Trời im gió, ánh nắnglấp lánh trên dòng suối như những ngôi sao sáng trôi sau cỏ thưa.Hiệp và Diên lắng nghe: Trong bãi cỏ trước mặt có tiếng chim hót ríu rít.. Đưamắt nhìn mãi, Diên thấ
PHÒNG GD & ĐT ……………… ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 1 HỌC KỲ 2 ———————— NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5 Thời gian làm bài: 40 phút ( không kể thời gian giao đề) ———————— (Đề gồm 02 trang, học sinh làm bài vào tờ giấy thi) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Đọc thầm bài sau: §«i chim s¬n ca Một cây cẩm lai cành lá xoè ra ngay trên chỗ Diên nằm, nhưng vì cao quá mà lá lại thưa, nên Diên tưởng như bóng cây không chiếu được tới đất Lá nhỏ lăn tăn và xếp đều in lên nền trời trông tựa như một bức thêu hoa trên nền lụa xanh màu lam nhạt Một con bướm trắng bay loăng quăng trong cành cây rồi bỗng như chiếc lá rụng là đà rơi xuống chỗ Diên nằm Lúc bấy giờ đã quá trưa Trời im gió, ánh nắng lấp lánh trên dòng suối như những ngôi sao sáng trôi sau cỏ thưa Hiệp và Diên lắng nghe: Trong bãi cỏ trước mặt có tiếng chim hót ríu rít Đưa mắt nhìn mãi, Diên thấy lộ ra trên cỏ cái đầu một con chim sơn ca rung động thật nhanh, lông bờm và lông cổ sù ra Con chim đột nhiên bay vụt lên cao, vừa bay vừa hót Hai người đưa mắt nhìn theo, con chim mỗi lúc một nhỏ, nhỏ dần chỉ còn là một chấm đen lên trời song tiếng hót ríu rít trên cao nghe vẫn rõ Một con chim nữa ở trong đám cỏ vụt bay lên, trong khi khắp các nơi tiếng hót của con chim khác cùng nổi ran một loạt như khúc hoà nhạc để tiễn đưa Bỗng chim ở trên không rơi thẳng xuống, như một hòn đất ném từ trên cao, khi gặp con bay sau hai con díu cánh vào nhau rồi là là xuống cạnh suối Chim đã khuất trong cỏ nhưng tiếng hót vẫn ríu rít mãi không thôi (Theo Nhất Linh) Dựa vào nội dung bài đọc em hãy chọn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây rồi ghi vào giấy thi Câu 1 Bài văn tả cảnh gì? A Tả đôi chim sơn ca B Tả quang cảnh vào buổi trưa C Tả cây cẩm lai Câu 2 Đôi chim sơn ca được miêu tả như thế nào? A bay sà xuống, hót ríu rít B bay lên cao, hót ríu rít C Con chim đột ngột bay vút lên cao, vừa bay vừa hót Câu 3 Dãy từ nào dưới đây thuộc động từ? A hót, bay, vụt, ánh nắng, nhìn B hót, bay, vút, nằm, nhìn C hót, bay, vụt, nhìn, thưa Câu 4 Các vế câu trong câu ghép “Chim đã khuất trong cỏ nhưng tiếng hót vẫn còn ríu rít mãi chưa thôi” được nối với nhau bằng cách nào? A Nối bằng cặp quan hệ từ “ nhưng mãi ” B Nối trực tiếp (không dùng từ nối) C Nối bằng quan hệ từ “nhưng” Câu 5 Dấu phẩy trong câu: “Trời im gió, ánh nắng lấp lánh trên dòng suối như những ngôi sao sáng trôi sau cỏ thưa” có tác dụng gì? A Ngăn cách các vế câu B Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ C Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ Câu 6 Các từ láy trong đoạn văn: A Xòe ra, lấp lánh, ríu rít, lăn tăn B Loăng quăng, lấp lánh, ríu rít, lăn tăn C Sao sáng, loăng quăng, ríu rít, lấp lánh PHẦN II TỰ LUẬN Câu 7 a Tìm các tính từ tả màu sắc trong bài văn trên? b Tìm các tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp: (đen, thâm, mun, huyền, ô, mực) - Mắt màu đen gọi là mắt - Chó màu đen gọi là chó - Mèo màu đen gọi là mèo Câu 8 a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ( nếu có ) trong các câu sau: - Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch - Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được b) Từ “hay ” trong các câu sau là tính từ, động từ hay quan hệ từ? + Cô bé nghĩ xem mình có nên hát hay thôi + Cô bé mới hay tin ông cụ qua đời Câu 9 Ghép từ “công dân” vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa: nghĩa vụ, quyền, ý thức, bổn phận, trách nhiệm, gương mẫu, danh dự Câu 10 Em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” - Hết - (Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ———————— ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 1, HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 I TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A C B C A B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II TỰ LUẬN(8 điểm) Câu 7 (2 điểm) a) (1 điểm) Các tính từ tác giả tả màu sắc trong bài là: xanh, trắng, đen Đúng mỗi từ được 0,3 đ Đúng tất 3 từ cho 1 đ b) (1 điểm): Đúng mỗi từ được 0,3 đ Đúng tất 3 từ cho 1đ - Mắt màu đen gọi là mắt huyền - Chó màu đen gọi là chó mực - Mèo màu đen gọi là mèo mun Câu 8 (2 điểm): a) 1 điểm : Mỗi câu đúng 0,5đ - Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy// vùng vẫy, quằn quại, giãy TN CN VN lên đành đạch - Lúa gạo// quý vì ta// phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được CN VN CN VN b) (1 điểm): + Hay - Quan hệ từ 0,5 điểm + Hay - Động từ 0,5 điểm Câu 9.( 1 điểm) Mỗi từ đúng 0,1 điểm Đúng cả bài được 1 điểm Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân, công dân gương mẫu, danh dự công dân Câu 10 (2,0 điểm) Gợi ý: Học sinh dựa vào câu nói của Bác để viết một đoạn văn ngắn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân như: những việc mà thiếu nhi có thể làm để giữ gìn đất nước, nghĩa vụ của thiếu nhi đối với Tổ quốc Ví dụ: Các vua Hùng đã có công dựng nước Cha ông ta đã bao đời đổ xương máu để giữ nước, và tốn biết bao công sức để xây dựng đất nước Chúng ta là lớp con cháu cần làm tròn bổn phận của người công dân để bảo vệ Tổ quốc Chúng ta là những công dân nhỏ tuổi cũng có bổn phận của tuổi nhỏ phải luôn luôn có ý thức xây dựng đất nước, bảo vệ những thành quả đã đạt được Muốn vậy, chúng ta phải ra sức cố gắng học tập, lao động và rèn luyện tốt đạo đức để sau này trở thành những công dân tốt Đất nước ta có sánh vai được cùng cường quốc năm châu hay không chính là do chúng ta và các thế hệ kế tiếp tạo dựng nên - Viết đúng hình thức đoạn văn: 0,5 điểm - Nêu được công lao dựng nước của các Vua Hùng (2-5 câu): 0,5 điểm - Nêu được nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của người học sinh(3-5 câu): 0,5 điểm - Các ý phải lô gic, câu văn rõ ràng, mạch lạc, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả: 0,5 điểm *Lưu ý: Tùy theo bài viết của học sinh mà đánh giá điểm cho phù hợp (2đ - 1.5 đ - 1đ - 0.5đ )