1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐTM “Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm” Chủ dự án: Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang

210 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ĐTM “Trang Trại Chăn Nuôi Gà Đẻ Trứng Thương Phẩm”
Tác giả Nguyễn Thị Trang
Trường học Công Ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum
Thể loại đánh giá tác động môi trường
Thành phố Kon Tum
Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 18,36 MB

Cấu trúc

  • 1. Xuất xứ dự án (13)
    • 1.1. Thông tin chung về dự án (13)
    • 1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư (14)
    • 1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, (14)
  • 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM (17)
    • 2.1. Văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật (17)
      • 2.1.1. Các văn bản pháp luật (17)
      • 2.1.2. Các quy chuẩn áp dụng (22)
    • 2.2. Văn bản liên quan đến dự án (23)
    • 2.3. Tài liệu, dữ liệu có liên quan do chủ dự án tự tạo lập (23)
  • 3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường (24)
    • 3.1. Tóm tắt việc tổ chức thực hiện và lập đánh giá tác động môi trường (24)
    • 3.2. Tổ chức tư vấn thực hiện (24)
    • 3.3. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo (25)
  • 4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường (26)
  • 5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM (27)
    • 5.1. Thông tin về dự án (27)
      • 5.1.1. Thông tin về dự án (27)
      • 5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất (28)
      • 5.1.3. Công nghệ sản xuất (28)
      • 5.1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án (28)
        • 5.1.4.1. Các hạng mục công trình của dự án (28)
        • 5.1.4.2. Hoạt động của dự án (29)
    • 5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường (29)
    • 5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án (30)
    • 5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án (31)
    • 5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án (31)
      • 5.5.1. Chương trình quản lý môi trường (31)
      • 5.5.2. Chương trình giám sát môi trường (32)
  • Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN (34)
    • 1.1.1. Tên dự án (34)
    • 1.1.2. Tên chủ dự án (34)
    • 1.1.3. Tiến độ thực hiện dự án (34)
    • 1.1.4. Vị trí địa lý của dự án (34)
    • 1.1.5. Hiện trạng quản lý sử dụng đất tại khu vực dự án (38)
    • 1.1.6. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường (40)
    • 1.1.7. Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án (40)
      • 1.1.7.1. Mục tiêu của dự án (40)
      • 1.1.7.2. Loại hình của dự án (41)
      • 1.1.7.3. Quy mô của dự án (41)
      • 1.1.5.4. Công suất của dự án (41)
      • 1.1.5.5. Công nghệ của dự án (42)
    • 1.2. Các hạng mục công trình của dự án (42)
      • 1.2.1. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án (43)
        • 1.2.1.1. Các hạng mục công trình chính (43)
        • 1.2.1.2. Các công trình phụ trợ (45)
        • 1.2.1.3. Các hạng mục công trình thu gom xử lý chất thải, nước thải và bảo vệ môi trường (45)
      • 1.2.3. Các máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án (46)
      • 1.2.4. Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác dộng do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn (nếu có) (47)
      • 1.2.5. Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi truờng khác (47)
    • 1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án (47)
      • 1.3.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án (47)
      • 1.3.2. Nguồn cung cấp điện nước (50)
      • 1.3.3. Sản phẩm của dự án (52)
    • 1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành (52)
    • 1.5. Biện pháp tổ chức thi công (55)
    • 1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án (55)
      • 1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án (55)
      • 1.6.2. Vốn đầu tư (55)
      • 1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án (56)
  • Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN (58)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (58)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (58)
      • 2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng (58)
        • 2.1.2.1. Nhiệt độ không khí (58)
        • 2.1.2.2. Độ ẩm (59)
        • 2.1.2.3. Gió (60)
        • 2.1.2.4. Chế độ mưa (61)
      • 2.1.3. Điều kiện thủy văn (61)
      • 2.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án (62)
        • 2.1.4.1. Điều kiện về kinh tế (62)
        • 2.1.4.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội (64)
    • 2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án (66)
      • 2.2.1. Hiện trạng môi trường (66)
        • 2.2.1.1. Môi trường không khí và vi khí hậu (66)
        • 2.2.1.2. Môi trường nước ngầm (68)
        • 2.2.1.3. Môi trường nước mặt (69)
        • 2.2.1.4. Môi trường đất (70)
      • 2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật (71)
        • 2.2.2.1. Thảm thực vật (71)
        • 2.2.2.2. Hệ động vật (72)
    • 2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án (73)
    • 2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực dự án (74)
  • Chương 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (75)
    • 3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường (75)
      • 3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động (76)
        • 3.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (76)
        • 3.2.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí (79)
        • 3.2.1.3. Đối với nước thải (89)
        • 3.2.1.4. Tác động của tiếng ồn và độ rung (92)
        • 3.2.1.5. Đánh giá, dự báo tác động không liên quan đến chất thải (94)
        • 3.2.1.6. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố (98)
      • 3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất (101)
        • 3.2.2.1. Công trình xử lý nước thải (101)
        • 3.2.2.2. Biện pháp, công trình xử lý bụi và khí thải (104)
        • 3.2.2.3. Biện pháp, công trình lưu trữ chất thải rắn (109)
        • 3.2.2.4. Biện pháp, công trình lưu trữ chất thải nguy hại (112)
        • 3.2.2.5. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải (115)
        • 3.2.2.5. Biện pháp, công trình phòng ngừa sự cố môi trường (0)
    • 3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (129)
      • 3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án, kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục (129)
      • 3.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường (130)
    • 3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo (130)
  • CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC (132)
  • Chương 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG (133)
    • 5.1. Chương trình quản lý môi trường (133)
    • 5.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án (134)
  • Chương 6. KẾT QUẢ THAM VẤN (137)
    • 6.1. Tham vấn cộng đồng (137)
      • 6.1.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng (137)
        • 6.1.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử (137)
        • 6.1.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến (137)
        • 6.1.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định (138)
      • 6.1.2. Kết quả tham vấn cộng đồng (138)
    • 6.2. Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn (đối với dự án thuộc phụ lục II) (140)
      • 6.2.1. Tóm tắt về quá trình tham vấn của các nhà khoa học, chuyên gia (140)
      • 6.2.2. Ý kiến đánh giá của từng nhà khoa học, chuyên gia (140)
    • 1. Kết luận (143)
    • 2. Kiến nghị (143)
    • 3. Cam kết (144)
  • PHỤ LỤC (148)

Nội dung

Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;mối quan hệ của dự án với các dự án khác,

Xuất xứ dự án

Thông tin chung về dự án

Tại Việt Nam, những năm gần đây, ngành gia cầm đạt tốc độ tăng trưởng khá cao Sản lượng trứng sản xuất hằng năm không ngừng gia tăng, từ hơn 8,8 tỉ quả năm 2015 lên hơn 16 tỉ quả vào năm 2020 Bình quân tăng trưởng về sản lượng trứng của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 đạt 12,67%/năm, cao hơn 4 lần so với mức tăng trưởng bình quân toàn cầu trong cùng giai đoạn.

Tuy nhiên, tiêu thụ trứng ở Việt Nam chỉ đạt 149 quả/người/năm (2020) trong khi tiêu thụ trứng bình quân của thế giới khoảng 210 - 220 quả/người/năm. Một số quốc gia tiêu thụ trứng trên 300 quả/người/năm như Mexico, Trung Quốc, Nhật, Tây Ban Nha, Malaysia, Indonesia, Tại các quốc gia này, nhu cầu đối với thịt và trứng gia cầm trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao Do đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu trứng.

Hiện nay, phát triển kinh tế nông thôn theo mô hình trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng với quy trình công nghệ vừa tiên tiến vừa tiết kiệm ngày càng chiếm ưu thế Chăn nuôi gà đẻ trứng theo mô hình trại lạnh khép kín có thể được xem là một kỹ thuật phù hợp ở Việt Nam, đã được phổ biến ở các nước phát triển với ưu điểm như: Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, ; hạn chế tối thiểu rơi vãi thức ăn, ổn định vì không bị chi phối hay ảnh hưởng điều kiện mùa vụ, thời tiết; dễ kiểm soát bệnh tật; tiết kiệm diện tích chăn nuôi nhưng vẫn đáp ứng về điều kiện nhân tạo với vật nuôi; giảm nhân công chăm sóc và giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Sau khi nghiên cứu thị trường về nhu cầu tiêu thụ trứng và kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với tiêu chí hiện đại xu hướng thế giới và định hướng quy hoạch của tỉnh Kon Tum, Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang quyết định đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm theo hướng khép kín, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường với quy mô 79.000 con gà đẻ trứng thương phẩm tại Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum nhằm đáp ứng nguồn thực phẩm trứng: Tươi, sạch nhiều dinh dưỡng cung ứng cho thị trường tỉnh nhà và các tỉnh lân cận.

Dự án khai thác sử dụng nước dưới đất phục vụ cho công tác chăn nuôi với quy mô khai thác sử dụng lớn nhất là 22,8m 3 /ngày đêm Căn cứ theo STT 9 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 11 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Mục III Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thì dự án khai thác khoáng sản; dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép về khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Do đó, dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phê duyệt.

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư

Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì thẩm quyền phê duyệt dự án “Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm” tại Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum sẽ do đơn vị chủ đầu tư là Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang phê duyệt.

Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

a Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về BVMT

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Dự án khai thác sử dụng nước dưới đất phục vụ cho công tác chăn nuôi với quy mô khai thác sử dụng lớn nhất là 22,8m 3 /ngày đêm (căn cứ theo số thứ tự 9 Mục III Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ) nên thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM trình UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt. Đơn vị đã đưa ra các giải pháp giảm thiểu các tác động của dự án đến hệ sinh thái quanh khu vực dự án, phù hợp với Giải pháp bảo vệ môi trường: Triển khai các chủ trương, chính sách, nghiên cứu ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa nền kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 12 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 nguyên; đẩy mạnh liên kết tinh, liên kết vùng trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình hợp tác cụ thể hoặc có thể đề xuất dự án về bảo vệ môi trường liên tỉnh giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh lân cận Đồng thời phù hợp với Phương án về điểm, tần suất trắc môi trường: Phát triển cơ sở hạ tầng, thiết bị, mạng lưới quan trắc cho môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học để đánh giá hiện trạng và theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu và nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo chất lượng môi trường phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Dự án phù hợp với Quan điểm bảo vệ môi trường: Phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, giữ vững cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới một nền kinh tế xanh, tuần hoàn và thân thiện với môi trường tại Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum thông qua tại Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 01/11/2023.

* Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch/chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

Trang trại được đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, chuồng trại chăn nuôi theo hướng tự động hóa cao nhất với công nghệ chuồng kín nhằm giảm thiểu thấp nhất những hệ lụy do chăn nuôi gây ra với môi trường, đồng thời xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo phù hợp với mục tiêu đối với nhóm các dự án phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với mục tiêu “Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi. Nâng cao năng lực xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải chăn nuôi” tại Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Kon

Tum giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2045 được phê duyệt tại Quyết định số 1241/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh Kon Tum.

* Mối quan hệ của dự án với các dự án khác

Dự án được thực hiện tại Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 13 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Một số dự án lân cự khu vực dự án trong quy hoạch như sau:

+ Trang trại nấm Mi Ba.

+ Dự án nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Kon Tum.

+ Dự án: Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tại phường Ngô Mây và xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum.

Các dự án trên đều đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý.

* Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Về quy hoạch sử dụng đất: Dự án đã chuyển mục đích sử dụng đất từ Đất trồng cây lâu năm thành Đất nông nghiệp khác theo hồ sơ số 002056.CM.002.

Do đó, dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 của thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum được phê duyệt tại Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 12/05/2022 của UBND tỉnh Kon Tum và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Kon Tum đã được phê duyệt tại Quyết định số 206/QĐ-UBND ngày 12/05/2023 của UBND tỉnh Kon Tum.

Về Quy hoạch chăn nuôi: Trong bán kính 500m quanh dự án không có trường học, bệnh viện, chợ Vị trí dự án phù hợp với quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ Hình thức chăn nuôi của dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2011 -

2020, định hướng đến 2025 tại Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 16/08/2012 của UBND tỉnh Kon Tum: “Đối với chăn nuôi lợn và gia cầm:

Ngoài chăn nuôi theo truyền thống, cần khuyến khích phát triển nhanh chăn nuôi lợn hướng nạc, lợn siêu nạc; các giống gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt theo hướng trang trại, công nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường ở nơi có điều kiện về đất đai, khả năng đầu tư, trình độ kinh nghiệm chăn nuôi” Dự án phù hợp với Quyết định số 45/2020/QĐ-

UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh Kon Tum về quy định mật độ chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum và Quyết định số 1241/QĐ- UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 14 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Dự án nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Kon Tum đến năm 2020,định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 06/09/2013 của UBND tỉnh Kon Tum và nằm trong Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021– 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

Văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật

2.1.1 Các văn bản pháp luật a Văn bản Luật

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013.

- Luật Hóa chất 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày 17/06/2010.

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 18/06/2012.

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 18/06/2014.

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020.

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015.

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/06/2015.

- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018.

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020.

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH13 ngày 17/11/2020.

- Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/03/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 15 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chăn nuôi.

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định 46/2022/NĐ-CP ngày 13/07/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi.

- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.

* Thông tư Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 16 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

- Thông tư số 65/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng và Danh mục thuốc thú y, vaccine, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTTN ngày 04/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.

- Thông tư 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/04/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nước thải chăn nuôi.

- Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam.

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Thông tư 36/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 06/2016/TT- BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam.

- Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03/07/2017 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 17 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.

- Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất.

- Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt.

- Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

- Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.

- Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường.

Văn bản liên quan đến dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 38A8017178 do phòng Tài chính kế hoạch thành phố Kon Tum cấp lần đầu ngày 05/01/2024.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CS05122 của (Ông) Vũ Đình Phương và (Bà) Nguyễn Thị Trang tại thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

- Quyết định số 02/QĐ-HKD ngày 30/09/2023 của Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang v/v phê duyệt dự án “Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm” tại Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon

- Hợp đồng thuê đất giữa (Ông) Nguyễn Văn Lượng với Hộ kinh doanhNguyễn Thị Trang mục đích thuê để làm nhà bảo vệ, bể nước cứu hỏa, phòng ở công nhân, kho vật tư, kho trứng, đường nội bộ,… phục vụ cho hoạt động chăn nuôi của Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm.

Tài liệu, dữ liệu có liên quan do chủ dự án tự tạo lập

- Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình “Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm” tại Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum – năm 2023. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 21 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình: Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm tại Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum – năm 2023.

- Các tài liệu khảo sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí,… tại khu vực dự án – năm 2024.

- Báo cáo kinh tế - xã hội phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum – năm 2023.

- Kết quả tham vấn ý kiến cộng đồng phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum – năm 2024.

- Các thông tin thu thập về tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học trong quá trình điều tra, tham vấn.

Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Tóm tắt việc tổ chức thực hiện và lập đánh giá tác động môi trường

- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến dự án.

- Triển khai lấy mẫu và phân tích hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án.

- Phân tích, đánh giá, dự báo các tác động của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực.

- Đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực, sự cố môi trường.

- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án.

- Tiến hành tham vấn ý kiến cộng đồng/chuyên gia và tham vấn trên trang thông tin điện tử.

- Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình nộp cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

Tổ chức tư vấn thực hiện

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang ký kết hợp đồng với Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum tổ chức thực hiện lập Báo cáo ĐTM “Trang Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 22 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm” tại Km8, thôn Thanh Trung, phường

Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Thông tin về Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum:

Người đứng đầu: (Ông) Nguyễn Văn Khiêm - Chức vụ: Giám đốc.Địa chỉ liên hệ: 46A Lạc Long Quân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo

STT Họ và tên Chức vụ Nội dung phụ trách Chữ ký

I Chủ đầu tư: Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang

1 Nguyễn Thị Trang Chủ hộ

Tổng duyệt báo cáo lần cuối; khảo sát thực địa; tham vấn cộng đồng

STT Họ và tên Học vị/Chuyên ngành Chức vụ Nội dung phụ trách Chữ ký

II Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum

Phó Giám đốc Đại diện đơn vị tư vấn phối hợp với chủ đầu tư chủ trì việc lập báo cáo ĐTM; tham vấn cộng đồng

Kỹ sư/Kỹ thuật Môi trường Nhân viên

Phụ trách về phương pháp ĐTM; Chủ trì nghiên cứu tác động môi trường, xã hội và biên soạn, tổng hợp báo cáo ĐTM

3 Đinh Trọng Lịch Cử nhân/

Sinh học Môi trường Nhân viên Phụ trách khảo sát, đánh giá về đa dạng sinh học

4 Lê Thị Thúy Cử nhân/

Kinh tế TN&MT Nhân viên Phụ trách các nội dung kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải

5 Đỗ Tấn Phước Cử nhân/

Công nghệ Môi trường Nhân viên Phụ trách giảm thiểu tác động; tham vấn cộng đồng Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 23 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Trong quá trình thực hiện báo cáo tác động môi trường chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan:

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum.

- UBND thành phố Kon Tum.

- UBND phường Ngô Mây và các Sở ban ngành có liên quan.

Phương pháp đánh giá tác động môi trường

- Phương pháp khảo sát hiện trường: Là phương pháp khảo sát các đặc điểm về địa lý, địa hình, hệ sinh thái, các đối tượng kinh tế - xã hội, tại vị trí thực hiện dự án để đánh giá đối tượng và mức độ bị ảnh hưởng khi triển khai xây dựng dự án và khi dự án đi vào hoạt động (được sử dụng Mục 1.1.4 -

Chương 1 và Mục 2.1 - Chương 2 của báo cáo ĐTM).

- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Là phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm, mục đích để xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai dự án (môi trường không khí, môi trường nước), làm cơ sở để đánh giá mức độ tác động của dự án khi đi vào hoạt động (được sử dụng tại Mục 2.2 - Chương 2 của báo cáo ĐTM).

- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp đánh giá dựa trên kết quả tổng hợp, phân tích số liệu tự nhiên (khí tượng, thủy văn, đặc điểm sinh thái, ) và kinh tế - xã hội tại khu vực trước khi thực hiện dự án, kết hợp với khảo sát thực tế mang tính khách quan Từ đó dự báo những tác động của dự án đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khi dự án đi vào hoạt động (được sử dụng tại Chương 2 của báo cáo ĐTM).

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định (được sử dụng tại Chương 3 của báo cáo ĐTM).

- Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức

Y tế Thế giới (WHO), USEPA và một số cơ quan quan trắc thiết lập nhằm đánh giá sơ bộ và dự báo mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động của dự án đến môi trường xung quanh (được sử dụng tại Chương 3 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 24 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 của báo cáo ĐTM).

- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện còn hiệu lực (được sử dụng tại Chương 3 của báo cáo ĐTM).

- Phương pháp nội suy: Dựa trên số liệu từ dự án để dự báo mức độ ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm tại khu vực khi dự án đi vào hoạt động (được sử dụng tại Chương 3 của báo cáo ĐTM).

- Phương pháp mô hình hóa: Báo cáo sử dụng các công thức mô hình toán học: Sutton, Pasquill – Gifford (mô hình Gauss), mô hình của Air Chief, Cục Môi trường Mỹ 1995, các công thức liên quan đến tính toán mức âm tổng cộng, suy giảm tiến ồn theo khoảng cách để đánh giá quá trình lan truyền tiếng ồn và bụi ra môi trường xung quanh làm cơ sở đánh giá các tác động từ quá trình thi công xây dựng, khi dự án đi vào hoạt động đến môi trường xung quanh

(được sử dụng tại Chương 3 của báo cáo ĐTM).

- Phương pháp liệt kê: Phương pháp liệt kê thành một danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động của Dự án được đánh giá Phương pháp này được áp dụng để định hướng nghiên cứu, bao gồm việc liệt kê danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ quả trong các giai đoạn thi công, vận hành Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình vận hành khai thác đến hệ sinh thái, chất lượng môi trường và kinh tế - xã hội trong khu vực Cụ thể là các bảng danh mục đánh giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động trong giai đoạn thi công và hoạt động (được sử dụng tại Chương 3 của báo cáo ĐTM).

- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Tham vấn ý kiến của UBND,

UBMTTQ xã/phường, cộng đồng dân cư để nắm rõ nguyện vọng cũng như những đề xuất của người dân địa phương trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động (được sử dụng tại Chương 6 của báo cáo ĐTM).

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

Tên dự án

“Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm”.

Tên chủ dự án

Tên chủ dự án: Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang. Địa chỉ liên hệ: Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

- Đại diện: (Bà) Nguyễn Thị Trang - Chức vụ: Chủ hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 38A8017178 do phòng Tài chính kế hoạch thành phố Kon Tum cấp lần đầu ngày 05/01/2024.

Ngành nghề chính: Chăn nuôi gia cầm, buôn bán thực phẩm, sản xuất phân bón và hợp chất Nitơ, trồng trọt chăn nuôi hỗn hợp.

Tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2023.

Vị trí địa lý của dự án

Dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích là 12.071,5m 2 (khoảng 1,20ha) tại Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Khu vực dự án có tọa độ vị trí được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.1 Tọa độ vị trí của khu vực dự án

STT Tọa độ hệ VN 2000

STT Tọa độ hệ VN 2000

3 1594682 551943 9 1594523 551903 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 32 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Ranh giới tứ cận của dự án như sau:

+ Phía Bắc giáp đất trồng cao su của người dân.

+ Phía Nam giáp đất trồng cao su của người dân.

+ Phía Tây giáp đường đất rộng 3m và đất trồng cao su của người dân. + Phía Đông giáp đất trồng cao su của người dân.

Hình 1.1 Vị trí khu vực dự án

+ Cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 8km về phía Nam.

+ Cách UBND phường Ngô Mây khoảng 4,6km về phía Tây Nam.

+ Cách UBND thành phố Kon Tum khoảng 8,3km về phía Nam.

+ Cách khu dân cư gần nhất (thôn Thanh Trung) khoảng 1,4km về phía Tây. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 33 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

+ Cách Chùa Thanh Trung khoảng 4,4km về phía Tây Nam.

+ Cách Chùa Huệ Chiếu khoảng 5km về phía Tây Nam.

+ Cách Trường THPT Ngô Mây khoảng 4,2km về phía Tây Nam.

+ Cách Trường tiểu học Lê Văn Tám khoảng 4,5km về phía Tây Nam. + Cách Trường mần non Hoa Lộc Vừng khoảng 4,3km về phía Tây Nam. + Cách Trung tâm Y tế phường Ngô Mây 4km về phía Tây Nam.

+ Cách Chợ tạm phường Ngô Mây khoảng 3,9km về Tây Nam.

+ Cách đường giao thông chính là QL14 khoảng 1,4km về phía Tây.

+ Cách đường tránh thành phố Kon Tum khoảng 540m về phía Tây Nam. + Cách Bãi xử lý rác thải thành phố Kon Tum khoảng 3km về phía Tây. + Cách khe suối nhỏ chảy ra suối Đăk Cấm khoảng 190m về phía Đông. + Cách suối Đăk Cấm khoảng 600m về phía Nam.

+ Cách nghĩa trang thành phố Kon Tum khoảng 1,7km về phía Tây Bắc.

+ Cách Nhà máy gạch Tuynel Tân Thịnh Phát khoảng 600m về phía Tây Bắc.

+ Cách Nhà máy gạch Tuynel Hùng Phát khoảng 900m về phía Tây Bắc. + Tại khu vực dự án chưa có hệ thống cấp nước tập trung.

+ Theo khảo sát thực tế và số liệu thống kê tại khu vực chưa từng xảy ra sự cố sụt, lún đất, biến dạng địa hình; không có giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi và Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm thì khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến trường học, bệnh viện, chợ, đường giao thông chính tối thiểu là 500m Do đó, vị trí khu vực thực hiện dự án đảm bảo đạt yêu cầu về khoảng cách theo quy định. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 34 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Ngoài thức ăn thì nước uống cũng rất quan trọng cho gà đẻ trứng Nước là thành phần chính trong việc hình thành quả trứng có đạt hiệu quả, chất lượng hay không Khi gà thiếu nước chắc chắn sẽ giảm sản lượng trứng trông thấy rõ ràng Nguồn nước trong chăn nuôi phải mát, sạch sẽ, không chứa các khoáng độc, cũng như các vi khuẩn, vi sinh vật có hại Dự án có sử dụng nước dưới đất

>10 m 3 /ngày đêm, dự án thuộc thẩm cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước của UBND tỉnh (quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ).

Hiện nay chưa phê duyệt, công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, chưa phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.

Tuy nhiên, dự án đang trong giai đoạn lập các hồ sơ về môi trường và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt; chưa cấp giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất theo khoản 2 Điều 16 Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ.

Nhu cầu khai thác nước dưới đất lớn nhất của dự án: 22,8m 3 /ngày đêm; sử dụng 01 giếng để phục vụ cho dự án Tọa độ: X = 1594579; Y = 551896.

Các đối tượng xung quanh, lân cận khu vực dự án như sau:

+ Khu vực không xảy ra sự cố sụt, lún đất, biến dạng địa hình; Không có bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường; Không có nghĩa trang tập trung, khu vực không có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất; Không nằm trong khu dân cư; khu công nghiệp tập trung cách sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa 1.000m mà nguồn nước mặt đó đáp ứng đủ các điều kiện “Có chức năng cấp nước sinh hoạt hoặc được quy hoạch để cấp nước sinh hoạt; Có chế độ dòng chảy ổn định, dòng chảy tối thiểu từ 10m 3 /s trở lên đối với sông, suối, kênh, rạch hoặc tổng dung tích từ 10 triệu m 3 trở lên đối với hồ chứa; Có chất lượng nước đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột A1 trở lên”.

+ Nguồn nước mặt tại khe suối nhỏ chảy ra suối Đăk Cấm ở phía Đông của dự án chỉ phục vụ cho tưới tiêu, không phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 35 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Theo kết quả đo đạc và phân tích tại Bảng 2.7 Kết quả đo đạc, phân tích môi trường nước mặt tại khu vực thì chất lượng nước đạt Mức C – Bảng 2 QCVN 08:2023/BTNMT (Chất lượng nước xấu Hệ sinh thái trong nước có lượng oxy hòa tan giảm mạnh do chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm Nước không gây mùi khó chịu, có thể được sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp).

+ Vị trí, khu vực giếng khoan của dự án xin khai thác nước dưới đất cách khoảng 1,4km về phía Tây so với khu dân cư tại thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

+ Theo quá trình khảo sát cho thấy khu vực chưa có giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm, chưa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật Đồng thời tại khu vực không có hệ thống cấp nước tập trung hiện có; không có các điểm đấu nối cấp nước các khu dân cư, không có các điểm đấu nối cấp nước khu công nghiệp tập trung Không có điểm đấu nối liền kề của hệ thống cấp nước tập trung và không có hệ thống cấp nước sẵn sàng để cung cấp nước sạch, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cả về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước; không có quy hoạch để cấp nước sinh hoạt.

Hiện trạng quản lý sử dụng đất tại khu vực dự án

Căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (được đính kèm phần PL) tổng diện tích thực hiện dự án là 12.071,5m 2 đã được chuyển đổi thành đất nông nghiệp khác thuộc Quyền sử dụng của (Bà) Nguyễn Thị Trang đã được Nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận QSD đất nên về nguồn gốc đất đai tại địa điểm thực hiện dự án đảm bảo quy định pháp luật về đất đai Do đó, Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm tại phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

Ngoài ra, “Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm” nằm trong Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 36 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 16/08/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2025 và Quyết định số 1241/QĐ- UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh Kon Tum về Phê duyệt Đề án Phát triển chăn nuôi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2045.

Hiện trạng trên khu đất đã có một số hạng mục công trình như: 04 chuồng nuôi gà đẻ (4.946m 2 ), Khu xử lý mùn hữu cơ (298m 2 ), Khu chứa mùn hữu cơ thành phẩm (260m 2 ), phục vụ cho công tác chăn nuôi gà đẻ trứng của Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang.

Ngoài ra dự án thuê thêm đất và các hạng mục hiện có trên đất của (Ông) Nguyễn Phú Lượng để bố trí: 01 nhà bảo vệ (72m 2 ), 01 nhà ở công nhân viên kỹ thuật (252m 2 ), 01 kho trứng và vật tư thiết bị (522m 2 ), cổng,

Một số hình ảnh tại khu vực dự án Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 37 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Hệ thống đường giao thông: Là đoạn đường dài 1,5km gồm đoạn bê tông dài 0,7km và đoạn đường đất dài 0,8km nối vị trí dự án với QL14.

Hệ thống sông suối, ao hồ: Cách dự án khoảng 190m về Phía Đông có khe suối nhỏ chảy ra suối Đăk Cấm. Đồi núi: Xung quanh khu vực dự án chủ yếu là các đồi núi thấp trồng cao su, nương rẫy của người dân và đồi trọc.

Khu vực dân cư: Cách khu dân cư gần nhất (thôn Thanh Trung) khoảng 1,4km về phía Tây.

Xung quanh khu vực dự án là đất trồng cao su, hoa màu của người dân và đất đồi núi.

Trong vòng bán kính 1km không có công trình xây dựng, công trình văn hóa, di tích lịch sử; khu bảo tồn thiên nhiên; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên nào bị ảnh hưởng khi dự án đi vào hoạt động.

Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án

1.1.7.1 Mục tiêu của dự án

- Xây dựng trang trại chăn nuôi gà công nghệ cao. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 38 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

- Sử dụng nguồn lao động phổ thông tại địa phương, tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương

- Để phát triển kinh tế, thu nhập cao từ chăn nuôi, phấn đấu đưa chăn nuôi thành sản xuất chính của nền kinh tế nông nghiệp.

- Đầu tư trang trại chăn nuôi theo hướng khép kín, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường, theo phương thức công nghiệp áp dụng công nghệ cao, thiết bị và cơ sở chuồng trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn Châu Âu tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

- Tạo ra nguồn giống gà hậu bị siêu trứng phát triển rộng rãi cho bà con địa phương lân cận có nhu cầu chăn nuôi.

- Cung cấp nguồn thực phẩm trứng sạch, nguồn gốc rõ ràng, không kháng sinh, không độc tố, không chất kích thích ra thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

1.1.7.2 Loại hình của dự án

- Loại công trình: Công trình dân dụng phục vụ cho nông nghiệp.

- Cấp công trình: Cấp IV (theo Thông tư số 06/2021/TT-BXD).

1.1.7.3 Quy mô của dự án

Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích là 12.071,5m 2 (khoảng 1,20ha) với quy mô trại là 79.000 con gà đẻ trứng thương phẩm Căn cứ điểm a khoản 12 Điều 1 Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/07/2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi thì dự án thuộc Chăn nuôi trang trại quy mô vừa.

Dự án đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi, công trình xử lý môi trường và các công trình phụ trợ phục vụ cho công tác quản lý trang trại được thiết kế theo các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành.

1.1.5.4 Công suất của dự án

Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm có công suất là 79.000 con Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 39 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 gà đẻ trứng thương phẩm với khoảng 54.300 – 56.500 trứng/ngày và gà thịt khoảng 78.842 con/16 tháng.

1.1.5.5 Công nghệ của dự án

Với công suất 79.000 con gà đẻ trứng thương phẩm Quy trình chăn nuôi gà được thực hiện hoàn toàn tự động từ khâu cho ăn, nước uống đến lấy trứng, lấy phân Quy trình chăn nuôi được thực hiện theo công nghệ trại lạnh, nhiệt độ trong chuồng duy trì ở mức 20 - 25 0 C, quá trình điều chỉnh nhiệt độ được thiết kế chế độ chạy tự động theo dải nhiệt độ đã cài đặt theo nhiệt độ môi trường.Cách ly với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng, chăm sóc đàn gà được tốt hơn Đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh, lao động và phòng cháy chữa cháy.

Các hạng mục công trình của dự án

Với công suất 79.000 con gà đẻ trứng thương phẩm Các hạng mục của dự án như: Chuồng nuôi gà đẻ, kho trứng và kho vật tư thiết bị, được Đơn vị thiết kế dựa theo yêu cầu của Công ty TNHH De Heus đề ra Các thông số kỹ thuật này đã được Công ty TNHH De Heus nghiên cứu và áp dụng rộng rãi cho các trang trại chăn nuôi trên cả nước.

Bảng 1.2 Các hạng mục công trình của dự án

STT Hạng mục các công trình xây lắp ĐVT Diện tích Ghi chú

A Các hạng mục công trình chính

1 Hố sát trùng m 2 15 Đất thuê

5 Nhà làm việc, nhà ở CNV m 2 220

6 Khu sát trùng công nhân m 2 32

7 Kho trứng + kho vật tư thiết bị m 2 522

8 Nhà nuôi gà đẻ m 2 4.946 Đất dự án Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 40 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

10 Đường trung chuyển trứng về kho trứng ht -

11 Giếng nước Cái 01 Đất thuê

B Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1 Kho chứa chất thải nguy hại + hố đốt xác m 2 15 Đất dự án

2 Bể tự hoại (1 bể) m 3 6 Đất thuê

3 Nhà xử lý mùn hữu cơ m 2 298 Đất dự án

4 Nhà chứa mùn hữu cơ thành phẩm m 2 260

5 Mương thu gom nước mưa ht 01

1.2.1 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

1.2.1.1 Các hạng mục công trình chính

* Chuồng nuôi gà đẻ trứng (04 chuồng)

Tận dụng khung mái nhà đã có sẵn của hệ thống điện mặt trời mái nhà 2MW để xây dựng trại chăn nuôi gà đẻ trứng, bao gồm 4 dãy chuồng (chuồng có chiều ngang 14m, chuồng 1 dài 79m, chuồng 2 và 3 dài 105m, chuồng 4 dài 50m) có kết cấu khung nhà chắc chắn, kích thước phù hợp cho chăn nuôi gà, cụ thể:

+ Khẩu độ dãy nhà là 14m + Cột thép chữ I150

+ Lợp tole sóng vuông màu, dày 0.42mm, khổ 1.7m + Vì kèo thép hình C200×100×2.5, bản mã dày 8mm + Xà gồ thép hình C100×80×2.0, khoảng cách a0 + Sườn trần ngang la phông thép hộp 30×30×3

+ Sườn trần dọc la phông thép hộp 30×20×1.5 + Đóng trần la phông tole lạnh màu, dày 0.32mm Nền: Xây dựng mới: Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 41 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

+ Bê tông đá 1×2 mác # 200, dày 100 +Vữa láng nền tạo bề mặt nhám chống trượt + Độ dốc i: 3%

+ Lớp đất đầm kỷ + Lớp đất tự nhiên làm sạch cỏ Tường: Xây dựng mới:

+ Tường xây hai bên đầu hồi nên gia cố bằng tường gạch xây có độ dày 20cm

+ Tường hai bên chuồng: Xây gạch 10cm + Độ cao tường tính từ mặt đất lên là: 0.5 - 0.6m Cửa ra vào:

+ Bố trí trước chuồng và dọc hai bên hông chuồng + Kích thước cửa có thể là: Rộng 1.2m Độ cao chuồng: Độ cao chuồng tính từ nền đến đỉnh chuồng 2.1m

Mái chuồng: Mái chuồng nằm dưới mái hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời nên chỉ cần làm thêm laphong bằng tôn lạnh nhằm cách nhiệt tốt

Bạt che chuồng: Sử dụng tấm panel bên hông chuồng

+ Cần thiết cho những trang trại nuôi số lượng lớn và nuôi nhốt toàn thời gian, thậm chí bán thời gian (cho những lúc thời tiết biến đổi thất thường như bão, gió, lạnh, gà phải ở trong chuồng không có cơ hội ra ngoài)

+ Quạt thông gió được lắp tại cuối chuồng nuôi gồm 10 quạt

+ Tấm làm mát được làm từ giấy ép keo dạng tổ ong giúp làm giảm đáng kể nhiệt độ không khí khi đi qua tấm làm mát

+ Giàn làm mát được lắp tại phải bên đầu hông chuồng hoặc đầu hồi chuồng Kích thước một tấm làm mát là: rộng 0.6 × cao 1.8 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 42 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Các trang thiết bị trong trại gà: Bao gồm hệ thống lồng gà, máng ăn, máng uống, núm uống và điện nước,

Là một bồn chứa cám, có sức chứa 15 tấn Silo cảm được làm từ tôn mạ kẽm, sẽ được thiết kế để đặt bên ngoài trang trại Cám sẽ được bơm trực tiếp từ xe bồn vào trong Silo và được truyền đến từng máng bên trong trang trại.

Bệ đỡ Silo: Vì silo thường rất cao, chứa hàng chục tấn cám, nên thiết kế bệ đỡ bằng bê tông cốt thép M250 dày 0.5m, dài 3.35m rộng 3.35m Khi thi công theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật có chuyên môn hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.

1.2.1.2 Các công trình phụ trợ

- Hố sát trùng xe trước khi vào trại (chứa nước và vôi) bố trí sau cổng ra vào trại

- Diện tích xây dựng: 15m 2 (3×5m) sâu 0,3m

* Khu sát trùng công nhân

- Bố trí gần khu vực nhà ở công nhân

- Móng xây bằng đá chẻ, bêtông lót đá 4×6

- Bê tông giằng móng, giằng tường đổ BT M200 đá 1×2

- Tường bao xây bằng gạch VXM

- Nền lót bằng gạch liên doanh 400×400.

1.2.1.3 Các hạng mục công trình thu gom xử lý chất thải, nước thải và bảo vệ môi trường a Hệ thống thu gom nước mưa, nước thải Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 43 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

- Hệ thống thu gom nước mưa: Gồm mương thoát nước mưa hình chữ nhật kín bằng bê tông tường xây gạch có kích thước (0,4×0,5) dọc theo các con đường nội bộ Trên các mương dẫn nước mưa có bố trí hố gas (với kích thước

0,8×0,8×0,7m) để lắng lọc đất cát trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận là khe suối nhỏ chảy ra suối Đăk Cấm cách dự án khoảng 190m về phía Đông thông qua mương thoát nước mưa tại khu vực.

- Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt: Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân làm việc tại dự án được thu gom bằng đường ống PVC D90 vào bể tự hoại 3 ngăn để xử lý. b Các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại

- Kho chất thải nguy hại, hố đốt xác gà: Diện tích: 15m 2 , kho chất thải nguy hại xây tường bao, nền xi măng, có mái che, thiết bị phòng chống cháy nổ (bình chữa cháy, chuông báo hiệu, ) Hố đốt xác gà kết cấu bằng bê tông ly tâm

D = 1m (Hố đốt đầy sẽ đào hố mới)

- Khu xử lý mùn hữu cơ: Xây dựng dưới mái điện mặt trời có diện tích

298m 2 Nền đổ bằng bê tông M200 dầy 70cm, dưới nền lót nilon đất đầm chặt. Tường xây cao 1,2m, trát tường bằng vữa xi măng M75, mặt ngoài quét vôi.

- Khu chứa mùn hữu cơ thành phẩm: Để chứa mùn hữu cơ sau khi được xử lý, điện tích khu chứa 260m 2 nằm ở dưới mái diện mặt trời Vị trí xem trên mặt bằng tổng thể Nền khu chứa chỉ cần dọn dẹp sạch sẽ để chưa mùn hữu cơ thành phẩm.

- Thùng đựng rác (thu gom rác thải sinh hoạt): Bố trí 02 thùng rác nhựa có thể tích là 60L (kích thước: 420×470×650mm) đặt tại khu nhà làm việc và khu nhà ở công nhân. c Hệ thống cây xanh

Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

- Nhu cầu về gà giống: Khoảng 79.000 con/đợt Gà giống được Công ty

TNHH Bel Gà Việt Nam (địa chỉ: KCN Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) vận chuyển về trại chăn nuôi bằng xe chuyên dụng.

- Nhu cầu về thức ăn: Nguồn cung cấp thức ăn cho dự án là từ Công ty Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 45 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

TNHH De Heus cung cấp toàn bộ đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu của đàn gà Thức ăn chính cho gà là dạng cám tổng hợp bao gồm: Bột ngô, cám gạo,… Thành phần bao gồm nhóm nguyên liệu thô, nhiều xơ: Các phụ phẩm nông nghiệp (xác mì, lõi ngô, ); Nhóm nguyên liệu giàu năng lượng: Tấm, gạo, ngô, sắn, cám, khoai mỳ, các loại củ giàu tinh bột; Nhóm nguyên liệu giàu protein: Đậu lạc, khô dầu, đầu cá; Nhóm nguyên liệu bổ sung: Các chất muối khoáng, canxi, photpho…; Nhóm phụ gia: Chất bảo quản, tạo mùi,… (dầu cá, nước gan mực) Thức ăn từ các xe bồn vận chuyển nguyên liệu sẽ được vào các silo chứa cám, sau đó đưa đến các máng chứa thức ăn của nhà nuôi gà Thức ăn được lưu chứa trong các silo của trại, đảm bảo cho gà dùng trong 7 ngày, khi hết sẽ nhập đợt tiếp theo (7 ngày nhập 1 lần hạn chế bụi phát tán trong quá trình nhập thức ăn) Theo số liệu từ khảo sát Trang trại gà đẻ trứng nằm trong chuỗi sản phẩm khép kín của Công ty TNHH De Heus có công suất tương tự và số liệu tham khảo từ Công ty TNHH De Heus cung cấp thì ước tính lượng cám trung bình cung cấp cho gà đẻ trứng khoảng 120g/con = 0,12kg/con Bình quân mỗi ngày lượng cám cần cung cấp cho tổng đàn gà là 9.480kg, trại mỗi lần nhập cám dùng trong 7 ngày khoảng 66,36 tấn/lần nhập Vậy 1 lứa nuôi nhập 70 lần cám, tổng cộng khoảng 4.645,2 tấn/lứa nuôi.

- Nhu cầu về trấu: Sau khi xuất gà thịt, việc vệ sinh chuồng trại sẽ làm phát sinh khối lượng lớn phân gà trộn với vỏ trấu Để chuẩn bị cho công tác vệ sinh định kỳ, cần cung cấp lại lớp trấu cho dãy chuồng trại Theo số liệu của các Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm nằm trong chuỗi sản phẩm khép kín của Công ty TNHH Bel Gà Việt Nam thì lượng trấu cần cho 1m 2 chuồng trại là 2kg vỏ trấu, độ dày lớp trấu lót khoảng 5cm và được sử dụng trong 45 ngày, không thay thế hay bổ sung lớp trấu khác mà chỉ đảo xới để trấu lót khô ráo. Mỗi chuồng gồm 3 tầng thì diện tích phủ lớp trấu là: 3 × 4.946 = 14.838m 2 Ước tính lượng trấu dùng cho mỗi lần vệ sinh là: 2kg/m 2 × 14.838m 2 = 29.676kg 29,7 tấn/mỗi lần vệ sinh chuồng ≈ 323,4 tấn/lứa.

- Nhu cầu về hoá chất, vắc xin, thuốc thú y, vitamin: Chương trình vaccine cho gà trong nội bộ trại: Thực hiện chăn nuôi an toàn áp dụng theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bảng 1.4 Danh mục hoá chất, vắc xin, thuốc thú y, vitamin sử dụng tại dự án Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 46 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

STT Tên gọi Chủng loại/Tác dụng Đơn vị tính Số lượng/năm

VG/GA trên gà Liều 395.000

9 Phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trên gà, chủng H120 Liều 395.000

11 Chế phẩm EM Khử mùi Lít 282

12 Formol 2% Sát trùng xe, người ra vào trại, phun xịt chuồng trại

Các nguyên liệu và hóa chất sử dụng trong thức ăn chăn nuôi của dự án được tuân thủ một cách đầy đủ theo các quy định tại khoản 2, 3, 4, 10 Điều 12 về các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi của Luật Chăn nuôi.

- Nhu cầu sử dụng nước:

+ Nước phục vụ sinh hoạt: Số lao động tại dự án là 18 người, lượng nước tiêu thụ 1,8m 3 /ngày.

+ Nước phục vụ cho sản xuất:

 Phục vụ cho vệ sinh chuồng trại: Việc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi gà đẻ trứng được thực hiện theo phương pháp khô chỉ sử dụng máy nén khí (máy hơi) để xịt bụi và thu gom bằng chổi quét dọn Do đó, không sử dụng nước cho công đoạn này. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 47 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

 Phục vụ cho gà uống: Theo số liệu thống kê dưới đây

BẢNG PHÂN BỔ LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG CHĂN NUÔI CHO 01 NGÀY

Ngày tuổi Số lượng (con)

Trọng lượng tối đa/con (g)

T.chuẩn nước uống Lượng nước uống (lít/con/ngày) (m 3 /ngày)

Từ 41 đến 80 ngày tuổi 79.000 1.120 0,056 4,42 từ 81 đến 120 ngày tuổi 79.000 1.867 0,093 7,35

Giai đoạn gà đẻ trứng từ 121 ngày tuổi đến 490 ngày tuổi 79.000 2.800 0,240 19,0

- Đối với gà từ 1 - 120 ngày tuổi: Nhu cầu nước cho cơ thể là 50ml trên mỗi 1kg thể trọng

- Đối với gà đẻ trứng: Ngoài nhu cầu 50ml trên mỗi 1 kg thể trọng còn cần thêm 100ml nước nuôi trứng

 Lượng nước phục vụ cho hệ làm mát trao đổi nhiệt khoảng: 2m 3 /ngày đêm.

→ Lượng nước nhỏ nhất sử dụng: 5,54m 3 /ngày đêm.

→ Lượng nước lớn nhất sử dụng: 22,8m 3 /ngày đêm.

1.3.2 Nguồn cung cấp điện nước

Sử dụng điện mặt trời mái nhà và trang bị thêm máy phát điện dự phòng 300KVA.

Nhu cầu sử dụng nước lớn nhất của dự án khoảng 22,8m 3 /ngày đêm Hiện khu vực chưa có hệ thống đường ống cấp nước tập trung Dự án sử dụng 01 giếng khoan công nghiệp với độ sâu 60 – 90m có mạch nước ngầm tốt, bơm lên bể dự trữ nước sạch V = 96m 3 sau đó được bơm lên bồn Inox 10.000L của trang trại:

+ Đối với nước uống của gà: Từ bồn Inox 10.000L → ống nhựa PVC Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 48 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

(Φ34-48) → Máy tiệt trùng đèn UV → ống nhựa PVC (Φ34-48) → Núm uống.

+ Đối với nước sinh hoạt của CBCNV: Từ bồn Inox 10.000L → ống nhựa PVC (Φ34-48) → Vị trí dùng nước.

Theo quá trình khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm tại khu vực dự án khá phong phú Nước ngầm có chất lượng tốt, hiện nay khai thác chủ yếu cho sinh hoạt (giếng khoan, giếng đào).

Trong chăn nuôi, nước có vai trò rất quan trọng Nước ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự tăng trọng của gà và sản lượng trứng; liên quan cho trong mọi quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất cặn bã Nguồn nước trong chăn nuôi phải mát, sạch sẽ, không chứa các khoáng độc, cũng như các vi khuẩn, vi sinh vật có hại Dự án có sử dụng nước dưới đất >10 m 3 /ngày đêm, dự án thuộc thẩm cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước của UBND tỉnh (quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 02/2023/NĐ-

CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ).

Hiện nay chưa phê duyệt, công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; chưa phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.

Tuy nhiên, dự án đang trong giai đoạn lập các hồ sơ về môi trường và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt; chưa cấp giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất theo khoản 2 Điều 16 Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ Các đối tượng xung quanh, lân cận khu vực dự án như sau:

+ Trong bán kính 3km quanh dự án: Không có bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường; Khu vực chưa từng xảy ra sự cố sụt, lún đất, biến dạng địa hình; Không có nghĩa trang tập trung, khu dân cư, khu công nghiệp tập trung cách sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa 1.000m mà nguồn nước mặt đó đáp ứng đủ các điều kiện

“Có chức năng cấp nước sinh hoạt hoặc được quy hoạch để cấp nước sinh hoạt”.

+ Nguồn nước mặt tại khe suối nhỏ chảy ra suối Đăk Cấm ở phía Đông Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 49 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 của dự án chỉ phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, không phục vụ cho mục đích sinh hoạt Theo kết quả đo đạc và phân tích tại Bảng 2.7 Kết quả đo đạc, phân tích môi trường nước mặt tại khu vực thì chất lượng nước đạt Mức C – Bảng 2 QCVN 08:2023/BTNMT (Chất lượng nước xấu Hệ sinh thái trong nước có lượng oxy hòa tan giảm mạnh do chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm Nước không gây mùi khó chịu, có thể được sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp).

Công nghệ sản xuất, vận hành

Với quy mô 79.000 con gà đẻ trứng thương phẩm Trại nuôi áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại và tiên tiến như: Chuồng nuôi khép kín, có hệ thống làm mát về mùa hè, sưới ấm về mùa đông, hệ thống quạt thông gió, xử lý mùi hôi, quá trình chăm sóc khoa học, đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỗi đợt nuôi keo dài 16 tháng; quy trình được thể hiện cụ thể như sau: Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 50 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Hình 1.2 Quy trình chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm Thuyết minh quy trình: a Quy trình chăm sóc dinh dưỡng

Giai đoạn nuôi dưỡng gà hậu bị (từ 1 đến 80 ngày tuổi) :

+ Chế độ ăn đạt thể trọng quy định: Ở giai đoạn này cần cung cấp các loại thức ăn bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà phát triển đạt yêu cầu trọng lượng là 448g/con (gà 40 ngày tuổi) và 1.120g/con (gà 80 ngày tuổi).

 Gà từ 1 đến 14 ngày tuổi: Thời gian chiếu 24/24 giờ.

 Gà từ 15 đến 49 ngày tuổi: Thời gian chiếu 23/24 giờ.

 Gà từ 80 ngày tuổi: Thời gian chiếu từ 22/24 xuống 13/24 giờ.

 Gà từ 81 đến 120 ngày tuổi: Sử dụng ánh sáng tự nhiên. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 51 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Chuồng nuôi gà hậu bị

Kiểm tra tình trạng phát triển của gà Đạt tiêu chuẩn

Thu gom trứng 1 lần/ngày Đơn vị thu mua

Chất thải rắn, khí thải và tiếng ồn

Chất thải rắn, khí thải và tiếng ồn

Cung cấp gà thịt cho đơn vị thu mua

 Gà từ 121 đến 490 ngày tuổi Thời gian chiếu sáng từ 13/24 đến 16/24 giờ và duy trì thời gian chiếu sáng này trong suốt thời gian gà đẻ trứng. Cường độ ánh sáng sử dụng là 4w/m 2

Trong thời gian quản lý gà hậu bị từ 81 đến 120 ngày tuổi phải theo dõi trọng lượng gà và loại bỏ số lượng gà không đủ điều kiện.

Giai đoạn chăm sóc gà đẻ trứng:

+ Cách cho gà ăn: Cung cấp thức ăn đều cả máng, đảo đều thức ăn ít nhất là 2 - 3 lần/ngày để thức ăn được phân bố đều trong máng.

+ Không thể giảm khẩu phần ăn khi tỷ lệ đẻ của gà cao, chỉ giảm bớt khi tỷ lệ đẻ của gà giảm xuống Cung cấp thức ăn 2 lần trong ngày.

+ Tiếp tục theo dõi thể trọng gà trong giai đoạn này, phải tăng trọng chậm đặc biệt trong 5 - 6 tháng đầu thời kỳ đẻ Ngược lại lượng giảm trọng lượng trong thời gian này thường dẫn đến sự sụt đẻ và thay lông.

+ Loại gà không đủ điều kiện như đầu to hay quá dài, mào kém phát triển và có vỏ trắng,

Gà đẻ liên tục khoảng 12 tháng, tiến hành xuất bán gà thịt cho các Công ty thu mua trên địa bàn hoặc các tỉnh lân cận Chủ đầu tư sẽ tổng hợp vệ sinh chuồng trại và bỏ trống trong khoảng thời gian 13 ngày, sau đó tiến hành đợt nuôi mới. b Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho gà Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì Chủ đầu tư cần thực hiện đúng công tác phòng bệnh trong từng giai đoạn phát triển của đàn gà, cụ thể như sau:

+ 3 ngày tuổi: Nhỏ mắt, mũi tiêm 1 mũi vaccine Newcastle hệ F.

+ 7 ngày tuổi: Nhỏ mắt, mũi 1 mũi tiêm vaccine Gumboro.

+ 10 ngày tuổi: Chủng vaccine Đậu.

+ 15 ngày tuổi: Tiêm lần 1 vaccine cúm gia cầm.

+ 18 ngày tuổi: Cho uống vacin Laxota và cho uống lần 2 vaccine Newcastle hệ F.

+ 21 ngày tuổi: Nhỏ mắt, mũi 2 lần vaccine Gumboro. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 52 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

+ 45 ngày tuổi: Tiêm lần 2 vaccine cúm gia cầm.

+ 49 - 60 ngày tuổi: Tiêm vaccine Newcastle hệ M.

+ 65 ngày tuổi: Tiêm vaccine Tụ huyết trùng.

+ Sau khi tiêm phòng Newcastle, Tụ huyết trùng và Cúm gia cầm cứ mỗi

4 - 6 tháng phải tái chủng một lần.

Trong thời gian nuôi sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Công ty TNHH Bel Gà Việt Nam về mặt kỹ thuật thường trực tại trại, kiểm tra việc chăm sóc, hướng dẫn quy trình nuôi từ nhân viên kỹ thuật. c Quy trình thu gom trứng Đều đặn 15h hằng ngày, công nhân bắt đầu công việc thu gom trứng gà bằng phương pháp thủ công Trứng được xếp vào khay/vĩ sau đó tập kết về Kho trứng và bán cho đơn vị thu mua.

Biện pháp tổ chức thi công

Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng các hạng mục công trình phục vụ cho công tác chăn nuôi Do đó, nội dung này báo cáo không đề cập đến.

Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2023.

Tổng vốn đầu tư của dự án: 20.179.786.000 đồng (Hai mươi tỷ, một trăm bảy mươi chín triệu, bảy trăm tám mươi sáu ngàn đồng), sử dụng vốn của cá nhân hộ kinh doanh 30% và vay của các tổ chức tín dụng 70%.

Tổng hợp chi phí đầu tư được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.3 Tổng hợp chi phí đầu tư của dự án

STT Nội dung Tổng mức

1 Chi phí đầu tư xây dựng 15.291.316.408

2 Chi phí máy móc thiết bị 3.927.526.442 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 53 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Nguồn: Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi

Vậy tổng vốn đầu tư của dự án là: 20.179.786.000 đồng Trong đó:

+ Chi phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường dự kiến khoảng 240.000.000 đồng bao gồm: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường, chi phí này được trích từ nguồn kinh phí dự phòng của dự án.

+ Chi phí đầu tư cho các công trình xử lý môi trường đã được tính toán trong chi phí xây dựng dự án bao gồm các công trình: Bể tự hoại 3 ngăn, kho chứa chất thải nguy hại, hệ thống mương thoát nước mưa, thùng đựng rác Lập báo cáo giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động,… chi phí này được trích từ lợi nhuận của dự án.

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Hình thức quản lý thực hiện dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

Bộ máy tổ chức nhân sự của trang trại sẽ được bố trí gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động tốt và có hiệu quả cao Với kế hoạch triển khai như trên, dự kiến số lượng lao động trong trang trại đi vào hoạt động ổn định như sau:

STT Chức danh ĐVT Số lượng

1 Ban điều hành: Giám đốc, Quản lý Người 1

2 Tổ chức, kế toán Người 1

3 Kỹ thuật (KSCN, BSTY) Người 2

5 Công nhân chuồng gà Người 10

6 Hành chính: Cấp dưỡng, tạp vụ, bảo vệ, xử lý chất thải Người 3

Nhân sự trong trang trại sẽ làm việc theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động Số giờ làm việc trong ngày 8 giờ, số ngày làm việc trong tháng là 26 ngày. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 54 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Các ngày lễ, ngày nghỉ phù hợp với Luật lao động của Việt Nam Trong trường hợp phải làm thêm giờ hoặc làm việc vào những ngày lễ, ngày nghỉ, tiền lương sẽ được tính tăng thêm một cách phù hợp và người lao động sẽ được thông báo trước để chuẩn bị cho việc làm thêm giờ Trang trại sẽ đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ đãi ngộ khác cho người lao động theo đúng quy định, đáp ứng quyền lợi chính đáng của người lao động. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 55 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Khu vực dự án thuộc Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum có đặc điểm địa hình, địa chất như sau:

Dự án được dự kiến thực hiện tại Km8, thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum với diện tích khoảng 1,20ha Vị trí dự án cách đường giao thông chính là QL14 khoảng 1,4km về phía Tây; cách khu dân cư gần nhất (thôn Thanh Trung) khoảng 1,4km về phía Tây; cách UBND thành phố Kon Tum khoảng 8,3km về phía Nam; cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 8km về phía Nam.

Dân cư phân bố tập trung, do đó trên địa bàn phường Ngô Mây có vị trí tương đối thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa, giao lưu với bên ngoài và phát triển kinh tế.

Khu vực thực hiện dự án có địa hình tương đối bằng phẳng nên rất thuận tiện cho việc xây dựng công trình, trong quá trình xây dựng dự án đã tiến hành san gạt tạo mặt bằng thi công.

Khu vực dự án là vùng đất xám vàng Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, hàm lượng sét lớn, khả năng thấm khá nhỏ Đất nghèo đạm, mùn, lân và Kali, pH thấp.

2.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự biên độ dao động nhiệt ngày đêm lớn Nhiệt độ không khí qua các năm như sau:

Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm ( 0 C) Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 56 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum

Qua bảng tổng hợp cho thấy nhiệt độ trung bình của các năm gần đây tương đối khá cao khoảng 24,4 – 25 0 C, nhiệt độ giữa các tháng trong năm có dao động không lớn, ổn định.

Bảng 2.2 Độ ẩm trung bình tháng các năm (%)

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum

Nhận xét: Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí và là các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe người lao Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 57 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 động Độ ẩm không khí dao động phụ thuộc vào chế độ mưa, độ ẩm bình quân qua các năm gần đây khoảng 74,4 – 76,5% Năm 2023 có độ ẩm trung bình năm bằng 76,5% cao hơn so với các năm khác.

Gió là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới sự lan truyền và sự phân bố nồng độ của các chất ô nhiễm trong không khí Sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ gió Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm quanh nguồn ô nhiễm càng lớn Vì vậy khi đánh giá tác động môi trường liên quan đến nguồn ô nhiễm không khí, mùi cần xem xét tốc độ gió.

Hướng gió chủ đạo khu vực là hướng Đông Bắc và Tây Nam:

+ Gió Tây Nam hoạt động từ tháng 6 đến tháng 10, tần suất cao nhất 30% vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 10.

+ Gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tần suất cao nhất 26% vào tháng 4, 5 và thấp nhất vào tháng 11.

Hướng gió thổi theo mùa, thịnh hành là hướng gió Đông và hướng gió Tây Hướng gió Bắc và Nam xuất hiện ít hơn Nhìn chung, tốc độ gió trung bình ít thay đổi theo tháng và theo mùa Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên hướng gió có thể thay đổi khác nhau Khu vực dự án tốc độ gió vào mùa khô lớn hơn vào mùa mưa.

Bảng 2.3 Tốc độ gió trung bình tháng các năm (m/s)

202 3 1,7 1,9 1,9 0,9 0,8 0,8 0,9 1,0 0,6 0,7 1,5 1,8 1,2 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 58 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum

Bảng 2.4 Lượng mưa các tháng trong năm (mm)

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum

- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm.

- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm.

2.1.3 Điều kiện thủy văn a Đặc điểm nước mặt

Phía Đông khu vực dự án có khe suối nhỏ chảy ra sông Đăk Cấm Suối Đăk Cấm là nhánh cấp I của sông Đăk Bla Sông Đăk Bla chảy qua theo hướng từ Đông sang Tây, là nhánh của hệ thống sông Sê San, có chiều dài 143km, lưu lượng lớn nhất 2.040m 3 /s, lưu lượng nhỏ nhất 14,1m 3 /s, lưu lượng trung bình 106m 3 /s. b Đặc điểm nước ngầm

Theo đánh giá và nghiên cứu cân bằng nước thì có khoảng 12,5 - 18% lượng mưa thấm xuống đất, trong đó có khoảng 8,75% bổ sung cho các tầng nước ngầm dưới đất.

Qua khảo sát, khu vực dự án có nguồn nước ngầm khá tốt nên có thể sử dụng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt hay sản xuất của dự án. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 59 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

2.1.4 Điều kiện kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án

2.1.4.1 Điều kiện về kinh tế

Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm 164/155ha: Diện tích lúa 58/58; cây sắn 32/32; rau xanh, đậu các loại 31/31; cây mía 29/20; cây trồng khác: 14/14ha (hoa, cây cảnh, cây dược liệu) đạt 105% kế hoạch thành phố giao và Nghị quyết HĐND phường quyết nghị.

Diện tích cây lâu năm đạt 303/317,2ha: Diện tích cây cao su 250/250ha, cây cà phê 15/15ha, các loại cây ăn quả 35/50ha, cây mắc ca, cây dược liệu: 03/2,2ha đạt 95,5% kế hoạch thành phố giao và Nghị quyết HĐND phường quyết nghị (diện tích cây ăn quả không đạt).

Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án

2.2.1 Hiện trạng môi trường Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác động đến môi trường khu vực khi dự án đi vào hoạt động, Công ty TNHH MTV

Mê Kông Green Kon Tum đại diện cho Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang thuê Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực dự án.

2.2.1.1 Môi trường không khí và vi khí hậu

Bảng 2.5 Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 64 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

STT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả phân tích

Nguồn: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động

- K1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại nhà dân gần nhất Tọa độ: (X = 1594141; Y = 550595)

- K2: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực nhà nuôi gà đẻ Tọa độ: (X = 1594619; Y = 551915)

- K3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực nhà điều hành Tọa độ: (X = 1594631; Y = 551499)

- (1) QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- (2) QCVN 05:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

- Đơn vị lấy mẫu và phân tích: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động

Từ kết quả phân tích vi khí hậu và môi trường không khí tại khu vực dự án và nhà dân gần nhất cho thấy tất cả các chỉ tiêu đặc trưng của vi khí hậu và Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 65 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án đều nằm trong giới hạn cho phép Điều đó chứng tỏ vi khí hậu và chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

Bảng 2.6 Kết quả đo đạc, phân tích môi trường nước ngầm

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 09:2023/BTNMT

2 Chỉ số permanganat mg/l KPH 4

10 E.Coli MPN/100ml KPH KPH

Nguồn: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động

- Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm tại giếng của trang trại Tọa độ: (X = 1594625; Y = 551889)

- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

- Đơn vị lấy mẫu và phân tích: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động

Từ kết quả đo đạc, phân tích các thông số tiêu biểu chất lượng nước ngầm tại trang trại cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2023/BTNMT. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 66 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Bảng 2.7 Kết quả đo đạc, phân tích môi trường nước mặt tại khu vực

STT Tên chỉ tiêu ĐV tính Kết quả

Nguồn: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động

- Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt nhánh suôi nhỏ không tên chảy ra Suối Đăk Cấm Tọa độ: (X = 1594623; Y = 552248)

- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Mức C: Chất lượng nước xấu Hệ sinh thái trong nước có lượng oxy hòa tan giảm mạnh do chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm Nước không gây mùi khó chịu, có thể được sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp

Mức D: Nước có chất lượng rất xấu, có thể gây ảnh hưởng lớn tới cá và các sinh vật sống trong môi trường nước do nồng độ oxy hòa tan thấp, nồng độ chất ô nhiễm cao Nước có thể được sử dụng cho các mục đích giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 67 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 d: QCVN 08:2023/BTNMT – Bảng 1 Giá trị giới hạn tối đa các thông số ảnh hưởng tới sức khỏe con người

- Đơn vị lấy mẫu và phân tích: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động

Từ kết quả đo đạc, phân tích các thông số tiêu biểu chất lượng nước mặt tại khu vực dự án cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2023/BTNMT Điều đó cho thấy chất lượng nước mặt tại khu vực chưa bị ô nhiễm.

Bảng 2.8 Kết quả đo đạc, phân tích môi trường đất tại khu vực

STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN

- Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất tại dự án Tọa độ: (X = 1594615, Y =

- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất

- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động

Từ kết quả đo đạc, phân tích các thông số tiêu biểu chất lượng mẫu đất tại Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 68 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 khu vực dự án cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2023/BTNMT.

2.2.2 Hiện trạng tài nguyên sinh vật

Tổng diện tích đất khu vực dự án khoảng 1,20ha là đất nông nghiệp khác. Hiện trạng trên khu đất này đã có các hạng mục công trình phục vụ cho công tác chăn nuôi gà đẻ trứng và đất trống dự trữ trồng cây xanh.

Từ quá trình khảo sát thực tế cho thấy thảm thực vật xung quanh khu vực dự án chủ yếu là cây cao su, mỳ, cây bụi, Các vùng sinh thái nhạy cảm (đất ngập nước, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản thiên nhiên thế giới lân cận khu vực dự án) không có; không có các vùng sinh thái nhạy cảm gần khu vực dự án; do đó quá trình triển khai thực hiện dự án không tác động nhiều đến hệ thực vật tại khu vực.

Trong quá trình khảo sát, thống kê được 62 loài thuộc 38 chi của 15 họ thực vật bậc cao có mạch.

Các họ thực vật có nhiều loài nhất lần lượt là: Họ Hòa thảo (Poaceae) có 8 loài, kế tiếp là họ Cúc (Compositae) có 5 loài, họ Dâu tằm (Moracae) có 3 loài. Các họ kế tiếp mỗi họ đều có dưới 2 loài là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Nghể (Polygonaceae),…. a Đa dạng sinh cảnh

- Kiểu sinh cảnh cây gỗ rãi rác: Kiểu sinh cảnh này hình thành chủ yếu ở khu vực dốc, vách đá cạnh thác với tầng đất nông, thành phần cơ giới đất thịt ít. Thảm thực vật nguyên sinh đã bị khai thác.

- Sinh cảnh cây trồng: Sinh cảnh này bao gồm các loại cây trồng khác nhau, bao gồm:

+ Cây cao su: Phân bố chính ở những nơi có địa hình trung bình đến thấp, gần sông suối Tính đa dạng về loài thực vật và động vật trong sinh cảnh này rất thấp Cây trồng chính là cây cao su (Hevea brasiliensis).

+ Cây trồng ngắn ngày: Sinh cảnh này phân bố ở địa hình trung gian giữa vùng đất thấp ven sông Cây trồng chủ yếu là mía, bắp, khoai mì, tùy theo vùng nguyên liệu và nhu cầu của ngành công nghiệp nhẹ Sự đa dạng về loài Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 69 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 thực vật trong các sinh cảnh này không cao.

Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án

vực thực hiện dự án

Hệ thống đường giao thông: Là đoạn đường dài 1,5km gồm đoạn bê tông dài 0,7km và đoạn đường đất dài 0,8km nối vị trí dự án với QL14 thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, thức ăn, thành phẩm,… trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Môi trường nước sông suối, ao hồ: Cách dự án khoảng 190m về Phía Đông có khe suối nhỏ chảy ra suối Đăk Cấm Nước tại các sông suối này chủ yếu phục vụ cho công tác tưới tiêu nông nghiệp, không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Quá trình hoạt động của dự án không phát sinh nước thải Tuy nhiên nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo các loại chất thải, rác thải chăn nuôi có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt và gây ảnh hưởng đến các khu sản xuất lân cận.

Môi trường nước ngầm, đất: Như đánh giá ở trên, các loại chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường Đặc biệt là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm của hoạt động chôn đốt xác gà chết Nếu hoạt động tiêu hủy không đúng theo quy trình thì nguy cơ gây ô nhiễm tại khu vực rất lớn.

Môi trường không khí: Các đối tượng bị ảnh hưởng mùi hôi trong quá trình dự án đi vào hoạt động chủ yếu là người tham gia giao thông trên tuyến đường khu vực dự án, khu dân cư gần nhất, người dân làm nương rẫy,… đặc biệt là các hộ dân có đất canh tác tiếp giáp với dự án. Đồi núi: Xung quanh khu vực dự án chủ yếu là các đồi núi thấp trồng cao Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 71 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 su, nương rẫy của người dân và đồi trọc.

Khu vực dân cư: Cách khu dân cư gần nhất (thôn Thanh Trung) khoảng 1,4km về phía Tây.

Xung quanh khu vực dự án là đất trồng cây cao su, hoa màu của người dân và đất đồi núi.

Trong vòng bán kính 1km không có công trình xây dựng, công trình văn hóa, di tích lịch sử; khu bảo tồn thiên nhiên; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên nào bị ảnh hưởng khi dự án đi vào hoạt động.

Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực dự án

- xã hội khu vực dự án

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 23/2019/TT- BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi và Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm thì khoảng cách từ khu vực dự án đến trường học, bệnh viện, chợ, đường giao thông chính đều đạt khoảng cách an toàn theo quy định Điều này cho thấy, vị trí thực hiện dự án là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu pháp luật.

Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự án tương đối phát triển, đảm bảo đầy đủ các hạng mục hạ tầng: Giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc,… sẽ là điều kiện thuận lợi để dự án xây dựng cũng như đi vào hoạt động Vị trí thực hiện dự án phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Kon Tum.

Dân cư trong khu vực sống tập trung chủ yếu ở trung tâm phường Ngô Mây Nhân dân trong khu vực chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, trồng các loại hoa màu ngắn ngày, riêng ngành tiểu thương ít phát triển Nhìn chung kinh tế của khu vực chưa phát triển Dự án triển khai sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn ngân sách địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 72 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

Như đã trình bày ở phần trên, dự án được triển khai xây dựng từ tháng 10/2023; đến thời điểm hiện tại đã hoàn thành việc xây dựng các hạng mục công trình phục vụ cho công tác chăn nuôi Trong thời gian tới, đơn vị tiến hành xây dựng các hạng mục như: Kho chất thải nguy hại, hố sát trùng, hố tiêu hủy xác gà chết, đồng thời lắp đặt vách tường chuồng nuôi, hệ thống làm mát, thiết bị nuôi, quát hút, cho 3 chuồng nuôi còn lại Các hạng mục này nhỏ, thời gian xây dựng ngắn, ảnh hưởng không đáng kể Do đó, nội dung đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án báo cáo không đề cập đến.

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Bảng 3.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động giai đoạn hoạt động

Nguồn gây tác động Loại chất thải Đối tượng bị tác động Quy mô tác động độ tác Mức động Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 73 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Hoạt động của phương tiện giao thông ra vào khu vực dự án

- Bụi, khí thải, tiếng ồn

Khu vực dự án và hai bên tuyến đường vận chuyển

Hoạt động chăn nuôi gà

- Khí thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, mùi hôi, CTNH

Khu vực dự án và vùng lân cận Lớn

Sinh hoạt của cán bộ, công nhân

Khu vực dự án Trung bình

Hoạt động của máy phát điện dự phòng

- Con người Khu vực dự án Trung bình

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động

3.2.1.1 Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải a Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt của cán bộ kỹ thuật và công nhân phát sinh trong giai đoạn này tại khu vực dự án có thành phần chủ yếu là vỏ rau quả, thức ăn thừa, bao gói đựng đồ ăn, thức uống, vỏ hộp, bao bì nilon, chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy và một số rác thải khó phân hủy.

Lượng phát thải sẽ được tính toán dựa trên số cán bộ kỹ thuật và công nhân của trang trại Tổng số lao động thường xuyên của dự án 18 người, trung bình mỗi người thải 0,8 kg/ngày (Theo QCVN 01:2019/BXD) nên lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày khoảng 14,4kg/ngày. b Nguồn phát sinh chất thải rắn trong quá trình chăn nuôi

Phân gà trộn lẫn trấu phát sinh trong quá trình làm vệ sinh trại sau mỗi đợt nuôi Lượng phân gà thải trong quá trình chăn nuôi sẽ tùy thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn phát triển, khẩu phần thức ăn và thể trọng gia cầm chăn nuôi. Lượng phân gà thải sau 01 lứa nuôi: Theo nghiên cứu của Học viện Nông nghiêp Việt Nam về kết quả đã định lượng phân thải ra của giống gà siêu trứng Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 74 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 và siêu thịt trong các thí nghiệm nghiên cứu, năm 2015:

Lượng phân thải một ngày gà 1 - 6 tuần tuổi (7 - 42 ngày) là 45,43g.

Lượng phân thải một ngày gà 7 - 70 tuần tuổi (49 - 490 ngày) là 79,8g.

Như vậy có thể dùng số liệu trung bình một con gà (490 ngày chu kỳ) thải ra khoảng 62,62g/ngày để tính toán lượng phân thải của trang trại Lượng phân gà phát sinh tại trang trại 01 đợt vệ sinh là: [(0,06262 kg phân gà/con ngày × 45 ngày × 79.000)/1000] = 222,6 tấn ≈ 2.424 tấn/lứa.

Khối lượng phân gà trộn trấu mỗi lần vệ sinh: Lượng phân gà + trấu phát sinh khi trang trại đi vào hoạt động ổn định khoảng: 222,6 + 29,7 = 252,3 tấn/lần vệ sinh ≈ 2.747,3 tấn/lứa nuôi.

Phân gà là một loại phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao so với các loại phân chuồng khác như phân heo, phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong phân gà như: Nitơ toàn phần: 1,6 – 1,7%;

P2O5: 0,5 – 0,6%, K2O: 0,85%; CaO: 2,4% Khi đưa vào trong đất với nồng độ quá nhiều, nếu cây sử dụng không hết, sẽ tích tụ lại có thể làm chết cây, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm Về lâu dài, các chất có thể có hại cho cây trồng, vật nuôi và cả con người.

Trong chất thải chăn nuôi còn có nhiều loại vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán nguy cơ nhiễm bệnh cho người và gia cầm cũng tăng lên Vì vậy chủ đầu tư đặc biệt chú trọng vấn đề này.

* Xác gà chết trong quá trình chăn nuôi không do dịch bệnh

Lượng gà chết mỗi lứa nuôi do giẫm đạp, lấy mẫu: Do trang trại áp dụng quy trình chăn nuôi theo quy mô công nghiệp và hiện đại, đồng thời gà giống đã được tiêm các loại vaccine phòng bệnh trước khi đưa vào nuôi nên tỷ lệ nuôi sống trọn chu kỳ (490 ngày) rất cao Điều này có nghĩa lượng gà chết rất nhỏ, ước tính số lượng gà chết tự nhiên chiếm khoảng 0,2% (tham khảo từ các trại chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh) trên tổng số gà trong một đợt nuôi, giai đoạn gà chết nhiều nhất thường vào giai đoạn gà 1 – 10 ngày tuổi, chết do dẫm đạp Mỗi lứa nuôi 79.000 có trong 490 ngày: 79.000 con/lứa × 0,2% = 158 con/lứa. Ước tính tối đa mỗi con gà bị chết trung bình 0,2 – 0,25kg thì khối lượng gà chết khoảng 31,6 – 39,5 kg/lứa. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 75 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Với lượng gà chết này, nếu không được xử lý thì trong quá trình phân hủy xác sẽ gây mùi hôi trong khu vực dự án và khu vực xung quanh, trên xác gà chết có chứa nhiều vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe của con người.

Lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn vận hành tại trang trại được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 3.2 Danh sách chất thải rắn trong quá trình chăn nuôi

STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Đơn vị tính Khối lượng chất thải phát sinh

1 Phân gà trộn trấu Rắn Tấn/lứa 2.747,3

2 Xác gà chết trong quá trình chăn nuôi không do dịch bệnh Rắn Kg/lứa 31,6 - 39,5 c Nguồn phát sinh chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình chăn nuôi của dự án bao gồm xác gia cầm bị chết do dịch bệnh, kim tiêm, các loại bao bì đựng thuốc thú y, hoá chất, bóng đèn,

Ngoài ra, hoạt động của khu văn phòng, khu nhà ăn ở của công nhân có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại, khối lượng chất thải nguy hại này rất ít, khó xác định được khối lượng và chủng loại tương đối đa dạng như sau: Mực in văn phòng, hộp mực in, mực quá hạn sử dụng, ruột viết dính mực,… bóng đèn huỳnh quang thải; bình ắc quy, pin; kiềm từ hoạt động giặt rửa, chất tẩy rửa sàn, có chứa thành phần nguy hại có tính ăn mòn và độc tính sinh thái từ hoạt động của văn phòng điều hành, khu nhà ăn ở của công nhân. Đồng thời nếu sự cố dịch bệnh xảy ra khối lượng gà chết tối đa của trang trại khoảng 221,2 tấn (với trọng lượng trung bình của 79.000 con gà là 2,8kg).

Các chất thải nguy hại tuy không nhiều, nhưng có tính độc hại nên cần có biện pháp thu gom vào thùng chứa riêng.

Lượng chất thải này sẽ được Đơn vị thu gom triệt để và hợp đồng với đơn vị chức năng để xử lý.

Bảng 3.3 Danh sách và số lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 76 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

STT Tên chất thải Mã CTNH Số lượng

1 Chai lọ đựng các loại vaccine, thuốc bổ trợ; bao bì, thùng chứa hóa chất, 130303 17,5 210

2 Chất thải lây nhiễm (Bao gồm cả chất thải sắc nhọn) 130201 4 48

3 Mực in văn phòng, hộp mực in 080208 0,4 4,8

4 Bóng đèn huỳnh quang thải 160106 0,2 2,4

5 Kiềm thải từ hoạt động giặt rửa, chất tẩy rửa sàn 160103 0,4 4,8

6 Xác gà chết (khi sự cố dịch bệnh xảy ra) 140201 18.433 221.200

3.2.1.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án, kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục

Bảng 3.13 Danh mục công trình, biện pháp BVMT và kế hoạch thực hiện

STT Hạng mục xử lý và bảo vệ môi trường Số lượng Công suất/quy mô cho mỗi đơn vị Thời gian thực hiện

1 Thùng chứa CTR sinh hoạt 2 60 lít/thùng

2 Khu xử lý mùn hữu cơ 1 298m 2

3 Khu chứa mùn hữu cơ thành phẩm 1 260m 2

5 Thùng lưu giữ CTNH 3 60 lít/thùng

Bảng 3.14 Ước tính kinh phí bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành dự án

STT Các hạng mục Chi phí (VNĐ)

1 Chi phí vận hành hệ thống thông thoáng chuồng trại 120.000.000

2 Chi phí chăm sóc cây xanh 15.000.000

3 Chi phí thay thế thùng chứa rác 500.000 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 127 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

4 Chi phí thu gom, xử lý các loại chất thải/năm 30.000.000

5 Chương trình giám sát môi trường định kỳ/năm 20.000.000

3.3.3 Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường

Bố trí 01 nhân viên môi trường chuyên môn giám sát vấn đề môi trường tại dự án đồng thời hỗ trợ đơn vị hoàn thiện hồ sơ môi trường.

Trong quá trình hoạt động, Chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo vấn đề an toàn, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự chung tại khu vực.

Chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các biện pháp giảm thiểu cũng như thực hiện đúng chương trình giám sát môi trường theo đúng tần suất cam kết trong hồ sơ môi trường.

Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

Để tiến hành đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện dự án đến môi trường, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp đánh giá: Phương pháp thống kê và so sánh, phương pháp đánh giá nhanh nguồn ô nhiễm không khí, nước dựa trên hệ số ô nhiễm, phương pháp khảo sát hiện trường, tham khảo tài liệu của các nguồn có uy tín, phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng nhằm thực hiện đánh giá về các tác động, các rủi ro, sự cố môi trường của dự án và đưa ra các giải pháp khả thi để hạn chế các tác động có hại.

Các phương pháp mà chúng tôi sử dụng có độ tin cậy khá cao do trong quá trình đánh giá ngoài sử dụng các phương pháp đã được áp dụng phổ biến.

Bên cạnh nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, Đơn vị còn nhận được các ý kiến tham vấn của UBND và UBMTTQVN cấp xã/phường tại địa điểm thực hiện dự án nên đánh giá các tác động nêu trong báo cáo đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương Tuy nhiên, một số nội dung đánh giá trong báo cáo ĐTM này còn định tính hoặc bán định lượng do chưa có đủ thông tin, số liệu chi tiết để đánh giá định lượng nên ít nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng được đưa ra trong bảng 3.15.

Bảng 3.15 Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đánh giá Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 128 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

ST T Phương pháp Độ tin cậy Nguyên nhân

1 Phương pháp khảo sát hiện trường 85% Phương pháp chỉ đánh giá định tính hoặc bán định lượng, dựa trên chủ quan của những người đánh giá.

2 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm 100%

- Thiết bị lấy mẫu, phân tích có độ chính xác cao.

- Dựa vào phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn.

3 Phương pháp thống kê mô tả 90%

Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993, USEPA

Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới, Ủy ban BVMT Mỹ thiết lập nên có thể chưa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam.

5 Phương pháp so sánh tiêu chuẩn 95% Kết quả phân tích có độ tin cậy cao.

Dựa trên số liệu các Dự án tương tự, các số liệu từ Trung tâm quan trắc cũng như các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước.

7 Phương pháp mô hình quá trình lan truyền ô nhiễm 95% Kết quả tính toán/quá trình chạy mô hình có độ chính xác cao.

8 Phương pháp kế thừa 95% Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại có độ tin cậy cao.

9 Phương pháp tham vấn cộng đồng 100% Dựa vào ý kiến chính thức bằng văn bản của UBND và UBMTTQ xã/phường. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 129 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học) Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 130 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Chương trình quản lý môi trường

Hoạt động của dự án sẽ có những tác động nhất định đến môi trường, nhằm kiểm soát và thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường cần có chương trình quản lý tất cả các hoạt động từ lúc chuẩn bị cho đến lúc dự án đi vào hoạt động Có thể tóm lược chương trình quản lý như sau:

Bảng 5.1 Tóm tắt chương trình quản lý, giám sát môi trường khu vực dự án

Giai đoạn hoạt động Các hoạt động của dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp BVMT

Thời gian thực hiện và hoàn thành

Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Hoạt động chăn nuôi gà đẻ trứng

Chất thải rắn chăn nuôi (Phân + trấu và xác gà chết không do dịch bệnh,…)

- Đối với phân + trấu: Thu gom, ủ và bán cho các Công ty sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

- Xác gà chết không do dịch bệnh:

Tiến hành đốt theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Phòng TN&MT thành phố Kon Tum, Cảnh sát môi trường

Chất thải nguy hại (bao bì, chai lọ chứa vaccine và thuốc bổ trợ, mực in, hộp mực in, bóng đèn huỳnh quang, xác gà chết

- Thu gom triệt để và lưu trữ đúng nơi quy định.

- Chai lọ đựng vaccine, thuốc bổ trợ được nhà cung cấp tận thu.

- Xác gà chết do dịch bệnh: Phối hợp với cơ quan chức năng tiến Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 131 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 do dịch bệnh,…) hành chôn lấp theo quy định.

Khí thải từ chuồng trại (mùi hôi)

- Sử dụng quạt hút cho khu vực chuồng nuôi.

- Xử lý bằng chế phẩm sinh học hằng ngày.

- Cho gà ăn đúng giờ.

- Trồng cây xanh cách ly.

- Bố trí thời gian làm việc hợp lý.

Sinh hoạt của cán bộ công nhân

Chất thải rắn sinh hoạt

Thu gom, phân loại tại nguồn và vận chuyển đến vị trí tập kết của địa phương 1.500.000

Nước thải sinh đồng hoạt Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn.

Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án

Chương trình giám sát môi trường sẽ được chủ dự án thực hiện trong quá trình triển khai thi công dự án và quá trình dự án đi vào hoạt động, để kiểm tra các yếu tố môi trường nhằm kiểm soát, bảo vệ và hạn chế những sự cố môi trường có khả năng xảy ra cho khu vực dự án và xung quanh khu vực dự án cũng như đánh giá chính xác hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.

Vị trí các điểm giám sát được lựa chọn sao cho có thể đánh giá được chất lượng môi trường trong khu vực khi thực hiện Dự án.

Chi phí giám sát môi trường áp dụng theo Quyết định số 1526/QĐ-UBND ngày 14/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 132 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Kon Tum về việc Ban hành bộ đơn giá quan trắc, phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum và Thông tư 232/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng và phí kiểm dịch y tế biên giới.

Bảng 5.2 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động

Nội dung quan trắc Điểm quan trắc Thông số quan trắc Tần suất quan trắc Kinh phí dự kiến/lần Thực hiện QCVN/TCVN Giai đoạn vận hành

- Tại khu vực sau chuồng nuôi

- Tại khu vực xử lý mùn hữu cơ.

- Tại khu vực nhà điều hành.

- Tại khu vực nhà dân gần nhất.

Tiếng ồn, Nhiệt độ, Độ ẩm, Bụi; CO; SO 2 ; NO 2 ; H 2 S;

3 tháng/lần 3.283.702 đồng Chủ dự án

QCVN 05:2023/BTNMT QCVN 26:2010/BTNMT QCVN 02:2019/BYT

Nước ngầm - Tại giếng khoan của dự án pH, độ cứng (tính theo

SO 4 2 , E.Coli, Coliform 6 tháng/lần 1.237.900 đồng Chủ dự án QCVN 09:2023/BTNMT

Nước mặt Tại khe suối nhỏ chảy ra suối Đăk Cấm cách dự án khoảng 190m về phía Đông. pH, TSS, COD, BOD 5 , DO, Amoni, Nitrat, E-Coli, Coliform 6 tháng/lần 1.120.365 đồng Chủ dự án QCVN 08:2023/BTNMT

Môi trường đất Tại khu vực dự án As, Cd, Cu, Pb, Zn, Cr 6 tháng/lần 965.560 đồng Chủ dự án QCVN 03:2023/BTNMT

Chất thải rắn, chất Tại các khu vực lưu giữ chất thải phát sinh Phân loại, khối lượng, chủng loại tỷ lệ, thành phần Thường xuyên trong Tùy thuộc vào tính Chủ dự án Phân định, phân loại, thu gom, xử lý các loại chất Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 133 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 thải nguy hại chất thải ngày/tuần chất thải phát sinh theo quy định Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

Giám sát khác Giám sát xón mòn đất, sự cố hóa chất, sự cố dịch bệnh - Thường xuyên trong tuần

Tùy thuộc vào tính chất Chủ dự án - Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 134 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

KẾT QUẢ THAM VẤN

Tham vấn cộng đồng

6.1.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng

6.1.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử

- Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum.

- Đường dẫn trên internet tới nội dung được tham vấn:

- Thời điểm và thời gian đăng tải theo quy định:

6.1.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến

- Thời điểm, thời gian niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Trụ sở Ủy ban nhân dân phường Ngô Mây: Ngày 30/01/2024.

- Thời điểm họp tham vấn: 05/03/2024.

- Thành phần tham dự họp tham vấn được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 6.1 Danh sách những người tham dự cuộc họp lấy ý kiến

STT Họ tên Chức vụ/Địa chỉ

1 Đặng Ngọc Sông Phó Chủ tịch UBND phường Ngô Mây

2 Phạm Ngọc Quang Chủ tịch UBMTTQ phường Ngô Mây

3 Thái Phúc Chi hội trường CCB

4 Dương Thị Phương Thải Bí thư Đoàn thanh niên phường

5 Võ Thị Mỹ Nữ Chủ tịch Hội nông dân phường

6 Nguyễn Thị Tố Quyên Chi hội trưởng phụ nữ

7 Đinh Thanh Sơn BT chi bộ trưởng thôn

8 Ma Đức Chung Trưởng ban CTMT thôn

9 Nguyễn Thị Thái CC Địa chính – Xây dựng

10 Nguyễn Thị Trang Đại diện Chủ dự án

11 Đỗ Tấn Phước Đại diện Đơn vị tư vấn

Biên bản họp tham vấn đính kèm tại Phụ lục. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 135 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

6.1.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Dự án “Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm” phải xin ý kiến của UBND và UBMTTQVN phường Ngô Mây.

Do đó, ngày 30/01/2024 Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang - Chủ dự án

“Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm” đã gửi Văn bản số 01/CV-

HKD và Văn bản số 02/CV-HKD cùng báo cáo ĐTM của dự án lần lượt đến UBND và UBMTTQVN phường Ngô Mây để tham vấn ý kiến Ngày 12/03/2024, UBND và UBMTTQVN phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã trả lời ý kiến tham vấn của Chủ dự án tại Văn bản số 96/UBND-TH và Văn bản số 234/CV-MTTQ (các văn bản liên quan đến tham vấn bằng văn bản được đính kèm tại Phụ lục).

6.1.2 Kết quả tham vấn cộng đồng

Các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn và giải trình việc tiếp thu kết quả tham vấn được tổng hợp cụ thể trong bảng sau:

Bảng 6.2 Bảng tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn và giải trình của chủ đầu tư

ST T Ý kiến góp ý Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình

Cơ quan, tổ chức/cộng đồng dân cư/đối tượng quan tâm

I Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử

II Tham vấn bằng hình thức tổ chức họp lấy ý kiến

1 Vị trí thực hiện dự án xa khu dân cư, được tận dụng dưới mái năng lượng điện mặt trời Tuy xa khu dân cư nhưng xung quanh có người dân sản xuất gần đó do dó cần thực hiện đúng cam kết về bảo vệ môi trường, nhất là vấn đề dịch bệnh, tiếng ồn, khí thải (mùi hôi), quá trình ra vào vận chuyển vật nuôi, thức ăn thuốc men cần đảm bảo vệ sinh môi

Tiếp thu các ý kiến tham gia của UBND phường và cộng đồng dân cư; chủ dự án cam kết thực hiện theo đúng phương án đã nêu.

Về gà chết đầu vào tỷ lệ thấp khoảng 0,2% việc

UBND và UBMTTQVN phường Ngô Mây cùng người dân phường Ngô Mây Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 136 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 trường. đốt thực hiện bằng củi, chôn và lấp bằng đất nên ảnh hưởng về môi trường ít. Đối với gà chết do dịch bệnh Đơn vị sẽ báo với cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

2 Gà dịch bệnh mà thực hiện thiêu đốt vậy có đảm bảo không dó quá trình đốt sẽ có khói bay phát tán.

3 Cần ưu tiên tạo công ăn việc làm cho nhân dân lao động của phường.

4 Đề nghị các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu có vi phạm.

III Tham vấn bằng văn bản

1 Về vị trí thực hiện dự án đầu tư: Thống nhất về vị trí thực hiện dự án Chủ đầu tư đồng thuận và cam kết thực hiện theo đúng quy định.

UBND và UBMTTQVN phường Ngô Mây 2

Về tác động môi trường của dự án đầu tư: Đã nhận diện đúng và đủ các tác động môi trường trong quá trình thi công và hoạt động của dự án.

3 Về biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường: Các biện pháp giảm thiểu là phù hợp và hiệu quả.

Về chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường: Hoàn toàn nhất trí.

5 Về nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư:

+ Đề nghị chủ dự án thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp giảm thiểu như đã đề xuất.

+ Ưu tiên tuyển công nhân lao động tại địa phương nhằm tăng thu nhập cho người dân.

+ Tiến hành khắc phục, đền bù thiệt hại cho người dân nếu xảy ra sự cố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như cuộc sống của người dân.

+ Tham gia đóng góp, hỗ trợ kinh phí trong các ngày lễ, ngày truyền thống của địa phương.

+ Chú ý đến công tác phòng chống dịch bệnh đàn, vật nuôi tránh lây lan trên diện rộng. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 137 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

+ Cần thực hiện kê khai đàn vật nuôi theo Phụ lục III Mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi quy định tại Thông tư số

15/12/2023 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT.

Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn (đối với dự án thuộc phụ lục II)

dự án thuộc phụ lục II)

6.2.1 Tóm tắt về quá trình tham vấn của các nhà khoa học, chuyên gia

Dự án thuộc mục 16, mức III, phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Căn cứ khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Mẫu số 04 Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Dự án

“Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm” thuộc đối tượng nên có sự tham gia của ít nhất 03 chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường.

Do đó, ngày 27/02/2024 Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang - Chủ dự án đã gửi Văn bản số 05/CV-HKD cùng báo cáo ĐTM của dự án đến các chuyên gia, giảng viên hiện công tác tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM – Phân hiệu Gia Lai để tham vấn ý kiến.

Sau thời gian nghiên cứu các chuyên gia, giảng viên của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM – Phân hiệu Gia Lai đã gửi các ý kiến về cho Đơn vị để tổng hợp, tiếp thu và chỉnh sửa theo yêu cầu (các văn bản liên quan đến tham vấn chuyên gia, nhà khoa học được đính kèm tại Phụ lục).

6.2.2 Ý kiến đánh giá của từng nhà khoa học, chuyên gia

Các ý kiến, kiến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức chuyên môn và giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý của từng nhà khoa học, chuyên gia được tổng hợp cụ thể trong bảng sau:

Bảng 6.3 Bảng tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học và giải trình của chủ đầu tư

ST T Ý kiến góp ý Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình

A NGUYỄN NGỌC SINH Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 138 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Cần bổ sung các kết quả phân tích chất lượng không khí sau quạt hút (NO 2 , NH 3 , CH 4 , H 2 S,

Methyl mecaptan và các chất hữu cơ bay hơi, ) do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi và quá trình phân hủy yếm khí của phân gà Nếu vượt quá quy định thì phải có biện pháp xử lý trước thải ra môi trường bên ngoài. Đã được phân tích đánh giá tại mục khí thải (mùi hôi) phát sinh của dự án. Đơn vị đã đề xuất các giải pháp để giảm thiểu hàm lượng các chất trên phát tán ra môi trường bên ngoài.

2 Cần bổ sung giám sát không khí tại khu vực xử lý mùn hữu cơ Đã bổ sung tại trang 133 của báo cáo

Phần mở đầu: Cần bổ sung cập nhật số liệu về chăn nuôi gà trong những năm gần đây (vì sử dụng số liệu của năm 2015 đến 2020 nên khá cũ).

Số liệu nêu trên chỉ để lý giải cho quá trình tăng trưởng nhu cầu sử dụng trứng qua các năm Số liệu này được khảo sát trong nhiều năm và không công bố liên tục hằng năm.

4 Chỉnh sửa nội dung: “Yêu cầu vệ sinh thú y nước uống cho lơn, phần ” thành “Yêu cầu vệ sinh thú y nước uống cho gia cầm, ” Đã chỉnh sửa tại trang 50 của báo cáo

1 Cần bổ sung cơ sở áp dụng các công thức tính toán lượng phân gà trang 72, tính toán nồng độ các khí trang 80.

Lượng phân gà: Tính toán dự theo nghiên cứu của Học viện Nông nghiêp Việt Nam về định lượng phân thải ra của giống gà siêu trứng.

Nồng độ các khí: Đã được tính toán cụ thể tại trang 131 – 133 của báo cáo.

2 Hoàn thiện và bổ sung giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất Đơn vị cam kết triển khai thủ tục này trong thời gian sớm nhất.

3 Bổ sung văn bản hợp đồng xử lý chất thải nguy hại Được đơn vị ký kết trong thời gian tới.

4 Bổ sung kế hoạch sản xuất, thời gian sản xuất, để có phương án kiểm soát môi trường cụ thể.

Thời gian hoạt động của dự án là 16 tháng cho mỗi đợt nuôi Sau mỗi đợt để trống chuồng trong 13 ngày tiến hành vệ sinh khử trùng.

Bổ sung giải pháp cụ thể để giảm thiểu mùi hôi thối do sản xuất Trang 80 tính toán nồng độ NH 3 cao gấp 32 lần tiêu chuẩn cho phép.

Cần bổ sung ở trang 83, 103 mức giảm bao nhiêu lần sau khi áp dụng các biện pháp.

Số liệu trên được quan trắc trong quá trình hoạt động của dự án Việc tính toán đưa ra mức giảm là không cần thiết.

C NGUYỄN THỊ NGỌC SANG Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 139 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

1 Bổ sung thêm trồng cây xanh (nêu rõ là loại cây gì) Đã bổ sung tại trang 105 của báo cáo.

2 Hố sát trùng trước khi vào trại trang 43 cần bố trí biển báo một số điều cấm hoặc hạn chế đối với khách ra vào trại. Đơn vị sẽ bố trí biển báo cấm phân sự ra vào khu vực trại.

3 Bổ sung phương án lưu trữ chất thải rắn

(phân gà) trong trường hợp chưa tìm được nguồn xuất. Đã được trình bày tại trang 109 của báo cáo.

4 Làm rõ quy trình xử lý khi có gà bệnh, gà chết tại dự án Đã được trình bày cụ thể trong báo cáo.

5 Cần có sơ đồ mặt bằng thể hiện rõ khoảng cách giữa các công trình, trong đó xác định diện tích chính xác để trồng cây.

Sơ đồ mặt bằng dự án được đính kèm phần PL của báo cáo.

Chưa đánh giá khả năng phát tán bụi, mùi các hướng gió và khu vực ảnh hưởng vào các mùa trong năm Từ đó xem khu dân cư bị ảnh hưởng là khu nào. Đơn vị đã tính toàn lượng phát phát theo hướng gió chủ đạo tại địa phương Khu dân cư nằm cách xa khu vực dự án, xung quanh là đất sản xuất của người dân do đó tác động đến khu dân cư là không có.

7 Những yêu cầu đối với dự án khi xem xét phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM Đơn vị cam kết thực hiện đúng theo các yêu cầu. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 140 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

Kết luận

Báo cáo đánh giá các tác động môi trường của Dự án đã thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động của dự án, Chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

- Dự án góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung.

- Dự án được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội tích cực trong những năm tới, không những mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Đợn vị mà còn đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án có thể gây ra một số tác động đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế, xã hội như đã dự báo và đánh giá trong báo cáo đánh giá tác động môi trường này Các tác động chính bao gồm: Bụi, khí thải, mùi hôi, chất thải rắn,… Ngoài ra, còn có các tác động do sự cố môi trường gây ra.

Dự án còn đề ra các nội quy, quy định các biện pháp, các phương án nhằm quản lý và kiểm soát các tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực,đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường đó là phát triển mạnh kinh tế phải song song với bảo vệ môi trường.Đồng thời phối hợp với cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong việc khắc phục sự cố, rủi ro về môi trường và an ninh trật tự khu vực.

Kiến nghị

Để quá trình triển khai hoạt động của dự án được diễn ra thuận lợi và an toàn, việc tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án là rất cần thiết Chính vì những lý do trên, kính đề nghị Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum xem xét, tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt để dự án được triển khai đúng tiến độ góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội phường Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 141 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Ngô Mây, thành phố Kon Tum nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung.

Cam kết

- Cam kết thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong báo cáo Đồng thời áp dụng đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh.

- Đơn vị cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu và khống chế các nguồn gây tác động đến môi trường như đã được đề cập trong chương 3 Các biện pháp bao gồm:

+ Cam kết trong quá trình hoạt động, nếu gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân sẽ bị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu và khống chế các nguồn gây tác động đến môi trường không khí.

+ Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu và khống chế các nguồn gây tác động đến môi trường nước.

+ Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động do chất thải gây ra.

+ Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu và khống chế các rủi ro, sự cố môi trường xảy ra khi triển khai dự án.

+ Cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 Điều 9 Quyết định số 24/2023/QĐ-UBND ngày 09/05/2023 của UBND tỉnh Kon Tum.

+ Cam kết thực hiện công tác kê khai hoạt động chăn nuôi về loại, số lượng vật nuôi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cam kết khắc phục ô nhiễm môi trường, bồi thường thiệt hại môi trường (nếu có) do hoạt động của trang trại gây ra trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tính huống xảy ra trong thực tế gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe người dân xung quanh dự án. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 142 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

+ Cam kết khi xảy ra sự cố dịch bệnh sẽ liên hệ ngay chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan để phối hợp giải quyết kịp thời, tránh lây lan dịch bệnh.

+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý chuyên môn thực hiện giải quyết các kiến nghị liên quan đến dự án.

+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý môi trường trong quá trình quan trắc và giám sát môi trường theo định kỳ.

+ Trong quá trình thực hiện dự án sẽ sự phối hợp chặt chẻ với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường này cũng như trong việc xử lý các sự cố có liên quan đến dự án (nếu có).

Với tư cách là chủ dự án, Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật Việt Nam nếu có những vi phạm pháp luật về môi trường. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 143 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

- Vương Quang Việt (2006), Giáo trình Đánh giá tác động môi trường,

- Lê Thạc Cán, Đánh giá tác động môi trường phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

- Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường, phương pháp và ứng dụng, NXB Xây Dựng Hà Nội.

- Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Văn Tín (2007), Cấp thoát nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

- Trần Ngọc Chấn (2004), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải (tập 1, Ô nhiễm không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm), NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

- Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội.

- Trịnh Xuân Lai (2000), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng.

- Trần Thị Mai, Trần Thị Sen, Nguyễn Đình Hải (2007), Giáo trình Cấp thoát nước trong nhà, Hà Nội.

- Nguyễn Văn Tín (2001), Cấp nước (tập 1, Mạng lưới cấp nước), NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

- Nguyễn Quốc Bình, Giáo trình Xử lý ô nhiễm không khí, TP Hồ Chí Minh.

- Lê Văn Nãi (1999), Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

- Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

- Lê Huy Bá – Lâm Minh Triết (2000), Sinh thái môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

- Trần Đông Phong và Nguyễn Thị Quỳnh Hương (07/2009), Phương pháp đánh giá tác động Môi trường, Trường ĐH Xây dựng – Trung tâm Môi Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 144 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345 trường đô thị và Công Nghiệp.

- Nguyễn Xuân Nguyên – Trần Đức Hạ (2004), Chất lượng nước sông hồ và Bảo vệ Môi trường nước, NXB Khoa học và Kỹ Thuật.

- Nguyễn Trung Việt (2004 - 2005), Mạng lưới thoát nước, Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường – Trường ĐH Văn Lang.

- World Health Organization (1993), Assessment of sources of air, water and land pollution, Geneva. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Mê Kông Green Kon Tum - Trang 145 Địa chỉ: 46A Lạc Long Quân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum – Tel: 02603.701.345 – Fax: 02603.701.345

Ngày đăng: 21/03/2024, 07:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w