1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã tả phời và hợp thành thuộc thành phố lào cai, tỉnh lào cai năm 2022

97 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Trạng Dinh Dưỡng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Tại 2 Xã Của Thành Phố Lào Cai Tỉnh Lào Cai
Tác giả Nguyễn Quang Thạch
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Huế
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Nhi khoa
Thể loại luận văn thạc sĩ y học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Do vậy, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã Tả Phời và Hợp Thành thuộc thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai năm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG THỊ HUẾ

Thái Nguyên - Năm 2023

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Hoàng Thị Huế Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Thạch

Trang 3

Để hoàn thành được luận văn nghiên cứu tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, các Bộ môn của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên; Sở Y tế tỉnh Lào Cai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành luận văn ngày hôm nay

Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn

TS Hoàng Thị Huế, người đã tận tình giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn

tôi trong suốt 2 năm học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi hoàn thiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Trạm Y tế 2 xã Tả Thời và xã Hợp Thành nơi tôi thực hiện nghiên cứu tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thu thập số liệu và hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình hoàn thành luận văn của mình

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và những người thân trong gia đình đã luôn ở bên cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 01 năm 2024

Tác giả

Nguyễn Quang Thạch

Trang 4

VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT

UNICEF United Nations International

Children's Emergency Fund

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế Giới

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Một số khái niệm và phương pháp đánh giá trình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi 3

1.1.1 Một số khái niệm trong nghiên cứu 3

1.1.2 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 3

1.2 Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới và Việt nam 8

1.2.1 Trên thế giới 8

1.2.2 Tại Việt Nam 11

1.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 14

1.3.1 Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội và gia đình 14

1.3.2 Yếu tố chăm sóc dinh dưỡng 18

1.3.3 Yếu tố cá nhân 21

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25

2.3 Phương pháp nghiên cứu 26

2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu 26

2.5 Biến số và chỉ số trong nghiên cứu 27

2.6 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu trong nghiên cứu 32

2.7 Xử lý và phân tích số liệu 34

2.8 Các biện pháp khống chế sai số 34

2.9 Đạo đức nghiên cứu 35

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 36

3.2 Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi 42

Trang 6

4.1 Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi 50

4.1.1 Tình trạng SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu 51

4.1.2 Tình trạng SDD thể thấp còi trong nghiên cứu 53

4.1.3 Tình trạng SDD thể gầy còm trong nghiên cứu 55

4.2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng 57

4.2.1 Một số yếu tố liên quan từ kinh tế văn hóa, xã hội và gia đình 57

4.2.2 Yếu tố cá nhân của đối tượng nghiên cứu và tỷ lệ SDD 60

4.2.3 Liên quan yếu tố dinh dưỡng, chăm sóc và tỷ lệ SDD 64

KẾT LUẬN 69

1 Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu 69

2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 69

KHUYẾN NGHỊ 70

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 1.1 Đánh giá SDD trẻ <5 tuổi dựa vào cân nặng theo tuổi 7

Bảng 1.2 Đánh giá SDD trẻ <5 tuổi dựa vào chiều cao theo độ tuổi 7

Bảng 1.3 Đánh giá SDD trẻ <5 tuổi theo cân nặng/ chiều cao 7

Bảng 1.4 Đánh giá tình trạng SDD dựa vào chỉ số BMI theo tuổi 8

Bảng 3.1 Phân bố tuổi, cân nặng lúc sinh, tuổi thai của trẻ 36

Bảng 3.2 Thông tin chung về bà mẹ 38

Bảng 3.3 Đặc điểm kinh tế hộ gia đình 39

Bảng 3.4 Đặc điểm thực hành nuôi con bằng sữa mẹ 39

Bảng 3.5 Đặc điểm thực hành ăn bổ dung cho trẻ 40

Bảng 3.6 Đặc điểm tiêm chủng theo lịch, tình trạng tẩy giun định kỳ, bệnh lý trong tuần qua 41

Bảng 3.7 Phân bố tình trạng SDD trong nghiên cứu 42

Bảng 3.8 Phân bố SDD thể nhẹ cân theo địa dư 43

Bảng 3.9 Phân bố SDD thể thấp còi theo địa dư 44

Bảng 3.10 Phân bố SDD thể gầy còm theo địa dư 45

Bảng 3.11 Các yếu tố liên quan đặc điểm trẻ và SDD chung 46

Bảng 3.12 Các yếu tố liên quan của mẹ và SDD chung 47

Bảng 3.13 Các yếu tố liên quan kinh tế hộ gia đình và tỷ lệ SDD chung 47

Bảng 3.14 Liên quan tiêm chủng, tình trạng bệnh và SDD chung 48

Bảng 3.15 Các yếu tố liên quan nuôi dưỡng và tỷ lệ SDD chung 49

Trang 8

Biểu đồ 3.1 Phân bố giới tính trong nghiên cứu 37

Biểu đồ 3.2 Số con trong gia đình 37

Biểu đồ 3.3 Phân bố tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo nhóm tuổi 42

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân theo giới 43

Biểu đồ 3.5 Phân bố SDD thể thấp còi theo giới 44

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ SDD thể gầy còm theo giới 45

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình trạng dinh dưỡng trong những năm đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến

sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần vận động của trẻ Nhiều nghiên cứu đã xác định rõ mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng khi còn nhỏ đến sự phát triển tầm vóc, nhận thức và nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm sau này Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng cơ thể thiếu protein - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng, bệnh hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau [3] Trong những năm gần đây chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SDD trẻ em đã được triển khai rộng khắp và mang lại những thành quả nhất định [5] Tuy nhiên, SDD ở trẻ em đang là vấn

đề sức khỏe ở nước nghèo và các nước đang phát triển, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới hiện còn 20 nước có tỷ lệ trẻ bị SDD cao nhất, trong đó có nước ta [68] Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) hàng năm trên thế giới có khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các nước đang phát triển và một cách trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng, tỷ lệ SDD ở trẻ em trên thế giới dao động từ 20-50% tùy theo các nước [61],[71] SDD không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội [56],[60]

Tại Việt Nam còi cọc hoặc SDD mạn tính vẫn là một lo ngại chính, vì Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng SDD cao nhất [68] Việt Nam là nơi có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc đến hết năm 2020 là 11,6%; tỷ lệ thấp còi 19,5% Tỷ lệ trẻ SDD thấp còi ở khu vực thành thị là 12,4%, nông thôn là 14,9%, miền núi là 38%, thuộc mức rất cao nhất hoặc ở Đăk Nông theo số liệu điều tra năm 2020 tỷ lệ SDD trẻ em thể nhẹ cân là 18,3% và tỷ lệ thấp còi là 27,6% Trẻ em thuộc các hộ gia đình

Trang 10

nghèo nhất có nguy cơ bị còi cọc cao gấp 3 lần so trẻ em từ các hộ gia đình khá giả hơn, vùng Tây Nguyên, Trung Du và miền núi phía Bắc nơi có nhiều người dân tộc thiểu số là khu vực có tỉ lệ cao nhất Trong số các nhóm dân tộc thiểu số này, người Mông có tỷ lệ cao nhất (65%) [4]

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tầm vóc khi trưởng thành có liên quan chặt chẽ đến chiều cao khi còn nhỏ, do đó dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu sau khi sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng [18] Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và các nghiên cứu này ý nghĩa cho các nhà lập kế hoạch y tế công cộng và các nhà quản lý địa phương…[1],[27],[41] Tuy nhiên các nghiên cứu tập trung nhiều

ở vùng thành thị và đồng bằng mà ít được triển khai ở vùng núi, vùng dân tộc

ít người là nơi mà tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao hơn so với các vùng khác Xã

Tả Phời và Hợp Thành là 2 xã vùng cao đặc biệt khó khăn của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, gần như 100% người dân ở đây chỉ làm nông nghiệp và chăn nuôi, chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, vậy tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em khu vực này ra sao? những yếu tố liên quan nào tác động đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em

dưới 5 tuổi tại khu vực này Do vậy, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình

trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại 2

xã Tả Phời và Hợp Thành thuộc thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai năm

2022” để từ đó có biện pháp can thiệp hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thiếu hụt dinh

dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở địa phương, với hai mục tiêu:

1 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã Tả Phời và Hợp Thành của thành phố Lào cai, tỉnh Lào Cai năm 2022

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ nêu trên

Trang 11

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số khái niệm và phương pháp đánh giá trình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi

1.1.1 Một số khái niệm trong nghiên cứu

- Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [42]

- Theo tài liệu của Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị SDD ở trẻ

em đưa ra khái niệm: SDD là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ [5]

- Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) định nghĩa: Suy dinh dưỡng là hậu quả để lại do thiếu hụt lượng dinh dưỡng cần được cung cấp vào hoặc do yếu tố bệnh tật tác động đến quá trình tiêu hóa của cơ thể [56]

1.1.2 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Hiện nay có nhiều phương pháp chính được dùng để đánh giá TTDD của trẻ em như [3],[40]:

- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống;

- Các chỉ tiêu nhân trắc;

- Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật

có liên quan đến dinh dưỡng;

- Các xét nghiệm máu và cận lâm sàng khác:

+ Xét nghiệm thường quy: Công thức máu, đường huyết, phết máu, tổng phân tích nước tiểu, soi phân, Xquang phổi;

Trang 12

+ Theo dấu hiệu lâm sàng khi cần; Cấy máu khi hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, nghi ngờ nhiễm trùng huyết; Đạm máu khi có phù

- Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong để tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh tật và tình trạng dinh dưỡng

- Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến TTDD và sức khoẻ

1.1.2.1 Phương pháp nhân trắc học

Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo thay đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và TTDD Thu thập các chỉ số về nhân trắc là bộ phận quan trọng trong cuộc điều tra dinh dưỡng và là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá TTDD của trẻ em [40] Theo khuyến cáo của WHO ba chỉ tiêu nhân trắc là cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao [56]

Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng Phương pháp nhân trắc học có những ưu điểm là đơn giản, an toàn và có thể điều tra trên một mẫu lớn Trang thiết bị không đắt tiền, dễ vận chuyển Có thể khai thác đánh giá được các dấu hiệu về tình trạng dinh dưỡng trong quá khứ và xác định được mức độ suy dinh dưỡng [40], [56] Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy yếu tố dinh dưỡng hầu như giữ vai trò chi phối chính trong sự phát triển của trẻ dưới 5 tuổi Vì vậy, thu thập đặc điểm nhân trắc là bộ phận quan trọng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng Có thể chia ra nhóm kích thước nhân trắc sau đây:

- Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng

- Các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều cao

- Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein, thông qua các mô mềm bề mặt: Lớp mỡ dưới da và cơ

Tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này chỉ trình bày một số kích thước sau đây thường được dùng trong các điều tra dinh dưỡng tại cộng đồng:

a) Cân nặng

Trang 13

Là số đo thường dùng nhất, cân nặng của một người trong ngày buổi sáng nhẹ hơn buổi chiều Sau một buổi hoạt động nặng nhọc, cân nặng giảm đi rõ rệt

do mất mồ hôi Vì thế nên cân vào buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi đã đi đại biểu tiện và chưa ăn uống gì Nếu không, cân vào những giờ thống nhất trong điều kiện tương tự (trước bữa ăn, trước giờ lao động)

Cân trẻ em: Nên cởi hết quần áo, trường hợp trẻ quấy khóc, không dỗ được,

có thể cân mẹ cháu rồi cân mẹ bế trẻ Cần chú ý trừ ngay để lấy số cân nặng thực

tế của trẻ

b) Chiều cao

* Đo chiều cao đứng:

- Bỏ guốc dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo Lưu ý để thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằm ngang

- Gót chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên mình

- Dùng thước vuông hoặc gỗ áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo

- Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ

* Đo chiều dài nằm:

- Để thước trên mặt phẳng nằm ngang

- Đặt cháu nằm ngửa, một người giữ đầu để mắt nhìn thẳng lên trần nhà, mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát đỉnh đầu Một người ấn thẳng đầu gối và đưa mảnh gỗ ngang thứ hai áp sát gót bàn chân, lưu ý để gót chân sát mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng

- Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ

c) Đọc kết quả

Hiện nay, người ta nhận định TTDD ở trẻ em dựa vào 3 chỉ tiêu sau:

- Cân nặng theo tuổi (CN/T): Chỉ số này thường được dùng để đánh giá tình trạng SDD chung nhưng không cho biết cụ thể đó là loại SDD vừa mới xảy

ra hay đã tích lũy từ lâu [18] Thiếu cân được định nghĩa cân nặng theo tuổi dưới

Trang 14

-2 độ lệch chuẩn so với quần thể tham khảo Chỉ số này cho biết tình trạng thiếu hụt năng lượng khẩu phần một cách tương đối hay tuyệt đối

- Chiều cao theo tuổi (CC/T): Chỉ số này đã được WHO khuyến cáo sử dụng của để phát hiện trẻ thấp còi kết hợp với chỉ số cân nặng theo chiều cao Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng SDD kéo dài hoặc trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị thấp còi và làm gia tăng khả năng mắc bệnh Tỷ lệ thấp còi cao nhất là từ 12 đến 24 tháng tuổi [68] Tỷ lệ hiện mắc SDD thể thấp còi phổ biến hơn tỷ lệ hiện mắc SDD nhẹ cân ở mọi nơi trên thế giới vì có những trẻ bị thấp còi trong giai đoạn sớm của cuộc đời có thể đạt được cân nặng bình thường sau đó nhưng vẫn có chiều cao thấp [64]

- Cân nặng theo chiều cao (CN/CC): Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại Chỉ số này phản ánh tình trạng SDD cấp hay còn gọi thể gày còm Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh sự không tăng cân hay giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao, chính là phản ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này

d) Phân loại theo WHO 2006

SDD trong cộng đồng được chia thành 3 thể: SDD nhẹ cân, SDD thấp còi và SDD gày còm Theo khuyến nghị của WHO, các chỉ tiêu thường dùng

để đánh giá TTDD là cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC) SDD được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn (< -2SD) so với quần thể tham khảo Đây là cách phân loại đơn giản cho phép đánh giá nhanh các mức độ SDD và có thể

Trang 15

Khi CN/T Z-score < -2SD: SDD thể nhẹ cân;

Khi CC/T Z-score < -2SD: SDD thể thấp còi;

Khi CN/CC Z-score < -2SD: SDD thể gầy còm

TTDD của trẻ được đánh giá theo quần thể tham chiếu WHO 2006 với 3 chỉ tiêu theo Z-Score [40],[87]

Bảng 1.1 Đánh giá SDD trẻ <5 tuổi dựa vào cân nặng theo tuổi [40]

Trang 16

Bảng 1.4 Đánh giá tình trạng SDD dựa vào chỉ số BMI theo tuổi [40]

e) Trẻ sơ sinh <6 tháng

Đối với trẻ dưới sáu tháng tuổi, không có tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ suy dinh dưỡng nặng Cả Z-score theo trọng số theo chiều dài và MUAC đều có những ưu điểm và nhược điểm trong nhóm trẻ này Cách tiếp cận phổ biến nhất ở nhóm tuổi này là xác định suy dinh dưỡng nặng khi điểm

Z theo chiều dài <-3 hoặc sự hiện diện của phù hai bên

1.2 Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới và Việt nam

1.2.1 Trên thế giới

SDD được coi là một thách thức sức khỏe toàn cầu ngày càng gia tăng có liên quan đến chi phí chăm sóc cao, bệnh tật và tử vong Tình trạng SDD trẻ

em tập trung nhiều ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chiếm 1/3 tổng

số trẻ em bị suy dinh dưỡng trên thế giới [47] Nghiên cứu cũng chỉ ra, 11% GDP tiêu tốn mỗi năm ở Châu Phi và Châu Á là do những hậu quả của SDD Song song đó tại Mỹ, trung bình 1 hộ gia đình phải chi thêm 8% thu nhập hàng năm của mình cho các dịch vụ y tế vì bệnh béo phì [55]

Phân tích cơ sở dữ liệu dựa trên 576 khảo sát, thực hiện ở 148 nước phát triển và đang phát triển trên thế giới cho thấy, tỷ lệ thấp còi đã giảm từ 40%, năm 1990 xuống khoảng 26% năm 2011 Tương ứng, số trẻ thấp còi giảm từ

253 triệu năm 1990 xuống còn 171,4 triệu vào năm 2010, dự kiến sẽ tiếp tục

Trang 17

giảm còn 142 triệu vào năm 2020 [56] Tỷ lệ trẻ em SDD thấp còi dưới 5 tuổi

đã có sự suy giảm tại các khu vực trừ Châu Phi và Châu Đại Dương Ở Ghana, tỷ lệ thấp còi ở trẻ em đã giảm 1/2, xuống còn 19% từ 36% chỉ trong vòng hơn một thập kỷ (năm 2020 so với 2010) Tuy nhiên, theo thống kê của WHO và UNICEF (2020) cho thấy trên thế giới có 3 vùng có tỷ lệ SDD thể thấp còi rất cao, với khoảng 1/3 trẻ em bị ảnh hưởng Mặt khác, hai khu vực Châu Âu, Trung Á và Bắc Mỹ có tỷ lệ SDD thể thấp còi Tuy nhiên, sự chênh lệch lớn giữa các khu vực có thể tồn tại Ở Mỹ Latinh và Caribe, mặc dù tỷ lệ hiện mắc trong khu vực là 11,3%, một số quốc gia riêng lẻ phải đối mặt với tỷ

lệ thấp còi cao và rất cao, trong khi các quốc gia khác có tỷ lệ rất thấp dưới 2,5% Tình trạng SDD mạn tính ở trẻ em châu Mỹ Latinh và Caribe có thể rất khác nhau giữa các quốc gia [86]

Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ trẻ < 5 tuổi SDD thấp còi theo quốc gia năm 2020 [86]

Trang 18

Theo UNICEF, tỷ lệ thấp còi tại Châu Á đã giảm đáng kể Xu hướng SDD thấp còi tại các nước đang phát triển sẽ tiếp tục giảm xuống khoảng 16,3% vào năm 2020 Tuy nhiên, các nước có mật độ dân số đông như: Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Philippin tỷ lệ này còn ở mức cao Riêng tại Ấn Độ, có đến 61 triệu trẻ bị thấp còi, chiếm hơn 1/3 số trẻ thấp còi trong 10 nước đang phát triển [64],[86]

Một nghiên cứu điều tra tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Ấn Độ, tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân ở Ấn Độ thuộc hàng cao nhất trên thế giới và gần gấp đôi so với vùng cận Sahara của Châu Phi, tỷ lệ này tập trung tại 5 bang có thu nhập thấp

Trang 19

(9,60%) [51] Cũng tại đất nước này, khi điều tra tỷ lệ SDD ở trẻ em từ 0 - 5 tuổi sống tại khu vực nông thông nghèo cho thấy tổng tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi và thừa cân lần lượt là 19,2%, 8,4% và 8,8% [66]

Một nghiên cứu (2022) đánh giá trình trạng SDD ở trẻ em ở các quốc gia

có thu nhập thấp và trung bình sau đại dịch COVID-19 trên 118 quốc gia cho thấy tỷ lệ SDD gầy còm thăng thêm 9,3 triệu trẻ dưới 5 tuổi, trong đó khu vực Nam Á là 6,2 triệu, khu vực Châu Phi cận Sahara là 1,9 triệu; SDD thể thấp còi tăng thêm 2,6 triệu trẻ, trong số này có gần 1,2 triệu sẽ ở châu Phi cận Sahara và 790.000 sẽ ở Nam Á [78]

1.2.2 Tại Việt Nam

Việt Nam phải trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn do hậu quả của nhiều năm chiến tranh, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em đầu những năm 80 của thế kỷ trước rất cao (trên 50% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng) và hiện nay tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở ngưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi (cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi) và có sự khác biệt giữa các vùng miền, một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở mức rất cao (trên 35%) [5]

Việt Nam mặc dù đã có nhiều thành tựu trong công tác phòng chống SDD, nhưng tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em nước ta vẫn còn ở mức cao Tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây tỷ lệ này lại có xu hướng giảm từ 29,3% năm

2011 xuống còn 24,6% năm 2015 Như vậy, tốc độ giảm tỷ lệ SDD của nước

ta trong những năm qua vào khoảng 2%/năm [49], [86]

Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi cũng khác nhau theo khu vực sống và phân

bố của SDD không đồng đều ở các vùng trong cả nước Ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, tỷ lệ trẻ thấp còi thấp hơn so với các vùng khác SDD thấp còi có xu hướng giảm dần ở cả 8 vùng sinh thái theo thời gian Tuy nhiên, tốc độ giảm chậm và không đều, tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất ở vùng Tây Nguyên và xu hướng giảm chậm trong 5 năm gần đây từ 35,2% năm 2010 xuống còn 34,2%

Trang 20

năm 2015, tiếp đến là vùng Trung Du - miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Tỷ lệ SDD khác nhau giữa các vùng thành thị và nông thôn: Có sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ SDD thấp còi giữa thành thị và nông thôn [4]

Trong vài thập niên qua, Việt Nam đã có những bước tiến nhanh trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình và hiện đang phấn đấu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2035 Song hành với đó là những thành tựu đạt được trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân mà thể hiện ở một trong những kết quả đầu ra là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước và nỗ lực của ngành Y tế, sự tham gia tích cực của các ban, ngành và toàn xã hội Việt Nam đã đưa dinh dưỡng là một trong những vấn đề sức khỏe cần được ưu tiên thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa

từ khóa XI đến nay và trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia các giai đoạn Việt Nam cũng đã là thành viêm của Phong trào mở rộng dinh dưỡng (SUN) từ năm 2014, khởi động Chương trình không còn nạn đói từ

2015 và là thành viêm của cộng đồng văn hóa - xã hội khu vực ASEAN, tham gia tuyên bố chung của Lãnh đạo các quốc gia ASEAN về chấm dứt các thể suy dinh dưỡng từ năm 2017 [5]

Tuy nhiên, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đang chịu đồng thời ba gánh nặng về dinh dưỡng đó là thiếu dinh dưỡng (thấp còi, gầy còm), thừa cân, béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng [41] Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi đang giảm dần, từ năm 2010 đến năm 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi toàn quốc giảm từ 29,3% xuống 19,6%, chuyển từ mức cao sang mức trung bình theo phân loại của WHO về vấn đề sức khỏe cộng đồng và trên đà đạt được mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu năm 2025 về giảm suy dinh dưỡng thấp còi Tuy nhiên, tốc độ giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm đang chậm lại, ở mức dưới 1%/năm kể từ năm 2015 [4] Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ học đường

Trang 21

(5 - 19 tuổi) vẫn còn ở mức 14,8% Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi gầy còm (cân nặng/chiều cao) cũng giảm từ 7,1% xuống 5,2% (năm 2020) Tỷ lệ thừa cân/béo phì (liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn và lối sống) đang gia tăng nhanh chóng ở mọi lứa tuổi cả ở thành thị và nông thôn [27] Thừa cân/béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 7,4% (9,8% ở thành thị; 5,3% ở nông thôn) và rất cao

ở mức 19% với trẻ em lứa tuổi học đường, so với tỷ lệ tương ứng năm 2010 là 5,6% và 8,5% [5]

Một trong những quan tâm hàng đầu trong giai đoạn mới là sự khác biệt lớn về tình hình dinh dưỡng giữa các vùng, miền, nhất là giữa thành thị, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Theo các số liệu từ

hệ thống giám sát dinh dưỡng năm 2019, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất so với trung bình cả nước Kết quả Tổng Điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở vùng miền núi là 38% vẫn còn ở mức rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng Trên toàn quốc vẫn còn 7 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trên 30% thuộc mức rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO năm 2018 [4]

Tiếp theo những thành tựu đạt được của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020, ngày 05/01/2022 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 02/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu tại Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ cũng như các mục tiêu, chỉ tiêu về dinh dưỡng mà ngành y tế đặt ra đến năm 2025, ngày 19/5/2022 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1294/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 với mục tiêu chung cụ thể

Trang 22

Với mục tiêu tiếp tục triển khai các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trong thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

và Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu Y tế - Dân số 2016 - 2020), công tác phòng phống suy dinh dưỡng trẻ em sẽ tiếp tục đẩy mạnh với với các giải pháp toàn diện như triển khai gói can thiệp dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ; Bổ sung vitamin A, bổ sung viêm sắt/viêm đa vi chất cho phụ

nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ; theo dõi tăng trưởng, điều trị phục hồi cho trẻ bị suy dinh dưỡng; kiểm soát thừa cân/béo phì, tăng cường phối hợp liên ngành trong đó, ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các tỉnh khó khăn nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, tăng cường huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng chống suy dinh dưỡng [5]

1.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em

1.3.1 Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội và gia đình

1.3.1.1 Kinh tế hộ gia đình

Thu nhập hộ gia đình thấp khuyến khích các hộ gia đình mua thực phẩm

rẻ, do đó giá trị dinh dưỡng kém Kết quả là tình trạng dinh dưỡng của trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực Mặc dù cung cấp các khoản trợ cấp xã hội cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, một nghiên cứu do McLaren et al tiết lộ rằng trẻ em từ các hộ gia đình nhận trợ cấp xã hội bị thấp còi hơn so với trẻ em từ các hộ gia đình không nhận trợ cấp xã hội [70] Tương tự, các nghiên cứu khác như theo Shinsugi và cộng sự, thu nhập hộ gia đình thấp ảnh hưởng đến mô hình tiêu dùng của hộ gia đình, điều này càng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của

hộ gia đình, gây ra SDD ở trẻ em [44]

Tương tự, nghiên cứu của Oluwalana và cộng sự cho thấy thu nhập hộ gia đình thấp là một yếu tố góp phần ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, do đó gây ra SDD, thu nhập hộ gia đình thấp là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em [77] Phát hiện này cũng phù hợp

Trang 23

với cuộc điều tra quốc gia ở Nam Phi, cho thấy ước tính có khoảng 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được tìm thấy trong các hộ gia đình sống dưới mức nghèo đói về lương thực [59]

1.3.1.2 Mất an ninh lương thực

An ninh lương thực (ANLT) được đảm bảo khi tất cả mọi người, mọi lúc, có tiếp cận được đầy đủ về thực phẩm an toàn và đảm bảo một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu thực phẩm và sở thích ăn uống của họ cho một cuộc sống năng động và khỏe mạnh [76] Nghiên cứu tổng quan cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ em bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự mất an toàn thực phẩm hộ gia đình theo mùa, điều này cũng gây ra suy dinh dưỡng

ở trẻ em, thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu dẫn đến khủng hoảng lương thực trầm trọng Ví dụ, hạn hán gây thiệt hại mất mát 80% sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi đột ngột nguồn thực phẩm sẵn có cho trẻ em và các gia đình cũng như chất lượng và giá thành thực phẩm [72]

Theo Madiba và cộng sự, trẻ có nguy cơ bị SDD như là do các bà mẹ

thiếu kiến thức nuôi con: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất trên 60% các bà

mẹ không biết nuôi con theo khoa học hoặc thay thế sữa mẹ bằng sữa bò hoặc nước cháo ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, không biết cho trẻ ăn dặm hợp lý, không biết cách tăng năng lượng trong khẩu phần ăn, không biết lựa chọn thực phẩm

bổ dưỡng và rẻ tiền, cho ăn quá ít lần, không biết cách giữ gìn nguồn sữa mẹ, kiêng ăn, nhất là khi trẻ bị bệnh, khẩu phần ăn đơn điệu, cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em [67]

Tương tự, nghiên cứu của Agho và cộng sự đã xác định được mối tương quan thuận giữa tình trạng mất an ninh lương thực hộ gia đình và tình trạng SDD ở trẻ em, kết quả cho thấy tình trạng mất an toàn thực phẩm hộ gia đình ảnh hưởng đến khẩu phần ăn của trẻ em, do đó dẫn đến suy dinh dưỡng Phát hiện này được ủng hộ bởi một số nghiên cứu khác trên toàn cầu, những người

Trang 24

đã xác định mất an ninh lương thực hộ gia đình là nguyên nhân chính gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ em [46]

Việt Nam đã đảm bảo được an ninh lương thực thực phẩm nhưng chưa đảm bảo được một cách vững chắc ANLT thực phẩm cấp hộ gia đình và cá thể, đặc biệt là an ninh dinh dưỡng (ANDD) Tình trạng SDD phổ biến trong bối cảnh dư thừa lương thực là một thực tế trong vài thập kỷ qua và hiện tại đang đạt tỷ lệ đáng lo ngại SDD không bị loại bỏ chỉ bằng cách đơn giản là thông qua tăng lượng lương thực toàn cầu, của quốc gia hay khu vực Tăng nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm không tự động tăng khả năng tiếp cận lương thực thực phẩm của các nhóm nghèo trong xã hội Chỉ có các biện pháp đảm bảo ANLT không thôi sẽ có tác động đến cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cá thể, trừ khi tăng cường các mối liên hệ giữa ANLT với chăm sóc sức khỏe, giảm bệnh tật, cải thiện điều kiện vệ sinh và tăng cường giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng [47], [68]

1.3.1.3 Tình trạng nghề nghiệp của người chăm sóc

Kết quả từ tổng quan này cho thấy một tỷ lệ đáng kể các nghiên cứu được tổng quan đã xác định thất nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Mức độ thất nghiệp cao được báo cáo bởi các nghiên cứu được đánh giá có thể là do phần lớn các nghiên cứu chủ yếu ở nông thôn [50] Các khu vực nông thôn ở Nam Phi vẫn được coi là khu vực

có tỷ lệ thất nghiệp cao, phụ nữ hoặc người chăm sóc trẻ em ở nông thôn không được phép làm việc mà họ phải chăm sóc gia đình, trong khi nam giới đến khu vực thành thị để làm việc [48]

Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình và mua bán thực phẩm trong gia đình, do đó ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Ngược lại, Bangoura và cộng sự cho rằng tình trạng việc làm của bà mẹ không có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, bởi vì khi người chăm sóc thất nghiệp, họ có đủ thời gian để chăm sóc con cái [52] Rashad và

Trang 25

Sharaf cũng đồng ý rằng những bà mẹ có việc làm ổn định có một mối tương quan thuận giữa việc làm của bà mẹ và tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em [81] Ngược lại, Manzione cộng sự tuyên bố rằng điều kiện làm việc chính thức của bà mẹ có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe được nâng cao của đứa trẻ Nhìn chung, trong các hộ gia đình không có ai làm việc, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cho là thấp, và trẻ dễ bị suy dinh dưỡng hơn và các hệ lụy khác về sức khỏe [69]

1.3.1.4 Trình độ học vấn của người chăm sóc

Các phát hiện từ đánh giá này cho thấy rằng trình độ học vấn của người chăm sóc là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Theo nghiên cứu của Nguyễn Phương Hồng cho thấy trình độ học vấn thấp của người chăm sóc ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cách ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình và ảnh hưởng đến thực phẩm tiêu thụ trong một hộ gia đình [75] Abdulahi và cộng sự nhận thấy rằng trẻ em có người chăm sóc có trình độ học vấn cấp tiểu học gầy còm và có nguy cơ bị nhẹ cân, nghiên cứu cũng làm rõ thêm rằng giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức và kiến thức về các vấn đề sức khỏe, thực hành vệ sinh và thu nhập hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi [44]

Trình độ học vấn ảnh hưởng đến kiến thức của người chăm sóc về thực hành cho ăn, có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, những

bà mẹ thiếu kiến thức về chế độ ăn cân bằng và loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của trẻ dưới 5 tuổi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ và hậu quả là suy dinh dưỡng Nhiều nghiên cứu khác nhau từ đánh giá này đã xác định việc giáo dục dinh dưỡng của người chăm sóc là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ Phát hiện này cho thấy rằng kiến thức về dinh dưỡng của người chăm sóc rất quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của trẻ [1], [10]

Trang 26

Nghiên cứu của Pieters và cộng sự tại Trung Quốc (2020): Tuổi trẻ, giới tính và trình độ học vấn của bà mẹ có liên quan đáng kể với tình trạng SDD (p< 0,05) [80]

1.3.2 Yếu tố chăm sóc dinh dưỡng

1.3.2.1 Ăn bổ sung chất dinh dưỡng chưa hợp lý

Số trẻ em phải chịu hậu quả từ chế độ ăn uống kém dinh dưỡng và hệ thống thực phẩm không đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ đang tăng cao một cách đáng báo động [74] Trên thế giới cứ ba trẻ dưới năm tuổi thì có một trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân - tương đương với khoảng hơn 200 triệu trẻ

em Cứ ba trẻ từ sáu tháng đến hai tuổi thì có hai trẻ không được cho ăn những thực phẩm giúp trẻ phát triển tốt thể chất và trí não, khiến trẻ có nguy

cơ chậm phát triển nhận thức, khả năng học tập kém, miễn dịch thấp, dễ nhiễm bệnh, thậm chí trong nhiều trường hợp, có thể dẫn đến tử vong [85] Việc tiêu thụ một chế độ ăn uống đơn điệu đã được phát hiện trong bài đánh giá này là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở Nam Phi [71] Việc tiêu thụ một chế độ ăn đơn điệu dẫn đến việc ăn thực phẩm không đa dạng về dinh dưỡng và có thể thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, ví dụ: Vitamin và khoáng chất Việc tiêu thụ một chế

độ ăn uống đơn điệu có thể làm mất đi lượng vitamin và khoáng chất cần thiết, có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em [48] Phát hiện này đồng tình với nghiên cứu được thực hiện tại Tanzania của Blakstad và cộng sự, người phát hiện ra rằng trẻ em và phụ nữ ăn một chế độ ăn uống đơn điệu bị suy dinh dưỡng so với những người ăn một chế độ ăn uống đa dạng Tương tự như vậy, các nghiên cứu khác tại khu vực này cho thấy rằng những trẻ em chủ yếu ăn thức ăn đơn điệu, bao gồm chủ yếu là carbohydrate, bị thiếu hụt dinh dưỡng Do đó, sự thiếu hụt dinh dưỡng do ăn uống đơn điệu có thể góp phần làm trẻ suy dinh dưỡng [64]

Trang 27

1.3.2.2 Thực hành nuôi dưỡng nuôi con bằng sữa mẹ chưa hợp lý

Theo UNICEF coi nuôi con bằng sữa mẹ là một trong các biện pháp bảo

vệ sức khỏe trẻ em, do sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ Kiến thức, thái độ của bà mẹ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc nuôi con bằng sữa mẹ Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ không được bú sớm sau sinh, không được bú

mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đều gia tăng nguy cơ bệnh tật [61] Theo báo cáo của UNICEF cảnh báo rằng thói quen ăn uống và việc cho trẻ ăn thực phẩm kém dinh dưỡng đã bắt đầu ngay từ những ngày đầu tiên khi trẻ mới ra đời [86] Phân tích này cho thấy thực hành cho ăn bổ sung và dinh dưỡng bà

mẹ ở Việt Nam phần lớn là chưa đầy đủ và phù hợp, khiến cho gánh nặng suy dinh dưỡng càng thêm nặng nề Như vậy, ngay từ giai đoạn đầu đời, nhiều trẻ

em Việt Nam đã không nhận được dinh dưỡng tối ưu

1.3.2.3 Thực hành cai sữa và ăn dặm chưa đúng

Thực hành ăn dặm không tốt cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ Theo Akombi và cộng sự, thực hành cai sữa kém, chẳng hạn như thay thế việc bú sữa mẹ bằng cách cho ăn đường sucrose,

có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết của trẻ [48] Một số học giả cũng xác định thực hành cai sữa kém là một yếu tố góp phần vào tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em WHO khuyến cáo rằng trẻ em nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất sáu tháng, sau đó là giới thiệu các loại thực phẩm dinh dưỡng miễn phí [86] Vì vậy, thực hành ăn dặm đúng là cần thiết để nâng cao tình trạng dinh dưỡng của trẻ Một nghiên cứu được thực hiện ở khu vực Nam Phi cho thấy rằng trẻ em cai sữa kém và không được bú sữa mẹ sẽ nhẹ cân và thấp còi [71]

1.3.2.4 Tình trạng ăn thiếu vi chất

Nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ bị SDD thấp còi khi thiếu các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt như iod, sắt, kẽm sẽ tác động lâu dài lên sự phát triển thần kinh và nhận thức của trẻ, ngay cả khi tăng trưởng không bị ảnh hưởng

Trang 28

Chế độ ăn không đầy đủ của bà mẹ dẫn đến tình trạng thiếu cân hoặc thừa cân khi mang thai và con của họ có nguy cơ bị nhẹ cân sơ sinh Hơn nữa, chế độ

ăn không đầy đủ trong giai đoạn trẻ ăn bổ sung, khi trẻ được 6 tháng đến 2 tuổi được cho ăn những thức ăn đầu tiên, thường rất phổ biến ở Việt Nam Theo số liệu điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2015, 18% trẻ em không được cho ăn đủ đa dạng thực phẩm và 36% trẻ em không được cho ăn đủ số bữa cần thiết [86]

Perez-Escamilla và cộng sự (2018) báo cáo rằng chế độ ăn uống không

đủ chất dinh dưỡng có thể làm mất đi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, khiến trẻ dễ mắc các bệnh tật và cuối cùng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng Kết quả từ tổng quan này cho thấy khẩu phần ăn có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ [79]

Nasreddine và cộng sự liên quan đến việc ăn uống không đủ chất với việc tiêu thụ thực phẩm thiếu các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu, chẳng hạn như sắt, canxi, kẽm, axit folic, vitamin A và vitamin B12 Việc tiêu thụ thực phẩm thiếu các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu thường dẫn đến suy dinh dưỡng năng lượng protein, được phản ánh bởi kwashiorkor, marasmus

và kwashiorkor - marasmus; khẩu phần ăn không đủ có liên quan đến tất cả các dạng suy dinh dưỡng [74] Belayneh và cộng sự cho thấy trẻ ăn uống không đủ chất dẫn đến trẻ bị suy giảm tốc độ tăng trưởng và chậm phát triển nhận thức, do đó ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng kém [53]

Nghiên cứu của Dukhi và cộng sự cho rằng trẻ nhẹ cân góp phần đáng kể vào tình trạng thấp còi Trên toàn cầu, các nhà nghiên cứu xác định trẻ nhẹ cân là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em Ví dụ, Trivedi et al được phân loại nhẹ cân như một yếu tố dự báo cho tỷ lệ tử vong, bệnh tật và suy dinh dưỡng ở trẻ em [59]

Tương tự tác giả Som và cộng sự tại Campuchia nhằm tìm hiểu về chế

độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu tiên sau đẻ nhận thấy rằng trẻ em có

Trang 29

trọng lượng sơ sinh thấp dưới 2500g có cơ hội bị nhẹ cân cao hơn so với những trẻ có cân nặng sơ sinh trung bình (> 2500g) [84]

Lestari và cộng sự cũng tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa nhẹ cân và thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi So sánh tình trạng dinh dưỡng của các nước đang phát triển và rối loạn ăn uống của các nước phát triển, tình trạng dinh dưỡng của các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như tăng trưởng kinh tế kém, nghèo đói và tần suất bệnh tật Tuy nhiên, tình trạng dinh dưỡng của các nước phát triển không bị ảnh hưởng nhiều bởi nghèo đói và tăng trưởng kinh tế, mà là do rối loạn ăn uống Các rối loạn ăn uống phổ biến nhất ở các nước phát triển bao gồm chán ăn tâm thần, chứng cuồng ăn và rối loạn ăn uống vô độ Rối loạn ăn uống có thể dẫn đến giảm cân nghiêm trọng hoặc thừa cân và béo phì [65]

1.3.3 Yếu tố cá nhân

1.3.3.1 Giới tính

Giới tính và độ tuổi của trẻ có thể là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em trai và trẻ em gái là khác nhau; điều này đặt ra những cuộc tranh luận không ngừng về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo giới tính của chúng Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng các bé trai có nhiều khả năng bị suy dinh dưỡng hơn Phát hiện từ tổng quan này cũng cho thấy giới tính của trẻ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, trong đó trẻ em trai dễ bị suy dinh dưỡng hơn trẻ em gái Không có lý do rõ ràng cho điều này [52] Ngược lại nghiên cứu của Afolabi và cộng sự chỉ ra rằng trẻ

em gái có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn 1,33 lần so với trẻ em trai Bên cạnh giới tính, tuổi của trẻ cũng được xác định là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ Dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em đều cho rằng trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ bị suy dinh dưỡng vì cơ thể trẻ cần đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển, trẻ dễ mắc các bệnh có thể gây suy dinh

Trang 30

dưỡng [45] Kassie và Workie ghi nhận tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở trẻ em dưới 5 tuổi rất cao Nhận định này được ủng hộ bởi một số học giả trên toàn cầu [63]

Tương tự, khẳng định rằng tuổi của trẻ có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ cũng được hỗ trợ bởi các phát hiện từ tổng quan này Việc biện minh cho nguy cơ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cao có thể là do thực hành cai sữa kém có thể được thực hiện Do đó, tình trạng này có thể hạn chế trẻ tiếp cận đầy đủ với một lượng thức ăn rắn có đủ chất dinh dưỡng [19], [28]

Nghiên cứu tổng hợp phân tích 27 nghiên cứu tại các nước khu vực Châu Phi nhằm tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi cho thấy mất an ninh lương thực hộ gia đình, thu nhập hộ gia đình thấp, trình độ học vấn người chăm sóc, tỷ lệ thất nghiệp của bà mẹ, khẩu phần ăn không đủ, trẻ sơ sinh nhẹ cân, chế độ ăn đơn điệu, kiến thức dinh dưỡng của người chăm sóc kém, khả năng tiếp cận nước và vệ sinh kém, thực hành cai sữa kém, tuổi của người chăm sóc và đặc điểm nhân khẩu học của một đứa trẻ (tuổi

và giới tính) là các yếu tố chính gây nên tình trạng SDD ở trẻ em [48]

1.3.3.2 Tình trạng bệnh tật của trẻ

Khi trẻ bị bệnh thường xuyên và kéo dài có thể khiến trẻ chán ăn, kém hấp thu, rối loạn chuyển hóa và thay đổi hành vi, sau đó có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ [19] Mặt khác, tình trạng dinh dưỡng kém có thể khiến trẻ bị ốm hoặc kéo dài thời gian hồi phục Các phát hiện từ tổng quan này cũng xác định bệnh tật ở trẻ em là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Phát hiện này cũng được ủng hộ bởi một số học giả, họ chỉ ra rằng các bệnh như sốt rét, tiêu chảy, nôn mửa và sốt ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi [48] Đồng thời, suy dinh dưỡng làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể bằng cách làm suy yếu hoạt động của cơ chế phản ứng miễn dịch [1] Tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật có mối liên quan mật thiết, bệnh tật là nguyên nhân trực

Trang 31

tiếp gây SDD và ngược lại SDD làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, nguy cơ tử vong cũng như biến chứng bệnh Nhiễm trùng đường tiêu hoá, đặc biệt là tiêu chảy ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ [52] Trong 7 nghiên cứu dọc gần đây ở trẻ sơ sinh cho thấy, gánh nặng tiêu chảy đã giảm bớt nhưng để lại hậu quả lâu dài đối với tăng trưởng Một trẻ bị tiêu chảy trung bình 23 ngày/năm đến 2 tuổi sẽ thấp hơn khoảng 0,38 cm so với trẻ không mắc tiêu chảy Bên cạnh đó, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp còn phổ biến tại cộng đồng, đặc biệt hay gặp ở trẻ SDD Theo thống kê, tần suất mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính của một trẻ trung bình là 4 - 5 lần/năm Tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 1/3 tổng số các nguyên nhân tử vong Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng mạn tính cũng được coi là có liên quan chặt chẽ với SDD thấp còi [48]

1.3.3.3 Khả năng tiếp cận nước và vệ sinh kém

Thống kê Nam Phi cho biết ước tính có khoảng 17,20% hộ gia đình ở Nam Phi vẫn có khả năng tiếp cận nước và vệ sinh kém Khả năng tiếp cận nước và vệ sinh kém có tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của một cá nhân [48] Phát hiện từ tổng quan này phù hợp với kết quả rằng khả năng tiếp cận nước và vệ sinh kém là một yếu tố góp phần vào tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi Các nghiên cứu trên thế giới cũng xác định khả năng tiếp cận nước và vệ sinh kém là yếu tố chính ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, và do đó góp phần dẫn đến suy dinh dưỡng [44] Singh và cộng sự chỉ ra rằng việc tiếp cận kém với nước sạch thường dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em, vì việc tiêu thụ nước không tinh khiết có thể dẫn đến tiêu chảy và các bệnh nhiễm trùng qua đường nước khác [83]

Như vậy, các yếu tố đã trình bày đều gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Những yếu tố này có thể được gom lại thành ba loại:

Liên quan đến hộ gia đình;

Liên quan đến người chăm sóc trẻ và liên quan đến bản thân của trẻ

Trang 32

Các yếu tố liên quan đến hộ gia đình bao gồm mất an ninh lương thực, thu nhập, thất nghiệp và khả năng tiếp cận nước và vệ sinh kém, trong khi các yếu tố liên quan đến người chăm sóc trẻ bao gồm tuổi, trình độ học vấn và trình độ học vấn dinh dưỡng của người chăm sóc kém [19], [28] Các yếu tố liên quan đến trẻ bao gồm nhẹ cân, chế độ ăn uống không đủ chất, trẻ bị bệnh, chế độ ăn đơn điệu, thực hành cai sữa kém, giới tính và tuổi của trẻ Đánh giá này tiếp tục ghi nhận làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị phi chính thức Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu và nỗ lực xóa bỏ suy dinh dưỡng ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, chủ yếu dựa vào nông thôn hoặc tập trung vào các khu định cư chính thức ở thành thị [52]

Đây là những yếu tố quan trọng cần được xem xét trong nỗ lực cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Cần có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu được các động thái của suy dinh dưỡng trẻ em và không giới hạn về mặt địa

lý đối với các khu vực nông thôn Tương tự như vậy, cần có nhiều nghiên cứu

về các khu vực nông thôn, vùng núi cao, khu vực vùng sâu vùng xa [10], [35]

Do đó, dựa trên những phát hiện của tổng quan này, các nhà hoạch định chính sách và các nhà thực hành chính phủ cần phát triển các chiến lược dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em [60] Cần nghiên cứu sâu hơn để đánh giá các chiến lược có thể tăng cường an ninh dinh dưỡng của các hộ gia đình Các phát hiện từ đánh giá này chỉ ra rằng nguyên nhân của suy dinh dưỡng là do nhiều yếu tố, do đó cần có những can thiệp toàn diện từ cả khu vực tư nhân và các cơ quan chức năng, các sở ban ngành đóng vai trò phối hợp trong việc chống suy dinh dưỡng trẻ em Cách tiếp cận này

có thể được nâng cao thông qua việc cung cấp giáo dục dinh dưỡng đầy đủ cho các hộ gia đình, người chăm sóc và phụ nữ mang thai Hơn nữa, cần phải cung cấp các gói thực phẩm bổ dưỡng cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương Chính sách của nhà nước nên đầu tư vào việc tăng cường sức khỏe môi trường bằng cách cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản, chẳng hạn như nước và

vệ sinh, cho các cộng đồng ở các khu vực cụ thể

Trang 33

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Trẻ em và gia đình trẻ sinh sống tại 2 xã Tả Phời và Hợp Thành, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

* Tiêu chuẩn chọn

- Trẻ từ 0 tháng đến < 60 tháng tuổi

- Không mắc các bệnh mạn tính (Nhiễm HIV, bệnh rối loạn chuyển hóa, tiêu chảy kéo dài, hen phế quản,…) hoặc dị tật bẩm sinh

- Bố mẹ hoặc người chăm sóc không mắc các bệnh lý về tâm thần kinh

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

* Tiêu chuẩn loại trừ

- Trẻ mồ côi, không xác định được người chăm sóc chính

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/8/2022 - 30/5/2023

- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Tả Phời và xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Tỉnh Lào Cai là một tỉnh vùng cao giáp biên giới phía Tây Bắc, nơi có

27 dân tộc anh em sinh sống, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, số lượng người dân tộc thiểu số lớn chiếm trên 50%, còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu Việc phát triển kinh tế xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ

lệ hộ nghèo của Lào Cai còn dao động từ 15 - 20% Ngày 30/11/2004, thành phố Lào Cai được thành lập trên cơ sở hai thị xã Lào Cai và Cam Đường thuộc tỉnh Lào Cai

Xã Tả Phời là xã miền núi đặc biệt khó khăn của thành phố Lào Cai nằm cách trung tâm thành phố 17Km về phía tây nam Phía bắc Tả Phời giáp ranh

xã Cam Đường, phía tây giáp thị xã Sa Pa, Phía đông giáp xã Hợp Thành,

Trang 34

phía nam giáp huyện Bảo Thắng Diện tích xã 88,33 km, với 6580 nhân khẩu,

1373 hộ gia đình, 22 thôn bản Là nơi cư trú của 7 dân tộc anh em cùng chung sống Trẻ em dưới 5 tuổi trong toàn xã là 643 Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm khoảng 20 - 30 % số hộ của xã

Xã Hợp Thành là xã miền núi đặc biệt khó khăn cũng thuộc thành phố Lào Cai nằm cách trung tâm thành phố 15Km về phía nam Phía bắc Hợp Thành giáp ranh xã Cam Đường, phía tây giáp xã Tả Phời, phía đông giáp huyện Bảo Thắng, phía nam giáp thị xã Sa Pa Diện tích xã 26,85 km, với

4750 nhân khẩu, 994 hộ gia đình, 17 thôn bản Là nơi cư trú của 4 dân tộc anh

em Trẻ em dưới 5 tuổi trong toàn xã khoảng 450 - 500 Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm 35 - 40 % số hộ gia đình của xã

Hai xã này là hai xã vùng cao đặc biệt khó khăn của thành phố Lào Cai Điều kiện kinh tế xã hội, giao thông kém phát triển cũng như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong năm 2019 cao vượt trội so với 15 xã, phường còn lại của thành phố Lào Cai Vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em cũng là vấn đề được các ban ngành và sở y tế tỉnh Lào Cai quan tâm, đặc biệt là xã Tả Phời, Hợp Thành Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại 2 xã này mong muốn có thể giúp cho nghành y tế của tỉnh Lào Cai cũng như của cả hai xã có một cách nhìn khách quan, đúng đắn về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0 - 60 tháng tại khu vực này Qua đó cũng đưa ra một số kiến nghị cải thiện tình hình suy dinh dưỡng tại địa bàn nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: Mô tả

- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu

* Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu tỷ lệ

n = Z 2

1-α/2

p.(1-p)

d 2

Trang 35

Trong đó:

n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần có

Z: Giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Trong

nghiên cứu chọn độ tin cậy là 95% tương ứng với Z=1,96

p: Tỷ lệ trẻ SDD ước tính (nghiên cứu đánh giá tình trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Lào Cai năm 2018 trẻ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi là 33,1% ) [25]

d: Sai số mong muốn 5%, trong nghiên cứu chọn, d=0,05

Thay vào công thức, cỡ mẫu tối thiểu là n = 341 Tuy nhiên, chúng tôi đã thu thập được 374 trẻ ở 2 xã đủ điều kiện tham gia nghiên cứu

* Cách chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích, từ danh sách trẻ ở 2 xã Tả Phời và xã Hợp Thành, chúng tôi chọn và thu thập được 374 trẻ đáp ứng đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu

2.5 Biến số và chỉ số trong nghiên cứu

2.5.1 Các chỉ số/chỉ tiêu đánh giá trong nghiên cứu

* Các chỉ số đặc điểm chung của đối tương nghiên cứu

- Phân bố tỷ lệ đặc điểm chung nhóm tuổi của trẻ

- Phân bố tỷ lệ giới tính của trẻ

- Phân bố tỷ lệ cân nặng lúc sinh

- Tổng số trẻ sống trong cùng gia đình

- Phân bố nhóm tuổi, dân tộc; nghề nghiệp; trình độ học vấn của bà mẹ

- Phân bố tình trạng kinh tế hộ gia đình

- Tình trạng thiếu gạo trong gia đình trong năm qua

- Đặc điểm nuôi dưỡng trẻ: thực hành bú sớm 1 giờ đầu sau sinh; thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu; thực hành cai sữa cho trẻ; ăn thực phẩm sẵn có giàu đạm hàng ngày; ăn chất béo hàng ngày; ăn 4 nhóm dinh dưỡng hàng ngày

Trang 36

- Tình trạng bệnh tật của trẻ trong tuần vừa qua: Tiêu chảy cấp, táo bón, sốt vi rút, bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

- Trẻ được tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần đối với trẻ > 24 tháng

- Tình trạng tiêm phòng của trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng

* Các chỉ số cho mục tiêu 1: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ

- Tỷ lệ SDD

- Phân bố SDD theo tuổi, giới, khu vực sống

- Phân bố tỷ lệ mắc SDD theo thể SDD

- Phân bố SDD thể nhẹ cân theo nhóm tuổi; giới tính; khu vực sống

- Phân bố SDD thể thấp còi theo nhóm tuổi; giới tính; khu vực sống

- Phân bố SDD thể gầy còm theo nhóm; giới tính; khu vực sống

- Tỷ lệ thừa cân/béo phì theo tuổi, giới tính và khu vực sống

* Các chỉ số cho mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ

- Liên quan đến nhóm tuổi, giới tính, cân nặng lúc sinh; tuổi thai lúc sinh; tổng số trẻ sống trong gia đình

- Liên quan đến nhóm tuổi bà mẹ, trình độ học vấn của bà mẹ, nghề nghiệp của bà mẹ

- Liên quan đến tình trạng kinh tế hộ gia đình, tình trạng thiếu gạo trong năm, khu vực sống

- Liên quan đến thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ: Thực hành bú sớm 1giờ đầu sau sinh; Thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu; Thực hành cai sữa cho trẻ; Ăn thực phẩm sẵn có giàu đạm hàng ngày; Ăn chất béo hàng ngày;

Ăn 4 nhóm dinh dưỡng hàng ngày

- Liên quan đến tiêm chủng đầy đủ theo lịch

- Liên quan đến tình bệnh lý mắc phải trong tuần vừa qua như tiêu chảy cấp, sốt cao, viêm đường hô hấp cấp tính

Trang 37

2.5.2 Biến số/Định nghĩa biến số trong nghiên cứu

- Tuổi của trẻ: Tính tuổi cho trẻ dựa vào tiêu chuẩn của WHO (2006):

+ Cách tính tuổi theo tháng: Trẻ từ 1 - 29 ngày: 0 tháng tuổi

+ Trẻ từ 30 - 59 ngày: 1 tháng tuổi

+ Trẻ từ 11 tháng - 11 tháng 29 ngày: 11 tháng tuổi

+ Cách tính tuổi theo năm: Từ sơ sinh - 11 tháng 29 ngày: 0 tuổi hay dưới 1 tuổi Từ ngày tròn 1 năm (12 tháng) đến trước ngày sinh nhật lần thứ 2 (23 tháng 29 ngày): 1 tuổi

Từ ngày tròn 2 năm (24 tháng) đến trước ngày sinh nhật lần thứ 3 (35 tháng 29 ngày): 2 tuổi

Từ ngày tròn 3 năm (36 tháng) đến trước ngày sinh nhật lần thứ 4 (47 tháng 29 ngày): 3 tuổi

Tuổi của trẻ được chia làm 6 nhóm nghiên cứu:

- Giới tính: Trong lúc khám quan sát giới tính của trẻ Nam/ nữ

- Dân tộc của mẹ: Dân tộc của mẹ được ghi trên giấy khai sinh của trẻ, hoặc hỏi trực tiếp bà mẹ, trong nghiên cứu chia ra dân tộc Dao, Giấy, Kinh, Tày, Xa Phó, khác

- Tuổi bà mẹ: Trong nghiên cứu chia ra 2 nhóm ≤ 30 tuổi và > 30 tuổi

- Nghề nghiệp của mẹ: Nghề nghiệp chính của bà mẹ là nghề nghiệp tạo

ra thu nhập chính và hiện nay đang làm, trong nghiên cứu chia ra: Tự do; Cán

bộ công nhân viên chức; Làm ruộng/ nương

- Trình độ học vấn cao nhất của bà mẹ có được: Thể hiện bậc học cao nhất đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân Tại Việt Nam, bậc phổ thông bao gồm có 12 năm học, trong đó sẽ có: mù trữ; Tiểu học cơ sở, Trung học cơ sở; Trung học Phổ thông và Trung cấp nghề trở lên

Trang 38

- Tổng số trẻ sống trong cùng gia đình: Số trẻ sống trong 1 gia đình: 1 trẻ, 2 trẻ, 3 trẻ và ≥ 4 trẻ

- Điều kiện kinh tế hộ gia đình: Đánh giá thu nhập hộ gia đình: Điều kiện kinh tế hộ gia đình: Hộ nghèo/hộ cận nghèo; Hộ thoát nghèo (hộ kinh tế gia đình từ bình thường trở lên theo quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, số: 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015) [62]

- Sốt khi nhiệt độ ≥ 37,50C nếu cặp nhiệt độ ở nách Có/ Không

- Trẻ được tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần với trẻ từ ≥ 24 tháng

- Tình trạng tiêm phòng của trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng

- Tiền sử sản khoa:

+ Cân nặng lúc sinh: Hỏi bà mẹ cân nặng lúc trẻ sinh ra, trong nghiên cứu chia ra ≥ 2500 gram; < 2500 gram

+ Sơ sinh đủ tháng/ non tháng

- Số con trong gia đình: Tổng số đứa trẻ trong gia đình mà là anh/chị em ruột của trẻ

- Tình trạng thiếu gạo ăn: Không sản xuất đủ và không có tiền để mua Nếu thiếu gạo thì thiếu mấy tháng trong năm? Nếu thiếu gạo ăn thì gia đình chị đã làm gì để đủ ăn?

- Cân nặng hiện tại: Tính bằng kg, lấy 1 số thập phân sau dấu phẩy

- Chiều dài nằm (trẻ < 24 tháng); Chiều cao đứng (trẻ > 24 tháng): Tính bằng cm, lấy 1 số thập phân sau dấu phẩy

- Nhận định tình trạng dinh dưỡng qua các chỉ tiêu nhân trắc: Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo phân loại của WHO (2006) Các chỉ tiêu dùng

để đánh giá là: Cân nặng theo tuổi (WAZ), chiều cao theo tuổi (HAZ), cân nặng theo chiều cao (WHZ)

+ Trẻ bình thường khi các chỉ số WAZ, HAZ, WHZ có giá trị Z - score trong khoảng từ -2 đến +2

Trang 39

+ Thiếu dinh dưỡng được ghi nhận khi các chỉ số WAZ, HAZ, WHZ có giá trị Z - score < -2

SDD thể nhẹ cân: Khi cân nặng/tuổi Z-score < -2

SDD thể thấp còi: Khi chiều cao/tuổi Z - score < -2

SDD thể gày còm: Khi cân nặng/chiều cao Z - score < -2

+ Thừa cân/béo phì khi các chỉ số WAZ, HAZ, WHZ có giá trị Z - score

> +2

- Thực hành bú sớm: Tỷ lệ trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh

- Bú mẹ hoàn toàn: Là trẻ chỉ được bú sữa mẹ trực tiếp hoặc gián tiếp (vắt sữa ra), ngoài ra không được nuôi bằng bất cứ loại thức ăn đồ uống nào khác Các thứ ngoại lệ được chấp nhận là các dạng dung dịch có chứa vitamin, khoáng chất hoặc thuốc chữa bệnh

- Thực hành cai sữa đúng: Bà mẹ cho con bú ít nhất từ 12 tháng trở lên

và tốt nhất là duy trì cho trẻ bú mẹ từ 18 đến 24 tháng

- Thực hành ăn bổ sung đúng: Trẻ bắt đầu ăn bổ sung khi tròn 6 tháng

hay 180 ngày tuổi

- Thực hành cho ăn thức ăn giàu đạm hàng ngày: Là các thức ăn thuộc nhóm thực phẩm giàu đạm mà đa số người dân trong cộng đồng dễ mua với giá chấp nhận được hoặc dễ kiếm được từ các nguồn sẵn có ở địa phương Khi bà mẹ sử dụng đều đặn các thực phẩm sẵn có giàu đạm cho con ăn ít nhất một lần hàng ngày

- Thực hành cho ăn thức ăn giàu chất béo hàng ngày: Khi bà mẹ sử dụng đều đặn chất béo (dầu hoặc mỡ) cho con ăn ít nhất một lần hàng ngày

- Thực hành cho trẻ ăn bổ sung 4 nhóm thức phẩm chính hàng ngày: Tỷ

lệ trẻ trên 6 tháng được nhận từ 4 nhóm trở lên trong 7 nhóm thực phẩm sau: Ngũ cốc, rau củ, chế phẩm sữa, thịt cá, gia cầm, gan hay phủ tạng, trứng, rau, trái cây giàu vitamin A, rau quả khác

Trang 40

- Tiêm chủng mở rộng đúng: Tiêm chủng mở rộng đúng khi trẻ được

tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tương ứng với tuổi của trẻ

- Tiêu chảy cấp: Trẻ được coi là tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng tóe nước hoặc có máu ≥ 3 lần/ngày Phân lỏng là phân không thành khuôn đối với những trẻ bú mẹ đi đại tiện phân nhão, dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường

+ Các biểu hiện đó hết trong 2 ngày liên tục thì coi như chấm dứt một đợt tiêu chảy

+ Thời gian của đợt tiêu chảy 14 ngày là tiêu chảy kéo dài, nếu có nhầy máu trong phân là hội chứng lỵ

- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: Một đứa trẻ được xác định bị nhiễm

khuẩn hô hấp cấp có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau như ho, khó thở, đau họng, chảy nước mũi, đau tai, chảy mũ tai, sốt Nếu trẻ chỉ ho, chảy nước mũi, không sốt thì không phải nhiễm khuẩn hô hấp cấp

+ Nhiễm khuẩn hô hấp: Trẻ được chẩn đoán là NKHH khi có các biểu hiện: Ho, sốt, sổ mũi, khó thở, nhịp thở nhanh (trẻ dưới 2 tháng ≥ 60 lần/ phút; Trẻ 2 - 12 tháng là >50 lần/ phút; Trẻ >12 tháng đến 5 tuổi là 40 lần/phút)

+ Nếu các biểu hiện đó hết trong 2 ngày liên tục thì được coi như chấm dứt một đợt NKHH

2.6 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu trong nghiên cứu

- Điều tra thông tin chung và một số vấn đề liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0 đến 60 tháng tuổi: Bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp người chăm sóc chính đã được thiết kế sẵn

- Đo chỉ số nhân chắc của trẻ: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua thu thập số liệu nhân trắc (cân nặng, chiều cao) tại thời điểm nghiên cứu

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w