Đề tv 4 đề 7

16 11 0
Đề tv 4 đề 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hãy khoanh vào chữ cái đặttrước ý trả lời đúng:Câu 1: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp? A.. Câu 3: Đọc câu văn sau và trả lời câ

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4- ĐỀ SỐ 2 Thời gian:60 phút Học sinh Dưới đây là các câu hỏi và các ý trả lời A, B, C, D Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: Câu 1: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?  A Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”  B Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm  C “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa  D Chỉ cái thứ "mặt sắt" mà "ngây vì tình" ấy quả không lấy gì làm đẹp Câu 2: Câu nào sau đây không mắc lỗi? A Duy nhất chỉ có một người khiến tôi cảm thấy phiền lòng B Chúng tôi là những người bạn tri kỉ và rất hiểu nhau C Khí hậu ở trong phòng là 30oC D Hôm nay, tôi đi học Câu 3: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Đặt dấu nào sau đây phù hợp với câu văn?  A Dấu ngoặc đơn  B Dấu hai chấm  C Dấu ngoặc kép  D Dáu hỏi chấm Câu 4: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí? Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu  A Đặt đầu câu  B Đặt cuối câu  C Đặt từ "lời nói " đến hết câu  D Đặt từ "cháu hãy " đến hết câu Câu 5: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa  A Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp  B Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt  C Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn Câu 1: Con điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau: lời giải thích báo hiệu lời của một nhân vật Dấu hai chấm _bộ phận câu đứng sau nó là _hoặc là _cho bộ phận đứng trước Câu 6: Tìm từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu sau: "Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với …… hay ………" A dấu gạch chéo … dấu ngoặc kép B dấu ngoặc đơn …dấu ngoặc kép C dấu ngoặc kép … dấu gạch đầu dòng D dấu ngoặc đơn … dấu gạch ngang Câu 7: Dấu gạch ngang có tác dụng gì?  A Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật  B Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê  C Nối các từ ngữ trong một liên danh  D Cả A, B, C Câu8: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì? "Thấytôisánđếngần,ônghỏitôi: -Cháuconai? - Thưa ông, cháu là con ông Thư." A Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại B Đánh dấu phần chú thích C Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê D Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt Câu9: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì? "Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn." A Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại B Đánh dấu phần chú thích C Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê D Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt Câu10: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì? "Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây: - Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền - Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽlàmnóngchảycuộndâytrongquạt - Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bêntrongquạt - Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm." A Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại B Đánh dấu phần chú thích C Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê D Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt Câu 11: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong câu sau? Chương trình học bổng “Vì mái trường xanh” đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc − Trung − Nam  A Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật  B Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê  C Nối các từ ngữ trong một liên danh  D Không có đáp án nào đúng Câu 12 Trong các câu dưới đây, câu nào điền đúng vị trí của dấu phẩy? A Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép B Tiếng mưa rơi, lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép C Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép Câu 13 Chức năng của dấu phẩy trong câu sau: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới) A Tách các bộ phận cùng chức vụ trong câu B Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu C Tách các vế câu ghép Câu 14: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức là gì? 1 Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên 2 Viết hoa tất cả chữ cái đầu tiên của tên 3 Viết hoa xen kẽ các chữ cái của tên 4 Viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành tên Câu 15: Dòng nào sau đây là tên cơ quan, tổ chức? 1 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội 2 Ngô Quyền 3 Nguyễn Thái Học 4 Nông Văn Dền Câu 16: Dòng nào dưới đây viết đúng quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức? 1 Đài Tiếng Nói Việt Nam 2 Bộ khoa học và công nghệ 3 Đài truyền hình Việt Nam 4 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Câu 17: Dòng nào sau đây viết chưa đúng quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức? Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Đảng cộng sản Việt Nam Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 18: Hãy viết lại tên các cơ quan, tổ chức sau cho đúng chính tả - văn phòng vhính phủ - đài truyền hình Việt Nam - bộ giáo dục và đào tạo -trường tiểu học đoàn khuê - sở lao động – thương binh và xã hội Câu 19: Nhân hóa là gì? 1 A Nhân hóa là gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ được dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn 2 B Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi 3 Nhân hóa là gọi con vật, các sự vật xung quanh ta bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người 4 Nhân hóa là dùng các từ ngữ chỉ con người để gọi vật Câu 20: Có những cách nhân hóa nào? 1 Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người 2 Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người 3 Nói với sự vật như nói với người 4 Tất cả các đáp án trên Câu 21: Kiểu nhân hóa nào được sử dụng trong khổ thơ sau? Bắt đền trăng đấy Trốn vào sau mây Để buồn cỏ cây Khóc mưa thút thít A Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người B Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người C Nói với sự vật như nói với người D Cả A và B Câu 22: Em hãy cho biết sự vật được so sánh với nhau trong câu văn sau “Chiếc nhãn vở tựa như một đám mây xinh xắn.” A Chiếc nhãn vở và Xinh xắn B Chiếc nhãn vở và Đám mây C Đám mây xinh xắn D Tựa như Câu 23: Em hãy cho biết sự vật được so sánh với nhau trong câu văn sau “Mỗi bông hoa phượng là một đốm lửa đỏ rực.” A Hoa phượng và Đỏ rực B Hoa và Đỏ rực C Bông hoa phượng và Đốm lửa D Đáp án khác Câu 24: Đâu là sự vật 1 và sự vật 2 trong câu sau đây “Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu.” A Quả cà chua/ nhỏ xíu B Cái đèn lồng/ nhỏ xíu C Quả cà chua / Đèn lồng D Đáp án khác Câu 25: Đọc các câu thơ dưới đây rồi cho biết vật được so sánh là gì? “Mít xanh gai nhọn như kim Lúc chín nứt vỏ gai chìm mất tăm” A Gai của quả mít xanh và Cái kim B Gai cảu quả mít xanh và Mất tăm C Cái kim và Chín D Cái kim va Mất tăm Câu 26: Hãy nêu công dụng của các dấu hai chấm trong các trường hợp sau: a) Từ ban công phòng mình, Hòa nhìn thấy được cả một thế giới hoa ở dưới sân nhà mình Đó là: cúc, thược dược, hồng nhung, cát cánh… Hoa nào cũng đẹp, nở cũng tươi rực rỡ, khiến em phải say sưa ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… b) Chuyện là bác Tuấn sang chơi, dẫn theo cái Hoa Loan muốn dẫn Hoa đi xem mấy mầm cải bố giéo trong chậu cây vừa mới nhú ở sau nhà Liền chạy lại hỏi bác: - Bác ơi, cháu xin phép đưa Hoa ra sau nhà xem cây mầm với nháu nhé! - Ừ, hai chị em đi cẩn thận - Bác Tuấn cười hiền lành ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… c) Chíp và Min kể cho nhau nghe những chuyện thú vị đã gặp lúc nghỉ hè Kể đến chuyện con gà con, Chíp đứng dậy bắt chước dáng đi của con gà Vừa đi em vừa kêu: “Chiếp, chiếp, chiếp” cứ như thật, khiến Min cười nắc nẻ ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 27: Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu hai chấm trong các trường hợp sau: a) Thấy bà tức giận, Tuyết liền cảm thấy hối hận vì đã lỡ nói những lời không hay Ngập ngừng, cô tiến lại, ngồi xuống cạnh bà rồi thủ thỉ: - Bà ơi, cháu xin lỗi bà ạ Bà tha lỗi cho cháu nhé! ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… b) Giờ ra chơi, Lan, Hòa, Bích ngồi túm lại dưới gốc phượng vĩ Hòa mở đầu lên tiếng bảo: “Bọn mình kể về chuyến đi chơi vào ngày lễ giỗ Tổ vừa qua nhé!” Nghe vậy, cả Lan và Bích đều gật đầu ưng thuận ngay ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… c) Chiều nay, cả nhà em sẽ về quê thăm ông bà Hành lí mang theo phải soạn từ buổi sáng Vali nhỏ của em sẽ để các món đồ cá nhân của riêng em, gồm: ba bộ áo quần, bàn chải đánh răng, hộp kẹo, vài quyển truyện tranh Soạn xong, em phấn khởi ra phòng khách chờ bố mẹ cùng xuất phát ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 28 Cho đoạn văn sau: Dì Hai vừa đi chợ về Dì mua cho chị em Cúc một rổ hoa quả thơm ngon☐ Đó là☐ Táo, ổi, nhãn và dưa hấu Chị em Cúc thích lắm Liền khoanh tay lại cảm ơn dì☐ “Chúng cháu cảm ơn dì ạ!” Dì Hai cười hiền từ, xoa đầu khen chị em Cúc thật ngoan☐ a) Em hãy điền dấu hai chấm hoặc dấu chấm vào ô trống thích hợp trong đoạn văn trên b) Cho biết tác dụng của các dấu hai chấm vừa điền vào đoạn văn trên ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………… Câu 29 Em hãy đặt câu có sử dụng dấu hai chấm để: - Liệt kê các bạn học sinh ở tổ mình ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… - Để kể lại một lời dặn dò của cô giáo trước khi tan học ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Bài 30: Em hãy sử dụng dấu hai chấm để viết lại các câu sau: a Trên sân trường có rất nhiều loại cây khác nhau cây phượng, cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng và cả cây sấu ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… b Vừa bước vào lớp, thầy giáo đã hỏi chúng tôi các em đã hoàn thiện bài tập về nhà cả rồi chứ? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Bài 31: Tìm và lấy thước gạch dưới câu chủ đề của các đoạn văn sau: a Hiện nay tình hình giao thông tại thành phố có rất nhiều vấn đề phải nói trong đó có vấn đề ùn tắc giao thông Các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc là do những lí do sau: gần trường học, có đường ray xe lửa đi qua, thường xuyên gặp nước khi trời mưa, hệ thống tín hiệu đèn giao thông bị hỏng mà không có sự can thiệp kịp thời của cảnh sát giao thông, và ý thức của người dân… chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội, chứ không phải của riêng ngành giao thông, công an Về lâu dài nên mở rộng diện tích đất khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh ra ngoại ô, tức là giãn dân ra xa khu trung hành chính hiện ra để thực hiện vấn đề trên không còn cách nào là phải quy hoạch lại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện ra xa trung tâm hiện nay b Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại c Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn Nhan sắc là sắc đẹp trời phú, là hình hài mẹ cha ban tặng cho mỗi con người nhưng tài năng, tính cách là sự tu dưỡng, rèn luyện ở mỗi cá nhân Một bông hoa dù sắc màu rực rỡ nhưng không tỏa ngát hương thơm, liệu có thu hút được ánh nhìn của mọi người được lâu ? Con người cũng vậy, vẻ đẹp ngoại hình sẽ tạo ấn tượng với người khác nhưng sự tài năng và sâu sắc trong tâm hồn sẽ khiến người khác nhớ mãi về bạn Do đó mỗi người cần có sự chăm chút chính bản thân mình, để "dù bạn không cao nhưng vẫn khiến người khác phải ngước nhìn" Tài năng hay vẻ đẹp tâm hồn ấy dù có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng nếu không chịu học hỏi, bồi đắp kiến thức thì chúng cũng sẽ ngủ quên và dần dần biến mất Mỗi ngày trôi qua, bạn cần học hỏi nhiều hơn, lắng nghe cuộc sống nhiều hơn để nuôi dưỡng tâm hồn Đó cũng chính là cách bạn yêu thương và trân trọng chính bản thân mình d Tình cảm gia đình là tình cảm đáng trân trọng và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người Trong bất cứ ai, không ai là không có trong mình tình yêu thương con người, yêu thiên nhiên,yêu cái đẹp và những thứ ấy xuất phát từ chính tình yêu gia đình của mình Mỗi khi chúng ta có niềm vui hay nỗi buồn thì gia đình lúc nào cũng là nơi ta chia sẻ đầu tiên, giúp ta vượt qua những khó khăn,vấp ngã và đưa ta đến niềm vui cuộc sống Tình gia đình sẽ luôn tồn tại mãi mãi vì nó thuộc về thế giới tinh thần là những gì cao quý nhất, bền vững nhất Thật là đáng xấu hổ cho nhưng ai không biết nâng niu gìn giữ nó e Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu” Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình g Đêm nay là đêm 30, gia đình tôi đang tất bật chuẩn bị mâm cỗ để đón giao thừa Anh trai và bố đang làm thịt gà, mẹ thì nhào bột làm bánh rán Năm nào cũng vậy, món bánh rán của mẹ tôi luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ đặc biệt đó Còn tôi, vì là con gái cưng trong gia đình và là trưởng nữ của dòng họ, nên tôi được ưu ái giao cho nhiệm vụ cùng ông bà trang trí bàn thờ tổ tiên Mọi người ai trong gia đình, ai cũng cố gắng làm thật nhanh để kịp giờ Đúng 12 giờ, gia đình chúng tôi, 3 thế hệ đã quây quần đông đủ bên mâm cỗ cùng nâng ly chúc mừng năm mới Tiếng chúc mừng, tiếng cười, tiếng ly va vào nhau… Tất cả làm cho tôi có một cảm nhận: Gia đình mình thật hạnh phúc h Những chiếc điện thoại thông minh giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống Chúng không chỉ giúp chúng ta có thể liên lạc với nhau ở khoảng cách xa xôi, kết nối thông tin trên toàn thế giới mà còn giúp chúng ta tiếp cận với những kiến thức của toàn nhân loại Thế nhưng, nó cũng đem lại cho chúng ta rất nhiều phiền toái như sự trói buộc, lệ thuộc vào điện thoại, những hệ lụy cho con trẻ như nghiện game hay internet, các thông tin đồi trụy, chưa được kiểm duyệt Có thể nói, điện thoại thông minh vừa mang tới lợi ích nhưng cũng mang tới nhiều tác hại cho con người i Việt Nam đã xoá bỏ vụ lúa chiêm giá rét, cho năng xuất thấp, tạo ra vụ lúa xuân cho năng xuất cao Nhiều giống lúa và cây ăn quả được lại tạo có năng suất cao Từ một nước phải nhập khẩu gạo, đến nay nước ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua k Mỗi ngày thức dậy bạn cảm thấy yêu đời hơn Mỗi ngày thức dậy bạn tìm cho mình một nguồn cảm hứng để làm việc Mỗi ngày, chúng ta tận hưởng những thú vui khác nhau để cuộc sống này trọn vẹn hơn Chúng ta không biết được ngày mai ra sao Chúng ta cũng ta cũng không biết được những chuyện gì sẽ xảy đến Chính vì thế, chúng ta hãy sống thật trọn vẹn để không phải hối tiếc về những điều đã xảy ra Bài 32: Thêm từ ngữ vào chỗ trống để câu văn có sức gợi tả, gợi cảm hơn: a) Phía đông, .mặt trời nhô lên đỏ rực b) Bụi tre .ven hồ nghiêng mình .theo gió c) Trên cành cây , mấy chú chim non .kêu d) Khi hoàng hôn .xuống, tiếng chuông chùa lại ngân e) Em bé cười Bài 33:Thay những từ gạch chân bằng những từ ngữ gợi tả hơn cho câu văn thêm sinh động: a Cây chanh trong vườn đang nở hoa rất trắng ……………………………………………………………………………………… b) Các loài hoa trong vườn đang đua nhau nở ……………………………………………………………………………………… c) Tiếng chim kêu sau nhà khiến Lan giật mình thức dậy ……………………………………………………………………………………… d) Những đám mây đang khẽ trôi ……………………………………………………………………………………… f) Những cơn gió khẽ thổi trên mặt hồ g) Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây ……………………………………………………………………………………… g) Dòng sông chảy nhanh, nước réo to, sóng vỗ hai bên bờ mạnh ……………………………………………………………………………………… h) Mưa xuống rất mau, giọt ngã, giọt bay, bụi mước toả trắng xoá Con gà ướt hết đang đi tìm chỗ trú Bài 34: Dùng biện pháp so sánh để viết lại những câu văn sau cho sinh động, gợi tả hơn: a) Mặt trời đỏ ửng đang nhô lên ở đằng đông ……………………………………………………………………………… b) Dòng sông quanh co chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai …………………………………………………………………………………… c Đất nước mình đâu cũng dẹp …………………………………………………………………………………… c) Đám mây đen ùn ùn kéo tới, trời tối sầm lại d) Đám mây bay qua bầu trời ………………………………………………………………………………… e) Ánh nắng trải khắp cánh đồng ………………………………………………………………………………… f) Cây bàng toả bóng mát rượi ………………………………………………………………………………… g) Những cây phượng đã nở hoa đỏ chói ………………………………………………………………………………… h) Bác nông dân khoẻ mạnh, nước da rám nắng …………………………………………………………………………………… Bài 35: Dùng biện pháp nhân hoá để viết lại các câu văn sau cho gợi cảm hơn: a) Ánh trăng chiếu qua kẽ lá ……………………………………………………………………………………… b) Vườn trường xanh um lá nhãn ……………………………………………………………………………………… c) Ánh nắng chiếu xuống ngôi nhà ……………………………………………………………………………………… d) Mặt trời đang mọc ở đằng đông ……………………………………………………………………………………… e) Những bông hoa đang nở trong nắng sớm ……………………………………………………………………………………… f) Mấy con chim đang hót ríu rít trên cành ……………………………………………………………………………………… f) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ ……………………………………………………………………………………… g) Mặt trời đang lặn ở đằng tây ……………………………………………………………………………………… h) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc ……………………………………………………………………………………… i) Cuối thu, cây bàng khẳng khiu , trụi lá ……………………………………………………………………………………… Bài 36: Dùng điệp ngữ viết lại những câu văn sau để nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc: a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa trái và cả luỹ tre thân mật làng tôi …………………………………………………………………………………… b) Bức tranh buổi sớm quê hương tôi đẹp quá! …………………………………………………………………………………… c) Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở …………………………………………………………………………………… d) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, bãi ngô, thảm cỏ …………………………………………………………………………………… e) Hoa hồng, hoa huệ, hoa nhài đều thơm, hương thơm lan toả khắp vườn …………………………………………………………………………………… f) Cánh đồng que tôi tràn ngập màu vàng của ánh nắng và những thảm lúa chín …………………………………………………………………………………… Bài 37: Dùng đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm: a) Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây ……………………………………………………………………………………… b) Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… c) Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao ……………………………………………………………………………………… d) Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa chín ……………………………………………………………………………………… e) Những chuyến xe qua tấp nập trên đường ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… f) Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thiết tha dịu dàng ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… g) Một thế giới ban mai trắng trời trắng núi ……………………………………………………………………………………… h) Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ ……………………………………………………………………………………… i) Trên sườn núi, mấy ngôi nhà lá đứng chơ vơ ……………………………………………………………………………………… j) Những dòng người đủ mọi sắc phục từ khắp các ngả tuôn về quảng trường Ba Đình ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… k) Vịnh Hạ Long đã làm cho nhiều du khách phải ngạc nhiên vì vẻ đẹp tự nhiên và hùng tráng của nó ……………………………………………………………………………………… l) Ngoài vườn, tiếng chim kêu rộn rã trong nắng sớm ……………………………………………………………………………………… m) Mùi hương hoa sực nức lan toả trong đêm vắng ……………………………………………………………………………………… Bài 38: Dựa vào từng ý, hãy viết thành những câu văn gợi tả, gợi cảm hơn: a) Trời mưa rất to ……………………………………………………………………………………… b) Nắng rải trên những con sóng to đang xô vào bãi cát ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… c) Mặt sông yên lặng đầy ánh nắng ……………………………………………………………………………………… d) Mùa xuân về, cây cối toàn màu xanh ……………………………………………………………………………………… e) Trời xanh lắm ………………………………………………………………………………………

Ngày đăng: 19/03/2024, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan