File hướng dẫn về dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp dành cho sinh viên đang học ngành kinh tế, các chuyên viên phân tích đầu tư và cả nhà đầu tư muốn nghiên cứu sâu hơn vào phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Trang 1DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Trang 2MỤC LỤC
I Khái niệm, mục đích và quy trình dự phóng BCTC 3
1 Khái niệm 3
2 Mục đích 3
3 Quy trình dự phóng BCTC 4
II Phương pháp dự phóng 5
1 Dự phóng định lượng 6
1.1 Phương pháp chuỗi thời gian 6
1.2 Phương pháp hồi quy tương quan 12
2 Phương pháp dự phóng định tính 14
2.1 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 14
2.2 Phương pháp Delphi 15
2.3 Phương pháp GrassRoots 16
2.4 Phương pháp khảo sát ý kiến khách hàng 16
III Dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp 16
1 Dự phóng vĩ mô, ngành 16
1.1 Yếu tố vĩ mô 16
1.2 Yếu tố ngành 18
2 Nguyên tắc dự báo báo cáo tài chính 24
2.1 Chu trình dự báo báo cáo tài chính 24
2.2 Khoảng thời gian dự báo chi tiết 24
3 Dự phóng Kết quả hoạt động kinh doanh 25
3.1 Dự phóng Doanh thu 25
a Dự phóng doanh thu thông qua quy mô toàn thị trường 26
b Dự phóng doanh thu từ sản lượng và giá bán 27
3.2 Dự phóng Giá vốn hàng bán 28
Trang 33.4 Dự phóng Doanh thu tài chính 33
3.5 Dự phóng Chi phí lãi vay 36
3.6 Dự phóng Doanh thu khác và Chi phí khác 36
3.7 Dự phóng Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 37
4 Dự phóng bảng Cân đối kế toán 37
4.1 Dự phóng Tài sản ngắn hạn 37
4.2 Dự phóng Tài sản dài hạn 39
4.2.1 Dự phóng Tài sản cố định 39
4.2.2 Dự phóng các khoản Đầu tư tài chính dài hạn 40
4.3 Dự phóng các Khoản phải trả ngắn hạn 40
4.4 Dự phóng Nợ vay 41
4.4.1 Dự phóng Nợ vay dài hạn 41
4.4.2 Dự phóng Nợ vay ngắn hạn 42
4.4.3 Cash Sweep 45
a Tác động của việc sử dụng “cash sweep” lên các báo cáo tài chính 45
b Vấn đề vòng lặp 45
c Cách thức hoạt động của “Cash sweep” 46
d Vấn đề trong quá trình sử dụng “Cash sweep” 47
4.5 Dự phóng Vốn chủ sở hữu 47
5 Dự phóng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 48
Trang 4DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I Khái niệm, mục đích và quy trình dự phóng BCTC
1 Khái niệm
Dự phóng báo cáo tài chính là việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán,báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tương lai dựa trên giả định liên quan đến hoạt động của doanhnghiệp, ví dụ, năng lực sản xuất, cung cầu, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp…
2 Mục đích
Dự phóng báo cáo tài chính là một bước quan trọng trong nhiều công việc như: lập ngân sách, đầu
tư dự án, định giá…
- Đối với lập ngân sách, việc dự báo báo cáo tài chính giúp nhà quản lí phát hiên
vấn đề về sự thiếu hụt dòng tiền và những vấn đề tài chính mà doanh nghiêp̣ được nhữngcó thể gặpphải Dự báo báo cáo tài chính còn giúp doanh nghiêp̣ xác đin h lươn g tiền mặt cần nămgiữ và lươn g tiền măt cần để đáp ứ ng các nhu cầu cần thiết như trả nhà cung cấp, trả cáckhoản nợ phải trả, mua tài sản cố định và trang trải các khoản chi phí khác
- Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm mới, thay thế tài sản đang sử dụng hoặc mở rộng dâychuyền sản xuất được thẩm đin h bằng nhiều phương pháp khác nhau như hiên giá thuần(NPV) hay tỷ suất hoàn vốn nôị bộ(IRR) cũng đòi hỏi sựchuẩn xác trong viêc̣ dự báo dòngtiền thuần phát sinh trong tương lai của dựán Dự phóng đánh giá hiệu quả của dự án, giúpđưa ra quyết định đầu tư và lựa chọn dự án đầu tư mang lại lợi ích cao nhất cho công ty
- Đối với các quyết định đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư và phân tích chứng khoán sử dụng
dự phóng báo cáo tài chính để xác định giá trị nội tại của công ty
Trang 53 Quy trình dự phóng BCTC
Quy trình dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm 5 bước sau:
Lập kế hoạch
dự phóng
• Xác định mức độ chi tiết của dự phóng tùy theo mục đích dự phóng
• Xác định thời gian dự phóng dựa vào phân tích quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng hiện tại và mức độ cạnh tranh trong ngành
Thu thập và
phân tích dữ
liệu
• Kết hợp các thông tin tài chính và phi tài chính (vĩ mô, ngành, công ty)
để đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
• Xác định các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty
• Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét và dự báo xu hướng
Đưa ra giả định
dự phóng
• Lựa chọn phương pháp dự phóng phù hợp và kết quả phân tích, đánh giá dữ liệu để đưa ra các giả định về kinh tế vĩ mô, ngành, hoạt động kinh doanh của công ty
• Kiểm tra tính hợp lý của các giả định dựa vào các chỉ số tài chính Cần phải giải thích rõ nguyên nhân nếu có sự thay đổi lớn trong các chỉ số này.
Dự phóng BCTC • Sử dụng các giả định để lập BCTC: bảng cân đối kế toán, kết quả hoạtđộng kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
• Hàng quý, hàng năm khi công ty công bố BCTC Cập nhật dự
phóng • Công ty công bố thông tin ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh
• Khi có sự kiện ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của công ty: chính sách pháp luật, yếu tố vĩ mô
Trang 6II Phương pháp dự phóng
Sử dụng các phương pháp dự phóng để chuyển kết quả phân tích, đánh giá các thông tin liên quanđến hoạt động và môi trường kinh doanh của công ty thành các giả định dự phóng Dự phóng baogồm hai phương pháp: dự phóng định lượng và dự phóng định tính
Dự phóng định lượng Dự phóng định tính
Khái niệm Sử dụng các dữ liệu thống kê và
thông qua các công thức toán học để
dự báo cho tương lai
Dự phóng dựa vào khảo sát ý kiến banlãnh đạo, nhân viên kinh doanh,chuyên gia, khách hàng…
Giả định Dự phóng định lượng giả định rằng
các mẫu hình và xu hướng trong quákhứ sẽ lặp lại trong tương lai
Dự phóng định tính giả định rằng banlãnh đạo, chuyên gia… là những người
am hiểu về công ty và ngành nên họ cóthể đưa ra các dự báo chính xác về hoạtđộng kinh doanh của công ty
Kỹ thuật dự
phóng - Dãy số thời gian Trung bình động
Tăng giảm bình quân
Xu hướng
- Hồi quy tương quan
- Phương pháp ý kiến chuyên gia
- Sử dụng khi không có dữ liệu quá khứ
- Phản ánh được các yếu tố không đolường được vào trong dự phóng
- Mang tính chủ quan, không đồng nhất
và phụ thuộc vào nhận thức và tâm lýcủa người đưa ra dự phóng
- Có thể bị điều chỉnh để phục vụ mụcđích của người đưa ra dự phóng
Trang 7sách kinh tế, chiến lược kinhdoanh… - Người dự phĩng thường bị ảnh hưởnglớn bởi các thơng tin hiện tại.
Áp dụng - Khi cĩ dữ liệu quá khứ đủ dài và
tin cậy - Khi phân tích những dữ liệu khơng cĩsẵn hoặc cĩ nhưng khơng đầy đủ
- Khi mơi trường kinh doanh thay đổinhanh
Kết hợp giữa hai phương pháp định lượng và định tính:
Phương pháp dự phĩng định lượng rất dễ sai sĩt khi đưa ra giả định những sự kiện tương lai sẽphản ánh những hành vi trong quá khứ, do vậy, phương pháp định lượng cần phải cĩ ý kiến chuyêngia trong lĩnh vực nghiên cứu Sự kết hợp giữa hai phương pháp định lượng và định tính sẽ nângcao hiệu quả giải thích, cũng như độ tin cậy của mơ hình dự phĩng
1 Dự phĩng định lượng
Dự phĩng định lượng giả định rằng các mẫu hình và xu hướng trong quá khứ sẽ lặp lại trong tươnglai Người dự phĩng sử dụng các kỹ thuật dự phĩng định lượng phù hợp xác định mối quan hệ giữacác biến hoặc xác định xu hướng trong quá khứ để đưa ra dự phĩng cho các năm tiếp theo
Dữ liệu ổn định (khơng cĩ xu hướng, chu kỳ) - Nạve model
- Phương pháp trung bình
Dữ liệu cĩ tính xu hướng (tăng, giảm) - Phương pháp xu hướng
Dữ liệu chịu ảnh hưởng của yếu tố khác - Phương pháp hồi quy tương quan
1.1 Phương pháp chuỗi thời gian
Nạve model: Giả định rằng các kỳ dự phĩng bằng với kỳ hiện tại
F t = Y t-1
Trong đĩ:
Ft: giá trị dự phĩng tại năm t
Yt-1: giá trị thực tế tại năm t-1
Áp dụng: khi dữ liệu hiện tại cĩ ảnh hưởng lớn đến các năm dự phĩng
Trung bình trượt giản đơn: Dự báo trên cơ sở lấy trung bình của các dữ liệu đã qua, trong
đĩ các nhu cầu của các giai đoạn trước đều cĩ trọng số như nhau
Trang 8Áp dụng: khi dữ liệu các năm trong quá khứ có ảnh hưởng bằng nhau đến năm dự phóng.
F t = (Y t-1 + Y t-2 + … + Y t-n ) / n
Trong đó:
Ft: giá trị dự phóng năm t
Yt-n: giá trị thực tế tại năm t-n
n: hệ số trượt (thời đoạn)
Vấn đề khi lựa chọn “n”
- Khi tăng giá trị của “n”, giá trị dự báo sẽ ít phản ánh sự thay đổi
- Khi giảm giá trị của “n”, giá trị dự báo sẽ phản ánh đúng sự thay đổi gần nhất của
dữ liệu Tuy nhiên, giá trị “n” nhỏ sẽ cho kết quả dự báo có sự dao động lớn nhấtgiữa các thời đoạn (tính ổn định thấp)
- Cách thức xác định giá trị số kỳ trượt “n”: Khi sử dụng phương pháp trung bình
động đòi hỏi phải xác định “n” sao cho sai số dự báo là nhỏ nhất, đó chính là côngviệc của người dự báo, “n” phải điều chỉnh thường xuyên tuỳ theo sự thay đổi tínhchất của dòng nhu cầu Để chọn “n” hợp lý cũng như để đánh giá mức độ chính xáccủa dự báo người ta căn cứ vào các chỉ tiêu đo lường sai số dự báo như: MAD,MSE, MAPE
- Các chỉ tiêu đo lường sai số dự báo thường được sử dụng:
Sai số dự báo = Dữ liệu – Dự báo =y t - ŷ t
Sai số tuyệt đối MAD (Mean Absolute Deviation)
MAD = ∑ | Dữ liệu – Dự báo | / n
Sai số bình phương MSE (Mean Squared Error)
MSE = ∑ (Dữ liệu – Dự báo)2/ n
Phần trăm tương đối MAPE (Mean Absolute Percent Error)
MAPE = ∑ (| Dữ liệui– Dự báoi|/Dữ liệui) / n
Trang 9- Ví dụ cho phương pháp bình quân di động giản đơn:
Trang 10F 2016 = (A 2012 + A 2013 + A 2014 + A 2015 ) / 4 = (130 + 110 + 90 + 120) / 4 =112.5
F 2016 = (A 2011 + A 2012 + A 2013 + A 2014 + A 2015 ) / 5 = (75 + 130 + 110 + 90 + 120) / 5 =105
Thông qua giá trị của các chỉ số đo lường sai số MAD, MSE, MAPE, giá trị k = 4 cho sai sốthấp nhấtlựa chọn k = 4 sẽ cho kết quả dự báo theo phương pháp bình quân di dộng giảnđơn tốt nhất
Trung bình trượt trọng số: Dự báo trên cơ sở lấy trung bình của các dữ liệu đã qua, trong
đó các nhu cầu của các giai đoạn gần nhất có trọng số lớn hơn so với các giai đoạn trước
- Quy tắc đặt trọng số: thông thường, giá trị trọng số áp dụng cho các dữ liệu gần
nhất sẽ lớn nhất Ví dụ: có n dữ liệu thì dữ liệu mới nhất găn trọng số n, dữ liệu mớitiếp theo găn trọng số (n-1)…dữ liệu cuối cùng găn trọng số bằng 1 Điều này chophép dữ liệu gần hơn sẽ tác động lớn hơn đến giá trị trung bình dịch chuyển Giátrị của n càng tăng sẽ làm trơn đường dự báo, tuy nhiên lại làm giảm độ nhạy của
dự báo
- Ví dụ cho phương pháp bình quân di động có trọng số:
Trang 11Năm Doanh thu Trọng số Trượt 4 năm MAD MSE MAPE
Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Phương pháp này được sử dụng
trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy sốthời gian có dạng gần giống như cấp số cộng)
∆ y = (y n – y 1 ) / (n-1)
Mô hình dự báo:
Trong đó:
ŷ n+L = y n + ∆ y. L
ŷn+L: mức độ dự đoán ở thời gian (n+L) yn:
mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
Trang 12∆y: Lượng tăng, giảm tuyệt đối bình quân
L: tầm xa của dự đoán (L=1,2,3…năm)
Ví dụ: Giá trị doanh thu của một doanh nghiệp A qua các năm như sau:
Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân: Thường áp dụng trong trường hợp các mức
độ của dãy số biến động theo thời gian có tộc độ phát triển (hoặc tốc độ tăng, giảm) từng
kỳ gần nhau (dãy số thời gian có dạng gần như cấp số nhân) Phương pháp này được ápdụng khi tốc độ phát triển hoàn toàn xấp xỉ nhau
tầm xa của dự đoán (L=1,2,3…năm)
t: tốc độ phát triển bình quân hàng năm
Trang 13 Xu hướng: Với các điều kiện về hoạt động của công ty và môi trường kinh doanh không
thay đổi lớn thì có thể đưa ra giả định rằng khoản mục dự phóng sẽ tiếp tục xu hướng trongquá khứ Sử dụng hồi quy cho dữ liệu quá khứ để xác định xu hướng:
F t = a + bY t-1
Trong đó:
Yt: giá trị dự phóng năm t của khoản mục dự phóng
Yt-1: giá trị thực tế của khoản mục dự phóng năm t-1a: hệ số chặn
b: hệ số góc
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, a và b được xác định như sau:
Trong đó:
Yt– Nhu cầu dự báo cho kỳ t
Yi – Nhu cầu thực của kỳ i
n – Số kỳ quan sát
1.2 Phương pháp hồi quy tương quan
Khoản mục dự phóng có thể bị tác động bởi một hoặc vài yếu tố khác Phương pháp này sử dụnghồi quy để xác định độ tương quan của khoản mục dự phóng với yếu tố ảnh hưởng trong quá khứ.Sau đó xác định khoản mục dự phóng dựa vào giả định thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng
Hồi quy giản đơn: phương pháp này sử dụng phương trình hồi quy để xác định sự tương
quan giữa khoản mục dự phóng và một yếu tố ảnh hưởng
Y = α + β*X
Trong đó:
Y: Khoản mục dự phóngX: biến độc lập
α: hệ số chặnβ: hệ số gócCác hệ số a, b được tính như sau:
Trang 14Để đánh giá độ chính xác của dự báo bằng phương pháp hồi quy tương quan, ta tính sai sốchuẩn của đường hồi quy tương quan (Sy,x).
Để đánh giá mối liên hệ giữa hai biến số trong mô hình hồi quy tương quan cần tính “Hệ
số tương quan” được ký hiệu r Hệ số này biểu hiện mức độ hoặc cường độ của mối quan
hệ tuyến tính, r nhận giá trị giữa -1 và 1 Hệ số tương quan r được xác định theo công thứcsau:
Tuỳ theo các giá trị r, mối quan hệ giữa hai biến x và y như sau:
- Khi r = ±1, giữa x và y có quan hệ chặt chẽ
- Khi r = 0, giữa x và y không có liên hệ gì
- Khi r càng gần ±1, mối liên hệ tương quan giữa x và y càng chặt chẽ
- Khi r mang dấu dương ta có tương quan thuận, khi r mang dấu âm ta có tương quannghịch
Hồi quy đa biến: Trong mô hình này khoản mục dự phóng, Y, phụ thuộc vào hai hoặc
nhiều yếu tố ảnh hưởng (X1, X2,…Xn) Ta dự báo sự thay đổi của khoản mục dự phóng dựatrên các giả định về sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng trong tương lai theo phương trìnhsau:
Y = α + β 1 X 1 + β 2 X 2 + … + β n X n
Trang 152 Phương pháp dự phóng định tính
Phương pháp này phân tích, đánh giá các thông tin định tính thu thập từ ban lãnh đạo công ty,chuyên gia trong ngành, hay khách hàng để đưa ra các giả định cho mô hình dự phóng
Các nguyên tăc khi sử dụng phương pháp dự phóng định tính:
- Xác định các công việc dự phóng một cách chính xác và cụ thể: Các định nghĩa phải rõràng, tránh sử dụng các từ dễ gây nhầm lẫn
- Tiếp cận một cách khoa học: Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin như phỏng vấn,survey, thực nghiệm…
- Đánh giá kết quả dự phóng một cách hệ thống: Giữ lại tất cả các tài liệu, ghi chép về dựphóng để đánh giá hiệu quả dự phóng sau khi sự kiện dự phóng đã xảy ra
2.1 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp này lấy ý kiến của ban lãnh đạo và các chuyên gia trong ngành
Ban lãnh đạo công ty
Ban lãnh đạo là những người hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty cũng như có thể đưa ra cácquyết định ảnh hưởng lớn đến công ty trong tương lai Do đó, ý kiến của ban lãnh đạo có ảnhhưởng lớn đến công việc dự phóng
Phương pháp dự báo này được sử dụng khá phổ biến để dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp.Trong phương pháp này, cần lấy ý kiến của các nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách cáccông việc quan trọng thường hay sử dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp.Ngoài ra nếu có thể thì lấy thêm ý kiến đánh giá của các cán bộ điều hành trực tiếp trong các bộphận như sản xuất, marketing, kế toán
Phương pháp này sử dụng được kiến thức và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quanđến hoạt động thực tiễn Tuy nhiên nó có nhược điểm là mang yếu tố chủ quan và ý kiến của nhữngngười có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác
Để giảm được tính chủ quan, các thông tin nên được thu thập và phân tích dựa trên các nguồn khácnhau thay vì chỉ dựa vào thông tin được cung cấp bởi ban lãnh đạo công ty Ví dụ, ban lãnh đạocông ty đưa ra dự phóng doanh thu trong 3 năm tới sẽ tăng với tốc độ 15% một năm nhưng theobáo cáo triển vọng ngành thì trong 3 năm tới sẽ chỉ tăng được khoảng 5% một năm do thị trường
đã gần đạt tới điểm bão hòa Trong trường hợp này cần yêu cầu công ty đưa ra các giải thích hợp
lý cho sự khác biệt về tăng trưởng của công ty so với các công ty cùng ngành Thêm vào đó, cầnđánh giá tính khả thi của kế hoạch này thông qua sự hiểu biết về công ty, và ngành của mình.Các thông tin cần thu thập từ ban lãnh đạo công ty:
- Kế hoạch bán hàng
- Kế hoạch sản xuất
- Kế hoạch marketing
Trang 16- Kế hoạch đầu tư
Chuyên gia, nhà phân tích
Các chuyên gia, nhà phân tích là những người có kinh nghiệm trong ngành và đã theo dõi công tytrong một khoảng thời gian đủ dài để hiểu được công ty và các tác động bên trong và bên ngoàiđến tình hình kinh doanh của công ty Do đó, dự phóng báo cáo tài chính cho một doanh nghiệpnên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia này Một công ty có nhiều chuyên gia theo dõi thì sẽ có
dự phóng doanh thu, lợi nhuận sát với thực tế hơn là công ty ít người quan tâm
Phương pháp chuyên gia thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiếncác chuyên gia giỏi trong lĩnh vực mà công ty đang hoạt động
Phương pháp dựa vào ý kiến của chuyên gia được áp dụng hiệu quả trong các trường hợp sau:
- Trong điều kiện còn thiếu thông tin và những thống kê đầy đủ, đáng tin cậy về đặc tính củađối tượng dự báo
- Trong điều kiện có độ bất định lớn của đối tượng dự báo, độ tin cậy thấp về hình thức thểhiện, về chiều hướng biến thiên về phạm vi cũng như quy mô và cơ cấu
- Khi dự báo trung hạn và dài hạn đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố,phần lớn là các nhân tố rất khó lượng hoá đặc biệt là các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội(thị hiếu, thói quen, lối sống, đặc điểm dân cư ) hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật
2.2 Phương pháp Delphi
Phương pháp Delphi dự phóng dựa vào khảo sát ý kiến của một nhóm các chuyên gia trong ngành.Các chuyên gia sẽ trả lời độc lập, không phụ thuộc vào câu trả lời của người khác Các câu hỏiđược chia thành nhiều vòng cho đến khi đạt được sự đồng thuận về dự phóng của các chuyên gia.Câu hỏi của vòng sau dựa trên phân tích, đánh giá kết quả của vòng trước
Phương pháp delphi dựa trên giả định rằng dự phóng của một nhóm chuyên gia sẽ chính xác hơn
dự phóng của từng người Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều thời gian, công sức để thu thập
và phân tích thông tin
Trang 172.3 Phương pháp GrassRoots
Phương pháp này lấy ý kiến dự phóng của nhân viên kinh doanh Nhân viên kinh doanh là ngườihiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng của người tiêu dùng Họ có thể dự báo được lượnghàng hoá, dịch vụ có thể bán được trong tương lai tại khu vực mình bán hàng
Tập hợp ý kiến của nhiều nhân viên kinh doanh tại nhiều khu vực khác nhau, có thể dự báo nhu cầuhàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp
Phương pháp này có nhược điểm là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của nhân viên kinhdoanh Một số người thường có xu hướng đánh giá thấp lượng hàng hoá, dịch vụ có thể bán được
để dễ đạt định mức, ngược lại một số khác lại chủ quan dự báo ở mức quá cao để nâng danh tiếngcủa mình
2.4 Phương pháp khảo sát ý kiến khách hàng
Khách hàng chính là những người quyết định doanh thu của công ty, do đó việc khảo sát kháchhàng là rất cần thiết cho việc dự phóng
Phương pháp này lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp Việcnghiên cứu thường do bộ phận nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chứccác cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửiphiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng
Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng giúp doanh nghiệp không chỉ chuẩn bị dự báonhu cầu của khách hàng mà còn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm,dịch vụ của doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp Tuy nhiên, phươngpháp này đòi hỏi tốn kém về tài chính, thời gian và phải có sự chuẩn bị công phu trong việc xâydựng câu hỏi
III Dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp
Dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, bảng cân đối kế toán, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1 Dự phóng vĩ mô, ngành
Trước khi đưa ra tốc độ tăng trưởng doanh thu của các năm dự phóng cần phân tích, đánh giá cácyếu tố vĩ mô và ngành tác động đến doanh thu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởngngành, cạnh tranh ngành Cụ thể:
1.1 Yếu tố vĩ mô
Tăng trưởng GDP: GDP đang tăng trưởng ở tốc độ như thế nào, mức độ ổn định
của tăng trưởng GDP và triển vọng trong tương lai GDP tăng trưởng nhìn chung
sẽ tác động tốt lên ngành và doanh nghiệp Theo hướng tổng cầu (theo chi tiêu), khi
GPD tăng trưởng tốt cũng tương ứng với việc nhu cầu đầu tư, mua săm trong nềnkinh tế tăng trưởng tốt, từ đó kỳ vọng về ngành và doanh nghiệp cũng tăng theo
Theo hướng tổng cung (theo thu nhập), khi GDP tăng trưởng đồng nghĩa với việc
Trang 18thu nhập trong nền kinh tế đang tăng trưởng, thu nhập khả dụng vì vậy cũng tăngtheo, dẫn đến sức mua của nền kinh tế nói chung cũng tăng lên và làm dự báo khảnăng tăng trưởng cho ngành và doanh nghiệp.
Lạm phát: tình hình lạm phát đang diễn ra như thế nào, các dự báo về lạm phát của
các chuyên gia Đánh giá nguyên nhân gây lạm phát do cầu kéo hay do chi phí đẩy.Đánh giá tác động của lạm phát đối với tình hình SXKD của doanh nghiệp (giá cảyếu tố đầu vào, chi phí lãi vay, sức mua giảm sút…)
Lãi suất: lãi suất tác động vào doanh nghiệp theo hai hướng Lãi suất tác động trực
tiếp vào chi phí vay vốn của doanh nghiệp và gián tiếp thông qua sức mua của dân
cư (khi mặt bằng lãi suất thấp, dân cư có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn gửi tiếtkiệm, do đó sức mua gia tăng) Đánh giá các yếu tố tác động gây nên biến động lãisuất sẽ giúp dự báo được xu hướng lãi suất trong tương lai (cung-cầu tiền tệ, lạmphát kỳ vọng, thâm hụt ngân sách, tỷ giá, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của chínhphủ…)
Tỷ giá: Mức độ ảnh hưởng của tỷ giá tới doanh nghiệp cao hay thấp, tốt hay xấu
tùy thuộc vào việc tỷ giá tăng hay giảm, doanh nghiệp đó xuất siêu hay nhập siêu
và với từng đồng tiền cụ thể liên quan đến doanh nghiệp Nguyên nhân khiến tỷ giábiến động có thể đến từ những chênh lệch giữa cung-cầu tiền tệ, chênh lệch lạmphát, lãi suất, cán cân thanh toán quốc tế, tình hình tăng trưởng kinh tế…
Giá dầu & các yếu tố đầu vào: Giá cả nguyên liệu đầu vào tác động đến chi phí
của tất cả các doanh nghiệp Phần quan trọng nhất trong giá cả hàng hóa đầu vào ởtầng vĩ mô là giá dầu Giá dầu có xu hướng biến động vì sự tập trung của phần lớntrữ lượng dầu trên thế giới tập trung ở một số nhỏ các quốc gia Việc tăng giá dầu
sẽ dẫn tới việc tăng giá thành vận tải và chi phí năng lượng Giá dầu tăng cũng làmgiảm phần thu nhập của người tiêu dùng dành cho các loại hàng hóa khác Ngoài
ra, mỗi ngành công nghiệp khác nhau lại có những yếu tố hàng hóa đầu vào khácnhau, khi phân tích doanh nghiệp, cần xác định rõ các yếu tố đầu vào ảnh hướnglớn tới doanh nghiệp
Chu kỳ kinh tế: Kinh tế đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ kinh tế? Triển vọng kinh
tế trong tương lai sẽ tác động như thế nào đến tình hình hoạt động của công ty?
o Công ty ổn định (hàng tiêu dùng, y tế…): doanh thu ít biến động bởi chu kìkinh tế
o Công ty có tính chu kì (tài chính, xây dựng, bất động sản, năng lượng,nguyên vật liệu cơ bản…): doanh thu thay đổi lớn giữa các giai đoạn củachu kì kinh tế
Trang 19 Thu nhập bình quân đầu người: xem xét tại thị trường chính hoặc thị trường mục
tiêu của công ty, xu hướng tăng/giảm của chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng tới sức muađối với các sản phẩm của ngành, doanh nghiệp đang xem xét
1.2 Yếu tố ngành
Để dự báo ngành hiệu quả, cần phải có những phân tích chuyên sâu về ngành, bao gồm những đặctrưng của ngành, các yếu tố ảnh hưởng tới ngành, các yếu tố cạnh tranh trong ngành
Các yếu tố ảnh hưởng tới ngành
Yếu tố dân số: Yếu tố về dân số bao gồm phân phối về độ tuổi và quy mô dân số
cũng như xu thế biến động trong cơ cấu dân số Nếu dân số có tỷ trọng dân cư ở độtuổi 20-30 cao thì đi cùng với đó, triển vọng cho các ngành xây dựng nhà ở, thiết
bị nội thất và các ngành công nghiệp liên quan sẽ tăng cao Một tỷ lệ dân số già cao
sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ tăng trưởng của các ngànhchăm sóc sức khỏe và những công ty cung cấp dịch vụ hưu trí
Yếu tố vĩ mô: Ngoài yếu tố quan trọng về tăng trưởng GDP, cần quan tâm đến các
yếu tố khác như lãi suất (ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí tài chính của các doanhnghiệp cũng như lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực tài chính) Mức độ tíndụng trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân và các hoạt độngmua săm, tài trợ, đầu tư của doanh nghiệp Lạm phát ảnh hưởng đến chi phí đầuvào, giá bán sản phẩm, lãi suất và mức độ lòng tin vào tăng trưởng của dân cư cũngnhư doanh nghiệp
Chính sách nhà nước: Chính phủ có tác động quan trọng và tính lan tỏa đối với
hoạt động của doanh nghiệp thông qua nhiều kênh đa dạng, bao gồm thuế và cácquy định Khung mức độ thuế áp dụng cho các ngành có thể không biến động nhiềutuy nhiên cần năm rõ sự khác nhau trong việc áp thuế với các sản phẩm khác nhautrong ngành Chính sách nhà nước có vai trò quan trọng trong dự báo tăng trưởngcủa một ngành cụ thể, tiềm năng tăng trưởng của ngành có khả quan hay không phụthuộc nhiều vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước tới ngành
Công nghệ: Công nghệ có thể thay đổi một ngành, một nền công nghiệp đáng kể
thông qua việc cho ra măt những sản phẩm mới hoặc những cải tiến mới mang tínhđột phá Phần cứng máy tính là một ví dụ về ngành đã trải qua sự chuyển dịch lớn,nguồn lực phục vụ cho ngành đã bị dịch chuyển dần về phía ngành phần mềm vàviễn thông
Các yếu tố xã hội: Các ảnh hưởng xã hội liên quan đến cách thức con người làm
việc, vui chơi và chi tiêu mua săm, chất lượng cuộc sống sẽ có tác động to lớn đến
các ngành công nghiệp Ví dụ, khi phụ nữ gia nhập ngày càng nhiều vào lực lượng
lao động, ngành công nghiệp nhà hàng, ăn uống sẽ được lợi do tỷ lệ nấu ăn tại các
Trang 20gia đình thấp đi Các dịch vụ chăm sóc trẻ em, kinh doanh thời trang và các ngànhliên quan cũng chịu tác động mạnh mẽ.
Các yếu tố cạnh tranh của ngành
Rào cản gia nhập ngành: Nguy cơ đến từ thành viên mới gia nhập ngành cụ thể ở
chỗ việc đối thủ mới gia nhập vào ngành có thể làm giảm thị phần của các doanhnghiệp trong ngành qua đó tác động đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp hiện tạitrong ngành Những ngành có rào cản gia nhập tương đối lớn (ví dụ yêu cầu vốnlớn) sẽ dễ dàng duy trì ưu thế về giá bán sản phẩm Sẽ rất khó khăn và tốn kém đểgia nhập những ngành như thép hay sản xuất dầu mỏ Những ngành này có rào cảnlớn gia nhập đối với thành viên mới và do đó ít có nguy cơ cạnh tranh đến từ cácthành viên mới Để đánh giá rào cản gia nhập, cần xác định những yếu tố cản trở
sự gia nhập đối với từng ngành là gì? Ví dụ “lợi thế kinh tế nhờ quy mô” là một ràocản, khi đó các doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành phải đảm bảo một quy môhoạt động đủ lớn để sinh lời, điều đó là tương đối khó đối với một thành viên mớikhi thị phần ban đầu còn thấp Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá rào cản gia nhậpngành:
Lợi thế về quy mô (Economic of scale)
Đặc trưng hóa sản phẩm
Yêu cầu về vốn
Khả năng gia nhập hệ thống phân phối
Chính sách của chính phủ
Nguy cơ từ sản phẩm thay thế: Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế sẽ có tác động
ngược chiều đến cầu sản phẩm của doanh nghiệp nếu khách hàng lựa chọn sảnphẩm khác để đáp ứng nhu cầu Sản phẩm thay thế sẽ hạn chế tiềm năng về lợinhuận của một ngành vì chúng giới hạn giá của công ty có thể đưa ra bởi tăng độ
co giãn của giá theo cầu hàng hóa Mức độ khác biệt của các sản phẩm trong mộtngành càng cao, sẽ ít cạnh tranh về giá trong ngành đó Các yếu tố cần xem xét khiđánh giá nguy cơ từ sản phẩm thay thế:
Chi phí chuyển đổi
Giá bán-chất lượng của sản phẩm thay thế
Sức mạnh trả giá của nhà cung ứng: Sức mạnh trả giá của nhà cung ứng có thể
tăng giá hoặc hạn chế nguồn cung của các yếu đố đầu vào quan trọng của một công
ty Nhà cung ứng sẽ có nhiều sức mạnh hơn nếu chỉ có số ít các nhà cung ứng vàcác sản phẩm của họ bị giới hạn bởi số lượng, trữ lượng Các yếu tố đầu vào ảnh
Trang 21sức mạnh trả giá của nhà cung ứng là yếu tố quan trọng tác động đến lợi nhuận củadoanh nghiệp Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá sức mạnh của nhà cung ứng:
Số lượng nhà cung cấp đầu vào
Nguyên liệu thay thế
Tỷ trọng chi phí đầu vào của nhà cung ứng trong cơ cấu giá vốn sản phẩm
Ngành đang xem xét có phải khách hàng quan trọng của chuỗi cung ứng hay không
Sự khác biệt sản phẩm của nhà cung ứng
Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng
Cạnh tranh giữa các nhà cung ứng
Sức mạnh trả giá của khách hàng: ) Sức mạnh mặc cả của người mua trong một
ngành công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh đối với người bán và ảnhhưởng đến khả năng của người bán tìm kiếm lợi nhuận Người mua có sức mạnhtrả giá có thể gây áp lực bán hạ giá, nâng cao chất lượng sản phẩm và cung cấpnhiều hơn và tốt hơn dịch vụ Tất cả những điều này là chi phí đối với người bán.Người mua mạnh có thể làm cho một ngành cạnh tranh hơn và giảm tiềm năng lợinhuận cho các DN tham gia Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá sức mạnh củakhách hàng:
Số lượng người mua
Sản phẩm thay thế
Mức độ quan trọng của nhóm khách hàng với DN
Mức độ khác biệt sản phẩm trong ngành
Chi phí chuyển đổi của khách hàng
Mức độ cạnh tranh thị trường của khách hàng
Cạnh tranh nội bộ ngành: Vị thế của công ty so với đối thủ? Công ty có những lợi
thế cạnh tranh gì và có thể duy trì được các lợi thế đó trong tương lai không? Duytrì được trong bao lâu? Công ty có thể chiếm được thị phần của đối thủ không?Cường độ cao trong cạnh tranh trong ngành giảm tiềm năng lợi nhuận của các công
ty hiện có Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá cạnh tranh nội bộ ngành:
Quy mô của các đối thủ cạnh tranh
Tốc độ tăng trưởng của ngành
Chi phí cố định
Khác biệt sản phẩm, chi phí chuyển đổi
Trang 22 Sản lượng sản xuất
Rào cản thoái lui
Các yếu tố nội tại khác của ngành
Vòng đời ngành: Các ngành cũng như các doanh nghiệp riêng lẻ có những xu
hướng phát triển theo thời gian, và thường thay đổi đáng kể trong tốc độ tăng trưởng
và mức lợi nhuận qua các giai đoạn Một mô hình hữu ích cho việc phân tích sựphát triển của một ngành là mô hình vòng đời ngành, trong đó xác định các giaiđoạn tuần tự mà một ngành thường đi qua Năm giai đoạn của một mô hình vòng
đời ngành là phôi thai, tăng trưởng, rung lắc, trưởng thành và suy giảm Mỗi giai
đoạn được đặc trưng bởi các cơ hội và các mối đe dọa khác nhau Bằng việc đánhgiá mức độ biến động các chỉ tiêu của ngành, có thể xác định tương đối được vị tríhiện tại của ngành đang xem xét ở đâu trong vòng đời của ngành Các dấu hiệu cầnxem xét khi đánh giá vòng đời bao gồm:
Tăng trưởng doanh thu (có thể so sánh với tăng trưởng GDP);
Tăng trưởng lợi nhuận;
Tăng trưởng về mức cầu sản phẩm của thị trường;
Mức độ đầu tư của ngành;
Mức độ giảm giá đi kèm mở rộng quy mô (lợi thế kinh tế từ quy mô), mức
độ lấp đầy công suất của ngành;
Khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới;
Các hoạt động tái cấu trúc, M&A
Mức độ tập trung của ngành: Mức độ tập trung của ngành cao chưa phải là sự
đảm bảo về sức mạnh giá của ngành đó Mặc dù mức độ tập trung không phải làđảm bảo cho sức mạnh về giá tuy nhiên một thị trường phân tán sẽ tạo nên sự cạnhtranh mạnh trong ngành Khi có nhiều thành viên gia nhập ngành, công ty khôngthể tự quyết được giá cả, giá cả đầu ra của công ty sẽ bị phụ thuộc Hai chỉ số quantrọng để đánh giá mức độ tập trung của một ngành:
Chỉ số tập trung (Concentration Ratio) là chỉ số thể hiện tỷ trọng của những
doanh nghiệp lớn nhất trong ngành so với toàn ngành Những ngành mà cóchỉ số tập trung càng thấp thì mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trongngành càng lớn và ngược lại
Trang 23 Chỉ số HHI: Mức độ tập trung của ngành có thể được tính toán dựa vào chỉ
số Herfindahl - Hirschmann Index (HHI) Chỉ số HHI có giá trị từ 0 đến 1,giá trị của chỉ số HHI càng lớn cho thấy mức độ tập trung càng cao, cạnhtranh càng ít và ngược lại
Với:
n: Số lượng công ty hoạt động trong một ngành
Ti :vốn hóa của công ty iT: Tổng giá trị vốn hóa của tất cả các công ty trong ngành
Quy mô hiện tại và tiềm năng của ngành: Năng lực sản xuất của ngành có tác
động rõ ràng về sức mạnh định giá Tình huống trong đó nhu cầu vượt quá khả năngcung cấp ở mức giá hiện tại, điều này sẽ làm tăng sức mạnh giá và lợi nhuận củacác doanh nghiệp Dư thừa công suất, với nguồn cung cấp lớn hơn nhu cầu với giáhiện hành, sẽ dẫn đến áp lực giảm giá và lợi nhuận thấp trên vốn của doanh nghiệp.Cần xác định được công suất hiện tại của ngành và kế hoạch đầu tư mở rộng quy
mô trong tương lai Công suất được cố định trong ngăn hạn và có thể thay đổi trongthời gian dài Nói cách khác, nếu có đủ thời gian, các nhà sản xuất sẽ xây dựng đủnhà máy và tăng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu sản lượng ở mức giá gần với chi phítrung bình tối thiểu
Mức độ ổn định thị phần trong ngành: cần xác định xem thị phần của các doanh
nghiệp trong một ngành có ổn định qua thời gian hay không Thị phần biến độngmạnh sẽ chỉ ra rằng cạnh tranh trong ngành đang ở mức cao và tại đó, sức mạnh vềgiá của doanh nghiệp bị giảm sút Thị phần càng ổn định thì càng ít cạnh tranh trongngành Một số yếu tố tác động đến tính ổn định về thị phần bao gồm: rào cản gianhập, sản phẩm-cải tiến mới, chi phí chuyển đổi mà khách hàng phải chịu khichuyển từ sản phẩm của một doanh nghiệp sang một doanh nghiệp khác Chi phíchuyển đổi ví dụ như thời gian, chi phí để làm quen với sản phẩm của doanh nghiệpkhác thường cao hơn đối với các sản phẩm có đặc tính riêng, khác biệt Chi phíchuyển đổi cao sẽ góp phần khiến thị phần ổn định và duy trì sức mạnh về giá chodoanh nghiệp
Phân loại ngành: Một ngành/doanh nghiệp có tính chu kỳ là một ngành/doanh
nghiệp mà lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh.Những ngành này thường có lợi nhuận biến động cao và đòn bẩy hoạt động cao.Sản phẩm của họ thường giá cao và không thiết yếu và sự mua bán có thể được trìhoãn cho đến khi nền kinh tế được cải thiện
Trang 24Ví dụ về các ngành công nghiệp theo chu kỳ bao gồm vật liệu cơ bản và chế biến, năng lượng, dịch vụ tài chính và công nghiệp sản xuất và công nghệ.
Ngược lại, một ngành không có tính chu kỳ trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ,
nhu cầu về sản phẩm của ngành tương đối ổn định qua các chu kỳ kinh doanh
Ví dụ về các ngành công nghiệp không chu kỳ bao gồm chăm sóc sức khỏe, tiện ích, viễn thông và hàng tiêu dùng.
Các ngành cũng có thể được phân loại theo sự nhạy cảm của chúng qua các giaiđoạn của chu kỳ kinh doanh Các ngành không có tính chu kỳ có thể được tiếp tụcchia thành các ngành phòng thủ (ổn định) hoặc tăng trưởng
Các ngành phòng thủ là những ngành bị ảnh hưởng ít nhất bởi các giai đoạn
của chu kỳ kinh doanh, bao gồm các ngành tiện ích, hàng tiêu dùng (chẳnghạn như các nhà sản xuất thực phẩm) và các dịch vụ cơ bản (chẳng hạn nhưcác cửa hàng thuốc)
Các ngành tăng trưởng có cầu về hàng hóa rất mạnh nên không bị ảnh
hưởng bởi các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh
Khi đánh giá tiềm năng tăng trưởng của một ngành có thể sử dụng các chỉ tiêu đo lường nhu cầucủa ngành: ví dụ: mức tiêu thụ thuốc/sữa/bánh kẹo/xe ô tô/thủy sản/nông sản/trang sức/xăngdầu/điện nước/viễn thông/dịch vụ… trên bình quân đầu người; diện tích, chiều dài đường sá/hạtầng/bệnh viện/trường học/cầu cảng/sân bay… trên 1.000 dân Các chỉ tiêu này sẽ là thước đo sosánh mức độ phát triển của thị trường Việt Nam so với thế giới và đo lường triển vọng tăng trưởngcủa một ngành cụ thể trong tương lai
Trang 25Forecast Depreciation Rate Forecast Margins
Forecast Sales
Forecast Turnover
2 Nguyên tắc dự báo báo cáo tài chính
2.1 Chu trình dự báo báo cáo tài chính
Forecast of Distribution to Equity
2.2 Khoảng thời gian dự báo chi tiết
Thời kỳ dự báo nên băt đầu từ năm tài chính hiện tại và mở rộng đến thời điểm mà tại đó khôngthể có được dự báo tốt hơn việc giả định đơn giản các số liệu tài chính sẽ tăng trưởng với một tỷ
lệ giống nhau Để xác định chính xác hơn, thời điểm băt đầu cho chuỗi dự báo giản đơn khi có 4điều kiện cần đạt được
Tăng trưởng doanh thu sẽ giảm xuống và duy trì ở một tỷ lệ cố định Khoảng thời
gian dài bao xa để xây dựng dự báo dữ liệu tài chính chi tiết trước khi giả định mọithứ sẽ duy trì ở một mức tăng trưởng ổn định, điều đó phụ thuộc vào bản chất củahoạt động kinh doanh, lượng thông tin thu thập được để dự báo Tăng trưởng doanhthu của công ty sẽ chưa giảm về mức ổn định cho đến khi doanh số của toàn ngànhtăng trưởng ở một tỷ lệ ổn định cũng như thị phần của doanh nghiệp trong ngành
ổn định Vậy nên, các công ty trong một ngành mới hoặc các công ty đang dầnchiếm lĩnh thị phần của các đối thủ cạnh tranh có thể sẽ cần một thời gian dự báochi tiết dài hơn
Forecast Interest Rate Interest Expense
Forecast Leverage
Net Operating Assets
Cashflow Statemnet
Sheet
Income State
NetFinancial Obligation Operating Expense
Forecast Tax rate
Trang 26 Các tỷ lệ biên trở nên ổn định, điều kiện này kết hợp với tỷ lệ tăng trưởng ổn định
của doanh thu sẽ chỉ ra rằng chi phí của doanh nghiệp tăng trưởng ổn định theo tỷ
lệ của doanh thu Có 2 yếu tố then chốt tác động vào tính ổn định của các tỷ lệ biên
Đầu tiên, tỷ lệ hiệu quả biên là một hàm của các lợi thế cạnh tranh của công
ty so với các công ty khác trong ngành Duy trì một lợi thế lâu dài là điềurất khó, vì vậy thời gian dự báo cần đủ dài để bao hàm khoảng thời gian đểnhững lợi thế đó giảm dần và triệt tiêu
Thứ hai, các tỷ lệ hiệu quả biên là đối tượng hay bị tác động làm lệch bởicác cách thức hạch toán kế toán Ví dụ, một công ty tăng trưởng trong mộtngành có các hoạt động R&D mạnh sẽ thường các tỷ lệ biên sẽ có xu hướng
bị giảm tạm thời vì việc ghi nhận các ngay các chi phí R&D Khoảng thờigian dự báo cần đủ dài để các khoản sai lệch do hạch toán kế toán triệt tiêu
Các chỉ số quay vòng ổn định, điều kiện này kết hợp với tỷ lệ tăng trưởng doanh
thu ổn định sẽ đảm bảo rằng tài sản hoạt động thuần trên bảng CĐKT sẽ tăng trưởng
ổn định cùng tỷ lệ với doanh thu Các tỷ số vòng quay có xu hướng ổn định quathời gian Các công ty tăng trưởng nhanh thường tận dụng lợi thế kinh tế từ quy mô(economic of scale) dẫn đến việc tăng các tỷ số vòng quay Cần dự báo thời điểm,mức độ mà ở đó việc mở rộng quy mô sẽ không làm tăng thêm lợi ích kinh tế nữa.Ngay cả khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu được dự báo đã đạt được mức tăng trưởngbền vững, vẫn có thể mở rộng khoảng thời gian dự báo nếu công ty vẫn còn khảnăng có được lợi ích kinh tế từ việc tăng quy mô
Tỷ số đòn bẩy tài chính được giữ ổn đinh, đảm bảo các khoản phải trả và nợ vay
trên bảng CĐKT biến động cùng doanh thu Tỷ số đòn bẩy tài chính thường ít ảnhhưởng đến việc lựa chọn khoảng thời gian dự báo chi tiết Cấu trúc vốn của công
ty thường cân đối chi phí giữa các nguồn vốn khác nhau, đồng thời cũng xem xétcác tác động từ lợi ích về thuế của vốn vay và rủi ro tương ứng Có rất nhiều yếu tốtác động đến cơ cấu vốn khiến nó bị biến động so với cơ cấu vốn mục tiêu củadoanh nghiệp, tuy nhiên những tác động đó chỉ đến trong ngăn hạn và các công tythường có xu hướng điều chỉnh để quay về gần với cơ cấu vốn mục tiêu đề ra Đốivới một công ty trưởng thành và lợi nhuận tăng trưởng ở mức ổn định thì khả năngkiệt quệ tài chính là khó xảy ra và khi đó công ty sẽ có xu hướng sử dụng nhiều nợvay hơn trong cơ cấu vốn của mình để tận dụng được lợi ích thuế Vì vậy, khi dựbáo cho các công ty non trẻ đang được tài trợ chủ yếu bằng vốn CSH, cần dự báo
tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu vốn khi công ty đi vào hoạt động ổn định
3 Dự phóng Kết quả hoạt động kinh doanh
3.1 Dự phóng Doanh thu