Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện và tập thể lãnh đạo, công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã chia sẻ, cung cấp tư liệu, trao đổi kinh n
ĐẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ THU HÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học quản lý Mã số: 8340401 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Lan Anh Thái Nguyên, 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn, sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến tất cả các tập thể và cá nhân đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Lan Anh, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, giảng viên trực tiếp hướng dẫn khoa học đã giành nhiều thời gian giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường; các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, chuyên ngành Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, cô giáo chủ nhiệm TS GVC Trần Thị Hồng, Trưởng bộ môn Khoa học quản lý đã quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình học tập và và nghiên cứu tại trường Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện và tập thể lãnh đạo, công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã chia sẻ, cung cấp tư liệu, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn quý giá và cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn Để thực hiện luận văn này, bản thân tôi đã tự nghiên cứu, học hỏi, vận dụng những kiến thức đã được học và thực tiễn tại địa phương vào nghiên cứu với tinh thần tự giác, cố gắng và cầu thị Tuy nhiên, luận văn vẫn không tránh được những hạn chế, thiếu xót Tôi kính mong các thầy cô giáo, đồng nghiệp tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến để luận văn ngày càng được hoàn thiện hơn Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ những tình cảm yêu mến nhất tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn này Xin trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .2 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .6 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6 5 Câu hỏi nghiên cứu 7 6 Giả thuyết nghiên cứu 7 7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7 8 Phương pháp nghiên cứu .8 9 Cấu trúc của Luận văn .10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN .11 1.1 Khái quát về quản lý công chức .11 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 11 1.1.2 Vai trò của công chức 17 1.1.3 Mục tiêu và các nguyên tắc quản lý công chức .19 1.2 Nội dung quản lý công chức 20 1.2.1 Các nội dung quản lý công chức 20 1.2.2 Nội dung quản lý công chức cấp huyện 21 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công chức 23 1.3.1 Các yếu tố bên trong 23 1.3.2 Các yếu tố bên ngoài 24 1.4 Kinh nghiệm quản lý công chức của một số địa phương .25 1.4.1 Kinh nghiệm thực tiễn tại một số địa phương 25 1.4.2 Những bài học rút ra cho huyện Đồng Hỷ .27 1.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý công chức .28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN 30 2.1 Giới thiệu khái quát về huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 30 2.1.1 Giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ 30 iv 2.1.2 Giới thiệu khái quát về UBND huyện Đồng Hỷ 31 2.2 Thực trạng đội ngũ công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 32 2.2.1 Số lượng đội ngũ công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ 32 2.2.2 Về cơ cấu đội ngũ công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ .34 2.2.3 Về chất lượng công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ .39 2.3 Thực trạng quản lý công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2018-2022 .46 2.3.1 Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ 46 2.3.2 Việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ 47 2.3.3 Việc mô tả vị trí việc làm và cơ cấu công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ 51 2.3.4 Các công tác khác liên quan đến quản lý công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ 52 2.3.5 Việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức 57 2.3.6 Công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về công chức.57 2.4 Những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quản lý công chức cấp huyện 60 2.4.1 Các yếu tố bên trong 60 2.4.2 Các yếu tố bên ngoài 60 2.5 Đánh giá chung về quản lý công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ 62 2.5.1 Những kết quả đạt được 62 2.5.2 Một số hạn chế và nguyên nhân .63 2.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra .66 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG CHỨC 69 TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN .69 3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức bộ máy chính quyền và cải cách hành chính của huyện Đồng Hỷ đến năm 2025 69 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025 69 3.1.2 Định hướng về xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền giai đoạn 2022-2025 69 3.1.3 Định hướng cải cách hành chính giai đoạn 2022 - 2025 70 v 3.2 Định hướng công tác cán bộ giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 70 3.2.1 Mục tiêu của Đảng bộ huyện Đồng Hỷ về công tác cán bộ đến năm 2025 .70 3.2.2 Những định hướng chủ yếu của Đảng bộ huyện Đồng Hỷ về công tác cán bộ đến năm 2030 .72 3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ 73 3.3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong công tác quản lý công chức 73 3.3.2 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của UBND huyện về công chức và đội ngũ công chức 77 3.3.3 Hoàn thiện pháp luật về quản lý công chức .79 3.3.4 Nâng cao nhận thức và cam kết của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác quản lý công chức 80 3.3.5 Hằng năm, quan tâm làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức 81 3.3.6 Quản lý công chức theo năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam 82 3.3.7 Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước 83 3.3.8 Đổi mới và nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức 84 3.3.9 Nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ và thái độ phục vụ Nhân dân của công chức 88 3.3.10 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức 88 3.3.11 Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu UBND và người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND trong quản lý công chức 90 3.3.12 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý công chức 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤC LỤC 101 vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH TW : Ban chấp hành Trung ương CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CP : Chính phủ ĐTND : Đoàn thể nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết NXB : Nhà xuất bản QĐ : Quyết định UBND : Uỷ ban nhân dân UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số lượng biên chế các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện giai đoạn 2018-2022 33 Bảng 2.2: Cơ cấu đội ngũ công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ theo độ tuổi (năm 2022) 37 Bảng 2.3: Cơ cấu đội ngũ công chức của cơ quan UBND Đồng Hỷ được phân theo thâm niên công tác năm 2022 38 Bảng 2.4: Cơ cấu đội ngũ công chức tại UBND Đồng Hỷ được phân theo chuyên ngành đào tạo (năm 2022) 39 Bảng 2.5: Cơ cấu đội ngũ công chức tại UBND Đồng Hỷ theo cơ cấu ngạch công chức 41 Bảng 2.6: Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đội ngũ công chức của cơ quan UBND Đồng Hỷ 42 Bảng 2.7: Trình độ quản lý nhà nước và mức độ thông thạo tiếng dân tộc thiểu số của đội ngũ công chức tại UBND Đồng Hỷ .43 Bảng 2.8: Trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ công chức tại UBND Đồng Hỷ 44 Bảng 2.9: Biểu tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ .48 Bảng 2.10 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát công tác quản lý công chức tại UBND huyện Đồng Hỷ 58 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Quản lý công chức là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác cán bộ Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xác định công chức là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Văn kiện Đại hội Đảng XIII của Đảng, lần đầu tiên vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng về cán bộ được nhắc đến với tư cách là một trong năm nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: Công tác tổ chức, cán bộ phải là điểm đột phá, là "then chốt" của nhiệm vụ "then chốt", có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ; sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước Vì vậy, quản lý công chức là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý nhà nước nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền hiện nay Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta có nhiều bước đột phá và đổi mới quan trọng trong chủ trương, quy định, hướng dẫn về quản lý công chức Luật cán bộ, công chức và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành về quản lý công chức được sửa đổi, bổ sung, thay thế Những tác động của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 với xu hướng ứng dụng thực hiện chuyển đổi số; những ảnh hưởng lớn từ đại dịch bệnh covid-19; yêu cầu chương trình cải cách tổng thể hành chính hiện nay và những định hướng về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; những đòi hỏi của việc xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; tăng cường cải cách hành chính, trọng tâm là: Bộ máy Nhà nước; công chức, công vụ; hành chính điện tử và chuyển đổi số đã đặt ra những thách thức và yêu cầu mới trong công tác quản lý công chức ở UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong tình hình mới; tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý công chức trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực Từ đó, đặt ra yêu cầu ngày càng cao về sự đổi mới và thích ứng phù hợp, hiệu quả hơn trong công tác quản lý công chức nói chung và quản lý công chức tại UBND cấp huyện nói riêng, trong đó có huyện Đồng Hỷ 2 Thực trạng quản lý công chức cấp huyện hiện nay còn một số hạn chế, bất cập: Quản lý biên chế và thực hiện rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức còn thiếu thống nhất; việc thực hiện quy định về quản lý biên chế ở một số địa phương chưa nghiêm; cơ cấu công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; quá trình xây dựng và thực hiện Đề án vị trí việc làm còn nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa có tính khả thi cao; đánh giá, nhận xét công chức có lúc, có nơi còn chưa phản ánh đúng thực chất; việc bố trí, sử dụng công chức trong một số lĩnh vực, phòng ban còn chưa phù hợp Năng lực chuyên môn của một số công chức còn hạn chế; chưa tích cực trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; còn có công chức chưa gương mẫu, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước đến mức phải xử lý kỷ luật Công tác quản lý hồ sơ công chức có lúc còn hạn chế, nhất là việc bổ sung lý lịch hồ sơ công chức hàng năm Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ chưa thực sự hiệu quả Trước yêu cầu đó, quản lý công chức tại UBND cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng, tính cấp thiết và thực trạng của công tác quản lý công chức tại UBND huyện trong thời gian qua, cùng với những kiến thức đã được nghiên cứu học tập, kết hợp với những kinh nghiệm hiểu biết qua môi trường công tác thực tế và sự hướng dẫn của giảng viên, tác giả chọn đề tài “Quản lý công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành khoa học quản lý của mình 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Đề tài về công tác quản lý cán bộ, công chức không phải là đề tài nghiên cứu mới vì thế đã có rất nhiều người quan tâm nghiên cứu khá sâu rộng, thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học, cụ thể: Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Anh Tuấn “Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế”, 2007, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội[23] Tác giả đã đề xuất quan điểm, phương hướng và một số giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý công chức đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập Luận án này chưa đề cập đến những giải pháp cụ thể trong nội dung quản