Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THU TRANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA DẠY HỌC SỬ THI DÂN GIAN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THU TRANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA DẠY HỌC SỬ THI DÂN GIAN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THU TRANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA DẠY HỌC SỬ THI DÂN GIAN VIỆT NAM Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số: 8 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Ngọc THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 25% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2023 Học viên (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thu Trang i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc sỹ, tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Ban Giám hiệu trường THPT số 1 TP Lào Cai, bạn bè, người thân và đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của TS Trần Thị Ngọc - cô giáo trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Tôi gửi lời cảm ơn, bày tỏ lòng trân quý đến thầy cô, bạn bè, người thân, đồng nghiệp và đặc biệt xin được bày tỏ lòng kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Ngọc đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Thu Trang ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU v MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5 Phương pháp nghiên cứu 8 6 Giả thuyết khoa học 9 7 Cấu trúc đề tài 9 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 10 1.1 Cơ sở lí luận 10 1.1.1 Văn bản văn học 10 1.1.2 Sử thi dân gian Việt Nam 13 1.1.3 Dạy học phát triển năng lực 17 1.1.4 Năng lực đọc hiểu văn bản văn học 19 1.1.5 Đặc điểm tâm lí, lứa tuổi của học sinh lớp 10 khi học sử thi dân gian Việt Nam 21 1.2 Cơ sở thực tiễn 22 1.2.1 Nội dung dạy học đọc hiểu sử thi dân gian Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 22 1.2.2 Thực trạng việc dạy học đọc hiểu sử thi dân gian Việt Nam cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông hiện nay 26 Tiểu kết chương 1 33 iii Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU SỬ THI DÂN GIAN VIỆT NAM CHO HỌC SINH LỚP 10 34 2.1 Yêu cầu đối với hoạt động phát triển năng lực đọc hiểu sử thi dân gian Việt Nam cho học sinh lớp 10 34 2.1.1 Phù hợp với các định hướng dạy học của chương trình giáo dục phổ thông 2018 34 2.1.2 Chú trọng những đặc trưng riêng của thể loại sử thi và văn bản văn học 35 2.1.3 Tích hợp trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản sử thi 37 2.1.4 Đảm báo tính hệ thống, phù hợp với từng bài học cụ thể 38 2.2 Một số biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu sử thi dân gian cho học sinh lớp 10 39 2.2.1 Vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy đọc hiểu nhằm phát triển năng lực đọc hiểu sử thi dân gian cho học sinh 39 2.2.2 Sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu sử thi theo hướng phát triển năng lực 44 2.2.3 Sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu sử thi 50 2.2.4 Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực đọc hiểu sử thi dân gian 54 2.2.5 Định hướng chung cho việc tổ chức hoạt động dạy học phát triển năng lực đọc hiểu sử thi dân gian Việt Nam cho HS lớp 10 56 Tiểu kết chương 2 59 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 60 3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 60 3.1.1 Mục đích thực nghiệm 60 3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm 60 3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 60 3.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 61 3.3.1 Nội dung thực nghiệm 61 3.3.2 Phương pháp thực nghiệm 61 iv 3.3.3 Thiết kế bài dạy thực nghiệm 61 3.3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 82 Tiểu kết chương 3 87 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Từ, cụm từ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 4 SGK Sách giáo khoa 5 TP Thành phố 3 THPT Trung học phổ thông iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1 Kết quả trưng cầu ý kiến HS 26 Bảng 1.2 Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên 28 Bảng 3.1 Kết quả làm bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu sử thi 82 Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả khảo sát học sinh sau giờ học sử thi dân gian 83 Biểu đồ 3.1: Mô tả kết quả xếp loại của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng 83 v MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Với hầu hết các nước trên thế giới, đọc hiểu vốn là một trong những nội dung quan trọng trong nhà trường phổ thông Năng lực đọc hiểu văn bản được coi là năng lực công cụ và dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho người đọc Trong học tập, đọc hiểu là một kỹ năng cốt lõi Khả năng đọc hiểu tốt giúp người học tiếp thu, nắm bắt kiến thức và ý nghĩa của các tài liệu, sách giáo trình và bài giảng Đặc biệt đọc hiểu tốt con giúp người học nắm vững kiến thức, phân tích, tổ chức và áp dụng thông tin vào các bài tập và bài thực hành Khi đọc hiểu tốt, người học, người đọc có thể nghiên cứu và khám phá sâu hơn về các lĩnh vực, vấn đề hoặc chủ đề quan tâm Việc đọc hiểu tài liệu nghiên cứu, báo cáo khoa học, sách chuyên ngành giúp người đọc làm việc với thông tin phức tạp và phát triển kiến thức chuyên môn Năng lực đọc hiểu tốt cung cấp cho người học khả năng hiểu và phản hồi một cách chính xác và chính xác Khi đọc và hiểu thông tin một cách hiệu quả, người đọc có thể truyền đạt ý kiến, ý tưởng và thông tin một cách rõ ràng và súc tích Điều này làm tăng khả năng giao tiếp hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng lực đọc hiểu tốt giúp phát triển khả năng lập luận và tư duy phản biện Khi đọc các tài liệu, người đọc cần phân tích, đánh giá và suy luận từ các thông tin có sẵn Việc đọc hiểu tốt giúp người học nhận biết và đánh giá các quan điểm khác nhau, phân tích logic và hợp lý của các luận điểm, và xây dựng lập luận và tư duy phản biện mạnh nhẽ Đọc hiểu tốt không chỉ nâng cao kiến thức mà còn mở rộng tầm hiểu biết và nhận thức trong việc tiếp cận môn Ngữ văn Khi đọc các tác phẩm văn học, người học có thể trải nghiệm các câu chuyện, tư duy và cảm nhận của tác giả Điều này giúp HS phát triển khả năng nhạy bén văn hóa và khả năng nghệ thuật Vai trò của năng lực này trong thời kì hiện nay lại càng cần thiết hơn bao giờ hết Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin 4.0, đọc hiểu tốt sẽ giúp người học hiểu và sử dụng thông tin một cách 1