Nước ngầm và băng hà * Nội dung tiết ôn tập: Gồm 2 phần - Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết - Thực hành trả lời câu hỏi, bài tập.. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -Các nhóm thảo luận nội dung
Trang 1Tuần 25 Ngày soạn: 10/1 /2022
Ngày dạy: 13 - 22 / 1 / 2022
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học ( Từ bài 17 – bài 20)
2.Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để
hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, sử dụng hình vẽ, tư duy,tính toán, Đọc, phân tích, nhận xét tranh ảnh, bản đồ
- Năng lực vận dụng: Làm bài tập với các thể loại: bài tập trắc nghiệm, sơ đồ, tính toán xử lí số liệu
3 Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cưc, chủ động trong các hoạt động học tập.
- Yêu nước: HS có ý thức cao trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên ở địa phương.
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Giáo viên:
- Bảng phụ
- Biểu đồ khí hậu Hà Nội.
2 Học sinh:
- Nội dung kiến thức bài.
- Sách giáo khoa, vở ghi, vở tập bản đồ
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a Mục tiêu:
- Liệt kê những nội dung đã học từ đầu HK II đến tuần 24
- Định hướng nội dung ôn tập
- Rèn kỹ năng làm việc với sơ đồ
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ diễn đạt
b) Nội dung: HS tư duy, khái quát những nội dung kiến thức đã học, trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: Đáp án trả lời của học sinh
d Tổ chức thực hiện
Trang 2Bước 1: GV đặt câu hỏi: ? Em hãy nhắc lại những nội dung chúng ta đã học trong nửa đầu HK II.
( Từ bài 17 – bài 20)
Bước 2: HS suy nghĩ, có thể thảo luận với bạn ngồi cạnh hoặc thảo luận theo bàn
Bước 3: HS trả lời, các HS khác bổ sung
Bước 4: GV kết luận và nêu ra nội dung ôn tập: Gồm các phần chính:
- Thời tiết và khí hậu Biến đổi khí hậu
- Thủy quyển và vòng tuần hoàn của nước
- Sông và hồ Nước ngầm và băng hà
* Nội dung tiết ôn tập: Gồm 2 phần
- Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết
- Thực hành trả lời câu hỏi, bài tập.
2 Hoạt động: Ôn tập 2.1 Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết ( 20 phút) a) Mục tiêu
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chương 4, chương 5.
- Rèn kỹ năng sơ đồ hóa kiến thức
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy
* Phương tiện
- Tranh ảnh, sơ đồ
- Bảng phụ, bảng nhóm
b) Nội dung: HS dựa kiến thức đã học từ bài 17 – bài 20, kết hợp quan sát các hình ảnh, sơ đồ,
lược đồ thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
c) Sản phẩm: Bảng hệ thống hóa kiến thức, các sơ đồ, HS trả lời câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Như mục b, GV hướng dẫn cụ thể:
- Nhiệm vụ 1: HS làm việc cá nhân, GV gọi bất kỳ HS trả lời
- Nhiệm vụ 2: Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm thực hiện một mục
I THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU
- Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?
- Lập bảng kiến thức về các đới khí hậu trên trái đất theo mẫu:
( Nhiệt đới) Đới ôn hòa ( Ôn đới) ( Hàn đới) Đới lạnh
Vị trí
Góc chiếu sáng mặt trời
Đặc điểm
khí hậu Nhiệt độ Gió
Lượng mưa
II Sông và hồ Nước ngầm và băng hà
Trang 3Câu 1: Em hãy định nghĩa về sông? thế nào là hệ thống sông?
Câu 2: Khái niệm hồ, phân loại hồ?
Câu 3: Những lợi ích và tác hại của sông, hồ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-Các nhóm thảo luận nội dung theo nhiệm vụ được giao, khái quát nội dung ngắn gọn, đặc điểm nổi bật nhất, thể hiện ra bảng nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Các nhóm báo cáo theo hình thức thuyết trình
- GV, HS các nhóm khác nhận xét bổ sung để hoàn thiện bảng kiến thức, sơ đồ từng phần
- GV đặt thêm các câu hỏi mở rộng sau phần trả lời của các nhóm
Bước 4: Nhận xét, Gv đưa ra một số bảng khái quát kiến thức trọng tâm
Thời tiết và khí hậu
- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian nhất định.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật.
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
( Nhiệt đới) Đới ôn hòa ( Ôn đới) ( Hàn đới) Đới lạnh
Vị trí Từ CTB - > CTN Từ CTB - > VCB
Từ CTN - > VCN VCB => Cực Bắc VCN => Cực
Nam Góc chiếu sáng mặt
trời Lớn, chênh lệch nhau ít Trung bình, chênh lệch nhau nhiều Rất nhỏ
Đặc điểm
khí hậu Nhiệt độ Gió Cao quanh năm Tín phong Trung bình Tây ôn đới Rất thấp Đông cực
Lượng mưa 1000mm – 2000mm 500mm- 1000mm Dưới 500mm
II SÔNG VÀ HỒ
1 Các khái niệm:
- Sông: Là dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
=> Nguồn cung cấp nước cho sông là nước mưa, nước ngầm, nước do băng tuyết tan
- Lưu vực sông: là toàn bộ diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
- Hệ thống sông: Bao gồm dòng sông chính, các phụ lưu và các chi lưu
- Phụ lưu: là nhánh sông phụ đổ nước vào sông chính
- Chi lưu: là con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
- Hồ: Là vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất, không thông với biển.
2 Lợi ích và tác hại của sông:
*/ Lợi ích:
Trang 4- Cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất ( nông nghiệp, công nghiệp) và đời sống của nhân dân
- Bồi đắp phù sa cho các đồng bằng
- Là tuyến đường giao thông
- Là nơi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
- Tạo cảnh quan đẹp để phát triển du lịch
*/ Tác hại : Về mùa lũ, nước sông dâng cao, chảy mạnh gây lụt lội, cuốn trôi tài sản và tính mạng của người dân quanh vùng
3 Phân loại hồ :
- Dựa vào tính chất của nước chia thành 2 loại : Hồ nước mặn và hồ nước ngọt
- Dựa vào nguồn gốc hình thành chia thành hồ tự nhiên và hồ nhân tạo
+ Hồ miệng núi lửa : được hình thành ở miệng các núi lửa đã tắt, có hình tròn
VD : Hồ Tơ nưng ở Plây Ku
+ Hồ móng ngựa : là di tích còn sót lại của các khúc uốn cũ của sông
VD : Hồ Tây ở Hà Nội
+ Hồ nhân tạo : do con người xây dựng
VD: Hồ Thác Bà, hồ Hoà Bình, hồ Trị An
2.2 Hoạt động 2: Thực hành ( 15 phút)
a Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học về cách tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm, lượng mưa…áp dụng làm bài tập cụ thể.
- Rèn kỹ năng tính toán, xử lí số liệu
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học, đã ôn tập áp dụng làm bài tập và trả lời câu hỏi trắc
nghiệm
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Như mục b, hướng dẫn cụ thể:
Bài tập 1: Tính nhiệt độ TB ngày của Thái Bình qua số liệu sau: Nhiệt độ đo lúc 5 giờ là 18 0 C , lúc 13 giờ là 29 0 C, lúc 21 giờ là 18,50 C.
Bài tập 2: Căn cứ vào bảng số liệu: Nhiệt độ (oC) - Hà Nội
Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
a, Tính nhiệt độ TB năm của Hà Nội?
b, Nhận xét: - Nhiệt độ tháng cao nhất là , vào tháng
- Nhiệt độ tháng thấp nhất là , vào tháng
Bài tập 3: Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Sông là:
A dòng nước chảy ở bề mặt đất B Dòng nước chảy thường xuyên
C Dòng nước chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
Trang 5D Dòng nước tạm thời
Câu 2: Hệ thống sông được tạo nên do:
A Dòng sông chính B Dòng sông chính và các phụ lưu
C Dòng sông chính cùng các phụ lưu, các chi lưu hợp lại
D Dòng sông chính cùng các chi lưu
Câu 3: Chế độ nước sông sẽ phức tạp nếu sông có nguồn cung cấp nước là;
A Nước mưa B Băng tuyết tan C Nước ngầm và nước mưa D Nhiều nguồn cung cấp nước
Câu 4: Lưu vực của một con sông là:
A Vùng đất sông chảy qua B Vùng đất nơi sông bắt nguồn
C Vùng đất nơi sông đổ vào D Vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
Câu 5: Hồ là:
A.Những khoảng nước tương đối rộng và sâu trong đất liền
B.Là vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất, không thông với biển
C.Những khoảng nước nhỏ và nông trên đất liền D.Những khoảng nước nông trên đất liền
Câu 6: Hồ Tây ở Hà Nội là:
A Di tích còn sót lại của khúc uốn cũ của sông B Hồ hình thành ở miệng núi lửa
C Hồ nhân tạo C Hồ băng hà
+ Bài tập 1: HS làm việc cá nhân, viết đáp án ra bảng con
+ Bài tập 2: HS làm việc theo nhóm
+ Bài 3: HS làm việc cá nhân
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo kết quả: GV yêu cầumột số nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm khác nhận xét, bổ
sung
Bước 4: GV nhận xét, kết luận
3 Hoạt động: Luyện tập ( 5 phút)
a Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức về các thành phần tự nhiên của trái đất
- Phát triển năng lực hợp tác
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức vừa ôn tập:
- Vẽ một hệ thống sông theo sự hiểu biết của mình.
- Vẽ hình tròn tượng trưng cho trái đất thể hiện các đới khí hậu
c) Sản phẩm: Hình vẽ của học sinh
d Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV yêu cầu mỗi dãy bàn thực hiện 1 yêu cầu , mỗi bàn là một nhóm thảo luận, vẽ hình
ra khổ giấy A4
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo sản phẩm
- Bước 4: Nhận xét đánh giá
4 Hoạt động: Vận dụng ( 2 phút) a) Mục tiêu: Khắc sâu, mở rộng kiến thức
Trang 6b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học : Hoàn thành bài tập bài tập địa lý 6 ( từ bài 17 – bài 20)
lưu ý các nội dung giảm tải.
c) Sản phẩm: Bài tập của HS
d Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: như mục b
Bước 2: HS hỏi và đáp những bài tập chưa hiểu
Bước 3: GV dặn dò:
- HS hoàn thành nhiệm vụ ở nhà
- Ôn tập kỹ các bài đã học
- Chuẩn bị kiểm tra giữa HK II
Ngày dạy: 24 - 29/ 1 / 2022 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Lịch sử - Địa lí lớp 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết ( 90 PHÚT)
I Mục tiêu:
1 Kiến thức
- Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức cũng như vận dụng kiến thức đã học của học sinh từ bài 14 đến bài
16 môn Lịch Sử và bài 17 - 20 môn Địa lí
- HS tự đánh giá lại tình hình học tập của bản thân mình
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản và rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS
2 Những định hướng phát triển năng lực cho HS.
-Tổng hợp kiến thức, phát triển, vận dụng kiến thức trong quá trình làm bài
3 Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực : tích cưc, chủ động, tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài
Trang 7II Hình thức kiểm tra
- Trắc nghiệm,tự luận và thực hành tính toán
III Phương tiện và phương pháp:
1/ Phương tiện: - GV: in đề cho Hs, là biểu điểm chi tiết.
- HS : Chuẩn bị giấy; thước kẻ,
2/ Phương pháp: - làm bài tập trung tại lớp.
IV.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức lớp
2 Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 Bài mới
a Ma trận đề
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 6 PHÂN MÔN ĐỊA LÝ 30% - PHÂN MÔN LỊCH SỬ 70%
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức
tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu hỏi
Thời gian
(ph)
Số C H
Tg
(p h)
Số C H
Tg
(ph) CH Số
T g
(p h)
Số CH
Tg
(p h)
T
N T L
1 Nước
2 Nước Âu
3 Chính
sách cai
trị của
các triều
đại PK
phương
Bắc…
1,0
4 Các cuộc
khởi
nghĩa
tiêu biểu
thời Bắc
thuộc
PHÂN MÔN ĐỊA LÝ:
Trang 8TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức
Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu hỏi Thời
gian
(ph)
Số CH
Tg
(ph )
Số
CH (ph)Tg CH Số
T g
(ph )
Số CH
Tg
(ph
1
A KHÍ
HẬU
VÀ
BIẾN
ĐỔI
KHÍ
HẬU
( 1 điểm)
A1 Thời tiết
và khí hậu
Biến đổi khí hậu
A2 Phân tích biểu đồ nhiệt
độ, lượng mưa
2 B
NƯỚC
TRÊN
TRÁI
ĐẤT
B1 Thuỷ quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
0.5
B2 Sông và
hồ
Nước ngầm
và băng hà
Phút Điểm 3
b) Bản đặc tả
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 6 PHÂN MÔN LỊCH SỬ
TT Nội dung kiến
thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu dụng Vận Vận dụn
g cao
lang -Sự ra đời -Tổ chức nhà
nước.
-Đời sống vật chất tinh
Nhận biết được thời gian thành lập, tổ chức nhà nươc, đặc điểm đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang
Trang 9TT Nội dung kiến
thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu dụng Vận Vận dụn
g cao
thần…
2 Nước Âu lạc -Thời gian
thành lập, tổ chức nhà nước, đời sống vật chất tinh thần của
cư dân Âu Lạc
-Thời gian thành lập, kinh
1
cai trị của
các triều đại
PK phương
Bắc…
- Các chính sách cai tri về chính trị, văn hóa, kinh tế.
-Những chuyển biến
về kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta
Các chính sách cai trị của
1TN
4
5
Các cuộc
khởi nghĩa
thời Bắc
thuộc
-Kể tên các cuộc KN, thời gian, người lãnh đạo, diễn biến chính, ý nghĩa.
Thông hiểu về nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa nổ ra Nhận biết: Kể tên các cuộc khởi nghĩa
1 TL, 1TN
.
TN 1TL
Tổng
PHÂN MÔN ĐỊA LÝ
TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận
thức Nhận
biết Thông hiểu dụng Vận
Vận dụn g cao
1 A KHÍ HẬU
VÀ BIẾN
ĐỔI KHÍ
HẬU
A1 Thời tiết
và khí hậu
Biến đổi khí hậu
* Nhận biết
- Phân biệt được thời tiết và khí hậu
* Thông hiểu
1TN
0.5 TL
Trang 10- Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu trên Trái Đất
- Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu
– Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
A2 Phân tích biểu đồ nhiệt
độ, lượng mưa
* Vận dụng:
- Phân tích được biểu đồ nhiệt
độ, lượng mưa
- Xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một
số địa điểm trên bản đồ khí hậu thế giới
3
B NƯỚC
TRÊN TRÁI
ĐẤT
B1 Thuỷ quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
*Nhận biết:
- Kể tên được các thành phần
B2 Sông và
hồ
Nước ngầm và
băng hà
-* Thông hiểu:
- Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn; mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông
- Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà
3TN 0.5TL*
1TL
c) Đề kiểm tra
PHÒNG GD – ĐT VŨ THƯ
TRƯỜNG THCS VŨ TIẾN ĐỀ KIỂM TRAGIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử - Địa lí lớp 6
(Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề)
Mã đề: 01 – LỚP 6A
I PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)Chọn đáp án đúng
PHẦN LỊCH SỬ:
Câu 1: Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ
A thế kỉ V TCN B thế kỉ VII TCN C thế kỉ VI TCN D thế kỉ VIII TCN
Câu 2: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay
A Bắc Bộ và Nam Trung bộ B Bắc Trung Bộ và Nam Bộ
C Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ D.Nam Bộ và Nam Trung Bộ
Câu 3: Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở đâu?
Trang 11A Phong Châu( Phú Thọ) B Mê Linh ( Hà Nội ngày nay)
C Luy Lâu ( Bắc Ninh ngày nay) D Phong Khê ( Hà Nội ngày nay)
Câu 4:Thời kì Bắc thuộc được đánh dấu bằng mốc thời gian:
A 179 TCN – 938 B 179TCN -542 C 179 TCN -905 D 208 TCN -938
Câu 5 : Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách cai trị về chính trị đối với người Việt như thế nào ?
A Đàn áp người dân dưới nhiều hình thức
B Xây dựng trường học, đào tạo đội ngũ tay sai
C Đưa người Hán sang cai trị bằng luật lệ hà khắc của họ
D Cho người Việt đứng đầu các quận huyện
Câu 6: Dưới thời Bắc Thuộc , người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng:
A đồng đỏ B sắt C thiếc D đồng thau
Câu 7: Xã hội nước ta thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào?
A Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc B Lạc hầu, địa chủ Hán
C.Lạc tướng, hào trưởng Việt D Lạc dân, nông dân lệ thuộc
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên thời Bắc thuộc:
A khởi nghĩa Bà Triệu B khởi nghĩa Hai Bà Trưng
C khởi nghĩa Lí Bí D khởi nghĩa Phùng Hưng
PHẦN ĐỊA LÝ
Câu 9 Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu?
A 5 đới B 4 đới C 3 đới D 6 đới
Câu 10.Hệ thống sông gồm có:
A Sông chính và sông phụ B Chi lưu và sông chính
C Sông chính, phụ lưu và chi lưu D Phụ lưu và sông chính
Câu 11: Sông là:
A Dòng nước chảy ở bề mặt đất
B Dòng nước chảy thường xuyên
C Dòng nước chảy thường xuyên và tương đối lớn trên bề mặt lục địa và đảo
D Dòng nước chảy tạm thời
Câu 12: Nếu nguồn cung cấp cho sông chủ yếu từ băng tan thì mùa lũ của sông sẽ vào mùa:
II PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
PHẦN LỊCH SỬ
Câu 1: ( 2,5 điểm )
Trình bày đặc điểm đời sống vật chất của cư dân Văn Lang về :Nghề, ăn, ở, mặc, đi lại?
Câu 2: ( 1,5 điểm )
Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc?
Câu 3: ( 1 điểm)
Ngày nay những phong tục tập quán tín ngưỡng nào từ thời Văn Lang, Âu Lạc được người Việt lưu giữ?
PHẦN ĐỊA LÝ
Câu 4: ( 2 điểm)
a Trình bày khái quát đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới
b Kể tên các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển
Mã đề: 02 – LỚP 6B