1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

157 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Tống Thị Hương
Người hướng dẫn Ts. Phạm Văn Cường, Ts. Đoàn Thị Cúc
Trường học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về vai trò của giáo dục kĩ năng xã hộicho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Lương .... Thực trạng việc tổ chức thực hiện quản lý gi

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TỐNG THỊ HƯƠNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN

LU N VĂN THẠC SĨ KHO HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Trang 3

LỜI C M ĐO N

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS Phạm Văn Cường và TS Đoàn Thị Cúc Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai

công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây Luận văn

có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các

sách, giáo trình, tài liệu, liên quan đến nội dung đề tài

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2022

Tá ả luận văn

T n T ị Hươn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học sư phạm -Đại học Thái Nguyên Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy, cô giáo

Xin ngỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Phạm Văn Cường và TS Đoàn Thị Cúc - người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Và hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình Xin được gửi đến thầy sự biết ơn và lòng kính trọng nhất

Cảm ơn anh/chị em đồng nghiệp, và các em học sinh ở các trường mẫu giáo huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khảo sát, cung cấp số liệu, tư vấn khoa học trong quá trình nghiên cứu của tác giả và trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2022

Tá ả luận văn

T n T ị Hươn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 4

C ƣơn 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 6

1.2 Các khái niệm cơ bản 8

1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục 8

1.2.2 Khái niệm kĩ năng xã hội, giáo dục kĩ năng xã hội 10

1.2.3 Khái niệm giáo dục và quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 13

Trang 6

1.3 Lý luận về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường

mầm non 13

1.3.1 Mục tiêu giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 13

1.3.2 Vai trò của giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 15

1.3.3 Nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 16

1.3.4 Phương pháp tổ chức giáo dục phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 18

1.3.5 Hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non 20

1.4 Một số vấn đề lí luận về quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non 22

1.4.1 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 22

1.4.2 Nội dung quản lý giáo dụckĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 24

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 28

1.5.1 Yếu tố chủ quan 28

1.5.2 Yếu tố khách quan 29

Kết luận chương 1 33

C ươn 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 34

2.1 Tổng quát về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 34

2.1.1 Khái quát về huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 34

2.1.2 Đặc điểm tình hình giáo dục MN huyện Phú Lương 36

Trang 7

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 37

2.2.1 Mục đích khảo sát 37

2.2.2 Đối tượng khảo sát 37

2.2.3 Nội dung khảo sát 38

2.2.4 Phương pháp khảo sát 39

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Lương 39

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về vai trò của giáo dục kĩ năng xã hộicho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Lương 39

2.3.2 Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non huyện Phú Lương 41

2.3.3 Thực trạng phương pháp tổ chức giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm nonhuyện Phú Lương 44

2.3.4 Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm nonhuyện Phú Lương 47

2.3.5 Thực trạng kết quả giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non huyện Phú Lương 49

2.4 Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Lương 51

2.4.1 Thực trạng việc lập kế hoạch quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Lương 51

2.4.2 Thực trạng việc tổ chức thực hiện quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Lương 55

2.4.3 Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục kĩ năng xã hộicho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Phú Lương 58

Trang 8

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu hoạt động quản lý giáo dục kĩ năng xã

hộicho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Lương 64

Kết luận chương 2 68

C ươn 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 70

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 70

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và phát triển 70

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính thực tiễn 71

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 71

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục 72

3.2 Một số biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm nonhuyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 73

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức tầm quan trọng của hoạt quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 73

3.2.2 Tổ chức nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trực tiếp tham gia quản lý và giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 75

3.2.3 Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 78

3.2.4 Chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội trong hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 80

3.2.5 Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên dựa vào năng lực và phản hồi thông tin để cải tiến 83

Trang 9

3.2.6 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 85

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 87

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 88

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 89

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 89

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 89

3.4.4 Quy trình khảo nghiệm 89

3.4.5 Phương pháp khảo nghiệm 89

3.4.6 Kết quả khảo nghiệm 90

Kết luận chương 3 98

KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ 100

1 Kết luận 100

1.1 Kết quả nghiên cứu lý luận 100

1.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng 100

1.3 Luận văn đề xuất 6 biện pháp QLHĐ giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 101

2 Kiến nghị 102

2.1 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lương 102

2.2 Đối với Ban giám hiệu các trường MN huyện Phú Lương 103

2.3 Đối với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phụ trách nhóm trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường 104

2.4 Đối với gia đình và các tổ chức xã hội tại địa phương 105

TÀI LIỆU TH M KHẢO 107 PHỤ LỤC

Trang 11

D NH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô trường MN trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái

Nguyên năm học 2021 - 2022 36 Bảng 2.2: Quy mô số lượng đối tượng khảo sát 38 Bảng 2.3:Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về vai trò của giáo dục

KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Lương 40 Bảng 2.4:Đánh giá của CBQL, GVMN về mức độ thực hiện và hiệu quả

thực hiệncác nội dunggiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN huyện Phú Lương 42 Bảng 2.5: Đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng phương pháp tổ chức

giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường

MN huyện Phú Lương 44 Bảng 2.6: Đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng hình thứctổ chức

giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường

MNhuyện Phú Lương 47 Bảng 2.7: Đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng kết quả giáo dục KNXH

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN huyện Phú Lương 50 Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng việc lập kế hoạch QL

giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MNhuyện Phú Lương 52 Bảng 2.9: Đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng việc tổ chức thực

hiện QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Lương 56 Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng công tác chỉ đạo

thực hiện kế hoạch QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Lương 59

Trang 12

Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng công tác kiểm tra,

đánh giá kết quả QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

ở các trường MN huyện Phú Lương 62 Bảng 2.12: Đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu HĐQL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Lương 65 Bảng 3.1 Đánh giá của các khách thể khảo sát vềtính cần thiếtcủa các biện

pháp QLHĐ giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổitại các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 91 Bảng 3.2 Đánh giá của các khách thể khảo sát vềtính khả thi của các biện

pháp QLHĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 93 Bảng 3.3 Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của

cácbiện pháp QLHĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 96

Trang 13

D NH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 2.1:So sánh mức độ nhận thứccủa CBQL, GVMN về vai trò của giáo dục

KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Lương 40 Biểu đồ 2.2: So sánh đánh giá của CBQL, GVMN về mức độ thực hiện và hiệu

quả thực hiện các nội dung giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN huyện Phú Lương 42 Biểu đồ 2.3: So sánh đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng phương pháp tổ

chứcgiáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MNhuyện Phú Lương 45 Biểu đồ 2.4:So sánh đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng hình thức tổ

chức giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường MN huyện Phú Lương 48 Biểu đồ 2.5: So sánh đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng việc lập kế

hoạch QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường

MN huyện Phú Lương 53 Biểu đồ 2.6: So sánh đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng việc tổ chức

thực hiện QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Lương 57 Biểu đồ 2.7: So sánh đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng công tác chỉ

đạo thực hiện kế hoạch QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Lương 60 Biểu đồ 2.8: So sánh đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng công tác kiểm

tra, đánh giá kết quả QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Lương 63 Biểu đồ 3.1: So sánh đánh giá của các khách thể khảo sát về tính cần thiết của

các biện pháp QLHĐ giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 92 Biểu đồ 3.2: So sánh đánh giá của các khách thể khảo sát vềtính khả thi của các

biện pháp QLHĐ giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 94

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý o ọn đề t

Luật giáo dục năm 2019 chỉ rõ vai trò, vị trí bậc học giáo dục MN như sau: Giáo dục MN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi Giáo dục MN nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một

Giáo dục MN luôn hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ, chuẩn

bị những năng lực, phẩm chất và các kĩ năng sống cần thiết Giáo dục phát triển kĩ nàng xã hội cho trẻ MN đã và đang là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục MN Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp trẻ tự tin, sống

có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các HĐ xã hội [6,tr1].Nhất là đối với trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị bước vào trường phổ thông

Có thể nói giáo dục KNXH đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi trước bước ngoặt chuẩn bị vào lớp 1 có một ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn, giúp trẻ phát triển về nhận thức, hiểu biết về các quy tắc, chuẩn mực xã hội, hình thành ở trẻ những kỹ năng ứng xử, giao tiếp, các hành vi với môi trường sống… những đóng góp này sẽ giúp trẻ phát triển và trưởng thành hơn cả về tâm lý, nhân cách cũng như thể chất để chuẩn bị hành trang vào trường phổ thông

Do vậy, giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là nhiệm vụ không thể thiếu và có ý nghĩa để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 và hơn thế nữa nó sẽ là viên gạch nhỏ xây nên bức tường thói quen vững chắc đi cùng con trong xuốt cuộc đời Từ vai trò to lớn đó QL giáo dục KNXH cho trẻ trong các cơ sở giáo dục MN nói chung và huyện Phú Lương nói riêng cần có sự quan tâm của các nhà QL giáo dục

Tuy nhiên việc HĐ giáo dục KNXH và quản l ý giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ nhiều hạn chế như:

Đối với HĐ giáo dục KNXH cho trẻ Một bộ phận GVMN còn có hạn chế

về kiến thức, kĩ năng tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Nội dung giáo dục

Trang 15

còn đơn điệu, chưa có sự đầu tư chuyên sâu để khơi gợi hứng thú đối với trẻ, các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục KNXH cho trẻ còn tẻ nhạt, trẻ chưa có điều kiện tham gia vào nhiều HĐ mang tính giáo dục gắn với độ tuổi Việc đánh giá kết quả KNXH của trẻ đôi khi GV chưa có các bộ công cụ, các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để kiểm chứng, GV chủ yếu vẫn dựa vào sự quan sát và nhận xét Việc bồi dưỡng chuyên môn sâu cho GV tuy được quan tâm thực hiện hàng năm, tuy nhiên chưa gắn với nhu cầu và những hạn chế của GV để hỗ trợ, chưa đúng với khả năng và nhu cầu cảu GV Bên cạnh đó cơ sở vật chất phục vụ cho HĐ giáo dục KNXH cho trẻ mới chỉ đảm bảo các yêu cầu cơ bản, cần có sự đầu tư và bổ sung để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho GV và trẻ trong giáo dục KNXH

Đối với QLHĐ giáo dục KNXH cho trẻ Một số nhà trường chưa coi trọng việc quản l ý các HĐ này, còn thực hiện một cách dập khuôn, máy móc, việc xây dựng kế hoạch QL giáo dục mới chỉ mang tính chất chung chung đối với các lĩnh vực phát triển của trẻ, chưa có kế hoạch cụ thể đối với từng lĩnh vực, trong đó có giáo dục KNXH, chưa bám sát vào đặc điểm tâm sinh l ý của trẻ, chưa tạo được động lực tham gia của đội ngũ GV, sự liên kết và phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong công tác QLHĐ giáo dục KNXH cho trẻ cũng còn những hạn chế…

Là một cán bộ QL chuyên môn cấp học MN mặc dù kinh nghiệm chưa

nhiều, tôi vẫn mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu "Quản lý giáo dục kĩ năng

xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên", với hy vọng những biện pháp này khi được áp dụng vào

thực tế sẽ giúp các trường MNQL tốt hơn các HĐ phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

tại các trường MN

2 Mụ đí n ên ứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MN huyện Phú Lương từ đó đề xuất một số biện pháp QLHĐ giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1 ở các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Trang 16

3.3 Đề xuất biện pháp QL giáo dụcKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường

MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

6 G ả t uyết o ọ

Quản lý giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những khó khăn, hạn chế và bất cập dẫn đến kết quả GDKNXH cho trẻ chưa đạt theo mục tiêu đề ra Nếu đề xuất

và áp dụng những biện pháp QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được xác định trong đề tài nghiên cứu này thì các nhà QL sẽ khắc phục được hạn chế

và nâng cao được chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của Nhà trường

7 P ƣơn p áp n ên ứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp lý thuyết, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hóa để nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2020, các tài

Trang 17

liệu về dự báo giáo dục của các nhà giáo dục, nhà khoa học, các tài liệu về giáo dục MN, QL giáo dục, QL giáo dục MN làm cơ sở lý luận trong luận văn

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,đối tượng là CBQL, tổ trưởng chuyên môn tổ mẫu giáo và GV dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về thực trạng giáo dục và quản l ý giáo dụcKNXH của cán bộ

QL và GVMN

- Phương pháp quan sát

Quan sát trực tiếp các HĐ giáo dục KNXH của GV và QL giáo dục KNXH của đội ngũ cán bộ QL trường MN Phát hiện, thu thập các thông tin về QLgiáo dục KNXH của các trường MN trên địa bàn

- Phương pháp trò chuyện

Trao đổi với CBQL cấp trường; Tổ trưởng chuyên môn tổ mẫu giáo và GV trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi của các trường MN nhằm tìm hiểu sâu hơn thực tiễn HĐQL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của các trường trên địa bàn huyện

7.3 Phương pháp toán th ng kê

Phương pháp này tôi dùng phần mềm Excel và phần mềm SPSSđể sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài nhằm thống kê, phân tích và xử lý số liệu, giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng hiệu quả QL giáo dụcKNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

8 Cấu trú luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày gồm 3 chương:

C ƣơn 1: Cơ sở lý luận của QL giáo dụcKNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi ở trường MN

C ƣơn 2: Thực trạng QL giáo dụcKNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại

các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

C ƣơn 3: Biện pháp QL giáo dụcKNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại

các trường MN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Trang 18

C ươn 1

CƠ SỞ LÝ LU N VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Tổn qu n n ên ứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Từ những năm 1989, Bộ Lao động Mỹ đã thành lập một Ủy ban vềrèn luyện các kĩ năng cần thiết cho người học Trong đó các kĩ năng mềm được chú

ý và quan tâm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng QL cảm xúc bản thân, kĩ năng thể hiện sự tự tin… Các kĩ năng này hướng tới phát triển ở người học các KNXH,

kĩ năng thích ứng và đối phó, đương đầu trong cuộc sống cá nhân Bộ Giáo dục

Mỹ cũng đặc biệt quan tâm đến rèn các KNXH cho trẻ ở độ tuổi tiền học đường Họ xem đây là cơ sở, nền tảng để trẻ thích ứng với bước ngoặt khi trở thành người học sinh thực thụ

Vào những năm đầu thập niên 90, một số nước Châu Á như: Ấn Độ, Lào,Campuchia, Indonexia, Malaysia, Thái Lan,… đã đưa ra cách thiết kế chương trình giáo dục và trang bị kĩ năng như: lồng ghép tích hợp vào chương trình dạy chữ, học vấn, vào tất cả các môn học và các chương trình ở những mức độ khác nhau Hệ thống nhà trường trong các nước có sự đổi mới mạnh mẽ, chuyển từ dạy kiến thức sang rèn kỹ năng cho người học, phát triển năng lực người học Trong các kỹ năng dạy học trong nhà trường, hệ thống các KNXH được quan tâm và đưa vào khung năng lực người học như kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng QL cảm xúc bản thân…

Năm 2002, Bộ Giáo dục đào tạo và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc đã xuất bản cuốn “Kĩ năng hành nghề cho tương lai” Hội đồng giáo dục quốc gia

Úc đã chỉ rõ những yêu cầu đối với con người thế kỷ 21, họ đưa ra hệ thống các

kĩ năng đối với thế hệ trẻ trong thời kĩ hội nhập và phát triển Trong các kĩ năng

đó các KNXH được nhấn mạnh như: Kĩ năng thích ứng, kĩ năng nhận thức xác định giá trị bản thân, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kỹ năng thương

Trang 19

thuyết… Điều này cho thấy, vào những năm đầu của thế kỷ 21, vấn đề giáo dục KNXH cho người học được nhiều quốc gia quan tâm và tổ chức thực hiện để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội

Năm 2005, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng giáo dục quốc gia, gần 20 ngàn trường tiểu học trên khắp nước Anh bắtđầu áp dụng một chương trình mới của

Bộ Giáo dục nhằm dạy học sinhcách hoàn thiện các KNXH, chẳng hạn như cách kết bạn, cách giảiquyết các cuộc cãi cọ, cách chế ngự sự ghen ghét hay các bài học khuyếnkhích trẻ khen ngợi bạn bè, tha thứ cho lỗi lầm của người khác Chươngtrình rất đa dạng với các giờ học khuyến khích các em nói về cảm xúc củamình, yêu cầu các em xây "một bức tường tình bạn", trong đó viết về giátrị của tình bạn lên các viên gạch sáng kiến này của Bộ Giáo dục Anhnhận được nhiều lời khen ngợi từ phía phụ huynh Với chương trình giáo dục linh hoạt và gắn với thực tế, quy mô và cách thức tổ chức đã ngày cảng được lan rộng và có ảnh hưởng đến nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, việc giáo dục cho con trẻ biết đối nhân xử thế, kinh nghiệm làm ăn để đáp ứng và biến ứng với những rủi ro, sự cố, những điều không mong muốn,… đã được phản ánh khá phong phú qua hệ thống danh ngôn, ca dao, tục ngữ và những lời dạy của người xưa

Cùng với “kĩ năng sống”, thuật ngữ “KNXH” bắt đầu đượcquan tâm tại Việt Nam vào những năm đầu thập niên 90, khi xã hội bắt đầucó những chuyển biến phức tạp về nền kinh tế thị trường và việc du nhậpcác nền văn hóa từ các nước bên ngoài vào Việt Nam đã tác động rất lớnđến cách nghĩvà bản chất sinh hoạt lao động của con người.Tại Viêt Nam đầu những năm 90, Thủ tướng chính phủ cũng đã cóvăn bản chỉ đạo tại Quyết định 1363/TTg về việc cần rèn luyện kĩ năng xãhội ở các bậc học, nội dung của quyết định cũng đã có đề cập đến việc trangbị cho người học những hiểu biết về văn hóa ứng xử, về thái độ sống

Trang 20

Năm 2009, Trung tâm hỗ trợ sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức diễn đàn “Những kĩ năng thực hành xã hội dành cho sinh viên” và thông qua diễn đàn này tài liệu “Những kĩ năng thực hành xã hội dành cho sinh viên” cũng đã được xuất bản

Năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển chọn tổ chức và

cá nhân chủ trì thực hiện đề tài/ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ theo Công văn số 3198/ Bộ GDĐT-KHCNMT ngày 13/05/2011.Danh mục tuyển chọn của Bộ gồm 181 đề tài và 12 nhiệm vụ thuộc cáclĩnh vực Khoa học

và công nghệ, trong đó có 2 đề tài sau: (1) Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở và vai trò của nhà trường

Các công trình nghiên cứu về giáo dục KNXH và QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo nhìn chung còn rất hạn chế Mới chỉ có một số công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí như:

Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển tình cảm và KNXH cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ

đề, sáng kiến kinh nghiệm giáo dục MN năm 2013

Tác giả Nguyễn Thị Loan nghiên cứu: Giáo dục tình cảm và KNXH cho trẻ MN, sáng kiến kinh nghiệm giáo dục MN năm 2014

Tác giả Lê Thị Hồng Thủy nghiên cứu đề tài: “Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại thị trấn Dĩ An” Luận văn thạc sĩ giáo dục học năm 2014

Tác giả Hoàng Thị Huyền nghiên cứu: Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm, KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN An Thọ thông qua HĐ góc, sáng kiến kinh nghiệm giáo dục MN năm 2015

Tác giả Nguyễn Thi Thu Hạnh với công trình nghiên cứu: Giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm” Luận án tiến sĩ khoa học

năm 2021

Trang 21

Như vậy, các công trình nghiên cứu về giáo dục KNXH cho trẻ MN nói chung cong khá ít Các bài viết, sáng kiến mới chỉ đi vào nội dung tích hợp giáo dục KNXH cho trẻ thông qua các HĐ Chưa có công trình nghiên cứu nào

đi sâu vào QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục MN

Vì vậy, đề tài chúng tôi nghiên cứu có ý nghĩa bổ sung cả về mặt lý luận và thực tiễn lớn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục MN nói chung, ở huyện Phú Lương nói riêng

1.2 Cá á n ệm ơ bản

1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục

* Khái niệm quản lý

QL là một HĐ cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người Khái niệm QL được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học Do vậy có nhiều cách định nghĩa về khái niệm QL Các nhà nghiên cứu nhiều góc độ tiếp cận để có những quan niệm khác nhau về khái niệm này

Theo H.Koontz “QL là một HĐ thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp

những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức Mục đích của mọi nhà QL là hình thành môi trường mà trong đó con người có thể đạt được mục đích của tổ chức Mục đích của mọi nhà QL là hình thành môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [5, tr15]

Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, xuất phát từ các góc độ khác nhau cũng

đã đưa ra những khái niệm QL:

Xuất phát từ các loại hình HĐQL, các tác giả Nguyễn Đức Trí cho rằng

“QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các HĐ (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [13,tr15]

Tác giả Vũ Dũng cho rằng“QL là sự tác động có định hướng, có mục

đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó”

[5, tr45]

Trang 22

Tác giả Trần Kiểm đưa ra khái niệm QL“QL là những tác động của chủ

thể QL trong việc huy động, phát huy, kết hợp , sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [15, tr29]

Từ một số khái niệm chúng ta thấy, QL là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, mỗi một lĩnh vực có một hệ thống lý luận riêng: các nhà kinh tế thiên về QL nền sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về QL nhà nước, các nhà điều khiển học thiên về quan điểm cho hệ thống Cho nên khi đưa các định nghĩa về QL, các tác giả thường gắn với các loại hình QL cụ thể hoặc phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực HĐ hay nghiên cứu của mình Nhưng bất cứ một tổ chức, một lĩnh vực nào, từ sự HĐ của nền kinh tế quốc dân, của một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp đến một tập thể nhỏ như tổ chuyên môn, tổ sản xuất, bao giờ cũng có hai phân hệ: người QL và đối tượng được

QL Đó là một loại HĐ xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung Vì vậy, những nhà QL phải luôn luôn mềm dẻo, linh hoạt để vận dụng những nguyên tắc QL khác nhau trong từng lĩnh vực và tình huống cụ thể cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả QL cao nhất

Từ nội hàm của khái niệm QL cho thấy:

- QL được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội Tức là HĐQL chỉ cần thiết và tồn tại đối với một nhóm người

- QL gồm công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện công việc và đạt mục đích của nhóm

- HĐQL gồm hai bộ phận cấu thành: Chủ thể QL và đối tượng QL

- Khi nói đến HĐQL chúng ta chủ yếu nói đến HĐQL con người

- Hệ thống QL được hiểu như sự phối hợp có tổ chức và thống nhất Qua các cách giải thích về QL của các tác giả trong và ngoài nước, tuy

có nhiều cách hiểu, cách diễn đạt khác nhau, song có thể hiểu một cách khái

Trang 23

quát: QL là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ

thống của chủ thể QL đến khách thể QL, nhằm huy động các nguồn lực trong

và ngoài tổ chức để đạt tới mục đích chung của tổ chức và phù hợp với quy luật

vận động phát triển khách quan

* Khái niệm quản lý giáo dục

QL giáo dục vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật với nhiều vấn

đề lớn, khó khăn, phức tạp diễn ra trong môi trường liên tục thay đổi Khi nói

về khái niệm QL giáo dục cũng có nhiều quan niệm khác nhau như:

Tác giả Nguyễn Kỳ cho rằng ”QL giáo dục được hiểu là những tác động

tự giác (có kế hoạch, có mục đích) của chủ thể QL đến tất cả các mắt xích của

hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [15, tr10]

Tác giả Bùi Trọng Tân cho rằng ”QL giáo dục là HĐ tự giác của chủ thể

QL nhằm huy động, tổ chức, điều phói, điều chỉnh, giám sát một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [15, tr10]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đưa ra khái niệm ”QL giáo dục là thực

hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa hệ thống giáo dục, nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ

và với từng học sinh”[15, tr11]

Từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu: ”QL giáo dục là hệ thống những

tác động tự giác của chủ thể QL đến các nguồn lực bên trong và bên ngoài hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục đã

đề ra theo yêu cầu xã hội”

1.2.2 Khái niệm kĩ năng xã hội, giáo dục kĩ năng xã hội

* Khái niệm kĩ năng

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng tác giả Nguyễn Như Ý “Kĩ năng là

khả năng ứng dụng tri thức khoa học và thực tiễn” [14, tr10]

Trang 24

Từ điển Tâm lý học, NXBKHXH, Hà Nội, Kĩ năng được định nghĩa “Kĩ

năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”

Có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về kĩ năng và đã đưa ra những quan điểm khác nhau Từ các quan điểm đó có thể cho thấy có 2 hướng hiểu kĩ năng như sau:

+ Khuynh hướng thứ nhất: KN được xem xét nghiêng về mặt kĩ thuật

của thao tác hay hành động, HĐ Đó là quan niệm của tác giả:V.X Rudich, V.A.Krutexki, A.G Coovaliov, Trần Trọng Thủy…

Tác giả V.A.Krutexki cho rằng: “KN là các phương thức thực hiện HĐ - những cái mà con người đã nắm vững” Theo ông chỉ cần nắm vững phương thức hành động là có kĩ năng, không cần đến kết quả của hành động.[20, tr15]

+ Khuynh hướng thứ hai: Kĩ năng được xem xét nghiêng về mặt năng

lực của con người Theo quan niệm này thì kĩ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, vừa có tính mục đích Khuynh hướng này có N.Đ.Levitov, K.K Platonov, Nguyễn Quang Uẩn, Lê Văn Hồng, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết, Trần Quốc Thành…

Hai quan điểm nói trên, về thực chất không phủ định nhau Sự khác nhau giữa hai khuynh hướng chủ yếu ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần cấu trúc của kĩ năng cũng như tính đặc thù của chúng Khuynh hướng thứ nhất chỉ thừa nhận sự tồn tại kĩ năng mang tính thao tác kĩ thuật của hành động, chúng là cơ

sở của việc hình thành kĩ xảo Khuynh hướng thứ hai thừa nhận sự tồn tại kĩ năng mang tính năng lực là chủ yếu

Như vậy, muốn thực hiện có kết quả một hành động nào đó cần phải có

kĩ năng Kĩ năng không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động, là phương tiện của hành động phù hợp với mục đích mà kĩ năng là năng lực thực hiện một công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong thời gian nhất định, trong điều kiện mới Như vậy, kĩ năng thể hiện mặt kĩ thuật của hành động, năng lực

Trang 25

hành động và trình độ thao tác tư duy Người có kĩ năng về hành động nào đó phải có tri thức về hành động đó, hành động theo đúng yêu cầu và đạt kết quả trong mọi điều kiện khác nhau

Một số nhà khoa học Việt Nam: Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Trần Quốc Thành, Trần Hữu Luyến cũng quan niệm kĩ năng là một mặt năng lực của con người thực hiện mà công việc đạt kết quả

Trên cơ sở xem xét các khái niệm về kĩ năng đã trình bày ở trên, chúng

tôi xác đinh khái niệm theo khuynh hướng thứ 2, cụ thể chúng tôi cho rằng: Kĩ

năng là khả năng thực hiện có kết quả hành động nào đó dựa trên cơ sở của những tri thức, kinh nghiệm đã có và những điều kiện nhất định, kĩ năng là năng lực của con người được hình thành do luyện tập.”

* Khái niệm kĩ năng xã hội

KNXH là những cách thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống xã hội nhằm giúp con người thích nghĩ và phát triển tốt hơn Tuỳ từng giai đoạn phát triển, với sự mở rộng dần phạm vĩ HĐ, sự đa dạng của các HĐ và sự phong phú của các mối quan hệ thì các kĩ nàng xã hội cũng phát triển dần lên Các môi trường xã hội của con người khá rộng, từ gia dinh, trường lớp, tới các tổ chức cộng đồng khác Ở mỗi nơi với đặc điểm riêng sẽ đòi hỏi những KNXH riêng

Khi nói đén KNXH có nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau

Theo Nguyễn Hà Anh “KNXH là tập hợp các năng lực của con người hỗ trợ

cho việc giao tiếp và tương tác với người khác một cách thuận lợi biểu hiện rõ nét nhất trong các mối quan hệ được tạo ra, xúc tiến việc tiếp cận và chia sẻ thông tin trong đời sống xã hội”[6, tr25]

Theo Vũ Ngọc Bảo “KNXH chính là những năng lực mà bạn có

được, chúng tạo ra sự thuận lợi cho HĐ giao tiếp, truyền đạt thông tin đến người khác, giúp con người thích nghi với những quy tắc và chuẩn mực xã hội”[11, tr21]

Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu: “KNXH là một năng lực của cá

nhân được hình thành nhờ tập luyện, giúp con người nhận thức được bản thân

Trang 26

trong các quy tắc ứng xử xã hội, thích nghi với yêu cầu xã hội và môi trường sống để phát triển”

1.2.3 Khái niệm giáo dục và quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

* Khái niệm giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo

Từ khái niệm giáo dục, khái niệm KNXHchúng ta có thể hiểu: “Giáo

dục KNXH cho trẻ MN là quá trình tác động có mục đích, có ý thức của người

GV đến trẻ, nhằm hình thành ở trẻ những hành vi, thói quen theo các quy tắc ứng xử xã hội, giúp trẻ thích nghi với đời sống gần gũi và quen thuộc hàng ngày, tạo nên sự phát triển tâm lý, nhân cách”

* Khái niệm quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo

Trên cơ sở khái niệm QL, QL giáo dục, giáo dục KNXH ta có thể hiểu

khái niệm QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo như sau: “QLgiáo dục KNXH

cho trẻ mẫu giáo là HĐ có mục đích, có tổ chức của chủ thể QL (CBQL trường MN) tác động đến HĐ giáo dục phát triển tình cảm xã hội cho trẻ bằng hệ thống những biện pháp QL, nhằm thực hiện mục tiêu lĩnh vực giáo dục KNXH Qua đó giúp nhà trường QL toàn diện và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu xã hội đề ra

1.3 Lý luận về áo ụ ĩ năn x ộ o trẻ m u áo 5-6 tuổ ở trƣ n

Trang 27

phát triển đó là: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và KNXH, phát triển thẩm mỹ

Căn cứ vào Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường mầm non và Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 Thông tư ban hành chương trình giáo dục mầm non Mục tiêu giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN bao gồm:

- Phát triển hành vi và quy tắc ứng xử xã hội bao gồm:

+ Thực hiện một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường)

+ Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự

+ Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận; yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình; quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn

+ Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”

- Phát triển kĩ năng quan tâm đến môi trường bao gồm:

+ Tiết kiệm điện, nước

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường

+ Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối

Để giáo dục phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực HĐ một cách vui vẻ Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để

có phương pháp giáo dục phù hợp Tổ chức hợp lý các hình thức HĐ cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế [2]

Trang 28

1.3.2 Vai trò của giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Kĩ năng XH là các kĩ năng giúp cá nhân nhận thức, ứng xử, giao tiếp và thích ứng thánh công trong xã hội Đó là các kĩ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, biểu hiện thái độ và hành vi ứng xử

áp dụng vào giao tiếp giữa người với người hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc các tố chức [6, tr12] Việc giáo dục các KNXH cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi có vai trò rất quan trọng đối với trẻ Cụ thể là:

- Giáo dục KNXH góp phần phát triển nhận thức cho trẻ Việc thường

xuyên cho trẻ được tiếp xúc (trực tiếp hay gián tiếp) các hiện tượng, sự kiện

XH trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp trẻ tăng cường vốn sống, vốn biểu tượng về các sự vật, hiện tượng trong XH; đồng thời, góp phần tích cực vào việc rèn luyện và phát triển các khả năng nhận thức như: quan sát, tư duy (phân tích, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, )

Ví dụ: GV tố chức cho trẻ xem phim “Có khách đến chơi nhả” và trò chuyện với trẻ đế kích thích trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, qua đó phát triển vốn

XH cho trẻ: Khi khách đến nhà, bạn nhỏ làm những việc gì? Khi được tặng quà, bạn nhỏ đã có những hành động cảm ơn như thế nào? Con đã từng được nhận quà chưa? Lúc được tặng quà con đã làm gì? Nên àảm gì để thể hiện sự biết ơn của mình khi được nguời khác tặng quà?

- Giáo dục KNXH góp phẩn phát triển thái độ và tình cảm cho trẻ Việc

quan sát các hiện tượng XH dưới sựhướng dẫn của GV sẽ giúp trẻ nhận biết các quy tắc hành vi, các chuẩn mực đạo đứcXH trong gia đình, nhà trường, cộng đồng, đểtừđó trẻ biết điều khiển, điềuchính hành vi, bày tỏ thái độ, tinh cảm của mình một cách phù hợp, hòanhập được với người khác, với XH Đó chính

là cơ sở để nuôi dưỡng lòng cảm thông, tình yêu thương chia sẻ của trẻ đối với mọi người, hình thành thái độ tôn trọng vả đối xứ tốt với những người xung quanh GD KNXH cho trẻ nhằm xây dựng vẻ đẹp tân hồn, phấm chất con

Trang 29

người, biết quý trọng bàn thân tăng sức đề kháng bảo vệ bản thân và phát triển năng lực hòa nhập với môi trường xung quanh hôm nay và tự tin vũng bước trong tương lai

- Giáo dục KNXH góp phần phát triển hành vi thói quen Trên cơ sơ

nhận thức về quy tắc hành vi và chuẩn mực đạo đức XH, đầu tiên được học cáchđánh giá hành động, hành vi của nguời khác, sau được tự nhận thức và đánh giá những hành động, hành vi của bản thân Việc thường xuyên lặp lại những hánh động, hành vi phù hợp với quy tắc và chuẩn mực đạt được, được nguời khác và XH chấp nhận sẽ giúp hình thành ở đứa trẻ những hành vi, thói quen tích cực trong các mối quan hệ xung quanh GV cần phối hợp với gia đình

đê GD hình thành cho trẻ cả những hành vi văn hóa và thói quen văn minh

Ví dụ: xếp háng nơi công cộng, bỏ rác vào thùng rác ở gia đình, nhá trường, nơi công cộng, tham gia giao thông an toàn,

Tóm lại, GD KNXH góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng để giúp trẻ hoàn thiện bản thân, thích ứng với cuộc sống Đặc biệt, GD KNXH góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng cho trẻ 5-6 tuổi vào học lớp 1

1.3.3 Nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

- Nhóm KN nhận thức XH

Trong quá trình sống vàHĐ con người nhận thức - phản ánh được hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơsở đócon người tỏ thái độvà hành động đối với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân mình

KN nhận thức ởđây cần được hiểu là nhận thức các đối tượng XH như: hiện tượng, sựkiện, hoàn cảnh quy luật XH chứ không phải là nhận thức về các kiến thức hiểu biết về động vật thực vật, thiên nhiên, Nhóm KN nhận thức XH ở trẻ bao gồm các KN cụ thể như: KN nhận thức vị thế của bản thân (vị thế của trẻ ở gia đình nhà trường, nơi công cộng); KN quan sát các hiên tượng XH; KN

Trang 30

tư duy các hiện tượng XH (phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các hiện tượng XH); KN ra quyết định và giải quyết vấn đề; KN nhận xét, đánh giá

- Nhóm KN ứng xứ và giao tiếp XH

Ứng xử thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, ứng xử đó là những phản ứng của cá nhân Sựphản ứng đó được thể hiện qua thái độ, hành vi,

cử chỉ cách nói năng tùy thuộc vào nhận thức và nhân cách của từng cá nhân, ứng

xử được quy định bởi các chuẩn mực XH Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và XH Nếu không có giao tiếp với người khác thì cá nhân không thể phát triển Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ XH, lĩnh hội nền văn hóa XH, đạo đức, chuẩn mực XH Nhóm này có các KN cụ thể như: KN thể hiện tình cảm; KN kiểm soát cảm xúc;KN quan tâm giúp đỡ;KN ứng phó với căng thẳng; KN giải quyết mâu thuẫn; KN lắng nghe tích cực; KN bảy tỏ ý kiến;

KN kết bạn (làm quen), giới thiệu về bản thân; KN thảo luận nhóm

- Nhóm KN thích ứng XH

Thích ứng XH lá mức độ thích ứng cao nhất chỉ có ở con người Đặc trưng của thích ứng XH đó là việc con người sống trong môi trường XH, tiếp nhận các giá trị XH, hòa nhập vào XH, có khả năng đáp ứng những yêu cầu của

XH Thích ứng XH với trẻ là khả năng trẻ đối mặt với các hoàn cảnh XH mà không bị căng thăng mệt mỏi Là khả năng sống, HĐ và phát triển trong môi trường XH có sự thay đổi (chuyển trường, đến sống cùng một gia đình khác, vào một lớp học mới, tham gia HĐ cùng những người mới, ) Đối với trẻ 5-6 tuổi, nhóm KN thích ứng XH bao gồm các KN: KN cộng tác; KN thích nghi với hoàn cảnh mới; KN tự điếu chỉnh; KN tuân thủ các quy tắc, quy định XH;

KN thỏa thuận, thương lượng; KN bảo vệ bản thân; KN tìm kiếm sự giúp đỡ

- Nhóm kĩ năng quan tâm đến môi trường Đặc trưng của nhóm kĩ năng này là cho trẻ hiểu biết về môi trường sống, có các hành vi tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, chung tay xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp Nhóm kĩ năng này bao gồm:KN sử dụng tiết kiệm điện, nước; KN giữ gìn vệ sinh môi trường; KN bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối

Trang 31

1.3.4 Phương pháp tổ chức giáo dục phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

* Phương pháp giảng giải

Giảng giải là phương pháp GVMN dùng lời nói để giảng giải, giải thích một vấn đề hay tính chất, đặc điểm nào đó của các KNXH nhằm giúp trẻ nhận thức đúng đắn về KNXH đó, làm cơ sở để trẻ luyện tập và thực hiện

Các nội dung giảng giải về kỹ năng xã hội bao gồm:

- Giảng giải giúp trẻ nhận thức đúng về các quy tắc xã hội

- Giảng giải về các kỹ năng, yêu cầu trong giao tiếp và ứng xử với mọi người xung quanh

- Giảng giải giúp trẻ nắm được các yêu cầu và kỹ năng thchs ứng, ứng xử phù hợp với môi trường sống xung quanh

* Phương pháp đàm thoại

Đàm thoại là phương pháp GVMN tổ chức trò chuyện trao đổi với trẻ về

nội dung các KNXH để giúp trẻ nhận thức đúng đắn về nội dung đó

Các nội dung đàm thoại về kỹ năng xã hội bao gồm:

- Đàm thoại với trẻ về các kỹ năng xã hội thông qua các chủ để, các tiết

học về KNXH gắn với kỹ năng nhận thức, giao tiếp, ứng xử hàng ngày của trẻ

- Đàm thoại về những KNXH trẻ làm tốt, KNXH trẻ còn hạn chế trên cơ

sở quan sát biểu hiện của trẻ trong cuộc sống để định hướng và điều chỉnh cho trẻ phù hợp

* Phương pháp kể chuyện

Kể chuyện là phương pháp GVMN sử dụng hình ảnh hay các nhân vật trong câu chuyện giúp trẻ lĩnh hội tri thức, KNXH và giáo dục thái độ tích cực cho trẻ

Các nội dung kể chuyện về kỹ năng xã hội bao gồm:

- Các câu chuyện về tấm gương trẻ thực hiện tốt KNXH như sự lễ phép, thật thà, giữ gìn vệ sinh môi trường

Trang 32

- Các câu chuyện về những hành vi vi phạm quy tắc xã hội, các chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử

* Phương pháp quan sát

Quna sát là phương pháp GVMN tổ chức cho trẻ tham gia vào HĐ quan sát SV,HT liên quan đến KNXH cần giáo dục cho trẻ Qua đó trẻ lĩnh hội tri thức, kĩ năng, PT các năng lực bản thân

Các nội dung quan sát về kỹ năng xã hội bao gồm:

- Quan sát hành vi của trẻ biểu hiện KNXH trong học tập

- Quan sát hành vi của trẻ biểu hiện KNXH trong vui chơi

- Quan sát hành vi của trẻ biểu hiện KNXH trong ứng xử giao tiếp với cô giáo, ông bà, cha mẹ, các hành vi ứng xử với môi trường

* Phương pháp luyện tập

Phương pháp luyện tậplà phương pháp GVMN hướng dẫn trẻ sử dụng

những tri thức đã biết vào việc giải quyết nhiệm vụ thực tiễn nhằm hình thành

và hoàn thiện KNXH, trên cơ sở đó rèn tính độc lập cho trẻ và hình thành thói quen tốt cho trẻ

Các nội dung luyện tập về kỹ năng xã hội bao gồm:

- Kỹ năng giao tiếp ứng xử với cô, ông bà, cha mẹ, bạn bè

- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh môi trường

- Kỹ năng tham gia thực hiện các nội quy của nhóm lớp, của trường, gia đình

* Phương pháp sử dụng trò chơi

Phương pháp sử dụng trò chơi là phương pháp GVMN dùng trò chơi làm con đường để củng cố, mở rộng tri thức, rèn luyện KN và PT KNXH cho trẻ

Các nội dung trò chơi về kỹ năng xã hội bao gồm:

- Các trò chơi dân gian liên quan đến các kỹ năng xã hội như Nu na nu nống, Cướp cờ, Kéo co

- Các trò chơi học tập như: Ai nhanh hơn, ai lễ phép hơn

Trang 33

* Phương pháp nêu gương

Nêu gương là phương pháp GVMN dùng những tấm gương sáng của các

cá nhân hoặc của tập thể để kích thích trẻ học tập và làm theo những tấm gương tốt trong thực hiện các KNXH

Các nội dung nêu gương về kỹ năng xã hội bao gồm:

- Nêu gương tốt về thực hiện KNXH để trẻ học theo

- Nêu gương phản diện, vi phạm các quy tắc KNXH để trẻ nhận biết và

xa lánh

* Phương pháp giao việc

Phương pháp giao việc là phương pháp GVMN lôi cuốn trẻ vào HĐ đa dạng với những công việc nhất định, với những nghĩa vụ xã hội nhất định Thông qua công việc được giao, trẻ thể hiện và rèn luyện các KNXH cần thiết

* Phương pháp khen thưởng

Khen thưởng là phương pháp GVMN biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hành vi ứng xử của của trẻ Khuyến khích và động viên trẻ phát huy những KNXH tích cực đã được rèn luyện và hình thành

* Giáo dục KNXH thông qua các tiết học

Tiết học KNXH là hình thức cơ bản trong các hình thức giáo dục kĩ năng cho trẻ MN Trên tiết học, GV cung cấp và rèn luyện cho trẻ những kỹ năng một cách có mục đích, có tổ chức, có hệ thống và có kế hoạch Nhằm hình thành và phát triển KNXH cho trẻ phù hợp với từng lứa tuổi Tiết học KNXH cho trẻ trong trường MN được tích hợp và gắn liền với các chủ đề đối với từng độ tuổi

Trang 34

* Giáo dục KNXH theo nhóm

Đây là hình thức GV chia lớp thành từng nhóm, gắn với các góc học tập trên lớp MN Với mỗi nhóm GV đưa ra các yêu cầu về học KNXH gắn với nội dung HĐ góc của trẻ Các trẻ trong cùng nhóm sẽ cùng trao đổi, chia sẻ và thực hiện các yêu cầu GV giao cho Việc thực hiện hình thức theo nhóm tạo điều kiện để trẻ học hỏi bạn bè, GV có điều kiện quan tâm đến giáo dục KNXH cho trẻ theo hướng phân hóa hơn

* Giáo dục KNXH theo cá nhân

Đây là hình thức GV tác động trực tiếp giáo dục đến cá nhân từng trẻ, thông qua các nội dung và phương pháp giúp trẻ hình thành những hiểu biết và các KNXH gắn với độ tuổi Hình thức này thường được GV sử dụng để uốn nắn các hành vi xã hội chưa chuẩn mực của từng trẻ, hình thức này có tính cá nhân hóa cao, gắn với nhu cầu, khả năng của từng trẻ

* Giáo dục KNXH thông qua thăm quan, dạo chơi

Thăm quan, dạo chơi là hình thức GV tổ chức cho trẻ tham gia quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng trong cuộc sống Thông qua tham quan trẻ sẽ lĩnh hội các kinh nghiệm và chuẩn mực KNXH cần thiết với bản thân…tham quan thường sử dụng nhiều với trẻ mẫu giáo lớn Địa điểm tham quan của trẻ thường là: bảo tàng, công viên, các khu di tích lịch sử

* Giáo dục KNXH thông quan HĐ trải nghiệm

Đây là hình thức GV tổ chức cho trẻ trực tiếp được tham gia các HĐ xã hội, trẻ trải nghiệm bản thân trong HĐ, lĩnh hội các kiến thức, KNXH cần thiết đối với từng HĐ để rèn luyện cho bản thân Các nội dung hoạt đông trải nghiệm để giáo dục KNXH cho trẻ trong trường MN như: Bé với an toàn giao thông; Bảo vệ môi trường sống, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp; Ngày hội ngày lễ như tết thiếu nhi, rằm trung thu; Trường tiểu học của bé

Trang 35

1.4 Một s vấn đề lí luận về quản lý g áo ụ ĩ năn x ộ o trẻ m u giáo 5-6 tuổ tron trƣ n mầm non

1.4.1 Trường mầm non trong hệ th ng giáo dục qu c dân

1.4.1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non

* Vị trí, chức năng của trường mầm non

Trường MN là cơ sở giáo dục MN trong hệ thống giáo dục quốc dân, có

tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng [1]

Giáo dục MN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi Giáo dục MN nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm

mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một [2]

* Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non

Theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường MN của

Bộ Giáo dục và đào tạo, trường MN có những nhiệm vụ quyền hạn sau:

- Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục MN do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, GV, nhân viên trong trường công lập; QL, sử dụng cán bộ, GV, nhân viên để thực hiện nhiệm

vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Thực hiện các HĐ về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục

Trang 36

- Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong QLHĐ giáo dục

- Huy động trẻ em lứa tuổi MN đến trường; QL trẻ em; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục MN cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục MN khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức HĐ giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền

- Huy động, QL và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa

- Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện HĐ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Tổ chức cho cán bộ QL, GV, nhân viên và trẻ em tham gia các HĐ phù hợp trong cộng đồng

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non

Theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường MN của

Bộ Giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng trường MN có những chức năng, nhiệm

vụ sau:

* Chức năng của người hiệu trưởng trường mầm non

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, QL các HĐ và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định Hiệu trưởng trường công lập do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp

Trang 37

* Nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường mầm non

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định

- Thực hiện các nhiệm vụ QL cán bộ, GV, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan QL giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ QL theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho GV và nhân viên tham gia các HĐ đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển GV, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng

- QL và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường

- Tiếp nhận trẻ em, QL trẻ em và tổ chức các HĐ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng

- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các HĐ giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực QL; được hưởng chế độ phụ cấp

ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia HĐ giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng

1.4.2 Nội dung quản lý giáo dụckĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.4.2.1 Lập kế hoạch quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng QL giáo dục, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển giáo dục Có thể hình

Trang 38

dung lập kế hoạch như một nhánh rẽ chính của một con đường, rồi từ đó phân chia ra các nhánh khác là tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra

Lập kế hoạch là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự, thời gian tiến hành các công việc, chuẩn

bị huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin…) để triển khai các HĐ một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu QL giáo dục [7, tr36]

Lập kế hoạch QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các cơ

sở giáo dục MN, người CBQL cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:

- Phân tích, thu thập thông tin và tiến hành tổng kết HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong thời điểm trước

- Nghiên cứu nắm vững các văn bản chỉ đạo và ban hành các văn bản chỉ đạo HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Xây dựng các mục tiêu chung và nhiệm vụ cụ thể trong HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Xác định nhiệm vụ trọng tâm và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các nội dung HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các HĐ cụ thể

- Đưa ra các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể thiết thực

và sáng tạo trong HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Phân công công việc và bố trí con người, thời gian thực hiện khoa học, hợp lý trong HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Ban hành các hướng dẫn về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Lập các loại kế hoạch khác phục vụ HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong nhà trường

- Phân tích các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong nhà trường

Trang 39

1.4.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạchquản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Tổ chức thực hiện kế hoạchQL giáo dục là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận, các đơn vị trong nhà trường, thực hiện phân công lao động, phân công nhân sự cho các vị trí, tổ chức phân

bổ công việc, quyền hạn và các nguồn lực để thực hiện thành công các kế hoạch đã đặt ra hướng tới đạt được mục tiêu giáo dục [7, tr37]

Để tổ chức thực hiện kế hoạchQL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đòi hỏi nhà QL thực hiện các nội dung công việc cụ thể sau:

- Chỉ đạo, triển khai các văn bản quy định về HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của ngành, của nhà trường đến từng tổ chuyên môn, các đoàn thể và GV trong nhà trường

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chuyên môn, GV phụ trách các HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Chỉ đạo phối hợp và liên kết với các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nhà trường để thực hiện HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV thực hiện nề nếp chăm sóc giáo dục trẻ,

lồng ghép giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào các HĐ

- Chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn theo dõi, hướng dẫn

GV thực hiện HĐ giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thường xuyên

- Phân công GV có trình độ năng lực hỗ trợ và giúp đỡ GV khác trong thực hiện HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Triển khai công tác dự giờ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện và rút kinh nghiệm trực tiếp cho GV tổ chuyên môn nhóm trẻ 5-6 tuổi trong HĐ giáo dục KNXH

- Tổ chức các phòng trào giao lưu, thi đua trong và ngoài nhà trường trong thực hiện HĐ giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trang 40

1.4.2.3 Chỉ đạo việc triển khai quản lý giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Chỉ đạo việc triển khai QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thể hiện ở việc chủ thể QL (người Hiệu trưởng) nhà trường định ra chủ chương, đường lối, nguyên tắc HĐ và vận hành các HĐQL của nhà trường Trong tiến trình QL các chỉ tiêu, yêu cầu, chỉ đạo các HĐ cụ thể được đưa ra bởi chủ thể

QL có thể bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng các kênh truyền thông tin khác Việc sử dụng các phương pháp QL một cách khoa học và hợp lý, xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận, các thành viên, tạo động lực làm việc cho GV, nhân viên, đề ra những quyết định QL đúng và kịp thời, điều khiển, điều chỉnh các HĐ, đảm bảo cho các HĐ của nhà trường vận hành tốt đều phụ thuộc vào chức năng này [7, tr37]

Để chỉ đạo việc triển khai QL giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nhà QL các cơ sở giáo dục MN cần thực hiện các nội dung sau:

- Chỉ đạo, thực hiện HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo

kế hoạch mục tiêu của trường, nhóm chuyên môn đã đề ra

- Chỉ đạo, khuyến khích GV thực hiện đổi mới nội dung, hình thức thực hiện giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Chỉ đạo GV phụ trách nhóm lớp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, có tính giáo dục để giúp trẻ tự tin, mạnh dan khi tham gia các HĐgiáo dục KNXH

- Chỉ đạo và giao trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn nhóm trẻ mẫu giáo 5-6 tuổitheo dõi, đôn đốc việc thực hiện giáo dục KNXH cho trẻ đến từng nhóm lớp, từng HĐ

- Chỉ đạo rà soát, bổ sung cơ sở vật chất, tài liệu, nguồn tài chính đảm bảo cho HĐgiáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của nhà trường một cách đồng bộ, hiệu quả

- Chỉ đạo tổ chức các HĐ để phối hợp với gia đình, phụ huynh trẻ cùng tham gia giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Ngày đăng: 22/03/2024, 11:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w