả nội dung mang ý nghĩa xã hội sâu sắc Sử dụng yếu tố kì ảo trở thành ý thức của nhà văn Đây là dấu mốc đầu tiên đánh dấu việc con người được tiếp nhận, được phản ánh như một cá thể độc lập, có số phận riêng Thế giới nhân vật hiện lên phong phú với
sự pha tạp, lẫn lộn ảo và thực, thấp hèn và cao thượng, ma quỷ và thần tiên Con người được đặt trong không gian mở, có thiên tào, có địa ngục, có trần thế, có cả trong giấc
Trang 2323
mơ Con người ở trong tư thế động Nếu như ở giai đoạn trước truyện truyền kì lấy các
vị thần, các nhà sư làm đối tượng phản ảnh thì giai đoạn sau này đối tượng phản ánh là những con người đời thường, đặc biệt là những con người dưới đáy xã hội Nội dung truyện gắn bó với hiện thực cuộc sống đương thời Để làm được điều đó, các tác giả truyền kì đã mượn cốt truyện từ văn học dân gian rồi viết với tư tưởng và mục đích khác
Từ ảnh hưởng thụ động văn học dân gian, các nhà văn viết truyện truyền kì đã có ý thức sáng tạo chúng Đây là bước tiến mới trong thể loại truyện truyền kì Việt Nam thời trung đại, thể hiện nét mới trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn Nhân vật truyền kì có những cách thể hiện mới, đặc biệt là sự xuất hiện của nhân vật thứ 3 - hiện thân của tác giả Đời sống nội tâm, tính cách nhân vật được đi sâu miêu tả, người kể chuyện thì mang tính cá thể
Đến thế kỉ XVII, văn vần tự sự chữ Nôm xuất hiện, thay thế các tác phẩm văn xuôi tự sự chữ Hán Sang thế kỉ XVIII – XIX, truyện truyền kì có sự chuyển đổi mạnh
mẽ, nguyên nhân là do quan điểm sáng tác của các nhà văn thay đổi Lịch sử Việt Nam thời kì này đầy bão táp và biến động Xã hội phong kiến biểu hiện mục ruỗng, thối nát đến cùng cực Nhân dân rơi vào cảnh khổ sở, điêu đứng; quyền sống của con người bị
đe dọa Tài năng, phẩm hạnh của con người không được coi trọng Văn học vì thế mà thay đổi Các nhà văn đi sâu vào hiện thực cuộc sống, phản ánh hiện thực cuộc sống
Họ thường viết về những cái “sở kiến”, “sở văn” Nghĩa là tập trung phản ánh trực tiếp người thật, việc thật, những gì mắt thấy tai nghe Và Vũ Trinh là nhà văn tiêu biểu cho
sự thay đổi đó Điều này thể hiện rõ trong cách đặt nhan đề cho tác phẩm của ông, nó không còn là “truyện kỳ” nữa, mà chuyển sang “kiến văn lục” Đây là quan điểm tiến
bộ, tuy nhiên do tăng tính hiện thực nên giảm đi tính kì ảo và vì thế sự hấp dẫn của các truyện cũng bị giảm đi
Cuối thế kỉ XIX là giai đoạn chuyển giao giữa văn học trung đại và văn học cận hiện đại Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học phương Tây cùng với việc sử dụng chữ quốc ngữ ngày càng trở nên phổ biến, truyện truyền kì không còn phát triển nữa và
Trang 2424
đã kết thúc vai trò lịch sử của mình Các yếu tố kì ảo vẫn được sử dụng trong văn học viễn tưởng, văn học huyền thoại, nhưng bản chất khác hẳn truyện truyền kì Có thể nói, truyện truyền kì Việt Nam trải qua nhiều biến chuyển, thăng trầm và đã có những đóng góp đáng kể cho văn xuôi chữ Hán cũng như văn học trung đại Việt Nam
1.3.3 Lan Trì kiến văn lục trong tiến trình vận động của truyện truyền kì trung đại Việt Nam
Tập truyện Lan Trì kiến văn lục gồm 45 truyện, viết bằng văn xuôi chữ Hán Dựa
vào nội dung những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian, hoặc những chuyện gặp được trong cuộc sống đời thường, Vũ Trinh đã viết nên tập truyện này Truyện của Vũ Trinh nhìn chung nhất quán về chủ đề tư tưởng và phong cách nghệ thuật, thường tập trung thể hiện một số chủ đề như: chuyện tình yêu nam nữ, chuyện báo ứng luân hồi, chuyện đền ơn trả nghĩa, chuyện giáo dục thi cử, chuyện kỳ quái khó tin,… Phá vỡ
“khuôn phép” của những con người thời đại là chủ đề nổi bật nhất trong tác phẩm Sự phá vỡ đó theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực Theo hướng tiêu cực như là sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, con người trở nên tàn bạo, mất nhân tính, như nhân vật
Hoàng trong truyện Hổ nghĩa hiệp, người anh trong truyện Tiên ăn mày, người chồng trong truyện Sống lại Với những đối tượng này, Vũ Trinh không ngần ngại phê phán
nghiêm khắc và có những sự trừng phạt thích đáng Phá vỡ theo hướng tích cực như đặt con người vào những tình cảnh bi đát, cùng cực và từ đó phẩm chất tốt đẹp của họ được
bộc lộ, đem đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, như người phụ nữ trong truyện Cô Đào họ Nguyễn, Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, Người vợ tiết liệt ở Cổ Trâu ; người em trong truyện Tiên ăn mày; bà mụ, anh tiều phu trong truyện Hổ có nghĩa
Với những con người này, Vũ Trinh trân trọng, yêu quý, ngợi ca, coi đó là những tấm gương đạo đức mà con người trong cuộc sống phải noi theo Điều đặc biệt là những chủ
đề đó rất gần gũi trong cuộc sống đời thường Người ta có thể bắt gặp các nhân vật của
Vũ Trinh hay những chủ đề mà ông đề cập đến ở bất cứ đâu trong cuộc sống Qua những
gì phản ánh, Vũ Trinh tập trung nhấn mạnh một điều: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác
Trang 2525
báo”, đó là lời khuyên răn hay cũng là lời cảnh tỉnh con người trong cuộc sống lúc bấy giờ Hầu hết những truyện của Vũ Trinh đều được viết ngắn gọn, chặt chẽ, súc tích, đầy kịch tính, tình huống gay cấn, hấp dẫn Tư tưởng của truyện hầu như được hình thành
từ các sự kiện, cốt truyện, có sức khơi gợi lớn, luôn làm cho độc giả phát huy trí tưởng tượng cao độ Mỗi chi tiết được kể vắn tắt đều đóng một vị trí quan trọng không thể thay thế được Bên cạnh những truyện ngắn hay, có hồn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ thì vẫn còn những truyện rất đỗi bình thường
Lan Trì kiến văn lục tiếp nối dòng truyện truyền kì trong dòng truyện truyền kì trung đại Việt Nam Như PGS.TS Nguyễn Đăng Na đã nói, đây là “tác phẩm cuối cùng của loại hình truyền kì Việt Nam thời trung đại” [32, tr419]
Vũ Trinh viết Lan Trì kiến văn lục vào thời gian ông ở ẩn nhẫn ở Hồ Sơn Để viết
được tập truyện này, Vũ Trinh đã dựa vào những gì mắt thấy tai nghe vào thời gian ông làm quan ở trong triều, vào cả thời gian ông lánh nạn Ở những khoảng thời gian khác nhau, ông tiếp xúc với những hạng người khác nhau, có thể là quan lại hay thường dân, những câu chuyện đồng quê, ngõ chợ, kết hợp với những điều trong sách vở thánh hiền Tất cả đã được Vũ Trinh ghi lại một cách chân thực Sáng tác của ông nói đến nhiều việc, nhiều truyện, lúc thật, lúc ảo, ảo thật lẫn lộn, nhưng ẩn sau đó là những nỗi niềm, những mong ước, những khát khao về sự yên bình tốt đẹp cho cuộc sống của con người
Nếu như những câu chuyện truyền kì trước đó sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, tạo sự
hấp dẫn cho tác phẩm, thì đến Lan Trì kiến văn lục, chúng ta lại thấy những câu chuyện hết sức đời thường, như truyện Kẻ trộm Truyện kể về một tên ăn trộm già đời, biệt hiệu
là Mèo Khoét, mưu kế biến ảo, khách đi qua thường bị lừa Rồi một lần, hắn gặp một ông khách, lấy được tiền bạc của ông khách đó, nhưng cuối cùng bị ông khách đó lấy lại Tên trộm thấy người khách đó cao tay hơn mình, nên đến xin theo học Người khách không chỉ cho tên trộm thủ thuật ăn trộm giỏi hơn mà hướng cho tên trộm thay đổi suy nghĩ, việc làm của mình Sau này, tên trộm trở thành một viên quan võ hạng nhất Hay
Trang 2626
là câu chuyện về một người con gái họ Nguyễn hiền lành, đức hạnh, lo cho người yêu
ăn học thành tài, còn mình thì chịu số phận hẩm hiu trong truyện Ca kĩ họ Nguyễn
Đặc biệt, những câu chuyện trong Lan Trì kiến văn lục có tính xác thực Vũ Trinh
viết cụ thể rõ ràng tên, tuổi, quê, thời kì của các nhân vật và câu chuyện xảy ra Đây
là điểm khác biệt lớn trong truyện truyền kì ở giai đoạn này Ông không đưa người đọc đến với thế giới kì ảo, bay bổng, mà đưa người đọc đến với hiện thực cuộc đời lúc bấy giờ Đó là sự đổi mới trong tư tưởng của nhà văn Vũ Trinh, nhưng với các nhà nghiên cứu thì cho rằng đây là một bước lùi về nghệ thuật truyện truyền kì
Tiểu kết Chương 1
Tóm lại, Lan Trì kiến văn lục là tác phẩm cuối cùng của loại hình truyện truyền
kì Việt Nam thời trung đại Đó là một cống hiến đặc sắc của Vũ Trinh cho văn học nước nhà Tác giả đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe ở khoảng trời đất vô cùng này, tưởng chừng như đó chỉ là những câu chuyện khô khan nhưng đằng sau nó lại là một
tấm lòng bao la độ lượng ẩn chứa một nhân sinh quan tiến bộ sâu sắc Lan Trì kiến văn lục đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của truyện truyền kì Việt Nam trên nhiều
phương diện, đặc biệt là phương diện phản ánh hiện thực cuộc sống và tư tưởng nhân văn Tập truyện có một vị trí nhất định trong tiến trình phát triển của truyện truyền kì nói riêng và văn xuôi tự sự thời trung đại nói chung
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC
2.1 Nhân vật người bình thường
Nếu như yếu tố kì ảo là nét đặc sắc nghệ thuật của truyện truyền kì trung đại, làm
nên cái hay và sức hấp dẫn của truyện truyền kì, thì đến với Lan Trì kiến văn lục của Vũ
Trinh lại khác Đóng góp riêng của Vũ Trinh cho tập tác phẩm nằm ở giai đoạn cuối
Trang 2727
cùng của truyện truyền kì này là nét hiện thực Đó là những người thực, việc thực trong cuộc sống đời thường Vì vậy, nhân vật người bình thường chiếm một số lượng lớn
trong Lan Trì kiến văn lục của tác giả Vũ Trinh Đó có thể là Nho sĩ, quan lại, người
nông dân, lái buôn, ăn cướp, người phụ nữ
Trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, con đường thi cử được nhiều đấng nam nhi lựa chọn và theo đuổi Tầng lớp nho sĩ xuất hiện tương đối nhiều Họ được coi là rường cột của đất nước, được cả xã hội quan tâm, mong chờ Họ xuất hiện trong cuộc sống đời thường như những gì vốn có, gắn với lý tưởng lập thân lập danh của Nho gia, với cả nỗi
lo cơm áo gạo tiền và khát vọng tình yêu, tình dục Vũ Trinh xuất thân là một nhà Nho, lại được hấp thu hơi thở hiện thực đương thời đầy những xáo trộn và bản thân cũng phải nếm trải bao thăng trầm nên ông am hiểu và có tình cảm đặc biệt với những con người này
Ông xây dựng nhân vật Nho sĩ phần lớn là những người học rộng, tài cao, đỗ đạt
và cũng là những con người nặng ân tình, giàu lòng thương yêu Dù cuộc sống có khó khăn, nghèo khổ, họ vẫn cố gắng vươn lên, vẫn chọn con đường khoa cử và tài năng
thực sự của mình để tiến thân Truyện Cô Đào họ Nguyễn kể về anh chàng Vũ Khâm
Lân, sinh ra đã thông minh, hay văn hay thơ, nhưng cuộc sống lại khó khăn, bất hạnh Ông không được sống cùng mẹ ruột, thiếu thốn về tình cảm Suốt ngày bị mẹ kế bắt làm lụng cực khổ, bắt bỏ học Ông không chịu, bỏ đi, xin ăn dọc đường, rồi may mắn tìm được nơi cho mình ăn học Ông tình cờ gặp được một nàng ca kĩ tuổi chừng mười bảy, mười tám rất đẹp, đem lòng mến mình Từ đó, ông được cô ca kĩ chăm sóc, lo cơm nước, quần áo Đến khi đỗ đạt, mặc dù bị cha ép lấy một người con gái khác, nhưng Khâm Lân vẫn không nguôi nhớ người cũ Ông cho người tìm nàng Khi biết được hoàn cảnh của nàng, ông đã lo chu tất cho nàng và mẹ nàng Điều này chứng tỏ, Khâm Lân
là chàng Nho sĩ tình nghĩa Dù đã công thành danh toại, có mọi thứ trong tay nhưng ông vẫn nhớ những ngày hoạn nạn, vẫn tìm cách để trả nghĩa ân tình Đó là điều đáng trọng
Truyện Quan Thượng thư họ Đỗ, kể về thượng thư họ Đỗ, người Gia Phúc, vốn thông
Trang 2828
minh thừ nhỏ, lại rất can đảm Khi nghe mọi người nói ở cây đa trong thôn có ma con gái, ai đụng phải là ốm hoặc chết Ông không sợ, đến gặp và nói chuyện với con ma đó Trong câu chuyện, con ma tiết lộ thông tin ba mươi tư tuổi ông sẽ thi đỗ, thi Đình đỗ thứ hai, làm quan đến bậc cao nhất Đến khoa thi năm1556, ông thi đỗ đúng như lời con
ma gái nói Nhớ lời đó, ông liền đến cây đa lúc trước, lập miếu thờ nàng Hay anh chàng
Nho sĩ trong truyện Sống lại Truyện kể về anh học trò họ Đào thông minh, thương con
gái của phú ông nhưng bị khinh nghèo, không được gả con gái cho Chàng bỏ lên kinh học hành, thi cử Sau ba năm, anh thi Hương đỗ cao, sai người dò hỏi về cô gái năm xưa Được biết nàng đã được gả cho người khác, chàng Sinh đau buồn ra về, bỗng gặp lại nàng Họ chuyện trò thăm hỏi nhau Chồng cô gái sinh lòng ghen tuông, đánh vợ đến chết Chàng Sinh nghe tin, vẫn nhớ tình nghĩa xưa, mang xôi gà ra mộ để làm lễ cho cô gái Phát hiện cô gái còn sống, anh đã đem về, nói với mọi người là vợ cưới trên kinh
Truyện Tháp báo ân kể về một anh học trò vừa đỗ cử nhân, lên kinh thi Hội Trên đường
đi, anh xin ngủ nhờ nhà của một cô gái Họ cảm mến nhau, ân ái hạnh phúc Sáng hôm sau, anh chàng từ biệt và hẹn về sẽ ghé thăm Khi thi đỗ, anh liền ghé thăm cô gái như lời hẹn, nhưng cô gái không còn Chàng đau khổ, thương xót nàng Đặc biệt, khi biết nhờ nàng mà chàng thi đỗ, chàng lại càng cảm động Chàng quyết định làm lễ ra mắt bố
vợ, làm lễ đổi quan thay quách cho vợ Sau đó, chàng xây một cái tháp trên nền nhà cũ
của cô gái, đề tên là “Tháp báo ân”[47, tr185] Như vậy, dù mọi việc có đổi thay thế
nào thì tình nghĩa của những chàng Nho sĩ không bao giờ thay đổi Họ cố gắng, nỗ lực
để đạt được công danh và không quên đền đáp ơn nghĩa xưa Bên cạnh đó, Vũ Trinh
còn nhắc đến những người Nho sĩ mộng tưởng, đa tình, bạo dạn như trong truyện Ông trạng họ Nguyễn Ông tên là Đăng Đạo, tính tình phóng khoáng, học hành đàng hoàng
Trong đêm hội Nguyên tiêu, ông bắt gặp một cô gái ngồi trong kiệu xinh đẹp, khoảng chừng mười sáu tuổi Ông ngẩn ngơ nhìn theo, đi theo, tìm hiểu, suốt đêm tơ tưởng Rồi ông trèo mấy lần tường, khoét tường, lên giường nằm bên cạnh cô gái
Trang 2929
Trong thời kì xã hội phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng, đạo đức con người xuống cấp, nhiều nhà Nho vì thế cũng bị tha hóa theo, không còn giữ được đạo cương thường Đều là những người học sách thánh hiền, có đầy đủ phẩm chất và bản lĩnh tốt đẹp của một nhà Nho chân chính, một số ít trong họ đã vi phạm luân thường đạo lí, bị
dục vọng làm mờ mắt, trở thành một kẻ tầm thường, bỉ ổi Như trong Ông trạng họ Nguyễn, nhân vật Đăng Đạo vì say mê vẻ đẹp của một cô gái mà có hành động lỗ mãng,
bất chấp mọi phép tắc Ông đút tiền cho một đứa hầu để hỏi đường, rồi trèo tường, khoét tường lên giường nằm bên cạnh cô gái Vũ Trinh đã thể hiện rõ thái độ chê trách của
mình đối với những Nho sĩ này Cuối truyện, ông bình phẩm: “Trèo tường khoét vách
là việc xấu đối với đức hạnh học trò, bậc danh sĩ mà cũng làm điều đó! Có người nói:
Có cái tài của ông thì có thể làm cái việc như ông Ta nói rằng: Chẳng bằng có cái tài của ông mà không làm cái việc lỗ mãng như ông Tài và hạnh sao có thể che khuất cho nhau được Tuy nhiên, cũng là bậc hào khí phi thường”[47, tr193]
Một số Nho sĩ lúc bấy giờ tham mộng khoa cử nhưng lại lười biếng, không lo học hành Như hai chàng cử nhân: họ Nguyễn, họ Trần Hai chàng lên kinh thi Hội, ban đêm ngủ trong miếu nghe người ta nói về đề thi năm nay Sáng hôm sau, họ ghi lại mà cất, không sót một chữ nào Nhưng đến hôm đi thi thì quên hết, kết quả năm đó họ thi hỏng
Người phụ nữ là đối tượng được Vũ Trinh đặc biệt ngợi ca trong xã hội lúc bấy giờ Họ hiện lên sinh động, có cá tính, đặc biệt là có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp Dù xuất hiện trong hoàn cảnh nào thì họ vẫn giữ phẩm hạnh và giàu đức hi sinh Truyện
Người vợ tiết liệt ở Cổ Trâu kể về phu nhân họ Nguyễn lấy chồng từ mười sáu tuổi
Nàng hiền lành, chăm chỉ, hiếu thảo với cha mẹ chồng, chăm sóc lo lắng cho chồng hết mực Nhưng chẳng may chồng bị bệnh rồi qua đời Nàng đau khổ, khóc ngất, không
chịu ăn uống Nàng dặn đứa em gái: “Em cố gắng chăm sóc cha mẹ chu đáo, sớm muộn
gì chị cũng đi theo chồng để khỏi phụ lời thề chết cùng chung huyệt”[47, tr148] Sau
đó, nàng treo cổ tự tử Điều đó chứng tỏ tấm lòng thủy chung son sắt của nàng Truyện
Trang 3030
Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán kể về người đàn bà ở xã Thạch Thán, lấy người
cùng thôn là Nguyễn Sinh Chẳng may chồng bà chết sớm Lúc đó, bà mới mười chín tuổi, chưa có con Mặc dù tuổi còn trẻ đã phải chịu cảnh góa bụa nhưng bà đã nén nỗi
đau của mình, tiếp tục sống để phụng dưỡng cha mẹ hai bên Bà nói: “Chết không phải
là việc khó Nhưng nếu ta chết thì cha mẹ già đôi bên sớm tối biết dựa vào đâu”[47,
tr152] Bà không chỉ nghĩ cho bản thân mình, mà còn nghĩ đến trách nhiệm đối với cha
mẹ Bà giữ trinh tiết, lo cho cha mẹ hai bên đến cuối đời Bà được vua ban cho bảng
“Nhà tiết phụ” Dù cuộc đời có khổ đau, khắc nghiệt nhưng bà vẫn cam lòng để làm
tròn phận đạo hiếu của mình Đó là người phụ nữ kiên cường, đáng khâm phục và
ngưỡng mộ Đến như nàng ca kĩ trong truyện Cô đào họ Nguyễn, một cô nàng xinh đẹp,
trẻ trung, hát hay Chỉ vì thích chàng Nho sĩ nghèo, nàng đã chủ động tìm đến, vượt qua
sự hà khắc của chế độ phong kiến Nàng tình nguyện cơm nước, khâu vá cho chàng nhưng đặc biệt là vẫn giữ mình Cuộc đời nàng trải qua nhiều bất hạnh, khổ đau, thiệt thòi Kể cả khi người thương của nàng công thành danh toại, nàng cũng không thể có được hạnh phúc Gia đình nàng xảy ra nhiều biến cố, nàng phải dẫn mẹ đi khắp nơi để kiếm ăn, lo ma chay chu đáo khi mẹ qua đời Một người đức hạnh, đoan trang như thế,
có sự mạnh mẽ, chủ động trong tình yêu như thế, nhưng cuối cùng nàng cũng không được hưởng hạnh phúc Đó là số phận chung của những người phụ nữ tài sắc trong xã
hội cũ, đúng như lời bàn cuối truyện của Vũ Trinh: “Tấm lòng kiên trinh, khí tiết hào hiệp, con mắt tinh đời, cô gái đủ cả Vô luận là trong đám quần thoa hay bậc mày râu cũng không có nhiều Lưu lạc, lỡ duyên đến thế là cùng cực rồi Phải chăng những người tài mĩ kiêm toàn thì dù là con gái cũng bị con tạo ghét ghen!”[47, tr122] Không khác cô ca kĩ họ Nguyễn ở trên, người con gái trong Chuyện quan Quận công Liên Hồ
cũng là một số phận bất hạnh Nàng vốn là cô gái thông minh, sáng dạ, nhan sắc tuyệt
trần Đến nỗi người ta nghĩ rằng: “Không biết nhà nào có phúc để cưới được người con gái vẹn toàn này!”[47, tr176] Thế rồi, gia đình tan nát, cha mất, người anh trai ham chơi
bời Nàng bị gả cho một người cai lính đứng tuổi, góa vợ Bất hạnh chưa dừng lại ở đó,
Trang 3131
không lâu sau chồng mất, con gái mất Người phụ nữ một mình, không nơi nương tựa,
không còn biết đi về đâu Đó vẫn là kiếp “Hồng nhan bạc phận”, lời than chung cho
giai nhân từ nghìn xưa
Người phụ nữa trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh không chỉ đức hạnh, thủy chung mà còn là những người mạnh mẽ, táo bạo, chủ động trong tình yêu Truyện Câu chuyện nợ tình ở Thanh Trì kể về cô gái con phú ông họ Trần Cô gái thầm thích anh
chàng họ Nguyễn đẹp trai, hát hay, nhưng nghèo Cô thường tựa cửa nhìn trộm chàng, đêm ngày tơ tưởng đến chàng Cô sai người hầu đem chiếc khăn lụa tặng chàng và dặn
“Hãy sớm nhờ người sang dạm hỏi”[47, tr124] Trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ,
người phụ nữ đâu có quyền quyết định tương lai của mình; đâu có quyền thích, quyền lựa chọn trong hôn nhân Vậy mà cô gái này lại khác, bất chấp lễ nghi khuôn phép, chủ động gợi ý cho người mình yêu Khi biết cha mình không đồng ý, cô đã âm thầm lấy trộm hai lạng vàng để đưa cho chàng Nguyễn dùng làm sính lễ Đó là hành động hết sức táo bạo, quyết liệt trong tình yêu Cô đã tìm cách để đến được với người mình yêu Khi biết chàng đã bỏ đi, nàng đau khổ buồn bã, khóc lóc hàng đêm rồi sinh bệnh nặng và
chết Trước khi chết còn dặn cha mình: “Phía dưới ngực con, nhất định có vật lạ, con chết rồi xin cha đem hỏa táng để xem là vật gì”[47, tr125] Và quả thật như vậy, sau khi hỏa táng, người ta thấy “trong đám tro xương một vật to như cái đấu Nhìn trong thấy
có hình con thuyền Trong thuyền có một chàng thiếu niên nằm dựa mái chèo mà hát”[47, tr125] Rõ ràng, vì quá thương nhớ người yêu mà nàng sinh bệnh rồi chết, hiếm
có phụ nữ nào mà nặng tình đến thế Cô Đào họ Nguyễn cũng là một người như thế Vì
thương một anh Nho sĩ nghèo mà cô đã chủ động tìm đến nơi ở của chàng; tự lo may
vá, cơm nước cho chàng ăn học Nhưng điều đặc biệt ở những người phụ nữa này là: mặc dù họ yêu mãnh liệt và chủ động nhưng không bao giờ đánh mất mình Khi thấy
anh học trò nghèo có ý sàm sỡ, cô đã nói: “Nếu thiếp dâm đãng thì thiên hạ đâu có thiếu những anh chàng đẹp trai? Thiếp tự cho mình là loại xướng ca, không phải là người xứng đôi với chàng Bấy lâu tìm kiếm trong chốn trần ai, may mắn gặp được người quân
Trang 3232
tử Nếu mai sau chàng không phụ thì thiếp cũng vui lòng phó thác chung thân, còn nếu đối xử với nhau như đối với loại liễu ven đường, hoa ngoài ngõ thì từ nay đành xin cáo biệt”[47, tr119] Nàng đã có lời lẽ rắn rỏi, chắc chắn, không vì yêu mà mù quáng, đánh
mất chính mình Điều này càng làm cho nhân cách người phụ nữ được nâng lên Họ quả
là những người đáng yêu quý, trân trọng
Trẻ em cũng là đối tượng được Vũ Trinh khai thác tương đối nhiều trong Lan Trì kiến văn lục Đó là những đứa trẻ đáng thương, tội nghiệp Truyện Hổ nghĩa hiệp kể về
một bé trai bốn tuổi, chỉ vì mẹ chết, cha muốn lấy vợ khác Bà vợ khác đó lại không thích đứa con chồng Vì thế, cậu bé bị chính cha ruột của mình đưa vào rừng và bỏ lại cho hổ ăn thịt Một đứa bé còn quá nhỏ, cũng chưa hiểu chuyện gì xảy ra Thế mà phải
đối diện với hoàn cảnh đáng sợ như vậy Cậu bé trong truyện Đứa con của rắn cũng
tầm ba bốn tuổi Cậu là một đứa trẻ bình thường, chỉ là da đen như sơn, thế nhưng cậu lại mang chứng tích là đứa con của rắn Sự ra đời của cậu là câu chuyện kì lạ Cậu không được yêu thương, thừa nhận như một đứa trẻ bình thường Đó cũng là sự thiệt thòi lớn
cho cậu Hay bé trai trong truyện Biết chuyện kiếp trước, bé vừa được sinh ra đã biết
nói Cả nhà sợ hãi, nói bé là yêu quái Bé kể lại chuyện về mình ở kiếp trước Rõ ràng,
bé trai trong câu chuyện này cũng khổ sở, bất hạnh vì nhớ về kiếp trước của mình Nhà văn Vũ Trinh như muốn rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về số phận của những đứa trẻ lúc bấy giờ Chúng không được yêu thương, nâng niu; phải gánh chịu quá nhiều khổ đau Vì vậy, con người chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến đối tượng bé nhỏ này
Ngoài ra, đến với Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh, người đọc còn được bắt gặp
nhiều hạng người, với nhiều việc làm khác nhau trong cuộc sống Người tốt có, người xấu có Mỗi nhân vật là một phần hiện thực trong xã hội lúc bấy giờ Những thân phận
thiệt thòi, bất hạnh như Nguyễn Ất trong truyện Tiên ăn mày Cha mẹ mất sớm, Ất ở
với người anh trai và chị dâu tham lam, độc ác Toàn bộ tài sản, người anh lấy hết, Ất chỉ còn một mảnh ruộng với gian nhà nát Ất phải làm thuê, làm mướn kiếm sống qua ngày Tuy cực khổ, thiếu thốn là thế, nhưng Ất rất tốt bụng Anh sẵn sàng giúp đỡ người
Trang 3333
khác Trong một lần, Ất giúp đỡ một ông già ăn xin và được trả ơn bằng một chậu vàng
Từ đó, Ất giàu có, lấy được vợ Hay như anh chàng họ Nguyễn trong truyện Câu chuyện
nợ tình ở Thanh Trì Chuyện kể về anh chàng họ Nguyễn tuấn tú, hát hay nhưng nhà
nghèo, mồ côi cha, học không đến nơi đến chốn Anh được cô con gái họ Trần thương thầm nhớ trộm, nhưng không thành duyên vì nhà anh quá nghèo Anh quyết tâm ra đi làm ăn Sau ba năm khi đã có tiền, anh trở về và đến hỏi cô gái, nhưng lúc này cô gái ấy không còn Có thể nói, họ là những người có xuất thân nghèo khổ, bất hạnh, nhưng họ không đầu hàng số phận Họ cố gắng, nỗ lực để có cuộc sống tốt hơn Và quả thực, sự
nỗ lực của họ đều được đền đáp Đó cũng là ước vọng của Vũ Trinh giành cho những
số phận bất hạnh này: ở hiền thì gặp lành, nỗ lực thì sẽ được đền đáp Họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc
Bên cạnh những người hiền lành, tử tế thì có những kẻ vô lại, lòng lang dạ sói
như Hoàng trong truyện Hổ nghĩa hiệp Hoàng thuộc nhà khá giả, vợ chết, có đứa con
trai khoảng bốn năm tuổi Hoàng có ý định lấy một người đàn bà góa chồng Cô này không thích đứa con Thế nên, Hoàng đã nhẫn tâm đem con ruột của mình vào rừng sâu
cho hổ ăn thịt Người ta thường nói “Hổ dữ không ăn thịt con”, vậy mà Hoàng đã làm
cái đều kinh khủng đó Hắn Không mảy may thương xót, sẵn sàng giết con để được lòng
vợ mới Đó là kẻ độc ác hơn cả thú dữ Và hắn đã có một cái kết hoàn toàn xứng đáng Hắn bị con hổ vồ , xé nát thành trăm mảnh Một kẻ vô lương tâm như hắn thì đáng bị
trừng phạt như thế Truyện Tiên ăn mày kể về người anh là Giáp tham lam, độc ác,
không có tình thương ngay cả với em mình Hắn cùng vợ chiếm hết tài sản, để cho em
đi làm thuê, làm mướn, nghèo đến nỗi không lấy được vợ Thế rồi, khi thấy em giàu lên, hắn lại tìm cách để được giàu hơn nữa Hắn hỏi chuyện em rồi làm theo Ai ngờ gặp phải một người bán tương ở thôn bên Vợ chồng hắn đánh đập người ta vỡ mũi, rụng răng Hàng xóm thấy thế, kéo đến đưa vợ chồng hắn lên quan Vợ chồng hắn bị quan
xử, đánh nát mông Những kẻ xấu xa này cuối cùng đều bị trừng trị Đó cũng là điều mà
Trang 3434
chúng ta muốn Ác giả ác báo, chúng là những kẻ suy đồi về đạo đức, làm xấu luân thường đạo lí con người, đáng bị trừng phạt
Ta có thể bắt gặp bà đồng trong truyện Bà đồng Bà có khả năng gọi hồn, xem
đường công danh, có thể biết trước được mọi chuyện Không cần biết mặt, nhưng bà nói rất đúng Hay thầy xem tướng trong truyện cùng tên Truyện kể về thầy xem tướng xem hộ đường công danh cho những người dưới trướng của Đinh công Ông Nguyễn
đột nhiên đi qua, thầy tướng liền phán là “chỉ đầy một kỉ sau, chính ở nơi đây ông sẽ được cầm quyền làm tướng, sự nghiệp còn hơn cả Đinh công”[47, tr165] Khi nghe
những lời đó, ai cũng cười nhạo, bàn tán là thầy nói càn, bởi lẽ lúc này ông chỉ là một
kẻ quần áo rách rưới, mặt mũi lam lũ Không ngờ rằng, sau này, lời nói của ông thầy tướng thành hiện thực Rõ ràng, nói đến chuyện bói toán là người ta nói đến việc mê tín, dựa ý người xem để nói nịnh lấy tiền, cũng chẳng ai kiểm định thực hư rồi tìm thầy tướng mà hỏi lại Thế nhưng, Vũ Trinh vẫn muốn khẳng định rằng, không phải thầy bói,
bà đồng nào cũng như thế, cũng có những người giỏi, có khả năng biết trước mọi việc
Ta cũng có thể bắt gặp bà bán nước chè trong truyện Sinh nở lạ, bà đỡ đẻ trong truyện Hổ có nghĩa, hay như kẻ trộm trong truyện cùng tên Vũ Trinh nhìn tên trộm
không chỉ một chiều là ranh mãnh, xấu xa, mà ngược lại vẫn có sự thức tỉnh để trở thành người tốt Chuyện kể về vùng chợ Xuân ở huyện Gia Phúc có một tên ăn trộm già đời, biệt hiệu là Mèo Khoét, khách qua lại thường bị hắn lừa lấy trộm Thế nên, ở đây, ai cũng lo sợ, cảnh giác Rồi có một ông khách đến, tự tin có thể giữ được tài sản của mình Đến đêm, tên trộm khoét vách chui vào, giả tiếng mèo vờn chuột và lấy được bọc tiền của khách Vị khách này cũng rất cao tay, mượn cái nơm ở chỗ nghỉ rồi tìm đến nhà tên trộm, lấy lại được số tiền bị mất Tên trộm khi biết đầu đuôi câu chuyện thì kính phục
vị khách kia Sáng hôm sau, hắn mang gà, gạo nếp đến vái lạy, xin theo vị khách này để học phép thuật Lâu nay, hắn cứ nghĩ mình là tên trộm giỏi nhất, không ai qua mặt được
Hôm nay, gặp người giỏi hơn mình, đúng là “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, “Ngoài núi còn có núi cao hơn”[47, tr115] Vị khách đã khuyên tên trộm từ bỏ cái nghề xấu xa
Trang 35Đến với Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh, ta có thể bắt gặp được nhiều con
người hiện hữu trong cuộc sống đời thường Họ rất thật, rất gần Những gì mà Vũ Trinh nói về họ cũng rất quen thuộc Ở ngoài kia cuộc sống có bao nhiêu kiểu người thì vào
Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh có bấy nhiêu kiểu Riêng đối với tầng lớp quan lại thì
Vũ Trinh ít nhắc đến Có lẽ cuộc đời của ông trải qua bao thăng trầm, niềm tin vào vua chúa, quan lại không còn nữa Ông tập trung vào những con người gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày Những người mà ta dễ gặp, dễ thấy nhất
2.2 Nhân vật người kì lạ
Nói đến truyện truyền kì là nói đến tính chất khác lạ của sự vật, sự việc, đặc biệt
là những đặc tính kì lạ của nhân vật Yếu tố kì là phương tiện nghệ thuật để phản ánh hiện thực Nó tạo nên một thế giới cuộc sống vừa hư vừa thực, vừa gần vừa xa Truyện truyền kì vì thế mà li kì hơn, hấp dẫn hơn
Trước hết, người kì lạ là người có đặc tính kì lạ ngay từ đầu Như trong truyện
Biết chuyện kiếp trước, tác phẩm kể về một cậu bé vừa lọt lòng mẹ đã biết nói: “Ai đem tôi đến đây? Chân tay tôi sao lại bé thế này?”[47, tr141] Đây là chuyện lạ đời Cả nhà
Trang 36kì, nhưng cũng rất hợp lí Vì không uống bát canh nên cậu mới nhớ kiếp trước của mình
như thế Yếu tố kì là hạt nhân cơ bản để xây dựng cốt truyện và nhân vật Truyện Nhớ được ba kiếp trước cũng là một truyện tương tự như thế Truyện kể về một cử nhân tên
Mỗ nói rằng mình nhớ được ba kiếp trước Đó là câu chuyện kì lạ, được viết dựa trên thuyết luân hồi Để trở lại là một con người bình thường, Mỗ đã phải trải qua ba kiếp
Mỗ kể lại tường tận ba kiếp của mình Kiếp thứ nhất, Mỗ làm người, gia cảnh giàu có, nhưng vì làm nhiều điều bất nghĩa nên khi chết xuống địa ngục, Diêm Vương phạt ông phải làm kiếp gà Khi làm kiếp gà, Mỗ phạm tội chống lại chủ, chết đi, bị Diêm Vương phạt làm lợn Mỗ làm kiếp lợn cho hết kiếp nạn, khi đã biết nghĩ đến điều thiện thì Diêm Vương mới bằng lòng cho Mỗ đầu thai làm người Câu chuyện của Mỗ thật kì lạ Và điều mà Vũ Trinh muốn nói đến ở đây là: hãy sống thiện, nếu không sẽ bị trừng phạt, không chỉ ở kiếp này mà còn ở kiếp khác nữa Đó là một bài học quý cho con người ở đời, gieo nhân nào thì gặp quả ấy Chỉ khi con người trong sạch, hướng thiện thì khi đó mới là con người đích thực Để được là con người ở kiếp này, chúng ta đã phải tu tâm, dưỡng tính rất nhiều, vì vậy phải trân trọng những gì mình đang có
Lan trì kiến văn lục tồn tại cả những nhân vật có đặc tính kì lạ khi tiếp xúc với
đối tượng khác Những nhân vật này xuất phát từ những con người bình thường, khi có
điều kiện tiếp xúc với các đối tượng khác thì dần bộc lộ ra đặc điểm kì lạ Truyện Đứa con của rắn, kể về người đàn bà họ Nguyễn, sống cùng chồng ở sườn núi Trong một
lần đi hái củi, cô bị một con rắn bắt đi và làm tình Khi ấy, cô còn nhớ thấy một người đàn ông khỏe mạnh, đẹp trai đến bức bách Hơn tháng sau, trong một lần đi chợ, cô cũng
bị con rắn đó lao tới, mang đi Sau đó, cô sinh được một đứa bé trai bình thường như những đứa trẻ khác Chỉ có điều da đứa bé đen như sơn Đó là một câu chuyện hết sức
Trang 3737
kì lạ, không ai có thể tin rằng người phụ nữa có thai khi bị rắn cưỡng hiếp Thế mà người
đàn bà ở Sơn Vi lại như thế Hay người thôn nữ trong truyện Khỉ chúa cũng là một ví
dụ tương tự Trong một lần đi hái củi, cô gái bị lạc vào hẻm sâu Bỗng bị hàng trăm con khỉ nhào ra dẫn đi Chúng đưa cô gái đến gặp một lão khỉ đực Từ đó, lão khỉ đực bắt
cô gái ăn ngủ với hắn Sau hơn một năm, cô gái sinh ra một con khỉ con Rõ ràng đây là điều kì lạ Một con người bình thường không thể sinh ra khỉ con Qua sự kì lạ đó, dường như Vũ Trinh muốn nói lên số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ Họ bị đày đọa, áp bức cả về thể xác lẫn tinh thần Họ không có quyền nói lên tiếng nói của mình, không tự quyết định được số phận của mình
Thượng thư họ Đỗ trong truyện Quan Thượng thư họ đỗ cũng là nhân vật có đặc
tính kì lạ khi tiếp xúc với các đối tượng khác Truyện kể về Thượng thư Họ Đỗ thông minh, can đảm Ông vốn là con người bình thường Cho đến một lần, ông tiếp xúc với hồn ma trên cây đa Câu chuyện như trong tưởng tượng, khiến bạn của ông nửa tin nửa ngờ Ông có thể ôm chặt lấy con ma đó, khiến nó không thoát ra được Ông còn nói chuyện qua lại với con ma như những người bình thường với nhau Con ma nữ tiết lộ ông ba mươi tư tuổi thì thi đỗ, làm quan đến bậc cao nhất Sau này, những lời nói của con ma nữ đều đúng Chứng tỏ, ông đã có cuộc trò chuyện với ma Quả là điều lạ lùng
Truyện Ma cổ thụ cũng như thế Tiên sinh họ Phạm tên là Kính, là một con người bình
thường, đã từng đỗ kỳ thi Hương, làm quan, cho đến khi ông gặp con ma đàn bà Trong khi mọi người, ai cũng sợ con ma này, lo cúng bái, lập miếu thờ, lỡ ai phạm tới sẽ bị hành ngay, thì ông lại không sợ Điều đặc biệt là ông có thể nói chuyện, tranh cãi với
ma, dấu vết cuộc tranh cãi đó vẫn còn: “Ông thấy thuốc đổ tung tóe trên đất”[47, tr175]
Chỉ một mình ông biết điều này, mọi người xung quanh không hề thấy gì, cho nên
chuyện lại trở nên li kì Hay trong truyện Phạm Viên, nhân vật chính là Phạm Viên,
người Đông Thành, Nghệ An, vốn sinh ra đã thông minh khác thường Ông rất hâm mộ các bậc tiên thánh Ông bỏ công tu luyện, cuối cùng học được phép tiên Ông có thể đi mây về gió, phiêu du khắp nơi trong thiên hạ Có lần, ông đến huyện Gia Viễn để dạy
Trang 3838
học mà không lấy tiền công Trước khi ra đi, ông còn dặn mọi người trong làng giữ chiếc áo mà ông đã mặc một lần, vài năm sau sẽ có hỏa hoạn thì cầm áo gọi, ông sẽ đến cứu Và đúng như thế, vài năm sau có giặc đến đốt làng, người trong làng cầm chiếc áo
đó ra gọi “Phạm tiên sinh!”, ngay lập tức mưa gió đến làm lửa tắt, giặc chạy hết Rõ
ràng, Phạm Viên đã trở thành bậc tiên thánh, có phép thuật Đây là kết quả của quá trình
tu luyện chứ không phải sinh ra đã như thế Vũ Trinh thực sự đã tạo được những điều
kì diệu cho nhân vật của mình Các đối tượng xuất hiện, tác động làm thay đổi con người đời thường của các nhân vật có thể có trong thế giới hiện thực hoặc có trong thế giới hư
ảo Vì thế, nó tạo cho câu chuyện của Vũ Trinh hư hư thực thực rất hấp dẫn
Ngoài ra, nhân vật người kì lạ trong Lan Trì kiến văn lục còn xuất hiện khi tình huống bất thường xảy ra Ví dụ trong truyện Sống lại, nhân vật gặp tình huống bất
thường đó là cô gái con phú ông Cô gái thích anh học trò họ Đào, thông minh, tuấn tú nhưng nhà nghèo Anh học trò họ Đào kia cũng rất thích cô, nên nói với bà mối đến nhà phú ông hỏi nàng làm vợ Phú ông chê anh học trò nghèo nên không chịu gả Anh học trò giận, bỏ lên kinh du học Sau ba năm trở về thì cô gái đã được gả cho một anh nông dân nhà giàu Anh học trò buồn rầu ra về, đến ngoài thôn thì gặp vợ chồng cô gái mà mình thương Cô gái thương nhớ mối lương duyên, rưng rưng nước mắt Hai người chuyện trò với nhau Anh chồng thấy vậy sinh ghen, đã đánh chết vợ Sau đó, hắn giấu giếm chôn cất vợ Vài ngày sau, Đào sinh biết chuyện đã đem xôi gà đến lễ ở mộ nàng Nghe tiếng động, Đào sinh mở nắp quan tài ra thấy xác cô gái vẫn còn động đậy, liền đưa cô gái về cho uống thuốc Cô gái sống lại Đúng là tình yêu đã chiến thắng tử thần
Dù đã bị chôn dưới đất, nhưng tình yêu cô gái vẫn nồng cháy, mãnh liệt Cô trở về từ cõi chết, nối lại duyên xưa với anh Đào sinh Tình yêu thật kì diệu, giúp con người ta vượt lên tất cả, kể cả cái chết Đó là khát vọng của muôn đời, muôn người Trong truyện
Sinh nở lạ, người phụ nữ ở Châu Vạn Ninh, Yên Quảng là người như thế Cô mang thai
bảy tháng thì bỗng bị bệnh rồi chết Vì nhà nghèo, không đủ đồ để khâm liệm, cô chỉ được mặc quần áo vải, đặt trong quan tài gỗ tạp rồi đem chôn tạm Mọi việc không dừng
Trang 3939
lại ở đó, một sự việc lạ bắt đầu xảy ra Người phụ nữ đó chết mà vẫn nuôi dưỡng đứa con trong bụng được khỏe mạnh, bình thường Đến ngày sinh nở, đứa bé vẫn được ra đời khỏe mạnh Đến khi con khát sữa, người phụ nữ ấy đã đội mồ đi xin sữa cho con Tình mẫu tử thiêng liêng cao cả, bất chấp cái chết, người mẹ ấy vẫn ra sức bao bọc, bảo
vệ, nuôi nấng đứa con Người mẹ đó không nỡ rời xa dương thế vì tình thương với con mình Cho đến khi, người chồng biết tin, đào mồ lên, ôm con về, người mẹ ấy mới thanh thản ra đi Hình ảnh một đứa bé rốn còn chưa rụng, nằm sấp trên bụng mẹ, quằn quại khóc, trong miệng còn dính những vụn bánh, thi thể người mẹ đã trương to, huyết còn chảy mà thương biết chừng nào Sự sống đã nảy sinh từ cái chết, đó là điều kì diệu của
tình mẫu tử Câu chuyện nợ tình ở Thanh Trì cũng thế Chuyện kể về cô gái con phú
ông họ Trần rơi vào tình huống yêu chàng họ Nguyễn nhưng không đến được với nhau
vì nhà chàng quá nghèo Vì buồn thương, đau khổ, suy nghĩ quá nhiều, nàng sinh bệnh
Trước khi chết, nàng còn dặn cha: “Phía dưới ngực con, nhất định có vật lạ, con chết rồi xin cha đem hỏa táng để xem là vật gì”[47, tr125] Và quả thật đó là một vật to như
cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc cũng không phải đá, trong suốt như gương, búa đập cũng không vỡ Đặc biệt khi nhìn vào trong đó, người ta thấy hình con thuyền
và chàng thiếu niên nằm dựa mái chèo mà hát Tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt của cô gái đã biến thành một khối trong vắt, cứng rắn, không gì có thể tàn phá được Cô gái trong câu chuyện này xuất phát cũng như bao cô gái khác, yêu nhưng không đến được với người mình yêu Điều kì lạ là tình yêu đó hóa thân thành một vật bất tử Đó là một câu chuyện tình cảm động Vũ Trinh dường như dành quá nhiều tình cảm cho những người phụ nữ, nên ở bất cứ phương diện nào, hoàn cảnh nào, tác giả cũng thấy người
phụ nữ hiện lên rất đẹp, rất đáng thương và đáng trân trọng Trong truyện Tháp báo ân,
nhân vật trở nên kì lạ khi được đặt trong tình huống xảy ra Đó là cô con gái họ Nguyễn xinh đẹp, nhưng không may mắc bệnh hủi Người cha dù thương con nhưng cũng phải dựng một túp lều tranh bên rìa đường, ngoài thôn cho con gái ở riêng Duyên số thế nào,
cô gặp được một anh học trò người Kinh Môn trên đường lên kinh đi thi Hội và ghé vào
Trang 4040
trú nhờ Và họ đã có một đêm ân ái say đắm Nhưng trời sáng, chàng trai đã phải lên đường Cô gái nhớ nhung, lo âu, sầu muộn Cô không nguôi suy nghĩ về bệnh tật của mình Cô khao khát tình yêu và hạnh phúc, nhưng làm sao có thể được khi cô mang trong người căn bệnh quái ác đó Sự đau đớn và dằn vặt đó theo cô đến chết Nhưng điều lạ là, khi chết rồi, cô vẫn về trong mộng xin quan chủ khảo cho chàng trai đậu đạt Nhờ vậy, chàng trai mới đỗ kì thi Hội Câu chuyện quả kì lạ, khó tin Nhưng điều đáng tin, đáng trân trọng ở đây lại là tinh yêu và khát vọng hạnh phúc của con người luôn làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống!
2.3 Nhân vật là vật được nhân hóa
Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (Chủ biên) định nghĩa: “Nhân hóa là gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người” [40, tr710] Trong sách 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân định nghĩa: “Nhân hóa là một dạng đặc biệt của ẩn dụ; chuyển những đặc điểm của con người (và rộng ra là của những sinh thể) sang những đối tượng và hiện tượng không phải hoặc không có đặc tính của những cơ thể sống” [1] Trong văn học nghệ thuật, nhân hóa là một trong những
thủ pháp nghệ thuật làm gia tăng sự sinh động, hấp dẫn khi phản ánh về con người và cuộc sống Qua thủ pháp nhân hóa, nhà văn đã cung cấp cho loài vật, đồ vật vô tri vô giác những gì thuộc về con người, gửi gắm những thông điệp sâu sắc Hình tượng nhân vật vì vậy được khắc họa phong phú, đa dạng hơn
Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh gồm 45 truyện thì có tới 12 truyện xuất hiện
nhân vật là vật được nhân hóa Hầu hết đó là những con vật có thực và gần gũi với đời sống của người dân, như: hổ, khỉ, gà, lợn, rắn, cá
Trước hết là con hổ Bình thường, chúng ta vẫn nghĩ rằng: hổ là chúa tể sơn lâm,
là kẻ hung ác, chuyên quyền Nó là biểu trưng cho vẻ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, là con vật tinh khôn được tôn là chúa tể của rừng xanh Trong quan niệm của dân gian Việt Nam, hổ được coi là con vật linh thiêng được đúc thành tượng, trưng bày trong các đình
miếu Đến với Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh thì hoàn toàn khác Đó hầu hết là