Đội ngũ nhà thơ dân tộc Tày được tiếp nối và phát triển qua nhiều thế hệ, với những đóng góp đáng kể không chỉ riêng cho văn học dân tộc Tày mà đã trở thành tài sản chung, thàn
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS NGUYỄN KIẾN THỌ
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 16% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023
Ma Thị Dung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS Nguyễn Kiến Thọ - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Sự chỉ bảo tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu
để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu; Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn cùng quý thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học
Sau cùng, tôi xin được bày tỏ biết ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè những người đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Trong thời gian có hạn, mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo./
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 10 năm 2023
Tác giả luận văn
Ma Thị Dung
Trang 5
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của luận văn 9
7 Cấu trúc luận văn 9
NỘI DUNG 10
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VÀ NHÀ VĂN Y PHƯƠNG 10
1.1 Một số vấn đề chung 10
1.1.1 Khái niệm đề tài trong tác phẩm văn học 10
1.1.2 Đề tài quê hương trong sáng tác của các nhà văn 11
1.1.3 Quê hương Cao Bằng - chiếc nôi văn hóa dân tộc Tày 13
1.1.4 Quê hương Cao Bằng - mảnh đất đã sinh ra nhiều thế hệ nhà văn 13
1.2 Nhà thơ Y Phương 21
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 21
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ Y Phương 23
Tiểu kết chương 1 27
Chương 2: DẤU ẤN QUÊ HƯƠNG CAO BẰNG TRONG SÁNG TÁC CỦA Y PHƯƠNG 28
2.1 Quê hương Cao Bằng- một vùng đất giàu bản sắc văn hóa 28
Trang 62.2 Quê hương Cao Bằng- mảnh đất dung dưỡng những mối tình “xuyên
thời gian” 42
Tiểu kết chương 2 49
Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG TRONG SÁNG TÁC CỦA Y PHƯƠNG 50
3.1 Ngôn ngữ, hình ảnh mang đặc trưng văn hóa của người Tày và mảnh đất Cao Bằng 50
3.1.1 Cách so sánh ví von mang đậm chất văn hóa Tày Cao Bằng 58
3.1.2 Không gian nghệ thuật mang nét đặc trưng của vùng đất Cao Bằng 67
Tiểu kết chương 3 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Dân tộc Tày là một trong những cư dân bản địa lâu đời ở nước ta, với một nền văn hóa khá phát triển Văn học Tày đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của nền văn học các dân tộc thiểu số Đây là mảng văn học đã đạt được nhiều thành tựu, tạo nên một sắc màu nổi bật trong tấm hoa văn thổ cẩm của văn học thiểu số nói riêng, cũng như của nền văn học Viêt Nam vốn rất phong phú
và giàu bản sắc
Đội ngũ nhà thơ dân tộc Tày được tiếp nối và phát triển qua nhiều thế hệ, với những đóng góp đáng kể không chỉ riêng cho văn học dân tộc Tày mà đã trở thành tài sản chung, thành niềm tự hào của nền văn học viết Việt Nam hiện đại Trong số đó Y Phương nổi lên như một gương mặt thơ tiêu biểu, xuất sắc, một phong cách riêng Thơ Y Phương là một thứ “đặc sản” riêng của dân tộc Tày với những sắc màu và hương vị khó trộn lẫn đem tới cho người đọc những rung động thẩm mĩ về một nền văn hóa Tày độc đáo và giàu bản sắc Những sáng tác
Y Phương đã bộc lộ được cái tôi mang đậm chất Tày và có sự hòa điệu của cái đẹp thời đại
1.2 Y Phương - người con của xứ Cao Bằng, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất phong thủy hữu tình, đậm đà bản sắc dân tộc và có nhiều trải nghiệm về cuộc đời, về văn hóa dân tộc Chính vì vậy, ông hiểu hơn ai hết văn hóa là cái nôi, là
sức mạnh nội sinh, là cội nguồn giá trị của dân tộc với người Tày: Vách nhà ken câu hát, và với niềm tin Còn quê hương thì làm phong tục Cho nên, đọc những
sáng tác của ông, vùng đất quê hương Cao Bằng được hiện lên một cách gần gũi
và thân thiết Quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ông, để rồi chính từ ngôi làng Hiếu Lễ của mảnh đất Trùng Khánh, ông đã đi vào đời sống văn học Việt Nam đương đại với tư cách một nhà văn tiêu biểu cho người Tày, cho văn học dân tộc thiểu số và quê hương Cao Bằng
Trang 81.3 Y Phương có đóng góp rất lớn trong chương trình và SGK phổ thông với tác
phẩm Nói với con, đó là những lời nhắn nhủ yêu thương của cha dành cho con là
bài học đầu đời để con khắc ghi về tình yêu với thiên nhiên và con người quê
hương chan chứa nghĩa tình
1.4 Là một người con dân tộc Tày của quê hương Bắc Kạn, mảnh đất gần gũi với Cao Bằng yêu thương, tôi muốn góp một tiếng nói tri ân nhà văn Y Phương- người con của dân tộc Tày và quê hương Cao Bằng, như một niềm tự hào để nuôi
dưỡng tâm hồn các thế hệ học trò Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài Quê hương Cao Bằng trong sáng tác của Y Phương cho công trình nghiên cứu của mình
Y Phương là nhà thơ dân tộc thiểu số xuất sắc với nhiều tác phẩm được công bố, được nhận nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật của Trung ương, địa phương, chiếm được nhiều tình cảm của bạn đọc Trước hết về thơ, Y Phương thực sự đã rất thành công ở mảng thơ, thơ ông chiếm vị trí quan trọng và thu hút nhiều nhà nghiên cứu và phê bình Y Phương được nhắc đến ở những công trình
nghiên cứu về thơ dân tộc thiểu số như: Văn học các dân tộc thiểu số mười năm qua với vấn đề truyền thống và hiện đại (Đinh Phong,1986), Văn học các dân tộc thiểu số (Lâm Tiến, 1995), Thổ cẩm dệt bằng thơ, (Phạm Quang Trung,1999), Nét đẹp văn hóa trong thơ và ngôn ngữ dân tộc (Hoàng An, 3 tập 2003-2008)…
Trang 9Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ
Y Phương Từ các bài báo, phỏng vấn, phê bình đến các công trình nghiên cứu chuyên biệt, các sách chuyên khảo của các nhà khoa học nghiên cứu giảng dạy
về văn học dân tộc thiểu số, miền núi; các đề tài nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học, các luận văn, luận án về thơ Y Phương nói riêng và về thơ các dân tộc thiểu số nói chung Đáng chú ý là các công trình, bài
viết: Luận văn Bản sắc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn của tác giả
Nguyễn Thị Thu Huyền (Đại học Thái Nguyên, 2009) đã tập trung nghiên cứu
về thơ Y Phương và Dương Thuấn- hai nhà thơ dân tộc Tày thời kì hiện đại, dưới góc độ văn hóa, cụ thể là những dấu ấn văn hóa mang tính bản sắc trong thơ của hai nhà thơ nói trên, như một nét đặc sắc, đậm chất cá tính và như một chỉ dấu của thơ Tày hiện đại Xét từ góc độ khoa học, công trình của Nguyễn Thị Thu
Huyền chịu ảnh hưởng khá rõ của tác giả Hà Thị Thu Trang qua đề tài: Bản sắc dân tộc trong thơ Y Phương và Dương Thuấn được bảo về thành công tại Đại
học Sư phạm Hà Nội (2007) Năm 2009, tác giả Lê Thị Huệ (Đại học Vinh) đã
bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về Ngôn ngữ thơ Y Phương Đây là một công
trình khá công phu về việc khám phá những đặc trưng ngôn ngữ mang mã văn hóa Tày trong thơ Y Phương, để thấy chính Y Phương đã chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Tày nói chung và ngôn ngữ Tày nói riêng Để rồi, chính Y Phương
đã làm giàu thêm cho ngôn ngữ Tày bằng thơ của mình, bằng thứ ngôn ngữ thơ
vừa có tính dân gian vừa thấm đẫm trí tuệ Nghiên cứu về Ngôn từ nghệ thuật trong thơ Y Phương, tác giả Nguyễn Thúy Hằng (Đại học sư phạm Hà Nội, 2011)
lại quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật, coi đó như một yếu tố thể hiện tài năng và phong cách thơ Y Phương Công trình nghiên cứu quy mô và tổng thể nhất về thơ dân tộc Tày nói chung và thơ Y Phương có lẽ là luận án tiến sĩ của
Đỗ Thị Thu Huyền (Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2013) với đề tài Thơ dân tộc Tày từ năm 1945 đến nay nghiên cứu các nhà thơ Tày, trong đó có nhà
thơ Y Phương Tác giả đã khảo tả và nhận định đánh giá một cách khách quan, khoa học về thơ Tày nói chung và thơ Y Phương- với tư cách là người đại diện tiêu biểu xuất sắc nhất của thơ Tày thời kì hiện đại
Trang 10Y Phương có 3 tập tản văn được công bố, bao gồm: Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm (Nhà xuất bản Phụ nữ, 2009), Kung Fu người Co Xàu (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2010), Fừn nèn – Củi tết (Nhà xuất bản Phụ nữ,
2015) thu hút các độc giả và nhiều nhà phê bình
Nhận xét về tản văn của Y Phương, nhà phê bình Lâm Tiến viết: “Mỗi tản văn của Y Phương như một lát cắt, một tầng vỉa làm lộ dần chiều sâu văn hóa của quê hương, của dân tộc Y Phương không chỉ kể lại, tả lại những sự vật, hiện tượng mà đi sâu phân tích ý nghĩa cội nguồn của nó, đẩy những sự kiện, tình huống đi đến tận cùng, để từ đó khám phá tâm hồn, tính cách dân tộc, nói rộng
ra là ngọn nguồn, chiều sâu của văn hóa dân tộc,…”[53]
Trong bài viết Tản văn của Y Phương Cuộc hành hương tinh thần Nguyên Hiệp viết về hai tản văn Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm và Kung
Fu người Co Xàu có nhận xét: “Hai tập tản văn đều đầy ắp nỗi đau, nó luôn quay
về, luôn đau đáu trong cuộc hành hương tinh thần mang tính định mệnh
Y Phương, một nhà thơ Tày ở biên giới Việt - Trung, là một ấn tượng khó phai cho những ai một lần tiếp xúc, đọc qua” [9]
Bài viết Bản sắc văn hóa Tày trong tản văn Y Phương của Báo điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng: “Tản văn đã mang đến thành công cho nhà thơ dân tộc Tày với nỗ lực luôn luôn làm mới bởi tinh thần và lao động sáng tạo Bạn đọc trân trọng và yêu quý hai cuốn tản văn ấy bởi tác giả Y Phương đã phát huy thế mạnh của nguồn thơ để làm mới thể loại mới – tản văn; đã khai thác chiều sâu tâm hồn, tầm cao truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc; đã thể hiện sâu sắc nỗi xa xót trước sự mai một và nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa dân tộc
và nhất là đã gióng lên hồi chuông khẩn cấp với Thông điệp SOS – Hãy bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.” [3]
Nhà văn Lê Thị Bích Hồng đánh giá: “Tản văn Fừn nèn - Củi Tết đã mang
đến cho bạn đọc một vẻ đẹp mới từ những góc nhìn mới về văn hóa Tày và Hứa Vĩnh Sước - Y Phương - một nhà thơ Tày đã đến và chinh phục những người yêu
Trang 11tản văn, yêu nền văn hóa Tày rực rỡ, độc đáo, tràn đầy sức sống một cách tự nhiên.” [8]
Ngọc Lợi với bài viết Fừn nèn - Củi tết của Y Phương: Thắp ngọn lửa thời gian đã nhận xét: “Là một người Tày, tác giả Y Phương có đủ mọi lợi thế để viết
về tất cả mọi thứ xoay quanh văn hoá, cuộc sống, tình cảm của dân tộc mình Với "Fừn nèn - Củi tết", Y Phương như đã "rút hết gan ruột" qua từng con chữ, đắn đo từng dấu chấm, dấu phẩy, thương quý từng nếp xưa, nét cũ của những ngày tuy còn khốn khó nhưng tình người sống với nhau vuông tròn, nơi nhìn những ngọn lửa được nhen lên và người ta có thể đoán ra được tâm ý, sự đầu tư của người thắp lên ngọn lửa ấy qua từng loại củi” [20]
Mở rộng về phía những nghiên cứu có liên quan đến sáng tác của Y Phương, chúng tôi nhận thấy: Thơ và tản văn Y Phương đã được quan tâm nghiên cứu dường như song hành với những nghiên cứu chung về thơ Tày nói chung và thơ văn viết về dân tộc và miền núi nói riêng Ở đó, vai trò, vị trí của Y Phương luôn được khẳng định Năm 2015, nghiên cứu sinh Hà Anh Tuấn (Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài:
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ Tày hiện đại Đây là công
trình nghiên cứu khá quy mô, chuyên biệt về thơ dân tộc Tày thời kì hiện đại dưới góc độ từ những ảnh hưởng của văn học dân gian Tác giả luận án đã lí giải một trong những nét làm nên sự độc đáo và đặc sắc trong thơ dân tộc Tày thời kì hiện đại là việc tiếp thu và kế thừa, phát triển những giá trị của kho tàng văn học dân gian Tày, đặc biệt là từ phương diện ngôn ngữ qua việc sử dụng những thành ngữ, tục ngữ, những “túi khôn” của người Tày Một trong những tác giả đặc biệt thành công ở phương diện này là nhà thơ Y Phương Tương tự, khi nghiên cứu
về Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay, tác giả Nguyễn Thị Hà (luận án tiến sĩ,
Đại học Hồng Đức) cũng quan tâm và đánh giá cao tản văn của Y Phương từ góc
độ bản sắc ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Những tập tản văn như Tháng giêng tháng giêng một vòng dao quắm hay Kungfu người Co Xàu của Y Phương mang
Trang 12đến cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ vì khả năng am hiểu và sử dụng ngôn ngữ văn hóa, nhất là ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói của người Tày một cách điêu luyện Tản văn của Y Phương không chỉ góp phần khẳng định sự tài hoa và những đóng góp của tác giả đối với văn học dân tộc Tày mà còn làm phong phú,
đa dạng thêm cho tản văn Việt Nam từ sau Đổi mới (1986)
Một số công trình nghiên cứu khác có thể kể đến như Y Phương-sáng tạo văn chương từ nguồn cội (Học viện KHXH Việt Nam, 2017) của các tác giả Nguyễn Huy Bỉnh, Lê Thị Bích Hồng, Đỗ Thị Thu Huyền; Tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Y Phương và Mai Liễu của Dương Văn Mưu (Đại học Thái Nguyên, 2018), Thơ Tình yêu của Y Phương của Trần Phương Trang (Đại học
Thái Nguyên, 2018) , đã làm phong phú thêm cho những nghiên cứu về Y Phương, góp phần khẳng định phong cách và tài năng của nhà thơ Y Phương với
tư cách là một trong những gương mặt tiêu biểu xuất sắc nhất của văn học dân tộc Tày cũng như văn học thiểu số Việt Nam hiện đại
Trong sáng tác của Y Phương thể hiện sự kế thừa và đổi mới truyền thống một cách linh hoạt, sáng tạo Ông đi từ cội nguồn đến những tìm tòi mới, và minh chứng thành công nhất chính là việc sử dụng những biểu tượng văn hóa tiêu biểu vốn ăn sâu vào tâm thức cộng đồng, thổi vào đó những trường liên tưởng rộng lớn Điểm chung của những biểu tượng trong sáng tác Y Phương chính ở tính chất tiếp nối, những lớp nghĩa, những dấu vết từ văn hóa dân gian Tày đến văn
chương của ông đậm và tươi mới Đá, lửa, mẹ, mẹ Hoa, áo chàm giúp người đọc
dễ dàng khám phá một thế giới phong phú của mảnh đất Co Xàu, của văn hóa dân tộc với một đời sống thứ hai hiển hiện Với gần nửa thế kỷ cầm bút, ông đã thể nghiệm nhiều thể loại, có những thể loại chỉ đến một lần như kịch, có những thể loại neo đậu lại và làm nên thương hiệu Y Phương Nhưng dù lựa chọn hình thức biểu đạt nào, cuộc sống phong phú và chân tình của người vùng cao luôn là điểm tựa vững chắc, giúp ông tìm ra một lối đi riêng, thể hiện cá tính sáng tạo bền bỉ Luôn cần mẫn trên “cánh đồng chữ nghĩa”, không ngừng vận dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật, như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, trùng điệp…
Trang 13Y Phương đã tạo cho mình một phong cách viết mộc mạc, giản dị mà không kém phần tinh tế, bay bổng Cứ sừng sững như đá núi quê hương, đến nay, ông dường như chưa mệt mỏi với những tìm tòi, neo đậu vào nguồn cội để thể hiện bản lĩnh của một gương mặt tiêu biểu trong đội ngũ những tác giả văn học dân tộc thiểu số
Điểm lại lịch sử vấn đề nghiên cứu về sáng tác của Y Phương (thơ và tản văn), chúng tôi thấy: Thơ và tản văn Y Phương đã được nghiên cứu khá đầy đủ
và toàn diện, ở cả các phương diện nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, với nhiều cách tiếp cận từ ngôn ngữ học, dân tộc học, văn học và văn hóa học Tuy nhiên, hiện chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về Quê hương Cao Bằng trong sáng tác của Y Phương Chúng tôi cho rằng, quê hương đối với mỗi nhà thơ không chỉ là cội nguồn của cảm hứng thơ ca, mà còn là mã nguồn văn hóa của nhà văn Qua đó, nhà văn biểu hiện, phản ánh cuộc sống trên cơ sở soi chiếu bởi những trải nghiệm cá nhân, một phần không nhỏ trong đó bị chi phối bởi yếu tố quê hương, nơi nhà văn sinh ra, lớn lên và được tắm gội trong những mạch nguồn văn hóa đó Mặt khác, việc nghiên cứu về đề tài Quê hương Cao Bằng trong sáng tác của Y Phương cũng sẽ góp phần làm nổi bật được vai trò của quê hương đối với đời sống tinh thần của nhà thơ, đồng thời khẳng định được vị trí của Y Phương trong nền văn học Tày, văn học thiểu số, cũng như trong nền thơ Việt Nam hiện đại
Có thể nói, vấn đề nghiên cứu: Quê hương Cao Bằng trong sáng tác của Y Phương
vẫn còn là một khoảng trống mà người viết, với nỗ lực còn nhỏ bé của mình, mong muốn được lấp đầy
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Đề tài hướng đến việc nghiên cứu hình ảnh quê hương Cao Bằng trong sáng tác của Y Phương (thơ và tản văn) Qua đó, thấy được những chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ của quê hương trong việc khơi gợi cảm hứng sáng tác và
phong cách nghệ thuật của ông
Trang 14- Khẳng định những đóng góp của Y Phương đối với thơ Tày nói riêng cũng như đối với nền thơ các DTTS Việt Nam hiện đại
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ các vấn đề chung về lí luận và tiểu sử, sự nghiệp sáng tác
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là: Quê hương Cao Bằng trong sáng tác của Y Phương
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện và hoàn thành đề tài này, tôi xác định phạm vi nghiên cứu là những sáng tác tiêu biểu của Y Phương, bao gồm:
- Tiếng hát tháng giêng (thơ), Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng, 1986
- Thơ Y Phương Nxb Hội Nhà văn, 2002
- Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm, (tản văn), Nxb Phụ
nữ, 2009
- Kungfu người Co Xàu (tản văn), Nxb Hội Nhà Văn, 2010
- Fừn nèn - Củi Tết
- Vũ khúc Tày (thơ song ngữ), Nxb Đại học Thái Nguyên, 2016)
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích để làm sáng tỏ vấn đề sau đó tổng hợp để đi đến kết luận
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nhằm phân biệt sự giống và khác nhau trong phong cách sáng tác của Y Phương và với các nhà văn khác
Trang 15- Vận dụng lý thuyết thi pháp học: vận dụng các khái niệm, các phương pháp và các tri thức để làm rõ những tác động ảnh hưởng và biểu hiện của của quê hương Cao Bằng trong sáng tác của Y Phương
6 Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm đầy thêm thành tựu cũng như đóng góp của nhà thơ với văn học Cao Bằng nói riêng và rộng ra với văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
- Giúp người đọc hình dung quê hương Cao Bằng của Y Phương là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa, dung dưỡng những mối tình “xuyên thời gian”
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung và nhà văn Y Phương
Chương 2: Dấu ấn Quê hương Cao Bằng trong sáng tác của Y Phương
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện tình yêu Quê hương trong sáng tác của Y Phương
Trang 16
NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VÀ NHÀ VĂN Y PHƯƠNG
1.1 Một số vấn đề chung
1.1.1 Khái niệm đề tài trong tác phẩm văn học
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “đề tài thể hiện phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật” Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả
Lê bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: đề tài là phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật
Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm Đó là phạm
vi cuộc sống được nhà văn khai thác và lựa chọn, thể hiện trong các tác phẩm của mình Lựa chọn đề tài là một khâu quan trọng trong ý đồ sáng tác của tác giả Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài Mặc dù đề tài mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan nhưng nó cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủ quan của nhà văn Nhà nghiên cứu Lê Lưu Oanh cho rằng: “Đề tài là một phạm vi nhất định của cuộc sống đã được nhận thức, lựa chọn để thể hiện trong tác phẩm” Về bản chất, đề tài không mang tính tư tưởng nhưng việc lựa chọn một đề tài cụ thể cùng với cách thức chọn lựa đề tài đó lại mang tính tư tưởng của nhà văn Lựa chọn một đề tài nhất định trong một thời điểm nhất định thể hiện vấn đề mà nhà văn quan tâm nhất trong từng thời điểm sáng tác cụ thể Việc xác định đề tài cho phép liên hệ nội dung tác phẩm với một mảnh đất đời sống nhất định của thực tại Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm Đối với một nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có những đề tài trung tâm tương ứng Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, đề tài là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ
Trang 17sở chất liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật Khái quát hơn, đề tài thể hiện phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật Đề tài không chỉ được gợi, quy định bởi cuộc sống hiện thực mà còn luôn được xác lập bởi lập trường tư tưởng thẩm mĩ, cách nhìn, quan niệm nghệ thuật, cá tính, tài năng sáng tạo, phụ thuộc vào những yêu cầu của thời đại và hoàn cảnh sáng tác riêng của mỗi nhà văn Đối với một nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có những đề tài trung tâm tương ứng Đề tài trung tâm được hiểu là một khái niệm lớn hơn, bao quát hơn những đề tài cụ thể của từng tác phẩm Nó chính là mảng hiện thực tập hợp những sự kiện, những hiện tượng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã hội, nó thể hiện Như vậy, đề tài của tác phẩm là một phương diện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn
Đối với Y Phương sự phong phú về đề tài thể hiện sự trải nghiệm của cuộc
đời ông, một cuộc đời bắt đầu từ mạch nguồn Cái làng của mẹ sinh con/ Có ngôi nhà xây bằng đá hộc/ Có con đường trâu bò đi vàng đen kìn kịt/ Có niềm
vui lúa chín tràn trề/ Có tình yêu tan thành tiếng thác (Tên làng), đi qua khói
lửa chiến tranh và trưởng thành: Nhận khẩu súng, đeo ngôi sao/ Đi dép lốp đạp bao thằng xâm lược/ Ăn cơm muối vừng mà thắng giặc/ Lớn lên chân cứng đá
mếm (Thưa mẹ chúng con đã lớn); trải qua những thăng trầm của đất nước và
thời cuộc, tìm về và khẳng định mình trong quan hệ máu thịt với cội nguồn dân
tộc, khẳng định bản lĩnh, tài năng của một nhà thơ và niềm tin vào con người: Mặt trăng/ Mặt trời từ đâu mà có/ Mặt trời, mặt trăng ư?/ Từ chúng ta ngước lên mà
thành (Trò chuyện với các thần)
1.1.2 Đề tài quê hương trong sáng tác của các nhà văn
Có thể nói, quê hương là đề tài muôn thuở và cội nguồn cảm hứng của các nhà văn Quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và cảm xúc của họ Không có nhà văn nào không có hình bóng quê hương trong những sáng tác của đời mình Dù đi bất cứ nơi đâu, quê hương vẫn là nguồn cội để mỗi người tìm về
Trang 18Mỗi nhà văn đều kiến tạo cho văn chương của mình một vùng thẩm mĩ nhất định Tuy nhiên, vùng thẩm mĩ của mỗi nhà văn, nhiều khi, không nhất thiết phải là nơi họ sinh ra, nhưng chắc chắn, đó là nơi họ đã gắn bó và có nhiều duyên
nợ, như một quê hương thứ hai của mình Đó là trường hợp của những Nguyên Ngọc, Tô Hoài hay Ma Văn Kháng Vùng thẩm mĩ của Nguyên Ngọc là vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, nơi ông đã có những tác phẩm tiêu biểu xuất sắc như
Đất nước đứng lên, Rừng xà nu; Tô Hoài và Ma Văn Kháng lại kết duyên với
miền núi rừng Tây Bắc Nói như Tô Hoài, mảnh đất núi rừng Tây Bắc “đã để
thương để nhớ cho tôi nhiều lắm” Ở đó, ông đã có Truyện Tây Bắc được giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1956 với bộ ba truyện ngắn: Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và đặc biệt là Vợ chồng A Phủ; Ma Văn Kháng với Vùng biên ải, Đồng bạc trắng hoa xòe, Gặp gỡ ở La Pán Tẩn đều viết về mảnh đất Tây Bắc
với con người và cuộc sống phong phú, đậm đà bản sắc Ông viết như để trả những món nợ tinh thần của đời mình
Nhiều nhà văn chỉ viết về mảnh đất quê hương mình, cho dù họ không còn sống ở đó Chẳng hạn, Nguyễn Bình Phương viết nhiều về mảnh đất Linh Nham, Linh Sơn (Thái Nguyên), nơi ông sinh ra và lớn lên Trong những bài thơ của Trương Nam Hương, một nhà thơ đã xa quê ngót bốn mươi năm, sống giữa Sài Gòn hoa lệ, những bài thơ của ông vẫn đằm thắm hương sắc vùng quê Quan họ
Các nhà văn dân tộc thiểu số hình như họ chỉ chăm chắm viết về quê hương mình Nhà thơ Dương Thuấn, Dương Khâu Luông “mang cả bản Hon đi ra thế giới” Nhà thơ Pờ Sảo Mìn chỉ viết về cộng đồng người Pa Dí ít ỏi của mình:
“Dân tôi chỉ có hai nghìn người/Như cái cây hai nghìn chiếc lá” Nhà văn Cao Duy Sơn có cả một vùng thẩm mĩ riêng, đó là mảnh đất Cô Sầu đã hiện diện rất nhiều trong sáng tác của ông-cả tiểu thuyết và truyện ngắn Nhà thơ Y Phương
dĩ nhiên, cả đời chỉ đắm đuối với Cao Bằng và cộng đồng Tày của mình Khó thấy nhà thơ nào mà cả đời chỉ viết về quê như Y Phương Cao Bằng, vì thế, trở thành nguồn thiêng trong cảm hứng sáng tạo của Y Phương “Người đàn ông ở
Trang 19làng Hiếu lễ” ấy đã dành trọn cuộc đời cho quê hương Cao Bằng, cho văn hóa Tày mà với ông, đã trở thành máu thịt
1.1.3 Quê hương Cao Bằng - chiếc nôi văn hóa dân tộc Tày
Dân tộc Tày có một kho tàng văn hóa - văn học dân gian phong phú và giàu bản sắc Người Tày có một nền nông nghiệp truyền thống phát triển và một đời sống cộng đồng rất cao, một nền văn hóa tinh thần lâu đời với những mĩ tục độc đáo Trong kháng chiến chống Pháp, dân tộc Tày có rất nhiều người con ưu tú của Cách mạng như nhà cách mạng nổi tiếng Hoàng Văn Thụ, anh hùng thiếu niên Kim Đồng, anh hùng Bế Văn Đàn, nhà thơ cách mạng Nông Quốc Chấn,…Quê hương Cao Bằng cũng là một trong những chiếc nôi của Cách mạng,
là căn cứ địa Việt Bắc trong suốt cuộc kháng chiến
Hơn nữa, đây là nơi của truyền thống văn hóa, văn học; lại sinh trưởng trong một gia đình dân tộc Tày đây là nền tảng vững chắc giúp cho Y Phương gặt hái nhiều thành công trong sáng tác văn chương sau này Thêm vào đó, bản thân Y Phương lại rất yêu, rất tự hào về bản sắc văn hóa, văn học của dân tộc, của quê hương mình và ông rất có ý thức giữ gìn, bảo tồn nó Vì lẽ đó, ông sáng tác văn chương không chỉ là niềm đam mê sáng tác nghệ thuật, mà còn là tình yêu, lòng tự hào về quê hương và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình
1.1.4 Quê hương Cao Bằng - mảnh đất đã sinh ra nhiều thế hệ nhà văn
Cao Bằng là nơi khởi phát những sự kiện trọng đại, đồng thời cũng là nơi
đã khai sinh ra nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ mà tên tuổi và sự nghiệp của họ đã góp phần làm giàu thêm cho nền văn học dân tộc
Trong một nghìn năm Bắc thuộc, vùng đất Cao Bằng thuộc Tượng Quận, sau đó là quận Giao Chỉ Từ sau thế kỉ thứ X, khởi đầu kỉ nguyên độc lập tự chủ của dân tộc, đất Cao Bằng lần lượt mang những tên khác nhau như Trường Sinh, Đại Lịch, Nam Thiên, Đại Nam với những người đứng đầu nổi tiếng như Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao
Trang 20Trong lịch sử, không gian địa lí Cao Bằng cũng có nhiều biến động Thời thuộc Minh, địa bàn tỉnh Cao Bằng là đất các huyện Long Thạch, Thái Nguyên thuộc phủ Thái Nguyên và các châu Thượng Tư, hạ Tư, Quảng Nguyên, thuộc tỉnh Lạng Sơn
Địa danh Cao Bằng (Cao Bình) lần đầu xuất hiện là trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi (năm 1435), sách viết: Bồ và Hòa An ở về Cao Bằng Bồ là tên sông, Hòa An là tên sông Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định (Báo điện
Từ 1956, Cao Bằng là một tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc Tuyên-Hà) Đến tháng 12/1975, hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng, đến năm 1978, tỉnh Cao Lạng lại tách thành hai tỉnh như cũ
(Cao-Bắc-Lạng-Thái-Với lịch sử hơn năm trăm năm hình thành và phát triển, Cao Bằng luôn giữ được vai trò là mảnh đất có vị trí chiến lược quan trọng, xứng danh là phên dậu nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc Non nước Cao Bằng hội tụ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nhiều giá trị nhân văn cao đẹp, đang được bảo tồn và phát huy
Trong suốt chiều dài lịch sử, Cao Bằng cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Từ một Hoàng Đức Hậu, một trí thức Tày thực
sự đã góp phần rất lớn khởi nguồn cho dòng suối văn học Tày khởi đầu bằng chữ Nôm Tày, để rồi dòng suối ấy, cùng với thời gian, ngày càng rộng lớn hơn và bắt nhịp vào dòng sông văn học Việt Nam với một định dạng văn chương văn học thiểu số
Trang 21Những nhà văn, nhà thơ đầu tiên của văn học Cao Bằng thời kì hiện đại phải kể đến là Bàn Tài Đoàn, Hoàng Triều Ân Nếu như Bàn Tài Đoàn được coi như người đặt nền móng cho thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại thì người đặt nền móng cho văn học Tày ở Cao Bằng chính là Hoàng Triều Ân Người thầy giáo- nhà văn, người lãnh đạo đầu tiên của Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng Từ bài thơ đầu tiên được đăng báo vào năm 1958 cho đến hết cuộc đời, nhà văn Hoàng Triều Ân đã xuất bản tới 10 tập thơ Ông là một trong những nhà thơ miền núi có phong cách riêng, mang hơi thở của truyền thống và hiện đại Bên cạnh sáng tác thơ, Hoàng Triều Ân còn có những thành tựu đáng kể trong văn xuôi và khảo
cứu, phê bình Các tập truyện ngắn như Tiếng hát rừng xa (1980), Như cánh chim trời (1982), Đường qua đèo mây (1988) Các tiểu thuyết như Nắng vàng bản Dao (1994), Nơi ấy biên thùy (1994), hồi kí Bác Hồ về nước (1995) , đã tạo được
những dấu ấn quan trọng trong nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại
Đóng góp của Hoàng Triều Ân cho văn học nghệ thuật dân tộc Tày còn
phải kể đến những nghiên cứu sưu tầm liên quan đến văn hóa Tày như: Then Tày, những khúc hát (2000), Chữ Nôm Tày và truyện thơ (2003), Ba áng thơ Nôm Tày
và thể loại (2004), Trường ca Nùng Văn Vân (2005), Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày (1995), Từ điển thành ngữ tục ngữ dân tộc Tày (1996), Từ điển chữ Nôm Tày (2003) Với cống hiến to lớn của mình, nhà văn Hoàng Triều Ân là
nhà văn đầu tiên của tỉnh Cao Bằng được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam (1963), đã vinh dự được tặng thưởng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2012)
Thơ văn Cao Bằng trong giai đoạn sau Đổi mới, đặc biệt là từ đầu thế kỉ XXI đến nay đã xuất hiện nhiều tên tuổi mới, với nhiều đóng góp trong việc phản ánh cuộc sống, chiến đấu và xây dựng đất nước, xây dựng quê hương Cao Bằng Đáng chú ý là các tác giả: Triệu Lam Châu, Bế Thành Long, Nguyễn Đức Dụ, Hàn Thái Lang, Ngô Lương Ngôn, Trịnh Phương, Phan Thành, Trần Hùng, Trần Thị Mộng Dần, Hoàng An, Đoàn Ngọc Minh, Đoàn Lư, Thu Bình, Triệu Thị
Trang 22Mai và một số tác giả trẻ đang định hình lối viết như Bế Phương Mai, Chu Văn Thắng, Hàn Thành Duy
Trong khoảng mươi năm trở lại đây, xu hướng sáng tác thơ bằng tiếng mẹ
đẻ, thơ song ngữ như một cách để quay về với nguồn cội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc lại được khởi phát rầm rộ với những cái tên như Hữu Tiến, Thu Bình, Đoàn Ngọc Minh
Trong lĩnh vực văn xuôi, phải kể đến đóng góp rất lớn của các nhà văn như Cao Duy Sơn, Hoàng Quảng Uyên
Nói đến thơ văn Cao Bằng thời kì hiện đại, không thể không kể đến một hiện tượng hiếm gặp, đặc biệt xuất sắc là chỉ riêng một huyện Trùng Khánh điệp trùng đá núi đã có tới ba nhà văn, nhà thơ tiêu biểu là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, với những thành tích đáng nể phục và tự hào như Giải thưởng ASEAN, giải thưởng Nhà nước Đó là nhà thơ Hứa Vĩnh Sước- Y Phương (giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2007), nhà văn Nguyễn Cao Sơn- Cao Duy Sơn (giải thưởng văn học ASEAN năm 2009) và nhà thơ Nguyễn Tuấn-Từ Ngàn Phố (các giải thưởng thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1984), báo Văn nghệ (2000), giải thưởng văn học về đề tài công nhân (2014)
Từng hai lần đoạt giải thưởng (giải A) của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và giải thưởng danh giá của Hiệp hội văn học các nước Đông nam Á (ASEAN), Cao Duy Sơn là người có duyên nhất với các giải thưởng
văn học Các tiểu thuyết nổi tiếng của ông như Đàn trời, Người lang thang, Chòm
ba nhà là những tác phẩm đạt giải thưởng, của Hội Nhà văn Việt Nam và Liên
hiệp các hội VHNT Việt Nam Nhiều tác phẩm của Cao Duy Sơn đã được dựng
thành phim và có tiếng vang trong dư luận như Đàn trời, Người lang thang Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối không chỉ được đón nhận giải thưởng văn
học Đông Nam Á mà còn trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại
Cũng sinh ra từ mảnh đất Trùng Khánh, nhà văn Từ Ngàn Phố (tên khai sinh là Nguyễn Tuấn) bắt đầu in thơ từ những năm 1973 Các tập thơ của ông
như Lửa mẹ cho (1986), Anh vẫn học cách yêu của cỏ (1986), Trán đá (2009) ,
đã góp phần định hình một cái tên Từ Ngàn Phố trong nền thơ Văn học Việt Nam
Trang 23thời kì hiện đại Cũng như Y Phương và Cao Duy Sơn, nhà thơ Từ Ngàn Phố cũng có duyên với các giải thưởng như giải C Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1984), tặng thưởng thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1986), Giải C cuộc thi thơ tuấn báo Văn Nghệ (1998-2000), giải C cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài công nhân (2014)
Ở vào một thời đại mới, các nhà thơ, nhà văn quê hương Cao Bằng hiểu rằng chính cuộc sống mới đã trao cho họ những giá trị mới với tư thế của người làm chủ, tư thế ấy không cho phép họ quên mình là ai, vì hơn ai hết, các nhà văn hiểu rằng quê hương đã làm nên tâm hồn họ, đã cho họ các cung bậc tình cảm để
họ đến với thơ văn Lấy quê hương - đất nước làm đề tài chủ đạo, những người con của Cao Bằng đã hát lên tiếng ca hào sảng về tình yêu quê hương, đất nước
và dân tộc, về những đổi thay lớn lao của số phận dân tộc, từ kiếp đói nghèo, nô
lệ được làm chủ cuộc đời
Đại diện tiêu biểu nhất cho các nhà thơ Cao Bằng thời kì hiện đại phải kể đến Y Phương- người kê cao nền thơ Tày hiện đại, người làm vẻ vang thêm cho non nước Cao Bằng
Quê hương Cao Bằng trong thơ Y Phương gần gũi và sống động, và thân thuộc Dường như, với Y Phương, Cao Bằng chính là máu thịt, là hơi thở và sự sống của chính mình Cảm hứng về quê hương Cao Bằng, trong thơ ông, vì thế càng trở lên bất tận:
Hoa cháy đỏ miền rừng Phja Bjooc
Dòng Khuổi Slao con gái tắm cùng trăng
Hút thuốc lá Cao Bằng
Mới thấy đất quê mình thơm tho đến thế
Đất sinh ra em
Đất là của mẹ
Đất Hòa An cho giọng nói thương sao
Đất Trùng Khánh, giọng miền cao…
(Lên Cao Bằng)
Trang 24Trong sáng tác của Y Phương ngập tràn những địa danh của vùng đất Cao
Bằng Đó là những Thung lũng Kéo Tác, Pác Woang nằm lọt thỏm trong vòng quây núi đá vôi, rừng cây mác mật, mác muông xanh rờn [34;7].Ở nơi ấy, ông
có một gia đình và những người thân yêu của mình: Cái nhà mình, hồi ấy, ở dưới chân núi Bo Chu Trông nó như một chú tiểu đồng.[34;19] Nhìn rộng ra, thì
Toàn cảnh thị xã Cao Bằng gọn lỏn, lúp xúp như một bãi bồi ở đó có những con đường ngắn tũn, chúng bị kẹp chặt bởi hai con sông Hiến sông Bằng Bốn mùa nước sông lơ lớ xanh [34;57] Đấy là Cao Bằng ngày xưa, một Cao Bằng đã
đóng đinh vào trí nhớ của nhà thơ, một Cao Bằng xếp bằng bạn trong kí ức như một kỉ vật Còn đây là hình ảnh Cao Bằng trong những ngày chiến tranh Biên giới ác liệt, người lính Y Phương cùng đồng đội đang ngày đêm bảo vệ quê
hương Cao Bằng thân yêu của mình: Chúng tôi về sông Hiến/Dưới hàng tre vừa
đủ lá đan sàng/ người nằm nghiêng hút thuốc/Người thít lại dây giày/Người lau súng/ Người trầm ngâm lá cỏ/Người khe khẽ hát đợi giờ súng nổ/Chưa hay trận đánh sẽ ra sao [33; 76] Đây nữa là hình ảnh một sông Bằng trong nỗi nhớ tha hương day dứt: Những mùa dài sông Bằng không chảy/Tôm cá đi buồn bã như người [33;198]
Chính tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc đã nuôi dưỡng và góp phần hình thành nên ý thức cộng đồng, niềm tự hào về một dân tộc Tày đầy bản sắc Chính tình yêu thiên nhiên và quê hương bản quán đã làm cho các nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số có được nguồn cảm hứng mạnh mẽ, đồng thời cũng góp phần tạo dựng nên phong cách và cá tính của từng nhà thơ Qua đó mà hình thành nên một nền văn học dân tộc thiểu số phong phú và đặc sắc
Y Phương là một nhà thơ dân tộc thiểu số mà hầu hết những bài viết về
ông đều thừa nhận đó là một: tâm hồn miền núi chân thật, trong sáng, với cách
tư duy sống động bằng hình ảnh của người dân tộc”, và nói như nhà nghiên cứu Lâm Tiến thì “thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt những màu sắc khác nhau, một bản giao hưởng giao thoa nhiều âm điệu nhưng trong đó có một
Trang 25màu sắc chủ đạo, một âm điệu đó chính là bản sắc dân tộc của ông” [53] Mảnh
đất Trùng Khánh-Cao Bằng là mảnh đất đã sinh ra và dung dưỡng ông- một
người trai Tày thủy chung hết mực với quê hương, bản quán của mình: Sống trên đá/ không chê đá gập ghềnh/Sống trong thung/không chê thung nghèo đói (Nói
với con- Y Phương) Mảnh đất Trùng Khánh ấy cũng bao chứa ngôi làng Hiếu Lễ của ông, một ngôi làng: có ngôi nhà xây bằng đá hộc/Có con đường trâu bò
đi vàng đen kìn kịt/ Có niềm vui lúa chín tràn trề (Tên làng- Y Phương) Nhà thơ
đã từng tâm sự: bất cứ ai trên đời cũng có một làng quê ruột thịt, để thương và
để nhớ Đấy là nơi cha mẹ đẻ ra ta Nơi có dòng nước nguồn trong mát, tắm rửa lần đầu tiên trong đời ta Nơi có những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, nuôi ta lớn khôn thành người Nơi bà và mẹ cất tiếng ru ngọt ngào, đưa ta về với những nàng tiên áo trắng, áo hồng, áo vàng và những cánh cò bay miên man vào trong giấc ngủ [40]
Trong suốt hơn hai mươi năm tuổi già sống tại Thủ đô Hà Nội, lại được chuyên tâm làm công tác văn hóa văn nghệ, đam mê văn chương và tình yêu thơ
ca của Y Phương có điều kiện để thỏa mãn Nhưng nỗi nhớ quê của ông lại da diết và mãnh liệt hơn bao giờ hết Ai đó thử hình dung, giữa mảnh đất Kinh đô hoa lệ, giữa lòng Hà Nội ồn ã và náo nhiệt, có một ngôi nhà nhỏ, đúng hơn là một căn gác nhỏ, có người đàn ông mặc áo chàm, có một không khí gia đình tràn ngập tiếng cười và tràn ngập những thanh âm tiếng Tày Không phải là trạng thái cảm thức vọng quê thường thấy ở các nhà thơ dân tộc thiểu số khi thoát li quê hương, văn thơ Y Phương là một cuộc vượt thoát, hồi quê bằng tâm tưởng Bằng cách đó, Y Phương đã trở về và sống vẹn nguyên với quê hương Cao Bằng thân yêu của mình
Quê hương Cao Bằng, cụ thể hơn là Trùng Khánh, trong thơ Y Phương được nói đến cả ở những nỗi nhọc nhằn, vất vả, nhưng nó làm cho ông yêu say đắm hình bóng những con người gian nan, vất vả ấy Con người và cuộc sống quê hương trở nên gần gũi và giản dị hơn bao giờ hết:
Trang 26Nhà ta ở chân đồi
Có con suối nước gầy
Chảy lè phè chân rạ
Có con đường đất đỏ
Xuyên qua như sợi chỉ
Khâu tình yêu người đời
Hoài niệm về quê hương với Y Phương, không phải là một nỗi ám ảnh
về một tuổi thơ nghèo khó, mà là một cuộc sống đầy thi vị:
Từ ngày tôi rời làng Tày
Xa hun hút
Xa thăm thẳm
…
Tôi mài tôi
Tôi đang nhỏ hơn một hạt bụi
Tôi sắp nhỏ hơn một hạt bụi
(Chiết)
Trang 27Nhưng cái may mắn diệu kì là sự vong thân không làm ông mất đi cái bản
ngã, cái chất Tày đã ăn sâu và làm thành máu thịt Chất Tày ấy đã làm đầy lên
con người thơ Y Phương Với ông, không tình nghĩa nào sâu xa và thiêng liêng hơn người đồng mình Tận cùng của giản dị là sự chân thật:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Nói với con)
Như vậy, tình yêu quê hương là một trong những cung bậc chủ đạo của giai điệu tình yêu trong sáng tác của Y Phương Ở đó, không chỉ có những tình cảm nhớ thương mãnh liệt mảnh đất Trùng Khánh - Cao Bằng đã sinh ra và dung dưỡng hồn thơ Y Phương mà còn thể hiện rất rõ những nét phong cách, cá tính sáng tạo của Y Phương trong thơ Đó là yếu tố quan trọng để những sáng tác của
Y Phương không chỉ thấm đẫm những hương vị đặc trưng của miền núi mà còn góp phần tạo nên một diện mạo Y Phương rất độc đáo và đặc sắc
1.2 Nhà thơ Y Phương
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Nhà thơ Y Phương, tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948 tại Trùng Khánh Cao Bằng Ông cụ thân sinh là Hứa Văn Cường - một thầy tào chữa bệnh cho nhiều người và rất thông thạo chữ Nôm Tày Cha ông là người có tài sáng tác được các bài văn than (khóc người chết) và có nhiều khả năng khác (đặt lời bài hát cho các điệu dân ca Tày…) Suốt tuổi thơ, người cha cũng chính là người
Trang 28thầy đã dạy Y Phương tất cả những gì mà ông có được, nhất là những bài cúng, bài then cổ và chữ viết của người Tày Vì vậy đã tạo cho Y Phương một vốn liếng phong phú về chữ Nôm Tày, văn hóa, văn học Tày; giúp cho ông yêu thương, gắn bó, trân trọng vẻ đẹp văn hóa quê hương và tha thiết, tự hào với truyền thống văn hóa Tày, với quê hương Trùng Khánh thơ mộng
Y Phương là người con dân tộc Tày, đã được học hành và trưởng thành qua các môi trường khác nhau của cuộc sống thời hiện đại Năm 1968, khi vừa tròn hai mươi tuổi, “người đàn ông ở làng Hiếu Lễ” đã lần đầu tiên xa nhà, lên đường đi vào Nam chiến đấu Cuộc sống người lính đã tôi luyện cho chàng trai Cao Bằng ấy một ý chí, nghị lực và ước mơ cao cả Trở về sau chiến tranh, chàng trai Hứa Vĩnh Sước công tác tại Cao Bằng và khao khát được thực hiện giấc mơ
đi học Từ 1976-1979, ông thi đỗ và học tại trường Điện ảnh Việt Nam Sau đó, ông thi đỗ vào học khóa 2 của trường Viết văn Nguyễn Du (1982-1986) Từ đây, cái tên Y Phương được nhiều người biết đến như một cây bút đặc sắc, tài ba của văn học thiểu số nói chung và văn học Tày nói riêng Từ năm 1986, Y Phương trở về công tác tại Sở văn hóa-thông tin tỉnh Cao Bằng rồi làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Cao Bằng
Cuối những năm 90, Y Phương chuyển về sinh sống tại Hà Nội, tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam Đây là quãng thời gian ông viết khá sung sức và thăng hoa Hầu hết những sáng tác của ông đều hướng về quê hương cao Bằng và sự yêu mến, trân trọng bản sắc văn hóa Tày của dân tộc mình Y Phương mất ngày 9 tháng 2 năm 2022 tại nhà riêng ở Hà Nội, không lâu sau khi nhà thơ trải qua lần sinh nhật thứ 74 của mình Sự ra đi của Y phương là một mất mát lớn cho văn học Dân tộc thiểu số nói chung, cho văn học Tày và quê hương Cao Bằng nói riêng Gia đình và làng bản đã đón người con của làng về an nghỉ tại làng Hiếu Lễ- ngôi làng đã đi vào thơ ông như một biểu tượng của văn hóa
Cái tên Y Phương được biết đến trong giới văn chương cả nước kể từ khi ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ của tạp chí Văn nghệ Quân đội (1983-1984), trong
đó có những bài Tên làng, Nói với con đã góp phần định hình một tên tuổi Y
Trang 29Phương trong nền thơ các dân tộc thiểu số Năm 1991, ông tiếp tục nhận được giải ba cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ Tiếp đến là hàng loạt giải thưởng cho các tập thơ và trường ca, tản văn của ông: Giải A Hội đồng văn học Dân tộc Miền
núi cho tập Lời chúc (1992); Trường ca Chín tháng đoạt giải nhì cuộc thi thơ của
Bộ Quốc phòng (1994-1999) Phần thưởng cao quí nhất mà Y Phương nhận được trong hành trình sáng tác bền bỉ của ông là Giải thưởng Nhà nước (cho các tác
phẩm: Tiếng hát tháng giêng, Chín tháng Lời chúc)
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ Y Phương
Với Y Phương điều quan trọng nhất là phải biết sống và giữ gìn khuôn phép, kể cả trong thơ và đời sống thực Ông từng tâm niệm: “Cuộc đời tôi sống
và viết như tờ giấy này, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề” Y Phương trong cuộc sống đời thường và Y Phương trong thơ là một, người đọc dễ tìm thấy
ở ông một tiếng nói chung, đồng cảm Với một cách nói thật khiêm tốn, nhà thơ thổ lộ: “Những gì mình làm được đấy là của ông bà cả thôi” Văn chương với Y Phương là một trò chơi ngôn ngữ phục vụ cho chính bản thân nhà thơ và cho người đọc Ông cho rằng: “Cho đến bây giờ tôi vẫn cho văn chương là một thứ chơi Chơi cho mình thích và cho người ta thích” Tác phẩm của Y Phương gắn với chiều sâu thế giới nội tâm của ông Những vần thơ của Y Phương được khơi nguồn từ sự sống, từ cuộc đời cụ thể, những trải nghiệm của ông Khi cuộc sống đã trải qua biết bao thăng trầm thì tác phẩm của Y Phương thể hiện triết lí với nhiều trăn trở và suy ngẫm Quan niệm văn chương của ông hiện rõ điều này: “Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình”
Trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật, Y Phương luôn quan sát, chiêm nghiệm cuộc sống từ nhiều phương diện khác nhau Cuộc sống đa dạng, phong phú nhiều chiều ấy đã tác động đến tâm trạng Y Phương vì thế quan niệm về văn chương, về thơ của ông cũng phong phú, sống động và nhiều ý nghĩa Và kết tụ trong quan niệm về ngôn từ của nhà thơ “theo dòng chữ được hình thành trên cơ
Trang 30sở tự ý thức rất cao, có hạt nhân khoa học chứ không phải chỉ là những ý nghĩ cảm tính”
Từ ngàn xưa ông bà đã răn dạy “Giấy rách phải giữ lấy lề”, nguyên tắc sống và nguyên tắc cầm bút của Y Phương cũng thế Con người nhà thơ mộc mạc, giản dị trong cả đời thường Tuổi thơ của Y Phương được bao bọc bởi những câu chuyện tưởng như huyền thoại, về một người cha đầy bí ẩn của chính mình - chính cái lí lịch ấy trở thành một tì vết tạo trắc trở cho nhà thơ khi muốn hòa nhập cùng cộng đồng Nguyên tắc sống ấy đã theo suốt người lính đặc công
từ các chiến trường ở mặt trận phía nam và biên giới phía bắc cho đến khi rời quân ngũ trở thành nhà thơ thực sự Sống giữa thủ đô Hà Nội là một dịp để nhà thơ tự nhận thức về mình và dân tộc mình Ông vẫn giao tiếp với vợ con bằng tiếng Tày để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Nhà thơ cảm thấy buồn khi con em dân tộc ít người quên đi nguồn cội, quên đi bản sắc văn hóa Y Phương tâm sự:
“Cứ phải sống thẳng băng như đường mực Người làng dạy tôi như vậy - Nhất định không bao giờ quỳ gối và nói lời cong để lấy lòng mọi người” Nhiều người từng quan niệm đời chỉ sống một lần vì thế phải sống sao cho đáng sống, Y Phương cũng vậy: “Ai cũng chỉ sống một lần Nên ta tranh thủ sống Tích cực sống Nhiệt tình sống Hăm hở sống Sống như cháy đến giọt cuối cùng Sống phải đáng sống Sống không làm con bù nhìn” Ông phần nào bộc bạch quan niệm sống qua thơ:
Anh tự biết mình như chén nước
Chớ rót đầy
(Chén nước)
Quan niệm về lao động nghệ thuật của Y Phương thật nghiêm túc nhất là khi ông đã quyết định ở hẳn lại với thơ Y Phương có quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật một cách rõ ràng và có thể khẳng định “một nhà thơ có tư tưởng, có quan niệm nghệ thuật là biểu hiện của một nhà thơ lớn” Y Phương viết đều đặn
Trang 31kể từ khi bài thơ đầu tiên được đăng báo năm 1973 Y Phương viết thật lòng với những gì ông trông thấy và cảm nhận được, ông viết như đang tâm sự với bạn đọc Đôi khi đọc thơ Y Phương người đọc bắt gặp những suy nghĩ của chính mình mà nhà thơ đã nói hộ Những vần thơ Y Phương là lời nhắn nhủ, khuyên răn hãy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tày
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Nói với con)
Với Y Phương không có văn học thiểu số hay văn học đa số mà: “chỉ có tác phẩm văn học hay hoặc dở mà thôi Chỉ có nhà văn thực sự tài năng và… Tác
phẩm văn học có giá trị cao tự nó đã nói lên điều đó” Lời nói khắc cốt ghi tâm
mà nhà thơ Y Phương học được ở nhà văn bậc đàn anh Vi Hồng: “Mình là người Tày, phải hiểu biết cặn kẽ, thấu đáo và chỉ viết những gì gắn bó máu thịt với người vùng mình Tuyệt đối không vay mượn Ở đời có vay có trả, chẳng ai cho không ai cái gì bao giờ Tự làm lấy - Phận sự của nhà văn miền núi là làm sao giúp cho dân tộc mình canh chừng với kẻ ác, cái ác…Người miền núi thật thà ngây thơ nên rất dễ mắc lừa” [47] Đọc thơ Y Phương, đặc biệt những bài tản văn giới thiệu phong tục tập quán của người Tày càng thấm thía hơn quan niệm sống và viết của nhà thơ Đúng như Y Phương bộc bạch: “Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy này, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề”
Trang 32Y Phương đến với cuộc sống, với công việc sáng tạo bằng tâm hồn giàu cảm xúc và khả năng quan sát tinh tế Từ đó, nhà thơ phát hiện ý nghĩa sâu xa trong từng sự vật hiện tượng rồi truyền những cảm xúc của mình vào thế giới nội tâm của người đọc Để trở thành một nhà thơ có phong cách riêng, tạo dấu ấn trong lòng độc giả thì bản thân Y Phương đã không ngừng trau dồi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, nhân cách sống, vốn văn hóa, nghệ thuật viết… Đối tượng mà ông thực sự quan tâm chính là độc giả - mà độc giả đầu tiên lại chính là bản thân tác giả Chỉ khi tác giả cảm thấy yêu thích đứa con tinh thần của mình thì ông mới để đứa con ra tiếp xúc với bạn đọc Theo Y Phương, độc giả trình độ ngày càng cao vì thế bản thân nhà thơ phải thường xuyên trau dồi kiến thức để theo kịp độc giả, và “nhà văn nào có ý định răn dạy người đời là một sai lầm lớn” Hơn nữa, sáng tác cũng như thưởng thức nghệ thuật đều nhằm thỏa mãn nhu cầu được giao tiếp
Hồn thơ Y Phương là sự kết tinh từ khả năng nghệ thuật thiên phú, từ một quá trình lao động nghệ thuật đã trở thành lẽ sống, từ vốn văn học sâu rộng được khơi nguồn bởi văn học Tày đặc sắc Và như một bình rượu ngon càng để lâu ngày càng ngấm thời gian, càng trở nên tinh khiết thì thơ Y Phương cũng vậy
Trang 33Tiểu kết chương 1
Đề tài quê hương là một trong những đề tài quen thuộc của các nhà văn Quê hương Cao Bằng-chiếc nôi của cách mạng, đã được khắc họa một cách chân thực và sinh động trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn, đặc biệt là các nhà văn hiện đại
Y Phương là một nhà thơ tiêu biểu cho thơ ca dân tộc Tày thời kì hiện đại Ông cũng là một nhà thơ quen thuộc với bạn đọc cả nước Sinh ra và gắn bó với mảnh đất Cao Bằng lịch sử Y Phương đã dành trọn cuộc đời mình để viết về quê hương Cao Bằng Ông quan niệm viết văn là để trả món nợ tinh thần cho dân tộc mình, đồng bào mình Những sáng tác của Y Phương, cả thơ và tản văn, chủ yếu xoay quanh thiên nhiên, con người và cuộc sống của đồng bào Tày Cao Bằng quê ông Có thể nói, Cao Bằng đã nuôi dưỡng tâm hồn và là nguồn cảm hứng vô tận trong các sáng tác của Y Phương
Trang 34
Chương 2 DẤU ẤN QUÊ HƯƠNG CAO BẰNG TRONG SÁNG TÁC CỦA
Y PHƯƠNG
2.1 Quê hương Cao Bằng- một vùng đất giàu bản sắc văn hóa
Trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn Cao Bằng luôn ngời lên niềm tự hào về một vùng đất giàu bản sắc văn hóa Niềm tự hào ấy thể hiện khi họ nghĩ,
họ viết một cách đầy trân trọng về những phong tục, tập quán, những nét đẹp truyền thống của quê hương mình, dân tộc mình
Đó là một bức tranh quê hương đẹp như cổ tích, với lễ hội tưng bừng, với
cuộc sống lao động và sinh hoạt ấm áp, tươi vui: Áo chàm thơm lại đi hội Lồng tồng/Ngả nghiêng uống cạn ánh trăng/Rừng ướt sương mềm lai láng/Say buổi săn hươu cái đèn ló trên đầu như sao sáng/Nụ cười toả nắng/Sao đầu sàn nhấp nháy thắp từng đôi/Tiếng cối nước thì thùm/Vẫn còn mãi đấy thôi/Khung cửi thuở nào em dệt/Câu lượn ngày xưa mẹ hát/Tiếng cười ai khúc khích trong lùm
mơ hoa trắng rơi đầy (Nước hồ mãi trong xanh - Nông Thị Ngọc Hoà)
Thân sinh của cậu bé Vĩnh Sước là một người thầy Tào, chữa bệnh cho nhiều người, thông thạo cả chữ Nôm, chữ Tày Đối với một bản làng dân tộc ít người, thầy Tào có vị trí cực kì quan trọng! Đó không chỉ là hiện thân của một người có khả năng xua đi những đau khổ muộn phiền trong cuộc sống vật chất, xua đuổi tà ma bệnh tật… mà còn là chỗ dựa tinh thần cho con người trong nhung giây phút yếu mềm nhất Ông cụ có tài sáng tác được các bài văn than (bài khóc người chết), có khả năng vẽ bùa lên cái nón lá (kiểu nón tu lờ) của các nhà sư) Ước mơ của cậu bé Sước khi ấy là học được những phép thuật của cha, học được những bài thuốc của cha…để mai này lớn lên theo nghiệp cha làm thầy mo, chữa bệnh…
Ông cụ tôn trọng thiên hướng bẩm sinh và bài học đầu tiên là dạy con là
cách xử thế nhân văn: Không bao giờ quỳ gối và nói lời cong/Con phải sống thẳng băng như đường mực
Trang 35Tuổi thơ của Hứa Vĩnh Sước được bao bọc trong những câu chuyện tưởng như huyền thoại về một người cha đầy bí ẩn của chính mình Suốt tuổi thơ ròng
rã, người cha cũng chính là người thầy đã dạy Y Phương học tất cả những gì mà ông có được: những bài cúng, những bài than, học chữ Nhờ được cha truyền dạy, Y Phương đã viết thông thạo Nôm và Tày và hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Tày Từ đó giúp cho ông yêu thương, gắn bó trân trọng vẻ đẹp văn hóa quê hương
và tha thiết, tự hào với truyền thống văn hóa Tày, với quê hương Trùng Khánh thơ mộng
Bên cạnh đó, người mẹ của ông cũng chính là động lực trong sự nghiệp sáng tác của ông Mẹ ông là bà Nông Thọ Lộc- một phụ nữ đảm đang tài hoa
và hết lòng vì chồng vì con Bà luôn khích lệ con trai lòng can đảm, ý chí
phấn đấu vươn lên, quý trọng tinh thần tự chủ: "Tốc đin rà mạ tấc Tốc đin than mạ mè" (tạm dịch: Sống tại đất mình thành ngựa đực Sống ở nơi người
là ngựa cái) Bà luôn răn dạy ông: “Hãy giữ mình như giữ lửaCứ ngồi Đừng sợ bóng người cong”
-Gia đình, dòng họ với hình ảnh người cha, người mẹ, người ông đã trở thành mạch nguồn cảm hứng trong sáng tác của Y Phương
Gia đình chính là một trong những mạch nguồn cảm hứng sáng tác thơ Y Phương Gia đình không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị của nguồn cội, còn là biểu hiện cụ thể nhất của những nét văn hóa giàu tính bản sắc
Trong sáng tác của Y Phương nói riêng và những nhà thơ, nhà văn Cao Bằng nói chung, ta bắt gặp rất nhiều những cung bậc tình yêu Từ tình yêu gia đình, quê hương đến tình yêu lứa đôi Đó là một thứ tình yêu vừa giản dị, thiêng liêng, vừa trường tồn theo năm tháng
Tình yêu với gia đình, đối với ông vô cùng giản dị Ông yêu tất cả những
gì thuộc về cha, về mẹ Mẹ ông là một trong những người đã truyền lại cho ông ngọn lửa dân tộc Tày Chính vì thế chất Tày trong ông không bao giờ mất đi mà trái lại ngày một đầy lên
Trang 36Những giấc mơ ban đêm
Những giấc mơ ban ngày
Làm xô lệch cuộc đời
Nghiêng ngả người con
Con gái bé bỏng trong vòng tay yêu thương của mẹ
Mẹ bé bỏng trong vòng tay yêu thương của bà
Bà bé bỏng trong vòng tay yêu thương trời đất
Trời đất bé bỏng vòng quanh yêu thương nhau
(Bé bỏng yêu thương)
Khi con người ta yêu thương nhau, bao bọc, che chở lẫn nhau sẽ tạo nên một sức mạnh tinh thần to lớn Dù ta có trưởng thành, ta vẫn sẽ là đứa con bé bỏng của mẹ Mẹ lại trở nên bé bỏng trong vòng tay của bà Bà trở nên bé bỏng trong chính tình yêu của quê hương Tình yêu gia đình đối với Y Phương chính
là cái gốc gác cơ bản nhất để tạo nên cây cổ thụ của mỗi người Gia đình chính
là nơi luôn tồn tại một tình yêu mãnh liệt mà bền bỉ nhất
Bên cạnh người mẹ luôn dạy ông Hãy giữ mình như giữ lửaCứ ngồi Đừng sợ bóng người cong thì hình ảnh người cha chính là nguồn động lực để ông
-sáng tác Người cha ấy dạy cho ông tất cả những nét văn hóa Tày mà ông cụ đã có
Trang 37Sự tiếp nối lưu truyền văn hóa Tày đã được Y Phương thấm nhuần vào trong từng câu chữ Đối với ông , người cha chính là người thầy của cuộc đời ông Ông dành cho người cha những câu chữ dung dị, đầy ắp tình yêu thương:
Cha ơi
Con đón cha về đây
Cha ngồi chiếc ghế êm này
Để cho con được bón từng thìa cơm
Múc từng thìa canh
Bón canh rau âu ngày xưa cha thích
Thế nhưng thẳm sâu trong tình cảm trân trọng đối với người cha, còn là những cảm xúc buồn, tủi, tiếc nuối một thời bên cha Bởi vì người cha ấy đã rời
xa cuộc đời ông:
“Ồ Nhưng mà Cơm đã nguội Canh đã lạnh
Chữ hiền như người cày
Chữ lành như người bừa
Chữ như bùa yêu con đeo trước ngực
Cha ơi cha
Có phải đây là thời khắc
Cuộc đời con sang trang”
(Lửa chữ)
Trang 38Cùng cảm xúc với những nuối tiếc, nhớ nhung về người cha của mình Ông còn trải lòng mình về những cảm xúc với người mẹ Khi không còn mẹ, ông dường như thấy mình trở thành một ông già nhỏ bé, muốn trở lại trong vòng tay ấm áp của mẹ như ngày xưa, tất cả những buồn tủi, nhớ nhung đã được ông viết :
Chiều Đắp chăn kín cổ Chim về với tổ
Cá về với hang Mây về với trời Người về với mẹ
Ta không còn mẹ Biết là về đâu Chiều sập xuống rồi
Có ông già mồ côi Sửa soạn lá Rải Nằm
Thương mẹ không nguôi Nhớ mẹ không ngoai Ông già mớ
Ơi mẹ !
Mẹ ơi !
Mẹ ở đâu
Về đón con với ! Một luồng gió ấm trườn qua Ông già dụi hai mắt khóc
Trang 39Nhớ về người mẹ, ông luôn tự hào khi được mẹ truyền cho những giá trị văn hóa, giúp ông giữ được chất Tày trong người Tình yêu của ông với mẹ luôn dung dị, gắn bó máu thịt, lan tỏa trong con người ông, sống cùng ông :
Không bằng cho con nụ cười
Con sẽ mang trong người
Đi suốt cuộc đời
Mẹ ơi
Mẹ cho con nụ cười
Như bầu trời con thở
Mẹ cho con nụ cười
Như đất này con ở
Mẹ cho con tất cả
Sao nỗi buồn khư khư mẹ giữ
Con hiểu rồi
Trang 40Sau tất cả những chiêm nghiệm về cuộc đời mình, về tình yêu đối với gia đình, từ những cung bậc cảm xúc trầm lắng, nhẹ nhàng tâm sự, ông đã cất lên niềm tự hào của mình khi được sinh ra trong một gia đình “làng Hiếu Lễ” giàu truyền thống văn hóa:
Trời sinh nắng mưa
Đất sinh ngô lúa
Sự tiếp nối các thế hệ chính là sự tiếp nối tình yêu vĩnh hằng trong trái tim con người Đó chính là triết lí mà Y Phương muốn gửi gắm qua chùm hình ảnh tượng trưng mang kích thước và sắc màu kì vĩ: cha mẹ như mặt trời với bầu trời Khi mặt trời lặn vào bóng tối thì các con như những vì sao sẽ bắt đầu hành trình sống và yêu của mình Bởi các vì sao đã nhận sự trao gửi ánh sáng từ mặt trời và bầu trời, để tạo ra một hành trình vĩnh cửu không bao giờ đứt quãng:
Không thể nhớ đời mình qua bao nhiêu con sông
Bao nhiêu con đường