1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị lạm dụng tình dục và các mô hình can thiệp

49 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị lạm dụng tình dục và các mô hình can thiệp
Tác giả Nguyễn Thị Cúc, Đinh Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thị Hậu, Nguyễn Thị Thảo
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Như Trang
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Công tác xã hội với trẻ em
Thể loại dự án nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 651,81 KB

Cấu trúc

  • Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG (5)
    • 1. Lý do chọn đề tài (5)
    • 2. Tổng quan tài liệu (5)
    • 3. Phạm vi đề tài (18)
  • Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH (18)
  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẺ EM VÀ ẢNH HƯỞNG TÂM LÝ Ở TRẺ EM BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC (18)
    • 1.1. Khái niệm (18)
    • 1.2. Các lý thuyết áp dụng (19)
  • Chương 2. CÁC MÔ HÌNH CAN THIỆP VỚI TRẺ BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC (24)
    • 2.1. Liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào chấn thương (TF - CBT) (24)
    • 2.2. Liệu pháp xử lý nhận thức (CPT - SA) (30)
    • 2.3. Mô hình nhận thức - hành vi tích hợp của Joseph và cộng sự (1995) (31)
    • 2.4. Trị liệu nhóm (33)
  • CHƯƠNG 3: CÁC KỸ THUẬT, BÀI TẬP CAN THIỆP (35)
    • 3.1. Liệu pháp Chuyển động Khiêu vũ (Dance Movement therapy - DMT).32 3.2. Vẽ trị liệu nghệ thuật (35)
    • 3.3. Làm mặt nạ để nhận dạng và thể hiện cảm xúc (38)
    • 3.4. Tô màu cho thế giới của tôi (38)
    • 3.5. Chinh phục quái vật (38)
    • 3.6. Giả vờ ngủ (39)
    • 3.7. Liệu pháp Chơi không Chỉ đạo (39)
    • 3.8. Liệu pháp Chơi tập trung (39)
    • 3.9. Liệu pháp đọc sách (41)
    • 3.10. Các bài tập thể chất (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN--------DỰ ÁN NHÓM CUỐI KỲHỌC PHẦN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EMẢNH HƯỞNG TÂM LÝ CỦA TRẺ BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC VÀ

GIỚI THIỆU CHUNG

Lý do chọn đề tài

Theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, có 54 điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng Nó cũng giải thích cách người lớn và chính phủ phải làm việc cùng nhau để đảm bảo tất cả trẻ em đều có thể được hưởng tất cả các quyền của mình (UNICEF) Trong đó, theo Luật trẻ em của nước ta (2016), trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

Bảo vệ quyền con người nói chung, đặc biệt là an toàn tình dục của trẻ em là vấn đề rất quan trọng được quy định trong các văn kiện quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia Bảo vệ an toàn tình dục trẻ em được thực hiện bằng các biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp hình sự, tức là xử lý bằng biện pháp trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm an toàn tình dục đối với trẻ em (Trần Văn Độ, 2020). Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công an, chỉ tính riêng năm 2020 cả nước phát hiện 1.945 vụ, xâm hại 2.008 trẻ em (trong đó lạm dụng tình dục 1.349 vụ, 1.576 trẻ em bị lạm dụng tình dục) Trẻ em sau khi bị lạm dụng tình dục luôn phải chịu những Trong đó, tổn thương tâm lý khiến trẻ bị lạm dụng tình dục lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn, xấu hổ, trầm cảm, trở nên sống khép kín, mất tự tin, và tất cả biểu hiện này có thể kéo dài nhiều năm, có khi trong cả cuộc đời (Hornor, 2010) Những tổn thương tâm lý của trẻ bị lạm dụng tình dục luôn đa dạng và ngày càng nảy sinh nhiều biểu hiện mới theo sự phát triển của xã hội cũng như trong những bối cảnh xã hội khác nhau (Collin-Vézina et al., 2013) Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị lạm dụng tình dục và các mô hình can thiệp”

Tổng quan tài liệu

Chúng tôi đã tìm hiểu và phân tích các tài liệu liên quan đến vấn đề trẻ bị lạm dụng tình dục, những ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị lạm dụng tình dục và các mô hình can thiệp Về thực trạng trẻ em bị lạm dụng tình dục , theo Bộ Lao động Thương binh và xã hội: Hiện nay, bạo lực và xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em vẫn là vấn đề xảy ra ở mọi quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới Ước tính toàn cầu có khoảng 150 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai là nạn nhân của bạo lực và xâm hại tình dục Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tỷ lệ trẻ em bị bạo lực và xâm hại cao Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó hơn60% trẻ em bị xâm hại tình dục Bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội Tuy nhiên, tại Việt Nam, công tác thống kê các vụ lạm dụng tình dục trẻ em còn nhiều thiếu sót Hầu như không có con số thống kê chính xác cập nhật đến thời điểm hiện tại dù các báo cáo của các tổ chức xã hội đều khẳng định tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam là đáng báo động Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, chỉ tính riêng năm 2020 cả nước phát hiện 1.945 vụ, xâm hại 2.008 trẻ em (trong đó lạm dụng tình dục 1.349 vụ, 1.576 trẻ em bị lạm dụng tình dục) Khoảng 97% số vụ được phát hiện những kẻ lạm dụng tình dục có quen biết với nạn nhân Đáng lo ngại hơn, khi xâm hại tình dục trẻ em đã len lỏi và xuất hiện trong cơ sở giáo dục - một môi trường vốn được coi là an toàn, lành mạnh để các em rèn luyện và hoàn thiện nhân cách, người xâm hại lại chính là những người được quyền dạy dỗ nhân cách cho chính các em (Thanh Trang, 2022) Theo thống kê từ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, trong 6 tháng đầu năm 2021, Tổng đài đã tiếp nhận 171.019 cuộc gọi đến, trong đó có

706 ca phải hỗ trợ, can thiệp (tăng 299 ca so với cùng kỳ năm trước) Trong các ca hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em, có 362 ca bạo lực trẻ em, chiếm 51,27% (cao hơn cùng kỳ năm 2020 là 167 ca, tương đương 3,36%); 122 ca xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 17,28% (tăng hơn cùng kỳ năm trước 13 ca) Đối với các ca bị xâm hại tình dục, có 71 ca hiếp dâm trẻ em, chiếm 58,2% (tăng 16 ca so với cùng kỳ 2020), 51 ca dâm ô trẻ em, chiếm 25,4% (tăng 21 ca so với cùng kỳ năm 2020).Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục bởi bạn bè, người quen chiếm 31,1%; bởi người thân trong gia đình vẫn tương đối cao, chiếm 23,8% (tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020).

Về phân loại và các hình thức lạm dụng tình dục , theo New World Encyclopedia

“Sexual Abuse”, lạm dụng tình dục trẻ em là một thuật ngữ chung mô tả các hành vi phạm tội hình sự và dân sự trong đó người lớn tham gia vào hoạt động tình dục với trẻ vị thành niên hoặc lợi dụng trẻ vị thành niên nhằm mục đích thỏa mãn tình dục Thuật ngữ này bao gồm nhiều loại tội phạm tình dục, bao gồm hãm hiếp, quấy rối tình dục hoặc bóc lột tình dục Hiếp dâm xảy ra khi người lớn chạm vào trẻ vị thành niên nhằm mục đích thỏa mãn tình dục; ví dụ: hiếp dâm, kê gian và xâm nhập tình dục bằng một vật thể Quấy rối tình dục bao gồm các hành vi phạm tội trong đó người lớn tham gia vào hoạt động không xâm phạm với trẻ vị thành niên nhằm mục đích thỏa mãn tình dục; ví dụ: cho trẻ vị thành niên xem nội dung khiêu dâm hoặc hành vi tình dục của người khác Bóc lột tình dục liên quan đến việc người lớn trở thành nạn nhân của trẻ vị thành niên để thăng tiến, thỏa mãn tình dục hoặc lợi nhuận; ví dụ, bán dâm trẻ em, và tạo ra hoặc buôn bán nội dung khiêu dâm trẻ em Alicia R.Pekarsky (2022) đã chia ra thành các hình thức lạm dụng tình dục chi tiết hơn bao gồm:

 Giao hợp, đó là sự thâm nhập đường miệng, hậu môn hoặc âm đạo.

 Quấy rối tình dục, đó là tiếp xúc với bộ phận sinh dục mà không giao hợp.

 Các hình thức không liên quan đến tiếp xúc cơ thể của thủ phạm, bao gồm phơi bày bộ phận sinh dục của thủ phạm, cho trẻ xem tài liệu khiêu dâm, quan hệ tình dục với hoặc đăng ảnh của trẻ và ép buộc trẻ tham gia vào hành vi tình dục với người khác hoặc để tham gia tạo ra vật chất tình dục.

 Lạm dụng tình dục không bao gồm trò chơi tình dục, trong đó trẻ em gần tuổi và đang phát triển nhìn hoặc chạm vào bộ phận sinh dục của nhau mà không bị ép buộc hoặc ép buộc.

Theo Rainn “Child Sexual Abuse”: Lạm dụng tình dục trẻ em là một hình thức lạm dụng trẻ em bao gồm hoạt động tình dục với trẻ vị thành niên Một đứa trẻ không thể đồng ý với bất kỳ hình thức hoạt động tình dục nào Khi thủ phạm giao cấu với một đứa trẻ theo cách này, họ đang phạm một tội ác có thể để lại hậu quả lâu dài cho nạn nhân trong nhiều năm Lạm dụng tình dục trẻ em không nhất thiết phải bao gồm sự tiếp xúc thân thể giữa thủ phạm và trẻ em Một số hình thức lạm dụng tình dục trẻ em bao gồm (nhưng không giới hạn):

 Chủ nghĩa phô trương hoặc phơi bày bản thân với trẻ vị thành niên.

 Thủ dâm trước mặt trẻ vị thành niên hoặc ép trẻ vị thành niên thủ dâm

 Cuộc trò chuyện tục tĩu, cuộc gọi điện thoại, tin nhắn văn bản hoặc tương tác kỹ thuật số

 Sản xuất, sở hữu hoặc chia sẻ hình ảnh, phim khiêu dâm về trẻ em

 Quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào với trẻ vị thành niên, bao gồm cả âm đạo, miệng hoặc hậu môn

 Bất kỳ liên hệ nào khác có tính chất tình dục liên quan đến trẻ vị thành niên. Lạm dụng tình dục trẻ em cũng được coi là bất kỳ hành vi tiếp xúc tình dục nào với trẻ em (Pcar Learn examples of child sexual abuse) Nó có thể có nhiều hình thức - bao gồm các hành vi thể chất và phi vật chất.

 Hành vi thể chất: Chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ để đạt khoái cảm tình dục hoặc lý do không cần thiết khác; bắt trẻ chạm vào bộ phận sinh dục của người khác; đưa đồ vật hoặc bộ phận cơ thể vào âm hộ hoặc âm đạo, vào miệng hoặc hậu môn của trẻ để đạt khoái cảm tình dục hoặc vì lý do không cần thiết khác

 Hành vi phi thể chất: Cho trẻ tiếp xúc với nội dung khiêu dâm; khuyến khích trẻ thực hiện hành vi tình dục; để lộ bộ phận sinh dục của một người cho trẻ em;thực hiện hành vi tình dục trước sự chứng kiến của trẻ em; chụp ảnh trẻ em trong tư thế gợi dục; nhìn trẻ cởi quần áo hoặc sử dụng phòng tắm mà trẻ thường không biết; sử dụng máy tính, điện thoại di động hoặc phương tiện truyền thông xã hội để thực hiện các hành vi khiêu dâm hoặc vạch trần trẻ em

Lạm dụng tình dục trẻ em cũng được phân chia theo người bị hại và người thực hiện hành vi lạm dụng: Lạm dụng tình dục là hành vi tình dục hoặc hành vi tình dục bị ép buộc đối với phụ nữ, đàn ông hoặc trẻ em mà không có sự đồng ý của họ Lạm dụng tình dục bao gồm lạm dụng phụ nữ, đàn ông hoặc trẻ em bởi một người đàn ông, phụ nữ hoặc trẻ em

Với nhóm chủ đề về những dấu hiệu của trẻ bị lạm dụng tình dục , theo báo Sức khỏe và Đời sống thuộc Bộ Y Tế , trong bài “Ảnh hưởng tâm lý của trẻ em bị lạm dụng tình duc” thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Diệu Anh có đưa ra một số dấu hiệu lâm sàng khi trẻ bị xâm hại tình dục bao gồm:

 Rối loạn giấc ngủ: Thường có ác mộng, trẻ có thể bị thức giấc giữa đêm với tâm trạng hoảng sợ, la hét, khóc thét,

 Rối loạn ăn uống: Nôn mửa, chán ăn hoặc ăn uống vô độ, không kiểm soát

 Chứng lo âu hoặc ám sợ: Chính là trẻ thường không chịu cởi quần áo, không chịu đi vệ sinh ở trường, có xu hướng làm sạch thái quá trong cách lau chùi,

 Triệu chứng trầm cảm: Biểu hiện bằng những triệu chứng như buồn bã, thiếu tự tin, thu mình, tự đánh giá thấp bản thân, khóc không rõ lý do, có ý định tự tử hoặc hành vi tự hủy hoại khác (tự làm đau mình).

 Rối loạn hành vi tổng quát, tranh cãi với người lớn, tranh chấp với bạn bè, có hành vi tăng động bất thường Hành vi trưởng thành giả tạo cũng được coi là dấu hiệu đặc biệt của việc bị lạm dụng tình dục (trẻ đảm nhận vai trò người lớn như mẹ hoặc vợ) Trẻ thỉnh thoảng thể hiện hành vi ấu trĩ.

 Rối loạn thể chất: Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, tiểu dầm, ỉa đùn, đau hoặc ngứa bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, nhức đầu, choáng váng

Phạm vi đề tài

 Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các tài liệu về ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị lạm dụng tình dục, các mô hình, bài tập và các kỹ thuật can thiệp và từ đó đánh giá được những mô hình can thiệp

 Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian là

1 năm từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẺ EM VÀ ẢNH HƯỞNG TÂM LÝ Ở TRẺ EM BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC

Khái niệm

 Khái niệm trẻ em theo quốc tế:

Theo Điều 1 của Công ước về quyền trẻ em năm 1989 có nêu “Trong phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em quy định tuổi thành niên sớm hơn”.

Khái niệm trẻ em có sự khác nhau ở một số tổ chức như Quỹ dân số Liên hiệp quốc (VNFPA), tổ chức lao động quốc tế (ILO) và tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) thì trẻ em là những người dưới 15 tuổi.

 Khái niệm trẻ em theo pháp luật Việt Nam:

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (Luật BVCS&GDTE) có quy định tại Điều 1: “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” Như vậy, căn cứ để xác định trẻ em Việt Nam phải là người có quốc tịch Việt

Nam và ở trong độ tuổi từ 0 đến 16 tuổi

Như vậy, trẻ em có hai đặc trưng: một là công dân Việt Nam và hai là độ tuổi được xác định là dưới 16 Để xác định một người có phải là trẻ em hay không còn phụ thuộc vào luật áp dụng của từng quốc gia quy định về độ tuổi trẻ em Có thể nói, mỗi quốc gia có luật áp dụng khác nhau đều có những quy định về độ tuổi xác định là trẻ em khác nhau.

Theo Adams và Fay (1989), lạm dụng tình dục được hiểu là sự đụng chạm cơ thể một cách miễn cưỡng, trái ý muốn của người khác Thông thường, lạm dụng tình dục được hiểu là trường hợp một người cố tình đụng chạm vào người khác hoặc tìm cách làm cho người khác đụng chạm vào mình một cách miễn cưỡng Ở mức độ nghiêm trọng hơn, lạm dụng tình dục là trường hợp một người tìm cách đụng chạm vào âm đạo của người khác hoặc khiến người khác đụng chạm vào dương vật của mình mặc dù người này hoàn toàn không muốn.

Theo WHO, LDTD trẻ em là “sự tham gia của đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà trẻ không có ý thức đầy đủ, không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lí để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc thuần phong mỹ tục của xã hội” (Johnson, 2004).

Hay theo như Tổng Giáo Phận Seattle (2017) có định nghĩa : “ Lạm dụng tình dục là bất kỳ hình thức tiếp xúc hoặc hành vi tình dục nào liên quan đến trẻ vị thành niên, người lớn dễ bị tổn thương hoặc những người lớn không có sự đồng ý Lạm dụng tình dục có thể bao gồm quan hệ tình dục trực tiếp cũng như ít nhất có những hành vi sau đây:

 Nói những lời không xứng hợp để kích thích;

 Chụp hoặc cho xem các hình ảnh gợi dục rõ rệt đối với trẻ vị thành niên hoặc người lớn dễ bị tổn thương;

 Cho trẻ vị thành niên hoặc người lớn dễ bị tổn thương xem các hình ảnh khiêu dâm hoặc nhìn thấy hoạt động tình dục.

Theo trang Verywellmind.com có định nghĩa “Psychological influence is the process by which one’s thoughts, feelings, or actions are affected by others It can occur in various contexts, such as persuasion, conformity, obedience, group dynamics, social norms, and attitudes Different psychological perspectives have different ways of explaining how and why psychological influence occurs.”

Ta có thể hiểu là: Ảnh hưởng tâm lý là quá trình suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành động của một người bị ảnh hưởng bởi người khác Nó có thể xảy ra trong nhiều bối cảnh khác nhau, chẳng hạn như sự thuyết phục, sự tuân thủ, sự vâng lời, động lực nhóm, chuẩn mực xã hội và thái độ Các quan điểm tâm lý khác nhau có những cách giải thích khác nhau về cách thức và lý do ảnh hưởng tâm lý xảy ra.

Các lý thuyết áp dụng

1.2.1.1 Khái quát về thuyết nhu cầu

Abraham Maslow (1908 - 1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ Ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong tâm lý học và thuyết Nhu cầu với việc đề xuất về Tháp nhu cầu Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới dạng kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp (nhu cầu cho sự tồn tại) thì xếp phía dưới, trong khi nhu cầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cả nhận được coi là quan trọng hơn, giá trị hơn, chúng được xếp ở các thang bậc trên cao của kim tự tháp Theo Abraham Maslow, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động Theo tháp nhu cầu của A Maslow, các nhu cầu gồm có hai cấp: cấp cao và cấp thấp Cấp thấp gồm các nhu cầu sinh học và an ninh, an toàn Cấp cao gồm các nhu cầu xã hội, tự trọng và sự hoàn thiện Sự khác biệt giữa hai loại này là chúng thỏa mãn từ bên trong và bên ngoài của con người Các nhu cầu này được sắp xếp và chia thành năm bậc như sau:

Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Abraham Maslow

Bậc 1: Những nhu cầu về sinh học: là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất đảm bảo cho con người tồn tại Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái, Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất.

Bậc 2: Những nhu cầu về an toàn: khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ có nhu cầu cao hơn Đó là những nhu cầu về an toàn, không bị đe dọa về tài sản, công việc, sức khỏe, tính mạng và gia đình Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống của mình khỏi các nguy hiểm.

Bậc 3: Những nhu cầu về xã hội: là những nhu cầu về tình yêu, được chấp nhận, mong muốn được tham gia vào một tổ chức hay một đoàn thể nào đó Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.

Bậc 4: Những nhu cầu được đánh giá và tôn trọng: khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin Đây là mong muốn của con người khi nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội.

Bậc 5: Những nhu cầu thể hiện bản thân: là những nhu cầu về chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, mong muốn phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ Thuyết nhu cầu của A.Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ “dã man” của con người giảm dần và độ “văn minh” của con người tăng dần. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng Như vậy, theo lý thuyết này, trước tiên các nhà lãnh đạo phải quan tâm đến các nhu cầu vật chất, trên cơ sở đó nâng dần lên các nhu cầu bậc cao.

1.2.1.2 Áp dụng thuyết Nhu cầu phân tích đối tượng là trẻ em bị lạm dụng tình dục

Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản nhất, liên quan đến sự sống còn của con người, như ăn uống, nghỉ ngơi, sinh lý… Trẻ em bị lạm dụng tình dục thường bị xâm phạm đến bộ phận sinh dục, gây ra những tổn thương về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ Do đó, nhu cầu sinh lý của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trẻ khó có thể hướng đến những nhu cầu cao hơn.

Nhu cầu an toàn: Đây là nhu cầu liên quan đến sự an toàn, bảo vệ, ổn định và trật tự của con người Trẻ em bị lạm dụng tình dục thường cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bất an và mất niềm tin vào người lớn, đặc biệt là những người thân trong gia đình hoặc có quen biết với trẻ Trẻ cũng có thể bị đe dọa, bịt miệng hoặc bị dụ dỗ để không kể cho ai biết về sự việc Do đó, nhu cầu an toàn của trẻ bị xáo trộn, khiến trẻ khó có thể cảm thấy yên tâm và hạnh phúc.

Nhu cầu xã hội: Đây là nhu cầu liên quan đến sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ và tham gia vào các nhóm xã hội Trẻ em bị lạm dụng tình dục thường bị cô lập, xa lánh và bị kỳ thị bởi những người xung quanh, đặc biệt là bạn bè và đồng trang lứa. Trẻ cũng có thể bị mất lòng tin vào tình yêu và tình bạn, khó có thể tạo dựng những mối quan hệ lành mạnh và bền vững Do đó, nhu cầu được giao lưu tình cảm, được thuộc về của trẻ bị suy giảm, khiến trẻ khó có thể hòa nhập và thích nghi với xã hội.

Nhu cầu được đánh giá và tôn trọng: Đây là nhu cầu liên quan đến sự tự trọng, tự tôn, tự đánh giá và được người khác đánh giá cao Trẻ em bị lạm dụng tình dục thường bị mất đi lòng tự trọng, cảm thấy xấu hổ, tội lỗi và tự trách mình về những gì đã xảy ra Trẻ cũng có thể bị giảm sự tự tin, khả năng học tập và làm việc, khó có thể đạt được những thành tựu và công nhận từ người khác Do đó, nhu cầu được kính trọng, quý mến của trẻ bị suy yếu, khiến trẻ khó có thể phát huy tiềm năng và khả năng của mình.

Nhu cầu được thể hiện bản thân: Đây là nhu cầu cao nhất, liên quan đến sự phát triển, sáng tạo, tự thực hiện và tự thỏa mãn của con người Trẻ em bị lạm dụng tình dục thường bị ức chế, ngăn cản và hạn chế về sự thể hiện bản thân, khó có thể theo đuổi những ước mơ và mục tiêu của mình Trẻ cũng có thể bị mất đi sự tò mò, hứng thú và niềm vui trong cuộc sống, khó có thể đạt được sự hài lòng và hạnh phúc Do đó, nhu cầu được thể hiện bản thân của trẻ bị giảm thiểu, khiến trẻ khó có thể trở thành người có ích cho xã hội.

Từ phân tích trên, có thể thấy rằng trẻ em bị lạm dụng tình dục là một đối tượng rất dễ bị tổn thương và cần được quan tâm, bảo vệ và hỗ trợ Cha mẹ, gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội cần có những biện pháp phòng ngừa, can thiệp và hỗ trợ kịp thời cho những trẻ bị lạm dụng tình dục, nhằm giúp trẻ khôi phục và phát triển toàn diện các nhu cầu của mình theo thuyết nhu cầu của Maslow.

1.2.2 Thuyết hệ thống sinh thái

1.2.2.1 Khái quát về thuyết hệ thống sinh thái Đại diện cho thuyết hệ thống sinh thái là Siporin, German, Gitterman và Hearn. Thuyết hệ thống sinh thái này nhấn mạnh đến sự tương tác giữa con người với môi trường sinh thái của mình Mỗi con người phụ thuộc vào môi trường xã hội mà họ sinh sống, trong đó sẽ có những mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hệ thống Nên khi can thiệp vào bất cứ điểm nào trong hệ thống thì sẽ tạo ra sự thay đổi trong toàn hệ thống.

Trong lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người đều phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với nhiều yếu tố khác, chứ không chỉ nhìn nhận hay tác động một cách đơn lẻ Hay nói cách khác, lý thuyết này chú ý vị trí của cá nhân trong môi trường sống Con người không sống biệt lập mà luôn sống trong cộng đồng và có tác động qua lại giữa các hệ thống Con người và môi trường có ảnh hưởng lớn đến an sinh cá nhân và an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, để đạt được sự hài hòa giữa cá nhân và môi trường, con người cần được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, khi đó hệ thống cá nhân hoạt động bình thường. Khi tất cả tiểu hệ thống trong một hệ thống có mối quan hệ hài hòa thì hệ thống đó tốt, môi trường xã hội sẽ vận hành tốt khi các hệ thống tương tác phù hợp với nhau (Trịnh Thị Thương, 2014)

1.2.2.2 Áp dụng thuyết hệ thống sinh thái với đối tượng trẻ em bị lạm dụng tình dục

Ta có thể thấy các hệ hệ thống xung quanh trẻ bị lạm dụng tình dục như sau:

CÁC MÔ HÌNH CAN THIỆP VỚI TRẺ BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC

Liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào chấn thương (TF - CBT)

Liệu pháp Hành vi Nhận thức tập trung vào chấn thương (TF-CBT) được phát triển bởi Tiến sĩ Anthony Mannarino, Judith Cohen và Esther Deblinger TF-CBT là phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng đã được đánh giá và cải tiến trong suốt 25 năm qua để giúp trẻ em và thanh thiếu niên phục hồi sau khi gặp phải các sự kiện đau thương trong cuộc sống TF-CBT vừa là sự can thiệp dựa trên giai đoạn vừa dựa trên thành phần.Trọng tâm ban đầu là các kỹ năng ổn định, sau đó là tường thuật và xử lý chấn thương Các thành phần cuối cùng giải quyết vấn đề tích hợp và đóng cửa TF- CBT là một phương pháp điều trị ngắn hạn, có cấu trúc giúp cải thiện hiệu quả một loạt các kết quả liên quan đến chấn thương trong 8-25 buổi với khách hàng và người chăm sóc là trẻ em/thanh thiếu niên TF-CBT cũng giải quyết hiệu quả các tác động chấn thương khác, bao gồm các triệu chứng trầm cảm vầ lo lắng, xấu hổ và khó khăn về hành vi, bao gồm cả các vấn đề về hành vi tình dục Ngoài ra, TF-CBT cải thiện nỗi đau cá nhân của cha mẹ hoặc người chăm sóc tham gia về trải nghiệm đau thương của trẻ, kỹ năng nuôi dạy con cái và các tương tác hỗ trợ với trẻ cũng như giảm các triệu chứng trầm cảm của người chăm sóc (Mannarino & Cohen, 2014).

Các nguyên tắc cốt lõi của TF-CBT là 1) điều trị theo từng giai đoạn và từng thành phần; 2) thứ tự thành phần và tỷ lệ của các pha; 3) việc áp dụng tiếp xúc dần dần với TF-CBT và 4) tầm quan trọng của việc cha mẹ hoặc những người chăm sóc chính khác tham gia điều trị TF-CBT một cách toàn diện

Tính trung thực của mô hình TF-CBT là rất quan trọng để đảm bảo kết quả tích cực Độ trung thực của mô hình TF-CBT bao gồm những điều sau:

 Các thành phần THỰC HÀNH được cung cấp theo thứ tự tuần tự (với sự linh hoạt nhất định trong các kỹ năng ổn định như được chỉ định lâm sàng và giải quyết vấn đề Tăng cường An toàn trước tiên khi phù hợp về mặt lâm sàng);

 Tất cả các thành phần THỰC HÀNH đều được cung cấp (ngoại trừ In vivo Mastery khi điều này không được chỉ định lâm sàng)

 Ba giai đoạn TF-CBT được cung cấp theo tỷ lệ và thời lượng thích hợp Đối với các trường hợp điều trị chấn thương điển hình, thời gian TF-CBT là 12–15 buổi và mỗi giai đoạn điều trị nhận được số buổi điều trị bằng nhau (tức là 4–5 buổi/giai đoạn) Đối với các trường hợp chấn thương phức tạp, thời gian điều trị dài hơn một chút (16–25 buổi) và tỷ lệ điều trị được thay đổi đôi chút với khoảng ẵ thời gian điều trị (8–12 buổi) dành cho kỹ năng ổn định và một phần tư thời gian điều trị (4–6 buổi) dành cho chấn thương các giai đoạn kể chuyện và tích hợp/củng cố, tương ứng, như được mô tả ở phần khác

TF-CBT là phương pháp điều trị kết hợp giữa cha mẹ và con cái Các buổi trị liệu thường kéo dài khoảng một giờ, trẻ và cha mẹ sẽ gặp riêng nhà trị liệu trong 30 phút mỗi lần Sau này trong quá trình điều trị, cha mẹ và con cái sẽ gặp nhà trị liệu hoàn toàn cùng nhau.

Trị liệu thành công đòi hỏi phải xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa giữa nhà trị liệu và tất cả những người tham gia Vì tổn thương có thể làm xói mòn lòng tin nên quá trình này có thể mất thời gian Trẻ em cần cảm thấy mình sẽ được an toàn và hỗ trợ trong quá trình điều trị

Các thành phần chính của TF-CBT có thể được tóm tắt bằng từ viết tắt THỰC HÀNH

 P: Kỹ năng giáo dục tâm lý và nuôi dạy con cái

Nhà trị liệu sẽ dành thời gian giảng dạy cho cả cha mẹ và con cái về chấn thương và tác động liên quan của nó Họ sẽ xem xét các số liệu thống kê, triệu chứng và nỗi sợ hãi phổ biến Họ cũng có thể dạy về các chiến lược đối phó thông thường, phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng và các chiến lược khác về rối loạn điều hòa Mục tiêu là giúp khách hàng hiểu (và chuẩn bị đối phó) với các tác nhân khác nhau có thể phát sinh Giai đoạn này cũng tập trung vào việc trao quyền cho người chăm sóc để hỗ trợ con cái họ

Học cách thư giãn là một phần không thể thiếu trong quá trình chữa lành chấn thương Đầu tiên, nhà trị liệu có thể dành chút thời gian để xem xét các kỹ thuật thư giãn mà khách hàng đã sử dụng và yêu thích.Hơn nữa, nhà trị liệu sẽ dạy nhiều chiến lược thư giãn khác nhau như thở sâu, hình ảnh trực quan và thư giãn cơ tiến bộ Một số nhà trị liệu sẽ chỉ cho khách hàng những công cụ trực tuyến khác nhau mà họ có thể sử dụng để thiền hoặc thư giãn Khách hàng có thể sử dụng những kỹ năng này cả trong và ngoài buổi học.

 A: Biểu hiện và điều chỉnh tình cảm

Trong giai đoạn này, nhà trị liệu tập trung vào sự hòa hợp để hỗ trợ thân chủ xác định và chia sẻ những cảm xúc hiện tại Họ cũng có thể sử dụng các kỹ năng làm mẫu và giao tiếp lành mạnh Điều cần thiết là học cách tự xoa dịu khi cảm thấy choáng ngợp hoặc bị kích động bởi tài liệu liên quan đến chấn thương Các hoạt động tự xoa dịu có thể bao gồm những lời khẳng định tích cực, những hoạt động thú vị và tìm kiếm sự hỗ trợ.

 C: Đối phó và xử lý nhận thức Đây là trái tim của CBT Đầu tiên, nhà trị liệu sẽ giáo dục trẻ và cha mẹ về mối quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi Sau đó, họ sẽ chứng minh một số biến dạng nhận thức (kiểu suy nghĩ sai lầm) ảnh hưởng như thế nào đến khả năng đối phó lành mạnh Khi đứa trẻ nhận thức rõ hơn về những biến dạng nhận thức của mình, chúng bắt đầu nhận ra những khuôn mẫu mà chúng muốn thay đổi Sau đó, họ có thể bắt đầu cảm thấy tự tin hơn khi thực hành các kỹ năng đối phó mới

 T: Tường thuật và xử lý chấn thương

Phần này bao gồm việc thảo luận, xem xét và giải tỏa bản thân khỏi những sự kiện đau thương Quá trình xử lý chấn thương có thể bao gồm bất kỳ sự kết hợp nào giữa cách diễn đạt bằng lời nói, chữ viết hoặc sáng tạo Trong giai đoạn này, nhà trị liệu tích hợp các hoạt động tiếp xúc dần dần Điều này có nghĩa là họ dành thời gian để dần dần làm quen với đứa trẻ chia sẻ về tổn thương tinh thần trong khi kiểm tra để đảm bảo rằng chúng cảm thấy an toàn và thoải mái Đứa trẻ quyết định những sự kiện nào chúng muốn đưa vào Hơn nữa, họ cũng có thể đưa những sự kiện tích cực vào câu chuyện chấn thương của mình.

Trong quá trình xử lý, nhà trị liệu sẽ lưu ý đến các chủ đề đang diễn ra và những biến dạng về nhận thức Một số biến dạng quen thuộc bao gồm giả định rằng:

- Mọi người sẽ luôn làm tổn thương hoặc bỏ rơi bạn

- Lỗ hổng là xấu hoặc ngu ngốc

- Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc hay thành công

- Những điều tồi tệ sẽ tiếp tục xảy ra

- Thế giới không an toàn

Tiếp xúc in vivo đề cập đến việc trẻ dần dần tiếp xúc với các kích thích cụ thể hoặc các mối đe dọa được nhận thức Ví dụ, giai đoạn này có thể bao gồm việc từ từ làm quen với những tiếng động lớn hơn nếu trẻ sợ người khác la hét Sự tiếp xúc như vậy có thể là thật hoặc được tưởng tượng thông qua hình ảnh được hướng dẫn Mục tiêu là học cách chịu đựng những tình huống khiến bạn cảm thấy không thoải mái bằng cách rèn luyện kỹ năng tự điều chỉnh Giai đoạn này đòi hỏi phải phát triển một kế hoạch giải mẫn cảm Các nhà trị liệu cũng có thể thu hút những người hỗ trợ ngoài liệu pháp để giúp đỡ trẻ.

 C: Phiên họp phụ huynh/con kết hợp

Liệu pháp này nhấn mạnh sự tương tác và hỗ trợ giữa cha mẹ và con cái Người chăm sóc không cần phải có quan hệ huyết thống với trẻ Ví dụ, nhà trị liệu có thể làm việc với cha mẹ nuôi, những người thân khác, nhân viên nhà tập thể hoặc giáo viên Lý tưởng nhất là trẻ và người chăm sóc cùng nhau tăng cường giao tiếp và tạo ra những khoảnh khắc gắn kết Mặc dù việc chia sẻ tổn thương có thể phù hợp nhưng các phiên họp kết hợp không cần phải kể lại câu chuyện đầy đủ.

 E: Tăng cường an toàn cá nhân và tăng trưởng trong tương lai

Liệu pháp xử lý nhận thức (CPT - SA)

Liệu pháp xử lý nhận thức (CPT – SA) là một phiên bản điều chỉnh của liệu pháp xử lý nhận thức của Resick và Schnicke Liệu pháp tập trung vào những triệu chứng chấn thương thường thấy ở những người sống sót sau lạm dụng tình dục Liệu pháp được sử dụng để giảm các triệu chứng đau khổ ở nạn nhân.

Tất cả trẻ em và cha mẹ đồng ý tham gia vào nghiên cứu đều được xem xét để đánh giá ban đầu, bao gồm các cuộc phỏng vấn có cấu trúc riêng lẻ với người chăm sóc chính không phạm tội và đứa trẻ Các cuộc phỏng vấn để thu thập thông tin có hệ thống từ trẻ em và phụ huynh bao gồm các lĩnh vực sau: dữ liệu nhân khẩu học, lịch sử lạm dụng tình dục và các sự kiện đau thương khác, lịch sử thành tích học tập, lịch sử quan hệ xã hội với bạn bè và người lớn, tiền sử tâm thần của gia đình và mạng lưới hỗ trợ của gia đình.

Tất cả trẻ em và người chăm sóc chính của chúng tham gia 12 buổi điều trị Sự can thiệp với trẻ bao gồm một số phương pháp hành vi nhận thức: tiếp xúc dần dần - hỗ trợ trẻ bị lạm dụng tình dục trong việc kết nối mối liên hệ thường được thực hiện giữa lo lắng và xấu hổ Trong môi trường trị liệu an toàn, sự can thiệp lặp đi lặp lại sẽ làm bộc lộ những kích thích liên quan đến lạm dụng cho đến khi sự lo lắng giảm bớt.

1 Đào tạo kỹ năng làm mẫu/đối phó: hai buổi

Trong suốt quá trình điều trị, nhà trị liệu thể hiện sự bình tĩnh trước những tiết lộ liên quan đến lạm dụng và làm gương cho những hành vi ứng phó tích cực Theo cách thức có hệ thống và chỉ đạo, nhà trị liệu luôn giới thiệu các vấn đề liên quan đến lạm dụng, từ đó khuyến khích việc tiết lộ đầy đủ và rõ ràng Đào tạo kỹ năng đối phó giúp trẻ thể hiện cảm xúc và đối phó với lo lắng một cách hiệu quả Những phương tiện thể hiện sự tức giận: lời nói, chữ viết hoặc nghệ thuật (vẽ, hát ) Ngoài ra, kỹ năng thư giãn và tự nói chuyện có thể giúp trẻ đối phó với chứng lo âu bị lạm dụng.

2 Tiếp xúc dần dần: 6 buổi.

Nhà trị liệu có thể khuyến khích sử dụng các chiến lược đối phó ở trên để hỗ trợ nỗ lực của trẻ trong việc đối mặt với những ký ức, thảo luận và kích thích liên quan đến lạm dụng Trong các buổi tiếp xúc mang tính hướng dẫn và có cấu trúc, nhà trị liệu sẽ đưa ra các phương pháp tiếp xúc thay thế mà trẻ có thể lựa chọn: đối mặt và kiểm soát cảm xúc thông qua hình ảnh, chơi búp bê, vẽ, đọc, viết thư, làm thơ, ca hát Nhà trị liệu hỗ trợ trẻ gọi tên và truyền đạt cảm xúc khi các buổi tiếp xúc làm giảm bớt sự khó chịu với cuộc thảo luận liên quan đến lạm dụng, đứa trẻ được khuyến khích bày tỏ suy nghĩ và mối quan tâm một cách cởi mở hơn, từ đó nâng cao khả năng xử lý nhận thức và cảm xúc của mình về trải nghiệm bị lạm dụng tình dục Trong suốt các buổi tiếp xúc, nhà trị liệu sẽ đưa ra những phản hồi mang tính giáo dục và trị liệu.

3 Đào tạo giáo dục/phòng ngừa: hai buổi.

Giáo dục lạm dụng tình dục và đào tạo kỹ năng phòng ngừa được cung cấp để giúp trẻ hiểu được trải nghiệm bị lạm dụng của mình và xác định cũng như phản ứng hiệu quả hơn trước Những thông tin cơ bản về lạm dụng tình dục trẻ em và các kỹ năng phòng ngừa được dạy bằng các tài liệu phù hợp với lứa tuổi Các vấn đề được giải quyết bao gồm: giao tiếp rõ ràng, quyền sở hữu cơ thể, sự tiếp xúc liên tục, quyền nói không, tránh xa, nói cho đến khi ai đó lắng nghe và bí mật.

Mô hình nhận thức - hành vi tích hợp của Joseph và cộng sự (1995)

Mô hình phản ứng nhận thức - hành vi tích hợp của Joseph, Williams và Yule

(1995) là một mô hình phản ứng đối với chấn thương không dành riêng cho một loại chấn thương cụ thể mà cho phép đặt các phản ứng đối với lạm dụng tình dục trong bối cảnh căng thẳng và đối phó rộng hơn Mô hình này có thể được sử dụng để kiểm tra thành công sự thay đổi của từng cá nhân trong phản ứng với chấn thương tâm lý, lạm dụng tình dục Mô hình này bao gồm các biến có thể được đo lường và sửa đổi một cách đáng tin cậy thông qua can thiệp lâm sàng Các thành phần của mô hình bao gồm ba biến điều tiết (kích thích sự kiện, tính cách và hỗ trợ khủng hoảng), hai biến trung gian (đánh giá sự kiện và đối phó) và hai biến kết quả hoặc triệu chứng (nhận thức sự kiện và trạng thái cảm xúc)

Hình 1: Mô hình Con đường nhận thức - hành vi tích hợp của Joseph và cộng sự (1995)

Mô hình phản ứng với căng thẳng chấn thương của Joseph và cộng sự (1995) đề xuất một mô hình phức tạp về mối quan hệ qua lại giữa các biến mô hình Điểm khởi đầu của mô hình này là việc trải nghiệm một sự kiện đau buồn mang đến cho cá nhân những kích thích về sự kiện như thời lượng, tần suất và loại lạm dụng tình dục.

Do tính nổi bật của sự kiện, những kích thích này được lưu giữ trong trí nhớ tức thời dưới dạng nhận thức sự kiện Do đó, nhận thức về sự kiện được điều tiết bởi tính cách và/hoặc sự thể hiện của những trải nghiệm trước đó và sự kích thích sự kiện Nhận thức sự kiện cũng được cho là bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá Đánh giá được xác định bởi Joseph et al (1995) là những suy nghĩ về nguyên nhân của các sự kiện đau thương và thông tin được mô tả trong nhận thức sự kiện Nghiên cứu chỉ ra rằng việc đánh giá các sự kiện liên quan đến quy kết nhân quả bên trong (tức là, tự trách mình) Việc đánh giá nhận thức sự kiện bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm/tính cách trước đó Sự xuất hiện của nhận thức và đánh giá sự kiện được đề xuất để khơi gợi các trạng thái cảm xúc mà bản thân chúng phải chịu sự đánh giá nhận thức sâu hơn Tất cả những yếu tố này (nhận thức, đánh giá và trạng thái cảm xúc) kích hoạt nỗ lực đối phó Một yếu tố quan trọng của việc đối phó được xác định bởi Joseph là hỗ trợ khủng hoảng Mô hình của họ chỉ ra rằng sự hỗ trợ xã hội có thể ảnh hưởng đến sự phân bổ, cách đối phó và trạng thái cảm xúc cả trực tiếp và thông qua sự tương tác với các đánh giá Một cá nhân bị tổn thương sẽ trải qua các chu kỳ lặp đi lặp lại của sự xâm nhập và đánh giá liên quan đến việc đánh giá lại cảm xúc và đối phó Kết quả của những chu kỳ lặp đi lặp lại này là sự xuất hiện của nhiều nhận thức sự kiện hơn và đánh giá

Tóm lại, mô hình đã cung cấp bằng chứng cho thấy ngoài các đặc điểm của sự kiện, các yếu tố như tính cách, hỗ trợ khủng hoảng hoặc đánh giá đổ lỗi rất quan trọng trong việc xác định các biến thể cá nhân trong biểu hiện triệu chứng sau lạm dụng tình dục Như vậy, mô hình này sẽ giúp nhân viên công tác xã hội có đánh giá tổng quan các nguồn gốc, nguy cơ, yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề của thân chủ như quy kết trách nhiệm; lịch sử gắn bó/mối quan hệ; câu chuyện của họ về việc tiết lộ và phản hồi về việc tiết lộ, bao gồm cả sự tham gia của các cơ quan hỗ trợ chuyên môn và cơ quan pháp lý/ phúc lợi trẻ em… Từ đó, nhân viên công tác xã hội có thể xem xét vấn đề của thân chủ với nhiều góc nhìn hơn, đặc biệt chú ý đến các đường dẫn qua lại giữa các điều tiết, biến trung gian để lý giải và đưa ra được hướng can thiệp, hỗ trợ phù hợp. Hiệu quả của mỗi phương thức khác nhau dựa trên vấn đề phụ được kiểm tra.

 Đối với các kết quả hành vi, liệu pháp dành riêng cho lạm dụng, hỗ trợ và nhóm dường như là hiệu quả nhất.

 Với chứng đau khổ tâm lý: liệu pháp nhận thức - hành vi.

 Các vấn đề về định nghĩa bản thân: liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp dành riêng cho lạm dụng và liệu pháp nhóm.

 Các vấn đề về chức năng xã hội: liệu pháp vui chơi.

 Các vấn đề khác (bao gồm các vấn đề về chức năng học tập và khả năng đánh giá rủi ro: liệu pháp lạm dụng cụ thể, vui chơi, hỗ trợ, nhận thức - hành vi và trị liệu nhóm.

Trị liệu nhóm

Liệu pháp trị liệu nhóm được công nhận là phương pháp có hiệu quả vì nó cho phép tiếp cận đồng thời nhiều trẻ em Khi tham gia vào môi trường nhóm, trẻ em bị lạm dụng tình cảm có thể tìm cảm giác chung với những đứa trẻ khác có trải nghiệm tương tự (Rayleen, 1999) Từ đó, nhà trị liệu có thể làm giảm bớt cảm giác bị cô lập mà nhiều trẻ em bị lạm dụng tình dục cảm thấy Liệu pháp nhóm có tác động tổng thể lớn đến tình trạng đau khổ tâm lý, sự cải thiện đáng kể kỹ năng đối phó cùng với giảm các vấn đề về hành vi tình dục và các hành vi, triệu chứng sau chấn thương khác (Liotta, 2015) Trị liệu nhóm cũng mang lại cơ hội mở rộng mạng lưới hỗ trợ xã hội và nhiều cơ hội giáo dục nảy sinh (bao gồm cải thiện kỹ năng xã hội, phát triển những cách khác để đối phó với trải nghiệm bị lạm dụng và tìm hiểu về các mối quan hệ lành mạnh, đặc biệt là với những người cùng tuổi) (Rayleen, 1999).

Mô hình trị liệu nhóm gồm 6 - 8 bé gái bị lạm dụng tình dục Các thành viên trong nhóm gặp nhau trong vòng 9 - 12 tuần Mỗi tuần một buổi, kéo dài 90p Một buổi sinh hoạt nhóm bắt đầu với thời gian vòng tròn 15p - tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em chuyển từ cuộc sống hàng ngày sang môi trường nhóm và cho phép trẻ chia sẻ những kinh nghiệm và sự kiện xảy ra trong cuộc đời của chúng Sau thời gian "vòng tròn", 45 phút tiếp theo được cấu trúc xung quanh các hoạt động cụ thể (trò chơi, dự án nghệ thuật, thủ công ) được thiết kế để giải quyết các vấn đề và chủ đề trọng tâm trong việc điều trị lạm dụng tình dục (VD: nếu chủ đề trọng tâm là cảm xúc về người phạm tội - hình ảnh cơ thể và bản thân) - nâng cao lòng tự trọng, kỹ năng xã hội, giáo dục giới tính và ngăn ngừa lạm dụng 30p cuối cùng được dành cho việc hoàn thành nhật ký và ăn nhẹ Trong "thời gian viết nhật ký, trẻ được khuyến khích viết hoặc vẽ vào những cuốn sổ lưu niệm lớn do các nhà trị liệu cung cấp Việc sử dụng nhật ký cho phép trẻ bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc mà chúng có thể khó diễn đạt bằng lời với những thành viên khác trong nhóm và mang lại cho các nhà trị liệu cơ hội làm việc riêng với từng trẻ "Thời gian ăn nhẹ" giúp trẻ có cơ hội chia sẻ nhật ký của mình với nhóm và "kết thúc" buổi sinh hoạt nhóm Trong bữa ăn nhẹ, các nhà trị liệu cũng có cơ hội khen ngợi các thành viên trong nhóm vì đã làm việc chăm chỉ trong buổi học, chúc mừng các ngày lễ, sinh nhật…

Với kết quả tương tự nhau và chi phí cao hơn sau trị liệu, liệu pháp cá nhân sẽ ít hiệu quả hơn so với liệu pháp nhóm Tuy nhiên, cần lưu ý đến những vấn đề trong việc thành lập nhóm, trẻ em có thể phải đợi điều trị cho đến khi có đủ số lượng trẻ đủ độ tuổi để thành lập nhóm Do đó, phải cân bằng giữa khả năng tiết kiệm được qua nghiên cứu và khả năng chậm trễ trong việc bắt đầu điều trị cho những trẻ bị tổn thương nặng.

Các điều kiện cụ thể khi trẻ em tham gia nhóm giáo dục:

- Đã từng bị lạm dụng tình dục (được công nhận bởi CPS)

- Không có biểu hiện rối loạn phát triển hoặc hành vi nghiên trọng không thể tham gia nhóm

- Đi cùng với người chăm sóc chính

- Kiến thức và khả năng diễn đạt

Quá trình can thiệp gồm 14 buổi sinh hoạt hàng tuần, mỗi buổi kéo dài 120 phút. Người chăm sóc chính sẽ đồng hành cùng trẻ trong 4 buổi học đầu tiên Phương pháp giáo dục tâm lý sử dụng các hoạt động trị liệu kết hợp khác nhau như: thảo luận nhóm, câu chuyện cá nhân, đóng vai, tiểu phẩm sân khấu cũng như các hoạt động và bài tập cá nhân và tập thể (vẽ, cắt dán, video, kể chuyện ) Sự can thiệp nhằm mục đích giảm các triệu chứng liên quan đến CSA (các vấn đề về hành vi nội tâm hóa và hướng ngoại, các triệu chứng căng thẳng sau chấn thương), nuôi dưỡng lòng tự trọng tích cực, giúp trẻ nhận biết và bày tỏ cảm xúc của mình, giúp trẻ xác định các nguồn lực đối phó với cá tính của mình để quản lý hậu quả của CSA, giảm bớt cảm giác bị cô lập và xấu hổ về mặt xã hội bằng cách thúc đẩy trao đổi và các mối quan hệ hỗ trợ với các nạn nhân, nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái và ngăn chặn việc tái phạm.

Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc (các bài tập cụ thể -> xác định và nhận biết cảm xúc), các bài tập và thảo luận nhóm được sử dụng để nâng cao các chiến lược đối phó về mặt nhận thức, giúp trẻ thay đổi cách giải thích về sự kiện bị lạm dụng

Phương pháp giáo dục giới tính và kỹ năng phòng ngừa lạm dụng (dạy trẻ các thông tin về bộ phận riêng tư, các hành vi lạm dụng có thể xảy ra cũng như các chiến lược phòng ngừa và tự bảo vệ bằng các phương tiện hỗ trợ.

Thực hành các kỹ năng liên quan đến tương tác xã hội với bạn bè.

Thúc đẩy sự tương tác tích cực giữa trẻ và người chăm sóc, tối ưu hóa chăm sóc,củng cố mối quan hệ mà trẻ cảm thấy an toàn và tin tưởng.

CÁC KỸ THUẬT, BÀI TẬP CAN THIỆP

Liệu pháp Chuyển động Khiêu vũ (Dance Movement therapy - DMT).32 3.2 Vẽ trị liệu nghệ thuật

Trong Quy tắc đạo đức EADMT (2010), DMT được Hiệp hội Trị liệu Chuyển độngKhiêu vũ (EADMT) định nghĩa là việc sử dụng chuyển động trong trị liệu để tăng cường sự hòa nhập về cảm xúc, nhận thức, thể chất, tinh thần và xã hội của cá nhân.Khiêu vũ là chuyển động của cơ thể, biểu hiện và giao tiếp sáng tạo, là thành phần cốt lõi của Trị liệu Chuyển động Khiêu vũ Dựa trên thực tế là tâm trí, cơ thể, trạng thái cảm xúc và các mối quan hệ có liên quan với nhau, chuyển động cơ thể đồng thời cung cấp phương tiện đánh giá và phương thức can thiệp cho liệu pháp chuyển động khiêu vũ.

DMT là một lĩnh vực được thành lập theo chương trình sức khỏe tâm thần của các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc và Nhật Bản.

Một hình thức trị liệu tâm lý hướng vào cơ thể như DMT có thể là một công cụ trị liệu hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề mà trẻ bị lạm dụng tình dục phải đối mặt về cơ thể của mình, vốn là nguyên nhân chính gây ra tổn thương và vi phạm tình dục. + DMT có thể giúp cải thiện hình ảnh cơ thể kém cỏi/tiêu cực và lòng tự trọng thấp (tự nhận thức về bản thân) của một đứa trẻ bị lạm dụng tình dục, thúc đẩy hình ảnh lành mạnh về cơ thể và bản thân

+ DMT, là một hình thức trị liệu tâm lý hướng vào cơ thể, không có tác dụng trực tiếp, cụ thể trong việc cải thiện khả năng nhận thức và học tập của các cô gái.

+ Khiêu vũ và chuyển động có thể được sử dụng để giúp trẻ em bị lạm dụng tình dục nâng cao nhận thức về cơ thể cũng như tiếp cận và giải phóng những ký ức và cảm xúc nhất định có thể bị kìm nén do tổn thương tình dục mà chúng đã trải qua.

+ Việc sử dụng các chuyển động và hình ảnh khiêu vũ mang tính biểu tượng có thể dẫn đến sự phấn chấn và phát triển niềm tin vào một liên minh trị liệu.

+ DMT có thể giúp phát triển ranh giới cơ thể và mang lại trải nghiệm tích cực cho một số hành vi nhất định mặt khác liên quan đến chấn thương tình dục.

Toàn bộ quá trình nghiên cứu được được chia thành ba (3) giai đoạn:

+ Giai đoạn ban đầu bao gồm hai tuần can thiệp DMT mỗi tuần một lần;

+ Giai đoạn điều trị trong đó các buổi DMT được tăng lên hai lần một tuần trong 3 tuần;

+ Giai đoạn cuối cùng trong đó các biện pháp can thiệp DMT được giảm xuống còn một tuần một lần trong khoảng thời gian hai tuần

Mỗi buổi DMT bao gồm bốn (4) giai đoạn: giai đoạn khởi động, ứng biến sáng tạo theo một chủ đề, giai đoạn hạ nhiệt và thảo luận nhóm

Thực hiện kết hợp với các bài tập như: “Basic Six” do Irmgard Bartenieff phát triển (được kết hợp để giúp các cô gái nâng cao nhận thức về cơ thể của mình); sắm vai theo chủ đề (nhà trị liệu ban đầu được những đứa bé cho là một thợ săn động vật -

> một đồng minh động vật, người đã cùng các cô gái xua đuổi kẻ tấn công tưởng tượng - những đứa trẻ tiếp tục mở rộng khả năng nhảy múa ngẫu hứng của mình bằng cách cuối cùng biến nhà trị liệu thành một "con chim mẹ" đã bao bọc tất cả “đứa con” của mình bằng đôi cánh bảo vệ).

Các công cụ thử nghiệm được thực hiện trong các phiên DMT vào buổi ngày 1, 8,

10 và hai tuần sau phiên DMT cuối cùng (ngày 10) trong đó không có sự can thiệp DMT nào xảy ra

- Thang đo tự nhận thức của Piers-Harris 2 dành cho trẻ em (một bài kiểm tra tâm lý tiêu chuẩn)

- Danh sách kiểm tra chỉ số chuyển động dành cho trẻ em bị lạm dụng tình dục (thang đánh giá chuyển động)

3.2 Vẽ trị liệu nghệ thuật.

Là một phương pháp trị liệu cho trẻ em, liệu pháp nghệ thuật có thể giúp xây dựng mối quan hệ trị liệu và khuyến khích tính tự phát và tưởng tượng - khuyến khích vẽ bất cứ thứ gì chúng muốn Trẻ em có thể sử dụng nghệ thuật như một phương tiện gián tiếp để giải quyết những xung đột nội tâm, thể hiện sự chuyển giao và giải quyết các vấn đề về cảm xúc (Oster & Gould, 1987) Các nhà trị liệu có thể sử dụng liệu pháp nghệ thuật để giúp đỡ những đứa trẻ có phản ứng ngược đãi trở nên có trách nhiệm hơn với những hành vi gây tổn thương của họ và phát triển sự đồng cảm với những người họ đã làm tổn thương

Ví dụ: Thông qua việc vẽ tranh về những cơn ác mộng và sau đó vẽ ra những kết thúc tốt đẹp hơn, đứa trẻ có thể diễn đạt và vượt qua nỗi sợ hãi của mình Vẽ “thời gian giận dữ nhất trong cuộc sống của bạn" cho phép trẻ có cơ hội bày tỏ sự tức giận về lạm dụng Việc vẽ tranh về thủ phạm giúp trẻ em bị lạm dụng có thể bày tỏ cảm giác bị phản bội và mâu thuẫn….

Liệu pháp nghệ thuật cũng có thể được sử dụng để khám phá cảm xúc của trẻ về các thành viên trong gia đình Những câu hỏi mà nhà trị liệu có thể hỏi về các bức vẽ bao gồm: "Hãy kể tôi về từng thành viên trong gia đình"; "Mọi người cảm thấy thế nào về nhau?”; “Ai là ông chủ trong gia đình?”; “Điều tệ nhất là gì?”, điều gì đã từng xảy ra với mỗi người trong gia đình?”

Vẽ nơi an toàn : Đánh giá cảm xúc của mỗi đứa trẻ liên quan đến sự an toàn

- Trẻ được yêu cầu vẽ một bức tranh về một nơi mà các em cảm thấy an toàn và sau đó nói về bức vẽ Những đứa trẻ bị lạm dụng ngay trong chính ngôi nhà của mình có thể không coi nhà là một nơi rất an toàn.

- Bằng cách thảo luận về các đặc điểm của một nơi an toàn, trẻ có thể xác định được những môi trường an toàn thay thế.

- Một bức chân dung tự họa có thể là sự thể hiện rõ ràng quan điểm về bản thân của một đứa trẻ Bức chân dung tự họa có thể cung cấp cho nhà trị liệu rất nhiều thông tin.

- Mỗi đứa trẻ được cung cấp giấy, dụng cụ vẽ và hướng dẫn vẽ một bức tranh về chính mình Điều quan trọng là trẻ vẽ toàn bộ cơ thể chứ không phải chỉ khuôn mặt vì điều này giúp nhà trị liệu có thêm thông tin về các vấn đề như sức mạnh và sự dễ bị tổn thương, nền tảng và giá trị bản thân Kích thước và vị trí của hình vẽ hay các bộ phận cơ thể, màu sắc, quần áo, nét mặt và biểu cảm giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cách trẻ nhìn nhận bản thân Hoạt động này có thể được lặp lại cho đến khi kết thúc điều trị để có thể so sánh quan điểm về bản thân của trẻ theo thời gian.

Làm mặt nạ để nhận dạng và thể hiện cảm xúc

Hoạt động được bắt đầu bằng một cuộc thảo luận nhóm tập trung vào việc xác định những cảm xúc khác nhau Một chiếc gương có thể được sử dụng để khám phá những nét mặt liên quan đến những cảm xúc cụ thể

Sau đó, trẻ được hướng dẫn tạo ra một số mặt nạ, mỗi mặt nạ đại diện cho một cảm xúc khác nhau Những vật liệu đơn giản như đĩa giấy hoặc bìa cứng cắt sẵn có thể được gắn vào que thủ công và dùng để làm mặt nạ Những mặt nạ sau khi được tạo ra có thể sử dụng cho hoạt động đóng vai.

Tô màu cho thế giới của tôi

Bên cạnh mỗi cảm giác là một bức tranh hoạt hình tượng trưng cho cảm xúc nhất định Trẻ được yêu cầu chọn một màu để thể hiện cảm xúc và đánh dấu bằng màu đã chọn bên cạnh mỗi bức vẽ Sau đó, trẻ được hướng dẫn điền vào vòng tròn số lượng của mỗi màu để cho biết mức độ từng cảm giác mà trẻ đã trải qua Trẻ có thể được yêu cầu thể hiện những cảm xúc mà trẻ đã trải qua trong một tuần vừa qua, vào một ngày nhất định.

Việc sử dụng vòng mang lại cảm giác ngăn chặn và một ranh giới nhân tạo cho cảm xúc của trẻ, điều mà đối với trẻ bị tổn thương thường là choáng ngợp Vòng tròn mang lại một không gian an toàn cho cảm xúc của trẻ Các hình vẽ hoạt hình cung cấp những tín hiệu trực quan và những cách cụ thể hơn để trẻ xác định và bày tỏ cảm xúc của mình.

Chinh phục quái vật

Đối với trẻ, "con quái vật" thường đại diện cho những điều chúng sợ hãi, bao gồm cả thủ phạm hoặc hành vi của thủ phạm

Trẻ xây dựng hình ảnh một con quái vật và sau đó tiêu diệt nó Hoạt động này sử dụng một tờ giấy lớn, sơn gốc nước có thể giặt được và bình xịt chứa đầy nước.Đây là một hoạt động rất lộn xộn, không nên thực hiện trong một không gian nơi mọi thứ phải được giữ sạch sẽ và gọn gàng Trên một tờ giấy lớn, nặng, dài khoảng 5feet và rộng 3feet, trẻ em được yêu cầu vẽ một con quái vật đáng sợ Khi các con quái vật đã hoàn thành, mỗi đứa trẻ được tặng một bình xịt chứa đầy nước Sau đó, bọn trẻ xịt nước lên những con quái vật và nhìn con quái vật bị cuốn trôi

Hoạt động này có thể được thay thế bằng bảng xóa khô Trẻ có thể vẽ các con quái vật rồi tẩy nó đi để làm con quái vật biến mất.

Giả vờ ngủ

Trước buổi trị liệu, nhà trị liệu nên xác định trẻ có thể chịu đựng được việc ở trong bóng tối trong một thời gian dài hay không Mỗi đứa trẻ được phát một đèn pin và buổi học được diễn ra trong bóng tối Trẻ được yêu cầu mang theo gối và vật dụng mà chúng thích khi ngủ

Trong buổi trị liệu này, nhà trị liệu có thể dẫn dắt trò chơi hoặc cuộc trò chuyện tập trung vào nỗi sợ hãi liên quan đến bóng tối (Ví dụ: nỗi sợ bóng tối hoặc âm thanh ) Nhà trị liệu có thể hướng dẫn trẻ tìm ra chiến lược để đối mặt và giải quyết những nỗi sợ hãi đó.

Liệu pháp Chơi không Chỉ đạo

Ban đầu việc sử dụng các nguyên tắc của liệu pháp không chỉ định có thể làm yên tâm trẻ em bị xâm hại và giúp các em thoải mái hơn trong quá trình điều trị Nhà trị liệu có thể phát triển một mối quan hệ nồng ấm, thân thiện, chấp nhận đứa trẻ đúng như bản chất của nó, thiết lập cảm giác đồng cảm, dễ dãi trong mối quan hệ, đồng cảm và phản ánh suy nghĩ của trẻ cảm xúc Cách tiếp cận không mang tính chỉ dẫn có thể cho phép trẻ em bị lạm dụng tránh được những cảm giác liên quan đến chấn thương tâm lý của chúng, và do đó làm giảm cơ hội ‘làm chủ nỗi lo lắng’ (Wheeler & Berliner, 1988).

Kỹ thuật không chỉ thị cũng có thể có một số nhược điểm khi sử dụng với trẻ em bị lạm dụng Hoàn toàn không có chỉ thị có thể đặt đứa trẻ vào nguy cơ bị lạm dụng thêm hoặc tiếp tục không phù hợp hành vi cư xử.

Liệu pháp Chơi tập trung

Khi các nhà trị liệu áp dụng cách tiếp cận cởi mở, tích cực bao gồm vui chơi có hướng dẫn và thảo luận trực tiếp, họ có thể giúp trẻ thừa nhận và hòa nhập các sự kiện đau thương trong quá khứ (James, 1989) Có nhiều biện pháp can thiệp tập trung dường như có hiệu quả trong việc điều trị trẻ em bị xâm hại tình dục Các kỹ thuật tập trung là cần thiết để giải quyết các triệu chứng căng thẳng sau chấn thương rối loạn, phân bổ sai lầm về nhận thức và động lực gây chấn thương của lạm dụng.

Thông qua các kỹ thuật như tự hướng dẫn, tái cấu trúc nhận thức, mô hình hóa và giải quyết vấn đề, liệu pháp nhận thức hành vi cố gắng thay đổi những suy nghĩ hoặc niềm tin không thích hợp của trẻ (Kendall, 1991) Các biện pháp can thiệp nhận thức-hành vi giúp giải quyết những sai sót về nhận thức của trẻ bị lạm dụng tình dục. Tái cấu trúc nhận thức có thể đối mặt và thay đổi những biến dạng này Tái cấu trúc nhận thức có thể giúp trẻ em có phản ứng ngược đãi nhận ra và điều chỉnh lối suy nghĩ lệch lạc của mình, đồng thời thay thế những lối suy nghĩ lệch lạc bằng lối suy nghĩ có trách nhiệm khẳng định quyền của người khác.

Chiến lược tự nói về nhận thức của Meichenbaum và Asarnov (1979) có thể giúp cải thiện lòng tự trọng của nạn nhân bị lạm dụng Trẻ có thể học cách thay thế những suy nghĩ tự ti bằng những suy nghĩ tích cực khẳng định giá trị bản thân Việc tự nói chuyện cũng có thể giúp ngăn chặn hành vi thể hiện tình dục ở trẻ có phản ứng ngược đãi Ví dụ:

1) Nhà trị liệu có thể đề nghị những đứa trẻ có phản ứng ngược đãi đến mức chúng hình dung ra một biển báo dừng lớn bất cứ khi nào họ có suy nghĩ về việc chạm vào (Burton và cộng sự, trên báo chí) Dừng biển báo có thể nhắc nhở họ “dừng lại và suy nghĩ” trước khi làm điều gì đó không phù hợp, chuyển hướng hành vi và áp dụng phương án phòng ngừa chiến lược, chẳng hạn như nói về cảm xúc của họ với người mà họ tin tưởng (tức là cha mẹ hoặc nhà trị liệu).

2) "Kền kền nói chuyện" (Cunningham & MacFarlane, 1991): Trong trị liệu, những đứa trẻ có phản ứng ngược đãi học cách nhận ra những suy nghĩ tiêu cực hoặc

"những suy nghĩ có dấu hiệu nguy hiểm" dẫn đến hành vi phạm tội Sau đó họ có thể hãy ngăn chặn những suy nghĩ này bằng cách “bắt lại” con kền kền Một ví dụ của

“Kền kền nói chuyện” được đưa ra bởi MacFarlane và Cunningham (1988) là một kền kền nói rằng: "Tôi không quan tâm nếu tôi gặp rắc rối hay làm tổn thương ai khác; Dù sao thì con cũng muốn làm” (tr 115) Trẻ có thể nói lại với kền kền và bảo anh ta dừng lại Thông qua việc tự nói chuyện này, trẻ có thể đưa ra những lựa chọn tích cực về suy nghĩ và hành vi của mình.

Dạy kỹ năng giải quyết vấn đề có thể giúp nâng cao lòng tự trọng và sự quyết đoán và cho phép đứa trẻ tự bảo vệ mình trước bất kỳ sự lạm dụng nào nữa Việc tiếp thu các kỹ năng giải quyết vấn đề cũng có thể giúp những đứa trẻ phản ứng ngược đãi đáp ứng nhu cầu cảm xúc của chúng theo những cách phù hợp với xã hội. Ẩn dụ: Nhà trị liệu tạo ra ẩn dụ trị liệu và xác định thời điểm thích hợp để sử dụng nó Các chiến lược sử dụng ẩn dụ trong trị liệu với trẻ em bao gồm khơi gợi những câu chuyện từ trí tưởng tượng của chính trẻ hoặc kể lại câu chuyện Câu chuyện được tiêu chuẩn hóa; chủ đề từ truyện dân gian, truyền thuyết về động vật và bối cảnh khoa học viễn tưởng; và truyện cổ tích là những ví dụ khác về ẩn dụ (Mills &Crowley, 1986) Thảo luận về việc lạm dụng chúng một cách ẩn dụ cho phép trẻ tiếp cận và giải quyết cảm xúc trong bối cảnh an toàn về mặt cảm xúc.

Ví dụ: câu chuyện về “Bruno the Bobcat” (Cunningham và MacFarlane, 1991). Trong câu chuyện này, một khỉ đột xâm chiếm nhà của linh miêu Bruno Linh miêu sợ hãi của con khỉ đột, người lớn hơn anh ta Bruno cảm thấy bất lực và không biết phải hành động thế nào Sau đó, anh ta lặp lại chu kỳ lạm dụng bằng cách xâm chiếm nhà của những động vật yếu hơn và nhỏ hơn khác Mặc dù tác giả của câu chuyện này không bao giờ đề cập đến từ "lạm dụng", chủ đề của nạn nhân và thủ phạm được hiểu rõ ràng đối với người đọc

Mô hình trị liệu trò chơi "trò chơi trên cát" hoặc "liệu pháp khay cát" Các nhà lý thuyết về trò chơi cát như Kalff (1980) coi khay cát là biểu tượng cho tâm hồn của trẻ Việc sử dụng trò chơi trên cát của họ mang tính sửa chữa và tương tác, thay vì hơn là diễn giải và phân tích Bé đặt đồ chơi xuống cát khay và tạo ra một câu chuyện Sau đó, nhà trị liệu khơi gợi cảm xúc của trẻ, giải thích các biểu tượng và cố gắng giúp trẻ giải quyết những tình huống khó xử và áp dụng phép ẩn dụ vào cuộc sống của chính mình.

Liệu pháp đọc sách

Liệu pháp giúp những đứa trẻ bị bạo hành và phản ứng ngược đãi đối phó với tổn thương tâm lý theo cách không gây đe dọa Đọc truyện và sách trong trị liệu cho phép trẻ nhận biết cảm xúc của các nhân vật hư cấu và nhìn nhận vấn đề của chính mình từ một góc nhìn khác Nó duy trì khả năng phòng thủ tâm lý của họ trong khi họ đồng cảm với các nhân vật trong câu chuyện và gián tiếp xác định các vấn đề cảm xúc của chính họ Liệu pháp đọc sách làm giảm sự kỳ thị đối với trẻ em bị lạm dụng và giúp chúng hiểu rằng chúng không đơn độc trong vấn đề của mình.

Có hai loại liệu pháp đọc sách:

+ Sách đề cập cụ thể đến có lạm dụng Ví dụ: The Knight Who Was Afraid of the Dark - Hiệp sĩ sợ bóng tối (Hazen, 1987) thảo luận về nỗi sợ hãi và những bí mật "xui xẻo"; Secret Feelings and Thoughts - Cảm xúc thầm kín và Suy nghĩ (Narimanian,

1990) đề cập đến cảm giác tội lỗi, xấu hổ và phản ứng sinh lý với kích thích tình dục; Alice Doesn't Babysit Anymore (McGovem, 1985) kể lại câu chuyện của hai trẻ em bị lạm dụng tình dục bởi người giữ trẻ ở tuổi vị thành niên.

+ Văn học thiếu nhi nói chung đề cập đến các chủ đề liên quan đến lạm dụng Ví dụ: The Hun (Doleski, 1983) - kể về một cậu bé bị bạn bè làm tổn thương Anh ta không nói về cảm xúc của mình Nỗi đau ngày một lớn hơn cho đến khi nó chiếm trọn cuộc đời anh ấy Một khi cậu bé quyết định nói chuyện với bạn mình về cảm xúc của anh ấy, sự tổn thương ngày càng nhỏ đi Một cuốn sách hữu ích để dạy trẻ giải quyết trực tiếp hơn với cảm xúc của họ là The Man Who Keep His Heart in a Bucket(Levitan, 1991) Cuốn sách này kể về câu chuyện của một người đàn ông mang trái tim mình trong một cái xô và bị cắt đứt khỏi cảm xúc Mặc dù anh cố gắng tránh những cảm giác đau đớn, anh vẫn nhớ những trải nghiệm thú vị nữa Chỉ đến khi anh lấy lại được trái tim mình, anh ấy bắt đầu có những trải nghiệm thú vị Cuốn sách này có thể giúp trẻ em bị bạo hành bắt đầu thấy được lợi ích của việc xác định và bày tỏ cảm xúc của mình.

Các bài tập thể chất

Các bài tập thể chất bao gồm các bài tập aerobic cùng với khiêu vũ và được chia thành ba phần: (1) khởi động (10–15 phút); (2) các chuyển động cơ bản (35–40 phút); (3) hạ nhiệt (10 phút)

Nó được tổ chức trong 8 tuần (ba phiên một tuần) và mỗi buổi kéo dài 1 giờ.Trong sự can thiệp này, các động tác aerobic được thực hiện cùng với khiêu vũ và âm nhạc do người hướng dẫn thể dục nhịp điệu kèm theo những người tham

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w