Kiến thức - Sau khi ôn tập HS hiểu và trình bày được: + Tiềm năng phát triển kinh tế của ĐNB và ĐBSCL.. - Bản đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long.. Thời lượng: 5’ Hình thức tổ chức:
Trang 1Tiết 42 ÔN TẬP
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức, kĩ năng
a Kiến thức
- Sau khi ôn tập HS hiểu và trình bày được:
+ Tiềm năng phát triển kinh tế của ĐNB và ĐBSCL
+ Thế mạnh kinh tế mỗi vùng, những tồn tại và giải pháp khắc phục khó khăn
+ Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với phát triển kinh tế 2 vùng
b Kĩ năng
- So sánh, phân tích, nhận xét bảng số liệu, vẽ biểu đồ
3 Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
a Phẩm chất
- Yêu quê hương, đất nước, có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường
b Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
c Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng
bản đồ,
II NỘI DUNG ÔN TẬP
Nội dung 1: Vùng Đông Nam Bộ
- Bài 31, 32,33, 34
Nội dung 2: Vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Bài 35,36,37
III CHUẨN BỊ
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Bảng phụ
- Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ
- Bản đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 Chuẩn bị của học sinh
- SGK, Vở bài tập
- Bảng hoạt động nhóm
III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
Hoạt động 1: Khái quát hoá nội dung ôn tập
a Hướng dẫn HS xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của 2 vùng kinh tế Nêu
rõ ý nghĩa vị trí địa lí mỗi vùng.
Thời lượng: 5’
Hình thức tổ chức: cặp đôi, cả lớp
Đồ dùng: Lược đồ tự nhiên vùng ĐNB, vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trang 2Phương pháp, kĩ thuật: sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh, vấn đáp
Không gian lớp học: HS ngồi theo sơ đồ lớp học
Tài liệu học tập: SGK Địa 9
Tiến trình tổ chức:
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ tự nhiên vùng ĐNB và vùng đồng bằng sông Cửu Long
H: Xác định trên bản đồ và nêu ý nghĩa vị trí của từng vùng?
- HS trình bày -> nhận xét/ bổ sung
- GV chuẩn kiến thức
b Hướng dẫn HS ôn lại các tỉnh của từng vùng và các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thời lượng: 12’
Hình thức tổ chức: cặp đôi, cả lớp
Đồ dùng: Lược đồ vùng ĐNB, vùng đồng bằng sông Cửu Long
Phương pháp, kĩ thuật: sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh, vấn đáp
Không gian lớp học: HS ngồi theo sơ đồ lớp học
Tài liệu học tập: SGK Địa 9
Tiến trình tổ chức:
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi:Ai nhanh nhất ? GV chia lớp thành 3 đội chơi
+ Đội 1: Hoàn thành tên các tỉnh vùng ĐNB
+ Đội 2: Hoàn thành tên các tỉnh vùng ĐBSCL
+ Đội 3: Hoàn thành tên các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- HS thảo luận, trình bày -> nhận xét/bổ sung => GV chuẩn xác kiến thức:
Các tỉnh thuộc ĐNB Các tỉnh thuộc ĐBSCL Các tỉnh thuộc vùng kinh
tế trọng điểm miền Nam.
- Thành phố HCM, Bình
Phước, Bình Dương, Tây
Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa
-Vũng Tàu
- S : 23.550 km2
- Dân số : 10,9 triệu người
- Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau
- S : 39.734 km2
- Dân số : 16,7 triệu người
- Thành phố HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An
- S : 28000 km2
- Dân số : 12,3 triệu người
c Hướng dẫn HS hoàn thiện bảng hệ thống hoá kiến thức vùng Đông Nam
Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trang 3Thời lượng: 10’
Hình thức tổ chức: cặp đôi, cả lớp
Đồ dùng: Lược đồ vùng ĐNB, vùng đồng bằng sông Cửu Long
Phương pháp, kĩ thuật: sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh, vấn đáp
Không gian lớp học: HS ngồi theo 2 nhóm
Tài liệu học tập: SGK Địa 9
Tiến trình tổ chức:
- Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm.
+ Nhóm 1: phiếu số 1 - Hoàn thành thông tin của vùng Đông Nam Bộ
+ Nhóm 2: phiếu số 2 - Hoàn thành thông tin của vùng Đồng bằng sông Cửa Long
- Bước 2: các nhóm làm việc theo phiếu và cử người lên báo cáo.
- Bước 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung GV chuẩn xác kiến
thức
Long
1 Vị trí, giới hạn
2 Điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên
3 Dân cư - xã hội
4 Công nghiệp
5 Nông nghiệp
6 Dịch vụ
7 Các trung tâm kinh tế
GV treo bảng hệ thống hoá kiến thức chuẩn cho HS quan sát
Hoạt động 2 Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi, bài tập cơ bản
Thời lượng: 10’
Hình thức tổ chức: cả lớp
Đồ dùng: Mẫu các biểu đồ hình tròn, biểu đồ miền;
Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm, cặp; vấn đáp
Không gian lớp học: HS ngồi theo nhóm
Tài liệu học tập:
Tiến trình tổ chức:
Câu 1: Xác định trên bản đồ các trung tâm CN của ĐNB? Chức năng chuyên ngành từng trung tâm? Tại sao công nghiệp của vùng ĐNB lại phát triển mạnh ?
Trang 4Câu 2: Kể tên các cây trồng vật nuôi ở ĐNB? Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của vùng là gì? Dựa trên điều kiện nào?
Câu 3: Tại sao ĐNB có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? Xác định các tuyến đường giao thông xuất phát từ thành phố HCM?
Câu 4: Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL dựa trên điều kiện gì?
Câu 5: Tại sao ngành chế biến LTTP của vùng ĐBSCL phát triển mạnh?
Câu 6: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò gì trong phát triển kinh tế - xã hội của ĐNB và ĐBSCL ?
- GV hướng dẫn HS vẽ 1 số dạng biểu đồ : Các bước vẽ biểu đồ :
+ Bước 1: đọc -> xử lí số liệu
+ Bước 2: chọn biểu đồ thích hợp, vẽ
+ Bước 3: đặt tên, chú giải, ghi tên đơn vị mốc cột
+ Bước 4: nhận xét
Hoạt động 3 HS làm quen với một số đề kiểm tra
Thời lượng: 5’
Hình thức tổ chức: cả lớp
Đồ dùng: Một số đề kiểm tra
Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm, cặp; vấn đáp
Không gian lớp học: HS ngồi theo nhóm
Tài liệu học tập: Bộ đề kiểm tra Địa lí 9
Tiến trình tổ chức:
+ GV cho HS làm quen với một số đề kiểm tra
+ GV lưu ý một số lỗi thường gặp khi trình bày bài kiểm tra: lỗi chính tả, dập xoá nhiều, để trống giấy quá nhiều, thể hiện tỉ lệ trên bản đồ không chính xác
V HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và bài tập trong phần củng cố Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn Luyện cách vẽ và nhận xét biểu đồ
- Chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau kiểm tra
VI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
- Thông qua giờ học các em hãy đánh giá về thái độ học tập, tinh thần hợp tác trong cặp/ nhóm của mình và kiến thức mà các em đã thu được.(gọi một số học sinh) -> Các học sinh khác nhận xét về giờ học và các hoạt động của các thành viên trong cặp/ nhóm của mình
- GV nhận xét, đánh giá giờ học (động viên, khuyến khích, nhắc nhở)