Hiện Vinamilk cung cấp hơn 200 sản phẩm, trong đó có sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa đặc, kem, phô mai, sữa đậu nành, nước ép trái cây… Số lượng các sản phẩm này tương ứng với lượng t
Giới thiệu tổng quát về công ty Vinamilk và chuỗi cung ứng sữa tiệt trùng 1.1Khái quát về công ty Vinamilk
Mô hình chuỗi cung ứng sữa tiệt trùng Vinamilk
Dưới đây là toàn bộ chuỗi cung ứng của vinamilk:
1.2.1 Nhà cung cấp Vinamilk tiếp tục duy trì chiến lược ưu tiên lựa chọn những nguồn cung cấp nguyên liệu từ những khu vực có nền nông nghiệp tiên tiến, có tiêu chuẩn và yêu cầu về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cao
Nguyên liệu sữa nhập khẩu có thể được nhập thông qua trung gian hoặc tiến hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính hiện nay của Vinamilk là Mỹ, New Zealand và Châu Âu
Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu sửa nhập khẩu của Vinamilk: o Fonterra (SEA) Pte Ltd: Sữa bột nguyên liệu o Hoogwegt International BV: Sữa bột nguyên liệu o Perstima Binh Duong Vỏ hộp bằng thép o Tetra Pak Indochina: Bao bì bằng giấy
Nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bỏ, nông trại nuôi bồ trong nước.
1.2.2 Nhà sản xuất: Hệ thống các siêu nhà máy sữa hiện đại và quy mô bậc nhất trải dài khắp Việt Nam
Sở hữu hệ thống 13 nhà máy hiện đại từ Bắc vào Nam Trong đó, có SIÊU NHÀ MÁY MEGA, 1 trong 3 siêu nhà mày sữa trên toàn thế giới
Toàn bộ sản phảm được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại bật nhất thế giới của Tetra Pak từ Thụy Điển
Công suất đạt đến 3 triệu ly sữa/ ngày.
Vị trí nhà máy được phân bố gần kề vùng nguyên liệu, giúp tối ưu trong khâu vận chuyển & đảm bảo chất lượng sữa.
Cấu trúc kênh phân phối của Vinamilk trong nước:
Mạng lưới phân phối của Vinamilk có các trụ sở chính trong và ngoài nước, các chỉ nhánh cùng với 3 kênh chính hoạt động: siêu thị, nhà phân phối và key account Trong đó trụ sở chính của Vinamilk trong nước được đặt tại quận 7, thành phố Hồ Chí Mình Các chi nhánh trong nước được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Kênh siêu thị đặt hàng trực tiếp với đại diện chỉ nhánh của Vinamilk bao gồm các siêu thị lớn: Big C, Metro, và các loại nhỏ như Five mart, Citi mart, Intimex
Kênh key account bao gồm các nhà hàng, khách sạn, trường học, cơ quan, các đơn vị này cũng đặt hàng trực tiếp từ chỉ nhánh của Vinamilk với số lượng lớn.
Kênh cuối cùng là các nhà phân phối của Vinamilk, là một loại kênh truyền thống nhưng mang tính chiến lược của Vinamilk Trong đó nhà sản xuất Vinamilk quản lí các nhà phân phối của mình thông qua việc ký kết các hợp đồng ràng buộc về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên Các nhà phân phối được đặt khắp các tỉnh thành trong cả nước theo bản đồ mà
Vinamilk vạch ra, Vinamilk hiện có hơn 200 nhà phân phổi, với nhiệm vụ phân phối hàng hóa đến các đại lý và các cửa hàng bán lẻ trong khu vực.
Mạng lưới phân phối trong nước của Vinamilk
Một mạng lưới bán hàng và phân phối rãi là yêu tố tạo nên sự thành công và cho phép VINAMILK thu hút được một lượng lớn khách hàng và đảm bảo
Tung ra các sản phẩm và chiến lược tiếp thị mới có hiệu lực trên toàn quốc Hiện nay,VINAMILK có hơn 200 nhà phân phối cùng với hơn 251.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc khắp 64 tỉnh, thành phố trên cả nước Đội ngũ bán hàng giàu kinh nghiệm trên toàn quốc và hỗ trợ nhà phân phối để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn.
Gồm 2 thị trường chính và tiềm năng:
Thị trường tiêu dùng: gồm các cá nhân, hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân và con em Họ chú trọng đến chất lượng, sự đa dạng hóa của sản phẩm, thương hiệu và quan trọng là giá cả
Thị trường đại lý: Gồm các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các siêu thị, các trung tâm dinh dưỡng,đại lý ảnh hướng rất nhiều đến hành vi người mua hàng.
Phân tích chuỗi cung ứng sữa tiệt trùng Vinamilk 1.Nguồn cung ứng nguyên vật liệu và trang trại sữa của vinamilk
Nhà máy chế biến sữa và đóng gói sản phẩm sữa tiệt trùng
Chi tiết và mục đích các giai đoạn:
- Sữa thu gom và chở đến nơi tiếp nhận phải được kiểm tra chất lượng qua máy đo được điều khiển bởi nhân viên có trình độ cao, tách cặn, sau đó phân vào bồn chứa 150m 3 / bồn để trữ cho các bước xử lí tiếp theo.
- Mục đích: bước đầu xử lý, kiểm soát đầu vào.
- Các bồn lạnh công suất lớn làm nhiệm vụ lưu trữ sữa.
- Trong giai đoạn này sữa được khử khuẩn li tâm tiêu diệt vi khuẩn gây hại ban đầu, tách béo, bài khí để loại bỏ không khí làm biến đổi mùi sữa, phối trộn thêm hương vị, đồng hóa ổn định nhũ tương trong sữa, thanh trùng.
- Mục đích: bước đầu kiểm soát chất béo và vi khuẩn gây hại trong sữa, đảm bảo dinh dưỡng cho người dùng.
- Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140oC, sau đó sữa được làm lạnh nhanh xuống 25oC trong khoảng từ 4-6 giây làm tiêu diệt tất cả vi khuẩn có trong sữa.
- Mục đích: kiểm soát chất lượng và thành phần khoáng dinh dưỡng trong sữa
- Qui trình rót chiết sữa có 04 bước: tiệt trùng bao bì, tiệt trùng máy rót, rót, hàn gắn (miệng và ống hút).
- Mục đích: đảm bảo sữa sạch 100%.
Giai đoạn 06: vận chuyển đến kho thông qua các robot vận chuyển.
- Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương trong thời gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản.
- Hệ thống vận hành dựa trên giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master, cho phép kết nối và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm Nhờ đó có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất lượng liên tục.
Hệ thống kho
Nhà máy sữa Vinamilk hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.
Vinamilk đã xây dựng nhà kho thông minh hàng đầu tại Việt Nam, diện tích 6000 m2 với 20 ngõ xuất nhập, có chiều dài 105 mét, cao 35 mét, gồm 17 tầng giá đỡ với sức chứa 27168 lô chứa hàng Nhập và xuất hàng tự động với 15 Xe tự hành RGV (Rail guided vehicle) vận chuyển pallet thành phẩm vào kho và 08 Robot cần cẩu (Stacker Crane) sắp xếp pallet vào hệ khung kệ.
Hệ thống phân phối
Với tham vọng vươn mình ra thế giới, Vinamilk đã triển khai hệ thống phân phối ra cả thị trường nội địa và nước ngoài:
Nội địa: Công ty có 3 chi nhánh chính tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và 1 trụ sở chính tại TP.HCM Các sản phẩm của Vinamilk được phân phối trải dài khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.
Nước ngoài: Xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như sữa bột, sữa đặc, sữa nước, bột dinh dưỡng, sữa đậu nành, nước giải khát đến hơn 40 quốc gia trên thế giới gồm khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và một số nước khác.
Tổng quan tình hình kinh doanh 1 Tình hình tài chính
Giải pháp
- Đầu tư để duy trì lợi thế cạnh tranh
Để nâng cao vị thế của mình trên thị trường, Vinamilk đã quyết định đầu tư để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình Họ đã ứng dụng dây chuyền công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay là ly tâm tách khuẩn, đảm bảo chất lượng sữa sạch 100% thanh trùng
Dù đang sở hữu nền tảng vững chắc, thương hiệu này vẫn chú trọng đến phần nguyên liệu, xem đây là đòn bẩy chiến lược và lợi thế để vượt qua đối thủ khác trong phân khúc sữa tươi Hàng loạt trang thiết bị được đầu tư vào vùng nguyên liệu sữa tươi như Resort bò sữa quy mô lớn, áp dụng công nghệ chăn nuôi, đầu tư cho sản phẩm sữa organic quy mô lớn lên đến 5000ha
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm:
Vinamilk luôn tích cực nghiên cứu, sản xuất ra những sản phẩm mới để đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng
Hiện nay, thương hiệu này có hơn 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột, sữa tươi, sữa chua, phô mai, Hơn thế nữa, Vinamilk còn chú trọng những sản phẩm kết hợp từ nước giải khát như: nước ép hoa quả, kem, cà phê,
Là thương hiệu có đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm cực kỳ nhạy bén, Vinamilk luôn khai thác các cơ hội, xu hướng mới để tối ưu ý tưởng phát triển sản phẩm Đơn cử như sản phẩm kết hợp từ linh chi mật ong, nước giải khát có thành phần thiên nhiên như nước táo kết hợp nha đam tươi nguyên xác, nước mơ ngâm Các loại sữa dành cho người già, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em cũng được cải tiến bằng việc tăng cường chất xơ, vitamin và vi khoáng chất.
Phân tích SWOT liên quan đến hoạt động logistics/chuỗi cung ứng
Thương hiệu Vinamilk nổi tiếng, đáng tin cậy
Vinamilk đã tạo dựng được thương hiệu mạnh mẽ từ khi thành lập năm 1976.
Từ năm 1995 – 2009, Vinamilk được người tiêu dùng công nhận là 1 trong
10 thương hiệu Việt Nam chất lượng cao.
Là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần 37%, trong đó chiếm 45% thị phần trong thị trường sữa nước, 85% thị phần về sữa đặc và sữa chua.
Phủ sóng thương hiệu rộng khắp trên thế giới tại các khu vực như Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Úc.
Chiến lược Marketing hiệu quả
Sự tận dụng đa dạng kênh quảng cáo (TV, báo đài, truyền hình, mạng xã hội…) đã giúp Vinamilk tiếp cận một lượng lớn khách hàng.
Mô hình Hero – Hub – Help (3H) đã thúc đẩy việc tạo ra nội dung hấp dẫn và hữu ích, tạo ảnh hưởng tích cực đến với chân dung khách hàng mục tiêu đã xác định từ đầu.
Tham gia, tổ chức các chương trình thiện nguyện hay tài trợ, đối tượng đặc biệt được hướng tới là trẻ em.
Xây dựng các quỹ khuyến học như “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam” hay “Sữa học đường.
Xây dựng riêng một bộ phận chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
Danh mục sản phẩm đa dạng
Đa dạng về chủng loại: Vinamilk cung cấp một loạt các chủng loại sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ trẻ em đến người lớn và người già Ngoài sữa tươi truyền thống, danh mục sản phẩm còn bao gồm sữa đặc trị liệu, sữa chua, sữa hạt, bơ, sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm chức năng và nhiều loại sữa khác
Đa dạng về dòng sản phẩm: Mỗi dòng sản phẩm có một loạt các sản phẩm có liên quan với trên 200 sản phẩm về sữa Ví dụ: dòng sữa tươi có thể bao gồm sữa tươi nguyên kem, sữa tươi ít béo, sữa tươi không đường, sữa tươi dành cho trẻ em, và nhiều dòng sản phẩm khác.
Đa dạng về mẫu mã, bao bì: Vinamilk chú trọng vào việc thiết kế mẫu mã và bao bì hấp dẫn và phù hợp với từng loại sản phẩm Mỗi sản phẩm có thể có nhiều biến thể về bao bì, kích thước và thiết kế như sữa đóng hộp, sữa chai nhỏ, hộp sữa lớn và thiết kế đặc biệt cho các dòng sản phẩm cụ thể.
Mạng lưới phân phối rộng khắp
Vinamilk sở hữu mạng lưới phân phối với hơn 140,000 điểm bán hàng và
240 nhà phân phối trải rộng tại 64 tỉnh thành.
Xây dựng hệ thống phân phối đa kênh tại cửa hàng bán lẻ, bán buôn, các siêu thị lớn hoặc trên các trang thương mại điện tử
Vinamilk đã xuất khẩu các dòng sản phẩm của mình ra hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các thị trường khó tính như Nhật Bản, Canada hay Úc, Mỹ,…
Năm 2019, Vinamilk đã nâng sở hữu tại GTNFoods lên 75%, gián tiếp sở hữu 51% tại Sữa Mộc Châu. Ứng dụng công nghệ cao
Vinamilk áp dụng công nghệ sản xuất châu Âu với tiêu chuẩn quốc tế như ISO 50001: 2011 và HACCP.
Máy móc, trang thiết bị của Vinamilk được nhập trực tiếp từ các nước tại Châu Âu như Ý, Thuỵ Sĩ hay Đức để đảm bảo được chất lượng sản phẩm và tốc độ sản xuất nhanh
Vinamilk cũng là nhà sản xuất duy nhất tại Việt Nam hiện nay ứng dụng tốt các công nghệ phun sấy Niro nhập khẩu từ Đan Mạch.
Nguồn sữa tự nhiên chất lượng, trang trại đạt chuẩn quốc tế
Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Organic theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo nguồn nguyên liệu sữa chất lượng và an toàn thực phẩm.
Dự án nuôi bò sữa tại New Zealand đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao.
Vị trí nhà máy gần trang trại giúp duy trì quan hệ mật thiết với nguồn cung cấp và đảm bảo nguyên liệu sữa tươi.
Vinamilk tiêu thụ hơn 50% sữa nguyên liệu trong nước, tự định hình giá cả sữa trên thị trường Việt Nam. Điểm yếu (Weaknesses)
Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu của nội địa mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% là nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Eu và Nhật Bản
Thị phần sữa bột chưa cao
Khó khăn khi cạnh tranh thị phần với những thương hiệu nhập khẩu chất lượng khác đến từ Hà Lan hay Mỹ.
Nhu cầu thị trường cao
Nhu cầu sữa ngày càng tăng với mục tiêu bổ sung dinh dưỡng và sử dụng trong làm đẹp, nấu ăn Trung bình mỗi năm, mức tiêu thụ sữa của 1 người là
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với số trẻ em chiếm 36% và mức tăng trung bình 1% dân số/năm.
Chính sách hỗ trợ từ chính phủ
Chính phủ hỗ trợ ngành sữa Việt Nam bằng chính sách ưu đãi và giảm chi phí sản xuất.
Cơ hội này giúp giảm gánh nặng về chi phí và thúc đẩy phát triển ngành sữa trong nước.
Tâm lý người tiêu dùng thay đổi tích cực
Tâm lý “sính ngoại” của người dùng tạo cơ hội để Vinamilk chứng minh về độ an toàn và chất lượng sản phẩm của mình.
Sản phẩm Organic và cam kết an toàn thực phẩm có thể giúp tạo lòng tin và giữ chân người tiêu dùng.
Khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chất lượng và có lợi cho sức khỏe
Sữa nhập khẩu thường có giá cao, trong khi sữa Vinamilk giữ mức giá tầm trung và ổn định.
Mức giá phù hợp có thể là cơ hội để thương hiệu khẳng định chất lượng và tiếp cận đa dạng đối tượng người tiêu dùng.
Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mạnh
Sự tăng trưởng của các thương hiệu sữa mới và sữa nhập khẩu tăng cao.
Các đối thủ như TH True Milk, Nestle, Dutch Lady, Abbott, và các thương hiệu ngoại khác đang tạo áp lực cạnh tranh quyết liệt trong ngành.
Nguy cơ tiềm ẩn như giảm sự đa dạng về sản phẩm sữa, khó duy trì được khách hàng trung thành, mất đi các thị phần sữa vào tay đối thủ cạnh tranh…
Khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào
Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu tạo áp lực do chất lượng và ổn định nguồn cung không được đảm bảo.
Tâm lý chuộng hàng ngoại
Tâm lý “sính ngoại” của một phần người tiêu dùng vẫn còn mạnh mẽ, ảnh hưởng đến sự ưu tiên trong việc lựa chọn sữa nhập khẩu.
Vinamilk cần tăng cường chiến dịch quảng bá để khẳng định giá trị dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm của mình, đối đầu với sự ưa thích hàng ngoại.
90% Lợi nhuận từ xuất khẩu của Vinamilk đến từ việc xuất khẩu sang thị trường Iraq.
Giải pháp cho ma trận:
Bên cạnh thương hiệu sữa nổi tiếng của Việt Nam với thương hiệu lâu đời, danh mục sản phẩm đa dạng và những chiến lược Marketing quảng cáo sản phẩm hiệu quả, Vinamilk có thể nắm bắt một số cơ hội có lợi cho việc kinh doanh và sản xuất như:
Tăng cường độc quyền thương hiệu và cam kết chất lượng: Đầu tư vào chiến dịch quảng cáo sáng tạo và chất lượng để tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng.
Xây dựng chương trình giáo dục và giao tiếp về cam kết chất lượng để tạo sự tin tưởng trong tâm trí người tiêu dùng.
Hợp tác với các chuyên gia thực phẩm và nguồn gốc để xây dựng thông điệp thuyết phục về chất lượng và nguồn gốc tự nhiên của sản phẩm.
Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm sữa: Đầu tư vào phòng nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm sữa mới và độc đáo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Phát triển thêm các dòng sản phẩm sữa đặc biệt cho các đối tượng như người lớn tuổi, trẻ em, người tập thể dục, người ăn kiêng,…
Phát triển các sản phẩm thực phẩm chức năng và dinh dưỡng để tạo thêm giá trị cho khách hàng.
Tập trung vào nâng cao nguồn nguyên liệu đầu vào:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn để tăng sản xuất sữa trong nước, đồng thời hỗ trợ phát triển trang trại bò sữa đạt chuẩn quốc tế. Đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tăng cường chất lượng nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đảm bảo tính ổn định và an toàn.
Hợp tác với các cơ quan chức năng để thúc đẩy quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào.
Tận dụng thị trường nội địa:
Tạo ra các chiến dịch quảng cáo và chương trình khuyến mãi tập trung vào việc ưu tiên sử dụng sản phẩm sữa nội địa.
Phát triển các sản phẩm có yếu tố văn hóa và địa phương, tạo sự gắn kết với người tiêu dùng Việt Nam.
Xây dựng các chương trình giáo dục và sự kiện để nâng cao nhận thức về giá trị của sản phẩm sữa nội địa.
Mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường đích:
Tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác nhau, đảm bảo sự đa dạng hóa trong nguồn thu nhập.
Tạo ra các phiên bản sản phẩm dành riêng cho các thị trường đích, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu địa phương.
Xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với các đối tác địa phương để cải thiện tiếp thị và phân phối.
Đối mặt với đối thủ cạnh tranh:
Tiến hành nghiên cứu cơ grơ thị trường để hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh.
Phát triển chiến lược cạnh tranh đặc biệt, tập trung vào các yếu tố phân biệt và giá trị độc đáo của sản phẩm Vinamilk. Điều chỉnh chiến dịch tiếp thị và quảng cáo để tập trung vào việc cung cấp giá trị tốt hơn cho khách hàng.
Tối ưu hóa mạng lưới phân phối: Điều tra và phân tích mạng lưới phân phối hiện tại để xác định các điểm mạnh và yếu và tối ưu hóa hiệu suất.
Xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới phân phối để đảm bảo tiếp cận rộng rãi tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Hợp tác với các đối tác phân phối để cải thiện khả năng tiếp cận và phân phối sản phẩm.