Giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh đắk nông (2004 2020)

107 0 0
Giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh đắk nông (2004   2020)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đắk Nông chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển đội ngũ nhà giáo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN TOÀN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH ĐẮK NÔNG (2004 – 2020) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương Các số liệu, thống kê, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Ngoài ra luận văn còn có sự kế thừa từ các công trình nghiên cứu của những tác giả đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới Quy Nhơn, ngày 23 tháng 10 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Toàn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .5 6 Đóng góp của đề án .7 7 Cấu trúc của đề ấn: 7 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐẮK NÔNG TRƯỚC NĂM 2004 .9 1.1 Khái quát về tỉnh Đắk Nông .9 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 9 1.1.2 Đặc điểm lịch sử, dân cư 11 1.1.3 Đặc điểm kinh tế .12 1.1.4 Truyền thống văn hóa Đắk Nông .13 1.2 Khái quát về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Đắk Nông trước năm 2004.13 1.2.1 Giáo dục THPT Đắk Nông từ năm 1975 đến năm 1986 13 1.2.2 Giáo dục THPT Đắk Nông từ năm 1986 đến năm 2004 14 Tiểu kết chương 1: 28 Chương 2 GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẮK NÔNG TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010 .30 2.1 Chủ trương phát triển giáo dục tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2004 – 2010 30 2.2 Giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Đắk Nông từ năm 2004 đến năm 2010 33 2.2.1 Quy mô trường lớp 34 2.2.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị .35 2.2.3 Đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý 39 2.2.4 Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục .44 2.2.5 Xây dựng môi trường giáo dục 52 Tiểu kết chương 2 58 Chương 3 GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẮK NÔNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2020 .60 3.1 Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2011 – 2020 60 3.2 Sự phát triển của giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Đắk Nông từ năm 2011 đến năm 2020 .64 3.2.1 Quy mô trường lớp 64 3.2.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị .68 3.2.3 Đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý 72 3.2.4 Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục .78 3.2.5 Xây dựng môi trường giáo dục 82 Tiểu kết chương 3 84 KẾT LUẬN .86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO) DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BC Bán công CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lí CNTT Công nghệ thông tin CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa DL Dân lập DTNT Dân tộc nội trú GD Giáo dục GD-ĐT Giáo dục – đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân XHHGD Xã hội hóa giáo dục DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Qui mô học sinh THPT từ 1989-2000 14 Bảng 1.2: Quy mô phát triển trường, lớp cấp THPT từ 1986-2004 17 Bảng 1.3: Số lượng giáo viên THPT qua các năm học 20 Bảng 1.4: Tỷ lệ GV đạt chuẩn ở các cấp (%) 21 Bảng 2.1 Quy mô học sinh THPT 34 Bảng 2.2: Tình hình phát triển trường lớp giai đoạn 2000-2010: .35 Bảng 2.3: Số lượng và tỉ lệ giáo viên THPT đạt chuẩn (2004-2010) 39 Bảng 2.4 Số học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh 45 Bảng 2.5: Tỉ lệ xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS THPT từ 2004-2010 .46 Bảng 2.6: Tỉ lệ HS THPT bỏ học qua các năm (2004-2010) 48 Bảng 2.7: Tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT giai đoạn 2004-2010 48 Bảng 2.8: Hiệu quả đào tạo giai đoạn 2004-2010 51 Bảng 3.1 Quy mô học sinh THPT 67 Bảng 3.2 Số lượng giáo viên phổ thông (2010 -2020) 74 Bảng 3.3 Tỷ lệ thi học sinh giỏi quốc gia từ năm 2010 đến năm 2020 81 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục phổ thông được nhìn nhận là một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là “bản lề”, vừa là “xương sống” của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách của ĺưa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, giúp các em từ bứơc đi chập chững, từ nhận biết đơn sơ lên nắm bắt được nhiều kiến th́ưc cơ bản về văn hóa chữ, văn hóa làm người và định hứơng được cuộc sống của mình là phục vụ đất nứơc và dân tộc Do vậy từ ngày nứơc nhà được độc lập đến nay sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông đã đạt được những thành tựu to ĺơn trên các lĩnh vực: Quy mô không ngừng được m̉ơ rộng; chất lượng ngày một được nâng cao và từng bứơc đáṕ ưng tốt hơn yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nứơc V́ơi vị trí và vai trò to ĺơn đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục lần th́ư 3 (năm 1979) đã chỉ rõ: “Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nứơc, là śưc mạnh tương lai của một dân tộc Nó đặt cơ s̉ơ vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Bước vào thế kỷ XXI, để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế giáo dục đào tạo cần phải đổi mới Đổi mới giáo dục cần thực hiện đồng bộ với nhiều nội dung quan trọng và cần thiết nhất là đội ngũ giáo viên Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI(2011) đã xác định: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế Trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” Nghị quyết 29-NQ/TW (2013) “về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” cũng đã nêu rõ: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; Đổi mới căn bản, toàn diện GĐ-DDT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi; từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mực tiêu, nội dung, phương pháp; Cơ chế chặt chẽ, chính sách phát triển GĐ-ĐT là 2 nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Phát triển giáo dục đào tạo phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc Đổi mới hệ thống GD-ĐT theo hướng linh hoạt … Thực hiện chủ trương đó trên cả nước, đã triển khai đổi mới đồng bộ về giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, tỉnh Đắk Nông với những lợi thế về vị trí địa lý có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đắk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên Để thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đắk Nông chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp theo hướng chuẩn hóa của quốc gia; bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách giáo dục địa phương thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông Ngành Giáo dục tỉnh Đắk Nông đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển mạnh, toàn diện cả về quy mô, số lượng và chất lượng Quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông được quy hoạch, phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân Tuy nhiên, chất lượng giáo dục và đào tạo vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh Việc đầu tư cho giáo dục và cơ cấu tài chính còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới Nghiên cứu về quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông từ năm 2004 đến năm 2020, chúng ta có thể thấy những thành tựu đạt được và cả những hạn chế, từ đó rút ra được những nguyên nhân của những hạn chế và bài học kinh nghiệm cho sự phát triển giáo dục THPT tỉnh Đắk Nông Đây là một yêu cầu cấp thiết để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực cho sự đổi mới và tiếp tục phát triển sự 3 nghiệp giáo dục Trung học phổ thông nói riêng và sự nghiệp giáo dục – đào tạo tỉnh nhà nói chung trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển nền giáo dục và đào tạo của đất nước Với những ý nghĩa và mục đích đó, chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Đắk Nông từ năm 2004 đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu đề án thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông là một đề tài mới mẻ Vì vậy, các công trình nghiên cứu về nó không nhiều, thường các tác giả chỉ phác họa vài nét về giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông khi đề cập đến giáo dục - đào tạo nói chung của tỉnh, cụ thể có các công trình nghiên cứu sau: “Địa chí Đắk Nông” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2012 Đây là một công trình nghiên cứu tổng hợp, có quy mô lớn về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, các đơn vị hành chính của tỉnh Đắk Nông Trong phần thứ tư nói về văn hóa xã hội, ở chương mười các tác giả có đi vào nghiên cứu lịch sử giáo dục Đắk Nông bắt đầu từ khi thành lập tỉnh “Lịch sử giáo dục Đắk Nông 1945 – 2005”, do Sở giáo dục – đào tạo tỉnh Đắk Nông chỉ đạo nghiên cứu và đã được nghiệm thu tháng 1/2010 Sách nghiên cứu đã đề cập đến giáo dục Đắk Nông từ thế kỉ XX đến năm 2005 Đó là một chặng đường lịch sử khá dài để định hình và kiến tạo nên nền giáo dục Đắk Nông Trong cái nền chung đó, các tác giả đã nhắc đến mảng giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông song cũng chỉ dừng lại ở mức khái quát Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học nói trên thì Sở giáo dục – đào tạo Đắk Nông cũng có các báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo tổng kết theo từng giai đoạn, kỷ yếu thi đua… có đề cập đến giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông trong giai đoạn 2004 – 2020, cụ thể như sau: “Báo cáo tổng kết” hàng năm từ năm học 2004 -2005 đến năm học 2019 – 2020 Trong lúc Sở giáo dục – đào tạo đã nêu lên những kết quả đạt được và những mặt tồn tại, hạn chế của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông nói chung Giáo dục Trung 4 học phổ thông Đắk Nông được nhắc đến với những thành tựu cũng như hạn chế theo từng năm thông qua những số liệu thống kê cụ thể Cuốn “Kỷ yếu thi đua – 10 năm xây dựng và phát triển ngành giáo dục”, từ 2004 – 2013 Sở Giáo dục - đào tạo đã tổng kết phong trào thi đua trong 10 năm đổi mới của ngành giáo dục - đào tạo Đắk Nông theo từng cấp học trong đó có cấp Trung học phổ thông Kỷ yếu có nhắc đến số lượng và chất lượng học sinh Trung học phổ thông Đắk Nông có sự biến thiên theo từng năm Ngoài ra, thông qua các bản báo cáo tham luận của các nhà giáo, các cấp quản lý giáo dục, kỷ yếu đã làm nổi bật được những thành tựu đạt được của giáo dục Đắk Nông nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng trong 10 năm sau khi tái lập tỉnh “Tổng kết công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học năm 2004 – 2010”, báo cáo này nêu lên tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ sở vật chất cho các cấp học từ năm 2004 đến 2010: xây dựng, tu sửa trường lớp, mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa,…Báo cáo còn nêu lên những mặt đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong công tác xây dựng cơ sở vật trường học “Quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo giai đoạn 2004 -2010 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Đắk Nông” của sở Giáo dục - đào tạo Đắk Nông Đây là bản luận chứng khoa học về quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp phát triển hệ thống giáo dục đào tạo các cấp, trong đó đặc biệt chỉ rõ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, phát triển lực lượng giáo viên ở các cấp, phân bố hệ thống cơ sở vật chất của giáo dục đào tạo theo các bước đi thích hợp đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện con người và phát triển kinh tế xã hội Nhìn chung các công trình nêu trên ít nhiều có đề cập đến giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông, đây là nguồn tài liệu cần thiết, giúp chúng tôi nghiên cứu, hoàn thành đề tài Tuy vậy, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông từ khi thành lập tỉnh (2004 đến năm 2020) một cách toàn diện và có hệ thống 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan