Trịnh Viết GiangSinh viên thực hiện: Hồng Anh ĐứcLớp: DHKETO07Khố: K14 Trang 2 BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢKINH DOANH VỐN BẰNG TIỀNMỤC LỤCMỤC LỤC...2PHẦN I: TỔ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Trang 2BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VỐN BẰNG TIỀN
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG COMPUTER 7
1.1 Thông tin cơ bản về công ty 7
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 7
1.2 Cơ cấu tổ chức (Phụ lục 1.3) 8
1.3 Đặc điểm kênh phân phối của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thăng Long Computer 10
1.3.1 Cơ cấu kênh phân phối 10
1.3.2 Quy trình kinh doanh 16
1.4 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer 20
1.5 Những vấn đề chung về công tác kế toán của công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer 23
1.5.1 Chế độ chính sách kế toán 23
1.5.2 Hệ thống chứng từ 25
1.5.3 Hệ thống tài khoản 27
1.5.4 Hệ thống báo cáo 29
1.5.5 Bộ máy kế toán 32
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG COMPUTER 36
2.1 Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer 36
2.1.1 Cơ chế, nguyên tắc của kế toán vốn bằng tiền 36
2.1.1.1 Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền 36
2.1.1.2 Phân loại vốn bằng tiền 36
2.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer 37
2.1.3 Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer 40
2.1.3.1 Chứng từ sử dụng tại Công ty 41
Trang 32.1.3.3 Quy trình hạch toán tiền mặt tại quỹ của Công ty 42
2.1.4 Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer 44
2.1.4.1 Chứng từ sử dụng tại Công ty 45
2.1.4.2 Tài khoản sử dụng tại công ty 46
2.1.4.3 Sổ sách sử dụng tại công ty 46
2.1.4.4 Quy trình hạch toán của công ty 46
2.1.5 Công tác kiểm kê quỹ tại công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer 48
2.2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer 49
2.2.1 Các phương thức bán hàng của công ty 49
2.2.2 Các phương thức thanh toán của công ty 50
2.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng 50
2.2.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 52
2.2.5 Kế toán giá vốn hàng bán 53
2.2.6 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 54
2.2.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 55
PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG COMPUTER 57
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer 57
3.1.1 Ưu, nhược điểm trong công tác kế toán vốn bằng tiền cua Công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer 58
3.1.1.1 Ưu điểm 58
3.1.1.2 Nhược điểm 60
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer 61
3.2.1 Hoàn thiện công tác kiểm kê quỹ tiền mặt 61
3.2.2 Hoàn thiện công tác sử dụng phần mềm kế toán 62
KẾT LUẬN 63
Phụ Lục 1.1: Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH 1 thành Viên Thăng Long Computer 65
Phụ Lục 1.2: Giấy phép kinh doanh của công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long Computer 66
Phụ lục 1.3: Sổ phụ (trích) 69
Phụ lục 1.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 70
Phụ lục 1.5: chứng từ kế toán tiền lương 70
Phụ Lục 1.6: Các mẫu chứng từ hàng tồn kho 71
Phụ Lục 1.7: Mẫu chứng từ kế toán bán hàng 72
Trang 4Phụ Lục 1.8: Mẫu chứng từ kế toán tiền tệ 72
Phụ Lục 1.9: Mẫu chứng từ kế toán tài sản cố định 73
Phụ lục 1.10: Phiếu thu 74
Phụ lục 1.11: Phiếu chi 75
Phụ lục 1.12: mẫu hóa đơn GTGT 76
Phụ lục 1.13: sổ quỹ tiền mặt 78
Phụ lục 1.14: sổ nhật ký chung (trích trong Sổ nhật kí của Công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long Computer) 79
Phụ lục 1.15: Sổ cái tài khoản 111-tiền mặt (Trích trong sổ cái của công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long Computer) 80
Phụ lục 1.16: chi tiết tài khoản 1111-tiền mặt (Trích trong sổ chi tiết của công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long Computer) 81
Phụ lục 1.17: Phiếu thu trên misa 82
Phụ lục 1.18: Phiếu chi trên misa 82
Phụ lục 1.19: Giấy báo nợ 83
Phụ lục 1.20: Giấy báo có 84
Phụ lục 1.21: Giấy Ủy Nhiệm Chi (17/1/2022) 85
Phụ lục 1.22: sổ tiền gửi ngân hàng của Công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long Computer 87
Phụ lục 1.23: sổ cái TK 112- Tiền gửi ngân hàng (trích trong sổ cái 2022 của công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long Computer) 88
Phụ lục 1.24: sổ chi tiết tk 1121 (trích trong sổ chỉ tiết tk1121 2022 của công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long Computer) 89
Phụ lục 1.25: Các chứng từ khác 90
Trang 5Lời mở đầu
Ngày nay trong thời đại 4.0 đây là cuộc cách mạng diễn ra tại hầu hết các nước phát triển và các nước đang phát triển trong đó có Việt nam chúng ta, ngày nay nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển và tốc độ phát triểnngày càng cao Mỗi một doanh nghiệp nào đều là một tế bào, một nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế của một đất nước Hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay càng ngày càng trở nên vô cùng đa dạng và phong phú chính vì đó với tình hình hiện tại đòi hỏi ngày càng cao của các biện pháp kinh tế phù hợp và sự quản lý của pháp luật và một trong số những cong cụ quản lý hiệu quả nhất chính là Kế Toán Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kế toán cũng đang không ngừng hoàn thiện bản thân và phát triển những kỹ năng, phương pháp và tổ chức quản lý để có thể kịp thời đáp ứng đước những nhu cầu quản lý càng ngày càng cao trong
xã hội hiện nay
Với vai của kế toán là cung cấp những thông tin, tình hình kinh tế một cách hiện thực, có giá trị về pháp lý và vô cùng đáng tin cậy có thể giúp cho các chủ doanh nghiệp có thể thấy và đánh giá được đúng đắn tình hình hoạt động của doanh nghiệp và trên những thông tin đó chủ doanh nghiệp có thể đưa ra những hướng đi đúng đắn và có những quyết định phù hợp để doanh nghiệp
có thể duy trì và phát triển chính vì vậy đề tài mà em chọn để viết bào cáo
chính là “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng vốn bằng tiền”.
Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, em được tiếp cận với tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp, ngoài ra còn được trực tiếp quan soát học tập ngoải racòn được trực tiếp quan sát học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc của các anh chị trong công ty Hơn nữa đây cũng là trải nghiệm tuyệt vời giúp em
Trang 6nâng cao khả năng giao tiếp, tao mối quan hệ tốt với đơn vị thực tập để dễ dàng hơn trong việc thu thập tài liệu báo cáo.
Được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên của công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long Computer Và đặc biệt em xin trân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn: TS Trịnh Viết Giang đã hướng dẫn tận tình để
em nhanh chóng xác định mục tiêu cụ thể của bài báo cáo và tiến hành thu thập số liệu từ công ty một cách hiệu quả
Trong bài báo cáo thực tập, em đã cố gắng trình bày 1 cách súc tích, chính xác
và trung thực Dù đã có cố gắng, xong bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Vậy nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ cácthầy cô để em có thể hoàn thành bài báo cáo 1 cách tốt nhất
Bố cục bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thăng Long Computer
Phần II: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh vốn bằng tiền của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thăng Long
Computer
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác vốn bằng tiền tại công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên Thăng Long Computer
Trang 7PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG COMPUTER
1.1 Thông tin cơ bản về công ty
Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG COMPUTER
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: Kinh doanh các loại máy móc,
thiết bị thuộc công nghệ thông tin (Phụ lục 1.1)
Giấy phép kinh doanh của công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long Computer
(phụ lục 1.2)
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2011: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thăng Long
Computer hoạt động trên lĩnh vực chủ yếu là kinh doanh máy tính và các phụ kiện máy tính
Trang 8Kế toán – Thuế: Bà Phạm Thị Thanh Huế là sáng lập viên đồng thời là chủ tịch HĐQT.
Từ năm 2011 đến năm 2015, Công ty dần dần đi vào quy trình hoạt động hiệuquả, song song giữa hoạt động thương mại và dịch vụ Trong các năm này, Công ty đã có những bước tiến vững chắc, đạt được những thành tựu ñầu tiên trên mảng dịch vụ kinh doanh máy tính, đồng thời đi vào các hoạt động
thương mại kinh doanh khác vào ổn định với những khách hàng và nhà cung cấp, các đối tác kinh doanh trên địa bàn Hòa Bình và các tỉnh thành khác.Năm 2016: Mở rộng các phòng ban trong công ty để đảm bảo được các quy trình hoạt động được diễn ra bài bản và theo đúng quy trình, hoạt động
chuyên biệt về những lĩnh vực kinh doanh khác như sản xuất dây cáp, sợi cáp quang Bên cạnh đó là in ấn hay nhưng dịch vụ liên quan đến in
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: Kinh doanh các loại máy móc, thiết bị thuộc công nghệ thông tin
Trang 9 Thay mặt Công ty trực tiếp ký kết các hợp ñồng kinh tế.
Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ñối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
Phòng Tài chính - Kế toán
Theo dõi toàn bộ quá trình kinh doanh, công nợ, các khoản ñầu tư, phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty thông qua việc ghi chép sổ sách, phần mềm chuyên dụng kế toán
Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các bộ phận phần hành của công ty thực hiện các công tác tài chính kế toán theo ñúng quy ñịnh của Luật kếtoán và các văn bản pháp luật hiện hành khác
Kết hợp với các phòng ban khác đảm bảo đầy đủ nguồn vốn hoạt ñộng
và việc tính toán giá thành các hợp ñồng dịch vụ, hàng hóa
Phòng Hành chính – Nhân sự
Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng, nhằm ñáp yêu cầu nhân lực của các bộ phận
Tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực như tổ chức lao động, quản
lý và bố trí nhân lực, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho nhân viên theo luật và quy chế Công ty
Xây dựng yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, ngoại hình, khả năng làm việc trong kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Xây dựng các bản hợp đồng lao động đối với mỗi nhân viên bộ phận riêng, về định mức lương, thưởng năng suất, phụ cấp làm việc và các khoản phụ cấp khác
Phòng Kinh doanh
Thực hiện các nghiệp vụ thượng mại, tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Trang 10 Điều chỉnh hoạt ñộng kế hoạch sản xuất kinh doanh cân đối, đảm bảo tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng, kiểm tra xác nhận mức hoàn thành
Lập và thực hiện chương trình truyền thông như: khuyến mại, quảng cáo, tài trợ, điều chỉnh giữa các hoạt động này và mô hình hoạt động của công ty
Thiết lập và thực hiện hệ thống thông tin doanh nghiệp, phân tích dữ liệu, lập báo cáo trình ban giám đốc, tham gia cho ban giám đốc về chiến lược marketing trong dài hạn Lên kế hoạch quản lý và phân bổ kinh phí cho các hoạt động marketing
Nghiên cứu thị trường, kết hợp các phương pháp marketing hiệu quả ñểmọi người biết ñến Công ty nhiều hơn
Mỗi phòng ban tuy có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng phục vụ cho công tác kinh doanh và điều hành hoạt động của công ty nhằm đạt hiệu quả cao
1.3 Đặc điểm kênh phân phối của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thăng Long Computer
1.3.1 Cơ cấu kênh phân phối
a Bán buôn
Trang 11Sơ đồ: Quy trình bán buôn
Bán buôn là bán hàng hóa cho các tổ chức bán lẻ, tổ chức kinh doanh sản xuất, tổ chức kinh doanh sản xuất, dịch vụ hoặc các đơn vị xuất khẩu ñể tiếp tục quá trình lưu chuyển hàng buôn đặc điểm của phương thức bán buôn:
Hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện
Hàng hóa ược bán theo lô hàng hoặc đơn hàng giá trị lớn
Giá bán biến động tùy thuộc vào hàng hóa, khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán nhưng thường thấp hơn so với giá thị trường.Bán buôn hàng hóa có hai phương thức chính: Bán buôn qua kho và bán buônvận chuyển thẳng
Bán buôn qua kho: Là phương thức luân chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại mà trong ñó hàng hóa sau quá trình thu mua sẽ tiến hành nhập kho, sau đó mới xuất kho bán hàng hóa cho khách hàng
Bán buôn qua kho được thực hiện qua 2 hình thức sau:
Trang 12Bán buôn qua kho theo hình thức trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hóa giao trực tiếp cho đại diện bên mua Sau khi đã xác nhận đủ số lượng hàng, phẩm chất của hàng hóa, bên mua thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán, hàng hóa được xác định là tiêu thụ.
Bán buôn qua kho theo hình thức gửi bán: Theo phương thức này bên bán hàng chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng Số hàng chuyển ñi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ Chi phí vận chuyển lô hàng do doanh nghiệp thương mại hay bên mua chịu được quy địnhtrên hợp đồng thương mại Nếu doanh nghiệp thương mại chịu, khoản chi phí này sẽ được ghi nhận là chi phí bán hàng
Bán buôn vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng không tiến hành nhập kho hàng hóa mà chuyển bán thẳng cho bên mua Phương thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, tăng tốc độ vận chuyển tiêu thụ hàng hóa
Bán buôn vận chuyển thẳng được thực hiện qua 2 hình thức sau:
Bán buôn vận chuyện thẳng có tham gia thanh toán: Doanh nghiệp phải tổ chức quá trình mua hàng, bán hàng, thanh toán tiền hàng với nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp Hình thức bán buôn này bao gồm bán trực tiếp (giao bán tay ba) và gửi bán
Bán trực tiếp (giao bán tay ba): Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán Sau khi giao nhận,
Trang 13ñại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán, hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ.
Gửi bán: Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua sẽ dùng phương tiện vận tải hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng hóa tới kho người mua hoặc địa điểm cụ thể được quy định trên hợp đồng thương mại với bên mua Hàng hóa được chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi doanh nghiệp nhận thông báo chấp nhận mua hàng từ bên mua thì hàng hóa mới được xác nhận là tiêu thụ
Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại không thực hiện mua hàng và bán hàng mà chỉ ñóng vai trò trung gian môi giới trong quan hệ mua bán, được hưởng hoa hồng môi giới nếu giao dịch mua bán hàng ñược thành lập
Bán buôn có thể giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, ñẩy nhanh vòng quay của vốn do hàng hóa tiêu thụ với số lượng lớn Tuy nhiên với phương thức này doanh nghiệp có thể gặp nguy cơ khủng hoảng thừa trong tiêu thụ do doanh nghiệp bị ngăn cách với người tiêu dùng cuối cùng bởi người mua trung gian hoặc bị chiếm dụng vốn do bên mua thiếu thiện chí, chậm thanh toán gây khó khăn cho doanh nghiệp
b Bán lẻ
Trang 14Sơ đồ: Quy trình bán lẻ
Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc các tổ chức kinh tế mang tính chất tiêu dùng Bán lẻ có đặc điểm hàng hóa ñã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa ñã ñược thực hiện Bán lẻ là bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định
Bán lẻ được thực hiện theo các hình thức sau:
Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Tại điểm bán lẻ, người bán hàng phải ñồng thời thực hiện chức năng nhiệm vụ thu tiền của một nhân viên thu ngân Cuối ca bán nhân viên quầy kiểm hàng, kiểm tiền và lập các báo cáo bán hàng, báo cáo thu ngân và nộp cho kế toán bán lẻ để ghi sổ kế toán
Bán lẻ thu tiền tập trung: Theo hình thức này, quá trình bán hàng được tách ra thành hai giai đoạn, giai đoạn thu tiền và giai đoạn giao hàng Mỗi quầy hàng
có một nhân viên thu ngân làm nhiệm vụ viết hóa đơn, thu tiền Hết ca làm việc hoặc hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hóa đơn giao cho
Trang 15hàng ñã bán trong ngày, trong ca làm việc, lập báo cáo bán hàng nộp về cho
kế toán Nhân viên thu ngân lập báo cáo thu tiền và nộp tiền về cho thủ quỹ
Kế toán bán hàng nhận chứng từ tại quầy làm căn cứ ghi nghiệp vụ bán hàng trong ngày
Bán trả góp: Là hình thức người mua hàng trả ngay một phần tiền hàng và trả góp số tiền còn lại trong nhiều kỳ Trong trường hợp này doanh thu bán hàng vẫn ñược ghi nhận theo doanh thu bán lẻ bình thường, người mua phải chịu một khoản tiền lãi do trả chậm Về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hóa bán trả góp đã được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thutheo giá bán trả ngay, khoản lãi trả chậm ñược ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện và phân bổ trong thời gian trả chậm
c Bán hàng qua đại lý, ký gửi
Sơ đồ: Bán hàng qua đại lý, kí gửi
Trang 16Là phương thức mà bên bán giao hàng cho các đại lý hoặc các đơn vị nhận bán hàng ký gửi Số hàng ký gửi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho ñến khi hàng được tiêu thụ Khi bán được hàng ký gửi, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên nhận ký gửi một khoản hoa hồng tính theo
tỷ lệ phần trăm trên giá ký gửi hàng thực tế ñã bán ñược
Bên giao đại lý: Là các doanh nghiệp thương mại, sau khi xuất hàng hóa tại kho hoặc sau khi mua hàng với nhà cung cấp, hàng hóa sẽ được vận chuyển thẳng đến các đơn vị nhận ký gửi hoặc đại lý Số hàng hóa này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được coi là hàng gửi bán Khi nhận được thông báo và tiền do ñại lý thanh toán hoặc thanh toán định kỳ giữa hai bên thì hàng hóa xuất kho ñược coi là tiêu thụ, không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Doanh nghiệp căn cứ vào hóa ñơn bán hàng của đại lý, hóa ñơnhoa hồng, thực hiện xuất hóa ñơn và ghi nhận kết quả bán hàng trên phần hàng đã bán tại ñại lý
Bên nhận đại lý: Là các ñơn vị nhận bán hàng ký gửi, các đại lý Sau khi tiếp nhận hàng hóa và ký xác nhận hàng với doanh nghiệp thương mại, hàng hóa ñược bày bán tại các đơn vị này Khi đại lý bán được hàng hóa, xác định số hoa hồng được hưởng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán của hàng hóa, được quy định trên hợp đồng thương mại, bên nhận đại lý tiến hành lập hóa đơn GTGT số hoa hồng mà đại lý được hưởng thực tế, ghi giảm công nợ phải trả cho doanh nghiệp thương mại
1.3.2 Quy trình kinh doanh
a Quy trình mua (Nhập khẩu)
Trang 17Sơ đồ: Quy trình nhập khẩu hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên Thăng
Hồ sơ tình hải quan bao gồm:
- Tờ khai hàng hoá nhâ ̣p khẩu
Trang 18- Hoá đơn thương mại, 1 bản sao.
- Vâ ̣n đơn (Bill of Lading), 1 bản sao
- Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên ngành hoă ̣c giấy miễn kiểm tra
- Tờ khai trị giá
Chứng từ chứng nhâ ̣n xuất xứ hàng hoá
Đối tượng thực hiê ̣n làm thủ tục: Cá nhân hoă ̣c đại diê ̣n tổ chức
Cơ quan thực hiê ̣n thủ tục hành chính: Chi cục hải quan
Quy trình đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy tính nhâ ̣p khẩu
Mă ̣t hàng máy tính xách tay, laptop bắt buô ̣c ohair dán nhãn năng lượng Nô ̣i dung này đã được quy định rõ trong Quyết định 04/2017/QĐ-TTg
Đồng thời, căn cứ nô ̣i dung Thông tư 36/2016/TT-BCT, trước khi đưa sản phẩm ra kinh doanh trên thị trường, doanh nghiê ̣p bắt buô ̣c phải lâ ̣p mô ̣t bô ̣ hồ
sơ đăng ký dán nhãn năng lượng Hồ sơ này sẽ được trình lên Bô ̣ Công
thương
- Hồ sơ sẽ bao gồm các chứng từ, giấy tờ sau:
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho thiết bị
- Kết quả thử nghiê ̣m do tổ chức thử nghiê ̣m cấp
- Nhãn phụ của sản phẩm
- Mẫu dán năng lượng dự kiến
- Giấy chứng nhâ ̣n đăng ký kinh doanh đã công chứng, nô ̣p bản sao
Trang 19Quản lý nhập hàng: Xử lý quy trình nhập hàng: Kế hoạch nhập hàng → Đơn đặt hàng → Bộ phận kiểm duyệt kế hoạch duyệt đơn hàng → Chốt đơn hàng → Cập nhật thông tin hàng trên đường đi → Kiểm duyệt và nhậphàng về kho → Công nợ/ Thanh toán Hỗ trợ Nhập kho
Trang 20Kiểm tra nhanh lượng tồn kho khả dụng của các mặt hàng trên hóa đơn bán hàng, tự động yêu cầu và xác nhận lấy hàng ở kho khác bổ sung nếu thiếu Hỗ trợ kiểm tra nhanh công nợ khách hàng ngay trong khi lập đơn bán hàng.
Theo dõi doanh số bán hàng theo từng nhân viên, tính thưởng cho nhân viên theo doanh số
Quản lý bán máy tính laptop
Quản lý bán lẻ:
Xử lý quy trình bán hàng: Đơn đặt hàng → Kiểm duyệt → Hóa đơn bán lẻ
→ Xuất kho → Công nợ/ Thanh toán
Quản lý bán hàng phân phối: Xử lý quy trình bán hàng: Đơn bán hàng (SO) → Kiểm tra tồn kho và công nợ → Kiểm duyệt đơn hàng → Chốt đơn hàng → Lập phiếu bán buôn → Xuất hóa đơn → Cập nhật tình hình hàng trên đường đi → Theo dõi công nợ và thanh toán
Quản lý giá toàn hệ thống: Quản lý giá thống nhất trên toàn bộ các chi nhánh hoặc giá khác nhau ứng với mỗi chi nhánh, cùng một mặt hàng tại các chi nhánh có thể khác giá nhau Hỗ trợ thay đổi và đồng bộ hóa giá cả trên toàn hệ thống
1.4 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer
Bảng 1.1 – Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm
Trang 21Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Doanh thu 4.945.734.323 5.681.546.384 6.256.536.803 735.812.061 15 574.990.419 10 Doanh thu thuần 4.945.734.323 5.681.546.384 6.256.536.803 735.812.061 15 574.990.419 10 Giá vốn hàng bán 2.698.496.848 3.190.008.909 3.864.999.328 491.512.061 18 674.990.419 21 Lợi nhuận gộp 2.247.237.475 2.491.537.475 2.391.537.475 244.300.000 11 (100.000.000) -4 Doanh thu từ hoạt
TNDN
1.360.265.509 1.803.557.220 1.714.078.518 443.291.711 33 (89.478.701) -5
Trang 22Nguồn VCSH 3.594.321.259 3.985.621.356 4.596.781.179 391.300.097 11 611.159.823 15
Tổng tài sản
3,865,148,653.0
0
4,289,763,513.00
5,548,963,574.00
424,614,860.00 11%
1,259,200,061.0
ROA
2.84
2.38
3.24
0.32
0.27
0.45
0.37
Trang 23
Nhận xét:
Có thể thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer dần được cải thiện trong những năm trờ lại đây mặc dù dịch Covid 19 vẫn đang để lại dư âm khá phức tạp cho ngành buôn bán Doanh thu của năm 2020 tăng 735.812.061 VND so với năm 2019 tươngđương với sự tăng trưởng là 15% trong khi đó doanh thu của năm 2021 tăng lên 574.990.419 VND so với năm 2020 tương ứng với 10% Trong những năm vừa qua, mặc dù đất nước phải chịu tác động nặng nề của Covid 19 song doanh thu của công ty được coi là tăng trưởng khá đều Trong khi đó, giá vốn hàng bán cũng được ghi nhận là đem lại những con số khá khả quan khi năm
2021 giá vốn hàng bán tăng lên 674.990.419 VND tương ứng với 21%
Ngược lại, lợi nhuận gộp lại có xu hướng giảm khi năm 2020 tăng 244.300.000 VND tương ứng với 11% so với 2019 thì năm 2021 lại giảm 100.000.000 VND so với năm 2020 Lợi nhuận sau thuế TNDN, chi phí thuế TNDn, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đều được ghi nhận mang xu hướng giống nhau khi năm 2020 tăng nhưng đến năm 2021 lại giảm Bên cạnh đó phải kể đến số người lao động cũng giảm đi đáng kể trong những năm vừa qua do tác động của đại dịch Civid 19 và công ty cũng phải cắt giảm nhân sự
để đảm bảo hoạt động tài chính của công ty
1.5 Những vấn đề chung về công tác kế toán của công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer
1.5.1 Chế độ chính sách kế toán
Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính Hệ thống chứng từ kế toán của công ty TNHH 1 thành viên Thằn Long Computer
Áp dụng theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành
Mẫu Chứng từ kế toán tiền lương( phụ lục 1.5)
Chứng từ kế toán hàng tồn kho ( phụ lục 1.6)
Chứng từ kế toán bán hàng (phụ lục 1.7)
Trang 24Chứng từ kế toán tiền tệ (phụ lục 1.8)
Chứng từ kế toán tài sản cố định (Xem tại phụ lục 1.9)
Ví dụ: phương pháp tính giá gốc hàng tồn kho, phương pháp xác định phần công việc hoàn thành của dịch vụ cung cấp trong nhiều kì kế toán, phương pháp kế toán chi phí đi vay
Tính nhất quán của chính sách kế toán
Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán nhất quán đối với các giao dịch, sự kiện tương tự
Trừ khi có chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc cho phép phân loại các giao dịch, sự kiện tương tự thành các nhóm nhỏ và áp dụng chính sách kế toán khác nhau cho các nhóm này Trường hợp này, một chính sách kế toán phù hợp sẽ được lựa chọn và áp dụng nhất quán đối với mỗi nhóm
Thay đổi chính sách kế toán
- Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi:
+ Có sự thay đổi theo qui định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
+ Có sự thay đổi sẽ dẫn đến BCTC cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp hơn về ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính, kếtquả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp
- Những vấn đề sau đây không phải là thay đổi chính sách kế toán:
+ Việc áp dụng một chính sách kế toán cho các giao dịch, sự kiện có sự khác biệt về cơ bản so với các giao dịch, sự kiện đó đã xảy ra trước đây
Trang 25+ Việc áp dụng các chính sách kế toán mới cho các giao dịch, sự kiện chưa phát sinh trước đó hoặc không trọng yếu
- Việc áp dụng các thay đổi trong chính sách kế toán được thực hiện trong cáctrường hợp sau:
+ Trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện việc thay đổi chính sách kế toán
do áp dụng lần đầu các quy định của pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế
độ kế toán mà đã có các hướng dẫn chuyển đổi cụ thể hiện theo hướng dẫn đó+ Trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện việc thay đổi chính sách kế toán
do áp dụng lần đầu các qui định của pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế
độ kế toán mà không có qui định về hồi tố thì được áp dụng phi hồi tố chính sách kế toán đó
+ Trường hợp doanh nghiệp tự nguyện thay đổi chính sách kế toán thì phải ápdụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế toán đó
1.5.2 Hệ thống chứng từ
Nghiệp vụ mua nguyên vật liệu, hàng hóa.
Mua hàng hóa, nguyên vật liệu trong nước
Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng mua bán hàng hóa) giữa hai bên
Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào
Chứng từ thanh toán cho người bán
Phiếu chi: đối với hóa đơn có tổng giá thanh toán dưới 20 triệu đồng
Ủy nhiệm chi hoặc chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: đối với hóa đơn
có tổng giá thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên
Phiếu nhập kho vật liệu, hàng hóa
Trang 26Ngoài ra có thể có thể kèm theo):
Phiếu xuất kho của bên bán hàng
Biên bản bàn giao hàng hóa
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Giấy báo nợ
Hóa đơn thương mại Đây là chứng từ do người xuất khẩu phát hành để báo thu tiền người mua cho hàng hóa đã bán theo những điều khoản được thỏa thuận trong hợp đồng
Chứng từ nộp thuế khâu nhập khẩu
Phiếu nhập kho vật tư
Các hóa đơn dịch vụ liên quan đến hoạt dộng nhập khẩu như : bảo hiếm, vận tải quốc tế, vận tải nội địa, kiểm hóa, nâng hạ, phí chứng từ, lưu kho … Mỗi nghiệp vụ nhập khẩu thì tập hợp đầy đủ 01 bộ chứng từ theo dõi riêng
Bán hàng hóa, dịch vụ
Hàng hóa bán trong nước
Trang 27Hoá đơn GTGT (áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
Hoá đơn bán hàng (áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh những mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT)
Phiếu xuất kho hay Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Có thể linh động tùy theo đơn vị hoặc theo các mẫu khác nhau Nếu doanh nghiệp có bán hàng qua các đại lý thì dùng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
Báo cáo bán hàng; Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ; Bảng thanh toán hàng đại lý (ký gửi) Những báo cáo này cũng phụ thuộc vào yêu cầu và quy trình của từng công ty sẽ có những thay đổi khác nhau
Thẻ quầy hàng; Giấy nộp tiền; Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày.Các Biên bản thừa thiếu hàng, Biên bản giảm giá hàng bán, Biên bản hàng bán bị trả lại… và các loại biên bản khác theo yêu cầu cụ thể của từng đơn vị.Phiếu thu, giấy báo Có…
Các chứng từ liên quan khác tùy từng lĩnh vực và quy trình của doanh nghiệp
1.5.3 Hệ thống tài khoản
Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác
Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào Ngân hàngphải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái ngày giao giá hốiđoái tại ngày giao dịch (Tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao
Trang 28dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán.
Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt, gửi vào Ngân hàng hoặc thanh toán công nợ ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ raĐồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán Bên Có các TK 1112,
1122 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức
sử dụng trong kế toán theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 hoặc TK 1122 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh (như một loại hàng hoá đặc biệt).Nhóm Tài khoản Vốn bằng tiền có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ngoãi tệ ra Đồng Việt Nam, đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo nguyên tệ Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phản ánh số chênh lệch này trên các TK doanh thu, chi phí tài chính (nếu phát sinh trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, kể cả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) hoặc phản ánh vào TK 413 (Nếu phát sinhtrong giai đoạn đầu tư xây dưng cơ bản - giai đoạn trước hoạt động) Số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lạitheo tỷ giá gao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm lập báo cáo tài chính năm
Ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007
“Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán)
Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Trang 29Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách,phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại Giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đáquý được tính theo giá thực tế (giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán) khi tínhgiá xuất của vàng, bạc, kim khí quý, đá quý có thể áp dụng 1 trong 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho.
Nhóm Tài khoản 11 - Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:
- Tài khoản 111 - Tiền mặt;
- Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng;
- Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển
1.5.4 Hệ thống báo cáo
- Kỳ lập báo cáo: Công ty lập BCTC theo kỳ kế toán năm
- Nơi gửi báo cáo: Chi chục thuế Huyện Lạc Sơn- Tỉnh Hòa Bình
- Trách nhiệm lập BCTC:
+ Giám đốc là người chịu trách nhiệm lập và trình bày BCTC
+ Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn
vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
- Các loại báo cáo tài chính:
Công ty thực hiện lập báo cáo tài chính hàng năm theo đúng chế độ kế toán hiện hành, gồm các loại báo cáo sau:
+ Bảng cân đối tài khoản
+ Báo cáo tình hình tài chính
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 30+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân theo các quy định tại chuẩn mực kế toán “trình bày báo cáo tài chính” và các chuẩn mực khác có liên quan Toàn bộ thông tin quan trọng phải được giải trình cụ thể để người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp
Theo chuẩn mực kế toán, việc trình bày báo cáo tài chính phải tuân theo các quy tắc sau:
- Đảm bảo hoạt động liên tục:
+ Khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của mình Báo cáo tài chính cần lập dựa trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục, và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần (trừ khi doanh nghiệp có ý định hoặc buộc phải ngừng hoạt động, thu hẹp đáng kể về quy mô hoạt động)
+ Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, người đứng đầudoanh nghiệp cần dự đoán mọi thông tin tối thiểu 12 tháng tiếp theo kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán
kỳ kế toán liên quan
+ Chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí
Trang 31- Tính nhất quán: Cách trình bày, phân loại khoản mục trong BCTC phải nhất quán, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất của các hoạt động doanh nghiệp, hoặc khi cần thiết phải thay đổi trình bày các giao dịch và sự kiện chohợp lý hơn; hoặc có sự thay đổi về chuẩn mực kế toán, yêu cầu phải có sự thay đổi trong việc trình bày BCTC.
+ Cách xác định khoản mục trọng yếu: Tùy theo tình huống cụ thể, tính chất
và quy mô của các khoản mục sẽ là nhân tố quyết định tính trọng yếu
- Tính bù trừ:
+ Doanh nghiệp cần trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công
nợ trên BCTC, không được tự ý bù trừ (trừ khi chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ)
+ Các khoản chi phí, doanh thu chỉ được bù trừ khi được quy định tại chuẩn mực kế toán khác Hoặc các khoản lãi lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện tương tự nhau mà không quan trọng
+ Các loại tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng Việc bù trừ sẽ khiến người đọc BCTC không hiểu được toàn bộ giao dịch, khó có thể dự tính luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp
Trang 32Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp (kiêm kế toán tiền lương, TSCĐ và thuế)
Kế toán
tiền và
công nợ
Kế toánbán hà ng
kho
Kế toánkho
Trang 33Phụ trách tổng hợp, đối chiếu, kiểm tra số liệu từ chứng từ và số liệu mà các
kế toán phần hành khác gửi lên
Cuối kỳ thực hiện tính và phân bổ tiền lương, khấu hao TSCĐ, công cụ dụng
cụ, các khoản trích theo lương cho công nhân viên trong công ty và thực hiện các bút toán kết chuyển cuối kỳ khác
Lập báo cáo kê khai, quyết toán thuế và các báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính và báo cáo kế toán theo định kỳ hàng tháng, quý, năm để chuyển cho kếtoán trưởng xem xét và trình lên Giám Đốc
Kế toán tiền và công
nợ: Hàng ngày phải theo dõi việc cập nhật sổ sách, báo cáo tình hình chi tiết các
khoản vốn vay, công nợ tại công ty, kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ các chứng từ liên quan ñến công nợ trước khi trình ký Cuối tuần, cuối tháng lập báo cáo nợ và các khoản phải thu trình lên kế toán trưởng và các bộ phận liên quan
- Căn cứ các hóa đơn, chứng từ kế toán phát sinh về các khoản thu, chi tiền và
các khoản thanh toán, người làm kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại chứng
từ, ghi sổ kế toán Lập các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt nếu có các nghiệp vụthanh toán ngay bằng tiền mặt tại Công ty
Kế toán bán hàng:
- Căn cứ vào các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế và bảng danh mục hàng
hóa, kế toán bán hàng lập hóa đơn GTGT gồm 3 liên Căn cứ vào các hóa ñơn này kế toán ghi nhận nghiệp vụ, phản ánh trên sổ nhật ký chung và sổ chi tiết doanh thu theo từng mặt hàng Cuối ngày, lập bảng kê chi tiết các hóañơn GTGT và tổng giá trị hàng bán
Thủ quỹ:
Trang 34- Giữ quỹ tiền mặt và chịu trách nhiệm về những mất mát xảy ra và phải bồi
thường số tiền thất thoát ðảm bảo số dư tiền mặt tại quỹ luôn luôn khớp với
số sư tại sổ quỹ tiền mặt
- Chi tiền khi có đầy đủ chứng từ, văn bản kèm theo, có phê duyệt của người
có thẩm quyền Kiểm soát chính xác số tiền thu, chi để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt
Thủ kho:
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm soát việc sắp xếp lô hàng khi hàng
nhập và xuất kho vào ñúng nơi quy định, đảm bảo việc xếp dỡ không làm tổnhại ñến hàng hóa trong kho
- Hàng ngày kiểm tra số lượng, chủng loại hàng hóa nhập xuất tồn kho theo
chứng từ Lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ lưu trữ và bảo quản hàng hóa
- Cuối tháng, lập báo cáo nhập xuất tồn kho Tham gia kiểm kê, ñối chiếu số
liệu nhập xuất với kế toán kho Chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê, ñề xuất các biện pháp xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế
Kế toán kho:
- Chịu trách nhiệm ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến hàng hóa, giá trị các lô hàng gửi bán đồng thời phản ánh vào sổ cái tương ứng khi các nghiệp vụ phát sinh
- Theo dõi sự biến động của các hàng hóa tương đương trên thị trường, ñề xuất
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho kịp thời khi giá thị trường thấp hơn giá ghi sổ kế toán
- Định kỳ hàng kỳ, hàng tháng kiểm kê đối chiếu với sổ sách của thủ kho ñồng
thời lập báo cáo hàng tồn kho hàng ngày
Trang 35Công ty Phòng kế toán là nơi tham mưu cho bộ phận quản lý bảo
vệ tài sản của công ty Hơn thế nữa phòng KT cung cấp cho bộ
phận quản lý những thông tin, số liệu thực tế theo chế độ KT-TC
hiện hành.Từ đó, đưa ra những chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt
động của công ty, giúp bộ phận quản lý phân tích BCTC
Trang 36
-PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG COMPUTER
2.1 Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer
2.1.1 Cơ chế, nguyên tắc của kế toán vốn bằng tiền
2.1.1.1 Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền
Lập các phiếu thu, phiếu chi với các chữ ký đầy đủ theo quy định của những chứng từ kế toán khi phát sinh mọi hoạt động thu và chi trong doanh nghiệp.Các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ phải được kế toán ghi chép cẩn thận mỗi ngày theo đúng trình tự Sau đó, tính toán ra số tiền tại mọi thời điểm có trong quỹ doanh nghiệp và ở mỗi tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu
Thực hiện hạch toán và quản lý các khoản tiền được ký cược và ký quỹ của các doanh nghiệp khác tại doanh nghiệp như tiền của chính doanh nghiệp.Đối với các giao dịch không phải bằng tiền Việt Nam, kế toán cần phải đổi đồng ngoại tệ ấy sang tiền Việt theo tỷ giá ngân hàng tại thời điểm đổi với nguyên tắc như sau:
Bên Nợ: áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế
Bên Có: áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền
Số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ phải được kế toán đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính
2.1.1.2 Phân loại vốn bằng tiền
Theo hình thức tồn tại
Vốn bằng tiền được phân chia thành 3 loại:
- Tiền Việt Nam: Là loại tiền phù hiệu Được sử dụng làm phương tiện giao
dịch chính thức với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Trang 37Ngoại tệ: Là loại tiền phù hiệu Được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam như đồng Đô la Mỹ (USD), đồng tiền chung châu Âu (EURO), đồng yên Nhật (JPY),…
- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Là các loại tiền thực chất Tuy nhiên, loại
tiền này không có khả năng thanh khoản cao Nó được sử dụng chủ yếu về mục đích cất trữ Mục tiêu đảm bảo một lượng dự trữ an toàn trong nền kinh
tế hơn là vì mục đích thanh toán trong kinh doanh
Thông thường, hầu hết các doanh nghiệp sẽ giao dịch bằng tiền Việt Nam Giao dịch bằng ngoại tệ chỉ có ở các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến đối tác ở nước ngoài Việc giao dịch bằng vàng bạc, kim khí quý hay đá quý gần như không có
Theo trạng thái tồn tại
Với cách phân loại này thì vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các khoản sau:
- Vốn bằng tiền được bảo quan tại quỹ của doanh nghiệp gọi là tiền mặt.
- Tiền gửi tại các ngân hàng, các tổ chức tài chính, kho bạc nhà nước gọi
chung là tiền gửi ngân hàng
- Tiền đang chuyển: Là tiền trong quá trình trao đổi mua bán với khách hàng
hay nhà cung cấp Phần tiền đang trong quá trình giao dịch, chưa đi đến tài khoản của khách hàng, đối tác hay nhà cung cấp thì được gọi là tiền đang chuyển
Lưu ý: Trong hệ thống tài khoản kế toán thì có tài khoản 113 để hạch toán tiền đang chuyển Tuy nhiên, trong công việc thực tế thì hầu như chúng ta không hạch toán tài khoản tiền đang chuyển
2.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer
1 Trình tự luân chuyển chứng từ thu tiền mặt
Trang 38+ Khi có người thực hiện nộp tiền mặt vào công ty, Kế toán viết phiếu thu (viết 3 liên)
+ Sau đó chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt (ký cả 3 liên)
+ Kế toán chuyển liên 2,3 cho thủ quỹ Thủ quỹ ký nhận vào phiếu thu.+ Chuyển phiếu thu cho người nộp tiền ký nhận Người nộp tiền giữ lạiliên 3, còn liên 2 được chuyển trả cho thủ quỹ Thủ quỹ thực hiện ghi
sổ quỹ tiền mặt
+ Thủ quỹ chuyển lại liên 2 cho kế toán đẻ kế toán dùng làm căn cứ ghi
sổ tiền mặt Kế toán co trách nhiệm lưu giữ phiếu thu
Người nộp tiền
Thông báo nộp tiền
Ký phiếu thu
và nộp tiền
Kế toán thanh toán
Lập phiếu thu
Nhận lại phiếu thu
Ghi sổ kế toán tiền mặt
Kế toán trưởng
Ký duyệt thu
Thủ quỹ
Nhận phiếu thu và thu tiền
Ghi sổ quỹ
( Nguồn Phòng Kế toán - Công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long
Computer)
Sơ đồ 2 1- Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán thu tiền mặt
Trình tự luân chuyển chứng từ thu tiền gửi ngân hàng
Trang 39+ Ngân hàng chuyển Ủy nhiệm chi cho kế toán của công ty nhận Cuối ngày, ngân hàng phát hành giấy báo số dư
+ Kế toán công ty ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng và thực hiện lưu giữ chứng từ Quy trình luân chuyển kết thúc
( Nguồn Phòng Kế toán - Nguồn Phòng Kế toán - Công ty TNHH 1
thành viên Thăng Long Computer)
Sơ đồ 2 2 - Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán thu tiền gửi
Trình tự luân chuyển chứng từ chi TGNH
+ Kế toán tiền gửi ngân hàng viết ủy nhiệm chi (Ủy nhiệm chi) (3 liên) + Kế toán trưởng, chủ tài khoản ký ủy nhiệm chi (3 liên)
+ Kế toán tiền gửi nhận lại Ủy nhiệm chi, chuyển ra ngân hàng
+ Ngân hàng làm thủ tục và giữ lưu 1 bản ủy nhiệm chi, 1 bản gửi cho đơn
vị hưởng tiền, 1 bản giao lại cho kế toán công ty Kế toán công ty thực hiện ghi sổ Ngân hàng phát hành giấy số báo dư cuối ngày
+ Kế toán tiền gửi ghi sổ và chuyển Ủy nhiệm chi cho bộ phận liên quan + Bộ phận kế toán liên quan ghi sổ, sau đó chuyển trả Ủy nhiệm chi cho kế toán tiền gửi
+ Ngân hàng phát hành giấy báo số dư TK cuối ngày
Trang 40+ Kế toán tiền gửi lưu chứng từ Quá trình luân chuyển kết thúc.
( Nguồn Phòng Kế toán - Công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long
Computer)
Sơ đồ 2 3 - Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi tiền gửi
2.1.3 Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thăng Long Computer
Tại Công ty TNHH Một Thành Viên chỉ có tiền mặt là Đồng Việt Nam không
có ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý
Tài khoản kế toán sử dụng trong Công ty TNHH 1 thành viên Thăng Long Computer là:
+ TK 111- Tiền mặt
Tk 111 có 2 tài khoản cấp 2:
+ TK 1111 - Tiền Việt Nam: Dùng để phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ Tiền