1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc và phân tích báo cáo tài chính

91 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đọc và phân tích báo cáo tài chính
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Tài liệu giảng dạy
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 4,52 MB

Nội dung

File hướng dẫn chi tiết về cách đọc và hiểu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. File dành cho các bạn đang học ngành tài chính, các giảng viên hay chuyên viên phân tích để làm tài liệu giảng dạy, phân tích... Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng để tìm hiểu về việc làm ăn của các doanh nghiệp, từ đó lựa chọn ra các doanh nghiệp đáng để đầu tư nhất.

Trang 2

Một Báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm

• Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

• Bảng cân đối kế toán

• Bảng lưu chuyển tiền tệ

• Thuyết minh báo cáo tài chính

Quy định về công bố báo cáo tài chính

Đối với doanh nghiệp niêm yết (HNX, HOSE):

• Báo cáo tài chính quý:

• Báo cáo tài chính năm:

Đối với doanh nghiệp đăng ký giao dịch (Upcom):

• Báo cáo tài chính quý:

• Báo cáo tài chính năm:

Các loại báo cáo tài chính

• Báo cáo tài chính hợp nhất

CẤU TRÚC CỦA MỘT BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 3

Hoạt động kinh doanh (Operating Activities)

• Mua hàng hóa, vật liệu, thuê mướn lao động

• Tổ chức sản xuất

• Bán hàng, tiêu thụ sản phẩm

• Quản lý (đào tạo, nghiên cứu phát triển sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị…)

Hoạt động đầu tư (Investment Activities)

• Đầu tư/thanh lý tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…)

• Góp vốn/thoái vốn công ty liên doanh, liên kết

• Đầu tư tài chính (mua/bán cổ phần, mua/bán trái phiếu, Gửi/rút tiết kiệm kỳ hạn trên 3 tháng…)

Hoạt động tài chính (Investment Activities)

• Phát hành cổ phần thường, cổ phần ưu đãi

CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 5

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

200

100

100

20

Trang 6

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

VNM: Báo cáo kết quả HDKD 2019

Trang 7

Doanh thu

Bản chất: là giá trị của lượng hàng hóa và dịch vụ mà DN đã bán ra.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Phân tích: Doanh thu

Trang 8

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Phân tích: Cơ cấu doanh thu của VNM

• Doanh thu đến từ đâu, tăng trưởng hay suy giảm ?

• Chất lượng doanh thu: Khoản phải thu, doanh thu bên liên quan ?

Trang 9

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

HSG - Doanh thu lớn từ bên liên quan

Trang 10

Doanh thu tăng nhưng DN không thu được tiền mà bị khách hàng chiếm dụng

vốn, làm tăng khoản phải thu  Thiếu tiền  Vay nợ  Gia tăng chi phí  Lợi nhuận suy giảm  Tiêu cực

Tính toán chỉ số ngày phải thu bình quân để biết số ngày trung bình DN thu

được tiền từ khách hàng (chi tiết trong mục Bảng cân đối kế toán – KPT) Lưu ý nếu chỉ tiêu này cao hoặc thấp hơn đáng kể so với mức bình quân ngành

DN có thể tạo doanh thu ảo bằng cách bán lòng vòng giữa nhóm công ty liên

quan Để kiểm tra cần quan sát dòng tiền thuần từ HĐKD xem có thực sự thu

được tiền hay không

Tốc độ tăng trưởng doanh thu phụ thuộc vào quy mô và vòng đời của DN

Doanh thu có thể tăng trưởng mạnh khi quy mô DN còn nhỏ, về sau sẽ khó tăng

trưởng hơn Ví dụ: Doanh thu quy mô 10 tỷ có thể tăng trưởng 200-300%, nhưng

doanh thu 1.000 tỷ sẽ rất khó khăn để tăng trưởng 10% - 20%.

Sự khác biệt về chính sách ghi nhận doanh thu làm giảm khả năng so sánh

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lưu ý: Phân tích doanh thu

Trang 11

Sự khác biệt về chính sách ghi nhận doanh thu làm giảm khả năng so sánh

HBC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CTD vs HBC: Chính sách ghi nhận doanh thu

Trang 12

Bản chất: là chi phí trực tiếp của lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán ra, là cơ sở để

tính ra lãi gộp (lãi cơ bản) mà DN đạt được

Ý nghĩa: cho thấy DN lãi bao nhiêu trên mỗi sản phẩm/dịch vụ bán ra, là cơ sở để

so sánh khả năng cạnh tranh, mức độ cạnh tranh trong ngành

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp

Trang 13

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

VNM- Chi phí sản xuất theo yếu tố

Trang 14

HPG- Doanh nghiệp sản xuất

TCT- Doanh nghiệp dịch vụ du lịch

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Biên lợi nhuận gộp phụ thuộc đặc thù ngành

Trang 15

DN có thể đẩy giá vốn hàng bán để giấu lãi hoặc chuyển giá ra nước ngoài (đối

với DN FDI)

Biên lợi nhuận gộp cao hay thấp tùy thuộc đặc thù ngành Ngành càng độc

quyền thì biên LNG càng cao, ngành cạnh tranh gay gắt thì biên thấp

Doanh thu tăng nhưng giá vốn tăng nhanh hơn là nguyên nhân khiến lợi

nhuận gộp giảm và ngược lại Cụ thể: Giá nguyên liệu sữa tăng + giá bán không đổi  Biên lợi nhuận giảm

Các phương pháp kế toán khác nhau sẽ cho ra giá vốn và lãi gộp khác nhau

(như FIFO, LIFO, bình quân gia quyền, thực tế đích danh, chính sách khấu hao)

DN đổi chính sách kế toán sẽ làm thay đổi toàn bộ KQKD

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Lưu ý khi phân tích giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp

Trang 16

Khác biệt chính sách làm giảm khả năng so sánh

Trang 18

Bản chất: là chi phí gián tiếp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của DN như quảng cáo,

marketing, chiết khấu… và chi phí liên quan đến bộ máy quản lý, văn phòng.

Ý nghĩa: là 2 khoản chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận, không quảng

cáo/chiết khấu không bán được hàng, không có lãnh đạo giỏi không quản lý được doanh nghiệp và ra quyết sách đúng Thường xoay quanh 1 tỷ lệ nhất định.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chi phí bán hàng và chi phí QLDN

Trang 19

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

VNM- Cấu trúc chi phí bán hàng

Trang 20

Tỷ lệ chi phí bán hàng tăng liên tục: 1) Lĩnh vực DN hoạt động ngày càng cạnh

tranh, phải duy trì thị phần bằng các chương trình quảng cáo, chiết khấu…Tiềm ẩn rủi ro và cho thấy lợi thế cạnh tranh của DN không cao 2) DN

có kế hoạch tiêu diệt đối thủ, thâu tóm thị trường

Tỷ lệ chi phí QLDN tăng hoặc giảm đột biến: 1) Tăng: DN tăng mạnh quỹ

lương để giữ chân lãnh đạo chủ chốt 2) Giảm: DN cắt giảm quỹ lương do gặp

khó khăn hoặc tạo áp lực để thay máu lãnh đạo

Chi phí bán hàng và QLDN vượt quá lợi nhuận gộp: 1) Khả năng cạnh tranh

của DN quá yếu; 2) DN đang bành trướng hoạt động, chấp nhận lỗ để giành thị

phần

Chi phí QLDN cao đột biến có thể do trích lập các khoản dự phòng giảm dự

phòng khoản phải thu khó đòi, các khoản tiền phạt…

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lưu ý: Chi phí bán hàng và chi phí QLDN

Trang 21

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

AGF: Chi phí QLDN tăng đột biến do dự phòng

Trang 22

Bản chất: là khoản tiền thu được từ lãi tiền gửi, cho vay, đầu tư tài chính, hoàn

nhập tỷ giá và khoản tiền chi trả cho chi phí lãi vay, dự phòng đầu tư, lỗ tỷ giá…

Ý nghĩa: thể hiện chiến lược của ban lãnh đạo trong việc sử dụng nguồn lực tài

chính dư thừa (nếu có) vào việc gì? Cho biết gánh nặng lãi vay đối với các DN vay

nợ nhiều và rủi ro từ các khoản lãi vay này đến KQKD chung

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Doanh thu và chi phí tài chính

Trang 23

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

VNM- Cấu trúc doanh thu, chi phí tài chính

Trang 24

Doanh thu tài chính Chi phí tài chính

Lãi tiền gửi, tiền cho vay… Lãi tiền vay

Cổ tức, lợi nhuận được chia Chiết khấu thanh toán

Lãi chênh lệch tỷ giá Lỗ chênh lệch tỷ giá

Thu nhập từ HĐ góp vốn LDLK Chi từ HĐ góp vốn LDLK Dự phòng đầu tư NH-DH

Xem xét sự biến động của các chỉ tiêu thành phần qua chuỗi thời gian 5-7 năm:

• Biến động lãi tiền gửi, cho vay Xem xét trong tương quan với các khoản mục trên Bảng CĐKT (Tiền & tương đương tiền, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn…)

• Biên Chi phí lãi vay/Doanh thu, Chiết khấu thanh toán/Doanh thu

• Biến động của Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá ròng qua các năm

• Biến động của Chi phí dự phòng đầu tư tài chính, so sánh tổng Dự phòng tài chính với tổng giá trị gốc của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn-dài hạn

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Doanh thu và chi phí tài chính

Trang 25

Tỷ lệ Doanh thu tài chính/Doanh thu thuần cao: doanh nghiệp tập trung vào

đầu tư tài chính, mảng kinh doanh cốt lõi không được chú trọng hoặc không còn tiềm năng tăng trưởng

Tỷ lệ Lợi nhuận tài chính/LNTT cao: (ngoại trừ các DN chuyên về đầu tư tài

chính) cho thấy DN đang dư thừa nguồn lực hoặc không tập trung đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi hoặc chưa có dự án đầu tư khả thi

Tỷ lệ Chi phí tài chính/LN gộp: DN đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn

vay hoặc do biến động về tỷ giá  Rủi ro lớn khi lãi suất tăng, tỷ giá thay đổi  LNST giảm

Biến động tỷ giá có thể tạo ra các khoản lãi / lỗ bất thường đối với các DN có

tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu nguyên liệu cao, hoặc tỷ trọng vay nợ ngoại tệ lớn

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lưu ý: Doanh thu và chi phí tài chính

Trang 26

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

GMD: Lãi đột biến từ thoái vốn năm 2018

Trang 27

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

SHN: Lợi nhuận tài chính đột biến có đáng tin cậy

Trang 28

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

SHN: Lợi nhuận tài chính đột biến có đáng tin cậy

Trang 29

Bản chất: là các khoản lợi nhuận/lỗ bất thường xuất phát từ việc thanh lý tài sản

(TSCĐ, bản quyền, đánh giá lại tài sản, bồi thường kiện tụng, tranh chấp, các

khoản tiền phạt khác…)

Ý nghĩa: trong nhiều trường hợp là “cứu cánh” cho các DN có kết quả kinh doanh

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lợi nhuận khác và lỗ khác

Trang 30

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

HNM: Lợi nhuận khác giúp thoát lỗ năm 2012

Trang 31

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

PVD: Lợi nhuận 2018 phụ thuộc vào lợi nhuận khác

Trang 32

Lợi nhuận bất thường > Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD: tạo EPS đột biến

trong một số năm, gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư về tiềm năng của DN

Lợi nhuận bất thường bù đắp cho khoản lỗ từ HĐKD: DN đang gặp tình

trạng khó khăn

Lợi nhuận bất thường ảo từ chuyển nhượng vốn góp giữa các công ty liên quan

nhằm phục vụ mục đích riêng của ban lãnh đạo

Tỷ lệ Lợi nhuận khác/Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD cao trong 2-3 năm liên tiếp: DN có dấu hiệu bất thường, cần hết sức thận trọng.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lưu ý: Lợi nhuận khác và lỗ khác

Trang 33

Bản chất: là khoản tiền trích ra từ lợi nhuận mà DN phải nộp cho nhà nước.

Ý nghĩa: cho biết DN có đang thuộc diện ưu đãi thuế hay không, giải thích nguyên

nhân các trường hợp thuế phải nộp tăng đột biến

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 34

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Thuế thực tế khác biểu thuế suất TNDN

Trang 35

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CNG- Lợi nhuận 2017 giảm nhưng thuế tăng

Trang 36

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CNG- Lợi nhuận 2017 giảm nhưng thuế tăng

Trang 37

Thuế suất tính toán thông qua BCTC có thể cao hơn mức thuế thực tế (22%,

từ 2016 là 20%) do DN không được loại trừ các khoản thu nhập chịu thuế (như

chuyển nhượng BĐS) hoặc không được ghi nhận nhiều loại chi phí (như tiền

phạt, chi phí vượt quy định của pháp luật…)

Các khoản lợi nhuận từ Cty liên doanh liên kết (DN sở hữu từ 20% - dưới 51%) không bị đánh thuế để tránh bị đánh thuế 2 lần  Nhiều DN tận dụng

quy định này để tăng lợi nhuận trên sổ sách  Tăng EPS

Ví dụ: DN A đầu tư vào DN B, DN B lãi 100 tỷ, không chia cổ tức bằng tiền mặt Nếu A sở hữu 19,9% cổ phần của B sẽ không được hạch toán khoản lãi này vào KQKD trong năm, nhưng nếu A sở hữu 20% cổ phần của B, A sẽ có thêm 20 tỷ lợi nhuận từ cty liên doanh liên kết gộp vào LNST.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lưu ý: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 38

Bản chất: Là khoản lợi nhuận cuối cùng mà cổ đông nhận được.

Ý nghĩa: cho biết DN lãi bao nhiêu trên sổ sách, là cơ sở để so sánh hiệu quả của

doanh nghiệp với các đối thủ thông qua tăng trưởng lợi nhuận, biên lợi nhuận ròng, chỉ số ROE

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lợi nhuận sau thuế và EPS

Trang 39

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

VIC: Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ

Trang 40

DN có lợi nhuận nhưng dòng tiền HĐKD vẫn liên tục âm (trường hợp của

HNM), do đó luôn phải đối chiếu LNST và dòng tiền HĐKD qua các năm

DN có lợi nhuận nhưng biên lợi nhuận ròng thấp hơn mức bình quân ngành

trong 1 thời gian dài, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thấp

Biên lợi nhuận ròng cao nhưng chỉ số ROE thấp hơn so với mặt bằng chung

cho thấy vốn đầu tư của cổ đông không được DN tận dụng hiệu quả

• LNST để tính EPS chưa điều chỉnh theo thông tư 200 BTC, loại bỏ quỹ KTPL

Nhầm lẫn trong cách tính EPS:

Đúng : EPS = LNST HN công ty mẹ/Lượng cổ phiếu lưu hành bình quân.

Sai : EPS = LNST HN công ty mẹ/ Lượng cổ phiếu đang lưu hành

Sai : EPS = LNST /Lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lưu ý: Lợi nhuận sau thuế và EPS

Trang 42

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

TÀI SẢN NGẮN HẠN

• Tiền và tương đương tiền

• Các khoản phải thu ngắn hạn

• Các khoản đầu tư ngắn hạn

• Hàng tồn kho

TÀI SẢN DÀI HẠN

• Tài sản cố định

• Tài sản dở dang dài hạn

• Các khoản đầu tư dài hạn

• LNST chưa phân phối và các quỹ

Trang 43

Bản chất: là lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng mà doanh nghiệp đang nắm tại

ngày lập báo cáo

Ý nghĩa: Dùng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, thanh toán của doanh nghiệp Thường

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tiền và tương đương tiền

Trang 44

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

JVC: Rủi ro khi tiền tại quỹ lớn vào năm 2015

Trang 45

Bản chất: là khoản tiền bán hàng mà doanh nghiệp chưa thu được.

Ý nghĩa: Khả năng tiêu thụ hàng hóa của DN nhanh hay chậm, đắt hay ế Phụ thuộc

vào chính sách bán hàng (cho chậm trả của DN – số ngày phải thu tiền) Thường được

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Các khoản phải thu ngắn hạn

Trang 46

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

VNM: Cấu thành khoản phải thuGiá trị khoản phải thu

Trích lập dự phòng khoản phải thu

Trang 47

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

AMD: Tăng vốn, tăng mạnh phải thu năm 2018

Trang 48

Phụ thuộc vào đặc thù ngành Ví dụ: Tiêu dùng nhanh (<30 ngày), nữ trang

(~120 ngày), săm lốp (~50 ngày), xăng dầu (2 ngày)

Số ngày phải thu quá cao (so với TB ngành): Bị khách hàng chiếm dụng vốn,

thiếu tiền để mua nguyên liệu, sản xuất…

Số ngày phải thu quá thấp (so với TB ngành): nếu đi kèm với doanh thu tăng

trưởng đều, chứng tỏ DN có lợi thế riêng so với đối thủ Nếu doanh thu tăng trưởng chậm, chứng tỏ DN đang mất lợi thế cạnh tranh do chính sách thanh toán không linh hoạt

Khoản phải thu với bên liên quan quá cao trong thời gian dài: có khả năng

doanh thu ảo, bán hàng lòng vòng giữa 1 nhóm DN nhằm thổi doanh thu

Khoản phải thu với 1 khách hàng chiếm tỷ trọng lớn: Rủi ro phụ thuộc vào

khách hàng lớn này, khả năng cạnh tranh thấp

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Lưu ý: Các khoản phải thu ngắn hạn

Trang 49

Bản chất: là giá trị của nguyên vật liệu và thành phẩm lưu trong kho của DN.

Ý nghĩa: Cho biết nguyên liệu, hàng hóa phải lưu kho bao nhiêu lâu trước khi

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Hàng tồn kho

Trang 50

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

VNM: Cấu thành và dự phòng hàng tồn kho

Trang 51

Dễ nhầm lẫn giữa lưu kho nguyên liệu và lưu kho thành phẩm 1) Nếu số

ngày lưu kho nguyên liệu cao, đi kèm với doanh thu vẫn đang trưởng đều  Doanh nghiệp tích trữ nhiều nguyên liệu để tránh rủi ro biến động giá hoặc tận dụng thời điểm giá rẻ 2) Nếu hàng hóa thành phẩm lưu kho quá lâu (hơn mức

TB ngành), kết hợp với doanh thu tăng trưởng chậm  Hàng bán chậm, ế

Có thể cao hoặc thấp đột biến do tính mùa vụ: Ví dụ như tích trữ hàng hóa

phục vụ cho mùa tết, hoặc trước khi nhà máy ngừng hoạt động để bảo dưỡng  Hàng tồn kho tăng mạnh

Hàng tồn kho quá thấp (% Tài sản, so trung bình ngành), đi kèm doanh thu

tăng trưởng tốt: Rủi ro thiếu hụt hàng hóa, không đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng (sản phẩm bán chạy)

Hàng tồn kho quá cao (% tài sản), ngày lưu kho cao, phát sinh chi phí/ứ

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Lưu ý: Hàng tồn kho

Trang 52

Bản chất: là các khoản tiền gửi ngắn hạn, các loại chứng khoán, giấy tờ có giá có

thời gian nắm giữ dưới 12 tháng, các khoản cho vay ngắn hạn…

Ý nghĩa: cho biết doanh nghiệp làm gì với nguồn tiền dư thừa chưa dùng đến (gửi

ngân hàng, lướt sóng cổ phiếu, giấy tờ có giá, cho DN khác vay ngắn hạn )

Không có quy chuẩn chung cho khoản mục này

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đầu tư ngắn hạn

Trang 53

Khoản đầu tư ngắn hạn lớn, trong đó phần lớn là tiền gửi ngắn hạn) cho thấy

doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn bão hòa, chưa có dự án mới để đầu tư

Dễ nhầm lẫn nếu chỉ xem xét số liệu 1 năm do bảng CĐKT chỉ là ảnh chụp DN

tại ngày lập báo cáo  Xem xét số liệu ít nhất 3 năm gần nhất

Đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu niêm yết/chưa niêm yết: là hình thức lướt sóng

cổ phiếu  Nếu không phải là DN chuyên về đầu tư tài chính, điều này cho thấy

DN không tập trung vào HĐKD chính, chấp nhận mức độ rủi ro cao Có rủi ro chuyển từ ngắn hạn thành dài hạn

Đầu tư ngắn hạn thông qua cho vay ngắn hạn: cần xem xét kỹ đối tượng cho

vay là ai (như lãnh đạo doanh nghiệp, các công ty liên quan, đối tác…) để phát hiện điểm bất thường Có rủi ro chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Lưu ý: Đầu tư ngắn hạn

Ngày đăng: 24/03/2024, 20:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w