Giới thiệu chung
Khái niệm
Theo Tạp Chí Thơ ấn hành tại Mỹ Thơ Tân Hình Thức được hiểu là một thể thơ không vần, nhịp điệu hoàn toàn khác với thơ cổ điển nhưng được trình bày như một bài thơ truyền thống, người đọc nhìn vào có thể nhận ra ngay Mỗi dòng như thơ cổ điển, gồm 5,6, thường là 7, 8 chữ, có khi là lục bát, có thể xếp thành bốn khổ (hay nhiều) dòng.
Tác giả thường xâu kết câu nói bằng cách kể chuyện, chuyện nọ xọ chuyện kia, có khi không mạch lạc Chủ đề trong Thơ Tân Hình Thức rất đời thường, thông tục, như cô
Ngọc Nhung làm thơ khi đi chợ đêm mua băng vệ sinh tại quận Cam, ông Đỗ Minh Tuấn làm thơ lúc sửa ống nước tại Hà Nội, ngôn ngữ trong thường không có mỹ từ.
Tạp Chí Thơ cũng đã từng công bố rằng “Tân Hình Thức là một cuộc hoà điệu giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và tự do, giữa nhiều nền văn hoá khác biệt và ở phần sâu xa hơn, hoá giải những mầm móng phân tranh đã ăn sâu vào ký ức, chẳng phải của một dân tộc mà của cả nhân loại từ hàng trăm năm trước Chúng ta với thời gian một phần tư thế kỷ, có may mắn cận kề và học hỏi những cái hay của nền văn hoá bao quanh, áp dụng những yếu tố thích hợp vào ngôn ngữ, để làm giàu cho nền thơ Việt”
Thơ Tân Hình thức Việt Nam được hiểu là thơ sử dụng ngôn ngữ đời thường, kết hợp với một số yếu tố và kỹ thuật cả thơ tự do tiếng Anh, phá vỡ âm hưởng của thơ Tiền
Theo Nguyễn Cảnh Nguyên, Thơ Tân Hình Thức là một thể thơ với kĩ thuật vắt dòng cực kì đơn giản, tính nhạc, và đặc biệt là câu chuyện kể của nó dần dần đã mang hơi hướng của cuộc sống vào thơ Theo ông, thi ca Việt Nam không thể quanh quẩn mãi trên sáu dưới tám hoặc một số khuôn mẫu dù là rất hay đi chăng nữa nhưng đã quá nhàm chán Một trong những đặc tính quan trọng của thơ là chuyên chở cuộc sống.
Theo Khế Iêm: “Gọi là Tân hình thức có nghĩa là lấy những thể cũ (old form) tiêu biểu cho một nền văn hóa, một truyền thống, định hướng lại mang ý nghĩa vừa hòa tan vừa kết nối, giữa thời đại này và thời đại khác… Tân hình thức nối kết nhiều truyền thống, nhiều nền văn hóa Khi phá vỡ ranh giới giữa cá thể và tập thể, Tân hình thức là một hiện tượng tự nhiên, vượt ngoài tinh thần trường phái,… là một hiện tượng tự nhiên, ai cũng như ai, bình đẳng và cùng bị cuốn vào trong một chuyển động lớn” Về mặt thi pháp, thơ Tân Hình Thức là một mặt tích cực trong nhiều mặt của thơ Hậu hiện đại: “Thơ
Tân Hình Thức gồm ngữ điệu tự nhiên và những câu nói thông thường, vắt dòng và kỹ thuật lập lại Vấn đề là sử dụng kỹ thuật lập lại làm sao để chuyển nhịp điệu từ những biến cố tự nhiên thành nhịp điệu thơ, không bài thơ nào giống bài thơ nào, điều đó tùy thuộc vào tài năng và kinh nghiệm của mỗi nhà thơ, vừa đơn giản vừa phức tạp, là một ẩn số khó ai có thể nói trước…”.
Về thơ Tân Hình Thức Việt, theo lí giải của Khế Iêm, thì đó là sự “dứt khoát với những giấc mộng đêm qua” Do tiếp nhận một số nguyên tắc thơ tự do phương Tây, cùng với đặc tính ngôn ngữ tiếng Việt, thơ Tân Hình Thức Việt có những đặc trưng sau: “Ngữ điệu, cú pháp văn phạm, sự lập lại, tính truyện, cách đếm âm tiết và kỹ thuật vắt dòng.
Dùng cách lập lại hình ảnh, ý tưởng, nhóm chữ, và vắt dòng, để thay thế vần ở cuối dòng…” Là một trường hợp đặc biệt của thơ ca đương đại Việt Nam, thơ Tân hình thức “bắt đầu tìm kiếm một căn bản mỹ học, hình thành ngữ điệu đọc cho thơ, vượt ra ngoài khuôn khổ vần điệu Tiền chiến và Đường thi…”, vượt thoát khỏi những ràng buộc từ thơ ca truyền thống, vượt trên quan điểm thẩm mỹ của tư duy tiền hiện đại, xác lập một địa hạt riêng về tư tưởng và bút pháp, từ đó kết nối với thi ca đương đại thế giới
Với Thơ Tân Hình Thức bằng kỹ thuật vắt dòng rất linh động người làm thơ giờ đây không còn nặn óc, gò chữ, đếm chữ, nói chung là bỏ qua được những thủ tục rườm rà khi làm thơ Nhưng chúng ta không đồng tình với việc đem một câu chuyện ngắn nào đó ngắt dòng để trở thành một bài thơ Tân Hình Thức Thơ Tân Hình Thức có cái hay của nó, cái hay ở chỗ là nhạc, tính nhịp điệu, nếu đoạn văn ấy không mang được tính này thì có ngắt đoạn cũng không thể thành thơ được.
“Bông hồng tàn và tái tạo bằng hạt, một cách tự nhiên nhưng ở đâu riêng nơi bài thơ nó sẽ nói tới để khỏi bị giảm thiểu sự rực rỡ của nó.” (William Carlos Williams)
Hoặc bài Tập qua hàng của Chế Lan Viên cũng thấy rõ
“Chỉ một ngày nữa thôi Em sẽ
Trở về Nắng sáng cũng mong Cây Cũng nhớ Ngỡ cũng chờ Và bướm Cũng thêm màu trên cánh đang bay.”
Tân Hình Thức là một trường phái thi ca hiện đại Ngay ở Hoa Kỳ, Tân Hình Thức cũng là một thuật ngữ mới xuất hiện trong thập niên 1980 dưới dạng Neo formalism Đến năm 1996 mới có 25 nhà thơ ra mắt dưới danh xưng New formalism như hiện nay.
Nhưng dường như thơ Tân Hình Thức lại bắt nguồn từ Pháp, từ thi phẩm Jean Ristat.
Theo Khế Iêm, Ông cho rằng Thơ Tân Hình Thức là một phong trào thơ Mỹ, khởi đầu từ thập niên 1980 và phát triển vào những năm 1990,(tuyển tập “Rebel Angles”,
Những Thiên Thần Nổi Loạn, nhà xuất bản 1996, tái bản 1998), chủ trương bởi một số những nhà thơ trẻ sáng tác theo thể luật truyền thống.
Còn thơ Tân Hình Thức Việt, những nhà thơ Việt vào đầu năm 2000, qua số báo đặc biệt “Chào đón thiên niên kỉ mới” của Tạp chí Thơ, mượn thuật ngữ “Tân Hình
Thức” để giới thiệu vào thơ Việt thể thơ không vần của thơ tiếng Anh Thuật ngữ thơ
Nội dung thi pháp thơ Tân hình thức Việt
Trong tiến trình hình thành, thơ Tân Hình Thức Việt là một thể thơ không vần thuần
Việt, được kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại Thơ Tân Hình Thức có những đặc tính sau đây: đầu tiên là thơ không vần, nhịp điệu hoàn toàn khác với thơ cổ điển, nhưng được trình bày trên trang giấy như một bài thơ truyền thống : nhìn vào thì nhận ra ngay là thơ Thứ hai là mỗi dòng như thơ cổ điển, gồm 5, 6, thường là 7, 8 chữ (âm), có khi là lục bát, có thể xếp thành khổ 4 (hay nhiều) dòng Cứ đến số chữ quy định là xuống dòng, không cần tôn trọng cú pháp, ý nghĩa của câu nói Từ khổ trên xuống khổ dưới cũng vậy, và cứ vậy tiếp tục Khi có, khi không chấm câu Thứ ba là để xâu kết câu nói, các tác giả thường kể chuyện, chuyện nọ xọ chuyện kia, khi có khi không mạch lạc Thứ tư là từ vựng đời thường, thông tục, có khi tục, của người bình thường sử dụng hằng ngày, trong sinh hoạt cụ thể Không có mỹ từ pháp cổ điển như ẩn dụ, hoán dụ, biền ngẫu, nhưng có luyến láy để tạo nhịp cho câu nói.
Thơ không vần (Blank Verse) - gọi là thể thơ, thật ra chỉ là một dòng thơ, điển hình là dòng iambic pentameter, 10 âm tiết (không nhấn, nhấn lập lại 5 lần), đều đặn hết dòng này qua dòng khác - là thể thơ nổi bật nhất trong thơ tiếng Anh, có lẽ, vì dễ đáp ứng với nhiều mức độ khác nhau của ngôn ngữ - chuyên chở nhiều giọng điệu.
Thơ không vần chuyên chở được cảm xúc, tránh được sự quá chú tâm vào bản thân ngôn ngữ, làm mất đi nội dung, nhưng cũng dễ bị lạm dụng, ngắt văn xuôi xuống hàng.
Những nhà phê bình cho rằng thơ không vần của một số nhà thơ nổi tiếng như Milton,
Shakespeare đọc lên giống như văn xuôi, tuy nhiên khó lòng tạo được thơ không vần năng động và cường độ như vậy trong văn xuôi, hoặc Milton hoặc Shakespeare Thật ra, trên hình thức, một bài thơ văn xuôi có thể biến thành thơ tự do hay thơ không vần, chỉ là sự khác biệt về nhịp điệu thị giác Yếu tố thị giác gắn liền với thơ tự do, nhất là khi kỹ thuật in ấn phát triển, đưa đến cách nhìn căn bản, giúp chúng ta phân biệt rõ giữa các thể loại Thí dụ đoạn đầu bài thơ tự do “Of Asphodel, That Greeny Flower” (Về Đóa Hoa
Thủy Tiên Xanh Xanh Kia) của William Carlos Williams:
“Đóa thủy tiên, xanh xanh, giống như hoa kim phụng trên cành nhánh — nhưng xanh và thô phác– tôi tới, em yêu để hát cho em nghe
Chúng ta đã sống với nhau rất lâu một đời tràn trề phải không em những hoa Vì thế tôi hân hoan khi lần đầu biết cũng có hoa nơi địa ngục
Hôm nay tôi đầy nỗi nhớ tàn phai về những bông hoa mà đôi ta cùng yêu đến cả đóa hoa vô sắc tội nghiệp này”
Tân Hình Thức Việt là con đường ngược chiều với Tiền chiến và ca dao lục bát, giải phóng khỏi vần và ngữ điệu hát (vần điệu), chắt lọc các yếu tcố thơ cổ điển, thơ tự do và thơ không vần tiếng Anh, dùng ngữ điệu tự nhiên của những câu nói thông thường, vắt dòng và kỹ thuật lập lại (không vần), mượn các thể thơ 5,7,8 chữ như một hình thức nối, giữa truyền thống và hiện đại Vần, nếu là yếu tố mạnh trong ngữ điệu hát, thì lại là yếu tố trở ngại trong ngôn ngữ thông thường, làm mất tự nhiên, và không còn cần thiết:
“Loay hoay dàn trang “thơ tân hình thức” ngẫm nghĩ ngẫm nghĩ làm cách nào phân hai cột song song cho hai khuôn mặt hai bài thơ hai hiện thực hiện hình bắt mắt người đọc mà người đọc thì khó tính đấy chợt động tâm đánh rớt một bài thơ trên trang thơ vội bôi bôi xóa xóa ngẫm nghĩ ngẫm nghĩ trong phút giây một bài thơ rớt trên trang thơ thì có gì đáng nói sao lại.”
(Khế Iêm - TRỜI ĐÃ KHUYA)
Với thơ không vần hay thơ Tân Hình Thức Việt, vì nằm trong cái khuôn thể luật, nên khi đọc, người đọc bị đặt trong tình trạng níu kéo, dằng co lẫn nhau giữa cú pháp và dòng thơ (hay thể thơ) Với thơ truyền thống, cách đọc ngừng lại ở cuối dòng, ăn khớp với thể luật, vì dòng thơ cũng là luật thơ Nếu đọc theo cú pháp văn phạm (câu), vắt dòng, nhưng hơi thở của chúng ta chỉ vừa đủ để đọc một dòng thơ, thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Chúng ta thấy, câu (cú pháp) có khuynh hướng làm tăng tốc độ của dòng, dòng có khuynh hướng làm chậm tốc độ của câu Sự kiềm hãm lẫn nhau đó làm cho nhịp điệu bài thơ cân bằng Trong thơ Tân hình thức Việt, dùng lại các thể thơ như lục bát, 5, 7, 8 chữ có một ý nghĩa rõ ràng, là một yếu tố trong cách đọc Như vậy, từ thơ vần điệu cho đến thơ tự do, chúng ta chỉ có thể hiểu bài thơ nếu biết cách đọc nó Nhịp điệu (hay giai điệu) là âm thanh của dòng, còn thể luật (hay thể thơ) là dạng thức trừu tượng đằng sau nhịp điệu.
Không nằm trong hộp diêm nhàu mang nhãn hiệu ký ức mà rất cáo cạnh trong vỏ da màu hiện đại con dế của tôi vẫn gáy vang ran trong những đêm mưa lả rả để ru giấc ngủ quạnh lẻ với đôi cú tin nhắn sáng lên của rung động nhột nhạt ấm áp trong hộp đêm tôi nằm (Biển Bắc- CON DẾ )
1.3.2 Hai kỹ thuật tiên quyết
Thơ Tân Hình Thức Việt chuyển những thể thơ có vần qua thể thơ không vần với những yếu tố cơ bản: vắt dòng, kỹ thuật lập lại Vắt dòng làm cho ý tưởng liên tục, và cũng như thơ tự do, khi hồi phục văn xuôi, những nhà thơ Tân Hình Thức làm mất dấu vết văn xuôi bằng cách sử dụng kỹ thuật lập lại để tạo nhịp điệu, hoặc xóa bỏ dấu chấm phẩy của cú pháp văn phạm Một bài thơ có nhịp điệu mạnh chừng nào, văn xuôi càng bị lu mờ đi, và người đọc mới đọc ra thơ Nhiều nhà thơ phải bỏ cuộc vì không tạo ra được nhịp điệu, khi bài thơ hiện ra như văn xuôi
Một kỹ thuật gắn bó với thơ không vần là vắt dòng (enjambment), đối nghịch với kết dòng (end-stopped), mặc dù trong ngôn ngữ đa âm, với ưu thế điệp âm dễ sử dụng cả hai kỹ thuật vắt dòng và vần Vắt dòng đã được dùng rất lâu, ngay từ Homer, và nhất là trong thơ cổ Anh và Đức Trước thế kỷ 12, thơ Pháp ít dùng, nhưng vào thế kỷ 15, 16 được dùng rộng rãi, cho đến thế kỷ 17, những nhà thơ Tân cổ điển (Neo-Classicism) công kích kỹ thuật này, nhưng vẫn được công nhận ở một vài trường hợp; trong thế kỷ 18, kỹ thuật vắt dòng được chấp nhận ở mọi thể loại thơ, sau đó Victor Hugo (1802-85) làm thành một kỹ thuật trọng yếu, có sức mạnh như một tuyên ngôn.
Còn về kỹ thuật lập lại, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong rất nhiều bài thơ
Tân Hình Thức, đó như là đặc trưng riêng của thể thơ này Kỹ thuật lập lại làm vần tỏa ra khắp bài thơ giúp thơ Tân Hình Thức có nhạc tính, nhịp điệu phong phú, có tính truyện, đôi khi góp phần bộc lộ cảm xúc mà tác giả muốn truyền tải Mặc dù vẫn có lúc làm người đọc cảm thấy câu văn dề dà, vô nghĩa Hay kỹ thuật vắt dòng là cốt lõi của thơ Tân
Hình Thức nhưng có nhiều nhà văn vắt dòng chưa thât sự “đắt” làm cho hiệu quả câu thơ bị hạn chế.
Lấy ví dụ bài thơ Tân Hình Thức và câu chuyện kể của Khế Iêm
“Khi tôi ngồi uống cà phê ngoài lề đường và kể lại câu chuyện đã được kể lại, từ nhiều đời mà đời nào cũng giống đời nào, mà lời nào cũng giống lời nào, về người đàn bà và đàn con nheo nhóc (nơi góc phố được gọi là chỗ chết, nơi góc phố được gọi là chỗ sống), kẻ những đường kẻ bằng than đen; gãy góc, xấu xí như cái bóng trong tấm hình cũ, như dĩ nhiên hôm nay ngày mai ngày mốt, như thế thôi thì thế thôi, biết đâu chừng nhưng người đàn bà và đàn con nheo nhóc, vẫn kể lại câu chuyện đã được kể lại, như người khác đã từng kể lại, dù chẳng để lại gì ngoài câu chuyện đã kể, bởi câu chuyện đang tự kể lại, và không ai, ngay cả người đàn bà và đàn con nheo nhóc, bước ra ngoài câu chuyện đã được kể lại”.
Sự hình thành và phát triển thơ Tân Hình Thức Việt
Ở hải ngoại
Thuật ngữ "Tân Hình Thức" lần đầu tiên được sử dụng trong bài viết 'The Yuppie
Poet', tháng 5/1985, chuyên đề trong AWP Newsletter, đó là một cuộc tấn công vào những gì vốn được xem như một phong trào trở về hình thức thi ca truyền thống; bài báo cáo buộc các nhà thơ của phong trào không chỉ bảo thủ chính trị mà còn ám ảnh vật chất.
Tân Hình Thức là một phản ứng chống lại sự thiếu hụt nhận thức khác nhau trong việc thực hành của các nhà thơ đương đại Năm 1987, trích đoạn của "Ghi chú về thơ Tân hình thức", Dana Gioia đã viết: "Những vấn đề có thật được thể hiện qua thơ ca Mỹ những năm 80 sẽ dần trở nên rõ nét hơn: ngôn từ thi phú giảm dần giá trị, lời thơ dông dài, cách biểu đạt nghèo nàn, không thể truyền tải được vẻ đẹp đầy hàm ý và phủ nhận đi ý nhạc trong thơ ca đương đại Sự hồi sinh của thể thơ truyền thống rồi sẽ được xem như là cách duy nhất đề phản hồi vấn đề này".
Khi đối mặt với sự phổ biến của thơ tự do trong những thập niên đầu của thế kỷ
XX, nhiều nhà thơ đã chọn tiếp tục làm việc theo các hình thức truyền thống, chẳng hạn như Robert Frost, hay những nhà thơ Mỹ đôi khi kết hợp với Phê bình mới, trong đó có
John Crowe Ransom, Robert Penn Warren và Allen Tate
Dấu hiệu sơ khởi về sự hồi sinh của thể thơ truyền thống chính là tác phẩm The
Book of Forms của Lewis Turco, xuất bản năm 1986 Vào đầu thập tiên 1970,
X.J.Kennedy cho xuất bản cuốn tạp chí Counter/Measures, ưu ái đề cao lối thơ cổ điển.
Một số chủ bút khác ở vào giai đoạn này cũng tỏ lòng tiếc nuối với dòng thơ chính thống, nhưng ưu thế lúc bấy giờ lại thuộc về sự phá cách trong nhịp điệu và âm luật
Hồi trống đầu tiên gióng lên cuộc xung đột hòng tạo đà thúc đầy cho Tân hình thức trở thành một phong trào chính thống chính là việc xuất bản số báo “Freedom and Form:
American Poets Respond” của Mississippi Review năm 1977 Cuối thập niên 1970, một số tuyển tập của các nhà thơ theo lối truyền thống được xuất bản, gồm có “Conforting the
Wilderness” của Robert B Shaw (1977), “Room for Error” của Charles Martin (1978) và
“Uncertainties and Rest” (1979) của Timothy Steele Năm 1980, Mark Jarman và Robert
McDowell bắt đầu cho ra mắt tạp chí The Reaper, quảng bá cho thơ truyện kể và thơ truyền thống 1981, Jane Greer xuất bản Plains Poetry Journal, trong đó bao gồm những tác phẩm mới đi theo dòng thơ truyền thống 1984, Mc Dowell mở cửa nhà xuất bản
Story Line và kể từ đó đã xuất bản những bài thơ trường pháp Tân Hình Thức Tác phẩm
“Expansive Poetry” (Thơ Mở Rộng), xuất bản năm 1989 của Frederick Feirstein là tổng hợp những bài tiểu luận về phong trào Tân Hình Thức và Tân Truyện Kể.
Kể từ năm 1983, khởi phát của phong trào Tân Hình Thức đã được ghi nhận trong những bản tóm tắt thơ ca thường niên trong niên giám Từ Điển Tiểu Sử Văn Học và trong suốt những năm giữa thập niên 80, những cuộc tranh cãi nảy lửa về đề tài chủ nghĩa hình thức đã được đăng trên nhiều tạp chí Năm 1986, tác phẩm “The Golden Gate: A
Novel in Verse” của Vikram Seth và hợp tuyển “Strong Measures: Comtemporary
American Poetry in Traditional Forms” được xuất bản
Năm 1990, William Baer cho xuất bản tạp chí The Formalist với số ra đầu tiên bao gồm những bài thơ của Howard Nemerov, Richard Wilbur, và Donald Justice Tạp chí ra mắt hai năm một lần trong suốt 15 năm Số ra cuối cùng là số thu-đông 2004 The
Formalist sau đó đã được tạp chí Measure: A Review of Formal Poetry kế thừa Tạp chí này do Đại Học Evansville xuất bản 2 năm một lần.
Hoạt động gần đây Ðại Học West Chester từ năm 1995 đã tổ chức một buổi hội thơ hàng năm tập trung vào thơ có quy tắc và Tân Hình Thức Hàng năm, Giải Thưởng Robert Fitgerald Prosody
(Giải Robert Fitgerald về Thi Tắc) được phát ra trong dịp này
Cuối thể kỉ 20, thể thơ truyền thống một lần nữa đã được xuất bản rộng rãi, và phong trào Tân Hình Thức tự thân cũng suy tàn dần Tuyển tập tiểu luận “After New
Formalism: Poets on Form and Narrative” (1999) của Annie Finch đã hướng sự quan tâm của các nhà Tân Hình Thức đến với bối cảnh thơ ca đa dạng và rộng lớn hơn Có thể xem đây là dấu chấm hết cho giai đoạn đầu tiên của phong trào này.
Kể từ đó, tác động của phong trào Tân Hình Thức đã được xem xét ở bình diện lớn hơn của thơ ca nói chung Một khảo sát về những ấn bản hợp tuyển liên tiếp nhau cho thấy thể thơ Villanelle (một thể thơ vần đôi có 19 dòng) đang ngày càng phổ biến phổ biến, kể cả trong những ấn bản nửa sau thập niên 80 Những quyển sách bàn về thể thơ cũng dần gia tăng số lượng Tác phẩm “Book of Forms” của Lewis Turco được tái bản năm 1986 với tựa đề “'New Book of Forms” Các tác phẩm khác cũng đi theo trào lưu này là “The Poem's Heartbeat” của Alfred Corn, “Rules of the Dance” của Mary Oliver và “The Ode Less Travelled” của Stephen Frye Trong hợp tuyển nổi tiếng “An
Exaltation of Forms: Contemporary Poets Celebrate the Diversity of Their Art”, do NXB Đại Học Michigan xuất bản năm 2002), hiệu đính bởi Annie Finch và Kathrine Varnes, thơ Tân Hình Thức đã được định nghĩa là một hình thức ngang tầm với thực nghiệm, thơ tự do, và thậm chí cả thơ văn xuôi.
Sự yêu thích đối với trào lưu này và lối thơ truyền thống vẫn được duy trì Những buổi hội thơ của ĐH West Chester chính là minh chứng Tuy nhiên phong trào này cũng vấp phải những lời gièm pha chỉ trích Trong số ra tháng 11/12 năm 2003 của P.N
Review, N.S Thompson đã viết: “Mặc dù các phong trào thật sự cần những lời lẽ khoa trương để phục vụ thị hiếu, chúng cũng phải có các thành công nghệ thuật nhất định để chống đỡ phía sau Muộn màng mà nói, phong trào này trông giống một chiến dịch marketing hơn là một cuộc cách mạng thơ ca.”
Ở Việt Nam
Trong chặng đường thơ đã đi qua đó, Tân Hình Thức ra đời và phát triển bắt đầu bằng quan điểm sau đó đến thực hành Bắt đầu từ quan điểm Một phong trào mới ra đời sẽ “chống” lại cái trước nó Thơ mới “chống” lại thơ cũ, cách tân sáng tạo “đối nghịch” với truyền thống Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, các nhà thơ ở hai miền Nam Bắc đều có những tuyên ngôn chống lại thơ mới Miền Bắc có nhóm Nhân văn – giai phẩm, miền
Nam thì là nhóm sáng tạo Họ nổi dậy chống và tuyên ngôn Đến khi phong trào Tân
Hình Thức được khởi động thì Khế Iêm cũng không ngại tuyên bố rằng: “Tân Hình Thức
– cuộc chuyển đổi thế kỷ” Với tuyên ngôn mở đầu đó, thơ Tân Hình Thức như được lên dây cót cho hoạt động Các nhà thơ bắt tay vào sáng tác Loay hoay từ lý thuyết đến thực hành là cả một vấn đề khó khăn Trong khi các dòng thơ trước đây ra đời là ngay lập tức đánh bạt được dòng thơ cũ, chiếm lĩnh thi đàn chính thống thì thơ Tân Hình Thức phải chịu cảnh ngoài lề dài hạn Nhưng dẫu sau, dòng thơ Tân Hình Thức ở Việt Nam cũng để lại được dấu ấn của nó qua nhiều nhà thơ và nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu
2.3 Một số tác giả tiêu biểu
Thơ Tân Hình Thức đã thổi vào nền thơ ca một luồng gió mới Nó lôi cuốn được hàng trăm người viết nhập cuộc Từ các nhà thơ trong nước đến ngoài nước như: Khế
Iêm, Đoàn Minh Hải, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Đạt, Đỗ Minh
Tuấn, Lưu Hy Lạc, Mai Ninh, Đài Sử, Nguyễn Phan Thịnh, Inrasara, Lê Thánh Thư, Đỗ
Quyên, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Đăng Thường, Trầm Phục Khắc, Lê Giang
Trần, Phan Thị Vàng Trắng, Đỗ Vinh, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán, Phan Tấn Hải, Nguyễn Hoài Phương, Đinh
Cường, Phạm Việt Cường, Hà Nguyên Du, Bỉm, Biển Bắc, Giảng Anh Yên, Nguyễn Đình Chính, Huy Hùng, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, Cù An Hưng, Chu Vương Miện,
Dã Thảo, Cao Anh, Hải Vân, Hồ Quỳnh Như, TPKỳ,… Trong số họ, có những người từ mảng thơ tự do “tạt” qua Tân Hình Thức, có người từ Tân Hình Thức bắt đầu với thơ nhưng lại bỏ dỡ Và cũng không ít tác giả đã theo đuổi tới cùng dòng thơ này
Trong tiểu luận này, chúng tôi lựa chọn một trong số tác giả “ở lại” đó để sơ lược qua nhằm kết lại bức tranh Tân Hình Thức đã vẽ ra từ đầu bài viết Đầu tiên không thể không nhắc đến tác giả Khế Iêm Nhà thơ Khế Iêm tên thật là Lê
Văn Đức, sinh năm 1946 (khai sinh 1947) tại Lê Xá, Vụ Bản, Nam Định Ông học Luật tại Sài Gòn và hiện đang sinh sống ở Mỹ Là người sáng lập và chủ biên Tạp chí Thơ tại
California từ năm 1994-2004 Trước khi tìm đến với thơ Tân Hình Thức, Khế Iêm đã từng thể nghiệm nhiều thể thơ khác nhau: thơ vần điệu, thơ tự do, thơ hình thể,… Đến khi
“gặp gỡ” và bị thuyết phục bởi Tân Hình Thức, nhà thơ bắt đầu kiên định bảo vệ và truyền bá kiểu thơ này Một số tác phẩm thơ và tiểu luận tiêu biểu của Khế Iêm là: Thanh xuân (1992), Dấu quê (1996), Tân hình thức, tứ khúc và những tiểu luận khác (tiểu luận,
Tác giả Biển Bắc, thuộc thế hệ hậu nội chiến sinh tại Sài Gòn Biển Bắc tên thật là
Vũ Nguyễn Quang Vũ Rời Việt Nam năm lên 12, hiện đang sống tại và làm tư vấn về ngành quản trị và tổ chức xí nghiệp Tác giả đã được nhận giải thơ Tân Hình Thức kỳ
2/2007 Những bài thơ tiêu biểu tác giả gồm: Ánh nhìn/ Khoảng không, Nơi bến ga, Buổi sáng/ Vườn xuân/ Hái hoa, Câu chuyện mì gõ, Giông bão trong ly nước, Xuyên rừng cao su,…
Bỉm tên khai sinh là Nguyễn Duy Biểu, sinh ngày 7/9/1987 Quê ở Thái Bình, hiện đang sinh sống ở Lâm Đồng Tác phẩm đã in tiêu biểu có: Ch[tr]ào, (tập thơ, NXB Tùy
Tiện, Sài Gòn 1/2008), Bảy bảy bốn chín (Tập thơ in chung bảy tác giả NXB Tùy Tiện).
Nguyễn Tất Độ sinh ngày 5/6/1983 Nhà thơ đã đạt giải thơ Tân Hình Thức kỳ
1/2007 Trong cuộc thi thơ Tân Hình Thức, nhà thơ gởi đến 12 bài thơ Ban tuyển chọn phải tuyển ra một bài hay nhất nhưng năm người tuyển chọn lại chọn 5 bài khác nhau.
Cho thấy 12 bài của tác giả bài nào cũng có thể chọn được Các tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ gồm có: Tan Vỡ, Một ngàn lời nói dối, Cà phê sáng, Tôi đã làm như thế,…
Một số tác giả tiêu biểu
Tóm lại, Thơ Tân Hình Thức Việt vẫn còn tương lai đi lên nếu các nhà thơ Tân Hình
Thức Việt chú ý hơn đến vắt dòng – thành tố cốt lõi của Tân Hình Thức để tránh thơ nhưng không thơ, nói cách khác là để những câu thơ biến thành những câu văn xuôi thuần túy.