Giao thông vận tải tỉnh bình định thế kỉ xix

126 0 0
Giao thông vận tải tỉnh bình định thế kỉ xix

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở Bình Định cũng như các địa phương khác trong cả nước, những chính sách về chính trị, kinh tế… của triều Nguyễn cùng với việc tu sửa, mở rộng và hoàn thiện các tuyến đường giao thông hu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN HUỲNH THANH PHONG GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH ĐỊNH THẾ KỈ XIX Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 Người hướng dẫn: TS ĐINH THỊ THẢO LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, với sự hướng dẫn của giảng viên TS Đinh Thị Thảo Các số liệu sử dụng phân tích trong đề án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong đề án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan từ những nguồn tài liệu về tỉnh Bình Định Tác giả đề án Huỳnh Thanh Phong LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề án, Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới: Quý Thầy/Cô giáo, các Phòng chức năng tại Trường Đại học Quy Nhơn đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức giúp Tôi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Đặc biệt, Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn TS Đinh Thị Thảo - Giảng viên trực tiếp hướng dẫn Đề án, Người đã tận tình hướng dẫn Tôi trong suốt thời gian thực hiện Đề án Sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của Cô giúp Tôi hoàn thành tốt hơn đề án của mình, giúp Tôi nhận ra sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúng khi Tôi gặp khó khăn Trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Quý Thầy/Cô giáo Trường THCS Số 2 Bồng Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ, đóng góp ý kiến về chuyên môn để tôi hoàn thành nhiệm vụ Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để Tôi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ và Đề án Tốt nghiệp của mình Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, Đề án vẫn còn những thiếu sót nhất định Kính mong tiếp tục nhận được sự góp ý của Quý Thầy/Cô và các bên liên quan từ Nhà trường để Đề án được hoàn thiện hơn Trân trọng cảm ơn! Tác giả đề án Huỳnh Thanh Phong MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9 5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 10 6 Đóng góp của đề án 11 7 Kết cấu của đề án 12 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỚC THẾ KỈ XIX 13 1.1 Các yếu tố tác động đến sự hình thành, phát triển giao thông vận tải Bình Định 13 1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 13 1.1.2 Điều kiện chính trị, kinh tế và dân cư 16 1.2 Khái quát giao thông vận tải tỉnh Bình Định trước thế kỉ XIX 19 Tiểu kết chương 1 23 Chương 2: CÁC LOẠI HÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 25 TỈNH BÌNH ĐỊNH THẾ KỈ XIX 25 2.1 Giao thông vận tải đường bộ 25 2.1.1 Chính sách của triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp đối với giao thông vận tải đường bộ Error! Bookmark not defined 2.1.2 Các tuyến giao thông đường bộ 30 2.1.3 Hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường bộ 37 2.2 Giao thông vận tải đường thuỷ 44 2.2.1 Chính sách của triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp đối với giao thông vận tải đường thủy Error! Bookmark not defined 2.2.2 Các tuyến giao thông vận tải đường thủy 51 2.2.3 Hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thuỷ 58 Tiểu kết chương 2 68 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH ĐỊNH THẾ KỈ XIX 71 3.1 Đặc điểm của giao thông vận tải tỉnh Bình Định thế kỉ XIX 71 3.1.1 Dưới triều Nguyễn, giao thông vận tải Bình Định được chú trọng xây dựng và phát triển hơn so với các triều đại trước 71 3.1.2 Giao thông vận tải ở Bình Định luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa giao thông đường bộ và hoạt động thông tin liên lạc của triều Nguyễn thông qua các dịch trạm 72 3.1.3 Giao thông vận tải ở Bình Định đa dạng; Trong đó đường thủy là thế mạnh giao thông vận tải ở Bình Định .73 3.1.4 Giao thông vận tải Bình Định đã có những chuyển biển rõ nét từ những năm 80 của thế kỉ XIX 78 3.2 Vai trò của giao thông vận tải đối với sự phát triển tỉnh Bình Định thế kỉ XIX 82 3.2.1 Đối với kinh tế 822 3.2.2 Đối với văn hóa-xã hội 866 3.2.3 Đối với chính trị, quốc phòng-an ninh 911 Tiểu kết chương 3 944 KẾT LUẬN 967 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1001 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1022 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Số hiệu Hàng hóa xuất khẩu ra bên ngoài thông qua cảng Quy 2.1 63 2.2 Nhơn tháng 12 năm 1897 Hàng hóa nhập khẩu từ ngoài vào thông qua cảng Quy 64 Nhơn tháng 12 năm 1897 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Ở nước ta, trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc, giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Nó là một trong những yếu tố tác động tích cực đến phát triển kinh tế, mở rộng tiếp xúc văn hóa và giao lưu quốc tế Hay nói cách khác, giao thông vận tải chính là một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường; là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển và ngược lại Hệ thống giao thông thuận tiện sẽ đảm bảo đi lại, vận chuyển nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ; đảm đương vai trò mạch máu lưu thông làm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh vực kinh tế Không chỉ vậy, giao thông vận tải còn là cầu nối kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền và là phương tiện giúp giao lưu với quốc tế Trong nửa đầu thế kỉ XIX, việc triều Nguyễn quan tâm phát triển giao thông, thường xuyên tu bổ, mở rộng, đo đạc… các tuyến đường thủy, bộ không chỉ phục vụ nhu cầu giao thương, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa mà còn phục vụ nhu cầu hành chính, quân sự Ở Bình Định cũng như các địa phương khác trong cả nước, những chính sách về chính trị, kinh tế… của triều Nguyễn cùng với việc tu sửa, mở rộng và hoàn thiện các tuyến đường giao thông huyết mạch; hệ thống giao thông từng bước được hoàn thiện, nhiều tuyến đường lưu thông hàng hóa cũng được hình thành và phát triển; nối liền giao thương giữa địa phương với các vùng, khu vực trong nước và với nước ngoài Theo đó, hoạt động vận tải cũng trở nên thuận lợi, nhộn nhịp với nhiều loại hình vận tải; phương tiện vận tải, hàng hóa vận tải đa dạng, phong phú, ngày càng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giao lưu trao đổi tại địa phương Từ nửa sau của thế kỉ XIX, những chuyển biến trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội do sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Pháp vào Việt Nam đã ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải cả nước nói chung, giao thông vận tải tỉnh Bình Định nói riêng Đặc biệt, từ những năm 80 của thế kỉ XIX, các 2 tuyến giao thông thủy, bộ ở Bình Định được chính quyền thực dân Pháp chú ý quan tâm nhằm khai thác tài nguyên trong tỉnh cũng như vùng phụ cận Vì vậy, các tuyến giao thông vận tải cũng từng bước được sửa chữa, nâng cấp và đưa vào hoạt động; mở ra thời kì phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán với các nước Tây Âu và Đông Nam Á Tìm hiểu về giao thông vận tải tỉnh Bình Định trong thế kỉ XIX góp phần nhận diện giao thông vận tải tỉnh Bình Định; thấy được sự phát triển của giao thông vận tải của Bình Định ở thế kỉ XIX và vai trò của giao thông vận tải trong mọi hoạt động của đời sống xã hội tại địa phương - một trong những nội dung chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức Qua đó, rút ra những đặc điểm, nhận xét, đánh giá khách quan về giao thông vận tải cũng như những đóng góp của nó đối với sự phát triển tỉnh Bình Định thời kì này Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, giao thông vận tải được coi là một trong những ngành kinh tế dịch vụ có liên quan trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất và đời sống của toàn xã hội; được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021) đã đề ra các đột phá chiến lược, trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số” Có thể nói, phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, giao thông vận tải nói riêng vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước Hơn nữa, nhiều năm gần đây, việc học tập, nghiên cứu về lịch sử địa phương của học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học ngày càng được quan tâm Giải quyết tốt nhiệm vụ đặt ra của đề tài sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên Kết quả nghiên cứu có thể bổ sung tư liệu góp phần vào việc thúc đẩy nghiên cứu toàn diện về triều Nguyễn, về thế kỉ XIX cũng như góp phần tìm hiểu về vùng đất, thiên nhiên và con người Bình Định trong lịch sử 3 Xuất phát từ những lí do trên, Tôi quyết định chọn đề tài “Giao thông vận tải tỉnh Bình Định thế kỉ XIX” để làm đề tài Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giao thông vận tải Sự phát triển của giao thông vận tải nói chung, giao thông vận tải ở tỉnh Bình Định trong thế kỉ XIX nói riêng là một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường; là cầu nối kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền và là phương tiện giúp giao lưu với các nước khác Giao thông vận tải ở tỉnh Bình Định cũng như các địa phương khác đều chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa-xã hội Vì vậy, khi nghiên cứu về tình hình chính trị, kinh tế-xã hội, nhất là kinh tế thương nghiệp ở các địa phương, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến chính sách của nhà nước đối với giao thông vân tải, hệ thống giao thông, các hoạt động vận tải đường thủy và đường bộ… Có thể kể đến một số nghiên cứu liên quan đến đề tài như: Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn của tác giả Nguyễn Thế Anh [2] đề cập đến những hoạt động kinh tế Việt Nam trong thế kỉ XIX Trong khi giới thiệu về các hoạt động thương mại thời kì này, tác giả đã khái quát hệ thống giao thông trong cả nước Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của giao thông đường thủy Trong đề tài khoa học cấp Nhà nước với tựa đề Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn; những vấn đề đặt ra hiện nay [5], tác giả Đỗ Bang mặc dù tập trung hướng vào việc khảo cứu tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn nhưng cũng dành một phần đáng kể khảo cứu về kinh tế Đề cập đến kinh tế thương nghiệp triều Nguyễn, tác giả đã phân tích chính sách của triều Nguyễn đối với thương nghiệp, những điều kiện để giao lưu hàng hóa (giao thông, đo lường, tiền tệ) Trên cơ sở đó, tác giả khái quát tình hình nội thương và ngoại thương dưới triều Nguyễn 4 Lịch sử Việt Nam, tập 5 (từ năm 1802 đến năm 1858) [56] và tập 6 (từ năm 1858 đến năm 1896) [11] của nhóm các tác giả Viện Sử học biên soạn, Nxb Khoa học Xã hội, 2017 là các công trình tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu lịch sử Việt Nam Các công trình này là kết quả nghiên cứu có hệ thống về lịch sử Việt Nam (thế kỉ XIX) trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao… trong đó có đề cập đến hệ thống giao thông của cả nước Các nghiên cứu liên quan đến đề tài tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế,… ở địa phương là các tập địa chí địa phương được biên soạn gần đây Đây là loại sách ghi chép, giới thiệu về địa lí, lịch sử, phong tục tập quán, nhân vật, sản vật, kinh tế, văn hóa,… của địa phương Địa chí Bình Định tập Địa lí-dân cư-hành chính [52], tập Kinh tế [53]và tập Lịch sử [54] do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đã giới thiệu một cách toàn diện và phong phú quá trình phát triển của lịch sử, kinh tế của Bình Định từ buổi đầu lịch sử cho đến thời kì đổi mới Các công trình lần lượt đề cập đến địa lí tự nhiên, tiến trình lịch sử, các ngành kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp)… của tỉnh qua các thời kì lịch sử Đặc biệt, phần Địa chí kinh tế đã dành ra 2 chương viết về kinh tế Bình Định từ thế kỉ XV đến hết thời Pháp thuộc Trong đó, đề cập đến sự phát triển hệ thống giao thông vận tải ở tỉnh Bình Định từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX và quá trình nâng cấp, hoạt động kinh tế cảng Quy Nhơn, Bình Định Lịch sử thành phố Quy Nhơn của tác giả Nguyễn Tấn Hiểu [6] không chỉ tìm hiểu về thời gian hình thành, không gian phát triển của thành phố Quy Nhơn; mà còn khảo cứu toàn diện về hoạt động kinh tế - xã hội, tổ chức quản lí nhà nước, các phong trào yêu nước, di tích lịch sử văn hóa qua các thời kì,… Đề cập đến kinh tế hàng hóa, quá trình hình thành và hoạt động thương nghiệp ở đô thị Quy Nhơn nói chung, cảng Quy Nhơn và các hoạt động vận chuyển hàng hóa qua cảng Quy Nhơn nói riêng Hiện nay, nhằm hướng tới những nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, tầm quan trọng của biển, tiềm năng phong phú, đa dạng của biển, mối quan hệ giữa biển với lục địa và vai trò của giao thương đường thủy nhất là đường biển, nhóm

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan