Trang 1 TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG TRUYỀN THUYẾT TỔ NGHỀ TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA THĂNG LONG – HÀ NỘI Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆ
Trang 1TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG
TRUYỀN THUYẾT TỔ NGHỀ TRONG KHÔNG GIAN
VĂN HÓA THĂNG LONG – HÀ NỘI
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Huy Bỉnh
Thái Nguyên - 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Huy Bỉnh Những kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là đáng tin cậy và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học hay nghiên cứu nào trước đây Đồng thời tôi đã tham khảo,
kế thừa và phát triển một vài số liệu, kết quả nghiên cứu từ sách, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài
Tác giả luận văn
Trần Thị Mai Phương
Trang 3Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) Tôi
vô cùng biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy cô giáo Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Huy Bỉnh – người đã dìu dắt chỉ dạy nhiệt tình, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn Đồng thời, trong quá trình làm việc, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ
mỉ và một thái độ hăng say làm việc Xin được gửi đến thầy sự biết ơn và long kính trọng sâu sắc nhất
Trong quá trình thực hiện luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của Hội đồng Khoa học, của quý thầy cô giáo cùng với sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9
7 Bố cục luận văn 10
NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 11
1.1 Cơ sở lý luận 11
1.2 Tổng quan 20
1.2.1 Khái lược về lịch sử 20
1.2.2 Vài nét về văn hoá 23
1.2.3 Diện mạo truyền thuyết tổ nghề Thăng Long – Hà Nội 25
CHƯƠNG 2 TRUYỀN THUYẾT VỀ TỔ NGHỀ TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA NGHỀ NGHIỆP THĂNG LONG – HÀ NỘI 31
2.1 Truyền thuyết tổ nghề liên quan đến đồ tre, gỗ 31
2.1.1 Truyền thuyết tổ nghề mộc 31
2.1.2 Truyền thuyết tổ nghề nón quai thao 34
2.1.3 Truyền thuyết tổ nghề làm quạt 37
2.1.4 Truyền thuyết tổ nghề làm giấy 39
2.2 Truyền thuyết tổ nghề liên quan đến kim loại 39
2.2.1 Truyền thuyết tổ nghề kim hoàn 39
2.2.2 Truyền thuyết tổ nghề rèn 42
2.3 Truyền thuyết tổ nghề liên quan đến đồ vải, lụa 45
2.3.1 Truyền thuyết tổ nghề dệt, nghề lụa 45
2.3.2 Truyền thuyết tổ nghề thêu 48
2.3.3 Truyền thuyết về tổ nghề cổ yếm 50
2.3.4 Truyền thuyết tổ nghề nhuộm 52
2.4 Các truyền thuyết tổ nghề khác 55
Trang 52.4.2 Truyền thuyết tổ nghề sơn 57
2.4.3 Truyền thuyết Quỳnh Hoa công chúa – Bà chúa Tằm 59
CHƯƠNG 3 TRUYỀN THUYẾT VỀ TỔ NGHỀ TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA TÂM LINH THĂNG LONG – HÀ NỘI 61
3.1 Truyền thuyết trong môi trường tín ngưỡng thờ tổ nghề 61
3.2 Dấu ấn truyền thuyết trong một số lễ hội thờ tổ nghề 67
3.2.1 Lễ hội Đình Kim Ngân 68
3.2.2 Lễ hội chùa Láng 71
3.2.3 Lễ hội đình Hoa Lộc thị - Hàng Đào – tổ nghề nhuộm 72
3.2.4 Lễ hội Hàng Hành – tổ nghề giày da 75
3.3 Ý nghĩa của truyền thuyết và tín ngưỡng thờ tổ nghề trong đời sống văn hóa hiện đại 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, nghề thủ công có vai trò quan trọng, đặc biệt là những nghề thủ công nổi tiếng và lâu đời như đúc đồng, dệt vải, làm giấy, làm đồ gốm, chạm khắc gỗ, đều có nguồn gốc và tồn tại
ở các làng nghề Ở mảnh đất Thăng Long – Hà Nội, nghề thủ công đã tồn tại hàng ngàn năm, để lại những sản phẩm vật chất và tinh thần to lớn cho thế hệ mai sau Làng nghề thủ công đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa dân tộc
Ở Việt Nam, nơi ra đời của nền văn minh lúa nước, đặc biệt là Thăng Long – Hà Nội, thủ công mỹ nghệ dường như không thể tách rời khỏi nông nghiệp và luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Để duy trì hoạt động nghề nghiệp, mỗi phố nghề có cách tổ chức, phân công lao động khác nhau tùy theo đặc điểm của nghề Hình thức này bắt đầu như một quy ước và sau đó trở thành một quy tắc Lúc đầu chỉ là truyền miệng, nhưng theo thời gian, những quy tắc, quy định mang tính thực tế và chuyên nghiệp đã được viết
ra và những bí mật nghề nghiệp được bảo vệ và bảo tồn
Các phố nghề thường coi những người công khai làm nghề hoặc mang nghề về dạy cho dân làng như những tổ tiên nghề, những nghề này mang lại giá trị vật chất và tinh thần cho cộng đồng làng nghề Thờ cúng tổ nghề
đã trở thành một nét văn hóa lâu đời, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
để tỏ lòng thành kính với người sáng lập Tổ tiên của nghề này đã đi vào truyền thuyết và được lưu truyền trong nhân dân Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu việt, Thăng Long đã trở thành nơi thu hút nhân tài, trí thức, lao động lành nghề đến lập nghiệp, khởi nghiệp và trau dồi các giá trị văn hóa Trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, một số địa điểm thủ công cổ xưa thờ cúng tổ nghề vẫn được bảo tồn, một số đã bị thất truyền Cho đến ngày nay, ở khu phố cổ Hà Nội có hàng chục nơi thờ cúng tổ tiên nghề thủ công Mỗi nơi vẫn lưu giữ những câu chuyện về tổ tiên của nghề
và thực hiện các nghi lễ vào những dịp cụ thể
Trang 7Ở cố đô Thăng Long, những người hành nghề thường sống ở các phố nghề, làng nghề Họ có thể lập bàn thờ gia đình tại nhà, có người lập nơi thờ cúng của cộng đồng, tổ chức các buổi lễ vào các ngày tuần, sóc, vọng,
lễ, giỗ, Tuy nhiên, phổ biến nhất là các cộng đồng thủ công và làng nghề bao gồm các ngôi chùa được phân chia theo dòng họ để tưởng nhớ tổ tiên của các nghề thủ công, sau đó là hàng xóm hoặc làng của họ Đặc biệt, nhiều tổ nghề thủ công vẫn được coi là thần thánh
Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ tổ nghề còn được thể hiện ở khía cạnh bản sắc dân tộc thông qua những phong tục, tập quán, nghi lễ, lệ làng
do các làng nghề ở nhiều nơi đưa về Thăng Long Đằng sau mỗi tên phố có chữ “Hàng” là mô hình tổ chức xã hội nông thôn do những nghệ nhân đưa
từ nông thôn vào trong phố Sự tồn tại của các phố nghề tạo nên linh hồn của 36 phố phường – Kẻ Chợ xưa
Có rất nhiều truyền thuyết về tổ nghề ở vùng đất Thăng Long – Hà Nội và được lưu truyền rộng rãi trong đời sống văn hóa các làng nghề, phố nghề Cho đến nay, một số công trình về làng nghề, phố nghề, bài nghiên cứu về nhóm nghề Thăng Long - Hà Nội đã được sưu tầm, tổ chức và xuất bản Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách hệ thống về mối quan hệ qua lại giữa truyền thuyết và văn hóa truyền thống các làng nghề vẫn còn bỏ ngỏ
Đề tài khoa học “Truyền thuyết tổ nghề trong không gian văn hóa Thăng Long – Hà Nội” sẽ góp một tiếng nói học thuật trong việc tìm hiểu, lý giải
ý nghĩa, nguồn gốc của truyền thuyết tổ nghề của Thăng Long
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu truyền thuyết tổ nghề và văn hóa làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội Từ đó, lý giải quy luật hình thành và lưu truyền các truyền tổ nghề trong không gian văn hóa Thăng Long – Hà Nội
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ nghề, nhất là các truyện kể về nguồn gốc của các vị tổ nghề, hệ thống hóa truyền
Trang 8thuyết các vị tổ nghề Thăng Long – Hà Nội Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa truyền thuyết tổ nghề và văn hóa truyền thống trên vùng đất Thăng Long – Hà Nội
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Công trình Cuốn du ký về Đàng Ngoài của Dam“Một chuyến đi đến
Đàng Ngoài năm 1688” của tác giả Wlliam Dampier (do Hoàng Anh Tuấn
dịch, nhà xuất bản Thế Giới năm 2011).pier nói về hành trình khám phá cuộc sống và con người, điều kiện tự nhiên miền Bắc Nhan đề du ký của Dampier là về Đàng Ngoài, nhưng phần lớn thời gian ông ở Đàng Ngoài lại
là ở Thăng Long - Kẻ Chợ, nên có lẽ không phải vô lý khi xem toàn bộ cuốn sách như một sự miêu tả về Thăng Long Ông đưa ra những đánh giá
về chính trị, kinh tế, phong tục, tôn giáo Ngoài ra, Dampier còn so sánh và liên hệ các vấn đề ở Đàng Ngoài với những vùng khác nhau như: tục ăn thề bằng rượu pha tiết gà với tục “uống nước đắng” của người Ghinê ở miền tây châu Phi… Ông đã nhận xét về Đàng Ngoài rằng: “Chúng tôi (trên đường phố Kẻ Chợ) có thể gặp những người thuộc nhiều ngành nghề như thợ đóng móng ngựa, thợ xây nhà, thợ cưa, thợ mộc, thợ tiện, thợ dệt, thợ may, thợ gốm, họa sĩ, thợ đổi bạc, thợ làm giấy, thợ tráng men, thợ đồng hồ… và các loại thợ thủ công khác” [70]
Công trình “Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tuyển tập tư liệu
phương Tây trước 1945” của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ (nhà xuất bản Hà
Nội năm 2022) Cuốn sách đề cập đến Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ XVII qua các du ký của A De Rhodes, F Marini và W Dampier, họ đã đánh giá
và nhận xét về chính trị, quân sự, những phong tục, lễ hội diễn ra ở Thăng Long Với vai trò là Giáo sứ phương Tây đến truyền bá tư tưởng, Cha De Rhodes chia sẻ về tục ăn trầu “Ở Hà Nội [Kẻ Chợ] cũng như ở các nơi khác trong vương quốc, người ta có thói quen nhai một thứ lá cùng với một loại
Trang 9quả gọi là blacau [trầu cau], cắt ra thành từng miếng Cách dùng là mỗi người mang bên mình một túi nhỏ, và mỗi khi bạn bè gặp gỡ thì mời nhau
ăn Người ta thường bán trầu cau tại chỗ Vậy mà có tới 50 ngàn quán hàng (nước) bán trầu cau như vậy, từ đó người ta có thể suy ra số người
mua” Bên cạnh đó, Cha De Marini cũng có ấn tượng về buôn bán tơ lụa,
tục cưới xin, lễ cày đầu năm… nhiều điều thú vị về Đàng Ngoài, đặc biệt là
Kẻ Chợ [31]
Công trình “Tập du ký mới và kỳ thú về Vương quốc Đàng Ngoài” của
anh em nhà Tavernier (do Lê Tư Lành chuyển ngữ từ bản dịch tiếng Pháp, xuất bản tại Paris năm 1681) Cuốn sách này, giới thiệu về Đàng Ngoài, chủ yếu là Thăng Long, mà phần lớn liên quan đến đời sống, địa bàn buôn bán và cư trú quan trọng của người phương Tây khi đến vùng đất của vua
Lê, chúa Trịnh Tác giả đã nhắc đến văn hóa như những bộ môn nghệ thuật giải trí chèo, tuồng và sự hiện diện của các dòng phái tư tưởng, tôn giáo hay tín ngưỡng thờ thần linh và tập tục của Thăng Long [71]
3.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước
Các tác giả trong nước đã có nhiều nghiên cứu về truyền thuyết thờ tín ngưỡng và tổ nghề Thăng Long, chẳng hạn như:
Bài viết “Điểm qua một vài sự tích, truyền thuyết về các phố nghề Thăng Long – Kẻ Chợ” của Trà Giang, năm 2015 [61] đã sưu tầm lại
những sự tích và truyền thuyết về các phố nghề ở Thăng Long – Kẻ Chợ như thêu thùa, buôn bán đồ trang sức, đúc bạc nén, xử lý và chế tác đồ da, tiện đồ gỗ, chế tác và trang trí gỗ, sơn thếp, bài viết đã cho chúng ta hình dung rõ hơn những truyền thuyết của các làng nghề và sự phong phú của các phố nghề Thăng Long – Kẻ Chợ
Bài viết “Tinh hoa làng nghề Thăng Long – Hà Nội” của Thanh Hằng, năm 2020 [42] và Bài viết “Thưởng lãm những làng nghề, phố nghề
Thăng Long – Hà Nội” của Hà An, năm 2020 [31] đều viết về Triển lãm
Trang 10“Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội” Triển lãm được chia thành hai chủ đề “Từ làng nghề ra phố nghề” và “Đấu xảo – tinh hoa làng nghề” Bài viết mang đến cho công chúng câu chuyện thăng trầm của Làng nghề Thăng Long cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, kể câu chuyện về quá trình lao động từ làng nghề đến phố nghề và trở về cội nguồn của người thợ
Bài viết “Tín ngưỡng Tổ nghề: Nét văn hóa đặc sắc của Thăng Long
– Hà Nội” của Nguyễn Thị Thanh, năm 2020 [30] đã nói lên ý nghĩa của
các nét văn hoá tín ngưỡng đối với tổ nghề, ca ngợi những thành quả lao động, lý tưởng hóa, nâng lên thành những mẫu mực đẹp đẽ Bài viết bàn chi tiết về ý nghĩa của nó trong đời sống kinh tế - xã hội (bao gồm giữ vững
uy tín ngành, mở rộng mạng lưới thị trường, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh) và đời sống tinh thần (bao gồm giáo dục đạo đức truyền thống
và các hoạt động văn hóa tinh thần) , góp phần đa dạng hóa bản sắc văn hóa Thăng Long-Hà Nội) qua đó thể hiện sự hiện diện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã tạo nên linh hồn của 36 phố phường Hà Nội Phố cổ, chợ
Kế nhộn nhịp với nhiều nghề thủ công Nếu không có loại tín ngưỡng và di tích thờ cúng tổ tiên này, chữ “Hàng” bắt đầu từ tên phố sẽ mất đi nguồn gốc lịch sử và giá trị văn hóa truyền thống lâu đời ở phố cổ Hà Nội
Bài viết “Di tích lịch sử văn hóa trong khi phố cổ và xung quanh Hồ
Hoàn Kiếm” của Ban kỉ niệm quốc gia 1000 năm Thăng Long kết hợp với
UBND quận Hoàn Kiếm năm 2002 Bài viết này đã giới thiệu về một số di tích lịch sử văn hóa quan trọng trong khu vực phố cổ và xung quanh Hồ Hoàn Kiếm tại Hà Nội, Việt Nam, đặc biệt là trong ngữ cảnh của sự kiện
kỷ niệm quốc gia 1000 năm Thăng Long năm 2010, mà Ban kỷ niệm quốc gia và UBND quận Hoàn Kiếm đã kết hợp tổ chức
Công trình “Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian Hà Nội” của Trần
Quốc Vượng, xuất bản năm 1994 giới thiệu các danh lam: núi Nùng, Hồ Tây, Hồ Gươm, các di tích: Cổ Loa, Hoàng Thành, Hoàng cung, Nhân
Trang 11vật tiêu biểu qua các thời kỳ khái quát lịch sử, các nét văn hoá, phong tục thời kỳ dựng nước, Bắc thuộc, thời Lý, Trần, thời Hồ [46]
Công trình “Các vị tổ ngành nghề Việt Nam – tập 1” của Lê Minh
Quốc, xuất bản năm 2009 Công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu những tổ ngành nghề Việt Nam Phân tích quá trình hình thành và phát triển các ngành tổ nghề Việt nam trong thực tế [61]
Công trình “Hỏi đáp về các làng nghề truyền thống Việt Nam” của
Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Hải Yến, Hoàng Lan Anh, xuất bản năm 2009 Cuốn sách bao gồm các câu hỏi và trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về các nét văn hoá đặc sắc của riêng từng vùng miền, từng dân tộc Việt Nam [63]
Công trình “36 làng nghề Thăng Long Hà Nội” của Lam Khê, Khánh
Minh, xuất bản năm 2010 Giới thiệu khái quát về lịch sử, vị trí địa lý và đặc trưng của 36 làng nghề ở Hà Nội: phố Hàng Trống - làm tranh, phố Hàng Bạc - nghề kim hoàn, phố Lò Rèn - nghề rèn [19]
Công trình “Làng Nghề, Phố Nghề Thăng Long – Hà Nội” của Trần
Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo, xuất bản năm 2011 đã đề cập đến các vấn đề liên quan của làng nghề thủ công, vị trí làng nghề trong diễn trình lịch sử Việt Nam và một số ý kiến về phát triển các làng nghề mới trong đó có nghề mây tre đan [47]
Công trình “Nghề cổ nước Việt từ truyền thống đến hiện đại” của Vũ
Từ Trang, xuất bản năm 2020 Tập sách với đề tài tiểu thủ công nghiệp với
25 nghề thủ công truyền thống gồm: nghề làm gốm, rèn, đúc đồng, chạm vàng bạc, cầy bừa, làm nón, đan tre song mây, làm giấy, làm lược, làm quạt, sơn then thếp mài, làm pháo, làm tranh dân gian, chạm khắc đá, nghề mộc, dệt chiếu cói, làm mành trúc, làm đồ chơi, hương xã, đóng thuyền, chế biến thực phẩm, làm vật liệu cơ khí, trồng dâu tằm Mỗi bài viết là một chuyên đề nghiên cứu công phu từ địa lý làng nghề, sự truyền nghề và những đặc điểm kỹ thuật và sản phẩm của nghề [42]
Trang 12Công trình “Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội trên đường
phát triển” của Vũ Quốc Tuấn, Bùi Văn Vượng, xuất bản năm 2010 Công
trình này điểm lại một số đặc điểm của lịch sử phát triển, nhưng tập trung vào thực trạng (thành tựu, điểm yếu) của làng nghề, phố nghề cũng như những phương hướng, giải pháp chủ yếu để bảo vệ và phát triển làng nghề, phố nghề [44]
Công trình “Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam” của
Trương Minh Hằng, xuất bản năm 2011 Bộ sách gồm 6 tập: Tập đầu tiên cung cấp cái nhìn tổng quan về các nghề truyền thống và các làng nghề thủ công ở Việt Nam, bao gồm nghề đá, nghề kim loại, nghề mộc, dệt, vẽ, làm gốm, dệt vải, làm giấy và vẽ tranh dân gian Tập 2 viết về Nghề chế tác kim loại như đồng, vàng, bạc Tập thứ 3 viết về Nghề mộc, chạm Tập thứ 4 viết
về nghề gốm Tập thứ 5 viết về nghề đan lát, thêu dệt và làm giấy Tập thứ
6 viết về nghề chế tác đá, nghề sơn và một số nghề khác [44]
Luận án nghiên cứu “Tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề ở quận Hoàn Kiếm
(truyền thống và biến đổi)” của Nguyễn Thị Thanh, năm 2017 Luận án
cung cấp những đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng các tổ nghề ở quận Hoàn Kiếm trước năm 1954 và những biến đổi hiện nay; phân tích nguyên nhân của sự biến đổi cùng với sự vận động của các yếu tố xã hội tác động đến tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra một số hạn chế, khó khăn của tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề hiện nay ở quận Hoàn Kiếm, làm cơ sở cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách
đề ra những giải pháp hài hoà giữa lợi ích phát triển kinh tế với việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống của thủ đô Hà Nội [31]
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã làm rõ những đặc điểm và nét văn hoá xưa và nay của đô thành Thăng Long trong chiều dài lịch sử Một
số nghiên cứu đã tập trung vào việc khám phá di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội thông qua việc khai quật và khám phá các di tích, công trình
Trang 13kiến trúc, và tư liệu lịch sử Những tiến bộ trong công nghệ khảo cổ và phân tích hóa học đã giúp các nhà nghiên cứu tái hiện và phục dựng một phần nào của Thăng Long xưa, đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách sống và nền văn hóa của cư dân thời đó Các nghiên cứu nước ngoài cũng
đã tạo điều kiện cho việc so sánh và phân tích Thăng Long với các thành phố khác trong khu vực và trên thế giới Nhờ đó, chúng ta có cơ sở để đánh giá vai trò và địa vị của Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh văn hóa, kinh
tế và xã hội toàn cầu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Truyền thuyết về tổ nghề và văn hóa truyền thống ở các làng nghề lưu truyền trên vùng đất Thăng Long – Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi địa lí: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về các truyền thuyết tổ nghề Thăng Long – Hà Nội theo địa lý hành chính của Hà Nội từ năm 2008 trở về trước
- Về phạm vi tư liệu: Đề tài sưu tập các tài liệu liên quan đến truyền thuyết tổ nghề và văn hóa truyền thống các làng nghề đã được in ấn, xuất bản Bên cạnh đó, người thực hiện đề tài sẽ tiến hành điều tra điền dã nhằm sưu tầm các tư liệu lưu truyền ở các làng nghề trên địa bàn vùng đất Thăng Long - Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điền dã: Để có được tài liệu, thông tin cho đề tài, chúng
tôi đã tiến hành đi tới các cơ sở có liên quan đến tổ nghề Thăng Long và một số nơi có thờ tổ nghề Ngoài ra, chúng tôi còn liên hệ với một số nơi khác qua điện thoại và email để có thêm thông tin về bài báo Nhưng quan trọng nhất, chúng tôi đã đến Hà Nội, nơi Thăng Long thờ cúng tổ tiên và tìm hiểu về truyền thuyết, văn hóa của các làng nghề, phố nghề
Trang 14Phương pháp loại hình: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân
loại truyền thuyết theo các tiêu chí nhất định Phân loại này bao gồm các truyền thuyết dân gian liên quan đến nghề Shenglong từ xa xưa đến nay, đặt nền móng cho những nghiên cứu cụ thể
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi bắt đầu từ cơ sở dữ liệu
và các câu hỏi được đặt ra, đồng thời sử dụng phương pháp này để đi sâu vào từng chi tiết Cụ thể, trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích các yếu
tố hình thành nên truyền thuyết tổ tiên và các vấn đề văn hóa truyền thống
để hiểu được ý nghĩa nhân sinh của cộng đồng
Phương pháp so sánh: Truyền thuyết Hà Nội tổ tiên Thăng Long
mang đặc điểm chung của văn hóa dân gian Việt Nam Tuy nhiên, những truyền thuyết này cũng có những đặc điểm riêng biệt Vì vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu các vấn đề được các tài liệu khác nhau đặt ra nhằm tìm ra những đặc điểm của truyền thuyết tổ tiên trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân
Phương pháp liên ngành: Văn học dân gian có đặc điểm là tính đầy đủ
của nhiều nhánh nội tại Vì vậy, trong chuyên đề, chúng tôi sử dụng các lĩnh vực khác nhau: lịch sử, tôn giáo, địa lý, văn hóa để làm rõ một số vấn đề đặt ra trong đề tài
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trang 156.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của những nghề nghiệp truyền thống, vì chúng đóng góp vào sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa của Hà Nội
Đề tài góp phần làm rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của các nghề, làng nghề trên vùng đất Thăng Long – Hà Nội Qua việc tìm hiểu về lịch sử, kỹ thuật của các nghề, hay kiến trúc truyền thống của các công trình thờ cúng tổ nghề, đề tài giúp đối tượng tiếp nhận có cái nhìn tổng thể
về truyền thống thờ tổ nghề của các làng nghề, phố nghề ở Thăng Long –
Hà Nội
Việc tìm hiểu và làm rõ giá trị của truyền thuyết về tổ nghề trên vùng đất Thăng Long – Hà Nội sẽ cung cấp thông tin đáng tin cậy để phục vụ cho hoạt động du lịch cộng đồng và du lịch tâm linh trên địa bàn các làng nghề, phố nghề nơi đây
Về giáo dục, đề tài có thể trở thành nguồn tư liệu phục vị cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn hóa, văn học vùng đất Thăng Long – Hà Nội
7 Bố cục luận văn
Luận văn của chúng tôi gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan
Chương 2: Truyền thuyết về tổ nghề trong không gian văn hóa nghề nghiệp Thăng Long – Hà Nội
Chương 3: Truyền thuyết về tổ nghề trong không gian văn hóa tâm linh Thăng Long – Hà Nội
Trang 16NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
Theo Từ điển tiếng Việt: “Truyền thuyết là một thể loại truyện dân
gian truyền miệng về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường mang nhiều yếu tố thần kỳ” [39] Truyền thuyết thường kể về
những nhân vật hùng hậu, anh hùng, hoặc thiên tài trong lịch sử, và thường kết hợp các yếu tố thần thoại, huyền bí hoặc siêu nhiên Các truyền thuyết
có thể giúp giải thích các hiện tượng tự nhiên bất thường, giảng dạy các giá trị và bài học, tạo ra sự kỳ bí và hấp dẫn ở trong một nền văn hóa Với tính chất truyền miệng, truyền thuyết thường có những biến đổi và sự tăng thêm vào qua các lần truyền kể Vì vậy, có thể dẫn đến một phiên bản truyền thuyết khác nhau, phản ánh sự đa dạng và linh hoạt của quyền lực kể chuyện trong mỗi cộng đồng và từng thời kỳ
Các tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Truyền
thuyết là một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh
và lý giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với một thời kì, một bộ tộc, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương”
[47] Định nghĩa này nhấn mạnh vai trò quan trọng của truyền thuyết trong việc giúp ta hiểu rõ và tường minh về các nguồn gốc, sự phát triển và tác động của các sự kiện và nhân vật trong quá khứ Truyền thuyết là một phần quan trọng của di sản văn hóa, kết nối và tạo nên bản sắc của mỗi quốc gia, cộng đồng Truyền thuyết có thể bảo tồn các giá trị, sức mạnh và truyền thống của một quốc gia và truyền chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ
Trang 17người già đến trẻ em Bên cạnh đó, nó cũng có thể tạo ra sự kết nối và cảm nhận sâu sắc giữa con người và tự nhiên, giữa đời sống hiện tại và quá khứ nhờ vào các yếu tố thần thoại và huyền bí, truyền thuyết mang đến sự kỳ bí
và hấp dẫn, khơi dậy trí tưởng tượng và tạo cảm hứng cho con người
Tác giả Kiều Thu Hoạch trong “Truyền thuyết anh hùng trong loại
hình tự sự dân gian” đã chỉ ra rằng: “Truyền thuyết là một thể tài chuyện kể
truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian Nội dung cốt truyện kể lại truyền tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân” [19] Các câu chuyện trong truyền
thuyết này thường xoay quanh các nhân vật lịch sử, những anh hùng và sự kiện có liên quan đến lịch sử của dân tộc hoặc xã hội Nhờ vào việc kể lại những truyền tích này, truyền thuyết dân gian giúp tạo dựng và gìn giữ truyền thống, văn hóa và giá trị của một cộng đồng Từ những truyền thuyết tự
sự dân gian, chúng ta có thể tìm hiểu và học hỏi về quá khứ, từ sự kiện lịch sử quan trọng cho đến các phong tục, huyền thoại và truyền thống của một địa phương hay cộng đồng Như vậy, truyền thuyết trong loại hình tự sự dân gian không chỉ là một hình thức ghi lại lịch sử mà còn là một biểu tượng và dấu ấn văn hóa của một dân tộc hay một cộng đồng xuyên thời gian
Định nghĩa truyền thuyết của tác giả Lê Chí Quế: “Truyền thuyết là
một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ” [58] Định nghĩa này nhấn mạnh đặc trưng của truyền thuyết trong việc sử
dụng sự tưởng tượng và sự kỳ diệu để tái hiện và lý giải những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử và di tích cảnh vật địa phương Nhờ vào sự pha trộn giữa thực và hư cấu, truyền thuyết có khả năng tạo ra những tình tiết, nhân vật và sự kiện gây ấn tượng mạnh cho người nghe hoặc đọc Việc sử dụng sự hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết đem lại không gian cho trí tưởng tượng bay bổng và mở ra rất nhiều khả năng khác nhau
Trang 18Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về truyền thuyết nhưng nhìn chung, quan điểm của ba nhà nghiên cứu sau đây là Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ đã tổng hợp được lý thuyết chuẩn mực cơ bản của thể loại truyền thuyết
Quan điểm này cũng được đa số các nhà nghiên cứu chấp nhận:
“Truyền thuyết là một trong những thể loại văn học dân gian, tập trung phản ánh các sự kiện lịch sử, nhân vật nổi tiếng, văn hóa và di tích cảnh vật địa phương bằng cách sử dụng các chi tiết hư cấu đầy màu sắc và nghệ thuật Đây là một thể loại tôn vinh và tôn cao những nhân vật và sự kiện quan trọng, thể hiện sự kính trọng và sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với những di sản văn hóa và lịch sử”
1.1.1.2 Tổ nghề
Theo Bách khoa toàn thư mở, định nghĩa về tổ nghề là một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó Họ được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là người sáng lập vì đã có công tạo
ra nghề [63] Đồng thời, khái niệm tổ nghề còn được mở rộng, chỉ người thứ nhất đem nghề ở nơi khác truyền lại cho dân chúng trong một làng hay miền nào đó, được người đời sau tôn thờ như bậc Thánh Họ có thể là nhân vật lịch sử hoặc nhân vật huyền thoại
Nghề nào cũng có tổ tiên, đôi khi nhiều người ở các ngành nghề khác nhau sẽ thờ cùng một tổ tiên, ví dụ như nghề kịch có tổ tiên khác nhau ở các thời kỳ khác nhau như Phạm Thị Trân, Đào Tấn, Cao Văn Lầu hoặc giống nhau nhưng mỗi nơi thờ cúng tổ tiên ở những nơi khác nhau, như nghề đá Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng thờ vị tổ là Huỳnh Bá Quát, trong khi ở làng đá Bửu Long - Biên Hòa - Đồng Nai thì là tổ nghề là Ngũ Đinh, và ở làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân - Hoa Lư - Ninh Bình thì lại là Hoàng Sùng Tuy nhiên, cũng có trường hợp một người là vị tổ của nhiều nghề khác nhau Theo Vụ Quản lý Nghề thuộc Bộ Nông nghiệp
Trang 19và Phát triển Nông thôn, cả nước hiện có hơn 2.000 làng nghề, trong đó 60% làng nghề có tổ nghề được nhân dân thờ phụng suốt nhiều đời Hiện nay có 427 hiệp hội ngành nghề trên toàn quốc cùng hàng nghìn hiệp hội nghề địa phương [63]
1.1.1.3 Tín ngưỡng
Thuật ngữ tín ngưỡng xuất hiện từ thời Đường trong Kinh Hoa Nghiêm: “Nhân thiên đẳng loại đồng tín ngưỡng” [43] Tín ngưỡng được coi là một phần của văn hóa tinh thần, được tạo ra bởi con người như một sản phẩm của hoạt động sản xuất văn hóa Nó tập trung vào tình cảm tôn giáo và sự kính trọng đối với những thần linh và vị thần, mà không đề cập đến hành vi tôn giáo của con người Tín ngưỡng chỉ sự tin tưởng kính trọng Tam Bảo (Phật giáo) Tại phương Tây, thuật ngữ “tôn giáo bình dân” (popular religion) thường được sử dụng thay vì thuật ngữ “tín ngưỡng” Nó
đề cập đến việc hiểu tôn giáo theo cách phổ thông, tức là theo phong tục, quan điểm và nghi lễ, chứ không phải theo cách chính thống dựa trên việc nghiên cứu và suy ngẫm về giáo lý
Trong tác phẩm đáng chú ý “Văn hóa nguyên thủy” của Tylor (năm 2000) nhấn mạnh rằng “chúng ta cần lưu ý rằng các tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những nền tảng vững chắc trong thuyết vật linh nguyên thủy, như thể chúng đã thực sự mọc lên từ đó Chúng trở thành sản phẩm của sự ngu dốt hơn là sản phẩm của các triết gia trong thuyết vật linh phức tạp, và tồn tại như tàn tích của cái cũ hơn là sản phẩm của cuộc sống sau quá trình chuyển đổi từ trạng thái sôi động sang trạng thái hoang tàn”
Malinowski trong công trình “Ma thuật, khoa học và tôn giáo” cho
rằng: “tín ngưỡng ra đời khi mà cuộc sống của con người có nhiều sự trở ngại và bất trắc” Còn theo Tokarev (1994) không bao giờ phủ định sự tồn tại của những mối liên hệ nguồn gốc giữa các tín ngưỡng Bất kỳ niềm tin
Trang 20sâu sắc nào cũng sẽ tồn tại trong con người ngay cả khi những điều kiện hình thành nên nó đã thay đổi
Các quan điểm trên đã chỉ ra rằng ở phương Tây, các nhà nghiên cứu thường sử dụng thuật ngữ “tôn giáo” để bao quát tất cả các hệ thống tôn giáo, tôn giáo dân gian và tôn giáo nguyên thủy Họ cho rằng tín ngưỡng là một bộ phận quan trọng của tôn giáo, thuộc quan niệm tôn giáo, là cơ sở hình thành tôn giáo Các hình thức tín ngưỡng có những đặc điểm riêng theo không gian văn hóa, chủ đề và thời đại khác nhau nhưng vẫn thể hiện
sự tôn trọng, tôn thờ, ngưỡng mộ của con người đối với những điều thiêng liêng Vì vậy, đức tin là một hiện tượng lịch sử, văn hóa và là một phạm trù của lịch sử văn hóa
Ở nước ta, trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, phần những qui định
chung, tín ngưỡng được hiểu như sau: “Tín ngưỡng là niềm tin của con
người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội” (Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016),
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.)
Theo Đặng Nghiêm Vạn, thuật ngữ “tín ngưỡng” có thể được hiểu theo hai khía cạnh khác nhau Khi nói đến quyền tự do tín ngưỡng, chúng
ta có thể hiểu đó là quyền tự do ý thức hay quyền tự do theo đuổi tôn giáo Nếu hiểu đức tin như ý thức thì nó là thành phần quan trọng nhất của tôn giáo, cả tôn giáo có tổ chức và tôn giáo dân gian Đức tin là nền tảng của tôn giáo, nếu không có đức tin thì tôn giáo sẽ không tồn tại [64] Tín ngưỡng là làm nền tảng cho hành động của mọi người và hướng dẫn cuộc sống của họ Tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đạo
Trang 21đức cá nhân và xã hội, hình thành các giá trị và hướng dẫn mục tiêu cuối cùng của mỗi tôn giáo Trên cơ sở này, tín ngưỡng không chỉ mang tính cá nhân mà còn giúp thiết lập và duy trì sự bình đẳng xã hội Tự do tín ngưỡng
có nghĩa là mọi người có thể tự do bày tỏ, tuân thủ và phản đối tín ngưỡng tôn giáo theo ý muốn của mình, bảo đảm sự đa dạng tôn giáo và sự tồn tại của các tôn giáo trong xã hội
Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa Trong khi Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà
ta có thể sờ mó, quan sát được Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng” Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm ” [39] Theo quan điểm này, tín ngưỡng không chỉ là một phần của tôn giáo, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc
về mặt cá nhân và xã hội Niềm tin vào “cái thiêng” cung cấp cho con người một cơ sở cốt lõi để đối mặt với thế giới và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống Nó là nguồn động lực và sự giúp đỡ trong việc đối diện với khó khăn, xác định ưu tiên và định hình giá trị cá nhân Tín ngưỡng cũng góp phần định hình đời sống xã hội Niềm tin vào “cái thiêng” tạo ra một kiên
cố văn hóa đạo đức, thúc đẩy sự đoàn kết và tôn trọng đa dạng trong cộng đồng Nó cung cấp khung thời gian cho các hoạt động tôn giáo, sự lễ nghi
và các nghi thức, làm tăng sự kết nối giữa con người và cái thiêng, đồng thời tạo ra một ý thức về trách nhiệm xã hội và đóng góp cho cộng đồng Nguyễn Hữu Thông cho rằng “Dù hiểu trên góc độ nào, tín ngưỡng - tôn giáo vẫn là một hình thái ý thức xã hội, cũng là một nhu cầu của xã hội
Trang 22Và một khi những nhu cầu ấy chưa được những hình thái khác của ý thức
xã hội hoàn toàn thỏa mãn thì đối với một số tầng lớp xã hội, tín ngưỡng - tôn giáo vẫn là nguồn gốc của giá trị đạo đức, niềm an ủi, sự nâng đỡ về tâm lý” [34] Đối với một số tầng lớp xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo không chỉ đơn thuần là một niềm tin cá nhân mà còn là một phần không thể tách rời trong đời sống hàng ngày Chúng đóng vai trò như một trụ cột vững chắc trong việc xây dựng giá trị đạo đức và hỗ trợ tâm lý Tín ngưỡng và tôn giáo cung cấp một cội nguồn để con người tự nhận thức, định hướng và định rõ giới hạn cho hành vi của mình Ngoài ra, nó tạo ra một môi trường gắn kết và cung cấp một cộng đồng hỗ trợ trong các hoàn cảnh khó khăn
Từ những khái niệm trên có thể hiểu, Tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề là cách thức biểu lộ niềm tin và biết ơn của cộng đồng những người làm nghề thủ công Họ cầu mong việc thờ cúng tổ nghề sẽ nhận được che chở, giúp
đỡ từ nhân vật đó (người thật hoặc nhân vật huyền thoại) để công việc được suôn sẻ, buôn may bán đắt, làm việc gì cũng thuận buồm xuôi gió và nó đã trở thành một phong tục của người Việt Nam Đồng thời, xuất phát từ tục thờ cúng tổ tiên được duy trì và truyền qua các thế hệ mà việc thờ cúng tổ nghề trở thành một nét văn hóa không thể thiếu ở Thăng Long – Hà Nội
1.1.1.4 Không gian văn hoá
Hiện nay, vẫn chưa có định nghĩa chính thức và thống nhất về không gian văn hóa với nghĩa rộng nhất của nó Tuy nhiên, trong nghĩa hẹp, cụm
từ này thường được sử dụng để chỉ những khu vực và môi trường liên quan đến hoạt động văn hóa, như không gian văn hóa công cộng (nơi dành cho nhiều người tham gia vui chơi, giải trí), không gian văn hóa kiến trúc (nơi tập trung nhiều nét đặc sắc về kiến trúc), không gian văn hóa cồng chiêng (nơi tập trung nhiều hoạt động liên quan đến cồng chiêng và các yếu tố kết nối với nó), không gian văn hóa du lịch, thương mại (nơi có nhiều nét đặc sắc về văn hóa gắn liền với hoạt động du lịch, thương mại ), không gian
Trang 23văn hóa nghệ thuật (nơi tập trung nhiều loại hình nghệ thuật và các yếu tố liên quan đến nó)
Thứ nhất, không gian văn hóa không chỉ mang tính lãnh thổ mà còn linh hoạt Chẳng hạn, khi nói về không gian văn hóa Việt Nam, chúng ta đều đồng ý rằng đó là lãnh thổ ổn định được người Việt duy trì từ lâu đời, tuy nhiên, việc xác định rõ ràng lãnh thổ đó là vào thế kỷ XV hay XVII hay vùng lãnh thổ hiện nay không bắt buộc Bên cạnh đó, không gian văn hóa còn liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học, trình độ học vấn, điều kiện kinh
tế, phong tục tập quán, tôn giáo, dân tộc của một cộng đồng cụ thể Những yếu tố này rất quan trọng trong việc tạo nên bản sắc của không gian văn hóa Các dân tộc khác nhau, những người có điều kiện kinh tế khác nhau, những tín đồ có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau sẽ hình thành những nét văn hóa riêng Ví dụ, mặc dù cả hai nhóm đều trồng lúa nhưng nhóm trồng lúa nước và nhóm trồng lúa khô sẽ có nền văn hóa khác nhau Tương tự, người theo đạo Phật và người theo đạo Hồi sẽ có văn hóa riêng của mình và các dân tộc khác nhau sống trên cùng một lãnh thổ với điều kiện kinh tế giống nhau cũng sẽ có văn hóa khác nhau
Không gian văn hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ định những khu vực vật lý và xã hội mà trong đó các hoạt động văn hóa diễn ra, bao gồm các nơi như bảo tàng, thư viện, trung tâm nghệ thuật, nhà hát, phòng hòa nhạc, sân khấu và các khu vực công cộng khác Không gian văn hóa có thể được hiểu là một nơi giúp cho con người khám phá, trải nghiệm và thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua các hoạt động văn hóa như nghệ thuật, âm nhạc, phim ảnh, thể thao, văn hóa dân gian và các hoạt động giáo dục khác Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh: “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã
có những mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh
Trang 24hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác” [40]
Dựa vào các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu: Không gian văn hóa theo nghĩa cơ bản là những khu vực, môi trường có hoạt động văn hóa hoặc gắn với văn hóa như không gian văn hóa công cộng, không gian văn hóa kiến trúc, không gian văn hóa du lịch… không gian văn hóa (khu vực tập trung nhiều hoạt động sử dụng cồng chiêng và các yếu tố gắn liền với nó),… Không gian văn hóa là môi trường văn hóa đặc biệt gắn liền với một không gian cụ thể, một vùng miền cụ thể, một nhóm người cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định Không gian văn hóa có thể hiểu là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, giúp tạo ra môi trường đa dạng, thú vị, kích thích sự tìm tòi, trải nghiệm, sáng tạo của con người thông qua hoạt động văn hóa
và tạo ra các phản ứng hóa học khác nhau Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và truyền lại di sản văn hóa của một cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực
Ngoài ra, không gian văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và trao truyền di sản văn hóa của một cộng đồng, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ Đây cũng là nơi các cá nhân và cộng đồng đa dạng tương tác, gặp
gỡ và xây dựng mối quan hệ, giúp thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và phát triển xã hội Tuy nhiên, không gian văn hóa không chỉ là một không gian vật chất mà là một khái niệm trừu tượng, biểu thị những giá trị văn hóa, tôn giáo, tinh thần của một cộng đồng Vì vậy, có thể coi không gian văn hóa là một phần quan trọng trong xây dựng và phát triển xã hội, giúp duy trì và tôn trọng những giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi cộng đồng
Trang 251.2 Tổng quan
1.2.1 Khái lược về lịch sử
Khi hình dung về lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, người ta dễ hình dung lịch sử của vùng đất này với lịch sử các vương triều Điều này thật dễ hiểu bởi trong hơn 1000 năm lịch sử, kể từ khi nhà Lý xây dựng đô thành Thăng Long
và đặt nền móng cho quốc gia Đại Việt, thủ đô này đã liên tục đóng vai trò là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế và hành chính của đất nước
Sau những năm thăng trầm và thay đổi trong lịch sử, Hà Nội hiện nay
đã trở thành một thành phố phồn hoa và sôi động, đồng thời vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc biệt Với lịch sử hơn nghìn năm, di sản Hoàng thành Thăng Long được đánh giá là có giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt, là giá trị của một dân tộc Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới
có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc
Thành Thăng Long nằm giữa các khu vực đồng bằng sông Hồng phía Nam và vùng núi đá vôi phía Bắc Với một diện tích tổng thể lên đến 3.344,5 km2, thành phố này có địa hình đa dạng, từ đồng bằng phẳng lặng đến núi non đồi núi khác nhau Đây là nơi hợp lưu của các con sông trong thành phố: sông Tô Lịch gặp sông Nhị Hà, trung tâm là quận Hoàn Kiếm, nơi diễn ra các hoạt động giao thương sầm uất Các tuyến phố chính của Thăng Long xưa đều tập trung quanh tam giác này [1]
Về mặt địa lý, Thành Thăng Long nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam và Đông Nam Á Nó giáp với các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên và Thái Nguyên Ngoài ra, Thành Thăng Long còn có vị trí trung tâm đối với các tuyến đường giao thông quan trọng của Việt Nam, bao gồm đường bộ, đường sắt và đường hàng không Điều kiện tự nhiên của Thành Thăng Long cũng rất đa dạng Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Thành Thăng Long có bốn mùa rõ rệt và thời tiết khá khắc nghiệt vào mùa
Trang 26đông Nhiệt độ trung bình từ 19 đến 30 độ C, độ ẩm cao, và lượng mưa trung bình vào khoảng 1.700mm mỗi năm Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại thực vật và động vật [1]
Trong khi đó, về địa hình, Thành Thăng Long nằm ở một khu vực đồng bằng sông Hồng phía Nam, cũng như khu vực đồi núi phía Bắc Đây
là một điều kiện địa lý quan trọng cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng
và thực vật, cũng như động vật Ngoài ra, Thành Thăng Long còn nổi tiếng với các con sông, hồ và đầm lầy Điều kiện tự nhiên của Thành Thăng Long cũng rất đa dạng và phong phú Với khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh
và mùa hè nóng ẩm, Thành Thăng Long có điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và động vật phát triển Ngoài ra, thành phố này cũng có nhiều di sản thiên nhiên quan trọng, bao gồm các hệ sinh thái đặc biệt và các khu bảo tồn thiên nhiên
Nhờ vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành Thăng Long đã trở thành một trung tâm văn hóa và kinh tế quan trọng của Việt Nam Thành phố này có nhiều di sản văn hóa quan trọng, bao gồm Thành
cổ Hà Nội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hồ Gươm Ngoài ra, Thành Thăng Long cũng là nơi tập trung của nhiều ngành công nghiệp, nhưng vẫn giữ được nhiều khu vườn, công viên và không gian xanh trong khu vực trung tâm
Về kinh tế, Thăng Long có đặc điểm là thủ công mỹ nghệ và hoạt động thương mại Do nhu cầu của vua, quan, binh và do vị trí địa lý buôn bán thuận lợi nên nhiều thợ thủ công và thương nhân từ nhiều nơi đã tụ tập
về Thăng Long Các khu thủ công, đường phố và chợ dần dần xuất hiện Ngoài năm cửa ô thành phố có chợ, trong đó lớn nhất là chợ Đông và chợ Tây Đấy là nơi trao đổi, trực tiếp giữa bộ phận Thành và bộ phận Thị, cũng là nơi tập trung buôn bán của kinh thành Khu vực Đông Bắc giáp Đông Môn và sông Tô, sông Nhị là trung tâm thương mại lớn nhất Thăng
Trang 27Long Có nhiều đường phố và chợ sầm uất, tạo nên khu mua sắm rộng lớn trên bến tàu và dưới thuyền
Hàng thủ công mỹ nghệ nằm rải rác dọc nhiều tuyến phố nhưng tập trung nhiều nhất ở các quận phía đông và phía tây của lâu đài Thăng Long Bao gồm dệt may, in và nhuộm, gốm sứ, sứ, làm giấy, làm đồ trang sức, mỹ thuật, đúc đồng, rèn sắt, chế biến gỗ, v.v Khảo cổ học đã phát hiện nhiều sản phẩm men
sứ, đồ gốm hình rồng, phượng, thú, trụ đá chạm khắc rồng theo phong cách nghệ thuật thời Lý, nhiều gạch ngói, trong đó có ngói bản, ngói ống, ngói tráng men và những viên gạch in niên hiệu đời Lý như Long Thuỵ Thái Bình (1054-1058), Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065)… được sản xuất vào triều vua
Lý Thánh Tông (1054-1072) Những di vật cho thấy trình độ kỹ thuật và nghệ thuật cao của nghề gốm, sứ đời Lý
Thời kỳ đầu, thành Thăng Long được thiết kế và xây dựng theo mô
hình “tam trùng thành quách” Tử Cấm thành là thành nhỏ nhất ở bên
trong, chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần, mỹ nữ Hoàng thành
là nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều đình Toàn bộ triều đình,
cơ quan đầu não của nhà nước phong kiến đều tập trung làm việc ở đây La Thành là vòng ngoài cùng, là nơi ở của các tầng lớp nhân dân và quan lại, còn được gọi là khu Kinh thành Trải qua hơn 1.000 năm, kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay đã trải qua nhiều sự thay đổi bởi các triều đại phong kiến và các cuộc chiến tranh đã phá huỷ nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật Tuy nhiên, dấu tích của khu Hoàng thành Thăng Long vẫn còn tồn tại Tại khu trung tâm, bạn vẫn có thể nhìn thấy toà thành cổ hình vuông được xây dựng từ thời Nhà Nguyễn vào năm 1835 Các tên gọi cổng thành xưa vẫn được sử dụng đặt tên cho các con phố xung quanh thành cổ như: Cửa Bắc, cửa Nam, cửa Đông… Dù không còn những cung điện nhưng vẫn còn một số công trình di tích dọc theo trục trung tâm của khu Hoàng thành cũ như: Cửa Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu Tại di
Trang 28tích Điện Kính Thiên ở trung tâm Hoàng thành, vẫn còn đôi rồng đá nguyên khối có từ thời Nhà Lê (thế kỷ XV)
Nơi đây chứa đựng những giá trị lịch sử và văn hóa vô giá, trải dài suốt hàng ngàn năm và đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và phát triển văn hóa, lịch sử của dân tộc Hoàng thành Thăng Long không chỉ
là niềm tự hào của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn là niềm tự hào của tất
cả những người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng
1.2.2 Vài nét về văn hoá
Từ những điểm tụ cư khởi nguồn là tòa thành Cổ Loa thời Âu Lạc, Ngô Quyền; Vạn Xuân thời Lý Bí, Tống Bình; Đại La thời Bắc thuộc, tiếp đến là Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh rồi Hà Nội, cùng tên gọi dân gian là Kẻ Chợ, văn hóa vùng đất Thăng Long – Hà Nội đã hình thành cùng với quá trình dựng lập nước, là vi mẫu cô đặc của văn hóa Việt Nam,
là trung tâm hội tụ, dung hợp, chưng cất và lan tỏa văn hóa của các vùng miền, địa phương Nó kết tụ và chịu ảnh hưởng của nhiều không gian và lớp tầng văn hóa khác nhau trong và ngoài nước
Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và công nghệ, văn hóa Hà Nội đã trở thành sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại Hà Nội ngày nay vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc cổ kính, những con phố cổ như phố Hàng Bông, phố Lãn Ông vẫn thể hiện sự gắn kết với quá khứ Tuy nhiên, Hà Nội cũng có nhiều nét văn hóa hiện đại, với sự phát triển của các trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim và các khu văn hóa, giải trí hiện đại Văn hóa đô thị khởi sắc, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân
Hà Nội Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm nghệ thuật, văn hóa và giáo dục quốc tế Các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế như liên hoan âm nhạc, triển lãm nghệ thuật quốc tế, liên hoan phim thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên và khán giả từ khắp nơi trên thế giới Điều này tạo ra một môi trường phong phú và sôi động cho ngành nghệ thuật và
Trang 29giải trí Văn hóa đường phố cũng phát triển đáng kể trong thời kỳ này Nhiều nghệ sĩ đường phố đã xuất hiện và biểu diễn những tiết mục nghệ thuật độc đáo, sáng tạo Hà Nội đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu thích nghệ thuật đường phố và muốn trải nghiệm nền văn hóa độc đáo của thành phố
Ngoài ra, sự phát triển của các trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn cũng mang đến diện mạo mới cho Hà Nội Các khu vực mới, các công trình kiến trúc độc đáo mọc lên, mang lại sự thay đổi, đa dạng cho cảnh quan đô thị thành phố Đây là sự kết hợp giữa nét hiện đại của Hà Nội và
vẻ đẹp tự nhiên, tạo nên trải nghiệm độc đáo cho người dân và du khách
Văn hóa Hà Nội thế kỷ XXI vẫn chú trọng đến việc giáo dục, sáng tạo của thế hệ trẻ Thành phố đã phát triển các trường đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề, tạo môi trường học tập và đổi mới đa dạng Sự phát triển này giúp nâng cao trình độ hiểu biết và tầm nhìn về bối cảnh văn hóa
Hà Nội Ngoài ra, thành phố đã xây dựng nhiều công viên, vườn hoa, không gian công cộng xanh, tạo môi trường sống và làm việc trong lành Đồng thời, Hà Nội còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa quốc tế, thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều nước trên thế giới
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội bao gồm sự tổng hòa của các giá trị vật thể và phi vật thể, tài nguyên thiên nhiên và con người, thể hiện qua cảnh quan và con người Văn hóa Thăng Long - Hà Nội dựa trên nền tảng văn hóa địa phương và lai tạp với nhiều yếu tố nội sinh trên khắp cả nước, bắt đầu từ các tiểu vùng văn hóa miền Trung, đồng bằng và phía Bắc Nó cũng được tiếp nhận và biến đổi thông qua nhiều tác nhân nước ngoài, chủ yếu chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc thời trung cổ, văn hóa Pháp tiền hiện đại và các nền văn hóa từ khắp nơi trên thế giới trong quá khứ
Mỗi quận, huyện ở Hà Nội đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng Mỗi vùng đều nổi tiếng với các di tích lịch sử và truyền thống văn hóa lâu
Trang 30đời Nhắc đến gốm sứ phải kể đến làng gốm Bát Tràng Nhắc đến lụa không thể không nhắc đến lụa Hà Đông (thuộc làng dệt lụa Vạn Phúc) Bánh cốm thơm vòng là đặc sản ngon nhất của Hà Nội Ngoài ra, mỗi vùng miền còn có những lễ hội truyền thống đặc sắc riêng, chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân Điều đáng chú ý là Lễ hội Tháp Hương và Lễ hội làng Phù Đổng được tổ chức hàng năm vào tháng Giêng âm lịch
Bản sắc văn hóa Thăng Long-Hà Nội được kết tinh và thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam Mặt khác, nơi đây mang đặc điểm của một cộng đồng đô thị đa dạng trên thị trường và cũng là vùng đất thấp văn hóa, thu hút người nhập cư từ nhiều nơi Khác với các thành phố thời trung cổ ở Tây
Âu bị cô lập khỏi lãnh thổ (chỉ gồm thợ thủ công và thương nhân), cộng đồng dân cư Thăng Long - Hà Nội truyền thống bao gồm bốn nhóm dân tộc: học giả, nông dân, công nhân và thương nhân cùng chung sống Vì vậy, văn hóa Thăng Long - Hà Nội mang tính đa diện, đa cá tính Trải qua thăng trầm của lịch sử, bản sắc văn hóa này cũng đã thay đổi và được đặc trưng bởi các nền văn hóa lai, nhiều tầng lớp chồng lên nhau
1.2.3 Diện mạo truyền thuyết tổ nghề Thăng Long – Hà Nội
Đặc trưng của nền kinh tế Thăng Long - Kẻ Chợ có tính chất chuyên môn hóa: mỗi nơi sản xuất và tiêu thụ một mặt hàng riêng lẻ Nó chính là nơi tập kết, tích tụ các mặt hàng thủ công với trình độ kỹ thuật tinh xảo Tìm về khởi thủy của các phố nghề đó, ta chỉ có thể nương theo các sự tích, truyền thuyết đã lưu truyền từ đời này qua các đời khác mới có được sự hình dung đầy đủ, rõ nét Một số truyền thuyết nổi tiếng như:
1.2.3.1 Truyền thuyết về tổ nghề mộc
Vào thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, có một chàng trai trẻ làm mộc nổi tiếng ở xứ bắc Chúa Trịnh hay tin mới vào cung và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng sao cho xứng tầm Sau khi Chúa Trịnh mất, Bà Chúa đã giao chàng trai nhiệm vụ làm tượng Phật bà nhưng có độ khó cao Cuối
Trang 31cùng, chàng trai đã hoàn thành nhưng do bị giam cầm thời gian dài khiến chàng bị mắt mờ, tai ù… Đến khi chàng chết rồi, người dân mới hiểu ý nghĩa của bức tượng Phật nghìn mắt nghìn tay và ghi nhớ công lao của chàng trai Từ đó, ông tổ nghề mộc – Nguyễn Công Nghệ được người dân tôn thờ
1.2.3.2 Truyền thuyết về tổ nghề nón quai thao
Vua Lê Hiển Tông đã cử viên quan Vũ Đức Úy sang đi sứ Trung Quốc, ông đã học được nhiều nghề thủ công và truyền dạy cho dân chúng, trong
đó có nghề làm quai thao cho nón thúng Sau khi Vũ Đức Úy mất, dân làng Triều Khúc đã lập ban phối thờ ông tại đại đình (đình Lớn) Năm 1931, ngôi đền lớn thờ tổ nghề thao được xây dựng bên cạnh chùa Hương Vân, đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn
1.2.3.3 Truyền thuyết về tổ nghề làm quạt
Tương truyền, tổ sư nghề quạt là người họ Đào, tên nôm là Đầu Quạt, người làng Đào Xá, huyện An Tri, tỉnh Hải Hưng Sau này, dân làng Đào
Xá chuyển ra Thăng Long sinh sống tại phố Hàng Quạt Họ lập đình Phiến Thị thờ ông tổ họ Đào ở phố Hàng Quạt Đây là một nghề truyền thống của người dân Đào Xá Đến nay, không ai biết chính xác nghề làm quạt vùng này có từ bao giờ nhưng nó gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của con người nơi đây
1.2.3.4 Truyền thuyết về tổ nghề làm giấy
Ông tổ nghề làm giấy được thờ tại các làng Hồ Khẩu, Đông Xã, Yên Thái, Nghĩa Đô, Hà Nội và không rõ họ tên Tổ nghề Chỉ biết, từ thế kỷ XIII, nghề làm giấy đã có ở thôn Dịch Vọng Sau này, nghề lan truyền dần qua các địa phương ven sông Tô Lịch như: Yên Hoà (tục gọi là làng giấy),
Hồ Khẩu, Đông Xã, Nghĩa Đô và đặc biệt tập trung, phát triển nhất là thôn Yên Thái Theo truyền thuyết, ông Tổ nghề giấy đã truyền nghề cho dân làng Yên Hoà, rồi đến các làng khác
Trang 321.2.3.5 Truyền thuyết về tổ nghề chế tạo và buôn bán trang sức vàng bạc
Truyền thuyết dân gian kể lại ông tổ nghề kim hoàn chế tác các đồ vàng bạc ở Định Công là ba anh em họ Trần (Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền) quê ở làng này, sống vào cuối thế kỷ thứ VI, đã học được nghề kim hoàn trong một cuộc lưu lạc tại một nước láng giềng, khi trở về quê đã đem nghề khéo đó truyền dạy cho dân làng Từ đó làng Định Công có nghề truyền thống chế tác vàng bạc, sau này chuyển về Kẻ Chợ và hành nghề ở phố Hàng Bạc
1.2.3.6 Truyền thuyết về tổ nghề rèn
Trong truyền thuyết về tổ nghề rèn có khá nhiều vị được thờ ở những nơi có nghề thủ công rèn sắt Nổi bật có Tổ sư nghề rèn của Hòe Thị là Nguyễn Đắc Tài, một người quê Thanh Hóa đã đưa nghề rèn đến Hòe Thị vào thời Lê Trung hưng Dân làng Hòe Thị vào cuối triều Lê, đầu triều Nguyễn đã vào Thăng Long lập nghiệp tại phố Hàng Bừa (nay là phố Lò Rèn) và phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến)
1.2.3.7 Truyền thuyết về tổ nghề dệt lĩnh
Câu chuyện về nghề dệt lĩnh ở làng Bưởi gắn liền với truyền thuyết về
bà Phan Thị Ngọc Đô, vốn là một cung nữ gốc Chàm sống dưới thời vua
Lê Thánh Tông Nhà Vua cho bà cùng 24 thị tì ra ở thôn Trích Sài lập trang Thiên Niên Bà đã đem kỹ thuật dệt lĩnh của người Chàm truyền lại cho dân làng, dạy dân trồng dâu, nuôi tằm Từ đó dân làng có thêm nghề mới làm kế sinh nhai
1.2.3.8 Truyền thuyết về tổ nghề thêu thùa
Nghề thêu ở Thăng Long - Hà Nội có quê gốc ở làng Quất Động, huyện Thường Tín Theo sự tích, ông tổ nghề là Lê Công Hành, người làng này, làm quan ở Kinh đô trong thế kỷ XVI trong một chuyến đi sứ sang Trung Quốc, nhờ trí thông minh và mưu mẹo, ông đã học được nghề thêu
và nghề làm lọng, sau đó đem về truyền bá cho dân làng Quất Động và một
Trang 33số làng lân cận như Đào Xá, Tầm Xá, Hướng Dương… Nhiều người làng thêu huyện Thường Tín đã ra Hà Nội thực hành và lập xưởng thêu ở các phố Hàng Trống, Hàng Chỉ, Hàng Nón, Hàng Mành
1.2.3.9 Truyền thuyết về tổ nghề cổ yếm
Theo bản khai thần tích, thần sắc của dân đình Đồng Lạc, phố Hàng Đào năm 1938, tổ nghề cổ yếm được suy tôn là bà Nguyễn Thị Diệu Quyên, là vợ ông thủ khoa, quê làng Đại Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) đã sáng lập ra nghề cổ yếm vào thời Lê Bà đã có công dạy bảo người dân trong phố làm nghề này Về sau, nghề làm cổ yếm lan truyền đi khắp nơi để phục vụ nhu cầu cho phụ nữ Sau này, bà bỏ tiền mua khu đất là Đình Đồng Lạc để thờ đức Cao Sơn Đại Vương, Bạch Mã Đại vương và Linh lang Đại vương
1.2.3.10 Truyền thuyết về tổ nghề nhuộm
Tương truyền, nghề nhuộm ở nước ta được hình thành rất sớm từ vùng quê Hải Dương Ông tổ nghề nhuộm không rõ tên, được thờ tại số 18 phố Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Nghề nhuộm có ở rất nhiều nơi như: Hàng Đào, làng Đồng Lầm, Võng Thị Nghề nhuộm phố Hàng Đào có gốc làng Đan Loan, phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương Nghề nhuộm làng Võng Thị có gốc làng Quần Anh, tỉnh Nam Hà
1.2.3.11 Truyền thuyết về tổ nghề xử lý và chế tác đồ da
Theo sự tích được kể lại, trong sắc phong của địa phương, thì vào đầu thời Mạc, tiến sĩ trẻ tuổi Nguyễn Thời Trung, người làng Trúc Lâm, đi sứ Minh đã mang theo ba người thợ giỏi của làng là Phạm Thuần Chính, Phạm Đức Chính và Nguyễn Sĩ Bân Ở Hàng Châu, thầy trò ông đã dùng mưu mẹo học được bí quyết của nghề thuộc da và đóng giày, đem về truyền dạy cho dân làng Các thợ giày ở các làng Trắm này lại mang kỹ thuật đó lên hành nghề cư trú tại Kẻ Chợ
Trang 341.2.3.12 Truyền thuyết về tổ nghề thủ công sơn thếp
Theo truyền thuyết, cha đẻ của nghệ thuật sơn mài là Trần Tướng Công, còn gọi là Trần Lư, người làng Bình Vọng, huyện Thường Tín, khi
đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được kỹ thuật sơn mài vàng ở Hồ Nam
và mang nghệ thuật sơn mài về cho dân làng và các xã lân cận như Hà Vĩ,
Hạ Thái, Duyên Trường Ngoài ra, người ta còn nói đến một người sáng lập chuyên nghiệp khác là Đinh Vinh, từng làm quan dưới thời Lê Huyền Thông (thế kỷ 17) vào thời Lê Huyền Thông (thế kỷ 17), chịu trách nhiệm giám sát việc sơn sửa, tu bổ Cung điện Thăng Long Gia phả dòng họ Đào
ở làng Thọ Vực (Văn Giang, Hưng Yên) còn kể về Đào Thúc Kiên, người quê làng này, đã di cư ra phường Nam Ngư rồi được triệu tuyển vào trang trí trong nội điện phủ Chúa Trịnh
1.2.3.13 Truyền thuyết về Bà Chúa nghề tằm
Thời vua Lê Thánh Tông, một viên quan trong triều khi già về Nghi Tàm mở trường dạy học Một hôm ông nằm mộng, chẳng bao lâu sau, vợ ông có thai và sinh một đứa con gái đúng như trong mộng Ông đặt tên con
là Quỳnh Hoa Sau khi lớn lên, Quỳnh Hoa được gả cho Liễu Nghi tri phủ
Hà Trung Nàng là người thạo việc trồng dâu, nuôi tằm, nàng đã chuyên tâm lo nghề ấy rồi phổ biến cho dân chúng ở Nghi Tàm Nhờ vậy dân toàn vùng biết nghề này và khi Quỳnh Hoa mất, người dân tôn là bà chúa nghề tằm, hiện có gần 60 làng thờ bà
Từ những sự tích, truyền thuyết trên ta có hiểu rằng sự phong phú của các phố nghề Thăng Long chính là kết quả của hiện tượng di cư tập thể hành nghề từ một làng quê gốc ra một địa vực tại Kẻ Chợ Cũng từ đây ta
có thể thấy bề dày lịch sử của các phố phường đất Thăng Long - Hà Nội cũng như hình dung được phần nào sự sầm uất, náo nhiệt, “phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ” của “36 phố phường” đất Kinh kỳ xưa
Trang 35Tiểu kết chương 1
Trong chương này, chúng tôi giới thiệu những nét chung nhất đặc trưng văn hoá Thăng Long, Hà Nội về lịch sử, văn hoá của vùng, miêu tả diện mạo của truyền thuyết tổ nghề nơi đây thông qua liệt kê các truyền thuyết tổ nghề như thêu thùa, đúc bạc, chế tác đồ da, sơn thếp, Để có nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, mỗi phường nghề đều họp bàn, mua đất dựng những ngôi đình, đền, miếu và rước long ngai, bài vị từ quê cũ ra Thăng Long để thờ vọng như một sự tri ấn đối với tổ nghề, cầu mong cho công việc sản xuất, làm ăn được phát đạt, hanh thông Đồng thời những cuộc di dân vào Thăng Long – Hà Nội
đã tạo cho nơi đây có thành phần dân cư phức hợp nhất, nhưng cũng tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú được chọn lọc, kết tinh, tỏa sáng của chốn kinh kỳ mà không nơi nào có được
Vùng đất Thăng Long Hà Nội có thể coi là vùng đất trọng yếu mang những nền văn hóa cổ được xem là cái nôi của nền văn hóa người Việt Vùng đất này gắn liền với quá trình phát triển lịch sử dân tộc, với bản sắc văn hóa, đời sống tinh thần mang những thành tựu văn hóa vật chất phong phú và đẹp đẽ thể hiện sự tôn kính các vị tổ nghề, tín ngưỡng sùng bái con người qua những truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển quê hương đất nước
Truyền thuyết về nhân vật tổ nghề tuy không phải là thể loại chiếm vị trí trung tâm trong kho tàng truyện truyền thuyết người Việt nhưng cũng tạo dựng cho mình một “bầu khí quyển” riêng chứa đựng khí thiêng trên đất Thăng Long - Hà Nội
Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để tác giả phân tích những mối quan hệ giữa truyền thuyết tổ nghề và văn hoá mưu sinh của Thăng Long –
Hà Nội mà tác giả sẽ trình bày trong chương 2
Trang 36CHƯƠNG 2 TRUYỀN THUYẾT VỀ TỔ NGHỀ TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA NGHỀ NGHIỆP THĂNG LONG – HÀ NỘI
Theo nghiên cứu trong “Truyện các ngành nghề” [30], tổ nghề có thể
là nhân vật lịch sử bằng xương bằng thịt gắn liền với câu chuyện kể rất thật nhưng cũng có thể là nhân vật huyền thoại mà người trong nghề tự xây
dựng ra xoay quanh thân thế và sự nghiệp khai nghề của họ
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, tổ nghề không chỉ hiểu là người khai sáng cơ nghiệp mà đó còn là động lực, niềm tin giúp người dân gìn giữ giá trị văn hóa và phát huy tiềm năng vốn có Với mỗi người dân, tổ nghề được coi như bậc thần thánh để họ không ngừng học hỏi về tài năng, đức
độ Người dân tin rằng tổ sư sáng chế ra ngành nghề vẫn bảo vệ và phù hộ cho họ phát triển nghề nghiệp, hành nghề phát đạt, suôn sẻ Và dưới đây là tổng hợp những nhóm truyền thuyết tổ nghề đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xây dựng đời sống văn hóa mưu sinh của người dân Thăng Long – Hà Nội:
2.1 Truyền thuyết tổ nghề liên quan đến đồ tre, gỗ
2.1.1 Truyền thuyết tổ nghề mộc
Vào ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm, những người làm nghề mộc đều dâng nén hương tưởng nhớ ông tổ của nghề là Nguyễn Công Nghệ (người tạo ra tượng Phật nghìn mắt nghìn tay) cũng như để ông ấm lòng hơn với sự phát triển thịnh vượng của nghề mộc sau này
Vào thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, có một chàng trai trẻ làm mộc nổi tiếng ở xứ bắc Chúa Trịnh hay tin mới vào cung và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng sao cho xứng tầm Hoàn thành xong ngai vàng bằng gỗ vàng tâm, chàng trai vắt vẻo ngồi trên đó và ngủ quên, khi chúa đến xem thấy cảnh tượng đó, chúa đùng đùng nổi giận và ra lệnh bắt giam chàng trai vào ngục tối Sau khi chúa băng hà bà Chúa lên nắm quyền, nhìn thấy ngai vàng được chạm trổ khá đẹp liền ra lệnh giải thoát chàng trai ra khỏi ngục
Trang 37tối và ra lệnh: “Ngươi phải tạo ra một bức tượng Phật bà bằng chính cái tâm con người, Phật bà phải nhìn được trăm nẻo khổ đau hay gian ác trên thế gian để cứu giúp những khổ đau đó hay trừng trị những kẻ ác trên thế gian” Khi nghe bà Chúa phán như vậy, chàng trai lấy làm khó hiểu và trả lời bà rằng: “Thưa, tất cả những vật hạ thần nhìn thấy được thì sẽ chạm trổ được nhưng hạ thần không thể chạm đúng theo ý muốn của bà Chúa vì hạ thần không thể thấy được” Nghe tới đây, bà Chúa tức giận và phán:
“Ngươi không làm được thì ta sẽ bắt ngươi phải làm cho bằng được”
Lần này, chàng trai bị giam cầm khắc nghiệt hơn Xung quanh căn nhà giam là hàng trăm vị Tăng đọc kinh gõ mõ suốt ngày đêm và tới mỗi bữa
ăn là món cơm chay của nhà chùa Sau thời gian chàng bị mắt mờ, tai ù…chàng trai cảm thấy không thể chịu nổi nữa và suy nghĩ: nếu không làm cho nhanh thì sẽ không thể thoát khỏi sự tù hãm này Thế là, căn nhà với hàng trăm ngọn nến thắp suốt ngày đêm cùng những khối gỗ được chuyển vào liên tục, chàng trai làm miệt mài không biết mệt mỏi Ba năm sau, vào một ngày bà Chúa đi kiểm tra công việc của chàng trai Khi tới gần ngôi nhà mọi người nhìn thấy một luồng sáng phát ra từ bên trong Bức tượng từ tâm đã hoàn thành Khi nhìn thấy bức tượng Phật bà với một đầu bốn mặt nghìn tay và trên mỗi bàn tay là một con mắt, mọi người thực sự sửng sốt Song, không dễ gì người ta dễ dàng nhận rõ ý nghĩa tâm linh bức tượng Bà Chúa đã tức giận cho tìm lại tác giả khắc tượng để nhận được giải thích thỏa đáng Nhưng lúc này, ông tổ Nghệ thất vọng nên đã bỏ đi, nhưng vì mắt mờ sau nhiều năm giam cầm ông đã bị rơi xuống dòng suối, cuốn trôi… Sau này, mọi người cũng dần hiểu được ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của ông tổ Nghệ đặt vào bức tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay Cái tên Nguyễn Công Nghệ được đưa ra để gọi tên ông và nó đi vào lịch sử của nghề mộc
Trang 38Đây là cả một quá trình phát triển của lịch sử, gắn liền với văn hoá mưu sinh lẫn văn hoá tín ngưỡng của cộng đồng Sản phẩm của nghề mộc truyền thống mang hồn cốt văn hóa của một cộng đồng, là dấu ấn của vùng đất Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, những người thợ làng nghề đã có lúc phải buông búa, đục để mưu sinh bằng nghề khác nhưng tình yêu cháy bỏng với nghề chưa bao giờ dập tắt Đó chính là lý do mà nghề mộc vẫn sống và phát triển cho đến ngày hôm nay để minh chứng cho sức sống mãnh liệt của một nghề đã tồn tại từ rất lâu đời
Hiện nay tại Hà Nội, có nhiều làng nghề mộc nổi tiếng như:
Làng nghề Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 25 km và cách thủ đô nghề mộc 7 km Nơi đây có nghề mộc và thủ công mỹ nghệ cao cấp hàng trăm năm tuổi Bắt đầu từ việc thuê nhân công, một làng nghề thủ công có lịch sử lâu đời dần hình thành tại đây Các sản phẩm ở đây được làm từ các loại gỗ quý hiếm: gỗ gụ, gỗ mun, gỗ cẩm lai… Trên thực tế, những thiết kế họ sản xuất thường theo xu hướng hiện đại Liên Hà có các sản phẩm bàn ghế, phòng khách, ghế ăn, kệ tivi, tủ rượu, đồ thờ,… được nhiều người trên toàn đất nước săn đón
Làng nghề Chanh Thôn: Là một làng nghề ở Phú Xuyên, Hà Nội, nơi đây được coi là làng nghề truyền thống qua nhiều thế hệ Ở xã này nghề mộc gắn liền với cuộc sống và là nguồn thu nhập chính Vì thế, họ luôn chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, phát triển làng nghề, tạo thêm giá trị kinh tế cho mình Nhu cầu thị trường luôn đòi hỏi sự đổi mới và bắt kịp
xu hướng Làng nghề này đã nhanh chóng tiếp thu và tạo ra những sản phẩm mang lại giá trị văn hóa, kinh tế Với sự phát triển không ngừng, các sản phẩm đồ gỗ tại đây nhanh chóng được xếp vào hàng tốt nhất trên thị trường Việt Nam
Làng nghề Canh Nậu, Thạch Thất: Nguồn thu nhập chính ở đây chủ yếu là đồ thủ công mỹ nghệ bằng gỗ Kể từ khi ra đời đến nay, nghề mộc
Trang 39đã phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, tạo cơ hội việc làm rất lớn cho người lao động Kết quả là, người dân nâng cao tiềm năng kinh tế của khu vực địa phương và toàn tỉnh Các loại gỗ thường được sử dụng làm quà tặng bao gồm: gỗ rừng, gỗ thơm, gỗ gụ,… Chính vì thế, sản phẩm của Canh Nậu có thương hiệu riêng, giá trị cao và mẫu mã vô cùng tinh tế không đâu sánh bằng thương hiệu nội thất
Nhờ bàn tay khéo léo và tài năng lâu năm của những người thợ thủ công, những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo ở đây rất được người mua ưa chuộng Không chỉ vậy, nhiều mẫu xe còn được xuất khẩu ra nước ngoài Làng nghề Canh Nậu ngày càng phát triển, mang đến nhiều sản phẩm đặc sắc từ làng sản xuất thủ công mỹ nghệ Vì thế mà ngày nay cái tên Canh Nậu thực sự nổi tiếng và gắn liền với uy tín, chất lượng
2.1.2 Truyền thuyết tổ nghề nón quai thao
Theo các tài liệu cổ còn lưu giữ được, viên quan dưới triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) là Vũ Đức Úy (không rõ năm sinh, năm mất) trong chuyến đi sứ Trung Quốc đã học được nhiều nghề thủ công rồi về truyền lại trong nước Riêng với dân làng Triều Khúc ông đã truyền cho 6 nghề là: Làm chổi lông gà, hoa lông vịt, tóc độn, chân chỉ y môn, dây đàn bằng tơ tằm và quai thao cho nón thúng, nón ba tầm Sau khi Vũ Đức Úy mất, dân làng Triều Khúc đã lập ban phối thờ ông tại đại đình (đình Lớn) cùng với Thành hoàng làng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (? - 791), đồng thời lập ban phối thờ ông tại đình thờ Sắc của làng, đến năm Ất Sửu (1925) thì xây một ngôi đền nhỏ gần đó để thờ ông
Năm 1931, ngôi đền lớn thờ tổ nghề thao được xây dựng bên cạnh chùa Hương Vân, đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn Đền thờ gồm 3 gian, kiến trúc thiên về bào trơn đóng bén, tạo độ bền chắc Trong đền có 2 bức hoành phi sơn son, chạm khắc nổi những chữ Hán lớn là: “Lê triều sứ” (Sứ thần triều Lê) và “Vũ sứ thần” (Sứ thần họ Vũ); một đôi câu đối ca
Trang 40ngợi công đức tổ nghề: “Lục nghệ thần thông, tứ dân hoài đức/ Song tinh nội chiếu, ngũ phúc kiêm toàn” (Sáu nghề tinh thông, muôn dân nhớ đức/ Hai sao chiếu sáng, năm phúc vẹn toàn)
Để có được những chiếc quai thao tạo vẻ mềm mại và duyên dáng, người làng đi mua các loại mốt cục (những sợi tơ sần có cục) ở các làng canh cửi Các khối đã mua có thể được để nguyên hoặc được nhuộm theo
sở thích của người dùng Con gái thích sử dụng dải ruy băng màu trắng ngà, còn màu đen thì phù hợp với những quý cô đã có gia đình Dây treo thể thao được làm từ 2 đến 3 sợi đan vào nhau gọi là dây treo đôi, dài đến ngang thắt lưng, có khoảng 12 bó nhỏ dài khoảng 20-30cm rủ xuống từ hai đầu dây treo tạo nên vẻ mềm mại, thú vị Trong nhiều thế kỷ, mũ trùm đầu
đã cực kỳ phổ biến đối với phụ nữ và đóng một vai trò quan trọng trong trang phục của phụ nữ cổ đại Sản phẩm nổi tiếng này gắn liền với cái tên đình đám của làng Đơ Thao Vì làng Triều Khúc ở sát Hà Đông, mà tên cũ của Hà Đông là Cầu Đơ, để phân biệt với tên gọi trước là Đơ Đồng (làng
Đơ chuyên làm ruộng)
Triều Khúc là một điểm du lịch gần trung tâm nội thành thu hút nhiều
du khách trong và ngoài nước Số lượng du khách đặc biệt tăng cao vào những ngày lễ hội làng (từ ngày 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch) và ngày hội truyền thống làng nghề (20 tháng Hai âm lịch) Trong những ngày này, du khách có thể thưởng thức điệu múa harem nổi tiếng do các diễn viên nghiệp dư làng Triều Khúc biểu diễn Đây là sản phẩm văn hóa độc đáo có
từ thế kỷ VIII, xuất phát từ việc trước khi vây hãm và hạ thành Tống Bình (nay là Hà Nội), Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đã đóng quân tại làng Triều Khúc và cho múa bồng để khích lệ tướng sĩ Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” được coi là tâm điểm của hội làng, tạo nên bản sắc riêng và trở thành yếu tố then chốt giúp lễ hội làng Triều Khúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hòa mình vào