Kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản các bài đã học Từ bài 11 đến bài 16: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á;Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam
Trang 1Ngày soạn: 10/3/2024
Ngày giảng: 6a: 12/03/2024; 6b: 15/03/2024
TIẾT 40 :
ÔN TẬP GIỮA KÌ II
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản các bài đã học (Từ bài 11 đến bài 16): Các quốc gia
sơ kì Đông Nam Á;Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á ( Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X); Giao lưu văn hóa ở dầu công nguyên đến thế kỉ X; Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc; Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
- Củng cố khắc sâu những sự kiện, những vấn đề lịch sử cơ bản
- Giúp HS phát triển kỹ năng lập bảng thống kê, lựa chọn lịch sử tiêu biểu, tổng hợp, so sánh và hệ thống hoá sự kiện lịch sử
- Củng cố nâng cao tư tưởng, tình cảm yêu nước chống giặc ngoại xâm
- HS khuyết tật: quan sát, chép được một số nội dung ôn tập
2 Năng lực
* Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ đông, tích cực trong việc ôn tập.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và trao đổi với các bạn về nhiệm vụ học tập
- Giải quyết vấn đê và sáng tạo: Biết đánh giá, nhìn nhận vấn đề lịch sử đối với cuộc sống dưới góc nhìn khác nhau
* Năng lực đặc thù
- Tái hiện sự kiện lịch sử;
+ Trình bày được các quốc gia sơ kì Đông Nam Á, Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á và sự giao lưu văn hóa của các quốc gia ĐNÁ từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
+ Vẽ sơ đồ và trình bày được tổ chức nhà nước Văn Lang- Âu Lạc
-Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Phân tích và giải thích được các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta và những chuyển biến của xã hội Âu Lạc
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học nhận xét được tổ chức nhà nước Văn
Lang-Âu Lạc.Liên hệ việc giữ gìn các nghề và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta thời Âu Lạc
3 Phẩm chất
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng, tích cực trong học tập
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn nghề truyền thống và phong tục tập quán của dân tộc ta
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên:
- Giáo án word và Powerpoint
- Tranh ảnh có liên quan
Trang 2- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học
2 Học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa
- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
- HS khuyết tật: quan sát, chép được một số nội dung ôn tập
1.Ổn định tổ chức
2.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để
hình thành kiến thức vào bài học mới
* Tổ chức thực hiện
- GV y/c HS HĐCN- 2p : Em đã học được những nội dung cơ bản nào của chương
IV và chương V?
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu
- HS trình bày, chia sẻ
+ Cái nôi nền văn minh và cơ sở hình thành các quốc gia sơ kì ĐNÁ và các vương quốc phong kiến
+ Sự giao lưu văn hóa ĐNÁ
+ Tổ chức nhà nước và đời sống vật chất của cư dân Văn Lang- Âu Lạc
+ Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của
xã hội Âu Lạc
- GV nx, đánh giá, dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2: Ôn tập
HĐ của giáo viên và học sinh Nội dung chính
2 1 Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á
*Mục tiêu: Trình bày được cái nôi nền văn
minh lúa nước của Đông Nam Á và sự hình
thành các quốc gia sơ kì ĐNÁ
* Tổ chức thực hiện
- GV y/c HS HĐCN- 2p: Nêu khái quát vị trí
địa lí của khu vực ĐNÁ là cơ sơ ra đời các
quốc gia sơ kì ĐNÁ?
HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, hoàn
thành sản phẩm
- HS trình bày, chia sẻ
- Vị trí địa lí: nằm trên con đường hàng hải nối
liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa
- Cơ sở hình thành: Sự phát triển kinh tế, kĩ
thuật của các tộc người ở Đông Nam Á Sự
giao lưu kinh tế, văn hoá với Ấn Độ, Trung
Quốc
1.Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á
Trang 3- Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, một số quốc
gia sơ kì ra đời Xuất hiện nhiều thành thị và
thương cảng quốc tế như Óc Eo (VN),
Ta-cô-la(Thái Lan)
- HS nx, đánh giá GV nx, ĐG, khái quát kiến
thức
2.2: Sự hình thành và bước đầu phát triển
của Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (
*Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành các
quốc gia phong kiến Đông Nam Á và HĐ kinh
tế ở các quốc gia PK ĐNÁ
* Tổ chức thực hiện
-GV y/c HS HĐCN- 3p: Nêu sự hình thành
của 1 số quốc gia phong kiến ĐNÁ và HĐ
kinh tế chính của các quốc gia này?
-HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, hoàn
thành sản phẩm
- HS trình bày, chia sẻ:
+Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, trên cơ sở những
quốc gia sơ kì đã hình thành những quốc gia
phong kiến.(Đại Cồ Việt ,Vương quốc
Đra-ra-va-ti của người môn, Chân Lạp; Vương quốc
Sri Vi-giay-a
+ Nền kinh tế tiếp tục phát triển: Nông nghiệp
vẫn là nền tảng chủ yếu.Thương mại biển
thịnh đạt hơn Nhiều vương quốc phong kiến
trở thành những đế quốc hàng hải như Phù
Nam, Sri Vi-giay-a,
- HS nx, đánh giá GV nx, ĐG, khái quát kiến
thức
2.3: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ
đầu CN đến thế kỉ X
*Mục tiêu: Thống kê được giao lưu văn hóa ở
Đông Nam Á về tín ngưỡng-tôn giáo, chữ
viết-văn học, kiến trúc- điêu khắc,
* Tổ chức thực hiện
- GV y/c HS HĐCN 4p: Thống kê về sự giao
lưu văn hóa ở ĐNÁ theo bảng sau:
Tín ngưỡng-tôn giáo
- Thế kỉ VII TCN đến thế X đã ra đời các quốc gia sơ kì ĐNÁ
II Sự hình thành và bước đầu phát triển của Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, trên cơ
sở những quốc gia sơ kì đã hình thành những quốc gia phong kiến
- Nền kinh tế tiếp tục phát triển: Nông nghiệp vẫn là nền tảng chủ yếu, thương mại biển
III Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu CN đến thế kỉ X
Trang 4Chữ viết- Văn học
Kiến trúc- điêu khắc
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, hoàn
thành sản phẩm
- HS trình bày, chia sẻ
Dự kiến sản phẩm:
Tín
ngưỡng-tôn giáo
Tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa, thần-vua
Phật giáo, Ấn Độ giáo Chữ
viết-Văn học
Người khơ me có chữ Phạn, Người Môn có chữ Môn cổ
Ngươì Mã Lai có chữ Mã Lai cổ, Người Việt tiếp thu chữ Hán Kiến
trúc-điêu
khắc
Ảnh hưởng của Phật giáo và Ấn
Độ giáo ( Đền núi) bức phù điêu, chạm nổi
- HS nx, đánh giá GV nx, ĐG, khái quát kiến
thức
2.4: Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc
*Mục tiêu: Vẽ sơ đồ và trình bày, nx được tổ
chức nhà nước Văn Lang- Âu Lạc Nêu đời
sống vật chất và tinh thần của cư dân VL-ÂL
* Tổ chức thực hiện
- GV y/c HS HĐ cá nhân- 4p:
Câu 1: Vẽ sơ đồ nhà nước VL-ÂL và nhận
xét?
Câu 2: Nêu nét cơ bản về đời sống vật chất
và tinh thần của cư dân VL-ÂL?
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, hoàn
thành sản phẩm
- HS trình bày, chia sẻ
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1 ( Phụ lục)
NX: Nhà nước Văn Lang đơn giản, sơ khai
chưa có quân đội, chưa có pháp luật, nhưng là
tổ chức chính quyền cai quản cả nước
- Tín ngưỡng- tôn giáo ĐNÁ chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Ấn Độ giáo
- Chữ viết- Văn học: ĐNÁ tiếp thu chữ của Ấn Độ và Tq để sáng tạo ra chữ viết riêng
- Kiến trúc, điêu khắc ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo
IV Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc
Trang 5NX: Nhà nước Âu Lạc không có nhiều thay
đổi so với nhà nước Văn Lang nhưng vua có
quyền lực cao hơn trong việc trị nước
Câu 2: Đời sống vật chất: Nghề nông là chính.
Ở nhà sàn; ăn gạo nếp,tẻ, muối, mắm cá; ăn
trầu, uống rượu Nam đóng khố, cởi trần, đi
chân đất; nữ mặc váy, yếm để tóc ngang vai,
búi tó hoặc tết đuôi sam Vào dịp lễ hội, họ đội
thêm mũ lông chim, đeo trang sức Đi lại: chủ
yếu bằng thuyền =>ổn định, phong phú.
- Đời sống tinh thần: thờ cúng tổ tiên, vị thần
tự nhiên; người chết được chôn trong thạp,
bình, mộ thuyền….Tổ chức các lễ hội, vui
chơi, nhuộm răng đen, xăm mình =>Giản dị,
chất phác
- HS nx, đánh giá GV nx, ĐG, khái quát kiến
thức và chốt ghi
2.5: Chính sách cai trị của các triều đại
phong kiến phương Bắc và những chuyển
biến của XH ÂL
*Mục tiêu: Vẽ sơ đồ và trình bày, nx được tổ
chức nhà nước Văn Lang- Âu Lạc Nêu đời
sống vật chất và tinh thần của cư dân VL-ÂL
* Tổ chức thực hiện
-GV y/c HS HĐ cá nhân- 4p:
Câu 1: Nêu các chính sách cai trị của các
triều đại phong kiến phương Bắc đối với
nhân dân ta?
Câu 2:Trình bày những chuyển biến về kinh
tế, XH trong thời kì Bắc thuộc?
Câu 3: Theo em, ND ta cần giữ gìn và phát
triển các ngành nghề và phong tục, tập quán
Câu 1:
NX: Nhà nước Văn Lang đơn giản,
sơ khai chưa có quân đội, chưa có pháp luật, nhưng là tổ chức chính quyền cai quản cả nước
NX: Nhà nước Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với nhà nước Văn Lang nhưng vua có quyền lực cao hơn trong việc trị nước
Câu 2:
- Đời sống v/c ổn định, phong phú
- Đời sống tinh thần: Giản dị, chất phác mang tính cộng đồng
V.Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của XH ÂL
Trang 6tốt đẹp nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, hoàn
thành sản phẩm
- HS trình bày, chia sẻ
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Chính sách cai trị
- Chia nước ta thành quận huyện và sáp nhập
vào TQ, cử người Hán sang cai trị
- Chiếm ruộng đất, áp đặt tô thuế, độc quyền
muối và sắt, cống nạp
- Chính sách đồng hóa dân tộc Việt: đưa người
Hán sang ở lẫn dân ta, ta phải theo phong tục,
luật pháp Hán
Câu 2: Chuyển biến về kinh tế: Trồng lúa,
cây ăn quả, hoa màu, chăn nuôi; đắp đê, làm
thủy lợi; rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm
mộc;
nghề làm giấy, thủy tinh…giao thông thủy, bộ;
Đẩy mạnh buôn bán
- Chuyển biến về xã hội: quan lại, địa chủ
người Hán đã bị Việt hóa Một bộ phận nông
dân thành nô tì; hào trưởng bản địa hình thành
Câu 3: Cần phát triển nghề nông, trồng hoa
màu, rèn, làm giấy tục thờ cúng tổ tiên, ăn
trầu
- HS nx, đánh giá GV nx, ĐG, khái quát kiến
thức
Lập bảng thống kê về nguyên nhân, diễn biễn,
kết quả, ý nghĩa của các cuộc KN?
- Nhà Hán thiết lập chính sách cai trị:
- Chia nước ta thành quận huyện và sáp nhập vào TQ, cử người Hán sang cai trị=> Khắt khe, hà khắc
- Chiếm ruộng đất, áp đặt tô thuế nặng nề, độc quyền muối và sắt, bắt cống nạp => Tàn bạo, độc ác
- Chính sách đồng hóa dân tộc Việt: đưa người Hán sang ở lẫn dân ta, ta phải theo phong tục va fluaatj pháp Hán => Thâm độc nhất
VI Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X.
1 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43)
2 Khởi nghĩa Bà Triệu (Năm 248)
3 Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
4 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:
Trang 75 Khởi nghĩa Phùng Hưng
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học
- Tổ chức thực hiện:
GV chiếu hệ thống câu hỏi trắc nghiệm -HS quan sát lựa chọn đáp án đúng Bài tập 1: Học sinh chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Khác với truyền thuyêt, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên
trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay khoảng bao lâu?
A 4000 năm B 3000 năm C 2700 năm D 2000 năm
Câu 2: Vua Hùng Vương chia đất nước thành mấy bộ?
Câu 3: Đứng đầu các bộ là:
A Lạc Hầu B Lạc Tướng C Bồ Chính D Vua
Câu 4: Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở:
A Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả
B Ven đồi núi
C Trong thung lũng
D A, B, C đều đúng
Câu 5: Kinh đô của nước Văn Lang là:
- Sản phẩm: 1 – A, 2 – D, 3 – B, 4 – A, 5 - B
Bài tập 2: Học sinh chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Kinh đô của nước Âu Lạc là:
Câu 2: Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN
B Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN
C Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN
D Từ năm 208 TCN đến năm 43
Câu 3: Ý nào dưới đây không thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy Nhà
nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?
A Có thành trì vững chắc B Quân đội mạnh, vũ khí tốt
C Kinh đô chuyển về vùng đồng bằng D Thời gian tồn tại dài hơn
Câu 4: Ý nào dưới đây thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc so với
Nhà nước Văn Lang?
A Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước
B Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành
C Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng
D Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu
- Sản phẩm: 1 – C, 2 – B, 3 – D, 4 – A
Bài tập 3:
Câu 1: Thời Bắc thuộc kinh tế nước ta có những ngành nghề nào
A Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
B Thủ công nghiệp, thương nghiệp
Trang 8C Nông nghiệp, thương nghiệp.
Câu 2: Thời Bắc thuộc kinh tế nước ta có những ngành nghề mới nào xuất hiện.
A Trồng lúa, chăn nuôi, thủy lợi
B Rèn sắt, đúc đồng, làm gốm
C Làm mộc, làm đồ trang sức, đóng gạch
D Làm giấy, làm đồ thủy tinh
Câu 3: Thời Bắc thuộc, nông dân công xã bị phân hóa thành
A Hai tầng lớp: Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc
B Ba tầng lớp: Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc và Nô tì
C Hai tầng lớp: Nông dân công xã và nô tì
D Hai tầng lớp: Nông dân lệ thuộc và nô tì
- Sản phẩm: 1 – A, 2 – D, 3 – B
Bài tập 4: Vẽ sơ đồ tư duy bài 14, 15
Sơ đồ bài 14
Sơ đồ bài 15
Trang 9Câu 1 Các triều đại phương Bắc đã thi hành những chính sách cai trị nào đối với
nhân dân ta? Theo em,chính sách nào là thâm độc nhất, vì sao?
Nhà Hán đặt ra những chính sách cai trị vô cùng tàn bạo:
+ Về tổ chức bộ máy cai trị: Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, áp dụng pháp luật hà khắc, tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta
+Về kinh tế: Bắt nhân dân ta hằng năm phải nộp rất nhiều loại thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt, thuế đay, gai, tơ lụa và hàng trăm thứ thuế vô lí Ngoài ra nhân dân
ta còn phải cống nạp nhiều sản vật quý hiếm như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi, trầm hương,vàng,bạc để cống nạp cho nhà Hán
+ Về văn hóa: Cho người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta; bắt dân ta theo phong tục, tập quán của người Hán …
- Chính sách cho người Hán sang ở với dân ta là chính sách thâm độc nhất.Vì
nó nhằm mục đích đồng hóa nhân dân ta, biến nước ta thành một quận huyện của Trung Quốc, và xóa bỏ văn hóa bản địa, tạo ra tầng lớp tay sai
Câu 2 Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang?
Tổ chức Nhà nước Văn Lang đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương nhưng còn rất sơ khai, đơn giản, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,
Câu 3 Những phong tục nào trong văn hoá Việt Nam từ thời Văn Lang- Âu Lạc
được kế thừa cho đến ngày nay?
Những phong tục trong văn hoá Việt Nam từ thời Văn Lang- Âu Lạc được kế thừa cho đến ngày nay là:
- Tục ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ tết
- Tục thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc…Tổ chức các lễ hội…
Câu 4 Hãy cho biết những điểm mới của Nhà nước Âu Lạc so với nhà nước thời
Văn Lang?
- Vua có quyền lực cao hơn trong việc trị nước
- Sức mạnh quân sự của Nhà nước Âu Lạc được đề cao: có quân đội và vũ khí tốt (lẫy nỏ, mũi tên đồng)
- Có thành cổ Loa kiên cố, vững chắc (quân thành)
- Lãnh thổ rộng lớn hơn (vượt ra khỏi châu thổ sông Hồng) nên được chia thành nhiều bộ hơn
Câu 6: Trình bày diễn biến khởi nghĩa Hai Bà Trưng giai đoạn đầu Giải thích vì sao cuộc khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi?
* Khởi nghĩa Hai Bà Trưng giai đoạn đầu
- Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa
- Dân chúng khắp nơi kéo về Mê Linh ủng hộ cuộc khởi nghĩa
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh Quân Hán bị đánh tan
- Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua
* Giải thích
- Được quần chúng nhân dân hết lòng ủng hộ
Trang 10- Nghĩa quân anh dũng chiến đấu dưới sự chỉ huy tài tình của các nữ tướng
Câu 7:
Đọc thơng tin sau
" Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngơi hồn đế( Lý Nam Đế) - vị hồng đế đầu tiên
tong lịch sử nước ta Ơng đặt tên nước là vạn Xuân, đặt niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đơ ở vùng cửa sơng Tơ Lịch( Hà Nội)."
Em hãy cho biết tại sao Lý Bí xưng là Hoàng Đế mà không phải là xưng Vương
?
-HSTB, chia sẻ
- GVNX, bổ sung:
Vì " Đế" là vua của nước lớn, " vương" là nước nhỏ, nước chư hầu Trung Quốc cĩ hồng đế đứng đầu, Vạn Xuân cũng cĩ hồng đế đứng đầu, ta khơng thua kém trung Quốc.
- Chứng tỏ rằng ta cĩ giang sơn bờ cõi riêng, khơng cịn phụ thuộc vào Trung Quốc
3 Củng cố và HDHT (3p)
* Củng cố : Gv hệ thống kiến thức
H: Em cần nắm nội dung cơ bản nào?
HS suy nghĩ, trình bày, chia sẻ: Cơ sở ra đời các quốc gia sơ kì và sự hình thành các quốc gia phong kiến ĐNÁ, sự giao lưu văn hĩa ĐNÁ Tổ chức nhà nước VL- ÂL, đời sống v/c và tinh thần cư dân VL- ÂL, Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến XH ÂL
* HDHT
- Học bài: Ơn tập kĩ nội dung: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang- ÂL,
chính sách cai trị của các triều đại PK Phương Bắc về kinh tế và văn hĩa, viết đoạn văn kêu gọi gữ gìn phát triển nghề và phong tục tập quán của DT
- Chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì 2: Ơn các nội dung trên giờ sau kiểm tra giữa học kì
II, Về nhà viết đoạn văn kêu goi mọi người giữ gìn nghề truyền thống và phong tục tập quán của DT