1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận pháp luật thương mại về cung ứng dich vụ

36 21 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận pháp luật thương mại về cung ứng dịch vụ
Chuyên ngành Luật Thương mại
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 6,51 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ 2 1 Hình thức hợp đồng và quyền cung ứng dịch vụ của thương nhân 2 2 Dịch vụ cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện 4 3 Nghĩa vụ của bên cung ứng 6 4 Thời gian hoàn thành dịch vụ 8 5 Giá dịch vụ và thời hạn thanh toán .9 CHƯƠNG II MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỂN HÌNH 11 2.1 Dịch vụ Logistics 11 2.1.1 Khái quát chung về logistics 11 2.1.1.1 Khái niệm về logistics .11 2.1.1.2 Phân loại dịch vụ logistics 12 2.1.2 Đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Logistics và kiến nghị hoàn thiện 14 2.1.2.1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics .14 2.1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics 16 2.1.2.3 Miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics 17 2.1.2.4 Giới hạn trách nhiệm 20 2.1.2.5 Dịch vụ E-logistics 21 2.2 Dịch vụ quá cảnh hàng hóa .21 2.2.1 Khái quát chung về dịch vụ quá cảnh hàng hoá 21 2.2.2 Đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ quá cảnh hàng hóa và kiến nghị hoàn thiện .22 2.2.2.1 Khái niệm quá cảnh hàng hoá 23 2.2.2.2 Những hành vi bị cấm trong quá cảnh 24 2.2.2.3 Điều kiện kinh doanh dịch vụ quá cảnh 24 2.2.2.4 Hợp đồng dịch vụ quá cảnh 25 2.2.2.5 Hàng hoá quá cảnh 25 2.2.2.6 Đối tượng quá cảnh chịu sự giám sát của cơ quan hải quan 26 2.2.2.7 Tuyến đường quá cảnh hàng hóa và gia hạn thời gian quá cảnh 26 2.3 Dịch vụ giám định thương mại .27 2.3.1 Quy định chung về dịch vụ giám định thương mại 27 2.3.2 Đánh giá quy định của pháp luật Việt nam về dịch vụ giám định thương mại và kiến nghị hoàn thiện .28 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế Việt Nam có những biến động mạnh mẽ về việc chuyển đổi hình thức từ kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, có lẽ đây cũng là bối cảnh Luật Thương mại 2005 ra đời, đây được xem là một điểm sáng trong hành lang pháp lý của pháp luật Việt Nam điều chỉnh các hoạt động kinh doanh thương mại Trong vòng hai, ba thập kỷ vừa qua, các nhà kinh tế, và ở mức độ ít hơn là các nhà hoạch định chính sách, đã ngày càng chú ý nhiều hơn tới sự đóng góp của các ngành dịch vụ tới quá trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới Tuy nhiên, giá trị của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế vẫn thường chưa được đánh giá đúng mức, khi hoạch định các chính sách như chính sách thuế, thương mại và trợ cấp, ngành sản xuất vẫn thu hút được nhiều sự chú ý về mặt chính trị và nguồn lực hơn1 Do vậy, dịch vụ là một trong những hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng và luôn được chú trọng đầu tư phát triển mạnh mẽ trong cơ cấu nền kinh tế của nước Việt Nam Theo đó cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02% Rõ ràng các chỉ số cơ cấu trên đã thể hiện rõ vai trò của ngành dịch vụ đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Trong các hoạt động thương mại, không thể không kể đến Cung ứng dịch vụ - một trong những hoạt động thương mại nổi bật được đánh giá khá hoàn thiện và chi tiết Trong nội dung bài viết này, nhóm chỉ đề cập đến quy định chung về phần Cung ứng dịch vụ và Những điểm đặc thù, điển hình của cung ứng dịch vụ để có cái nhìn bao quát, tổng quan về các quy định trong vấn đề nêu trên 1 [1] Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP 3), (2011), Báo cáo chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025 1 CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ 1 Hình thức hợp đồng và quyền cung ứng dịch vụ của thương nhân Đầu tiên, trước khi đi vào khái niệm cung ứng dịch vụ là gì? Cần làm rõ và có cái nhìn sâu rộng về khái niệm Thương mại dịch vụ và Cung ứng dịch vụ thương mại Hai khái niệm này có nội hàm và ngoại diện khác nhau nhưng do hình thức từ ngữ gần giống nhau nên chúng hay bị đồng nhất với nhau Thương mại dịch vụ (Trade in Services) chính là hoạt động thương mại có đối tượng là dịch vụ, diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ, đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau Do đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ (sản phẩm vô hình) nên việc định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất, hay hiểu đơn thuần thì thương mại dịch vụ là hoạt động bán dịch vụ Trong khi đó Cung ứng dịch vụ thương mại là hoạt động thương mại nhằm cung cứng dịch vụ cho thương nhân, nhằm mục đích tối ưu là phục vụ cho hoạt động thương mại, bao gồm một số hoạt động điển hình như: giám định, logistic, quá cảnh… Do vậy, cần phân biệt giữa khái niệm “Thương mại dịch vụ” và khái niệm “Cung ứng dịch vụ thương mại” là một bước vô cùng quan trọng để xác định đúng đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại Vậy hiểu thế nào cho đúng về khái niệm “Cung ứng dịch vụ” Theo quy định tại Khoản 9 Điều 2 Luật Thương mại 2005 quy định: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận” Hình thức của cung ứng dịch vụ được xác lập bằng hợp đồng dịch vụ 2 Quy định này cũng được thể hiện rõ nét trong Điều 513 Luật Dân sự 20153 Rõ ràng cùng một quy định về cung ứng dịch vụ song có cùng hai văn bản điều chỉnh cùng một nội dung trên, gây ra sự trùng lặp quy định này Điều này chắc hẳn sẽ gây nhầm lẫn hoặc tâm lý hoang mang cho người dân, liệu nên áp dụng quy định nào, văn bản nào mới đúng quy định pháp luật về khái niệm trên Liệu có nên lược bỏ quy định trùng lặp để tránh gây hiểu nhầm, đây vẫn còn là quan điểm gây ra nhiều tranh cãi Trong quy định tại Khoản 1 Điều 74 Luật Thương mại đã quy định rõ: “Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể” Một câu hỏi đặt ra rằng, tại sao không nhất thiết áp dụng bắt buộc hợp đồng dịch vụ phải dùng văn bản như một số loại hợp đồng khác? Bởi lẽ đương nhiên, hợp đồng dịch vụ là hợp đồng do các thương nhân sử dụng chủ yếu, hằng ngày phải thực hiện vô số các giao dịch để thực hiện hoạt động thương mại Nếu cứ khuôn khổ phải dùng văn bản thì các thương nhân 2 Điều 74 Luật Thương mại 2005 3 Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ 2 sẽ e dè và tốn khá nhiều thời gian, chi phí giao dịch cho việc soạn thảo văn bản Hơn nữa mục đích cuối cùng của hợp đồng của các thương nhân chính lợi nhuận – vấn đề ưu tiên và tiên quyết hàng đầu Đây cũng chính là lý do tất yếu, việc không ràng buộc hình thức hợp đồng của Luật Thương mại sẽ tạo một con đường rộng mở cho các thương nhân tự do thực hiện các giao dịch thương mại Song khoản 2 Điều 74 Luật Thương mại 2005 có quy định: “Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó” Có lẽ, để thực hiện đúng quy định về hình thức đối với các loại hợp đồng dịch vụ, phải dẫn đến các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khác chứ không được quy định rõ ràng cụ thể trong Luật Thương mại 2005 Theo quan điểm của nhóm tác giả, quy định này chưa được quy định minh bạch và rõ ràng bởi lý do trên Vậy có nên quy định cụ thể loại dịch vụ nào bắt buộc áp dụng quy định về hình thức bằng văn bản để đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch cho các trường hợp cụ thể Hơn nữa, để xác định đúng đối tượng của hợp đồng dịch vụ vẫn là bài toán khó khăn cho chúng ta, bởi lẽ như ở trên đã phân tích, đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là dịch vụ – sản phẩm vô hình không tồn tại dưới dạng vật chất, do đó rất khó xác định chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí được lượng hóa Bên cạnh đó, khác với hàng hóa hữu hình, dịch vụ là sản phẩm vô hình nên không thể lưu trữ được, vì vậy, trong việc mua bán hay cung ứng dịch vụ người ta không cần quan tâm đến nơi chứa dịch vụ, không quan tâm tới việc cất giữ, tồn kho hay dự trữ dịch vụ Điều quan trọng nhất là các bên mua bán dịch vụ phải mô tả rất kỹ về dịch vụ, đặt ra những yêu cầu cụ thể mà mục tiêu các bên muốn hướng tới khi mua bán dịch vụ và điều này đòi hỏi các bên phải có sự am hiểu về tính chất của dịch vụ đó Hơn hết, quá trình cung ứng dịch vụ luôn đồng nhất với quá trình sử dụng dịch vụ, đây là một nét đặc tính vô cùng đặc biệt của dịch vụ Bên cạnh đó, cách gọi các chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ phần nào cho thấy bản chất của hoạt động cung ứng dịch vụ, đó là việc một bên cung cấp dịch vụ nhưng không chuyển giao quyền sở hữu dịch vụ đó bên kia sử dụng dịch vụ và có nghĩa vụ thanh toán Bàn luận về quy định về Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân được quy định trong Điều 75 Luật Thương mại4 được liệt kê tương đối đầy đủ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền cung ứng của thương nhân như sau: “Thêm vào đó, theo khoản 2 tại Điều này đã thể hiện rõ quyền sử dụng dịch vụ của thương nhân như sau: “Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sau đây: Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài; Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài.” Thêm vào đó, theo Khoản 2 tại Điều này đã thể hiện rõ quyền sử dụng dịch vụ của thương nhân như sau: “ trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ 4 Điều 75 Luật Thương mại 2005 3 sau đây: Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài; Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài.” Qua quy định trên cũng đã phần nào chứng minh được thương nhân vừa có quyền cung ứng vừa có quyền sử dụng dịch vụ trong và ngoài nước Thương nhân cần tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục đối với từng loại hình dịch vụ cụ thể Những quyền mà pháp luật đề ra để thương nhân có thể thực hiện kinh doanh tốt hơn đối với từng đối tượng cung ứng dịch vụ thì thương nhân nên lưu ý về quy định này và dịch vụ cung ứng không được trái quy định mà pháp luật đã đề ra Như vậy đối với trường hợp cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ cần lưu ý với quy định về trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác theo quy định của pháp luật 2 Dịch vụ cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Đối với quy định về dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh và dịch vụ kinh doanh có điều kiện được quy định trong Luật đầu tư và các văn bản liên quan được quy định khá cụ thể Theo quy định tại điều 76 Luật Thương mại 2005 quy định về dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, có điều kiện, cụ thể: “Việc quy định về dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, có điều kiện được căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đó Đối với dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, việc cung ứng dịch vụ chỉ được thực hiện khi dịch vụ và các bên tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật” Như vậy, Luật Thương mại 2005 chưa quy định chi tiết danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đó mà cần có văn bản pháp luật quy định chi tiết hơn Do đó, sự ra đời của Nghị định của Chính phủ số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện được sửa đổi bởi Nghị định 43/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 đã chia ngành nghề kinh doanh thành ba nhóm để thực hiện quản lý với ba danh mục là: danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và danh mục ngành nghề hạn chế kinh doanh Thực tiễn thi hành cho thấy, việc phân chia riêng biệt ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề hạn chế kinh doanh là không cần thiết bởi cả hai nhóm ngành này đều phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh nhất định khi thực hiện và việc hạn chế kinh doanh được tiến hành thông qua các điều kiện kinh doanh cần đáp ứng Có những quy định bất hợp lý, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về trách nhiệm của doanh nghiệp, về lợi ích của người tiêu dùng, về nguyên tắc cung - cầu và cạnh tranh bình đẳng Để phù hợp hơn 4 Document continues below Discover more fGroiamo :dịch thương mại quốc tế 2021-2022 Trường Đại học… 130 documents Go to course Key 10-11glish grade về lí luận cũng như thực tiễn, Luật đầu tư năm 2014 chỉ quy đị9nh hai nhóm: ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều 2k2iện Ở mức độ khái quát, có thể coi đây là điểm đổi mới đầu tiên liên quan đến quy định về ngành, nghề kinh doanh 100% (2) Theo quy định hiện nay, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh được quy định Điều 6 Luật đầu tư năm 2020 So với 51 ngành hoặc nhóm ngành nghề bị cấm kinh doanh (tính đến thời điểm 19/8/2014) được quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 về sửa đổi bổ sung danh mMụoc vheànrgsh1oás,tduịcdhevnụ tcsấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP và các văn bản phápboluoậtkkh2á0c 1th8ì Luật đầu tư năm 2020 quy định số lượng hàng hoá, dịch vụ, ngành ngh7ề1 kinh doanh bị cấm ít hơn, chỉ bao gồm 06 ngành hoặc nhóm ngành hàng bị cấm đầu tư kinh doanh Phân tích so sán1h00da%nh(1) mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh trong các văn bản này, có thể nhận thấy: - Có ngành hoặc nhóm ngành hàng tiếp tục bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định hiện hành trong Luật đầu tư năm 2020 là những ngành, nhóm ngành đã bị cấm kinh doanh từ trước đó, tức là không có ngành, nghề mớ5i 0nàođbềị đĐưộa tvàpohdaánhtimếụncg bị cấm đầu tư kinh doanh anh điểm 9 + Bộ đề… - Có 45 ngành hoặc nhóm ngành được đưa ra 2k2h3ỏi danh mục bị cấm đầu tư kinh doanh là sự thể hiện phạm vi tự do kinh doanh của tổ chứEcn,gcláisnhhân ngày cà1n0g0đ%ượ(1c2) mở rộng Nhiều ngành, nghề trước đây thuộc danh mục cấm kinh doanh, đến nay được chuyển sang danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, có nghĩa là nhà đầu tư được phép kinh doanh khi đảm bảo những điều kiện kinh doanh cần thiết, ví dụ như: kinh doanh pháo; kinh doanh quân trangp,rqiusâmn d-ụ2ngrwch-oalựncslưwợengr- vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, kkhíetyài-, 5ph-ưpơdngf-tifệrneceh-uiyeên2… dùng quân sự, công an linh kiện, bộ phận, phụ t2ù5ng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo ra chúng; kinh dEonanghlisghiống vật nuô9i3,%giố(1n2g3) cây trồng; kinh doanh thuốc chữa bệnh, thú y, thiết bị y tế, khoáng sản, thuốc bảo vệ thực vật, phế liệu nhập khẩu, phụ gia thực phẩm, tổ chức đánh bạc (nay được gọi là kinh doanh casino, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện) - Đối với hoạt động kinh doanh đồ chơi nguy hiểm,Pđồricshmơi c2ó Rhạ&i Wtới gWiáoeedụkc 1 nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật t2ự,-anBtooàonkxã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử) hiện tại khô2n6g bị cấm Riêng kinh doanh trò chơi trên mạng được Luật đầu tư năm 2020 quy định làEnnggànlihshnghề kinh d10oa0n%h (c1ó0) điều kiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 chỉ quy định trách nhiệm đảm bảo điều kiện an toàn vui chơi, giải trí, văn hoá, nghệ thuật lành mạnh của gia đình, nhà trường, xã hội đối với trẻ em - Một số ngành nghề, hàng hoá, dịch vụ đã bị loại khỏKiedyanhBmàiụctậngpànThi,ếnnghgề bị cấm đầu tư kinh doanh do đã được quy định là hành viAvni hph9ạmTpậhpáp2luMật abịi cLấam… thực hiện tại các văn bản pháp luật có liên quan V2iệ2c loại những ngành, nghề, hàng hoá, dịch vụ này ra khỏi danh mục ngành, nghề cấm đầEuntưglkisinhh doanh là 9đ0ể %trá(n3h9) sự trùng lặp 5 Tuy nhiên, các văn bản pháp luật trên quy định còn chưa thống nhất và ràng buộc đối với thương nhân nước ngoài và các văn bản chưa thật sự thống nhất mà vẫn còn tình trạng chồng chéo xung đột lẫn nhau gây khó khăn trong việc áp dụng cũng như thực hiện pháp luật Do đó theo ý kiến của nhóm cần khuyến nghị những nội dung sau: Cần quy định chi tiết và thống nhất các ràng buộc yêu cầu đối với thương nhân nước ngoài Tôn trọng tuyệt đối các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO Quy định chi tiết các dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh và dịch vụ kinh doanh có điều kiện và các giấy phép bắt buộc trong một văn bản thống nhất để tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật 3 Nghĩa vụ của bên cung ứng Đối với vấn đề về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ, Luật Thương mại 2005 có những quy định chung và những quy định cho từng trường hợp đặc thù Cụ thể, nghĩa vụ chung của bên cung ứng dịch vụ được quy định tại Điều 78 Luật Thương mại 2005 gồm: - Nghĩa vụ cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thỏa thuận và theo quy định của Luật Thương mại 2005 - Nghĩa vụ bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc - Nghĩa vụ thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không đảm bảo để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ - Nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Và, các nghĩa vụ căn cứ theo trường hợp đặc thù là nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc Điều 79 Luật Thương mại 2005 và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất Điều 80 Luật Thương mại 20055 Trong đó, trường hợp các bên không có thỏa thuận gì khác thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định; hoặc bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn Có thể thấy Luật Thương mại 2005 đã cố gắng phân định rõ trách nhiệm của bên cung ứng khi thực hiện cung ứng dịch vụ cũng như đưa ra các quy định nghĩa vụ chung và các nghĩa vụ đặc thù nhằm yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện trong hai trường hợp cụ thể là nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc (như dịch vụ giao hàng thì kết quả chính là việc hàng hóa giao đến) và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất (chẳng hạn công việc thiết kế quảng cáo, thiết kế bao bì) Tuy nhiên, quy định tại Điều 79 Luật Thương mại 20056chưa đủ rõ ràng khi không làm rõ thế nào là 5 Xem Điều 80 Luật Thương mại 2005 6 Xem Điều 79 Luật Thương mại 2005 6 cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó nếu hợp đồng không có quy định cụ thể, Điều 80 Luật Thương mại 2005 cũng vướng phải sự không minh bạch vì chưa có nội dung làm rõ thế nào là cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất Do chính sự không minh bạch và rõ ràng này có thể dẫn đến các bên sử dụng và bên cung ứng dịch vụ sẽ có cách hiểu và lý giải khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc khi có tranh chấp xảy ra Nội dung về Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ cũng đã được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 bên cung ứng dịch vụ có một số nghĩa vụ sau: - Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ tương ứng với quyền của bên sử dụng dịch vụ được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 Cũng có thể hiểu là, nghĩa vụ thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác là cách thức thỏa mãn quyền của bên sử dụng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ Các yêu cầu về chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thực hiện công việc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ tương đồng với nội dung quyền của bên sử dụng dịch vụ - Bảo quản và giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc: Nghĩa vụ bảo quản tài liệu, phương tiện được bên thuê dịch vụ giao cho bên cung ứng dịch vụ trong suốt quá trình thực hiện công việc Nghĩa vụ bảo quản sẽ phải đảm bảo ở hai góc độ là bảo đảm và quản lý: Bảo đảm về mặt chất lượng, số lượng như tình trạng khi bên sử dụng dịch vụ giao cho mình; quản lý, sử dụng các thông tin, phương tiện này đúng mục đích như các bên đã thỏa thuận - Nghĩa vụ giao lại thông tin, tài liệu, phương tiện sau khi hoàn thành công việc Nghĩa vụ giao lại thông tin, tài liệu và phương tiện thực hiện công việc cần đảm bảo hai yếu tố: Đảm bảo chất lượng, số lượng thông tin, tài liệu, phương tiện tương đương như khi bên sử dụng dịch vụ bàn giao cho bên cung ứng dịch vụ (trừ các hao mòn tự nhiên); đảm bảo thời gian bàn giao là khi công việc đã hoàn thành Thời gian hoàn thành được xác định trong hợp đồng dịch vụ và có thể là mốc thời gian cụ thể hoặc theo một sự kiện pháp lý Ngoài ra còn có các nghĩa vụ là: - Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ - Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định - Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin - Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không đảm bảo chất lượng để hoàn thành công việc Như vậy, có thể thấy quy định của Bộ luật Dân sự 2015 phần nào chi tiết hơn quy định của Luật Thương mại 2005 liên quan đến nội dung nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ Quy 7

Ngày đăng: 23/03/2024, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w