1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã tung qua lìn, huyện phong thổ, tỉnh lai châu

84 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 372,74 KB

Nội dung

Xây dựng nông thôn mới được tất cả cáctỉnh trên phạm vi toàn quốc quan tâm, là chủ đề của nhiều hội thảo, hội nghị, đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng và Chín

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ^Ò^ -

VÀNG A PHÚC

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TUNG QUA LÌN,

HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

• • • •

: Chính quy : Hướng nghiên cứu : Phát triển nông thôn : Kinh tế & PTNT : 2016 - 2020

Thái Nguyên - 2020

Hệ đào tạo Định hướng đề tài Chuyên ngành Khoa

Khóa học

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ^Ò^ -

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TUNG QUA LÌN,

HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

• • • •

: Chính quy : Hướng nghiên cứu : Phát triển nông thôn : Phát triển nông thônK48 : Kinh tế & PTNT

: 2016 - 2020 : Th.S Nguyễn Mạnh Hùng

Thái Nguyên - 2020 VÀNG A PHÚC

Trang 3

Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã bước đầu được tiếp cận với kiếnthức thực tế, đây là tiền đề giúp tôi nâng cao kiến thức và trải nghiệm so vớinhững gì tôi đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hiệnnay và hoàn thành khóa học của mình.

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường Ban chủ nhiệm Khoa

Kinh tế & PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp củaTh.S Nguyễn Mạnh Hùng

tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải phápxây dựng nông thôn mới tại xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu”.

Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoànthiện Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm,giúp đỡ của các tập thể và cá nhân

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Mạnh Hùng, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện

đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy côgiáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Cục Thống kê, Ủy ban nhân dânxãTung Qua Lìn, các phòng ban trong xã, huyện Phong Thổ đã giúp đỡ tôihoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân tôi đã cố gắng khắc phụcmọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạnchế về kiến thức nên chuyên đề của tôi khó tránh khỏi những thiếu sót Vậykính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện

để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020

Sinh viên

Trang 4

DANHMỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất xãTung Qua Lìn năm 2019 30

Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động xã Tung Qua Lìn năm 2019 35

Bảng 4.3 Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn xã Tung Qua Lìnnăm 2019 36

Bảng 4.4 Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp của xã Tung Qua Lìn năm 2019 37

Bảng 4.5: Hiện trạng quy hoạch của xã Tung Qua Lìnnăm 2019 39

Bảng 4.6: Hiện trạng đường giao thông của xã Tung Qua Lìn năm 2019 40

Bảng 4.7.Hệ thống thủy lợi của xã Tung Qua Lìn năm 2019 42

Bảng 4.8: Hiện trạng điện của xã Tung Qua Lìn năm 2019 43

Bảng 4.9: Tình hình thực hiện cơ sở vật chất văn hóa (Tính đến tháng 12 năm 2019) 44

Bảng 4.10: Thông tin và truyền thông của xã Tung Qua Lìn năm 2019 45

Bảng 4.11.Hiện trạng nhà ở dân cư của xã Tung Qua Lìn năm 2019 46

Bảng 4.12 Thực trạng một số chỉ tiêu kinh tế và tổ chức sản xuấtcủa xã Tung Qua Lìn năm 2019 47

Bảng 4.13 Tình hình GD&ĐT của xã Tung Qua Lìn năm 2019 49

Bảng 4.14 Thực trạng Y tế của xã Tung Qua Lìn năm 2019 50

Bảng 4.15: Tình hình văn hóa của xã Tung Qua Lìn năm 2019 50

Bảng 4.16 Thực trạng môi trường và an toàn thực phẩm của xã Tung Qua Lìn năm 2019 51

Bảng 4.17:Thực trạng hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật của xã Tung Qua Lìn năm 2019 54

Bảng 4.18 Thực trạng Quốc phòng vàAn ninh của xã Tung Qua Lìnnăm 2019 55

Bảng 4.19.Tổng kết các tiêu chí của xã so với tiêu chí chung 57

Trang 5

NN&PTNT thôn: Nông nghiệp và phát triển nông

KHKT : Khoa học kỹ thuật

PTNT : Phát triển nông thôn

UBMTTQ : Ủy ban mặt trân tổ quốc

TCXDVN : Tổ chức xây dựng Việt Nam

Trang 6

LỜICẢMƠN i

DANHMỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1 Các khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn 4

2.1.2 Đơn vị nông thôn mới 6

2.1.3 Chức năng của nông thôn mới 6

2.1.4 Chủ thể xây dựng nông thôn mới 9

2.1.5 Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới 9

2.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới

12 2.3 Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới

14 2.4 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

15 2.4.1 Ki nh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới

15 2.4.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 18

2.4.3 Một số kinh nghiệm rút ra qua việc triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới 25

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • ' • 27

Trang 7

3.1 Đối tượng nghiên cứu 27

3.2 Nội dung nghiên cứu 27

3.3 Phương pháp nghiên cứu 27

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Tung Qua Lìn 29

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 29

4.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Tung Qua Lìn giai đoạn 2019-2019 34

4.2.1 Dân số và lao động của xã Tung Qua Lìn năm 2019 34

4.2.2 Cơ cấu kinh tế của xã Tung Qua Lìn năm 2019 36

4.2.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Tung Qua Lìn giai đoạn 2017 - 2019 37

4.3 Thực trạng nông thôn mới tại xã Tung Qua Lìn 38

4.3.1 Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 38

4.3.2 Kết quả bước đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 39

4.4 Đánh giá của người dân về xây dựng mô hình nông thôn mới 57

4.5 Những hạn chế yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân 62

4.5.1 Những hạn chế yếu kém Error! Bookmark not defined 4.5.2 Nguyên nhân hạn chế yếu kém Error! Bookmark not defined. 4.6 Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Tung Qua Lìn 65

4.6.1 Giải pháp về vốn 65

4.6.2 Giải pháp về quy hoạch 65

4.6.3 Giải pháp về giao thông, thủy lợi 65

4.6.4 Giải pháp về giảm nghèo 65

4.6.5 Giải pháp về phát triển giáo dục đào tạo 66

4.6.6 Giải pháp phát triển kinh tế 66

4.6.7 Giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất 67

4.6.8 Giải pháp về văn hóa - môi trường 67

4.6.9 Giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự 68

4.6.10 Các biện pháp khác 68

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

5.1 Kết luận 69

5.2 Kiến nghị 69

5.2.1 Kiến nghị đối với các cấp chính quyền 69

5.2.2 Đối với người dân 71

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHIẾU KHẢO SÁT

Trang 9

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số ở khu vực nông thôn chiếmkhoảng 70% dân số cả nước Nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam có vai tròquan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, phát triển nông nghiệp,nông thôn là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển hiện nay Nhậnthức được vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã ban hành những nghị quyết, quyếtđịnh về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn

Căn cứ Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Thủtướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khaiNghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội Khóa XIII về phê duyệt chủtrương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 20162020 đượcđồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hànhChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.Ngày 17 tháng 10 năm 2016 Chính phủ ra Quyết định số1980/QĐ- TTg vềviệc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020,với mục tiêu: đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới Bộnông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã hướng dẫn về việc thực hiện Bộtiêu trí quốc gia về nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới được tất cả cáctỉnh trên phạm vi toàn quốc quan tâm, là chủ đề của nhiều hội thảo, hội nghị,

đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng và Chính phủ.Trên cơ sở các quyết định của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn, các địa phương sẽ tiến hành rà soát và xây dựng chương trình hànhđộng để thực hiện thắng lợi xây dựng nông thôn theo bộ tiêu chí mới

Xã Tung Qua Lìn là một xã nằm ở phía Bắc huyện Phong Thổ, gồm 5bản, bản Căng Ký, bản Cò Ký, bản Căng Há, bản Khấu Dầu, bản Hờ Mèo,gồm 6 dân tộc, H'mông, Hà Nhì,Thái, Giấy, Mường, Kinhcùng sinh sống Địahình là đồi núi dốc bị chia cắt bởi các dãy núi đất và khe suối tạo thành các dảiđất bằng hẹp, ngoài ra có đường 132 thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội địa

Trang 10

phương Xã được UBND tỉnh Lai Châu chọn làm xã xây dựng nông thôn mới,trong những năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế xã hội của xã

đã đạt được nhiều khởi sắc Kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế hộ của

xã Tung Qua Lìn nói riêng đang dần phát triển theo đà chung của cả nướcnhưng nó cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn còn tồn tại cần được giải

quyết Xuất phát từ thực trạng đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xãTung Qua Lìn, huyệnPhong Thổ, tỉnhLai Châu”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và mô hình nôngthôn mới ở xã Tung Qua Lìnthời gian qua đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩymạnh quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phương thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu là các chủ thể tham gia quá trình xây dựng môhình nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ các cấp, các tổ chứcđoàn thể thuộc xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

1.3.2 Phạmvi nghiêncứu

* Phạ m vi về không gian:

Trang 11

Xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

* Phạ m vi về thời gian

Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu trong 2019

Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ ngày 15 tháng 1 năm 2020 đến ngày

30 tháng 5 năm 2020

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

Nghiên cứu tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tung Qua Lìnlà

cơ hội cho sinh viên khảo sát thực tế, áp dụng cơ sở lý thuyết vào thực tiễn,học hỏi kinh nghiệm truyền thống của địa phương Là hình thức tập luyệntrước khi ra trường

+ Nâng cao kiến thức đã được học và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụcho công tác sau này

+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.+ Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của bản thântrong quá trình nghiên cứu

1.4.2 Ýnghĩa trong thực tiễn

Nghiên cứu điệu kiện kinh tế - xã Tung Qua Lìntừ đó đưa ra các số liệutrong các lĩnh vực nông - lâm - ngư - nghiệp làm cơ sở cho các nhà chuyênmôn và người dân có những phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả của hoạt động trong trồng trọt, chăn nuôi, cải thiện các công trình phúc lợi

xã hội

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Các khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn

2.1.1.1 Nông thôn

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn,

Trang 12

còn có nhiều quan điểm khác nhau Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉtiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nông thôn có cơ sở hạtầng không phát triển bằng vùng đô thị.

Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thịtrường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường Nhưng có ý kiếnkhác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp chủ yếu,tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất nông nghiệp.Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước.Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối theo thời gian, theotiến trình phát triển kinh tế xã hội

Trong điều kiện Việt Nam nhìn nhận dưới góc độ quản lý thì có thể

hiểu “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân,trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.” [6]

2.1.1.2 Phát triển nông thôn

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nông thôn Và đây làkhái niệm của Việt Nam, được tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển

kinh tế xă hội của Chính phủ, khái niệm được hiểu là: “Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và các tổ chức khác ”.[7]

2.1.1.3 Khái niệm nghèo

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghèo Nhưng Việt Nam thừanhận quan điểm về nghèo của Hội nghị chống đói nghèo của khu vực Châu Á -Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băngkok - Thái Lan vào tháng

9/1993 Khái niệm nghèo được thể hiện như sau:“Nghèo là tình trạng của một

bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người

Trang 13

mà các nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh

tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.”[8]

hành thêm các hoạt động khác như: Tiểu thủ CN, dịch vụ,.v.v ”[9]

2.1.1.5 Kinh tế hộ nông dân

Khi nhắc đến khái niệm kinh tế hộ nông dân thì ta có thể nhắc đến khái

niệm sau: “Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình và mục đích của loại hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình Ngoài ra có thể tiến hành trao đổi, bán cho người khác khi sản phẩm đó đối với họ là không cần thiết.”[6]

2.1.1.6 Thu nhập

Có thể hiểu thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng [10]

2.1.2 Đơn vị nông thôn mới

Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướngdẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới quy định đơn vị nôngthôn mới có 3 cấp:

- Xã nông thôn mới (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới);

- Huyện nông thôn mới (khi có 75% số xã nông thôn mới);

- Tỉnh nông thôn mới (khi có 75% số huyện nông thôn mới)

Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung Ương kiểm tra việc công nhận xãnông thôn mới ở các tỉnh để xét công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thônmới cho các huyện có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới và tỉnh có

Trang 14

75% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới.

2.1.3 Chức năng của nông thôn mới

2.1.3.1 Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại

Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệpcủa các quốc gia Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn.Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nôngnghiệp chất lượng cao Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệpcủa nông thôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sảnxuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến

và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại

Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôntrở thành thành thị Hướng tư duy áp dụng mô hình phát triển của thành thị vàoxây dựng nông thôn phần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của nông thôn

và khả năng phát triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn

2.1.3.2 Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn được hìnhthành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống.Quy tắc hành vi của xã hội gồm những người quen này là những phong tục tậpquán đã được hình thành từ lâu đời, ở đó con người đối xử tin cậy lẫn nhautrên quy phạm phong tục tập quán đó Ở đó quan hệ huyết thống là mối quan

hệ quan trọng nhất Chính các tập thể nông dân cùng huyết thống đã giúp họkhắc phục được những nhược điểm của kinh tế tiểu nông, giúp bà con nôngdân chống chọi với thiên tai đại họa Cũng chính văn hoá quê hương đã sảnsinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu như lòng kính lão yêu trẻ,giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thà đáng tin, yêu quý quêhương.vv , tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông thôn đặc thù Cáctruyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trongmột hoàn cảnh đặc thù Môi trường thành thị là nơi có tính mở cao, con ngườicũng có tính năng động cao, vì thế văn hoá quê hương ở đây sẽ không còn tính

Trang 15

kế tục Do vậy, chỉ có nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cưtheo dân tộc, dòng tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tụcvăn hoá quê hương Ngoài ra, các cảnh quan nông thôn với những đặc trưngriêng đã hình thành nên màu sắc văn hoá làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởngtriết học như trời đất giao hoà, thuận theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên,mưu cầu phát triển hài hoà cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dântộc.

Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thônnên việc xây dựng nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xãmang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi

sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn Điềunày không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có tácdụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoátruyền thống

2.1.3.3 Chức năng sinh thái

Nền văn minh nông nghiệp được hình thành từ những tích luỹ trong suốtmột quá trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, lợi dụng, cảitạo thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu các ảnhhưởng xấu và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên Trong nông thôn truyền thống,con người và tự nhiên sinh sống hài hoà với nhau, chức năng người tôn trọng

tự nhiên, bảo vệ tự nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tựnhiên Thành thị là hệ thống sinh thái nhân tạo phản tự nhiên ở mức độ caonhất Quá trình mưu cầu cuộc sống đầy đủ về vật chất đã khiến người thành thịcàng ngày càng xa rời tự nhiên Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mốiquan hệ hài hoà vốn có giữa con người với thiên nhiên, dẫn đến phá vỡ môitrường một cách nghiêm trọng

Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con người ngày càng xarời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước và không khí Nếu

so sánh với hệ thống sinh thái đô thị, thì hệ thống sinh thái nông nghiệp một

Trang 16

mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực hoa quả chocon người, mặt khác cũng đáp ứng được các yêu cầu về môi trường tự nhiên.Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệpmang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái Đất đai canh tác nông nghiệp, hệthống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên vv phát huy các tác dụng sinh tháinhư điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước, phòngchống xâm thực đất đai, làm sạch đất vv.

Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệtgiữa thành thị với nông thôn Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và nănglượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh tháicủa nông thôn

Các cảnh quan tự nhiên tươi đẹp cùng với môi trường sinh thái có thểđáp ứng được nhu cầu trở về với tự nhiên của con người Nông thôn có thể bùđắp được những thiếu hụt sinh thái của thành thị Môi trường tự nhiên yên tĩnh

có thể điều hoà cân bằng tâm lý con người Môi trường sinh vật phong phúkhiến con người có thể cảm thụ được những điều tốt đẹp từ cuộc sống Sựchung sống hài hoà giữa con người với tự nhiên có tác dụng thanh lọc và làmđẹp tâm hồn Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các khu du lịch sinhthái xung quanh các khu đô thị ngày càng phát triển rầm rộ Do vậy, phải nênxây dựng nông thôn mới với những đóng góp tích cực cho sinh thái Có thể coichức năng sinh thái chính là thước đo một đơn vị có thể coi là nông thôn mớihay không Đồng thời phải phân biệt rõ không được lẫn lộn ranh giới giữanông thôn với thành thị

2.1.4 Chủ thể xây dựng nông thôn mới

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người nông dân thực sự làchủ thể xây dựng nông thôn, người nông dân phải tham gia từ khâu quy hoạch,đồng thời góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản xuất trong quátrình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời, cũng

là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới Chính vì vậy, nông dân là

Trang 17

chủ thể xây dựng nông thôn mới là yếu tố vừa đảm bảo cho sự nghiệp xâydựng nông thôn mới thành công, vừa đảm bảo phát huy được vai trò tích cựccủa nông dân.

2.1.5 Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới

2.1.5.1 Động lực từ công nghiệp hóa và đô thị hóa

Xây dựng nông thôn mới XHCN nếu chỉ dựa vào nguồn đầu tư từ nhànước hay chỉ tiến hành trong nội bộ nông thôn sẽ không tạo ra được động lựccũng như tính linh hoạt, mà cần phải đặt nó trong bối cảnh phát triển thành thị

và nông thôn đồng hành với nhau, dựa trên những quan điểm hệ thống Thực

tế, các vấn đề về nông nghiệp cần phải được giải quyết thông qua phát triểncông nghiệp, các vấn đề về nông dân phải giải quyết thông qua phi nông hóa,phát triển nông thôn phải song hành cùng phát triển thành thị Điều này cũng

có nghĩa là việc giải quyết các vấn đề “tam nông” không thể chỉ bó hẹp trongnội bộ nông thôn và nông nghiệp, mà cần phải xây dựng nên quan niệm pháttriển thành thị và nông thôn song hành với nhau, xóa bỏ mọi ngăn cách giữathể chế nông thôn với thành thị, phải đưa vấn đề phát triển nông nghiệp vàotrong bố cục phát triển kinh tế quốc dân, đưa tiến bộ nông thôn vào tiến bộchung của toàn xã hội, phải xem xét mục tiêu gia tăng thu nhập nông dân trong

hệ thống phân phối và tái phân phối thu nhập quốc dân Chỉ có như vậy mới cóthể giải quyết triệt để bản chất của các vấn đề “tam nông” Từ ý nghĩa này cóthể thấy, các công trình xây dựng cải tạo nông thôn cho dù cũng rất quan trọng,nhưng không thể coi đó là động lực đẩy mạnh xây dựng nông thôn mớiXHCN Xây dựng nông thôn mới cần phải kết hợp chặt chẽ với đô thị hóa vàcông nghiệp hóa mới có sức mạnh và đảm bảo tính liên tục

Ý nghĩa của công nghiệp hóa ở đây không chỉ ở hiện đại hóa sản xuấtnông nghiệp, mà còn ở chỗ cung cấp ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho lựclượng lao động dồi dào ở nông thôn Do vậy, đối với sự nghiệp xây dựng nôngthôn mới XHCN, nhà nước cần phải ra các chính sách nhằm gia tăng sức thuhút của thành thị, xóa bỏ các chính sách gây cản trở đến sự chuyển dịch lao

Trang 18

động và ngành nghề sang khu vực thành thị, không nên cố định các ngànhnghề công nghiệp tại các khu vực nông thôn.

2.1.5.2 Động lực từ nông dân phi nông hóa

Quá trình đi lên hiện đại hóa của một quốc gia cũng chính là quá trìnhchuyển dịch từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, đồng thờicũng là quá trình người nông dân tự do chuyển đổi thân phận của mình Trongquá trình này, nguồn lực lao động sẽ chuyển dịch không ngừng từ nông nghiệpsang khu vực phi nông nghiệp, từ nông thôn sang thành thị, đó cũng chính làquá trình phi nông hóa người nông dân Giải phóng thân phận phi nông hóacủa nông dân là yêu cầu để phát triển nông thôn, đồng thời cũng là nhu cầu tấtyếu của chính bản thân người nông dân

Giải quyết vấn đề việc làm cho người nông dân là một sự nghiệp to lớn,bên cạnh các biện pháp khai thác tiềm năng cung cấp cơ hội việc làm từ chínhtrong nội bộ nông thôn ra, còn cần phải tích cực đẩy mạnh chuyển dịch nôngdân sang thành cư dân thành thị Muốn vậy, cần thiết phải xây dựng hình thànhnên thị trường lao động bình đẳng giữa nông thôn với thành thị, để người nôngdân có những cơ hội làm việc bình đẳng với cư dân thành thị, đồng thời tạođiều kiện để họ có thể gia tăng tố chất cạnh tranh trên con đường mưu cầu việclàm của mình Do vậy, xây dựng nông thôn mới XHCN cần đẩy mạnh đầu tưcho nguồn lực lao động nông thôn, hoàn thiện hệ thống giáo dục trong nôngthôn, phổ cập rộng rãi khoa học kỹ thuật trong nông thôn, truyền bá rộng rãicác tư tưởng khoa học, tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh cải thiện nôngnghiệp cũng như thân phận nông dân của chính mình Xây dựng nông thônmới XHCN phải lấy việc đẩy mạnh dịch chuyển nông dân làm cơ sở, chứkhông phải lấy việc cố định người nông dân làm mục tiêu

2.1.5.3 Động lực từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các tổ chức hợp tác

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng nôngthôn mới XHCN là phát triển hiện đại hóa nông nghiệp Hiện đại hóa nông

Trang 19

nghiệp ở đây phải được hiểu là ngoài các điều kiện sản xuất hiện đại như thủylợi, làm đất, đường sắt giao thông, viễn thông thông tin vv., nó còn bao hàmchuyên nghiệp hóa trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp Một khi đãthực hiện kinh doanh gia đình và phát triển kinh tế thị trường trong nôngnghiệp, thì nhất định cũng phải thực hiện chuyên nghiệp hóa các doanh nghiệptrong lĩnh vực nông nghiệp Đây còn là cơ sở để gia tăng sức cạnh tranh quốc

tế cho nông nghiệp Ngoài ra, trong điều kiện thị trường, thì chỉ có sự tham giacủa các tổ chức nông dân mới có thể nâng cao giá trị nông sản phẩm, đây cũngchính là chức năng cũng như trách nhiệm của các tổ chức hợp tác nông dân.Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông thôn hay tổchức các hệ thống dịch vụ xã hội hóa cũng như tham gia vào gia công sản xuấtnông sản phẩm, tổ chức đào tạo xã viên để nâng cao tố chất cho người nôngdân vv trong tất cả các quá trình này, tổ chức hợp tác nông dân phát huy vaitrò không thể thay thế

2.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới

Ngày 5 tháng 8 năm 2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa X

đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đánh giá thành tựu và hạn chế trongvấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn sau hơn 20 năm đổi mới, đồngthời nêu 4 quan điểm về các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đó là:

+ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lựclượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn địnhchính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dântộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước

+ Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyếtđồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nôngdân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây

Trang 20

dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là cănbản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

+ Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng ; khai thác tốt các điều kiệnthuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy cao nội lực; đồng thời tăngmạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội

+ Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của

cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết phải khơi dậy tình thần yêunước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nôngthôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bảnsắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thônmới, nâng cao đời sống nhân dân”

Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra các giải pháp để đẩy mạnhxây dựng nông thôn mới:

+ Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thờiphát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triểncác đô thị

+ Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất làvùng khó khăn

+ Đổi mới và xây dựng các hình thức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ởnông thôn

+ Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, côngnghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, côngnghiệp hóa nông thôn

+ Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực,phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củanông dân

Trang 21

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huysức của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mớigiai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định 1980/QĐ-TTg, ngày 17/10/2016

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng:

Đại hội XI đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó đã xácđịnh những định hướng lớn về phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phòng,

an ninh, đối ngoại là: Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, côngnghiệp chế tạo có tính nền tàng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triểnnông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng caogắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 đã xác định rõ địnhhướng trong xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nông thôn gắn vớiphát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư Phát triển mạnh công nghiệp, dịch

vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường Triển khai chương trình nông thônmới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trongtừng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của nông thônViệt Nam Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Tạo môi trườngthuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất

là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động Triển khai

có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗinăm Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đốitượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lýdân cư, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển

2.3 Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới

UBND tỉnh Lai Châuđã có văn bản chỉ đạo việc thống nhất một sốnguyên tắc chung trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lai Châugiai đoạn 2016 - 2020 Theo đó, có 8 nguyên tắc chung cụ thể là:

Trang 22

Nguyên tắc 1: Xây dựng kế hoạch trung hạn cho giai đoạn 2016 - 2020,

gắn liền với các tiêu chí nông thôn mới cần làm rõ các nhiệm vụ, công việc cụthể, tiến độ thực hiện; Lồng ghép các nguồn vốn để triển khai và gắn liền với 4Chương trình, 19 Đề án của Tỉnh ủy

Nguyên tắc 2: Đơn giản thủ tục, giảm thiểu trình tự xây dựng cơ bản,nhưng phải phù hợp với hướng dẫn của Trung ương

Nguyên tắc 3: Đối với từng nội dung thực hiện cần làm rõ phần Nhà

nước hỗ trợ (Trung ương, tỉnh, huyện, xã), phần nhân dân tự thực hiện

Nguyên tắc 4: Nội dung nào dễ làm trước, khó làm sau.

Nguyên tắc 5: Nội dung ít vốn làm trước, nhiều vốn làm sau.

Nguyên tắc 6: Nơi nào được sự đồng thuận của nhân dân làm trước,

chưa đồng thuận làm sau, trên cơ sở có đăng ký cụ thể

Nguyên tắc 7: Không đầu tư dàn trải các tiêu chí, triển khai thực hiện

các nội dung, công việc theo thứ tự ưu tiêu, có lựa chọn cụ thể

Nguyên tắc 8: Thực hiện cơ chế khoán gọn đối với những nội dung thực

2.4 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

2.4.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới

- Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ mộtnước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đạibậc nhất châu Á

Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khithực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với chủtrương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ

Trang 23

Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong Mục tiêu của phong tràonày là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thônmới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngàymột đẹp hơn và giàu hơn Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày mộtgiàu mạnh hơn".

Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nông thôn vừa đặt mục tiêuthay đổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nôngthôn Điểm đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợmột phần nguyên, vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định

và thực thi mọi việc Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy dân chủtrong xây dựng NTM với việc dân bầu ra một nam và một nữ lãnh đạo phongtrào Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp làng

xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từcác đại diện này Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Hàn Quốc ápdụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ chochế biến nông sản Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư

về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác Năm

2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy định mọi hoạt động của các bộ, ngành,chính quyền phải hướng về nông dân Nhờ hiệu quả của phong trào SaemaulUndong mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thànhmột quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất châu Á [10]

- Kinh nghiệm của Trung Quốc

Tháng 3/2006 Trung ương Đảng cộng sản và Quốc vụ viện (Chính phủ)Trung Quốc công bố Bản “tài liệu số 1” Trung Quốc quyết tâm giải quyết vấn

đề nông thôn; chủ trương xây dựng “Nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” lànhiệm vụ chính của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 Tài liệu này đề cập nhữngchiến lược cơ bản trong đó chú trọng đến “Điều chỉnh mối quan hệ trong phânphối thu nhập, quy phạm, trật tự phân phối: thu nhập, tăng thu nhập cho tầnglớp người có mức sống trung bình và thấp Kiên trì “Cho nhiều, lấy ít, nuôi

Trang 24

sống” đặc biệt là áp dụng nhiều biện pháp trong việc “cho nhiều” đối với nôngdân; đồng thời đưa ra các giải pháp nhiều mặt về xây dựng nông thôn, vấn đề

xã hội và dân chủ, khác với tài liệu các năm trước nói đến các vấn đề riêng biệtnhư sản xuất lương thực, thu nhập nông dân và khả năng sản xuất nông nghiệp.Việc phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc đã vào một thời kỳ mới

Có 5 lý do để đặt vấn đề xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa mới:Một là: Nông nghiệp chưa đạt mức có thể làm cơ sở cho việc phát triểnkinh tế xã hội và nâng cao sinh kế của nhân dân

Hai là: Sản lượng lương thực đạt 484 triệu tấn năm 2005, chưa đủ thoảmãn yêu cầu, so với năm cao nhất thấp hơn 30 triệu tấn

Ba là: Thiếu đất trồng trọt và nước là cản trở cho việc phát triển nôngnghiệp

Bốn là: Cần đầu tư nhiều hơn nữa vào nông nghiệp để tăng việc áp dụngkhoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất

Năm là: Khoảng cách giữa đô thị và nông thôn đang tăng thêm

Thu nhập thuần đầu người của nông thôn Trung Quốc năm 2005 là3.255 nguyên (402 USD), trong lúc của dân đô thị là 10.493 nguyên, cao hơn322%, nếu lấy sự khác nhau về cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội như giáo dục, y

tế, văn hóa thì còn cao hơn nhiều Một nông thôn xã hội chủ nghĩa mới cần cho

sự tăng nhu cầu trong nước Thu nhập và sức mua thấp của nông dân làm chonhu cầu của nông thôn không mở rộng, năm 2005 chỉ chiếm 32,9% của giá trịbán lẻ trong nước Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa sẽ tạo ra một xãhội hài hòa, công bằng và có lợi cho toàn dân.[15]

Năm mục tiêu của nông thôn xã hội chủ nghĩa là: năng suất nông thôn,

cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội, dân chủ và mức sống Đây không phải là xâydựng làng xã mới Phải chú ý đến hiệu quả và hệ quả trước mắt hơn là vào bềngoài Phải sử dụng sự thương lượng dân chủ hơn là dùng chỉ thị Nông thônphải phát triển tùy theo khả năng và đặc điểm bản thân, Nhà nước chỉ hỗ trợbằng dự án

Trang 25

Tài liệu này đưa ra 7 nhiệm vụ chính để tăng lợi nhuận cho nông dân,giảm gánh nặng cho họ và cụ thể hóa nhiệm vụ, chiến lược đề ra thành 32 biệnpháp có lợi cho nông dân trong đó có phát triển nông nghiệp hiện đại, tăng thunhập của nông dân và cải tiến cơ sở hạ tầng nông thôn Sau đây là tóm tắt nộidung các biện pháp:

Nhà nước đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp: Ngân sách cho phát triểnnông thôn tăng lên Xây dựng một cơ chế để công nghiệp và đô thị thúc đẩyphát triển nông thôn Sự phân phối thu nhập quốc dân sẽ được điều chỉnh đểcho việc tiêu thụ thuế, đầu tư ngân sách, tài sản cố định và tín dụng sẽ tăng chonông nghiệp và nông thôn Hỗ trợ từ vốn nhà nước sẽ lớn và tăng liên tục.Phần lớn trái phiếu, vốn ngân sách sẽ đi về phát triển nông thôn Đặc biệt đầu

tư để cải tiến sản xuất và điều kiện sống sẽ trở thành một luồng ổn định để tăngvốn cho xây dựng

Cơ sở hạ tầng: Thuế vào việc sử dụng đất canh tác sẽ tăng lên và nhiềuthứ thuế mới sẽ được áp dụng trong phát triển nông thôn Sẽ có các quy địnhđểđảm bảo, điều tiết thu nhập thuế đất cho việc phát triển đất nông nghiệp Phíthu từ sử dụng đất sẽ được dùng chủ yếu vào các dự án phát triển đất nôngnghiệp nhỏ và bảo vệ nước Chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầngcần cấp thiết cho đời sống nông dân Chương trình nước sạch sẽ được thựchiện nhanh hơn, trước hết ở các vùng nước bị ô nhiễm Năng lượng sạch sẽđược áp dụng rộng rãi

2.4.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Ngày 16/5/2014, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốcgia xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chươngtrình

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2010 - 2014 vàphương hướng, nhiệm vụ đến năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp

&PTNT Cao Đức Phát trình bày cho thấy, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng củasuy thoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khan, cả nước đã

Trang 26

triển khai thực hiện với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp,

sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân và đã đạt được kết quả bướcđầu khả quan

Bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình được hình thanhg khá đồng bộ,nhiều cơ chế chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thànhđộng lực thúc đẩy tiến bộ triển khai

Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” do Thủ tướngphát động đã có tác động đến sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực cao và động viêntinh thần của toàn xã hội đối với nông dân, nông thôn Hệ thống thông tintuyên truyền về nông thôn mới hoạt động phong phú, liên tục đã động viên rấttích cực, kịp thời đến phong trào xây dựng NTM

Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạtầng thiết yếu được nâng cao, hệ thống, chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố,thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao

Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ Trung ướng đến địa phươngđến thời điểm này đã có 185 xã đạt chuẩn NTM và gần 600 xã đạt từ 15 - 18tiêu chí, là một khích lệ lớn đối với phong trào xây dựng NTM

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện Chương trình đượcnhấn mạnh là xây dựng NTM phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉđạo cụ thể, chủ động, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền, nhất là vaitrò, trách nhiệm của người đứng đầu và của Ban Chỉ đạo để huy động cả hệthống chính trị vài cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội Điều này có ýnghĩa quan trọng dẫn dắt và thúc đẩy thực hiện Chương trình

Khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân thực sựlàm chủ thể, phát huy vai trò tích cực của các thôn, bản, ấp trong xây dựngNTM là yếu tố quyết định cho sự thành công của Chương trình

Nắm vững mục tiêu và hệ thống tiêu chí NTM để có cách làm chủ động,sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết của người dân ở từng địaphương; phát huy cao nguồn lực tại chỗ, lồng ghép các chương trình, dự án,

Trang 27

lựa chọn, tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên tạo ra sự chuyển biếnthực tế trên diện rộng, tạo niền tin vào Chương trình.

Về công tác đẩy mạnh thực hiện Chương trình trong các năm 2014

-2015 và tới năm 2020 tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu tới năm

2015 có 20% số xã và tới năm 2020 có 50% xã đạt tiêu chí NTM; các xã chưađạt chuẩn phải tăng từ 2 đến 3 tiêu chí/năm Đến năm 2015 phấn đấu có huyệnđạt NTM, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất hànghóa và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và chất lượng sống của dân cưnông thôn

2.4.2.1 Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Với tinh thần vào cuộc tập trung, quyết liệt nên đến nay những mục tiêu

đề ra cho năm 2011 đã được các địa phương cơ bản hoàn thành, 125 xã đã lậpxong, tổ chức thẩm định đề án, đồ án quy hoạch cấp xã Các huyện Tiên Yên,

Ba Chẽ, TX Quảng Yên đã hoàn thành đề án cấp huyện, tất cả các địa phương

đã lập xong kế hoạch triển khai chương trình Từ đó, đã xác định được chínhxác đến năm 2015 toàn tỉnh có 10/13 huyện cơ bản đạt tiêu chí huyện NTM, 82

xã cơ bản đạt tiêu chí xã NTM Hiện nay, các địa phương đang khẩn trươngđầu tư hoàn thành 53 trường học các loại, xây dựng hoàn thành 322 nhà vănhoá thôn (làng, bản), xây dựng 21 công trình cấp nước tập trung và hàng trămcông trình nhỏ lẻ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 43 công trìnhthuỷ lợi, 5 công trình xây dựng hạ tầng vùng sản xuất tập trung, đầu tư 50 côngtrình giao thông nông thôn với khối lượng thực hiện được khoảng 55km Đặcbiệt, việc đầu tư hệ thống lưới điện nông thôn đã được tập trung chỉ đạo triểnkhai cao độ, đến nay Công ty Điện lực Quảng Ninh hoàn thành công tác ký kếthợp đồng xây lắp với các đơn vị trúng thầu, đã khởi công đồng loạt các côngtrình thuộc giai đoạn I gồm: Công trình điện nông thôn các xã Hoành Mô,Đồng Văn, Tình Húc, Đồng Tâm (Bình Liêu); các bản: Lý Van, bản MáyNháu, bản Cấu Phùng, Tài Chi (xã Quảng Sơn - Hải Hà); xã Bắc Sơn, phườngHải Hoà (thành phố Móng Cái) Và đã thực hiện xong công tác lựa chọn nhà

Trang 28

thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình điện của giai đoạn II Đầu tư cho pháttriển sản xuất đã được chú trọng hơn với trên 60 mô hình giảm nghèo, 13 dự án

áp dụng cây, con, giống mới đang triển khai, được bà con nông dân tin tưởng

và có nguyện vọng nhân rộng ra sản xuất đại trà trong thời gian tới như: Nuôilợn rừng sinh sản ở thị xã Cẩm Phả, huyện Vân Đồn; nuôi cá rô đồng, cá rôđầu vuông ở các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà; trồngcây sa mộc, cây ba kích ở Ba Chẽ, Hoành Bồ; nuôi cá rô phi tập trung ở ĐôngTriều, Quảng Yên

Cái được lớn nhất mà chương trình thu được sau 1 năm triển khai thựchiện đó là nhận thức của người dân về xây dựng NTM đã có sự thay đổi thểhiện trên kết quả nhiều hộ dân tham gia đóng góp, hiến đất làm các công trình

hạ tầng kỹ thuật như huyện Đông Triều nhân dân đóng góp 69.710m2 đất xâydựng nhà văn hoá thôn, huyện Hải Hà có 211 hộ hiến 28.921m2 đất để làmđường, huyện Tiên Yên hiến 40.000m2 đất để làm các công trình hạ tầngNTM Hàng trăm doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ chương trình bằng các sảnphẩm của mình hoặc cam kết đào tạo, sử dụng lao động trên địa bàn với tổng

số kinh phí tương đương 6 tỷ đồng.[16]

2.4.2.2 Tình hình xây dựng mô hình NTM tỉnh Vĩnh Phúc

Chương trình MTQG xây dựng NTM là Chương trình kinh tế - xã hộilớn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện Căn cứ các quy định,hướng dẫn của Trung ương, tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập bộ máy chỉ đạo, quản

lý công trình xây dựng NTM các cấp từ tỉnh tới cơ sở, huy động sự tham giacủa cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia công cuộc “ Vĩnh Phúc chungsức xây dựng nông thôn mới”

Ngay từ khi bắt tay vào tổ chức triển khai chương trình, BCĐ thực hiệnChương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh xác định công tác quy hoạch xâydựng NTM là nội dung rất quan trọng, phải thực hiện trước một bước, làm tiền

đề cho việc lập đề án xây dựng NTM và các dự án đầu tư phát triển sản xuấtnông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, phát triển cơ sở hạ

Trang 29

tầng và các điểm dân cư nông thôn theo đúng định hướng Dưới sự chỉ đạoquyết liệt của UBND tỉnh, quyết tâm của các ngành Xây dựng, Nông nghiệp &PTNT, UBND các huyện, thành thị, các đơn vị tư vấn và BCĐ các xã, công tácquy hoạch xây dựng NTM được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh.Đến tháng 11/2011 tất cả 112/112 xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã lập xongquy hoạch và đề án xây dựng NTM được UBND cấp huyện phê duyệt Cùngvới đó công tác tuyên truyền về xây dựng NTM cũng được các sở, ban, ngành,đoàn thể, các huyện phê duyệt Cùng với đó xã tiến hành thường xuyên, liêntục để nọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọngcủa Chương trình tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong toàn xã hội.

Ngày 22/5/2014 tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành Sơ kết 3 năm thực hiệnchương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.Sau 3 năm thực hiện, VĩnhPhúc đã huy động mọi nguồn lực đầu tư trên 10.929,514 tỷ đồng, vận độngnhân dân đóng góp 483.676 m2 đất và góp 94.479 ngày công lao động xâydựng các công trình nông thôn Đến hết năm 2013, có 20 xã đạt chuẩn NTM,

45 xã đạt 10 - 17 tiêu chí, 47 xã đạt 5 - 9 tiêu chí, là tỉnh đứng thứ nhất cả nước

về tỷ lệ tiêu chí và đứng thứ 2 về số xã đạt chuẩn Các chính sách hỗ trợ pháttriển sản xuất của Trung ương, của tỉnh được triển khai kịp thời, sâu rộng; các

mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được chú ý nhân rộng; cơ cấu sản xuất,cây trồng, vật nuôi và mùa vụ của tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo hướng sảnxuất hàng hóa Gía trị thu nhập bình quân trên 1ha đất canh tác toàn tỉnh tăng

từ 70 triệu đồng/ha năm 2009 lên 120 triệu đồng/ha năm 2012 Thu nhập bìnhquân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 17 triệu đồng năm 2011 lên trên 27triệu đồng/người năm 2013;tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm 1,5 - 2% Toàn tỉnh

đã cứng hóa 84% đường trục xã, 80,2% đường trục thôn, xóm; 24,5% đườnggiao thông nội đồng, 100% số xã có lưới điện quốc gia với tỷ lệ hộ sử dụngđiện thường xuyên v v

Thành công trong việc xây dựng NTM ở Vĩnh Phúc đó chính là sự vàocuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở, cùng sự chỉ đạo điều hành sâu

Trang 30

sát quyết liệt, luôn quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực Việc phân quyền đượcthực hiện rõ ràng, phân trách nhiệm cụ thể từng tiêu chí tới từng ngành, cáccấp địa phương từ tỉnh tới thôn Bên cạnh đó, việc thay đổi nhiều cơ chế trongxây dựng NTM trên cơ sở công khai minh bạch đã tạo được sự dân chủ vàthống nhất trong nhân dân.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cònbộc lộ một số hạn chế đó là: Vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập chongười lao động chưa có giải pháp hữu hiệu, bền vững; nhận thức của một bộphận nhân dân về vai trò chủ thể trong xây dựng NTM chưa đầy đủ, còn tưtưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; hoạt động của BCĐ các cấp có nơi chưathường xuyên, sâu sát, việc phát triển, tháo gỡ khó khan cho cơ sở chưa kịpthời, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít dẫn đến sản xuấtnông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa bám sát thị trường, cơ chế giải ngânvốn Nhà nước hỗ trợ cho các công trình xây dựng NTM có khâu còn vướngmắc.[17]

2.4.2.3 Tình hình xây dựng mô hình NTM tại Hà Tĩnh

Tính đến năm 2014 tỉnh Hà Tĩnh đã công nhận 19 xã hoàn thành chươngtrình mục tiêu xây dựng NTM Cùng với 7 xã đạt chuẩn năm 2013, tính đếnthời điểm này tỉnh Hà Tĩnh đã có 26 xã “về đích” trong chương trình trọngđiểm này như Sơn Châu, Sơn Kim 1, Thạch Tân, Thạch Long, Xuân Viên,Xuân Mỹ, Kỳ Phương, Hương Trà, Hương Minh, Gia Phố, Cẩm Thăng, CẩmThành, Yên Hồ

Mặc dù là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm của các tiêu chí xây dựngNTM thấp (4,1 tiêu chí/19 tiêu chí) nhưng với sự quyết tâm cao độ của lãnhđạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và đặc biệt là sự đồng lòng, hết sức của cáctầng lớp nhân dân nên Hà Tĩnh đã đạt được thành quả đáng khích lệ trong côngcuộc xây dựng NTM

Tỉnh xác định: “Xây dựng NTM có nhiều tiêu chí nhưng tỉnh xác địnhtiêu chí nâng cao đời sống của người dân là tiêu chí quan trọng nhất Xây dựng

Trang 31

các tiêu chí khác đều là để phục vụ cho tiêu chí nâng cao đời sống của ngườidân Chính điều đó đã làm cho người dân nhận thức được một cách sâu sắcrằng, xây dựng NTM là xây dựng đời sống tốt đẹp cho chính họ và xây dựngNTM không phải là ngày một ngày hai mà phải là một công việc lâu dài, liêntục Xây dựng NTM phải đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững và đồngđều”.

Văn phòng điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ngay từ đầu đã xácđịnh Hà Tĩnh có những đặc thù riêng về điều kiện, hoàn cảnh Vì vậy, xâydựng NTM ở Hà Tĩnh phải có “ những màu sắc” riêng Ngoài các tiêu chí dotrung ương quy định, Hà Tĩnh đã xây dựng hệ các tiêu chí riêng với các yêucầu cao hơn Trong đó, tiêu chí xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, với 4 tiêu chítrọng tâm là kinh tế, cảnh quan, môi trường và văn hóa được xem là điểmnhấn Mặt khác, với chủ trương “ nâng đầu, đỡ cuối” để đảm bảo sự phát triểnchung, đồng đều giữa các địa phương, văn phòng điều phối NTM tỉnh thườngxuyên quan tâm đến các xã có tiêu chí thấp Hà Tĩnh phấn đấu đến ngày30/06/2015 sẽ không còn xã 7 tiêu chí

Để đạt mục tiêu đề ra, Ban Chỉ đạo tỉnh đã triển khai tuyên truyền,hướng dẫ, tổ chức tập huấn, lập đề án xây dựng NTM cho cán bộ cốt cán cấphuyện, xã trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức kiểm tra tận xã, làm việc với đội ngũcán bộ cấp xã, thôn Trong quá trình đó, vừa động viên, vừa hướng dẫn, đặcbiệt đã phân tích kỹ tiềm năng, lợi thế và góp ý xây dựng đề án sản xuất nhằmnâng cao thu nhập cho người dân Đó chính là “cốt” vật chất, là nội lực để xâydựng NTM

Lâu nay, nói đến Hà Tĩnh là nói đến vùng đấ nghèo khó nhưng hôm nay khi

mà sự quyết tâm, đúng đắn của lãnh đạo chính quyền hòa quyện với sự đồngthuận của người dân - “ý Đảng hợp lòng dân” thì mảnh đất giàu truyền thốngnày đang từng bước đổi thay, phát triển ,.ị16|

Trang 32

2.5.3 Một số kinh nghiệm rút ra qua việc triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới

- Mô hình nông thôn mới cấp xã được thực hiện theo phương châm dựavào nội lực của cộng đồng địa phương Nhà nước hỗ trợ một phần trực tiếp chocác xã Đồng thời khơi dậy tinh thần và sức dân đóng góp tích cực tự giác vàoxây dựng làng quê của mình

- Các hoạt động cụ thể của từng mô hình thí điểm do chính người dân ở

đó bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định trên cơ sở các quy chuẩn của nhànước có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn; Các cấp uỷ Đảng và Chính quyềnđóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chínhsách, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điềukiện, động viên tinh thần cho người dân thực hiện vai trò làm chủ thông quacộng đồng

- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn

xã hội Trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường,vươn lên của nông dân; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dânchủ, có đời sống văn hoá phong phú làm nền tảng tinh thần của giai cấp nôngdân, tạo động lực cho quá trình xây dựng nông thôn mới

- Thực hiện rà soát các chương trình, dự án có liên quan đến xây dựngnông thôn trên địa bàn Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới, nếu tiêu chí nàođang có chương trình, dự án triển khai nhưng mức đạt còn thấp do nguồn lựchạn chế thì bổ sung để đẩy nhanh tiến độ; tiêu chí nào chưa có chương trình,

dự án thì lập dự án mới

- Trong quá trình thực hiện, nếu có những chính cách, cơ chế không phùhợp, cản trở chủ trương phát huy nội lực và quyền tự quyết của cộng đồng thìđược áp dụng cơ chế đặc thù

- Mỗi xã điểm xây dựng một đề án phát triển nông thôn mới tổng thể,làm cơ sở cho thực hiện

- Để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2015 và

Trang 33

tiến tới năm 2020 đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở có đủchình độ và năng lực để thục hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới.

Trang 34

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

• ' •

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các chủ thể tham gia quá trình xây dựng môhình nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân,cán bộ các cấp, các tổ chứcđoàn thể thuộc xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới và quá trình xây dựngnông thôn mới ở xãTung Qua Lìn

- Phân tích khó khăn thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trìnhxây dựng nông thôn mới ở địa bàn nghiên cứu

- Xây dựng các giải pháp chủ yếu phát triển mô hình nông thôn mới bềnvững ở địa phương trong những năm tới

3.3 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thuthập số liệu thứ cấp:

- Thu thập thông tin từnhững số liệu đã công bố chính thức của cơ quanNhà nước, trung ương, tỉnh, huyện, xã về xây dựng nông thôn mới ở cấp độ vĩ

mô và ở địa bàn nghiên cứu Thu thập thông tin từ những báo cáo khoa học đãđược công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của UBND xã Tung QuaLìnvà các thôn thuộc xã Tung Qua Lìn cung cấp;

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

* Chọn điểm nghiên cứu:

- Chọn 3 bản: Căng Ký, Hờ Mèo, Khấu Dào đại diện cho 3 vùng của xãTung Qua Lìnvề điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và xây dựng mô hình nôngthôn mới làm điểm nghiên cứu, điều tra Sử dụng phương pháp điều tra theobảng hỏi Chọn hộ điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên, phỏng vấn 20 hộ

Trang 35

* Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Sau khi thu thập được cácthông tin, tiến hành xử lý và phân tích thông tin tại phần mềm excel.

- Phương pháp phân tổ thống kê: Những thông tin sau khi thu thập được

sẽ được phân tổ theo các nhóm tiêu chí Phương pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìnnhận rõ ràng các sự kiện để có được những đánh giá chính xác nhất đối vớitình hình phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội xã Tung Qua Lìn

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trongcông tác nghiên cứu Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kếtluận về hiệu quả công tác phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tung Qua Lìn

- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả

sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội

Mô tả quá trình thực hiện công tác phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xã TungQua Lìn

3.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Số lượng tiêu chí đạt chuẩn

- Tổng số nhân khẩu

- Tổng số hộ

- Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành

Trang 36

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Tung Qua Lìn

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Tung Qua Lìn là xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tổng diện tích đất tựnhiên của xã là 3207,62 ha, dân số là 2468 khẩu 471 hộ, toàn xã 5bản, 6 dân tộc anh emcùng sinh sống gồm có Mông, Hà nhì, Kinh, Thái, Tày,Mường

Phía Đông giáp huyện Vị Xuyên, phía Nam giáp xã Bản Nhùng, phía Bắc giáp

xã Thèn Chu Phìn và phía Tây giáp xã Tân Tiến của huyện Hoàng Su Phì

4.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình Tung Qua Lìn là đồi núi dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và cáckhe suối tạo thành các dải đất bằng hẹp, dân cư phân bố không đều, thôn xa nhất cáchtrung tâm xã 10 km, đường giao thông tiếp nối giữa các thôn còn gặp nhiều khó khăn

- Dạng địa hình núi đất đỏ vàng là dạng địa hình phân bố chủ yếu trên diện tích

xã (chiếm khoảng 90% diện tích tự nhiên của xã) Vùng núi cao chạy theo hình cánhcung, có độ cao trung bình từ 700 - 900m Ở đây, thảm thực vật ngoài rừng tự nhiênnghèo và các loại cây lúp xúp đã được trồng bổ sung bởi các loại cây được trồng theo

dự án và rừng tái sinh Vẫn còn nhiều diện tích chỉ có cây bụi thưa thớt trên triền đồicao cần phải quy hoạch thành rừng tái sinh trong thời gian tới

- Dạng địa hình thung lũng nhỏ không đồng đều

Giống như một số nơi khác trong tỉnh Lai Châu, có dạng địa hình đồi thoải xenbát úp; dạng địa hình này thích hợp cho mục đích nông lâm kết hợp; sườn đồi thoải độdốc thấp gần nguồn nước thích hợp cho phát triển cây ăn quả

Trang 37

Nhìn chung, do điều kiện địa hình không mấy phức tạp Nguồn tài nguyên đấtđai khá phù hợp với một số cây ăn quả như vải,nhãn, hồng đặc biệt là cây lâm nghiệpnhư thông, keo.

4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm và chế độ mưa

Tung Qua Lìn nằm ở vị trí tiểu vùng lạnh và mưa ít ở phía Đông (huyện PhongThổ), chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc: Mùa hè mưa nhiều, mùa đônglạnh khô và mưa ít Lượng bức xạ tổng cộng hàng năm là 114 Kcal/cm2, trong cáctháng mùa hè (tháng 4 đến tháng 10) đều lớn hơn 10 Kcal/cm2/tháng Tháng có bức xạthấp nhất là tháng 2 cũng lớn hơn 5,5 Kcal/cm2/tháng Nhiệt độ trung bình hàng năm là21,40C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (50C) Tháng có nhiệt độ trungbình cao nhất là tháng 7 (380C) Nhiệt độ thấp nhất trong chu kỳ 20 năm ghi được là -

10C

Lượng mưa trung bình năm là 1.448 mm với 132 ngày mưa, tập trung chủ yếu từtháng 4 đến tháng 10 (1.243,4 mm) Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (278,3mm).Chế độ mưa cũng phân thành 2 mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng

9 và chiếm trên 76% lượng mưa cả năm Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 nămsau và chiếm trên 24% lượng mưa cả năm

4.1.1.4 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai trên xã chủ yếu thuộc đất feralit, địa hình đồi núi cao xen kẽ khe suối vàdải đất hẹp thích hợp các cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâm nghiệp và cây ăn quả.Phần lớn đất đai chủ yếu là để để sản xuất nông nghiệp, xã cần có sự điều chỉnh hợp lýhơn để đưa hết diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất

Trang 38

I Tổng diện tích đất nông nghiệp 2524,13 78,96

4 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 17,49 0,54

(Nguồn: UBND xã Tung Qua Lìn cung cấp năm 2019)

Qua bảng 4.1 ta thấy được tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3207,62ha Đượcchia làm 3207,62 nhóm đất chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa

sử dụng

Trong đó đất sản xuất nông nghiệp (2524,13 ha) chiếm 44,74% tổng diện tích đất

tự nhiên Đất trồng cây lâm nghiệp là 1087,75 hachiếm 33,91% tổng diện tích đất tựnhiên Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu dùng vào trồng cây trông hàng năm và đấttrồng cây lâu năm, đất trồng cây lâu năm tạo điều kiện phát triển lương thực và pháttriển các cây công nghiệp ngắn ngày hàng năm Đất lâm nghiệp chiếm diện tích tươngđối lớn tạo điều kiện cho phát triển trồng rừng tại địa phương Đất nuôi trồng thủy hảisản chiếm tỷ lệ nhỏ (1,44ha) chiếm 0,04% không thuận lợi trong việc nuôi trồng thủyhải sản

Nhóm đất phi nông nghiệp được chia thành 4 nhóm: đất ở, đất chuyên dùng vàđất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Trong đó đất ởchiếm 0,95% (30,76 ha), đất chuyên dùng chiếm 1,98% (63,42ha), đất nghĩa trang,nghĩa địa chiếm 0,02% (0,92 ha), đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 0,54%(17,49 ha) Đất chuyên dùng chủ yếu sử dụng vào mục đích công cộng phục vụ nhu cầucủa nhân dân

Nhóm thứ 3 là nhóm đất chưa sử dụng chiếm 17,8% (57087ha) nguyên nhân là

do có hộ chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp bỏ đất, do đất đồi núi chưa đượckhai phá Vì vậy cần phải cải tạo và đưa vào để sử dụng để tránh tình trạng lãng phí đất

Trang 39

Diện tích đất lâm nghiệp của Tung Qua Lìn theo số liệu năm 2019 có tổng diệntích đất tự nhiên là 1087,75ha trong đó, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là821,04ha Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp nằm trong phạm vi ranh giớiquản lý hành chính của xã, đã được nhà nước giao cho các chủ rừng (tính chất cá nhân

hộ gia đình) quản lý sản xuất kinh doanh và sử dụng theo luật đất đai và luật bảo vệphát triển rừng Trong đó đất giao cho hộ gia đình là 313,19ha, hiện trạng tài nguyênrừng hiện nay do hộ quản lý là rừng trồng chủ yếu là cây thông Độ che phủ rừng của

a Giao thông - Thủy lợi

* Về thủy lợi: Năm 2019 xã đã vận động nhân dân nạo vét 23,321 km kênhmương đảm bảo đủ điều kiện cho nước thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng, cóphương án chuẩn bị chống hạn khi cần thiết

* Về giao thông: Nhìn chung hệ thống giao thông của xã Tung Qua Lìnphân bốkhông đều tới các khu dân cư của xã Xã nhựa hóa 4,5 km đường trục xã Còn đườngtrục thôn và liên thôn tổng số 33,8 km trong đó mới chỉ bê tông hóa được 5,3/33,8 km

b Y tế - giáo dục

* Về giáo dục: Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện, chất lượngdạy và học tiếp tục được nâng cao.Hệ thống trường, lớp học cơ sở vật chất trang thiết bịdạy học được bổ sung để đáp ứng yêu cầu giảng dạy Xã Tung Qua Lìn hiện nay có 3trường và 10 điểm trường, trong đó:

-Trường mầm non: 1 trường chính và 6 điểm trường Tổng số lớp học là 14 lớpvới tổng số trẻ là 279 em, duy trì sĩ số 100%

-Trường tiểu học: 1 trường chính và 5 điểm trường Tổng số lớp là 18 lớp, tổng

số học sinh: 265 em, duy trì sĩ số 265/265 học sinh, đạt 100%

-Trường THCS: 1 trường chính có tổng số lớp là 4 lớp với 124 học sinh Duy trì

sĩ số 124/124 học sinh, kết quả xét tốt nghiệp chuyển cấp 26/26 học sinh, đạt 100%

Trang 40

trường học nên hình thành các điểm trường để phục vụ nhu cầu được đến lớp của con

em ở vùng sâu vùng xa.Tuy nhiên điều kiện ở các điểm trường vẫn chưa đáp ứng đượchết yêu cầu trong tình hình mới

* Về y tế: Trạm y tế xã được đầu tư xây dựng ở khu vực UBND xã, gồm 4giường bệnh, 2 phòng, trang thiết bị được đầu tư cơ bản để phục vụ cho nhu cầu khámchữa bệnh thông thường của bà con nông dân trong xã, công tác chăm sóc sức khoẻnhân dân được cấp uỷ chính quyền quan tâm chỉ đạo mạng lưới y tế từ xa đến thônđược thường xuyên củng cố, bồi dưỡng tay nghề, chất lượng khám, chữa bệnh đượcnâng lên, các chương trình mục tiêu y tế thực hiện đều đặn kế hoạch, tỷ lệ tiêm chủngđối với trẻ dưới 1 tuổi đạt 99,5%, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm Thực hiện tốt công táckiểm tra an toàn thực phẩm Chương trình chuẩn y tế quốc gia được duy trì có hiệu quả

c Điện - Bưu chính viễn thông

* Điện: Hiện nay mạng lưới điện quốc gia đã đến 5/5 bản của Tung Qua Lìn, đócũng là một điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất cũng như thưởng thức văn hoácủa đồng bào các dân tộc trong xã

* Bưu chính viễn thông: Được sự quan tâm của ngành bưu điện, xã đã hình thànhmột điểm bưu điện văn hoá xã, bước đầu phần nào đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc

và sách báo của nhân dân trong xã ở điều kiện hiện tại

4.1.1.8 Văn hóa thể thao

Nhìn chung các thôn đều có nhà văn hóa riêng Nhân dân trong xã tích cực thamgia văn hóa văn nghệ, thể thao nâng cao chất lượng sống Trong nhiều năm qua, hoạtđộng văn hóa có nhiều chuyển biến, phong trào xây dựng quy ước làng văn hóa đượcquan tâm và theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà xã đang thực hiện có 4/5 thônđược công nhận là thôn văn hóa chiếm 80% Phong trào thể thao được phát huy vớinhiều cuộc thi được mở ra trên quy mô trong và ngoài xã như: Bóng đá, cầu lông, bêncạnh đó xã còn tích cực tham gia hưởng ứng các chương trình, phong trào mà huyệnđưa ra, giao lưu văn hóa văn nghệ với các xã lân cận trong huyện và tỉnh Tuy nhiên xãvẫn còn yếu về phong trào thể dục thể thao do thiếu địa điểm vui chơi, giải trí

4.1.1.9 Nhận xét chung

Tài nguyên đất đai và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở xã Tung Qua Lìn cómột số điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lâm nghiệp Đất lâm nghiệp

Ngày đăng: 23/06/2021, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Đình Cúc “Giáo trình phát triển nông thôn” nhà xuất bản lao động- xã hội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Nhà XB: nhà xuất bản laođộng- xã hội 2005
1. Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn (2005) kinh tế chính sách nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, nhà xuất bản chính trị quốc gia Khác
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCH trung ương khóa VII, Lưu hành nội bộ, Hà Nội, 1994 Khác
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, BCH Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nxb. Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2011 Khác
5. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh LaiChâu Khác
7. UBND xã Tung Qua Lìn,Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới năm 2019và nhiệm vụ năm 2020 Khác
9. UBND xã Tung Qua Lìn, Báo cáo thực trạng phát triển văn hoá - xã hội -TDTT trên địa bàn xã các năm 2019 Khác
10.UBND xã Tung Qua Lìn. Báo cáo thống kê đất hàng năm 2019 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w