Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN PHẠM NGUYÊN NHƯ UYÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG HĐĐT TRONG CƠNG TÁC KẾ TỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu chung về HĐĐT
Alexandros, Pelagia Boutsi và Despina Polemi [12] đã bày tỏ quan điểm rằng hệ thống HĐĐT đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn xử lý thuế giá trị gia tăng GTGT của các quốc gia thành viên trong Liên Minh Châu Âu Thông qua việc triển khai HĐĐT, các cơ quan quản lý thuế của các quốc gia thành viên có thể tiến hành các công việc và thủ tục để thực hiện các biện pháp kiểm soát thay thế một cách hiệu quả hơn Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công của việc áp dụng HĐĐT ở Châu Âu, quan trọng phải tuân thủ các quy định chung của Liên Minh Châu Âu, đặc biệt là những yêu cầu liên quan đến tính bảo mật Với mục tiêu tăng cường tính bảo mật của hệ thống HĐĐT, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và phát triển một hệ thống HĐĐT mới có tên gọi là eInvoke Hệ thống eInvoke dựa trên XML, mã hóa XML và dịch vụ web để giải quyết các vấn đề liên quan đến yêu cầu bảo mật của hệ thống HĐĐT, thay thế cho hệ thống trước đây dựa trên EDI eInvoke là một công cụ mã nguồn mở, tuân theo các tiêu chuẩn tiên tiến và được chấp nhận rộng rãi Nó cung cấp dịch vụ an toàn và tương tác thuận tiện, đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến trao đổi và quản lý hóa đơn Do đó, eInvoke được coi là một giải pháp thực tế, giúp giảm chi phí và đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật của Liên Minh Châu Âu
Suwisuthikasem và TangsriPairoj [37] đã đưa ra nhận định rằng hệ thống HĐĐT dựa trên dịch vụ Web đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất công việc của cán bộ thuế và tối ưu hóa các quy trình liên quan đến hóa đơn thuế, đồng thời củng cố tính minh bạch của quản lý thuế tại Thái Lan Hệ thống này có khả năng giải quyết các thách thức trong quá trình quản lý hóa đơn thuế hiện hữu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kiểm soát, ngăn chặn và phát hiện gian lận, cũng như quy trình phát hành hóa đơn và tạo các báo cáo khai thuế Hơn nữa, hệ thống này cung cấp các dịch vụ tiện lợi và nhanh chóng cho doanh nghiệp, giúp họ thu thập dữ liệu hóa đơn thuế ngay khi giao dịch bán hàng diễn ra và dữ liệu được liên tục cập nhật đến Cơ quan thuế Các báo cáo này hỗ trợ các cán bộ thuế trong việc kiểm tra thuế của các doanh nghiệp, đồng thời cho phép họ sử dụng dữ liệu hóa đơn thuế đã tích luỹ để dự báo thuế GTGT trong tương lai
Cũng liên quan đến yêu cầu về tính bảo mật của hệ thống HĐĐT, nghiên cứu của Michael Netter và Pernul [33] đã đặt ra rằng sự gia tăng đáng kể của sự tự động hóa trong các quy trình kinh doanh là một trong những ưu điểm quan trọng của sự phát triển liên quan đến khoa học và công nghệ hiện đang diễn ra Đối với hệ thống HĐĐT, nhiều nghiên cứu đã nêu rõ tiềm năng tiết kiệm chi phí, tuy nhiên, việc tự động hóa quy trình trong hệ thống HĐĐT vẫn chưa được tối ưu hóa hoàn toàn Trong bài báo này, tác giả đã xác định những rào cản quan trọng, bao gồm các khía cạnh về pháp lý, kỹ thuật, và tính bảo mật, tạo nên tính phức tạp trong việc xử lý HĐĐT Trước tình hình này, giải pháp mà họ đã nghiên cứu và đề xuất bao gồm nhiều giai đoạn với mục tiêu chính là xử lý các khía cạnh liên quan đến tính bảo mật dữ liệu, đảm bảo tính mục tiêu của việc cập nhật và bảo vệ thông tin một cách an toàn
Thích nghi với xu hướng phát triển toàn cầu của nền kinh tế, nền Thương mại Điện tử tại Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, mang theo những thách thức mới đối với hệ thống thuế của chính phủ nước này Hongyang Chu và cộng sự [27] đã chỉ ra rằng việc triển khai HĐĐT trong quá trình kê khai thuế đã mang lại nhiều lợi ích so với việc sử dụng hóa đơn giấy truyền thống Cụ thể là HĐĐT được tạo lập và truyền tải điện tử tự động, giúp giảm nguy cơ sai sót và làm giả so với hóa đơn giấy truyền thống Bên cạnh đó, cơ quan thuế có thể thu thập dữ liệu chi tiết về các giao dịch từ dữ liệu HĐĐT được lưu trữ, cập nhật tức thời trên hệ thống, thay vì phải liên hệ với người nộp thuế như trước đây để xác minh thông tin liên quan đến giao dịch, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao hiệu suất quản lý thuế Ngoài ra, họ đề xuất một khung phát triển cho HĐĐT nhằm tăng cường hiệu suất quản lý thuế, bao gồm việc triển khai hệ thống phát hành HĐĐT an toàn để tự động tạo và quản lý thông tin về HĐĐT
Dựa trên tình hình ở Slovenia, khi Chính phủ nước này đưa ra yêu cầu bắt buộc các DN tại Slovenia áp dụng HĐĐT vào tháng 01 năm 2015, tác giả Alex Groznik [14] đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của việc sử dụng HĐĐT đối với quy trình sản xuất và kinh doanh của các DN trong nước Nghiên cứu đã kết luận rằng để thực hiện việc phát hành HĐĐT cho khách hàng một cách hiệu quả, các DN cần phải tổ chức công việc liên quan đến quá trình gửi và nhận HĐĐT một cách có kế hoạch Nghiên cứu cũng đã đề cập đến những lợi ích của việc sử dụng HĐĐT đối với các DN, cung cấp cơ hội cho họ trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh Tuy nhiên, đa số DN ở Slovenia áp dụng HĐĐT chủ yếu do yêu cầu của Chính phủ và cũng phụ thuộc vào sự quan điểm riêng của từng DN Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều DN chưa thực sự quan tâm đến việc tự động hóa hoặc sử dụng Công nghệ thông tin trong các giao dịch thanh toán, cũng như chưa tập trung vào việc cải thiện các giải pháp quản lý tài chính cho doanh nghiệp
Abraham Matus và cộng sự [13] đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết về việc áp dụng HĐĐT trong phạm vi các DNNVV Tác giả đã khẳng định rằng HĐĐT không chỉ là một cơ chế kiểm soát có hiệu lực về mặt pháp lý, mà còn liên quan đến các vấn đề thuế quan trọng Tuy nhiên, sự bắt buộc áp dụng HĐĐT trong các hoạt động kinh tế này đã tạo ra một rào cản công nghệ đối với các DN nhỏ và vừa, vấn đề này cần phải được giải quyết Với mục tiêu phát triển giải pháp lập HĐĐT, cho phép tích hợp hệ thống HĐĐT của các DNNVV với nền tảng chính phủ điện tử do Nhà nước cung cấp, và tận dụng các lợi ích của tích hợp điện toán đám mây Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giải pháp này đáp ứng được các yêu cầu của các DNNVV, đồng thời có khả năng giúp cải thiện quá trình thu thuế của chính phủ và kiểm soát chúng một cách hiệu quả hơn
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT
Tác giả Hernandez-Ortega, Balanca [28], đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố tác động tới ý định chấp nhận và tiếp tục sử dụng HĐĐT của các công ty tại Tây Ban Nha Bằng việc vận dụng mô hình Lý thuyết hành vi dự định (TPB), mô hình lý thuyết lan tỏa đổi mới (IDT), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Dựa vào bảng khảo sát với 1.193 mẫu hợp lệ được thu thập từ những nhà quản lý, giám đốc điều hành của các công ty, tác giả đã kết luận rằng những yếu tố như: Tính dễ sử dụng, tính hữu ích, khả năng tương thích, tính bảo mật có ảnh hưởng quan trọng tới ý định chấp nhận và tiếp tục sử dụng HĐĐT tại các công ty tại Tây Ban Nha
Tác giả Steffi Haag và cộng sự [38] đã tiến hành một cuộc nghiên cứu tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới việc không chấp nhận trong việc sử dụng HĐĐT của các DNNVV tại Đức Bằng cách vận dụng lý thuyết hành vi dự định (TPB), lý thuyết khuếch tán đổi mới (DOI) cùng với việc thu thập số liệu dựa trên khảo sát ý kiến của 416 công ty tại nước này, tác giả đã tìm ra các nhân tố tác động tới việc chậm triển khai sử dụng HĐĐT của các DNNVV tại Đức gồm các nhân tố: Trình độ của người sử dụng, tính pháp định, khả năng tương thích, tính bảo mật, yếu tố xã hội Đặc biệt, ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, việc thiếu kiến thức về các quy định và thủ tục lập HĐĐT là yếu tố có tính ảnh hưởng quan trọng nhất Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích xem những nhân tố đó khác biệt như thế nào với quy mô tổ chức
Tác giả Jiunn-Woei Lian [30] đã thực hiện cuộc nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố chính liên quan tới ý định hành vi áp dụng HĐĐT tại Đài Loan Thông qua việc vận dụng mô hình lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) kết hợp với việc gửi bảng khảo sát trực tuyến với cách lấy mẫu theo sự thuận tiện bằng bảng câu hỏi được đăng trên một cộng đồng trực tuyến liên quan đến những người tiêu dùng để mỗi người dùng tham gia một cách tự nguyện Những người có hiểu biết về HĐĐT là những người trả lời đủ tiêu chuẩn Cuộc nghiên cứu đã nhận về được tổng số 251 bảng phản hồi đạt chất lượng Tác giả kết luận những yếu tố liên quan tới ý định hành vi áp dụng HĐĐT tại Đài Loan đó là nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, niềm tin và rủi ro cảm nhận là những yếu tố có tác động tích cực đến việc áp dụng HĐĐT của các doanh nghiệp tại Đài Loan Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra sự tác động của tuổi tác cũng như giới tính của người dùng cũng có mối quan hệ điều chỉnh tới ý định hành vi áp dụng HĐĐT tại nước này
Tại Indonesia, tác giả Maulana Yusup và cộng sự [44] đã thực hiện cuộc nghiên cứu với mục đích phân tích xem các nhân tố nào ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng HĐĐT ở nước này Dựa trên mô hình hành vi dự định TPB của Ajzen [10], thông qua phương pháp hỗn hợp, bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản với 269 người tham gia từ 17 công ty thuộc ngành dệt may, cuối cùng là sử dụng mô hình phương trình cấu trúc SEM để phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố có tác động đáng kể đối với thái độ cũng như ý định áp dụng HĐĐT như: Chuẩn chủ quan của người dùng, tính hữu ích và điều kiện cần có và cảm nhận về tính dễ sử dụng.
Tổng quan các nghiên cứu trong nước
1.2.1 Các nghiên cứu chung về HĐĐT
Nghiên cứu liên quan đến quản lý HĐĐT và hành vi gian lận trong việc phát hành hóa đơn có thể tham khảo tới công trình của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung
[33], thực hiện tại Chi cục Thuế Biên Hòa - Vĩnh Cửu Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá tình hình triển khai HĐĐT của các Doanh nghiệp tại khu vực, đồng thời phân tích các ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng HĐĐT so với việc sử dụng hóa đơn giấy truyền thống trong việc ngăn ngừa hành vi gian lận trong hoạt động SXKD của các Doanh nghiệp Nghiên cứu này đã áp dụng các lý thuyết về sự chấp nhận công nghệ từ phía người tiêu dùng, lý thuyết mô hình ngăn chặn kinh tế, và lý thuyết về hành vi gian lận Bằng cách kết hợp phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất có thể áp dụng cho các cơ quan chính phủ, Cơ quan thuế, và các bên liên quan nhằm tối ưu hóa ưu điểm và giảm bớt nhược điểm trong việc sử dụng HĐĐT trong tình hình hiện tại
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT
Tác giả Phạm Hữu Trị [8] nghiên cứu về xu hướng sử dụng HĐĐT của các doanh nghiệp ở Quận Bình Thủy thuộc Cần Thơ Bằng việc vận dụng mô hình hành vi dự định (TPB), mô hình lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) kết hợp sử dụng phương pháp hỗn hợp, lấy mẫu theo sự thuận tiện kết hợp chọn mẫu phân tầng, nghiên cứu thu thập được 116 câu trả lời đạt yêu cầu, sau đó tiến hành kiểm định Cronbach's Alpha, tiếp theo là phân tích EFA cùng phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 6 nhân tố tác động tới xu hướng sử dụng HĐĐT của các doanh nghiệp đó là: Tính dễ sử dụng, nhận thức niềm tin, chuẩn chủ quan của người dùng, hiệu quả mong đợi, nhận thức được rủi ro, nhận thức về kiểm soát hành vi
Tác giả Nguyễn Hữu Anh và cộng sự [16] đã tiến hành cuộc nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng HĐĐT tại Việt Nam Dựa trên mô hình lý thuyết lan tỏa đổi mới (IDT), mô hình TAM, mô hình hành vi dự định (TPB), với các cách tiếp cận thống kê được vận dụng để xử lý các vấn đề nghiên cứu gồm: Kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích (EFA), phân tích yếu tố xác nhận (CFA) Thông qua số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi gửi cho 318 người tham gia là quản lý, kế toán của các doanh nghiệp ở Việt Nam, trong giai đoạn từ tháng
06 đến tháng 09 năm 2019 Sau đó, vận dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để đánh giá các giả thuyết được tác giả đề xuất Kết quả nghiên cứu nêu ra các nhân tố trực tiếp có tác động đáng kể đến ý định sử dụng HĐĐT gồm: Chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ Tác giả đã đưa ra một vài đề xuất khả thi nhằm thúc đẩy số lượng doanh nghiệp Việt Nam tự nguyện áp dụng HĐĐT cũng như nhằm cải thiện sự thành công của tiến trình áp dụng HĐĐT của các doanh nghiệp tại Việt Nam Áp dụng HĐĐT cũng là một trong các biện pháp chính mà Chính phủ đã áp dụng để thúc đẩy quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam Trong bối cảnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự [29], dựa trên việc xem xét những yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử, thông qua một nghiên cứu thực nghiệm về việc đăng ký kinh doanh tại các vùng Đông Nam Việt Nam Tác giả đã sử dụng lý thuyết UTAUT để phát triển một mô hình nghiên cứu
Họ đã tiến hành việc phân tích dữ liệu sử dụng mô hình logit đa thức, kết hợp với các phân tích thống kê mô tả, dựa trên dữ liệu thu thập từ 433 cuộc khảo sát được tiến hành tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của các DNNVV tại ba tỉnh vùng Đông Nam
Bộ, cụ thể là Đồng Nai, Bình Dương, và Hồ Chí Minh Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng có ba yếu tố chính có tác động đáng kể đối với việc áp dụng dịch vụ Chính phủ điện tử trong quá trình đăng ký kinh doanh Những yếu tố này bao gồm đặc điểm dân số, lợi ích từ việc sử dụng dịch vụ, và nhận thức về việc sử dụng dịch vụ Đồng thời, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất quan trọng liên quan đến cách Chính phủ Việt Nam có thể tăng cường và khuyến khích DNNVV áp dụng các dịch vụ của Chính phủ
Tác giả Bùi Thị Tin [6] đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định Bằng việc vận dụng mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA), mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), mô hình lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) kết hợp sử dụng phương pháp hỗn hợp, tác giả đã thu thập được 198 bảng trả lời khảo sát với 175 bảng trả lời hợp lệ, sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) cùng phân tích tương quan và hồi quy đa biến Kết quả nghiên cứu chỉ ra có
6 nhân tố gồm: hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng, tính bảo mật, niềm tin, khả năng tương thích và điều kiện cần có đều có tác động cùng chiều tới việc áp dụng HĐĐT của các DNNVV tại Bình Định.
Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu
* Nhận xét về các nghiên cứu trước
Sau khi tổng hợp các công trình nghiên cứu, có thể thấy rằng đối với các nghiên cứu tại nước ngoài, đặc biệt là những nghiên cứu về HĐĐT trên phạm vi toàn cầu, HĐĐT là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm sớm từ phía các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới Do đó, đã có một lượng đáng kể nghiên cứu được tiến hành trong lĩnh vực này Phần lớn trong số những nghiên cứu này thường áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua việc thực hiện khảo sát ý kiến từ những người quản lý và những chuyên gia làm công việc trong lĩnh vực kế toán và HĐĐT Còn ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về HĐĐT vẫn còn tương đối mới mẻ và hạn chế Chỉ trong thời gian gần đây, các tác giả mới bắt đầu quan tâm và tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực này Tổng thể, các công trình nghiên cứu đã đánh dấu tầm quan trọng của việc khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng HĐĐT tại Việt Nam khi chưa có quy định bắt buộc sử dụng HĐĐT như hiện nay
Dựa trên những nhận xét chung đối với các nghiên cứu đã thực hiện trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hướng đến ý định và xu hướng áp dụng HĐĐT trong bối cảnh tự nguyện áp dụng, chưa có quy định bắt buộc sử dụng HĐĐT như hiện nay Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy tại Bình Định chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định
Hướng nghiên cứu của đề tài:
Trên quan điểm kế thừa các kết quả từ những công trình nghiên cứu trước, hướng nghiên cứu của đề tài như sau:
Nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Đinh Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng HĐĐT một cách tự nguyện và hiệu quả trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Đinh
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương này, tác giả đã tổng quan các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước đối với HĐĐT cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT Trên cơ sở đó, tác giả đã nhận xét về các nghiên cứu trước cũng như xác định được khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu để thực hiện đề tài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về HĐĐT
Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ Hóa đơn được thể hiện theo hình thức HĐĐT hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in (Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
HĐĐT là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
- HĐĐT có mã của cơ quan thuế là HĐĐT được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua
Mã của cơ quan thuế trên HĐĐT bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn
- HĐĐT không có mã của cơ quan thuế là HĐĐT do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế (Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
2.1.2 Sự cần thiết phải sử dụng HĐĐT
* HĐĐT tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền thương mại quốc tế
Cùng với sự phát triển của Khoa học công nghệ, thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng, HĐĐT ra đời đã góp phần tạo thuận lợi cho các DN hợp tác kinh doanh thuận tiện và nhanh chóng hơn bao giờ hết
* HĐĐT giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành
HĐĐT là một bước tiến lớn trong việc cải cách thủ tục hành chính cảu Chính Phủ Chỉ cần các thiết bị có kết nối Internet, người dùng có thể tạo, gửi HĐĐT ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời gian nào Điều này có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí, tối ưu hóa được quy trình hoạt động và từng bước đặt chân vào giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc tế của DN
* HĐĐT giúp tăng tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp
Từ trước đến nay, tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cũng như sử dụng bất hợp pháp hóa đơn vẫn đang tồn tại và rất khó kiểm soát Bằng việc sử dụng HĐĐT, DN đăng ký sử dụng phần mềm HĐĐT, chỉ với những thao tác đơn giản như tạo hóa đơn, lập và chuyển giao thông tin hóa đơn về cơ sở dữ liệu cho CQT quản lý, một mã xác thực sẽ được CQT gửi về cho DN, sau đó DN sẽ phát hành và gửi hóa đơn tới cho khách hàng thông qua các thiết bị có kết nối mạng internet Thông qua mã xác thực trên hóa đơn, việc tra cứu về tình hình sử dụng hóa đơn ở các DN sẽ được CQT kiểm soát một cách dễ dàng, từ đó công tác kiểm tra và thanh tra thuế được thực hiện một cách chặt chẽ hơn Do đó, DN sử dụng HĐĐT có mã của CQT cung cấp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường tính minh bạch của các giao dịch, đồng thời, hạn chế được tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cũng như sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
* HĐĐT giúp cho doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu
Bằng việc sử dụng HĐĐT, DN có thể tự mình thiết kế mẫu hoá đơn có gắn logo, hình ảnh quảng bá cho thương hiệu của DN mình sao cho phù hợp với mục đích sử dụng Nhờ đó, giúp cho khách hàng, và các đối tác có thể dễ dàng nhận diện được thương hiệu của DN, thúc đẩy khả năng quảng bá hình ảnh một cách đơn giản, thuận tiện và rộng khắp
2.1.3 Lợi ích của việc sử dụng HĐĐT
* Lợi ích đối với doanh nghiệp
- Sử dụng HĐĐT giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không gian lưu trữ hóa đơn );
- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế;
- Khắc phục rủi ro làm mất, hỏng, cháy khi sử dụng hóa đơn giấy do hệ thống lưu trữ HĐĐT được sao lưu nên khả năng mất hoàn toàn dữ liệu hóa đơn là khó xảy ra;
- Sử dụng HĐĐT tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ: sau khi nhận HĐĐT, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin của hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế và thông tin người bán cung cấp cho người mua
- Khi sử dụng HĐĐT, DN có thể tuân thủ theo các quy định theo thủ tục của thuế, hành chính một cách thuận tiện và tiết kiệm hơn so với trước kia: Vì những thủ tục hành chính thuế sẽ được thực hiện điện tử khi các DN sử dụng HĐĐT trong quá trình SXKD DN không cần phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi đăng ký sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế Tránh được việc nộp chậm, không nộp báo cáo dẫn đến bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn Bên cạnh đó, khi DN sử dụng HĐĐT thì thời gian để lập tờ khai thuế GTGT sẽ được giảm đáng kể, vì lúc này kế toán không cần phải nhập các thông số bằng tay từ những hóa đơn giấy vào phần mềm kế toán, lúc này nếu như HĐĐT được tích hợp với phần mềm kế toán thì phần mềm tạo hóa đơn sẽ tự động chuyển số liệu từ HĐĐT vào tờ khai thuế GTGT
- Mã số xác thực có trên mỗi HĐĐT có mã của cơ quan thuế giúp doanh nghiệp tăng độ uy tín khi giao dịch với khách hàng Bằng cách tra mã xác thực trên hóa đơn tại website của cơ quan thuế, doanh nghiệp và khách hàng có thể biết được nguồn gốc hóa đơn Hơn nữa, sử dụng HĐĐT xác thực giúp ngăn chặn gian lận hóa đơn trong công tác quản lý thuế
* Lợi ích đối với Cơ quan thuế
- Sử dụng HĐĐT giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn;
- Cơ quan thuế và các cơ quan quản lý không tốn nhiều chi phí, thời gian đối chiếu hóa đơn như hiện nay;
- Góp phần ngăn chặn kịp thời hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế
* Lợi ích đối với xã hội
- Sử dụng HĐĐT góp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên), tình trạng làm giả hóa đơn;
- Góp phần tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp;
- Giúp việc triển khai thương mại điện tử được hoàn thiện hơn từ đặt hàng trên mạng, giao HĐĐT qua mạng, thanh toán qua mạng;
- Sử dụng HĐĐT giảm tối đa việc sử dụng giấy in góp phần bảo vệ môi trường
2.1.4 Cơ sở pháp lý của HĐĐT
Việc lập và sử dụng HĐĐT được quy định bởi hệ thống các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư dưới đây:
Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc Hội, ban hành ngày 29/11/2005
Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về TMĐT, ban hành ngày 09/6/2006
Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/08/2021 của Chính Phủ quy định tiêu chí xác định DNNVV sẽ căn cứ vào số lượng người lao động hoặc doanh thu hoặc nguồn vốn của DN cụ thể như:
Bảng 2.1: Chỉ tiêu xác định DNNVV theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng
Thương mại và dịch vụ
Số lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
Tổng doanh thu năm ≤ 3 tỷ đồng ≤ 10 tỷ đồng Tổng nguồn vốn năm ≤ 3 tỷ đồng ≤ 3 tỷ đồng
Số lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
Tổng doanh thu năm ≤ 50 tỷ đồng ≤ 100 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn năm ≤ 20 tỷ đồng ≤ 50 tỷ đồng
Số lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
Tổng doanh thu năm ≤ 200 tỷ đồng ≤ 300 tỷ đồng Tổng nguồn vốn năm ≤ 100 tỷ đồng ≤ 100 tỷ đồng
(Nguồn: Nghị định 80/2021/NĐ-CP)
2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Vũ Mai Quỳnh [4] thì các DNNVV chiếm một lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp trong một quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới Với khả năng sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội hiện nay và tạo ra khối lượng công ăn việc làm lớn lên tới 65% cho người lao động trên toàn cầu Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tận dụng nhân công tại địa phương để sử dụng nhờ đó giải quyết rất nhiều bài toán nhân lực cho cơ quan nhà nước
Các DNNVV có quy mô vốn khá hạn hẹn và thường không tiếp cận với nguồn vốn lớn từ các ngân hàng đầu tư Điều này gây ra hạn chế trong việc đổi mới trang thiết bị và xúc tiến phát triển công việc cho các doanh nghiệp này
DNNVV có sự cạnh tranh gắt gao với các công ty tập đoàn lớn cùng làm dịch vụ với nhau Bởi vậy các doanh nghiệp nhỏ thường gặp thua thiệt trong việc chiếm lĩnh thị trường đặc biệt ở những khu vực nước ngoài
Các DNNVV chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại chứ không tập trung vào sản xuất và chế biến Chủ yếu là các nghành nghề liên quan đến mua bán sản xuất đồ dùng các loại dịch vụ và phân bố hàng tiêu dùng
2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các DNNVV thường chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số Hiện nay có tổng số 95% các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam hoạt động dưới mô hình này Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế
Làm cho nền kinh tế năng động: Vì DNNVV có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh và thay đổi phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế
Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNNVV thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh
Là trụ cột của kinh tế địa phương: Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
Các lý thuyết có liên quan
2.3.1 Lý thuyết hành động hợp lý - TRA (Theory of Reasoned Action)
Mô hình lý thuyết hành động hợp lý cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý đinh được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó [24] Lý thuyết hành động hợp lý là mô hình được thành lập để dự báo về ý định, có hai yếu tố chính trong mô hình là thái độ và chuẩn chủ quan Trong đó, chuẩn chủ quan là yếu tố quan trọng nhất Chuẩn chủ quan là sự cảm nhận của một cá nhân đối với việc mọi người xung quanh cá nhân đó cho rằng hành vi này là nên được thực hiện Những người đó phải có tầm ảnh hưởng tương đối quan trọng tới người thực hiện hành vi, ví dụ như lãnh đạo, đồng nghiệp, là thành viên gia đình hay bạn bè của họ Niềm tin càng cao sẽ tác động tích cực đến thái độ đối với ý định thực hiện hành vi, cùng với việc người này sẽ có ý định thực hiện hành vi cao hơn khi cho rằng mọi người xung quanh muốn người này thực hiện một hành vi
Nguồn: Ajzen và Fishbein [11] Ứng dụng lý thuyết vào đề tài:
“Niềm tin” trong mô hình TRA, có tác động đến thái độ đối với ý định thực hiện hành vi của một cá nhân, do vậy trong đề tài này, tác giả vận dụng mô hình TRA nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của biến “Hiệu quả mong đợi” của người dùng để từ đó xem xét xem liệu rằng “Hiệu quả mong đợi” có tác động hay không và mức độ tác động như thế nào tới việc áp dụng HĐĐT của các DNNVV tại Bình Định
2.3.2 Lý thuyết hành vi dự định - TPB (Theory of planned behavior)
Lý thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý
- TRA (Theory of Reasoned Action) [24], lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí Theo lý thuyết này, các cá nhân có cơ sở và động lực trong quá trình ra quyết định và đưa ra sự lựa chọn phù hợp giữa các giải pháp, công cụ tốt nhất để phán đoán hành vi là ý định và hành vi được xác định bởi ý định thực hiện hành vi của một người
Niềm tin vào kết quả
Niềm tin vào quy chuẩn
Chuẩn chủ quan Ý định hành vi
Theo Ajzen [10] “Thái độ” của một cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nào đó được đo lường thông qua niềm tin rằng thực hiện hành vi đó sẽ mang lại lợi ích
Theo Ajzen [10] “Nhận thức về áp lực xã hội” là yếu tố mang tính chất xã hội, đó là những áp lực hoặc kỳ vọng từ những người xung quanh, của cộng đồng xung quanh sẽ ảnh hưởng tới cá nhân có ý định thực hiện một hành vi
Theo Ajzen [10] “Nhận thức về sự kiểm soát” là nhận thức các nguồn lực có sẵn cũng như khả năng có thể giữ lấy được cơ hội (nguồn lực ở đây được hiểu là các nguồn lực như con người, tài chính hay cơ sở kỹ thuật hạ tầng, vật chất ) để tiến hành thực hiện một hành vi nào đó Khi thực hiện hành vi, nếu cá nhân nhận định rằng họ đang có sẵn những nguồn lực và có thể nắm được cơ hội cũng như ít bị cản trở, thì khả năng kiểm soát hành vi của họ càng lớn
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình TPB trong việc dự đoán hành vi có thể sẽ thay đổi trong từng trường hợp cụ thể, không phải mọi tình huống đều giống nhau [10] Ứng dụng lý thuyết vào đề tài:
Dựa theo mô hình TPB có thể thấy, mô hình này không chỉ để nghiên cứu về hành vi cá nhân mà còn có thể vận dụng để nghiên cứu về hành vi DN Nhóm tác
Nhận thức về áp lực xã hội
Nhận thức về sự kiểm soát Ý định Hành vi
Hình 2.2: Mô hình TPB giả Steffi Haag và cộng sự [38]; nhóm tác giả Maulana Yusup và cộng sự [44] đã vận dụng mô hình TPB để xem xét hành vi của DN trong việc áp dụng HĐĐT Trên nền tảng đó, trong đề tài này, tác giả áp dụng mô hình TPB để nghiên cứu hành vi
DN trong việc xác định xem yếu tố nào tác động tới việc áp dụng HĐĐT của những người sử dụng trực tiếp HĐĐT trong các DNNVV tại Bình Định
2.3.3 Lý thuyết chấp nhận công nghệ - TAM (Technology Acceptance Model)
Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) là một mô hình lý thuyết về hành vi sử dụng công nghệ, được đưa ra bởi Fred Davis [21]
Mô hình này giải thích cách người dùng đánh giá và sử dụng công nghệ mới Theo mô hình này, hành vi sử dụng công nghệ của người dùng phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó là nhận thức tính hữu ích (Perceived usefulness) và Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived ease of use) Nếu người dùng tin rằng công nghệ sẽ mang lại giá trị cho nhu cầu của họ và việc sử dụng công nghệ dễ dàng, họ sẽ có xu hướng sử dụng công nghệ đó Mô hình này cũng chỉ ra rằng các yếu tố bên ngoài như kiến thức trước đó, hỗ trợ từ đồng nghiệp, tâm lý cá nhân, kinh nghiệm và đặc điểm cá nhân có thể ảnh hưởng đến hành vi sử dụng công nghệ của người dùng
Nhân tố bên ngoài Ý định hành vi Thái độ
Hành vi sử dụng thực tế
Nhận thức tính hữu ích
Nhận thức tính dễ sử dụng
Hình 2.3: Mô hình TAM Ứng dụng lý thuyết vào đề tài:
“Nhận thức tính hữu ích” hay Hiệu quả mong đợi và “Nhận thức tính dễ sử dụng” là hai nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới hành vi trong quá trình sử dụng công nghệ của một cá nhân trong mô hình TAM Do vậy, trong đề tài này, tác giả vận dụng mô hình TAM nhằm xem xét ảnh hưởng của biến “Hiệu quả mong đợi” nhận được từ việc sử dụng HĐĐT và cảm nhận “Tính dễ sử dụng” hệ thống HĐĐT của một cá nhân liệu có tác động hay không và mức độ tác động như thế nào tới việc áp dụng HĐĐT của các DNNVV tại Bình Định
2.3.4 Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology)
Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) xác định các yếu tố quyết định như nỗ lực kỳ vọng, hiệu suất mong đợi, ảnh hưởng xã hội, các điều kiện thuận lợi và các nhân tố điều tiết như giới tính, tuổi tác, trải nghiệm, sự tự nguyện sử dụng Trong đó, nỗ lực kỳ vọng được định nghĩa là mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng hệ thống; hiệu suất mong đợi được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng các hệ thống mới sẽ giúp cho người đó đạt được năng suất trong công việc; ảnh hưởng xã hội được đề cập đến như là mức độ một cá nhân nhận thức được tầm quan trọng của việc bị tác động bởi niềm tin của những người xung quanh rằng cá nhân đó nên sử dụng hệ thống mới; điều kiện thuận lợi được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân có niềm tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tổ chức đủ điều kiện để hỗ trợ cho hệ thống [41] UTAUT được xem là mô hình kết hợp của nhiều mô hình nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng công nghệ mới
Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003)
Kỳ vọng về hiệu năng Ý định hành vi Hành vi sử dụng
Nỗ lực kỳ vọng Ảnh hưởng xã hội Điều kiện cần có
Theo Venkatesh và cộng sự [41] “Kỳ vọng về hiệu năng” được định nghĩa là mong đợi về kết quả sẽ thực hiện được, cũng có thể xem đó là mức độ mà một cá nhân tin rằng khi sử dụng hệ thống nào đó có thể sẽ giúp cho họ đạt được mong muốn về lợi nhuận cũng như hiệu suất trong công việc
Theo Venkatesh và cộng sự [41] “Nỗ lực kỳ vọng” là mức độ thuận tiện, dễ dàng trong quá trình kết hợp với việc sử dụng các hệ thống
Theo Venkatesh và cộng sự [41] “Ảnh hưởng xã hội” là mức độ mà một cá nhân cho rằng những người khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới, những người khác ở đây có thể là chủ DN, người làm cùng công ty
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các
2.4.1 Hiệu quả mong đợi (Performance Expectation)
Nhận thức hiệu quả mong đợi là nhân tố trong mô hình TAM truyền thống và được nghiên cứu rộng rãi trong việc áp dụng các công nghệ Nhận thức hiệu quả mong đợi được định nghĩa là cấp độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống hay một công nghệ đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện công việc của họ
[22] Theo Hernandez-Ortega, Balanca [28] cho rằng trong quá trình lập HĐĐT, hiệu quả mong đợi đề cập đến các lợi ích có thể đem về từ việc sử dụng nó Một trong những lợi ích cần được nhấn mạnh là nâng cao về hiệu quả của nguồn nhân lực bằng cách giải phóng các công việc hành chính, cho phép họ dành thời gian cho các khía cạnh khác hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm thời gian trong quy trình thanh toán Tăng sự nhanh nhạy trong việc ra quyết định, kiểm soát sai sót cũng như sử dụng có hiệu quả những nguồn lực về tài chính Tất cả những khía cạnh này tạo nên nhận thức về tính hữu dụng của công ty đối với CNTT và gia tăng ý định chấp nhận nó Trong nghiên cứu này, tác giả nhận định dịch vụ HĐĐT là một loại hình ứng dụng CNTT mới Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra giả thuyết sau:
H1: Hiệu quả mong đợi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định
2.4.2 Tính dễ sử dụng (Ease of use)
Nhận thức tính dễ sử dụng cũng là nhân tố quan trọng trong mô hình TAM Nhận thức về tính dễ sử dụng là mức độ mà người sử dụng cho rằng khi sử dụng một hệ thống CNTT sẽ không phải tốn quá nhiều công sức, sự nỗ lực để có thể sử dụng được công nghệ đó [22] Theo Rogers [34], [35] tính dễ sử dụng được cho là mức độ mà công ty khá dễ dàng để có thể sử dụng CNTT, nhân tố này có mối tương quan nghịch đảo với khái niệm độ phức tạp do chính tác giả này định nghĩa Theo Marek Dubovec [32] tính dễ sử dụng là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực, nhận thức tính dễ sử dụng được nghiên cứu có ảnh hưởng đến nhiều hệ thống công nghệ khác nhau Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra giả thuyết sau:
H2: Tính dễ sử dụng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định
Theo Yousafzai, Pallister & Foxall [42] bảo mật được định nghĩa là nhận thức của người dùng về mức độ sẽ được bảo vệ tránh khỏi các mối đe dọa Theo Kolsaker & Payne [31] tính bảo mật phản ánh nhận thức về sự an toàn của các phương thức giao dịch được sử dụng vào cơ chế truyền dữ liệu và lưu trữ dữ liệu Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất giả thuyết sau:
H3: Tính bảo mật sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định
2.4.4 Sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ (Interventions of government)
Theo Y Zhang và cộng sự [43], can thiệp trực tiếp lẫn gián tiếp của chính quyền địa phương đều có thể cải thiện thêm hiệu ứng tích cực của chính sách đối với sự đột phá xanh tổng thể và đột phá xanh gia tăng, nhưng làm giảm hiệu ứng tiêu cực đối với sự đột phá mạnh Theo Bùi Thị Hường [1], chính sách của pháp luật và hỗ trợ của doanh nghiệp: tạo ra các chính sách pháp luật thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất giả thuyết sau:
H4: Sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định
2.4.5 Khả năng tương thích (Compatibility)
Theo Rogers [34], [35] cho rằng khả năng tương thích là mức độ mà giá trị của một sự đổi mới, sự trải nghiệm của người dùng cũng như những yêu cầu của người dùng phải nhất quán với nhau Theo nghiên cứu của Taylor và Todd [40] khả năng tương thích là một trong những nhận thức quan trọng quyết định thái độ của người sử dụng đối với dự định sử dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh của họ nói chung Theo các nghiên cứu của Citrin, Sprott, Silverman & Stem [18]; Park & Jun
[17] khả năng tương thích có nghĩa là các công ty nhận thấy rằng việc lập HĐĐT tác động tốt cho hoạt động kinh doanh của chính họ, các công ty không nhận thức được khả năng tương thích sẽ gặp phải các vấn đề khó khăn, trở ngại liên quan đến việc áp dụng HĐĐT, từ đó các công ty này sẽ ít có ý định áp dụng và sẽ không khuyến khích việc sử dụng HĐĐT sau này Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất giả thuyết sau:
H5: Khả năng tương thích sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định
2.4.6 Điều kiện cần có (Facilitating Conditions)
Theo Venkatesh và cộng sự [41] định nghĩa điều kiện cần có là cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật trong tổ chức, tồn tại nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng một hệ thống Các điều kiện cần có đề cập đến nhận thức của cá nhân về sự sẵn có của các nguồn lực công nghệ, kỹ thuật Những nhân tố về điều kiện cần có có thể loại bỏ các rào cản đối với việc sử dụng một hệ thống, tác giả cho rằng khi có đầy đủ các điều kiện cần có (hoặc thiếu các điều kiện cần có cần thiết) sẽ cho phép thúc đẩy hoặc kìm hãm việc sử dụng một hệ thống vào trong quá trình hoạt động SXKD của một tổ chức Dựa vào các định nghĩa trên, trong nghiên cứu này, điều kiện cần có có hàm nghĩa là cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng kế toán đáp ứng được yêu cầu triển khai và sử dụng HĐĐT Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H6: Điều kiện cần có sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định
Bảng 2.2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
STT Giả thuyết Dấu kỳ vọng
Hiệu quả mong đợi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định +
Tính dễ sử dụng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các
DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định +
Tính bảo mật sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các
DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định +
Sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định
Khả năng tương thích sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định +
H6 Điều kiện cần có sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định +
Nội dung chương này cung cấp tổng quan về HĐĐT và DNNVV Tác giả phân tích cơ sở lý thuyết nền liên quan làm nền tảng cho nghiên cứu về HĐĐT và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT trên thế giới và tại Việt Nam Những lý thuyết nền được sử dụng là Lý thuyết hành động hợp lý, Lý thuyết hành vi dự định, Lý thuyết chấp nhận công nghệ, Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ
Qua tổng quan nghiên cứu và thực tiễn của các DN tại Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng thì áp dụng HĐĐT bị ảnh hưởng từ nhân tố gồm: Hiệu quả mong đợi, Tính dễ sử dụng, Tính bảo mật, Sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ, Khả năng tương thích, Điều kiện cần có.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Các bước chính trong quy trình nghiên cứu của Đề án gồm:
Bước 1: Tổng quan các công trình trước đây nhằm xác định khe hổng nghiên cứu, từ đó tìm ra được vấn đề nghiên cứu kết hợp với tổng quan những lý thuyết nền tảng có liên quan nhằm xây dựng nên mô hình nghiên cứu cũng như đề xuất giả thuyết nghiên cứu, đồng thời xây dựng các thang đo
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu định tính: Phỏng vấn chuyên gia nhằm xây nên dựng mô hình nghiên cứu chính thức, hiệu chỉnh thang đo, xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát
Bước 3: Nghiên cứu định lượng: Sau khi thu thập các dữ liệu nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được thông qua các công cụ thống kê
Bước 4: Đánh giá các kết quả của cuộc nghiên cứu, bàn luận kết quả
Nguồn: Tác giả đề xuất
Phương pháp cứu định tính
3.2.1 Mục tiêu của nghiên cứu định tính
Với mục tiêu nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT trong công tác kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình
Tổng quan các nghiên cứu trước đây để xác định khe hổng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu
Vận dụng các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây để xây dựng giả thuyết, mô hình nghiên cứu và thang đo nháp
Phỏng vấn chuyên gia nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức, hiệu chỉnh thang đo nháp ban đầu, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức Đánh giá kết quả nghiên cứu và bàn luận
- Khảo sát chính thức 420 doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo phương pháp khoán và tiến hành phân tích số liệu thông qua phần mềm SPSS:
+ Phân tích Cronbach's Alpha + Phân tích nhân tố khám phá (EFA) + Phân tích hồi quy binary logistic
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Định Trên cơ sở đó hiệu chỉnh thang đo của mô hình để phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Bình Định, từ đó xây dựng bảng khảo sát chính thức
3.2.2 Mẫu nghiên cứu định tính Đối tượng được tác giả phỏng vấn để tham khảo ý kiến là những chuyên gia với nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức thuộc lĩnh vực kế toán đồng thời có am hiểu nhất định về HĐĐT trong đó bao gồm:
• Giảng viên giảng dạy về thuế tại Khoa Kinh tế & Kế toán, trường Đại học Quy Nhơn
• Công chức thuế làm việc tại Cục thuế Tỉnh Bình Định (gồm có: công chức phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế)
• Chủ DN, chủ HKD (người có quyền quyết định trong việc áp dụng HĐĐT của DN)
• Kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, kế toán tổng hợp (người có quyền quyết định trong việc áp dụng HĐĐT của DN)
3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi
Dàn bài phỏng vấn các chuyên gia trong nghiên cứu định tính Để có thể ghi nhận lại đầy đủ ý kiến của những chuyên gia, đề tài đã xây dựng dàn bài phỏng vấn các chuyên gia nhằm hoàn thiện mô hình nghiên cứu cũng như điều chỉnh thang đo chính thứ với các nội dung chính sau:
• Tác giả giới thiệu về đề tài nghiên cứu
• Tác giả nêu lên các khái niệm nghiên cứu chính có trong mô hình nghiên cứu đề xuất từ các định nghĩa của các nhà nghiên cứu trước công bố, giúp cho các chuyên gia đưa ra các nhận xét đóng góp chung đối với từng khái niệm nghiên cứu, từ đó có thể góp phần củng cố độ tin cậy của thang đo, cùng với đó, với sự tư vấn và nhìn nhận của các chuyên gia về vấn đề đang nghiên cứu nhằm sử dụng để bổ sung vào trong quá trình bàn luận về kết quả của đề tài
• Biến quan sát dự kiến sẽ được áp dụng nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia về tính dễ hiểu của những phát biểu, xem xét tính thích hợp của những phát biểu vận dụng trong thang đo, từ đó có thể đưa ra các đề xuất thay thế hay bỏ bớt, bổ sung thêm những biến quan sát cho từng thang đo.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.3.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng
Mục tiêu của nghiên cứu định lượng gồm:
• Đánh giá độ tin cậy của thang đo
• Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
• Phân tích hồi quy binary logistic
Dựa trên các giả thuyết nghiên cứu đưa ra ở chương 2 và sau khi qua khảo sát chuyên gia, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu:
HDDT = β0 + β1*HQ + β2*SD + β3*BM + β4*BB + β5*KN + β6*DK + ε (1)
Biến phụ thuộc: HDDT: Áp dụng HĐĐT Biến này là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu DN có áp dụng HĐĐT hoặc có ý định vận dụng HĐĐT và nhận giá trị là 0 nếu
DN không áp dụng HĐĐT tính đến ngày 30/6/2023
Biến độc lập: HQ: Hiệu quả mong đợi
SD: Tính dễ sử dụng
BB: Sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ
KN: Khả năng tương thích
DK: Điều kiện cần có
Mô hình nghiên cứu đề xuất cụ thể như sau:
Trong mô hình nghiên cứu được đề xuất, tất cả các khái niệm nghiên cứu tác giả trình bày đều là các biến tiềm ẩn Điều này ngụ ý rằng chúng không thể được đo lường trực tiếp, và do đó, cần sử dụng các thang đo để xác định giá trị của chúng
Có thể sử dụng các thang đo đã có sẵn hoặc điều chỉnh chúng để phù hợp với ngữ cảnh của nghiên cứu cụ thể, hoặc có thể tạo ra các thang đo hoàn toàn mới [7] Trong đề tài, tác giả đã lựa chọn sử dụng phương pháp thứ hai bằng việc sáng tạo hoặc hiệu chỉnh các thang đo đã tồn tại từ các nghiên cứu trước đó trên khắp thế giới để làm cho chúng phù hợp với nội dung và bối cảnh cụ thể của nghiên cứu tại tỉnh Bình Định
Thang đo ban đầu của các biến trong mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất gồm có 06 biến độc lập gồm: Hiệu quả mong đợi; Tính dễ sử dụng; Tính bảo mật;
Sự bắt buộc thực hiện của Chính phủ; Khả năng tương thích; Điều kiện cần có và 01 biến phụ thuộc là: Áp dụng HĐĐT, được tác giả kế thừa ở những nghiên cứu nước ngoài trước đây như sau:
Sự bắt buộc thực hiện của
Chính Phủ Khả năng tương thích Điều kiện cần có Áp dụng HĐĐT
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu
NHÂN TỐ HIỆU QUẢ MONG ĐỢI Jiunn-
1 HĐĐT làm cho các giao dịch diễn ra nhanh chóng hơn
2 HĐĐT cải thiện hiệu suất của nhân viên
3 HĐĐT giúp giao dịch hiệu quả hơn
4 HĐĐT giúp giao dịch thuận tiện hơn
5 Nhìn chung, HĐĐT là hữu ích
NHÂN TỐ TÍNH DỄ SỬ DỤNG Jiunn-
1 Học cách sử dụng HĐĐT thật dễ dàng
2 Sử dụng HĐĐT rất dễ dàng
3 Quy trình sử dụng HĐĐT rõ ràng
4 Sử dụng HĐĐT không phải là gánh nặng trong quá trình giao dịch
5 Dễ dàng ghi nhớ cách sử dụng HĐĐT
NHÂN TỐ TÍNH BẢO MẬT Hernandez-Ortega,
1 Tôi cho rằng HĐĐT có các cơ chế đảm bảo việc truyền tải thông tin một cách an toàn
2 Tôi cho rằng HĐĐT đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu từ bên thứ ba
3 Tôi nghĩ rằng HĐĐT có đủ năng lực kỹ thuật để đảm bảo rằng dữ liệu tôi gửi sẽ không bị tin tặc chặn
4 Nhìn chung, HĐĐT có tính bảo mật cao
NHÂN TỐ SỰ BẮT BUỘC THỰC HIỆN CỦA CHÍNH
1 Sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ làm cho chúng tôi phải sử dụng HĐĐT
NHÂN TỐ KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH Hernandez-Ortega,
1 HĐĐT tương thích với các giá trị và niềm tin kinh doanh của chúng tôi
2 HĐĐT tương thích với văn hóa kinh doanh của chúng tôi
3 HĐĐT tương thích với các phương pháp làm việc ưa thích của chúng tôi
4 HĐĐT tương thích với xu hướng phát triển của xã hội
NHÂN TỐ ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ Jiunn-
1 Tôi có phần cứng và phần mềm cho HĐĐT
2 Tôi có kỹ năng và kiến thức về HĐĐT
3 Trải nghiệm sử dụng HĐĐT tương tự như sử dụng
4 Khi gặp sự cố lúc sử dụng HĐĐT, sẽ có người có thể giúp tôi giải quyết
3.3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng
* Cỡ mẫu Đối với phân tích EFA: Theo Hair và cộng sự (1998) kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố [19], [36]: n=5*x (x là số lượng câu hỏi trong bài) Mô hình nghiên cứu có 23 quan sát, do đó cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là: 23*55 quan sát Đối với phân tích hồi quy đa biến, công thức xác định cỡ mẫu tối thiểu: 50 + 8*m, với m là số biến độc lập [39] Đề tài nghiên cứu có 6 biến độc lập nên cỡ mẫu tối thiểu là: 50 + 8*6 = 98 quan sát Mặc dù số lượng mẫu khảo sát chỉ cần 115 quan sát là đủ điều kiện thực hiện các kiểm định, tuy nhiên vì số lượng các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định lớn nên tác giả sẽ chọn mẫu khảo sát gồm 420 DN, HKD theo phương pháp khoán đã áp dụng và đang có dự định sử dụng HĐĐT Các HKD được lựa chọn phải có điều kiện về lao động, doanh thu, nguồn vốn tương đương các doanh nghiệp siêu nhỏ, hoặc doanh nghiệp nhỏ
Vì điều kiện về thời gian có giới hạn nên trong đề tài này sẽ vận dụng phương pháp chọn mẫu theo sự thuận tiện Lý do tác giả chọn phương pháp này vì dễ tiếp cận được đối tượng khảo sát [7], người tham gia sẵn sàng trả lời phiếu điều tra đồng thời phương pháp này cũng ít tốn kém về mặt chi phí và thời gian để thu thập thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu
* Đối tượng khảo sát và đơn vị phân tích
Mô hình lý thuyết TPB không những được vận dụng vào những cuộc nghiên cứu về hành vi của một cá nhân, đồng thời lý thuyết TPB cũng có thể vận dụng vào các cuộc nghiên cứu khi tìm hiểu về hành vi của DN Từ việc thông qua các đối tượng tham gia khảo sát như: Người đại diện có quyền quyết định được những vấn đề tại DNNVV, ví dụ như chủ DN hay các vị trí quản lý Dựa trên các nghiên cứu trước đây như Hernandez Ortega và cộng sự [28] hay nghiên cứu của Steffi Haag và cộng sự [38] trong đề án này, đối tượng tham gia khảo sát được chọn là chủ DN, kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán và kế toán tổng hợp
• Đơn vị phân tích Đề tài nghiên cứu về việc áp dụng HĐĐT của các DNNVV, do đó đơn vị phân tích trong đề án tốt nghiệp này cũng là DNNVV Nghiên cứu sẽ lấy duy nhất một câu trả phản hồi đối với một DNNVV để đạt được đúng đối tượng nghiên cứu mục tiêu của đề tài là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định Từ đó có tác dụng hạn chế một phần rủi ro về việc dữ liệu biến thiên trong trường hợp cá nhân được lựa chọn là đơn vị phân tích (thu thập câu trả lời từ nhiều đối tượng trong cùng một DN) Trong quá trình nghiên cứu về hành vi của con người, xét về lý thuyết cũng có thể kiểm định được mô hình thông qua khảo sát nhiều đối tượng lao động tại cùng một DN, có nghĩa đơn vị phân tích ở đây là cá nhân [7] Tuy nhiên, trong trường hợp này, tính tổng quát sẽ không được cao, vì lúc này phạm vi thực hiện nghiên cứu sẽ thu hẹp lại, với số lượng DN được khảo sát bị ít đi
3.3.3 Thiết kế phiếu khảo sát
Dựa trên kết quả của cuộc phỏng vấn những chuyên gia thông qua cuộc nghiên cứu định tính ở trên nhằm làm cơ sở xây dựng phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát được thiết kế thành 3 phần (Phụ lục 5) gồm:
• Phần 1: Giới thiệu tổng quát về cuộc nghiên cứu, mục đích của cuộc khảo sát là gì và nội dung khảo sát
• Phần 2: Thu thập các thông tin có liên quan đến đối tượng tham gia khảo sát
• Phần 3: Ghi nhận mức độ đồng ý về các phát biểu đo lường những khái niệm trong mô hình nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu dùng để đo lường những yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng HĐĐT trong bài này sử dụng thang do Likert 5 mức độ, mức độ đồng ý tăng dần từ 1 đến 5 Với “1 = hoàn toàn không đồng ý”, “2 = không đồng ý”, “3 = trung lập”, “4 = đồng ý”, “5 = hoàn toàn đồng ý”
3.3.4 Kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập dữ liệu Để thu thập dữ liệu định lượng, một cuộc khảo sát ẩn danh thông qua sự kết hợp giữa hai hình thức: Qua email, qua Google docs, thời gian tiến hành từ tháng 05 năm 2023 đến tháng 06 năm 2023 Khảo sát ẩn danh được cho là thích hợp vì người tham gia khảo sát sẽ thoải mái hơn khi cung cấp thông tin Người tham gia khảo sát sẽ được thông báo về sự ẩn danh của họ cùng với bảng khảo sát
Các dữ liệu thu thập sau khi khảo sát sẽ được tác giả tiến hành sàng lọc thông tin cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài Các sai sót thường gặp đối với dữ liệu như: Các ô trống chứa dữ liệu không hợp lý hoặc không chứa dữ liệu [7] Các ô bị bỏ trống có thể là do sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu (đối tượng khảo sát đã trả lời thiếu một trong số các vấn đề được hỏi) hoặc trong quá trình nhập liệu chuyển vào phần mềm SPSS, dữ liệu bị bỏ sót (ví dụ như do nhập sai, nhập sót hoặc thừa ký tự) Các sai sót dạng này, sau khi được phát hiện sẽ được điều chỉnh lại cho chính xác Số lượng phiếu trả lời thu về là 440 phiếu, sau khi được sàng lọc thông tin, còn lại 420 phiếu hợp lệ Đề tài này vận dụng kỹ thuật phân tích thống kê (quá trình phân tích dữ liệu được thực hiện thông qua phần mềm SPSS 22.0) để có thể xác định được mối quan hệ cũng như mức độ tác động của từng yếu tố tới việc áp dụng HĐĐT của các DNNVV tại Bình Định, bao gồm:
* Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach's Alpha được sử dụng nhằm đo lường độ tin cậy, nhất quán trong thang đo về khảo sát [20]
Theo lý thuyết của phân tích dữ liệu thống kê thì với phiếu điều tra mà những khái niệm là quen thuộc với người được hỏi thì Cronbach’s Alpha từ 0,8 - 1 là tốt
Từ 0,7 – 0,8 là chấp nhận được Còn trong trường hợp khái niệm đang đo lường là hoàn toàn mới hoặc mới với người được hỏi trong bối cảnh nghiên cứu thì độ tin cậy từ 0,6 trở lên là sử dụng được
Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 hoặc Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) lớn hơn Alpha của tổng biến quan sát thì sẽ bị loại Ngược lại, biến đạt độ tin cậy
* Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu định tính
Cả 14 chuyên gia được phỏng vấn đều đồng ý với mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng HĐĐT tại các DN, HKD trên địa bàn tỉnh Bình Định và thang đo các khái niệm nghiên cứu do tác giả đề xuất
Các chuyên gia chỉ chỉnh sửa các câu khảo sát cho hợp lý và dễ hiểu hơn cho người đọc nhằm thu được kết quả khảo sát tốt nhất Kết quả cụ thể quá trình phỏng vấn 14 chuyên gia trải qua 4 bước sau:
Bước 1: Trên cơ sở tổng quan tài liệu, tác giả trình bày khái niệm, thuật ngữ, lý thuyết nền và công trình nghiên cứu liên quan về 06 nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng HĐĐT tại các DN, HKD trên địa bàn tỉnh Bình Định Câu hỏi được trình bày dạng mở để chuyên gia trình bày quan điểm và nguyên nhân
Kết quả chuyên gia đều đồng ý (tỷ lệ 100%) về 06 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT tại các DN, HKD trên địa bàn tỉnh Bình Định gồm: Hiệu quả mong đợi (HQ), Tính dễ sử dụng (SD), Tính bảo mật (BM), Sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ (BB), Khả năng tương thích (KN), Điều kiện cần có (ĐK)
Bước 2: Tác giả tiếp tục hỏi ý kiến chuyên gia về thang đo phù hợp cho 06 nhân tố ở bước 1 bằng thang đo Likert 5 điểm (1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3 = Trung lập; 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý)
Kết quả phân tích thống kê từ phỏng vấn chuyên gia về thang đo đo lường 06 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT tại các DN, HKD trên địa bàn tỉnh Bình Định Hầu hết chuyên gia đồng thuận với thang đo của 06 nhân tố
Bước 3: Chọn nhân tố và thang đo đưa vào khảo sát chính thức
Kết quả phỏng vấn chuyên gia giúp tác giả nhận diện 06 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT tại các DN, HKD trên địa bàn tỉnh Bình Định và thang đo của chúng Kết quả này sẽ được sử dụng để xây dựng bảng phỏng vấn khảo sát chính thức ở bước tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.1 Phân tích độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát
Mục đích của phân tích độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát nhằm đánh giá sự tương quan giữa các biến quan sát trong các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HĐĐT tại các DN, HKD trên địa bàn tỉnh Bình Định để xem biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc đo lường hay không Trên căn cứ này, đề tài sẽ xác định lại thang đo cho từng nhân tố
Theo lý thuyết của phân tích dữ liệu thống kê thì với phiếu điều tra mà những khái niệm là quen thuộc với người được hỏi thì Cronbach Alpha từ 0,8 - 1 là tốt Từ 0,7 – 0,8 là chấp nhận được Còn trong trường hợp khái niệm đang đo lường là hoàn toàn mới hoặc mới với người được hỏi trong bối cảnh nghiên cứu thì độ tin cậy từ 0,6 trở lên là sử dụng được
Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 hoặc Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) lớn hơn Alpha của tổng biến quan sát thì sẽ bị loại Ngược lại, biến đạt độ tin cậy
Nghiên cứu có 06 nhân tố: Hiệu quả mong đợi (05 biến quan sát), Tính dễ sử dụng (05 biến quan sát), Tính bảo mật (04 biến quan sát), Khả năng tương thích (04 biến quan sát), Điều kiện cần có (04 biến quan sát) và Sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ Nhân tố sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ chỉ có một biến quan sát do đó không thực hiện kiểm định Cronbach Alpha cho nhân tố này Thang đo của
05 nhân tố còn lại đều từ 04 biến quan sát trở lên, thỏa mãn điều kiện kiểm định Cronbach Alpha Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của năm nhân tố như sau: a Thang đo nhân tố Hiệu quả mong đợi (HQ)
Bảng 4.1: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố Hiệu quả mong đợi (HQ)
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) b Thang đo nhân tố Tính dễ sử dụng (SD)
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố Tính dễ sử dụng (SD)
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) c Thang đo nhân tố Tính bảo mật (BM)
Bảng 4.3: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố Tính bảo mật (BM)
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) d Thang đo nhân tố Khả năng tương thích (KN)
Bảng 4.4: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố Khả năng tương thích (KN)
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) e Thang đo nhân tố Điều kiện cần có (DK)
Bảng 4.5: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố Điều kiện cần có (DK)
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted Điều kiện cần có 9.53 6.087 934 970 Điều kiện cần có 9.53 5.973 972 960 Điều kiện cần có 7.65 6.009 906 978 Điều kiện cần có 7.57 5.740 951 966
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy tốt (đều > 0,8) Cụ thể, Cronbach Alpha của thang đo nhân tố “Hiệu quả mong đợi” là 0,954; của nhân tố “Tính dễ sử dụng” là 0,813; của nhân tố “Tính bảo mật” 0,886; của nhân tố “Khả năng tương thích” là 0,848 và của nhân tố “Điều kiện cần có” là 0,976 Các biến trong các thang đo đều có hệ số tương quan giữa biến và tổng > 0,3
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phương pháp EFA được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu Trong nghiên cứu này, EFA dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau để rút gọn thành những nhân tố có nghĩa hơn Mô hình có 06 nhân tố độc lập: Hiệu quả mong đợi; Tính dễ sử dụng; Tính bảo mật; Sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ; Khả năng tương thích và Điều kiện cần có Tuy nhiên, Sự bắt buộc thực hiện của Chính Phủ chỉ có một biến quan sát nên tác giả thực hiện kiểm định EFA cho năm nhân tố còn lại Như vậy, khi đưa các biến thu thập được sau khi đã kiểm định thang đo (05 biến độc lập) cho vào phân tích, các biến có thể có liên hệ với nhau Khi đó, chúng sẽ được gom thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dưới dạng các nhân tố tác động đến việc áp dụng HĐĐT tại các DN, HKD trên địa bàn tỉnh Bình Định
Bảng 4.6: Kết quả EFA của năm nhân tố
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .779
Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 10883.975 df 231
Hiệu quả mong đợi 893 Điều kiện cần có 968 Điều kiện cần có 962 Điều kiện cần có 956 Điều kiện cần có 955
Extraction Method: Principal Component Analysis
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 6 iterations
Nghiên cứu sử dụng SPSS 22 kiểm định lần lượt tính thích hợp của EFA Một trong các tiêu chí phải đảm bảo khi tiến hành phân tích EFA là lựa chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) Đây là chỉ số biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA Theo Hair và các cộng sự [26], Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55 Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading < 0,3; nhưng biến đó phải có giá trị nội dung Trường hợp các biến có Factor loadings không thỏa mãn điều kiện trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nghiên cứu thường không chấp nhận ≤ 0,3), tức không tạo sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó bị loại và các biến còn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu (Pattern Matrixa)
Bảng 4.7: Tổng phương sai trích
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings a
Extraction Method: Principal Component Analysis a When components are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance
Kiểm định EFA cho thấy 0,55 < KMO = 0,779 < 1, điều này cho thấy phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu thực tế Sig = 0,000 < 0,05, các biến quan sát có tương quan tuyến tính trong mỗi thang đo Phương sai trích (%cumulative variance) là 79,775% Tỷ lệ phương sai trích cho biết 79,775% thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát (thành phần) của nhân tố Dựa vào ma trận xoay nhân tố Component Matrix, có thể thấy các biến quan sát hội tụ theo đúng thang đo Tác giả đã đề xuất
4.2.3 Phân tích hồi quy binary logistic
Nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của các nhân tố về HDDT bằng cách sử dụng hồi quy binary logistic đối với mô hình Biến phụ thuộc là biến giả sẽ nhận giá trị 1 nếu DN, HKD đã áp dụng HĐĐT hoặc nhận giá trị 0 nếu DN, HKD chưa áp dụng HĐĐT Các biến còn lại phù hợp với mô hình sau khi thực hiện kiểm định tương quan là: HQ, SD, BM, BB, KN, DK
Bảng 4.8: Các biến trong phương trình
Constant -3.171 1.297 5.976 1 014 042 a Variable(s) entered on step 1: HQ, SD, BM, BB, KN, DK
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hàm hồi quy Logistic có dạng:
LOGIT [HDDT=1] = -3,171 + 0,376*HQ + 1,187*BB + 0,496*KN –
- Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy (Kiểm định Wald):
Kiểm định này xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không Sử dụng kiểm định Wald Khi mức ý nghĩa sig của hệ số hồi quy