1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố lai châu, tỉnh lai châu

107 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
Tác giả Phạm Thu Hương
Người hướng dẫn Ts. Văn Hữu Tập
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Khoa học
Chuyên ngành Quản lý Tài Nguyên và Môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 3,24 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 4. Ý nghĩa của đề tài (12)
  • 5. Những đóng góp mới của đề tài (13)
  • Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (14)
      • 1.1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải rắn sinh hoạt (14)
      • 1.1.2. Các nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt (15)
      • 1.1.3. Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt (16)
      • 1.1.4. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh (18)
      • 1.1.5. Tác động của các bãi chôn lấp đến môi trường (21)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (25)
      • 1.2.1. Tình hình chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới (25)
      • 1.2.2. Tình hình chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam (27)
      • 1.2.3. Tình hình chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lai Châu (30)
      • 1.2.4. Một số hướng nghiên cứu về bãi chôn lấp chất thải rắn (32)
    • 1.3. Cơ sở pháp lý (34)
    • 1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu (35)
      • 1.4.1. Điều kiện tự nhiên (35)
      • 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (38)
      • 1.4.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố (42)
  • Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (44)
    • 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (44)
    • 2.2. Nội dung nghiên cứu (44)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (45)
      • 2.3.1. Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu tài liệu thứ cấp (0)
      • 2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (45)
      • 2.3.3. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai . 36 2.3.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm (46)
      • 2.3.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh đối chiếu và xử lý số liệu (51)
  • Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (53)
    • 3.1. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lai Châu (53)
      • 3.1.1. Nguồn gốc phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố (53)
      • 3.1.2. Tải lƣợng CTRSH (0)
      • 3.1.3. Dự báo tải lƣợng phát sinh CTRSH trên địa bàn trong thời gian tới . 45 3.1.4. Công tác phân loại, thu gom và vận chuyển trên địa bàn thành phố . 47 3.1.5. Công tác xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố (0)
    • 3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thành phố Lai Châu (60)
      • 3.2.1. Vị trí của bãi chôn lấp (60)
      • 3.2.2. Đặc điểm và vấn đề môi trường của bãi chôn lấp (61)
      • 3.2.3. Hiện trạng môi trường nước mặt tại bãi chôn lấp (63)
      • 3.2.4. Hiện trạng môi trường nước ngầm tại bãi chôn lấp (64)
      • 3.2.5. Hiện trạng môi trường nước thải tại bãi chôn lấp (66)
      • 3.2.6. Hiện trạng môi trường không khí tại bãi chôn lấp (67)
    • 3.3. Diễn biến chất lượng môi trường bãi chôn lấp CTR sinh hoạt thành phố (71)
      • 3.3.1. Diễn biến chất lượng nước mặt tại bãi chôn lấp CTR sinh hoạt (71)
      • 3.3.2. Diễn biến chất lượng nước ngầm tại bãi chôn lấp CTR sinh hoạt (79)
      • 3.3.3. Diễn biến chất lượng nước thải tại bãi chôn lấp CTR sinh hoạt (85)
      • 3.3.4. Diễn biến môi trường không khí tại bãi chôn lấp CTR sinh hoạt (88)
      • 3.3.5. Kết luận chung (0)
    • 3.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại bãi chôn lấp CTR sinh hoạt thành phố Lai Châu (94)
      • 3.4.1. Đối với môi trường không khí (94)
      • 3.4.2. Đối với nước rỉ rác (95)
      • 3.4.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của bãi chôn lấp (95)
      • 3.4.4. Sự tham gia của cộng đồng (97)
    • 1. Kết luận (98)
    • 2. Kiến nghị (99)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (100)
  • PHỤ LỤC (105)

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM THU HƢƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG KHU VỰC BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

- Từ đó đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đƣợc những mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả tập trung nghiên cứu giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu về khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

- Thu thập các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu để tổng hợp

- Đề xuất những giải pháp nâng cao, cải thiện chất lượng môi trường khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

Ý nghĩa của đề tài

- Về mặt khoa học: Bổ sung cơ sở lý luận nghiên cứu về hiện trạng chất lượng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và quản lý các bãi chôn lấp này trên địa bàn các huyện, thành phố Từ đó có thể có những sáng kiến góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý những bãi chôn lấp này

- Về mặt thực tiễn: Góp phần đánh giá chính xác về hiện trạng chất lượng môi trường do hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại Bản Phan Lìn, xã San Thàng Từ đó cung cấp những kiến nghị để nâng cao chất lượng công tác quản lý môi trường tại khu vực bãi chôn lấp, góp phần bảo vệ môi trường bền vững tại bãi chôn lấp trong tương lai.

Những đóng góp mới của đề tài

Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa trong việc làm rõ các vấn đề về chất lượng môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao, cải thiện chất lượng môi trường hiện nay tại khu vực chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Lai Châu

Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, những nhà quy hoạch trong công tác bảo vệ môi trường khu vực các bãi chôn lấp chất thải rắn.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm về chất thải và chất thải rắn sinh hoạt

Hiện có nhiều tài liệu khác nhau đƣa ra những khái niệm về chất thải:

- Chất thải là chất đƣợc loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác; chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng khác [28]

- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [29]

- Chất thải là vật chất đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [30]

- Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020 [31], chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác đƣợc thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác

* Khái niệm chất thải rắn

- Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020 [31], chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải

- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [3]

- Chất thải rắn đƣợc hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa [32]

* Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [3]

- Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [2, 47]

- Rác thải là các loại rác thải không ở dạng lỏng, không hòa tan đƣợc thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp Rác thải bao gồm cả bùn cặn, phế phẩm nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ,… [30]

1.1.2 Các nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Các nguồn chủ yếu phát sinh CTRSH bao gồm:

- Từ các khu dân cƣ;

- Từ các khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, );

- Từ các khu công sở (cơ quan, trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện, );

- Từ các khu xây dựng;

- Từ các khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố, );

- Từ các nhà máy, xí nghiệp trong khu dân cƣ;

- Từ các vùng sản xuất nông nghiệp [10]

Thành phần CTRSH rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác

Bảng 1.1 Các loại chất thải rắn đặc trƣng từ nguồn thải sinh hoạt Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng CTR

Khu dân cƣ Hộ gia đình, biệt thự, chung cƣ

Thực phẩm dƣ thừa, giấy, can nhựa, thủy tinh, can thiếc, nhôm,

Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa và dịch vụ

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại,

Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại,

Công trình xây dựng và phá hủy

Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng

Gạch, bê tông, thép, gỗ, thạch cao, bụi,

Dịch vụ công cộng đô thị

Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm

Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi giải trí

Thành phần giấy và kim loại trong CTRSH thay đổi tùy thuộc vào nguồn phát sinh và có xu hướng tăng dần Nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế nhƣ vải, da, cao su có tỉ lệ thấp Tuy nhiên các thành phần này đang có chiều hướng tăng qua các năm Ngoài ra sự gia tăng chất thải nhựa trong thành phần CTRSH là một trong những vấn nạn đối với xử lý CTRSH của Việt Nam

1.1.3 Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt

- Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải [30]

- Quản lý chất thải rắn (CTR) là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay mỹ quan Các hoạt động có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải,… Quản lý chất thải rắn cũng có thể góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải [32]

- Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người [47]

Công tác quản lý CTRSH đƣợc quy định trong Mục 2 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Chương VI của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 [31] và Chương III của

Nghị định số 09/VBHN-BTNMT về Quản lý chất thải và phế liệu [3] Cụ thể:

* Hoạt động phân loại, lưu giữ, chuyển giao CTRSH

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đƣợc phân loại theo nguyên tắc nhƣ sau:

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tại chế;

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác

- CTRSH sau khi được phân loại được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp

- Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng CTRSH sau khi thực hiện phân loại vào các bao bì để chuyển giao

- Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh đƣợc thực hiện theo quy định của UBND cấp tỉnh

* Điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRSH

- Điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRSH phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại CTRSH đã được phân loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã đƣợc phân loại với nhau

- UBND các cấp có trách nhiệm bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về BVMT theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường

* Thu gom, vận chuyển CTRSH

- UBND các cấp lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH

- Cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã, cộng đồng dân cƣ, đại diện khu dân cƣ trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom CTRSH

- Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển CTRSH đã phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển

- Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ và cung cấp dịch vụ xử lý CTRSH

- Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở xử lý CTRSH

- Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTRSH phải đáp ứng yêu cầu về BVMT theo quy định của Luật này

- CTRSH phải đƣợc xử lý bằng công nghệ phù hợp

* Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp CTRSH

- Bãi chôn lấp CTRSH sau khi đóng bãi và bãi chôn lấp CTRSH không hợp vệ sinh phải đƣợc xử lý ô nhiễm, cải tạo đáp ứng yêu cầu về BVMT

+ Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp CTRSH phải tiến hành cải tạo cảnh quan khu vực đồng thời có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;

+ Tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp CTRSH kể từ ngày kết thúc việc đóng bãi chôn lấp

+ Hoàn thành việc xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường, lập hồ sơ và bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc hoạt động

- Chính phủ ban hành chính sách ƣu đãi và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp CTRSH

1.1.4 Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh

Chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh [47]

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới

Hiện nay, trên thế giới đã và đang áp dụng nhiều biện pháp, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhƣ chôn lấp, công nghệ đốt, công nghệ sinh học, Trong đó, công nghệ chôn lấp là một trong những phương pháp truyền thống dễ thực hiện, xử lý nhanh với khối lƣợng lớn ngay trong ngày, đồng thời chi phí đầu tƣ hệ thống bãi chôn lấp, công nghệ xử lý đảm bảo an toàn và ít tốn kém Tuy nhiên, bãi chôn lấp hợp vệ sinh cần diện tích lớn, nằm xa các khu vực dân cư Đây là một trong những điều kiện không phù hợp với những nước có ít hoặc không còn quỹ đất đầu tƣ cho công nghệ xử lý này

Tính trung bình trên toàn cầu năm 2016, có 70% lƣợng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý, tiêu hủy bằng phương pháp chôn lấp, trong đó 33% tại các bãi chôn lấp các loại và 37% tại các bãi đổ lộ thiên Các nước thu nhập cao áp dụng chôn lấp hợp vệ sinh, tái chế và đốt thu hồi năng lượng tương ứng với 39%, 29% và 22% lượng chất thải rắn Các nước thu nhập trung bình thấp đang chôn lấp khoảng 84% (trong đó, đổ lộ thiên là 66%, chôn lấp là 18%) [33]

Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về xử lý chất thải rắn Quốc gia này đã sử dụng 52% tổng khối lƣợng chất thải rắn thu gom đƣợc để sản xuất nhiệt và điện; 42% để tái chế và chỉ có 1% lƣợng chất thải rắn bị chôn lấp Mỗi năm, khối lƣợng chất thải đƣợc chôn lấp ứng với trung bình 7kg với mỗi người dân, số còn lại được sử dụng vào tái chế Quy trình phân loại chất thải rắn đƣợc thực hiện từ những năm 70, mỗi gia đình đều có 6 – 7 loại thùng rác phân loại trong nhà Thậm chí, Thụy Điển còn nhập khẩu chất thải từ các quốc gia lân cận, vừa tận dụng đƣợc nguồn tài nguyên chất thải, vừa thu đƣợc một khoản phí thu gom CTR từ các quốc gia đó [11, 21]

Cách đây khoảng 70 năm, Đức có khoảng 50.000 bãi chôn lấp chất thải Đến năm 2016, số lƣợng bãi chôn lấp chất thải đã giảm xuống chỉ còn 300 và tất cả các bãi chôn lấp đều không nhận CTR chƣa qua phân loại Chính phủ Đức đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xóa bỏ tất cả các bãi chôn lấp chất thải hiện có, đồng thời lên kế hoạch tái chế toàn bộ lƣợng chất thải và biến chất thải thành năng lƣợng [21]

Tại Singapore, khoảng 2% lƣợng chất thải rắn đƣợc chôn lấp; 38% lƣợng chất thải rắn đƣợc đốt để tạo ra điện, số chất thải rắn còn lại đƣợc đem đi tái chế Các bãi chôn lấp chất thải rắn của Singapore đƣợc lựa chọn là nơi có tầng sét tự nhiên, hoặc xử lý nhân tạo để có tầng sét nhằm tránh nước rỉ rác từ bãi chôn lấp thấm ra gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Một hệ thống ống dẫn nước từ bãi chôn lấp được bố trí dưới đáy hố chôn lấp để dẫn về nhà máy để xử lý Tại đây, một hệ thống công nghệ của Đức xử lý tổng hợp bằng các phương pháp hóa - lý - cơ học với năng suất 700m 3 /h để có được nước sạch tuyệt đối trước khi thải ra môi trường tự nhiên [11]

Hàn Quốc là một trong những nước đi đầu áp dụng công nghệ chôn lấp hiện đại, liên hoàn khép kín Bãi chôn lấp chất thải SODOKWON của Hàn Quốc thực hiện chôn lấp chất thải sinh hoạt an toàn, hợp vệ sinh nhờ áp dụng kỹ thuật và thiết bị hiện đại, không chỉ bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế bằng việc thu hồi khí CH4 để phát điện [18]

Do không có nhiều diện tích đất đai để chôn lấp như nhiều nước cùng khu vực châu Á, Nhật Bản lựa chọn giải pháp đốt CTR bằng công nghệ CFB (công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi) có thể đốt cả những vật liệu khó cháy để lấy năng lƣợng và giảm lƣợng khí thải NO và NO 2 Hơn 70% CTR của Nhật Bản đƣợc đốt để sản xuất điện, phần còn lại để tái chế và chỉ một lƣợng nhỏ CTR ở đô thị đƣợc đƣa đến các bãi chôn lấp chất thải Nhật Bản cũng tìm cách tận dụng các bãi chôn lấp CTR một cách hiệu quả bằng cách tập kết CTR vào những bãi chôn lấp CTR khép kín trên vịnh Tokyo và các bãi chôn lấp CTR này biến thành các cụm đảo nhân tạo Các cụm đảo này đƣợc phủ xanh và trở thành cánh rừng có tên gọi Sea Forest Đóng góp vào thành công trong hệ thống quản lý, xử lý CTR của Nhật Bản phải kể đến chính sách của các công ty thu gom CTR và ý thức của người dân trong việc phân loại CTR theo nhiều nhóm khác nhau [11]

Australia là một trong những quốc gia thải CTR nhiều nhất thế giới Chất thải rắn sinh hoạt đƣợc xử lý tại các bãi chôn lấp, tuy nhiên số lƣợng các bãi chôn lấp là có hạn

Tại Mỹ, khu vực phía Tây có số lượng bãi chôn lấp nhiều nhất cả nước Những bãi chôn lấp phải tuân thủ các quy định của Liên bang trong việc ngăn ngừa ô nhiễm cũng như cung cấp các hệ thống giám sát ô nhiễm nước ngầm và bãi chôn chất thải khí Các công ty quản lý phải đảm bảo kinh phí bảo vệ môi trường trong suốt toàn bộ vòng đời của một bãi chôn lấp CTR Đối với chất thải rắn đƣợc tái chế hay biến thành phân bón để cải tạo đất đã giúp giảm lƣợng khí thải carbon dioxide [22]

Tại các nước có thu nhập trung bình đến trung bình cao, quản lý CTRSH tiếp cận theo hướng chú trọng vào xử lý, thải bỏ cuối cùng Tại thủ đô Băng Cốc, Thái Lan sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, sau đó khai thác trồng cây xanh, cải tạo thành công viên hoặc sân vận động cấp 3 hoặc cấp 2, sân golf [20]

So với công nghệ và quy trình xử lý chất thải của một số nước trên thế giới (Thụy Điển, Áo, Bỉ hoặc Nhật), chôn lấp là phương pháp xử lý chất thải kém hiệu quả, lạc hậu, không tận dụng đƣợc nguồn tài nguyên này Do đó, hầu hết các nước trên thế giới hiện nay rất ít sử dụng phương pháp chôn lấp để xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1.2.2 Tình hình chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Phương pháp chôn lấp đang được áp dụng chủ yếu ở Việt Nam Hiện nay, trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chôn lấp, trong đó nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh Về thời điểm đƣa vào vận hành, 34,4% các cơ sở chế biến compost và 31,8% bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành trước năm 2010 Trong khi đó, chỉ có 4,5% các cơ sở xử lý theo phương pháp đốt được vận hành trước năm

2010 Hầu hết các lò đốt đƣợc xây dựng sau năm 2014 Điều này cho thấy xu hướng chuyển dịch từ phương pháp xử lý bằng chôn lấp sang phương pháp đốt trong thời gian gần đây [34]

Chôn lấp CTR là công nghệ lạc hậu, tốn diện tích đất và gây ra nhiều tác hại, tạo ra nguy cơ cháy; ô nhiễm nước ngầm; phát tán khí metal; gây bệnh cho người lao động và người dân sống xung quanh; thu hút các loài động vật (chó, chim, động vật gặm nhấm, côn trùng), Việc chôn lấp CTR ngoài tác động xấu đến môi trường thì còn phải đối mặt với sự phản đối của người dân ở gần khu xử lý CTR, chi phí cho việc thu gom, vận chuyển ngày một tăng trong khi tài nguyên CTR bị lãng phí [9]

Phương pháp chôn lấp được áp dụng phổ biến tại Việt Nam Trong số các bãi chôn lấp hiện nay chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã Khác biệt về đặc điểm giữa bãi chôn lấp hợp vệ sinh và bãi chôn lấp hở, không hợp vệ sinh đó là:

Cơ sở pháp lý

Một số văn bản pháp lý có liên quan đến các vấn đề môi trường tại bãi chôn lấp có thể kể đến nhƣ:

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015;

- TCXDVN 261:2001: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về bãi chôn lấp chất thải rắn – tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 6696:2009: Tiêu chuẩn quốc gia về chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ sinh – yêu cầu chung về bảo vệ môi trường;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 25:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng môi trường nước dưới đất;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Thông tƣ liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn;

- Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 23/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Ban hành quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Lai Châu, đƣợc thành lập ngày 10/10/2004 theo Nghị định số 176/2004/NĐ-CP của Chính phủ Đến năm 2020, thành phố Lai Châu sát nhập thêm các Bản thuộc xã Sùng Phài, huyện Tam Đường theo Nghị Quyết số 866/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Thành phố Lai Châu có tọa độ địa lý từ 20°20' đến 20°27' vĩ độ Bắc; 103°20' đến 103°32' kinh độ Đông Thành phố có vị trí giáp ranh nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường;

- Phía Đông giáp huyện Tam Đường;

- Phía Nam giáp huyện Tam Đường;

- Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 thì tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 9.687,99 ha, gồm 07 đơn vị hành chính (05 phường là phường Quyết Thắng, phường Quyết Tiến, phường Đoàn Kết, phường Tân Phong, phường Đông Phong; 02 xã là xã Sùng Phài, xã San Thàng) [45]

Thành phố Lai Châu nằm trong một thung lũng đƣợc tạo thành bởi hai dãy núi Sùng Phài và Pu Sam Cáp có địa hình chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam Cấu trúc chủ yếu là đồi, núi đất; độ dốc trung bình từ 5 - 10% Hướng dốc của địa hình theo hai hướng từ khu vực của phường Quyết Thắng về hướng Tây Nam và từ các phường Đoàn Kết, Tân Phong về phía Đông Nam của thành phố Đặc biệt, phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao, phía Bắc và Đông Bắc có xen kẽ địa hình bát úp với độ cao trung bình 940m, độ dốc > 6,5%

Hình 1.2 Bản đồ độ dốc thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu Địa chất của khu vực thành phố Lai Châu gồm ba tầng đá chính là tầng Vân Nam, tầng Điệp Vân Lục và tầng Điệp Đồng Giao Trong khu vực thành phố có nhiều hang động karst và các dòng chảy ngầm, thường xảy ra sụt lún, không thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cao tầng [45]

Khí hậu, thời tiết thành phố Lai Châu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu miền núi cao của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lƣợng mƣa thấp (tháng 4 và tháng

10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa) Trong đó:

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 19,3 0 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,5 0 C (vào tháng 01) và trung bình cao nhất là 23,0 0 C (vào tháng 7) Tổng số giờ nắng/năm biến động từ 1.372 - 2.233 giờ/năm

+ Lƣợng mƣa ở thành phố khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm Mưa lớn tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6, 7, 8 và thường chiếm tới 90% lƣợng mƣa cả năm

+ Độ ẩm không khí tương đối, dao động từ 73 - 90% và có sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa, trong đó độ ẩm trung bình tháng lớn nhất (tháng 7) đạt 90%, độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 3) là 73%

Ngoài các đặc điểm khí hậu, thời tiết nhƣ trên thì nhiều khi cũng xuất hiện sương mù (13 ngày/năm) và sương muối (1,1 ngày/năm); dông tố, mưa đá và đặc biệt là mưa lũ ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [45]

Trên địa bàn thành phố có tầng đá vôi Đồng Giao, hay gặp các hang động catsơ, có nguồn nước ngầm dồi dào, nhưng chưa có kết quả thăm dò trữ lượng cho nên việc khai thác nguồn nước ngầm rất hạn chế

Khu vực thành phố có suối Sùng Phài rộng trung bình 1,5 - 2,5m, chủ yếu thoát nước về mùa mưa, lưu lượng không lớn, hướng thoát nước chính là Tây Bắc xuống Đông Nam

Thành phố hiện đang có hai mó nước: Mó nước gần núi Phong Châu với lưu lượng Q= 10 l/s; Mó nước trên đường đi Sin Hồ với lưu lượng Q = 18 l/s dao động theo mùa Chất lượng của hai mó nước tương đối tốt, có thể sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt [45]

Do được bao bọc bởi các dãy núi cao có thảm thực vật tương đối phong phú đã tạo cho thành phố khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, sinh thái, du lịch tham quan, văn hóa

Bên cạnh quá trình khai thác các nguồn tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống thì cần thiết song song là việc tái tạo cảnh quan, dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái của thành phố [45]

1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.4.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

- Hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2020 duy trì ở mức tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ Tổng giá trị ngành dịch vụ ƣớc đạt 4.807 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019 Tổng giá trị xuất khẩu hàng địa phương ước đạt 3,1 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

+ Chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lai Châu

+ Môi trường nước và không khí khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thành phố Lai Châu

+ Bãi chôn lấp CTRSH tại Bản Phan Lìn, xã San Thàng, TP Lai Châu.

Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau:

- Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lai Châu

+ Nguồn gốc phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố

+ Dự báo tải lƣợng phát sinh CTRSH trên địa bàn trong thời gian tới + Công tác phân loại, thu gom và vận chuyển trên địa bàn thành phố + Công tác xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố

- Hiện trạng chất lượng môi trường của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thành phố Lai Châu

+ Vị trí của bãi chôn lấp

+ Đặc điểm và vấn đề môi trường của bãi chôn lấp

+ Hiện trạng môi trường nước mặt tại bãi chôn lấp

+ Hiện trạng môi trường nước ngầm tại bãi chôn lấp

+ Hiện trạng môi trường nước thải tại bãi chôn lấp

+ Hiện trạng môi trường không khí tại bãi chôn lấp

- Diễn biến chất lượng môi trường bãi chôn lấp CTRSH thành phố Lai Châu giai đoạn 2017 – 2020

+ Diễn biến chất lượng nước mặt tại bãi chôn lấp CTRSH

+ Diễn biến chất lượng nước ngầm tại bãi chôn lấp CTRSH

+ Diễn biến chất lượng nước thải tại bãi chôn lấp CTRSH

+ Diễn biến môi trường không khí tại bãi chôn lấp CTRSH

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại bãi chôn lấp CTRSH thành phố Lai Châu.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu th p và kế th a số liệu tài liệu thứ cấp

- Các tài liệu được thu thập tại: Công ty Cổ phần Môi trường & Đô thị Lai Châu, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Lai Châu,

- Các tài liệu thu thập bao gồm: Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Lai Châu, quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Lai Châu, hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành phố, bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu, báo cáo quan trắc môi trường do Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Lai Châu thực hiện, tình hình phát triển dân số của thành phố

Xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổng hợp các dữ liệu liên quan đến khu vực thành phố Lai Châu cũng nhƣ bãi chôn lấp CTRSH thông qua các thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc từ các nguồn khác nhau

2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Khảo sát thực tế tại khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại Bản Phan Lìn, xã San Thàng và khu vực xung quanh thông qua các hình thức quan sát để có cái nhìn khách quan và mang tính thời sự tại khu vực nghiên cứu về thực trạng CTR đƣợc vận chuyển về bãi chôn lấp xử lý, cách thức xử lý CTR tại từng ô chôn lấp, hệ thống thu gom xử lý nước rỉ rác

2.3.3 Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai

Khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai của một thành phố được dự báo dựa trên 2 căn cứ (Số dân và tỷ lệ tăng dân số; khối lƣợng CTRSH phát sinh bình quân đầu người theo mức thu nhập)

Căn cứ theo dân số của khu vực nghiên cứu, kết hợp với phương trình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo Từ đó có thể tính đƣợc tổng lượng CTR phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của thành phố

Ngoài số dân đăng ký chính thức, trong quá trình tính toán, tác giả cũng quan tâm đến số dân không đăng kí và lƣợng khách vãng lai (tính khoảng 10% dân số)

Công thức toán đƣợc dùng để dự báo dân số là công thức Euler cải tiến, đƣợc biểu diễn nhƣ sau:

Trong đó: N i : Số dân ban đầu (người)

Ni+1 : Số dân sau 1 năm (người) r : Tốc độ tăng trưởng (%) Δt : Thời gian (năm)

Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh đƣợc tính toán theo công thức:

Trong đó: M: Khối lƣợng CTR (kg/ngày.đêm)

I: Bình quân lượng CTR phát sinh (kg/người/ngày.đêm) N: Dân số trong năm (người)

2.3.4 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Việc lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu đƣợc thực hiện theo quy định về môi trường đối với từng loại mẫu và từng nhóm chỉ tiêu cần phân tích

2.3.4.1 Phương pháp lấy mẫu không khí

Tiến hành đo các thông số (nhiệt độ, độ ẩm) tại hiện trường

Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh

Mẫu Vị trí lấy mẫu

KK1 Khu vực hố chôn lấp 1 2472985 0553683 2473219 553296 KK2 Khu vực hố chôn lấp 2 2472991 0553673 2473163 553404 KK3 Khu vực hồ sinh học 2472882 0552475 2473056 553467

Khu vực đường vào bãi chôn lấp gần khu vực dân cƣ sinh sống, theo hướng gió chủ đạo

KK5 Trên đường vào bãi chôn lấp, cách bãi chôn lấp 100m 2471080 553404 2473082 553472

- Cách lấy mẫu: Khi thực hiện các phép đo, giảm phản xạ âm đến tối thiểu Phép đo đƣợc thực hiện cách cấu trúc phản xạ âm ít nhất 3,5m không kể mặt đất Độ cao tiến hành đo là 1,2 - 1,5m so với mặt đất

- Thời gian lấy mẫu: Đợt 1, 2/2020 (tháng 5, 10/2020)

- Thông số theo dõi: Bụi tổng số TSP, SO 2 , NO x , NH 3 , H 2 S

Bảng 2.2 Phương pháp lấy mẫu không khí STT Thông số Phương pháp lấy mẫu

1 Bụi tổng số TSP TCVN 5067:1995

2.3.4.2 Phương pháp lấy mẫu nước mặt

- Phương pháp lấy mẫu nước mặt được áp dụng theo Thông tư số

24/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Phương pháp lấy mẫu nước sông, suối trong nghiên cứu được thực hiện theo TCVN 6663-6:2008 Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối (tương đương tiêu chuẩn chất lượng ISO 5667-6:2005)

Quá trình thu mẫu nước như sau: Súc rửa dụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu 3 lần bằng chính nước của thủy vực lấy mẫu với thể tích đủ tiếp xúc, láng đều tất cả bề mặt Nhúng ngập bình, hướng bình về phía thượng nguồn, hơi nghiêng về phía mặt nước và dòng chảy Tiến hành lấy mẫu giữa dòng và cách mặt nước 0,5m Lấy đầy bình rồi mới đƣa lên Đậy nắp, dán nhãn

- Vị trí lấy mẫu nước mặt:

Bảng 2.3 Vị trí lấy mẫu nước mặt

Nước mặt nơi tiếp nhận nước rỉ rác sau xử lý 2473062 553469 2472930 0553453

- Thời gian lấy mẫu: Đợt 1, 2/2020 (tháng 5, 10/2020)

- Thông số theo dõi: Nhiệt độ, pH, chất rắn lơ lửng TSS, COD, BOD 5 ,

+, Coliform, Fe, As, Cd, Pb, Cu, Hg, tổng P, tổng N

- Mẫu nước sau khi lấy được bảo quản và lưu giữ theo TCVN 6663- 3:2008 Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu (tương đương tiêu chuẩn chất lượng ISO 5667-3:2003)

2.3.4.3 Phương pháp lấy mẫu nước ngầm

- Việc lấy mẫu nước dưới đất tuân theo TCVN 6663-11:2011 Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm (tương đương tiêu chuẩn chất lƣợng ISO 5667-11:2009)

Quá trình lấy mẫu nước ngầm: Dùng gàu múc nước, sau đó tráng rửa bình chứa mẫu 2 – 3 lần bằng mẫu lấy rồi nạp trực tiếp mẫu vào bình chứa, bảo quản, mã hóa mẫu và cho vào thùng bảo quản Tách một phần mẫu lấy để đo nhanh chỉ tiêu hiện trường

- Vị trí lấy mẫu nước ngầm:

Bảng 2.4 Vị trí lấy mẫu nước ngầm

Giếng đào gần bãi chôn lấp CTR sinh hoạt nhất 2472989 0553495 2471858 553661

- Thời gian lấy mẫu: Đợt 1, 2/2020 (tháng 5, 10/2020)

- Thông số theo dõi: pH, COD, NH4

+, Cl - , Fe, As, Cd, Pb, Cu, Hg, coliform

- Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước ngầm: Bảo quản mẫu thực hiện theo TCVN 6663-3:2008 Quy trình bảo quản và xử lý mẫu nước

2.3.4.4 Phương pháp lấy mẫu nước thải

- Việc lấy mẫu nước dưới đất tuân theo TCVN 6663-1:2011, TCVN 5999:1995, TCVN 6663-3:2008 Tiến hành thu hẹp dòng chảy nhƣng không để xảy ra sự lắng cặn ở thượng lưu vật cản Điểm lấy mẫu ở hạ lưu của chỗ thu hẹp, cách chỗ thu hẹp ít nhất một khoảng bằng 3 lần đường kính ống nước thải Đầu vào của dụng cụ lấy mẫu hướng về phía dòng chảy tới, tránh để CTR gây tắc Điểm lấy mẫu nằm ở 1/3 chiều sâu dưới bề mặt nước

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải:

Bảng 2.5 Vị trí lấy mẫu nước thải

Kí hiệu Tên vị trí quan trắc Tọa độ

NT1 Nước thải ngay tại vị trí thải ra môi trường sau xử lý

NT2 Nước thải ngay tại vị trí thải ra môi trường sau xử lý 2472955 553672 Đợt 3

NT3 Nước thải ngay tại vị trí thải ra môi trường sau xử lý 2473062 553466 Đợt 4

NT4 Nước thải ngay tại vị trí thải ra môi trường sau xử lý 2473065 553468

- Thời gian lấy mẫu: Đợt 1, 2, 3, 4 (tháng 3, 5, 8, 10/2020)

- Thông số theo dõi: BOD5, COD, NH4

- Mẫu nước sau khi lấy được bảo quản và lưu giữ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2008 Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu (tương đương tiêu chuẩn chất lượng ISO 5667-3:2003)

Các mẫu lấy xong đƣợc bảo quản và mang về phòng thí nghiệm trong ngày Các mẫu được phân tích theo các phương pháp sau:

Bảng 2.6 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước

TT Thông số Tên phương pháp

Phân tích khí xung quanh bãi chôn lấp trong phòng thí nghiệm

1 Bụi tổng số TSP TCVN 5067:1995

Phân tích mẫu nước mặt trong phòng thí nghiệm

Phân tích mẫu nước ngầm trong phòng thí nghiệm

Phân tích mẫu nước thải trong phòng thí nghiệm

2.3.5 Phương pháp tổng hợp, so sánh đối chiếu và xử lý số liệu

Các kết quả thu đƣợc đƣợc thống kê thành bảng biểu, biểu đồ trên phần mềm Microsoft Excel Tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá

Các số liệu đƣợc so sánh đối chiếu với QCVN nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của các thông số Cụ thể:

- Về chất lƣợng không khí:

+ QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh

- Về chất lượng nước mặt:

QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nước mặt

- Về chất lượng nước ngầm:

QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nước dưới đất (nước ngầm)

- Về chất lượng nước thải bãi chôn lấp:

QCVN 25:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất rắn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lai Châu

3.1.1 Nguồn gốc phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố

Thành phố Lai Châu đã và đang có những quy hoạch phát triển mở rộng về không gian và phát triển về kinh tế - xã hội Đồng thời, thành phố cũng đang từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo chiều hướng phát triển mạnh mẽ Do đó, làm gia tăng dân số nhanh chóng (tăng tự nhiên và cơ học); gia tăng tốc độ lớn về nhu cầu nguyên – nhiên - vật liệu do đô thị hoá và mức sống của xã hội; gia tăng mức độ suy giảm tài nguyên rừng; Từ đó, nguồn gốc phát sinh CTRSH ngày càng nhiều, gia tăng với tốc độ lớn và đa dạng

Qua quá trình điều tra khảo sát nhận thấy, CTRSH trên địa bàn thành phố Lai Châu phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau (từ khu dân cƣ, các khu chợ, các cơ quan, trường học, ) Một số nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu trên địa bàn gồm có:

Bảng 3.1 Các nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu tại thành phố Lai Châu

STT Nguồn phát sinh CTRSH Ví dụ

1 Khu dân cư Giấy, đồ da, thủy tinh, CTR đường phố, chất thải thực phẩm,

2 Chợ, cửa hàng và các dịch vụ công cộng khác

Kim loại, thủy tinh, chất thải thực phẩm, gỗ, nhựa dẻo,

3 Khu trường học Thủy tinh, kim loại, giấy, bìa cứng,

4 Khu văn phòng/cơ quan Nhựa dẻo, giấy, kim loại, túi nilon,

5 Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực trồng trọt, chăn nuôi) Bao bì, các chất thải đặc trƣng khác

Khu sản xuất công nghiệp (công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản, )

Thủy tinh, kim loại, gỗ, nhựa dẻo, giấy,

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2019)

Cũng qua quá trình điều tra khảo sát cho thấy lƣợng CTRSH phát sinh chủ yếu tại khu vực thành phố Lai Châu là CTR phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của người dân (túi nilon, thực phẩm thừa, giấy, bìa cứng, nhựa, ) tại các khu dân cƣ và tại các khu chợ (chợ Quyết Thắng, chợ Tân Phong 1, chợ Tân Phong 2, ) của các phường/xã trên địa bàn

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đối với CTR đã được các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của thành phố Lai Châu nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung quan tâm, bước đầu đã tạo sự chuyển biến và đạt đƣợc một số kết quả nhất định Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội đó, lƣợng CTR phát sinh trong các khu vực đô thị, nông thôn trên địa bàn thành phố ngày càng gia tăng Tải lƣợng CTRSH tại thành phố Lai Châu trong giai đoạn

2018 – 2020 đƣợc thể hiện cụ thể qua hình sau:

Hình 3.1 Diễn biến tải lượng CTRSH tại thành phố Lai Châu trong giai đoạn

Qua hình 3.1 ta nhận thấy, tải lƣợng CTRSH trong giai đoạn này tăng giảm không theo quy luật Trong giai đoạn 2018 – 2020, tải lƣợng CTRSH trên địa bàn thành phố năm 2019 giảm xuống và đến năm 2020, tải lƣợng CTRSH này lại tăng lên

- Năm 2018, thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, nằm trong vùng quy hoạch kinh tế động lực của tỉnh, nên thành phố đƣợc đầu tƣ đồng bộ về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng nhiều, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là các lĩnh vực về thương mại, dịch vụ, du lịch Đến năm 2019, thành phố Lai Châu đã đạt những thành tựu nổi bật, đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, các công trình cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện Do đó, lượng CTRSH trong năm 2019 có giảm so với năm 2018

- Theo Nghị quyết số 866/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lai Châu, chuyển xã Sùng Phài thuộc huyện Tam Đường về thành phố Lai Châu quản lý (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020) Sau khi điều chỉnh, diện tích cũng nhƣ dân số của toàn thành phố đều tăng Điều này dẫn đến là tải lƣợng CTRSH trên địa bàn thành phố Lai Châu năm 2020 đã tăng cao hơn so với năm 2019

Khối lƣợng CTRSH này trên địa bàn thành phố Lai Châu đang là một thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Do đó, các cấp, các ngành cần có những giải pháp quản lý thích hợp đối với khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn

3.1.3 Dự báo tải lượng phát sinh CTRSH trên địa bàn trong thời gian tới

Theo Báo cáo về Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2020, kế hoạch năm 2021 của UBND thành phố Lai Châu, dân số thành phố Lai Châu là 44.799 người với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,29% [46] Ngoài số dân đăng ký chính thức, trong quá trình tính toán, tác giả có tính đến số dân không đăng ký và lƣợng khách vãng lai là khoảng 10% dân số Như vậy, dựa vào công thức Euler cải tiến (1) tại Chương 2 đƣợc sử dụng để dự báo dân số, ta có bảng kết quả dự báo dân số thành phố Lai Châu đến năm 2030 nhƣ sau:

Bảng 3.2 Dự báo dân số tại thành phố Lai Châu đến năm 2030

Số dân đăng ký chính thức (người)

Số dân không đăng ký chính thức (người)

Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia 2019 chuyên đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chỉ số phát sinh CTRSH bình quân trên đầu người của tỉnh Lai Châu năm 2019 là 0,42 kg/người/ngày.đêm

Tải lượng CTRSH phát sinh trong tương lai trên địa bàn thành phố được dự báo dựa trên 2 căn cứ (Số dân và khối lƣợng CTRSH phát sinh bình quân đầu người theo mức thu nhập) Từ đó có thể tính được tổng lượng CTR phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của thành phố Cụ thể tác giả đã ước tính được tải lượng CTRSH phát sinh trong tương lai như sau:

Hình 3.2 Dự báo tải lượng phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố

Lai Châu trong thời gian tới

Từ hình 3.2 dự báo tải lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Lai Châu đến năm 2030 cho thấy, lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn tăng dần theo các năm

- Dự báo năm 2021, tải lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Lai Châu là 7.651,97 tấn/năm

- Nhƣng dự báo đến năm 2030, tải lƣợng CTRSH trên địa bàn thành phố sẽ đạt mức 8.587,56 tấn/năm (tăng 935,59 tấn) Đây sẽ là một thách thức lớn đối với công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung Thêm vào đó, địa bàn thành phố Lai Châu tương đối rộng cũng tạo thêm trở ngại cho quá trình quản lý đối tƣợng này Nếu không thực hiện tốt công tác quản lý này sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với các thành phần môi trường Do đó, cần nâng cao ý thức cũng như nhận thức của người dân để người dân cùng chung tay tham gia công tác bảo vệ môi trường một cách bền vững Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường, nâng cao vai trò quản lý trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố

3.1.4 Công tác phân loại, thu gom và v n chuyển trên địa bàn thành phố

Việc phân loại CTRSH mang lại giá trị kinh tế (những chất thải có thể tái chế nhƣ kim loại, nhựa, thủy tinh, hoặc thức ăn thừa, rau củ quả thừa, ) đã được thực hiện bởi một số người dân, người thu mua đồng nát, người bới rác và những công nhân thu gom rác CTRSH là một nguồn tài nguyên nếu thực hiện tốt công tác phân loại chất thải tại nguồn Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả nhận thấy, người dân mới chỉ thực hiện phân loại một cách tự phát, theo mục đích của cá nhân Người dân trên địa bàn mới chỉ tận dụng những thức ăn thừa, rau củ quả thừa, cho chăn nuôi và trồng trọt; đồ nhựa, kim loại, để tái chế hay tái sử dụng, mà chƣa phân loại theo mục đích của các nhà quản lý

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Lai Châu cũng nhƣ UBND thành phố Lai Châu đã chỉ đạo thực hiện phân loại CTR tại nguồn, bố trí thùng rác để phân loại CTR tại các trụ sở cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cƣ, hộ gia đình để phân loại chất thải nhựa và các chất thải khác có thể tái chế, không để lẫn với chất thải hữu cơ Khuyến khích xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực và địa bàn quản lý Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện chưa có các chương trình phân loại CTR tại nguồn có tổ chức

Hiện trạng chất lượng môi trường của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thành phố Lai Châu

3.2.1 Vị trí của bãi chôn lấp

Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt thành phố Lai Châu đƣợc xây dựng tại Bản Phan Lìn, xã San Thàng, thành phố Lai Châu, đƣợc cấp đất tại Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 24/9/2007, hiện do Công ty cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lai Châu quản lý vận hành, đã đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2009 Bãi chôn lấp nằm trong khu khe núi hẹp cạnh Nghĩa trang Phan Lìn Khoảng cách từ cuối bãi chôn lấp CTR sinh hoạt đến bản Nà Bó, xã Bản Giang là 2 km Tọa độ các điểm khống chế vị trí của bãi chôn lấp CTR sinh hoạt nhƣ sau:

Bảng 3.3 Tọa độ các điểm khống chế vị trí của bãi chôn lấp CTRSH

Khu vực xây dựng công trình nằm ở phía Đông Nam thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, cách trung tâm tỉnh 12 km Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt nằm trong lòng chảo thung lũng, 4 phía đều giáp núi đá

Các đối tƣợng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh cách ranh giới của cơ sở ít nhất 2 km là gần trại giam Phan Lìn, Trung tâm 05 – 06 của tỉnh, nghĩa Trang Phan Lìn và bản Nà Bó Trong khoảng cách 2 km từ bãi chôn lấp CTR sinh hoạt không có sông nào chảy qua, chỉ có mó nước Nà Bỏ, xã Bản Giang, huyện Tam Đường cách dự án khoảng 2km; vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và các khu bảo tồn thiên nhiên khác; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, trường học, nhà thờ, đền, chùa; các khu nghỉ dƣỡng, vui chơi, giải trí; các khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng và các đối tượng kinh tế - xã hội khác Gần dự án có 02 khe nước núi nhỏ chảy qua, 01 mương nước ở cổng vào khu vực dự án, một số giếng khơi và có một vài ao nhỏ nuôi cá của các hộ dân gần khu đất dự án Cũng gần khu vực bãi chôn lấp có đường giao thông liên xã, nối từ xã San Thàng đến phường Tân Phong và phường Đông Phong của thành phố Tuyến được này được rải nhựa, lƣợng giao thông đi qua khu vực này không lớn

3.2.2 Đặc điểm và vấn đề môi trường của bãi chôn lấp

Tổng diện tích bãi chôn lấp là 3,5ha; trong đó đất bố trí bãi chôn lấp hiện đang sử dụng là 2ha sử dụng công nghệ màng chống thấm HDPE Hệ thống thoát nước mặt khu vực diện tích ngoài bãi chôn lấp CTR sinh hoạt được thu bằng hệ thống cống phi dày 0,75m chảy xuống cống chính 1,5m nằm sâu dưới đáy bãi rác Cống bê tông cốt thép 1,5m được đặt ngầm thu nước mặt phía ngoài bãi và cho nước chảy ra phía hạ lưu ngoài diện tích của bãi chôn lấp CTR sinh hoạt Công suất hoạt động của bãi chôn lấp là 50 tấn/ngày Tuổi thọ của bãi chôn lấp CTR sinh hoạt khoảng 20 – 30 năm

Vấn đề môi trường tại bãi chôn lấp luôn được Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố quan tâm và thực hiện đúng theo Luật Bảo vệ Môi trường số

72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và thực hiện đúng theo Đề án Bảo vệ Môi trường chi tiết của dự án Bãi chôn lấp chôn lấp CTR sinh hoạt thành phố Lai Châu đã được phê duyệt Hàng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường đã ký hợp đồng thuê đơn vị tư vấn có đầy đủ năng lực thực hiện giám sát môi trường định kỳ, có báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ tại các vị trí khu vực bãi chôn lấp chôn lấp CTR sinh hoạt và gửi báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ đến cơ quan chức năng

Các hoạt động của bãi chôn lấp rác thải thành phố Lai Châu có thể phát sinh chất thải như:

Bảng 3.4 Các nguồn phát sinh chất thải tại bãi chôn lấp CTR sinh hoạt thành phố Lai Châu

STT Loại chất thải Nguồn phát sinh

Nguồn CTR thu gom tại thành phố Lai châu chuyên chở về bãi chôn lấp CTR sinh hoạt để xử lý Nguồn CTR phát sinh do đào đất chôn lấp rác thải

Nước rỉ rác được hình thành từ quá trình:

- Thành phần hữu cơ trong CTR phân hủy sinh học

3 Khí thải Quá trình phân hủy chất thải hữu cơ

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lai Châu, 2020) [26]

Ngoài ra, hoạt động của bãi chôn lấp chôn lấp CTR sinh hoạt thành phố Lai Châu còn gây ra tiếng ồn, độ rung từ các máy mọc, thiết bị nhƣ xe tải vận chuyển rác, máy đào, máy ủi rác, máy lu nén rác Do bãi chôn lấp này chỉ thu gom CTRSH thông thường, không thu gom chất thải nguy hại nên tại bãi chôn lấp CTR sinh hoạt không có chất thải nguy hại

3.2.3 Hiện trạng môi trường nước mặt tại bãi chôn lấp

Kết quả phân tích môi trường nước mặt tại bãi chôn lấp CTR của thành phố Lai Châu đƣợc thể hiện qua bảng 3.5

Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố Lai Châu

TT Thông sô Đơn vị

MT:2015/BTNMT (Cột B1) Đợt 1/2020 Đợt 2/2020

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lai Châu, 2020) [26] Ghi chú:

- Mẫu nước mặt được lấy tại nơi tiếp nhận nước rỉ rác sau xử lý

- Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2

Cột B2: Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp

Qua kết quả số liệu trong bảng 3.5 cho thấy, các chỉ tiêu pH, TSS, COD, BOD5, NH4

+, Fe, As, Cd, Pb, Cu, Hg, coliform trong mẫu nước mặt – nơi tiếp nhận nước rỉ rác sau quá trình xử lý đều nằm trong mức giới hạn cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1

Nước rỉ rác được sinh ra trong quá trình chôn lấp CTR sinh hoạt, được hình thành do sự rò rỉ nước mưa thấm vào trong long bãi chôn lấp CTR sinh hoạt, do chôn lấp CTR sinh hoạt có chứa sẵn độ ẩm khi đƣợc chôn lấp Do đƣợc sinh ra từ CTR sinh hoạt nên loại nước thải này chứa nhiều thành phần phức tạp, độc hại, Các chất này thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng Xử lý nước rỉ rác đang là vấn đề nan giải của hầu hết các quốc gia vì nguy cơ gây ô nhiễm nước mặt rất lớn Việt Nam, do sử dụng biện pháp chôn lấp là chính nên việc xử lý nước rỉ rác là vấn đề cần được quan tâm Vấn đề ô nhiễm môi trường do nước rỉ rác là vấn đề trọng tâm tại hầu hết các bãi chôn lấp CTR sinh hoạt trên toàn quốc bởi vì nước rỉ rác là một loại hình nước thải phức tạp có nồng độ ô nhiễm cao và rất khó xử lý Nước rỉ rác phát thải trực tiếp vào môi trường không được kiểm soát sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người do hàm lượng các chất ô nhiễm cao

Kết quả quan trắc và phân tích cho thấy, trong 2 đợt lấy mẫu trong năm

2020, kết quả phân tích mẫu nước mặt tại nơi tiếp nhận nước rỉ rác sau xử lý đều đạt mức giới hạn cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 Nhƣ vậy, có thể thấy nước rỉ rác từ bãi chôn lấp của thành phố Lai Châu chưa có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước mặt khu vực

3.2.4 Hiện trạng môi trường nước ngầm tại bãi chôn lấp Để đánh giá ảnh hưởng của bãi chôn lấp tới chất lượng môi trường nước ngầm tại bãi chôn lấp CTR sinh hoạt của thành phố, tiến hành lấy mẫu nước tại giếng đào gần bãi chôn lấp CTR sinh hoạt nhất Kết quả phân tích mẫu nước được thể hiện qua bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm khu vực bãi chôn lấp CTR sinh hoạt thành phố Lai Châu

TT Chỉ tiêu Đơn vị

QCVN 09- MT:2015/BTNMT Đợt 1/2020 Đợt 2/2020

13 Coliform MPN/100ml KPH KPH 3

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lai Châu, 2020) [26] Ghi chú:

- Mẫu nước ngầm được lấy tại giếng đào gần bãi chôn lấp CTR sinh hoạt nhất

Qua bảng 3.6 cho thấy, các chỉ tiêu pH, NH4 +

, Cl - , Fe, As, Cd, Pb, Cu, Hg, coliform trong mẫu nước ngầm cả 2 đợt lấy mẫu năm 2020 đều nằm trong mức giới hạn cho phép QCVN 09-MT:2015/BTNMT

Chỉ tiêu COD mẫu nước ngầm tại giếng đào gần bãi chôn lấp chất thải rắn nhất trong đợt 2 nằm trong mức giới hạn cho phép QCVN 09-MT:2015/BTNMT Tuy nhiên, trong lần lấy mẫu đợt 1, hàm lƣợng COD lại vƣợt mức giới hạn cho phép QCVN 09-MT:2015/BTNMT là 2,55 lần Mẫu đợt 1/2020 được lấy trùng với thời điểm diễn ra nhiều đợt mưa nên lượng nước mưa chảy tràn ra xung quanh thấm xuống đất kéo theo hàm lƣợng đáng kể các chất hữu cơ Điều này đã gây ảnh hưởng tới nồng độ chất hữu cơ trong nước ngầm tại bãi chôn lấp COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước vì thông qua đó cho biết nồng độ chất hữu cơ có trong nước Hàm lượng COD trong nguồn nước càng cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nước

Như vậy, các cơ quan quản lý môi trường của thành phố Lai Châu nên tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các vấn đề môi trường tại khu vực bãi chôn lấp chất thải, tránh gây những ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm và sức khoẻ của người dân trong khu vực này

3.2.5 Hiện trạng môi trường nước thải tại bãi chôn lấp

Diễn biến chất lượng môi trường bãi chôn lấp CTR sinh hoạt thành phố

3.3.1 Diễn biến chất lượng nước mặt tại bãi chôn lấp CTR sinh hoạt

Kế thừa số liệu quan trắc môi trường của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lai Châu giai đoạn 2017 – tháng 5/2020, tác giả đã tham gia tiến hành lấy mẫu nước mặt, nước ngầm, nước thải, không khí khu vực bãi chôn lấp tại các điểm quan trắc trong các đợt lấy mẫu từ tháng 5 – 12/2020 cùng Trung tâm Quan trắc Môi trường Lai Châu Trên cơ sở dữ liệu đó, tác giả tiến hành đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt, chất lượng nguồn nước ngầm, chất lượng nước thải bãi chôn lấp sau xử lý để thải ra ngoài môi trường, chất lượng môi trường không khí khu vực bãi chôn lấp chất thải của thành phố Lai Châu Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.9

Bảng 3.9 Diễn biến chất lượng nước mặt tại bãi chôn lấp giai đoạn 2017 - 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị

MT:2015/BTNMT (Cột B1) Đợt 1/2017 Đợt 2/2017 Đợt 1/2018 Đợt 2/2018 Đợt 1/2019 Đợt 2/2019 Đợt 1/2020 Đợt 2/2020

9 Cd mg/l

Ngày đăng: 23/03/2024, 10:32

w