Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN VĂN THIỀU NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN VĂN THIỀU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LAI CHÂU,
TỈNH LAI CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên, năm 2021
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN VĂN THIỀU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LAI CHÂU,
TỈNH LAI CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: : 885 01 01
Người hướng dẫn khoa học: TS Vi Thùy Linh
Thái Nguyên, năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc
Thái nguyên, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn
Trần Văn Thiều
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường đại học khoa học Thái nguyên, các thầy cô giáo trong Khoa Khoa Tài nguyên và Môi trường, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS Vi Thùy Linh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Cục Thống
kê tỉnh Lai Châu; Ủy ban nhân dân thành phố Lai Châu, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố; Trung tâm Y tế thành phố Lai Châu; Ủy ban nhân dân các xã, phường của thành phố Lai Châu, các Bệnh viện, phòng khám, các trạm y tế đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ trong quá trình tôi thu thập số liệu, điều tra phỏng vấn tại địa phương
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã hết lòng tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và luôn ở bên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện
Do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót
và hạn chế Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn học viên cao học để luận văn hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa đề tài 2
4 Cấu trúc của luận văn 2
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Các khái niệm liên quan 3
1.1.2 Phân loại chất thải y tế 3
1.1.3 Nguồn gốc phát sinh, thành phần và đặc tính của chất thải y tế 5
1.1.4 Ảnh hưởng của CTRYT đến sức khỏe cộng đồng và môi trường 7
1.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế và quản lý chất thải rắn 10 1.2.1 Các văn bản pháp lý do Chính phủ, bộ, ngành, trung ương ban hành 10
1.2.2 Các văn bản pháp lý do địa phương ban hành 12
1.2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn Việt Nam 12
1.3 Những nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế 13
1.3.1 Tình hình quản lý CTRYT trên Thế giới 13
1.3.2 Nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam 13
1.3.3 Quản lý chất thải rắn y tế tại Lai Châu 17
1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu, cơ sở y tế được lựa chọn nghiên cứu 19
1.4.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thành phố Lai Châu 19
1.4.2 Tổng quan về cơ sở được lựa chọn nghiên cứu 23
1.5 Nhận xét và đánh giá chung 30
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
Trang 62.2 Nội dung nghiên cứu 31
2.3 Phương pháp nghiên cứu 31
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Thực trạng công tác quản lý CTRYT tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu 34
3.1.1 Nguồn gốc phát sinh CTRYT tại các cơ sở y tế 34
3.1.2 Thực trạng thu gom, vận chuyển, xử lý, QLCTRYT tại thành phố Lai Châu 35
3.1.3 Công tác quản lý nhà nước bảo vệ môi trường tại cơ sở y tế nghiên cứu 55
3.2 Đánh giá công tác QLCTRYT các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu 59
3.2.1 Đánh giá thông qua cán bộ y tế 59
3.2.2 Đánh giá thông qua bệnh nhân và người nhà bệnh nhân 61
3.2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý với Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 62
3.2.4 Đánh giá so sánh giữa các cơ sở y tế 63
3.2.5 Những tồn tại công tác quản lý CTRYT tại các cơ sở nghiên cứu 63
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLCTRYT trên địa bàn tỉnh Lai Châu 64
3.3.1 Giải pháp thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ, xử lý 64
3.3.2 Giải pháp kiểm soát và giảm thiểu 68
3.3.3 Giải pháp về mặt thể chế, chính sách 69
3.3.4 Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường 69
3.3.5 Giải pháp về mặt truyền thông 70
3.3.6 Giải pháp về mặt tài chính 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
Kết luận 71
Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 75
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
11 QLCTRYT Quản lý chất thải rắn y tế
12 CTRYTNH Chất thải rắn y tế nguy hại
13 DVMT&QLĐT Dịch vụ môi trường và quản lý đô thị
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 1 Ước tính khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại trên toàn quốc 15
Bảng 1 2 Quy mô giường bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu 24
Bảng 3 1 Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế 34
Bảng 3 2 Số lượng phát sinh và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại bệnh viện 36
Bảng 3.3 Phương tiện thu gom CTRYT của các bệnh viện 37
Bảng 3.4 Phân loại CTRYTNH của các bệnh viện 38
Bảng 3.5 Số lượng phát sinh và xử lý CTRYTNH tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh 41
Bảng 3.6 Phương tiện thu gom CTRYT tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh 41
Bảng 3.7 Số lượng phát sinh và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các trạm y tế 43
Bảng 3.8 Số lượng phát sinh và xử lý CTRYTNH tại phòng khám tư nhân 46
Bảng 3.9 Thông tin về công tác xử lý chất thải y tế nguy hại 53
Bảng 3.10 Danh sách các cơ sở y tế lập báo cáo kiểm soát môi trường định kỳ 56
Bảng 3.11 Cán bộ, nhân viên y tế được tập huấn 59
Bảng 3.12 Hiểu biết về phân loại CTYT của các cở sở y tế 60
Bảng 3.13 Số lượng nhân viên y tế đã từng bị thương do chất thải y tế 60
Bảng 3.14 Số phiếu phỏng vấn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân 61
Bảng 3.15 Kết quả phỏng vấn bệnh nhân và người nhà 61
Bảng 3.16 Hiểu biết của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về công tác quản lý CTRYT của sở nghiên cứu 62
Bảng 3.17 Phân loại thùng (túi) đựng theo màu sắc quy định 67
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Hệ thống các thùng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa
khoa tỉnh 39
Hình 3.2 Sơ đồ phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại bệnh viện 39
Hình 3.3 Phân loại chất thải rắn y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh 42
Hình 3.4 Phân loại chất thải rắn y tế tại các trạm y tế 45
Hình 3.5 Phân loại chất thải rắn y tế tại các phòng khám tư nhân 48
Hình 3.6 Sơ đồ phân loại tại các phòng khám tư nhân 48
Hình 3.7 Sơ đồ thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các cơ sở y tế 51
Hình 3.8 Sơ đồ Quy trình thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải y tế 66
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chất thải rắn y tế là một vấn đề nan giải trong công tác kiểm soát ô nhiễm, nhiều đánh giá trên thế giới xếp các cơ sở y tế là đối tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nhưng chất thải rắn y tế lại chứa đựng những chất độc hại, các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn, đặc biệt chứa đựng hàng loạt những vi sinh vật gây bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe Những đối tượng có thể chịu ảnh hưởng của chất thải y tế bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y
tế, những người trực tiếp tham gia xử lý, tiêu hủy chất thải, những người dân trong cộng đồng dân cư xung quanh…
Trong những năm gần đây công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam được tiến hành hiệu quả và triệt để hơn Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định, Thông tư và có những hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên Bộ
Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế [2] Quy trình thu gom, xử lí chất thải rắn tại các cơ sở y tế đã có nhiều thay đổi Tuy nhiên, chỉ tại các bệnh viện lớn của nhà nước và số ít các cơ sở chữa bệnh tư nhân với quy mô lớn, hiện đại tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… mới có phương tiện xử lí hiệu quả Công tác quản lý CTRYT ở nhiều cơ sở y tế nhỏ như phường, xã hoặc cơ sở tư nhân nhỏ lẻ, ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở y tế quy mô nhỏ phát sinh ít chất thải, công tác thu gom, xử lý chất thải y tế gặp khó khăn
Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh được thành lập theo Nghị định số 131/NĐ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ Sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trẻ kéo theo nhu cầu và các dịch vụ y
tế phát triển nhanh chóng Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu có xu hướng ngày càng tăng do các đơn vị khám chữa bệnh không ngừng phát triển, mở rộng dịch vụ kỹ thuật cao, kỹ thuật mới và nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao Rõ ràng, chất thải y tế phát sinh nếu không được xử lý hoặc xử lý không đúng quy trình kỹ thuật sẽ là nguồn
Trang 11gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cán bộ y tế và cộng đồng dân cư và môi trường xung quanh
Nhằm có cái nhìn toàn diện về công tác quản lý CTRYT trên địa bàn thành phố
để từ đó có thể đề xuất những giải pháp tốt nhất đảm bảo môi trường địa phương, tôi
lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Lai Châu
3 Ý nghĩa đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng công tác quản lý chất thải rắn y tế theo hướng phát triển bền vững, gắn với ổn định chính trị và bảo vệ môi trường của địa phương
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đánh giá được hiện trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn y tế, đề xuất giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu, nâng cao chất lượng phục vụ ngành y tế, đảm bảo môi trường bền vững tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
4 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương chính bao gồm:
Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2 Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Các khái niệm liên quan
- Chất thải y tế: là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y
tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc
tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Quản lý chất thải y tế: là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện
- Giảm thiểu chất thải y tế: là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất
thải y tế
- Thu gom chất thải y tế: là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và
vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế
- Vận chuyển chất thải y tế: là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu
giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y
tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế
- Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia
đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước
và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế
cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học [7]
1.1.2 Phân loại chất thải y tế
* Phân định chất thải y tế
a) Chất thải lây nhiễm bao gồm:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền;
Trang 13kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên
- Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm
b) Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
- Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;
- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;
- Chất hàn răng amalgam thải bỏ và chất thải nguy hại khác
c) Chất thải y tế thông thường bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người
và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
- Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại
- Sản phẩm thải lỏng không nguy hại
* Phân loại chất thải y tế:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng; b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
Trang 14d) Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
đ) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;
e) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;
g) Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
h) Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng [7]
1.1.3 Nguồn gốc phát sinh, thành phần và đặc tính của chất thải y tế
* Nguồn gốc phát sinh, thành phần
- Chất thải y tế thông thường là chất thải có chứa thành phần và tính chất tương tự như chất thải sinh hoạt CTYT thông thường không chứa các chất độc hại, các tác nhân gây bệnh đối với con người và môi trường CTYT thông thường có thể bao gồm các vật liệu, bao gói: giấy, thùng carton; chai nhựa, chai thủy tinh không ô nhiễm, có nguồn gốc phát sinh từ khu vực hành chính, từ các khoa, phòng không cách ly trong cơ sở y tế, Một phần CTYT thông thường có thể tái sử dụng hoặc tái chế và đem lại nguồn thu cho các cơ
sở y tế Thực hiện triệt để đúng quy định trong công tác phân loại CTYT sẽ góp phần giảm tải tác động của CTYT nói chung tới con người và môi trường
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm
- CTYT nguy hại là các chất thải phát sinh từ hoạt động y tế có chứa các thành phần gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe con người và môi trường CTYT nguy hại có một trong các đặc tính:
+ Gây độc;
+ Gây dị ứng;
+ Dễ cháy;
Trang 15+ Phản ứng;
+ Ăn mòn: pH ≤ 2,0 hoặc pH ≥ 12,5; có chứa chất độc hại, kim loại nặng như: chì, niken, thủy ngân, ;
+ Chứa các tác nhân gây bệnh
- Có hai loại rủi ro liên quan trực tiếp đến CTYT nguy hại bao gồm: Nguy cơ gặp phải chấn thương hoặc bị nhiễm trùng Hai đối tượng được xếp vào nhóm có nguy
cơ cao là nhân viên y tế và những người trực tiếp tham gia vào quá trình phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải y tế;
- Nguy cơ ảnh hưởng chính đến môi trường là nguy cơ lây nhiễm bệnh tật đối với cộng đồng
* Đặc tính của CTYT nguy hại
Tiếp xúc với CTYT nguy hại có thể có nguy cơ bị chấn thương hoặc nhiễm mầm bệnh Đặc tính của CTYT nguy lại có thể bao gồm một hoặc một số tính chất nguy hại sau đây:
Chất thải y tế nguy hại có một số đặc tính như sau:
+ Có khả năng lây nhiễm;
+ Gây độc gen, gây độc tế bào;
+ Có chứa độc chất, hóa chất độc hại;
+ Có tính ăn mòn;
+ Có tính phóng xạ (đối với các cơ sở có xạ trị);
+ Sắc nhọn
* Các đối tượng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của CTYT nguy hại
Tất cả mọi người khi tiếp xúc với CTYT nguy hại đều có thể có khả năng bị tác động xấu tới sức khỏe Các đối tượng có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn nhất của CTYT nguy hại bao gồm:
Các đối tượng có nguy cơ ảnh hưởng bởi CTYT nguy hại
Trang 16- Cán bộ, nhân viên y tế: bác sỹ, y sĩ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, y công, nhân viên văn phòng, sinh viên thực tập, công nhân vận hành các công trình xử
lý chất thải…;
- Nhân viên của các đơn vị hoạt động trong bệnh viện: nhân viên công ty vệ sinh môi trường; nhân viên giặt là, nhân viên làm việc ở khu vực nhà tang lễ, trung tâm khám nghiệm tử thi,…;
- Đối tượng khác:
+ Người tham gia vận chuyển, xử lý CTYT ngoài khuôn viên bệnh viện; người liên quan đến bãi chôn lấp rác và người nhặt rác;
+ Bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú;
+ Người nhà bệnh nhân và khách thăm;
+ Cộng đồng và môi trường xung quanh cơ sở y tế;
+ Cộng đồng sống ở vùng hạ lưu các con sông tiếp nhận các nguồn chất thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu của các cơ sở y tế [4]
1.1.4 Ảnh hưởng của CTRYT đến sức khỏe cộng đồng và môi trường
1.1.4.1 Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe
Ngày nay, các bệnh viện được cho là môi trường có nguy cơ rủi ro cho sức khỏe con người CTYT có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con người như: lây bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, đặc biệt là sự cố thương tích do chất thải sắc nhọn Dạng phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất qua đường máu của nhân viên
y tế trong quá trình thực hiện quản lý chất thải là bị thương do các kim tiêm lây nhiễm
* Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn
Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thương kép tới sức khỏe con người nghĩa là vừa gây chấn thương do vết cắt, vết đâm
và thông qua vết chấn thương để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất thải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và virus HIV,
* Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm
CTYT lây nhiễm cơ thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các hình
Trang 17thức: qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (do xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc
ăn phải) Việc quản lý CTYT lây nhiễm không đúng cách còn có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con người thông qua môi trường trong bệnh viện Chẳng hạn một
số người có khả năng bị lây nhiễm các bệnh mà họ không mắc phải trước khi đến bệnh viện, nhưng khi đến và làm việc trong bệnh viện sau một thời gian bị mắc bệnh hoặc đem mầm bệnh đến nơi họ ở
* Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm
Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thương và bỏng, Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường
da, hô hấp và tiêu hóa, gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận,… Một số ví dụ về ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm:
+ Thủy ngân là một chất độc hại trong CTYT Thủy ngân có mặt trong một số thiết bị y tế, nhất là các thiết bị chẩn đoán như: nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kế thủy ngân và một số nguồn khác như khi bóng đèn huỳnh quang, compact sử dụng bị vỡ;
+ Chất khử trùng được dùng với số lượng lớn trong bệnh viện, chúng thường có tính ăn mòn và có thể kết hợp thành các hợp chất có độc tính cao hơn;
+ Dư lượng các hóa chất sử dụng tại các phòng xét nghiệm khi thải vào hệ thống thoát nước có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hoặc các hệ sinh thái tự nhiên của các nguồn nước tiếp nhận;
+ Tương tự như vậy đối với dư lượng dược phẩm trong các chất thải có chứa dược phẩm Dư lượng dược phẩm thải có thể bao gồm: các loại kháng sinh, các thuốc khác nếu không được xử lý khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống và các loài thủy sinh trong các nguồn nước tiếp nhận
* Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào
Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường:
hô hấp khi hít phải, qua da, qua đường tiêu hóa; hoặc tiếp xúc với chất thải dính thuốc gây độc tế bào; hoặc tiếp xúc với các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị
Trang 18bằng hóa trị liệu Một số chất gây độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt, một số triệu chứng thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm da
* Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc Trong bệnh viện, các chất phóng xạ thường có chu kỳ bán rã ngắn (kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần) Các triệu chứng hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường,… ở mức độ nghiêm trọng hơn
có thể gây ung thư và các vấn đề về di truyền
1.1.4.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường
Chất thải y tế có thể tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi trường, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí Mặt khác, xử lý CTYT không đúng phương pháp có thể gây ra vấn đề lãng phí tài nguyên thiên nhiên
* Đối với môi trường đất
Quản lý CTYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy CTYT tại các bãi chôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn
* Đối với môi trường không khí
Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ra tác động xấu tới môi trường không khí Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất, phát sinh trong các khâu phân loại - thu gom - vận chuyển, CTYT có thể phát tán vào không khí Trong khâu xử lý, đặc biệt là với các lò đốt
CTYT quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có thể phát sinh ra các chất khí độc hại như sau:
+ Ô nhiễm bụi: khi nhiệt độ đốt không đủ hoặc không tuân thủ đúng quy trình vận hành, lượng chất thải nạp vào lò quá lớn sẽ làm phát tán bụi, khói đen và các chất độc hại;
Trang 19+ Các khí axit: Do trong CTYT có thể có chất thải làm bằng nhựa PVC, hoặc chất thải dược phẩm khi đốt có nguy cơ tạo ra hơi axit, đặc biệt là HCl và SO2;
+ Dioxin và Furan: Trong quá trình đốt cháy chất thải có thành phần halogen (Cl, Br, F) ở nhiệt độ thấp có thể hình thành dioxin và furan là những chất rất độc dù ở nồng độ nhỏ;
+ Kim loại nặng: Đối với những kim loại nặng dễ bay hơi như thủy ngân có thể phát sinh từ các lò đốt CTYT nếu trong quá trình phân loại không tốt
Ngoài ra, một số phương pháp xử lý khác như chôn lấp có thể phát sinh các chất gây ô nhiễm cho môi trường không khí như: CH4, H2S,
* Đối với môi trường nước
Tác động của CTYT đối với các nguồn nước có thể so sánh với nước thải sinh hoạt Tuy nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế còn có thể chứa Salmonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng, các hóa chất độc hại, chất hữu cơ, kim loại nặng Do đó, nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải vào nguồn nước tiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn tiếp nhận được sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A,… cho những người sử dụng các nguồn nước này [4]
1.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế và quản lý chất thải rắn
1.2.1 Các văn bản pháp lý do Chính phủ, bộ, ngành, trung ương ban hành
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, những hành vi bị xử phạt do vi phạm về quản lý chất thải nguy hại;
- Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
Trang 20- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên
Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế;
- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến năm 2025;
- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019 của Chính phủ thống nhất giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn;
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế về giảm nhẹ chất thải nhựa trong ngành y tế;
- Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Quy chuẩn kỹ thuật về lò đốt chất thải rắn y tế Bộ Tài nguyên & Môi trường (ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường);
Trang 21- Công văn số 1003/BYT-MT ngày 28/02/2019 của Bộ Y tế về việc Tăng cường công tác quản lý chất thải y tế
1.2.2 Các văn bản pháp lý do địa phương ban hành
- Quyết định số 1205/QĐ-UBND ngày 16/9/2016 của UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt Đồ án Quy hoạch chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030;
- Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh Lai Châu
về việc Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
- Kế hoạch số 2520/KH-UBND ngày 04/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Lai Châu
1.2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn Việt Nam
- TCVN 6707:2009: Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo;
- TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 7380: 2004: Lò đốt chất thải y tế – Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 7381:2004: Lò đốt CTRYT – Phương pháp đánh giá thẩm định;
- TCXDVN 365:2007: Bệnh viện Đa khoa – Hướng dẫn thiết kế;
- TCVN 4470: 2012: Bệnh viện Đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 6707:2009: Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo;
- TCVN 6696:2009: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung
Có thể thấy hệ thống văn bản pháp lý cho việc thực hiện quản lý chất thải rắn ý
tế là khá đầy đủ đã cơ bản giải quyết được việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế trên cả nước Mặc dù Lai Châu là tỉnh miền núi khó khăn, còn nhiều hạn chế trong công tác y tế nói chung và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nói riêng nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu cũng đã kịp thời ban hành những
Trang 22chính sách riêng của tỉnh để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ này Trong đó kế hoạch số 2520/KH-UBND ngày 04/11/2019 về việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Lai Châu có ý nghĩa quan trọng, đã cơ bản giải quyết được vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn, phù hợp với đặc điểm địa hình và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
1.3 Những nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế
1.3.1 Tình hình quản lý CTRYT trên Thế giới
Xu hướng của Thế giới hiện nay là tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng CTYTNH thông qua phân loại tốt và nâng cao tỷ lệ tái sử dụng, các bệnh viện ở phương Tây đều sử dụng lại tất cả những dụng cụ, hóa chất có thể tái sinh với điều kiện đáp ứng đúng quy định an toàn y tế Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ban hành chính sách quản lý an toàn CTYT, theo đó, khuyến khích việc xử lý an toàn để tái sử dụng, tái chế CTYT Phương pháp xử lý khử nhiễm hiệu quả nhất đối với các chất thải
ô nhiễm vi sinh vật là hấp ướt trong thời gian 30 phút ở nhiệt độ 121°C- 134°C Một phương pháp cũng có thể được sử dụng là tiệt trùng khử nhiễm bằng các hóa chất khử trùng Quy trình khử nhiễm để tái chế chất thải nên được thực hiện ngay tại bệnh viện nhằm hạn chế chuyển chất thải ô nhiễm ra môi trường bên ngoài WHO hỗ trợ U-crai-
na triển khai thành công dự án tái chế CTYT [30]
Đối với các quốc gia đang phát triển, việc quản lý môi trường chung vẫn còn rất
lơ là, nhất là đối với chất thải bệnh viện Tuy nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây, các quốc gia như Ấn độ và Trung quốc đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ môi trường và
có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các lò đốt ở bệnh viện Đặc biệt ở Ấn độ từ năm
1998 Chính phủ đã ban hành Luật về “Phế thải y tế: Lập thủ tục và quản lý”; trong bộ Luật này có ghi rõ ràng các phương pháp tiếp nhận phế thải, phân loại phế thải cùng việc xử lý và di dời đến các bãi rác Do đó vấn đề phế thải độc hại của quốc gia này đã được cải thiện rất nhiều Hiện tại, trên Thế giới ở hầu hết các quốc gia kỹ nghệ, trong các bệnh viện, xử lý chất thải đều có thiết lập hệ thống xử lý bằng lò đốt ở nhiệt độ cao tùy theo loại chất thải từ 1000°C đến trên 4000°C, đây là phương pháp tiêu diệt triệt để mầm bệnh [29],[31],[32]
1.3.2 Nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý rác thải y tế, cho tới nay
đã có nhiều nghiên cứu về khía cạnh này được tiến hành tại Việt Nam
Trang 23a) Một số những nghiên cứu gần đây về lĩnh vực này cơ thể kể đến như:
+ Giáo trình „„Xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại‟‟ của đồng tác giả Trịnh
Văn Tuyên- Văn Hữu Tập – Vũ Thị Mai năm 2014 Giáo trình đã đưa ra được các phương pháp để xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, chưa đề cập đến vấn đề quản
lý chất thải rắn và chất thải nguy hại [20]
+ Công trình nghiên cứu „„Khảo sát kiến thực thái độ về thực hành quản lý chất
thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Xuyên Á‟‟ từ 1/2017-7/2017 của Nguyễn Thị Bông,
Nguyễn Hoàng Thảo, Nguyễn Xuân San năm 2017 Công trình đã đánh giá được nhận thức của nhân viên y tế nhằm cải thiện môi trường đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự phát triển bền vững của bệnh viện, công trình chưa đưa ra được các giải pháp để xử lý chất thải y tế [16]
+ Công trình nghiên cứu ứng dụng của Trần Đại Ái (2016) : „„Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Phú Vang năm 2016‟‟ Và Nguyễn Sơn Tùng năm 2015 : „„Nghiên cứu quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh‟‟ Hai công trình
đã nghiên cứu về thực trạng phát sinh và công tác quản lý, xử lý tại các cơ sở y tế độc lập, công trình chưa đánh giá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý theo vùng (có nhiều
cơ sở y tế) [19]
+ Nghiên cứu của Phạm Huyền Trang (2018) : “Thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế của một số cơ sở y tế tư nhân tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” Nghiên cứu đã cho thấy thực trạng quản
lý CTRYT tại 3 phòng khám tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề xuất các giải pháp phù hợp [17]
+ Công trình nghiên cứu ứng dụng của Bùi Xuân Sáng năm 2020 “Đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang” [10] Công trình đã nghiên cứu thực trạng phát sinh đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang Tuy nhiên công trình chưa ra được biện pháp xử lý triệt để đối với tro sau khi đốt của hệ thống là đốt chất thải y tế và chưa khuyến khích thu gom vận chuyển theo mô hình cụm…
Có thể nói những nghiên cứu đã có giải quyết được đa dạng các khía cạnh: Sự
đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng; Ảnh hưởng của nước thải y
Trang 24tế đối với việc lan truyền bệnh dịch trong và ngoài bệnh viện; Những vấn đề liên quan của y tế công cộng với chất thải y tế; Chất thải y tế nhiễm xạ với sức khỏe; Tổn thương nhiễm khuẩn ở điều dưỡng, hộ lý và nhân viên thu gom chất thải, nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu gom chất thải, vệ sinh và cộng đồng; Nguy cơ phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế Những nghiên cứu
đã có cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý chặt chẽ chất thải rắn y tế tại các cơ sở
y tế và cần thiết có những nghiên cứu đầy đủ về mảng này ở tất cả các địa phương, cơ
sở trên cả nước
b) Tình hình phát sinh tại các khu vực
Trong CTRYT, thành phần đáng quan tâm nhất là chất thải nguy hại (CTNH),
do nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh và hóa chất độc cho con người Lượng CTNH y tế phát sinh không đồng đều tại các địa phương, chủ yếu tập trung ở các tỉnh/Tp lớn Xét theo 7 vùng kinh tế trong cả nước (trong đó vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc Bắc Bộ được gộp chung vào 1 vùng), vùng Đông Nam Bộ phát sinh lượng thải nguy hại lớn nhất trong cả nước (32%), với tổng lượng thải là 10.502,8 tấn/năm, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 21%) Các tỉnh có mức thải CTNH lớn (> 500 tấn/năm) tính trong cả nước theo thứ tự như sau: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, An Giang, Cần Thơ, Nghệ
An, Phú Thọ, Hải Phòng, Long An
Theo Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 tầm nhìn đến năm
2020 và căn cứ vào các số liệu thống kê hàng năm, các nghiên cứu của Việt Nam và thế giới Dự báo lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn cả nước như sau:
Bảng 1.1 Ước tính khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại trên toàn quốc
Nguồn: Quyết định số 170/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025
Trang 25Trong thời gian qua tại các cơ sở khám chữa bệnh, tỷ lệ cơ sở có thực hiện phân loại CTRYT là 95,6% và thu gom CTRYT hàng ngày là 90,9% Phương tiện thu gom chất thải y tế (CTYT) như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu
và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản lý CTYT Chỉ có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom CTRYT đạt theo yêu cầu Quy
chế quản lý CTYT [5]
Tỷ lệ cơ sở y tế xử lý CTRYT bằng lò đốt 2 buồng hoặc sử dụng công nghệ vi sóng, nhiệt ướt khử khuẩn CTRYT nguy hại là 29,4%, số cơ sở y tế hợp đồng với Đơn
vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại để thuê xử lý là 39,8% và 30,8% Cơ sở y tế
xử lý bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện Hiện có 369 lò đốt 2 buồng, 127 lò đốt 1 buồng Trong đó đa số lò đốt chưa
có hệ thống xử lý khí thải, công suất lò đốt sử dụng chưa hợp lý, gây ô nhiễm môi trường [14]
Theo dự kiến của nhiều chuyên gia, trong những năm tới do sự gia tăng dân số, mức sống của người dân ngày một nâng cao, các cơ sở y tế được phát triển và mở rộng, lượng rác thải y tế sẽ tiếp tục tăng và nguy hại hơn nữa, còn người có quyết định
về tài chính thì không quan tâm đến những rủi ro do CTYT
Việc thu gom CTYT ngoài hộ lý thì các đối tượng khác chưa được đào tạo để tham gia vào họat động quản lý CTYT Không đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải y tế
Việc lưu giữ CTYT: Chưa có xe chuyên dụng để chuyên chở CTYT Một số Công
ty môi trường đô thị từ chối vận chuyển CTYT Chỉ 18,75% các cơ sở y tế CTYT được vận chuyển ra khỏi cơ sở bằng xe chuyên dụng của công ty môi trường đô thị
Xử lý và tiêu hủy CTYT: Thiêu đốt là chủ yếu tại các lò đốt thủ công không có
hệ thống xử lý khí thải, nguyên liệu chính là củi và dầu do vậy khí thải rất nhiều khói, bụi, ngoài ra việc xử lý, tiêu hủy CTYT còn sử dụng phương pháp chôn lấp tại bãi rác
công cộng hoặc chôn trong khuôn viên [14]
Chính vì những bất cập trên đây mà Bộ Y tế cho rằng quan tâm xử lý chất thải bệnh viện là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện những nhiệm vụ cấp bách của công tác khám chữa bệnh
Trang 26Ngày 15 tháng 11 năm 2011, Thủ tưởng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án tổng thể xử lý CTYT giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 (tại Quyết định số 2038/QĐ-TTg) Thực hiện Quyết định của Thủ tưởng Chính phủ trong thời gian qua
Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án tổng thể xử lý CTYT giai đoạn 2011-
2015 và định hướng đến 2020; xây dựng hướng dẫn thực hiện Đề án tổng thể xử lý CTYT giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 gửi Sở y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, ngành
để hướng dẫn thực hiện Đề án; phối hợp các Bộ ngành và đơn vị liên quan xây dựng
dự án để thực hiện Đề án, cụ thể phối hợp với Bộ Xây dựng để xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến năm 2025 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ)
1.3.3 Quản lý chất thải rắn y tế tại Lai Châu
a) Nguồn phát sinh, khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
Khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng do các đơn vị khám chữa bệnh không ngừng phát triển, mở rộng dịch vụ kỹ thuật cao, kỹ thuật mới và nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao Chất thải y tế nguy hại phát sinh nếu không được xử lý hoặc xử lý không đúng quy trình kỹ thuật sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cán bộ y tế và cộng đồng dân cư và môi trường xung quanh
* Loại chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Chất thải lây nhiễm gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác Chất thải lây nhiễm sắc nhọn chiếm khoảng 12% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh, tương đương 47,4 kg/ngày;
Trang 27+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu, dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn chiếm khoảng 80% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh, tương đương 316 kg/ngày;
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II trở lên theo quy định tại Nghị định số 103/2016/NĐ-
CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao chiếm khoảng 2% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh, tương đương 7,9 kg/ngày;
+ Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm Chất thải giải phẫu chiếm khoảng 3% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh, tương đương 111,85 kg/ngày;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm gồm: Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; Chất hàn răng amalgam thải bỏ Chất thải nguy hại không lây nhiễm chiếm khoảng 2% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh, tương đương 7,9 kg/ngày
- Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại Chất thải nguy hại này chiếm khoảng 1% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh, tương đương 3,95 kg/ngày
b) Hiện trạng công tác quản lý và năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại tại các
cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 cơ sở y tế được trang bị lò đốt chất thải y tế nguy hại trong đó: trên địa bàn Thành phố có Bệnh viện Đa khoa tỉnh được trang bị lò đốt với công suất thiết kế 50 – 70 kg/h và hệ thống hấp ướt công suất thiết kế 50-75 kg/h, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện y học cổ truyền, Trung tâm Kiểm soát
Trang 28bệnh tật được trang bị lò đốt với công suất thiết kế từ 5 – 25 kg/h Các Bệnh viện - Trung tâm Y tế tuyến huyện được đầu tư lò đốt với công suất 25 kg/h để xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại cơ sở Trung tâm Y tế huyện Than Uyên được trang bị thêm hệ thống hấp ướt với công suất 35 kg/h Tuy nhiên, một số lò đốt đã bị xuống cấp, hiệu quả thấp dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao Còn lại các trạm y tế, các cơ sở y tế tư nhân chưa được trang bị lò đốt, phải xử lý bằng lò đốt thủ công hoặc chôn lấp không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
Tỉnh Lai Châu chưa có cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, trong đó có chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại
Các cơ sở y tế phát sinh lượng chất thải ít không ký được hợp đồng với các đơn
vị xử lý chất thải nguy hại tập trung tại các cơ sở y tế
1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu, cơ sở y tế được lựa chọn nghiên cứu
1.4.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thành phố Lai Châu
a) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh được thành lập theo Nghị định số 131/NĐ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ Thành phố Lai Châu có tọa độ địa lý từ 20°20' đến 20°27' vĩ độ Bắc; 103°20' đến 103°32' kinh độ Đông, có vị trí giáp ranh như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường;
+ Phía Đông giáp huyện Tam Đường;
+ Phía Nam giáp huyện Tam Đường;
+ Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ
Trang 29Hình 1 1 Sơ đồ địa bàn nghiên cứu Diện tích tự nhiên của thành phố Lai Châu là 9.687,99 ha chiếm 10,6% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Thành phố Lai Châu có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 phường (Quyết Thắng, Quyết Tiến, Đoàn Kết, Tân Phong, Đông Phong), 02 xã (Nậm Loỏng nay là xã Sùng Phài và San Thàng)
- Địa hình, địa mạo
Thành phố Lai Châu nằm trong một thung lũng được tạo thành bởi hai dãy núi Sùng Phài và Pu Sam Cáp có địa hình chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cấu trúc chủ yếu là đồi, núi đất, độ dốc trung bình từ 5-10 %, hướng dốc của địa hình theo hai hướng từ khu vực của phường Quyết Thắng về hướng Tây Nam và từ các phường Đoàn Kết, Tân Phong về phía Đông Nam của thành phố
- Khí hậu
Thành phố Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp (tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa), trong đó:
Trang 30+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 19,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,50C (vào tháng 1) và trung bình cao nhất là 23,00C (vào tháng 7) Các tháng có nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C phổ biến từ tháng 11 đến tháng 4, các tháng có nhiệt
độ trên 200C phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9, tổng tích ôn cả năm trung bình là 1.6370C;
+ Lượng mưa khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm Mưa lớn tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6, 7, 8 và thường chiếm tới 90% lượng mưa cả năm Các tháng mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) có lượng mưa rất ít, chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm
+ Độ ẩm không khí tương đối dao động từ 73 - 90% và có sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa, trong đó độ ẩm trung bình tháng lớn nhất (tháng 7) đạt 90%, độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 3) là 73% Độ ẩm tối thiểu tuyệt đối vào các tháng 1,
2, 3 là 12 - 15%, tối đa tuyệt đối gần 100%
b) Điều kiện kinh tế, xã hội
* Thương mại - dịch vụ, du lịch
Tổng giá trị ngành dịch vụ ước đạt 4.807 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019 Tổng giá trị xuất khẩu hàng địa phương ước đạt 3,1 triệu USD,
đạt 100% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ Hiện trên địa bàn thành phố có 47 HTX;
số HTX thành lập mới năm 2020 là 06 HTX; số HTX đang hoạt động là 40 HTX;
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động sản xuất CN-TTCN trên địa bàn cơ bản đã được duy trì và tăng trở lại Giá trị sản xuất
CN-TTCN (theo giá hiện hành) ước thực hiện 550 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 6%
so với cùng kỳ năm 2019
Trang 31* Sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản, khuyến nông, xây dựng nông thôn mới Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng ước thực hiện 3.516ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 30% so với cùng kỳ Tổng diện tích cây lương thực có hạt ước đạt 1.822ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 37% so với cùng kỳ; tổng sản lượng cây lương thực
có hạt ước đạt 8.532 tấn đạt 100% kế hoạch, tăng 30% so với cùng kỳ Diện tích sản xuất tăng vụ ước thực hiện 746ha, đạt 100% KH, tăng 3% so với cùng kỳ Tổng diện tích chè là 960ha, đạt 102% kế hoạch (trong đó: diện tích chè trồng mới năm 2020 là
10 ha chè shan); Sản lượng chè búp tươi ước đạt 10.309 tấn, đạt 102% kế hoạch Tổng diện tích cây ăn quả là 159ha, đạt 97% kế hoạch, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019
* Thu chi ngân sách nhà nước
Tổng thu ngân sách địa phương (NSĐP) ước thực hiện 607.496 triệu đồng tăng
7,5% so với Nghị quyết HĐND thành phố giao (Tỷ lệ % không tính thu chuyển nguồn,
thu kết dư ngân sách);
* Tài nguyên - Môi trường
Công tác bảo vệ môi trường được tăng cường, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị được thu gom và xử lý đạt 100%; tổ chức hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”, Ngày nước thế giới, ngày Khí tượng thế giới Công khai danh sách các tuyến đường, phố thực hiện vệ sinh môi trường đến các tổ dân phố, bản để phối hợp kiểm
tra, giám sát (Trong năm 2020, thực hiện vệ sinh trên tổng số 115 tuyến đường, phố;
66 ngõ, xóm tại các khu dân cư và các tuyến đường thực hiện nông thôn mới tại xã San Thàng và xã Sùng Phài)
* Giáo dục - Đào tạo, Khoa học - Công nghệ
Đến nay trên địa bàn thành phố hiện có 29 trường công lập (từ mầm non đến
THCS) với 13.097 học sinh (trong đó: Mầm non 13 trường, 139 lớp; Tiểu học 09
trường, 168 lớp; Trung học cơ sở 07 trường, 89 lớp) Công tác xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm thực hiện, ước hết năm 2020 trên địa bàn thành phố có 23 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 100%) Đã phối hợp tổ chức thành công
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
* Công tác y tế, dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Trang 32Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về triển khai công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19
Công tác giáo dục y đức, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân của đội ngũ cán
bộ y tế được quan tâm chú trọng Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh được tăng cường Công tác quản lý Nhà nước về y
tế, nhất là việc quản lý các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân được thực hiện thường xuyên, hiệu quả Công tác truyền thông về dân số, kế hoạch hóa gia đình được đẩy
mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú
* Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc
và bảo vệ trẻ em
Tổ chức trao tặng 1.248 suất quà cho các gia đình người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí trên 647 triệu đồng, để đảm bảo mọi người đều có tết vui tươi, đầm ấm trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020
* Công tác Dân tộc và Tôn giáo
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo được quan tâm thực hiện.Tình hình tôn giáo ổn định, các hoạt động tôn giáo trên địa bàn được tuân thủ theo quy định của pháp luật
1.4.2 Tổng quan về cơ sở được lựa chọn nghiên cứu
Trên địa bàn thành phố Lai Châu hiện có 03 Bệnh viện thực hiện chức năng khám, chữa bệnh, trong đó: 01 Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 01 Bệnh viện Phổi, 01 Bệnh viện Y học cổ truyền, ngoài ra trong hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn thành phố còn có Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, các phòng khám đa khoa, chuyện khoa khoa tư nhân
Đối với hệ thống các bệnh viện: Theo số liệu tổng hợp, tổng số 03 bệnh viện trên địa bàn thành phố có quy mô số giường bệnh thực kê là 805 giường bệnh, đây hầu hết là các bệnh viện tuyến đầu của tỉnh, thực hiện khám chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa
Đối với trung tâm y tế thành phố Lai Châu: Hệ thống trung tâm y tế thành phố gồm 07 trạm y tế xã, phường do Trung tâm y tế thành phố quản lý Khác với đặc thù của Bệnh viện, các trạm y tế xã, phường đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ
Trang 33và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện chuỗi hoạt động dự phòng cho toàn bộ cộng đồng trên địa bàn, bên cạnh đó, vẫn đảm nhiệm vai trò là cơ sở khám chữa bệnh Hiện nay 100% trạm y tế xã, phường đáp ứng cơ bản yêu cầu về khám chữa bệnh thông thường, sơ cứu vết thương thông thường và chăm sóc sức khoẻ sinh sản thiết yếu, đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Các phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân cơ bản đáp ứng được các yêu cầu khám, chữa bệnh theo quy định của Bộ y tế Trên địa bàn thành phố có Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị 103 Lai Châu có quy mô 03 giường bệnh có khả năng khám bệnh từ 30 đến 100 bệnh nhân, Phòng khám Đa khoa Phúc Thịnh có quy mô khám chữa bệnh từ 20 bệnh nhân, còn lại các phòng khám tư nhân khác khác chỉ thực hiện
về khám chữa các bệnh thông thường
Các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa đã ứng dụng nhiều kỹ thuật lâm sàng mới trong chăm sóc, điều trị cho trẻ sơ sinh bệnh lý, nhiều thủ thuật, phẫu thuật như tháo lồng ruột, cắt ruột thừa viêm, hạ tinh hoàn ẩn, phẫu thuật tạo hình góp phần đưa bệnh viện ngày càng phát triển và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đối với trẻ em toàn tỉnh
Bảng 1.2 Quy mô giường bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu
TT Tên cơ sở khám chữa bệnh
Giường bệnh kế hoạch
Giường bệnh thực kê
Số lượt người điều trị nội trú
Số lượt khám ngoại trú
Trang 34TT Tên cơ sở khám chữa bệnh
Giường bệnh kế hoạch
Giường bệnh thực kê
Số lượt người điều trị nội trú
Số lượt khám ngoại trú
6 Nha khoa Quốc Tế phòng khám nha
10 Phòng khám chuyên khoa da liễu BS
11 Phòng khám chuyên khoa mắt Lê
12 Phòng khám chuyên khoa nội BS
Trang 35TT Tên cơ sở khám chữa bệnh
Giường bệnh kế hoạch
Giường bệnh thực kê
Số lượt người điều trị nội trú
Số lượt khám ngoại trú
a) Bệnh viện Đa khoa tỉnh
- Địa điểm, quy mô: Bệnh viện Đa khoa tỉnh có địa chỉ tổ 22, phường Đông Phong, thành Phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu Bệnh viện đa khoa tỉnh là Bệnh viện đa khoa hạng II quy mô 500 giường bệnh, số giường thực kê là 621 giường, diện tích sử dụng 7,5 ha Cơ sở hạ tầng khang trang, thiết bị hiện đại
- Chức năng: Bệnh viện thực hiện 7 chức năng nhiệm vụ; (KCB – Đào tạo cán
bộ – Nghiên cứu ứng dụng khoa học – Chỉ đạo tuyến – Phòng bệnh – Hợp tác Quốc tế – Quản lý kinh tế trong y tế); Bệnh viện có 27 khoa phòng: 06 phòng chức năng (Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Hành chính Quản trị, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Điều dưỡng, Phòng Vật tư - thiết bị Y tế), 13 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng
b) Bệnh viện phổi
- Địa điểm, quy mô: Địa chỉ tổ 22, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu; Bệnh viện Phổi tỉnh Lai Châu được xếp hạng III theo quyết định số: 181/2005/QĐ- TTg ngày 19/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập Quy mô theo kế hoạch 70 giường bệnh, số giường thực kê 85 giường
- Chức năng hoạt động của các cơ sở: Bệnh viện Phổi tỉnh Lai Châu là đơn vị
sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế, có chức năng khám, điều trị nội trú và ngoại trú cho
Trang 36những người mắc bệnh Lao và Bệnh phổi, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống Lao và Bệnh phổi trên địa bàn tỉnh; Tiếp nhận những trường hợp cấp cứu, bệnh nặng, bệnh phức tạp do người bệnh tự đến hoặc do các cơ sở Y tế
có liên quan chuyển đến; Tham gia giám định sức khoẻ, và giám định pháp y khi được Hội đồng Giám định y khoa hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu trong chuyên ngành Lao và bệnh Phổi
- Cơ cấu tổ chức bộ máy: Tổng số biên chế hiện có của Bệnh viện là 87 biên chế,
có 13 khoa, phòng gồm: Phòng Tổ chức -Hành chính; Phòng Kế hoạch tổng hợp – Chỉ đạo tuyến; Phòng Tài chính – Kế toán; Phòng Y tá (Điều dưỡng); Khoa Lao Phổi; Khoa Bệnh Phổi; Khoa Lao/HIV- Kháng thuốc; Khoa Lao ngoài phổi; Khoa khám bệnh đa khoa; Khoa Chống nhiễm khuẩn; Khoa Dược – Vật tư Y tế; Khoa Cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng hô hấp); Khoa Hồi sức cấp cứu
c) Bệnh viện Y Học Cổ Truyền
- Địa điểm, quy mô: Bệnh viện Y Học Cổ Truyền có địa chỉ Tổ 11, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu Bệnh viện Y Học Cổ Truyền có quy mô
80 giường bệnh, số giường thực kê là 96 giường,
- Chức năng hoạt động của các cơ sở: Vị trí, chức năng bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh được quy định tại Điều 1 Thông tư 37/2011/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, theo đó: Bệnh viện Y học cổ truyền (bệnh viện Y dược cổ truyền) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là bệnh viện
Y học cổ truyền tỉnh) là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế tỉnh, là tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền cao nhất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh); Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc tại địa bàn tỉnh, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật
Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị có nhu cầu
Trang 371.4.2.2 Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh
- Địa điểm, quy mô: Địa chỉ tại tổ 23, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
- Vị trí pháp lý, chức năng:
+ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) là đơn vị sự nghiệp Y tế công lập trực thuộc Sở Y tế, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật
+ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ
sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế
+ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ (Gọi tắt là các hoạt động chuyên môn) về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám, phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật
- Cơ cấu tổ chức: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh được thành lập theo Quyết định số 1276/QĐ-UBND, ngày 15/10/2018 của UBND tỉnh Lai Châu về việc thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thuộc Sở Y tế trên cơ sở sát nhập 7 đơn vị trực thuộc
Sở Y tế: Trung tâm Y tế dự phòng; Trung tâm Phòng chống sốt rét, ký sinh trùng - côn trùng; Trung tâm nội tiết; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe và Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội Lấy tên gọi: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu
1.4.2.3 Trạm Y tế xã, phường
- Chức năng: Trạm Y tế phường Đông Phong, phường Tân Phong và Trạm Y tế
xã San Thàng (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã; Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ
- Nhiệm vụ: Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:
Trang 38+ Về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung ứng thuốc thiết yếu, quản lý sức khỏe cộng đồng, truyền thông, giáo dục sức khoẻ
+ Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật; Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp
1.4.2.4 Các phòng khám tư nhân
- Phòng khám đa khoa Hữu Nghị 103
Địa điểm, quy mô: Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị 103 Lai Châu nằm trên lô đất có diện tích 4.765 m2
(Trong đó diện tích sử dụng 1500m2
được chia thành 18 phòng, khu nhà để xe, khu đón tiếp khu hành chính, nhà nghỉ của Bác Sỹ, nhân viên),
tổ 1, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu Trung bình mỗi ngày phòng khám thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho khoảng 30 đến 100 bệnh nhân ra vào cơ sở để khám, chữa, điều trị; Tổng bác sỹ, y sỹ và nhân viên ổn định tại Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị 103 Lai Châu là 10 người
- Phòng khám đa khoa Phúc Thịnh
Địa điểm, quy mô: Phòng khám đa khoa Phúc Thịnh có địa chỉ phường Tân Phong Thành Phố Lai Châu Lai Châu Trung bình mỗi ngày phòng khám thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho khoảng 30 đến 80 bệnh nhân ra vào cơ sở để khám, chữa, điều trị; Tổng bác sỹ, y sỹ và nhân viên ổn định tại Phòng khám đa khoa Phúc Thịnh là
20 người
- Phòng khám nha khoa Anh Quân
Địa điểm, quy mô: Phòng khám nha khoa Anh Quân có địa chỉ số 129 Ngô Quyền, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu Trung bình mỗi ngày phòng khám thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho khoảng 10 đến 50 bệnh nhân ra vào
cơ sở để khám, chữa, điều trị; Tổng bác sỹ, y sỹ và nhân viên ổn định tại Phòng khám Nha khoa Anh Quân là 3 người
Trang 391.5 Nhận xét và đánh giá chung
Quản lý CTYT nói chung và CTRYT nói riêng là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường Việc tiến hành những nghiên cứu đầy đủ về công tác QLCTRYT tại các cơ sở y tế, các địa phương là cần thiết
Trên địa bàn thành phố Lai Châu những năm gần đây đã gia tăng nhanh chóng các cơ sở tư nhân, gia tăng số lượng giường bệnh của các bệnh viện, vấn đề phát sinh chất thải y tế gia tăng và có sự thay đổi phức tạp về khối lượng và thành phần Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào về vấn đề quản lý chất thải rắn
y tế tại đây, chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu có ý nghĩa quan trọng để từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
Trang 40Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý chất thải rắn y tế (bao gồm công tác thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế) tại các Bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2020 đến tháng 5/2021
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng nguồn phát sinh, công tác thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu;
- Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp thu thập tài liệu: Sử dụng các tư liệu, thông tin phù hợp, hiện
có từ các nguồn trong nước và quốc tế để tham khảo và kế thừa thông tin liên quan hỗ trợ xây dựng các nội dung trong luận văn
Các số liệu, tài liệu báo gồm:
- Số liệu thu thập về tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Lai Châu;
- Số liệu thu thập về hiện trạng các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu;
- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường năm 2018, 2019, 2020 của các cơ sở y
tế, bệnh viện trên địa bàn thành phố Lai Châu;