1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương văn

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chị Em Thúy Kiều
Trường học trường đại học
Chuyên ngành văn học
Thể loại bài luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 27,67 KB

Nội dung

1 CHỊ EM THUÝ KIỀU Mở bài Đau đớn thay thân phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Những câu thơ trên của Ng Du đã cho thấy số phần đầy bi kịch của ng phụ nữ trong xã hội phong kiến Dù cuộc đời trải qua nhiều bất công nhưng họ vẫn luôn bừng sáng những vẻ đẹp cao cả Bởi lẽ đó mà Ng Du đã hướng ngòi bút của mình để viết nên trang Ông đã khắc hoạ vô cùng chân thực … qua tác phẩm … Thân bài Tác giả Ông là đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Một trong những tác phẩm thành công về chữ Nôm của ông là “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều” Truyên không những có nội dung sâu sắc mà còn rất thành công về nghệ thuật Tiêu biểu cho nghệ thuật khắc họa nhân vật là đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” Đoạn trích đã đề cao trân trọng vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ thông qua việc miêu tả tài và sắc của chị em Thúy Kiều Đây là đoạn trích thể hiện sâu sắc cảm hứng nhân vật của Nguyễn Du => Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần : “Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân Trước hết, Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp bao quát của hai chị em Thuý Kiều trong bốn câu đầu: “Đầu lòng hai ả tố nga, Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.” Nhà thơ dùng từ Hán Việt “tố nga” chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người 1 Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu: Sau khi giới thiệu vẻ dẹp chung về hình thức lẫn tâm hồn của hai chị em bằng bốn câu thơ , Nguyễn Du bắt đầu miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân: “Vân xem trang trong khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngóc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da” Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang , đứng đắn và phúc hậu Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn chân mày của nàng đẹp như mày của con bướm tằm Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt phượng miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc , tỏa hương Tiếng nói của nàng trong như ngọc ADVERTISEMENT Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp bằng mái tóc mượt mà của nàng Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng không nhường màu cho da mịn màng, trắng trẻo của nàng Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt một cách điệu luyện, Nguyễn Du không những miêu tả được vẻ đẹp ưa nhìn của Thúy Vân mà còn dự báo được tương lai của nàng.Đặc biệt, các từ ” thua “, “nhường ” cho chúng ta thấy số phận bình an, tốt lành của Thúy Vân “Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thủy tinh , nét xuân sơn” Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu Còn lông mày lại thanh nhẹ, tương đẹp như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng Đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượg trưng thường gặp trong thơ văn cổ Những nghệ thuật nhân hóa , thậm xưng, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ,…đã tiếp tục đưa sắc đẹp của Thúy kiều đến tuyệt đỉnh, khiến cho : 2 “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” “Hoa” và “liễu” là những loài vô tri, vô giác, vậy là phải “ghen” , “hờn”, tức giận trước vẻ đẹp “sắc sảo mạn mà”, “mười phân vẹn mười” của nàng Còn đối với con người , nàng Kiều chỉ cần ngoảnh lại một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại cái nữa thì nước người ta bị đổ Chao ôi ! Thúy Kiều đúng là một tuyệt thế giai nhân Nhưng qua nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy ,đài các, kiêu sao , có sức cuốn hút mãnh liệt của Thúy Kiều Nhất là các từ “ghen” , “hờn” , Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bảo tố của cuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng Nếu như ở Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều , nhà thơ vưa miêu tả nhan sắc , vừa ca ngợi tài năng: “Sắc đành tài một , tại đành hoạ hai” Như vậy, về sắc thì đành chỉ có một mình Thúy Kiều về tài thì may ra, họa hoằn lắm mới có người thứ hai “Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương lầu bậc ngũ âm , Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương.” Xét riêng về tài đánh đàn thì Thúy kiều vượt xa những người khác Những nốt cung , thương , giốc , chũy , vũ trong âm giai của nạhc cổ trung Quốc và Việt Nam được nàng phối hợp một cách nhuần nhuyễn , tinh thông , dạt dào cảm xúc Đặt biệt , một bản nhạc nhan đề là ” Bạc mệnh ” – đứa con tinh thần của Thúy Kiều – đã tác động vào cõi sâu thẳm trong tâm hồn của con người , khiến ai thưởng thức cũng phải đau khổ , sầu não đến rơi nước mắt , đến buốt nhói tim Phải chăng “một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” ấy như muốn dư báo những đâu khổ , bất hạnh chồng chất trong suốt 15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vạn toàn ? 3 Có thế nói rằng , lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà , hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa , nồng nhiệt ,tập trung và trân trọng nhất Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn Chị em Thúy Kiều , Nguyễn Du miêu tả cuộc sống phong lưu, êm đềm, khuôn phép , mẫu mực và ngợi ca đức hạnh của cá hay chị em Chính những nét hồn nhiên , trong sáng thơ ngây đã nuôi dưỡng , bồi đắp cho sự hình thành – phát triển nhân cách và ý thức làm người cao cả của hai chị em sau này , đặc biệt là Thúy Kiều Bằng một thế giới ngôn ngữ phong phú , tính tế , kỳ diệu , bằng một bút pháp điêu luyện, bằng một thiên tài khám phá tuyệt vời kết hợp với lòng thương yêu của con người , nhất là người phụ nữa, Nguyễn Du vẽ lên bức chân dung vừa điển nhã , vừa có sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều trong trích đoạn chị em Thúy Kiều Kết bài : Khép lại những trang văn giàu cảm xúc của tác phẩm … mỗi độc giả lại có thêm cho mình một góc nhìn mới Nhưng chung quy lại mỗi chúng ta lại càng thêm yêu và trân quý hơn tài năng của nhà văn … Bởi tác giả đã thực sự thành công trong việc khắc hoạ vấn đề và biến chúng trở thành một bức tranh đậm chất nghệ thuật Đồng thời chúng cho ta những bài học vô cùng giá trị thông qua tác phẩm này 2 Kiều ở lầu Ngưng Bích Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc Sau khi bị Mã Giam Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn Trước hết, Nguyễn Du miêu tả tình cảnh cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng cách vẽ ra khung cảnh xinh quanh theo con mắt của Kiều Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng Hai chữ khóa xuân nói lên thực chất Kiều bị giam lỏng Câu vẻ non xa tấm trăng gần cực tả cảnh cô đơn của Kiều Lầu Ngưng Bích cao, trơ trọi quá, Kiều như chỉ còn ở chung làm bạn với non xa, trăng gần Một cảm giác trơ trọi rợn ngợp, lơ lửng tràn ngập câu thơ Nhìn ra xung quanh chỉ thấy một không gian bao la, xa vời: non xa, xa trông, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia, không một bóng cây, bóng nhà, bóng người Về thời gian, sáng làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn, thức ngủ một mình thui thủi, triền miên, thật là bẽ bàng - ngao ngán và vô vọng Nhưng nàng buồn về cảnh một phần, một phần khác buồn hơn vì tình Đó là hai nỗi buồn chia xé tâm hồn nàng Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ đã cực tả nỗi nhớ chung, thương xót đối với người thân Người đầu tiên được nhớ tới trong những giờ phút cô quạnh ấy là Kim Trọng, người mà đã nặng lòng thề hẹn: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng "đinh ninh hai miệng một lời song song" Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công Hết thương Kim Trọng, Kiều lại thương mình: Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Tấm son là tấm lòng thủy chung, son sắt của Thúy Kiều với Kim Trọng Nói bao giờ quên được mối tình, có nghĩa là chẳng bao giờ quên được Tiếp đến Kiều nhớ thương cha mẹ già: Xót người tựa cửa hôm mai Có khi gốc tử đã vừa người ôm Tựa cửa là hình ảnh của ngóng trông Nàng tưởng tượng cha mẹ đang tựa cửa ngóng trông nàng về Và giờ đây ai là người quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ, nàng cảm thấy thời gian xa nhà đã rất lâu: cách mấy nắng mưa, và tưởng tượng thấy cha mẹ đã già Cuối cùng, Kiều nhìn đến cảnh trống trải, xa vắng mà nghĩ đến thân phận Đây là những câu thơ réo rắt bậc nhất về nỗi buồn lưu lạc, bơ vơ Mỗi câu thơ như gợi lên một nỗi buồn thảm hãi hùng lắng sâu trong vô thức: Buồn trông cửa biển chiều hôm Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm Nhìn thấy cánh buồm thấp thoáng xa xa, gợi cho nàng nỗi buồn nhớ quê hương tha thiết Nhìn thấy cánh hoa trôi man mác, gợi cho nàng nỗi buồn thân phận không biết sẽ đi đâu về đâu Ngắm nhìn nội cỏ một màu xanh xanh gợi cho nàng nỗi buồn chán về cuộc sống tẻ nhạt vô vị ở lầu Ngưng Bích nhưng không biết bao giờ mới kết thúc Và cuối cùng là nỗi lo lắng sợ hãi trước những tai ương sắp ập xuống khi nàng thấy xung quanh mình là tiếng sóng ầm ầm Với điệp ngữ buồn trông, nỗi buồn của Kiều như tầng tầng lớp lớp, không bao giờ dứt, càng ngày càng xoáy sâu thêm Đọc đoạn thơ, chúng ta không chỉ hiểu được tâm trạng Kiều mà còn thấy ở Kiều những phẩm chất tốt đẹp, Đó là một con người đầy lòng vị tha Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm của nhà thơ đối với nhân vật Và nhất là thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du Kiều báo ân báo oán Khi nhắc đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, chúng ta không thể không khen ngợi tác phẩm này như một tuyệt phẩm nghệ thuật với những giá trị sâu sắc Mỗi đoạn văn là một bức tranh sống động, chân thực về cuộc sống Trong số đó, cảnh “Thúy Kiều báo ân báo oán” không chỉ là ảo mộng về một xã hội công bằng, mà còn là hình ảnh đẹp về lòng biết ơn và đền đáp Đoạn trích thuộc phần hai “Gia biến và lưu lạc”, nơi Thúy Kiều trải qua những thăng trầm lớn trong cuộc đời Cuộc sống bên Từ Hải, dựa vào sự hỗ trợ của chàng, là giai đoạn huy hoàng nhất của nàng trong cuộc hành trình lưu lạc Trong Truyện Kiều, cảnh báo ân báo oán là một tình huống kịch tính, thể hiện khát vọng về công bằng Chúng ta tập trung vào hai nhân vật chính: Kiều, người báo ân cho Thúc Sinh và báo oán Hoạn Thư Tâm trạng và hành động của Thúy Kiều, cùng với sự sáng tạo của Nguyễn Du, mang lại những trải nghiệm tinh tế và sâu sắc trong đoạn thơ này Đoạn trích thuý kiều báo ân báo oán miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí của nhân dân: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác Mở đầu đoạn trích là Lời nói của Kiều chứng tỏ nàng thực sự trân trọng hành động nghĩa hiệp mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn: Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non, Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không? Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?…” Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi cảnh đời ô nhục Kiều đã có những tháng ngày tạm thời yên ổn trong cuộc sống chung với Thúc Sinh Nàng gọi đó là nghĩa nặng nghìn non, nàng không bao giờ quên Kiều ân cần hỏi han Thúc Sinh để trấn an chàng Hai chữ người cũ mang sắc thái thân mật, gần gũi, biểu hiện tấm lòng biết ơn chân thành của nàng Khi nói với Thúc Sinh Kiều dùng ngôn ngữ trau chuốt và sử dụng cả những điển cố, điển tích trong văn chương Cách nói ấy phù hợp với thư sinh họ Thúc và diễn tả được thái độ trân trọng của Kiều đối với chàng Vì muốn thoát khỏi cảnh : Sống làm vợ khắp người ta nên Kiều đã nhận lời làm lẽ Thúc Sinh Nhưng cũng vì gắn bó với Thúc Sinh mà Kiều khốn khổ với thân phận tôi đòi khi rơi vào tay vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư Nàng cho rằng nỗi đau đớn của mình không phải do Thúc Sinh gây ra Thúy Kiều cũng thâu hiểu hoàn cảnh éo le và tâm trạng của Thúc Sinh: yêu nàng nhưng không đủ sức báo vệ nàng Nàng không oán trách mà đem Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân để đền đáp ơn nghĩa của Thúc Sinh và vẫn khiêm tốn bày tỏ: Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là Điều đó khẳng định Thúy Kiều là người trọng nghĩa Trong khi trò chuyện với Thúc Sinh, Thúy Kiều đã đã động tới Hoạn Thư, bởi vết thương lòng mà hoạn Thư gây ra cho nàng vần còn rỉ máu làm cho nàng không những chỉ đau đớn về thể xác mà còn đau đớn gấp bội về tinh thần Cuộc đối đáp giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư ở cảnh báo oán là một màn kịch ngắn nhưng có đầy đủ nhân vật, lời đối thoại và kịch tính: Thoắt trông nàng đã chào thưa: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan Dễ dàng là thói hồng nhan Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều Với Hoạn Thư, Kiều dùng cách nói nôm na, bình dị nhưng chứa đựng sự hả hê khó giấu Những thành ngữ quen thuộc như kẻ cắp bà già gặp nhau, kiến bò miệng chén , rất hợp với sự thay bậc đổi ngôi giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư Hành động trừng phạt cái ác của Thúy Kiều theo đúng quán điểm công lí của nhân dân nên nó phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân Mọi hành động, lời nói của Thúy Kiều đều biếu thị thái độ mỉa mai, chì chiết đối với Hoạn Thư vẫn một điều chào thưa, hai điều tiểu thư, vẫn dùng cách xưng hô như hồi còn làm Hoa Nô cho nhà họ Hoạn nhưng chính điều đổ đã khiến Hoạn Thư giật mình sợ hãi nhớ tới những ngày đày đọa Kiều, gieo cho Kiều bao nhiêu tai họa Cách xưng hô này còn là một đòn quất mạnh vào mặt ả đàn bà họ Hoạn có máu ghen ghê gớm Sự mỉa mai, đay nghiến của Kiều thế hiện khá rõ trong nhịp điệu thơ như dằn ra từng tiếng, trong những từ ngừ được lặp đi lặp lại với mục đích nhân mạnh: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời này, càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều… Phải nói như thế mới xứng với Hoạn Thư, con người xảo trá và tàn độc: Bể ngoài thơn thớt nói cười, Bề trong nham hiểm giết người không dao Giọng điệu ấy cho thấy Thúy Kiều quyết trừng trị Hoạn Thư cho hả giận: Kiến bò miệng chén chưa lâu, Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa Lúc đầu, Hoạn Thư cũng hồn lạc phách xiêu, nhưng với bản chất khôn ngoan, lọc lõi, ngay trong hoàn cảnh ấy, Hoạn Thư vẫn đủ bình tĩnh để liệu điều kêu ca Những điều Hoạn Thư kêu ca thực chất là lí lẽ để Hoạn Thư tự gỡ tội cho mình Trước hết, Hoạn Thư đưa ra tâm lí chung của phụ nữ: Rằng: “Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình Với lí lẽ này, sự đối lập giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư đã bị xóa bỏ Hoạn Thư khôn khéo đưa Kiều từ vị thế đối lập trở thành người cùng chung chút phận đàn bà Sau đổ, Hoạn Thư kín đáo kể công đã chạnh lòng thương xót mà cho Kiều ra chép kinh ở Quan Âm Các: Nghĩ cho khi gác viết kinh và dẫu biết mà không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn: Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo Ý Hoạn Thư muôn nói rằng nếu tôi có tội thì chẳng qua cũng xuất phát từ tâm lí của giới nữ: Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai Thế là từ một tội nhân, Hoạn Thư đã ranh mãnh hóa giải tất cả để trở thành nạn nhân đáng thương của chế độ đa thê Cao tay hơn, cuối cùng Hoạn Thư nhận hết tội lỗi về mình: Trót lòng gây việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng! Đòn hiểm này của tiểu thư họ Hoạn đã đánh trúng vào chỗ mạnh mà cũng là chỗ yếu của Kiều: lòng nhân hậu và khoan dung hiếm có Trước những lời lẽ của Hoạn Thư, Kiều phải thừa nhận rằng ả Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời Hoạn Thư đẩy Kiều tới chỗ khó xử: Tha ra thì cũng may đời, Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen Cho nên dù đã nghiêm khắc răn đe Hoạn Thư nhưng rồi Kiều lại tha bổng: Đã lòng tri quá thì nên, Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay Hoạn Thư đã biết lỗi, đã dập đầu xin tha thì Kiều cũng cư xử theo quan điểm của dân gian là Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại Qua những lí lê để gỡ tội của Hoạn Thư, chúng ta thấy ả là loại người sâu sắc nước đời và quỷ quái tinh ma Tuy nhiên, việc Hoạn Thư được tha bổng không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự bào chữa của ả mà chủ yếu là do tấm lòng độ lượng của Kiều Đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán một lần nữa đã chứng minh tấm lòng vị tha, nhân hậu đáng quý của người con gái tài sắc họ Vương và cũng là của tác giả Truyện Kiều Từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ, Thúy Kiều đã trở thành vị quan tòa thực hiện công lí Đoạn thơ phản ánh khát vọng và ước mơ công lí chính nghĩa sẽ chiến thắng của nhân dân thời đại Nguyễn Du

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:46

w