1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động thủy lực cho cabin máy xây dựng

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động thủy lực cho cabin máy xây dựng
Tác giả Trần Thắng Quyết
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Văn Quỳnh, Th.S. Nguyễn Thị Hoa
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,45 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (15)
    • 1.1. Tình hình phát triển máy xây dựng tại thị trường Việt Nam (15)
    • 1.2. Phân tích dao động của máy xây dựng (16)
    • 1.3. Đệm cách dao động cabin máy xây dựng (18)
      • 1.3.1. Đệm cách dao động cao su (18)
      • 1.3.2. Đệm cách dao động cao su và thủy lực (19)
      • 1.3.3. Đệm cánh dao động bán chủ động (20)
      • 1.3.4. Đệm cánh dao động chủ động (21)
    • 1.4. Phân tích hệ thống đệm cách dao động cabin trên một số máy xây dựng20 1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài (22)
      • 1.5.1. Đối với nhà nghiên cứu Việt Nam (24)
      • 1.5.2. Đối với nhà nghiên cứu trên thế giới (26)
    • 1.6. Các chỉ tiêu đánh giá độ êm dịu (27)
      • 1.6.1. Tần số và gia tốc dao động (28)
      • 1.6.2. Chỉ tiêu về độ êm dịu được Hiệp hội kỹ sư Đức VDI (28)
      • 1.6.3. Đánh giá độ êm dịu theo tiêu chuẩn ISO (32)
    • 1.7. Mục tiêu, ý nghĩa, đối tượng và phương pháp nghiên cứu (33)
    • 1.8. Kết luận chương 1 (35)
  • CHƯƠNG 2 (36)
    • 2.1. Mô hình dao động tương đương của máy xây dựng (36)
      • 2.1.1. Các giả thiết tương đương (36)
      • 2.1.2. Mô hình dao động tương đương (37)
      • 2.1.3. Phân tích động lực học toàn xe (39)
      • 2.1.4. Kích thích mặt đường trường hợp xe di chuyển đến công trường (41)
    • 2.2. Phân tích động lực học các đệm cách dao động thủy lực (45)
    • 2.3. Kết luận chương 2 (49)
  • CHƯƠNG 3 (50)
    • 3.1. Mô phỏng (50)
    • 3.2. Kết quả mô phỏng (53)
    • 3.3. Phân tích hiệu của 2 loại hệ thống đệm thủy lực (HCMs) trên miền thời (56)
    • 3.4. Phân tích hiệu của 2 loại hệ thống đệm thủy lực (HCMs) dưới điều kiện (62)
    • 3.5. Kết luận chương 3 (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (72)
  • PHỤ LỤC (75)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TRẦN THẮNG QUYẾT NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG ĐỆM CÁCH DAO ĐỘNG THỦY LỰC CHO CABIN MÁY XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Trang 2 TRƯỜNG

Tình hình phát triển máy xây dựng tại thị trường Việt Nam

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua tương đối ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc (tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 tăng 7,02%, vượt mục tiêu đề ra 6,6% đến 6,8%.)

Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị đã được quan tâm đầu tư, tới nay đã một phần đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại về kinh tế – xã hội Tuy nhiên, hai năm 2020 và 2021 thị trường cũng bị ảnh hưởng nhất định do tác động của đại dịch Covid-19 Năm 2020 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành xây dựng và ảnh hưởng tới giá máy xây dựng Theo khảo sát của trang đánh giá uy tín - Vietnam Report cho thấy phần lớn doanh nghiệp cho rằng năm 2020 kinh doanh sẽ khó khăn hơn (73,9%), chỉ có 13,0% doanh nghiệp lạc quan kỳ vọng ngành XD-VLXD sẽ tăng trưởng hơn so với năm trước, 4,3% cho rằng ngành XD-VLXD sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định như năm 2019 Đáng chú ý, khoảng 8,7% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng thị trường sẽ “trầm lắng” trong 6 tháng đầu năm và sẽ trở lại sôi động trong 6 tháng cuối năm sau khi dịch COVID-19 kết thúc, và các gói kích cầu của Chính phủ bắt đầu có hiệu quả Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê thực hiện trong quý I/2020 chỉ ra rằng có đến 47,5% số doanh nghiệp kinh doanh khó khăn hơn, 33,7% số doanh nghiệp giữ được ổn định và 18,8% số doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn

Tuy nhiên, đại dịch qua đi, ngành xây dựng sẽ khởi động chở lại Vì vậy, việc cơ giới hóa và tự động hóa trong lĩnh vực xây dựng là một khâu không thể thiếu được trong quá trình phát triển quốc gia Nó quyết định việc tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm nhẹ sức lao động chân tay và trí óc cho người lao động Đồng thời góp phần rất quan trọng vào việc rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình vào khai thác sử dụng, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng và tính thẩm mỹ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân Để thực hiện các công trình xây dựng, không thể thiếu được các máy xây dựng Trên thế giới đã chế tạo được những thiết bị chuyên dùng trong xây dựng các công trình như: xây dựng nhà cao tầng, nhà công nghiệp, dân dụng, xây dựng cầu đường, xây dựng các nhà máy thủy điện… Các thiết bị xây dựng ngày càng được hiện đại hóa

Hiện nay, máy xây dựng ngoài các yêu cầu về hiệu suất công việc, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường… thì vấn đề đảm bảo tiện nghi hoạt động của con người cho người lao động, đảm bảo sức khỏe cho người vận hành máy xây dựng giảm thiểu các bệnh nghề nghiệp đã và đang được các nhà nghiên cứu khoa học tập trung nghiên cứu, phát triển.

Phân tích dao động của máy xây dựng

Máy xây dựng luôn làm việc trong môi trường khắc nhiệt, thiết bị di chuyển của máy luôn tiếp xúc mặt đường off-road và biến dạng Mặt khác, giữa cầu xe và khung xe thường không liên kết đàn hồi thông qua hệ thống treo Do đó, các nguồn dao động truyền lên người điều khiển máy chủ yếu thông qua cabin và ghế ngồi Hình 1.1 thể hiện Cabin và người điều khiển xe công trình

Hình 1.1 Cabin và người điều khiển xe công trình

Nguồn sinh ra dao động của máy xây dựng truyền lên cabin người điều khiển chủ yếu từ mặt đường, động cơ và cơ cấu cấp hành của máy

Người điều khiển tiếp xúc nguồn dao động thông qua ghế ngồi, tay và chân vận hành máy Hình 1.2 thể hiện các vị trí tiếp xúc dao động của người điều khiển trên máy xây dựng

Từ kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người mẫn cảm với dải tần số 2-

8 Hz đối với phương đứng và 1-2 Hz đối với phương ngang Để nâng cao độ êm dịu cabin và giảm các tác động xấu gây ra đối với người điều khiển máy xây dựng, các giải pháp kết cấu của đệm cách dao động cabin máy xây dựng sẽ tiếp tục trình bày phần dưới đây

Hình 1.2 Các vị trí tiếp xúc dao động và cảm biến đo dao động của người điều khiển

Đệm cách dao động cabin máy xây dựng

Đệm cách dao động có vai trò cách ly nguồn dao động, lịch sử phát triển đệm cách dao động được áp dụng hệ thống đệm cách dao động động cơ đốt trong (Mounting Sytem) được thể hiện trên hình 1.3 Đệm cách dao động cabin của máy xây dựng cũng có lịch sử hoàn thiện kết cấu tương tự như hệ thống đệm cách dao động động cơ đốt trong Đặc tính kết cấu đệm cách dao động cabin của máy xây dựng tiếp tục được phân tích dưới dây

1.3.1 Đệm cách dao động cao su Đệm cách dao động cao su được áp dụng rất sớm, với các đặc tính vượt trội giảm dao động ở tần số kích thích cao và giảm ồn Đặc điểm kết cấu gồm cáo đề đệm bằng thép hợp kim và cao su Kết cấu đệm cao su cabin máy công trình được thể hiện hình 1.4

+ Kết cấu đơn giản và dễ chế tạo;

+ Giảm hiệu quả được tiếng ồn và dao động khi tần số kích thích cao;

* Nhược điểm: hệ số cản của đệm nhỏ vì hệ số nội ma sát của cao su nhỏ

Chính vì vậy, nó khó giảm được dao động kích thích tần số thấp Chính vì nhược điểm này các nhà nghiên cứu đã đề xuất đệm cách dao động cabin kết hợp cao su và thủy lực sẽ tiếp tục được trình bày dưới đây

Hình 1.3 Lịch sử phát triển hệ thống đệm cách dao động

Hình 1.4 Kết cấu đệm cao su cabin máy công trình 1.3.2 Đệm cách dao động cao su và thủy lực Để tăng hiệu quả đệm cách dao động cabin khi tần số kích thích dao động ở dải tần số thấp, các nhà nghiên cứu và thiết kế đã kết hợp đệm cách dao động cao su với thủy lực Kết cấu đệm cách dao động cao su kết hợp thủy lực được thể hiện hình 1.5 Đệm cách dao động cao su, lò xo vàthủy lực cabin được thể hiện trên hình 1.6

Hình 1.5 Đệm cách dao động cao su thủy lực cabin

* Ưu điểm: Giảm hiệu quả được dao động khi tần số kích thích thấp do nâng cao giá trị hệ số cản của đệm

+ Mặc dù đã cải thiện đáng kế đặc tính cản của hệ thống so với hệ thông cao su thuần túy sử dụng ma sát sinh ra hệ số cản, tuy nhiên đây vẫn là đệm bị động Chính vì vậy, nhược điểm này các nhà nghiên cứu đã đề xuất đệm cách cabin cao su và thủy lực có điều khiển hệ số cản thủy lực sẽ tiếp tục được trình bày dưới đây

1.3.3 Đệm cánh dao động bán chủ động

Xu hướng phát triển hệ thống đệm cách dao động dao động cao thủy lực bán chủ động cabin xe công trình được thể hiện trên hình 1.7 Để điều khiển thông minh hệ số cản của hệ thống đệm cách dao động của động cơ, hiện nay nhà nghiên cứu và nhà thiết kế đã đưa ra nhiều lý thuyết điều khiển khác nhau nhằm điều khiển hệ số cản phù hợp với các điều kiện làm việc của máy công trình

* Ưu điểm: Giảm được dao động với mọi điều kiện làm việc khác nhau do điều khiển giá trị hệ số cản của hệ thống treo (đệm cách dao động) một cách tiện nghi

+ Kết cấu phức tạp và giá thành đắt;

+ Mặc dù giảm đáng kể dao động cũng như tiếng ồn của động cơ đốt trong gây ra, tuy nhiên vẫn chưa điều khiển được độ cứng của hệ thống Chính vì vậy hệ thống đệm cách dao động điện từ ra đời sẽ tiếp tiếp tục được trình bày dưới đây

Hình 1.6 Đệm cách dao động cao su, lò xo vàthủy lực cabin

1.3.4 Đệm cánh dao động chủ động

Xu hướng phát triển và hoàn thiện đệm cách dao động dao động chủ động cabin Để điều khiển thông minh cả hai thông số độ cứng và hệ số cản của đệm cách dao động của cabin với các điều kiện làm việc của xe, kết cấu đệm cách dao động điện từ ra đời, một đệm cách dao đông cao điện từ chủ động được thể hiện trên hình 1.8

* Ưu điểm: Giảm được dao động với mọi điều kiện làm việc khác nhau do điều khiển giá trị cả giá trị độ cứng và hệ số cản của đệm một cách tiện nghi theo chế độ làm việc Do vậy, đệm cách dao động chủ động điện điện từ có ưu điểm hơn đệm cách dao động cao thủy lực bán chủ động

+ Kết cấu phức tạp và giá thành đắt;

+ Giảm dao động cũng như tiếng ồn gây ra tốt hơn đệm cách dao động bán chủ động

Hình 1.7 Đệm cách dao động bán chủ động MR của cabin

Hình 1.8 Đệm cách dao động điện từ chủ động

Phân tích hệ thống đệm cách dao động cabin trên một số máy xây dựng20 1.5 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

Bố trí các hệ thống đệm cách dao động cho động cơ, cabin,… của máy múc và máy ủy được thể hiện trên Hình 1.9

Bố trí hệ thống đệm cách dao động cabin xe lu rung bánh đơn và mô hình dao động không gian được thể hiện trên Hình 1.10 Bố trí hệ thống đệm cách dao động cabin máy xúc lật được thể hiện trên Hình 1.11 Bố trí hệ thống đệm cách dao động cabin xe lu rung bánh kép được thể hiện trên Hình 1.12 Hệ thống đệm cách dao động cabin máy xây dựng được phát triển từ hệ thống đệm cao su thuần túy, hệ thống đệm cao su thủy lực, khí nén và hệ thống đệm cách dao động bán chủ động và chủ động như đã phân tích ở phần trên Hầu hết các loại máy xây dựng không trang bị hệ thống treo nối cầu xe và khung xe, do vậy hệ thống đệm cách dao động cabin của máy có vai trò quan trọng nhằm giảm ảnh hưởng xấu của dao động truyền thân người điều khiển Hiện nay, để nâng cao độ êm dịu của máy xây dựng, các nhà thiết kế và nghiên cứu tập trung cải tiến hệ thống đệm cách dao động cabin và hệ thống treo của ghế ngồi người điều khiển theo hướng tích cực Xu hướng phát triển là tăng hệ số cản và điều khiển đặc tính của đệm cách dao động theo hướng bán chủ động và chủ động Tuy nhiên, giá thành của các hệ thống đệm bán chủ động và chủ động cao so với hệ thống đệm cách dao động bị động, hệ thống đệm cách dao động thủy lực đáp ứng được điều kiện khai thác của máy xây dựng khi nó làm việc môi trường khắc nhiệt

Hình 1.9 Bố trí đệm cách dao động máy múc và ủi

Hình 1.10 Bố trí hệ thống đệm cách dao động cabin xe lu rung bánh đơn và mô hình dao động không gian[29]

Hình 1.11 Hệ thống đệm cách dao động máy xúc lật

Hình 1.12 Hệ thống đệm cách dao động cabin xe lu rung bánh kép 1.5 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

Theo thống kê các báo cáo, tài liệu khoa học công bố nghiên cứu về lĩnh vực nghiên cứu ta có các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

1.5.1 Đối với nhà nghiên cứu Việt Nam Đối với Việt Nam theo thống kê của các công bộ khoa học, thì độ êm dịu cabin xe ô tô nói chung và cabin máy xây dựng nói riêng đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên các nghiên cứu về máy xây dựng đang còn hạn chế, đây vẫn đang là hướng nghiên cứu mở cho các nhà khoa học

Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu của nhà khoa học trong nước những năm gần đây:

Công trình nghiên cứu của Lê Văn Quỳnh và các công sự[17] đề xuất một phương án thiết kế và tối ưu thống đệm cách dao động phụ cho cabin xe lu rung bánh đơn sử dụng mô hình và phương pháp CAE

Công trình nghiên cứu Lê Văn Quỳnh và Nguyễn Khắc Tuân[7] đề xuất được một phương pháp thí nghiệm đáng giá độ êm dịu của xe lu rung bánh đơn Độ êm dịu hoạt động của xe lu rung được đo thông qua tín hiệu gia tốc khi xe hoạt động ở các điều kiện khác nhau Kết quả đo được phân tích dựa vào tiêu chuẩn ISO 2631-1(1997) và kết quả này cơ sở về mặt thực nghiệm cho việc thiết kế tối ưu hệ thống đệm cách dao động cabin xe lu rung Phân tích kết quả đo dao động theo miền tần số và hiệu quả giảm dao động của cabin thông qua hệ số truyền dao động đệm cách dao động cabin[9]

Công trình nghiên cứu Lê Văn Quỳnh và Nguyễn Khắc Tuân[8]đã đề xuất một mô hình dao động không gian toàn xe của xe lu rung bánh đơn để nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống cách dao động cao su cabin xe lu rung đến độ êm dịu khi xe hoạt động ở các điều kiện khác nhau Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được ảnh hưởng của hệ thống đệm cách dao động cao su cabin đến độ êm dịu của người điều khiển và đề xuật được bộ thống số tối ứu cho đệm cách cabin xe lu rung bánh đơn

Công trình nghiên cứu Lê Văn Quỳnh và cộng sự[13] đã xây dựng được một mô hình động lực học phi tuyến của toàn bộ xe dựa vào sự tương tác giữa bánh xe và mặt nền Kết quả phân tích được ảnh hưởng điều kiện hoạt động và thông số các hệ thống đệm cách dao động của xe lu rung bánh đơn đến độ êm dịu dựa vào tiêu chuẩn ISO 2631: 1997 (E), ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đến sức khoẻ con người để đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện đường khác nhau, điều kiện hoạt động và tốc độ xe trên người lái xe

Công trình Bùi Văn Cường[10, 11] trong đề tài NCKH của mình, tác giả tối ưu thông số đệm cách dao động cabin cho xe lu rung bằng phương pháp rằng buộc, tối ưu hàm đa mục tiêu nhằm đảm bảo giảm thiểu tác hại xấu của dao động đến sức chịu đựng của con người

Công trình nghiên cứu Lê Văn Quỳnh và cộng sự[14] đã xây dựng được mô hình động lực học phi tuyến của toàn bộ xe dựa vào sự tương tác giữa bánh xe và mặt nền Từ đó, các thông số thiết kế của hệ thống đệm cách dao động cabin xe lu rung bánh đơn được tiến hành tối ưu theo các giải thuật di truyền đa mục tiêu (Multi-Objective Genetic Algorithm)

Công trình nghiên cứu Lê Văn Quỳnh [16] đã xây dựng được một phương pháp đo dao động cabin và kết quả đo được đã làm căn cứ kiểm chứng tính đúng đặt của mô hình toán cabin xe lu rung bánh đơn

Công trình nghiên cứu Nguyễn Văn Liêm và các cộng sự[18] đề xuất ba loại đệm cách dao động cao su, khí nén và cao su thủy lực để phân tích hiệu quả ba loại đệm này đến độ êm dịu của cabin sử dụng mô hình động lực học phi tuyến toàn xe lu rung bánh đơn

Công trình nghiên cứu Nguyễn Văn Liêm và các cộng sự[19] đề xuất phương pháp điều khiển bán chủ động đệm cách dao động cao su thủy lực để nâng cao độ êm dịu của cabin sử dụng mô hình động lực học phi tuyến toàn xe lu rung bánh đơn

Công trình nghiên cứu của tác giả Trần Văn Tấn[12] trong đề tài NCKH tác giả đã xây dựng mô hình dao động của xe để khảo sát các thông số của đệm cách dao động bán tích cực cabin xe lu rung bánh đơn Xây dựng điều khiển tích cực thông số hệ số cản cho hệ thống đệm cách dao động cabin xe lu rung theo quan điểm nâng cao độ êm dịu cho người điều khiển khi xe hoạt động

Theo thống kê ở trên các công trình nghiên cứu trong nước vẫn còn khiêm tốn về lĩnh vực nghiên cứu giảm các tác động xấu của dao động máy công trình Kết quả nghiên cứu chủ yếu được công bố của nhóm đề tài Chính vì vậy, xây dựng mô hình, mô phỏng và phân tích hiệu quả của động đệm cách dao động cabin máy xây dựng theo hướng nâng cao êm dịu và hoàn thiện thiết kế hệ thống đệm cách dao động cabin cho máy xây dựng là một đề tài mở cho các nhà nghiên cứu

1.5.2 Đối với nhà nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay, các nhà nghiên cứu và thiết kế máy xây dựng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả làm việc các cơ cấu chấp hành và nâng cao tính tiện nghi của cabin của người điều khiển Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích dao động và điều khiển hệ thống đệm cách dao động Đối với nghiên cứu hiệu quả các hệ thống đệm cách đến độ êm dịu hoạt động của cabin cũng như người điều khiển, Công trình nghiên cứu của Sun Xiaojuan và Zhang Jian run[15] đã đề xuất một hệ thống treo cao su thủy lực cho cabin máy xây dựng và đánh giá hiệu quả của hệ thống đệm cao su thủy lực so với hệ thống đệm cao su sử dụng mô hình động lực học cabin của máy xây dựng 6 bậc tự do Công trình như công trình nghiên cứu Ario Kordestani và các cộng sự [20] đưa ra mô hình không gian của xe lu rung bánh đơn với 12 bậc tự, mô hình bao gồm hệ thống treo ghế ngồi người điều khiển, hệ thống đệm cách dao động cabin, hệ thống đệm cách dao động bánh lu và lốp xe Một thí nghiệm đo dao động toàn xe được tiến hành trên nền đàn hồi dẻo Kết quả thí nghiệm được sử dụng để kiểm chứng tính đúng đắn của mô hình động lực học xe lu rung bánh đơn Từ đó tác giả tiến hành phân tích ảnh hưởng của thông số hệ thống treo và đệm cách dao động đến độ êm dịu hoạt động của xe thông qua tiêu chuẩn ISO 2631-1 (1997) về ảnh hưởng của dao động đến sức khỏe con người

Các chỉ tiêu đánh giá độ êm dịu

Các phương tiện giao thông nói chung và máy xây dựng nói riêng khi hoạt động sẽ sinh ra các dao động truyền lên cabin người điều khiển, hành khách cũng như hàng hóa Những dao động này dưới dạng sóng cơ học được truyền trực tiếp lên con người làm cho cả cơ thể hoặc từng bộ phận của cơ thể dao động theo Hiện nay có nhiều chỉ tiêu đánh giá dộ êm dịu chuyển động phương tiên Theo các tài liệu các công trình nghiên cứu của nước ngoài cùng với sự kết hợp kết quả nghiên cứu của Viện khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động Việt Nam, dưới đây làm một số chỉ tiêu đánh giá

1.6.1 Tần số và gia tốc dao động

Tần số dao động xe con nằm trong khoảng n ` – 90 lần/phút đối với xe con; n0-120 lần/phút đối với xe vận tải;

Giá trị này được lấy theo tần số trung bình trung bình của gia tốc theo các phương X,Y,Z là Z c  2.5; Y c  0.7, X c  1.0

Các số liệu trên có thể xem là gần đúng để đánh giá độ êm dịu chuyển động của ô tô bỏi vì nó dự trên cơ sở số liệu thống kê

1.6.2.Chỉ tiêu về độ êm dịu được Hiệp hội kỹ sư Đức VDI a, Chỉ tiêu về độ êm dịu cho con người :

Chỉ tiêu đưa ra bằng tiêu chuẩn công nghiệp Đức VDI- 2057 Độ êm dịu chuyển động là cảm giác của người, đặc trưng bởi nhiều thông số vật lý Do đó, người ta đưa ra khái niệm “cường độ dao động KB” để chỉ mức độ ảnh hưởng của dao động với người

Cường độ dao động KB phụ thuộc:

Có 3 ngưỡng được dùng để đánh giá:

-KB= 20 giới hạn êm dịu

-KB= 50 giới hạn điều khiển

-KB= 125 giới hạn gây bệnh lý

* Cảm giác theo gia tốc và vân tốc dao động

Chỉ tiêu này đượcđưa ra đánh giá trên cơ sở cho rằng cảm giác con người khi chịu dao động phụ thuộc vào hệ số đệm êm dịu chuyển động K Hệ số K phụ thuộc vào tần số dao động, gia tốc hoặc vận tốc dao động, phương dao động(theo phương thẳng đứng và phương ngang) và thời gian tác động của chúng lên cở thể con người

Hệ số K được xác định theo trị số biên độ gia tốc

Z hoặc bình phương trung bình

: tần số dao động (Hz)

Z c :bình phương trung bình của gia tốc( m s  2 ) k y : hệ số hấp thụ

Nếu K= constan thì cảm giác khi dao động sẽ không thay đổi Nếu con người chịu dao động ở tư thế nằm thì hệ số ky giảm đi một nửa Hệ số K càng nhỏ thì càng dễ chịu đựng dao động và độ êm dịu của ô tô càng cao Giá trị K=0.1 tương ứng với ngưỡng kích thích Khi ngồi lâu dài trên xe K = 10-25, khi ngồi trong thời gian ngắn K%-63

Hình 1.13 Các đường cong cảm giác như nhau ở dao động điều hòa

Những công thức và số liệu đưa ra ở trên là ứng với tác động lên con người là hàm điều hoà Khi kích thích dao động ở trên là hàm ngẫu nhiên thì giá trị hệ số K được xác định theo công thức sau:

Ki- hệ số độ êm dịu của thành phần thứ i n- số thành phần của hàm ngẫu nhiên

Giá trị của K có thể xác định bằng tính toán hoặc xác định bằng thực nghiệm

Hình 1.14 Sơ đồ xác định thực nghiệm hệ số độ êm dịu K

- Đánh giá cảm giác theo công suất dao động

Chỉ tiêu này dựa trên giả thiết rằng: cảm giác của con người khi dao động phụ thuộc vào trị số của công suất dao động truyền cho con người

Công suất trung bình truyền đến con người sẽ là: lim 1 ( ) ( ).

Trong đó: p(t)- Lực tác động lên con người khi dao động; v- Vận tốc dao động

Số liệu thực nghiệm theo giá trị cho phép [Nc]

+ [Nc] = 0,2  0,3 (W) – tương ứng với cảm giác thoải mái

+ [Nc] = 6  10 (W) – là giới hạn cho phép đối với ô tô có tính năng thông qua cao

3 Ưu điểm cơ bản của chỉ tiêu này là nó cho phép kể đến tác dụng đồng thời của dao động với các tần số khác nhau và theo các hướng khác nhau

Năng lượng tổng cộng truyền đến con người có thể xác định như sau:

 n i ci yi ci xi cci zci ci zi c K Z K Z K X K Y

Z  c : gia tốc dao động thẳng đứng truyền qua chân

Z  cc : gia tốc dao động thẳng đứng truyền qua ghế ngồi

Y   c : gia tốc theo hướng ngang

Các số liệu nhận được phản ánh tính phức tạp của sự cảm nhận dao động của con người Chúng ta có thể đưa ra kết luận chung: những tác động phụ truyền qua chân không lớn như những tác động truyền qua ghế ngồi Bởi vì trong tư thế đứng tác động của dao động bị yếu đi bởi các khớp xương của chân Trong điều kiện Việt Nam hiện nay khó có thể tính toán đo đạc được toàn bộ giá trị của gia tốc theo ba phương X, Y, Z Vì vậy chỉ tiêu công suất trên nêu ra chỉ mang tính tham khảo

(1-5) b, Chỉ tiêu về độ êm dịu cho hàng hoá

Chỉ tiêu về độ an toàn cho hàng hoá hiện nay được Hiệp hội đóng gói Đức

BFSV nêu vấn đề Dựa vào đó, với nghiên cứu ảnh hưởng của dao động với đường, Mistchke đề ra ngưỡng cho an toàn hàng hoá như sau:

- amax=3 m/s 2 giới hạn cảnh báo

- amax=5 m/s 2 giới hạn can thiệp

Giới hạn cảnh báo theo Mitschke, là tại đó hệ thống treo hoặc đường đã hỏng dến mức phải có kế hoạch sửa chữa

Giới hạn cảnh báo theo Mitschke, là tại đó đường đã hỏng nặng đến mức phải sửa chữa ngay

1.6.3 Đánh giá độ êm dịu theo tiêu chuẩn ISO

* Gia tốc bình phương trung bình

Theo tiêu chuẩn ISO 2631-1 [26] đưa ra chỉ tiêu đánh giá độ êm dịu chuyển động ô tô thông qua gia tốc bình phương trung bình theo phương thẳng đứng dựa theo vào các công trình nghiên cứu của thế giới Gia tốc bình phương trung bình theo phương thẳng đứng được xác định theo công thức dưới đây:

Trong đó: awz - Gia tốc bình phương trung bình theo phương thẳng đứng az - Gia tốc theo phương thẳng đứng theo thời gian

T - Thời gian khảo sát Điều kiện chủ quan đánh giá độ êm dịu ô tô theo độ lệch gia tốc quân phương theo phương thẳng đứng ISO 2631-1 [26] dựa vào Bảng 1.1

Bảng 1.1 Bảng đánh giá chủ quan độ êm dịu ô tô theo ISO 2631-1 a WZ giá trị (m 2 /s) Cấp êm dịu

* Ưu điểm của tiêu chuẩn VBI2057 và tiêu chuẩn ISO 2631-1: thuận lợi cho việc phân tích và đánh giá dao động toàn bộ của xe Thông qua các mô hình dao động vật lý và toán học của toàn bộ xe hoặc các phần mềm chuyên dùng MATLAB, ADAMS, LMS hoàn toàn xác định gia tốc dao động theo miền thời hoặc miền tần số Hiện nay phương pháp này đã được các nhà khoa học trên khắp thế giới áp dụng ISO 2631-1 để phân tích độ êm dịu của dao động các phương tiện dao thông

* Thời gian mệt mỏi – giảm hiệu suất làm việc

Khi người điều khiển làm việc trong một gian dài trong môi trường sẽ cảm thấy không thoải mái, mệt mỏi, thậm chí mắc một số bệnh nghề nghiệp do dao động và tiếng ồn gây ra dẫn đến hiệu quả làm việc kém năng suất công việc giảm xuống Chính vì vậy, tiêu chuẩn iso 2631-1(1997) đã đưa ra thông số đánh giá thời gian mệt mỏi – giảm hiệu suất lao động của người điều khiển và được xác định theo công thức sau:

Trong đó: + TFDO ,TFDO ,TFDO ,TFDO là thời gian mệt mỏi – giảm hiệu suất lao động + av , awx ,awy ,awz là gia tốc bình phương trung bình của ghế ngồi điều khiển theo tổng cộng các phương X,Y, Z

+ Các hệ số a1 = 2.8 m/s 2 , a2 = 2 m/s 2 và T0 = 0.167 giờ theo tiêu chuẩn quy định

Trong luận văn này, nhóm nghiên cứu chọn tiêu chuẩn đánh giá độ êm dịu chuyển động của ô tô theo tiêu chuẩn ISO 2631-1 để phân tích hiệu quả hệ thống đệm cách dao động cabin của máy xây dựng.

Mục tiêu, ý nghĩa, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Mục đích của đề tài luận văn

- Xây dựng được các mô hình động lực phí tuyến của các loại đệm cách dao động cho cabin của máy xây dựng để xác định được phản lực thẳng đứng của chúng;

- Xây dựng được mô hình động lực học cho một loại máy xây dựng, cụ thể xe lu rung bánh kép để phân tích hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động cabin;

- Phân tích hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động thủy lực cabin cho xe lu rung bánh kép dưới điều kiện hoạt động khác nhau Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kết quả của nghiên cứu đưa ra cơ sở lý thuyết cho việc thiết kế cải tạo hệ thống đệm cách dao động bị động cho cabin máy xây dựng nhằm nâng cao độ êm dịu, và nó có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao cho các nhà nghiên cứu và nhà chế tạo hoàn thiện thiết kế đệm cách dao động động bị động cho cabin máy xây dựng

Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích mô hình, mô phỏng và phân tích hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động thủy lực cho cabin xe lu rung bánh kép dưới điều kiện khác nhau

Trong phạm vi của đề tài, chỉ xem xét hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động thủy lực so với hệ thống đệm cách dao động thủy lực khác cho cabin xe lu rung bánh kép dưới điều kiện hoạt động khác nhau

Hình 1.15 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu tổng quan chương này đạt một số kết quả như sau: (1) Phân tích tình hình phát triển của thị trường nước ta máy xây dựng; (2) Phân tích được ưu điểm, nhược điểm của các loại đệm cách dao động cabin được trang bị trên các loại máy xây dựng; (3) Phân tích được tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế của các nhà khoa học trong nước và quốc tế Từ đó nêu lên tính cấp thiết của luận văn này; (4) Phân tích được tiêu chuẩn đánh giá cho độ êm dịu chuyển động của máy xây dựng nói riêng và phương tiện giao thông nói chung.Từ các phân tích tổng quan tác giả đã đưa được mục tiêu, ý nghĩa, thực tiễn, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài Nội dung phần này là cơ sở lý thuyết để phát triển trong các chương tiếp theo của đề tài.

Mô hình dao động tương đương của máy xây dựng

Đối tượng máy xây dựng được chọn là xe lu rung bánh kép, để xây dựng mô hình dao động tương đương của xe lu rung bánh kép, chúng ta đưa ra các giả thiết dưới đây

2.1.1 Các giả thiết tương đương

Máy xây dựng trong luận văn này, xe lu rung bánh kép được chọn là đối tượng nghiên cứu, nó là một hệ dao động bao gồm nhiều bộ phận nối với nhau Mỗi bộ phận có khối lượng và thông số đặc trưng cho nó Để mô phỏng được dao động xe và tính toán các chỉ tiêu đánh giá dao động một cách thuận lợi cần phải mô tả máy xây dựng bằng một sơ đồ dao động tương đương Trong đó sơ đồ tương đương cần có đầy đủ các thông số liên quan đến dao động của xe

Do vậy trước khi thiết lập mô hình dao động tương đương cần đưa ra một số giả thiết sau:

- Khối lượng ghế ngồi và người điều khiển được coi là một khối lượng đồng nhất, là một vật tuyệt đối cứng, có khối lượng ms tương ứng một tọa độ suy rộng zs;

- Khối lượng cabin được coi là một vật khối lượng đồng nhất và là thanh tuyệt đối cứng, có khối lượng mc tương ứng 2 tọa độ suy rộng zc và c đặt tại vị trí trọng tâm của cabin;

- Khối lượng thân xe được coi là một khối lượng đồng nhất, là thanh tuyệt đối cứng, có khối lượng mb tương ứng 2 tọa độ suy rộng zb và b đặt tại vị trí trọng tâm của thân xe;

- Khối lượng bánh lu được coi là một khối lượng đồng nhất, là vật tuyệt đối cứng, có khối lượng md1 và md2 tương ứng 2 tọa độ suy rộng zd1 và zd2;

- Đệm cách dao động cabin xe: có nhiệm vụ giảm (ngăn cách) dao động truyền tới, là bộ phận đàn hồi được đặc trưng bởi độ cứng kc và hệ số cản cc;

- Đệm cách dao động bánh lu: có nhiệm vụ giảm (ngăn cách) dao động truyền tới, là bộ phận đàn hồi được đặc trưng bởi độ cứng kd và hệ số cản cd;

- Hệ thống treo ghế ngồi: có nhiệm nâng cao độ êm dịu của ghế, là bộ phận đàn hồi được đặc trưng bởi độ cứng ks và hệ số cản cs;

- Nền đất sỏi là mặt nền đàn hồi, nó được đặc trưng độ cứng của mặt nền đất sỏi ks1, ks2 và hệ số cản của mặt nền đất sỏi cs1, cs2

- Xe chuyển động là chuyển động đều, khoảng cách từ trọng tâm đến các bánh lu không tay đổi trong quá trình xe hoạt động;

- Trọng tâm của xe nằm trên mặt phẳng đối xứng dọc xe;

- Các vật của xe quy đổi tương đương được coi tuyệt đối cứng, bỏ qua các biến dạng uốn, xoắn của khung xe;

- Chỉ khảo sát sự biến dạng của đất sỏi và kích thích dao động theo phương đứng, bỏ qua lắc ngang của cabin và các nguồn kích thích của nó

2.1.2 Mô hình dao động tương đương

Với các giả thiết trên, chúng ta có mô hình dao động tương đương của máy xúc lật như hình 2.1

Giải thích các ký hiệu trên hình 2.1: md1, md2, mc và ms lần lượt khối lượng của bánh lu trước, sau, thân xe, cabin, và ghế ngồi; kd1, kd2 và cd1, cd2 lần lượt độ cứng và hệ số cản của hệ thống đệm cách dao động bánh lu trước và sau; Fc1 và Fc2 là lực của hệ thống đệm cách dao động cabin trước và sau theo theo phương đứng, ks và cs lần lượt độ cứng và hệ số cản của hệ thống treo ghế ngồi người điều khiển; 1, 2 là tốc độ góc bánh lu trước và sau; Fe1=F01sin1t và Fe2=F02sin2t lần lượt là lực kích thích của bánh lu trước và sau; F01 và F02 lần lượt là biên độ lực kích thích của bánh lu trước và sau; b và c lần lượt là góc lắc dọc thân xe và cabin; zd1, zd2, zb, zc và zs lần lượt là chuyển vị theo phương thẳng đứng bánh lu trước, sau, thân xe, cabin và ghế ngồi người điều khiển; Ib và Ic lần lượt là mô men quán tính của thân xe và cabin; l1, l2, l3, l4, l5 và l6 lần lượt là các khoảng cách

(a) Sơ đồ mặt ngoài của xe

(b) Mụ hỡnh ẵ dao động theo phương đứng của xe

Hình 2.1 Mô hình dao động của xe lu rung bánh kép

Ghe ngoi He thong treo ghe ngoi nguoi dieu khien Than xe

He thong dem cach cabin

He thong dem cach banh lu sau

Banh lu truoc Banh lu truoc

He thong dem cach banh lu truoc

2.1.3 Phân tích động lực học toàn xe

Phân tích động lực học chúng ta đi xác định lực và mô men tác dụng lên cơ hệ sau đó liên kết chúng bằng các phương trình lực và mô men Trước hết, dựa vào mô hình dao động để các phương trình vi phân mô tả dao động của cơ hệ để khảo sát Hiện nay có rất nhiều phương pháp để thiết lập phương trình vi phân chuyển động của cơ hệ như: phương trình Lagrange loại II, nguyên lý D’Alembert, nguyên lý Jourdain kết hợp phương trình Newton – Euler Tuy nhiên để thuận lợi cho mô phỏng bằng máy tính tác giả sử dụng nguyên lý D’Alembert kết hợp cơ sở lý thuyết hệ nhiều vật để thiết lập hệ phương trình vi phân mô tả dao động của xe Dựa vào cơ sở hệ nhiều vật tách các vật ra khỏi cơ hệ và thay vào đó là các phản lực liên kết Sau đó sử dụng nguyên lý D’Alembert để thiết lập hệ phương trình cân bằng cho từng vật của cơ hệ sau đó liên kết chúng lại với nhau bằng quan hệ lực và momen

F là tổng các ngoại lực tác dụng lên vật

Fqt là tổng các lực quán tính tác dụng lên vật

M là mô men ngoại lực

Mqt là mô men quán tính

Dựa vào mô hình dao động hình 2.1 gồm 5 vật: bánh lu trước, bánh lu sau, thân xe, cabin, và ghế ngồi Các phương trình chuyển động được viết dưới dạng sau đây

Phương trình vi phân mô tả chuyển động của ghế ngồi người điều khiển

Các phương trình vi phân mô tả chuyển động của cabin

          (2-4) trong đó, Fci là các lực của hệ thống đệm cách dao động của cabin trước và sau và nó sẽ được phân tích và xác định phần sau

Các phương trình vi phân mô tả chuyển động của thân xe

      (2-6) trong đó, Fdi là các lực của hệ thống đệm cách dao động của bánh lu trước và sau Để xác định Fdi, thì chúng ta chọn 3 trường hợp

Trường hợp 1: Xe di chuyển đến công trường

Fd1 là lực tác dụng của hệ thống đệm cách dao động bánh lu trước và nó được xác định theo công thức sau

Fd1 là lực tác dụng của hệ thống đệm cách dao động bánh lu sau và nóđược xác định theo công thức sau

Trường hợp 2: Xe làm việc tại công trường, mặt nền nén là mặt nền đàn hồi được đặc trưng bởi độ cứng và hệ số cản ks và cs

- Phương trình cân bằng lực bánh lu trước

Fs1 là lực tác dụng của mặt nền lên bánh lu trước và nó được xác định theo công thức sau

- Phương trình cân bằng lực bánh lu sau

Fs2 là lực tác dụng của mặt nền tác dụng lên bánh lu sau và nó được xác định theo công thức sau

Trường hợp 3: một bánh nén trên mặt nền đàn hồi và bánh còn lại di chuyển trên mặt nền có biên dạng xấu, thì chúng ta sử dụng các phương ở trường hợp 1 và trường hợp 2 cho trường hợp 3

2.1.4 Kích thích mặt đường trường hợp xe di chuyển đến công trường

Phân tích động lực học các đệm cách dao động thủy lực

Để khách phục nhược điểm của hệ thống đệm cách dao động cao su truyền thống trình bày ở phần trên do giá trị hệ số cản nội ma sát giữa lớp cao su nhỏ, nên các hệ thống đệm cách dao động cao su kết hệ thống thủy lực đã được đề xuất trong nghiên cứu này, kết cấu hệ thống đệm cách dao động cabin cao su thủy lực (gọi tắt hệ thống đệm cách dao động cabin thủy lực, HCM- Hydraulic cab mount) Sơ đồ kết cấu của hai loại đệm cách dao động cabin thủy lực được trình bày trên Hình 2.5

Trên sơ đồ kết cấu Hình 2.5 nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng mô hình động lực học của hệ thống, nó được thể hiện trên hình 2.6

Giải thích các ký hiệu trên Hình 2.6, mb, và mc lần lượt là các khối lượng của thân xe và cab, kr là độ cứng của bộ phận cao su, Ffmax lực ma sát lớn nhất, b là hệ số lực cản nhớt,  là bậc của đạo hàm phân số, zb và zc lần lượt là chuyển vị của thân xe và cabin, Fc0 và Fcn là lực theo phương thẳng đứng của hệ thống đệm cách thủy lực Loại 1 và Loại 2, p1 và p2 lần lượt là áp suất của kênh dưới và trên của cơ cấu chất hành thủy lực

Dựa vào Hình 2.6 (a), tổng các lực của đệm cách dao động theo phương thẳng đứng và nó xác định theo công thức dưới đây

F c 0 F r F h 0 (2-20) trong đó, Fr là lực theo phương đứng của bộ phận cao su và nó được xác đinh theo công thực (2-30) [28] và Fh0 là lực giảm chất của cơ cấu chấp hành thủy lực- Loại 1 (Type 1)

F r  F e  F f  F a (2-21) trong đó, Fe là lực đàn hồi của cao su và nó được xác đinh theo công thực (2-

22), Ff là lực ma sát của bộ phận cao su và nó được xác đinh theo công thực (2-

23), Fa lực trượt giữa các lớp cao su và nó được xác đinh theo công thực (2-24)

(a) HCM với lỗ vành khuyên (Loại 1)

(b) HCM với lỗ vành khuyên và lỗ tiết lưu (Loại 2)

Hình 2.5 Sơ đồ hai loại hệ thống đệm cách cabin thủy lực

(a) Mô hình động lực học của HCM với lỗ vành khuyên (Loại 1)

Hình 2.6 (a) Mô hình động lực học của hai loại hệ thống đệm cách cabin thủy lực z b z c

Lo vanh khuyen Kenh dau tren

Kenh dau duoi Tam giam chan Chat long

Lo vanh khuyen Chat long

Kenh dau duoi Tam giam chan

F fmax p 2 p 1 Lo vanh khuyen m b Than xe

(b) Mô hình động lực học của HCM với lỗ vành khuyên (Loại 2)

Hình 2.6 (b) Mô hình động lực học của hai loại hệ thống đệm cách cabin thủy lực

F a  bD   z c  z b  (2-24) trong đó, D là hệ số cản

Lực cản thủy lực của cơ cấu chấp hành thủy lực đi qua lỗ vành khuyên (Type1) được xác định theo công thức (2-25)

F ha  p A a d (2-25) trong đó, pa là tổn thất áp suất qua lỗ vành khuyên (nhìn Hình 2.5.a), Ad là tiết diện hiệu dụng của tấm giảm chấn

Tham khảo các tài liệu [15, 16], tổn thất áp suất qua lỗ vành khuyên được xác định theo công thức sau

Trong đó, ca là hằng số phụ thuộc vào cấu trúc hình học của lỗ vành khuyên và đặc tính của chất lỏng, and z a là vận tốc trung bình của dòng chất lỏng

Phương trình liên tục của dòng chảy chất lỏng qua lỗ hình khuyên được viết như sau

A z c  A z a a (2-27) trong đó, Ac và Aa lần lượt là tiết diện hiệu dụng của kênh và lỗ vành khuyên, z là vận tốc của chuyển vị tương đổi giữa khối lượng cabin và thân xe

Thay công thức (2.27) vào công thức (2.26), tổn thất áp suất qua lỗ vành khuyên đạt được dưới đây

Thay công thức (2.28) vào công thức (2.25), lực cản thủy lực của cơ cấu chấp hành thủy với chất lỏng chuyển động thông qua lỗ vành khuyên đạt được công thức dưới đây

Dựa vào mô hình động lực học Hình 2.6 (b), tổng các lực theo phương đứng của đệm cách dao động thủy lực (Loại 2) được xác định dưới đây

F ca F r F h (2-30) trong đó, Fr là các lực theo phương đứng của các bộ phận cao su, và nó được xác định theo công thức (2.30) và Fh lực giảm thủy lực của cơ cấu chấp hành thủy lực với các van tiết lưu và lỗ vành khuyên và nó được xác định theo công thức (2.31)

31) trong đó, Fha là lực cản thủy lực của cơ cấu chấp hành thủy lực với lỗ vành khuyên (Loại-Type 1) và nó được xác định theo công thức (2-29) and Fh0 là lực cản thủy lực của cơ cấu chấp hành thủy lực với các lỗ tiết lưu và nó được xác định theo công thức (2.32)

Trong đó, A0 tiết diện hữu ích của lỗ tiết lưu và c0 là hằng số phụ thuộc vào kích thước hình học của lỗ và đặc tính của chất lỏng.

Kết luận chương 2

Kết quả của chương 2 đã xây dựng được mô hình dao động tương đương của máy xây dựng với xe lu rung bánh kép Dựa trên cơ sở các mô hình, phân tích động lực học và thiết lập phương trình vi phân mô tả chuyển động của các vật trong cơ hệ Cuối cùng, các mô hình động lực học của đệm cách dao động thủy lực (HCM) được thiết lập để xác định các phản lực theo phương thẳng đứng của HCM.

Mô phỏng

Để giải hệ phương trình vi phân chuyển động của các cơ hệ xe lu rung bánh kép, phần mềm Matlab/Simulink được sử dụng mô phỏng và tình toán các hàm mục tiêu với các bộ thông số của xe lu rung bánh kép trong Bảng 3.1 và thông số của đệm cách dao động thủy lực cho cabin bảng 3.2

Bảng 3.1 Các thông số của xe

Thông số Giá trị Thông số Giá tri ms/kg 0.085x10 3 cd1/(Ns/m) 3.989x10 3 mc/kg 0.970x10 3 cd2/(Ns/m) 3.989x10 3

Ic 0.801x10 3 ks1/(N/m) 1x10 7 mb/kg 2.300x10 3 c s1 (Ns/m) 0.21x10 6

Ib/(kgm 2 ) 5.501x10 3 ks2/(N/m) 1.2x10 7 md1/kg 2.3x10 3 cs1(Ns/m) 0.28x10 6 md2/kg 2.3x10 3 l1/m 1.836

F01, F02/N 128/96x10 3 l2/m 1.8436 f1, f2/Hz 48/54 l3/m 0.650 ks/(N/m) 1.2x10 4 l4/m 0.130 cs/(Ns/m) 1.2x10 2 l5/m 0.680 kd1,2/(N/m) 1.803x10 6 l6/m 0.550

Bảng 3.2 Thông số đệm cách dao động thủy lực

Thông số Giá trị Thông số Giá tri k/(N/m) 0.88x10 6 b/ (Ns  /m) 3.72x10 3

Mô hình tổng thể mô phỏng sử dụng Matlab/Simulink để giải phương trình vi phân được miêu tả phần trong chương 2 đối với trường hợp xe đến công trường được trên hình 3.1 Hình 3.1 gồm các khối ghế ngồi người điều khiển, khối cabin, khối thân xe, khối bánh lu trước và sau, Sơ đồ mô phỏng tổng thể Matlab/Simulink nén của xe lu rung được thể hiện trên Hình 3.2 Sơ đồ mô phỏng lực ghế ngồi Matlab/Simulink xe lu rung được thể hiện trên Hình 3.3

Hình 3.1 Sơ đồ mô phỏng tổng thể Matlab/Simulink đi đến công trường của xe lu rung

Hình 3.2 Sơ đồ mô phỏng tổng thể Matlab/Simulink nén của xe lu rung

Hình 3.3 Sơ đồ mô phỏng lực ghế ngồi Matlab/Simulink xe lu rung

Kết quả mô phỏng

Trường hợp 1: Xe di chuyển đến công trường

Xe di chuyển đến công trường trên mặt được rất xấu ISO cấp C với vận tốc chuyển động v=5km/h Kết quả gia tốc theo miền thời gian của ghế ngồi người điều khiển với hai loại HCMs ở Trường hợp 1 được thể hiện Hình 3.4 và Kết quả gia tốc theo miền thời gian của góc lắc cabin với hai loại HCMs ở Trường hợp 1 được thể hiện Hình 3.5 Từ kết quả Hình 3.4 và Hình 3.5 chúng ta thấy rằng biên độ đỉnh gia tốc với HCMs loại 2 lần lượt giảm so với HCMs loại 1 điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu với HCMs loại 2 cải thiện đáng kế độ êm dịu cabin cho người điều khiển so với HCMs loại 1

Hình 3.4 Gia tốc theo miền thời gian của ghế ngồi người điều khiển với hai loại HCMs ở Trường hợp 1

Hình 3.5 Gia tốc theo miền thời gian của góc lắc cabin với hai loại

Trường hợp 2: Xe làm việc tại công trường, mặt nền nén tại chỗ trên nền đất sỏi đàn hồi với các thông số của nền ks1=1.0x10 7 N/m, cs1=2.1x10 5 (N.s/m) và ks2=1.2x10 7 N/m, cs2=2.8x10 5 (N.s/m) với các biên độ và tần số kích thích bánh lu trước F01=0.128 x10 6 N, f1H Hz nén Kết quả gia tốc theo miền thời gian của ghế ngồi người điều khiển với hai loại HCMs ở Trường hợp 2 được thể hiện Hình 3.6 và Kết quả gia tốc theo miền thời gian của góc lắc cabin với hai loại HCMs ở Trường hợp 1 được thể hiện Hình 3.7 Từ kết quả Hình 3.6 và Hình 3.7 chúng ta thấy rằng biên độ đỉnh gia tốc với HCMs loại 2 lần lượt giảm so với HCMs loại 1 điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu với HCMs loại

2 cải thiện đáng kế độ êm dịu cabin cho người điều khiển so với HCMs loại 1

Hình 3.6 Gia tốc theo miền thời gian của ghế ngồi người điều khiển với hai loại HCMs ở Trường hợp 2

Hình 3.7 Gia tốc theo miền thời gian của góc lắc cabin với hai loại

Thoi gian/s a cphi/(rad/s2 ) Loai 1

Trường hợp 3: một bánh nén trên mặt nền đàn hồi và bánh còn lại di chuyển trên mặt nền có biên dạng xấu thường chọn ISO cấp D hoặc ISO Cấp

E Các kết quả so sánh các gia tốc theo miền thời gian và PSD (as và acphi) với hai loại hệ thống đệm thủy lực HCMs khi bánh lu trước nén trên nền đất sỏi đàn hồi với các thông số của nền ks1=1.0x10 7 N/m, cs1=2.1x10 5 (N.s/m) với các biên độ và tần số kích thích bánh lu trước F01=0.128 x10 6 N, f1H Hz và bán lu sau di trên trên mặt nền rất xấu (ISO cấp D) với v= 3.5 km/h được thể hiện trên Hình 3.8 và Hình 3.9

Hình 3.8 Gia tốc theo miền thời gian của ghế ngồi người điều khiển với hai loại HCMs ở Trường hợp 3

Hình 3.9 Gia tốc theo miền thời gian của góc lắc cabin với hai loại

Từ kết quả Hình 3.8 và Hình 3.9 chúng ta thấy rằng biên độ đỉnh gia tốc với HCMs loại 2 lần lượt giảm so với HCMs loại 1 điều đó có nghĩa rằng độ

Loai 1Loai 2 êm dịu với HCMs loại 2 cải thiện đáng kế độ êm dịu cabin cho người điều khiển so với HCMs loại 1.

Phân tích hiệu của 2 loại hệ thống đệm thủy lực (HCMs) trên miền thời

Để đánh giá hiệu qủa của hệ thống đệm cách dao động thủy lực (Loại 2) so với Loại 1, các kết quả các gia tốc theo thời gian và mật độ phổ công suất của ghế ngồi và góc lắc dọc cabin (as và acphi) được lựa chọn là các hàm mục tiêu cho bài toán phân tích hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động cabin thủy lực (HCMs) Chúng ta tiến hành khảo sát các điều kiện khai thác khác nhau của xe lu rung bánh kép dưới đây

Trường hợp 1: Xe di chuyển đến công trường

Xe di chuyển đến công trường trên mặt được rất xấu ISO cấp E với vận tốc chuyển động v=5km/h Kết quả so sánh các gia tốc theo miền thời gian và mật độ phổ công suất (as và acphi) với hai loại hệ thống đệm cách thủy lực (HCMs- Hydralic Cab Mount Systems) khi xe chuyển động trên điều kiện mặt nền rất xấu (ISO cấp E) ở v=5 km/h (Trường hợp 1) được thể hiện trên Hình 3.10 và Hình 3.11 Các kết quả đạt được trên Hình 3.10 (a) nhìn thấy rằng các giá trị biên độ đỉnh của gia tốc ghế ngồi người điều khiển theo miền thời gian (as) với Loại 2 lần lượt giảm so với Loại 1 Hơn thế nữa, các kết quả trên Hình 3.10 (b) nhìn thấy rằng các giá trị biên độ đỉnh của PDS as với Loại 2 lần lượt giảm so với Loại 1 Đặc biệt, các giá trị biên độ đỉnh của PDS as với Loại 2 lần lượt giảm 28.18%, 20,71% và 53.58% ở các tần số tương ứng 2.699 Hz, 4.898

Hz và 9.895 Hz Dựa vào ISO-2631-1 (1997) [21], nó chỉ ra rằng con người mẫn cảm với tần số dao động theo phương đứng từ 4 Hz đến 10 Hz, các dao động phương ngang và dọc từ 0.5 Hz đến 2 Hz, điều đó chỉ ra rằng hiệu quả êm dịu của Loại 2 cải thiện đáng kể so với Loại 1 với giá trị cao của hệ số cản trong dải tần số kích thích từ 0.5 Hz đến 10 Hz Tương tự, các kết quả đạt được trên Hình 3.11 nhìn thấy rằng thấy rằng các giá trị biên độ đỉnh của PDS acphi với Loại 2 lần lượt giảm so với Loại 1 Đặc biệt, các giá trị biên độ đỉnh của PDS acphi với Loại 2 lần lượt giảm 27.97 %, 20.84 % và 49.35 % ở các tần số tương ứng như phương đứng của ghê ngồi người điều khiển Các kết quả cho biết được lắc cabin với Loại 2 giảm đáng kể so với Loại 1 khi xe chuyển động trên mặt nền có biên độ lớn

(a) Gia tốc theo miền thời gian của ghế ngồi người điều khiển (as)

(b) Mật độ phổ gia tốc của ghế ngồi người điều khiển (PSD as)

Hình 3.10 So sánh gia tốc của ghế ngồi điều khiển với hai loại HCMs ở

(a) Gia tốc theo miền thời gian của góc lắc cabin (acphi)

Hình 3.11 (a) So sánh gia tốc lắc dọc của cabin với hai loại HCMs ở

Thoi gian/s a cphi / (r ad /s 2 ) Loai 1

(b) Mật độ phổ gia tốc lắc dọc của cabin (PSD acphi)

Hình 3.11 (b) So sánh gia tốc lắc dọc của cabin với hai loại HCMs ở

Trường hợp 1 Trường hợp 2: Xe làm việc tại công trường, mặt nền nén tại chỗ trên nền đất sỏi đàn hồi Các kết quả so sánh các gia tốc theo miền thời gian và PSD ( as và acphi) với hai loại hệ thống đệm thủy lực HCMs khi cả bánh lu trước và sau nén tại chỗ trên nền đất sỏi đàn hồi với các thông số của nền ks1=1.0x10 7 N/m, cs1=2.1x10 5 (N.s/m) và ks2=1.2x10 7 N/m, cs2=2.8x10 5 (N.s/m) với các biên độ và tần số kích thích bánh lu trước và sau F01=0.128 x10 6 N, f1H Hz và F02=0.96 x10 5 N, f2T Hz được thể hiện trên Hình 3.12 và Hình 3.13

(a) Gia tốc theo miền thời gian của ghế ngồi người điều khiển (as)

Hình 3.12(a) So sánh gia tốc của ghế ngồi điều khiển với hai loại HCMs ở

(b) Mật độ phổ gia tốc của ghế ngồi người điều khiển (PSD as)

Hình 3.12 (b) So sánh gia tốc của ghế ngồi điều khiển với hai loại HCMs ở Trường hợp 2

Các kết quả trên Hình 3.12, chúng ta nhìn thầy rằng các giá trị biên độ đỉnh theo miền thời gian và PDS của as với Loại 2 lần lượt giảm so với Loại 1 Đặc biệt, các giá trị biên độ đỉnh theo miền thời gian và PDS của as với Loại 2 lần lượt giảm 24.16 % và 15,93% so với Loại 1 ở các tần số tương ưngs 4.598

Hz và 9.297 Hz Tương tự, các kết quả trên Hình 3.13, chúng ta nhìn thầy rằng các giá trị biên độ đỉnh theo miền thời gian và PDS của acphi với Loại 2 cũng lần lượt giảm so với Loại 1 Đặc biệt, các giá trị biên độ đỉnh theo miền thời gian và PDS của acphi với Loại 2 lần lượt giảm 27.49 % và 41.43 so với Loại 1 ở các tần số tương ứng 4.598 Hz và 6.797 Hz

(a) Gia tốc theo miền thời gian của góc lắc cabin (acphi)

Hình 3.13 (a) So sánh gia tốc lắc dọc của cabin với hai loại HCMs ở

Tan so/ Hz a s PSD/ [ (m /s 2 ) 2 /Hz]

Thoi gian/s a cphi /( rad /s 2 ) Loai 1

(b) Mật độ phổ gia tốc lắc dọc của cabin (PSD acphi)

Hình 3.13 (b) So sánh gia tốc lắc dọc của cabin với hai loại HCMs ở

Từ các kết quả trên Hình 3.12 và Hình 3.13 thấy rằng biên độ kích thích lớn của các bánh lu và mặt nền biến dạng không ảnh hưởng nhiều đến đến giá trị của gia tốc Các kết quả nhìn thầy rằng cộng hưởng xuất hiện ở các tần số kích thích bánh lu Chúng ta tiếp tục phân tích trong Trường hợp 3 một bánh lu và một bánh di chuyển trên nền mấp mô lớn

Trường hợp 3: một bánh nén trên mặt nền đàn hồi và bánh còn lại di chuyển trên mặt nền có biên dạng xấu ISO Cấp E Các kết quả so sánh các gia tốc theo miền thời gian và PSD (as và acphi) với hai loại hệ thống đệm thủy lực HCMs khi bánh lu trước nén trên nền đất sỏi đàn hồi với các thông số của nền ks1=1.0x10 7 N/m, cs1=2.1x10 5 (N.s/m) với các biên độ và tần số kích thích bánh lu trước F01=0.128 x10 6 N, f1H Hz và bán lu sau di trên trên mặt nền rất xấu (ISO cấp E) với v= 2.5 km/h được thể hiện trên Hình 3.14 và Hình 3.15

Tương tự như phần trên, các kết quả đạt được trên Hình 3.14 và Hình 3.15 có thể nhìn thấy rằng các giá trị biên độ đỉnh theo miền thời gian và PDS của as và awphi với Loại 2 lần lượt giảm so với Loại 1 Các kết quả so sánh trên Hình 3.8 và Hình 3.9 chỉ ra rằng các giá trị biên độ đỉnh của PDS as và acphi với Loại 2 lần lượt giảm 34.01 %, 28.47 % và 33,49 %, 25.56 % so với Loại 1 ở các tần số tương ứng 2.699 Hz và 4.899 Hz

Tan so/ Hz a cphi PSD/ [(rad/s2 )2 /Hz]

(a) Gia tốc theo miền thời gian của ghế ngồi người điều khiển (as)

(b) Mật độ phổ gia tốc của ghế ngồi người điều khiển (PSD as)

Hình 3.14 So sánh gia tốc của ghế ngồi điều khiển với hai loại HCMs ở

(a) Gia tốc theo miền thời gian của góc lắc cabin (acphi)

Hình 3.15 (a) So sánh gia tốc lắc dọc của cabin với hai loại HCMs ở

Tan so/ Hz a s PSD/ [(m/s2 )2 /Hz]

Thoi gian/s a cphi/(rad/s2 ) Loai 1 Loai 2

(b) Mật độ phổ gia tốc lắc dọc của cabin (PSD acphi)

Hình 3.15 (b) So sánh gia tốc lắc dọc của cabin với hai loại HCMs ở

Các kết quả đạt được có thể nhìn thấy rằng biên độ cộng hưởng PSD của as và acphi xuất hiện ở tần số kích thích từ mặt nền của bánh lu sau như 2.699

Hz, 4.899 Hz còn tần số kích thích của bánh lu trước xuất hiện với giá trị biên độ rất nhỏ.

Phân tích hiệu của 2 loại hệ thống đệm thủy lực (HCMs) dưới điều kiện

Trường hợp 1: Xe di chuyển đến công trường Điều kiện vận tốc chuyển động thay đổi: Xe di chuyển đến công trường trên mặt đường rất xấu ISO cấp E với các điều kiện vận tốc của xe chuyển động thay đổi trong v= [3 5 7 9 11], gia tốc bình phương trung bình của ghế ngồi người điều khiển và gia tốc lắc dọc bình phương trung bình của cabin (aws và awcphi) được xác định theo công thức (1.6) với HCMs loại 1 và loại 2 ở các điều kiện vận tốc khác nhau, chúng được thể hiện trên Hình 3.16 và Hình 3.17 Từ Hình 3.16 chúng ta thầy các giá trị của aws với HCMs loại 2 lần lượt giảm 5.13%, 6.47%, 5.98%, 9.74% và 9.52% so với HCMs loại 1 khi xe chuyển động với các vận tốc từ v=3km/h đến v km/h điều đó có thể nói hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động cabin HCMs loại 2 đã cải tạo đáng kể độ êm dịu của ghế ngồi của người điều khiển Tương tự, kết quả trên Hình 3.17, chúng ta cũng thấy các giá trị của awcphi với HCMs loại 2 lần lượt giảm 5.71%, 6.58%, 6.87%, 10.92%, 10.34% so với HCMs loại 1 khi xe chuyển động với các vận tốc từ v=3km/h đến v km/h điều đó thể hiện góc lắc dọc cabin với đệm cách dao động cabin HCMs loại 2 được cải thiện đáng kể so với hệ thống đệm cách dao động cabin HCMs loại 1 Từ kết quả Hình 3.16 và Hình 3.17 khi vận tốc di chuyển tăng thì cả hai giá trị của aws và awcphi đều tăng, điều đó có nghĩa độ êm dịu cabin xe lu rung giảm khi tốc độ di chuyển tăng

Hình 3.16 Gia tốc bình phương trung bình của ghế ngồi điều khiển với hai loại HCMs dưới các điều kiện vận tốc khác nhau trường hợp 1

Hình 3.17 Gia tốc lắc dọc bình phương trung bình của cabin với hai loại

HCMs dưới các điều kiện vận tốc khác nhau trường hợp 1 Điều kiện mặt đường thay đổi: Xe di chuyển đến công trường trên các mặt đường từ rất tốt ISO cấp A đến mặt đường rất xấu ISO cấp E với vận tốc di chuyển v=5km/h, các gia tốc bình phương trung bình của ghế ngồi người điều khiển và gia tốc lắc dọc bình phương trung bình của cabin (aws và awcphi)

Van toc/(km/h) a w cphi/(rad/s2 ) Loai 1

Loai 2 với HCMs loại 1 và loại 2 ở các điều kiện mặt đường khác nhau được thể hiện trên Hình 3.18 và Hình 3.19

Hình 3.18 Gia tốc bình phương trung bình của ghế ngồi điều khiển với hai loại HCMs dưới các điều kiện mặt đường khác nhau trường hợp 1

Hình 3.19 Gia tốc lắc dọc bình phương trung bình của cabin với hai loại HCMs dưới các điều kiện mặt đường khác nhau trường hợp 1

Từ Hình 3.18 chúng ta thầy các giá trị của aws với HCMs loại 2 lần lượt giảm 0.86%; 1.99%, 3.12%, 4.55%, và 6.47% so với HCMs loại 1 khi xe chuyển động từ điều kiện mặt đường rất tốt ISO cấp A đến điều kiện mặt đường rất xấu ISO cấp E với vận tốc chuyển động v=5 km/h, điều đó có thể nói hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động cabin HCMs loại 2 đã cải tạo đáng kể độ êm dịu của ghế ngồi của người điều khiển Tuy nhiên, độ êm dịu của cabin với HCMs loại 2 cải thiện không đáng kế so với HCMs loại 1 khi xe chuyển động trên các mặt đường tốt Tương tự, kết quả trên Hình 3.19, chúng ta cũng thấy các giá trị của awcphi với HCMs loại 2 lần lượt giảm 1.02%, 1.89%, 2.99%,

Cap A Cap B Cap C Cap D Cap E 0

Cap A Cap B Cap C Cap D Cap E 0

Dieu kien mat duong a w cphi/(m/s2 ) Loai1

4.48% với HCMs loại 1 khi xe chuyển động từ điều kiện mặt đường rất tốt ISO cấp A đến điều kiện mặt đường rất xấu ISO cấp E với vận tốc chuyển động v=5 km/h, điều đó thể hiện góc lắc dọc cabin với đệm cách dao động cabin HCMs loại 2 được cải thiện đáng kể so với hệ thống đệm cách dao động cabin HCMs loại 1 khi xe di chuyển trên điều kiện đường xấu Từ kết quả Hình 3.18 và Hình 3.19 khi điều kiện đường biến xấu thì cả hai giá trị của aws và awcphi đều tăng, điều đó có nghĩa độ êm dịu cabin xe lu rung giảm khi nó di chuyển trên mặt đường biến xấu

Trường hợp 2: Xe làm việc tại công trường, khi cả bánh lu trước và sau nén tại chỗ trên nền đất sỏi đàn hồi với ba trường hợp: (1) Trường hợp 1(TH1) ks1=1.0x10 7 N/m, cs1=2.1x10 5 (N.s/m) và ks2=1.2x10 7 N/m, cs2=2.8x10 5 (N.s/m) với các biên độ và tần số kích thích bánh lu trước và sau F01=0.128 x10 6 N, f1H Hz và F02=0.96 x10 5 N, f2T Hz; (2) Trường hợp (TH 2) ks1=2.0x10 7 N/m, cs1=2.2x10 5 (N.s/m) và ks2=2.4x10 7 N/m, cs2=5.6x10 5 (N.s/m) với các biên độ và tần số kích thích bánh lu trước và sau như TH 1 và (3) Trường hợp

3 hợp (TH 3) ks1=3.0x10 7 N/m, cs1=6.3x10 5 (N.s/m) và ks2=3.6x10 7 N/m, cs2=8.4x10 5 (N.s/m) với các biên độ và tần số kích thích bánh lu trước và sau như TH 1 Các gia tốc bình phương trung bình của ghế ngồi người điều khiển và gia tốc lắc dọc bình phương trung bình của cabin (aws và awcphi) với HCMs loại 1 và loại 2 dưới ba điều kiện nén khác nhau được thể hiện trên Hình 3.20 và Hình 3.21 Từ Hình 3.20 chúng ta thầy các giá trị của aws với HCMs loại 2 lần lượt giảm 3.75%, 2.05%, và 1.64% so với HCMs loại 1 khi xe nén tại chỗ trên mặt nền đất sỏi có giá trị độ cứng và hệ số cản của mặt nền đất sỏi tăng từ giá trị ks1,2=ks1,20, cs1,2=cs1,20 đến ks1,2=3xks1,20, cs1,2=3xcs1,20, điều đó có thể nói hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động cabin HCMs loại 2 đã cải thiện độ êm dịu của ghế ngồi của người điều khiển Tuy nhiên, độ êm dịu của cabin với HCMs loại 2 cải thiện không đáng kế so với HCMs loại 1 khi bánh lu nén trên mặt nền đàn hồi ks1,2=3xks1,20, cs1,2=3xcs1,20 Tương tự, kết quả trên Hình 3.20, chúng ta cũng thấy các giá trị của awcphi với HCMs loại 2 lần lượt giảm 3.14%;

1.97% và 1.12% với HCMs loại 1 khi xe nén tại chỗ trên mặt nền đất sỏi có giá trị độ cứng và hệ số cản của mặt nền đất sỏi tăng từ giá trị ks1,2=ks1,20, cs1,2=cs1,20 đến ks1,2=3xks1,20, cs1,2=3xcs1,20, điều đó thể hiện góc lắc dọc cabin với đệm cách dao động cabin HCMs loại 2 được cải thiện đáng kể so với hệ thống đệm cách dao động cabin HCMs loại 1 khi bánh lu nén ở mặt nền biến dạng Từ kết quả Hình 3.20 và Hình 3.21 khi cả hai bánh lu nén tại chỗ trên các mặt nền có giá trị độ cứng và hệ số cản tăng lên, thì cả hai giá trị của aws và awcphi đều giảm, điều đó có nghĩa độ êm dịu cabin xe lu rung cải thiện khi nó nén trên các nền đàn hồi, đặc biệt, các giá trị của mặt nền ks1,2=3xks1,20, cs1,2=3xcs1,20, thì cả hai giá trị của aws và awcphi giảm rất nhỏ với HCMs loại 2 so với HCMs loại 1

Hình 3.20 Gia tốc bình phương trung bình của ghế ngồi điều khiển với hai loại HCMs dưới điều kiện nén khác nhau trường hợp 2

Hình 3.21 Gia tốc lắc dọc bình phương trung bình của cabin với hai loại

HCMs dưới các điều kiện nén khác nhau trường hợp 2

Dieu kien nen nen thay doi a ws/(m/s2 )

Dieu kien nen nen thay doi a w cphi/(rad/s2 )

Trường hợp 3: một bánh nén trên mặt nền đàn hồi và bánh còn lại di chuyển trên mặt nền có biên dạng xấu ISO Cấp E với hai trường hợp: (1) Trường hợp 1 (TH 1): khi bánh lu trước nén trên nền đất sỏi đàn hồi với các thông số của nền ks1=1.0x10 7 N/m, cs1=2.1x10 5 (N.s/m) với các biên độ và tần số kích thích bánh lu trước F01=0.128 x10 6 N, f1H Hz và bán lu sau di trên trên mặt nền rất xấu (ISO cấp E) với v= 2.5 km/h và 1) Trường hợp 2 (TH 2): khi bánh lu sau nén trên nền đất sỏi đàn hồi với các thông số của nền ks2=1.2x10 7 N/m, cs2=2.8x10 5 (N.s/m) với các biên độ và tần số kích thích bánh lu trước và sau F01=0.128 x10 6 N, f1H Hz và F02=0.96 x10 5 N, f2T Hz và bán lu trước di trên trên mặt nền rất xấu (ISO cấp E) với v= 2.5 km/h Các gia tốc bình phương trung bình của ghế ngồi người điều khiển và gia tốc lắc dọc bình phương trung bình của cabin (aws và awcphi) với HCMs loại 1 và loại 2 ở hai điều kiện nén và chuyển động khác nhau được thể hiện trên Hình 3.22 và

Hình 3.23 Từ Hình 3.22 chúng ta thầy các giá trị của aws với HCMs loại 2 lần lượt giảm 6.95% và 3.99% so với HCMs loại 1 dưới hai điều kiện TH1 và TH

2, điều đó có thể nói hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động cabin HCMs loại 2 đã cải thiện độ êm dịu của ghế ngồi của người điều khiển Tuy nhiên, ở TH2 chúng ta thấy giá trị aws giảm so với TH 1 là tần số kích thích của bánh f2T Hz lớn hơn tần số kích thích của bánh lu trước f1H Hz

Hình 3.21 Gia tốc bình phương trung bình của ghế ngồi điều khiển với hai loại HCMs dưới điều kiện nén khác nhau trường hợp 3

Hình 3.23 Gia tốc lắc dọc bình phương trung bình của cabin với hai loại

HCMs dưới các điều kiện nén khác nhau trường hợp 3

Tương tự, kết quả trên Hình 3.23, chúng ta cũng thấy các giá trị của awcphi với HCMs loại 2 lần lượt giảm 5.63% và 5.49% với HCMs loại 1 dưới hai điều kiện TH1 và TH 2, điều đó thể hiện góc lắc dọc cabin với đệm cách dao động cabin HCMs loại 2 được cải thiện đáng kể so với hệ thống đệm cách dao động cabin HCMs loại 1 Từ kết quả Hình 3.22 và Hình 3.23, chúng ta thấy rằng cả hai giá trị của aws và awcphi đều giảm khi xe hoạt động dưới hai điều kiện TH1 và TH 2, điều đó có nghĩa độ êm dịu cabin xe lu rung cải thiện với HCMs loại

2 trong các điều kiện hoạt động của xe lu rung.

Kết luận chương 3

Kết quả chương 3 đã mô phỏng và phân tích được hiệu quả của hai loại hệ thống đệm cách dao động thủy lực cho cabin xe lu rung bánh kép dưới các điều kiện khai thác khác nhau, một số kết luận rút ra từ kết quả mô phỏng và phân tích hiệu quả của hai loại đệm thủy lực: (1) Giá trị biên độ đỉnh các gia tốc với HCMs loại 2 lần lượt giảm so với HCMs loại 1 điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu với HCMs loại 2 cải thiện đáng kế độ êm dịu cabin cho người điều khiển so với HCMs loại 1; (2) Các giá trị biên độ đỉnh của gia tốc theo miền thời gian và tần số với HCMs loại 2 đều giảm so với HCMs loại 1 ở cả ba điều kiện khai thác khảo sát Đặc biệt trường hợp 3, các giá trị biên độ đỉnh của PDS

Dieu kien nen a w cphi /( rad /s 2 )

Loai 1Loai 2 as và acphi với HCMs Loại 2 lần lượt giảm 34.01 %, 28.47 % và 33,49 %, 25.56

% so với HCMs Loại 1 ở các tần số tương ứng 2.699 Hz và 4.899 Hz và biên độ cộng hưởng PSD của as và acphi xuất hiện ở tần số kích thích từ mặt nền của bánh lu sau như 2.699 Hz, 4.899 Hz còn tần số kích thích của bánh lu trước xuất hiện với giá trị biên độ rất nhỏ; (3) Các giá trị gia tốc bình phương trung bình theo phương thẳng đứng của ghế ngồi người điều khiển và góc lắc dọc cabin (aws và awcphi) với HCMs loại 2 đều giảm so với HCMs loại 1 dưới các điều kiện khai thác khác nhau Đặc biệt, ở trường hợp 3 chúng ta thấy các kết quả đạt được có thể nhìn thấy rằng biên độ cộng hưởng PSD của as và acphi xuất hiện ở tần số kích thích từ mặt nền của bánh lu sau như 2.699 Hz, 4.899 Hz còn tần số kích thích của bánh lu trước xuất hiện với giá trị biên độ rất nhỏ và các giá trị của awcphi với HCMs loại 2 lần lượt giảm 5.63% và 5.49% với HCMs loại

1 dưới hai điều kiện TH1 và TH 2, điều đó thể hiện góc lắc dọc cabin với đệm cách dao động cabin HCMs loại 2 được cải thiện đáng kể so với hệ thống đệm cách dao động cabin HCMs loại 1

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau một thời gian nghiên cứu, với sự nỗ lực của bản thân được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Lê Văn Quỳnh cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Kỹ thuật Ô tô và Máy Động lực, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên cùng với sự động viên kích lệ của bạn bè, đồng nghiệp, em đã hoàn thành cơ bản nội dung của luận văn thạc sĩ của mình Luận văn đã đạt được một số kết quả sau đây:

- Phân tích và chỉ ra được tính cấp thiết của để tài;

- Xây dựng được mô hình dao động tương đương xe lu rung bánh kép dưới các kích thích dao động ở các điều kiện khai thác khác nhau

- Mô phỏng và phân tích hiệu quả của hệ thống đệm cách dao động thủy lực

(HCMs) cho cabin xe lu rung bánh kép theo hướng êm dịu hoạt động của máy dưới các điều kiện khai thác khác nhau Dưới đây làm mốt số kết quả thu được

+ Kết quả mô phỏng điều kiện khác nhau: giá trị biên độ đỉnh các gia tốc với HCMs loại 2 lần lượt giảm so với HCMs loại 1 điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu với HCMs loại 2 cải thiện đáng kế độ êm dịu cabin cho người điều khiển so với HCMs loại 1

+ Kết quả phân tích hiệu quả của 2 loại HCMs theo cả hai miền thời gian và tần số: Các giá trị biên độ đỉnh của gia tốc theo miền thời gian và tần số với HCMs loại 2 đều giảm so với HCMs loại 1 ở cả ba điều kiện khai thác khảo sát Đặc biệt trường hợp 3, các giá trị biên độ đỉnh của PDS as và acphi với HCMs Loại 2 lần lượt giảm 34.01 %, 28.47 % và 33,49 %, 25.56 % so với HCMs Loại

1 ở các tần số tương ứng 2.699 Hz và 4.899 Hz và biên độ cộng hưởng PSD của as và acphi xuất hiện ở tần số kích thích từ mặt nền của bánh lu sau như 2.699

Hz, 4.899 Hz còn tần số kích thích của bánh lu trước xuất hiện với giá trị biên độ rất nhỏ

+ Kết quả phân tích hiệu quả của 2 loại HCMs dưới điều kiện khai thác khác nhau: Các giá trị gia tốc bình phương trung bình theo phương thẳng đứng của ghế ngồi người điều khiển và góc lắc dọc cabin (aws và awcphi) với HCMs loại 2 đều giảm so với HCMs loại 1 dưới các điều kiện khai thác khác nhau Đặc biệt, ở trường hợp 3 chúng ta thấy các kết quả đạt được có thể nhìn thấy rằng biên độ cộng hưởng PSD của as và acphi xuất hiện ở tần số kích thích từ mặt nền của bánh lu sau như 2.699 Hz, 4.899 Hz còn tần số kích thích của bánh lu trước xuất hiện với giá trị biên độ rất nhỏ và các giá trị của awcphi với HCMs loại 2 lần lượt giảm 5.63% và 5.49% với HCMs loại 1 dưới hai điều kiện TH1 và TH 2, điều đó thể hiện góc lắc dọc cabin với đệm cách dao động cabin HCMs loại 2 được cải thiện đáng kể so với hệ thống đệm cách dao động cabin HCMs loại 1

Tuy nhiên luân văn còn một số hạn chế, hy vọng trong tương lai sẽ hoàn thiện theo các hướng sau đây:

- Xây dựng mô hình dao động không gian để khảo sát

- Phân tích mô hình toán, điều khiển và điều khiển tối ưu hệ thống đệm cách dao động thủy lực cabin bán chủ động nhằm nâng cao độ êm dịu

- Áp dụng thuật toán tối ưu một hay nhiều hàm mục tiêu để tối ưu các thông số hệ thống đệm cách dao động thủy lực bị động

- Thí nghiệm thực tế để kiểm chứng sự đúng đắn của mô hình.

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w