1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ôn tập tv ghkii 2023

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 239 KB

Nội dung

Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 I/ Đọc bài văn sau: ANH HÙNG LAO ĐỘNG – BÁC SĨ NGUYỄN VĂN HƯỞNG Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (1906 – 1998), quê tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là thành viên Hội đồng cố vấn Ủy ban Nhân dân Nam Bộ, Trưởng ban Y tế và bào chế của Sở Y tế Nam Bộ Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, lần lượt giữ các cương vị quan trọng trong ngành y tế Trong quản lí ngành Y lẫn trong nghiên cứu, ông luôn đề cao việc kết hợp Đông Tây y Là một trí thức tiêu biểu, suốt cả cuộc đời, ông không chỉ tận tụy với việc bảo vệ,chăm sóc sức khỏe nhân dân mà ông còn có nhiều đóng góp xuất sắc cho hoạt động dào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế Ông đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác Năm 1996, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Kĩ thuật Giữa năm 1998, lúc còn nằm ở Bệnh viện Thống Nhất, ông đã gửi cho Quỹ từ thiện Báo Sài Gòn Giải phóng 40 triệu đồng tiền tiết kiệm của mình nhằm hỗ trợ cho sinh viên nghèo vượt khó học giỏi và cán bộ y tế tình nguyện phục vụ vùng sâu, vùng xa Từ ý tưởng và số tiền đầu tiên đó, Báo Sài Gòn Giải phóng đã xây dựng “ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng” để giúp những sinh viên nghèo học ngành y và cán bộ y tế tình nguyện theo ý nguyện của ông Ông là niềm hãnh diện của tỉnh An Giang, niềm tự hào của vùng Nam Bộ Theo Phạm Nguyễn Minh Châu II/ Em đọc thầm bài “Anh hùng Lao động – bác sĩ Nguyễn văn Hưởng”, khoanh vào chữ (A,B,C,D) đặt trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện các bài tập: Câu 1: Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đề cao điều gì trong quá trình quản lí và nghiên cứu ? A Bào chế thuốc để chữa bệnh B Chỉ dùng Đông y để chữa bệnh C Kết hợp Đông y và Tây y D Chỉ dùng Tây y để chữa bệnh Câu 2: Vì sao ông được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý ? A Vì ông có công lớn với nền y học B Vì ông giữ nhiều chức vụ cao D Vì ông bào chế được nhiều thuốc D Vì ông là một trí thức lỗi lạc Câu 3:Ý nguyện cuối cùng của ông là gì ? A Được tặng nhiều huy chương B Giúp sinh viên, cán bộ y tế tình nguyện C Đào tạo nhiều cán bộ y tế giỏi D.Trở thành niềm tự hào của tỉnh An Giang Câu 4:Vì sao Báo Sài Gòn Giải phóng lấy tên ông đặt cho Quỹ học bổng? ……………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 …………………………………………………………………………………………………… Câu 5: Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang phát triển nhanh, nếu là nhân viên y tế, em sẽ làm gì? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Câu 6: Đánh dấu (X) vào ô trống trước những từ có tiếng “công” cùng nghĩa với tiếng “công” trong từ “ công dân” Công chúng công bằng công cộng công danh Câu 7 : Hai câu: “Năm 1954,ông tập kết ra Bắc,lần lượt giữ các cương vị quan trọng trong ngành y tế Trong quản lí ngành Y lẫn trong nghiên cứu, ông luôn đề cao việc kết hợp Đông Tây y.” Liên kết bằng cách nào ? A Lặp từ ngữ,thay thế từ ngữ B Lặp từ ngữ C Thay thế từ ngữ D Dùng từ ngữ nối Câu 8: Tìm câu ghép có trong đoạn : “ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cán bộ y tế ” ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 9: Tìm cặp quan hệ từ nối các vế câu dưới đây để tạo thành câu ghép: a/ Quyển truyện này, trẻ con thích đọc người lớn cũng thích xem b/ Đoàn quân đi tới ., người dân ùa ra đường chào đón tới I/ Đọc bài văn sau: CHO VÀ NHẬN Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 xếp cho tôi đi khám mắt Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô Ít hôm sau, như với một người bạn,cô đưa cho tôi cặp kính - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng nghịu vì nhà mình nghèo Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô Bà ấy bảo, một ngày kia, cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.” Thế rồi,cô nói với tôi những lời nồng hậu mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác.” Cô nhìn tôi như một người cho Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính, không phải như kẻ vừa nhận được món quà mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy Theo Xuân Lương II/ Em đọc thầm bài “Cho và nhận”, khoanh vào chữ (A,B,C,D) đặt trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện các bài tập: Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? A Vì bạn ấy bị đau mắt B Vì bạn ấy không có tiền D Vì cô thấy bạn ấy cầm sách đọc không bình C Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt thường Câu 2 : Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính ? A.Nói đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không cần bận tâm B Nói có ai đó nhờ cô mua tặng bạn C.Kể cho bạn nghe một câu chuyện D Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô Câu 3 : Việc làm của cô chứng tỏ cô là người thế nào? A Cô là người quan tâm học sinh B Cô rất giỏi về y học C Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt D Cô muốn tặng bạn học sinh là kỉ niệm Câu 4 : Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên ? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 ……………………………………………………………………………………………………… Câu 5 : Em hãy viết đoạn văn khoảng 3 câu kể về sự chăm sóc của thầy (cô) đối với em (hoặc đối với bạn em) ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 6 : Đánh dấu chéo (x) vào ô trống trước từ có tiếng “công”có nghĩa là của chung, của nhà nước công minh công nhân công cộng công lí Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép : A Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc cho và nhận B Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt C Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe D Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính Câu 8 : Các câu trong đoạn văn: “Cô nhìn tôi như một người cho Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác.” Liên kết với nhau bằng cách: A Thay thế từ ngữ B Lập từ ngữ, thay thế từ ngữ C Lập từ ngữ D Thay thế từ ngữ, dùng từ nối Câu 9: Điền vào chỗ chấm “n / ng” cho thích hợp: Khắp nơi tưng bừ…… hội Lộc no… biếc mùa xuân Câu 10: Viết một câu ghép thể hiện mối quan hệ tương phản ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 I/ Đọc bài văn sau: NGƯỜI CÔNG DÂN TIÊU BIỂU Thành phố Hồ Chí Minh vừa vinh danh 12 gương Công dân trẻ tiêu biểu của năm 2020 Mỗi bạn trẻ mang đến một câu chuyện riêng nhưng họ đều giống nhau ở tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, cống hiến tài năng, tri thức cho sự phát triển chung Cựu sinh viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch- Đỗ Phạm Nguyệt Thanh mang đến lễ tuyên dương một thành tích đáng khâm phục Đã đặt chân đến 18 quốc gia trên thế giới, Thanh tích lũy vốn sống của mình, những trải nghiệm quý giá Bên cạnh việc giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè quốc tế, chị còn có niềm đam mê nghiên cứu khoa học Sáu năm ngồi trên ghế giảng đường, Thanh đã kịp hoàn thành 3 công trình lớn Trong năm 2020, trước tình hình đại dịch Covid 19 bùng phát, chị đã tích cực tham gia phòng chống dịch với vai trò Trưởng nhóm thông tin hỗ trợ Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài nghiên cứu, Thanh còn tham gia dịch thuật các bài phát biểu chỉ đạo và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ trong công tác Phòng chống dịch Covid 19 Chị cho biết nghiên cứu khoa học giúp chị có cơ hội tìm hiểu sâu về những vấn đề trong cuộc sống và chị vui mừng vì những gì mình làm đang có ích cho mọi người Chị Thanh tiếp tục đại diện cho sức trẻ: “ Khát vọng- Xung kích - Tri thức- Bản lĩnh” giúp lan tỏa thông điệp về một thế hệ sống có trách nhiệm, kiên trì theo đuổi ước mơ, tự tin hội nhập để vươn ra biển lớn Theo Báo Nhân Dân II/ Em đọc thầm bài “Người công dân tiêu biểu”, khoanh vào chữ (A,B,C,D) đặt trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện các bài tập: Câu 1: Thành phố Hồ Chí Minh vừa vinh danh: A 12 gương công dân tiêu biểu B Các bác sĩ giỏi C Các cô chú công dân lành nghề D.Các học sinh tiêu biểu Câu 2 : Chị Thanh là: A Bác sĩ giỏi B Sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch C Cựu sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch D Thợ lành nghề Câu 3 : Khi tham gia các hoạt động xã hội, chị Thanh rất vui vì: Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 I/ Đọc bài văn sau: BA VỊ THẦN TÌNH YÊU, GIÀU SANG VÀ THÀNH CÔNG Một sáng đầu xuân, vợ chồng nhà nọ vừa mở cửa thì thấy ba cụ tóc bạc như cước Tuy không quen biết nhưng vốn hiếu khách và tốt bụng, họ nồng nhiệt mời khách vào nhà Cả ba ông cùng đáp: - Rất tiếc, chúng tôi không thể vào nhà ông bà cùng một lúc được - Ôi, sao thế ạ ? – hai vợ chồng ngạc nhiên hỏi: Một ông giải thích : - Tên tôi là Tình Yêu, ông này là Giàu Sang còn ông kia là Thành Công Xin ông bà quyết định ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà Nghe vậy, người vợ quay sang chồng : - Chúng ta mời thần Giàu Sang nhé Ngài sẽ ban cho chúng ta của cải, tiền bạc,… - Không, tôi muốn mời ngài Thành Công Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể - người chồng đáp Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 Hai vợ chồng tranh cãi mà vẫn chưa quyết định được Cô con gái nãy giờ lắng nghe, lên tiếng đề nghị - Chúng ta nên mời ngài Tình Yêu Nhà mình ngập tràn tình yêu thương, ngài sẽ ban cho chúng ta rất nhiều hạnh phúc - Có lẽ chúng ta nên theo lời con Em hãy mời ngài Tình Yêu Đây là vị khách chúng ta mong muốn – ông chồng bảo vợ Người vợ ra ngoài và lễ phép thưa : - Chúng tôi xin mời thần Tình Yêu vào nhà làm khách quý của chúng tôi ! Thần Tình Yêu mỉm cười đi vào nhà Hai vị thần còn lại cũng tươi cười đi theo Thấy vậy, người vợ ngạc nhiên hỏi : - Dạ thưa, chúng tôi chỉ mời ngài Tình Yêu, sao các ông cùng vào ạ ? - Nếu ông bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ một người được vào nhà Nhưng vì ông bà mời Tình Yêu nên chúng tôi đều vào Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang Trích “ Theo Truyện cho thanh thiếu niên” II/ Em đọc thầm bài “Ba vị thần tình yêu và thành công”, khoanh vào chữ (A,B,C,D) đặt trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện các bài tập: Câu 1: Khi vừa mở cửa, vợ chồng nhà nọ thấy gì? B Ba ông cụ tóc trắng như cước B Ba người bạn thân thiết C Ba ông cụ da trắng như tuyết D Ông cụ tóc bạc như cước Câu 2 : Lí do mà ba vị thần dùng để từ chối lời mời của chủ nhà là gì? A Họ không hiểu chủ nhà nói gì B Họ không thể vào nhà cùng một lúc C Họ phải đến một nhà khác D Nhà quá nhỏ để cả ba đi vào Câu 3 : Vì sao cô con gái đề nghị mời vị thần Tình Yêu vào nhà ? A Cô còn rất trẻ B Có tình yêu thương thì sẽ có hạnh phúc C Thần Tình Yêu rất đẹp D.Thần Tình Yêu đến trước Câu 4 : Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên ? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Câu 5 : Theo em, trong cuộc sống hằng ngày, em sẽ làm gì để những người thân xung quanh em luôn hạnh phúc? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 Câu 6 : Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “truyền”có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau) : truyền nghề truyền tin truyền nhiễm truyền hình Câu 7 : Các vế của câu ghép “Tên tôi là Tình Yêu, ông này là Giàu Sang còn ông kia là Thành Công” được nối với nhau bằng cách nào? A Nối trực tiếp bằng dấu phẩy B Nối bằng quan hệ từ C Nối bằng cặp quan hệ từ D Nối trực tiếp bằng dấu phẩy và quan hệ từ Câu 8 : Hai câu: “Nếu ông bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ một người được về nhà Nhưng vì ông bà mời Tình Yêu nên chúng tôi đều vào.” Liên kết bằng cách nào? A Lặp từ ngữ B Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ C Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ nối D Thay thế từ ngữ, dùng từ nối Câu 9: Thêm cụm chủ - vị vào chỗ chấm cho thích hợp: Ở trường, Câu 10: Viết một câu ghép có dùng cặp quan hệ từ: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ Người mẹ đang bận rộn nấu bữa tối trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc: Cắt cỏ trong vườn 5 đô la Dọn dẹp phòng của con 1 đô la Đi chợ cùng với mẹ 50 xu Trông em giúp mẹ 25 xu Đổ rác 1 đô la Kết quả học tập tốt 5 đô la Quét dọn sân 2 đô la Mẹ nợ con tổng cộng 14,75 đô la Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hi vọng Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết: - Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí - Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí - Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí - Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: Miễn phí - Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí - Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!” Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào những tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN.” (M A- đam) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 Những điều vô giá có nghĩa là gì? a Những điều không có giá trị b Những điều rất quý, có giá trị, có ý nghĩa to lớn, không gì sánh được c Những điều chưa xác định được giá trị d Những điều có giá trị Câu 2 Dòng nào nêu đúng và đầy đủ những việc tốt cậu bé trong câu chuyện đã làm được và ghi lại để tính công? a Cắt cỏ trong vườn, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trông em, đổ rác, kết quả học tập tốt, quét dọn sân b Nấu cơm chiều, quét dọn sân, đi chợ cùng mẹ, quét nhà lau nhà, đổ rác, rửa bát, học tập tốt c Kết quả học tập tốt, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trồng cây trong vườn d Rửa chén, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, nấu cơm Câu 3 Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống Những gì mà người mẹ đã làm cho con được kể ra trong bài? a Chín tháng mười ngày nằm trong bụng mẹ, chăm sóc cầu nguyện mỗi khi con ốm đau b Những giọt nước mắt khóc khi con cái làm mẹ buồn phiền, những đêm lo lắng không ngủ Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 c Đưa con đi chơi, dạy con học d Mua nhiều quần áo mới, đồ chơi đẹp cho con Câu 4 Nối cột A với cột B phù hợp A B Tình yêu của mẹ Tình yêu của người mẹ dành cho con phải mua dành cho con bằng rất nhiều tiền nghĩa là: Tình yêu của người mẹ dành cho con là vô giá, không gì sánh được Tình yêu của người mẹ dành cho con được bán đắt hơn tất cả mọi thứ Câu 5 Em hiểu cậu bé muốn nói điều gì khi viết “Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn” Hãy viết câu trả lời:……………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 6 Những điều vô giá trong câu chuyện trên là gì? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 7 Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? a Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép b Có một cách nối các vế câu trong câu ghép c Có ba cách nối các vế câu trong câu ghép d Có bốn cách nối các vế câu trong câu ghép Câu 8 Nối cột A với cột B sao cho phù hợp A B Quyền công dân Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi Ý thức công dân Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước Nghĩa vụ công Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải dân làm đối với đất nước, đối với người khác Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 Câu 9 Viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép: a.Bé Minh nhà tôi đã tròn một tuổi,…………………………………………………… b.Vì Phương luôn chăm chú nghe cô giảng bài………………………………………… Câu 10 Đặt một câu ghép có sử dung dụng cặp quan hệ từ: Vì… nên …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… B Bài kiểm tra viết: (10 điểm) 1 Chính tả: Nghe viết (2 điểm) ) Học sinh viết bài: Cây cơm nguội Cây cơm nguội rụng lá trước mọi loại cây Tháng mười, khi hoa sữa toả hương trong đêm thì lá cơm nguội vàng au, bay đầy mặt đất Nhưng nó cũng lại hồi sinh cùng mùa xuân sớm nhất Ngay từ tháng chạp, khi những cây bàng còn thả những tờ thư đỏ cho mặt đường, thì từ những cành tưởng đã chết khô, chết héo kia bật ra những cái chấm màu đồng điếu, màu tím hồng, rồi chẳng bao lâu thành màu xanh lá mạ, xanh non như màu nõn chuối, tắm trong mưa xuân sớm 2 Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Tả đồ vật trong gia đình gắn bó sâu sắc với em HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN: TIẾNG VIỆT Năm học 2022 – 2023 A Bài kiểm tra đọc: (10 điểm) 1 Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm) Cho HS bốc thăm, giáo viên đánh giá, ghi điểm dựa vào các yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2 Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu: (35 phút) (7 điểm) Câu 1 (0,5điểm) b Những điều rất quý, có giá trị, có ý nghĩa to lớn, không gì sánh được Câu 2 (0,5điểm) a Cắt cỏ trong vườn, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trông em, đổ rác, kết quả học tập tốt, quét dọn sân Câu 3 (0,5điểm) Đ-Đ-S-S( 3 ý trở lên được 0,5điểm) Câu 4 (0,5điểm) Tình yêu của người mẹ dành cho con phải mua bằng rất nhiều tiền Tình yêu của mẹ Tình yêu của người mẹ dành cho con là vô giá, dành cho con không gì sánh được nghĩa là: Tình yêu của người mẹ dành cho con được bán đắt hơn tất cả mọi thứ Câu 5: (1 điểm)( mỗi ý đúng 0,5 điểm) Mẹ sẽ được nhận từ con tất cả lòng biết ơn và tình yêu xứng đáng //với công ơn và tình yêu thương của mẹ đã dành cho con Câu 6: (1 điểm) là những việc mẹ làm cho con (0,25 điểm)// những tình cảm mẹ dành cho con (0,25 điểm)// Đó là thứ mà tiền cũng không mua được (0,5 điểm) Câu 7: (0,5 điểm) a Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép Câu 8: (0,5 điểm) Quyền công dân Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi Ý thức công dân Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối Nghĩa vụ công với đất nước dân Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác Câu 9 (1 điểm) - ( đúng mỗi câu được 0,5 điểm) a.Bé Minh nhà tôi đã tròn một tuổi, bé bắt đầu vịn giường tập đi b.Vì Phương luôn chăm chú nghe cô giảng bài nên Phương hiểu bài rất cặn kẽ Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 Câu 10 (1điểm) (Thiếu dấu câu trừ 0,25 điểm, không viết hoa đầu dòng trừ 0,25 điểm) Vì cậu bé hiểu được tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá nên cậu bé vô cùng xúc động VẾT SẸO Chú bé đưa cho người mẹ tờ giấy mời họp cha mẹ học sinh của trường Lạ thay, khi mẹ bảo sẽ tham dự, chú bé lộ vẻ sững sờ Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mặt mẹ, mà chú thì chẳng muốn chút nào Chú rất ngượng ngập vì vẻ ngoài của mẹ Mặc dù khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn Chú bé chưa bao giờ hỏi tại sao và trong trường hợp nào mà mẹ bị như vậy Suốt buổi họp, chẳng ai để ý đến vết sẹo ấy mà chỉ ấn tượng về vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp của bà Tuy vậy, chú bé vẫn bối rối và lẫn tránh mọi người Tình cờ, chú nghe lỏm được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm : – Dạ, vì sao bà bị vết sẹo trên mặt ạ? – Cô giáo rụt rè hỏi – Khi con trai tôi còn đỏ hỏn, nó kẹt trong căn phòng bị hỏa hoạn Lửa bén dữ quá nên không ai dám xông vào, thế là tôi liều mình Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu, tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống Không kịp suy nghĩ, tôi liền ghé thân che cho con rồi bất tỉnh luôn May mà một anh cứu hỏa đến kịp và cứu hai mẹ con tôi ra Vết sẹo đã thành vĩnh viễn nhưng tôi không bao giờ hối hận về điều đó Nghe xong, chú nhỏ ùa tới ôm chầm lấy mẹ, nước mắt lưng tròng Người cậu run lên vì xúc động Đức hy sinh của mẹ thanh cao quá! Cả ngày, chú bé cứ nắm riết lấy mẹ không rời Theo Những hạt giống tâm hồn II/ Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: (câu 1, 2, 3, 4, 7, 9) Câu 1: Chú bé đưa cho mẹ tờ giấy gì? Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 a Giấy thông báo tình hình học tập của chú bé b Giấy thông báo chú bé vi phạm kỉ luật c Giấy thông báo mới dự Hội thi Nghi thức Đội d Giấy mời họp phụ huynh học sinh Câu 2: Vì sao chú bé lại sợ cô giáo gặp mẹ? a Vì chú bé sợ cô giáo thông báo tình hình học tập không tốt của mình b Vì chú bé sợ cô giáo và các bạn thấy vết sẹo trên má của mẹ c Vì ở lớp cậu thường bị cô giáo trách phạt d Vì mẹ chú bé không biết cách nói chuyện Câu 3: Trong suốt buổi họp, mọi người đã ấn tượng điều gì ở mẹ chú bé? a Cách nói chuyện hoạt bát, thu hút người nghe b Vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp c Vết sẹo rất lớn bên má phải d Vẻ sang trọng, quý phái Câu 4: Khi nghe xong câu chuyện giữa mẹ và cô giáo cậu bé đã làm gì? Vì sao? a Chạy vụt đi vì rất tức giận b Chạy tới ôm mẹ khóc vì rất ân hận c Chạy tới ôm chầm lấy mẹ và khóc vì xúc động d Chạy tới ôm và hôn lên vết sẹo của mẹ vì ân hận Câu 5: Theo em, nội dung chính của câu chuyện là gì? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Câu 6: Hãy viết một đoạn văn ngắn (4 đến 5 câu) thể hiện tình cảm của em đối với mẹ ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Câu 7: Hai câu: “Chú rất ngượng ngập vì vẻ ngoài của mẹ Mặc dù khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn ” được liên kết với nhau bằng cách nào? a Liên kết bằng cách lặp từ ngữ b Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ c Liên kết bằng từ ngữ nối Câu 8: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu “Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu, tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống.” …………………………………………………………………………………………… Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 9: Từ trong ở từ “trong gió” và từ “trong xanh” có quan hệ với nhau như thế nào? a Đó là một từ nhiều nghĩa b Đó là hai từ đồng nghĩa c Đó là hai từ đồng âm b Đó là hai từ gần nghĩa Câu 10: Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ điều kiện (giả thiết) - kết quả nói về việc học tập của em và gạch dưới cặp quan hệ từ đó ? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 Phần 2: Kiểm tra viết I Viết chính tả: (2đ) (nghe – viết), Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh Một ngày mới bắt đầu Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm Theo Nguyễn Mạnh Tuấn II Tập làm văn: (8 điểm – 35 phút) Đề bài : Em hãy tả một loài hoa mà em yêu thích Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 A Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1 Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) * Nội dung kiểm tra: + HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 từ tuần 1 đến tuần 9 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra * Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở giữa học kì * Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2 Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) (Thời gian: 35 phút) Câu Đáp án Điểm Câu 1 d Giấy mời họp phụ huynh học sinh 0,5đ Câu 2 b Vì chú bé sợ cô giáo và các bạn thấy vết sẹo trên má của mẹ 0,5đ Câu 3 b Vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp 0,5đ Câu 4 c Chạy tới ôm mẹ khóc vì rất ân hận 0,5đ Câu 5 Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương, sự hy sinh quên mình của người mẹ dành cho con 1đ cái Câu 6 Học sinh viết được đoạn văn ngắn thể hiện tình cảm chân thật của mình đối với mẹ 1đ (Câu văn viết gãy gọn, diễn đạt rõ nghĩa, cảm xúc và bộc lộ được tình cảm đối với mẹ.) Câu 7 b Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ 0,5đ Câu 8 Câu“Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu, tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống.” có: 1 đ - TN: Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu - CN: tôi - VN: thấy một thanh xà sắp rơi xuống Câu 9 c Đó là hai từ đồng âm 0,5đ Câu 10 Đặt câu: Nếu em học hành chăm chỉ thì em sẽ vươn lên tốp đầu của lớp 1đ B Phần kiểm tra viết (10 điểm) I Chính tả (2 điểm) - Học sinh cần đạt được các yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (2 điểm) Họ tên: …………………………………………… Lớp: ………………………… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TIẾNG VIỆT 5 - Học sinh còn sai sót hoặc cách trình bày chưa đúng, đẹp,… giáo viên căn cứ vào các lỗi mà trừ điểm cho phù hợp II Tập làm văn (8 điểm) + Bài viết trình bày theo đúng thể thức của văn tả cây cối, có giới thiệu cây định tả 1/ Mở bài: 1 điểm 2/Thân bài: 4 điểm - Nội dung:1,5 điểm - Kĩ năng:1,5 điểm - Cảm xúc: 1 điểm 3/ Kết bài: 1 điểm 4/ Chữ viết, chính tả; 0,5 điểm 5/Dùng từ đặt câu: 0,5 điểm 6/ Sáng tạo : 1 điểm (Ngoài ra, tuỳ theo cách trình bày, diễn đạt ý của học sinh mà giáo viên đánh giá bài viết của học sinh một cách hợp lí.)

Ngày đăng: 19/03/2024, 07:48

w