Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà NộiChính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TUẤN ANH
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI - 2024
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TUẤN ANH
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Ngành: Chính sách công
Mã số: 9.34.04.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÀ
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án “Chính sách phát triển công nghiệp
văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
và là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả luận án Các dẫn liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, được trích dẫn nguồn trong tài liệu tham khảo theo đúng quy định
Tác giả luận án
Nguyễn Tuấn Anh
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 8
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 10
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 15
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 15
7 Cấu trúc của Luận án 16
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 17
1.1 Nghiên cứu của tác giả nước ngoài về công nghiệp văn hóa và chính sách phát triển công nghiệp văn hóa 17
1.2 Nghiên cứu của tác giả trong nước về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam và Thủ đô Hà Nội 22
1.3 Nhận xét chung 33
Tiểu kết chương 1 36
Chương 2: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 37
2.1 Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa: một số vấn đề lý luận 37
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 37
2.1.2 Đặc điểm của chính sách phát triển công nghiệp văn hóa 41
2.1.3 Hoạch định, thực hiện, đánh giá chính sách phát triển công nghiệp văn hóa43 2.1.4 Chủ thể ban hành chính sách phát triển công nghiệp văn hóa 49
2.1.5 Vai trò của chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 50
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển công nghiệp văn hóa 51
2.1.7 Quan điểm, Chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp văn hóa 55
Trang 52.2 Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa: một số vấn đề thực tiễn, kinh nghiệm
và bài học rút ra có thể áp dụng vào Hà Nội 59
2.2.1 Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Bắc Kinh 59
2.2.2 Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Tokyo 62
2.2.3 Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Seoul 67
2.2.4 Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh 70
2.2.5 Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thành phố Đà Nẵng 74
2.2.6 Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế 77 2.2.7 Bài học kinh nghiệm cho Thủ đô Hà Nội trong việc hoạch định, thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa 82
Tiểu kết chương 2 86
Chương 3: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI: ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, THỰC TRẠNG THỰC HIỆN, KẾT QUẢ THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ CHUNG 87
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của Thủ đô Hà Nội 87
3.2 Nội dung các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đã và đang thực hiện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 90
3.3 Thực trạng thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 103
3.4 Kết quả thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 116
3.5 Đánh giá chung về những thành tựu và hạn chế trong công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian qua 130
3.6 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 139
Tiểu kết chương 3 141
Chương 4: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI: BỐI CẢNH, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 142
4.1 Bối cảnh ảnh hưởng tới hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 142
Trang 64.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế 142
4.1.2 Bối cảnh của Thủ đô Hà Nội 144
4.1.3 Cơ hội và thách thức 145
4.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 147
4.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương ban hành 147
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Thủ đô Hà Nội ban hành 150
4.3 Kiến nghị 162
4.3.1 Đối với Chính phủ, các bộ ngành liên quan 162
4.3.2 Đối với UBND Thành phố Hà Nội 163
Tiểu kết chương 4 165
KẾT LUẬN 166
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171
PHỤ LỤC 192
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa
trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 105
Bảng 3.2 Công tác tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 106
Bảng 3.3 Công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 108
Bảng 3.4 Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa 110
Bảng 3.5 Công tác điều chỉnh chính sách phát triển công nghiệp văn hóa 111
Bảng 3.6 Công tác duy trì và phát triển chính sách công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 112
Bảng 3.7 Công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 112
Bảng 3.8 Hiểu biết về các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô 114
Bảng 3.9 Hoạt động du lịch của các đơn vị kinh doanh khách sạn, lữ hành trên địa bàn Hà Nội (con số tính vào ngày 31/12 hàng năm) 118
Bảng 3.10 Số lượt khách du lịch nội địa trên địa bàn Hà Nội 119
Bảng 3.11 Thống kê nghệ thuật biểu diễn của Hà Nội qua các năm 124
Bảng 3.12 Số sách trong thư viện 128
Bảng 3.13 Số Báo, tạp chí trong thư viện 128
Bảng 3.14 Tổng số sách xuất bản của NXB Hà Nội 129
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Trụ cột tài nguyên văn hóa tiềm năng của Hà Nội (8 trụ cột) [34] 30
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Khung phân tích của luận án 14
Biểu đồ 2.1 Quy mô tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp GDP của ngành CNVH Trung Quốc giai đoạn 2008-2018 61
Biểu đồ 2.2 Quy mô tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp GDP của ngành CNVH Nhật Bản giai đoạn 2015-2020 66
Biểu đồ 2.3 Quy mô tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp chi tiết của các ngành CNVH Hàn Quốc giai đoạn 2004-2019 70
Biểu đồ 3.1 Nhận biết về các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa 114
trên địa bàn Thủ đô 114
Biểu đồ 3.2 Nguồn tiếp cận thông tin chính sách 115
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, công nghiệp văn hóa và chính sách phát triển công nghiệp văn hóa là thuật ngữ chưa được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống xã hội Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa bắt đầu được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhấn mạnh: "Xây dựng và phát triển kinh tế
phải nhằm mục tiêu văn hóa; văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế" và xác định nhiệm vụ: "Hoàn chỉnh các văn bản pháp luật
về văn hóa, nghệ thuật, thông tin trong điều kiện của cơ chế thị trường; ban hành các chính sách khuyến khích sáng tạo văn hóa và nâng mức đáp ứng nhu cầu hưởng
thụ văn hóa của nhân dân" [7]
Tiếp đó, tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, một lần nữa Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định sự tồn tại của thị trường hàng hóa và dịch
vụ văn hóa, các phương tiện, phương thức sản xuất và truyền bá các sản phẩm văn hóa, những nội dung quan trọng để phát triển công nghiệp văn hóa [9]
Đặc biệt, lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đến thuật ngữ “công nghiệp văn hóa” là tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt BCH Trung ương khóa XI ký ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó có viết:
“Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa,
tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam” [8]
Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước [9]
Trang 11Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định nhiệm vụ: "Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa" [26]
Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng:
“Khẩn trương triển khai có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới” [28]
Chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: "Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá; ( ), phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hoá; phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ…; khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, xây dựng thị trường văn hoá lành mạnh" [224]
Để thực hiện nội dung về Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của
Đảng, ngày 06/5/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
581/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 [114] Ngày 08/9/2016,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 [113] Ngày 12/11/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1909/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 [115]
Cụ thể hóa quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch đã xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa từ 2016 đến 2030, tầm
nhìn đến 2045 trên 12 lĩnh vực: Quảng cáo; Kiến trúc; Phần mềm và các trò chơi
giải trí; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Điện ảnh; Xuất bản; Thời trang; Nghệ thuật biểu diễn; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Truyền hình và phát thanh; Du lịch văn hóa
Ngày 29/11/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết
định số 3117/QĐ-BVHTTDL về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc và Chiến
Trang 12lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (giai đoạn 2023 - 2025) [14] Bản kế hoạch
hành động này dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 để tiếp nối việc thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngày 08/9/2016
So với cách đây hơn 20 năm, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với lĩnh vực văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng đã có sự thay đổi
cơ bản ở chỗ: một là, Đảng và Nhà nước đã thừa nhận có thị trường văn hóa phẩm
và công nhận sản phẩm văn hóa như là hàng hóa được lưu thông trên thị trường; hai
là, Đảng và Nhà nước đã chủ trương tạo điều kiện cho thị trường văn hóa phẩm
phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước bằng chính sách kinh tế trong
văn hóa và chính sách văn hóa trong kinh tế; ba là, Đảng và Nhà nước đã thông qua
một số chính sách cụ thể, khuyến khích ngành công nghiệp văn hóa phát triển [198]
Công nghiệp văn hóa hiện đang là “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều nền kinh tế thế giới: Tại Hoa Kỳ, văn hóa - nghệ thuật đóng góp hơn 800 tỉ USD mỗi năm cho GDP; Tại Trung Quốc, trong vòng 10 năm từ năm 2008 đến năm 2018, giá trị gia tăng của công nghiệp văn hóa Trung Quốc đã tăng gấp 5,4 lần, từ 763 tỷ NDT lên 4117,1 tỷ NDT (khoảng 600 tỷ USD); Tại Nhật Bản, năm 2021, GDP văn hóa của Nhật Bản vào là khoảng 10,5 nghìn tỷ yên (khoảng 90 tỷ USD); Tại Hàn Quốc, năm 2021, GDP tạo ra từ ngành công nghiệp văn hóa lên tới 137,5 nghìn tỷ Won (khoảng 120 tỷ USD) Tuy nhiên ở Việt Nam, sau 7 năm (2016 - 2023) thực
định số 1755/QĐ-TTg đã được phê duyệt, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng ngành ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam chỉ đạt 8.08 tỷ USD vào năm 2018 (đóng góp 3,61% GDP), và 16,42 tỷ USD vào năm 2022 (đóng góp 4,04% GDP) [182] và vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc [193] Bùi Hoài Sơn (2021) đưa ra quan điểm:
“Chúng ta đang nói tới một nền công nghiệp văn hóa được gọi tên mà chưa định hình Thế nào là công nghiệp văn hóa? Văn hóa và công nghiệp văn hóa có phải là
Trang 13một? Khi nào tác phẩm văn hóa nghệ thuật trở thành sản phẩm công nghiệp văn hóa? Đâu là lực lượng sản xuất của công nghiệp văn hóa? Câu hỏi căn bản tưởng chừng không cần thiết phải đặt ra này lại là câu hỏi mà bản Chiến lược năm 2016 cũng cùng các biện giải của các nhà quản lý đã trả lời bằng một bức chân dung
khuyết về chủ thể công nghiệp văn hóa Việt Nam” [215]
Để thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016) và các chính sách khác về công nghiệp văn hóa do Trung ương ban hành, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
đã xây dựng “Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 29/5/2017 về việc Thực hiện Chiến
lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [128] Thủ đô Hà Nội là địa phương đầu tiên ban hành nghị
quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa Ngày 22/02/2022, Thành ủy Hà
Nội đã ban hành “Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển công nghiệp văn hóa trên
địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” [108] Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã xây dựng “Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12/8/2022 về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU” Với những
chính sách cụ thể như trên, công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội đã từng bước
có sự chuyển động tích cực, năm 2018 đã đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn, chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của Thành phố [108]
Những kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận, song thẳng thắn nhìn nhận: Công nghiệp văn hóa ở Hà Nội về cơ bản vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh Những đại diện kể trên giống như những cánh én nhỏ chưa thể làm nên mùa xuân, khi phần lớn sản phẩm công nghiệp văn hóa khác của Hà Nội còn thiếu sự độc đáo, tính ứng dụng và cách thể hiện bản sắc văn hóa sống động; chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và tiêu dùng văn hóa ngày càng cao của người dân trong nước; chưa tạo nên làn sóng tiêu dùng của khách du lịch tại các điểm đến du lịch Nhìn ra thế giới sẽ thấy những khoảng cách khá xa về phát triển công nghiệp văn hóa, có thể
mô tả một cách hình ảnh: Trong khi công nghiệp văn hóa ở các nước như những
Trang 14dòng thác cuộn chảy, thì ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, các ngành công nghiệp văn hóa vẫn như những dòng sông quanh co
Lĩnh vực công nghiệp văn hóa của Hà Nội đang thua ngay trên "sân nhà" Công nghiệp văn hóa của Hà Nội hiện vẫn chỉ là "tiềm lực", chưa hình thành được một nền công nghiệp tương xứng với tiềm năng, chưa hội tụ được "sức mạnh mềm"
để dẫn hướng sáng tạo, nâng cao khả năng tiếp nhận, hưởng thụ các giá trị văn hóa của người dân cũng như làm giàu thêm bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong giai đoạn phát triển mới của thời đại kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế Những
"dòng sông" tiềm năng vẫn chưa tìm được đường ra "biển lớn" [210]
Thủ đô Hà Nội có nhiều lợi thế cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa vì sở hữu nguồn tài nguyên di sản văn hóa giàu có nhất cả nước Hiện nay, Hà Nội đang sở hữu kho tàng di sản vô giá và cực kỳ phong phú Trong đó có 5.922 di tích, 1 di sản văn hóa thế giới, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; 3 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 1 di sản tư liệu thế giới Hà Nội còn có hệ thống 1.350 làng nghề, làng có nghề chứa đựng
Có thể thấy như trên, Hà Nội có nền tảng vững chắc cho công nghiệp văn hóa phát triển, song thị trường văn hóa ở Thủ đô còn manh mún, chưa hoàn thiện,
có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới Vấn đề hiện nay là cần có những nghiên cứu thấu đáo để tập trung nhận diện những trở lực để khơi nguồn, tạo động lực mới đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, một “sức mạnh mềm” của Thủ đô trong tiến trình hội nhập và phát triển [211]
Có thể nói, trải qua hơn ngàn năm lịch sử, đất và người Thăng Long - Hà Nội
đã trải bao phen binh lửa, lập nên những chiến công hiển hách, những kỳ tích oai hùng Nơi đây đã kết nối được những mạch nguồn lịch sử và tinh hoa của dân tộc, nơi hội tụ, tỏa sáng của tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, tình đoàn kết và khát vọng vươn lên Thăng Long - Hà Nội của hơn một ngàn năm lịch sử giờ đang vững vàng đi trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế Truyền thống "Văn hiến - Anh hùng - Hòa bình - Hữu nghị" đã trở thành biểu tượng được thế giới thừa nhận, tôn
Trang 15vinh: "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", "Thành phố Vì hòa bình",
“Thành phố sáng tạo”…
Tuy nhiên, khi nói về biểu tượng công trình “điểm nhấn văn hóa” của Hà Nội thì không chỉ Nhà hát Lớn, Hồ Gươm, Tháp Rùa, cầu Thê Húc , là các công trình văn hóa làm nên một bản sắc của Hà Nội đều thuộc về quá khứ, là di sản cha ông để
lại Hà Nội đương thời còn thiếu những công trình văn hóa, những điểm nhấn văn
hóa làm nên niềm hãnh diện, tự hào với nền văn hiến ngàn năm Thăng Long - Hà
Nội Đặc biệt, Thủ đô Hà Nội nếu so sánh về bề dày phát triển nền công nghiệp văn hóa với Thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta là người đi sau, chưa có nhiều kinh nghiệm Vì vậy, sự cần thiết đặt ra là cần có sự nghiên cứu chỉ
rõ làm sao để Thủ đô Hà Nội chúng ta có chính sách đúng đắn, khơi dậy và phát huy được những điểm mạnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến, có sản phẩm công nghiệp văn hóa đủ mạnh, có những công trình "điểm nhấn văn hóa" có sức thu hút cao để có thể cạnh tranh được trong bối cảnh ngày nay là điều hết sức cần thiết
Để Thủ đô Hà Nội có thể biến những lợi thế đó thành hiện thực thì Trung
ương và Thủ đô Hà Nội cần hoàn thiện (sửa đổi và bổ sung) chính sách phát triển
công nghiệp văn hóa hiện hành Đồng thời, để nâng cao hiệu quả của chính sách sách phát triển công nghiệp văn hóa trong quá trình hoạch định và thực thi chính
giá đúng kết quả thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa hiện hành,
nguyên nhân tại sao công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội chưa phát triển như mục tiêu mà Trung ương và Thủ đô Hà Nội kỳ vọng Nhiệm vụ nghiên cứu này đang đặt ra cho các nhà khoa học, trước hết cho các nhà khoa học xã hội
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn, nhưng các công trình ấy tiếp cận chủ yếu dưới góc độ chuyên ngành văn hóa học, chuyên ngành quản lý văn hóa Tuy nhiên, vẫn chưa có một luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội dưới góc độ khoa học chính sách công
Trang 16Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn “Chính sách phát triển công
nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ chính sách
công Nghiên cứu sinh hy vọng kết quả nghiên cứu của mình trong luận án này sẽ góp phần hoàn thiện về chính sách công nghiệp văn hóa của Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng trong thời gian tới
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là cung cấp thêm cơ sở khoa học về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, đánh giá thực trạng hoạch định và thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện (sửa đổi và bổ sung) chính sách và các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong thực tế do Trung ương và Hà Nội ban hành
về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, và thông qua đó góp phần đưa các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2045
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
nhằm đánh giá, xác định những kết quả cần kế thừa từ các công trình đã có, những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
Hai là, phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc
nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Thủ đô Hà Nội ban hành Trong đó nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm của các Thủ đô một số quốc gia trên thế giới và một số thành phố, tỉnh thành ở Việt Nam Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Thủ đô Hà Nội
Ba là, phân tích điều kiện đặc thù của Thủ đô Hà Nội về tự nhiên, kinh tế -
xã hội với tính cách là một nhân tố tác động đến chính sách phát triển công nghiệp văn hóa; phân tích nội dung các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa hiện hành do Trung ương và Thủ đô Hà Nội đã ban hành; phân tích thực trạng các bước
mà Thủ đô Hà Nội đã thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa hiện
Trang 17hành; trình bày thực trạng phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội với tính cách là kết quả thực hiện các chính sách đó
Bốn là, phân tích bối cảnh giai đoạn từ nay đến năm 2045 với tính cách là
một nhân tố sẽ tác động đến chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; Phân tích cơ hội và thách thức cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hoạch định, thực thi chính sách do Trung ương và Hà Nội ban hành về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Cụ thể như sau:
Một là, nghiên cứu về cơ sở lý luận về công nghiệp văn hóa và chính sách
phát triển công nghiệp văn hóa, từ đó nghiên cứu thực tiễn các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đang được triển khai và thực hiện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng là quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề làm hay không làm một việc gì
đó vì lợi ích chung của cộng đồng Quyết định xây dựng một công trình văn hóa nào
đó cũng là một chính sách phát triển công nghiệp văn hóa Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội bao gồm cả các dự án phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Hai là, nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn
Thủ đô Hà Nội bao gồm cả chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương ban hành và chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Thủ đô Hà Nội ban hành Trong đó, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Thủ đô Hà Nội ban hành là sự cụ thể hóa chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương ban hành
Ba là, nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn
Thủ đô Hà Nội thông qua việc mô tả các chính sách, ban hành chính sách và kết quả
Trang 18thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa Qua đó đánh giá những thành
tựu và hạn chế của chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô
Bốn là, nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong
công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi về thời gian: Trong luận án này nghiên cứu sinh tập trung phân tích
chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn từ khi bắt đầu có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1998 đến năm 2023; đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Phạm vi về không gian: trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Thứ nhất là phạm vi về chu trình chính sách, luận án tập trung nghiên cứu về
công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung
ương và Hà Nội ban hành trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Về kết quả thực hiện chính sách, do sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa cũng chính là kết quả
của việc áp dụng chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, vì vậy trong luận án
này khi phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nghiên cứu sinh chỉ phân tích kết quả thực hiện chính sách thể hiện qua 6 ngành là những ngành mà Hà Nội có sẵn có tiềm năng, lợi thế
để tập trung phát triển và một số ngành mà nghiên cứu sinh đã chọn lựa như sau: du
lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; xuất bản (mặc dù trong bản Chiến lược phát triển các ngành công
nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nói đến 12 ngành
CNVH bao gồm: (1)quảng cáo; (2)kiến trúc; (3)phần mềm và các trò chơi giải trí;
(4)thủ công mỹ nghệ; (5)thiết kế; (6)điện ảnh; (7)xuất bản; (8)thời trang; (9)nghệ thuật biểu diễn; (10)mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; (11)truyền hình và phát thanh; (12)du lịch văn hóa
Trang 19Thứ hai là phạm vi về phương diện của chính sách phát triển công nghiệp
văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Trong luận án này khi phân tích chính sách
phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nghiên cứu sinh phân tích nội dung của chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương ban hành; nội dung của chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Thủ đô Hà Nội ban hành; 7 bước thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa (do Trung ương và Thủ đô Hà Nội ban hành); thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội với tính cách là kết quả thực hiện các chính sách đó
Thứ ba là phạm vi về nguyên nhân gây ra thực trạng phát triển công nghiệp
văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Mặc dù thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là kết quả của nhiều nguyên nhân, nhưng nghiên cứu sinh giả định thực trạng đó chủ yếu là kết quả của việc thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Khi phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nghiên cứu sinh giả định rằng, các điều kiện khách quan đều có ảnh hưởng tích cực đến việc hoạch định và thực hiện các chính sách đó; việc thực hiện 7 bước các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là đúng đắn; nếu kết quả của việc thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có hạn chế thì nguyên nhân của hạn chế đó là do chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có hạn chế (chưa hoàn thiện), và do việc thực hiện 7 bước các chính sách đó là chưa đúng
Thứ tư là phạm vi về các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển
công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Lý do đề xuất giải pháp nhằm
hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội do chính sách ấy trong thời gian qua chưa hoàn thiện Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cho dù trong thời gian qua là hoàn thiện, nhưng trong thời gian từ nay đến năm 2045 cũng sẽ không hoàn thiện, vì bối cảnh mới bao giờ cũng đòi hỏi phải bổ sung và sửa đổi chính sách
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Trang 20Phương pháp luận và cơ sở lý luận của luận án là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp văn hóa và chính sách phát triển công nghiệp văn hóa Luận án vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, duy vật lịch sử, xem xét vấn đề trong mối liên hệ của nhiều bên liên quan và đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội của địa bàn Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2023 Bên cạnh đó, luận
án sử dụng cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định cho đến ban hành, thực thi, phân tích và đánh giá chính sách công có sự
tham gia của các chủ thể chính sách
4.2 Phương pháp nghiên cứu luận án
Một là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Trong luận án này nghiên
cứu sinh thu thập các tư liệu về các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Thủ đô Hà Nội ban hành (như các Nghị quyết, Chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam; Quyết định của Chính phủ; Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội;
Kế hoạch, Chương trình của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội) Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển ngành
công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nghiên cứu sinh thu thập các
thông tin, dữ liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố
Hai là phương pháp điều tra xã hội học: Để đánh giá nội dung chính sách
phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Thủ đô Hà Nội ban hành ở trên địa bàn được kết quả thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa ở trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Luận án đã tiến hành khảo sát ý kiến của 300 cán bộ làm công tác văn hóa (tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô) Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở thực tiễn nhằm đánh giá quá trình thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã làm trong giai đoạn thứ hai của chu trình chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Ba là phương pháp trừu tượng hóa Phương pháp này được nghiên cứu sinh
sử dụng để nhận xét về tính hợp lý hay không hợp lý của nội dung các chính sách
Trang 21phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Thủ đô Hà Nội ban hành, và của
7 bước mà Thủ đô Hà Nội triển khai để thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Thủ đô Hà Nội ban hành Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện nhưng nghiên cứu sinh trừu tượng hóa (giả định không có) những tác động tiêu cực từ các nguyên nhân khách quan và sự hạn chế của việc thực hiện 7 bước trong quá trình thực hiện chính sách Nếu thấy kết quả chưa đạt được so với mục tiêu đặt ra thì nghiên cứu sinh cho rằng, điều đó có nguyên nhân chủ quan từ sự hạn chế của nội dung chính sách Ngoài ra, tại bước 2 về tuyên truyền, phổ biến chính sách của quy trình 7 bước ở trên, để đánh giá xem công tác tuyên truyền có đạt yêu cầu hay không bằng cách xem người dân nhận thức về các chính sách qua công tác tuyên truyền ra sao, nghiên cứu sinh thực hiện khảo sát với
300 bảng hỏi với đối tượng là người dân sống tại các quận, huyện, thị xã trên địa
bàn Thủ đô Đây là cơ sở thực tiễn để nghiên cứu sinh đề xuất các quan điểm và giải
pháp nhằm hoàn thiện (bổ sung và sửa đổi) chính sách phát triển công nghiệp văn hóa cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong thực tế do Trung ương và Thủ đô Hà Nội ban hành
Bốn là phương pháp lấy ý kiến chuyên gia tại hội thảo: Để có căn cứ pháp lý
khách quan về ý kiến của chuyên gia đối với đề tài nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia tại Hội thảo khoa học quốc gia theo hình thức tổng hợp các ý kiến biên tập vào Kỷ yếu Hội thảo, ghi chép các ý kiến phát biểu trực tiếp tại Hội thảo và đồng thời nghiên cứu sinh đã thực hiện khảo sát 220 phiếu khảo sát đối với các chuyên gia, các nhà khoa học về lĩnh vực văn hóa
và công nghiệp văn hóa với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Số phiếu thu về là
215 phiếu, số phiếu hợp lệ là 200 phiếu Cơ cấu mẫu nghiên cứu có trong phụ lục 4
Năm là các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh Các phương
pháp này được nghiên cứu sinh sử dụng để thu thập các số liệu thống kê, phân tích,
so sánh, tổng hợp thông tin thu thập được
Sáu là là các phương pháp khác Để nghiên cứu đề tài của luận án, nghiên cứu
sinh còn sử dụng các phương pháp chung của các khoa học xã hội như mô tả, giải thích,
dự báo, quy nạp, diễn dịch, khái quát hóa, cụ thể hóa, định tính, định lượng
Trang 224.3 Câu hỏi nghiên cứu của luận án
(1) Hiện nay đã có những chính sách (loại chính sách) nào được áp dụng để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội?
(2) Các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đã được triển khai thực hiện như thế nào trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua?
(3) Những yếu tố nào tác động chủ yếu đến kết quả thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội?
(4) Cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô
Hà Nội trong thời gian tới?
4.4 Giả thuyết nghiên cứu của luận án
(1) Hiện nay đã có nhiều chính sách được áp dụng để phát triển công nghiệp công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nhưng các chính sách chưa bao quát hết những lĩnh vực cần phát triển của công nghiệp văn hóa
(2) Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã mang lại những kết quả nhất định những vẫn còn có những hạn chế tương đối lớn ở một số lĩnh vực, khía cạnh
(3) Kết quả phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian qua là do cả những nguyên nhân từ công tác hoạch định chính sách (số lượng, chất lượng chính sách) và từ công tác thực thi chính sách (quá trình triển khai thực hiện các bước trong quy trình thực hiện chính sách)
(4) Để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bổ sung hoàn thiện chính sách và giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình thực thi chính sách
4.5 Khung phân tích của luận án
Với hệ thống các câu hỏi nghiên cứu được nêu trên, tác giả xác định khung nghiên cứu phân tích cơ bản của luận án gồm các nội dung như sau:
Trang 23Khái niệm CNVH, CSPT CNVH, CN nội dung số, CN sáng tạo, Không gian sáng tạo
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận án
Các khái niệm có liên quan đến đề tài
Một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa Đặc điểm, hoạch định, thực hiện, đánh giá,
chủ thể, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước về CNVH Một số vấn đề thực tiễn về chính sách
phát triển CNVH tại Thủ đô một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, Thành phố của Việt Nam
3 Thủ đô: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc)
3 địa phương: TP.HCM, TP.Đà Nẵng, Huế Bài học kinh nghiệm cho HN trong
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội có ảnh hưởng tới chính sách phát triển CNVH
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về Chính sách phát triển Công nghiệp văn hóa (Do Trung ương ban hành và do Hà Nội ban hành)
Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, nguyên nhân của hạn chế trong công tác hoạch định và thực thi CSPT CNVH
Phân tích đánh giá thực trạng thực hiện theo 7 bước của nhóm cán bộ (300 phiếu)
và nhận thức của người dân (300 phiếu)
Thực trạng thực hiện các chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô
Hà Nội
Thực trạng 06 ngành CNVH (du lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh; mỹ thuật NATL, xuất bản)
Hệ thống hóa các văn bản chính sách do Trung ương và Hà Nội ban hành về phát triển CNVH (QĐ 1755, Nghị quyết 09, Kế hoạch 112, 217, các chính sách khác vv…) Nội dung các chính sách phát triển
CNVH đã và đang thực hiện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 4 Chính sách về nguồn nhân lực, ứng dụng
KHCN, phát triển thị trường, thu hút và hỗ trợ đầu tư phát triển cho ngành CNVH
Giải pháp hoàn thiện CSPT CNVH (Do Trung ương và do Hà Nội ban hành) và Kiến nghị đối với Chính phủ, bộ ngành liên quan và với UBND TPHN
Bối cảnh, giải pháp hoàn thiện, kiến nghị về chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Bối cảnh giai đoạn từ nay đến năm 2045 có ảnh hưởng như thế nào tới CSPT CNVH
Kết quả thực hiện các chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà
Nội
Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong công tác hoạch định và thực thi CSPT CNVH trên địa bàn Thủ đô
Trang 245 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Đây là công trình luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về đề tài Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội dưới góc độ khoa học chính sách công tại Việt Nam Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận chưa được
đề cập trong các nghiên cứu trước đây về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa
- Luận án đã góp phần: hệ thống hoá thêm các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; làm rõ thêm thực trạng 7 bước mà Thủ
đô Hà Nội đã thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa; làm rõ thêm kết quả thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô
Hà Nội
- Luận án đã làm rõ thêm được về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô một số quốc gia trên thế giới
và một số địa phương trong nước
- Luận án đã đề xuất được với Trung ương và Thủ đô Hà Nội một số giải pháp mới, độc đáo, táo bạo, có giá trị ứng dụng trong thực tiễn cao, phù hợp và có tính khả thi nhằm hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Hà Nội ban hành
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận án đã góp phần làm phong phú thêm lý luận
về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, vai trò của chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, qua đó làm phong phú thêm nội dung của khoa học chính sách công
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Một là, luận án đã góp phần làm sâu sắc thêm nhận thức của con người Việt Nam
nói chung và người Hà Nội nói riêng về các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa
do Trung ương và Hà Nội ban hành, và kết quả thực hiện các chính sách đó
Hai là, luận án đã góp thêm một số ý kiến về việc bổ sung và sửa đổi các
chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Hà Nội ban hành, những ý kiến này nếu được Nhà nước áp dụng thì sẽ có tác động tích cực đến
Trang 25sự phát triển của công nghiệp văn hóa ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng
Ba là, luận án đã góp thêm làm tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác lãnh
đạo và quản lý của Chính phủ, Thành ủy, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cũng như cho việc nghiên cứu, giảng dạy về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa
7 Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn
Chương 3: Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô
Hà Nội: Điều kiện, nội dung, thực trạng thực hiện, kết quả thực hiện, đánh giá chung
Chương 4: Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô
Hà Nội: Bối cảnh, giải pháp và kiến nghị
Trang 26Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
James Heilbrun and Charles M Gray (1993) trong công trình “The
Economics of Art and Culture - An American Perspective” - Kinh tế học về Nghệ
thuật và Văn hóa - Một triển vọng ở Mỹ đã bàn đến vấn đề tài chính, kinh tế của mỹ thuật và nghệ thuật biểu diễn ở Hoa Kỳ; chính sách công (CSC) và vai trò của nó đối với các loại hình văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn Các tác giả không đánh giá cao vai trò của Chính phủ và các chính sách dành cho ngành CNVH [151]
Throsby David and Glenn A Withers (1993) trong công trình “The
Economics of the Performing Arts - Kinh tế học về Nghệ thuật biểu diễn” đã phân
tích một số kinh nghiệm về chính sách công của nghệ thuật biểu diễn và các quan điểm về chính sách công Phát triển các lý thuyết cơ bản về hành vi của các tổ chức nghệ thuật, người tiêu dùng và khách hàng trung thành; kiểm chứng tính đúng đắn của những lý thuyết này với thực tiễn Công trình đã trở thành một trong những tài liệu tham khảo quan trọng trong lĩnh vực kinh tế văn hóa Cùng với Throsby David, giáo sư Victor A Ginsburgh - một nhà kinh tế học người Bỉ, gốc Áo, chuyên nghiên cứu các lý thuyết về kinh tế vi mô, văn hóa kinh tế đã cho ra đời tác phẩm:
“Handbook of the Economics of Art and Culture - Sổ tay Kinh tế học Văn hóa và Nghệ thuật” Công trình gồm 05 phần với các nội dung chuyên sâu như: giá trị và
Trang 27việc xác định giá trị trong nghệ thuật và văn hóa; cung, cầu; tiêu dùng và đầu tư; đổi mới và thay đổi công nghệ, thương mại, phát triển đa dạng văn hóa và các vấn đề văn hóa rộng hơn [167]
Throsby David (2001) trong công trình “Economics and Culture”đã phân
tích khía cạnh kinh tế của các hoạt động văn hóa, công nghiệp sáng tạo, các dịch vụ văn hóa và bối cảnh văn hóa của kinh tế Ông cho rằng, các sản phẩm văn hóa với
tư cách là một loại hàng hóa có giá trị cả về kinh tế và văn hóa; sản phẩm văn hóa
có điểm giống với sản phẩm vật chất như có giá trị và giá trị trao đổi; tuy nhiên, bên cạnh đó, sản phẩm văn hóa còn mang các giá trị khác như giá trị thẩm mỹ, tinh thần,
xã hội, lịch sử, giá trị biểu tượng Mặt khác quan điểm của Throsby và David cho rằng bản thân mỗi loại hình nghệ thuật đã là một ngành công nghiệp văn hóa [166]
Có thể thấy rằng, khi phát triển đến một mức nhất định, đi kèm với yêu cầu
và nhu cầu phát triển bền vững, kinh tế thị trường sẽ gợi ý cho văn hóa nghệ thuật phát huy được tầm ảnh hưởng trong cộng đồng theo hướng mới CNVH như bước đầu tiên để thực hiện thương mại hóa, nó là quy trình cấu trúc nên một sản phẩm hàng hóa và chú ý đến mọi đối tượng tham gia vào quy trình sản xuất – phân phối – tiêu thụ Qua quan niệm của học giả nêu trên cho thấy, cách tiếp cận về ngành CNVH là rất rộng và giữa kinh tế và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau Điều này cho thấy sự phát triển CNVH đã góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, khi đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy di sản văn hóa vừa tạo ra việc làm cho một bộ phận lao động, đóng góp được vào GDP chung cả nước Hơn nữa, thương mại hóa nghệ thuật biểu diễn truyền thống tạo cơ hội cho những người trẻ tiếp tục có thêm những chất liệu, động lực và kinh nghiệm phát triển trong lĩnh vực này
Tuy vậy, nghiên cứu trên cũng chưa chỉ ra vai trò của các chính sách, thể chế trong phát triển CNVH và vấn đề thương mại hóa nghệ thuật biểu diễn truyền thống
có thể tạo ra những hệ quả không mong muốn Các chính sách pháp luật về bản quyền, sở hữu trí tuệ lại chưa được nghiên cứu trên nói đến Nhưng trong thực tế hiện nay các hoạt động trục lợi từ hoạt động biểu diễn, gắn biểu diễn với các hành
Trang 28vi mê tín dị đoan, gây rối trật tự trị an, kích động công chúng đang diễn ra khá phổ biến Đây cũng là những khoảng trống khi nghiên cứu về các ngành CNVH
- A Guide for Financial Analysis- Hướng dẫn phân tích tài chính cho nền công nghiệp giải trí” đã phân tích và chứng minh rằng ngành công nghiệp giải trí là một
trong những ngành lớn nhất của nền kinh tế Mỹ và trong thực tế đã trở thành một trong những ngành kinh tế nổi bậc nhất trên phạm vi toàn cầu với các sản phẩm như phim, âm nhạc, chương trình truyền hình, phát thanh, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, thể thao [146, tr 172]
Nghiên cứu trên đã rất quan tâm tới hoạt động đầu tư, sự phát triển của các doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động giải trí Trong đó có một bộ phận lao động sản xuất hoặc tạo ra lợi nhuận; đặc biệt là nơi sử dụng nhiều nhân sự và vốn; một nhóm các doanh nghiệp hoặc tổ chức sản xuất và tạo ra lợi nhuận khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ Đặc biệt nghiên cứu đã chỉ ra khá rõ về hoạt động giải trí như
"bất cứ điều gì kích thích, khuyến khích hoặc tạo ra trạng thái vui thú đều có thể được gọi là giải trí [147]"
Qua đó giải trí có thể có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ tiêu khiển, đây là cơ sở của nhu cầu hoặc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ giải trí và giải trí thực sự có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với rất nhiều người và đòi hỏi phải vạch ra những ranh giới rõ ràng hơn Những ranh giới như vậy ở đây được thiết lập bằng cách phân loại các hoạt động giải trí thành các phân khúc ngành, nghĩa là các doanh nghiệp hoặc tổ chức có quy mô đáng kể có cơ cấu công nghệ sản xuất tương tự và sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn thu nhập có thể thay thế được
Tuy nhiên, nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào ngành giải trí trong mối qua hệ với kinh tế mà chưa có sự bao quát, phân tích về các ngành CNVH Mặt khác nghiên cứu chủ yếu nói lên vai trò của giải trí, các chính sách đầu tư cho lĩnh vực giải trí nhưng không đề cập tới các quan điểm, chính sách cũng như cơ chế quản lý đối với lĩnh vực giải trí, nghệ thuật biểu diễn
Trang 29A.A Radughin (2004) trong cuốn sách “Văn hóa học - những bài giảng”, do
ông làm chủ biên đã phân tích văn hóa tinh hoa và văn hóa đại chúng; những tiền đề kinh tế và chức năng xã hội, cơ sở triết học của văn hóa đại chúng Mặc dầu tác giả chưa nêu ra khái niệm CNVH nhưng qua công trình này, người đọc có thể hiểu hơn
về đặc điểm của CNVH [1]
Ruth Towse (2011) trong công trình “A Handbook of Cultural Economic -
Sổ tay kinh tế học văn hóa” đã phân tích những thay đổi trong lĩnh vực kinh tế văn
hóa của xã hội đương đại, những tác động của công nghệ mới đối với ngành công
nghiệp sáng tạo, tính chất kinh tế của hoạt động văn hóa (như vấn đề đấu giá sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm văn hóa nghệ thuật, giá cả, thị trường lao động của các nghệ sĩ, sáng tạo và sáng tạo kinh tế, giá trị văn hóa, toàn cầu hóa và thương mại quốc tế, internet, phương tiện truyền thông kinh tế, bảo tàng, các tổ chức phi lợi nhuận,
biểu diễn nghệ thuật, xuất bản, kinh tế phúc lợi) Tác giả chưa phân tích chi tiết về các chính sách cụ thể mà các quốc gia hoặc tổ chức thực hiện để phát triển CNVH như các chính sách hỗ trợ tài chính, khuyến khích sáng tạo và các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực CNVH [164]
Almuth Meyer Zollitsch (2013) trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Công
nghiệp văn hóa: vai trò trong nền kinh tế và khung chính sách phù hợp với phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam” (tổ chức ngày 13/5/2013 tại Hà Nội), bà
(Viện trưởng Viện Goethe) cho rằng, Việt Nam cần có một đánh giá về tiềm năng các ngành công nghiệp văn hóa, cần xác định được nhu cầu thị trường, người tiêu dùng và chính sách nhà nước, xác định được loại hình mũi nhọn ưu tiên cho ngành công nghiệp văn hóa Một số nhà khoa học Việt Nam trong buổi hội thảo cho rằng, Việt Nam cần có được các sản phẩm văn hóa chất lượng, vừa đưa lại nguồn thu, vừa
là sứ giả quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam [2]
Yunjie Yang (2016) trong công trình “Functional Orientation and
Development Ideas of Rural Cultural Industry under Urban and Rural Development Integration Background" đã phân tích quá trình hội nhập thành thị và nông thôn để
phát triển CNVH nông thôn ở Trung Quốc Tác giả cho rằng, các giải pháp trong quá trình hội nhập phát triển đô thị và nông thôn trong các ngành CNVH nông thôn
Trang 30là bảo vệ văn hóa và sinh thái ở nông thôn; đẩy nhanh hiện đại hóa nông thôn; phát triển CNVH ở nông thôn cần bắt đầu từ những đặc điểm và môi trường sống đặc trưng; tăng cường đổi mới và phát triển bền vững các nguồn lực của mình; tăng cường hỗ trợ chính sách và xây dựng hệ thống phù hợp; tận dụng và kiểm soát thị trường một cách triệt để [175]
Hasan Tahsin Selcuk (2018) trong công trình “The concept of cultural
industry policy, a critical perception: Khái niệm về chính sách công nghiệp văn hóa, một nhận thức quan trọng" đã đưa ra khái niệm về CNVH làm yếu tố cơ bản trong
phát triển CNVH ở các thành phố lớn thông qua việc tái cấu trúc lại bản sắc văn hóa của quốc gia Nghiên cứu đã chỉ ra quá trình đô thị hóa ở các thành phố đã và đang làm cho bản sắc văn hóa ngày càng bị mai một Vì vậy, các dự án chuyển đổi đô thị
là một trong những công cụ quan trọng trong việc tạo ra bản sắc nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và xã hội của các thành phố Các chính sách phát triển CNVH cần phải tính đến việc xây dựng không gian sáng tạo khi thực hiện quá trình đô thị hóa [148]
Sau Thế chiến thứ hai, nền văn hóa đại chúng được xây dựng lại tập trung vào tạo ra sự khác biệt trong bối cảnh lãnh thổ - không gian - địa điểm theo một định dạng mới được định nghĩa là “sự phá hủy truyền thống một cách sáng tạo” Mục tiêu tái cơ cấu vốn để nâng cao khả năng hành động của mình đối với xã hội Các nhà khoa học xã hội Đức, được gọi là Trường phái Frankfurt, đã định nghĩa khái niệm về “ngành công nghiệp văn hóa” khi họ xem xét các hình thức phát triển và trao quyền cho chủ nghĩa tư bản Các học giả này coi khái niệm văn hóa là một sản phẩm công nghiệp theo trật tự của xã hội tư bản chủ nghĩa Thông qua trao đổi văn hóa đã trở thành hàng hóa, sản phẩm văn hóa được lưu thông trên thị trường nhằm thỏa mãn những mong muốn của mọi người
Ngày nay, các hoạt động văn hóa dành riêng cho cộng đồng đã được cơ cấu lại với việc sản xuất theo tiêu chuẩn và tập trung vào yếu tố thị trường Chính vì vậy các chính sách văn hóa và duy trì bản sắc văn hóa là yếu tố quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chính
Trang 31trị và phát triển văn hóa khi cho rằng các Tập đoàn đa quốc gia đã làm tan rã các khu vực tự trị của các quốc gia dân tộc Đồng thời các tác giả nhấn mạnh đến các chính sách đô thị hóa có ảnh hưởng đến bối cảnh hình thành các ngành CNVH
Kim Taeyoung (2020) trong công trình “The State’s Roles in the
Development of Cultural Industries: Korean Cultural Industry Policies from 1993
to 2021” đã phân tích vị trí của nhà nước Hàn Quốc trong việc phát triển các ngành
CNVH Tác giả cho rằng, nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc quản lý thị trường, nhà nước cần duy trì vị thế của mình trong các ngành CNVH, vì sản phẩm của họ là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý người dân và tạo ra sức ảnh hưởng đối với các quốc gia khác Nhà nước tác động vào các ngành CNVH thông qua hệ thống các chính sách về vốn, thị trường, chính sách quản lý, điều phối quá trình sản xuất ra sản phẩm văn hóa Quan điểm này ngược lại với các học thuyết cho rằng nhà nước cần giảm thiểu sự hiện diện của mình trong phát triển CNVH [157]
Yongchao E (2023) trong công trình “Analysis on the development direction
of international economy and trade driven by cultural industry” đã phân tích xu
hướng hội nhập của kinh tế quốc tế, thương mại và CNVH, những vấn đề tồn tại, các giải pháp đối phó trong phát triển thị trường Tác giả cho rằng, phát triển CNVH chất lượng cao là yếu tố quan trọng để phá vỡ nút thắt trong phát triển kinh tế và thương mại quốc tế; khi mọi người hài lòng với đời sống vật chất thì họ sẽ ngày càng quan tâm hơn đến đời sống tinh thần và văn hóa của mình; đổi mới công nghệ, dịch vụ tài chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu văn hóa trọng điểm và các dự án trọng điểm ở các nước [174, pp.1740-1744]
1.2 Nghiên cứu của tác giả trong nước về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam và Thủ đô Hà Nội
Phạm Duy Đức và cộng sự (2006) trong công trình “Báo cáo kết quả nghiên cứu
đề tài khoa học Nghiên cứu xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa ở Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa” đã phân tích một số vấn đề lý luận về
công nghiệp văn hóa như quan niệm, cơ cấu, vai trò của công nghiệp văn hóa Sau khi phân tích một số vấn đề lý luận về công nghiệp văn hóa đã phân tích những vấn đề
Trang 32đặt ra đối với việc xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội, thực trạng công nghiệp văn hóa của Thủ đô giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 Tác giả đã đưa ra những phương hướng và giải pháp tạo động lực cho việc xây dựng và phát triển ngành CNVH nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Thủ đô Hà Nội Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra các giải pháp cụ thể như xây dựng các công
trình "Điểm nhấn văn hóa" để phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội về một
số ngành mà Thủ đô có lợi thế phát triển như: Du lịch văn hóa; Thủ công mỹ nghệ; Nghệ thuật biểu diễn v.v Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa đưa ra mối quan hệ giữa công nghiệp văn hóa với sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, đặc biệt là sức mạnh mềm của Thủ đô ngàn năm văn hiến, với lịch sử lâu đời, nền văn hóa Thăng Long-Hà Nội Chính vì vậy đây cũng chính là một trong những khoảng trống mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án [30]
Nguyễn Thị Hương (2009) trong công trình “Báo cáo kết quả nghiên cứu đề
tài cấp bộ về Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”
đã đưa ra định nghĩa về khái niệm về CNVH và cơ cấu các ngành CNVH, và đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về công nghiệp văn hóa, phân tích quan niệm, bản chất, cấu trúc của công nghiệp văn hóa, vai trò của công nghiệp văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Tác giả cho rằng, trong khi các nước châu Âu đưa ra 11 lĩnh vực thuộc ngành CNVH, nhưng một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam) lại chỉ đề cập đến 6 hoặc 7 lĩnh vực thuộc lĩnh vực này; CNVH và chính sách phát triển CNVH có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng, không chỉ thúc đẩy sự phát triển của văn hoá mà còn thúc đẩy sự phát triển của kinh tế CNVH là ngành kinh tế mới và góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế Các ngành CNVH nổi bật là điện ảnh; sản xuất băng đĩa; nghệ thuật biểu diễn Trong công trình này, mặc dù tác giả đã phân tích những bài học kinh nghiệm trong phát triển CNVH ở Việt Nam so với một số quốc gia Đông Á có nền văn hóa gần gũi và có ngành CNVH phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng công trình chưa phải là nghiên cứu dưới góc độ chính sách công và
Trang 33kinh nghiệm ở cấp độ quốc gia chứ không phải là cấp độ cấp tỉnh Vì vậy, việc
nghiên cứu phân tích kinh nghiệm về hoạch định và thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của các Thủ đô của ba quốc gia là Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo
(Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc) là các đơn vị hành chính cấp tỉnh dưới góc độ khoa
học chính sách công chính là một trong những khoảng trống mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án Ngoài ra, mặc dù tác giả đã nghiên cứu một số ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam như ngành điện ảnh, sản xuất băng đĩa, nghệ thuật biểu diễn, tuy nhiên, trong công trình này, một số ngành CNVH có lợi thế phát triển ở Việt Nam (như Du lịch văn hóa; Thủ công mỹ nghệ; Nghệ thuật biểu diễn; Điện ảnh; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Xuất bản) chưa được phân tích sâu vì vậy đây cũng chính là một trong những khoảng trống mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án [72]
Nguyễn Văn Tình (2009) trong công trình “Chính sách phát triển văn hóa
trên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam" đã đề cập đến
chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Tác giả cho rằng, phát triển công nghiệp văn hóa đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn hóa của các nước trên thế giới [120]
Phạm Bích Huyền, Đặng Hoài Thu (2009) trong công trình “Giáo trình các
ngành công nghiệp văn hóa”, giáo trình dành cho sinh viên và cao đẳng các trường văn
hóa – nghệ thuật, đã trình bày những kiến thức và kỹ năng cơ bản về ngành công nghiệp văn hóa như khái niệm, quy trình sáng tạo - phân phối của công nghiệp văn hóa, đặc điểm, vai trò của các ngành này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội [77]
Nguyễn Danh Ngà (2010) trong “Kỷ yếu Hội thảo về Công nghiệp văn hóa
Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” cho rằng, việc phát triển công nghiệp văn hóa ở
Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, phát triển công nghiệp văn hóa là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay [131]
Phạm Việt Long (2010) trong bài “Ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam:
Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực âm nhạc”, đăng trong “Kỷ yếu Hội thảo về Công nghiệp văn hóa Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” cho rằng,
trong thời gian qua, CNVH ở Việt Nam đã đạt được một số thành công bước đầu,
Trang 34đó là thực hiện xã hội hóa khá mạnh mẽ để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ xã hội Sản phẩm công nghệ âm nhạc phong phú, đa dạng, có số lượng nhiều [131]
Mai Hải Oanh (2011) trong cuốn sách “Quan hệ giữa xây dựng văn hóa và
phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” đã bàn về kinh tế văn hóa và việc xây dựng
ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; đưa ra khái niệm công nghiệp văn hóa và
cơ cấu công nghiệp văn hóa; phân tích những đặc trưng của công nghiệp văn hóa và những yếu tố thúc đẩy việc hình thành các loại hình công nghiệp văn hóa [98]
Trần Nho Thìn (2015) trong công trình “Công nghiệp sáng tạo và văn hóa”
đã phân tích khái niệm công nghiệp văn hóa và công nghiệp sáng tạo, đặc điểm và vai trò của công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển bền vững xã hội Tác giả cho rằng công nghiệp văn hóa là công nghiệp sáng tạo, đó là một hiện tượng mới của kỷ nguyên toàn cầu hóa và phát triển vũ bão của công nghệ [109]
Hoàng Tuấn Anh (2015) trong bài viết “Phát triển Công nghiệp văn hóa ở
Việt Nam hiện nay” đã đưa ra kiến nghị về chính sách phát triển CNVH ở Việt Nam
là: đổi mới quan niệm về CNVH; coi trọng sức mạnh của CNVH; nâng cao sức cạnh tranh văn hóa; cải cách đổi mới thể chế và cơ chế về phát triển CNVH [4]
Phạm Hồng Thái (2015) trong công trình “Sự phát triển của công nghiệp văn
hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc” đã phân tích những đặc trưng về lĩnh vực CNVH
trong quá trình sáng tác, phát triển, phân phối, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm văn hóa trên phạm vi toàn cầu Tác giả cho rằng, sự phát triển CNVH ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã tạo ra những hiệu ứng chính trị, kinh tế, văn hóa mạnh mẽ, qua đó góp phần nâng cao vị thế của đất nước Các chính sách của Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhằm tạo điều kiện thúc đẩy CNVH phát triển qua từng giai đoạn Cuốn sách này xuất bản năm 2015 nên chưa có các dữ liệu những năm gần đây [104]
Nguyễn Ngọc Hà (2015) trong bài viết "Một số vấn đề đặt ra trong nghiên
cứu về công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay” cho rằng, đẩy mạnh việc nghiên
cứu công nghiệp văn hóa ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết, không chỉ xuất phát từ nhu cầu củng cố nhận thức khoa học mà còn bởi những đòi hỏi từ thực tiễn [36]
Trang 35Nguyễn Thị Kim Liên (2015) trong công trình luận án tiến sĩ “Công nghiệp
văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay qua khảo sát một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn” đã phân tích cơ sở lý luận nghiên cứu về công nghiệp văn hóa, lĩnh
vực nghệ thuật biểu diễn ở TP Hồ Chí Minh; khảo sát thực trạng công nghiệp văn hoá ở TP Hồ Chí Minh qua một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; khuyến nghị một
số giải pháp phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở TP Hồ Chí Minh Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ba lĩnh vực âm nhạc, sân khấu kịch nói, múa ở một số đơn vị công lập và ngoài công lập trên địa bàn TP Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến 2015
Nguyễn Ngọc Hà, Cao Thu Hằng (2021), trong công trình "Quan điểm, chủ
trương của đảng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", đã phân
tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển CNVH ở Việt Nam qua các thời kỳ Theo các tác giả, quan điểm này thể hiện trong nhiều văn bản trong đó
có: Nghị quyết số 03-NQ/TW của Trung ương 5 khóa VIII ngày 16/7/1998 (về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc); Nghị
quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (về tiếp tục xây dựng và phát
triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới); Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày
6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hoá đến
năm 2020”); Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI tháng 6/2014 Đại hội XII của Đảng
năm 2016 đã coi “Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện
thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa” Đại hội XIII của Đảng năm 2021 đã đề ra
chủ trương, giải pháp phát triển CNVH là: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hoá và dịch vụ văn hoá trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam” Vì vậy, Thủ đô Hà Nội cần
có chính sách xây dựng các công trình "điểm nhấn văn hóa" để "phát huy sức mạnh
mềm của văn hóa Việt Nam", "sức mạnh mềm của Thủ đô ngàn năm văn hiến" để đẩy mạnh phát triển một số ngành có lợi thế phát triển như: du lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn chính là một trong những khoảng trống mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án [36]
Trang 36Nguyễn Thị Kim Liên (2021) trong công trình “Phát triển công nghiệp văn
hóa theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng" đã làm rõ thêm ý nghĩa và tầm
quan trọng của quan điểm chỉ đạo của Đảng được thể hiện rõ trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII Đó là: “Khẩn trương triển khai có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới, v.v ” Tác giả đã đưa
ra một số giải pháp để khai thác và phát huy một cách hiệu quả sức mạnh mềm của
văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, tác giả chưa đề xuất giải pháp để “phát huy sức
mạnh mềm của văn hóa Việt Nam” do đó giải pháp tạo nên công trình “điểm nhấn văn hóa” để “phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam” cũng chính là một
trong những khoảng trống mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án [82]
Vũ Thị Phương Hậu (2021) trong công trình “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về công nghiệp văn hóa và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay” đã phân tích về bản chất của các ngành CNVH Theo tác giả, một
ngành để được coi là ngành CNVH thì phải đảm bảo được sự hiện diện của các yêu
tố như giá trị văn hóa, sự sáng tạo của cá nhân, sở hữu trí tuệ, thị trường và công nghệ CNVH chính là quá trình ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ và
kỹ năng kinh doanh, sử dụng năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, đặc ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân Hơn nữa nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra vai trò của CNVH đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, đối ngoại và an ninh của quốc gia Việc xây dựng chính sách phát triển CNVH phải bắt đầu từ việc nhận thức đúng, đủ về bản chất, cơ cấu của ngành CNVH [57, tr.12-20]
Nguyễn Thị Thu Phương (2021) trong công trình "Hoàn thiện thể chế, chính
sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế" đã làm rõ những nhân tố tác động tới
đổi mới thể chế trong lĩnh vực CNVH gồm các nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong Đồng thời hoàn thiện thể chế chính sách phát triển CNVH của Việt Nam qua các giai đoạn, qua đó cho thấy những cơ hội thách thức và những hạn chế tồn tại
Trang 37trong phát triển CNVH ở mỗi giai đoạn Qua kết quả nghiên cứu cho thấy những định hướng trong thời gian tới cần thực hiện các mục tiêu nhằm hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa Uu tiên phát triển một số ngành CNVH có tiềm năng, lợi thế, cần hoàn thiện thể chế, chính sách, tháo
gỡ kịp thời những rào cản, vướng mắc để phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực phát triển CNVH Góp phần chuyển hóa nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế [99]
Hà Ninh (2021) trong công trình “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
- tạo đột phá tăng trưởng kinh tế bền vững cho Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước", đã phân tích những thế mạnh và tiềm năng trong phát triển CNVH của
Thành phố Hồ Chí Minh, một số vấn đề cơ bản trong quá trình phát triển CNVH của thành phố Hồ Chí Minh Theo tác giả, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ nhiều lĩnh vực văn hóa khác nhau, có nhiều lợi thế để phát triển CNVH [93]
Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thanh Hoa (2021) trong công trình
“Thành phố Đà Nẵng: Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo làm nền tảng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa” đã phân tích những thế mạnh trong hoạt động
khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố Đà Nẵng, những hạn chế trong phát triển CNVH của Thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra trong phát triển CNVH ở Thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới Theo tác giả, tính đến năm
2021 Thành phố Đà Nẵng đã có 3.345 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới các ngành CNVH Thành phố Đà Nẵng đã xác định CNVH là nguồn lực nội sinh quan trọng trong nhằm củng cố, quảng bá thương hiệu và phát triển bền vững văn hóa Thành phố Đà Nẵng cần tập trung phát triển một số ngành CNVH như mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; dịch vụ văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh Tác giả chưa đề cập tới các chính sách và các định hướng cụ thể trong phát triển các ngành CNVH [43]
Trần Đình Hằng (2021) trong công trình “Chung sức bảo tồn và phát triển
đặc trưng vùng đất cố đô sứ mệnh của các ngành công nghiệp văn hóa tỉnh Thừa
Trang 38Thiên Huế" cho rằng, việc khai thác giá trị các trầm tích văn hóa, phát triển du lịch
khám phá là điểm nhấn trong phát triển CNVH ở cố đô Huế; tỉnh Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh phát triển các ngành CNVH liên quan đến văn hóa lịch sử của cố đô Huế như ẩm thực, lễ hội áo dài Trong đó, cần hiện thực hóa lý tưởng mô hình đô thị ba tầng gồm đô thị di sản thời Nguyễn ở bờ Bắc, đô thị di sản kiến trúc kiểu Pháp ở bờ Nam, phát triển đô thị mới hiện đại vùng An - Vân - Dương Đây là những điểm mới và là xu hướng đô thị thông minh trong chiến lược phát triển CNVH của thành phố di sản trong tổng thể thống nhất hài hòa Tác giả chưa đề cập đến các chính sách trong phát triển CNVH gắn với những đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế Bởi lẽ việc bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phải gắn liền với các chính sách công của Nhà nước và của Tỉnh Thừa Thiên Huế [52]
Phan Văn Tú và Ngô Ánh Hồng (2022) trong công trình "Phát huy vốn văn
hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội hiện nay" cho rằng,
CNVH là các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa văn hóa Ngành này hội tụ của
4 yếu tố là tính sáng tạo, vốn văn hóa, công nghệ và kỹ năng kinh doanh; vốn văn hóa là điều kiện cần để tạo ra sản phẩm văn hóa và là tiền đề cho cho việc phát triển ngành CNVH Vốn văn hóa Hà Nội bao gồm chủ thể văn hóa, vốn văn hóa vật thể
và phi vật thể Sau khi phân tích một số vấn đề lý luận về CNVH và chính sách CNVH, đã đề xuất các giải pháp để đưa ngành CNVH Thủ đô Hà Nội trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác Trong đó, các giải pháp là nâng cao nhận thức của các chủ thể (cơ quan quản
lý, tổ chức văn hóa nghệ thuật, doanh nghiệp, giới văn nghệ sĩ, nghệ nhân và người dân) trong việc tham gia vào các công đoạn sản xuất, phân phối, kinh doanh dịch vụ văn hóa [125]
Phạm Duy Đức (2021) trong công trình “Phát triển công nghiệp văn hóa trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô Hà Nội” đã tổng quan về những những
lợi thế, định hướng phát triển có trọng điểm và những bài học kinh nghiệm cho Thủ
đô Hà Nội để phát triển CNVH trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Tác giả cho rằng,
có 8 trụ cột tài nguyên văn hóa là lợi thế của Thủ đô Hà Nội trong phát triển CNVH
Đó là: (1) Di sản văn hóa vật thể; (2) Di sản văn hóa phi vật thể; (3) Di sản thiên
Trang 39nhiên; (4) Lễ hội mới và sự kiện; (5) Các tổ chức văn hóa, làng nghề, nghệ nhân, cộng đồng sáng tạo; (6) Các sản phẩm dịch vụ văn hóa; (7) Các giá trị, bản sắc và danh nhân văn hóa; (8) Các cơ sở vật chất và không gian văn hóa (Xem Hình 1
dưới đây) Để hiện thực hóa các nguồn lực và lợi thế trong phát triển CNVH, Thủ
đô Hà Nội cần có những bước đi dài hạn, đồng thời tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như: nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh; du lịch văn hóa; thành phố sáng tạo Tuy nhiên, bài viết chưa phân tích những chính sách và quá trình triển khai thực hiện các chính sách phát triển CNVH của Thủ đô Hà Nội gắn với những thế mạnh
Do vậy, việc nghiên cứu chính sách phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội dưới góc độ khoa học chính sách công để cung cấp thêm cơ sở khoa học, đề xuất
các giải pháp hoàn thiện (sửa đổi và bổ sung) chính sách và khuyến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong thực tế do Trung ương và Hà Nội
ban hành về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội để đưa các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 chính là một trong những khoảng trống mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án [35]
Hình 1.1 Trụ cột tài nguyên văn hóa tiềm năng của Hà Nội (8 trụ cột) [35]
Trang 40Vũ Ngọc Hưng (2022) trong bài báo khoa học "Một số giải pháp phát triển
công nghiệp văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số" Trong nghiên cứu
này, tác giả đã phác thảo diện mạo của các ngành CNVH, chỉ ra sự kết hợp ở tầm cao giữa tinh thần và vật chất, giữa văn hóa và sản xuất, kinh doanh, để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, chất lượng văn hóa cao Đồng thời, dựa trên những quan sát và phân tích sự tác động tích cực từ chuyển đổi số tới xu thế phát triển của các ngành CNVH trong bối cảnh hiện nay Tác giả đã phân tích và đề xuất một số giải pháp để phát triển CNVH trong một ngành kinh tế giải trí với những tiềm năng phát triển trong thời gian tới [67]
Bài viết nói lên sự cần thiết phải chuyển đổi số trong các ngành CNVH, các thông tin, dữ liệu số về văn hóa được chia sẻ, lan tỏa, các ngành khác, lĩnh vực khác
sẽ có cơ hội phân tích và định hướng kết nối, tương tác để phát triển kinh Từ đó tác giả đã đưa ra 08 giải pháp phát triển CNVH ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi
số đó là: Đẩy mạnh và nâng cao nhận thức của toàn xã hội; Hoàn thiện hệ thống chính sách về phát triển CNVH; Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trong các ngành CNVH, đặc biệt là văn hóa số; Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển CNVH; Thu hút và hỗ trợ đầu tư; Phát triển thị trường dịch vụ văn hóa và mở rộng qui mô văn hóa số; Mở rộng giao lưu quốc tế về văn hóa, đặc biệt là hợp tác chặt chẽ và mạnh mẽ về văn hóa số; Phát triển CNVH gắn với chuyển đổi số Tuy nhiên, trong phạm vi của nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào các giải pháp phát triển CNVH trong bối cảnh chuyển đổi số
mà chưa có sự khái quát về các giải pháp mang tính đồng bộ trong sự phát triển các ngành CNVH
Trịnh Vương Cường, Nguyễn Thị Hằng (2023) trong công trình "Phát huy
vai trò của không gian sáng tạo trong phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội" Trong nghiên cứu này các tác giả đã làm rõ những vấn đề về
quan niệm và vai trò của không gian sáng tạo trong phát triển CNVH Thực trạng phát huy vai trò của không gian sáng tạo với phát triển CNVH trên địa bàn thành phố Hà Nội với những kết quả đạt được và những hạn chế Từ đó tác giả đã đề xuất