Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Tính cấp thiết củađề tài
Thuật ngữ công nghiệp văn hóa và chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên thế giới, còn ở Việt Nam mới được sử dụng và quan tâm trong những năm gần đây Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa bắt đầu được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998)về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc[7] Tiếp đó, tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ
Chính trịvề tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới[9]. Đặc biệt, lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đến thuật ngữ“côngnghiệpvănhóa”làtạiHộinghịlầnthứ9BanChấphànhTrungươngĐản gkhóa
XI Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI ký ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 có viết:“Xây dựng thịtrường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam”[8] Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của
Bộ Chính trị [10] về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định nhiệm vụ:“Phát triển công nghiệp văn hóa điđôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa”[27] Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh:“Khẩn trương triểnkhai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, ( ), gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau”[29] Có thể nói, đây là lần đầu tiên, thuật ngữ“sức mạnh mềm văn hóa”được đề cập trong Văn kiện của Đảng Đặc biệt, phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm
2 2021,T ổ n g B í t h ư N g u y ễ n P h ú T r ọ n g đ ã n ê u 6 n h i ệ m v ụ l ớ n , t r o n g đ ó :“ K h ẩ n trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóalànhmạnh”.
Ngày 06/5/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 581/QĐ-
TTg phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020[115] Ngày 08/9/2016,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt
Chiếnlược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Chiến lược 1755)[114] Ngày 12/11/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 1909/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đếnnăm 2030[116].
Thực hiện Chiến lược 1755 nêu trên và các chính sách khác về công nghiệp văn hóa do Trung ương ban hành, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã xây dựngKế hoạch số 112/KH-UBND ngày 29/5/2017[129] Đặc biệt, Thủ đô Hà Nội là địa phương đầu tiên ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa Ngày 22/02/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành“Nghị quyết số 09-NQ/TU về pháttriển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”[109] Tiếp đó, Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội đã xây dựng“Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12/8/2022 về thực hiệnNghị quyết số 09-NQ/TU”[131] Với những chính sách cụ thể như trên, công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội đã từng bước có sự chuyển động tích cực, năm 2018 đã đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn, chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của Thành phố[109].
Thủ đô Hà Nội có nhiều lợi thế cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa vì sở hữu nguồn tài nguyên di sản văn hóa giàu có nhất cả nước Hiện nay, Hà Nội đang sở hữu kho tàng di sản vô giá và cực kỳ phong phú Trong đó có 5.922 di tích, 1 di sản văn hóa thế giới, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; 3 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 1 di sản tư liệu thế giới Hà Nội còn có hệ thống 1.350 làng nghề, làng có nghề chứa đựng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc và có giá trị kinh tế cao[208].
Có thể thấy rằng, được xác định là nguồn lực nội sinh phát triển đất nước, vai trò của văn hoá càng ngày càng được chú ý Một trong những cách thức để khai thác tài nguyên văn hoá và biến nó thành nguồn lực nội sinh, đó là phát triển công nghiệp văn hóa Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được xem như một khâu đột phá trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam, giúp chúng ta phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam nhằm thực hiện khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, soi đường cho quốc dân đi trong sự nghiệp đổi mới hiện nay Đặc biệt, trong quá trình đổi mới đất nước, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với lĩnh vực văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng đã có sự thay đổi cơ bản về chủ trương, cơ chế chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, tạo điều kiện cho các sản phẩm, thị trường công nghiệp văn hóa phát triển trong bối cảnh hội nhập với kinh tế thếgiới. Ở nhiều nước trên thế giới, công nghiệp văn hóa đã và đang trở thành nền kinh tế mũi nhọn và có sự đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội Điển hình như tại Hoa Kỳ, văn hóa - nghệ thuật đóng góp hơn 800 tỉ USD mỗi năm cho GDP; Tại Trung Quốc, trong vòng 10 nămtừnăm 2008 đến năm 2018, giá trị gia tăng của công nghiệp văn hóa Trung Quốc đã tăng gấp 5,4 lần, từ 763 tỷ NDT lên 4117,1 tỷ NDT (khoảng 600 tỷ USD); Tại Nhật Bản, năm 2021, GDP văn hóa của Nhật Bản vào khoảng 10,5 nghìn tỷ yên (khoảng 90 tỷ USD); Tại Hàn Quốc, năm
2021, GDP tạo ra từ ngành công nghiệp văn hóa lên tới 137,5 nghìn tỷ Won (khoảng 120 tỷ USD) Tuy nhiên tại Việt Nam, sau 7 năm (2016 - 2023) thực hiện Chiến lược 1755 đã được phê duyệt, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam chỉ đạt 8.08 tỷ USD vào năm 2018 (đóng góp 3,61% GDP), và 16,42 tỷ USD vào năm 2022 (đóng góp 4,04% GDP)[178].
Có thể nói rằng, ở Việt Nam, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trong những năm qua đã được Chính phủ, Bộ ngành và các địa phương xác định đây là một trong những chiến lược cần tập trung phát triển và do đó trên thực tế đã tạo ra nhiều kết quả khả quan và đã tạo ra cú huých quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, văn hóa tinh thần của đất nước Bên cạnh những kết quả tích cực đó,chínhsáchpháttriểncôngnghiệpvănhóahiệnđangnổilênkhôngítbấtcập,trên thực tế vẫn còn không ít rào cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, văn hóa nói riêng và đối với Thủ đô Hà Nội không phải là ngoại lệ Vậy những rào cản đó là gì và làm thế nào để tháo gỡ các rào cản đó để tạo ra những chính sách phát triển công nghiệp văn hóa thực sự phát huy tối đa tiềm năng và đóng góp của ngành văn hóa vào sự phát triển chung của cả nước Chính vì vậy, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đã và đang được triển khai thực hiện thế nào là đề tài cấp bách đặc biệt là trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn được các cấp chính quyền quan tâm triển khai thực hiện Vậy Hà Nội đã triển khai chính sách phát triển công nghiệp văn hóa như thế nào? Nội dung của chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội là gì? Hà Nội tổ chức thực hiện như thế nào? Có ưu điểm gì và tồn tại gì? Theo đó, cần thiết phải nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại Hà Nội trong giai đoạn phát triểnmới.
Tuynhiên, đâylàvấnđềkháphứctạpvànhiều vấnđề còn đang gâytranh luận,cónhững vướng mắcvề quyđịnh,cơchế,chính sách.Dovậy,cầncó sựnghiên cứumộtcách hệthốngvàbàibảntrêncơsởkhoa học của chínhsách côngđể cóthể luậngiải vàxácđịnhcơsởkhoahọccho giải quyết cácvấnđề đặt ra.Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn,nhưngcáccôngtrìnhấytiếp cậnchủ yếudướigócđộchuyênngành văn hóahọc, chuyên ngànhquảnlývăn hóamàvẫn chưacómột luậnántiếnsĩnàonghiên cứuvề chínhsáchpháttriểncôngnghiệpvăn hóa trên địa bànThủđô HàNộidướigócđộ khoa học chínhsáchcông.
Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn“Chính sách phát triển côngnghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội”làm đề tài luận án tiến sĩ chính sách công là một đề tài nghiên cứu được đánh giá là mang tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, và đặc biệt mang tính cấp thiết rất cao trong tình hình hiện nay.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu củaluậnán
Phương pháp luận và cơ sở lý luận của luận án là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp văn hóa và chính sách phát triển công nghiệp văn hóa Luận án vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, duy vật lịch sử, xem xét vấn đề trong mối liên hệ của nhiều bên liên quan và đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội của địa bàn Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2023 Bên cạnh đó, luận án sử dụng cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ nội dung chính sách được ban hành, thực thi, phân tích và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chínhsách.
Cách tiếp cận:Luận án đã sử dụng cách tiếp cận chính sách công và tiếp cận liên ngành Trong cách tiếp cận chính sách công, luận án không đi vào nghiên cứu quá trình hoạch định chính sách mà mô tả chính sách đã bàn hành của Trung ương và Hà Nội Chính sách của Hà Nội là cụ thể hóa chính sách của Trung ương Luận án phân tích nội dung chính sách và thực trạng 07 bước thực hiện chính sách, kết quả thực hiện chính sách Từ đó đánh giá chính sách chỉ rõ chính sách nào hợp lý? Chưa hợp lý ở điểm nào? Tổ chức thực hiện tốt? Chưa tốt? Kết quả tốt? Chưa tốt? Đánh giá tìm ra hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
4.2 Phương pháp nghiên cứu luậnán
Một là, phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
Luận án thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp điều tra xã hội học:Để đánh giá thực trạng 7 bước thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa ở trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, luận án đã tiến hành khảo sát ý kiến của 300 cán bộ làm công tác văn hóa (tại các sở, ban,ngành,Ủybannhândâncácquậnhuyện,thịxãtrênđịabànThủđô).Cáckếtquả nghiên cứu sẽ là cơ sở thực tiễn nhằm đánh giá quá trình thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã làm trong giai đoạn thứ hai của chu trình chính sách phát triển công nghiệp văn hóa Cơ cấu mẫu nghiên cứu được trình bày chi tiết cụ thể trong phần Phụlục.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia tại hội thảo:Để có căn cứ pháp lý khách quan về ý kiến của chuyên gia đối với đề tài nghiên cứu của luận án, NCS đã sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia tại Hội thảo khoa học quốc gia theo hình thức tổng hợp các ý kiến biên tập vào Kỷ yếu Hội thảo, ghi chép các ý kiến phát biểu trực tiếp tại Hội thảo và đồng thời nghiên cứu sinh đã thực hiện khảo sát
220 phiếu khảo sát đối với các chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực văn hóa và công nghiệp văn hóa với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Số phiếu thu về là 215 phiếu, số phiếu hợp lệ là 200phiếu.
Hai là, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Trong luận án này nghiên cứu sinh thu thập các tư liệu về các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Thủ đô Hà Nội ban hành (như các Nghị quyết, Chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam; Quyết định của Chính phủ; Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội; Kế hoạch, Chương trình của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội) Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội,nghiên cứu sinh thu thập các thông tin, dữ liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố.
Ba là, phương pháp xử lý dữ liệu thống kê: Để xử lý các dữ liệu điều tra và thống kê dữ liệu nghiên cứu Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê toán để xử lý kết quả điều tra, khảo sát Các dữ liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS, phiên bản 23.0 để tổng hợp và xử lý dữ liệu thông qua việc phân tích tần suất, tỷ lệ phần trăm, đồng thời luận án đã sử dụng thang đó 4 bậcgồm:(1=Đạtyêu cầu,2 =Khá,3 =Tốt,4
4.3 Câu hỏi nghiên cứu của luậnán
(1) Hiện nay đã có những chính sách (loại chính sách) nào đã được ban hành để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và các chính sách đó đã thực sự hoàn thiệnchưa?
(2) Các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đã được triển khai thực hiện như thế nào trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thời gianqua?
(3) Những yếu tố nào tác động chủ yếu đến kết quả thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô HàNội?
(4) Cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô
Hà Nội trong thời giantới?
4.4 Giả thuyết nghiên cứu của luậnán
(1) Hiện nay đã có nhiều chính sách được áp dụng để phát triển công nghiệp công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nhưng các chính sách chưa hoàn thiện, chưa bao quát hết những lĩnh vực cần phát triển của công nghiệp vănhóa.
(2) Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã mang lại những kết quả nhất định những vẫn còn có những hạn chế tương đối lớn ở một số lĩnh vực, khíacạnh.
(3) Kết quả phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian qua là do cả những nguyên nhân từ nội dung chính sách được ban hành và từ công tác thực thi chính sách (quá trình triển khai thực hiện các bước trong quy trình thực hiện chínhsách)
(4) Để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bổ sung hoàn thiện chính sách và giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình thực thi chínhsách.
Đóng góp mới về khoa học củaluậnán
- Đây là công trình luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về đề tài Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội dưới góc độ khoa học chính sách công tại Việt Nam Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây về chính sách phát triển công nghiệp vănh ó a
- Luận án đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa và thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, xác định được những yếu tố ảnhhưởng.
- Luận án đã phân tích được chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của một số Thủ đô trên thế giới và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam, giúp hình dung rõ hơn về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa để đối chiếu, so sánh vấn đề này ở Thủ đô Hà Nội.
- Luận án đã góp phần: mô tả được nội dung, hệ thống hoá các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa và việc thực hiện các chính sách này trên địa bàn thủ đô Hà Nội; làm rõ được kết quả thực hiện và đánh giá được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong nội dung các chính sách được ban hành và trong quá trình thực thi các chính sách công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô HàNội.
- Luận án là công trình nghiên cứu công phu, thực tiễn về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội dưới góc độ khoa học chính sách công tại Việt Nam Đặc biệt, luận án đã chỉ ra được khiếm khuyết, hạn chế trong chính sách và nguyên nhân của hạn chếđó.
- Đặc biệt, luận án đã đề xuất được với Trung ương và Thủ đô Hà Nội một số giải pháp mới, độc đáo, táo bạo, có giá trị ứng dụng trong thực tiễn cao, phù hợp và có tính khả thi nhằm hoàn thiện (sửa đổi và bổ sung) các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Hà Nội banhành.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn củaluậnán
- Ý nghĩa về mặt lý luận:Luận án làm phong phú, đa dạng hơn cách tiếp cận về chính sách công và thực hiện chính sách công cụ thể là chính sách phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, qua đó làm phong phú thêm nội dung của khoa học chính sáchcông.
Mộtlà,luậnánđãgópphầnlàmsâusắcthêmnhậnthứccủaconngườiViệtNam nói chungvàngườiHàNội nóiriêngvềcácchính sách phát triển công nghiệpvănhóadoTrungươngvàHàNộibanhành,vàkếtquảthựchiệncácchínhsáchđó.
Hailà,luận án đã gópthêmmộtsốýkiếnvềviệcbổsungvàsửađổicácchínhsách pháttriểncông nghiệpvăn hóa doTrung ươngvà HàNộibanhành, nhữngýkiếnnàynếu đượcNhànướcápdụngthì sẽ cótác động tíchcựcđếnsựpháttriểncủa côngnghiệpvăn hóaởViệtNam nóichungvà Thủ đôHàNộinóiriêng.
Ba là,luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác lãnh đạo và quản lý của Chính phủ, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các địa phương khác cũng như có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo tại các cơ sở đào tạo, giảng dạy về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa.
Cấu trúc củaluận án
Nghiêncứu của tác giảnước ngoàivềcông nghiệpvăn hóavàchínhsáchpháttriểncôngnghiệpvănhóa
Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia CNVH và chính sách phát triển CNVH đã trở thành đốitượng quantâmcủacácnhà khoahọcvànhàquản lý.Nghiêncứu vềCNVH khôngtáchrời vớinghiêncứuvềchính sách phát triển CNVH.Đãcónhiều công trình nghiêncứu của các tác giảnước ngoàivềCNVH, chínhsáchphát triểnCNVH,trongđó cócáccôngtrìnhtiêu biểunhưsau.
James Heilbrun and Charles M Gray (1993) trong công trình“TheEconomics of Art and Culture - An American Perspective (Kinh tế học Nghệ thuật và Văn hóa - Góc nhìn của người Mỹ) ” Trong nghiên cứu này, tác giả đã bàn đến vấn đề tài chính, kinh tế của mỹ thuật và nghệ thuật biểu diễn ở Hoa Kỳ; chính sách công (CSC) và vai trò của nó đối với các loại hình văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn Các tác giả không đánh giá cao vai trò của Chính phủ và các chính sách dành cho ngành CNVH[152].
Throsby David and Glenn A Withers (1993) trong công trình“TheEconomics of the Performing Arts (Kinh tế học về Nghệ thuật biểu diễn)
”.Nghiên cứu đã phân tích một số kinh nghiệm về chính sách công của nghệ thuật biểu diễn và các quan điểm về chính sách công Phát triển các lý thuyết cơ bản về hành vi của các tổ chức nghệ thuật, người tiêu dùng và khách hàng trung thành; kiểm chứng tính đúng đắn của những lý thuyết này với thực tiễn Công trình đã trở thành một trong những tài liệu tham khảo quan trọng trong lĩnh vực kinh tế văn hóa. Cùng với Throsby David, Victor A Ginsburgh - một nhà kinh tế học người Bỉ, gốc Áo, chuyên nghiên cứu các lý thuyết về kinh tế vi mô, văn hóa kinh tế đã cho ra đời tác phẩm:“Handbook of the Economics of Art and Culture (Sổ tay Kinh tế học Văn hóavàNghệthuật)”.Côngtrìnhgồm05phầnvớicácnộidungchuyênsâunhư:giátrị và việc xác định giá trị trong nghệ thuật và văn hóa; cung, cầu; tiêu dùng và đầu tư; đổi mới và thay đổi công nghệ, thương mại, phát triển đa dạng văn hóa và cácvấnđề văn hóa rộng hơn[161].
Throsby David (2001) trong công trình“Economics and Culture (Kinh tế vàvăn hóa)”.Tác giả đã phân tích khía cạnh kinh tế của các hoạt động văn hóa, công nghiệp sáng tạo, các dịch vụ văn hóa và bối cảnh văn hóa của kinh tế Ông cho rằng, các sản phẩm văn hóa với tư cách là một loại hàng hóa có giá trị cả về kinh tế và văn hóa; sản phẩm văn hóa có điểm giống với sản phẩm vật chất như có giá trị và giá trị trao đổi; tuy nhiên, bên cạnh đó, sản phẩm văn hóa còn mang các giá trị khác như giá trị thẩm mỹ, tinh thần, xã hội, lịch sử, giá trị biểu tượng Mặt khác quan điểm của Throsby và David cho rằng bản thân mỗi loại hình nghệ thuật đã là một ngành công nghiệp văn hóa[160].
Có thể thấy rằng, khi phát triển đến một mức nhất định, đi kèm với yêu cầu và nhu cầu phát triển bền vững, kinh tế thị trường sẽ gợi ý cho văn hóa nghệ thuật phát huy được tầm ảnh hưởng trong cộng đồng theo hướng mới CNVH như bước đầu tiên để thực hiện thương mại hóa, nó là quy trình cấu trúc nên một sản phẩm hàng hóa và chú ý đến mọi đối tượng tham gia vào quy trình sản xuất - phân phối - tiêu thụ Qua quan niệm của học giả nêu trên cho thấy, cách tiếp cận về ngành CNVH là rất rộng và giữa kinh tế và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều này cho thấy sự phát triển CNVH đã góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, khi đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy di sản văn hóa vừa tạo ra việc làm cho một bộ phận lao động, đóng góp được vào GDP chung cả nước. Hơn nữa, thương mại hóa nghệ thuật biểu diễn truyền thống tạo cơ hội cho những người trẻ tiếp tục có thêm những chất liệu, động lực và kinh nghiệm phát triển trong lĩnh vựcnày.
Tuy vậy, nghiên cứu trên cũng chưa chỉ ra vai trò của các chính sách, thể chế trong phát triển CNVH và vấn đề thương mại hóa nghệ thuật biểu diễn truyền thống có thể tạo ra những hệ quả không mong muốn Các chính sách pháp luật về bản quyền, sở hữu trí tuệ lại chưa được nghiên cứu trên nói đến Nhưng trong thực tế hiện nay các hoạt động trục lợi từ hoạt động biểu diễn, gắn biểu diễn với các hành vi mê tín dị đoan, gây rối trật tự trị an, kích động công chúng đang diễn ra khá phổ biến Đây cũng là những khoảng trống khi nghiên cứu về các ngànhCNVH.
Harold L Vogel (2001) trong cuốn sách“Entertainment Industry Economics
- A Guide for Financial Analysis (Hướng dẫn phân tích tài chính cho nền côngnghiệp giải trí)”đã phân tích và chứng minh rằng ngành công nghiệp giải trí là một trong những ngành lớn nhất của nền kinh tế Mỹ và trong thực tế đã trở thành một trong những ngành kinh tế nổi bậc nhất trên phạm vi toàn cầu với các sản phẩm như phim, âm nhạc, chương trình truyền hình, phát thanh, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, thể thao [147, tr 172].
Nghiên cứu trên đã rất quan tâm tới hoạt động đầu tư, sự phát triển của các doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động giải trí Trong đó có một bộ phận lao động sản xuất hoặc tạo ra lợi nhuận; đặc biệt là nơi sử dụng nhiều nhân sự và vốn; một nhóm các doanh nghiệp hoặc tổ chức sản xuất và tạo ra lợi nhuận khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ Đặc biệt nghiên cứu đã chỉ ra khá rõ về hoạt động giải trí như“bất cứ điều gì kích thích, khuyến khích hoặc tạo ra trạng thái vui thú đều có thểđược gọi là giải trí”[148].
Qua đó giải trí có thể có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ tiêu khiển, đây là cơ sở của nhu cầu hoặc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ giải trí và giải trí thực sự có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với rất nhiều người và đòi hỏi phải vạch ra những ranh giới rõ ràng hơn Những ranh giới như vậy ở đây được thiết lập bằng cách phân loại các hoạt động giải trí thành các phân khúc ngành, nghĩa là các doanh nghiệp hoặc tổ chức có quy mô đáng kể có cơ cấu công nghệ sản xuất tương tự và sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn thu nhập có thể thay thế được.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào ngành giải trí trong mối qua hệ với kinh tế mà chưa có sự bao quát, phân tích về các ngành CNVH Mặt khác nghiên cứu chủ yếu nói lên vai trò của giải trí, các chính sách đầu tư cho lĩnh vực giải trí nhưng không đề cập tới các quan điểm, chính sách cũng như cơ chế quản lý đối với lĩnh vực giải trí, nghệ thuật biểudiễn.
A.A Radughin (2004) trong cuốn sách“Cultural studies - lectures (Văn hóahọc - những bài giảng)”, do ông làm chủ biên đã phân tích văn hóa tinh hoa và văn hóa đại chúng; những tiền đề kinh tế và chức năng xã hội, cơ sở triết học của văn hóa đại chúng Mặc dầu tác giả chưa nêu ra khái niệm CNVH nhưng qua công trình này, người đọc có thể hiểu hơn về đặc điểm của CNVH[1].
Ruth Towse (2011) trong công trình“A Handbook of Cultural
Economic(Sổtay kinh tế học văn hóa)”đã phân tích những thay đổi trong lĩnh vực kinh tế văn hóa của xã hội đương đại, những tác động của công nghệ mới đối với ngành công nghiệp sáng tạo, tính chất kinh tế của hoạt độngvăn hóa(nhưvấnđềđấu giá sảnphẩm,thịtrường tiêuthụsản phẩmvăn hóanghệ thuật, giá cả,thịtrườnglao động củacácnghệ sĩ,sángtạovàsángtạo kinhtế, giá trị vănhóa,toàn cầu hóa vàthươngmạiquốc tế, internet,phươngtiện truyền thông kinh tế,bảotàng,các tổ chức phi lợinhuận, biểu diễn nghệ thuật, xuất bản, kinhtếphúclợi).Tác giả chưa phân tích chi tiếtvềcácchính sáchcụthể màcácquốc gia hoặctổchức thựchiệnđểpháttriển CNVH như các chính sáchhỗtrợ tàichính, khuyến khích sángtạo và cácchính sách nhằm thúcđẩy sựphát triển tronglĩnh vực CNVH[159].
Almuth Meyer Zollitsch (2013) trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học“Côngnghiệp văn hóa: vai trò trong nền kinh tế và khung chính sách phù hợp với phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam”(tổ chức ngày 13/5/2013 tại Hà
Nội), bà Viện trưởng Viện Goethe cho rằng, Việt Nam cần có một đánh giá về tiềm năng các ngành công nghiệp văn hóa, cần xác định được nhu cầu thị trường, người tiêu dùng và chính sách nhà nước, xác định được loại hình mũi nhọn ưu tiên cho ngành công nghiệp văn hóa Một số nhà khoa học Việt Nam trong buổi hội thảo cho rằng, Việt Nam cần có được các sản phẩm văn hóa chất lượng, vừa đưa lại nguồn thu, vừa là sứ giả quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam[2].
Yunjie Yang (2016) trong công trình“Functional Orientation andDevelopment Ideas of Rural Cultural Industry under Urban and RuralDevelopment Integration Background (Định hướng chức năng và ý tưởng phát triểnCông nghiệp văn hóa nông thôn trong bối cảnh hội nhập phát triển đô thị và nông thôn)".Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích quá trình hội nhập thành thị và nông thôn để phát triển CNVH nông thôn ở Trung Quốc Tác giả cho rằng, các giải pháp trong quá trình hội nhập phát triển đô thị và nông thôn trong các ngành CNVH nông thôn là bảo vệ văn hóa và sinh thái ở nông thôn; đẩy nhanh hiện đại hóa nông thôn; phát triển CNVH ở nông thôn cần bắt đầu từ những đặc điểm và môi trường sống đặc trưng; tăng cường đổi mới và phát triển bền vững các nguồn lực của mình; tăng cường hỗ trợ chính sách và xây dựng hệ thống phù hợp; tận dụng và kiểm soát thị trường một cách triệt để[169].
Nghiêncứu của tác giảtrongnước về chínhsách pháttriển côngnghiệpvăn hóacủaViệt Nam và ThủđôHàNội
PhạmDuy Đứcvàcộngsự(2006) trong công trình“Báo cáokết quảnghiêncứuđềtài khoahọcNghiêncứu xâydựngvàphát triển công nghiệpvăn hóaởThủ đôHàNội trong thờikỳcông nghiệphóa-hiệnđạihóa”đãphân tíchmộtsốvấnđềlýluậnvềcông nghiệp văn hóa như quan niệm,cơcấu,vaitròcủacông nghiệp văn hóa.Sau khi phân tích một số vấn đề lý luận về công nghiệp văn hóa đã phân tích những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội, thực trạng công nghiệp văn hóa của Thủ đô giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 Tác giả đã đưa ra những phương hướng và giải pháp tạo động lực cho việc xây dựng và phát triển ngành CNVH nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Thủ đô Hà Nội Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra các giải pháp cụ thể như xây dựng các"côngtrình điểm nhấn văn hóa"để phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội về một số ngành mà Thủ đô có lợi thế phát triển như: Du lịch văn hóa; Thủ công mỹ nghệ; Nghệ thuật biểu diễn v.v Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa đưa ra mối quan hệ giữa công nghiệp văn hóa với sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, đặc biệt là sức mạnh mềm của Thủ đô ngàn năm văn hiến, với lịch sử lâu đời, nền văn hóa Thăng Long-Hà Nội Chính vì vậy đây cũng chính là một trong những khoảng trống mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án[31].
Nguyễn Thị Hương (2009) trong công trình“Báo cáo kết quả nghiên cứuđề tài cấp bộ về Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”đã đưa ra định nghĩa về khái niệm về CNVH và cơ cấu các ngành CNVH, và đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về công nghiệp văn hóa, phân tích quan niệm, bản chất, cấu trúc của công nghiệp văn hóa, vai trò của công nghiệp văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Tác giả cho rằng, trong khi các nước châu Âu đưa ra 11 lĩnh vực thuộc ngành
CNVH, nhưng một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam) lại chỉ đề cập đến 6 hoặc 7 lĩnh vực thuộc lĩnh vực này; CNVH và chính sách phát triển CNVH có vai tròquantrọngđốivớiphát triểnkinhtế-xãhộiởcácnướcnóichungvàởViệt
Nam nói riêng, không chỉ thúc đẩy sự phát triển của văn hoá mà còn thúc đẩy sự phát triển của kinh tế CNVH là ngành kinh tế mới và góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế Các ngành CNVH nổi bật là điện ảnh; sản xuất băng đĩa; nghệ thuật biểu diễn Trong công trình này, mặc dù tác giả đã phân tích những bài học kinh nghiệm trong phát triển CNVH ở Việt Nam so với một số quốc gia Đông Á có nền văn hóa gần gũi và có ngành CNVH phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng công trình chưa phải là nghiên cứu dưới góc độ chính sách công và kinh nghiệm ở cấp độ quốc gia chứ không phải là cấp độ cấp tỉnh Vì vậy, việc nghiên cứu phân tíchkinh nghiệmvềhoạch địnhvàthựcthichính sáchpháttriểncôngnghiệpvănhóacủacácThủđôcủabaquốcgialàBắcKinh(TrungQuốc),T okyo(Nhật Bản), Seoul(HànQuốc)là các đơn vị hành chính cấp tỉnh dưới góc độ khoa học chính sách công chính là một trong những khoảng trống mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án Ngoài ra, mặc dù tác giả đã nghiên cứu một số ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam như ngành điện ảnh, sản xuất băng đĩa, nghệ thuật biểu diễn, tuy nhiên, trong công trình này, một số ngành CNVH có lợi thế phát triển ở Việt Nam (như Du lịch văn hóa; Thủ công mỹ nghệ; Nghệ thuật biểu diễn; Điện ảnh; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Xuất bản) chưa được phân tích sâu vì vậy đây cũng chính là một trong những khoảng trống mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án[73].
Nguyễn Văn Tình (2009) trong công trình“Chính sách phát triển văn hóatrên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam"đã đề cập đến chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Tác giả cho rằng, phát triển công nghiệp văn hóa đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn hóa của các nước trên thế giới[121].
PhạmBíchHuyền, ĐặngHoài Thu(2009) trong công trình“Giáo trìnhcácngànhcôngnghiệpvănhóa”,giáotrìnhdànhchosinhviênvàcaođẳngcáctrườngvăn hóa-nghệthuật,đãtrìnhbày nhữngkiếnthứcvàkỹ năng cơ bản vềngànhcôngnghiệpvănhóanhưkháiniệm,quytrìnhsángtạo- phânphốicủacôngnghiệpvănhóa,đặcđiểm,vaitròcủacácngànhnàyđốivớisựpháttriểnkinht ế-xãhội.[78].
Nguyễn Danh Ngà (2010) trong“Kỷ yếu Hội thảo về Công nghiệp văn hóa
Việt Nam -Thựctrạng và giải pháp”cho rằng,việc phát triển công nghiệpvăn hóaởViệtNamcó ýnghĩa quan trọng, pháttriển côngnghiệpvăn hóa là yêucầucấpthiết trongsựnghiệp xâydựngvàphát triểnvănhóahiện nay[132].
Phạm Việt Long (2010) trong bài“Ngành công nghiệp văn hóa Việt
Nam:Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực âm nhạc”, đăng trong “Kỷ yếuHội thảo về Công nghiệp văn hóa Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”cho rằng, trong thời gian qua, CNVH ở Việt Nam đã đạt được một số thành công bước đầu, đó là thực hiện xã hội hóa khá mạnh mẽ để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ xã hội. Sản phẩm công nghệ âm nhạc phong phú, đa dạng, có số lượng nhiều[132].
Mai Hải Oanh (2011) trong cuốn sách“Quan hệ giữa xây dựng văn hóa vàphát triển kinh tế ở nước ta hiện nay”đã bàn về kinh tế văn hóa và việc xây dựng ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; đưa ra khái niệm công nghiệp văn hóa và cơ cấu công nghiệp văn hóa; phân tích những đặc trưng của công nghiệp văn hóa và những yếu tố thúc đẩy việc hình thành các loại hình công nghiệp văn hóa[99].
Trần Nho Thìn (2015) trong công trình“Công nghiệp sáng tạo và văn hóa”đã phân tích khái niệm công nghiệp văn hóa và công nghiệp sáng tạo, đặc điểm và vai trò của công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển bền vững xã hội Tác giả cho rằng công nghiệp văn hóa là công nghiệp sáng tạo, đó là một hiện tượng mới của kỷ nguyên toàn cầu hóa và phát triển vũ bão của công nghệ[110].
Hoàng Tuấn Anh (2015) trong bài viết“Phát triển Công nghiệp văn hóa ởViệt Nam hiện nay”đã đưa ra kiến nghị về chính sách phát triển CNVH ở Việt
Nam là: đổi mới quan niệm về CNVH; coi trọng sức mạnh của CNVH; nâng cao sức cạnh tranh văn hóa; cải cách đổi mới thể chế và cơ chế về phát triển CNVH[ 4 ].
Phạm Hồng Thái (2015) trong công trình“Sự phát triển của công nghiệp vănhóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc”đã phân tích những đặc trưng về lĩnh vực CNVH trong quá trình sáng tác, phát triển, phân phối, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm văn hóa trên phạm vi toàn cầu Tác giả cho rằng, sự phát triển CNVH ở Nhật Bản vàHàn Quốc đã tạo ra những hiệu ứng chính trị, kinh tế, văn hóa mạnh mẽ, qua đó góp phần nâng cao vị thế của đất nước Các chính sách của Chính phủ Nhật Bảnvà Hàn
Quốc đều nhằm tạo điều kiện thúc đẩy CNVH phát triển qua từng giai đoạn Cuốn sách này xuất bản năm 2015 nên chưa có các dữ liệu những năm gần đây[105].
Nguyễn Ngọc Hà (2015) trong bài viết"Một số vấn đề đặt ra trong nghiêncứu về công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay”cho rằng, đẩy mạnh việc nghiên cứu công nghiệp văn hóa ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết, không chỉ xuất phát từ nhu cầu củng cố nhận thức khoa học mà còn bởi những đòi hỏi từ thực tiễn[37].
Nguyễn Thị Kim Liên (2015) trong công trình luận án tiến sĩ“Công nghiệpvăn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay qua khảo sát một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn”đã phân tích cơ sở lý luận nghiên cứu về công nghiệp văn hóa, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở TP Hồ Chí Minh; khảo sát thực trạng công nghiệp văn hóa ở TP Hồ Chí Minh qua một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; khuyến nghị một số giải pháp phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở TP Hồ Chí Minh Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ba lĩnh vực âm nhạc, sân khấu kịch nói, múa ở một số đơn vị công lập và ngoài công lập trên địa bàn TP Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến2015.
Nguyễn Ngọc Hà, Cao Thu Hằng (2021), trong công trình "Quan điểm, chủtrương của đảng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế",đã phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển CNVH ở Việt Nam qua các thời kỳ Theo các tác giả, quan điểm này thể hiện trong nhiều văn bản trong đó có:Nghị quyết số 03-NQ/TW của Trung ương 5 khóa VIII ngày 16/7/1998(về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc);Nghịquyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị(về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới);Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ(phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020”);Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI tháng 6/2014.Đại hội XIIcủa Đảng năm 2016 đã coi “Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa”.Đại hội XIIIcủa Đảng năm 2021 đã đề ra chủ trương, giải pháp phát triển CNVH là: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọngtâm,trọngđiểmngànhcôngnghiệpvănhóavàdịchvụvănhoátrêncơsởxác địnhvàpháthuy sứcmạnhmềm của văn hoá Việt Nam”.Vìvậy,ThủđôHà Nội cần cóchínhsách xâydựngcác"công trình điểmnhấn văn hóa"để"pháthuysứcmạnhmềm của văn hóa ViệtNam","sứcmạnhmềmcủaThủ đô ngàn năm văn hiến"đểđẩymạnh phát triển mộtsốngànhcólợi thếphát triểnnhư: du lịch vănhóa;thủ công mỹnghệ;nghệthuậtbiểudiễnchính là một trong những khoảng trống mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án[37].
Nguyễn Thị Kim Liên (2021) trong công trình“Phát triển công nghiệp vănhóa theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng"đã làm rõ thêm ý nghĩa và tầm quan trọng của quan điểm chỉ đạo của Đảng được thể hiện rõ trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII Đó là: “Khẩn trương triển khai có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới, v.v ” Tác giả đã đưa ra một số giải pháp để khai thác và phát huy một cách hiệu quả sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, tác giả chưa đề xuất giải pháp để“phát huy sứcmạnh mềm của văn hóa Việt Nam”do đó giải pháp tạo nên công trình“điểm nhấnvăn hóa”để“phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”cũng chính là một trong những khoảng trống mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án[83].
Nhậnxétchung
Trong phạm vi, giới hạn cho phép, đến thời điểm hiện tại NCS đã nghiên cứu, thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài luận án Tuy nhiên, có thể còn có nhiều các nghiên cứu, các bài báo khoa học của các tác giả mà NCS cũng chưa nghiên cứu được hết Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, NCS tổng kết lại các kết quả đạt được và những khoảng trống, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nhưsau:
Thứ nhất,các công trình nghiên cứu hiện có về cơ bản đã làm rõ đặc điểm của CNVH, mục đích của chính sách phát triển CNVH, tính tất yếu khách quan và đặc thù của chính sách phát triển CNVH, vai trò của chính sách phát triển CNVH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, các nhân tố tác động đến chính sách phát triển CNVH, đồng thời bước đầu nêu lên được một số kinh nghiệm quốc tế trong việc hoạch định chính sách phát triển CNVH.
Thứ hai,các công trình nghiên cứu hiện có đã bước đầu làm rõ được nội dung cơ bản của chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và chính sách của một số địa phương về phát triển CNVH, thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chính sách ấy, những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong việc hoạch định chính sách phát triển CNVH ở Việt Nam nói chung và ở các địa phương nóiriêng.
Thứ ba,các công trình nghiên cứu hiện có đã đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thay đổi hoàn thiện chính sách phát triển CNVH ở Việt Nam và một số địa phương.
Thứ tư,tuy đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách phát triển
CNVH nói chung nhưng một số vấn đề liên quan đến khái niệm chính sách phát triển CNVH vẫn cần được nghiên cứu sâu hơn Đó là bản chất, vai trò của chính sách phát triển CNVH, các loại chính sách phát triển CNVH, các nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách phát triển CNVH Vì vậy, những vấn đề này vẫn cần tiếp tục được phân tích cụ thể và sâu sắchơn.
Thứ năm,tuy đã có một số công trình nghiên cứu về kinh nghiệm của Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc hoạch định chính sách phát triển CNVH nói chung nhưng chính sách phát triển CNVH của các nước đó luôn luôn thay đổi cùng với sự phát triển của bản thân các ngành CNVH ở các nước đó Mặt khác, các nghiên cứu đó chưa phải là nghiên cứu dưới góc độ chính sách công và kinh nghiệm ở cấp độ quốc gia chứ không phải là cấp độ cấp tỉnh Vì vậy, việc nghiên cứu phân tíchkinh nghiệmvềviệcban hànhvàthựcthi,kếtquả đạt được sau khiápdụng cácchính sáchpháttriển công nghiệpvăn hóa của cácThủđôcủabaquốc gialà BắcKinh(Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc)là các đơn vị hành chính cấp tỉnh dưới góc độ khoa học chính sách công và đặc biệt cần chỉ ra bài học kinh nghiệm tốt và bài học cần tránh cho Việt Nam nói chung và cho Thủ đô Hà Nội nói riêng chính là một trong những khoảng trống cần được nghiêncứu.
Thứ sáu,tuy đã có một số công trình nghiên cứu về kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc ban hành chính sách phát triển CNVH nhưng chính sách phát triển CNVH của các địa phương đó cũng luôn luôn thay đổi cùng với sự phát triển của bản thân các ngành CNVH Vì vậy, đối với kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc ban hành chính sách phát triển CNVH và bài học cho Thủ đô Hà Nội vẫn cần phải được cập nhật và làm sâu sắc hơn.
Thứ bảy,tuy đã có một số công trình nghiên cứu về thực trạng nội dung, các bước triển khai, kết quả thực hiện chính sách phát triển CNVH ở Việt Nam và một số địa phương nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về thực trạng nội dung, các bước triển khai, kết quả thực hiện chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô
Hà Nội một cách đầy đủ và sâu sắc Vì vậy, thực trạng nội dung, các bước triển khai, kết quả thực hiện chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là những khoảng trống cần được nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắchơn.
Thứ tám,tuy một số công trình nghiên cứu đã đề xuất được một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển CNVH ở Việt Nam và một sốđịaphương,nhưngcácquanđiểmvàgiảiphápnhằmhoànthiệnchínhsáchphát triển CNVH ở Việt Nam và Thủ đô Hà Nội vẫn chưa toàn diện và chưa thật sự cụ thể và chưa có tính khả thi cao Vì vậy, các quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển CNVH ở Việt Nam và ở Thủ đô Hà Nội là những khoảng trống vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu và đề xuất sao cho các quan điểm ấy và các giải pháp ấy toàn diện hơn, cụ thể hơn và có tính khả thi cao hơn.
Côngnghiệp văn hóa là một ngành công nghiệp ngày càng có vai tròquantrọng đối với nền kinh tế ở tất cả các nước Chính sách phát triển công nghiệp văn hóacóvịtríngàycàngquantrọngtronghệthốngcácchínhsáchcủatấtcảcácnước Trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp văn hoá.
Thuật ngữ công nghiệp văn hóa và chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên thế giới, còn ở Việt Nam mới được sử dụng và quan tâm trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ViệtNam đã có nhiều văn bản về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam và phát triển công nghiệp văn hóa; đã nhấn mạnh chính sách kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong kinh tế Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về bản chất của công nghiệp văn hóa, về thực trạng công nghiệp văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam Tuy nhiên, chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thì còn ít được nghiên cứu Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, chuyên ngànhQuản lý Văn hóa nghiên cứu về công nghiệp văn hóa, nhưng chưa có một luận ánTiến sĩ chuyên ngành Chính sách công nào nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa dưới góc độ khoa học chính sách công Vì vậy, đề tài “Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội” là một đề tài nghiên cứu được đánh giá là mang tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, và đặc biệt mang tính cấp thiết rất cao trong tình hình hiệnnay.
Trong phạm vi, giới hạn cho phép, đến thời điểm hiện tại nghiên cứu sinh đã nghiên cứu, thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài luận án Tuy nhiên, có thể còn có nhiều các nghiên cứu, các bài báo khoa học của các tác giả mà nghiên cứu sinh cũng chưa nghiên cứu được hết Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, nghiên cứu sinh tổng kết lại các kết quả đạt được và những khoảng trống, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoànthiện.
Các công trình nghiên cứu hiện có về cơ bản đã làm rõ đặc điểm của CNVH, mục đích của chính sách phát triển CNVH, tính tất yếu khách quan và đặc thù của chính sách phát triển CNVH, vai trò của chính sách phát triển CNVH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, các nhân tố tác động đến chính sách phát triển CNVH. Các công trình nghiên cứu hiện có đã đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thay đổi hoàn thiện chính sách phát triển CNVH ở Việt Nam và một số địaphương. Đặc biệt, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng các công trình nghiên cứu đó chưa phải là nghiên cứu dưới góc độ chính sách công và kinh nghiệm ở cấp độ quốc gia chứ không phải là cấp độ cấp tỉnh Vì vậy, việc nghiên cứu phân tích kinh nghiệm về việc ban hành và thực thi, kết quả đạt được sau khi áp dụng các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của các Thủ đô của ba quốc gia làBắc Kinh (TrungQuốc),
Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc)là các đơn vị hành chính cấp tỉnh dưới góc độ khoa học chính sách công và đặc biệt cần chỉ ra bài học kinh nghiệm tốt và bài học cần tránh cho Việt Nam nói chung và cho Thủ đô Hà Nội nói riêng chính là một trong những khoảng trống cần được nghiêncứu.
CơsởlýluậnvềChínhsáchpháttriểncôngnghiệpvănhóa
2.1.1 Một số khái niệm công cụ cơbản
Thuật ngữ“công nghiệp văn hóa”(Cultural Industry) lần đầu tiên xuất hiện năm 1947 trong cuốn sách“Dialectic of Enlightenment”của hai nhà nghiên cứu người Đức là Adorno và Horkneimer (đây là phiên bản sửa đổi của phiên bản ban đầu các tác giả đã lưu hành giữa bạn bè và đồng nghiệp vào năm 1944 với tiêu đề“Những mảnh vỡ triết học”), tiếng Đức: Philosophische Fragmente) Họ cho rằng, CNVH làm cho văn hóa bác học và văn hóa bình dân gặp gỡ[139]; các sản phẩm văn hóa đã được tính toán kỹ cho nhu cầu của đại chúng, do đó, chúng ít nhiều được sản xuất theo kế hoạch.
Khái niệm CNVH đã được đưa ra trong một tài liệu của UNESCO năm 2007, theo đó CNVH được hiểu“là những ngành sản xuất ra những sản phẩm hữu hìnhhoặc vô hình mang tính nghệ thuật, sáng tạo và có tiềm năng tạo ra thu nhập, của cải thông qua việc khai thác các tài sản văn hóa, sản xuất hàng hóa, dịch vụ dựa trên tri thức (cả truyền thống và đương đại)”[166].
Trong một tài liệu của UNESCO năm 2009, CNVH được hiểu“là nhữnglĩnh vực hoạt động có tổ chức mà mục tiêu chính là nhằm sản xuất và tái sản xuất, xúc tiến, phân phối hoặc thương mại hóa các hàng hóa, dịch vụ và hoạt động có nội dung bắt nguồn từ văn hóa, nghệ thuật và di sản”[167] Cũng trong tài liệu này, các ngành CNVH bao gồm cả bảo tàng, các địa điểm khảo cổ học, danh lam thắng cảnh, các lễ hội và nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, nghệ thuật thị giác, thủ công nghiệp, sách và xuất bản, thư viện, hội chợ sách, lĩnh vực nghe nhìn, bao gồm phim và video, truyền hình và phát thanh, internet, trò chơi điện tử, thiết kế và các dịch vụ sáng tạo (thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, nội thất, các dịch vụ kiến trúc, quảng cáo);“Công nghiệp văn hóa là một thuật ngữ chỉ các ngành công nghiệp màcósựkếthợpgiữasángtạo,sảnxuấtvàkhaitháccácnộidungcóbảnchấtphivật thể và văn hóa Các nội dung này thường được bảo vệ bởi Luật Bản quyền và thểhiện dưới dạng các sản phẩm hay dịch vụ”. Đoàn Minh Huấn, Nguyễn Ngọc Hà (2014) viết:“CNVH là ngành côngnghiệp sáng tạo, sản xuất, tái sản xuất, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm và các dịch vụ văn hóa bằng phương thức công nghiệp hóa, tin học hóa, thương phẩm hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của xã hội, các hoạt động đó được bảo vệ bởi bản quyền”[186].
Bùi Hoài Sơn (2021) cho rằng:“Các ngành CNVH là những lĩnh vực sửdụng tài năng sáng tạo, vốn văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa”[200].
Tạ Ngọc Tấn (2021) cho rằng:“CNVH là ngành công nghiệp sáng tạo, sảnxuất, tái sản xuất, phổ biến, tiêu dùng sản phẩm văn hóa, chịu ảnh hưởng bởi các quy định của bản quyền và sự tác động của khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay”[103,tr.7].
Khái niệm các ngành CNVH tại Chiến lược 1755 về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm 12 ngành:(1)Quảng cáo; (2)Kiến trúc; (3)Phần mềm và các trò chơi giải trí;
(4)Thủcông mỹ nghệ; (5)Thiết kế; (6)Điện ảnh; (7)Xuất bản; (8)Thời trang; (9)Nghệ thuật biểu diễn; (10)Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; (11)Truyền hình và phát thanh; (12)Du lịch văn hóa.
Khái niệm công nghiệp văn hóa hàm chứa khái niệmcông nghiệp nội dungsố(digital content industries, còn được hiểu dưới tên gọicông nghiệp nội dung, content industries) tại Nhật Bản.
Nội hàm của khái niệm công nghiệp nội dung số của Nhật Bản được xác định rõ trong Luật cơ bản về Chấn hưng công nghiệp nội dung số được công bố năm 2004 Tại Điều 2 của bộ luật này khái niệm nội dung số được hiểu là lĩnh vực bao gồm điện ảnh, âm nhạc, sân khấu, văn học nghệ thuật, hình ảnh, truyện tranh,hoạt hình, trò chơi máy tính và các thứ khác như văn tự, đồ hình, màu sắc, âm thanh,hành động hoặc hình ảnh, hoặc sự kết hợp của chúng, hoặc các chương trình cung cấpthôngtinliênquanđếnchúngthôngquakỹthuậtsốhóa,đượctạorabởicác hoạt động sáng tạo của con người và thuộc phạm vi giáo dục hoặc giải trí Công nghiệp nội dung là một ngành công nghiệp sáng tạo, sản xuất và lưu thông các sản phẩm đó trên thị trường[105].
Công nghiệpnộidungsốNhật Bản bùngnổvàothập niên cuốithế kỷXXvànhanhchóngtrởthànhmộttrongnhữngngànhcôngnghiệpquantrọngcủaNhậtBảnvớ i nhữnglĩnhvựctrụcộtnhưtruyệntranh,phimhoạthình,tròchơiđiệntử,truyềnthôngđaphươngt iện.Nhữngthànhquảmàtrongngành công nghiệp nội dungsốcủa NhậtBảnđạt đượclànhờ cácchínhsáchnhằmtạo điều kiện thuận lợi, thúcđẩy sựphát triểncủangànhcông nghiệp này Theotài liệu củaBộKinh tế,CôngnghiệpvàThươngmạiNhật Bản,cácngànhcôngnghiệpnộidungsốgồm18lĩnhvựccụthểvàchiathành4lĩnhvựccơbảnlà(
1)Hìnhảnh;(2)Âmnhạcvàâmthanh;(3)Game;(4)Sách,báo,vănbản.
Khái niệm công nghiệp văn hóa hàm chứa khái niệmcông nghiệp sáng tạo(được sử dụng tại một số nước như Anh, Úc, Newzealand, Singapore) Trong khi
UNESCO và nhiều nước (như Phần Lan, Tây Ban Nha, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) sử dụng rộng rãi khái niệm các ngành công nghiệp văn hóa,thì một số nước khác (như Vương quốc Anh, Úc, Newzealand, Singapore) lại sử dụng thuật ngữ “các ngành công nghiệp sáng tạo“ (Creative Industries) Ví dụ, Chính phủ Anh định nghĩa các ngành công nghiệp sáng tạo là“những ngành công nghiệp có nguồngốc từ sự sáng tạo, kỹ năng và tài năng cá nhân, có khả năng tạo ra của cải và việc làm thông qua việc tạo ra và khai thác các sở hữu trí tuệ”[78, tr.6].
Năm 1997, Chính phủ Anh đã xác định danh mục các ngành công nghiệp sáng tạo gồm 13 ngành là(1)Quảng cáo; (2)Kiến trúc; (3)Thị trường nghệ thuật vàđồ cổ; (4)Thủ công; (5)Thiết kế; (6)Thiết kế thời trang; (7)Điện ảnh và video; (8)Phần mềm giải trí tương tác; (9)Âm nhạc; (10)Nghệ thuật biểu diễn; (11)Xuất bản; (12)Phần mềm và các dịch vụ máy tính; (13)Truyền hình và phát thanh.
Theo định nghĩa của UNESCO, công nghiệp sáng tạo bao gồm những sản phẩm mang tính sáng tạo thuộc lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật Đó là hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá nhân, có tiềm năng tạo ra của cải, việc làm qua quá trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ Công nghiệp sáng tạo bao gồm các chu trình, sản phẩm và dịch vụ rộng lớn mà ở đó sự sáng tạo là trung tâm.
Hiện nay, 11 ngành đã được coi là thuộc về công nghiệp sáng tạo gồm:
(1)Quảngcáo; (2)Kiến trúc; (3)Giải trí kỹ thuật số; (4)Mỹ thuật đồ cổ và thủ công mỹ nghệ; (5)Thiết kế mỹ thuật; (6)Phim ảnh và video; (7)In ấn xuất bản; (8)Âm nhạc; (9)Nghệ thuật biểu diễn; (10)Phát thanh truyền hình; (11)Phần mềm vitính.
Khái niệm công nghiệp văn hóa hàm chứa khái niệm“không gian sáng tạo”. Theo Phạm Thị Hương (2022)[75, tr.25-26],“Không gian sáng tạo là một địa điểm,có thể là địa điểm thực hoặc địa điểm trực tuyến, là nơi đem những con người sáng tạo đến với nhau Đó là nơi tụ họp, chia sẻ không gian và hỗ trợ cho các hoạt động kết nối, phát triển kinh doanh và thu hút cộng đồng trong các lĩnh vực sáng tạo, văn hóa và công nghệ” Ở cách hiểu này, quá trình phân phối sản phẩm CNVH là đưa sản phẩm văn hoá tới người tiêu dùng, quá trình đó cần thông qua không gian sáng tạo Không gian sáng tạo là một môi trường mở và thân thiện để mọi người có thể gặp gỡ, trao đổi ý tưởng, đối thoại với nghệ sĩ, sáng tạo, thử nghiệm các hình thức nghệ thuật hoặc thể hiện bản thân Tuỳ thuộc vào sở thích và sự quan tâm của bản thân, những người tham dự tự do quyết định địa điểm và hình thức tham dự Tại các không gian văn hoá sáng tạo này, họ cũng có thể tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng hoặc những giá trị mới Các không gian sáng tạo nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu, trở thành một cách thức tổ chức đổimới.
Điềukiệntựnhiên,kinhtế-xãhội,vănhóacủaThủđôHàNội
3.1.1 Điều kiện về vị trí địalý
Thủ đô Hà Nội hiện nay nằm ở vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình - Phú Thọ ở phía Tây.
Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29 tháng 05 năm 2008 của Quốc hội khóa XII tại kỳ họp thứ 3, Thủ đô Hà Nội mở rộng về địa giới bao gồm tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây[122] Hiện nay, Hà Nội gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, xã/phường/thị trấn Nhờ đó, địa thế Thủ đô vừa có núi, có đồi và có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó diện tích đồng bằng chiếm tới ắ diện tớch tự nhiờn của Thànhphố.
Vị trí địa lý của Thủ đô Hà Nội như trên có tính đặc thù Với vị trí đó, Thủđô
Hà Nội có sự thuận lợi cả về mặt tự nhiên và xã hội Vị trí đó rất thuận lợi đểThủ đô
Hà Nội trở thành đầu tàu kinh tế với tốc độ phát triển nhanh, trở thành vùngkinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Bộ, đóng góp phần lớn ngân sách cho đất nước.Ví trí đó là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa của Thủ đô Hà Nội, và qua đó là nhân tố quan trọng đến chính sách phát triển CNVH của Thủ đô Hà Nội.
3.1.2 Điều kiện về dân số và laođộng
Dân số trung bình trên địa bàn Thành phố năm 2023 ước tính đạt 8,6 triệu người, tăng 1,8% so với năm 2022, trong đó dân số khu vực thành thị 4,213 triệu người, chiếm 49% tổng dân số và tăng 1,8%; dân số khu vực nông thôn 4,374 triệu người, chiếm 51% và tăng 1,8% Chia theo giới tính dân số nam 4,264 triệu người, chiếm 49,6% và tăng 1,9% so với năm 2022; dân số nữ 4,323 triệu người, chiếm 50,4% và tăng 1,7%.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia vào hoạt động kinh tế là 4,282 triệu người, trong đó 4,234 triệu người có việc làm, tăng 3,1% so với năm 2022[122, tr.8] Tình hình lao động việc làm năm 2023 có chuyển biến tích cực, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động theo hướng hiện đại, bền vững và hội nhập Theo kết quả sơ bộ Điều tra lao động việc làm năm 2023,tỷlệthấtnghiệptoànThànhphôlà2,01%,giảm0,22điểm%sovớinămtrước,trong đó khu vực Thành thị là 2,97%, giảm 0,21 điểm %; nông thôn là 1,01%, giảm0,06điểm
%.Trongnăm,Thànhphốđãgiảiquyếtviệclàmcho214,3nghìnlaođộng, đạt132,2%kếhoạchnăm,tăng5,6%sovớinămtrước[19,tr.28].
Với những lợi thế về dân số đông (khoảng hơn 8 triệu người), Thủ đô Hà Nội là một thị trường tiềm năng lớn cho các ngành CNVH phát triển với các hoạt động như sự kiện văn hóa, triển lãm, buổi biểu diễn, và các dự án văn hóa khác.
Với hơn 4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên, Thủ đô Hà Nội có một nguồn nhân lực đáng kể để phục vụ cho các ngành CNVH với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở thành thị đạt 83,5% Đây là những cơ sở quan trọng trong việc xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành CNVH, tạo thêm việc làm trong các ngành CNVH (như nghệ thuật biểu diễn, thời trang, điện ảnh, và các hoạt động văn hóa khác) Thông qua sự hợp tác quốc tế về lao động, những người lao động có thể học hỏi được những kinh nghiệm, tính kỷ luật, sự sáng tạo của người lao động ở các nước khác trong lĩnh vực CNVH, qua đó góp phần hiện thực hóa các chính sách phát triển CNVH ở HàNội.
Ngành dịch vụ phát triển mạnh đã mang lại tăng trưởng cao về GRDP của Thủ đô Hà Nội Các hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn, văn hóa, thông tin và nhiều ngành dịch vụ khác đã phục hồi tích cực Điều này tạo cơ hội cho sự phát triển của ngành CNVH, bao gồm văn hóa, giải trí, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo Thủ đô Hà Nội đã có sự gia tăng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa Điều đó tạo cơ hội cho ngành CNVH xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa ra thị trường quốc tế Bên cạnh đó, Thủ đô Hà Nội có nguồn lao động dồi dào, có kết quả tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính và cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Điều này giúp cải thiện hiệu suất của các doanh nghiệp trong ngành CNVH và tăng khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường.
Năm 2023, GRDP bình quân đầu người của Thủ đô Hà Nội theo giá hiện hành đạt 151,1 triệu đồng, tăng 6,5% so với năm 2022 Cơ cấu GRDP năm 2023: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,65%; khu vực dịch vụ chiếm 64,06%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,32% (cơ cấu GRDP năm 2022 tương ứng là: 2,08%; 24,03%; 63,22% và 10,67%) Tổng thu Ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn vượt 13,5% dự toán và tăng 20% so với năm trước; thu hút hơn 2,9 tỷ USD vốn FDI, tăng 70,5%; khách du lịch đến Thủ đô gần 5,1 triệu lượt người, tăng 93,7%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 10,4%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát; sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định, bảo đảm tốt nguồn cung lương thực, thực phẩm trên địa bàn[19, tr.36] Các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao diễn ra sôi động; công tác giáo dục, y tế được quan tâm; lao động việc làm, an sinh xã hội được bảo đảm Tuy nhiên, trong năm qua kinh tế Thành phố còn gặp nhiều khó khăn: Tốc độ tăng trưởng thấp hơn kế hoạch đề ra; sản xuất công nghiệp đạt thấp; kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa cao; tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về người và tàisản.
Kết quả phát triển kinh tế như trên của Thủ đô Hà Nội những năm qua là một nhân tố tác động quan trọng đến sự phát triển của CNVH, và qua đó đến chính sách phát triển CNVH của Thủ đô Hà Nội.
3.1.4 Điều kiện về văn hóa - xãhội
Tính đến hết tháng 12/2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế của Thành phố đạt
93,5% dân số với gần 7,9 triệu người tham gia, tăng 1,9% so với cuối năm
2022, hoàn thành kế hoạch Thành phố giao; hơn 2,1 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc (chiếm 43% lực lượng trong độ tuổi lao động), tăng 5,9%, hoàn thành kế hoạch; có 82,2 nghìn người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện (chiếm 2%), tăng 9,5%, hoàn thành kế hoạch; hơn 1,976 triệu người tham gia Bảo hiểmthấtnghiệp(chiếm39,5%),tăng3,1%,đạt100,5%Kếhoạchnăm2023[19,tr.3 1],
Cáchoạtđộngvuichơi,giảitrí,vănhóanghệthuậtphụchồimạnhmẽ,tạicác di tích lịch sử đã thu hút 1,7 triệu lượt khách đến tham quan Trong năm 2022, Thủ đô Hà Nội chức thành công SEA Games 31 tạo ấn tượng đẹp với bạn bè trong nước và quốc tế. Thể thao Hà Nội góp phần quan trọng vào thành tích chung của Thể thao Việt Nam với vị trí Nhất toàn đoàn tại SEA Games 31 và Ðại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX. Kết quả thi đấu của thể thao thành tích cao Hà Nội đạt được trong năm 2022 là: 3.071 huy chương, trong đó: 2.692 huy chương tại các giải đấu trong nước (987 huy chương Vàng, 810 huy chương Bạc, 895 huy chương Ðồng) và 384 huy chương tại các giải đấu quốc tế (146 huy chương Vàng, 116 huy chương Bạc, 122 huy chươngÐồng).
Năm2023,NgànhGiáodụcvàĐàotạoThủđôtiếptụcchủđộng,thựchiệntốt nhiệm vụ năm học; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông toàn Thành phố đạt 99,6%, tăng 13 bậc so với năm 2022 Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia toàn Thành phố đạt 60,3% gay từ đầu năm 2023, Thành phố đã chuẩn bị tốt các điều kiện về chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, mua sắm bổ sung tài sản, thiết bị dạy học cho các trường, trong đó đặc biệt ưu tiên các trường thành lập mới, xây dựng mới và các trường công nhận lại chuẩn quốc gia Đến nay, toàn Thành phố có 2.874 trường mầm non, phổ thông; 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và
01 Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội với 66,1 nghìn phòng học; hơn 2,2 triệu học sinh; 124,5 nghìn giáo viên và 66,1 nghìnlớp(tăng34trườngmầmnonvàphổthông;846phònghọc;68,9nghìnhọc sinh; 1.525 giáo viên và 1.919 lớp so với cùng kỳ năm học trước) Trên địa bàn Thành phố hiện có 60,3% tổng số trường đạt chuẩn quốc gia (công lập 74,2%) 20 , trong đó tỉ lệ đạt chuẩn quốc gia của các cấp học: Mầm non là 52,8% (công lập 74,8%); Tiểu học 65,4% (công lập 69,3%); Trung học cơ sở 76% (công lập8 0 , 8 % ) ;
Trung học phổ thông 36,7% (công lập 66,9%)[19, tr.31], [122, tr.14].
3.1.5 Nhận xétchung Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội là một nhân tố tác động quan trọng đến chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, tác động đến ban hành chính sách, triển khai thực hiện chính sách và đánh giá chính sách Nhìn chung xét về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thì Thủ đô Hà Nội có thuận lợi hơn so với nhiều địa phương về phát triển CNVH Nhờ đó sự phát triểnCNVH ở Thủ đô Hà Nội đạt trình độ cao hơn so với các địa phương khác Những chính sách của Trung ương về phát triển CNVH phát huy tác dụng tích cực nhiều hơn.
Nộidung các chính sáchphát triển công nghiệp văn hóa đã và đang thực hiệntrênđịabàn ThủđôHàNội
Thứ nhất,luận án tập trung vào Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do
Trung ương ban hành đang có hiệu lực thực thi trên địa bàn Thủ đô Hà Nội làQuyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016về việc phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ.Trong đó, Quyết định số 1755/QĐ-TTg đưa ra mục tiêu của chiến lược như sau:
(i) Mục tiêu chủ yếu đến năm2020
- Phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp Khoảng 3% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó đóng góp của một số ngành cụ thể như sau:
+ Ngành điện ảnh đạt Khoảng 150 triệu USD (phim Việt Nam đạt Khoảng
+ Ngành nghệ thuật biểu diễn đạt Khoảng 16 triệu USD;
+ Ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt Khoảng 80 triệu USD;
+ Ngành quảng cáo (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, internet và quảng cáo ngoài trời) đạt Khoảng 1.500 triệu USD;
+ Ngành du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong tổng số Khoảng 18.000 - 19.0 triệu USD doanh thu từ khách dulịch.
- Tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế, tiềm năng, gồm: Điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; quảng cáo; thủ công mỹ nghệ; phần mềm và các trò chơi giải trí; truyền hình và phát thanh; thời trang; du lịch vănhóa.
- Định hướng và từng bước phát triển các ngành: Kiến trúc; thiết kế; xuất bản; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước.
(ii) Mục tiêu chủ yếu đến năm2030
- Phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó đóng góp của một số ngành cụ thể nhưsau:
+ Ngành điện ảnh đạt Khoảng 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt Khoảng
+ Ngành nghệ thuật biểu diễn đạt Khoảng 31 triệu USD;
+ Ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt Khoảng 125 triệu USD;
+ Ngành quảng cáo (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, internet và quảng cáo ngoài trời) đạt Khoảng 3.200 triệu USD;
+ Ngành du lịch văn hóa chiếm 15 - 20% trong tổng số Khoảng 40.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch.
- Pháttriểnđadạng,đồngbộvàhiệnđạitấtcảcácngànhcôngnghiệpvănhó amộtcáchbềnvững,đượcứngdụngcôngnghệtiêntiến;cácsảnphẩm,dịchvụvăn hóa có thương hiệu uy tín trong khu vực và quốc tế, đạt tiêu chuẩn củacácnướcphát triển và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàncầu.
Thứ hai,luận án tập trung vào các Chính sách phát triển công nghiệp văn hóado Hà Nội ban hành đang có hiệu lực thực thi trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là:
(1)Kế hoạch số 112/KH-UBND, ngày 29/5/2017về“Thực hiện chiến lược phát triểnngành Công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”là cụ thể hóa Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
(2)Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045”;(3)Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày12/8/2022của UBND Thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy HàNội.
Ngoài ra, trên cơ sở khung chính sách của quốc gia về phát triển văn hóa và phát triển các ngành CNVH, Thành phố Hà Nội đã ban hành các chương trình công tác của Thành ủy, nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến chính sách phát triển CNVH đã và đang được thực hiện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội theo trục thời gian như:(1)Chương trình số04-
CTr/TU ngày 26/4/2016“Về phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”;(2)Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 17/4/2017phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020;(3)Quyết định 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020Phê duyệt Chương trình phát triển trí tuệ đến năm 2030;(4)Chương trình số 06-CTr/TU ngày
17/3/2021“Về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025”;(5)Quyếtđịnh số 3567/QĐ-TTg ngày 16/7/2021của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030;(6)Kế hoạch176/KH-
UBND ngày 30/7/2021về thực hiện phát triển văn hóa, nâng cao chất lượngnguồnnhânlực,xâydựngngườiHàNộithanhlịchvănminhgiaiđoạn2021
- 2025 để thực hiện Chương trình 06-CTr/TU;(7)Quyết định số 4098/QĐ-
UBNDngày 06/9/2021phê duyệt chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;(8)Nghị Quyết 20/NQ-HĐND ngày 23/9/2021của Hội đồng nhân dânthànhphốHàNộivềKếhoạchpháttriểnkinhtếxãhội5năm2021–2025đã đưa ra nội dung về "Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo";
(9)Kếhoạch 55/KH-UBND ngày 18/02/2022về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội đến năm 2025.(10)Kế hoạch 102/KH-UBND ngày01/4/2022thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO đến năm 2025;(11)Kế hoạch 308/KH-SVHTT ngày 19/4/2023về
"Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số và bảo đảm ban toàn thông tin mạng tại cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội năm 2023".
Trong phạm vi luận án, NCS mô tả tóm tắt mục tiêu trong nội dung chính sách của Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội như sau:
Thựctrạngthực hiệncác chính sách pháttriểncông nghiệpvăn hóatrênđịabànThủđôHàNội
Trong các bước thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, bước đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách Nếu bước này được thực hiện tốt trong điều kiện bình thường thì các bước sau nhìn chung cũng sẽ được thực hiện tốt Trên thực tế, bước này đã được Thành phố Hà Nội thực hiện tốt.
Bởi vì, Thành phố Hà Nội đã ban hành được các kế hoạch cụ thể, rõ ràng, toàn diện Các kế hoạch đó là:Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 29/5/2017của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;Kế hoạchsố 176/KH-UBND ngày 30/7/2021của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà
Nội;Kếhoạch số 217/KH-UBND ngày 12/8/2022của Ủy ban Nhân dân Thành phố
Hà Nội;Kế hoạch số 308/KH-SVHTT ngày 19/4/2023của Sở văn hóa Thể thao Hà Nội về "Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tại cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội năm 2023"; và một số kế hoạch khác.
Trong Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 29/5/2017 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Thành phố Hà Nội đã nêu nhiệm vụ và giải pháp quan trọng để phát triển CNVH ở Thủ đô Đó là: phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư; quy hoạch, bố trí quỹ đất, nguồn lực đầu tư của nhà nước và ngoài nhà nước cho các công trình, dự án phát triển văn hóa chất lượng cao; ưu tiên phát triển không gian công cộng, điểm du lịch văn hóa, vui chơi giải trí,nghệ thuật biểu diễn, kết hợp phố - không gian đi bộ, điểm mua sắm, mở rộng tạo không gian văn hóa giành cho cộng đồng; triển khai quyết liệt một số dự án, đồ án quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốcgia;xâydựngmộtsốcông trìnhvănhóamới,tạothànhcácbiểutượngvăn hóa mới cho Thủ đô và có tiềm năng phát triển CNVH gắn với du lịch; ưutiên đầu tư cho các dựán hạtầngchophát triểndulịch trọngđiểm nhưHoàng thành ThăngLong,CổLoa,Ba Vì, Sóc Sơn vàMỹĐức; nâng cấp cáccung thiếunhi,cungvăn hóathể thao Thanh niên;tubổ,tôn tạo mộtsốnhàhát nghệ thuật, xiếc,rạpkỹ;đầu tư hơn7.600tỷđồng cho 57dự ánđối vớilĩnhvực văn hóa cấpthành phố;huyđộng nguồnvốn xã hội hóa đểphấn đấu giai đoạntừ năm 2021-2025 thựchiệntôntạo,sửa chữakhoảng25công viên;trong 5 năm 2021- 2025 sẽ giành hơn 14.029 tỷ đồng để thực hiện gần 579 dự án trùng tu, tôn tạo phát huy giá trị các di tích (Hoàng Thành Thăng Long, Đền Ngọc Sơn, Hoả Lò, Văn Miếu Quốc Tử Giám, vân vân); xây dựngdựán“TinhhoalàngnghềViệtNamtạilànggốmBátTràng”;xâydựnghơn 1.300 làng nghề của Thủ đô; hình thành các không gian sáng tạo không chỉ để giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn trở thành các địa điểm du lịch độc đáo hấp dẫn của thủ đô Thành phố Hà Nội khẳng định rằng, hoạt động đầu tư vào ngành CNVH của Thủ đô trong thời gian qua đã tăng lên đáng kể; tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn Hà Nội theo giá hiện hành năm 2022 đạt 463,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2021 và bằng 38,7% GRDP (trong đó khu vực nhà nước đạt 158,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn, tăng 5,2%; khu vực ngoài nhà nước đạt 274,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 59,2%, tăng 19,6%; khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 30,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,6%), tăng6%). ĐểthấyrõhơnthựctrạngthựchiệnchínhsáchpháttriểnCNVHtrênđịabànThủđôHàN ội, tácgiảluậnánđãkhảosátýkiếncủa 300 cán bộquảnlývăn hóacác cấptheo7bướccủaquytrìnhthựcthichínhsáchcông.Ýkiếntrảlờiđốivớicáccâuhỏicó4bậcgồ m:1=Đạtyêucầu,2=Khá;3=Tốt,4=Rấttốt).Dướiđâylàkếtquảkhảosát. Ở bước 1 (Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội), kết quả như bảng dưới đây.
Về tiêu chí “Kế hoạch đã xác định rõ mục tiêu và chỉ tiêu về phát triển các ngành CNVH trong từng giai đoạn cụ thể”, có 52,4% số người được hỏi đánh giá ở mức tốt; 23,7% người người được hỏi đánh giá ở mức rất tốt (có 76,1% người được hỏi đánh giá ở mức tốt trở lên; 18,3% người được hỏi đánh giá mức khá Về tiêu chí
“Kế hoạch đã xác định rõ các nguồn lực, thế mạnh và sự hỗ trợ, khuyến khích đầu tư để thực hiện chính sách phát triển CNVH”, có 61,8% số người được hỏi đánh giá tốt; 25,1% đánh giá ở mức rất tốt; 86,9% đánh giá ở mức tốt trở lên Về tiêu chí “Kế hoạch đã xác định rõ chủ thể thực hiện, sự hợp tác và liên kết với cộng đồng, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện chính sách”, có 48,3% người được hỏi đánh giá ở mức tốt; 17,5% người được hỏi đánh giá ở mức rất tốt; 24.6% người được hỏi đánh giá ở mức khá; 9,6% người được hỏi đánh giá ở mức đạt yêu cầu Về tiêu chí
“Kế hoạch đã xác định rõ ràng cách tổ chức thực hiện”, có 30,5% số người được hỏi đánh giá ở mức khá; 45,6% số người được hỏi đánh giá ở mức tốt; 12,4% số người được hỏi đánh giá ở mức rất tốt Về tiêu chí “Kế hoạch đã xác định rõ hệ thống để đánh giá và theo dõi tiến độ của các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển”, có 35,6% số người được hỏi đánh giá ở mức khá; 37,5% số người được hỏi đánh giá ở mức tốt; 14,3% số người được hỏi đánh giá ở mức rấttốt.
Bảng 3.1 Công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách phát triểncông nghiệpvăn hóatrên địa bàn Thủ đô Hà Nội
TT Tiêu chí/ Nội dung Thang đánh giá (%)
Kế hoạch đã xác định rõ mục tiêu vàc h ỉ tiêu về phát triển các ngành CNVH trong từng giai đoạn cụ thể 5,6 18,3 52,4 23,7
Kế hoạch đã xác định rõ các nguồn lực, thế mạnh và sự hỗ trợ, khuyến khích đầu tư để thực hiện chính sách phát triển CNVH 3,4 9,7 61,8 25,1 3
Kế hoạch đã xác định rõ chủ thể thực hiện, sự hợp tác và liên kết với cộng đồng, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện chínhsách.
4 Kế hoạch đã xác định rõ ràng cách tổ chức thực hiện 12,4 30,5 45,6 12,4
Kế hoạch đã xác định rõ hệ thống để đánh giá và theo dõi tiến độ của các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển 12,6 35,6 37,5 14,3
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ bảng hỏi của luậnán)
Các con số trên đây là một căn cứ chứng minh rằng, Thành phố Hà Nội về cơ bản đã làm tốt bước xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách phát triểnCNVH.Cụthể,HàNộiđãxácđịnhđượcrõcácnguồnlực,thếmạnhvàsựhỗtrợ, đã khuyến khích đầu tư để thực hiện chính sách phát triển CNVH; đã xác định rõ đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan như phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, thị trường CNVH; đã xác định rõ trách nhiệm trong triển khai, thực hiện và chịu trách nhiệm của từng đơn vị quản lý chính sách. Ở bước 2 (Phổ biến, tuyên truyền nội dung chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội), kết quả như bảng sau.
Bảng 3.2 Công tác tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
TT Tiêu chí/ Nội dung Thang đánh giá (%)
Nội dung quán triệt, phổ biến và tuyên truyền về chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô
Hà Nội là rõ ràng.
Hình thức phổ biến, tuyên truyền về chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là phong phú.
Phương pháp phổ biến, tuyên truyền vềc h í n h sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà
4 Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển CNVH là tốt 10,4 38,5 39,3 11,8
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ bảng hỏi củaluận án)Theokếtquảkhảosát,vềtiêuchí“Nộidungquántriệt,phổ biếnvàtuyêntruy ềnvềchínhsáchpháttriểnCNVHtrênđịabànThủđôHàNộilàrõràng”,cótới
55,8% số người được hỏi đánh giá ở mức tốt; 28,5% số người được hỏiđ á n h giáởmứcrấttốt;có3,5%sốngườiđượchỏiđánhgiáđánhgiáởmứcđạtyêucầ u.Vềtiêuchí“Hìnhthứcphổbiến,tuyêntruyềnvềchínhsáchpháttriểnCNVHtrênđị abàn Thủ đô Hà Nội là phong phú”, có 50,6% số người được hỏi đánh giá ởm ứ c tốt;24,7% số người được hỏi đánh giá ở mức rất tốt Về tiêu chí “Phương phápp h ổ biến, tuyên truyền về chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là phù hợp”, có 61,4% số người được hỏi đánh giá tốt; 25,7% số người được hỏi đánh giá ở mức rất tốt Về tiêu chí “Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển CNVH là tốt”, có 38,5% số người được hỏi đánh giá ở mức khá; 39,3% số người được hỏi đánh giá ở mứctốt.
Các con số trên là một căn cứ chứng minh rằng, Thành phố Hà Nội về cơ bản đã thực hiện tốt bước phổ biến, tuyên truyền nội dung chính sáchpháttriển côngnghiệpvănhóa.Cụ thể, Hà Nội đã thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, phổ biến chính sách trên các phương tiện truyền thông; đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, doanh nghiệp và người dân về chính sách phát triển CNVH; đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, lấy ý kiến nhân dân về xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển CNVH; đã chủ động, tích cực triển khai hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội; đã tập trung tuyên truyền về nội dung Nghị quyết số 09 một cách sâu rộng, thường xuyên trong các chương trình Thời sự với 6 bản tin, chương trình hằng ngày, Chương trình Hà Nội
18 giờ phát sóng hằng ngày; đã phản ánh rõ quan điểm, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết; đã có các bước triển khai chính sách trong từng lĩnh vực cụ thể như du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thủ công mỹ nghệ; đã có nhận thức đúng đắn hơn về vị trí, vai trò của phát triển CNVH đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô; đã nâng cao ý thức đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực (như tình trạng bạo lực) trong lễ hội, phê phán những hình ảnh chưa đẹp trong lễ hội văn hóa (như ở Hội Gióng Sóc Sơn, Hội Gióng Phù Đổng, Lễ hội chùaHương). Ở bước 3 (Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội), kết quả như bảng dưới đây.
Về tiêu chí “Có sự phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triểnCNVH trên địa bàn Thủ đô”, có 41,7% số người được hỏi đánh giá ở mức tốt;30,3% số người được hỏi đánh giá ở mức rất tốt Về tiêu chí “Có sự hợp tác giữa vớicác cơ q uan và tổ c h ứ c để t h ự c hi ệnc hí nh sáchCNV H”, c ó4 0, 3 %số n g ư ờ i đượchỏi đánh giáởmứctốt; 27,9%sốngười đượchỏiđánh giáởmứcrấttốt.Vềtiêuchí“Cósựphâncôngchứcnăng,nhiệmvụcủatừngsở,banngànhtrongt hựchiệnchính sách phát triển CNVH”,có46,8%sốngười đượchỏiđánh giáởmứctốt;37,5%sốngườiđượchỏiđánhgiáởmứcrấttốt.Vềtiêuchí“Cósựphốihợpgiữacác cơquan,ban ngànhtrongthựchiện chính sách phát triểnCNVH”,có44,3%sốngười đượchỏiđánh giáởmứctốt;10,8%sốngườiđượchỏiđánhgiáởmứcrấttốt.
Bảng 3.3 Công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triểncôngnghiệpvăn hóatrên địa bàn Thủ đô Hà Nội
TT Tiêu chí/ Nội dung Thang đánh giá (%)
1 Có sự phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô 11,2 16,8 41,7 30,3
2 Có sự hợp tác giữa với các cơ quan và tổ chức để thực hiện chính sách CNVH 12,7 19,1 40,3 27,9 3
Có sự phân công chức năng, nhiệm vụ của từng sở, ban ngành trong thực hiện chính sách phát triển CNVH.
4 Có sự phối hợp giữa các cơ quan,ban ngành trong thực hiện chính sách phát triển CNVH 13,3 31,6 44,3 10,8
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ bảng hỏi của luậnán)
Các con số trên là một căn cứ chứng minh rằng, Thành phố Hà Nội về cơ bản đã làm tốt bước phân công, phối hợp thực hiện chính sáchphát triển công nghiệpvănhóa.CụthểHàNộicó sự phân công phối hợp rõ ràng trong thực hiện chính sách; đã có sự phân công, phối hợp cụ thể; có sự hợp tác giữa các tổ chức và đối tác khác nhau để mang lại sự đa dạng về kiến thức, kinh nghiệm và cách tiếp cận vấn đề; đã có sự liên kết để đẩy mạnh quá trình phát triển và cải thiện ngành CNVH; đã cósựhợp tác tốt giữa các bên liên quan trong thực hiện chính sách; đã có sự hợp tác giữa các tổ chức và đối tác khác nhau để tăng cường hỗ trợ đối với các đối tượng như nghệ sĩ, doanh nghiệp văn hóa và cộng đồng, đồng thời để tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp, tăng cường quảng bá và tiếp thị chínhs á c h đ ư ợ c t h ự c h i ệ n m ộ t c á c h t o à n d i ệ n , đ a c h i ề u , t i ế p c ậ n đ ế n n h i ề u đ ố i tượng khác nhau trong xã hội.
Thực tế, tạiKếhoạch 112/KH-UBNDđể thựchiệnChiến lược 1755đãphân côngrõràngchocácsở,ban,ngành,đơnvịliênquannhư:(1)SởVănhóavàThểthao;
(2)Các Sở,ban, ngành Thànhphố; (3)Ủybannhândâncácquận,huyện, thịxã(4) Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên; (5) Các Hiệp hội, Hội ngành nghề, các Doanh nghiệp, đơn vị liên quan; Phối hợp triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Bản
Kế hoạch 217/KH-UBND cũng phân công tổ chức thực hiện rõ cho các cơ quan đơn vị như: (1) Sở Văn hóa và Thể thao; (2) Sở Kế hoạch và Đầu tư; (3) Sở Tài chính;
Kết quả thực hiện cácchính sách pháttriểncông nghiệpvăn hóa trênđịabàn ThủđôHàNội
Kết quả thực hiện các chính sách phát triển CNVH chính là được thể hiện qua các con số cụ thể về sự tăng trưởng, phát triển của các ngành CNVH sau khi áp dụng các chính sách phát triểnCNVH.
Trên bình diện quốc gia, theo Báo cáo tạiHội nghị toàn quốc về phát triển cácngành công nghiệp văn hóa Việt Namtổ chức ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy: Năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 2,68% GDP Sau 3 năm 2016, 2017, 2018 triển khai Chiến lược 1755: năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3,61% GDP; năm 2021 đạt 3,92% GDP; năm 2022 tăng lên 4,04% GDP Trong giai đoạn từ năm 2018 -
2022, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng (44 tỷ USD) Trong 5 năm qua, bình quân tốc độ tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa đạt 7,21%/năm Chỉ tính riêng năm 2022, thống kê có khoảng 70.321 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến ngành công nghiệp văn hóa và bình quân lực lượng lao động thu hút khoảng 1,7 triệu đến 2,3 triệu người, tăng 7,44%/năm Các kết quả đáng ghi nhận ở cả 12 ngành (giai đoạn 2018-2022: Đối với kiến trúc: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,37%; Đối với thiết kế: Giá trị gia tăng của bình quân tăng 6,36%; Đối với thời trang: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,3%; Đối với điện ảnh: giá trị gia tăng bình quân 7,94% ) Việt Nam đang là quốc gia tầm trung về phát triển công nghiệp văn hóa và còn nhiều dư địa phát triển Luật Du lịch 2017; Luật Kiến trúc 2019; Luật Xây dựng sửa đổi 2020; Luật Điện ảnh 2022, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã được ban hành[178].
Trên bình diện địa phương -ng -địa bàn Thủ đô Hà Nội, với những thay đổi tích cực về chính sách, các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô đã từng bước có sự chuyển động và đạt kết quả đáng ghi nhận Năm 2018, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của thành phố), trong đó giá trị gia tăng của ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt khoảng 196,5 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,49% GRDP của thành phố) Tổng doanh thu trực tiếp từ làng nghề truyền thống và các làng có nghề của thành phố Hà Nội đạt khoảng 983,5 triệu USD năm 2018 với tổng số gần 1 triệu lao động trực tiếp (chưa bao gồm phần doanh thu gián tiếp do khu vực nghề thủ công truyền thống và nghệ thuật dân gian tạo ra); kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đạt 192 triệu USD (chiếm tỷ trọng 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố) Năm 2019, thành phố Hà Nội đón gần 29 triệu lượt khách tham quan, bằng 1/3 lượng khách du lịch của cả nước, trong đó có hơn 7 triệu lượtkháchq uốc tế T hà nh phốH à Nộiluônở trong dan hs ác h bìnhchọncủa T ổ chức du lịch thế giới cho các điểm đến hàng đầu của châu Á và thế giới Giai đoạn
2015 - 2020, cơ cấu kinh tế của thành phố đang chuyển dịch theo hướng gia tăng nhanh ngành dịch vụ từ 57,2%/năm lên tới 64,1% GRDP Nhờ đó, thành phố Hà Nội duy trì tăng trưởng khá, đạt bình quân 6,83%/năm[178].
GRDP/người năm 2020 đạt 5.325 USD, gấp 2,3 lần năm 2010 và đang trở thành một thành phố năng động, phát triển Đây là tiền đề thuận lợi để Hà Nội phát huy bề dày lịch sử và sự đa dạng văn hóa trong việc chuyển hóa nguồn tài nguyên văn hóa thành sự bứt phá của các ngành công nghiệp văn hóa[197].
Sự phát triển của 12 ngành CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng chính là kết quả của việc áp dụng chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn. Tuy nhiên, trong phạm vị luận án chỉ đề cập tới kết quả của 6 ngành mà Hà Nội có sẵn có tiềm năng, lợi thế để tập trung phát triển và một số ngành mà NCS chọn lựa như sau:
Trong phát triển du lịch văn hóa thì Hà Nội là thành phố hội tụ đầy đủ tiềm năng, cơ hội để trở thành một thành phố sáng tạo của Việt Nam và các nước trong khu vực Phát triển CNVH dựa trên những thế mạnh về du lịch văn hóa chính là con đường để văn hóa Thủ đô tham gia cạnh tranh trên thị trường văn hóa quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp nội sinh của đất nước, tạo động lực và tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội.
Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVI) “Về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo” xác định:
“Phát triển du lịch chất lượng cao, theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; trong đó, đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác” Đây là chủ trương đem lại lợi thế quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch văn hóa trở thành một ngành CNVH mũi nhọn của Thủ đô cần được ưu tiên đầu tư Theo mục tiêu phát triển CNVH của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa chiếm 15 - 20% trong tổng số 40 tỷ USD doanh thu từ khách dulịch.
Bảng 3.9 Hoạt động du lịch của các đơn vị kinh doanh khách sạn, lữ hành trên địa bàn Hà Nội (con số tính vào ngày 31/12 hàng năm)
Nội dung Ðơn vị tính 2018 2019 2020 2021 2022
Số lượng khách sạn, nhà nghỉ
Khu vực kinh tế trong nước " 715 720 698 675 675
Kinh tế ngoài nhà nuớc
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Khách đến khách sạn 1000 luợt 16348 17091 2780 1164 2644 Trong dó: Khách nước ngoài " 4595 4803 875 245 1254
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê TPHN năm 2022)[122, tr.721]
Bảng 3.10 Số lượt khách du lịch nội địa trên địa bàn Hà Nội
Số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ 11753 12288 1905 919 1390
Khách du lịch nghỉ qua đêm 6000 6291 965 535 817
Số lượt khách do các cơ sở lữ hành phụ vụ 940 1051 240 292 1189
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê TPHN năm 2022)[122, tr.539]
Bảng 3.11 Số lượt khách du lịch đến Hà Nội các năm 2020 – 2023 Đơn vị tính: Nghìn lượt người
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023, Cục Thống kê
So với các ngành CNVH khác trên địa bàn thủ đô thì phát triển du lịch văn hóa chiếm một trí đặc biệt quan trọng Phát triển du lịch văn hóa nhằm tập trung khai thác những tiềm năng và thế mạnh của Hà Nội hiện nay Hà Nội hiện có5.922 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 2.380 di tích được xếp hạng, chiếm tỉ lệ gần20% cả nước Các di sản nổi tiếng có giá trị nổi bật là di tích Hoàng thành ThăngLong (đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới), di tích Cổ Loa, VănMiếu - Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội, lễ hội Gióng (đã được UNESCO công nhận làDisảnvănhóaphivậtthểđạidiệncủanhânloại),lễhộichùaHươngcùngthắng cảnh Hương Sơn Đây là những tiềm năng to lớn để phát triển CNVH một cách bền vững Du lịch là một ngành công nghiệp không khói làm gia tăng những giá trị về văn hoá, kinh tế chứ không chỉ đơn thuần dựa vào những giá trị mà tự nhiên mang lại.
Theo Sở Du lịch thành phố Hà Nội, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong 5 tháng đầu năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội đạt 4,13 triệu lượt khách, giảm 64,5% so với cùng kỳ năm 2019 Trong đó, khách quốc tế đạt 961.000 lượt khách, giảm 65,2% so với cùng kỳ 2019 (bao gồm 692.000 lượt khách quốc tế lưu trú và 269.000 lượt khách du lịch quốc tế trong ngày); khách du lịch nội địa đạt khoảng 3,17 triệu lượt khách, giảm 63,3% so với cùng kỳ năm 2019 (bao gồm 1,08 triệu lượt khách du lịch nội địa có lưu trú và 2,09 triệu lượt khách du lịch nội địa trong ngày) Tổng thu từ khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 16.639 tỷ đồng, giảm 59,3% so với cùng kỳ năm trước (tương đương giảm 24.287 tỷ đồng). Đối với ngành du lịch, giai đoạn 2016 - 2019, lượng khách du lịch đến thành phố Hà Nội tăng khá nhanh và ổn định, năm 2016 đạt 21,83 triệu lượt, năm 2017 đạt 23,83 triệu lượt, năm 2018 đạt 26,30 triệu lượt và năm 2019 đạt 28,945 triệu lượt khách Tốc độ tăng bình quân về khách du lịch đạt 10,1%/năm, hoàn thành vượt chỉ tiêu về tốc độ tăng trung bình từ 8-10%/năm Khách quốc tế đến thành phố
Hà Nội năm 2016 đạt 4,02 triệu lượt, năm 2017 đạt 4,94 triệu lượt, năm 2018 đạt 6,005 triệu lượt, năm 2019 đạt 7,025 triệu lượt Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đạt 103.812 tỷ đồng Từ năm 2020, lượng khách quốc tế đến Hà Nội giảm sâu do đại dịch Covid-19 Sau đó, với chính sách mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch baogồmdulịch quốctế vànộiđịa, từ ngày15/3/2022,dulịchHàNội đã bắt đầu đónkháchdu lịch quốc tế,kháchdu lịch nội địatăng trưởng mạnh.Trong10thángđầunăm2022,tổngsốlượngkháchdulịchđếnHàNộiđạt15,38triệu lượtkhách,tănggấp hơn5lần so vớicùngkỳnămtrước; trongđókháchdulịch quốc tếđạt khoảng990nghìnlượtkhách, kháchdulịch nội địa đạt14,4triệu lượtkhách,tăng gần5lần so vớicùngkỳ nămtrước.Ước cảnăm2022, tổng kháchdu lịch đến Hà Nội đạt18,7triệulượtkhách,tănggấp4,7lầnsovớinăm2021.Năm2022,tổngthutừkháchdulịchước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3 lần so với năm 2021 [204].
Năm 2023,Tổng lượngkháchdulịch đếnHàNội năm2023ướcđạt 5,1 triệu lượtngười,tăng93,7%so với năm2022.Năm 2023, thành phố Hà Nội vinh dự được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới bình chọn danh hiệu “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á năm 2023”, “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023” và “Cơ quan quản lý du lịch Thành phố hàng đầu châu Á”; đặc biệt ngày 04/12/2023 Hà Nội vinh dự nhận danh hiệu “Điểm đến Du lịch Thành phố hàng đầu Thế giới 2023”, khẳng định vị trí quan trọng, vững chắc trên bản đồ du lịch khu vực và trên thếgiới.
Khách quốc tếđến Hà Nội tháng 12/2023 ước tính đạt 393 nghìn lượt người, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 57,1% so với cùng kỳ năm trước; ước tính quý IV/2023 đạt 1.107 nghìn lượt người, tăng 41,7% so với quý trước và tăng 76,5% so với quý IV/2022 Tính chung cả năm 2023, khách quốc tế đạt 3.337 nghìn lượt người, gấp 2,7 lần năm trước (năm 2022 đạt 1.227 nghìn lượt người) Trong đó, khách đến từ Hàn Quốc đạt 469,8 nghìn lượt người, gấp 2,2 lần; Trung Quốc 310,7 nghìn lượt người, gấp 5,9 lần; Mỹ 230,5 nghìn lượt người, gấp 2,5 lần; Nhật Bản 224,9 nghìn lượt người, gấp 2,5 lần; Anh 171,3 nghìn lượt người, gấp 2,8 lần; Pháp 144,5 nghìn lượt người, gấp 2,9 lần; Malaysia 113,1 nghìn lượt khách, gấp 2,4 lần; Đức 110,8 nghìn lượt người, gấp 2,7 lần; Singapore 104,8 nghìn lượt người, tăng 43,8%; Thái Lan 97,4 nghìn lượt người, gấp 2,2 lần.
ĐánhgiáchínhsáchpháttriểncôngnghiệpvănhóatrênđịabànThủđôHàNội130 3.6 Kiểmđịnhgiảthuyếtnghiêncứu
3.5.1 Đánhgiánhững thành tựuvàhạn chếtrongnộidungchínhsáchphát triểncôngnghiệpvănhóa
3.5.1.1 Thành tựu về nội dung chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trênđịa bàn Thủ đô HàNội
Một là,Thủ đô HàNộilà địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển CNVH Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU, trong đó Hà Nội đề ra mục tiêu là tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu Đồng thời, nội dung chính sách phát triểnCNVH ở Thủ đô đã quán triệt sâu sắc những chủ trương phát triển CNVH đã được ĐảngđềratạiNghịquyếtĐạihộiXIIvàtiếptụckhẳngđịnhlà mộttrongnhững nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng; được Chính phủ cụ thể hóa thành Chiến lược phát triển với tầm nhìn đến năm 2030.
Hai là,nội dung chính sách phát triển CNVH của Thủ đô Hà Nội đã tập trung vào những thế mạnh của các ngành CNVH như du lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; xuất bản Trong đó các chính sách đã tập trung vào những nội dung cơ bản như đầu tư nguồn lực tài chính cho các dự án và hoạt động văn hóa, quản lý di sản văn hóa của thành phố. Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho các ngành CNVH, khuyến khích đổi mới sáng tạo trong các ngành CNVH, phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác quốc tế và phát triển thị trườngCNVH.
Ba là,nội dung các chính sách phát triển CNVH đã xác định được những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong từng chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô Hà Nội Trong đó xác định phát triển CNVH được đặt trong tổng thể và dựa trên nền tảng phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng Phát triển CNVH là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng GRDP, đem lại nhiều việc làm và thu nhập, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnhvực.
Bốn là,các chính sách phát triển CNVH ở Thủ đô đã xác định được những thế mạnh và nguồn lực cho sự phát triển Trong đó các chính sách đã tập trung vào các thế mạnh trong phát triển các ngành CNVH như: nguồn lực kinh tế, tài chính, nguồn lực về con người và nguồn lực trong phát triển du lịch tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định phát triển bền vững Thủ đô Bên cạnh đó, nội dung chính sách phát triển các ngành CNVH đã bám sát vào điều kiện thực tiễn của
Hà Nội như tính đặc thù cũng như thế mạnh của từng ngành CNVH Nội dung chính sách hướng tới phát triển thị trường CNVH, thay đổi diện mạo không gian đô thị, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, tăng cường việc đầu tư vào những ngành nghề trọng điểm, xây dựng thương thiệu các sản phẩm CNVH, khai thác được những tiềm năng, lợi thế của một số ngành trọng điểm, qua đó góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cũng như quảng bá hình ảnh Thủ đô HàNội trên trường quốctế.
Năm là,nội dung các chính sách phát triển CNVH ở Thủ đô đã hướng tới định vị thương hiệu của Hà Nội trong phát triển CNVH Trong đó xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích phát triển bền vững các không gian sáng tạo trở thành
“hệ sinh thái sáng tạo”; khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, phát triển kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế đô thị Đặc biệt, các chính sách phát triển CNVH đã tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu "Thành phố sáng tạo" của UNESCO với hàng loạt các biện pháp cụ thể như: Xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội; xây dựng, củng cố, kết nối, đầu tư cho các không gian sáng tạo; triển khai dự án chuỗi chương trình truyền hình tài năng sáng tạo Hà Nội; tổ chức tuần Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội hằng năm; tổ chức mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạotrẻ.
3.5.1.2 Nguyên nhân của thành tựu trong nội dung chính sách phát triểncông nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô HàNội
Thứ nhất,Ban Thường vụ Thành ủy cùng các cơ quan tham mưu đãtậptrungchỉ đạo quyết liệt, huyđộngmọi nguồn lực trong hệ thống chính trị. Đặcbiệt,Thànhủy Hà Nội đã thể hiện sự quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền vànhândânThủđôtrongtiênphongpháttriểnCNVH,nhằmthựchiệnmụctiêuképvừagìngiữ, pháthuygiátrịvănhóangànnăm,vừađưaCNVHtrởthànhngànhkinhtếmũinhọn.Thứ hai,nội dung chính sách đã bám sát những chủ trương, định hướngtrong NghịquyếtĐạihộiXIIIcủaĐảng,NghịquyếtĐạihộiXVIIcủaĐảngbộThànhphố và Chương trình công tác toàn khóa của BanChấphành Đảng bộ Thành phố khóa XVII, và đặc biệt là hiện thực hóa sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển công nghiệp vănhóa.
Thứ ba,Thủ đô Hà Nội đã xây dựng và ban hành các kế hoạch thực hiện ở từng lĩnh vực cụ thể nhằm tận dụng những lợi thế về văn hóa, nguồnnhânlực vàcácđiềukiệnvậtchấtnhằmxâydựngmụctiêu,chiếnlượcvàđịnhhìnhchosựpháttriển các ngànhCNVH.
Thứ tư,để ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Thành ủy Hà Nội chuẩn bị, thu thập tài liệu, nghiên cứu rất kỹ lưỡng,khoahọcvới2hộithảokhoahọcvà4cuộctọađàmnhằmthunhậncácýkiến gópýtừcácchuyêngia,cácnhàkhoahọctronglĩnhvựcvănhóa,cácdoanhnghiệp,nghệsĩ, tríthức,cộng đồng sáng tạo để đánh giá tính khả thi của các chính sách pháttriểnCNVH.
3.5.1.3 Hạn chế trong nội dung chính sách phát triển công nghiệp văn hóatrên địa bàn Thủ đô HàNội
Một là,nội dung các chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô chủ yếu được đề xuất từ các sở, ban ngành của thành phố được giao nhiệm vụ quản lý chuyên môn, trong khi đó sự tham gia đề xuất ý tưởng, xây dựng phương án nội dung chính sách của người dân, doanh nghiệp vào các nội dung chính sách với chủ thể là những người hưởng lợi từ chính sách thì còn rất hạn chế.
Hai là,những nội dung trong chính phát triển CNVH của Thủ đô Hà Nội đã tập trung nhiều vào những định hướng, chủ trương mà chưa đi vào những vấn đề cụ thể trong từng ngành CNVH như sản phẩm văn hóa, thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu văn hóa Đồng thời nội dung chính sách chưa quan tâm nhiều tới việc phân tích, đánh giá những rủi ro và những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chính sách, các biện pháp thực hiện chính sách, và từ đó làm giảm đi tính hiệu quả của chính sách Điển hình như mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn văn hóa, vấn đề về bán hàng rong, tình trạng ăn xin ở Hà Nội, chèo kéo khách du lịch, nạn hàng giả, hàng nhái, vi phạm bản quyền.
Ba là,một bộ phận chủ thể ban hành chính sách chưa có tư duy đột phá trong chính sách thu hút và hỗ trợ đầu tư để xây dựng các“công trình điểm nhấn văn hóa”mang tính biểu tượng để phát huy“sức mạnh mềm”của nền văn hiến nghìn năm
Thăng Long - Hà Nội như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
3.5.1.4 Nguyên nhân của hạn chế trong nội dung chính sách phát triển côngnghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô HàNội
Thứ nhất,về nguyên nhân sự tham gia đề xuất ý tưởng, xây dựng phương án nội dung chính sách của người dân, doanh nghiệp còn hạn chế là do là nhiều khi người dân, doanh nghiệp rất tâm huyết đề xuất các ý tưởng về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa cho Thủ đô, nhưng các cấp chính quyền chưa thực sự tích cực lắng nghe và đẩy nhanh các thủ tục để hiện thực hóa các ý tưởng độc đáo, khả thi đó vào nội dung chính sách phát triển CNVH để đẩy mạnh phát triển các ngành CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Thứhai,làdonhững“côngtrìnhđiểmnhấnvănhóa”lànhữngbiểutượngvăn hóa mới như Dự án đềxuấtxây dựngCông viên lịch sử, văn hóa Tô Lịch hay
Côngviênvănhóa,lịchsử,vuichơigiảitríquốcgiaHồTâylànhữngcôngtrìnhphứchợp quymôlớn,đamụctiêu,liênquanđếnrấtnhiềumảng,lĩnhvựckhácnhautừxửlýô nhiễm môi trường, xây dựng cảnh quan công viên, xây dựng hạ tầng hệ thống chốngngậpkhổng lồ, đườnggiaothông ngầm cho đến các nội dung liên quan đến mỹthuật
Quymôtăngtrưởngvàtỷlệđónggóp GDPcủa ngànhCNVHTrungQuốc giaiđoạn2008-2018
2.2.2.1 Những nội dung trọng tâm của chính sách phát triển công nghiệpvăn hóa của Thủ đô Tokyo, NhậtBản
Một là, các chính sách gia tăng quyền lực mềm.
Chính sách phát triển CNVH ở Tokyo thông qua việc gia tăng quyền lực mềm của Nhật Bản, thông qua đó quảng bá hình ảnh của một quốc gia hòa bình ở Nhật Bản nói chung và ở Tokyo nói riêng Việc gia tăng quyền lực mềm còn hướng tới việc mở rộng thị trường CNVH, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm CNVH ra nước ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế của thànhphố.
Hai là, chính sách pháp luật về bảo tồn các giá trị bảo vật quốc gia gắn vớiphát triển CNVH ở Tokyo.
Trong chính sách các phát triển CNVH ở Nhật Bản, Tokyo đã luôn quan tâm tới các chính sách pháp luật trong việc bảo vệ "bảo vật quốc gia" để khẳng định tầm quan trọng trong phát triển CNVH Trong đó thay vì chỉ tập trung vào bảo vệ các tài sản văn hóa, Chính quyền Tokyo đã xây dựng chiến lược mới nhằm khai thác tiềm năng kinh tế và sức mạnh mềm của các tài sản văn hóa bằng cách tăng cơ hội trưng bày các tài sản văn hóa trong nhiều triển lãm Trong luật sửa đổi năm 2018 của Nhật Bản đã hướng tới sự cân bằng giữa hai mục tiêu là bảo vệ tài sản văn hóa của quốc gia và khai thác tiềm năng kinh tế từ khối tài sảnnày.
Ba là, chính sách phát triển đô thị hiện đại và hài hòa.
Thủ đô Tokyo, với tư cách là trung tâm kinh tế, chính trị, đồng thời là Thủ đô của Nhật Bản, từ những chính sách phát triển CNVH của Nhật Bản, Tokyo đã căn cứ vào sự phân quyền mà Trung ương dành cho địa phương, chính quyền Thủ đô cũng đã nghiên cứu và triển khai các biện pháp phù hợp với đặc thù địa phương trong công tác bảo vệ di sản văn hóa và các công trình kiến trúccổ. Đối với nhu cầu phát triển, các chính sách quy hoạch đô thị dựa trên sự cân bằng giữa phát triển với bảo tồn thông qua các biện pháp quy hoạch đô thị mới. Chính quyền Tokyo tạo diễn đàn để tham vấn liên tục với chính quyền các quận, ví dụ như thành lập một khu bảo tồn cho các nhóm công trình kiến trúc truyền thống, xâydựngkếhoạchbảotồntoàndiệntheohệthốngvàpháplệnh,duytrìvàcảithiệnvẻđẹpdanh lamthắngcảnh lịch sửtheoĐạoluật Phát triểnđô thịlịch sử Đây chínhlàcơsởđểTokyo không chỉlàmột đô thị hiệnđại, phát triểntầm cỡ thếgiớimà còn đượcđánhgiálàhìnhmẫu của một đô thị đậm đà bảnsắc vănhóatruyền thống, trongđó có sự đóng gópquan trọngcủa các khu phố cổ, các di sản vănhóa, lịchsử đượcchínhquyềnvàngườidânThủđôbềnbỉgìngiữvàtáitạotrongcảmộtquátrình.
Bốn là, chính sách phát triển CNVH thông qua phát huy sức mạnh và giá trịcủa người Nhật Bản.
Theođánh giá của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản, hiện nay vănhoá đại chúng và lối sốngNhậtBản được thế giớiđánhgiá như là những giá trị có sứccuốnhút. Ngọn nguồn của điều này là tính nhạy cảm của con người Nhật Bản trongcuộcsốnghàngngày.Việctiếpthuvàtinhluyệnnhữngtinhhoavănhoáthếgiớikết hợpchúngvớicácgiátrịvănhoátrongnướcđãsinhranhữngsảnphẩmhànghóavàdịchvụ tinh xảo mang đậm chất văn hoá Nhật Bản Công nghiệp văn hoá hiện nay củaNhậtBảnphảidựatrênnềntảngvănhóatruyềnthốngcủaNhậtBản.Cácnhà hoạch định chính sách Nhật Bản phải đặc biệt chú ý đến việc triển khai chiến lược
“sức mạnh mềm” trong hoạch định chính sách nói chung và chínhsáchphát triển CNVH nói riêng Xuất phát từ quan điểm này, Nhật Bản nói chung và Tokyo nói riêng có chiến lược gia tăng phát triển văn hoá đại chúng, tăng cường giao lưu với nhân dân thế giới về phương diện văn hoá nghệ thuật, tăng cường quảng bá tầm ảnh hưởng của văn hoá Nhật Bản ra các nước Đồng thời chú ý đến phạm vi lộ trình củachiếnlược CNVH Do đó Tokyo không chỉ cần chú trọng văn hoá đại chúng mà cầnphảiquantâmnắmbắtmộtlĩnhvựcrộnglớnbaogồm:thờitrang,ẩmthực,kiếntrúc, đồdùnghàngngày,chếphẩmcôngnghiệp,dịchvụ.Vídụ,ngườitiêudùngtrongkhi lựa chọn đồ dùng không chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của chúng mà cả những giá trị có tính phụ gia như mặt thiết kế thẩm mỹ, ý nghĩa lịch sử, bối cảnh văn hoá, nhãnmác…
Từnhữngchính sách phát triển CNVH ở Tokyo đã đạt được những thành tựu to lớn trongpháttriển CNVH Thủ đô Tokyo đã trở thành một thành phố có nền văn hóađadạngvàpháttriển.Tokyothuhútsựchúýcủatoàncầunhưlànguồngốccủanhữngxu hướng mới trong các ngành công nghiệp sáng tạo như anime và manga,thờitrang và thiết kế với những sản phẩm văn hóa và sáng tạo nổi bật trên thị trườngtoàncầu.PháthuynguồnlựcconngườicũngnhưsứcmạnhmềmtrongvănhóaNhậtBản, qua đó các chínhsáchnày đãtăngcường việc quảng bá đất nước và con ngườiNhậtBảnnóichungvàTokyonóiriêngrathịtrườngquốctế. Điểnhình như trong buổi lễ bế mạc củaOlympicRio 2016, khán giả không lấy làm lạ với sự xuấthiệncủa đại diện đất nước mặt trời mọc với tưcáchchủ nhà của Thế vận hội 2020 Tuy nhiên, điều đặc biệtdiễnra khi Thủ tướngNhậtBản Shinzo Abe bất ngờ khoác lên mình bộ trang phục của nhân vật trò chơi điện tử huyềnthoạiSuperMario,vốnđượccoilàbiểutượngxuấtkhẩuvănhóalớnnhấtcủaNhậtBản.Đ iềunàykhiếnkhángiảnhiềunơitrênthếgiớicảmthấythíchthúvàngaylậptứcnhữnghìnhảnhtrên đượcchiasẻrấtnhiềutrêncáctrangmạngxãhội,thuhút sự quan tâm đầy hào hứng của dưluận.
Ngoài sự hứng thú tạo ra cho khán giả trên khắp thế giới khi họ nhận ra hình ảnhquen thuộccủachúthợ sửa ốngnước Super Mario, việc xuất hiệncủa ôngShinzo Abecòn đem lạiđiểm cộng cho hãngsảnxuấttròchơi điệntửNintendo,tác giảcủa nhượngquyềnthươngmại của tựa tròchơiMario,Zelda hayđồngsởhữu củaPokémonGO.Thậtvậy,cổphiếucủaNintendođãtăngtới3điểmphầntrămtrênthịtrườngT okyo khi Super Mario đượcsửdụngđểquảngbáchoOlympicTokyo 2020[214].Chính ThủtướngAbe cũng từng tuyên bố: “Tôi sử dụng sức mạnh của các nhân vật để thể hiện quyềnlựcmềmcủanướcmình”.Quyềnlựcmềmởđâyđượchiểulàsựnhạybéncủangườinước ngoài về văn hóa cũng như sản phẩm của nước bản địa hay ảnh hưởng địa chính trị. Không phải ngẫu nhiên khi nước Nhật nổi tiếng với các sản phẩm văn hóa liên quan đến hoạt hình, trò chơi hay truyện tranh, mà tất cả đều nằm trong mộtchiếnlượcxuấtkhẩuvănhóacủađấtnướcnàytrongnhữngnămgầnđây-chínhsách“Cool Japan” Chính sách này nhằm chiếm thiện cảm của thế giới đối với Nhật Bảnthậmchí nó còn có thể để giải quyết các vấn đề kinh tế suy thoái dựatrênmột số sảnphẩmví dụ như món sushi hay hình ảnh hoạthình.
Theo thống kê của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, doanh thu ròng hàng năm của ngành CNVH Nhật Bản chiếm khoảng 7% doanh thu nền kinh tế và thu hút 5% nhân công lao động của toàn quốc[146].
Biểu đồ 2.4 Quy mô tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp GDP của ngành CNVH
Nguồn: Tổng cục văn hóa Nhật Bản, 2023 (Agency for Cultural Affairs)
Từ năm 2009 đến 2011, tổng kim ngạch của riêng ngành CNVH nội dung số tăng 5,4% từ 13,3 nghìn tỷ yên lên 14 nghìn tỷ yên Năm 2015 số lượng có giảm sút nhưng vẫn đạt khoảng hơn 12 nghìn tỷ yên Chỉ riêng doanh số bản quyền ngoài nước liên quan tới Manga và Anime đã lên tới 3.000 tỷ yên (khoảng 26 tỷ USD). Cũng trong năm này, doanh thu vé và DVD của phim hoạt hình lên tới 5,2 tỷ USD trên toàn thế giới Cụ thể hơn, riêng doanh thu từ phim hoạt hình Pokemon và các sản phẩm liên quan trên thị trường toàn thế giới tính đến tháng 12/2011 đã đạt 3,5 nghìn tỷ yên Năm 2018, nếu chỉ tính riêng thị trường nội địa của ngành CNVH nội dung số thì doanh thu ròng đã đạt khoảng 17 nghìn tỷ yên.
Như Biểu đồ đã thấy, GDP ngành CNVH của Nhật Bản có sự biến động nhiều trong 5 năm qua, nếu trong giai đoạn trước dịch Covid-19 (năm 2019), GDP văn hóa khoảng 10,7 nghìn tỷ Yên, năm 2020 giảm nhẹ còn 10,1 nghìn tỷ Yên[140], thì đến năm 2021-2022 có sự phục hồi với mức tăng trưởng của ngành CNVH tương ứng là 2,1% và 1,1% mỗi năm Trong đó, CNVH Anime và Mangavẫnc h i ế m t ỷ l ệ l ớ n n h ấ t v ớ i 2 7 , 6 % , ẩ m t h ự c t r u y ề n t h ố n g 2 6 , 2 % , g i ả i t r í t r u y ề n t h ố n g ( n h ư k a b u k i , n o h , b u n r a k u , k o t o , s h a m i s e n , s h a k u h a c h i , n h ạ c c u n g đ ì n h t r u y ề n t h ố n g k h á c ) c h i ế m 2 3 , 3 % t ổ n g s ố G D P v ă n h ó a c ủ a N h ậ t B ả n , c ò n l ạ i l à n h ữ n g n g à n h v ă n h ó a s á n g t ạ o k h á c [ 141] Cũng theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi khá nhiều những cách thức tiếp cận với văn hóa sáng tạo của Nhật Bản, nhưng xét về tổng doanh thu không có nhiều sự suy giảm đều xoay quanh con số hơn 10 nghìn tỷ Yên, thậm chí những lĩnh vực CNVH hàng đầu như Anime và manga lại mang lại lợi nhuận nhảy vọt[141].
Tóm lại, có thể thấy rằng Nhật Bản luôn được xem là quốc gia có nền CNVH rất phát triển Tuy nhiên để có được những thành tựu trong phát triển CNVH như hiện nay, Nhật Bản đã phát huy sức mạnh tổng hợp của quốc gia, bao gồm cả"sứcmạnh mềm"- một loại hình sức mạnh mà Nhật Bản sở hữu nhiều nguồn lực tiềm năng Theo đó,“sức mạnh mềm”là khả năng tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút để các nước khác “tự nguyện” thay đổi hành vi, chính sách phù hợp với điều mà mình muốn, thay vì cưỡng bức thông qua sức mạnh kinh tế và quân sự.
2.2.3 Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đôSeoul
2.2.3.1 Những nội dung chính sách phát triển công nghiệp văn hóa củaThủđô Seoul, HànQuốc
Một trong những chính sách của Seoul trong phát triển CNVH đó là cơ chế,chính sách về tài chính cho phát triển văn hóa nghệ thuật.
Trong đó chính quyền Thành phố đã thực hiện các chính sách điều chỉnh cung, cầu từ nguồn hỗ trợ tài chính Các nguồn trợ cấp của Chính phủ chủ yếu dành cho các tổ chức nghệ thuật và nghệ sỹ nhằm thúc đẩy quá trình sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Đồng thời những chính sách phát triển CNVH của Thành phố đã ngày càng quan tâm hơn đến văn hóa đại chúng, tức là những người thưởng thức và tiêu thụ văn hóa Do đó chính sách phát triển thị trường CNVH của Seoul luôn được Chính phủ quan tâm.
Chính sách xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu và quảng bá văn hóa, lịch sử thành phố.
Trong đó Seoul đã thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính cho các công ty vừa và nhỏ, các công ty khởi nghiệp trong ngành CNVH nhằm tăng xuất khẩu nội dung văn hóa Hàn Quốc nói chung và của Thủ đô Seoul nói riêng Thủ đô Seoul tích cực quảng bá du lịch văn hóa bằng cách nêu bật di sản văn hóa phong phú, tổ chức các sự kiệnvăn hóa vàphát triểncơ sở hạtầngdulịchđểthu hútdukhách quan tâmđếntrải nghiệmcác dịch vụ văn hóa độc đáo củathành phố Trong nhữngnăm gầnđây,cácsảnphẩm vănhóađạichúngHàn Quốc như phim ảnh, phimtruyềnhìnhvànhạcPop, còn được gọilàlànsóngHàn lưuu(hallyu),đãbùng nổ trêntoàncầu.Ngành côngnghiệpnộidunglàmộtthuậtngữchungchỉcáctổchứccungcấpcáctácphẩmcóbảnquyền chocôngchúng,chẳnghạnnhư:Âmnhạc,tròchơi,phim,quảngcáo
Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa.
Seoul đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa như trung tâm văn hóa, địa điểm biểu diễn và không gian triển lãm Điều này nhằm mục đích cung cấp một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động và sự kiện văn hóa Công trình văn hóa nổi tiếng trên dòng suối Cheonggyecheon rất đẹp tại Thủ đô Seoul, HànQuốc có thể nói là cơ sở hạ tầng văn hóa tiêu biểu Mặc dù ban đầu ý tưởng khôi phục dòng suối Cheonggyecheon chưa nằm trong quy hoạch đô thị chính thức của Thành phố Seoul bởi vì ý tưởng này được xem là quá tham vọng và vượt ngoài sức tưởng tượng hay khả năng của chính quyền địa phương Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cơ quan liên quan, mục đích của dự án là hòa mình vào thiên nhiên, quảng bá kiến trúc thành phố thân thiện với môi trường và việc phục hồi những nét văn hóa và lịch sử đã bị thất lạc trong vòng 30 năm, đồng thời mang lại một sức sống mới cho nền kinh tế của Thủ đô Hàn Quốc đã thực hiện thànhcông.
Chính sách trong trao đổi và hợp tác văn hóa.
Thành phố tích cực khuyến khích trao đổi và hợp tác văn hóa quốc tế Điều này liên quan đến quan hệ đối tác với các thành phố, quốc gia và tổ chức khác để thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và tương tác toàn cầu trong các ngành công nghiệp sáng tạo Điển hình như trong hai đêm diễn của BlackPink vào ngày 29 và 30/7/2023 tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội lượng khán giả được ghi nhận là 67.443, tỉ lệ "cháy vé" là 100% và có doanh thu 13.660.064 USD (hơn 333,4 tỉ đồng)[206] Từ kết quả này cho thấy, đây chính là buổi liveshow ca nhạc có doanh thu và số người tham dự cao nhất lịch sử Việt Nam Bên cạnh thành công về mặt doanh thu, truyền thông quốc tế nhận xét hai đêm nhạc tại Hà Nội đã giúp thúc đẩy ngành hàng không, khách sạn và thu hút cả người hâm mộ nước ngoài đổ về Hà Nội Qua đó, thấy được văn hóa nghệ thuật là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy kinh tế, thươngmại.
tiếpcậnthôngtinchínhsách
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ bảng hỏi của luậnán)
Kết quả khảo sát ở biểu đồ trên cho thấy rằng, trong các nguồn thông tin mà người dân tiếp cận chính sách phát triển CNVH thì kênh qua các cấp ủy, chính quyềnđịaphươngchiếm62,8%;kênhquacáccơquanbáochíchiếm81,7%;kênh qua mạng internet chiếm 55,3% Điều đó cho thấy rằng, công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao sự hiểu biết của người dân về chính sách phát triểnCNVH.
Nhìn chung, trong 7 bước triển khai để thực hiện chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (bao gồm cả các chính sách do Trung ương ban hành và chính sách do Thủ đô Hà Nội ban hành), các cơ quan có trách nhiệm của Thành phố Hà Nội về cơ bản đã thực hiện tốt Trong đó bước thứ hai (Phổ biến, tuyên truyền nội dung chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội) có tác động lớn đến người trực tiếp thực hiện chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Bước này nhìn chung đã được thực hiệntốt.
CáccơquancóthẩmquyềncủaThànhphốHàNộivề cơbảnđãthực hiệntốt7bước nói trên cho nên những người trực tiếpthựchiện chính sách pháttriểnCNVHđãthực hiện đúngyêu cầu củachínhsách.Vìnhững người trực tiếpthựchiện chính sách phát triển CNVHđãthựchiện đúngyêucầucủachính sáchcho nên nếu kết quảthực hiện chính sách phát triển CNVH khôngđạtđược mục tiêutốtđẹpmà chủthểbanhànhchính sáchkỳvọng,thìnguyênnhâncủasựkhôngđạtđược mục tiêu khôngphảilà dongườithựchiệnchínhsáchđãthựchiệnsaichínhsáchhayđãviphạmchínhsách,màlà dohoàn cảnh khách quankhôngthuận lợihoặclà donộidung chính sáchcóyếu tốkhôngphùhợp.
3.4 Kếtquả thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô HàNội
Kết quả thực hiện các chính sách phát triển CNVH chính là được thể hiện qua các con số cụ thể về sự tăng trưởng, phát triển của các ngành CNVH sau khi áp dụng các chính sách phát triểnCNVH.
Trên bình diện quốc gia, theo Báo cáo tạiHội nghị toàn quốc về phát triển cácngành công nghiệp văn hóa Việt Namtổ chức ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy: Năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 2,68% GDP Sau 3 năm 2016, 2017, 2018 triển khai Chiến lược 1755: năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3,61% GDP; năm 2021 đạt 3,92% GDP; năm 2022 tăng lên 4,04% GDP Trong giai đoạn từ năm 2018 -
2022, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng (44 tỷ USD) Trong 5 năm qua, bình quân tốc độ tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa đạt 7,21%/năm Chỉ tính riêng năm 2022, thống kê có khoảng 70.321 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến ngành công nghiệp văn hóa và bình quân lực lượng lao động thu hút khoảng 1,7 triệu đến 2,3 triệu người, tăng 7,44%/năm Các kết quả đáng ghi nhận ở cả 12 ngành (giai đoạn 2018-2022: Đối với kiến trúc: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,37%; Đối với thiết kế: Giá trị gia tăng của bình quân tăng 6,36%; Đối với thời trang: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,3%; Đối với điện ảnh: giá trị gia tăng bình quân 7,94% ) Việt Nam đang là quốc gia tầm trung về phát triển công nghiệp văn hóa và còn nhiều dư địa phát triển Luật Du lịch 2017; Luật Kiến trúc 2019; Luật Xây dựng sửa đổi 2020; Luật Điện ảnh 2022, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã được ban hành[178].
Trên bình diện địa phương -ng -địa bàn Thủ đô Hà Nội, với những thay đổi tích cực về chính sách, các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô đã từng bước có sự chuyển động và đạt kết quả đáng ghi nhận Năm 2018, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của thành phố), trong đó giá trị gia tăng của ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt khoảng 196,5 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,49% GRDP của thành phố) Tổng doanh thu trực tiếp từ làng nghề truyền thống và các làng có nghề của thành phố Hà Nội đạt khoảng 983,5 triệu USD năm 2018 với tổng số gần 1 triệu lao động trực tiếp (chưa bao gồm phần doanh thu gián tiếp do khu vực nghề thủ công truyền thống và nghệ thuật dân gian tạo ra); kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đạt 192 triệu USD (chiếm tỷ trọng 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố) Năm 2019, thành phố Hà Nội đón gần 29 triệu lượt khách tham quan, bằng 1/3 lượng khách du lịch của cả nước, trong đó có hơn 7 triệu lượtkháchq uốc tế T hà nh phốH à Nộiluônở trong dan hs ác h bìnhchọncủa T ổ chức du lịch thế giới cho các điểm đến hàng đầu của châu Á và thế giới Giai đoạn
2015 - 2020, cơ cấu kinh tế của thành phố đang chuyển dịch theo hướng gia tăng nhanh ngành dịch vụ từ 57,2%/năm lên tới 64,1% GRDP Nhờ đó, thành phố Hà Nội duy trì tăng trưởng khá, đạt bình quân 6,83%/năm[178].
GRDP/người năm 2020 đạt 5.325 USD, gấp 2,3 lần năm 2010 và đang trở thành một thành phố năng động, phát triển Đây là tiền đề thuận lợi để Hà Nội phát huy bề dày lịch sử và sự đa dạng văn hóa trong việc chuyển hóa nguồn tài nguyên văn hóa thành sự bứt phá của các ngành công nghiệp văn hóa[197].
Sự phát triển của 12 ngành CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng chính là kết quả của việc áp dụng chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn. Tuy nhiên, trong phạm vị luận án chỉ đề cập tới kết quả của 6 ngành mà Hà Nội có sẵn có tiềm năng, lợi thế để tập trung phát triển và một số ngành mà NCS chọn lựa như sau:
Trong phát triển du lịch văn hóa thì Hà Nội là thành phố hội tụ đầy đủ tiềm năng, cơ hội để trở thành một thành phố sáng tạo của Việt Nam và các nước trong khu vực Phát triển CNVH dựa trên những thế mạnh về du lịch văn hóa chính là con đường để văn hóa Thủ đô tham gia cạnh tranh trên thị trường văn hóa quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp nội sinh của đất nước, tạo động lực và tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội.
Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVI) “Về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo” xác định:
“Phát triển du lịch chất lượng cao, theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; trong đó, đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác” Đây là chủ trương đem lại lợi thế quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch văn hóa trở thành một ngành CNVH mũi nhọn của Thủ đô cần được ưu tiên đầu tư Theo mục tiêu phát triển CNVH của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa chiếm 15 - 20% trong tổng số 40 tỷ USD doanh thu từ khách dulịch.
Bảng 3.9 Hoạt động du lịch của các đơn vị kinh doanh khách sạn, lữ hành trên địa bàn Hà Nội (con số tính vào ngày 31/12 hàng năm)
Nội dung Ðơn vị tính 2018 2019 2020 2021 2022
Số lượng khách sạn, nhà nghỉ
Khu vực kinh tế trong nước " 715 720 698 675 675
Kinh tế ngoài nhà nuớc
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Khách đến khách sạn 1000 luợt 16348 17091 2780 1164 2644 Trong dó: Khách nước ngoài " 4595 4803 875 245 1254
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê TPHN năm 2022)[122, tr.721]
Bảng 3.10 Số lượt khách du lịch nội địa trên địa bàn Hà Nội
Số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ 11753 12288 1905 919 1390
Khách du lịch nghỉ qua đêm 6000 6291 965 535 817
Số lượt khách do các cơ sở lữ hành phụ vụ 940 1051 240 292 1189
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê TPHN năm 2022)[122, tr.539]
Bảng 3.11 Số lượt khách du lịch đến Hà Nội các năm 2020 – 2023 Đơn vị tính: Nghìn lượt người
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023, Cục Thống kê
So với các ngành CNVH khác trên địa bàn thủ đô thì phát triển du lịch văn hóa chiếm một trí đặc biệt quan trọng Phát triển du lịch văn hóa nhằm tập trung khai thác những tiềm năng và thế mạnh của Hà Nội hiện nay Hà Nội hiện có5.922 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 2.380 di tích được xếp hạng, chiếm tỉ lệ gần20% cả nước Các di sản nổi tiếng có giá trị nổi bật là di tích Hoàng thành ThăngLong (đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới), di tích Cổ Loa, VănMiếu - Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội, lễ hội Gióng (đã được UNESCO công nhận làDisảnvănhóaphivậtthểđạidiệncủanhânloại),lễhộichùaHươngcùngthắng cảnh Hương Sơn Đây là những tiềm năng to lớn để phát triển CNVH một cách bền vững Du lịch là một ngành công nghiệp không khói làm gia tăng những giá trị về văn hoá, kinh tế chứ không chỉ đơn thuần dựa vào những giá trị mà tự nhiên mang lại.
Theo Sở Du lịch thành phố Hà Nội, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong 5 tháng đầu năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội đạt 4,13 triệu lượt khách, giảm 64,5% so với cùng kỳ năm 2019 Trong đó, khách quốc tế đạt 961.000 lượt khách, giảm 65,2% so với cùng kỳ 2019 (bao gồm 692.000 lượt khách quốc tế lưu trú và 269.000 lượt khách du lịch quốc tế trong ngày); khách du lịch nội địa đạt khoảng 3,17 triệu lượt khách, giảm 63,3% so với cùng kỳ năm 2019 (bao gồm 1,08 triệu lượt khách du lịch nội địa có lưu trú và 2,09 triệu lượt khách du lịch nội địa trong ngày) Tổng thu từ khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 16.639 tỷ đồng, giảm 59,3% so với cùng kỳ năm trước (tương đương giảm 24.287 tỷ đồng). Đối với ngành du lịch, giai đoạn 2016 - 2019, lượng khách du lịch đến thành phố Hà Nội tăng khá nhanh và ổn định, năm 2016 đạt 21,83 triệu lượt, năm 2017 đạt 23,83 triệu lượt, năm 2018 đạt 26,30 triệu lượt và năm 2019 đạt 28,945 triệu lượt khách Tốc độ tăng bình quân về khách du lịch đạt 10,1%/năm, hoàn thành vượt chỉ tiêu về tốc độ tăng trung bình từ 8-10%/năm Khách quốc tế đến thành phố