Tổng quan các nghiên cứu về tác động của việc sử dụng mạng xã hội đối với giới trẻ

21 2 0
Tổng quan các nghiên cứu về tác động của việc sử dụng mạng xã hội đối với giới trẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MXH có tác động rất lớn đến thế hệ thanh thiếu niên, nó mang lại rất nhiều tác động tích cực như giúp tìm kiếm những thông tin bổ ích phục vụ cho công việc và học tập, tạo ra mạng lưới g

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ BÀI TẬP XÃ HỘI HỌC CUỐI KÌ Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Thị Thùy Trang Nhóm sinh viên: Phạm Thị Hồng Anh – K224020218 Nguyễn Thị Ngọc Duyên – K224020224 Nguyễn Thị Kim Nhung – K224020245 Trần Nguyên Hạ Vy – K224020256 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ K224020218 – Phạm Thị Hồng Anh1 K224020224 – Nguyễn Thị Ngọc Duyên1 K224020245 – Nguyễn Thị Kim Nhung1,2,* K224020256 – Trần Nguyên Hạ Vy1 TÓM TẮT Trong bối cảnh xã hội hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, Internet và mạng xã hội (MXH) là một phần không thể thiếu của giới trẻ MXH là một phương tiện truyền thông giúp trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau, đặc biệt là đối với người trẻ hiện nay, nó cung cấp cho ta một nền tảng để kết nối cũng như tương tác với mọi người xung quanh MXH có tác động rất lớn đến thế hệ thanh thiếu niên, nó mang lại rất nhiều tác động tích cực như giúp tìm kiếm những thông tin bổ ích phục vụ cho công việc và học tập, tạo ra mạng lưới giao tiếp, kết nối bạn bè với nhau trong việc giải trí hay tìm kiếm cơ hội việc làm cho sinh viên,…Bên cạnh tác động tích cực thì MXH cũng gây ra một số tác động tiêu cực như gây mất tập trung và lãng phí thời gian, thiếu sự sáng tạo cũng như chủ động trong việc học tập, nghiên cứu,…Vì vậy, giới trẻ cần nhận thức đúng đắn về lợi ích cũng như tác hại về MXH thì mới có thể khai thác và sử dụng hợp lí những thông tin mà nó mang lại được Tóm lại, dù mang đến mặt tích cực hay tiêu cực thì không thể phủ nhận được tác động mạnh mẽ của MXH lên Gen Z - thế hệ của những người trẻ, những công dân của thời đại số Từ khóa: giáo dục, giới trẻ, mạng xã hội, tác động, truyền thông, việc làm 1 Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG – HCM) 2 Nhóm trưởng * Tác giả liên hệ: ĐT: 0869691745; Email: nhungntk224021c@st.uel.edu.vn 1 1 TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN GIỚI TRẺ Mạng xã hội – Trợ thủ đắc lực của người trẻ trong vấn đề việc làm Giới trẻ đặc biệt là sinh viên Việt Nam ngày nay đang ngày càng sử dụng MXH nhiều hơn và ứng dụng nó trở thành công cụ hữu ích trong việc học tập và công việc Việc sử dụng MXH tìm kiếm việc làm đang ngày càng được sinh viên quan tâm và tìm kiếm nhiều hơn Theo thống kê, về mục đích sử dụng MXH, phần lớn sinh viên vẫn sử dụng MXH để giao lưu, kết bạn, trò chuyện, nhắn tin (trên 92%), cập nhật thông tin bạn bè và xã hội (trên 82%), phục vụ mục đích học tập và việc làm (81%), tìm kiếm nghề nghiệp và việc làm (trên 32%) [1] Có thể thấy dù không chiếm tỉ lệ lớn trong nhu cầu của sinh viên Việt Nam hiện nay nhưng nhu cầu tìm kiếm nghề nghiệp và việc làm thông qua MXH vẫn là một phần mà các bạn sinh viên vẫn đang quan tâm và sử dụng Một là, MXH giúp tìm kiếm các công việc thuận lợi hơn Ngày nay, các bạn sinh viên không cần phải đi đến các trung tâm tìm kiếm việc làm để tìm việc mà nhờ có sự phát triển của MXH ngày nay ,sinh viên có thể ngồi ở nhà tìm kiếm việc làm thông qua các trang MXH như Facebook hay qua các trang web tìm kiếm việc làm như vieclam24h.com, topcv,… để tìm được những thông tin về việc làm phù hợp với năng lực bản thân Bên cạnh việc làm, sinh viên cũng có thể trở thành cộng tác viên cho các chương trình tình nguyện, doanh nghiệp lớn bằng cách ứng tuyển trên các trang MXH như Facebook, Zalo,… để tích lũy kinh nghiệm và phát triển năng lực của bản thân Các nhà tuyển dụng đang ngày càng sử dụng MXH là nơi để tìm kiếm những nhân viên cho vị trí họ cần nên việc sử dụng MXH cho việc tìm kiếm việc làm ngày càng trở nên phổ biến ở sinh viên Việt Nam Hai là, sinh viên có thể tìm hiểu về công việc, việc làm chi tiết hơn.Nhờ sự phát triển của MXH và Internet, việc tìm hiểu về một công việc không còn trở nên khó khăn với sinh viên Việt Nam Các bạn không còn phải tới tận nơi làm việc hay hỏi han những người xung quanh về công việc mình đang tìm kiếm, tất cả những gì các bạn cần tìm đều đã có sẵn trên các trang MXH hay trang web tìm kiếm việc làm Trên đó sẽ mô tả chi tiết, rõ ràng về môi trường làm việc, thời gian làm việc, nhiệm vụ mà bạn sẽ làm trong công việc đó hay cả về vấn đề lương thưởng một cách chi tiết nhất Việc tìm hiểu rõ về công việc giúp ta có cái 2 nhìn chi tiết và rõ ràng hơn về công việc mình đang muốn hướng đến Ba là, sinh viên có thể tâm sự, hỏi đáp những thắc mắc, khó khăn về việc làm Không khó để bắt gặp một câu hỏi như “Học ngành X thì cơ hội việc làm của em sẽ như thế nào?” hay “ Em có thể làm những công việc gì khi học ngành Y?” trên các nền tảng MXH Ở đây, các bạn sẽ được các anh chị khóa trên hay các anh chị cựu sinh viên trả lời mọi thắc mắc thông qua những hiểu biết và kinh nghiệm mà anh chị có được MXH sẽ giúp kết nối các bạn sinh viên với các anh chị cựu sinh viên tạo cho các bạn nhiều mối quan hệ xã hội, giúp các bạn mở ra nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành học Bốn là, MXH trở thành nơi lí tưởng cho sinh viên yêu thích việc kinh doanh online Dưới tác động của đại dịch Covid-19, việc kinh doanh online trên các nền tảng MXH như Facebook, Tiktok, Zalo,… không còn trở nên xa lạ với chúng ta nữa Giờ đây ta có thể bắt gặp được những bài đăng bán hàng hay những livestream bán online khắp nơi trên MXH Các trang MXH được xem là “mảnh đất màu mỡ và lý tưởng” để những sinh viên thích kinh doanh có thể rao bán những mặt hàng của mình và kiếm thêm nguồn thu nhập cho bản thân khi tỉ lệ người dân dùng MXH có nhu cầu mua hàng online ngày càng nhiều [2] Mạng xã hội – Công cụ dành cho giáo dục Giới trẻ đặc biệt là sinh viên có những ảnh hưởng nhất định đối với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay Những ứng dụng trên nền tảng số đã có những tác động mạnh đối với sinh viên và đem lại những thay đổi nhanh chóng đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục Đầu tiên, với các ứng dụng công nghệ đã cho phép việc đào tạo trực tuyến, cơ hội học tập có thể mở ra khi mà không cần di chuyển đến lớp, với kết nối Internet là có thể nghe được những bài giảng cùng với âm thanh, hình ảnh, ngữ điệu của giảng viên như trên một lớp học bình thường Nhiều khóa học trên mạng hiện nay đã đang dần phổ biến với nhiều giải pháp công nghệ thông minh, xuyên biên giới, cho phép tương tác qua mạng giữa học viên và giảng viên ở khoảng cách địa lý xa hoặc ở các nước khác nhau ngày càng phổ biến, tiện ích hơn Việc đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa cho các văn bằng đại học, cao đẳng cũng được thực hiện ở nhiều trường tại Việt Nam [6] Dạy học trực tuyến đang là xu thế tất yếu 3 và là một phương thức cần thiết, quan trọng, ít nhiều có tính tiết kiệm và tính khả thi cao trong bối cảnh giáo dục hiện nay đặc biệt khi thế giới vừa mới đối mặt với khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 càng thể hiện rõ ưu điểm đào tạo từ xa [8] Tiếp theo, phải kể đến những ứng dụng trong giáo dục mà nhà nước và các trường đang ứng dụng trong giảng dạy và dạy học Việc áp dụng chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc tích hợp công nghệ với giáo dục và tính đến thời điểm hiện nay đã cho thấy sự thành công của công nghệ điện tử e-learning trong cơ cấu tổ chức giảng dạy của các trường đại học [6] Hay việc ứng dụng phần mềm Zoom trong dạy học trực tuyến học phần Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây Phần mềm Zoom tích hợp các tiện ích trong giảng dạy như: thuyết trình, phát vấn, thảo luận nhóm, giúp sinh viên tiếp cận và áp dụng kiến thức dễ dàng [8] Hơn thế nữa, đồng hành với giáo dục còn có các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo, Edmodo vì nó cung cấp một nền tảng trực tuyến kết nối giáo viên với học viên, học viên với học viên, tạo môi trường tương tác [5] Điển hình Facebook hỗ trợ sinh viên trong học tập như: thảo luận nhóm, tương tác chia sẻ kiến thức bổ ích và dễ dàng lan rộng, tìm hiểu và chia sẻ các khóa học kỹ năng mềm, tra cứu tài liệu, tương tác với bạn bè và thầy cô nhanh chóng,… Facebook còn có các tiện ích (Video call, Messenger, Group, ) giúp việc trao đổi cập nhật kiến thức học tập hoặc theo dõi các bài giảng từ giảng viên nhanh chóng và hiệu quả [7] Một ví dụ khác chính là Edmodo – MXH thiết kế dành riêng cho giáo dục trên toàn thế giới, Edmodo đã mang lại rất nhiều lợi ích cho học viên đặc biệt trong việc học ngôn ngữ khi tích hợp các tính năng nhằm tạo môi trường học tập, góp phần rèn luyện các kĩ năng đọc – hiểu đối với học viên [5] Ngoài ra, trên “thị trường” hiện nay có vô vàn ứng dụng với các tính năng bổ trợ khác nhau giúp học viên tra cứu, tiếp cận tài liệu, thuyết trình, cho từng lĩnh học tập điển hình như: Learn English Grammar, Learn English Kids hay Premier Skills, , Toca Lab – ứng dụng trong nghiên cứu hóa học nhằm tăng tư duy thông qua hình ảnh và các trò chơi các thí nghiệm trong phòng hóa nghiệm [4] 4 Mạng xã hội – Lợi ích về thông tin, truyền thông và sức khỏe Bùng nổ MXH, hơn 22 triệu học sinh, sinh viên Việt Nam sử dụng các nền tảng MXH [14] Với sự phát triển của thị trường điện thoại thông minh cùng với chi phí ngày càng thấp trong hạ tầng Internet và sự đơn giản hóa trong các thao tác sử dụng MXH, người dân có thể dễ dàng tiếp cận được với các nền tảng MXH phổ biến, đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên hiện nay MXH cung cấp môi trường thông tin đa chiều khi người dùng có thể tương tác, chia sẻ thông tin với nhau (Phạm Anh Tuấn, 2022) [12] Đồng quan điểm với ý kiến trên, Mlasota (2018) đã chỉ ra rằng việc sử dụng MXH giúp người trẻ tiếp cận được những tin tức và nguồn thông tin có thể giúp họ bảo vệ được sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi [13] Với các tính năng đa dạng của MXH, sinh viên có thể tạo ra cho mình một “ngôi nhà riêng”, nơi họ thể hiện được cái tôi cá nhân, cái chất chỉ thuộc về riêng họ [1] Ngày nay, MXH dần trở thành thói quen giải trí, tiêu khiển của sinh viên sau giờ học căng thẳng Xem phim, nghe nhạc, chơi game hay đọc những tin tức giải trí, là những hình thức giải trí phổ biến và có sức hấp dẫn rất lớn đối với sinh viên hiện nay bởi sự thuận tiện của nó [1] Cùng với đó, Phan Vân (2022) cũng chỉ ra, so với nhiều hình thức giải trí truyền thống, giải trí trên nền tảng số được nhận thấy là phù hợp hơn đối với sinh viên bởi có phần tiết kiệm về chi phí hơn và có thể đáp ứng ở mọi lúc, mọi nơi [14] MXH cũng tạo môi trường thuận lợi giúp nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội [6] Củng cố thêm cho luận điểm này, Tajinder Singh và Shabnoor Siddiqui (2016) đề cập đến việc MXH nâng cao nhận thức về các chiến dịch, các bài báo tạo thuận lợi cho việc cập nhật những thông tin mới của xã hội; hay nâng cao nhận thức về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia [15] Theo khảo sát của Ma Thị Yến (2015), có 90 người (chiếm 45% số người được hỏi) đã từng tham gia vào các hoạt động từ thiện thông qua MXH Facebook 1 lần, 71 người (chiếm 35.5%) từng tham gia trên 1 lần [16] 5 Document continues below Discover more fXrãomhộ: i học Trường Đại học… 107 documents Go to course NTNThuy - Hướng dẫn làm tiểu luận 4 100% (1) XU HƯỚNG Không SINH CON Ở GIỚI… 6 100% (1) Trading HUB 3 36 Xác suất 96% (28) thống kê File giáo trình bản pdf HSK 2 100% (11) 8 Giáo trình chủ nghĩ… Individual 2 3 Kinh tế vi 100% (10) mô Answer Key - Complete Ielts ban… 20 sách Một mạng lưới kết nối có thể được hình thành từ người dùng, cbấhtukyểệởnv…ùng miền9h2a%y (79) đất nước nào trên thế giới, là nơi để học hỏi và chia sẻ suy nghĩ (W.Akram và R.Kumar, 2017) [17] Trong một nghiên cứu của Đoàn Thùy Dương (2014), có tới 71,3% sinh viên sử dụng Facebook với mục đích “Tìm kiếm và kết nối với những người bạn cũ, người thân”, chiếm tỉ lệ cao nhất [18] Trần Thị Hoàn và Nguyễn Thị Nhung (2021) chỉ ra rằng, sinh viên có thể mở rộng giao lưu, kết nối không giới hạn không gian, thời gian qua các tính năng đa dạng của các nền tảng MXH như thư điện tử (email), voice chat, video call, [1] Jessica L Hamilton và cộng sự (2020) còn chỉ ra rằng MXH có những tác động tích cực đến sức khỏe của sinh viên trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 MXH tạo ra một cơ hội khác biệt giúp sinh viên tăng cường sức khỏe và sự an toàn trong bối cảnh COVID-19 Nhiều nền tảng truyền thông xã hội đã áp dụng các chiến lược để quảng bá thông tin sức khỏe Một số ứng dụng truyền thông xã hội cũng bao gồm các cách ngăn chặn sự lây lan của bệnh và câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến Bên cạnh đó, MXH còn giúp tuyên truyền việc có thái độ sống và hành vi tích cực giúp ổn định sức khỏe tinh thần của sinh viên [19] 2 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN GIỚI TRẺ Những bất cập về việc làm gây ra bởi mạng xã hội Bên cạnh những tích cực của MXH đến việc làm của sinh viên thì song song đó vẫn tồn tại những tác động tiêu cực Một là, sinh viên dễ bị lộ thông tin cá nhân và sự an toàn cho bản thân Hiện nay, ngày càng nhiều sinh viên sử dụng các trang MXH là nơi ứng tuyển công việc, vì vậy các bạn cập nhật những thông tin riêng tư, cá nhân của mình lên trên các trang tuyển dụng chưa được kiểm chứng gây nên sự đánh cắp thông tin cá nhân để thực hiện những hành vi sai trái gây hại cho bản thân Cùng với đó, sự an toàn của các bạn sinh viên bị đe dọa khi những kẻ xấu có thể định vị được bạn đang ở đâu, đang làm gì,… để từ đó có thể lợi dụng bạn làm những điều phạm pháp Hai là, sinh viên bị lừa đảo thông qua những chiêu trò tuyển dụng online Ngày nay, có rất nhiều kẻ xấu đang sử dụng MXH là nơi thực hiện những hành vi xấu xa của mình Các 6 đối tượng sử dụng nhiều hình thức chiêu trò để đưa các bạn sinh viên vào tròng Như phổ biến hiện nay có thể kể đến như: đánh máy, xem video clip, duyệt đơn online, làm khảo sát được trả thù lao hoặc yêu cầu đặt cọc để tạo tài khoản ngân hàng… để nhận thù lao [3] Chúng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, sự thiếu kinh nghiệm, muốn làm việc nhẹ lương cao của các bạn sinh viên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản Hay thậm chí những thông tin tuyển dụng lừa đảo đó không chỉ muốn chiếm đoạt tài sản các bạn mà còn bắt cóc tống tiền, bán người,… Sự thiếu kinh nghiệm của sinh viên vô tình trở thành điểm yếu để các kẻ xấu có thể lợi dụng Ba là, MXH có quá nhiều thông tin gây nhiễu loạn dễ lãng phí thời gian Trên MXH tràn lan vô số những thông tin tuyển dụng chưa được kiểm chứng và xác thực Với kinh nghiệm ít ỏi của mình, việc chọn lọc thông tin chính xác có thể trở nên khó khăn với các bạn trẻ, đôi khi việc này còn gây mất khá nhiều thời gian trong việc tìm kiếm thông tin mình cần mà không lan man với những thông tin dư thừa ngoài kia Bên cạnh đó, các trang MXH rất dễ làm cho giới trẻ bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho họ sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực [27] Bốn là, MXH làm giảm tương tác giao tiếp trong giới trẻ Mặc dù MXH tiện lợi, nhanh chóng trong việc ứng dụng tìm kiếm việc làm nhưng nó lại gây ra sự giảm tương tác giữa mọi người với nhau Các bạn trẻ chỉ tập trung vào việc tìm kiếm việc làm trên mạng mà quên rằng ngoài đời sống còn vô số cơ hội thực tế cho các bạn trải nghiệm tìm việc tốt hơn Các bạn bị hạn chế việc bày tỏ cảm xúc, mong muốn của bản thân trực tiếp với các nhà tuyển dụng hay những người giúp đỡ mình tìm việc Những rủi ro về giáo dục Với thời đại công nghệ hiện nay thì việc dành một lượng thời gian trong ngày sử dụng MXH học tập, cập nhật tin tức là thiết yếu, tuy nhiên việc này cũng đem lại các mặt tiêu cực nhất định Các nghiên cứu cho thấy thời gian trung bình sử dụng Internet của giới trẻ rơi vào khoảng 3 tiếng (46,8%) (đối với MXH Facebook) [7] Hay qua biểu đồ nghiên cứu số giờ sử dụng MXH ở 4.247 sinh viên tại các thành phố lớn ở Việt Nam xét thấy tỉ lệ sinh 7 viên dành khoảng 3 giờ/ngày là cao nhất (43,5%) đặc biệt hơn là: có tới 7,2% sinh viên dành trên 8 giờ/ngày để vào MXH – con số đáng báo động trong bộ phận sinh viên [9] Khi áp lực cuộc sống tăng, hoặc nhu cầu thực tại không đáp ứng đủ thì MXH là phương thức để giúp họ giải tỏa và lãng phí thời gian thông qua trò chơi điện tử, clip giải trí là điều dễ hiểu [9] MXH còn là nơi dễ dàng lan rộng những tin rác, dễ dàng điều phối dẫn dắt dư luận đặc biệt là giới trẻ nhanh bị tác động với những thông tin nhanh và bị lôi cuốn để tìm hiểu và xem những tin tức không lành mạnh Việc lạm dụng thời gian trên MXH ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thực cũng như học tập Khi quay lại bàn học sau khi đã dành thời gian dài lướt mạng, sinh viên dường như không tập trung đối đa cho việc học mà ít nhiều còn lưu luyến Chính điều đó khiến sinh viên không đạt được hiệu quả học tập như mong đợi [11] Không thể không phủ nhận những tích cực về giáo dục mà MXH mang lại, nhưng thay vì tận dụng điều đó sinh viên lại chú tâm vào các hiệu ứng nổi tiếng như lượt like lượt tương tác, việc thể hiện bản thân không phải là xấu nhưng đến mức quá chú trọng mà quên đi mục đích sống thực sự lãng phí vô vàn thời gian, tác động trực tiếp đến thời gian và tâm trí trong việc tiếp thu tri thức là điều đáng báo động Ngoài ra, MXH phủ sóng dày đặc với các thông tin nhảm xuất hiện trên newsfeed nhằm câu tương tác cũng khiến cho người dùng bị làm phiền [6] Thế giới ảo – sinh viên không cần giao tiếp trực tiếp chỉ cần thể hiện thái độ qua các icon đã được tích hợp sẵn dưới phần tương tác- đây được xem là phương thức giao tiếp “mới” Nếu hành động này liên tục xảy ra và lặp đi lặp lại sẽ tác động ít nhiều vào đời sống sinh viên hiện nay và ảnh hưởng đến những sinh hoạt cuộc sống và học tập của sinh viên [11] Chính giao tiếp “mới” này hình thành trong tâm lý giới trẻ sự ganh đua, sự cạnh tranh chỉ để tìm like, comment và cướp đi đáng kể quỹ thời gian bạn có (Phạm Thanh Dương, 2018) [6] MXH là công cụ và là phương tiện giúp con người giao tiếp hiệu quả nhưng việc lạm dụng nó lại khiến cho việc giảm tương tác trực tiếp giữa con người với con người Lượt tương tác khiến mọi người tăng ham muốn được chú ý, mất dần mục tiêu trong cuộc sống, nếu không được thỏa mãn nhu cầu chú ý có thể dẫn đến mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm, 8 các mối quan hệ xung quanh nếu không dành thời gian thực để vun đắp sẽ nhanh chóng đổ vỡ, việc mất hứng thú, não bộ bị lấp đầy bởi những thông tin trống rỗng khiến cho sáng tạo dần bị hao mòn, không những thế các tiêu cực khác thường thấy như việc bị công kích trên MXH, việc tự so sánh bản thân đã làm giảm sự tự tin, mất ngủ, thiếu sự riêng tư, thiếu chính kiến, dễ bị tổn thương [10] Như vậy, bên cạnh việc mạng xã hội giúp sinh viên giao lưu, kết nối bạn bè, hỗ trợ nhau trong học tập cũng như cuộc sống thì ảnh hưởng tiêu cực là điều không thể tránh, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc tâm trạng của mỗi sinh viên (Nguyễn Thị Bắc, 2018) [6] Để có được một định hướng đúng và hiệu quả đối với sinh viên thì cần có những sự phối hợp từ môi trường xung quanh Từ phía sinh viên cần nêu cao nhận thức khi tham gia MXH để tận dụng triệt để các tính năng lợi ích phục vụ cho học tập cũng như giải trí, đồng thời cần cẩn trọng với từng lời nói của mình khi chia sẻ hay bình luận những thông tin trên MXH để không gây ảnh hưởng cho người xung quanh Biết sắp xếp thời gian cho thích hợp để sử dụng thời gian một cách hợp lý cho công việc và học tập [11] Từ phía nhà trường cần theo dõi và lắng nghe trên các kênh truyền thông xã hội để biết được quan điểm và phản ứng của sinh viên trên MXH từ đó giải quyết và hỗ trợ kịp thời những phát sinh không mong muốn và cải thiện những góp ý mà sinh viên phản ánh [10] Các chương trình học cần lồng ghép những kiến thức về Internet và MXH thông qua các học phần trên lớp, đặc biệt là học phần Kỹ năng giao tiếp, để mang lại những định hướng đúng đắn cho sinh viên Tổ chức những buổi giao chia sẻ hướng dẫn sinh viên tham gia sử dụng các trang MXH phù hợp [11] Về phía gia đình cần định hướng và đồng hành với con mình trên con đường sử dụng các nền tảng công nghệ để tiếp thu tri thức trên MXH Quan tâm và giải thích rõ tại sao không nên và dẫn chứng những tác hại của các loại thông tin xấu, thông tin dắt mũi, giải thích cặn kẽ để trẻ có tâm lý đúng đắn khi tham gia vào nền tảng đổi mới của thế kỷ [11] “Con dao 2 lưỡi” đối với thông tin, truyền thông và sức khỏe Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng đã cho thấy không ít tác động tiêu cực, thậm chí có nhiều nguy cơ, rủi ro với giới trẻ trên môi trường mạng (Khan & cộng sự, 2015; 9 Sunith, 2019; Davis & cộng sự, 2014; Cohen-Almagor, 2018; Alava & cộng sự, 2019; dẫn theo Nguyễn Lâm, 2020) [6] Ở nghiên cứu này, W.Akram và R.Kumar (2017) đã chỉ ra những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến giới trẻ khi sử dụng MXH như: gây lãng phí thời gian, rủi ro trong hành vi tình dục không an toàn khi chưa đủ nhận thức và trách nhiệm, sống ảo [17] Nghiên cứu này vẫn chưa chỉ ra đầy đủ những tác hại của việc dùng MXH đối với giới trẻ Theo Trần Thị Hoàn và Nguyễn Thị Nhung (2021), sinh viên có nguy cơ tiếp cận với nguồn thông tin độc hại, không chính thống; có thể bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, tội phạm nguy hiểm; ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần (nghiện MXH) [1] Đồng quan điểm trên, Tajinder Singh và Shabnoor Siddiqui chỉ ra rằng, MXH tiềm ẩn nguy cơ làm tăng số lượng tội phạm vì những bài chia sẻ chi tiết cách thức phạm tội trên các nền tảng này [15] Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của MXH đến giới trẻ tuy nhiên vẫn chưa “đào sâu” vào những tác động tiêu cực ấy và chưa đưa ra được các con số minh chứng cụ thể Tác động tiêu cực của MXH đối với giới trẻ còn được nhìn dưới góc độ các vấn đề về sức khỏe tâm thần Người trẻ dễ trở nên lo âu hơn và có những cảm xúc tiêu cực về cuộc sống khi sử dụng MXH Các lý do được đưa ra như: MXH tạo ra áp lực quá lớn để thành công (57%), cảm thấy lo lắng về tương lai khi nhìn thấy cuộc sống của những người bạn qua MXH (48%) (Robert Booth, 2019) [20] Nghiên cứu của Jacqueline Nesi (2020) chỉ ra vấn đề trẻ vị thành niên có thể sẽ đối mặt khi sử dụng MXH như nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực mạng và dẫn đến hành vi tự làm hại bản thân hoặc tự tử có tỉ lệ tăng cao Bên cạnh đó, các nội dung về tự tử và tự gây thương tích có sẵn trên những nền tảng MXH cũng làm tăng nguy cơ tự tử ở những thanh niên dễ bị tổn thương Việc dùng MXH cũng làm tăng tình trạng lo lắng bị so sánh với người khác trên MXH, tăng nguy cơ rối loạn ăn uống và lo lắng về hình ảnh cơ thể; hay chất lượng giấc ngủ bị giảm đáng kể khi giới trẻ thường có nhu cầu sử dụng MXH qua điện thoại trước khi ngủ (40%) hay thức dậy trong đêm để kiểm tra điện thoại (36%) [21] Jessica L Hamilton và cộng sự (2020) nghiên cứu về các tác động tiêu cực của MXH ảnh hưởng đến giới trẻ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra thông qua việc lan truyền 10 thông tin sai lệch, “tin giả” về các thông tin sức khỏe liên quan đến COVID-19 và các chỉ thị của Chính phủ; tăng thực trạng sống ảo, lo ngại về ngoại hình dẫn đến rối loạn ăn uống, có những sai lệch trong nhận thức về giá trị bản thân; chứng rối loạn lo âu trong giới trẻ, rối loạn giấc ngủ sinh học [19] 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT Dưới sự phát triển vô cùng vượt bậc của cách mạng công nghệ 4.0 và đặc biệt là sự lan rộng mạnh mẽ của MXH đến giới trẻ, chúng ta cần có những giải pháp để phát huy được những mặt tích cực của MXH cũng như là hạn chế các tác động tiêu cực của nó đến giới trẻ hiện nay Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của giới trẻ về các mặt tích cực và tiêu cực của MXH Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục giới trẻ về Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng và các quy định pháp luật điều chỉnh việc quản lý, sử dụng Internet, MXH và các hình thức truyền thông khác, các nội dung đạo đức, lối sống, cách ứng xử thông qua các hoạt động để tự điều chỉnh hành vi tương tác của cá nhân trên môi trường MXH một cách tích cực và hiệu quả [22] Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng sử dụng MXH, chủ động nhận diện và phòng tránh tội phạm lừa đảo trên không gian mạng Thứ hai, tuyên truyền cho giới trẻ biết nhận diện đúng thông tin trên MXH đặc biệt là phân biệt được thông tin giả và tránh lan truyền thông tin giả trên MXH Đại dịch Covid vừa qua đã có rất nhiều bạn trẻ lan truyền thông tin giả trên MXH làm ảnh hưởng dư luận và để lại các hậu quả không đáng có Giải pháp 2: Quản lý học sinh, sinh viên qua MXH Thứ nhất, cần xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm soát, quản lý học sinh, sinh viên, cán bộ tận tâm và giỏi chuyên để quản lý hoạt động sử dụng MXH của học sinh, sinh viên cũng như tiếp cận được tình hình tư tưởng của họ, để qua đó hiểu rõ, có sự tổng kết để lên các phương án định hướng lại giáo dục [22] Thứ hai, MXH Facebook là một công cụ hữu hiệu để các cán bộ, giảng viên tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của sinh viên về các vấn đề học tập và rèn luyện cũng như các 11 vướng mắc về tinh thần, tâm lý, tình cảm, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách, tạo dựng được mối quan hệ gần gũi và tốt đẹp giữa các cán bộ và giảng viên của nhà trường với học sinh, sinh viên [23] Thứ ba, MXH cũng là phương tiện thuận lợi nhất để nhà trường truyền tải thông tin đến các học sinh, sinh viên, hỗ trợ các hoạt động giáo dục và tuyên truyền, có thể phổ biến bất cứ lúc nào, ở mọi nơi, dễ dàng truyền đạt đến học sinh, sinh viên những thông tin ngắn gọn, thiết thực, thúc đẩy sự chủ động tiếp thu của học sinh, sinh viên và tiết kiệm được chi phí thực hiện [23] Giải pháp 3: Phụ huynh của các thế hệ trẻ hiện nay cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về MXH để truyền đạt lại cho con cái Thứ nhất, phụ huynh cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về MXH, hiểu cách sử dụng đúng các trang mạng để làm việc và giải trí, trở thành tấm gương tốt cho con cái học tập và noi theo, xác định giá trị nhân cách của bản thân và học tập được lối sống tốt đẹp, có tình yêu thương, biết sẻ chia với gia đình và có tinh thần trách nhiệm với xã hội, rèn luyện kỹ năng sống và các thói quen tốt, [24] Thứ hai, cha, mẹ dành nhiều thời gian trò chuyện để hiểu tâm tư của con, động viên, khích lệ tinh thần [24], đặt biệt là để ý đến trạng thái tâm lý của con để ngăn chặn việc con bị trầm cảm do MXH đem đến như bạo lực mạng…, tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, Giải pháp 4: Nâng cao bảo mật thông tin khi sử dụng MXH Thứ nhất, việc bị rò rỉ các thông tin cá nhân khi dùng MXH gây ảnh hưởng không nhỏ đến giới trẻ trong học tập và đời sống [25] Những thông tin cá nhân quan trọng như tên thật, độ tuổi, trường, địa chỉ nơi ở, ảnh cá nhân hay các loại mật khẩu cần được bảo mật kĩ, không nên chia sẻ những thông tin này lên MXH Vì vậy khi MXH có yêu cầu thông tin cá nhân, cần cân nhắc kỹ khi cung cấp các thông tin đó Thứ hai, giới trẻ cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để bảo vệ được thông tin các nhân của mình khi sử dụng MXH như: Gỡ bỏ các trò chơi/ứng dụng rác khi tham 12 gia vào MXH; sử dụng mật khẩu mạnh: việc đặt mật khẩu đủ dài và phức tạp là yêu cầu cần thiết; cẩn trọng khi đưa thông tin cá nhân, [26] Thứ ba, phụ huynh, nhà trường, địa phương, các tổ chức liên quan cần tuyên truyền cho giới trẻ về việc tránh xa những rủi ro bị đánh cắp thông tin, đưa ra những cảnh báo có thể xảy ra nếu cung cấp thông tin không đúng cách trên MXH [25] Giải pháp 5: Sự tăng cường quản lý của Nhà nước Các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng điều chỉnh, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách để quản lý lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông một cách hiệu quả hơn Trong đó, đặc biệt lưu ý đến yêu cầu thiết lập cơ chế quản lý thông tin qua MXH Facebook và gỡ bỏ những nội dung xuyên tạc, gây mất ổn định dư luận Ở góc độ pháp luật, cần có một khuôn khổ pháp lý ủng hộ, tôn vinh người tốt, thông tin tốt và ngược lại, xử lý nghiêm những kẻ tung tin xấu, ác ý trên MXH, xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết hơn việc thực thi Luật An ninh mạng để đảm bảo an ninh trên mạng và thông tin truyền thông [7] 4 LỜI KẾT Việc sử dụng MXH đã mang lại nhiều lợi ích, như tạo ra một cộng đồng trực tuyến cho giới trẻ để kết nối và chia sẻ thông tin Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều vấn đề, như bạo lực trực tuyến, độc hại và ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của người dùng trẻ tuổi Để giảm thiểu các tác động tiêu cực của MXH đến giới trẻ, cần có sự hợp tác của các nhà giáo dục, cha mẹ và cộng đồng trong việc giáo dục và cung cấp cho các em thông tin và kỹ năng cần thiết để sử dụng MXH một cách an toàn và có ích Bên cạnh đó, các nhà phát triển cần đưa ra các giải pháp công nghệ và chính sách phù hợp để giảm thiểu các tác động tiêu cực của MXH đến người dùng trẻ tuổi Trong tương lai, cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá các tác động của MXH đến giới trẻ để có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả và bảo vệ tốt hơn cho người dùng trẻ tuổi 13 Tài liệu tham khảo [1] Trần, H T., & Nguyễn, N T (2021) Tìm hiểu một số tác động của mạng xã hội đối với sinh viên Việt Nam hiện nay Tạp chí Giáo dục lý luận, (322), 71-76 [2] Ngô, H A (2022) Thực trạng sử dụng, ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hành vi và sức khỏe trong sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021, Khóa luận tốt nghiệp ngành Y Đa Khoa, Trường Đại học Y Dược, ĐHQG HN [3] VTV (2022) Nhiều sinh viên “sập bẫy” lừa đảo tuyển dụng online VTV.vn https://vtv.vn/xa-hoi/nhieu-sinh-vien-sap-bay-lua-dao-tuyen-dung-online- 202211031107052.htm [4] Nguyễn, N X., Phan, P T M., Đinh, Á T K., & Nguyễn, T T (2017) Sinh viên và điện thoại thông minh (Smartphone): Việc sử dụng và những ảnh hưởng đến việc học tập và quan hệ xã hội Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 2(222), 13-30 https://vjol.info.vn/index.php/khxh/article/view/45878 [5] Trịnh, H T., Nguyễn, N T H., & Phạm, L T T (2022) Xây dựng môi trường học tập tương tác trong dạy đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh thông qua mạng xã hội học tập Edmodo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cn Thơ, 58(Giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long), 46-55 https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/4275/4251 [6] Phạm, T N., Tô, H T., & Phạm, B H (2021) Một số ảnh hưởng của Internet, mạng xã hội đến giới trẻ: Nghiên cứu tổng quan Tạp chí Khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam, 15(3), 59-68 http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn/vi/mot-so-anh-huong-cua- internet-mang-xa-hoi-den-gioi-tre-nghien-cuu-tong-quan [7] Nguyễn, N L (2020) Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG HN [8] Đỗ, P T (2023) Sử dụng phần mềm Zoom trong dạy học trực tuyến học phần Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin (Phần I) ở Trường Cao đẳng Sư phạm 14 Hà Tây Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 19(02), 63-68 http://vjes.vnies.edu.vn/vi/su-dung-phan-mem-zoom-trong-day-hoc-truc-tuyen- hoc-phan-nhung-nguyen-li-co-ban-cua-chu-nghia-mac [9] Trần, Đ T M., & Bùi, T T H (2014) Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, (8), 50-61 https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/23488/20074 [10] Vũ, P N., Nguyễn, N X., Trần, T T., & Trương, H T L (2023) Ứng dụng mạng xã hội trong việc định hướng dư luận sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, 5(3), 1-9 http://jst.ntt.edu.vn/index.php/jst/article/view/1183 [11] Nguyễn, B T (2018) Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Hải Dương Luận văn Thạc sĩ ngành Tâm lý học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam [12] Phạm, T A (2022) Sự phát triển của mạng xã hội và khả năng ứng dụng các lợi thế, tiện ích của mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền ở Việt Nam Tạp chí Cộng sản https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac- luan-dieu-sai-trai-thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/su- phat-trien-cua-mang-xa-hoi-va-kha-nang-ung-dung-cac-loi-the-tien-ich-cua-mang- xa-hoi-trong-cong-tac-thong-tin-t [13] The Lancet Child & Adolescent Health (2018) Growing up in a digital world: benefits and risks The Lancet Child & Adolescent Health, 2(2), 79 https://doi.org/10.1016/S2352-4642(18)30002-6 [14] Phan, V (2022) Giải trí trên nền tảng số: Nhu cầu không thể thiếu của giới trẻ Chuyên trang Văn hóa & Đời sống của Báo Thanh Hóa điện tử https://vhds.baothanhhoa.vn/nhip-song-so/giai-tri-tren-nen-tang-so-nhu-cau-khong- the-thieu-cua-gioi-tre/23363.htm [6] Phạm, T N., Tô, H T., & Phạm, B H (2021) Một số ảnh hưởng của Internet, mạng xã 15 hội đến giới trẻ: Nghiên cứu tổng quan Tạp chí Khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam, 15(3), 59-68 http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn/vi/mot-so-anh-huong-cua- internet-mang-xa-hoi-den-gioi-tre-nghien-cuu-tong-quan [15] Siddiqui, S., & Singh, T (2016) Social Media its Impact with Positive and Negative Aspects International Journal of Computer Applications Technology and Research, 5(2), 71-75 http://www.ijcat.com/archives/volume5/issue2/ijcatr05021006.pdf [16] Ma, Y T (2015) Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG HN [17] A Study on Positive and Negative Effects of Social Media on Society (2017) International Journal of Computer Sciences and Engineering, 5(10), 347-354 http://dx.doi.org/10.26438/ijcse/v5i10.351354 [18] Đoàn, D T (2014) Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG HN [19] Hamilton, J L., Nesi, J., & Choukas-Bradley, S (2020) Teens and social media during the COVID-19 pandemic: Staying socially connected while physically distant https://doi.org/10.31234/osf.io/5stx4 [20] Booth, R (2019) Anxiety on rise among the young in social media age The Guardian https://www.theguardian.com/society/2019/feb/05/youth-unhappiness-uk-doubles- in-past-10-years [21] Nesi, J (2020) The Impact of Social Media on Youth Mental Health: Challenges and Opportunities North Carolina Medical Journal, 81(2), 116-121 https://doi.org/10.18043/ncm.81.2.116 [22] Một số giải pháp phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố (2023) Ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng https://haiphong.edu.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-giai-phap-phong-ngua-tieu-cuc-tu- 16 mang-xa-hoi-doi-voi-hoc-sinh-sinh-vien/ctmb/10/3209 [23] Nguyễn, H N (2016) Một số vấn đề về sử dụng mạng xã hội Facebook trong công tác quản lí sinh viên Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 12(128), 57-59 http://vjes.vnies.edu.vn/vi/mot-so-van-de-ve-su-dung-mang-xa-hoi-facebook-trong- cong-tac-quan-li-sinh-vien [24] Đỗ, P T A (2021) Nâng cao tính tích cực của mạng xã hội cho giới trẻ Tạp chí Công Thương https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-tinh-tich-cuc-cua-mang-xa- hoi-cho-gioi-tre-79778.htm [25] Phan, H T (2021) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Tạp chí Công Thương, (26), 177-183 https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/333426/CVv146S26202 1177.pdf [26] Học viện Tài chính (2021) Một số lưu ý để đảm bảo an toàn khi sinh viên sử dụng mạng xã hội Học viện Tài chính https://hvtc.edu.vn/tabid/674/catid/407/id/33829/Mot-so-luu-y-de-dam-bao-an-toan- khi-sinh-vien-su-dung-mang-xa-hoi/Default.aspx [27] Nguyễn, C V (2016) Ảnh hưởng của Internet và các trang mạng xã hội đến lối sống của thanh niên hiện nay Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh https://hatinh.dcs.vn/thong-tin-tu- tuong-so-45-thang-112016/news/anh-huong-cua-internet-va-cac-trang-mang-xa-hoi- den-loi-song-cua-thanh-nien-hien.html 17 More from: Xã hội học Trường Đại học… 107 documents Go to course NTNThuy - Hướng dẫn làm tiểu luận 4 Xã hội học 100% (1) XU HƯỚNG Không SINH CON Ở GIỚI… 6 Xã hội học 100% (1) TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC - Tiểu luận xã… 24 Xã hội học 100% (1) Nguyên nhân dẫn tới vi phạm giao thông… 3 Xã hội học 100% (1) Recommended for you Trading HUB 3 36 Xác suất 96% (28) thống kê

Ngày đăng: 25/03/2024, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan