1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân lao hiv tại trạm y tế xã của tỉnh thái nguyên

105 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Quản Lý Điều Trị Bệnh Nhân Lao/HIV Tại Trạm Y Tế Xã Của Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Trần Văn Tùng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đắc Trung, TS. Nguyễn Thị Tố Uyên
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Y học dự phòng
Thể loại luận văn thạc sĩ y học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,6 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Quản lý điều trị lao/HIV (13)
    • 1.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị lao/HIV (30)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu (34)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (34)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (35)
    • 2.4. Các chỉ số nghiên cứu (36)
    • 2.5. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu (38)
    • 2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu (43)
    • 2.7. Phương pháp xử lý số liệu (45)
    • 2.8. Các biện pháp khống chế sai số (45)
    • 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu (45)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.1. Thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân lao/HIV tại trạm y tế xã của tỉnh Thái Nguyên năm 2019 - 2020 (46)
    • 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân lao/HIV tại trạm (56)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (64)
    • 4.1. Thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân lao/HIV tại trạm Y tế xã của tỉnh Thái Nguyên năm 2019 - 2020 (64)
  • KẾT LUẬN (82)
    • 1. Thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân lao/HIV (82)
    • 2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân lao/HIV (82)
    • Hộp 3.2. Ý kiến của CBYT xã, YTTB về thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân lao/HIV tại các TYT xã qua thảo luận nhóm (0)
    • Hộp 3.3. Ý kiến về thực trạng quản lý điều trị lao/HIV tại các TYT xã của các bệnh nhân Lao/HIV đang được quản lý (0)
    • Hộp 3.4. Ý kiến của CBYT xã về các yếu tố liên quan đến KQĐT của bệnh nhân lao/HIV (0)
    • Hộp 3.5. Ý kiến của YTTB và bệnh nhân đang được quản lý điều trị về các yếu tố liên quan đến KQĐT của bệnh nhân lao/HIV (0)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Hồ sơ bệnh án, sổ sách, báo cáo tổng hợp số liệu thống kê về quản lý điều trị lao/HIV tại trung tâm y tế các huyện/thành/thị và TYT các xã/phường/thị trấn nghiên cứu năm 2019 – 2020

- Cán bộ y tế phụ trách CTCL xã/phường/thị trấn có quản lý điều trị bệnh nhân lao/HIV năm 2019 – 2020

- Nhân viên Y tế thôn bản tham gia hoạt động giám sát hỗ trợ điều trị bệnh nhân lao/HIV tại xã/phường/thị trấn

- Bệnh nhân lao/HIV được quản lý điều trị tại xã/phường/thị trấn từ tháng 1/2019 – 12/2020.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành tại hệ thống phòng chống lao tỉnh Thái Nguyên, cụ thể là trạm y tế các xã của tỉnh Thái Nguyên

- Hệ thống y tế tỉnh Thái Nguyên được tổ chức theo 9 đơn vị hành chính:

02 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện Tổng số gồm 178 xã/phường/thị trấn, tương ứng có 178 TYT, mỗi TYT có 01 cán bộ phụ trách CTCL

- Một số đặc điểm của tỉnh nghiên cứu: Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi đông bắc, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên 3.562,82 km²

Dân số Thái Nguyên hơn 1,3 triệu người, trong đó có 8 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Chay, Hoa và Dao

Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 2.2.2 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 05/2020 – 10/2021

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định lượng với định tính

2.3.2 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu

2.3.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng

- Cỡ mẫu điều tra thực trạng quản lý điều trị lao/HIV tại TYT xã:

+ 60 CBYT phụ trách CTCL xã/phường/thị trấn

+ 103 bệnh nhân lao/HIV được quản lý điều trị tại xã/phường/thị trấn

2.3.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu định tính

Bao gồm phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm:

- Phỏng vấn sâu trưởng TYT xã: 03 cuộc theo bản hướng dẫn (phụ lục 3)

- Thảo luận nhóm cán bộ y tế phụ trách CTCL xã và YTTB: 03 cuộc (10

- 15 người/cuộc) theo bản hướng dẫn (phụ lục 4)

- Thảo luận nhóm bệnh nhân lao/HIV: 03 cuộc (8 - 10 người/cuộc) theo bản hướng dẫn (phụ lục 5)

- Chọn mẫu nghiên cứu định lượng: chọn toàn bộ

+ Chọn toàn bộ CBYT phụ trách CTCL xã/phường/thị trấn có quản lý điều trị bệnh nhân lao/HIV năm 2019 – 2020

+ Chọn toàn bộ bệnh nhân lao/HIV được quản lý điều trị tại TYT xã/phường/thị trấn từ tháng 1/2019 – 12/2020

- Chọn mẫu nghiên cứu định tính: chọn mẫu chủ đích

+ Chọn huyện: chọn chủ đích 03 huyện có nhiều bệnh nhân lao/HIV nhất là thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và huyện Phú Bình

+ Chọn xã: tại mỗi huyện, chọn chủ đích 01 xã có nhiều bệnh nhân lao/HIV nhất

+ Chọn đối tượng nghiên cứu định tính: chọn chủ đích đối tượng phỏng vấn sâu là trưởng TYT xã, thảo luận nhóm là CBYT phụ trách CTCL tại xã, YTTB và bệnh nhân lao/HIV đang được quản lý điều trị tại xã.

Các chỉ số nghiên cứu

2.4.1 Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1

- Bệnh nhân lao/HIV phát hiện và quản lý điều trị năm 2019 – 2020

- Đặc điểm chung của CBYT phụ trách CTCL xã

- Tỉ lệ CBYT xã thực hiện ghi chép đầy đủ sổ sách quản lý điều trị bệnh nhân lao/HIV

- Tần suất cấp phát thuốc điều trị lao ở giai đoạn duy trì của CBYT

- Tần suất cấp phát thuốc điều trị HIV cho bệnh nhân lao/HIV của CBYT

- Tần suất thăm khám BN lao/HIV của CBYT xã trước khi cấp thuốc

- Tần suất tư vấn của CBYT xã trong quá trình khám, cấp phát thuốc

- Tần suất CBYT xã lựa chọn GSV2

- Tần suất CBYT xã hỗ trợ kiến thức cho GSV2

- Tỉ lệ phối hợp giữa CBYT với GSV2 trong nhắc nhở bệnh nhân lao/HIV lấy đờm kiểm soát điều trị

- Tần suất giám sát bệnh nhân lao/HIV điều trị tại nhà của CBYT

- Tỉ lệ CBYT tìm gặp, tư vấn bệnh nhân lao/HIV bỏ trị quay lại điều trị

- Hoạt động truyền thông của cán bộ Y tế

- Tỉ lệ bệnh nhân lao phổi AFB(+) và AFB(-) đồng nhiễm HIV xét nghiệm đờm kiểm soát lần 1, lần 2 và lần 3

- Kết quả điều trị bệnh nhân lao/HIV

2.4.2 Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2

* Các yếu tố liên quan từ phía CBYT

- Mối liên quan giữa thời gian phụ trách CLCL của CBYT xã với kết quả điều trị bệnh nhân lao/HIV

- Mối liên quan giữa tần suất cấp phát thuốc điều trị lao với kết quả điều trị bệnh nhân lao/HIV

- Mối liên quan giữa tần suất CBYT giám sát bệnh nhân lao/HIV điều trị tại nhà với kết quả điều trị lao/HIV

- Mối liên quan giữa hoạt động truyền thông với KQĐT BN lao/HIV

* Các yếu tố liên quan từ phía bệnh nhân lao/HIV

- Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới, dân tộc, nơi cư trú, nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình) của bệnh nhân lao/HIV với kết quả điều trị lao/HIV

- Mối liên quan giữa tiền sử điều trị lao của bệnh nhân lao/HIV với kết quả điều trị lao/HIV

- Mối liên quan giữa thể lâm sàng của bệnh nhân bệnh nhân lao/HIV với kết quả điều trị lao/HIV

- Mối liên quan giữa điều trị phối hợp CTX với KQĐT lao/HIV

- Mối liên quan giữa điều trị phối hợp ARV với KQĐT lao/HIV.

Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu

2.5.1 Tiêu chuẩn quản lý điều trị người bị bệnh lao/HIV

Tiêu chuẩn quản lý điều trị người bệnh lao/HIV được xác định theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao (Ban hành kèm theo quyết định số 1314/QĐ-BYT ngày 24 tháng 03 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế) và hướng dẫn lồng ghép quản lý, cung cấp dịch vụ HIV và lao tại tuyến huyện, xã (Ban hành kèm theo quyết định số 5015/QĐ-BYT ngày 06 tháng 11 năm 2017

- Sau khi được chẩn đoán xác định lao và được khẳng định tình trạng nhiễm HIV, người bệnh cần được đăng ký quản lý điều trị ngay càng sớm càng tốt tại một đơn vị chống lao tuyến quận huyện và tương đương

+ Đối với người nhiễm HIV trước khi chẩn đoán lao: Nếu đang được điều trị HIV (ARV và CPT) thì tư vấn, đăng ký điều trị lao càng sớm càng tốt đồng thời tư vấn tiếp tục điều trị HIV Nếu chưa được điều trị HIV thì tư vấn, giới thiệu đến cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV để được điều trị đồng thời đăng kí điều trị lao ngay

+ Đối với người nhiễm HIV sau khi chẩn đoán lao: Tư vấn điều trị đồng thời lao và HIV càng sớm càng tốt

- Sau khi đăng ký quản lý điều trị tại Đơn vị chống lao tuyến quận huyện người bệnh được chuyển về xã điều trị, tại trạm y tế (TYT) xã:

+ Đăng ký bệnh nhân vào sổ Quản lý điều trị bệnh lao, HIV (dùng cho tuyến xã và đơn vị tương đương)

+ Cán bộ chống lao xã, đồng thời là cán bộ chương trình HIV (giám sát viên 1: GSV1) thực hiện điều trị lao và HIV cho bệnh nhân: nhận thuốc hàng tháng từ tuyến huyện và cấp phát cho bệnh nhân (Lao: 7-10 ngày/lần, HIV: 1 tháng/lần) ghi chép phiếu điều trị có kiểm soát, mỗi lần cấp phát thuốc là một lần giám sát, khám, tư vấn cho người bệnh

+ Lựa chọn người giám sát hỗ trợ (giám sát viên 2: GSV2): có thể là cộng tác viên tuyến xã như: nhân viên Y tế thôn bản, hội viên các hội, tình nguyện viên hoặc là người thân bệnh nhân, việc lựa chọn người giám sát hỗ trợ (GSV2) làm sao cho phù hợp nhất với từng cá thể người bệnh, có cam kết tham gia với đầy đủ thông tin của 3 bên: CBYT – Bệnh nhân – GSV2

+ Cán bộ chống lao tuyến xã tư vấn cách giám sát hỗ trợ điều trị, kiến thức cơ bản về bệnh lao, hình thức và tần suất trao đổi thông tin giám sát cho

GSV2, việc tư vấn này có thể được thực hiện thêm trong các chuyến vãng gia thăm bệnh nhân, GSV2 có thể được thay đổi trong quá trình điều trị nếu thấy không phù hợp

+ CBYT xã thực hiện thăm bệnh nhân tại nhà theo xác suất, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên thăm những người bệnh tiên lượng khả năng tuân thủ điều trị kém

- Những trường hợp bệnh nhân sau khi điều trị tại các tuyến trên chuyển về huyện, xã quản lý điều trị phải thực hiện đúng theo quy trình nêu trên

- Những người bệnh đang điều trị trong giai đoạn tấn công nếu bỏ trị hai ngày liền hoặc ở giai đoạn duy trì bỏ trị một tuần thì cán bộ y tế cần tìm người bệnh và giải thích cho họ quay lại điều trị

- Khi chuyển người bệnh đi nơi khác điều trị phải kèm theo phiếu chuyển và các hồ sơ người bệnh theo quy định Nơi nhận người bệnh phải có phản hồi tiếp nhận cho cơ sở chuyển ngay sau khi nhận và đăng ký điều trị tiếp, có phản hồi kết quả điều trị khi kết thúc điều trị cho nơi chuyển

- Theo dõi điều trị: với công thức điều trị 6 tháng, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm đờm kiểm soát ở các tháng thứ [8]

- Nơi điều trị: về cơ bản thực hiện điều trị có kiểm soát tại tuyến xã, nhưng người bệnh có thể được điều trị tại bệnh viện huyện trong 2 tháng tấn công, tuỳ tình hình cụ thể của địa phương và yêu cầu của người bệnh Dù điều trị tại đâu cũng phải đảm bảo người bệnh được quản lý và giám sát điều trị đầy đủ theo quy định để phòng chống lây lan trong cộng đồng [3], [8]

2.5.2 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị lao

2.5.2.1 Đánh giá kết quả điều trị đối với lao phổi AFB(+)

- Khỏi: người bệnh lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học tại thời điểm bắt đầu điều trị, có kết quả xét nghiệm đờm trực tiếp hoặc nuôi cấy âm tính tháng cuối của quá trình điều trị và ít nhất 1 lần trước đó

- Hoàn thành điều trị: người bệnh lao hoàn thành liệu trình điều trị, không có bằng chứng thất bại, nhưng cũng không có xét nghiệm đờm trực tiếp hoặc nuôi cấy âm tính vào tháng cuối của quá trình điều trị và ít nhất 1 lần trước đó, bất kể không làm xét nghiệm hay không có kết quả xét nghiệm

- Thất bại: người bệnh lao có kết quả xét nghiệm đờm trực tiếp hoặc nuôi cấy dương tính từ tháng thứ 5 trở đi của quá trình điều trị

- Chết: người bệnh lao chết do bất cứ nguyên nhân gì trước hoặc trong quá trình điều trị lao

- Không theo dõi được (bỏ): người bệnh lao ngừng điều trị liên tục từ 2 tháng trở lên

- Không đánh giá: người bệnh lao không được đánh giá kết quả điều trị Bao gồm các trường hợp chuyển tới đơn vị điều trị khác và không có phản hồi kết quả điều trị, cũng như các trường hợp đơn vị báo cáo không biết kết quả điều trị của bệnh nhân Điều trị thành công: tổng số khỏi và hoàn thành điều trị [8]

2.5.2.2 Đánh giá kết quả điều trị đối với lao phổi AFB(-) hoặc lao ngoài phổi

- Kết quả điều trị sẽ được đánh giá như lao phổi AFB (+) nhưng không có kết quả điều trị khỏi

- Người bệnh AFB(-) sau 2 tháng điều trị có AFB(+), người bệnh lao ngoài phổi xuất hiện lao phổi AFB(+) sau 2 tháng điều trị được đánh giá là thất bại

2.5.3 Tiêu chuẩn đánh giá theo dõi điều trị bệnh lao

Trong quá trình điều trị người bệnh cần được theo dõi như sau:

- Người bệnh cần được theo dõi kiểm soát việc dùng thuốc

Kỹ thuật thu thập số liệu

2.6.1 Thu thập số liệu định lượng qua phiếu điều tra

Bộ phiếu điều tra được thiết kế nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, số liệu được thu thập bằng phương pháp hồi cứu qua:

- Sổ đăng ký điều trị bệnh lao tuyến huyện

- Báo cáo hoạt động xét nghiệm

- Báo cáo tình hình thu nhận lao

- Báo cáo kết quả điều trị

- Sổ theo dõi bệnh nhân lao tại xã/phường/thị trấn

- Phiếu kiểm tra giám sát hoạt động chống lao tuyến xã

2.6.2 Thu thập số liệu định tính qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm

* Tiến hành phỏng vấn sâu

Nhóm nghiên cứu được tập huấn nội dung, kỹ năng phỏng vấn, thống nhất trước khi tiến hành thực hiện Lên kế hoạch phỏng vấn với từng đối tượng từ tháng 9/2020 – 11/2020 Bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu Quá trình phỏng vấn được ghi chép đầy đủ thông tin trong phiếu phỏng vấn và ghi âm Nội dung phỏng vấn đều được phân tích và lập thành bảng kết quả tổng hợp ngay sau buổi phỏng vấn

* Tiến hành thảo luận nhóm là CBYT và YTTB

Nhóm nghiên cứu được tập huấn nội dung, kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm, thống nhất trước khi tiến hành thực hiện với thời gian, địa điểm phù hợp Thảo luận nhóm lồng ghép cùng buổi giao ban hàng tháng của trạm y tế xã/phường/thị trấn Quá trình thảo luận nhóm được ghi chép đầy đủ thông tin trong phiếu và ghi âm Nội dung thảo luận nhóm đều được phân tích và lập thành bảng kết quả tổng hợp Nội dung thảo luận nhóm được thiết kế đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu Biên bản cuộc họp, máy ghi âm, chụp ảnh được chuẩn bị đầy đủ

* Thảo luận nhóm là bệnh nhân lao/HIV

Nhóm nghiên cứu được tập huấn nội dung, kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm, thống nhất trước khi tiến hành thực hiện với thời gian, địa điểm phù hợp Thảo luận nhóm thực hiện theo kế hoạch nghiên cứu Tiến hành xác định các bệnh nhân lao/HIV được quản lý điều trị tại xã/phường/thị trấn rồi gửi giấy mời, giải thích rõ ràng và ký vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu trước khi tiến hành Quá trình thảo luận nhóm được ghi chép đầy đủ thông tin trong biên bản Nội dung thảo luận đều được phân tích và lập thành bảng kết quả tổng hợp ngay sau buổi họp.

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu định lượng được nhập vào máy vi tính bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý theo phương pháp thống kê (tần suất, tỉ lệ %) bằng phần mềm SPSS 18.0

Số liệu định tính được ghi âm (sau đó tiến hành gỡ băng) kết hợp với biên bản thu số liệu định tính, được tổng hợp và trình bày.

Các biện pháp khống chế sai số

* Đối với cán bộ phỏng vấn sâu

Là người nghiên cứu, đồng nghiệp có trình độ đại học nhiệt tình, tự nguyện tham gia nghiên cứu và được tập huấn trước khi tiến hành nghiên cứu

* Đối với người tham gia thảo luận nhóm

Không mời những người đang điều trị phối hợp bệnh tâm thần Những người tuổi quá cao, sức quá yếu và những người có vấn đề về thính giác.

Đạo đức trong nghiên cứu

- Các đối tượng nghiên cứu đều được giải thích rõ về nghiên cứu và tình nguyện tham gia nghiên cứu

- Các kết quả của nghiên cứu được giữ bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu

- Đề cương nghiên cứu đã được hội đồng Đạo đức Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thông qua trước khi tiến hành.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân lao/HIV tại trạm y tế xã của tỉnh Thái Nguyên năm 2019 - 2020

Bảng 3.1 Bệnh nhân lao/HIV phát hiện và quản lý điều trị năm 2019 – 2020

Bệnh nhân lao/HIV phát hiện

Bệnh nhân lao/HIV quản lý SL/10 5

Số bệnh nhân lao/HIV được phát hiện và đưa vào quản lý điều trị là 103/103 đạt 100% Tỉ lệ bệnh nhân lao/HIV là 3,97/100.000 dân

Bảng 3.2 Đặc điểm chung CBYT phụ trách CTCL xã (n = 60) Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ %

- Tỉ lệ CBYT trong nhóm 31 – 40 tuổi chiếm cao nhất 38,3%

- Tỉ lệ CBYT nữ 73,3% cao hơn so với CBYT nam 26,7%, dân tộc kinh 73,3% nhiều hơn dân tộc thiểu số 26,7%

- CBYT phụ trách CTCL dưới 5 năm chiếm khá cao 43,3%

- Trình độ CBYT chủ yếu là y sĩ chiếm 53,3%, bác sĩ chỉ chiếm 18,3% còn lại là điều dưỡng, nữ hộ sinh, dược sĩ chiếm 28,3%

Bảng 3.3 Cán bộ y tế xã thực hiện ghi chép sổ sách

Ghi chép sổ sách đầy đủ Số lượng Tỉ lệ %

Tỉ lệ CBYT thực hiện ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ sách quản lý bệnh nhân tuyến xã là 98,3% và 1,7% là ghi chép chưa đầy đủ

Bảng 3.4 Tần suất cấp phát thuốc lao cho BN lao/HIV ở giai đoạn duy trì

Số ngày cấp/lần Số lượng Tỉ lệ %

Tỉ lệ TYT xã cấp phát thuốc cho bệnh nhân lao giai đoạn duy trì 15 ngày/lần là 71,7%, 30 ngày/lần là 28,3% và không có TYT nào thực hiện cấp thuốc 7 – 10 ngày/lần

Bảng 3.5 Tần suất cấp phát thuốc HIV cho bệnh nhân lao/HIV

Số ngày cấp/lần Số lượng Tỉ lệ %

Không cấp phát thuốc tại TYT 60 100

100% trạm Y tế xã không cấp phát thuốc HIV cho bệnh nhân lao/HIV

Bảng 3.6 Tần suất CBYT xã thăm khám trước khi cấp phát thuốc

Thăm khám Số lượng Tỉ lệ %

Tỉ lệ CBYT xã thường xuyên thăm khám trước khi cấp phát thuốc là 78,4%, hiếm khi thăm khám trước khi cấp phát thuốc là 3,3% và không có CBYT nào không bao giờ thăm khám trước khi cấp phát thuốc

Bảng 3.7 Tần suất CBYT xã tư vấn cho bệnh nhân khi khám và cấp thuốc

Tư vấn Số lượng Tỉ lệ %

* Nhận xét: Đa số (90%) CBYT phụ trách CTCL tuyến xã thường xuyên thực hiện tư vấn cho bệnh nhân trong quá trình khám và cấp phát thuốc Tỉ lệ CBYT thỉnh thoảng tư vấn là 10% Không có CBYT nào hiếm khi và không bao giờ tư vấn khi khám và cấp thuốc

Bảng 3.8 Tần suất CBYT xã lựa chọn GSV2

Lựa chọn Số lượng Tỉ lệ %

Trong 60 CBYT phụ trách CTCL tuyến xã 100% đều thực hiện lựa chọn người hỗ trợ giám sát bệnh nhân (GSV2) trong quá trình điều trị, trong đó thường xuyên là 71,7% và thỉnh thoảng là 28,3%

Bảng 3.9 Cán bộ y tế xã hỗ trợ kiến thức cho GSV2

Hỗ trợ kiến thức Số lượng Tỉ lệ %

Có 71,6% CBYT phụ trách CTCL tuyến xã thường xuyên hỗ trợ kiến thức cho GSV2 trong quá trình quản lý điều trị bệnh nhân lao tuy nhiên vẫn còn 1,7% CBYT là không bao giờ hỗ trợ

Bảng 3.10 CBYT xã phối hợp GSV2 nhắc bệnh nhân lấy đờm kiểm soát

Phối hợp Số lượng Tỉ lệ %

Tỉ lệ CBYT phối hợp cùng với GSV2 nhắc bệnh nhân lấy đờm kiểm soát đúng thời gian quy định là 100%

Bảng 3.11 Tần suất CBYT xã giám sát bệnh nhân điều trị tại nhà

Giám sát tại nhà Số lượng Tỉ lệ %

Tỉ lệ CBYT phụ trách CTCL tuyến xã thường xuyên và thỉnh thoảng giám sát bệnh nhân điều trị tại nhà lần lượt là 70,0% và 26,7% Không có CBYT nào không bao giờ giám sát bệnh nhân điều trị tại nhà

Bảng 3.12 CBYT tìm gặp, tư vấn cho bệnh nhân bỏ trị quay lại điều trị

Tư vấn bệnh nhân quay lại điều trị Số lượng Tỉ lệ %

Có 90% CBYT tìm gặp, tư vấn cho bệnh nhân lao/HIV quay lại điều trị khi bệnh nhân bỏ trị và vẫn còn 10% là không tìm gặp, tư vấn

Bảng 3.13 Hoạt động truyền thông

Hình thức truyền thông Số lượng Tỉ lệ %

Phát thanh trên loa 1 lần/năm 60 100

Tờ rơi, áp phích 1 lần/năm 60 100

Tại TYT xã quản lý bệnh nhân lao/HIV CBYT thực hiện truyền thông bằng cả 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp là nói chuyện sức khỏe trung bình 5,9 lần/năm và tư vấn trung bình 59,7 lần/năm Truyền thông gián tiếp bằng phát thanh trên loa và tờ rơi áp, phích tại TYT xã hàng năm chỉ triển khai 1 lần

Bảng 3.14 Bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV xét nghiệm đờm kiểm soát

Trong 27 bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV được thu nhận điều trị trong năm 2019 và 2020, tỉ lệ bệnh nhân đi xét nghiệm đờm kiểm soát trong quá trình điều trị lần 1, 2, 3 lần lượt là 77,8%, 74,1% và 66,7%

Bảng 3.15 Bệnh nhân lao phổi AFB (-)/HIV xét nghiệm đờm kiểm soát

Trong 66 bệnh nhân lao phổi AFB(-)/HIV được thu nhận điều trị trong năm 2019, 2020 thì có 68,2% bệnh nhân đi xét nghiệm đờm kiểm soát lần 1 và 59,1% bệnh nhân đi xét nghiệm đờm kiểm soát lần 2

Bảng 3.16 Kết quả điều trị của bệnh nhân lao/HIV

Khỏi HTĐT Thất bại Chết Bỏ trị

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao/HIV là 18,5%, HTĐT là 74,8% Tỉ lệ bệnh nhân chết là 3,9 %, bỏ trị là 1,9% và không đánh giá là 0,9%

Kết quả phỏng vấn sâu trạm trưởng TYT, thảo luận nhóm CBYT xã, YTTB và bệnh nhân lao/HIV về thực trạng quản lý điều trị lao/HIV Một số ý kiến tiêu biểu được thể hiện ở các hộp như sau:

Hộp 3.1 Ý kiến của trưởng TYT về thực trạng quản lý điều trị lao/HIV tại TYT xã qua phỏng vấn sâu

“…Bệnh nhân lao/HIV được quản lý tại trạm đều do tuyến trên phát hiện chuyển về, trạm Y tế phối hợp cùng YTTB tiếp tục quản lý bệnh nhân trong giai đoạn duy trì với các hoạt động chính như cấp phát thuốc, tư vấn cho bệnh nhân cùng gia đình về cách sử dụng thuốc cũng như các phòng lây bệnh cho người xung quanh và giám sát bệnh nhân 1 tháng/lần Hàng năm, vào ngày thế giới phòng chống lao 24/3 TYT viết bài truyền thông để phát trên hệ thống truyền thanh của địa phương…”

Bà Ngô Thị N – Trạm trưởng TYT xã

“…Hệ thống quản lý bệnh nhân lao/HIV hiện nay theo tỉnh, huyện, xã đã thuận tiện hơn, chặt chẽ hơn so với trước kia Tại TYT có đầy đủ các sổ sách quản lý theo quy định, bệnh nhân được khám tư vấn cấp phát thuốc hàng tháng và giao cho YTTB từng xóm theo dõi các bệnh nhân Trường hợp bệnh nhân không lĩnh thuốc hoặc bỏ điều trị thì CBYT xã sẽ phối hợp với YTTB liên hệ bệnh nhân và xuống tận nhà để tìm hiểu, tư vấn cho bệnh nhân tiếp tục điều trị Khi đến thời gian xét nghiệm đờm kiểm soát CBYT xã và YTTB gọi bệnh nhân lên TYT tiến hành lấy đờm hoặc YTTB sẽ trực tiếp đến lấy gửi lên TYT và TYT sẽ gửi lên TTYT huyện để làm xét nghiệm…” Ông Dương Việt B – Trạm trưởng TYT xã

* Nhận xét: Các bệnh nhân lao/HIV đều được tuyến trên chuyển về và được QLĐT tại trạm y tế theo chiến lược DOTS CBYT và YTTB phối hợp tốt trong quá trình QLĐT Bệnh nhân được cấp thuốc đầy đủ, thường xuyên được tư vấn, giám sát

Hộp 3.2 Ý kiến của CBYT xã, YTTB về thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân lao/HIV tại các TYT xã qua thảo luận nhóm

“…Hàng tháng TYT lĩnh thuốc tại TTYT huyện về cấp phát cho bệnh nhân Trong mỗi lần cấp thuốc, tôi luôn khám để theo dõi sự tiến triển của bệnh, đồng thời phát hiện các tác dụng phụ của thuốc Bên cạnh đó tôi cũng theo dõi các kết quả xét nghiệm đờm để kịp thời điều chỉnh phác đồ, tư vấn cho bệnh nhân chế độ ăn uống, phòng lây nhiễm chéo cho người xung quanh Mỗi tháng tôi đều xuống nhà giám sát việc dùng thuốc của bệnh nhân và nhắc nhở người nhà trong việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân…”

Cán bộ Trạm Y tế xã

“…Trong thời gian bệnh nhân điều trị tại nhà tôi thường hỏi thăm tình trạng sức khỏe và nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn Nhắc bệnh nhân đi xét nghiệm lại và tư vấn cho người nhà bệnh nhân đi xét nghiệm phát hiện lao sớm khi bị ho, sốt…”

CBYT xã phụ trách CTCL và YTTB thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý lao/HIV tại cộng đồng

Hộp 3.3 Ý kiến về thực trạng quản lý điều trị lao/HIV tại các TYT xã của các bệnh nhân Lao/HIV đang được quản lý

Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân lao/HIV tại trạm

3.2.1 Các yếu tố liên quan từ phía CBYT

Bảng 3.17 Liên quan giữa thời gian phụ trách CLCL của CBYT xã với kết quả điều trị bệnh nhân lao/HIV

Năm phụ trách CTCL Điều trị không thành công Điều trị thành công Tổng p

* Nhận xét: Có mối liên quan giữa thời gian phụ trách CLCL của CBYT xã với kết quả điều trị bệnh nhân lao/HIV (p

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w