1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính ngân hàng thương mại việt nam

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả Đào Thị Phương Liên
Người hướng dẫn Th.S Ngô Sỹ Nam
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ PHƯƠNG LIÊN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Trang 3 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của khóa luận nhằm xe

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

ĐÀO THỊ PHƯƠNG LIÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 7340201

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

ĐÀO THỊ PHƯƠNG LIÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TH.S NGÔ SỸ NAM

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 3

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của khóa luận nhằm xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2022 Nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn về sự phụ thuộc của ổn định tài chính vào các biến số quan trọng và để đưa ra những biện pháp nhằm thúc đẩy ổn định tài chính cho các NHTM Việt Nam Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã kết hợp cơ sở lý thuyết với dữ liệu thứ cấp thu thập từ Báo cáo Tài chính (BCTC) đã kiểm toán của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn nêu trên

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chọn chỉ số Z-score làm biến phụ thuộc

để đánh giá ổn định tài chính của các NHTM Các biến độc lập xem xét bao gồm tỷ

lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ

lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LTA), tỷ lệ lạm phát (INF) và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Kết quả nghiên cứu từ mô hình hồi quy dữ liệu bảng đã cho thấy rằng CAR, ROE, GDP có tác động tích cực đến ổn định tài chính; NPL, LTA, INF tác động tiêu cực đến ổn định tài chính các NHTM Việt Nam Trong đó, CAR, ROE và INF có mức ý nghĩa 1%; NPL có ý nghĩa mức 10%; LTA và GDP có mức ý nghĩa 5% Tuy nhiên, không tìm thấy bất kỳ ảnh hưởng nào của NIM, SIZE lên ổn định tài chính của các ngân hàng trong nghiên cứu này

Tóm lại, nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu và có thể cung cấp thông tin hữu ích cho việc đưa ra quyết định chiến lược trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng Trên cơ sở kết quả thu được, khóa luận đề xuất hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự ổn định tài chính cho các NHTM Việt Nam

Từ khóa : ổn định tài chính, Z – score, NHTM

Trang 4

Research results from panel data regression models have shown that CAR, ROE, and GDP have a positive impact on financial stability; NPL, LTA, INF negatively impact the financial stability of Vietnamese commercial banks In particular, CAR, ROE and INF have a significance level of 1%; NPL is significant at the 10% level; LTA and GDP have a significance level of 5% However, no impact of NIM and SIZE on the financial stability of banks was found in this study

In summary, this study has helped us better understand the important factors affecting the financial stability of Vietnamese commercial banks during the research period and can provide useful information for decision-making Strategic planning in the finance and banking sector Based on the results obtained, the thesis proposes policy implications to improve financial stability for Vietnamese commercial banks Keywords: financial stability, Z-score, commercial banks

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến

ổn định tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của chính

bản thân trong quá trình học tập và tích lũy, trao dồi kiến thức tại Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên hướng dẫn ThS Ngô Sỹ Nam Trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước bộ môn, khoa và nhà trường về lời cam đoan và những vấn đề liên quan đến bài luận này

Sinh viên thực hiện

Đào Thị Phương Liên

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Tài chính, cùng toàn thể thầy cô Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Ngô Sỹ Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn và giải đáp tận tình bằng cả cái tâm nghề giáo, để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất

Quá trình nghiên cứu đã giúp em học tập được nhiều kiến thức, kĩ năng mới Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất

có thể, tuy nhiên do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên có thể khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những nhận xét quý báu của Quý thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 7

MỤC LỤC

TÓM TẮT i

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ix

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 4

1.7 BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN 5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 6

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 7

2.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 7

2.1.1 Khái niệm ổn định tài chính 7

2.1.2 Vai trò của ổn định tài chính 9

2.1.2.1 Đối với nền kinh tế 9

2.1.2.2 Đối với ngân hàng 9

2.1.3 Phương pháp đo lường ổn định tài chính 10

2.1.3.1 Mô hình CAMELS 10

2.1.3.2 Mô hình KMV – Merton 11

Trang 8

2.1.3.3 Chỉ số Z – score 12

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính 13

2.1.4.1 Các yếu tố vi mô 13

2.1.4.2 Các yếu tố vĩ mô 16

2.1.5 Lý thuyết nền về ổn định tài chính 17

2.1.5.1 Mô hình Bank run 17

2.1.5.2 Lý thuyết quá lớn để sụp đổ (Too big to fail) 18

2.1.5.3 Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) 19

2.2 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU 20

2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài 20

2.2.2 Nghiên cứu trong nước 21

2.3 NHẬN XÉT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH KHE HỞ NGHIÊN CỨU 25

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 27

CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 28

3.2 MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 29

3.2.1 Mô hình nghiên cứu 29

3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu 30

3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 38

3.3.1 Mẫu nghiên cứu 38

3.3.2 Dữ liệu nghiên cứu 38

3.3.3 Công cụ nghiên cứu 38

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.4.1 Phương pháp định tính 38

3.4.2 Phương pháp định lượng 38

3.4.2.1 Phân tích thống kê mô tả 39

3.4.2.2 Phân tích ma trận tương quan 39

3.4.2.3 Mô hình hồi quy 39

Trang 9

3.4.2.4 Các kiểm định trong mô hình 40

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 42

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 43

4.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN45 4.2.1 Ma trận hệ số tương quan 45

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến 45

4.3 MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH 46

4.3.1 So sánh giữa các mô hình Pooled OLS, FEM và REM 46

4.3.2 Kiểm định các tật khuyết tật trong mô hình nghiên cứu 48

4.3.3 Kết quả ước lượng bằng phương pháp GLS 49

4.3.4 Kiểm định nội sinh 49

4.3.5 Kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM 50

4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 55

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 56

5.1 KẾT LUẬN 56

5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 56

5.2.1 Đối với tỷ lệ an toàn vốn 56

5.2.2 Đối với tỷ lệ nợ xấu 57

5.2.3 Đối với tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 58

5.2.4 Đối với tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản 59

5.2.5 Đối với lạm phát 60

5.2.6 Đối với tăng trưởng kinh tế 60

5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 61

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 62

KẾT LUẬN CHUNG 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 72

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

FEM Mô hình hiệu ứng cố định

REM Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

OLS Mô hình bình phương nhỏ nhất thông thường GLS Bình phương tối thiểu tổng quát

GMM Phương pháp tổng quát các khoảnh khắc

SGMM Phương pháp tổng quát có hệ thống các khoảnh khắc VIF Hệ số phóng đại phương sai

ROE Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân

LTA Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản

NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trang 11

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu 28

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan 22

Bảng 3.1 Các biến sử dụng trong mô hình 36

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 43

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan của các biến trong mô hình 45

Bảng 4.3 Kết quả sử dụng VIF để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 46

Bảng 4.4 Kết quả ước lượng mô hình Pooled OLS, FEM và REM 46

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định F – test 47

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman 47

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 48

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định tự tương quan 48

Bảng 4.9 Kết quả ước lượng bằng phương pháp GLS 49

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định nội sinh 49

Bảng 4.11 Kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM 50

Bảng 4.12 Kết quả nghiên cứu so với kì vọng 51

Trang 12

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Ngân hàng thương mại – biểu tượng của sự phát triển tài chính, là một tổ chức tài chính trung gian đóng vai trò huyết mạch trong đường truyền vốn, hỗ trợ hoạt động tài chính, mở ra những cơ hội đầu tư và phát triển cho tất cả chủ thể trong nền kinh tế Vì thế, sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại là nền tảng quan trọng đối với hoạt động tài chính toàn cầu và sự phát triển bền vững của một quốc gia, không chỉ phản ánh sức khỏe của hệ thống tài chính, mà còn ảnh hưởng mạnh

mẽ đến sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế Ổn định tài chính cũng cung cấp nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh hàng ngày, giúp ngân hàng duy trì và phát triển dịch vụ và sản phẩm tài chính Ngoài ra, nó là yếu tố quan trọng để tuân thủ các quy định và chuẩn mực ngành, đảm bảo rằng ngân hàng hoạt động theo các nguyên tắc

và quy định được đề ra Ổn định tài chính là chìa khóa để thu hút đầu tư, giúp ngân hàng mở rộng quy mô và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ tài chính Bên cạnh đó, sự ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại đảm nhận một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì niềm tin của công chúng về lĩnh vực tài chính, đồng thời đảm bảo việc phân bổ vốn một cách có hiệu quả (Schinasi, 2006) Nếu một

hệ thống ngân hàng đạt ổn định sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động gửi tiết kiệm, hỗ trợ vay vốn dễ dàng để đầu tư, thực hiện những dự án, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Trái lại, một hệ thống ngân hàng không ổn định có thể gây mất niềm tin của nhà đầu tư, làm suy giảm lòng tin của người gửi tiền và có khả năng tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính (FSB, 2022)

Tuy nhiên, ngân hàng thương mại không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định

mà không có sự biến động bấp bênh Điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính năm

2008 khiến cho giai đoạn 2008 – 2012 nền kinh tế gặp khó khăn buộc một phần lớn ngân hàng phải thực hiện việc tái cơ cấu để đảm bảo cho sự tiếp tục tồn tại Gần đây, đại dịch Covid 19 cũng gây ra tác động mạnh mẽ đến sự ổn định của các ngân hàng

Sự gia tăng về nợ xấu và khả năng thanh toán của khách hàng bị ảnh hưởng khiến ngân hàng phải tập trung vào quản lý rủi ro và đảm bảo sự ổn định tài chính

Trang 13

Theo Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2021) về “Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm từ 2011 - 2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm từ 2021 – 2030” nhận định rằng mức độ an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng - ngân hàng vẫn còn hạn chế, chưa đạt mức bền vững so với các nước trong khu vực Điều này khiến hệ thống dễ bị mất cân bằng trước các tác động bất lợi và đột ngột từ bên ngoài Hệ quả của việc này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển của hệ thống tín dụng - ngân hàng

Sau khi trải qua những cú sốc do khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự xuất hiện hiện của đại dịch Covid - 19, việc các ngân hàng yếu kém bị Ngân hàng nhà nước (NHNN) mua lại cũng như kiểm soát đặc biệt, qua đó thấy được tầm quan trọng của

ổn định tài chính là điều kiện hết sức cần thiết để duy trì hoạt động của mỗi ngân hàng Vì vậy, việc nghiên cứu về ổn định tài chính càng cấp thiết và có giá trị thực tiễn cao Xuất phát từ thực tiễn xã hội hiện nay kết hợp với những kiến thức đã được tích lũy trong suốt quá trình học tập và niềm mong muốn tìm hiểu của bản thân, đề

tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam”

được chọn làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận này

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam Dựa vào đó đề xuất những biện pháp, chính sách để ổn định tài chính các NHTM Việt Nam

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Nhằm hoàn thành mục tiêu tổng quát, cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau :

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam

 Xác định chiều hướng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam

 Đề xuất những biện pháp, chính sách để ổn định tài chính các NHTM Việt Nam được nâng cao

Trang 14

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành những mục tiêu trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời cho các câu hỏi dưới đây :

 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam ?

 Chiều hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự

ổn định tài chính của NHTM Việt Nam như thế nào ?

 Những giải pháp nào giúp nâng cao sự ổn định tài chính cho NHTM Việt Nam ?

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian : Khóa luận sử dụng dữ liệu thứ cấp của 24 NHTM trong nước đại diện cho tính hệ thống của NHTM Việt Nam (Danh sách các ngân hàng xem chi tiết tại Phụ lục 1) Sở dĩ, tác giả chọn mẫu là 24 NHTM Việt Nam là bởi vì những thông tin bên trong BCTC của các ngân hàng này hầu như đều được công khai một cách đầy đủ và minh bạch giúp thuận tiện cho việc lấy dữ liệu và các BCTC đã được kiểm toán đảm bảo tính chính xác cho dữ liệu thu thập

Về thời gian : Số liệu trong khóa luận được sử dụng từ năm 2010 – 2022 Bởi đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam rơi vào biến động mạnh khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng có những biến đổi không kém bấp bênh, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam Chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 để lại nên năm 2010 hệ thống ngân hàng vẫn còn hiện diện những biểu hiện tiêu cực như lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống kém nên tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng Đến năm 2012, đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD theo “Quyết định số 254/QĐ – TTg của Chính phủ” được ban hành khiến các NHTM dần đi vào ổn định Năm 2020, đại dịch Covid 19 bùng nổ

Trang 15

cũng đã khiến sự ổn định của hệ thống ngân hàng biến động mạnh mẽ Từ những sự kiện trên, em đã lựa chọn mốc thời gian 2010 – 2022 để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam

Nghiên cứu được thực hiện bằng 2 phương pháp : phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính : Tiến hành tổng quan các khung cơ sở lí thuyết, lược khảo những tài liệu nghiên cứu trước có liên quan phạm vi trong nước lẫn nước ngoài Từ đó hình thành các giả thuyết, mô hình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng : Kế thừa các giả thuyết của những nghiên cứu trước tìm ra các biến phù hợp, khả thi về mặt số liệu để chạy mô hình Sau khi thu thập số liệu từ BCTC của các ngân hàng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu các biến trong mô hình, tiếp đó thực hiện phân tích dữ liệu trên phần mềm STATA 17 Đánh giá tác động của các yếu tố đến sự ổn định tài chính NHTM Việt Nam thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng gồm mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS),

mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM)

và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS), mô hình hồi quy tổng quát (GMM) Bên cạnh đó, kết hợp kiểm tra những kiểm định đi kèm để khắc phục các khuyết tật tồn tại trong mô hình nhằm đưa ra mô hình hồi quy tối ưu

ổn định tài chính để công tác duy trì sự ổn định bền vững của các NHTM diễn ra dễ dàng hơn, đồng thời những thông tin hữu ích trong bài nghiên cứu cung cấp cũng góp

Trang 16

phần giúp ích cho các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thực hiện nghiên cứu những vấn đề có liên quan

Chương 1 : Giới thiệu đề tài

Chương này trình bày những vấn đề quan trọng để đưa ra tính khả thi cho đề tài, bao gồm : lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Thêm vào đó là phần đóng góp của đề tài và bố cục của

khóa luận giúp hình dung tổng quát hơn về đề tài khóa luận nghiên cứu

Chương 2 : Cơ sở lí thuyết và tổng quan về nghiên cứu

Chương 2 làm rõ khái niệm, vai trò và phương pháp đo lường mức độ ổn định tài chính, giới thiệu một số cơ sở lý thuyết nền tảng liên quan, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng Đồng thời cũng thực hiện lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài Dựa vào đó làm cơ sở để tìm ra mô hình phù hợp cho nghiên cứu được tiến hành ở chương 3

Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, mô tả cách đo lường các biến được sử dụng, đưa ra giả thuyết nghiên cứu Đồng thời tác giả cũng nêu chi tiết về những phương pháp ước lượng và các kiểm định sử dụng trong mô hình

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu

Chương này trình bày các kết quả ước lượng mô hình, kèm với đó là những kiểm định đi kèm để đưa ra kết quả chính xác nhất Sau khi hồi quy mô hình GMM đưa ra kết quả cuối cùng, tác giả đưa ra kết luận về chiều hướng tác động của các yếu tố lên ổn định tài chính NHTM Việt Nam

Trang 17

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu lên những thông tin cơ bản về bài nghiên cứu bao gồm : tính cấp thiết và lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài, bố cục của bài luận Từ đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về đề tài, cũng là cơ sở trình bày cho những nội dung tiếp theo

Trang 18

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1 Khái niệm ổn định tài chính

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED, 2018), ổn định tài chính là xây dựng một

hệ thống tài chính có thể hoạt động trong cả thời điểm tốt lẫn thời điểm xấu Nó không

có khả năng ngăn chặn những khủng hoảng hoặc khó khăn diễn ra trên thị trường mà đơn giản là tạo điều kiện để hệ thống có thể tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả ngay cả khi đứng trước những sự kiện bất lợi như vậy diễn ra

Ngân hàng thế giới (World Bank, 2016) cho rằng, một hệ thống tài chính ổn định là một hệ thống phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, có khả năng đánh giá và quản lý rủi ro tài chính, duy trì việc làm gần với mức tỷ lệ tự nhiên của nền kinh tế, đồng thời loại bỏ những thay đổi giá tương đối của tài sản thực hoặc tài sản tài chính ảnh hưởng đến mức độ việc làm hoặc đến sự ổn định tiền tệ của một quốc gia Khi hệ thống tài chính loại bỏ được yếu tố nội sinh hoặc mất cân bằng tài chính do các sự kiện bất lợi tác động không lường trước được thì hệ thống tài chính sẽ ở mức độ ổn định nhất định Nếu một hệ thống tài chính ổn định, thông qua cơ chế tự điều chỉnh

sẽ tự hấp thụ các cú sốc nhằm ngăn chặn các sự kiện bất lợi tác động tiêu cực đến nền kinh tế hoặc hệ thống tài chính khác

Theo Ngân hàng Trung ương Anh (2022), ổn định tài chính là khi một hệ thống tài chính hoàn thành các chức năng, vai trò cơ bản của mình bất kể thời điểm thuận lợi hay khó khăn

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (2023) cho rằng, ổn định tài chính là khi hệ thống tài chính có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra suôn

sẻ và có khả năng giải quyết sự mất cân đối tài chính từ các tác động của những cú sốc

Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB, 2023) ổn định tài chính được cho

là điều kiện trong đó hệ thống tài chính (bao gồm thị trường tài chính, trung gian tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính) có khả năng giải quyết tình trạng mất cân bằng tài chính và có thể chống chọi trước những cú sốc bất lợi xảy ra

Trang 19

Theo Ngân hàng Trung ương Việt Nam (2023), ổn định tài chính bao gồm những nội hàm sau : (i) Các yếu tố chính của hệ thống tài chính (thị trường tài chính,

tổ chức tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính) có nhiệm vụ thực hiện thông suốt chức năng của mình để góp phần vào việc phân bổ nguồn lực nền kinh tế một cách hiệu quả; (ii) Cần đánh giá chính xác và quản lí hiệu quả rủi ro mức độ hệ thống để tránh nguy cơ sụp đổ hệ thống tài chính; (iii) Để duy trì sự ổn định của toàn hệ thống tài chính cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước trong hệ thống giám sát quản

lí tài chính quốc gia, kết hợp với phần lớn các mô hình tổ chức hệ thống giám sát tài chính, trong đó ngân hàng trung ương đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện chức năng liên quan đến ổn định tài chính

Theo Schinasi (2005), ổn định tài chính là khả năng hệ thống tài chính thực hiện tốt ba chức năng chính của nó một cách đồng thời, ba chức năng đó bao gồm: (i) Hệ thống tài chính tạo điều kiện thuận lợi và phân bổ nguồn lực hiệu quả theo thời gian

từ người gửi tiền đến nhà đầu tư và cuối cùng là tổng thể các nguồn lực kinh tế; (ii) Đánh giá, định giá hợp lí, chính xác và quản lí tương đối tốt những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong tương lai; (iii) Hệ thống tài chính có thể dễ dàng hấp thụ tài chính và nền kinh tế thực trước những cú sốc bất ngờ ập đến

Theo Houben và cộng sự (2004), ổn định tài chính là tình huống mà hệ thống tài chính có khả năng thực hiện hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực, đồng thời quản lí được những rủi ro tài chính xảy ra và cũng có thể thích ứng với những biến động tiêu cực trên thị trường

Jahn và Kick (2011) nhận định rằng, ổn định tài chính là trạng thái hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả những vai trò, chức năng của nó chẳng hạn như phân bổ nguồn lực, giải quyết các khoản thanh toán và phân tán rủi ro

Nhìn chung, có rất nhiều định nghĩa về ổn định tài chính Mặc dù hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào cho sự ổn định tài chính nhưng thông qua những nhận định trên, có thể hiểu đơn giản ổn định tài chính là trạng thái hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả những chức năng của nó kể cả khi những tác nhân bất lợi tác động, đứng vững trước những cú sốc kinh tế gây ra

Trang 20

2.1.2 Vai trò của ổn định tài chính

2.1.2.1 Đối với nền kinh tế

Theo NHNN Việt Nam (2023), vai trò của ổn định tài chính không chỉ dừng lại

ở việc ổn định giá cả (mục tiêu chính của NHTW) mà nó còn là chìa khóa để nền kinh

tế đạt được tăng trưởng bền vững Bởi sự ổn định đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tài chính diễn ra suôn sẻ, góp phần xây dựng lòng tin của công chúng vào

hệ thống tài chính, ngăn ngừa tình trạng thị trường hỗn loạn.Từ đó, giảm thiểu rủi ro tiêu cực tác động đến an toàn vĩ mô của nền kinh tế Sự ổn định của NHTM góp một phần không hề nhỏ trong công tác duy trì sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính Nếu một NHTM có hoạt động tài chính trong tình trạng khó khăn hoặc thất bại sẽ nhanh chóng tạo ra một làn sóng tiêu cực lan rộng sang hệ thống tài chính, kể cả nền kinh tế của quốc gia Điều này có thể gây ra sự rối loạn và mất ổn định đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu

Cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 - 2008 bùng nổ như một hồi chuông cảnh tỉnh khiến các ngân hàng quan tâm hơn về sự ổn định Nếu một NHTM ổn định tài chính

sẽ giúp cho ngân hàng không xảy ra trường hợp mất khả năng thanh khoản dẫn đến phá sản ngân hàng, có khả năng chống chọi trước mọi hoàn cảnh xấu xảy ra để tiếp tục đứng vững trên con đường hoạt động, phát triển Như chúng ta đã biết, NHTM cung cấp hàng loạt dịch vụ tài chính đa dạng chẳng hạn như: gửi tiết kiệm, cho vay thế chấp, thanh toán, nó là nhân tố quan trọng gắn liền với các hoạt động đời sống, nhu cầu của con người nên bất kì sự gián đoạn nào của NHTM cũng sẽ gây ảnh hưởng đến người dân Nhưng nếu ngân hàng ổn định tài chính sẽ có thể cung cấp nguồn vốn phục vụ cho các công trình xây dựng, các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tạo ra công ăn việc làm góp phần cải thiện cuộc sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế

2.1.2.2 Đối với ngân hàng

Ngân hàng thương mại gắn liền với các hoạt động cho vay và tiền gửi là chủ yếu Đối với hoạt động cho vay, sự ổn định tài chính giúp NHTM có đủ vốn để đáp ứng khả năng cung cấp cho các khoản vay, lãi suất cạnh tranh giúp đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh Đối với tiền gửi, ổn định tài chính giúp đảm bảo rằng ngân

Trang 21

hàng có khả năng chi trả tiền gửi khi cần thiết, bên cạnh đó còn giúp duy trì sự tin cậy của khách hàng, đối tác kinh doanh Bởi khách hàng thường có xu hướng tin tưởng gửi tiền và thực hiện các giao dịch tài chính với một ngân hàng ổn định hơn Ngoài ra, theo Nguyễn Thị Kiều Nga và Trần Huy Hoàng (2020), một ngân hàng tài chính ổn định cũng chiếm lợi thế trong mắt nhà đầu tư hơn những ngân hàng khác,

từ đó có nhiều nguồn vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh Đồng thời, sự ổn định tài chính giúp ngân hàng duy trì hoạt động bất kể những cú sốc bất ngờ ập đến

2.1.3 Phương pháp đo lường ổn định tài chính

2.1.3.1 Mô hình CAMELS

Vào năm 1979, mô hình CAMELS được Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) phát triển và khuyến nghị sử dụng để đánh giá sự ổn định tài chính của các tổ chức tài chính (TCTC) Ban đầu, mô hình được các TCTC Mỹ sử dụng và sau đó áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới

CAMELS là tên viết tắt của 6 nhân tố chính bao gồm :

C – Capital Adequacy (An toàn vốn) : Các ngân hàng hoạt động phải đảm bảo

đạt yêu cầu vốn tối thiểu Chỉ tiêu này thường được đánh giá dựa trên tỷ lệ vốn chủ

sở hữu trên tổng tài sản Ngân hàng có tỷ lệ này càng cao thì sẽ ít có khả năng phá sản hơn

A – Asset Quality (Chất lượng tài sản) : Các khoản cho vay, tài sản mà ngân

hàng đang nắm giữ hay các khoản đầu tư đòi hỏi phải đảm bảo về chất lượng vì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất khả năng thanh khoản dẫn đến vỡ nợ Một số chỉ số quan trọng thường được sử dụng điển hình như: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ các khoản vay có rủi ro cao trên tổng dư nợ,

M – Management (Quản lý) : Để đạt được hiệu quả kinh doanh giữ cho tài chính

ổn định, ngân hàng cần có đội ngũ quản lí tài chính giàu kinh nghiệm, có đủ năng lực

để quản lí rủi ro, đề xuất những phương án nhằm giảm chi phí tăng doanh thu từ đó thu được nhiều lợi nhuận Yếu tố này có thể đánh giá thông qua : khả năng quản lý

Trang 22

tài sản và quản lý rủi ro, ngân sách, kế hoạch chiến lược trong tương lai, tổ chức nhân

sự phù hợp với năng lực, chế độ kiểm soát nội bộ

E – Earnings (Thu nhập) : Các NHTM hoạt động mục đích chính là tạo ra lợi

nhuận, nên lợi nhuận đóng vai trò quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Có thể đánh giá thông qua các chỉ số : lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(ROE), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) , biên lợi nhuận ròng (NIM),

L – Liquidity (Thanh khoản) : Để đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng,

có thể xem xét về tính sẵn có của tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt, cấu trúc tài sản nợ và có, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, mức độ

biến động của tiền gửi,

S – Sensitivity to market risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường) : Độ nhạy

cảm với rủi ro thị trường phản ánh mức độ thu nhập bị ảnh hưởng bởi lãi suất, tỷ giá

hối đoái và giá cả hàng hóa

Thang điểm để đánh giá mô hình này được tính từ 1 đến 5 với ý nghĩa như sau :

 Hạng 1: Ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao, tài chính tốt

 Hạng 2: Ngân hàng hoạt động lành mạnh, điểm yếu của ngân hàng ở mức vừa phải

 Hạng 3: Ngân hàng có khả năng hoạt động nhưng đi kèm một số vấn

Đây là phương pháp xác định NHTM có khả năng trả nợ hay không và tính toán được khả năng vỡ nợ của ngân hàng, nếu NHTM có khả năng vỡ nợ quá cao thì ngân

Trang 23

hàng đó ổn định tài chính thấp và ngược lại Mô hình này lập luận rằng, trong một khoảng thời gian nhất định, vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể được xem như quyền chọn trên giá trị tài sản và cho rằng một NHTM sẽ đối diện với nguy cơ vỡ nợ nếu giá trị các nghĩa vụ nợ cao hơn tài sản

Nếu giá trị của tài sản giảm dưới điểm vỡ nợ thì NHTM sẽ phá sản Do đó, xác suất vỡ nợ là xác suất mà giá trị tài sản sẽ giảm dưới điểm vỡ nợ 6 biến được sử dụng trong mô hình Merton để xác định xác suất vỡ nợ của NHTM phân tích theo chuỗi thời gian đến thời điểm đáo hạn T (thường là một năm) bao gồm :

 Giá trị tài sản hiện tại

 Sự phân phối của giá trị tài sản tại thời điểm T (tài sản ngắn hạn và dài hạn)

 Sự biến động giá trị tương lai của tài sản tại thời điểm T

 Mức độ điểm vỡ nợ, giá trị sổ sách của nợ

 Tốc độ tăng trưởng dự đoán của giá trị tài sản trong giai đoạn

 Độ dài khoảng thời gian T

Sức mạnh của mô hình KMV nằm ở công cụ tính toán thực nghiệm và kiểm nghiệm dựa trên một cơ sở dữ liệu lớn nhưng song song đó là kĩ thuật đo lường khá phức tạp

2.1.3.3 Chỉ số Z – score

Chỉ số Z – score thể hiện nguy cơ phá sản được Altman cho ra đời vào năm

1968 Nó thường được áp dụng trong các nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2012), Pham và cộng sự (2021), Čihák và Hesse (2010), Ibrahim và Rizvi (2017), Goetz (2018), Khouri và Arouri (2016), Rashid và cộng sự (2017), Madi (2016) để đo lường cho sự ổn định tài chính của ngân hàng Chỉ số Z – score đến nay vẫn được coi là một tiêu chí đại diện tốt cho rủi ro tổng thể của ngân hàng, hay đo lường sự ổn định tài chính, nếu chỉ số này càng giảm thì tính dễ đổ vỡ của ngân hàng càng tăng Nghiên cứu của Chiaramonte và cộng sự (2016) cho rằng, có đến 76% khả năng ngân hàng thất bại có thể được dự đoán tốt thông qua chỉ số Z – score

Kỹ thuật tính toán của chỉ số Z – score dựa trên lợi nhuận và sự biến động của lợi nhuận, từ đó có thể thấy tính dễ tổn thương tài chính thông qua xác suất thua lỗ

Trang 24

vượt quá vốn chủ sở hữu ngân hàng (Roy, 1952) Z – score càng cao hàm ý xác suất phá sản càng thấp, từ đó ngân hàng ổn định hơn Theo Nguyễn Đức Trường và cộng

sự (2018), Ghenimi và cộng sự (2017), Chiaramonte và cộng sự (2016), chỉ số Z - score được tính bằng công thức sau :

𝐙 − 𝐬𝐜𝐨𝐫𝐞 =𝐑𝐎𝐀 + 𝐄/𝐀

𝛔 (𝐑𝐎𝐀)Trong đó :

ROA là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân

E/A là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

σ(ROA) là độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ lựa chọn Z – score làm thước đo cho sự ổn định tài chính của ngân hàng Về lý do nghiên cứu chọn chỉ số này là bởi vì ưu điểm của chỉ số này là cho phép so sánh khả năng vỡ nợ bất kể các ngân hàng theo đuổi mục tiêu hoạt động khác nhau (rủi ro cao đi kèm lợi nhuận cao hay rủi ro thấp đi kèm lợi nhuận thấp) nên được sử dụng phổ biến trong rất nhiều bài nghiên cứu Mặt khác, thông tin về dữ liệu đầu vào của chỉ số này được cung cấp trên hầu hết các BCTC của từng ngân hàng nên rất khả thi về phương diện số liệu nhưng đây cũng được coi là điểm bất lợi của phương pháp này nếu ngân hàng “làm đẹp” số liệu Bên cạnh đó, ưu điểm không thể bỏ qua của chỉ số này là tính toán một cách dễ dàng nhưng bao quát được nhiều khía cạnh giúp nắm bắt chính xác về tình hình tài chính của các ngân hàng Theo Roy (1952), Z – score bao quát ba khía cạnh, đó là : tỷ lệ an toàn vốn (thông qua E/A), khả năng sinh lời (thông qua ROA), rủi ro thanh toán (thông qua độ lệch chuẩn của ROA)

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính

2.1.4.1 Các yếu tố vi mô

Tỷ lệ an toàn vốn : Là thước đo cơ bản đánh giá sự lành mạnh của một ngân

hàng trước những rủi ro về tài chính và các biến động trong môi trường kinh tế, đồng thời nó đại diện cho sức mạnh nội bộ của NHTM Tỷ lệ an toàn vốn được đo lường bằng sự chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng Các ngân

Trang 25

hàng có vốn hóa tốt được cho là ít rủi ro hơn theo gợi ý của Li và Malone (2016) Đồng tình với quan điểm trên, Shijaku (2017) khẳng định rằng vốn chủ sở hữu là một chìa khóa quan trọng khi ngân hàng lâm vào khủng hoảng, nó như một tấm đệm an toàn giúp ngăn chặn các tổn thất về tài chính, bảo vệ các ngân hàng khỏi rủi ro thanh toán vậy nên tỷ lệ an toàn vốn cao sẽ giúp ngân hàng gia tăng sự ổn định

Tỷ lệ nợ xấu : Là thước đo đại diện cho năng lực quản lí rủi ro, đánh giá hiệu

quả công tác quản lí nợ của ngân hàng Bên cạnh đó, nó cũng nêu lên vấn đề người

đi vay không có khả năng thanh toán các khoản phí hay khoản vay như thỏa thuận làm cho nợ xấu ngân hàng tăng, ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng cho những khoản nợ này khiến chi phí tăng, lợi nhuận ngân hàng thu về thấp làm cho hiệu quả hoạt động ngân hàng kém đi Tỷ lệ nợ xấu cao khiến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng trở nên yếu kém dẫn đến việc ngân hàng dễ sụp đổ (Ghenimi và cộng sự, 2017)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên : Là chỉ tiêu phản ánh rõ nét tốc độ tăng trưởng

của các nguồn thu từ lãi so với các nguồn chi phí lãi phải trả của ngân hàng Qua đó cho thấy năng lực của nhân viên ngân hàng cũng như năng lực của hội đồng quản trị trong công tác duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của các khoản chi phí Hoạt động tạo ra lợi nhuận của các NHTM Việt Nam hiện nay đa phần xuất phát từ việc huy động tiền gửi và cho vay, chính vì thế mà tỷ lệ thu nhập lãi cận biên luôn chiếm sự quan tâm đặc biệt Nếu ngân hàng có nguồn thu không đủ để bù đắp những khoản chi phí phải bỏ ra thì rất dễ bị đào thải khỏi ngành, rất dễ phá sản

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao chứng tỏ ngân hàng đang làm tốt nhiệm vụ kiểm soát hiệu quả nguồn thu chi, chính vì thế nó có chiều hướng tác động tích cực đến sự ổn định của các NHTM

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân : Thể hiện khả năng

sinh lời của ngân hàng, cũng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, thể hiện khả năng sống còn của nó Các NHTM hoạt động với mục tiêu chính

đó là tạo ra lợi nhuận, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận tạo ra càng nhiều Theo Ghenimi và cộng sự (2017), các ngân hàng có lợi nhuận cao sẽ có lợi thế về độ tin cậy trong hoạt động tín dụng, chính vì lẽ đó sự ổn định ngân hàng ngày một tăng cao

Trang 26

Tuy nhiên, De Jonghe (2010) cho ra kết quả về mối tương quan âm giữa khả năng sinh lời và ổn định ngân hàng do các ngân hàng này sẵn sàng đem sự an toàn của mình ra để cược đổi lấy nhiều lợi nhuận hơn, lợi nhuận cao song song đó sẽ là rủi ro cũng cao hơn, chính vì thế gia tăng bất ổn tài chính ngân hàng

Quy mô ngân hàng : Quy mô được tính dựa trên tổng tài sản ngân hàng, quy

mô lớn chứng tỏ tổng tài sản lớn, mạng lưới ngân hàng cũng nhiều hơn Quy mô lớn không chỉ có tiềm lực mạnh về tài chính mà còn có tiềm lực mạnh hơn nhờ nguồn nhân lực dồi dào Do đó khiến ngân hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường, gia tăng sự ổn định tài chính Quy mô càng lớn thì mức độ tín nhiệm trong lòng công chúng càng cao, lúc đó việc huy động tiền gửi hay đi vay tổ chức khác cũng diễn ra

dễ dàng Quy mô không chỉ phản ánh năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh mà mặt khác còn phản ánh sức ảnh hưởng của ngân hàng trên thị trường Theo lí thuyết quá lớn để sụp đổ thì quy mô lớn sẽ khiến ngân hàng ổn định hơn do sức ảnh hưởng quá lớn khiến ngân hàng không thể sụp đổ Ozili (2018), Rahim và cộng sự (2012), Ramzan và cộng sự (2021) cho rằng quy mô tác động tích cực đến sự ổn định ngân hàng

Tuy nhiên cũng xảy ra trường hợp quy mô lớn tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính của ngân hàng Dẫn chứng là ngân hàng Lehman Brothers phải tuyên bố phá sản mặc dù ngân hàng này là ngân hàng có quy mô lớn thứ tư tại Mỹ Shim (2013) cho rằng các ngân hàng lớn kém ổn định hơn là điều dễ hiểu, bởi các ngân hàng này thường có thái độ chấp nhận rủi ro cao vì chúng tiếp cận thị trường vốn dễ dàng hơn so với các ngân hàng nhỏ khác Ghenimi và cộng sự (2017) cũng cho rằng các ngân hàng lớn thường có xu hướng tham gia các hoạt động cho vay và đầu

tư có nhiều rủi ro hơn các ngân hàng nhỏ

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản : Tỷ lệ này phản ánh khả năng bù trừ

của ngân hàng trong việc bù lỗ từ các khoản nợ xấu Ali và cộng sự (2018) cố tình sử dụng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản đại diện cho rủi ro tín dụng do tỷ lệ này phản ánh khá rõ nét khả năng dễ bị tổn thương của ngân hàng trước những thay đổi

về chính sách và hành động của người đi vay trong việc trả nợ Tác giả cho rằng người

Trang 27

đi vay có xác suất vỡ nợ cao thì khả năng vỡ nợ của ngân hàng càng cao Mặt khác,

tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao tức là cho vay nhiều hơn mức tài sản ngân hàng hiện có rất dễ khiến cho người gửi tiền có tâm lí lo sợ trước việc ngân hàng có thể sẽ mất khả năng thanh khoản, vì thế xuất hiện tình trạng bank run, mọi người rút tiền hàng loại khiến ngân hàng lâm vào bất ổn tài chính Tuy nhiên, tùy thuộc vào chất lượng khoản vay mà kết quả đem lại cũng có chiều hướng khác tích cực hơn, nếu chất lượng khoản vay tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì cho vay càng nhiều khiến lợi nhuận càng tăng từ đó dẫn đến ổn định tài chính cho các NHTM

2.1.4.2 Các yếu tố vĩ mô

Tỷ lệ lạm phát : Tỷ lệ lạm phát là mối quan tâm của nhiều người bởi nó là yếu

tố quyết định giá trị tài sản đang nắm giữ, cùng một mệnh giá nhưng lạm phát tăng

có nghĩa giá trị của tài sản đang nắm giữ sẽ thấp hơn lúc ban đầu, tỷ lệ này có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế Tỷ lệ lạm phát được xác định dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Jokipii và Monnin (2013) cho rằng lạm phát thúc đẩy sự ổn định của ngân hàng Bởi vì khi lạm phát xảy ra, các dịch vụ của ngân hàng sẽ được đẩy lên mức giá cao hơn Từ đó, tỉ suất lợi nhuận ngân hàng được hưởng tăng cao hơn, tăng khả năng sinh lời khiến ngân hàng ổn định hơn Tuy nhiên, nghiên cứu của Shahid và Abbas (2012), Rashid và cộng sự (2017) lại cho ra kết quả lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với ổn định ngân hàng Có thể giải thích rằng, lạm phát tăng cao khiến động cơ người gửi tiền không còn ưa chuộng hình thức gửi tiết kiệm nữa

mà chuyển sang các hình thức tích trữ khác khiến việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, đồng thời việc nhiều người rút tiền khiến ngân hàng dễ xảy ra hiện tượng bank run làm giảm tính ổn định của ngân hàng

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế : Chỉ số này thường được sử dụng để phản ánh “thể

trạng” của nền kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản lượng quốc dân (GNP - Gross National Products) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Products) hay có thể là thu nhập bình quân đầu người (PCI - Per Capita Income) được đo lường trong một khoảng thời gian nhất định Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cho thấy sự gia tăng về thu nhập của người dân, kích thích nhu cầu gửi

Trang 28

tiết kiệm và đầu tư dẫn đến nhu cầu vay vốn từ ngân hàng cũng nhiều hơn Chính vì

lẽ đó mà hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở nên hiệu quả khiến ngân hàng ổn định hơn

2.1.5 Lý thuyết nền về ổn định tài chính

2.1.5.1 Mô hình Bank run

Bank run hay còn gọi là hiện tượng tháo chạy ngân hàng, khi đó ngân hàng sẽ gặp phải trường hợp hàng loạt người gửi tiền đổ xô rút tiền gửi dẫn đến sự bất ổn về mặt tài chính của ngân hàng Nguyên nhân là do những người này lo sợ trước sự phá sản hay mất khả năng thanh toán của ngân hàng

Dựa trên thuyết hành vi bầy đàn (Freud và Trotter, 1916) có thể giải thích rằng nếu một số lượng lớn khách hàng rút tiền sẽ khiến cho những người gửi tiền khác có

xu hướng hưởng ứng theo hành vi đó Do đặc thù của ngân hàng chỉ giữ một lượng nhỏ tiền gửi là tiền mặt nên việc yêu cầu rút tiền của nhiều khách hàng diễn ra cùng lúc khiến ngân hàng không đủ nguồn cung tiền, bắt buộc phải bán tài sản hiện có để

có thể chi trả cho khách hàng, việc bán nhanh các tài sản như thế đôi khi khiến họ phải chịu giá thấp hơn, bán tài sản với giá thấp khiến ngân hàng nhận về một khoản

lỗ, dần dần mất cân bằng ổn định Kindleberger (1978), ngân hàng xảy ra bất ổn là

do các khoản rút tiền hàng loạt của khách hàng mà ngân hàng không thể lường trước được cùng với đó là tài sản của ngân hàng sẽ có giá trị thanh khoản thấp hơn so với ban đầu do ảnh hưởng từ nợ ngân hàng Tương tự, Diamond và Dybvig (1983) cho rằng rút vốn ngân hàng đóng một vai trò nổi bật trong lịch sử tiền tệ, nó chính là đặc điểm chung của các cuộc khủng hoảng đã xảy ra khiến cho ngân hàng gặp bất ổn về tài chính Trên thực tế, việc rút tiền đột ngột có thể buộc ngân hàng phải thanh lý nhiều tài sản của mình trong tình trạng thua lỗ nặng và có thể dẫn đến phá sản

Theo Dowd (1992) điểm mấu chốt để ngăn chặn hiện tượng bank run đó chính

là luôn duy trì cho ngân hàng có đủ vốn Bởi khi đó, người gửi tiền sẽ không còn sợ mất vốn vì vậy họ sẽ không có hành vi rút tiền đột ngột Nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào xác định được bao nhiêu vốn mới gọi là “đủ” để không xảy ra

Trang 29

hiện tượng tháo chạy ngân hàng Bên cạnh đó, giảm lượng tiền cho vay sẽ giúp ngân hàng đạt mục tiêu thận trọng vi mô nhằm giảm thiểu rủi ro không đáng có (Shin 2009)

Dựa vào lý thuyết có thể thấy rằng, nếu vốn chủ sở hữu cao sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro, tăng tính ổn định Ngoài ra, nếu tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản hiện có của ngân hàng chênh lệch quá lớn sẽ dẫn đến sự bất ổn tài chính cho ngân hàng

2.1.5.2 Lý thuyết quá lớn để sụp đổ (Too big to fail)

Lý thuyết quá lớn để sụp đổ đề cập đến mối quan hệ giữa quy mô và rủi ro của

ngân hàng Đặt trong bối cảnh của các NHTM, các ngân hàng với quy mô lớn sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống các ngân hàng khác, nếu họ xảy ra thất bại sẽ gây

ra hậu quả thảm khốc cho toàn bộ nền kinh tế, thậm chí có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu (Liisa Halme và cộng sự, 2000) Do đó, những ngân hàng này sẽ nhận được sự

hỗ trợ từ phía Chính phủ để có thể vượt qua thời kì khó khăn, đồng thời cũng giúp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến các ngân hàng khác

Theo Ibrahim và Rizvi (2017), nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng kinh

tế xảy ra xuất phát từ lý thuyết này Do có sự hậu thuẫn của Chính phủ nếu ngân hàng

bị vỡ nợ nên những ngân hàng lớn thường sẽ có động cơ chủ quan, hoạt động với tâm thế ít sợ rủi ro hơn các ngân hàng thông thường Chính vì tâm thế ấy, cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 bùng nổ khiến ngân hàng Lehman Brothers - một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới buộc phải tuyên bố phá sản Hậu quả của cuộc khủng hoảng nhanh chóng lây lan sang các ngân hàng khác khiến các ngân hàng này phải gánh chịu một phần hậu quả từ ngân hàng Lehman Brothers gây ra, gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng nếu ngân hàng nào có quy mô lớn thì

sẽ ít gặp phải rủi ro phá sản hơn những ngân hàng khác dựa trên lợi thế kinh tế theo quy mô Một trong những lợi ích tiềm năng của quy mô lớn là khả năng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh Theo nghiên cứu của Stiroh và Rumble (2006) nhận định rằng, những ngân hàng có quy mô lớn sẽ dễ dàng hơn trong việc đa dạng hóa thu nhập bằng cách cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính khác nhau điển hình như : cho

Trang 30

vay, tiết kiệm, đầu tư và quản lý tài sản, Điều này giúp ngân hàng tạo ra nguồn thu nhập ổn định từ nhiều nguồn khác nhau, giảm thiểu rủi ro phá sản nếu có sự biến đổi một phần của hoạt động kinh doanh

Tùy vào góc nhìn khác nhau nên chiều hướng tác động của quy mô đến sự ổn định ngân hàng cũng khác Do vậy, chiều hướng tác động của quy mô lên sự ổn định ngân hàng không đồng nhất

2.1.5.3 Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory)

Lý thuyết triển vọng được Kahneman và Tversky đề xuất năm 1979 và đạt giải Nobel kinh tế năm 2002 Lý thuyết này là phương pháp giải thích cho lựa chọn của

cá nhân trước rủi ro và lợi nhuận nhận được để tránh tình trạng thua lỗ

Dựa trên quan điểm bất cân xứng của con người chúng ta về rủi ro và lợi nhuận,

lý thuyết triển vọng cho rằng con người sẽ có xu hướng muốn tránh một khoản lỗ tiềm ẩn hơn là lựa chọn rủi ro để có được một khoản lợi nhuận tiềm năng Vì bản chất con người không thích rủi ro nên lý thuyết này nhận định chúng ta thường có xu hướng chọn những phương án có kết quả chắc chắn hơn Hầu như mọi người chúng

ta sẽ cảm thấy tồi tệ nếu như mất một khoản tiền hơn là cảm thấy vui vẻ khi nhận được một khoản tiền bằng giá trị Bởi tâm lí nhạy cảm với thua lỗ cao hơn việc nhận được lợi nhuận tương đương (Trichilli và cộng sự, 2021) Dựa vào lí thuyết trên, nếu ngân hàng thứ nhất có lãi suất cao nhưng có khả năng gặp rủi ro vỡ nợ và ngân hàng thứ hai có lãi suất thấp nhưng ổn định, bền vững hơn thì động cơ khách hàng lựa chọn ngân hàng thứ hai sẽ chiếm tỉ trọng lớn Chính vì thế, sự ổn định của ngân hàng thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chi phối tâm lí của khách hàng

Ngân hàng hoạt động hiệu quả, khả năng sinh lời cao thu về nguồn lợi nhuận tốt sẽ ít tham gia vào các hoạt động mang tính rủi ro, từ đó sự ổn định của ngân hàng được gia tăng đáng kể Chính vì vậy, lý thuyết triển vọng đưa ra sự đồng tình về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa khả năng sinh lời và sự ổn định tài chính của ngân hàng

Trang 31

2.2 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU

2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Shahid và Abbas (2012) lấy dữ liệu từ 16 ngân hàng khu vực Pakistan hàng năm

giai đoạn từ năm 2006 đến 2009 với phương pháp bình phương tối thiểu thông thường

và biến phụ thuộc là Z – score Tác giả đã ghi nhận tỷ lệ cho vay trên tài sản, lạm phát

tác động tiêu cực đến sự ổn định, ngược lại tăng trưởng kinh tế và khấu hao tỷ giá hối

đoái tác động cùng chiều với sự ổn định ngân hàng

Dựa trên việc điều tra mối quan hệ giữa cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng và

sự ổn định ngân hàng, Rashid và cộng sự (2017) đã đưa ra kết luận rằng ngoài lạm

phát có tác động tiêu cực lên sự ổn định của ngân hàng Hồi giáo thì khả năng sinh lời,

tỷ lệ cho vay trên tài sản, tỷ lệ tập trung ngân hàng và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có mối

tương quan dương với sự ổn định của các ngân hàng Hồi giáo Mặt khác, nhóm tác

giả còn phát hiện ra ngân hàng Hồi giáo có khả năng hoạt động tốt hơn so với các

ngân hàng thông thường, đồng thời có vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự

ổn định tài chính Trong đó, phạm vi nghiên cứu của bài viết này là dữ liệu hàng quý

của 20 ngân hàng ở khu vực Pakistan với khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2012 Čihák và Hesse (2010) đã điều tra sự ổn định tài chính dựa trên 77 ngân hàng

Hồi giáo và 397 ngân hàng thương mại trong thời gian từ năm 1993 đến 2004 Kết

quả của họ đưa ra rằng, quy mô ngân hàng và các chỉ số quản trị có tác động tích cực

đến ổn định tài chính Đối với tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ cho vay trên tài sản và

chỉ số đo lường mức độ tập trung ngân hàng tác động đến sự ổn định theo phương

diện tiêu cực

Trong bài nghiên cứu của Chai và cộng sự (2022), bằng mô hình hiệu ứng cố

định với dữ liệu đầu vào lấy từ 15 ngân hàng phạm vi Pakistan cùng khoảng thời gian

tính từ năm 2009 đến 2020 Nhóm tác giả đưa ra kết quả rằng có mối liên hệ ngược

chiều giữa quy mô ngân hàng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu đối với sự ổn định

ngân hàng Ngược lại, tỷ suất sinh lời trên tài sản có tác động tích cực đến sự ổn định

Bên cạnh đó, khuyến khích các ngân hàng chú trọng đến việc huy động hiệu quả tiền

gửi của khách hàng nhằm khiến sự ổn định tài chính gia tăng

Trang 32

Với bộ dữ liệu từ năm 2004 đến 2012 của 59 ngân hàng GCC với mô hình bảng động sử dụng phương pháp 2SGMM do Khouri và Arouri (2016) thực hiện đã chỉ ra rằng tỷ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi không tác động đến sự ổn định của ngân hàng, mức độ tập trung tỷ lệ thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng nhưng lại có

tỷ lệ nghịch với sự ổn định, lạm phát và tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến khả năng sinh lời và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, nhưng không có mối quan hệ với sự ổn định ngân hàng

2.2.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Trường và cộng sự (2018) sử dụng dữ liệu của 45 ngân hàng Việt Nam với khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2017 để nghiên cứu về tác động của hành vi cạnh tranh ngân hàng lên sự ổn định của ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu giữa các ngân hàng có mức độ cạnh tranh cao sẽ làm cho

hệ thống ngân hàng kém ổn định, tổng tài sản của ngân hàng và các ngân hàng vốn nhà nước có mối tương quan nghịch với sự ổn định, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và

tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản không ảnh hưởng đến sự ổn định ngân hàng Nguyễn Thị Tuyết Lan (2021) nghiên cứu tác động của lợi nhuận ngân hàng tới

ổn định tài chính tại Việt Nam của 25 NHTM phạm vi trong nước với khoảng thời gian 10 năm (2008 - 2018) Kết quả chỉ ra ba yếu tố : tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ huy động vốn và lợi nhuận ngân hàng tác động tích cực đến sự ổn định tài chính Đối với quy mô, tỷ lệ cho vay và lạm phát ảnh hưởng đến ổn định tài chính theo hướng tiêu cực Mặt khác, tăng trưởng tài sản không có ý nghĩa đối với sự ổn định ngân hàng Một nghiên cứu khác của Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự (2021) về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam sử dụng dữ liệu từ 19 NHTM trong nước với khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2018 Nhóm tác giả lựa chọn hệ số nguy cơ phá sản (Z-score) để đại diện tính ổn định ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa ổn định ngân hàng đối với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô, tỷ lệ dư nợ khách hàng (trước dự phòng) trên tiền gửi

là mối quan hệ tỷ lệ thuận Bên cạnh đó, biên lãi ròng có tác động mạnh mẽ theo hướng tiêu cực đến sự ổn định ngân hàng

Trang 33

Nghiên cứu xem xét các yếu tố nào quyết định sự ổn định ngân hàng Việt Nam của Pham và cộng sự (2021) thu thập dữ liệu từ 31 NHTM được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam với khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2018 Sử dụng phương pháp hồi quy GMM để ba nguồn nội sinh (tính đồng thời, nội sinh động

và tính không đồng nhất không thể quan sát) được kiểm soát chặt chẽ Bài nghiên cứu cho thấy tồn tại tương quan tích cực của quy mô ngân hàng, đa dạng hóa doanh thu,

tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ cho vay trên tài sản, ngân hàng khu vực đầu tư nước ngoài lên sự ổn định ngân hàng Đồng thời, dự phòng rủi ro cho vay, cơ cấu thị trường, thị phần vốn huy động ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Thị Thu Huyền (2022) thông qua chỉ số Z – score để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 Kết quả chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa

ổn định tài chính đối với tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu và tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản là mối quan hệ tích cực Ngược lại, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với ổn định tài chính Nghiên cứu chưa thể kết luận tác động của tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đến sự ổn định tài chính Thông qua kết quả đạt được, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị cho hệ thống NHTM cũng như đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam Bảng 2.1 tóm tắt các nghiên cứu để người đọc có cái nhìn khái quát hơn

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan STT Tên tác

Kết quả nghiên cứu Cùng

chiều với

ổn định tài chính

Ngược chiều với

ổn định tài chính

Không tác động đến ổn định tài chính

1 Shahid và

Abbas

(2012)

Financial stability of Islamic banking in Pakistan: An

Phương pháp bình phương tối thiểu thông

- Tăng trưởng GDP

- Tỷ lệ cho vay trên tài sản

Trang 34

empirical study

thường (OLS)

- Khấu hao tỷ giá hối đoái

- Lạm phát

2 Rashid và

cộng sự

(2017)

Does Islamic banking really strengthen financial stability?

Empirical evidence from Pakistan

Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

- Tỷ lệ cho vay trên tài sản

- Tỷ lệ tập trung ngân hàng

- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

- Lạm phát

3 Čihák và

Hesse

(2010)

Islamic banking and financial stability: An empirical analysis

Ước tính chuẩn mạnh (Robust Estimation)

- Quy mô ngân hàng

- Các chỉ số quản trị

- Tỷ lệ chi phí trên thu nhập

- Tỷ lệ cho vay trên tài sản

- Chỉ số

đo lường mức độ tập trung ngân hàng

4 Chai và

cộng sự

(2022)

Bank Specific Risks and Financial Stability Nexus:

Evidence From Pakistan

Mô hình tác động cố

định (FEM)

- Tỷ suất sinh lời trên tài sản

- Quy mô ngân hàng

- Rủi ro thanh khoản

- Tỷ lệ nợ xấu

5 Khouri và

Arouri

(2016)

The simultaneous estimation of credit

growth, valuation, and stability

Hồi quy tổng quát 2 giai đoạn (2SGMM)

- Mức độ tập trung

- Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi

Trang 35

of the Gulf Cooperation Council banking industry

- Lạm phát

- Tăng trưởng kinh tế

Hồi quy tổng quát (GMM)

- Mức độ cạnh tranh

- Tổng tài sản

- Ngân hàng vốn nhà nước

- Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản

- Tỷ lệ vốn chủ

sở hữu trên tổng tài sản

Phương pháp bình phương tối thiểu mạnh

mẽ (OLS Robust)

- Tăng trưởng kinh tế -Tỷ lệ huy động vốn

- Lợi nhuận

- Quy mô

- Tỷ lệ cho vay

- Lạm phát

- Tăng trưởng tài sản

Bình phương tối thiểu tổng quát (GLS)

- Quy mô

- Tỷ lệ vốn chủ

sở hữu trên tổng tài sản

- Tỷ lệ dư

nợ khách hàng (trước dự phòng) trên tiền gửi

- Biên lãi ròng

9 Pham và

cộng sự

(2021)

The determinants

of bank’s stability: a system GMM panel analysis

Hồi quy tổng quát (SGMM)

- Quy mô ngân hàng

- Đa dạng hóa doanh thu

- Tỷ lệ vốn chủ

- Dự phòng rủi

ro cho vay

- Cơ cấu thị trường

- Thị phần vốn huy động

Trang 36

sở hữu trên tài sản

- Tỷ lệ cho vay trên tài sản

- Ngân hàng khu vực đầu

tư nước ngoài

ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Bình phương tối thiểu tổng quát (GLS)

- Tổng tài sản

- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu

- Tỷ lệ vốn chủ

sỡ hữu trên tổng tài sản

- Tỷ lệ dư

nợ cho vay trên tổng tài sản

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã đưa ra kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định NHTM nhưng với mỗi phạm vi và thời gian nghiên cứu cũng như điều kiện kinh tế ở mỗi quốc gia sẽ đem đến những kết quả khuynh hướng tác động khác nhau (cùng chiều, ngược chiều hoặc không tác động) Vì thế, vẫn cần có thêm nghiên cứu để có nhiều bằng chứng thực nghiệm nhằm cung cấp thêm nguồn tài liệu cho các nghiên cứu sâu rộng hơn và các nghiên cứu khác về những vấn đề có liên quan

Trang 37

Những nghiên cứu trước đây đa số không nằm trong khoảng thời gian 2010 -

2022 Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 do sự đổ vỡ của ngân hàng Lehman Brothers còn dư âm nên những năm sau đó đầu tư nước ngoài, xuất khẩu thương mại, suy giảm lòng tin từ công chúng hay bong bóng bất động sản đóng băng, suy thoái kinh tế toàn cầu là những hậu quả của cuộc khủng hoảng để lại Khủng hoảng nợ công châu Âu 2012 do thâm hụt ngân sách và chi tiêu công gây ra tổn thất nặng nề về tài chính cho các nước thành viên EU, suy giảm nền kinh tế khu vực nhanh chóng lây lan sang thị trường tài chính thế giới Năm 2013, sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới được nhấn mạnh trong Nghị quyết 22-NQ/TW đã khiến ngành ngân hàng nói riêng và các ngành khác nói chung tích cực tham gia hội nhập với nền kinh

tế thế giới Thị trường tài chính lúc bấy giờ được mở rộng, tiếp nhận nhiều đồng vốn ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư phát triển Nhưng đến năm 2020, hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế phải gánh chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid 19 như lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu gia tăng, tăng trưởng tín dụng thấp, huy động vốn giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát tăng, xuất nhập khẩu giảm, Không những thế, những năm sau đó cũng bị ảnh hưởng không ít bởi những dư âm của đại dịch mang lại Gần đây, năm 2022 lại xảy ra cuộc căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine tác động ngành ngân hàng cũng như tài chính toàn cầu Cuộc chiến xung đột bùng nổ làm giá hàng hóa tăng cao, kéo lạm phát tăng mạnh, NHNN phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát khiến khách hàng có nhu cầu vay vốn phải trả lãi cao hơn, vô tình khiến rủi ro tín dụng và nợ xấu ngân hàng tăng cao Các loại tài sản như vàng, kim loại được đẩy lên giá cao gây bất lợi cho kênh tiền gửi ngân hàng, bởi nó trở nên kém hấp dẫn hơn trong lòng công chúng, khiến ngân hàng bắt buộc buộc tăng lãi suất ảnh hưởng hoạt động kinh doanh

Có thể thấy, giai đoạn 2010 - 2022 thị trường xảy ra nhiều bất ổn, vì thế tầm quan trọng của việc ổn định tài chính ngày càng được chú trọng hơn Tuy nhiên, sau khi lược khảo những tài liệu có liên quan, tác giả thấy rằng khoảng thời gian này không được nghiên cứu rộng rãi Chính vì lẽ đó, nghiên cứu này nhằm mang tính chất cập nhật, đóng góp ý nghĩa sát với tình hình thực tế nhất

Trang 38

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu khái quát về ổn định tài chính thông qua các khái niệm, vai trò, cách đo lường độ ổn định, các lý thuyết nền tảng về ổn định tài chính các NHTM Bên cạnh đó cũng trình bày kết quả nghiên cứu của những tác giả trước thông qua quá trình lược khảo các tài liệu có liên quan Dựa vào đó làm cơ sở để đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định NHTM Việt Nam

Trang 39

CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu mà nghiên cứu đề ra, tác giả đề xuất các bước của quy trình nghiên cứu thể hiện trong hình 1.1

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu

KHÔNG

KHÔNG CÓ CÓ

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp

Đặt vấn đề, xác định mục tiêu nghiên cứu

Phân tích cơ sở lí thuyết, tổng quan nghiên cứu trước

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Thu thập, xử lí dữ liệu nghiên cứu

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu

Kiểm định kết quả từ

mô hình hồi quy

Kiểm tra với các giả thuyết nghiên cứu

Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy

mô hình hồi quy Thảo luận kết quả, kết

luận, đưa ra khuyến

nghị

Trang 40

Để tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2022, đầu tiên tác giả phân tích bối cảnh thực tiễn nhằm tìm ra tính cấp thiết của đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu Tiếp đến, tác giả tổng quan về cơ sở lí thuyết, lược khảo các nghiên cứu trước phạm vi trong nước lẫn trên thế giới nhằm có thêm những dữ kiện bổ ích cho đề tài nghiên cứu Tác giả đưa ra

mô hình và các giả thuyết dựa trên những bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước kết hợp những lập luận phù hợp với tình hình thực tế Sau đó tiến hành thu thập

dữ liệu phục vụ cho mô hình nghiên cứu Tiến hành phân tích dữ liệu thông qua các

mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM và kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan và dùng các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan dùng hồi quy GLS để khắc phục Kiểm tra tính nội sinh và cho ra kết quả cuối cùng bằng hồi quy GMM Sau khi ước lượng mô hình, thảo luận kết quả và so sánh với kết quả của những nghiên cứu trước đó Dựa trên kết quả nghiên cứu, đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần gia tăng ổn định tài chính cho các NHTM Việt Nam

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu chọn biến phụ thuộc là Z – score đại diện cho sự ổn định tài chính của ngân hàng trên cơ sở phương pháp đo lường sự ổn định bằng Z – score đã trình bày ở chương 2 và kế thừa các nghiên cứu Ghenimi và cộng sự (2017), Pham

và cộng sự (2021), Diaconua và Oanea (2015), Dwumfour (2017), Shahid và Abbas (2012); bài nghiên cứu chọn các biến phụ thuộc từ nhiều nghiên cứu khác nhau để hình thành nên mô hình nghiên cứu của mình Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau :

Ngày đăng: 21/03/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w