1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bắc hà, tỉnh lào cai

139 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Tác giả Phạm Tuấn Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Út Sáu
Trường học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM TUẤN ANH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẮC HÀ, TỈ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Út Sáu

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác Thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2021

TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Tuấn Anh

Trang 4

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Út Sáu,

người đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong quá trình nghiên cứu để em hoàn thành luận văn này

Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, các em học sinh các trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi có được các thông tin cần thiết, hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình

Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số thiếu sót Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp

và bạn bè

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021

Tác giả luận văn

Phạm Tuấn Anh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Kết cấu của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 6

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 8

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 10

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục 10

1.2.2 Bắt nạt trực tuyến 12

1.2.3 Học sinh trường trung học phổ thông 13

1.2.4 Hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường trung học phổ thông 13

1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường trung học phổ thông 13

Trang 6

1.3 Bắt nạt trực tuyến đối với học sinh ở trường trung học phổ thông 14

1.3.1 Phân loại bắt nạt trực tuyến 14

1.3.2 Nguyên nhân gây ra bắt nạt trực tuyến 15

1.3.3 Hậu quả của bắt nạt trực tuyến 16

1.4 Hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường trung học phổ thông 17

1.4.1 Căn cứ pháp lý tổ chức giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường trung học phổ thông 17

1.4.2 Mục tiêu giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT 18

1.4.3 Nội dung giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT 19

1.4.4 Hình thức giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường trung học phổ thông 21

1.4.5 Phương pháp giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT 22

1.4.6 Đánh giá kết quả giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT 24

1.4.7 Các lực lượng tham gia giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT 25

1.5 Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường Trung học phổ thông 28

1.5.1 Lập kế hoạch giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT 28

1.5.2 Tổ chức thực hiện giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT 30

1.5.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT 31

1.5.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT 32

Trang 7

1.5.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt

trực tuyến cho học sinh ở trường THPT 32

Kết luận chương 1 36

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI 37

2.1 Khái quát về huyện Bắc Hà 37

2.1.1 Giới thiệu về tình hình kinh tế - xã hội huyện Bắc Hà 37

2.1.2 Khái quát về giáo dục đào tạo THPT huyện Bắc Hà 38

2.2 Tổ chức khảo sát 39

2.2.1 Mục đích khảo sát 39

2.2.2 Nội dung khảo sát 39

2.2.3 Mẫu nghiên cứu 40

2.2.4 Quy trình tổ chức khảo sát 40

2.2.5 Xử lý kết quả khảo sát 40

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 41

2.3.1 Thực trạng bắt nạt trực tuyến ở học sinh Trung học phổ thông Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 41

2.3.2 Thực trạng mức độ đáp ứng về mục tiêu giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến ở học sinh Trung học phổ thông Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 42

2.3.3 Thực trạng nội dung giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 45

2.3.4 Thực trạng về hình thức giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 48

2.3.4 Thực trạng về phương pháp giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 51

2.3.5 Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 54

Trang 8

2.3.6 Thực trạng tham gia các lực lượng về giáo dục phòng chống bắt nạt trực

tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 56

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 58

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 58

2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 62

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 64

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 66

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 68

2.6 Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 69

2.6.1 Ưu điểm 69

2.6.2 Hạn chế 69

2.6.3 Nguyên nhân của hạn chế 71

Kết luận chương 2 72

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI 73

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 73

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng giáo dục 73

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 73

Trang 9

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 73

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 74

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 74

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 74 3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường về hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến ở trường THPT 74

3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho cán bộ, giáo viên ở trường THPT 76

3.2.3 Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế cho học sinh ở trường THPT 80

3.2.4 Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho HS ở trường THPT 85

3.2.5 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT 87

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 92

3.4 Khảo sát kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 93

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 93

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 93

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 93

3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 93

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 93

Kết luận chương 3 96

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97

1 Kết luận 97

2 Khuyến nghị 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BNTT : Bắt nạt trực tuyến CBQL : Cán bộ quản lý CNV : Công nhân viên DTTS : Dân tộc thiểu số ĐTBC : Điểm trung bình chung

GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GV : Giáo viên GVBM : Giáo viên bộ môn GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

HS : Học sinh

NV : Nhân viên PPDH : Phương pháp dạy học PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú PHHS : Phụ huynh học sinh TTCM : Tổ trưởng chuyên môn THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 11

cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 59 Bảng 2.5 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực

tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 62 Bảng 2.6 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực

tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 64 Bảng 2.7 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống bắt

nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 66 Bảng 2.8 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục

phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 68 Bảng 3.1 Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp

quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 94 Bảng 3.2 Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp

quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 95

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Thực trạng mức độ đáp ứng về mục tiêu giáo dục phòng chống bắt

nạt trực tuyến ở học sinh Trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 42 Biểu đồ 2.2 Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục phòng chống bắt nạt

trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 45 Biểu đồ 2.3 Thực trạng kết quả thực hiện nội dung giáo dục phòng chống bắt nạt

trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 47 Biểu đồ 2.4 Thực trạng mức độ thực hiện hình thức giáo dục phòng chống bắt nạt

trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 48 Biểu đồ 2.5 Thực trạng kết quả thực hiện hình thức giáo dục phòng chống bắt nạt

trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 50 Biểu đồ 2.6 Thực trạng mức độ thực hiện phương pháp giáo dục phòng chống

bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 51 Biểu đồ 2.7 Thực trạng kết quả thực hiện phương pháp giáo dục phòng chống

bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 52 Biểu đồ 2.8 Thực trạng mức độ đánh giá kết quả giáo dục phòng chống bắt nạt

trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 54 Biểu đồ 2.9 Thực trạng kết quả về đánh giá giáo dục phòng chống bắt nạt trực

tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 55 Biểu đồ 2.10 Thực trạng mức độ tham gia các lực lượng về giáo dục phòng

chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc

Hà, tỉnh Lào Cai 56 Biểu đồ 2.11 Thực trạng kết quả tham gia các lực lượng về giáo dục phòng

chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT huyện Bắc

Hà, tỉnh Lào Cai 57

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công nghệ trực tuyến đã mở rộng theo cấp số nhân trên toàn cầu thay đổi cách mọi người liên lạc với nhau, tìm thông tin mới và sử dụng nó như một hình thức giải trí Các nghiên cứu quan trọng đã chỉ ra rằng việc giới thiệu các phương tiện truyền thông điện tử vào lớp học có những tác động tích cực đối với việc học của tất cả các đối tượng Mặc dù có nhiều lợi ích khi việc truy cập được cung cấp bởi trang web thế giới thông qua việc sử dụng máy tính và điện thoại di động nhưng nó cũng làm cho mọi người bị xâm nhập điện tử Xâm nhập điện tử hay bắt nạt trực tuyến, bắt nạt qua mạng là hình thức bắt nạt xảy ra qua email, phòng chat, trang web, tin nhắn văn bản, video, hình ảnh được đăng trên các trang web hoặc được gửi qua điện thoại di động

Bắt nạt đã luôn là một vấn đề đối với nhiều người và xã hội từ thời xa xưa Hiện nay, với sự gia tăng của việc sử dụng mạng xã hội trên khắp thế giới, những kẻ bắt nạt đã biết tận dụng Internet để thực hiện các hành vi xấu xa của của mình Những hình thức bắt nạt trực tuyến có thể bao gồm các hình thức: gửi tin nhắn có nội dung xấu, tin nhắn quấy rối tới máy tính hoặc điện thoại một ai đó; phát tán tin đồn, đăng tải bình luận xúc phạm và làm nhục họ; chỉnh sửa hình ảnh, video riêng tư của họ rồi lan truyền qua mạng; lấy trộm thông tin cá nhân của ai đó rồi vào tài khoản của họ để phá hoại hoặc đăng tải thông điệp gây hại, làm tổn thương người khác Mạng xã hội thì ngày càng phát triển, do vậy, những bình luận, video hoặc hình ảnh ác ý có thể được lan truyền rộng rãi chỉ trong vài giây, chia sẻ liên tục và không bao giờ được gỡ bỏ hoàn toàn trên Internet Đây

là lý do khiến bắt nạt trực tuyến có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng

Đặc biệt, với tình trạng đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường như hiện nay, khi các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, trẻ em và thanh thiếu niên đã

sử dụng các nền tảng trực tuyến thường xuyên hơn khi họ phải học trực tuyến từ xa khiến vấn nạn bắt nạt trực tuyến ngày càng gia tăng Bắt nạt trực tuyến gây ra những hậu quả rất thật trong thế giới thực Trong những trường hợp bắt nạt trên không gian mạng, nạn nhân có thể bị tổn hại bất cứ lúc nào trong ngày bởi các nguồn ẩn danh, và

có khả năng sự việc sẽ được truyền đến rất nhiều người

Trang 14

Các trường THPT trên địa bàn huyện Bắc Hà đã thực hiện các biện pháp chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, UBND huyện Bắc Hà với những khuyến cáo nhất định về an ninh mạng, những tệ nạn có thể gặp khi học trực tuyến Với học sinh THPT, đang là lứa tuổi trưởng thành hoàn chỉnh về tâm sinh lý, hiểu biết về mạng internet và những biện pháp của cá nhân khi gặp các vấn đề nảy sinh như dụ dỗ, lừa đảo,… vẫn diễn ra hàng ngày và tự chủ động xử lý còn yếu

Từ các lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” làm đề tài tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh góp phần xây dựng trường học an toàn trong xã hội hiện đại ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho

học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

4 Giả thuyết khoa học

Trong thời gian qua, hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà đã đạt được một số kết quả Tuy nhiên còn có những hạn chế nhất định ở các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo

và đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt học đường cho học sinh Nếu xây dựng được cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng sẽ có căn cứ đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học

Trang 15

phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, là căn cứ để các trường Trung học phổ thông tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt học đường cho học sinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh

ở các trường trung học phổ thông

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh

ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung đề xuất biện pháp của Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

6.2 Khách thể điều tra

- Về cán bộ quản lý: nghiên cứu tất cả cán bộ quản lý của 03 trường Trung học phổ thông Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai: Trung học phổ thông số 1 Bắc Hà, Trung học phổ thông số 2 Bắc Hà, Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Bắc Hà là 09 cán bộ

- Về giáo viên: Nghiên cứu trên mẫu 153 giáo viên các trường và khảo sát 303 học sinh (mỗi trường chọn ngẫu nhiên 101 học sinh chia đều theo 3 khối 10, 11, 12)

6.3 Giới hạn về thời gian

Đề tài khảo sát thực trạng trong 02 năm học: 2019 - 2020; 2020 - 2021

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập, đọc, nghiên cứu, phân tích, khái quát hóa, tổng hợp hóa các tài liệu khoa học có liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường THPT nhằm xây dựng cơ sở lý luận quản lý hoạt

Trang 16

động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh để khảo sát thực trạng giáo dục, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng hoạt động giáo dục; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt học đường cho học sinh trung học phổ thông Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng hoạt động giáo dục; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt học đường cho học sinh trung học phổ thông Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

- Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt học đường cho học sinh trung học phổ thông Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng

- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Chúng tôi tiến hành phân tích

kế hoạch hoạt động giáo dục của các trường Trung học phổ thông để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng

- Phương pháp chuyên gia được tiến hành nhằm trưng cầu ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục về tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

7.3 Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý số liệu kết quả điều tra

Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để thu thập số liệu khảo sát, phân tích và xử lý thông tin; xây dựng công cụ đo, xử lí, phân tích, đánh giá định lượng và định tính thực trạng giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh

Lào Cai nhằm đảm bảo độ tin cậy của các số liệu nghiên cứu

Trang 17

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH

Ở TRƯỜNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Lý thuyết liên quan đến bắt nạt nói chung và bắt nạt trực tuyến nói riêng được chia thành hai hướng chính: lý thuyết giải thích cơ chế hành vi và lý thuyết

áp dụng cho quá trình can thiệp và phòng ngừa Những vấn đề đề cập đến như: Một là, các nhà nghiên cứu luôn cố gắng để hiểu được sâu sắc về cơ chế và nguồn gốc nảy sinh, duy trì hành vi Hành vi bắt nạt trực tuyến cũng thu hút sự quan tâm lý giải của nhiều nhà nghiên cứu, với nhiều cách tiếp cận và lý giải vô cùng đa dạng, phong phú Các học giả đã ứng dụng một số lý thuyết để giải thích riêng cho hành vi bắt nạt trực tuyến như: Lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory), Lý thuyết ưu thế xã hội (Social Dominance Theory), Lý thuyết hệ thống sinh thái (Ecological Systems Theory), Lý thuyết mô hình gây hấn chung (The General Aggression Model), Lý thuyết về hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action), Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior), Lý thuyết căng thẳng chung (General Strain Theory), Lý thuyết mô hình bắt nạt trực tuyến của Barlett và Gentile (Barlett and Gentile Cyberbullying Model),…

Hai là, một số lý thuyết đã được áp dụng cho quá trình can thiệp và phòng ngừa, chẳng hạn như: nghiên cứu của Topcu-Uzer và Tanrikulu (2018) đã sử dụng lý thuyết Theory of Affordances; Doane và cộng sự (2016) sử dụng Lý thuyết về hành động hợp lý, McGuire và Norman (2018) sử dụng Thuyết phát triển con người của Bronfenbrenner (Bronfenbrenner’s theory of human development); McCoy và cộng

sự (2018) sử dụng cách tiếp cận “toàn trường” của Dan Olweus,…

Có nhiều nghiên cứu được thực hiện với mẫu được chọn từ một khu vực của một quốc gia nào đó cụ thể, chẳng hạn như nghiên cứu của Garaigordobil (2015) với 3026 trẻ từ 12-18 tuổi, ở xứ Basque (miền Bắc Tây Ban Nha); nghiên cứu của Safaria (2016) với 102 HS lớp 7 ở Yogyakarta, Indonesia; nghiên cứu

Trang 19

của Kapatzia và Syngollitou (2007) trên 544 học sinh 14-19 tuổi ở khu vực phía đông của thành phố Thessaloniki, phía Bắc Hy Lạp; nghiên cứu của Yilmaz (2011) với 756 HS lớp 7 từ 8 trường trung học khác nhau ở Istabul, thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ Nghiên cứu của Przybylski và Bowes (2017) với mẫu ngẫu nhiên của 298.080 HS được rút ra từ 564.886 hồ sơ cơ sở dữ liệu HS quốc gia của thanh thiếu niên từ 15 tuổi sống ở Anh, để hoàn thành các cuộc khảo sát

tự báo cáo từ ngày 22 tháng 9 năm 2014 và ngày 9 tháng 1 năm 2015

Một số nghiên cứu được thực hiện tại nhiều quốc gia cùng lúc và có sự so sánh về tỷ lệ giữa các quốc gia đó, ví dụ như nghiên cứu của Tsitsika và cộng sự (2015) với 10.930 HS ở Tây Ban Nha, Ba Lan, Hà Lan, Romania, Iceland và Hy Lạp

Nghiên cứu tổng quan hệ thống về công cụ đo đạc bắt nạt trực tuyến đã cho thấy mặc dù trong một thập kỷ qua, số lượng nghiên cứu về vấn đề này là rất nhiều, nhưng đây vẫn là lĩnh vực cần được nghiên cứu thêm Trong tương lai, các chuyên gia trong lĩnh vực này cần có một sự đồng thuận về mặt các khái niệm và tiếp tục nghiên cứu về độ hiệu lực và độ tin cậy của các công cụ đo đạc (Lucas-Molina, Pérez-Albéniz và Giménez-Dasi, 2016) Theo kết quả tổng quan

hệ thống của Berne và cộng sự (2013), trong tổng số 44 thang đo bắt nạt trực tuyến, có khoảng một nửa số đó không được xây dựng dựa trên khái niệm bắt nạt trực tuyến Cấu trúc của công cụ bao gồm từ hành vi quấy rối trên mạng cho đến hành vi bắt nạt trực tuyến Mặc dù tác giả sử dụng các khái niệm khác bắt nạt trực tuyến nhưng họ vẫn tuyên bố rằng công cụ của họ làm là để đo lường nó

Các học giả đã quan tâm đến cách thức ứng phó của thanh thiếu niên trong các nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến Đã có những nghiên cứu định tính, định lượng được thực hiện để tìm hiểu xem liệu khi bị bắt nạt, thanh thiếu niên đã ứng phó như thế nào? Cách ứng phó của thanh thiếu niên vô cùng đa dạng, đó có thể là tìm kiếm sự giúp đỡ của bố mẹ, bạn bè, giáo viên,… nhưng cũng có những trường hợp các em lờ đi, hoặc trả đũa lại thủ phạm (Raskauskas & Huynh, 2015; Jacobs và cộng sự, 2015, Mcguckin và cộng sự, 2013; Chan & Wong, 2017;…) Đồng thời, cũng đã có những nghiên cứu cho thấy tác động, hiệu quả của các cách ứng phó đó trong việc giải quyết bắt nạt trực tuyến

và giảm thiểu những hệ quả tiêu cực mà nó đem lại, ví dụ như nghiên cứu của Völlink và cộng sự (2013); Dehue (2016); Machmutow và cộng sự (2012),…

Trang 20

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về nhận thức của giáo viên, phụ huynh và chính bản thân học sinh về bắt nạt đã được thực hiện (ví dụ nghiên cứu của Ševčíková, Šmahel & Otavová, 2012; Smith và cộng sự, 2006; Kaya, 2014; Asanan

và cộng sự, 2017; Murphy, 2014; Diamanduros, Jenkins & Downs, 2006; Clarke, 2013; Parris và cộng sự, 2012; Stauffer và cộng sự, 2012,…)

Tại các chương trình phòng ngừa, các nội dung và mục tiêu đều phải thực hiện

đó là nâng cao nhận thức về bắt nạt trực tuyến Một trong những bước đầu tiên của bất

cứ chương trình phòng ngừa nào cũng là đảm bảo mọi người đều nhận thức được vấn

đề Học sinh và tất cả những người có liên quan đến học sinh đều cần có nhận thức đầy

đủ về bắt nạt trực tuyến và các vấn đề xung quanh vấn đề này Trong quá trình học sinh tìm hiểu về bắt nạt, giáo viên và phụ huynh phải hiểu để đưa ra những câu trả lời phù hợp cho học sinh (Albert, 2011) Hơn nữa, tỷ lệ bắt nạt trực tuyến gia tăng có một phần nguyên nhân là do thiếu nhận thức về vấn đề này (Asanan và cộng sự, 2017)

Như vậy qua tổng quan nghiên cứu ngoài nước đã cho thấy BNTT được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau: nghiên cứu về các khía cạnh về khái niệm, dạng hành

vi bắt nạt trực tuyến; thực trạng bắt nạt trực tuyến; xây dựng, thích ứng, kiểm định các chỉ số tâm trắc của công cụ đánh giá bắt nạt trực tuyến; đặc điểm của người tham gia bắt nạt trực tuyến; nghiên cứu về các yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ đối với bắt nạt trực tuyến; nghiên cứu về quan điểm, thái độ, niềm tin, nhận thức về bắt nạt trực tuyến của thanh thiếu niên và các bên liên quan; nghiên cứu về cách ứng phó của thanh thiếu niên và các bên liên quan với bắt nạt trực tuyến; nghiên cứu về các biện pháp phòng ngừa và can thiệp bắt nạt trực tuyến bằng các chính sách, mô hình, chương trình, ứng dụng cho cá nhân, trường học, cộng đồng

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, hiện nay các khái niệm về bắt nạt trực tuyến hầu hết được đưa ra dựa trên tổng hợp khái niệm từ các nghiên cứu thế giới, ví dụ nghiên cứu của Trần Văn Công và cộng sự (2015), Nguyễn Thị Bích Hạnh và cộng sự (2017) như đã trình bày, ngoài ra chưa có khái niệm nào xuất phát từ quan điểm của người Việt, được đưa ra trong bối cảnh văn hóa Việt Nam (dẫn theo [12])

Các chương trình phòng ngừa có bằng chứng tập trung nhiều ở các nước phương Tây, các nhà nghiên cứu ở các nước phương Đông như chúng ta cần lưu ý,

Trang 21

bởi tỷ lệ học sinh tham gia vào bắt nạt trực tuyến thống kê qua các nghiên cứu như ở Việt Nam cho thấy những con số không hề nhỏ (Trần Văn Công và cộng sự, 2015; Nguyễn Phương Hồng Ngọc và cộng sự, 2016; Nguyễn Thị Bích Hạnh và cộng sự, 2017) Thực trạng đó cho thấy chúng ta thực sự cần có những chương trình phòng ngừa - can thiệp vấn đề này

Mặc dù một số chương trình đã được xây dựng và triển khai tại một số khu vực, chẳng hạn như trong chương trình giảng dạy về phòng chống và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong trường học dành cho giáo viên, xuất bản bởi Plan Việt Nam nằm trong dự án Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng đã có một tiết dạy về bắt nạt qua mạng, hay chương trình Think Before You Share do Facebook và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững phối hợp thực hiện thông qua chuỗi hội thảo, tập huấn và các nguồn tài nguyên trực tuyến, cung cấp cho thanh thiếu niên các công

cụ và hướng dẫn về cách chia sẻ thông tin một cách an toàn và có trách nhiệm trên mạng xã hội Một số nghiên cứu về cách ứng phó với bắt nạt nói chung và bắt nạt trực tuyến nói riêng đã được thực hiện

Nghiên cứu của Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Ngô Thùy

Dương, Nguyễn Thị Thắm (2015) về “Chiến lược ứng phó của học sinh với bắt nạt

trực truyến”, Bài viết đề cập tới một nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa bắt

nạt trực tuyến và cách ứng phó của học sinh trung học khi các em bị bắt nạt trực tuyến 736 học sinh của 8 trường THCS và THPT ở Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương

đã tham gia vào nghiên cứu này Kết quả cho thấy 183 học sinh (chiếm 24% tổng số khách thể nghiên cứu) là nạn nhân của ít nhất một hình thức bắt nạt trực tuyến Mức

độ và hình thức bị bắt nạt ở nạn nhân có sự khác biệt xét về mặt giới tính, khu vực sống, độ tuổi và cấp học Nạn nhân thường ít chia sẻ việc mình bị bắt nạt, và lảng tránh vấn đề này, tuy vậy các em nhận thức được sự nghiêm trọng của bắt nạt trực tuyến, coi đó không phải chuyện bình thường chỉ xảy ra trên mạng [8]

Các tác giả Trần Văn Công, Nguyễn Thị Hoài Phương (2018) nghiên cứu “Mối

quan hệ giữa chất lượng tình bạn và bắt nạt trực tuyến ở học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội”, Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa chất lượng tình bạn

và bắt nạt trực tuyến ở học sinh trung học phổ thông (THPT) Khách thể gồm 873 học

Trang 22

sinh từ 5 trường THPT ở khu vực nội và ngoại thành Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 292 học sinh (chiếm 34,3% tổng số khách thể nghiên cứu) là nạn nhân của ít nhất một hình thức bắt nạt trực tuyến, 211 học sinh (chiếm 24,8%) là thủ phạm của ít nhất một hình thức bắt nạt và 130 học sinh (chiếm 15,3%) vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm bắt nạt trực tuyến Chất lượng tình bạn có liên quan đến mức độ bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến ở học sinh Học sinh càng có nhiều bạn trên mạng có hành vi tiêu cực thì

có mức độ bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến càng cao [11]

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Thoảng, Mai Thị Thanh Thúy (2018)

về “Bị bắt nạt trực tuyến và các yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ

thông Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2017” đã được thực hiện nhằm cung cấp những

con số cụ thể về tình trạng bắt nạt trực tuyến cho nhà trường, gia đình, cũng như địa phương Từ đó đưa ra các giải pháp ngăn chặn kịp thời và hiệu quả Nghiên cứu cắt ngang mô tả sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn trên đối tượng gồm 327 học sinh trường THPT Đức Huệ của 3 khối 10,11,12 ( gồm 204 học sinh nữ, 123 học sinh nam) Kết quả cho thấy: Số học sinh bị bắt nạt trực tuyến là 133 học sinh (chiếm 40,7%), trong

đó thỉnh thoảng bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hành vi là 34,9%, thường xuyên bị bắt nạt bởi

ít nhất 1 hành vi là 5,8% và có 57,1 % học sinh bị bắt nạt trực tuyến có ảnh hưởng đến tâm lý Hầu hết học sinh cho rằng những người có hành vi bắt nạt trực tuyến mình là những người lạ (chiếm 42,9%) [23]

Qua tổng quan và trong phạm vi tìm kiếm của chúng tôi, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường THPT Việc nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở các trường THPT có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra những giải pháp, khuyến nghị giúp giảm thiểu tình trạng bắt nạt học đường, tạo ra một môi trường vui chơi, học tập thân thiện, lành mạnh và an toàn cho các em

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục

* Quản lý

Từ khi xã hội phát triển và chính từ sự phân công trong lao động đã hình thành hoạt động đặc biệt đó là sự chỉ huy, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu trong một

Trang 23

nhóm hay một tổ chức Hoạt động đó chính là hoạt động quản lý và đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý dưới các góc độ tiếp cận riêng được đưa ra như: Quản

lý là vận dụng khái thác các nguồn lực để đạt được những kết quả mong muốn hay quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác, đó cũng là công tác phối hợp có hiệu quả của những người cộng sự khác cùng trong một tổ chức trong giới hạn của luận văn, tác giả xin phép không đề cập đến các định nghĩa theo từng cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu

Từ điển Bùi Minh Hiền cho rằng: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định

hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người

bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [20]

Về cơ bản quản lý là tác động lên con người, sự vật để điều hành các hoạt động

có lợi cho tổ chức và đạt được những mục tiêu đề ra Quản lý là tìm cách, biết cách ràng buộc một cách thông minh, tế nhị việc thỏa mãn nhu cầu cho con người, trên cơ

sở đó khích lệ con người đem hết năng lực thực hiện công việc được giao hoặc có thể bằng cách nào đó từ sự tác động của quản lý, người bị quản lý luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, tổ chức và xã hội

Từ những phân tích trên, tác giả quan niệm: Quản lý là quá trình có mục đích,

có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm tác động để tổ chức vận hành có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra

* Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục chính là một quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục (chủ thể) trong việc vận hành những nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt những mục tiêu giáo dục đề ra Chủ thể quản lý là trung tâm thực hiện các tác động có mục đích của giáo dục, trung tâm ra quyết định điều hành và kiểm tra các hoạt động của hệ thống giáo dục theo mục tiêu đề ra Đối tượng quản lý giáo dục bao gồm nguồn nhân lực của giáo dục, cơ sở vật chất kĩ thuật của giáo dục và các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chức năng của giáo dục, đó chính là những đối tượng chịu sự tác động của cán bộ quản lý (chủ thể)

để thực hiện và biến đổi phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã đề ra

Trang 24

Theo Trần Kiểm, xét về cấp độ có thể hiểu khái niệm quản lí giáo dục như sau:

Ở cấp vĩ mô, “quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy

động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [22]

Ở cấp vi mô, “quản lí giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lí

vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường” [22]

1.2.2 Bắt nạt trực tuyến

Trong nhiều nghiên cứu, bắt nạt trực tuyến được định nghĩa dựa trên định nghĩa bắt nạt nguyên gốc của Olweus (Smith và cộng sự, 2008), theo đó các tác giả lấy ba quan điểm chính để đưa ra định nghĩa là (1) cố ý gây tổn thương, (2) thực hiện lặp đi lặp lại, (3) trong mối liên hệ cá nhân có sự mất cân bằng quyền lực (Olweus, 2010)

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu bày tỏ quan điểm khác nhau về việc vay mượn các đặc điểm của bắt nạt truyền thống để định nghĩa cho bắt nạt trực tuyến Theo đó, việc vay mượn này có nhược điểm sẽ không mô tả được đầy đủ hiện tượng bắt nạt trực tuyến (Bauman, 2013; Slonje và cộng sự, 2013; Tokubaga, 2010), bởi bản chất của hành vi bắt nạt truyền thống ở một khía cạnh (Stewart và cộng sự, 2014):

Thứ nhất, phạm vi của bắt nạt trực tuyến lớn hơn, chỉ cần một nút ấn,học sinh

có thể đưa ra những tin đồn đến với hàng nghìn người trên internet

Thứ hai, nạn nhân không có khả năng thoát ra khỏi tình huống bị đe dọa Với bắt nạt truyền thống, HS bị bắt nạt có thời gian nhất định ở trường, trong bắt nạt trực tuyến, việc quấy rồi có thể tiếp diễn 24/7, kể cả HS có ở trường hay không, bởi HS có thể nhận được tin nhắn qua điện thoại hoặc máy tính

Thứ ba, không giống như bắt bạt truyền thống, bắt nạt trực tuyến không phải trải nghiệm đối mặt trực tiếp, thủ phạm có thể ẩn danh

Thứ tư, nội dung điện tử có thể khó xóa bỏ, nên nạn nhân có thể bị bắt nạt lặp

đi lặp lại, đặt họ vào nhiều tình huống gây tổn thương hơn (Buelga và cộng sự, 2010)

Từ đó, chúng tôi rút ra khái niệm bắt nạt trực tuyến như sau: Bắt nạt trực tuyến

nằm trong hình thức bắt nạt gián tiếp, xảy ra khi một người hoặc một nhóm người (thủ

Trang 25

phạm) thực hiện hành vi bắt nạt thông qua các tiện ích và ứng dụng trên internet hướng tới việc làm tổn thương tinh thần, tâm lí của người khác (nạn nhân) một cách có chủ ý, lặp đi lặp lại và có thái độ đe dọa, thù địch

1.2.3 Học sinh trường trung học phổ thông

Trường trung học phổ thông là bậc học cuối cùng của ngành học phổ thông, là nơi hoàn thiện kiến thức cơ bản toàn diện cho học sinh

Học sinh trung học phổ thông là lớp người có độ tuổi từ 15 đến 18 Hầu hết

học sinh trong lứa tuổi này thể hiện ước mơ hoài bão của mình Họ có nhiều nỗ lực cá nhân nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa năng lực bản thân với yêu cầu của xã hội

Đặc điểm về bậc học, độ tuổi, gia đình, việc làm đã phân hoá nguyện vọng của học sinh trung học phổ thông theo 2 hướng chính

Một là: Đa số học sinh có nguyện vọng tiếp tục cao hơn để vào các trường Cao

đẳng, Đại học

Hai là: Tham gia vào thị trường lao động để kiếm sống sau đó có điều kiện học lên

Vì vậy trường trung học phổ thông là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển, áp dụng các phương pháp, các biện pháp quản lý để thực hiện kế hoạch được giao, nhiệm vụ năm học và xa hơn nữa là thực hiện mục tiêu giáo dục lâu dài của nhà trường

1.2.4 Hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Qua nghiên cứu khái niệm hoạt động giáo dục, bắt nạt trực tuyến, học sinh

trung học phổ thông, chúng tôi cho rằng: Giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến

cho HS trường THPT là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về phòng chống bắt nạt trực tuyến và có khả năng bảo vệ bản thân khỏi hành vi bắt nạt thông qua các tiện ích, ứng dụng

Trang 26

hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục, để đảm bảo mục tiêu, nội dung và các yêu cầu của công tác phòng chống bắt nạt trực tuyến theo mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tiếp cận khái niệm “Quản lý hoạt

động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra nhằm tác động có định hướng của Hiệu trưởng đến hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến (là quá trình tác động của giáo viên đến học sinh, giúp học sinh nhận thức rõ về bản chất, nguyên nhân và tác hại của bắt nạt trực tuyến, những biện pháp, kỹ năng cần thiết để không để hành vi bắt nạt trực tuyến xảy ra) nhằm phòng chống và đẩy lùi bắt nạt trực tuyến”

1.3 Bắt nạt trực tuyến đối với học sinh ở trường trung học phổ thông

1.3.1 Phân loại bắt nạt trực tuyến

- Bắt nạt thông qua việc nói chuyện trên mạng: xảy ra khi cá nhân lặp đi lặp

lại việc gửi các tin nhắn hăm dọa trên internet hoặc trên điện thoại di động Nó liên quan đến việc gửi thư từ bằng chat - room, thư điện tử hay nhắn tin tức thời Những tin này mang tính chất cãi vã, thường nhấn mạnh vào một đặc điểm, tin nhắn bao gồm những từ ngữ thô bạo, cục cằn

- Bắt nạt bằng cách loại trừ, cô lập nạn nhân trên mạng: xảy ra khi có một cá

nhân bị cô lập và loại trừ ra khỏi một nhóm Nhóm này sau đó sẽ chế giễu người đó trên internet hoặc trên điện thoại di động

- Bắt nạt bằng cách lan truyền, phát tán thông tin cá nhân của nạn nhân trên mạng internet: xảy ra khi mà cá nhân chia sẻ công khai những mối liên lạc cá nhân

liên quan đến một người khác bằng cách liên lạc trực tuyến hay bằng điện thoại di động Những thông tin liên lạc cá nhân của nạn nhân lan truyền một cách công khai,

kể cả trực tuyến hay không trực tuyến

- Bắt nạt thông qua việc giả mạo là nạn nhân ở trên mạng: với hình thức bắt

nạt trực tuyến thì cá nhân sẽ lập những tài khoản cá nhân hăm dọa một người nào đó trong khi giả vờ là một người khác Nó cũng bao gồm việc thủ phạm lấy cắp thông tin đăng nhập tài khoản và dùng thông tin đó để hăm dọa, như là việc chia sẻ thông tin

đó một cách công khai Đó cũng là thủ phạm giả vờ là một người khác để gửi hoặc

Trang 27

đăng tải trực tuyến những thông tin xấu, làm cho nạn nhân bị mọi người đánh giá không thiện cảm, đẩy họ vào tình thế rắc rối hoặc nguy hiểm, ảnh hưởng đến danh dự hay mối quan hệ bạn bè của họ

- Bắt nạt thông qua việc đe dọa, chế nhạo nạn nhân trên trên mạng: đó là hành

động chế nhạo ai đó trực tuyến, bằng việc gửi hoặc bình luận, nhận xét ác ý, đang tải những hình ảnh, tin đồn ác ý gây hại đến danh dự hay mối quan hệ bạn bè của người đó

1.3.2 Nguyên nhân gây ra bắt nạt trực tuyến

- Nguyên nhân từ góc độ kinh tế - văn hóa - xã hội: Sự phát triển công nghệ thông tin, mạng internet khiến game online, các trò chơi hành động mang tính đối kháng xâm nhập mạnh mẽ vào xã hội Đặc biệt xâm nhập vào đối tượng học sinh, học sinh đam mê game, đắm chìm trong game, tưởng tượng mình là nhân vật trong game và mình có thể và có quyền hành động như vậy Yếu tố văn hóa này đã và đang ảnh hưởng sâu rộng trong HS Bên cạnh đó, qua mạng xã hội có thể dễ dàng kết nối, nói chuyện với nhau và không thể kiểm soát kết bạn mà HS kết bạn Điều này tạo ra quan hệ bạn bè ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau, khi chơi với nhóm bạn có hơi hướng bạo lực, HS học tập, làm theo những hành vi bạo lực tương đương, hình thành tư tưởng không đúng đắn, học tập bị ảnh hưởng

- Nguyên nhân từ góc độ giáo dục: nhà trường cũng tác động không nhỏ tới việc hình thành nhân cách của các em Dù có đầy đủ các tổ chức như đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên nhưng những tổ chức này ở các trường vẫn bị xem nhẹ, hoạt động còn mang tính hình thức Hoạt động mang tính giáo dục đạo đức như thiện nguyện, giúp đỡ bạn bè hay sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để khẳng định bản thân các em chưa có nhiều lựa chọn Phần lớn nhà trường chỉ chú trọng đến hoạt động học tập, dạy chữ Ngoài ra, cùng với sự phát triển, môi trường xã hội hiện nay thực sự là một “ma trận” với học sinh Những kênh thông tin tốt không được các bạn chia sẻ nhiều, trong khi hình ảnh, video clip về bạo lực, tệ nạn xã hội lại lan truyền với tốc độ chóng mặt Từ những điều

ấy, tôi nghĩ rằng các em dễ dàng cư xử bạo lực với bạn bè nếu chúng ta không có phương pháp dạy dỗ phù hợp

- Nguyên nhân từ sự phát triển tâm - sinh lý lứa tuổi: Lứa tuổi học sinh từ khoảng 12-18 là thời kỳ diễn biến mà con người đang trong quá trình hoàn thiện cả về

Trang 28

thể xác lẫn tinh thần, bởi vậy lứa tuổi này cũng chính là thời kỳ tâm sinh lý có nhiều thay đổi Lứa tuổi này có tâm sinh lý phát triển theo chiều hướng: thích thể hiện cá tính, thích được mọi người quan tâm chú ý, đặc biệt nhất là lứa tuổi này trẻ hình thành ý thức mình không là trẻ con, muốn được độc lập, được tôn trọng Bắt đầu quan tâm đến hình thức bên ngoài, thích tò mò khám phá, thử nghiệm, có những hành vi mang tính khẳng định bản thân như hút thuốc, đánh nhau Những vấn đề bức xúc cá nhân không được nhìn nhận một cách thỏa đáng, hay không được chấp nhận theo mong muốn học sinh, hay bị đối tượng khác khiêu khích, cố ý gây xúc phạm đến danh dực, bất đồng ý kiến với đám đông,… nguyên nhân này tác động vào tâm lý làm trẻ khó kiểm soát được hành vi của mình

- Nguyên nhân từ môi trường gia đình: Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, văn hóa gia đình, cách cư xử của người lớn tác động rất nhiều đến hành vi ứng

xử của các em Cha mẹ quá khắt khe, kỳ vọng hoặc dạy dỗ bằng các biện pháp

kỷ luật sẽ gây nên áp lực tâm lý cho các em Khi tư tưởng bị gò bó không giải tỏa được, các em sẽ đem sự ức chế đó bùng nổ ở mối quan hệ khác Ngược lại, nếu cha mẹ chiều chuộng con quá mức, cho đi mà không đòi hỏi nhận lại cũng làm cho con có tâm lý háo thắng, thích gì được nấy và dễ dàng tụ tập, bị lôi kéo bởi hành vi xấu

1.3.3 Hậu quả của bắt nạt trực tuyến

- Hậu quả đối với học sinh là nạn nhân: Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những

kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng,

sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể Thậm chí, sự căng

Trang 29

thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học

- Hậu quả đối với học sinh có hành vi bắt nạt trực tuyến: những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy

- Hậu quả đối với nhà trường: Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm Ngoài ra, những hành vi bắt nạt trực tuyến của học sinh sẽ trở thành nỗi bất an của phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lành mạnh trong sáng

- Hậu quả đối với gia đình: không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng

- Hậu quả đối với xã hội: Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo Con cái cãi lại bố mẹ Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động, làm mất trật tự xã hội

1.4 Hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường trung học phổ thông

1.4.1 Căn cứ pháp lý tổ chức giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường trung học phổ thông

- Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020

Trang 30

- Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28 tháng

12 năm 2017 ban hành chương trình hành động phòng, chống bắt nạt trực tuyến trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021

- Chỉ thị số 993/CT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12 tháng 4 năm 2019 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bắt nạt trực tuyến trong cơ sở giáo dục

- Kế hoạch số 588/KH- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 10 tháng 7 năm 2019 về Phòng, chống bắt nạt trực tuyến trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên năm 2019

1.4.2 Mục tiêu giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT

Giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến ở các trường THPT phải thực hiện các mục tiêu sau:

* Giáo dục nhận thức

- Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về bắt nạt trực tuyến: khái niệm, biểu

hiện, nguyên nhân, hậu quả: Giáo dục cần đạt đến kết quả là giúp cho học sinh thay

đổi được nhận thức và tư duy về bắt nạt trực tuyến tại nhà trường với kiến thức giúp các em HS nhận biết được thế nào là bắt nạt trực tuyến, những biểu hiện cá nhân thường gặp khi đối mặt với bắt nạt trực tuyến là gì mà bản thân cần hiểu; nguyên nhân nào đã đang và sẽ gây nên những kết cục về bắt nạt trực tuyến và những hệ lụy của bắt nạt trực tuyến gây tác hại nào cho HS

- Hỗ trợ HS giải quyết những vấn đề vướng mắc mà các em gặp phải và thúc

đẩy sự phát triển lành mạnh của các HS Với hoạt động giáo dục các lực lượng giáo

dục nắm được thực trạng HS trong vấn đề bắt nạt trực tuyến và phòng chống bắt nạt trực tuyến, từ đó đưa ra biện pháp tư vấn kịp thời, đưa ra lời khuyên, lời răn dạy thấu tình đạt lý, các em giảm áp lực tiêu cực đang đối diện, xây dựng cho các em đời sống tình cảm giàu đẹp hơn

* Giáo dục hành vi

- Giúp học sinh hình thành kỹ năng phòng, tránh bắt nạt trực tuyến: Thông

qua giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến mà các em hiểu và vận dụng các kỹ năng tránh sao cho không gây ảnh hưởng xấu, có hại đến bản thân và người xung

Trang 31

quanh mình HS được hướng dẫn các kỹ năng giúp chính các em dễ dàng thoát khỏi những cám dỗ, không gây hệ lụy cho mình, gia đình, xã hội

- Ngăn chặn những hành vi và thái độ lệch chuẩn xã hội của học sinh THPT,

giữ môi trường an toàn, thân thiện trong nhà trường cho HS: Qua hoạt động giáo dục

phòng chống bắt nạt trực tuyến hình thành cho các em khối kiến thức, kỹ năng chủ động để tránh tác động xấu đồng thời mỗi bản thân các em như một tuyên truyền viên đến mọi người xung quanh phát hiện, ngăn chặn thái độ và hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh từ đó xây dựng môi trường học tập thân thiện, hiệu quả

- Giúp cho những HS có hành vi lệch chuẩn có ý thức tự giác điều chỉnh hành

vi, hình thành nhận thức, thái độ hợp chuẩn: Qua thực hiện giáo dục một cách thường

xuyên chủ thể giáo dục sẽ sớm phát hiện những đối tượng HS có biểu hiện hành vi lệch chuẩn, chủ thể giáo dục sẽ đưa ra sự tư vấn tâm lý, tình huống giải quyết để các em điều chỉnh lại hành vi, giữ thái độ đúng chuẩn với mọi người xung quanh và xã hội

* Giáo dục thái độ

- Giúp học sinh biết tỏ thái độ đúng đắn với các hành vi bắt nạt: Nhờ được

giáo dục mà sẽ giúp cho HS biết cách bày tỏ quan điểm, thái độ trước hành vi bắt nạt trực tuyến, các em phân biệt mức độ hành vi để có thái độ ứng xử phù hợp, đảm bảo không vi phạm pháp luật, đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước,nhà trường nắm được những diễn biến xấu tác động đến các em

- Hình thành thái độ sống cho học sinh: biết lắng nghe, đồng cảm, tôn trọng,

yêu thương bản thân và yêu thương mọi người Qua hoạt động giáo dục sẽ giúp hình thành cho HS những phẩm chất, thái độ sống tích cực, biết phân biệt điều tốt-xấu, đúng-sai, biết chia sẻ, đồng cảm, tôn trọng, yêu thương bản thân và yêu thương mọi người xung quanh, cùng đóng góp phát triển môi trường xã hội thân thiện, lành mạnh

- Góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường Bằng các hình

thức giáo dục thực hiện rất đa dạng khác nhau mà lực lượng giáo dục sẽ phổ biến các nội quy trường lớp, định hướng cho HS các vấn đề cần làm, phải làm, hành động đúng đắn, sống có lý tưởng, thông qua giờ học trên lớp, trải nghiệm, qua các môn học được lồng ghép từ đó giúp tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường

1.4.3 Nội dung giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT

- Giáo dục cho học sinh về các biểu hiện của hành vi bắt nạt trực tuyến: giáo

dục khả năng học sinh có nhận ra được tình huống này có phải là một hành vi bắt nạt

Trang 32

trực tuyến hay không và nó là hành vi bạo lực liên quan đến thể xác, tinh thần hay vật chất Giáo dục cho học sinh về nguyên nhân gây ra hành vi bắt nạt trực tuyến, tức là khả năng học sinh nhận biết được điều gì dẫn đến hành vi bạo lực mà mình đang gặp phải (lỗi do mình hay lỗi do các bạn ) Từ đó, giáo dục cho HS có hành vi ứng xử văn hóa

- Giáo dục cho HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp: Nội quy nhà trường

là một hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, quy định được đưa ra nhằm điều chỉnh hành vi của học sinh, sinh viên trong quy mô trường học Nội quy nhà trường có thể

là những quy định về trang phục, giờ học, hành vi, thái độ với bạn bè, giáo viên… Để thực thi các nội quy, nhà trường sẽ đưa ra những hình thức kỷ luật nếu sai phạm Và hình thức tuyên dương nếu hoàn thành tốt và tuân thủ các nội quy

- Giáo dục cho HS khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi

bắt nạt trực tuyến: Giáo dục cho học sinh về mức độ nguy hiểm của hành vi bắt nạt

trực tuyến, tức là khả năng đưa ra nhận định của học sinh về hậu quả của tình huống

bạo lực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân Các biểu hiện có thể gặp như: cam chịu (chấp nhận tình huống bạo lực như một điều hiển nhiên, ai cũng gặp phải, rơi vào ai thì người đó phải chịu, không có ai có thể giúp được mình); bộc lộ cảm xúc (lo

lắng, sợ hãi, chán nản, buồn bã, bất an, tức giận) khi gặp phải tình huống bắt nạt trực

tuyến; kìm nén cảm xúc (lo lắng, sợ hãi, chán nản, buồn bã, bất an, tức giận) khi gặp phải tình huống bắt nạt trực tuyến; trốn tránh (tìm đến nơi không ai biết để khóc; hạn

chế đi một mình, tránh gặp mặt, tránh tiếp xúc với mọi người; thay đổi đường tới

trường, đường về nhà; che giấu thầy cô, cha mẹ ); trả đũa, tự làm hại bản thân là

những hành động của học sinh nhằm trả đũa người đã gây ra hình vi bạo lực với mình hoặc phục tùng mọi yêu cầu của người gây ra hành vi bạo lực, hoặc bỏ học, sử dụng chất kích thích, tự làm tổn thương bản thân, gia nhập các băng nhóm không chính thức, tham gia vào các trò chơi bạo lực

- Giáo dục cho học sinh về các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bắt nạt trực

tuyến: tức là học sinh có biết đến những cách thức đối diện và vượt qua các tình

huống bạo lực hay không

- Giáo dục cho HS đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bắt nạt trực tuyến:

cụ thể đấu tranh với thái độ dửng dưng, vô cảm, thậm chí cổ vũ hành vi bắt nạt trực

Trang 33

tuyến, đấu tranh với sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận HS và GV trước hành vi bắt nạt trực tuyến và vi phạm pháp luật của HS

- Giáo dục thái độ sống của HS trong quan hệ với bạn bè, cách HS ứng xử với

thầy cô, cha mẹ HS: (khi gặp khó khăn bạn bè có quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ;

khi gặp khó khăn trong cuộc sống học sinh có tìm đến bạn bè để chia sẻ và tìm kiếm

sự hỗ trợ; bạn bè có nhìn ra được những khó khăn mà học sinh đang gặp phải;…); cách HS ứng xử với thầy cô (HS chia sẻ những khó khăn ở trường học để nhận được

sự hỗ trợ từ thầy cô ) và cha mẹ HS (chia sẻ với cha mẹ cha mẹ gặp những khó khăn

ở trường học…)

1.4.4 Hình thức giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường trung học phổ thông

- Thông qua xây dựng văn hóa nhà trường: Xây dựng văn hóa nhà trường thân

thiện và có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời Ngoài ra, văn hóa nhà trường thể hiện ở môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh, tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục BNTT cho HS

- Thông qua tham vấn học đường: Đội ngũ GV làm công tác tham vấn học

đường sẽ giải quyết hiệu quả những khó khăn trong đời sống tâm lý của học sinh THPT, phòng ngừa kịp thời những tác động tiêu cực của BNTT có thể gây bất ổn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và học tập của HS Nếu tham vấn kịp thời sẽ ngăn ngừa được những hệ luỵ có thể dẫn đến ở HS là những rối loạn về phát triển tâm

lý, những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi (như vô kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, hung bạo…)

- Thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ: Đây là hình thức phổ biến và

đem lại hiệu quả cao, trong đó GV lồng ghép nhiều nội dung phòng chống bắt nạt trực tuyến cho HS để giáo dục đến số từng HS trong giờ sinh hoạt lớp và giáo dục

Trang 34

đến số đông HS trong giờ sinh hoạt dưới cờ Hình thức này có tác dụng to lớn trong phát hiện và phòng chống BNTT cho HS

- Thông qua hoạt động hoạt động trải nghiệm: thông qua các hoạt động của

Ban chấp hành đoàn trường Cần tổ chức đa dạng các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề phòng chống BNTT để lôi cuốn HS tham gia, tổ chức các hoạt động vui chơi ngoại khóa theo các chuyên đề về giáo dục phòng chống BNTT cho HS

- Thông qua hoạt động dạy học: GV thông qua các môn học khoa học xã hội

như Ngữ văn, Sử, Địa, giáo dục công dân để tích hợp nội dung giáo dục phòng chống BNTT trong giáo dục nhận thức, thái độ và hành vi của HS Bên cạnh đó, các môn khoa học tự nhiên giúp HS hình thành thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, hình thành cho HS tư duy logic, coi trọng sự hoàn thiện nhân cách để đấu tranh chống các hành vi lệch chuẩn

- Thông qua con đường tự tu dưỡng, tự rèn luyện của HS: HS phải tự tu dưỡng

theo những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tự tu dưỡng những nguyên tắc, hành vi ứng xử chuẩn mực được xã hội thừa nhận và phù hợp với độ tuổi HS

để hình thành niềm tin, chuẩn mực đạo đức cho HS Thông qua tự tu dưỡng, tự rèn luyện, các em có thể nhận diện được BNTT, phân biệt được các biểu hiện khác nhau của hành vi BNTT; nguyên nhân và hậu quả của BNTT Đánh giá, phân tích được các tình huống dẫn đến nguy cơ xảy ra BNTT Biết và đánh giá những nguyên nhân, hậu quả do

BNTT gây ra

1.4.5 Phương pháp giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT

- Phương pháp động não: Động não là phương pháp giúp học sinh trong một

thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận Giáo viên nêu câu hỏi liên quan đến bắt nạt trực tuyến, phòng chống bắt nạt trực tuyến, vấn đề này cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm; GV khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt; GV liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to; phân loại ý kiến; làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý

Trang 35

- Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp này giúp cho mọi học sinh tham

gia một cách chủ động vào quá trình giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến, tạo cơ hội cho HS được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến

- Phương pháp trò chuyện: Đây là phương pháp mà nhà giáo dục hay người lớn

tuổi có kinh nghiệm sẽ dùng lời nói của mình nhằm trả lời câu hỏi của HS về vấn đề phòng chống bắt nạt trực tuyến hoặc dùng lời nói, hành động để giải thích, minh họa cho băn khoăn thắc mắc của HS về giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến Vấn đề lưu ý khi thực hiện trò chuyện là nội dung câu trả lời phải đảm bảo khoa học, đúng sự thật; câu giải thích hoặc trả lời đúng lúc, đúng chỗ; thông tin trả lời đảm bảo ở mức HS hiểu và hiểu một cách tích cực cho HS; câu trả lời phải dí dỏm, theo kiểu câu chuyện nói của HS để HS cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi nghe vấn đề được giải đáp Nếu các câu hỏi của HS ở các nội dung nhạy cảm cần giữ thái độ bình tĩnh, lắng nghe, trả lời khéo léo cho HS hiểu

- Phương pháp đóng vai: Đây là phương pháp giúp các em thực hành một số

cách ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống giả định nhằm đánh giá ứng xử với vấn đề phòng chống bắt nạt trực tuyến Phương pháp này thường gây hứng thú và chú ý, nảy sinh óc sáng tạo cho HS, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành

vi đạo đức lối sống

- Phương pháp giải quyết vấn đề: Đây là phương pháp giáo dục trong đó GV

tạo ra những tình huống có vấn đề về bắt nạt trực tuyến, phòng chống bắt nạt trực tuyến nhằm điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác Đây là phương pháp giáo dục phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất

- Phương pháp tạo tình huống giáo dục: Chủ thể GD phòng chống bắt nạt trực

tuyến thực hiện lựa chọn, sưu tầm các tình huống, sự kiện bắt nạt trực tuyến có thật hoặc xây dựng tình huống giả định liên quan đến sinh hoạt hàng ngày của HS đòi hỏi

HS phải có am hiểu kiến thức phòng chống bắt nạt trực tuyến mới xử lý được Chủ

Trang 36

thể GD phòng chống bắt nạt trực tuyến đã tạo ra ở HS những trạng thái cảm xúc, hành vi, phản ứng cần thiết nhằm có những cách xử lý hợp lý Qua giải quyết bằng tình huống làm cho HS nâng cao được nhận thức, ứng xử và hành động đúng theo quy định và nguyên tắc pháp luật

- Phương pháp tạo dư luận xã hội: Dư luận xã hội là tập hợp của thái độ, ý kiến có

tính chất đánh giá phán xét của các nhóm người trong xã hội trước vấn đề mang tính thời

sự, liên quan đến lợi ích chung, dược sự quan tâm của nhiều người, thông qua việc nhận định hoặc hành động thực tế Ý thức phòng chống bắt nạt trực tuyến bị tác động mạnh

mẽ bởi dư luận xã hội, về danh dự, lương tâm, trách nhiệm cá nhân làm cho HS tự giác điều chỉnh hành vi phù hợp với yêu cầu, quy tắc được pháp luật đề ra

- Phương pháp khen thưởng: Đối với HS có hành vi tích cực trong học tập và

phòng chống bắt nạt trực tuyến, CBQL, GV sử dụng phương pháp này phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng, vì sự tiến bộ của HS; lấy vận động, thuyết phục là chính, đặc biệt

không làm tổn hại đến danh dự, tinh thần, sức khoẻ của HS

- Phương pháp trách phạt: Trách phạt chính là phương pháp biểu thị sự không

đồng tình, sự phản đối, sự phê phán những hành vi sai trái của người được giáo dục so với các chuẩn mực xã hội đã đề ra Trách phạt còn là phương pháp gây cho người có lỗi cảm giác hối hận, khiến họ từ bỏ hành vi, thói quen không phù hợp với yêu cầu chung hoặc có hại cho tập thể, xã hội, giúp cho người được giáo dục kết hợp đúng đắn giữa hành vi của mình với yêu cầu chung của tập thể, của xã hội

1.4.6 Đánh giá kết quả giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh

ở trường THPT

Đánh giá kết quả giáo dục phòng chống BNTT ở các trường trung học phổ thông để CBQL, GV thu thập thông tin về sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi của HS trong phòng chống BNTT Đánh giá nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp và các con đường thực hiện giáo dục phòng chống BNTT để từ đó có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện

Đánh giá khả năng nhận thức của HS, thái độ và hành vi thực hiện và những giá trị, tình cảm của HS trong xây dựng mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và gia đình

Việc đánh giá kết quả kết quả giáo dục phòng chống BNTT phải căn cứ vào mục tiêu và các nội dung giáo dục phòng chống BNTT cho HS trung học phổ thông

Trang 37

Đánh giá kết quả kết quả giáo dục phòng chống BNTT phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điểu chỉnh kịp mục tiêu, nội dung, các con đường giáo dục phòng chống BNTT

Việc đánh giá kết quả giáo dục phòng chống BNTT để CBQL, GV định hướng

HS giải quyết vấn đề, hành động giải quyết vấn đề, tránh được những suy nghĩ tiêu cực, kìm nén bản thân, hành động tiêu cực để khuyến khích HS cảm xúc tích cực, hành động tích cực để phòng chống BNTT

Sử dụng kết quả đánh giá giáo dục phòng chống BNTT để rút kinh nghiệm, đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phòng chống BNTT

1.4.7 Các lực lượng tham gia giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh ở trường THPT

Để thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh các trường THPT cần sự tham gia vào cuộc của tất cả các ban, ngành, các lực lượng chức năng, các tổ chức chính trị và toàn xã hội, đặc biệt lực lượng chính là các tổ chức giáo dục và mỗi nhà trường THPT Các lực lượng chủ yếu bao gồm:

- Các tư vấn viên tâm lý: Đây là lực lượng có trình độ chuyên môn sâu, hiểu rõ

đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, nhất là HS cấp THPT, do vậy mà có khả năng tiếp cận và tư vấn cho học sinh cách phòng chống bắt nạt trực tuyến với biểu hiện, hành vi, Tuy nhiên, trong thực tế, lực lượng này hiện nay còn mỏng, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các trường quốc tế ở trong nước, còn các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa thì rất ít khi mời được các tư vấn viên tâm lý về tư vấn cho học sinh Lực lượng này tham gia với chức năng là giải quyết các vướng mắc tâm lý lứa tuổi, nhiệm vụ của họ là nói chuyện, lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn về tâm sinh lý của HS, phát hiện biểu hiện, hành vi của HS bị bắt nạt, trấn an tâm lý, giúp HS thoát khỏi những nỗi lo sợ, xấu hổ, không dám vượt quá chính mình của HS, từ đó

có biện pháp can thiệp chuyên môn phù hợp

- Cán bộ tổ phụ trách HS bán trú: Các cán bộ phụ trách hoạt động bán trú là

người thường xuyên thực hiện nhiệm vụ quản sinh, giúp đỡ, phát hiện và chỉnh đốn cho HS các hoạt động giáo dục Ở nhà trường cán bộ phụ trách HS bán trú thường được xếp lịch trực 24/24 quản lý theo dõi các hoạt động của học sinh Lực lượng này tham gia với chức năng là quản lý HS của nhà trường về mặt quy mô, diễn biến, biểu

Trang 38

hiện các hành vi ở khu bán trú, nhiệm vụ của họ là phát hiện biểu hiện, hành vi của

HS bị bắt nạt trực tuyến thông quan quan sát, theo dõi, ghi chép thông tin ,

- Giáo viên chủ nhiệm: Trong công tác giáo dục phòng chống bắt nạt trực

tuyến cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm được xem là linh hồn của hoạt động Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, được các em tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ những điều thầm kín khi bản thân rơi vào tình huống bắt nạt trực tuyến và lắng nghe lời khuyên bảo của thầy cô giáo Lực lượng này có nhiệm vụ của

họ là nói chuyện, lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong học tập và đời sống, phát hiện biểu hiện, hành vi của HS bị bắt nạt, trấn an tâm lý, đưa ra biện pháp, cách thức phòng vệ cho HS; thêm vào đó là phối hợp thường xuyên với gia đình, cộng đồng cùng giúp đỡ HS tránh BNTT

- Giáo viên bộ môn: Thông qua hoạt động giảng dạy hàng ngày, giáo viên bộ

môn có thể lồng ghép, tích hợp giáo dục các vấn đề liên quan tới giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh trong các môn học Lực lượng này có nhiệm vụ

là kết hợp nội dung môn học như tin học, giáo dục công dân, sinh học, cùng các nội dung liên quan đến tâm lý, phối hợp với GV chủ nhiệm và GV khác trong việc tránh hành vi bắt nạt trực tuyến

- Giáo viên phụ trách Đoàn-Đội: Các hoạt động phong trào luôn thu hút một

lực lượng lớn học sinh tham gia, giáo viên khéo léo truyền tải các thông điệp, kiến thức về bắt nạt trực tuyến (biểu hiện, hành vi, nguyên nhân, hệ quả), cách xử lý với nạn bắt nạt trực tuyến

- Ban giám hiệu: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc lập kế hoạch,

tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến học sinh nói riêng của nhà trường Hiệu quả của công tác này phụ thuộc chủ yếu vào năng lực quản lý, điều hành và trách nhiệm của Ban Giám hiệu mà đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường

- Chuyên viên Phòng giáo dục: Chuyên viên Phòng giáo dục tham gia tổ chức,

chỉ đạo công tác giáo dục phòng ngừa bắt nạt trực tuyến cho HS trên địa bàn theo phân cấp quản lý gắn với chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp Lực lượng này kết hợp với Ban Giám hiệu mỗi nhà trường lên kế hoạch tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng ngừa BNTT cho học sinh THPT Chuyên viên Sở Giáo dục cũng có thể là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bắt nạt trực tuyến,

Trang 39

phòng ngừa bắt nạt trực tuyến tới học sinh, phụ huynh và giáo viên để định hướng hành vi phù hợp cho học sinh trong ứng xử, tránh xa các cám dỗ, tạo sợi dây liên kết các lực lượng trong hoạt động giáo dục sao cho có hiệu quả

- Ban đại diện cha mẹ học sinh: Đây là một tổ chức tự nguyện có vai

trò quan trọng trong việc kết nối giữa phụ huynh học sinh, giáo viên và nhà trường Góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học Kết hợp với nhà trường và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, giáo dục con em mình không vi phạm về

an ninh mạng, quyền tự do cá nhân khi sở hữu tài khoản mạng trực tuyến, không phát tán, có biểu hiện hành vi bắt nạt trực tuyến,

- Gia đình: Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con

người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên

cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên Là người ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, thái độ và hành vi của HS Vì vậy, đây phải là lực lượng chính cùng với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường trong giáo dục phòng ngừa bắt nạt trực tuyến cho các em học sinh

- Cán bộ chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương là thiết chế bảo đảm

tính hiện thực và thực thi có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của trung ương trong thực tiễn Các cơ quan chức năng tại địa phương như cơ quan công an, tư pháp, y tế, thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành về

an ninh với các ứng dụng trên internet tại địa bàn Xây dựng, phổ biến và thực hiện các biện pháp, các chế tài đủ mạnh, đủ hiệu quả trong công tác phòng ngừa bắt nạt trực tuyến

ở địa phương, cũng như ở mỗi trường học trên địa bàn mình quản lý

- Nhân viên y tế trong trường: Hoạt động y tế trường học không đơn giản chỉ là

sơ cấp cứu mà còn là tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, triển khai các chương trình phòng chống dịch bệnh cho học sinh trong trường, xây dựng khung dinh dưỡng-y tế hợp lý, góp phần cải thiện cân nặng, chiều cao cho học sinh Ở các trường THPT, nhân viên y tế trường học thực hiện việc phối kết hợp với giáo viên

và nhà trường tuyên truyền, phổ biến kiến thức sức khoẻ tinh thần nói chung và sức khỏe từng khía cạnh cá nhân nói riêng Với hoạt động BNTT thì nhân viên y tế trường học có nhiệm vụ phát hiện và tư vấn kịp thời những biểu hiện khi HS có dầu hiệu bắt nạt trực tuyến như: lo lắng, sợ hãi, chán nản, buồn bã, bất an, tức giận

Trang 40

1.5 Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh

Hiệu trưởng nhà trường hàng năm phải lập kế hoạch giáo dục phòng chống BNTT cho học sinh trong nhà trường; nội dung kế hoạch phải thể hiện qua các nội dung và con đường giáo dục phòng chống BNTT

Kế hoạch huy động nguồn lực từ các lực lượng sau để thực hiện giáo dục phòng chống BNTT cho học sinh: Giáo viên, chuyên gia giỏi về phòng chống BNTT; huy động cha mẹ học sinh và các lực lượng khác tham gia phòng chống BNTT Hiệu trưởng cần thể hiện rõ trong kế hoạch về nội dung, hình thức, con đường, phương pháp tổ chức giáo dục phòng chống BNTT cho HS và đánh giá kết quả phòng chống BNTT cho học sinh trung học phổ thông Dự kiến những khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục phòng chống BNTT cho học sinh Kế hoạch giáo dục phòng chống BNTT được giao cho các tổ chuyên môn chủ trì xây dựng kế hoạch, cụ thể tổ trưởng chuyên môn dự thảo kế hoạch, tổ chức các thành viên đóng góp, chỉnh sửa kế hoạch, hoàn thiện kế hoạch để trình lên nhà trường và cuối cùng phổ biến kế hoạch phòng chống BNTT đã được nhà trường phê duyệt

Các nội dung của bản kế hoạch gồm: Kế hoạch giáo dục phòng chống BNTT được xây dựng theo năm học; Kế hoạch giáo dục phòng chống BNTT được xây dựng

ở từng học kỳ; Kế hoạch giáo dục phòng chống BNTT được xây dựng theo tháng; Kế hoạch giáo dục phòng chống BNTT được xây dựng theo khi tình hình thực tế có những vấn đề phát sinh; Kế hoạch giáo dục phòng chống BNTT thông qua hoạt động dạy học; Kế hoạch giáo dục phòng chống BNTT thông qua tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chuyên đề; Kế hoạch giáo dục phòng chống BNTT thông qua hoạt động sinh hoạt lớp và sinh hoạt tập thể Lập kế hoạch hiệu trưởng cần:

Ngày đăng: 23/03/2024, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w