Trang 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VĂN THỊ VÂN ANH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG VỀ NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH LỚP 5 TỈNH LÀO CAI Ngành: Giáo dục học Giáo dục tiểu học
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VĂN THỊ VÂN ANH
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG VỀ NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH
LỚP 5 TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VĂN THỊ VÂN ANH
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG VỀ NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH
LỚP 5 TỈNH LÀO CAI
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)
Mã số: 8 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Mạnh Tiến
THÁI NGUYÊN - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng Các kết luận khoa học của luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2022
Tác giả luận văn
Văn Thị Vân Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: "Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng ngữ pháp cho học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai", mặc dù tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, các phòng ban trong trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy cô, các em học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tham gia khảo sát, tôi đã hoàn thành được đề tài theo đúng kế hoạch đặt ra
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn - TS Nguyễn Mạnh Tiến - người trực tiếp hướng dẫn cho luận văn cho tôi Thầy đã dành cho tôi nhiều thời gian, tâm sức, cho tôi nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa cho tôi những chi tiết nhỏ trong luận văn, giúp luận văn của tôi được hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức Thầy cũng đã luôn quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời
để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình viết luận văn thạc sĩ
Xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 5 các trường Tiểu học Bắc Cường - TP Lào Cai, trường Tiểu học Bình Minh - TP Lào Cai, trường Tiểu học Tả Phời - TP Lào Cai, trường Tiểu học Bản Qua - huyện Bát Xát, trường Tiểu học Y Tý - huyện Bát Xát, trường Tiểu học Phố
Lu 1 - huyện Bảo Thắng, trường Tiểu học Bản Cầm - huyện Bảo Thắng, trường Tiểu học Bản Lầu - huyện Mường Khương, trường Tiểu học Lùng Vai - huyện Mường Khương, trường Tiểu học Tả Ngài Chồ - huyện Mường Khương đã tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu và khảo sát tại các nhà trường Một lời cảm ơn gửi đến Ban giám hiệu, các đồng nghiệp tại trường Tiểu học Bắc Cường - đơn vị tôi đang trực tiếp giảng dạy đã cho tôi thêm những ý kiến, những kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành được đề tài
Trong bài luận, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô, ban cố vấn
để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn cuộc sống Chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2022
Tác giả luận văn
Văn Thị Vân Anh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Giả thuyết khoa học 5
7 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Khái quát về ngữ pháp tiếng Việt 7
1.1.2 Kĩ năng, kĩ năng ngữ pháp và việc rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cho học sinh 18
1.2 Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1 Kết quả khảo sát chương trình, sách giáo khoa 22
1.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng dạy học ngữ pháp ở lớp 5 tỉnh Lào Cai 24
1.3 Tiểu kết 29
Chương 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH LỚP 5 TỈNH LÀO CAI 31
2.1 Dẫn nhập 31
2.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 31
2.2.1 Đảm bảo mục tiêu của môn học 31
2.2.2 Đảm bảo phù hợp với yêu cầu nội dung dạy học tiếng Việt ở lớp 5 32
2.2.3 Đảm bảo tính khoa học, hệ thống 32
2.2.4 Đảm bảo sự phù hợp với đối tượng 33
2.2.5 Đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả 33
2.2.6 Đảm bảo tính tích hợp 33
2.2.7 Đảm bảo tính hành dụng 34
2.2.8 Đảm bảo nguyên tắc sư phạm 34
Trang 62.3 Đề xuất hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cho học sinh lớp 5
tỉnh Lào Cai 35
2.3.1 Vài nét khái quát về hệ thống bài tập 35
2.3.2 Nhóm bài tập về từ loại 38
2.3.3 Nhóm bài tập về câu 46
2.4 Hướng dẫn sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cho học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai 58
2.4.1 Về phạm vi sử dụng 58
2.4.2 Cách tổ chức dạy học thực hành tiếng Việt qua hệ thống bài tập 59
2.5 Tiểu kết 61
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 62
3.1 Mục đích thực nghiệm 62
3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 62
3.3 Nội dung và thời gian thực nghiệm 63
3.4 Phương pháp thực nghiệm 63
3.5 Kết quả thực nghiệm 78
3.6 Tiểu kết 80
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớpđối chứng bài:
Đại từ xưng hô 780
Bảng 3.2: Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớpđối chứng bài:
Câu ghép 791
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối
chứng bài: Đại từ xưng hô 781
Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối
chứng bài: Câu ghép 82
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã xác định: “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” [2]
Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018), mục tiêu của việc dạy học
không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức cho học sinh mà chủ yếu là hình thành, phát triển toàn diện hệ thống các năng lực cho học sinh là năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực ngôn ngữ năng lực tính toán, năng lực khoa học; năng lực công nghệ; năng lực tin học; năng lực thẩm mỹ và năng lực thể chất
Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, phát triển năng lực ngôn ngữ (trong đó có năng lực ngữ pháp) là mục tiêu rất quan trọng Nhờ
có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung
quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau
Để phát triển năng lực ngôn ngữ nói chung, năng lực ngữ pháp nói riêng cho học sinh, cần tổ chức dạy học thông qua hệ thống bài tập thực hành; qua đó, rèn luyện cho học sinh các năng lực cụ thể như đọc, viết, nói, nghe Việc phát triển năng lực ngữ pháp cho học sinh qua hệ thống bài tập thực hành hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo định hướng chuyển từ cách dạy học thiên về truyền thụ tri thức sang cách dạy học chủ yếu nhằm phát triển năng lực người học Như vậy, có thể nói việc phát triển năng lực ngữ pháp cho học sinh qua hệ thống bài tập thực hành là điều không chỉ thực sự cần thiết mà còn phù hợp với quan điểm dạy học hiện đại
Qua tìm hiểu thực tiễn dạy học ngữ pháp cho học sinh lớp 5 ở tỉnh Lào Cai, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng còn một số hạn chế
Trang 9ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Chẳng hạn, không ít giáo viên vẫn còn mơ hồ trong việc nhận diện, phân định ranh giới giữa các loại, kiểu, dạng bài tập ngữ pháp Đặc biệt, việc chỉ sử dụng những bài tập trong SGK để giảng dạy không chỉ khiến nội dung dạy học đơn điệu, mà còn không bảo đảm sự phù hợp với các loại đối tượng học sinh Việc giáo viên chưa có ý thức tìm tòi, tự xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với mục tiêu học tập, với nhận thức của học sinh cũng khiến kết quả dạy học hạn chế Vì vậy, việc xây dựng các bài tập ngữ pháp theo định hướng phát triển năng lực ngữ pháp cho học sinh, trên cơ sở đó, áp dụng vào thực tiễn dạy học là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
Xuất phát từ những điều trình bày trên đây, chúng tôi đã chọn vấn đề: Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng về ngữ pháp cho học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Một trong những mục tiêu của việc dạy học tiếng ở tiểu học là hình thành, phát triển năng lực tiếng Việt cho học sinh (trong đó có năng lực ngữ pháp) Hướng tới mục tiêu này, cùng với việc đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo tâm huyết đã để tâm nghiên cứu, đề xuất việc đổi mới việc dạy học tiếng Việt ở tiểu học
Về việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, có thể kể đến các
công trình của các tác giả như: Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp
dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Trí (2002), Dạy và học môn Tiếng Việt theo chương trình mới; Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga
(2006), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hoàng Hoà Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy
học tiếng Việt nhìn từ tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam
Trong các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học trên đây, chúng tôi nhận thấy những nội dung mà các tác giả thường đề cập đến là:
Những nguyên tắc, phương pháp và kĩ thuật dạy học trên đây đã được các tác giả phân tích thấu đáo, chính là chỗ dựa lí thuyết để tác giả luận văn triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra trong luận văn của mình
Trang 10Về việc đổi mới phương pháp dạy học ngữ pháp ở tiểu học, đáng chú ý là công
trình của Lê Phương Nga (1998): Dạy học ngữ pháp ở tiểu học, NXB Giáo dục Hà
Nội Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến thực trạng dạy học ngữ pháp ở tiểu học, những khó khăn và hạn chế của giáo viên, tình trạng viết câu sai phổ biến của
học sinh Đặc biệt, tác giả đã đề xuất cách phân loại lỗi câu của học sinh thành lỗi
trong câu (lỗi viết câu rời) và lỗi ngoài câu (lỗi viết câu trong văn bản) Cách phân
loại của tác giả đã giúp người đọc có cách nhìn rộng hơn về các kiểu câu sai và cũng
là sự gợi ý cho cách dạy học câu không chỉ với tư cách là đơn vị cú pháp độc lập mà còn với tư cách là thành tố của văn bản
Về việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực tiếng Việt (trong đó có năng lực ngữ pháp) cho học sinh tiểu học, đến nay, đã có một số công trình, luận án, luận văn đi theo hướng này Trước hết, có thể kể đến luận án tiến sĩ giáo dục học của
Đặng Kim Nga (2008): Câu trong văn bản và việc luyện cho học sinh tiểu học cách
viết câu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trong công trình này, tác giả đã đề xuất
việc luyện câu cho học sinh qua hệ thống bài tập Sau khi xác định câu trong văn bản, các mối quan hệ ngữ nghĩa, các phương thức liên kết câu, sự biến đổi cấu trúc câu trong văn bản và khảo sát thực tiễn dạy học cách viết câu ở tiểu học; tác giả đã đi sâu vào các nội dung chính như: a) Định hướng luyện viết câu: gắn với giao tiếp, với việc tích hợp các nội dung dạy học, với việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, với các kiểu văn bản, với các nhóm kĩ năng b) Đề xuất hệ thống bài tập luyện viết câu cho học sinh tiểu học gồm: bài tập luyện viết câu rời, bài tập luyện viết câu trong văn bản, bài tập chữa câu sai Gần đây, vấn đề xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực ngữ pháp cho học sinh cũng được đề cập trong cụm công trình của các tác giả Đỗ Ngọc Thống, Đỗ Xuân Thảo, Phan Thị Hồ Diệp, Xuân Thị Nguyệt Hà, Trần
Hiền Lương (2018), Bài tập phát triển năng lực môn tiếng Việt lớp 5, tập 1, tập 2,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Trong cụm công trình trên đây, các tác giả đã đề xuất
hệ thống bài tập tiếng Việt (trong đó, có các bài tập về ngữ pháp) theo hướng phát triển năng lực cho người học
Trang 11Bên cạnh những công trình kể đến ở trên, gần đây, đã xuất hiện một loạt luận văn nghiên cứu đổi mới dạy học tiếng Việt ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực
người học qua hệ thống bài tập như: Ngô Quỳnh Nga (2017), Xây dựng hệ thống bài
tập dạy học hội thoại trong môn Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, Trần Thị Hà (2020), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho
học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc lớp 1,2,3 qua môn Tiếng Việt, luận văn
thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Trần Thị Hiền
(2020), Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn
Tiếng Việt lớp 5, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, Nguyễn Thị Kim Hoa (2020), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực
giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng trong phân môn Luyện từ và câu, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Điểm qua các công trình trên đây, có thể thấy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung, phương pháp dạy học ngữ pháp tiếng Việt nói riêng ở tiểu học đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, riêng vấn đề rèn luyện và phát triển kĩ năng ngữ pháp cho học sinh lớp 5 ở các tỉnh miền núi hầu như còn ít được chú ý
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, luận văn xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng về ngữ pháp cho học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt trong nhà trường
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học ngữ pháp ở lớp 5 tỉnh Lào Cai
- Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng về ngữ pháp cho học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập
Trang 124 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống bài tập rèn kĩ năng về ngữ pháp cho học sinh lớp 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vấn đề xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng
về ngữ pháp cho học sinh lớp 5 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu những vấn đề lí thuyết về đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực người học Với phương pháp này, luận văn sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu,
để làm rõ các khái niệm và vấn đề cần nghiên cứu
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn giáo viên để tìm hiểu, thu thập thông tin, ý kiến làm căn cứ, cơ sở để đánh giá thực trạng dạy học ngữ pháp của học sinh tiểu học tại Lào Cai
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu điều tra lấy ý kiến từ giáo viên, học sinh nhằm thu thập số liệu, thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu
- Phương pháp quan sát sư phạm: Tham gia các tiết dự giờ để quan sát, theo dõi tiến trình giảng dạy, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên
và thái độ, ý thức tham gia các giờ học tiếng Việt của học sinh để từ đó, có căn cứ đánh giá thực trạng dạy học tiếng Việt
5.3 Thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm với lớp học thực nghiệm và lớp học đối chứng trên cùng một lớp đối tượng
6 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống bài tập rèn kĩ năng về ngữ pháp cho học sinh lớp
5 tại tỉnh Lào Cai một cách khoa học, phù hợp thì sẽ giúp học sinh phát triển năng lực ngữ pháp nói riêng, phát triển năng lực ngôn ngữ nói chung của học sinh, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay
Trang 137 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2 Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cho học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái quát về ngữ pháp tiếng Việt
1.1.1.1 Khái quát về từ loại tiếng Việt
1) Khái niệm từ loại
Như đã biết, việc phân loại từ có thể được thực hiện dựa vào những căn cứ
khác nhau Về ý nghĩa, có thể chia từ thành: từ đơn nghĩa, từ đa nghĩa Về cấu tạo, có thể chia từ thành: từ đơn, từ phức (gồm từ ghép, từ láy) Về phạm vi sử dụng, có thể phân chia từ thành: từ toàn dân, từ địa phương Về nguồn gốc, có thể chia từ thành:
từ thuần Việt và từ vay mượn
Ngoài cách phân loại từ dựa vào mặt cấu tạo trên đây còn có một cách phân loại từ dựa cả vào ý nghĩa và hình thức ngữ pháp Cách phân loại này cho ta những
lớp từ được gọi là từ loại
Vậy, có thể định nghĩa: từ loại là những lớp từ được phân định dựa vào những
đặc điểm chung về ý nghĩa và hình thức ngữ pháp
2) Tiêu chuẩn phân loại từ tiếng Việt
Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc phân loại từ, trong luận văn này, chúng tôi tán thành chủ trương phân loại từ dựa đồng thời vào cả hai mặt là ý nghĩa và hình thức ngữ pháp (đặc điểm hoạt động ngữ pháp) của từ
a) Về tiêu chuẩn ý nghĩa:
Ý nghĩa được dùng làm tiêu chuẩn phân định từ loại là ý nghĩa ngữ pháp, tức
là thứ ý nghĩa khái quát "đã ngữ pháp hoá"
Khi nói đến ý nghĩa ngữ pháp, cần phân biệt hai loại:
- Ý nghĩa ngữ pháp tự thân (ý nghĩa từ pháp)
Đây là loại ý nghĩa ngữ pháp vốn có ở từ không phụ thuộc vào vị trí, chức vụ
mà từ chiếm giữ trong câu
- Ý nghĩa ngữ pháp quan hệ (ý nghĩa cú pháp)
Đây là loại ý nghĩa ngữ pháp chỉ được xác định ở từ trong mối quan hệ cú pháp với từ khác trong câu
Trang 15Loại ý nghĩa được dùng làm tiêu chuẩn để phân định từ loại là ý nghĩa ngữ
pháp tự thân (các kiểu nghĩa như: ý nghĩa sự vật, ý nghĩa hoạt động, ý nghĩa tính
chất, ý nghĩa số lượng )
b) Về tiêu chuẩn hình thức ngữ pháp (đặc điểm hoạt động ngữ pháp)
Đối với các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập (không biến hình), hình thức ngữ pháp của từ cần được hiểu là những đặc điểm thể hiện ra trong sự kết hợp của từ với
từ Đặc điểm về hình thức ngữ pháp của từ là toàn bộ những dấu hiệu hình thức có thể quan sát được phản ánh theo cách nào đó những đặc điểm nội dung (ý nghĩa) của
từ Đối với tiếng Việt, đặc điểm về hình thức ngữ pháp của từ gồm:
- Khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (như: ai, gì, nào, đâu, bao giờ, bao nhiêu, mấy )
- Khả năng tham gia tổ chức các đơn vị cú pháp, (các kiểu cụm từ, câu), gồm:
+ Khả năng làm thành tố chính hay thành tố trung tâm của cụm từ
+ Khả năng làm thành tố phụ của cụm từ
Theo các tiêu chí ý nghĩa và hình thức nêu trên, có thể xác định các diện đối lập cơ bản (các khối, lớp từ, các từ loại) dưới đây:
3) Các diện đối lập cơ bản trong hệ thống từ loại tiếng Việt
Trước hết, có thể chia kho từ vựng tiếng Việt thành hai khối chính:
a) Khối thứ nhất: Khối này bao gồm các từ có ý nghĩa (từ vựng) cụ thể, chân thực và
có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn Đây là khối thực từ (ví dụ: nhà, học sinh, đi,
ăn, to, đẹp, ba, bốn )
b) Khối thứ hai: Khối này bao gồm các từ không có (hoặc có rất ít) nghĩa từ vựng và
hoàn toàn không có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn Đây là khối hư từ (ví dụ: đã,
rất, của, bằng, à, ư, ôi, ái )
Đối với các khối thực từ, có thể chia tiếp thành các lớp (các từ loại) sau:
Trang 16Hệ thống từ loại tiếng Việt
4) Một số vấn đề cần chú ý khi dạy học về từ loại ở trường phổ thông
Khi dạy học tiếng Việt ở trường phổ thông, chúng tôi thấy có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
Thứ nhất: Một đặc điểm quan trọng cần lưu ý là sự đối lập không hoàn toàn
rõ ràng giữa các từ loại đặc điểm này thể hiện ở khả năng chuyển loại phổ biến giữa
các từ loại Chẳng hạn, ở tiếng Việt, từ ở có thể là động từ (trong Nó đang ở Hà Nội) hoặc quan hệ từ (trong Nó sống ở Hà Nội) Tương tự như vậy, cho, của, để, về…
cũng có thể thuộc các loại từ khác nhau So sánh:
Kẻ có của, người có công - Tình thương của mẹ
Tôi cho bé mấy cái kẹo - Tôi gửi thư cho mẹ
Bà ấy để tiền trong tủ - Học để hiểu biết
Tôi về quê - Chúng tôi bàn về ngôn ngữ
Hiện tượng vừa chỉ ra thường được gọi là hiện tượng “đồng âm cùng gốc khác loại” Đó là kết quả của hiện tượng chuyển loại (từ động từ hay danh từ sang quan hệ từ) Hiện tượng nêu trên đây đòi hỏi khi dạy về từ loại ở tiểu học, cụ thể là dạy học về quan hệ từ (kết từ), cần chú ý đến những từ đồng âm cùng gốc khác loại như đã chỉ
ra Cũng cần lưu ý về tên gọi các từ loại: Một từ có thể được gọi bằng các thuật ngữ
khác Chẳng hạn, quan hệ từ còn được gọi là từ nối hay kết từ (theo cách gọi của
Số
từ
Trang 17Thứ hai: Cũng về vấn đề từ loại, khi dạy về đại từ cần lưu ý đến hệ thống đại
từ xưng hô trong tiếng Việt Khác với ở nhiều ngôn ngữ, ở tiếng Việt, hệ thống đại từ xưng hô không chỉ rất phong phú mà còn thường gắn với sắc thái biểu cảm nhất định Chẳng hạn, về số lượng, các đại từ xưng hô ở ngôi một không những có số lượng khá
lớn (tôi, ta, tớ, tao, mình) mà còn được bổ sung một số lượng không nhỏ các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc (ông, bà, cha, mẹ, bầm, má, tía, chú, cô, gì, anh, chị, em…) có
thể được dùng lâm thời trong chức năng đại từ xưng hô Về sắc thái biểu cảm, đại từ xưng hô tiếng Việt hầu như đều biểu thị một sắc thái tình cảm nhất định của người nói đối với người nghe hay người được nói đến Điều này giải thích vì sao, khi con xưng hô với bố, mẹ, bác, chú hoặc thầy, cô (nói chung là người thuộc vai trên mà
mình kính trọng), hầu như không thể dùng tôi
Việc chú ý dạy cho học sinh biết lựa chọn, sử dụng đại từ xưng hô phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp cũng là điều rất cần thiết trong dạy học về đại từ
ở tiểu học
1.1.1.2 Một số vấn đề khái quát về câu
1) Khái niệm câu
Có nhiều khuynh hướng khác nhau trong việc định nghĩa câu với một số cách định nghĩa cụ thể Điều đó cho thấy những khó khăn, phức tạp của việc định nghĩa câu Có thể nói rằng đến nay, vẫn chưa có được cách định nghĩa câu thoả mãn được tất cả hoặc hầu hết các nhà ngữ pháp
Trong điều kiện như vậy, việc lựa chọn cách định nghĩa nào đó phụ thuộc vào góc nhìn của nhà nghiên cứu, vào mục đích nghiên cứu, giảng dạy và học tập ngữ pháp
Trong luận văn này, chúng tôi chọn cách định nghĩa câu dựa vào mặt khối lượng và chức năng (vì tính ngắn gọn, rõ ràng, hệ thống và tiện lợi của nó) Tuy nhiên, để tăng thêm tính hệ thống và giá trị phân loại của định nghĩa, chúng tôi tán thành cách diễn đạt theo đó, các đơn vị ngôn ngữ và câu sẽ được định nghĩa như sau:
Âm vị là đơn vị khu biệt nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ
Hình vị là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ
Từ là đơn vị vận dụng độc lập nhỏ nhất của ngôn ngữ
Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất của ngôn ngữ
Định nghĩa câu trên đây tương đương với định nghĩa vốn khá phổ biến: Câu là
đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ mà có chức năng thông báo
Trang 182) Các đặc trưng cơ bản của câu
Với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất, câu được xác định theo những đặc trưng cụ thể sau:
a) Về nội dung:
Câu biểu thị một thông báo tương đối hoàn chỉnh Kèm theo nội dung thông báo, câu còn biểu thị mục đích, thái độ, tình cảm của người nói đối với nội dung nói năng hay đối với người nghe
b) Về cấu trúc (về hình thức bên trong)
Ở dạng điển hình, câu được cấu tạo theo mô hình nhất định với nòng cốt là cụm chủ vị, tức là cấu trúc gồm chủ ngữ, vị ngữ (và các thành tố bổ sung có tính bắt buộc hay tự do cho chủ ngữ, vị ngữ)
c) Về hình thức (hình thức bên ngoài hay về ngữ điệu)
Câu luôn có ngữ điệu kết thúc (thể hiện trên chữ viết bằng dấu ngắt câu) và có
thể kèm theo hư từ tình thái hay hư từ giao tiếp (à, ư, nhỉ, nhé, thôi, nào )
Trong các đặc trưng trên đây, chỉ đặc trưng thứ ba (hình thức) là có tính tuyệt đối, nghĩa là luôn có mặt; còn các đặc trưng thứ nhất, thứ hai có thể vắng mặt hoặc
thể hiện không đầy đủ Những câu có cả ba đặc trưng được coi là câu ở dạng cơ bản (điển hình, điển thể) Những câu thiếu các đặc trưng thứ nhất và thứ hai được coi là
những biến thể không cơ bản (không điển hình) của câu và sự tồn tại của chúng, nhìn chung, đều phụ thuộc vào ngữ cảnh
3) Cấu trúc cú pháp của câu: các thành phần câu
a) Khái niệm cấu trúc cú pháp của câu
Trong luận văn này, cấu trúc cú pháp của câu được hiểu là sự tổ chức các từ trong câu theo các quy tắc cú pháp của ngôn ngữ nhất định nhằm biểu đạt một thông báo Cấu trúc cú pháp của câu bao gồm hai mặt: các đơn vị cú pháp (các từ) và các quy tắc cú pháp về sự kết hợp chúng Cấu trúc cú pháp của câu (thuộc bình diện cú pháp) được phân biệt với các cấu trúc đề thuyết, cấu trúc thông tin, cấu trúc tình thái hay cấu trúc thức (thuộc bình diện giao tiếp, cú pháp - giao tiếp hay ngữ dụng) và cấu trúc ngữ nghĩa (thuộc bình diện nghĩa biểu hiện)
Phân tích cấu trúc cú pháp của câu tức là phân tích câu theo bình diện cú pháp
mà kết quả là ta nhận được các thành phần cú pháp của câu (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ… như sẽ được xem xét ở dưới đây
Trang 19b) Các thành phần câu
- Khái niệm thành phần câu
Vấn đề thành phần câu được tác giả Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Mạnh Tiến
tổng hợp trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt (2017) Tán thành quan niệm của các tác giả, chúng tôi hiểu thành phần câu là phạm trù cú pháp thuộc cấu trúc cú pháp của
câu - những yếu tố nhận được nhờ kết quả của sự phân tích câu về cú pháp
- Hệ thống thành phần câu tiếng Việt:
Hệ thống thành phần câu tiếng Việt gồm:
+ Thành phần chính của câu: chủ ngữ, vị ngữ
* Chủ ngữ: là một trong hai thành phần chính của câu chỉ sự vật có hoạt động,
trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ
* Vị ngữ: là một trong hai thành phần chính của câu chỉ hoạt động, trạng thái,
đặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ
+ Các thành phần phụ của câu, gồm:
* Bổ ngữ: là thành phần phụ trong câu có tính bắt buộc, ý nghĩa cú pháp đối
thể (khách thể), ở dạng cơ bản, được biểu thị bằng thể từ (danh từ, cụm danh từ, đại
từ) hoặc vị từ (cụm vị từ, cụm chủ vị), chiếm vị trí liền sau vị ngữ hay vị từ
* Trạng ngữ: là thành phần phụ trong câu, có tính không bắt buộc, ý nghĩa cú
pháp tình trạng, hoàn cảnh (chỉ vị trí, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện…); ở dạng cơ bản, được biểu hiện bằng thể từ (danh từ, cụm danh từ, đại từ) hoặc vị từ (cụm vị từ, cụm chủ vị) thường được dẫn nối bởi quan hệ từ phụ thuộc
* Định ngữ: là thành phần phụ trong câu, bổ sung cho danh từ ý nghĩa cú pháp
đặc điểm, ở dạng cơ bản, được biểu thị bằng thể từ (danh từ, cụm danh từ, đại từ) hay vị
từ (cụm vị từ, cụm chủ vị), chiếm vị trí sau danh từ (trừ định ngữ chỉ số lượng)
* Chú giải ngữ (phụ chú ngữ): là thành phần phụ không bắt buộc trong câu,
có ý nghĩa cú pháp chú giải, ở dạng cơ bản, được biểu thị bằng danh từ (cụm danh từ) hay vị từ (cụm vị từ), có tính chất biệt lập (được tách biệt về ngữ điệu mà trên chữ viết được thể hiện bằng dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn)
Trang 20Hệ thống thành phụ của câu xét kết hợp các tiêu chí
Tính bắt buộc
Tính biệt lập
Chủ thể
Đối thể
Tình trạng
Đặc điểm
Chú giải
4) Phân loại câu theo cấu tạo cú pháp: câu đơn, câu ghép (câu phức)
Nhìn chung, khi phân loại câu theo mức độ phức tạp về cấu tạo, các tác giả đều dựa vào cụm chủ vị (mệnh đề) Tuy nhiên, cách phân loại cụ thể ở các tác giả có sự khác nhau Có thể chỉ ra ba cách phân loại chính sau đây:
a) Phân loại dựa đơn thuần vào số lượng cụm chủ vị
Theo cách này, câu đƣợc chia thành hai loại: câu đơn và câu phức
Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ vị
Ví dụ: (1) Nó ngủ (2) Tôi đọc sách
Câu phức là câu bao gồm hai cụm chủ vị trở lên
Ví dụ: (3) Nó ngủ, còn tôi đọc sách
(4) Khi nó ngủ, tôi đọc sách
b) Phân loại dựa vào số lượng cụm chủ vị nòng cốt
Cụm chủ vị nòng cốt đƣợc hiểu là cụm chủ vị không bị bao chứa trong một cụm
từ khác, tức là không làm thành phần của câu hay của từ tổ Theo cách này, câu cũng
đƣợc chia thành hai loại: câu đơn và câu phức (câu ghép)
Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ vị nòng cốt
Ví dụ: (5) Nó đến
(6) Người anh cần gặp đã đến
(7) Tôi ngỡ nó đến
Trang 21Câu phức là câu có từ hai cụm chủ vị nòng cốt trở lên
Ví dụ: (8) Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
(9) Vì tên Dậu là thân nhân của hắn cho nên chúng con bắt
phải nộp thay (Ngô Tất Tố)
c) Phân loại dựa vào cả số lượng cụm chủ vị lẫn số lượng cụm chủ vị nòng cốt
Theo cách này, câu được chia thành ba loại: câu đơn, câu phức và câu ghép
Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ vị
Câu ghép là câu gồm từ hai cụm chủ vị nòng cốt trở lên
Ví dụ: (13) Nếu tục ngữ thiên về trí tuệ thì ca dao lại thiên về tình cảm
(14) Mình đọc hay tôi đọc? (Nam Cao)
(15) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
(Hồ Chí Minh)
d) Giải pháp cho vấn đề phân loại câu theo độ phức tạp về cấu tạo
Những điều vừa trình bày cho thấy vấn đề phân loại câu rất phức tạp Trước thực tế như vậy, trong luận văn này, tán thành ý kiến của Nguyễn Văn Lộc và
Nguyễn Mạnh Tiến (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, 2017), chúng tôi sẽ chọn cách
phân loại thứ nhất Theo cách này, trước hết, câu bình thường được chia dựa vào số
lượng cụm chủ vị thành hai loại: câu đơn và câu phức (câu ghép)
Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ vị
Trang 22(43) Ông Ba rất vui vì con đỗ đại học
(44) Ông nói gà, bà nói vịt
5) Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy học câu ở tiểu học
Khi dạy về câu ở tiểu học, chúng tôi thấy có hai vấn đề cần lưu ý:
a) Vấn đề thành phần câu: Khác với ở các cấp học cao hơn (ở đại học), ở tiểu
học, việc dạy thành phần câu chủ yếu là tập trung vào hai thành phần chính là chủ ngữ, vị ngữ và thành phần phụ trạng ngữ Như vậy, các thành phần phụ như bổ ngữ, định ngữ không được xem xét với tư cách là thành phần câu Các từ ngữ giữ các chức năng bổ ngữ, định ngữ nếu có được đề cập thì chỉ được gọi là các “thành tố phụ” của động từ, tính từ, danh từ Riêng về vấn đề trạng ngữ, cách trình bày của sách giáo khoa cũng có chỗ chưa thật sự rõ ràng Cụ thể là: a) Có hay không trạng ngữ đứng
sau vị ngữ? Chẳng hạn, ở câu: “Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.”, vì rét được coi là trạng ngữ, nhưng ở câu: “Những cây lan trong chậu sắt lại vì rét.” thì vì rét có
phải là trạng ngữ không (hay chỉ là “thành tố phụ” của động từ “sắt lại”)? Tương tự
như vậy, ở câu “Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm ăn giữa rừng.” giữa rừng có
phải là trạng ngữ không (hay chỉ là “thành tố phụ” của động từ “kiếm ăn”)?; b) Có hay không có trạng ngữ được biểu hiện bằng cụm chủ vị? Chẳng hạn, trong những
câu kiểu như: “Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh.”, cụm chủ vị đứng sau vì
có phải là trạng ngữ không? Theo chúng tôi, đây là những vấn đề cần được làm sáng
tỏ hơn trong sách giáo khoa mới
b) Vấn đề câu ghép: Đây là vấn đề thuộc loại khó không chỉ đối với học sinh mà
cả giáo viên Vì câu ghép là một trong những nội dung chính của ngữ pháp được dạy học ở lớp 5 nên chúng tôi nêu một số ý kiến trao đổi về vấn đề này, từ góc độ những người dạy học ở phổ thông
Theo quan niệm chung, về cấu tạo ngữ pháp, câu có thể được phân loại theo các
tiêu chí khác nhau Sách Tiếng Việt và Ngữ văn phổ thông chỉ chọn cách phân loại câu theo độ phức tạp về cấu tạo, theo đó, câu được chia thành hai kiểu chính là câu
đơn và câu ghép
Theo Tiếng Việt 5 (tập 2, tr 8), câu đơn là “câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo
thành”; câu ghép là “câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành” hoặc “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại.”
Trang 23Sách Ngữ văn 8 (tập 1, tr 112) định nghĩa: “Câu ghép là những câu do hai hay nhiều
cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu”
Như vậy, có thể thấy theo phân loại của sách Tiếng Việt và Ngữ văn, những câu
thường được gọi là câu phức (câu có cụm chủ vị làm thành phần câu) không thuộc câu đơn, cũng không thuộc câu ghép, tức là nằm ngoài hệ thống phân loại của sách
Câu ghép bao gồm một số kiểu nhỏ trong đó giữa các vế có quan hệ: đối lập,
lựa chọn, nhân quả, nhượng bộ, điều kiện, tăng tiến…
Về cách phân loại câu theo cấu tạo của sách Tiếng Việt 5 và Ngữ văn 8, có thể nhận xét: Bên cạnh những ưu điểm (về cơ bản, có tính khoa học, tiện lợi, phù hợp với
đối tượng học sinh), cách phân loại được trình bày trong sách cũng có những khía cạnh cần được xem xét, cân nhắc thêm Cụ thể:
- Cách phân loại này chưa bao quát được hết các kiểu câu xét theo cấu tạo
Trong cách phân loại này, những câu có cụm chủ vị làm chủ ngữ, bổ ngữ, định
ngữ mà một số tác giả gọi là câu phức không được đề cập, tức là nằm ngoài hệ thống
phân loại
Chẳng hạn, trong các bài đọc xuất hiện khá phổ biến những kiểu câu gồm hai cụm chủ vị trong đó có một cụm chủ vị làm thành phần phụ của câu (in nghiêng) như dưới đây:
Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời
(TV4, Tập 2, tr 135)
Mọi người đều cho là I-va - nốp nói đúng (TV5, Tập 2, tr 22)
Đối với những câu kiểu trên đây, học sinh sẽ lúng túng không biết xếp chúng vào loại nào và gọi tên chúng ra sao (vì chúng không phù hợp với cả định nghĩa về câu đơn lẫn định nghĩa về câu ghép nêu trong sách)
- Cách định nghĩa về câu ghép cũng có chỗ chưa thật thỏa đáng
Cách hiểu câu ghép là “câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau
tạo thành” không thực sự phù hợp và rất khó hình dung đối với học sinh
Sách đã lấy khá nhiều ví dụ về các kiểu câu ghép được gọi là câu ghép nhân
quả, nhượng bộ, điều kiện Mối quan hệ giữa các vế câu trong những kiểu câu này, về
bản chất, không phải là quan hệ bình đẳng mà là quan hệ chính phụ như đã được
chứng minh trong một số công trình công bố gần đây
Trang 24Để làm rõ hơn bản chất của mối quan hệ cú pháp giữa các vế câu trong kiểu câu đang đề cập, ta xem xét mối quan hệ giữa thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả trong những câu dưới đây:
(1a) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại (TV4, Tập 2, tr 141)
(1b) Vì trời rét, những cây lan trong chậu sắt lại
(2a) Tại Hoa mà tổ không được khen (TV4, Tập 2, tr 141)
(2b) Tại Hoa lười biếng mà tổ không được khen
Trong những câu (1a), (2a) trên đây, các thành tố chỉ nguyên nhân (vì rét, tại
Hoa) được sách Tiếng Việt 4 coi là trạng ngữ, thành phần phụ của câu bổ sung cho
cụm chủ vị chỉ kết quả đứng sau Tuy nhiên, theo quan niệm của sách Tiếng Việt 5, trong những câu (1b), (2b), các thành tố nguyên nhân (vì trời rét, tại Hoa lười
biếng) cần được coi là những vế của câu ghép và đương nhiên, các vế này cần được
coi là “có quan hệ bình đẳng” với vế kết quả đứng sau (vì sách Tiếng Việt 5 hiểu câu ghép là “câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành”) Quả thực, quan niệm, cách trình bày như vậy rất khó hình dung đối với học sinh (vì đều
là quan hệ nhân quả mà trạng ngữ nguyên nhân được coi là thành phần phụ, còn vế chỉ nguyên nhân tương ứng lại được coi là có quan hệ bình đẳng với vế chỉ kết quả đứng sau)
c) Đề xuất giải pháp đối với vấn đề phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp
Theo chúng tôi, trong việc dạy học câu ở tiểu học, một mặt, cần dựa vào những kết quả nghiên cứu mới về cú pháp; mặt khác, cần chọn giải pháp đơn giản, tiện lợi,
dễ vận dụng đối với giáo viên và học sinh Với quan niệm đó chúng tôi đề nghị chọn
cách phân loại câu theo đó, trước hết, cần chia câu thành câu đơn và câu phức (câu
ghép) Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ vị Câu phức là câu bao gồm từ hai cụm chủ vị trở lên
Câu đơn và câu phức (câu ghép) tiếp tục được chia làm các kiểu nhỏ hơn
Chẳng hạn, câu phức được chia tiếp dựa vào số lượng cụm chủ vị nòng cốt (cụm chủ vị chính) thành hai kiểu chính:
- Câu phức (câu ghép) phụ thuộc
Câu phức phụ thuộc là câu phức chỉ gồm một cụm chủ vị chính hay một cụm chủ vị nòng cốt và bao gồm các kiểu nhỏ sau:
Trang 25+ Câu có quan hệ liệt kê
Ví dụ: Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không khuất phục (TV5,
T2, tr 13)
+ Câu có quan hệ nối tiếp
Ví dụ: Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo (TV5, T1, tr 13)
+ Câu có quan hệ lựa chọn
Ví dụ: Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình? (TV5, T2, tr 21)
+ Câu có quan hệ đối lập hay khác biệt
Ví dụ: Tấm chăm chỉ hiền lành còn Cám lười biếng, độc ác (TV5, T2, tr 21)
+ Câu có quan hệ bổ sung (tăng tiến)
Ví dụ: Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm
1.1.2 Kĩ năng, kĩ năng ngữ pháp và việc rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cho học sinh
1.1.2.1 Khái niệm kĩ năng
Khái niệm kĩ năng đã đƣợc các nhà tâm lí học, giáo dục học nghiên cứu ở các góc độ khác nhau Tuy nhiên, đến nay, có thể nói vẫn chƣa có cách hiểu hoàn toàn
Trang 26thống nhất về khái niệm này A.V Côvaliov định nghĩa: Kĩ năng là phương thức thể
hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động (Dẫn theo
Nguyễn Thị Thu Thủy, 2012, trong luận án tiến sĩ: Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ
năng lập ý cho học sinh THPT ở kiểu bài nghị luận xã hội) Các tác giả Lê Văn Hồng,
Lê Ngọc Lan, Lê Văn Thàng định nghĩa: “Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết nhiệm vụ mới”
(Dẫn theo tài liệu trên) Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), “kĩ năng là
khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn” (tr 86)
Trên cơ sở tiếp thu cách hiểu của các tác giả trên đây, trong luận văn này, chúng tôi hiểu kĩ năng là sự hiện thực có kết quả một hành động nhất định nhờ lựa chọn, vận dụng phù hợp các tri thức, kinh nghiệm đã có trong điều kiện cho phép Kĩ năng chính là sự biểu hiện trình độ, năng lực hành động, là sự phản ánh trình độ, năng lực tương ứng của tư duy Kĩ năng thường được chia thành kĩ năng bậc một (giúp con người thể hiện đúng các hành động cụ thể trong các điều kiện quen thuộc) và kĩ năng bậc hai (là khả năng hành động một cách thành thạo, sáng tạo trong các điều kiện khác nhau nhằm đạt được mục tiêu đề ra), (Dẫn theo Nguyễn Thị Thu Thủy trong tài liệu trên, trang 28)
1.1.2.2 Khái niệm kĩ năng ngữ pháp
Từ cách hiểu khái niệm kĩ năng như trên, có thể hiểu kĩ năng ngữ pháp là khả
năng vận dụng những kiến thức ngữ pháp (kiến thức về từ loại, câu) thu nhận được vào việc thực hiện hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (đọc, viết, nói, nghe) một cách
có hiệu quả Theo cách hiểu vừa xác định thì ở khái niệm kĩ năng có hai vấn đề liên
quan mật thiết với nhau: a) Kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động, b) Việc thực hiện hành động có hiệu quả là kết quả của sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã lĩnh hội được Như vậy, nếu không có kiến thức, kinh nghiệm thì không thể có cái để vận dụng, tức là không thể có kĩ năng Do đó, mặc dù kiến thức, kinh nghiệm không phải là kĩ năng nhưng là điều kiện thiết yếu, bắt buộc để có kĩ năng Ở lĩnh vực ngữ pháp, thực tế cho thấy để có kĩ năng sử dụng đúng các từ loại (trong đó
có đại từ, quan hệ từ được dạy ở các lớp trước và ở lớp 5), học sinh không thể không
Trang 27được trang bị các kiến thức về từ loại Ở nội dung về câu, việc có được kiến thức về thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ), về câu đơn, câu ghép, về dấu câu và liên kết câu là điều kiện để vận dụng các kiến thức đó vào hoạt động đọc, viết, nói, nghe một cách có hiệu quả, tức là đạt được kĩ năng về ngữ pháp
Mặc dù nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức, kinh nghiệm đối với việc rèn luyện kĩ năng nhưng cũng cần thấy rằng ở trường phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng, trọng tâm không phải là dạy học về kiến thức lí thuyết có tính chuyên sâu mà trọng tâm là dạy học sinh thực hành (cách làm), tức là vận kiến thức lí thuyết về tiếng Việt (được giới thiệu rất ngắn ngọn) vào hoạt động thực hành (qua hệ thống bài tập mang tính thực hành)
1.1.2.3 Vấn đề rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cho học sinh lớp 5
Việc rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng trong dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng, ở trường phổ thông nói chung Điều kiện để hoạt động này được thực sự có hiệu quả là những vấn đề chủ yếu sau đây:
1) Xác định rõ ràng, phù hợp mục đích, yêu cầu cần đạt
Ở lớp 5, việc rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cần giúp học sinh đạt được các kĩ năng sau:
a) Về từ loại:
- Nhận biết được đại từ, quan hệ từ (kết từ)
- Hiểu được ý nghĩa và chỉ ra được tác dụng, cách dùng của đại từ, quan hệ từ trong câu và văn bản
- Biết sử dụng lựa chọn đại từ, quan hệ từ trong giao tiếp (để tiếp nhận văn bản, đặt câu, viết đoạn văn, tạo lập văn bản)
b) Về câu:
- Nhận biết được câu đơn, câu ghép, các thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ), các kiểu dấu câu (dấu gạch ngang, dấu gạch nối), một số cách liên kết câu (liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng quan hệ từ nối các câu)
- Có kĩ năng phân tích câu:
+ Xác định được cấu tạo của câu đơn, câu ghép, số lượng cụm chủ vị trong câu ghép, các quan hệ từ dùng để nối các cụm chủ vị hay vế câu, các kiểu quan hệ nghĩa giữa các vế trong câu ghép…
Trang 28+ Chỉ ra được tác dụng của các dấu câu
+ Chỉ ra từ ngữ dùng để liên kết câu và tác dụng cụ thể của chúng
- Kĩ năng vận dụng về câu:
+ Đặt được một số kiểu câu đơn, câu ghép phổ biến trong viết đoạn văn hay văn bản + Biết sử dụng các phương tiện từ ngữ phù hợp để liên kết câu khi viết đoạn văn, văn bản
+ Chữa được các lỗi thông thường về câu
2) Xây dựng một hệ thống bài tập thực hành có chất lượng tốt
a) Về nội dung:
- Hệ thống bài tập cần phù hợp với mạch kiến thức được dạy học, bao phủ được
tất cả các kĩ năng cần đạt như yêu cầu đề ra trong chương trình
- Hệ thống bài tập cần bảo đảm sự chính xác (về kiến thức chuyên môn liên quan) và phong phú, đa dạng, sinh động hấp dẫn tạo được hứng thú cho học sinh
- Theo mức độ khó, hệ thống bài tập cần có cả ba loại: dễ, trung bình, khó
c) Về tính chất: Hệ thống bài tập cần quán triệt nguyên tắc thực hành (chỉ tập
trung vào hoạt động thực hành chứ không yêu cầu trình bày kiến thức lí thuyết) và nguyên tắc tích hợp (gắn việc dạy tiếng Việt với dạy đọc hiểu văn bản) theo đó, các ngữ liệu trong bài tập cần chủ yếu rút ra từ các văn bản văn học được dạy học trong bài (hoặc trong chương trình)
3) Tổ chức tốt hoạt động dạy học thực hành tiếng Việt
a) Với giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ hệ thống bài tập, dự tính trước các phương án giải quyết đối với mỗi bài tập, lường trước những khó khăn đối với học sinh (để có sự gợi ý, hướng dẫn)
Trang 29- Thiết kế bài dạy cho từng tiết thực hành tiếng Việt theo cấu trúc mới (gồm các
hoạt động: khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng)
- Thể hiện rõ vai trò chủ đạo của người dạy: tổ chức, hướng dẫn, gợi ý, giải đáp, cho học sinh chứ không làm thay học sinh (không giải các bài tập cho học sinh)
b) Đối với học sinh:
- Thực hiện nghiêm túc yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên
- Tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động thực hành; thực sự động não, trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra đáp án của các bài tập
4) Tổ chức tốt việc đánh giá rút kinh nghiệm về kết quả thực hành tiếng Việt
a) Cần coi đánh giá là biện pháp quan trọng, cần thiết để có được thông tin tích cực về kết quả dạy học
b) Cần thường xuyên tiến hành việc kiểm tra để nắm bắt kịp thời kết quả rèn luyện kĩ năng tiếng Việt của học sinh (những điểm tích cực, hạn chế) qua hoạt động thực hành (với hệ thống bài tập)
c) Cần bổ sung, điều chỉnh kịp thời nội dung và phương pháp dạy học thực hành tiếng Việt (gồm cả việc bổ sung, điều chỉnh hệ thống bài tập) để phát huy kết quả tích cực, khắc phục mặt hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hành tiếng Việt
1.2 Cơ sở thực tiễn
Để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát Chương
trình (cũ), sách giáo khoa Tiếng Việt 5 (hiện đang dùng), ý kiến giáo viên và khảo sát
kĩ năng ngữ pháp của học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai (qua các bài tập kiểm tra) Dưới đây là những kết quả chính
1.2.1 Kết quả khảo sát chương trình, sách giáo khoa
1) Về kiến thức ngữ pháp được trình bày trong Tiếng Việt 5
Sách giáo khoa đã trình bày về các nội dung:
a) Về từ loại: Sách trình bày về 2 từ loại:
- Đại từ: được giới thiệu khái quát với 2 bài:
+ Đại từ nói chung (tuần 9, trang 92, tập 1)
+ Đại từ xưng hô (tuần 11, trang 104, tập 1)
- Quan hệ từ: được giới thiệu khái quát ở 1 bài (tuần 11, trang 109, tập 1)
Trang 30b) Về câu
- Về câu ghép: Sách giới thiệu khái quát trong 7 bài:
+ Khái quát về câu ghép (tuần 19, trang 8, tập 2)
+ Cách nối các vế của câu ghép (tuần 19, trang 12, tập 2)
+ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tuần 20, trang 21-22, tập 2)
+ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả (tuần 21, trang 32-33, tập 2)
+ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ đối lập (tuần 22, trang 44, tập 2)
+ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ chỉ sự tăng tiến (tuần 23, trang 54, tập 2) + Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng (tuần 41, trang 64, tập 2)
- Về liên kết câu: Sách giới thiệu khái quát các nội dung trong 3 bài:
+ Liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ (tuần 25, trang 71, tập 2)
+ Liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ (tuần 25, trang 76, tập 2) + Liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối (tuần 27, trang 91, tập 2)
- Về dấu câu: Sách Tiếng Việt 5 không trình bày kiến thức lí thuyết về nội
dung mà chỉ ra các bài tập luyện tập về các dấu câu đã học ở các lớp trước
2) Về hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng ngữ pháp Tiếng Việt 5
Việc khảo sát trong Vở bài tập Tiếng Việt 5 (tập 1, 2) cho thấy các bài tập ở hai quyển vở này đều lấy lại từ sách giáo khoa Tiếng Việt 5 (tập 1, 2) và được điều chỉnh
đôi chút về cách trình bày (để học sinh có thể viết thẳng vào vở)
Dưới đây là kết quả thu được qua khảo sát
a) Số lượng bài tập ở từng nội dung:
Tổng số bài tập ở cả phần từ loại và câu: 89 bài, trong đó:
- Số bài tập về phần từ loại: 16 bài (6 bài về đại từ, 10 bài về quan hệ từ)
- Số bài tập về câu ghép: 40 bài
- Số bài tập về liên kết câu: 12 bài
- Số bài tập về dấu câu: 21 bài (đều là bài tập ôn luyện về các loại dấu câu)
Trang 31Bảng tổng hợp số lượng bài tập rèn luyện kĩ năng ngữ pháp
Tổng số Bài tập về từ
loại
Bài tập về câu ghép
Bài tập về liên kết câu
Số lượng Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
89 100% 16 17,9% 40 44,9% 12 13,2% 21 23,56%
Bảng tổng hợp trên đây cho thấy số lượng bài tập về câu ghép chiếm tỉ lệ cao nhất (44,9%)
1.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng dạy học ngữ pháp ở lớp 5 tỉnh Lào Cai
1.2.2.1 Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên về việc dạy học ngữ pháp ở lớp 5
1) Mục đích khảo sát
Giáo viên là một trong ba nhân tố của quá trình dạy học ngữ pháp và là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình này Hiện nay, qua thực tế giờ dạy của giáo viên tiểu học, chúng tôi nhận thấy năng lực tiếng Việt nói chung, năng lực ngữ pháp nói riêng của giáo viên còn hạn chế dẫn đến chất lượng giảng dạy ngữ pháp tiếng
Việt chưa cao
Để thấy được thực trạng nắm kiến thức ngữ pháp và thực tế giảng dạy ngữ pháp
của giáo viên tiểu học ở Lào Cai, chúng tôi đã tiến hành điều tra các giáo viên lớp 5 ở
tỉnh Lào Cai
2) Nội dung, cách khảo sát
Phiếu điều tra được thiết kế theo các nội dung sau:
(1) Mức độ phù hợp của nội dung ngữ pháp được bố trí dạy học ở lớp 5 (theo
chương trình cũ) và sách Tiếng Việt 5 hiện hành)
(2) Kiểm tra việc nắm kiến thức ngữ pháp của giáo viên lớp 5
(3) Đánh giá hệ thống bài tập ngữ pháp trong sách giáo khoa và sách bài tập tiếng Việt 5
(4) Điều tra những nội dung giáo viên gặp khó khăn khi dạy ngữ pháp
(5) Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ngữ pháp của học sinh lớp 5
(6) Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt và ngữ pháp cho học sinh lớp 5
Trang 323) Kết quả khảo sát
Phân tích ý kiến giáo viên thể hiện trong phiếu khảo sát, chúng tôi thu được kết quả sau:
- Số giáo viên được điều tra: 31
Đối tượng, địa điểm điều tra: Giáo viên lớp 5 tỉnh Lào Cai
Dưới đây là ý kiến của giáo viên về các nội dung chính được khảo sát
- Về nội dung: Cách bố trí sắp xếp nội dung ngữ pháp: 31/31 giáo viên (100%) nhận thấy việc bố trí, sắp xếp các nội dung ngữ pháp lớp 5 (theo quy định của chương
trình cũ) gồm các nội dung: từ loại (đại từ, quan hệ từ), câu ghép, liên kết câu, dấu
câu là hoàn toàn phù hợp
- Về nội dung: Giáo viên gặp khó khăn gì khi dạy ngữ pháp ở lớp 5?
+ 5/31 giáo viên (16,1%) gặp khó khăn khi dạy về từ loại
+ 13/31 giáo viên (41,9%) gặp khó khăn khi dạy về câu ghép
+ 8/31 giáo viên (25,8%) gặp khó khăn khi dạy về liên kết câu
+ 5/31 giáo viên (16,2%) gặp khó khăn khi dạy về dấu câu
- Về nội dung: Đánh giá về hệ thống bài tập ngữ pháp trong sách giáo khoa:
+ 5/31 giáo viên (16,1%) cho rằng số lượng bài tập (trong Vở bài tập tiếng Việt
5) là nhiều; 26/31 giáo viên (83,9%) cho rằng số lượng bài tập (trong Vở bài tập tiếng
Việt 5) là vừa phải
+ 12/31 giáo viên (38,7%) giáo viên đưa ra nhận xét về loại, kiểu, dạng bài tập
ngữ pháp Tiếng Việt 5 là phong phú; 19/31 giáo viên (61,3%) đưa ra nhận xét về loại,
kiểu, dạng bài tập ngữ pháp Tiếng Việt 5 là bình thường
+ 6/31 giáo viên (19,4%) giáo viên cho rằng độ khó của bài tập ngữ pháp vừa phải so với trình độ học sinh; 25/31 giáo viên (80,6%) cho rằng một số bài tập ngữ pháp khó hơn so với trình độ học sinh
+ 31/31 giáo viên (100%) giáo viên đưa ra nhận xét về cách trình bày, diễn đạt các bài tập đều rõ ràng, dễ hiểu
+ 11/31 giáo viên (35,5%) cho ý kiến về lượng bài tập trắc nghiệm khách quan
là vừa phải, phù hợp với học sinh; 20/31 giáo viên (64,5%) giáo viên cho ý kiến về lượng bài tập trắc nghiệm khách quan còn ít (nên tăng thêm)
Trang 33- Về nội dung: Kiến thức về ngữ pháp của giáo viên:
+ 31/31 giáo viên (100%) xác định các đại từ như: tôi, chúng tôi, mày, chúng
mày, nó, chúng nó… vừa được dùng để xưng hô, vừa được dùng để thay thế
+ 31/31 giáo viên (100%) nắm được khái niệm câu và xác định đúng câu đơn, câu ghép, câu trung gian và các bộ phận chính trong câu
- Về nội dung: Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ngữ pháp của HS lớp 5 tỉnh Lào Cai: 5/31 giáo viên (16,1%) đánh giá tốt; 26/31 giáo viên (83,9%) đánh giá mức khá
- Về nội dung: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học ngữ pháp ở lớp 5:
31/31 giáo viên (100%) cho rằng cần đổi mới chương trình, sách giáo khoa và tăng cường bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học là các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học tiếng Việt và ngữ pháp cho học sinh lớp 5
4) Nhận xét:
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Đa số giáo viên lớp 5 đã nắm tương đối vững và đầy đủ những kiến thức tiếng Việt, đặc biệt là kiến thức về ngữ pháp Bên cạnh đó, giáo viên được khảo sát cũng đều gặp khó khăn trong việc dạy học các kiến thức ngữ pháp cho học sinh về từ loại,
về câu ghép, liên kết câu và dấu câu
- Giáo viên được khảo sát đều cho rằng các nội dung ngữ pháp trong chương trình cũ được bố trí sắp xếp phù hợp Đa số giáo viên nhận thấy hệ thống bài tập ngữ pháp trong sách giáo khoa là vừa phải về số lượng; về các dạng bài tập là khá phong phú; độ khó vừa sức với học sinh, các bài tập được sắp xếp theo độ khó tăng dần; các bài tập được diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu; tuy nhiên, lượng bài tập trắc nghiệm khách quan còn ít
- Về kiến thức, kĩ năng ngữ pháp của học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai, giáo viên đánh giá ở mức khá Tuy nhiên, qua thực tế dạy học, giáo viên nhận thấy còn nhiều học sinh nắm chưa vững về các kiến thức ngữ pháp dẫn đến khi làm bài tập, các em còn lúng túng khi xác định từ loại, thành phần câu; sử dụng từ ngữ liên kết câu chưa đúng; điền dấu câu chưa hợp lí do các em chưa nắm vững về dấu câu
- Đối với những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt và đặc biệt
là chất lượng dạy học ngữ pháp cho học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai, giáo viên đã đưa ra rất nhiều các biện pháp như sau:
Trang 34+ Thay đổi sách giáo khoa (với nhiều bộ sách thay cho một bộ sách như trước đây) tạo điều kiện cho các nhà trường lựa chọn bộ sách phù hợp với đối tượng học sinh trường mình
+ Mỗi giáo viên tiến hành bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nắm chắc các kiến thức ngữ pháp cơ bản cũng như thay đổi phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển các kĩ năng cho học sinh Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học môn học, tự chủ nội dung chương trình dạy học, thống nhất trong tổ chuyên môn: tinh giản, điều chỉnh, bổ sung, lựa chọn những kiến thức đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh
+ Tăng thời lượng môn Tiếng Việt Mục đích là tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học khác và vận dụng tốt trong giao tiếp hằng ngày
1.2.2.2 Kết quả khảo sát kĩ năng ngữ pháp của học sinh lớp 5, tỉnh Lào Cai
1) Mục đích:
Nắm được thực trạng về kĩ năng ngữ pháp của học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai, tạo
cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống bài tập phù hợp, khả thi
2) Nội dung, cách khảo sát
Để khảo sát kĩ năng ngữ pháp của học sinh lớp 5, tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã xây dựng một bộ đề gồm 20 câu (dưới dạng bài tập có nội dung, hình thức trình bày và độ
khó tương tự như các bài tập ở Vở bài tập Tiếng Việt 5) Các ngữ liệu trong bộ đề đều lấy từ các văn bản được dạy học trong Tiếng Việt 5 (tập 1, tập 2)
20 bài tập chia theo các nội dung sau:
- Đại từ (bài tập 1,2,3,4)
- Quan hệ từ (bài tập 5,6,7,8,13,14)
- Câu đơn và câu ghép, thành phần câu (bài tập 9,10,11,12,15,19)
- Liên kết câu, đoạn văn (bài tập 16, 17, 18)
- Dấu câu (bài tập 20)
3) Đối tượng, số lượng học sinh được khảo sát:
110 học sinh lớp 5 (vừa học xong chương trình lớp 5); trong đó:
- Dân tộc Kinh: 45 em (40,9%)
- Giáy: 44 em (40%)
Trang 35Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
110 28 25,5% 33 30% 36 32,7% 13 11,8%
Trang 366) Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai có kiến thức khá vững về ngữ pháp, tỉ lệ khá giỏi cao ở vùng thành thị nhưng còn thấp ở vùng nông thôn, đặc biệt với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số
Đối với học sinh lớp 5, các em đã được học về câu đơn, câu ghép, một số cách liên kết câu trong bài, được ôn tập lại những kiến thức ngữ pháp đã học nhưng các em vẫn chưa nắm vững kiến thức về thành phần câu, liên kết câu và dấu câu Các em vẫn còn nhầm lẫn trong việc xác định câu đơn, câu ghép và thành phần câu trong câu ghép Về dấu câu, mặc dù học sinh đã được ôn tập kĩ trong chương trình lớp 5 nhưng các em vẫn không nhớ được tác dụng của nhiều dấu câu và vận dụng điền dấu câu trong đoạn văn
Kết quả điều tra cũng cho thấy khả năng tiếp thu các kiến thức ngữ pháp tiếng Việt của học sinh còn hạn chế so với yêu cầu Học sinh còn lúng túng và nhiều em chưa trả lời được hết các bài tập trong phiếu điều tra Nhiều học sinh trả lời chưa đúng, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức ngữ pháp của học sinh
Trên cơ sở kết quả điều tra về kĩ năng ngữ pháp của học sinh lớp 5, chúng tôi thấy khả năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp đã học vào việc giải quyết các bài tập đặt câu, viết văn của học sinh còn hạn chế Những hạn chế trên của học sinh là do các
em không được cung cấp các kiến thức ngữ pháp và bài tập ngữ pháp một cách đầy
đủ và hệ thống
Kết quả khảo sát trên đây, nhất là thông tin về những hạn chế, thiếu sót của học sinh như vừa nhận xét cho thấy cần tăng cường hơn nữa việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh qua hệ thống bài tập Điều này cũng khẳng định việc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cho học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai là thật sự cần thiết
Trang 37định các khái niệm, vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài (khái niệm kĩ năng, kĩ năng ngữ pháp, vấn đề rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cho học sinh lớp 5)
Ở nội dung thứ hai, luận văn đã trình bày kết quả khảo sát, điều tra về nội dung ngữ pháp được quy định trong chương trình và được cụ thể hóa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5; kết quả khảo sát thực trạng dạy học ngữ pháp ở lớp 5 tỉnh Lào Cai (gồm kết quả khảo sát ý kiến giáo viên về chương trình, nội dung, kết quả dạy học phần ngữ pháp ở lớp 5 và kết quả khảo sát kĩ năng ngữ pháp của học sinh lớp 5 ở ba trường tiểu học tỉnh Lào Cai
Những nội dung được trình bày ở Chương 1 đã tạo cơ sở lí luận và thực tiễn cần thiết cho việc triển khai xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng ngữ pháp của học sinh lớp 5 được thực hiện ở Chương 2
Trang 38Chương 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH LỚP 5 TỈNH LÀO CAI 2.1 Dẫn nhập
Chương này sẽ đề cập đến vấn đề: xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng ngữ pháp (kĩ năng về từ loại và kĩ năng về câu) cho học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai Ở nội dung này, luận văn sẽ xác định các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập nhằm định hướng cho nội dung quan trọng sau đó là đề xuất hệ thống bài tập phù hợp với
các nguyên tắc đã xác định
Chúng tôi xác định Chương 2 là chương trọng tâm của luận văn vì việc xây
dựng được hệ thống bài tập có tính khoa học, phù hợp, khả thi không chỉ có ý nghĩa lí luận mà còn giúp giáo viên vận dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học ngữ pháp nói riêng, tiếng Việt nói chung
2.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
2.2.1 Đảm bảo mục tiêu của môn học
Môn Ngữ văn là môn thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học Ở cấp tiểu học, môn này có tên là Tiếng Việt
Nội dung của môn Ngữ văn mang tính tổng hợp trong đó, nội dung cốt lõi bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (ở tiểu học và trung học cơ sở), chương trình được thiết kế
tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe Kiến thức tiếng Việt và văn học
được tích hợp trong quá trình dạy học để đạt được các kĩ năng trên đây
Mục tiêu của giai đoạn giáo dục cơ sở là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp có hiệu quả trong cuộc sống và học tập các môn Để đạt được mục tiêu này, học sinh không chỉ cần có các kiến thức, kĩ năng về ngữ âm, chính tả, từ vựng mà còn cần có các kiến thức, kĩ năng về ngữ pháp (từ loại, câu)
Ở cấp tiểu học, cùng với mục tiêu, phát triển những phẩm chất chủ yếu (yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương, ý thức cội nguồn, yêu cái đẹp, cái thiện, có cảm xúc lành mạnh, hứng thú, học tập, lao động, thật thà, ngay thẳng, có trách nhiệm với bản
Trang 39thân, gia đình, xã hội.), môn Tiếng Việt còn giúp học sinh hình thành, phát triển các
năng lực chung, năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe với mức
độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản, đọc được nội dung của văn bản, liên hệ so sánh ngoài văn bản, viết đúng chính tả, ngữ pháp viết được một số câu, đoạn, bài văn
ngắn [Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018, trang 5] Để đạt được
mục đích phát triển năng lực ngôn ngữ chỉ ra trên đây, rõ ràng không thể không chú ý việc rèn luyện kĩ năng ngữ pháp (kĩ năng về từ loại và kĩ năng về câu) cho học sinh
2.2.2 Đảm bảo phù hợp với yêu cầu nội dung dạy học tiếng Việt ở lớp 5
Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn (2018), các mục tiêu
môn học như chỉ ra trên đây được cụ thể hóa ở nội dung dạy học và yêu cầu đạt được
đối với từng cấp học, lớp học Ở lớp 5, chương trình quy định rõ những Kiến thức
tiếng Việt cần dạy học (phù hợp với điều đó là các kĩ năng cần đạt được) Cụ thể về
ngữ pháp có bốn nội dung mà chương trình quy định là: 3.1 Đại từ và kết từ: đặc
điểm và chức năng, 3.2 Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng; 3.3 Công dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối; 4.2 Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác dụng Đối với
các nội dung này, yêu cầu mà học sinh cần đạt là phải nhận biết (xác định), hiểu (phân tích) được các đơn vị, hiện tượng, quy tắc ngữ pháp trên đây và vận dụng được
vào hoạt động giao tiếp (đọc, viết, nói, nghe) có hiệu quả
Như vậy, khi xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cho học sinh lớp 5, cần thiết là phải bám sát, đảm bảo sự phù hợp với nội dung yêu cầu đã chỉ
ra trên đây
2.2.3 Đảm bảo tính khoa học, hệ thống
Tính khoa học đòi hỏi các loại bài tập rèn luyện kĩ năng ngữ pháp cho học sinh lớp 5 cần được xây dựng sao cho không chỉ đảm bảo sự chính xác về kiến thức mà còn có sự chuẩn mực trong cách trình bày diễn đạt Tính khoa học cũng đòi hỏi sự kế thừa, phát huy những kết quả mà học sinh đã đạt được ở các lớp trước đó Tính hệ thống đòi hỏi các bài tập cần được lựa chọn, sắp xếp theo mạch kiến thức và mức độ
kĩ năng cần đạt đối với học sinh Theo nguyên tắc này, hệ thống bài tập cần được trình bày theo trình tự nhất định (từ nhóm bài tập đến loại, kiểu, dạng)
Trang 402.2.4 Đảm bảo sự phù hợp với đối tượng
Chú ý đến đặc điểm của đối tượng là nguyên tắc quan trọng trong dạy học Tuy nhiên, vận dụng cụ thể nguyên tắc là vấn đề rất phức tạp Theo nguyên tắc này, hệ thống bài tập được xây dựng ngoài việc phải đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của môn học như đã chỉ ra còn cần chú ý đến đặc điểm riêng của học sinh lớp 5 tỉnh Lào Cai; trong
đó có đặc điểm về nhận thức (tư duy), về ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng về từ loại, về câu (những điểm hạn chế đã bộc lộ qua những kết quả khảo sát thực tế) Hướng tới sự đảm bảo nguyên tắc này, khi xây dựng hệ thống bài tập, tác giả luận văn sẽ cố gắng chú ý cả ba loại bài tập xét theo mức độ (dễ, trung bình và khó) để có sự phù hợp với các đối tượng học sinh Về cách trình bày, luận văn sẽ cố gắng lựa chọn cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của học sinh miền núi; đồng thời, chú ý kiểu bài tập trắc nghiệm khách quan cũng như cách trình bày bằng sơ đồ, bảng biểu (tỏ ra phù hợp với tư duy mang tính cụ thể, trực quan của học sinh miền núi)
2.2.5 Đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả
Theo nhận thức chung, một hệ thống bài tập tốt cần đảm bảo tính khả thi (có thể
áp dụng vào thực tiễn) và tính hiệu quả (có ý nghĩa lí luận nhất định và góp phần nâng cao chất lượng dạy học) Để đảm bảo nguyên tắc này, hệ thống bài tập mà luận văn đề xuất cần thực sự có chất lượng và nhờ điều đó, có thể sử dụng trong các trường hợp sau: 1) Bổ sung cho hệ thống bài tập đã có ở sách giáo khoa trong dạy chính khóa; 2) Làm tài liệu phụ đạo cho học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh khá giỏi; 3) Sử dụng trong các đợt kiểm tra, đánh giá thường xuyên hoặc đột xuất Việc sử dụng, khai thác tốt hệ thống bài tập trong ba trường hợp trên đây sẽ đem lại hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
2.2.6 Đảm bảo tính tích hợp
Tích hợp là một trong những nguyên tắc dạy học hiện đại, trong đó có dạy học ngữ văn Trong dạy học ngữ văn, tính tích hợp được thể hiện ở chỗ cần đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa dạy văn và dạy tiếng Việt, coi tiếng Việt là công cụ để tìm hiểu, khám phá văn chương (văn bản nói chung); đồng thời, tiếng Việt cũng là công cụ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm khi nói (viết) Theo nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp, các ngữ liệu được sử dụng trong hệ thống bài tập cần được rút ra từ các văn bản trong bài