1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH TẦM NHÌN VÀ CHIẾN LƯỢC MAKETING CỦA CÔNG TY AN PHAT BIOPLASTICS

38 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tầm Nhìn Và Chiến Lược Marketing Của Công Ty An Phat Bioplastics
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Vẽ, Nguyễn Hoàng Phương Trinh, Võ Ngọc Trúc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Nguyễn Châu Kiệt
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Kim Ngân
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Nguyên Lý Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,61 MB

Nội dung

Quan điểm hướng theo sản xuất Production Orientation Giai đoạn này diễn ra trước năm 1930, khi các doanh nghiệp chỉ tập trungvào việc sản xuất hàng hóa với chi phí thấp và quy mô lớn, để

Trang 1

4 Nguyễn Thị Thanh Ngân : 2221003846

5 Nguyễn Châu Kiệt : 2221003818



BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

NGUYÊN LÝ MARKETING

Học kỳ 2 năm học 2023-2024

Trang 2

4 Nguyễn Thị Thanh Ngân : 2221003846

5 Nguyễn Châu Kiệt : 2221003818

TIỂU LUẬN Nguyên Lý Maketing PHÂN TÍCH TẦM NHÌN VÀ CHIẾN LƯỢC MAKETING CỦA CÔNG TY AN

PHAT BIOPLASTICS

Thành phố Hồ Chí Minh, 2023



Trang 3

STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn

thành

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA NHÓM

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1

1.1 KHÁI QUÁT VỀ MAKETING 1

1.1.1 Quá trình phát triển các quan điểm Maketing 1

1.1.2 Định nghĩa Maketing, mục đích, vai trò 2

1.1.3 Khái niệm, các thành phần của Maketing – Mix: 4

1.2 KHÁI QUÁT VỀ SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 4

1.2.1 Một số khái niệm sản phẩm, các cấp độ sản phẩm: 4

1.2.2 Khái niệm về chiến lược sản phẩm: 5

1.2.3 Nội dung chiến lược sản phẩm: 6

1.2.4 Vai trò chiến lược sản phẩm 7

1.3 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI 7

1.3.1 Định nghĩa chiến lược phân phối: 7

1.3.2 Các kênh phân phối: 7

1.4 CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ 8

1.4.1 Khái niệm, vai trò chiêu thị: 8

1.4.2 Các công cụ chiêu thị: 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM MAKETING MÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MAKETING ĐANG THEO ĐUỔI: 9

2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MAKETING 9

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 9

2.1.2 Sứ mạng – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi 10

2.1.3 Phân tích quan điểm maketing của trường đại học tài chính Maketing 11

2.1.4 Giải thích 11

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MAKETING CỦA CÔNG TY AN PHÁT BIOPLASTICS 14

3.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP: 14

3.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp: 14

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển: 14

Trang 5

3.1.3 Tầm nhìn, sứ mạng và định hướng phát triển: 15

3.1.4 Giới thiệu các mặt hàng kinh doanh: 16

3.2 PHÂN TÍCH SẢN PHẨM NHỰA SINH HỌC PHÂN HỦY HOÀN TOÀN ANECO: 17

3.2.1 Giới thiệu sản phẩm: 17

3.2.2 Mô tả khách hàng mục tiêu của sản phẩm: 18

3.2.3 Phân tích 3 cấp độ sản phẩm: 18

3.2.4 Bảng danh mục dòng sản phẩm: 19

3.3 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 21

3.3.1 Kích thước tập hợp sản phẩm (product mix) 21

3.3.2 Nhãn hiệu sản phẩm: 22

3.3.3 Các quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm: 22

3.3.4 Chu kỳ sống sản phẩm 23

3.4 PHÂN TÍCH CÁC KIỂU KÊNH PHÂN PHỐI MÀ DOANH NGHIỆP ĐANG THEO ĐUỔI: 24

3.4.1 Đặc điểm của kênh phân phối: 24

3.4.2 Đặc điểm của trung gian phân phối: 24

3.5 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ: 26

3.5.1 Quảng cáo 26

3.5.2 PR 26

3.5.3 Bán hàng cá nhân 27

3.6 KẾT LUẬN: 28

DANH MỤC THAM KHẢO 1

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: 3 cấp độ của sản phẩm trong Maketing 5

Hình 2: Các kênh cho sản phẩm tiêu dùng cá nhân 7

Hình 3: Túi sinh hoạt phân hủy hoàn toàn AnEco 19

Hình 4: Găng tay sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco 20

Hình 5: Dao, thìa, nĩa, ống hút sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco 20

Hình 6: Màng phủ nông nghiệp sinh học phân hủy hoàn toàn 21

Hình 7: Sản phẩm của An Phát Xanh trên kệ các siêu thị 25

Hình 8: Trang Shopee Mall của An Phát Xanh 25

Hình 9: Lễ ký kết hợp tác giữa An Phát Xanh và tuyển thủ Nguyễn Quang Hải 27

Hình 10: Gian hàng AnEco xanh tại triển lãm 28

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 KHÁI QUÁT VỀ MAKETING

1.1.1 Quá trình phát triển các quan điểm Maketing

Maketing đã phát triển trải qua một quá trình dài và hình thành nhiều quanđiểm khác nhau.Cụ thể:

a Quan điểm hướng theo sản xuất (Production Orientation)

Giai đoạn này diễn ra trước năm 1930, khi các doanh nghiệp chỉ tập trungvào việc sản xuất hàng hóa với chi phí thấp và quy mô lớn, để đáp ứng nhucầu vượt cung của thị trường Các doanh nghiệp cho rằng người tiêu dùng

sẽ ưa thích những sản phẩm rẻ và dễ mua Quan điểm này chỉ phù hợp vớinhững thị trường có cầu cao và cạnh tranh ít

b Quan điểm hướng theo sản phẩm (Product Orientation):

Giai đoạn này diễn ra từ năm 1930 đến năm 1950, khi các doanh nghiệp bắtđầu chú ý đến chất lượng và tính năng của sản phẩm Các doanh nghiệp chorằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao, tinhxảo và không ngừng cải tiến Quan điểm này dẫn đến việc bỏ qua nhữngmong muốn và nhu cầu thực tế của khách hàng

c Quan điểm hướng theo bán hàng (Sales Orientation)

Giai đoạn này diễn ra từ năm 1950 đến năm 1960, khi các doanh nghiệpphải đối mặt với sự bão hòa của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt Cácdoanh nghiệp cho rằng để bán được hàng, họ phải sử dụng những kỹ thuậtbán hàng quảng cáo và khuyến mãi mạnh mẽ Quan điểm này dẫn đến việccoi khách hàng là mục tiêu để bán hàng, chứ không phải là người có giá trị

d Quan điểm hướng theo marketing (Marketing Orientation)

Giai đoạn này diễn ra từ năm 1960 đến nay, khi các doanh nghiệp nhận rarằng để thành công, họ phải hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Cácdoanh nghiệp cho rằng họ phải sản xuất những gì khách hàng cần và muốn,chứ không phải những gì họ có thể sản xuất Quan điểm này dẫn đến việccoi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động marketing, và xây dựng mốiquan hệ lâu dài với họ

e Quan điểm hướng theo xã hội (Societal Orientation)

Giai đoạn này là sự phát triển của quan điểm hướng theo marketing, khi cácdoanh nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi ích của khách hàng và công ty,

mà còn quan tâm đến lợi ích của xã hội và môi trường Các doanh nghiệpcho rằng họ phải sản xuất những sản phẩm không chỉ thỏa mãn nhu cầu của

Trang 8

khách hàng, mà còn góp phần giải quyết những vấn đề xã hội và bảo vệmôi trường Quan điểm này dẫn đến việc coi khách hàng là đối tác củacông ty trong việc tạo ra giá trị cho cả hai bên và cho xã hội.

Như vậy trong quá trình quá trình phát triển các quan điểm marketing hìnhthành hai quan điểm trái ngược nhau đó là marketing truyền thống và maketinghiện đại

Maketing truyền thống/thụ động

Maketing truyền thống chỉ tập trung mục đích sản xuất và tiếp thị sản phẩm

và kiếm được càng nhiều lợi nhuận càng tốt, hoạt động ngoại tuyến, không

sử dụng công nghệ và Internet Phương thức marketing này chủ yếu hướngđến mục tiêu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, chưa quan tâm nhiềuđến yếu tố khách hàng Khái niệm truyền thống là một chiều vì mục tiêuduy nhất của nó là bán sản phẩm và kiếm lợi nhuận.[ CITATION Sos22 \l 1033 ]

Maketing hiện đại/năng đông:

Khái niệm maketing hiện đại tập trung vào nhu cầu và mong muốn củakhách hàng nhằm đạt được sự hài lòng của khách hàng đối với các sảnphẩm và dịch vụ của công ty, dựa trên một khái niệm maketing mới và giảiquyết vấn đề đa chiều, vì ngoài việc bán sản phẩm và tạo ra lợi nhuận, nócòn nhấn mạnh đến sự hài lòng của khách hàng, lập kế hoạch, chăm sóckhách hàng sau bán hàng và nhiều yếu tố khác trong hành trình của kháchhàng.[ CITATION Sos22 \l 1033 ]

1.1.2 Định nghĩa Maketing, mục đích, vai trò

1.1.2.1 Khái niệm Maketing:

Marketing là một khái niệm rất quan trọng trong kinh doanh và quản lý.Marketing có thể được hiểu là quá trình xác định, tạo ra, giao tiếp và cung cấpgiá trị cho khách hàng mục tiêu, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của tổchức Marketing bao gồm nhiều hoạt động như nghiên cứu thị trường, phân tíchkhách hàng, thiết kế sản phẩm, xây dựng chiến lược, phân phối, bán hàng,quảng bá và chăm sóc khách hàng Marketing cũng là một ngành học liênngành, kết hợp nhiều lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học, thống kê, kinh tế học

và truyền thông

1.1.2.2 Quá trình Maketing:

Quá trình marketing là quá trình mà một doanh nghiệp thực hiện các hoạt độngnhằm xác định, tạo ra, giao tiếp và cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu,

Trang 9

với mục đích đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình Muốn thực hiện điềunày quá trình Maketing trong doanh nghiệp phải thực hiện năm bước cơ bảnnhư sau:

R => STP => MM => I => C Bước 1: R (Research): Nghiên cứu thông tin Maketing:

Đây là bước thu thập, phân tích và lý giải các thông tin về thị trường, kháchhàng, đối thủ cạnh tranh, để xác định nhu cầu, mong muốn và vấn đề củakhách hàng

Bước 2: STP (Segmentation, targeting, positioning) Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu, định vị:

Đây là bước xác định và phân loại các nhóm khách hàng có nhu cầu và tiềmnăng cao nhất, để tập trung các nỗ lực marketing vào Đồng thời doanhnghiệp còn phải định vị sản phẩm Đây là bước xây dựng hình ảnh và giá trịcạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí của khách hàng, để tạo

ra sự khác biệt và ưu thế so với các đối thủ

Bước 3: MM (Maketing-mix) Xây dựng chiến lược Maketing-mix:

Đây là bước lựa chọn và kết hợp các yếu tố marketing để tạo ra một gói sảnphẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.Các yếu tố marketing thường được gọi là 4P: Product (sản phẩm), Price(giá), Place (địa điểm) và Promotion (khuyến mãi)

Bước 4: I (Implementation) Triển khai thực hiện chiến lược Maketing:

Đây là bước triển khai các hoạt động marketing theo kế hoạch đã đề ra, nhưsản xuất, phân phối, bán hàng, quảng bá, chăm sóc khách hàng

Bước 5: C (Control) Kiểm tra, đánh giá chiến lược Maketing:

Đây là bước theo dõi và đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing, sosánh với các mục tiêu đã đặt ra, nhận diện được những thành công và thấtbại Từ đó điều chỉnh và cải tiến các chiến lược và hoạt động marketing dựatrên kết quả kiểm soát và đánh giá, để tăng cường hiệu quả và hiệu suất

1.1.2.3 Mục đích, vai trò của Maketing:

Marketing giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp ý nghĩa đến khách hàng vàthể hiện giá trị cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.Bằng cách triển khai các chiến lược marketing phù hợp, doanh nghiệp có thểtăng nhận thức về thương hiệu, tạo ra khách hàng tiềm năng, trở thành nhà lãnh

Trang 10

đạo tư tưởng, tăng giá trị khách hàng và cuối cùng đạt được mục tiêu kinhdoanh của mình Ngoài ra, marketing cũng giúp định vị thương hiệu, cạnh tranhvới các đối thủ trong ngành, thu hút khách hàng mới, tạo lòng tin và sự tínnhiệm của khách hàng, và phát triển doanh số.

1.1.3 Khái niệm, các thành phần của Maketing – Mix:

1.1.3.1 Khái niệm:

Maketing-mix là phối hợp các yếu tố marketing để tạo ra một gói sản phẩmhoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng Các yếu tốmarketing thường được gọi là 4P: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (địađiểm) và Promotion (khuyến mãi)

1.1.3.2 Các thành tố tạo thành:

a Sản phẩm:

Đây là yếu tố cơ bản nhất trong marketing mix, liên quan đến việc thiết kế,phát triển, đóng gói, đặt tên và bảo hành sản phẩm, sao cho phù hợp với nhucầu và mong muốn của khách hàng

b Giá cả:

Đây là yếu tố quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp và sự hài lòng củakhách hàng Giá cả phải được xác định dựa trên chi phí sản xuất, giá trị cungcấp, giá cả cạnh tranh và chiến lược giá

c Phân Phối:

Đây là yếu tố liên quan đến việc phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến tayngười tiêu dùng Place bao gồm các hoạt động như lựa chọn kênh phân phối,vận chuyển, kho bãi, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng

d Chiêu thị hay truyền thông maketing:

Đây là yếu tố liên quan đến việc giao tiếp và truyền đạt thông tin về sảnphẩm đến khách hàng mục tiêu, bao gồm các công cụ như quảng cáo, bánhàng cá nhân, quan hệ công chúng và xúc tiến bán hàng, Maketing trực tiếp

1.2 KHÁI QUÁT VỀ SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

1.2.1 Một số khái niệm sản phẩm, các cấp độ sản phẩm:

1.2.1.1 Khái niệm về sản phẩm:

Theo quan điểm Marketing:

Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việc thỏa mãnnhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử

Trang 11

dụng chúng Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp thường có những điểm khác biệt

về yếu tố vật chất hoặc yếu tố tâm lý.[ CITATION Trầ23 \l 1033 ]

1.2.1.2 Các cấp độ của sản phẩm:

a Sản phẩm cốt lõi:

Là lợi ích chính mà khách hàng mong muốn khi mua sản phẩm Có thể là sựtiện lợi, năng suất, sáng tạo, giải trí, thể hiện cá tính, v.v Để xác định đượcsản phẩm cốt lõi, nhà sản xuất cần phải nghiên cứu thị trường và khách hàngmục tiêu, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, khả năng và sẵn sàng mua của họ

b Sản phẩm cụ thể:

Là những đặc điểm cơ bản của sản phẩm, bao gồm tên, kiểu dáng, chấtlượng, bao bì, nhãn hiệu, v.v Những đặc điểm này giúp sản phẩm hoạt độngđược và phù hợp với nhu cầu của khách hàng

c Sản phẩm tăng thêm:

Là những dịch vụ, lợi ích bổ sung cho sản phẩm, bao gồm dịch vụ điều kiện

và dịch vụ gia tăng Những dịch vụ này giúp tăng giá trị cho sản phẩm vàkhác biệt hóa sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh Nó gồm những dịch vụnhư: giao hàng, lắp đặt tại nhà, bảo hành, quà tặng, khuyến mãi,

Trang 12

1.2.2 Khái niệm về chiến lược sản phẩm:

Chiến lược sản phẩm có thể hiểu là một kế hoạch hoàn chỉnh để mô tả nhữngchiến dịch mà một doanh nghiệp sắp triển khai với sản phẩm của mình Chiếnlược này sẽ truyền đạt lý do đằng sau tất cả công việc mà nhóm sản phẩm thamgia Chiến lược này được phát triển bằng cách hiểu nhu cầu của khách hàng, đềxuất giá trị, thị trường và mục tiêu kinh doanh của sản phẩm

1.2.3 Nội dung chiến lược sản phẩm:

Có 3 loại chiến lược sản phẩm phổ biến nhất hiện nay là:

Chiến lược cho từng sản phẩm (Product Item): Là chiến lược quyết định các

yếu tố riêng biệt của từng sản phẩm, như tên, kiểu dáng, chất lượng, bao bì,nhãn hiệu, v.v Bao gồm:

Đổi mới sản phẩm: tạo ra những sản phẩm mới để bán trên thị trường hiện có

hoặc thị trường mới

Bắt chước sản phẩm: thay đổi sản phẩm của mình bằng cách bắt chước các

sản phẩm mới mà các hãng khác phát hành có hiệu quả

Thích ứng sản phẩm: cải tiến công nghệ, tay nghề, nguyên vật liệu, kiểm tra

chặt chẽ chất lượng sản phẩm

Hình 1: 3 cấp độ của sản phẩm trong Maketing

Trang 13

Tái định vị sản phẩm: tạo một vị trí mới cho một sản phẩm hay cho một nhãn

hiệu trên thị trường hiện có vào tâm trí người tiêu dùng

Chiến lược về dòng sản phẩm (Product Line): Là chiến lược quyết định số

lượng và loại sản phẩm trong cùng một nhóm hoặc phân khúc thị trường Gồm

Chiến lược bổ sung dòng sản phẩm:

- Chiến lược thu hẹp dòng sản phẩm

- Chiến lược cải biến dòng sản phẩm

- Chiến lược hiện đại hóa dòng sản phẩm

Chiến lược tập hợp sản phẩm:

Chiến lược tập hợp sản phẩm liên quan đến các quyết định về số lượng, đa dạng,chiều sâu và chiều rộng của các dòng sản phẩm của doanh nghiệp Một tập hợpsản phẩm có thể bao gồm nhiều dòng sản phẩm khác nhau, mỗi dòng sản phẩmlại có nhiều biến thể hoặc mẫu mã khác nhau Bao gồm các lược sau:

- Chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm

- Chiến lược kéo dài dòng sản phẩm

- Chiến lược tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm

- Chiến lược tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm

1.2.4 Vai trò chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào

Nó giúp doanh nghiệp xác định được thị trường mục tiêu, khác biệt hóa sảnphẩm, tối ưu hóa nguồn lực, tăng doanh số, phát triển sản phẩm và tạo ra sự hàilòng cho khách hàng Nó cũng giúp doanh nghiệp đối phó với các đối thủ cạnhtranh hoặc các điều kiện thị trường thay đổi, là một cung cụ cạnh tranh bềnvững của các doanh nghiệp Việc thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì cácchiến lược định giá, phân phối và chiêu thị mới triển khai và phối hợp hiệuquả

1.3 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI

1.3.1 Định nghĩa chiến lược phân phối:

Trang 14

Chiến lược phân phối có thể được xem là một bản kế hoạch dài hạn được tạo ra vớimục đích gia tăng khả năng tiếp cận của sản phẩm với khách hàng thông qua cáckênh phân phối khác nhau Các kênh phân phối có thể bao gồm các nhà trung giannhư nhà phân phối, đại lý, bán lẻ, hoặc các kênh trực tiếp như trang web, điệnthoại, hoặc bán hàng trực tiếp Chiến lược phân phối ảnh hưởng đến các yếu tố nhưchi phí, doanh thu, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh, và hài lòng của khách hàng

1.3.2 Các kênh phân phối:

Các kênh phân phối là những cách thức mà sản phẩm hoặc dịch vụ đượcchuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng Có nhiều loại kênh phân phốikhác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp

Hình 2: Các kênh cho sản phẩm tiêu dùng cá nhân

Một số loại kênh phân phối phổ biến là:

Kênh phân phối trực tiếp: là khi doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ

trực tiếp cho người tiêu dùng mà không qua bất kỳ nhà trung gian nào Ví dụ:khi bạn mua hàng trên trang web của Apple, bạn đang sử dụng kênh phân phốitrực tiếp

Kênh phân phối gián tiếp: là khi doanh nghiệp sử dụng một hoặc nhiều nhà

trung gian để bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng Ví dụ: khi bạnmua hàng tại siêu thị, bạn đang sử dụng kênh phân phối gián tiếp Nhà trunggian có thể là nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà phân phối, đại lý, tư vấn, hoặc đạidiện của nhà sản xuất

Kênh phân phối kép: là khi doanh nghiệp sử dụng cả hai loại kênh trực tiếp

và gián tiếp để bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng Ví dụ: khi bạn

Trang 15

mua hàng tại cửa hàng của Nike hoặc trên trang web của Nike, bạn đang sửdụng kênh phân phối kép.

Kênh phân phối đảo ngược: là khi doanh nghiệp thu hồi sản phẩm hoặc dịch

vụ từ người tiêu dùng để tái chế, tái sử dụng, hoặc xử lý Ví dụ: khi bạn trả lạihàng hóa bị hỏng hoặc không ưng ý cho nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ, bạnđang sử dụng kênh phân phối đảo ngược

1.4 CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ

1.4.1 Khái niệm, vai trò chiêu thị:

Chiêu thị là một trong bốn yếu tố của marketing-mix, bao gồm những hoạt độngnhằm thông báo, thuyết phục, khuyến khích thị trường tiêu thụ sản phẩm vàquảng bá, giao tế, bảo vệ thị phần Chiêu thị có vai trò quan trọng trong việcxây dựng hình ảnh thương hiệu, tăng cường lợi thế cạnh tranh, thu hút và duytrì khách hàng, tạo ra các ý tưởng marketing và quảng cáo sáng tạo Chiêu thị

sử dụng nhiều công cụ khác nhau như quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, truyềnthông xã hội, thư trực tiếp, email, triển lãm, hội thảo… để giao tiếp với đốitượng mục tiêu một cách hiệu quả

1.4.2 Các công cụ chiêu thị:

Các công cụ của chiêu thị là những hoạt động nhằm thông báo, thuyết phục,khuyến khích thị trường tiêu thụ sản phẩm và quảng bá, giao tế, bảo vệ thịphần Có nhiều công cụ chiêu thị khác nhau, mỗi công cụ có ưu và nhược điểmriêng Dưới đây là một số công cụ chiêu thị phổ biến:

1.4.2.1 Quảng cáo:

Là hình thức truyền thông phi cá nhân để đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ,thương hiệu tới khách hàng mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thôngnhư TV, báo chí, radio, internet, ngoài trời… Quảng cáo có ưu điểm là có lượngkhán giả lớn, chi phí giới thiệu cho mỗi người thấp, rất tốt trong việc tạo ra hìnhảnh thương hiệu Tuy nhiên, quảng cáo cũng có nhược điểm là có thể lãng phícho các đối tượng không phải khách hàng tiềm năng, thời gian xuất hiện ngắn,nguy cơ bị chỉ trích nếu có tiếng xấu

1.4.2.2 Khuyến mãi:

Là những khích lệ có tính ngắn hạn nhằm khuyến khích người tiêu dùng hoặctrung gian mua sản phẩm Các hình thức khuyến mãi thường gặp là giảm giá,tặng kèm, thu thập tặng thưởng… Khuyến mãi có ưu điểm là tốt trong khuyếnkhích mua trong thời gian ngắn, có nhiều lựa chọn để khuyến mãi, dễ dàng kếthợp với công cụ khác Tuy nhiên, khuyến mãi cũng có nhược điểm là chỉ có tác

Trang 16

dụng trong ngắn hạn, có thể gây tác hại đến hình ảnh doanh nghiệp, đối thủ cóthể bắt chước dễ dàng

1.4.2.3 Bán hàng cá nhân:

Là hoạt động truyền thông trực tiếp nhằm giới thiệu, thuyết phục khách hàngqua tiếp xúc giữa trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng và khách hàng mục tiêu Bánhàng cá nhân là công cụ truyền thông có sức thuyết phục nhất, cho phép traođổi thông tin 2 chiều, thường sử dụng khi sản phẩm phức tạp Tuy nhiên, bánhàng cá nhân cũng có chi phí cho mỗi giao dịch cao, tốn kém trong đào tạo,huấn luyện, doanh nghiệp không thể kiểm soát chặt chẽ hình ảnh đại diện bánhàng

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM MAKETING MÀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MAKETING ĐANG THEO ĐUỔI:

2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MAKETING

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Tài chính - Marketing (University of Finance - Marketing) làmột trường đại học công lập chuyên ngành về nhóm ngành tài chính và quản lýtại miền Nam Việt Nam, với thế mạnh thương hiệu về đào tạo nhóm ngành tàichính và marketing Là một trong những trường đào tạo ngành tài chính vàmarketing đứng đầu khu vực phía Nam Trực thuộc Bộ Tài chính và chịu sựquản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thành lập ngày 1/9/1976 theo quyết định số 210/VGNN-TCĐT của Ủy banVật giá nhà nước với tên ban đầu là trường Cán bộ Vật giá Trung ương, đếnngày 5/3/2004 trường được nâng cấp thành trường đại học, nhưng hoạt độngtheo cơ chế bán công, đến ngày 25/03/2009 Đại học bán công Marketing trởthành trường đại học công lập Ngày 23/3/2015, trường Đại học Tài chính -Marketing được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơchế hoạt động giai đoạn giai đoạn 2015 - 2017 tại Quyết định số 378/QĐ-TTg,

Trang 17

trở thành một trong năm trường đại học công lập đầu tiên được giao thí điểmđổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 củaChính phủ

Đến ngày 31/8/2017, Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan được sáp nhập vàotrường Đại học Tài chính - Marketing

Hàng năm, UFM cung cấp ra thị trường lao động trong nước đội ngũ nhân sựtrình độ chất lượng cao uy tín, được các nhà tuyển dụng hàng đầu trong cảnước săn đón và tín nhiệm

2.1.2 Sứ mạng – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi

2.1.2.1 Sứ mạng của trường Đại học Tài Chính – Maketing:

Trường Đại học Tài chính - Marketing có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao trình độ đại học và sau đại học theo tiêu chuẩn quốc gia vàquốc tế đáp ứng nhu cầu của xã hội; nghiên cứu và chuyển giao những thànhtựu khoa học, công nghệ về kinh doanh, quản lý phục vụ công tác hoạch địnhchính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức

xã hội.

2.1.2.2 Tầm nhìn của Đại học Tài Chính – Maketing:

Đến năm 2045, Trường được xếp hạng trong top 500 trường đại học hàng đầukhu vực Châu Á (theo chuẩn xếp hạng có uy tín) và trở thành một trường đạihọc theo định hướng ứng dụng hàng đầu Việt Nam; đồng thời là một trung tâmnghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ có uy tín cao trong lĩnh vực

kinh doanh và quản lý của Việt Nam và khu vực ASEAN.

2.1.2.3 Các giá trị cốt lõi:

(1) Trọng giá trị tri thức và thượng tôn đạo đức nghề nghiệp: hướng tới xâydựng môi trường giáo dục, khoa học - công nghệ sáng tạo, phát huy giá trị trithức phục vụ đào tạo những con người vừa có năng lực chuyên môn cao, tuânthủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và pháp luật

(2) Khuyến khích sáng tạo và nuôi dưỡng sự đam mê: hướng tới xây dựng môitrường khuyến khích mọi người sáng tạo, tự do học thuật và nuôi dưỡng sự say

mê của các thế hệ giảng viên, viên chức và người học

(3) Tôn trọng sự khác biệt và coi trọng hợp tác: hướng tới xây dựng môitrường tôn trọng sự khác biệt và cộng hưởng sức mạnh hợp tác, gắn kết các thế

hệ giảng viên, viên chức và người học để tạo nên thương hiệu riêng và hợp lựcmạnh mẽ nhất

(4) Coi trọng chất lượng - hiệu quả - bền vững: vừa là mục tiêu, vừa là độnglực phấn đấu của mỗi một đơn vị, tổ chức, mỗi một giảng viên, viên chức,

Trang 18

người học để Trường Đại học Tài chính - Marketing sớm đạt đến tầm quốc gia

là lĩnh vực Marketing và Tài chính Cụ thể:

-Xây dựng hoàn chỉnh cấu trúc nền tảng văn hóa và định vị hình ảnh UFM theohướng khác biệt và dễ nhận biết trong cộng đồng các trường đại học Việt Nam.-Năm 2022- 2025: Triển khai đồng bộ hệ thống thống nhận diện thương hiệuTrường trên tất cả các phương tiện truyền thông outdoor, indoor và trên khônggian điện tử

-Tăng cường gia tăng độ nhận biết thương hiệu UFM của các đối tượng “kháchhàng” qua thời gian gồm: Cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhànước có liên quan, Phụ huynh và học sinh cuối cấp 3

-Từng bước đưa hình ảnh thương hiệu UFM ra các thị trường khu vực và quốc

tế nhằm tăng cường khả năng liên kết quốc tế và huy động các nguồn lực từnước ngoài phục vụ sự nghiệp đào tạo và khoa học công nghệ của trường

2.1.3.2 Quan điểm Maketing của trường:

Theo quan điểm của nhóm Trường Đại học Tài chính - Marketing đang theođuổi quan điểm Marketing hiện đại, tức là tập trung vào nhu cầu và mongmuốn của khách hàng, đồng thời tạo ra giá trị cho cả khách hàng và doanhnghiệp Từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đóbằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh Đây là quanđiểm Marketing phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càngkhốc liệt Với phương châm của Maketing hiện đại đó là: “ Bán cái thị trườngcần, không bán cái mình có”

Sáng tạo: Trường khuyến khích sinh viên và giảng viên phát huy khả năng

sáng tạo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu Trường cũng áp dụng nhữngphương pháp đào tạo sáng tạo, linh hoạt và hiện đại, phù hợp với xu hướngtoàn cầu hóa và công nghệ 4.0

Trang 19

Khác biệt: Trường tạo ra những điểm khác biệt so với các trường đại học khác

trong cùng lĩnh vực, bằng cách đào tạo những nguồn nhân lực có chất lượngcao, có năng lực thích ứng và chủ động trong môi trường làm việc Trườngcũng có những chương trình đào tạo đặc biệt, như chương trình chất lượng caotiếng Anh toàn phần, chương trình liên kết quốc tế, chương trình thạc sĩ và tiếnsĩ

Hiệu quả: Trường luôn đặt mục tiêu đạt được những kết quả hiệu quả trong

mọi hoạt động của trường, từ việc quản lý, tổ chức, đào tạo, nghiên cứu, chođến việc phục vụ cộng đồng Trường cũng theo dõi và đánh giá hiệu quả củacác hoạt động để không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng

Bền vững: Trường xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền

vững của trường, bằng cách duy trì một môi trường học tập và làm việc thânthiện, an toàn và hiệu quả Tăng cường tổ chức các hoạt động xã hội và phục

vụ cộng đồng thông qua các hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ chocác Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, hoạt động xã hội-từ thiện của cácđoàn thể, hội sinh viên nhà trường cũng góp phần vào sự phát triển bền vữngcủa xã hội, bằng cách thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội, bảo vệ môitrường và tham gia vào các mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế

Đây là những giá trị mà trường mong muốn mang lại cho khách hàng, tức làsinh viên, doanh nghiệp và xã hội Trường luôn nỗ lực đổi mới và nâng caochất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để đáp ứng nhucầu và kỳ vọng của khách hàng Ví dụ:

 Trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi, hội thảo, triển lãm, giao lưuvới các doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước để giới thiệutrường, tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm Đầu tư chiều sâucho sinh viên NCKH một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn của trường nhưMarketing, Tài chính - Ngân hàng để tham gia và phấn đấu đạt các giảicao tại các kỳ thi sinh viên NCKH cấp Thành phố và quốc gia

Như: Cuộc Thi Tranh Biện UFM Debate (UFMD) 2021: The Insight TổChức Bởi Đoàn Trường Đại Học Tài Chính - Marketing Và Đoàn KhoaQuản Trị Kinh Doanh (FBA); Cuộc thi UFM INVESTORS 2023 - Phá

bỏ định kiến khẳng định bản thân, Đây là những hoạt động Marketingnhằm xây dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan và nâng cao uy tíncủa trường

 Trường có một website chuyên nghiệp, cập nhật và đa dạng thông tin vềcác hoạt động của trường, các chương trình đào tạo, các dịch vụ hỗ trợsinh viên, các cơ hội việc làm Đây là một kênh Marketing nhằm cungcấp thông tin hữu ích cho người dùng và thu hút sự quan tâm của họ

Ngày đăng: 25/03/2024, 07:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w