1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của năng suất các yếu tố tổng hợp (tfp total factor productivity) trong tăng trưởng kinh tế tỉnh đồng tháp giai đoạn 2016 2020

154 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP: Total Factor Productivity) trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020
Tác giả Nguyễn Hữu Đức
Người hướng dẫn TS. Đàng Quang Vắng
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 14,32 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (23)
    • 1.1. Đặt vấn đề (23)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (26)
    • 1.3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu (27)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (27)
    • 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu (27)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (29)
    • 2.1. Quan điểm tiếp cận về năng suất (29)
    • 2.2. Tăng trưởng kinh tế (32)
    • 2.3. Năng suất các nhân tố tổng hợp (34)
    • 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (45)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (55)
    • 3.1. Khung phân tích nghiên cứu (55)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính (55)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng (55)
    • 3.4. Nguồn số liệu để tính toán TFP (62)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (67)
    • 4.1. Các thế mạnh phát triển và các lĩnh vực trọng tâm (67)
    • 4.2. Hiện trạng tăng trưởng kinh tế (69)
    • 4.3. Hiện trạng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) (72)
    • 4.4. Phân tích các nguồn lực kinh tế - xã hội tác động đến TFP tỉnh Đồng Tháp (79)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (101)
    • 5.1. Kết luận (101)
    • 5.2. Giải pháp đề xuất (102)

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾLUẬN VĂN THẠC SĨNGUYỄN HỮU ĐỨCTÁC ĐỘNG CỦA NĂNG SUẤT CÁC YẾU TỐ TỔNG HỢP TF

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Đặt vấn đề

Tăng “trưởng kinh tế chỉ dựa vào vốn và lao động có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) mới là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Solow, 1956) Nâng cao chỉ số TFP là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, giúp địa phương có cái nhìn tổng thể về chất lượng tăng trưởng và những chính sách phát triển kinh tế bền vững Tùy theo tình hình thực tế của từng ngành, lĩnh vực và địa phương mà kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, trong đó lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo Chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lƣợng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lƣợng lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.”

Hiện nay, khá nhiều nghiên cứu về tốc độ tăng và tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế các quốc gia, vùng địa lý cũng như các ngành kinh tế

“Trong đó, những nghiên cứu nổi bật về TFP nhƣ Ascari và Cosmo (2005), Nachega và Fontaine (2006), Isaksson (2007), Chand và cộng sự (2012), Cardarelli và Lusinyan (2015)… Các tác giả đã ước lượng đóng góp của TFP vào” tăng trưởng kinh tế cũng nhƣ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong phát triển kinh tế của địa phương, của ngành tại các quốc gia Ở Việt Nam, “nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Cành (2009) về kinh tế Việt Nam qua những chỉ số phát triển và tác động của quá trình hội nhập; Trần Thọ Đạt (2010) về tốc độ và chất lƣợng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; Đặng Hoàng Thống và Võ Thành Danh (2011) nghiên cứu đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ; Đặng Nguyên Duy và Lê Kim Long (2015) ƣớc lƣợng năng suất các yếu tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế cho trường hợp tỉnh Khánh Hòa, Đỗ Văn Xê và Nguyễn Hữu Đặng

(2017) nghiên cứu về đóng góp TFP vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Kiên Giang.” Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ trực tiếp giữa TFP và tăng trưởng kinh tế TFP là chỉ tiêu phản ánh đích thực khái quát về hiệu quả sử dụng vốn và lao

2 động, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế và phân tích hiệu quả kinh tế vĩ mô và đánh giá sự tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) của mỗi ngành, mỗi địa phương và mỗi quốc gia

Nâng cao chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XII (số 05-NQ-TW) về một số chủ trương, chính sách lớn đã xác định nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước “ Tùy theo tình hình thực tế của từng ngành, lĩnh vực và địa phương mà kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, trong đó lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo Chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lƣợng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lƣợng lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo ” Giai đoạn

2016 - 2020, hằng năm có khoảng 30 - 35% DN có hoạt động đổi mới sáng tạo Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5% Tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020 Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016

- 2020 khoảng 30 - 35% Thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước ASEAN 4 Đồng Tháp là một tỉnh có lợi thế về phát triển kinh tế nông nghiệp, thời gian qua tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng Đồng Tháp thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười Với hệ thống đường Quốc lộ 30, 80, 54 cùng với Quốc lộ N2 đã gắn kết Đồng Tháp với Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh, thành trong khu vực “ Bên cạnh đó, vị trí nằm sát thượng lưu sông Tiền có các tuyến giao thông thủy bộ qua biên giới Việt Nam – Campuchia thông qua hai cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà Hệ thống hạ tầng được quan tâm đầu tư

Nhiều công trình, dự án đầu tƣ đã hoàn thành đƣa vào khai thác, sử dụng, góp phần tăng thêm năng lực mới cho phát triển KT-XH trên địa bàn Năm 2020, quy mô nền kinh tế của Tỉnh ngày càng đƣợc mở rộng, ” gấp 1,51 lần so với năm 2015 (theo giá thực tế), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 05 năm 2016 - 2020 đạt 5,51%/năm (theo giá so sánh năm 2010) GRDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) ước đạt 54,1 triệu đồng (tương đương 2.338 USD), gấp 1,54 lần so với năm

2015 Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 43,62 triệu đồng, tăng 1,46 lần so với năm 2015 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực II và khu vực III 1 Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, có những chuyển biến tích cực; chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh không ngừng đƣợc nâng lên Trong đó, hoạt động Khoa học và công nghệ (KH&CN) tiếp tục đƣợc thúc đẩy, tạo thêm động lực mới cho phát triển sản xuất, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh

Tuy nhiên, KT-XH tỉnh Đồng Tháp phát triển vẫn chƣa vững chắc, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh chƣa cao, nhiều nguồn lực quan trọng và những yếu tố thuận lợi, thế mạnh của tỉnh chƣa đƣợc khai thác, sử dụng có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ còn chậm Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì đảm bảo nhưng có xu hướng chậm lại, tính bền vững chưa cao; cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản xuất sản phẩm công nghiệp chuyển dịch chậm Sản xuất nông nghiệp chƣa kịp thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, liên kết doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài chưa rõ nét; phạm vi thực hiện các mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo còn chiếm tỷ lệ nhỏ Ngoài ra, sản phẩm công nghiệp chủ lực của Tỉnh chƣa đa dạng, phong phú, hàm lƣợng công nghệ chƣa cao, tỷ lệ sản xuất gia công còn cao Kinh tế tƣ nhân tuy có bước phát triển nhưng quy mô sản xuất, khả năng tài chính của nhiều doanh

1 Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 19,53% (tăng 2,13% so với năm 2015); khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 44,2% (tăng 1,48% so với năm 2015); khu vực nông - lâm - thuỷ sản chiếm 36,26% (giảm 3,61% so với năm 2015).

4 nghiệp còn hạn chế, các doanh nghiệp nhỏ còn gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tại các tổ chức tín dụng, quỹ tài chính; kỹ năng quản trị doanh nghiệp yếu, tính chuyên nghiệp chƣa cao Điều này, một phần là do sự phát triển KH&CN của tỉnh còn chậm, trình độ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa theo kịp yêu cầu phát triển KT-XH Để có “ cơ sở cho những định hướng mang tính đột phá góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp cần có bức tranh tổng thể về năng suất, kết nối trực tiếp chỉ số năng suất với chỉ số tăng trưởng kinh tế, có khả năng xác định đƣợc các mục tiêu tăng năng suất gắn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh cho giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030 ” Đề tài Tác động của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP: Total factor productivity) trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020 nhằm phân tích và đánh giá thực trạng về các chỉ tiêu năng suất và đề xuất giải pháp thiết thực

Nghiên cứu sẽ cung cấp kết quả số liệu về đóng góp của KH&CN (thông qua năng suất các yếu tố tổng hợp - TFP) đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh,

“phục vụ cho công tác điều hành và định hướng vĩ mô về phát triển KT-XH của địa phương; hỗ trợ cung cấp cơ sở khoa học để đưa ra các chủ trương, các kế hoạch phát triển, cũng như các giải pháp hữu hiệu để định hướng, điều hành quá trình ” phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao các chỉ số năng suất yếu tố tổng hợp gắn với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng chỉ tiêu năng suất các yếu tố tổng hợp gắn với tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất các yếu tố tổng hợp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020

5 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chỉ tiêu năng suất các yếu tố tổng hợp của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2021-2025.

Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2000-2020 Đối tƣợng nghiên cứu: các chỉ tiêu năng suất (năng suất lao động, năng suất vốn, năng suất các yếu tố tổng hợp), các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp phân tích và tổng hợp được vận dụng nhằm tìm, tổng hợp, lược khảo các tài liệu văn bản, chương trình, kế hoạch hành động của các cấp (Trung ƣơng, Tỉnh, Sở)

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm đánh giá hiện trạng và định hướng các mục tiêu về tăng trưởng, đóng góp TFP và các chỉ số phát triển kinh tế Phương pháp hạch toán và hồi quy tăng trưởng nhằm ước lượng hiện trạng và định hướng các mục tiêu về năng suất, đóng góp TFP vào tăng trưởng và định hướng phát triển kinh tế.

Ý nghĩa nghiên cứu

Nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn góp phần hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết, phương pháp tính toán các chỉ tiêu năng suất, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP của địa phương

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp tầm nhìn tổng quát về hiện trạng năng suất (năng suất lao động, năng suất vốn; xác định đƣợc mức đóng góp của TFP và mối liên quan TFP với tăng trưởng Đây cũng là căn cứ xây dựng báo cáo tổng hợp về thực trạng năng suất cấp tỉnh, hoạch định chiến lƣợc phát triển KH&CN cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển KT-XH của tỉnh Kết quả nghiên cứu sẽ làm cầu nối giữa các nhà khoa học và nhà sản xuất; công cụ cho việc hoạch định chỉ tiêu phát triển năng suất và xây dựng chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ

Luận văn kết cấu gồm 5 chương cụ thể như sau:

Chương 1 Giới thiệu đề tài

Chương 2 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu

Chương 5 Kết luận và hàm ý chính sách

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Quan điểm tiếp cận về năng suất

2.1.1 Quan điểm năng suất theo cách tiếp cận truyền thống

Năng suất được tiếp cận dưới góc độ năng suất lao động hoặc hiệu suất sử dụng các nguồn lực “ Trong giai đoạn đầu sản xuất công nghiệp, yếu tố lao động là yếu tố được coi trọng nhất Ở giai đoạn này, người ta thường hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động Qua một thời kỳ phát triển, các nguồn lực khác nhƣ vốn, đất đai, nguyên vật liệu, năng lƣợng, thông tin và thời gian cũng đƣợc xét đến trong khái niệm năng suất chứ không chỉ bó hẹp trong yếu tố lao động (Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)) Quan điểm này đã thúc đẩy việc phát triển các kỹ thuật nhằm giảm bớt lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất ” Năng suất ở giai đoạn này có nghĩa là sản xuất “nhiều hơn” với “chi phí thấp hơn” Tuy nhiên, quan điểm năng suất nhƣ vậy mới chỉ dừng lại ở năng suất nguồn lực, chỉ xét đến các yếu tố đầu vào mà chƣa đề cập đến yếu tố đầu ra Mà đầu ra lại là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng suất là mối quan hệ (tỷ số) giữa đầu ra và đầu vào đƣợc sử dụng để hình thành đầu ra đó Theo cách định nghĩa này thì nguyên tắc cơ bản của tăng năng suất là thực hiện phương thức để tối đa hoá đầu ra và giảm thiểu đầu vào Tuy nhiên, cách hiểu và giải thích về đầu ra và đầu vào thì khá khác nhau tuỳ thuộc vào đối tƣợng, và trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế và thậm chí còn phụ thuộc vào các trường phái khoa học (i) Đầu vào là tất cả những nguồn lực được sử dụng để tạo ra sản phẩm hay cung cấp dịch vụ Đầu vào trong khái niệm này đƣợc tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra nhƣ lao động, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc, năng lượng, kỹ năng quản lý Thông thường, các đầu vào chủ yếu là lao động (nhân lực) và vốn (máy móc, thiết bị) (ii) Đầu ra ở đây được hiểu là sản phẩm cuối cùng của một quá trình, có thể là sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ Đối với các doanh nghiệp, đầu ra đƣợc tính bằng tổng giá trị sản xuất - kinh doanh, giá

8 trị gia tăng hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật Ở cấp vĩ mô thường sử dụng Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) là đầu ra để tính năng suất

2.1.2 Quan điểm năng suất theo cách tiếp cận hiện đại

Khái niệm năng suất truyền thống đang có những nhận thức mới Một trong những định nghĩa mới về năng suất đƣợc thừa nhận nhiều là định nghĩa do Uỷ ban Năng suất thuộc Hội đồng Năng suất chi nhánh Châu Âu đƣa ra

Theo đó, “Năng suất là một trạng thái tƣ duy Đó là phong cách nhằm tìm kiếm sự cải thiện không ngừng những gì đang tồn tại; đó là sự khẳng định rằng người ta có thể làm cho hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay; hơn thế nữa, nó đòi hỏi những nỗ lực không ngừng để thích ứng các hoạt động kinh tế với những điều kiện luôn luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới; nó là niềm tin vững chắc về sự tiến bộ của nhân loại” (Tăng Văn Khiên, 2005) Cơ sở khoa học và thực tiễn của định nghĩa này có nguồn gốc từ một số nguyên nhân Thứ nhất, sự phát triển vƣợt bậc của khoa học và công nghệ, làm cho các quốc gia, “ vùng lãnh thổ, các dân tộc xích lại gần nhau, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế theo hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, tự do hoá thương mại với sự cạnh tranh mạnh mẽ để giành đƣợc ƣu thế về chất lƣợng, thời gian và chi phi Để tránh bị tụt hậu, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, các nhà quản lý, các nhà chính trị phải tính đến hiệu quả tổng thể của sản xuất và quản lý để phát triển kinh tế đồng thời giải quyết được các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống Thứ hai, ý nghĩa của định nghĩa mới về năng suất luôn hướng con người tới cái mới, cái hoàn thiện bằng trí tuệ và óc sáng tạo, với khát vọng mạnh mẽ và quyết tâm cao ”

Cơ quan Năng suất Châu Âu (EPA) và nhiều quốc gia Châu Á nhƣ Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines … cũng sử dụng định nghĩa này

Trong đó, Nhật Bản luôn chú trọng vào yếu tố con người và xem năng suất là sự kết hợp yếu tố sản xuất và yếu tố con người Cũng chính người Nhật đã đưa ra nhiều quan niệm về năng suất nhƣ “Năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải làm việc nhiều hơn” Ở một góc độ nào đó, quan niệm này đúng với cách hiểu trong quá trình làm việc phải tính đến tính hiệu quả công việc, xem công việc đó có mang

9 lại lợi ích và giá trị gia tăng không thay vì chỉ tính đến số lƣợng Quan điểm này đặc biệt phù hợp với nền kinh tế tri thức đòi hỏi hàm lƣợng tri thức cao Tuy nhiên, đây là quan niệm của một quốc gia đã đạt đến trình độ phát triển cao Đối với các quốc gia đang phát triển, công việc không chỉ đòi hỏi hiệu suất cao mà cần phải nỗ lực nhiều hơn, tức là làm việc nhiều hơn ĐÁNH GIÁ: “ Năng suất theo cách tiếp cận mới phản ánh đồng thời tính hiệu quả, hiệu lực, chất lƣợng của quá trình sản xuất và chất lƣợng cuộc sống ở mọi cấp độ khác nhau Năng suất đƣợc hình thành với sự đóng góp của tất cả các hoạt động trong một chuỗi các hoạt động liên quan, từ nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, tiếp thị, sản xuất, cung ứng cho người tiêu dùng Năng suất, như vậy, trở thành công cụ quản lý, thước đo của sự phát triển ” Như vậy, từ cơ sở tiếp cận theo quan niệm truyền thống, khái niệm năng suất theo quan niệm hiện đại vẫn nhấn mạnh mặt chất và phản ánh tính phức tạp của năng suất Về mặt lƣợng năng suất vẫn đƣợc hiểu là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các chỉ tiêu đánh giá năng suất khác nhau

Dựa trên công thức tính: Năng suất có thể chia thành 03 loại gồm (i) Năng suất tổng thể (Total productivity), (ii) Năng suất bộ phận (Partial productivity), (iii) Năng suất các nhân tố tổng hợp (Total factor productivity- TFP)

Năng suất tổng thể (Total productivity): phản ánh đóng góp chung của các yếu tố đầu vào trong việc tạo ra đầu ra

Tổng đầu ra Năng suất tổng thể = -

Năng suất bộ phận (Partial productivity): phản ánh sự đóng góp của từng yếu tố riêng biệt đầu vào nhƣ lao động, vốn, nguyên vật liệu tạo nên tổng đầu ra

Tổng đầu ra Năng suất bộ phận = -

Một số yếu tố đầu vào

Năng suất các nhân tố tổng hợp (Total factor productivity- TFP): TFP phản ánh “ sự đóng góp của các yếu tố khó định lƣợng nhƣ kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá - dịch vụ, chất lƣợng vốn đầu tƣ mà chủ yếu là chất lƣợng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý Tác động của nó không trực tiếp nhƣ năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn ”

Dựa trên cấp độ kinh tế: Các chỉ tiêu năng suất đƣợc phân thành 03 cấp gồm (i) cấp quốc gia, (ii) cấp ngành, lĩnh vực, (iii) cấp doanh nghiệp Ví dụ, ở cấp độ doanh nghiệp, năng suất được thể hiện bằng nhiều tiêu chí, được đo lường theo

02 hệ thống năng suất tổng hợp hoặc hệ thống RAPMODS Hệ thống năng suất tổng hợp đƣợc chia thành 04 nhóm gồm năng suất lao động, năng suất vốn, tính cạnh tranh và khả năng sinh lợi, năng suất tổng hợp Hệ thống RAPMODS đƣợc chia thành 02 nhóm tiêu chí gồm năng suất bộ phận và năng suất các nhân tố tổng hợp; và dựa trên ba quy tắc gồm tổng kết tỉ lệ, quy tắc sản phẩm, quy tắc hệ thống.

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định

(Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009) Cụ thể đó là “sự tăng thêm về sản phẩm sản xuất và tổng lượng dịch vụ của một nước” Tăng trưởng kinh tế có thể đo lường thông qua các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm tính bình quân đầu người Ở quy mô cấp tỉnh, thành phố, tăng trưởng kinh tế dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

Thomas & cộng sự (1999), chất lượng tăng trưởng bao gồm tăng trưởng kinh tế, phát triển, và phát triển bền vững, liên quan đến 03 thành tố: kinh tế, xã hội, môi trường Một nền kinh tế có chất lượng tăng trưởng tốt khi có tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, môi trường được bảo vệ bền vững

Vinod & cộng sự (2000) đã nhất trí đƣa ra 02 “ khía cạnh của chất lƣợng tăng trưởng là: (i) tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn và (ii) tăng

11 trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào cải thiện một cách bền vững phúc lợi xã hội, cụ thể là phân phối thành quả của phát triển và xoá đói giảm nghèo ” Với khái niệm này, cách nhìn nhận về tăng trưởng kinh tế trở nên toàn diện hơn và được nâng lên một bước so với trước “ Nói đến tăng trưởng giờ đây không chỉ đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà hai mục tiêu khác không kém phần quan trọng là duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn và tăng thu nhập phải gắn với tăng chất lƣợng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xoá đói nghèo Theo cách hiểu này thì tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ quá cao, mà chỉ cần cao ở mức hợp lý nhưng bền vững ”

Nguyễn Thị Tuệ Anh & Lê Xuân Bá (2005), “ chất lượng tăng trưởng kinh tế không chỉ dừng lại ở việc xem xét các yếu tố tạo ra tăng trưởng, mà quan trọng không kém là cần xem xét cả kết quả phân phối thành quả của tăng trưởng cũng như tác động ngược trở lại tới tăng trưởng của khía cạnh phân phối đó … và đóng góp của quản lý nhà nước tới cả quá trình tăng trưởng ”

Nguyễn Văn Nam & Trần Thọ Đạt (2006), “ chất lượng tăng trưởng kinh tế cao là sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn định, mức sống của người dân được nâng cao không ngừng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, sản xuất có tính cạnh tranh cao, ” tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế nhà nước có hiệu quả

Một khía cạnh khác khi bàn về chất lượng tăng trưởng là phúc lợi xã hội, và gắn liền với nó là công bằng xã hội Tăng trưởng kinh tế đáp ứng phúc lợi của người dân là thước đo tốt nhất đối với chất lượng tăng trưởng Phúc lợi không chỉ thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người, mà còn là sự thụ hưởng bình đẳng chất lượng cuộc sống, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, tiếp cận cơ hội học tập và chăm sóc sức khoẻ, … Sự kết hợp hài hoà và khéo léo giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội sẽ tạo ra chất lượng của tăng trưởng kinh tế Nếu quá chú trọng đến tăng trưởng mà ít quan tâm đến công bằng xã hội, thì hậu quả sẽ dẫn đến bất ổn

12 xã hội và tăng trưởng không bền vững Song, nếu quá đề cao công bằng xã hội, coi nhẹ tăng trưởng, thì sẽ hạn chế động lực thúc đẩy tăng trưởng ĐÁNH GIÁ: Từ những quan điểm và khái niệm trên, nghiên cứu tiếp cận khái niệm chất tăng trưởng kinh tế như sau: Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, theo chiều sâu, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nhân tố đầu vào của nền sản xuất, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội.

Năng suất các nhân tố tổng hợp

Khi đo lường năng suất có thể xem xét năng suất cho từng nhân tố, nhóm hay toàn bộ các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất Việc đo lường năng suất cho từng nhân tố đơn giản hơn Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng để phân tích vẫn còn gặp nhiều hạn chế

Giữa năng suất vốn “ và năng suất lao động có quan hệ chặt chẽ Hiệu quả sử dụng vốn không chỉ phản ánh mức năng suất vốn đạt đƣợc cao hay thấp mà còn biểu hiện thông qua kết quả đạt đƣợc của năng suất lao động Nếu chỉ dừng lại ở việc đánh giá riêng biệt tốc độ tăng năng suất vốn hoặc tốc độ tăng năng suất lao động thì chƣa đầy đủ, thiếu toàn diện, ” nhiều khi dẫn đến những kết luận khác nhau và thậm chí có thể còn trái ngƣợc nhau

Ngoài ra, “ khi nghiên cứu các số liệu thống kê, các nhà phân tích kinh tế đã phát hiện ra rằng, tại các nước có trình độ phát triển cao, tốc độ tăng lên của kết quả sản xuất, sau khi loại trừ phần đóng góp do các yếu tố đầu tƣ thêm lao động và vốn, ” đất đai, tài nguyên,… thì vẫn còn lại một phần “dôi ra” đáng kể; và phần “dôi ra” này tùy thuộc vào quá trình áp dụng ngày càng nhiều hơn các tiến bộ khoa học - công nghệ, tri thức quản lý hiện đại

Vì vậy để có thể phản ánh đúng được năng suất thì phải tính được vốn và lao động kết hợp với nhau tạo ra kết quả đầu ra như thế nào Về căn bản, khái niệm năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) là một cách đo năng suất của cả vốn lẫn lao động cùng lúc trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế

Năng “ suất các nhân tố tổng hợp ( TFP – Total Factor Productivity ) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất, chất lượng tăng trưởng, đóng góp của yếu tố công nghệ và hiệu quả của nền kinh tế ở cấp độ quốc gia (Nguyễn

Thắng & cộng sự, 2012; Phạm Văn Đại & Nguyễn Đức Thành, 2012; Lê Xuân Bá

& Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006), cũng nhƣ cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng ” (Trần Văn Thọ, 1997; Nguyễn Văn Phúc & cộng sự, 2000; Trần Thọ Đạt, 2010)

Theo Trần Văn Thọ (1997), “TFP là phần còn lại trong kết quả sản xuất tăng lên sau khi loại trừ phần đóng góp do đầu tƣ thêm về lao động, tƣ bản, tài nguyên…; là hiệu quả tổng hợp không giải thích đƣợc bằng sự gia tăng của các yếu tố sản xuất và đƣợc xem nhƣ kết quả của các yếu tố liên quan đến hiệu suất”

Lê Xuân Bá & “ Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) đề cập rằng TFP không chỉ thể hiện đóng góp của tiến bộ công nghệ, mà còn cả khuôn khổ pháp luật, tính thực thi pháp luật, hiệu quả của hoạt động bộ máy hành chính, và một phần của vốn con người Trần Thọ Đạt (2010) cho rằng trong thực tế TFP phụ thuộc vào hai yếu tố là tiến bộ công nghệ & kỹ thuật; hiệu quả sử dụng các yếu tố ” đầu vào vốn, lao động

Báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006-2007 của Trung tâm Năng suất Việt Nam, “Năng suất các nhân tố tổng hợp là phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình nhƣ kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá - dịch vụ, chất lƣợng vốn đầu tƣ mà chủ yếu là chất lƣợng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý… Tác động của nó không trực tiếp nhƣ năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn”

Carlaw & Lipsey (2011) chỉ ra có 03 nhóm quan điểm còn chƣa thống nhất về nguồn gốc và vai trò của TFP Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng TFP thể hiện sự tiến bộ công nghệ, nhóm quan điểm thứ hai cho rằng bản chất của TFP là các biến ngoại sinh và lợi thế về quy mô, nhóm quan điểm thứ ba phủ nhận sự tồn tại của TFP Bên cạnh đó, Carlaw & Lipsey (2011) và Phạm Văn Đại & Nguyễn Đức Thành (2012), cũng như Nguyễn Văn Phúc & cộng sự (2000) đều thống nhất cho rằng chỉ tiêu này cho biết ảnh hưởng không chỉ của yếu tố công nghệ mà còn thể

14 hiện sự đóng góp của các yếu tố sản xuất khác ngoài các yếu tố sản xuất đầu vào truyền thống mà người nghiên cứu có thể đo lường được như vốn, lao động, đất đai ĐÁNH GIÁ: TFP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào tác động của nhân tố đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động

Trong nghiên cứu này, “ tác giả quan niệm rằng tăng trưởng trong TFP thể hiện sự thay đổi các yếu tố sản xuất khác với các yếu tố sản xuất đầu vào truyền thống mà người nghiên cứu có thể đo lường được (vốn, lao động); ví dụ như: tiến bộ công nghệ, thay đổi trong cách thức quản lý (khung khổ pháp luật, tính thực thi pháp luật, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, tiến bộ trong kỹ năng quản trị của doanh nghiệp…) và cải thiện vốn con người ” (cải thiện trong trình độ học vấn, chuyên môn, sức khỏe, thái độ làm việc… của người lao động)

Theo đó, “ chúng ta có thể chia kết quả sản xuất thành 03 phần: (i) phần do vốn tạo ra; (ii) phần do lao động tạo ra; và (iii) phần do yếu tố tổng hợp tạo ra Nhƣ vậy, không nhất thiết để tăng trưởng sản xuất phải tăng lao động hoặc tăng vốn, mà có thể có kết quả sản xuất/đầu ra lớn hơn thông qua tối ƣu hoá nguồn lao động và vốn, cải tiến quy trình công nghệ, cải tiến quy trình quản lý Vì thế, tiêu chí TFP phản ảnh chất lượng tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế, là căn cứ để phân tích hiệu quả kinh tế vĩ mô, đánh giá sự tiến bộ KH&CN của mỗi ngành, ” mỗi địa phương, mỗi quốc gia

2.3.2 Phương pháp và công thức tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp

Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu tóm lược một số phương pháp chính trong các nghiên cứu về tính toán hay ƣớc lƣợng TFP Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1: Một số phương pháp chính trong tính toán hay ước lượng TFP

Phương pháp Ngẫu nhiên Tất định Vĩ mô Vi mô

15 Đường biên Đường biên ngẫu nhiên

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

2.3.2.1 Các phương pháp phi đường biên

Các phương pháp hạch toán tăng trưởng, hồi quy tăng trưởng và chỉ số không sử dụng khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất (gọi đơn giản là đường biên) trong quá trình tính toán hay ƣớc lƣợng TFP Để đơn giản cho việc trình bày, đề tài này chỉ xem xét có 2 loại yếu tố đầu vào là vốn và lao động Việc phân biệt có nhiều loại vốn, chẳng hạn nhƣ vốn từ các khu vực kinh tế khác nhau,… hay nhiều loại lao động với các mức học vấn khác nhau, cũng không làm thay đổi bản chất của các phương pháp tính toán Theo Park (2012), đa số các phương pháp đo lường TFP giả định một hàm sản xuất tân cổ điển (neoclassical production function) cho nền kinh tế nhƣ sau:

Y = AF(K, L) (1) Lấy log và vi phân cả hai vế theo thời gian chúng ta nhận đƣợc:

 “tương ứng là tốc độ tăng trưởng sản lượng đầu ra (Output, thường sử dụng là GDP hay VA, ở cấp huyện, có thể phát triển cho chỉ tiêu Giá trị sản xuất); Vốn (Capital); Lao động (Labour); và tiến bộ công nghệ (technical progress) tức là TFP Hai tham số  K và  L lần lƣợt là hệ số co giãn (elasticities) của sản lƣợng theo vốn và lao động.”

Công thức (2) có thể viết gọn lại nhƣ sau:

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.4.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài

Trong một thời gian dài tăng trưởng và phát triển một cách mạnh mẽ của nhiều nền kinh tế, cũng không ít lần xảy ra khủng hoảng dẫn đến suy thoái Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã và đang chuyển đổi phát triển nền kinh tế từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu Trong đó, việc tăng trưởng kinh tế thông qua tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đã đƣợc các nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá trong các nghiên cứu của mình.” Từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp cho tăng trưởng bền vững đối với những nền kinh tế nghiên cứu khác nhau

Xem xét trên góc độ các quốc gia trên thế giới, Baier và cộng sự (2002) đã nghiên cứu tầm quan trọng của vốn và TFP ở 24 quốc gia đƣợc chia thành 9 khu vực (các nước phương Tây, Tây Âu, Nam Âu, các nước công nghiệp mới, Châu Á, Nam Phi, Mỹ Latinh, Trung Á, Bắc Phi) trong giai đoạn 1980-1999 Kết quả chỉ ra rằng ở tất cả các quốc gia, chỉ có 3% tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân người lao động có liên quan đến tăng trưởng TFP Tuy nhiên, nếu chia theo khu vực, đóng góp trung bình của TFP vào tăng trưởng kinh tế là 20% ở các nước phương Tây, Nam Âu, các nước công nghiệp mới, từ 0%-10% ở Châu Á, Bác Phi, Mỹ Latinh, đóng góp âm của TFP đối với tăng trưởng kinh tế ở Trung và Đông Âu, Trung Đông, Trung và Nam Phi Đáng chú ý là ở Việt Nam đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là -1,17%

Guido Ascari và Valeria Di Cosmo (2004) “cũng đã tính toán TFP trong tăng trưởng GDP của nước Ý và phân theo khu vực địa lý bắc nam và theo tỉnh thành trong cả nước giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2000 Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc TFP là yếu tố quan trọng quyết định sự khác biệt về GRDP giữa các khu vực, các tỉnh thành phố trong một quốc gia Trong đó, yếu tố vốn xã hội (3) và hoạt động nghiên cứu R&D là yếu tố chính quyết định đến sự khác biệt về TFP” giữa các tỉnh của nước Ý Ở khu vực Tây Phi, Nachega và cộng sự (2006) đã nghiên cứu thực nghiệm tăng trưởng kinh tế và năng suất các yếu tố tổng hợp ở Niger trong khoảng thời gian

(3) “vốn xã hội” là lòng tin và sự gắn kết của cộng đồng đến chính quyền địa phương

40 năm (1963-2003) Kết quả cho thấy sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng âm của cả TFP và vốn bình quân đầu người, từ đó nghiên cứu cũng đã khẳng định rằng những chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn đã đƣợc hỗ trợ phát triển chính thức và những cải cách về cơ cấu chính là chìa khóa trong việc tăng trưởng TFP

Jean-Claude Nachega và Thomson Fontaine (2006) cũng “đã tính các nguồn tăng trưởng kinh tế và các yếu tố quyết định về tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) ở Niger trong giai đoạn 1963-2003 bằng phương pháp hàm sản xuất Cobb-Douglas Kết quả nghiên cứu tăng trưởng bình quân của Niger trong giai đoạn này là -0,35%; trong đó, đóng góp tăng trưởng của TFP là -70,6% Nền kinh tế Niger chủ yếu là nông nghiệp, sử dụng khoảng 80% dân số hoạt động kinh tế và tạo ra hơn 40% GDP Tăng trưởng kinh tế phát triển không bền vững, thiếu đi những gì cần thiết để cải thiện đáng kể mức sống Niger rất dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc ngoại sinh, đặc biệt là hạn hán định kỳ và quá trình sa mạc hoá.” Nghèo đói là phổ biến, với 63% dân số sống dưới chuẩn nghèo, trong đó 34% được coi là cực nghèo

So sánh sự tăng trưởng TFP ở các nước thuộc G7 trong khoảng thời gian 1960-2005, trong nghiên cứu của Amador và Coimbra (2007), tăng trưởng GDP thực đƣợc bóc tách ra trong TFP gồm 2 yếu tố: phát triển hiệu quả và tiến bộ kỹ thuật Kết quả cho thấy sự đóng góp của tiến bộ kỹ thuật vào TFP thường cao hơn phát triển hiệu quả và đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP ở các nước G7 là khác nhau Ví dụ nhƣ ở Mỹ và Canada có đƣợc sự tăng lên trong đóng góp của TFP giữa những năm 1980 và các yếu tố đầu vào đã đóng góp tương đối ổn định cho tăng trưởng GDP trong khoảng thời gian được nghiên cứu; ngược lại, trong nền kinh tế của Ý và Pháp, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP giảm liên tục Trong nền kinh tế Đức và Anh, TFP vẫn giữ mức đóng góp ổn định vào GDP ở mức thấp; còn tại Nhật, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP thậm chí còn giảm nhanh hơn ở Ý, trừ thập kỷ cuối trong khoảng thời gian đƣợc nghiên cứu Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm ra được bằng chứng về hiệu suất tăng theo quy mô ở các nước G7

Tại Trung Quốc, Ozyurt (2009) đã phân tích tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp trong nền công nghiệp Trung Quốc giai đoạn 1952-2005 Tác giả đã tìm ra đƣợc 3 kết quả quan trọng: tích lũy vốn là động lực chính cất cánh nền kinh tế, tăng trưởng của TFP đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế so với những giai đoạn cùng kỳ, đóng góp của TFP đã được thể hiện bằng một sự tăng trưởng mạnh của kinh tế Trung Quốc kể từ đầu năm 1990 cùng với sự hội t nhập nhanh của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới

Pierre van der Eng (2009) đã xem xét lại những tranh luận xung quanh sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế ở Indonesia trong giai đoạn 1970-2007 Tác giả đã ước lượng lại đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế dựa trên những các yếu tố nhƣ: GDP, vốn tích lũy, việc làm đƣợc điều chỉnh theo trình độ Kết quả là sau khi loại trừ sự tăng trưởng của vốn tích lũy và việc làm được điều chỉnh theo trình 5 độ, tăng trưởng trung bình của TFP còn lại là -0.2%/năm, tăng trưởng vốn tích lũy và việc làm đƣợc điều chỉnh theo trình độ và TFP lần lƣợt là 70%, 34% và 4% Chỉ có duy nhất giai đoạn 2000-2007, tăng trưởng TFP là 1,7%/năm, đóng , góp cho sự tăng trưởng GDP 33%/năm Nghiên cứu trên nghi ngờ rằng kết quả này thể hiện nền kinh tế Indonesia đã không trải nghiệm tác động của thay đổi công nghệ, phần lớn đƣợc thể hiện trong việc ƣớc lƣợng vốn tích lũy

Chỉ tiêu TFP “không những quan trọng trong tăng trưởng kinh tế toàn xã hội mà đối với từng ngành, từng sản phẩm cụ thể, việc xác định TFP cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạch định chiến lƣợc phát triển cho từng ngành Ramesh Chand và cộng sự (2012) nghiên cứu năng suất nhân tố tổng hợp và đóng góp của đầu tư nghiên cứu vào tăng trưởng nông nghiệp ở Ấn Độ đã nói lên được vai trò của việc xác định TFP và hoạt động nghiên cứu R&D trong phát triển của ngành nông nghiệp của Ấn Độ, đặc biệt là cuộc cách mạng xanh” vào giữa những năm 1970 là kết quả của công tác nghiên cứu và tạo tiền đề cho sự phát triển sau này của ngành nông nghiệp Ấn Độ

2.4.2 Công trình nghiên cứu trong nước

27 Ở Việt Nam, “hầu nhƣ những tỉnh, thành phát triển đều đã và đang tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng Việc xác định đóng góp năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế địa phương giúp cho địa phương có cái nhìn tổng thể về chất lượng tăng trưởng của mình để có những chính sách phát triển kinh tế phù hợp và bền vững Chính vì thế, trong những năm vừa qua, khá nhiều tỉnh, thành trong cả nước quan tâm đến việc xác định đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.” Những nghiên cứu về đóng góp của các yếu tố sản xuất TFP tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng đã được một số tác thực hiện

Tác giả Tăng Văn Khiên ước tính tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam giai đoạn 1991–2003 Trên cơ sở tính toán và phân tích tốc độ tăng TFP, nghiên cứu của ông cho thấy tốc độ tăng trưởng về giá trị tăng thêm của công nghiệp chủ yếu vẫn là do mở rộng quy mô sản xuất bằng cách đầu tƣ thêm vốn tức là để làm tăng giá trị tài sản cố định Tác động của các yếu tố đổi mới sản xuất, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lƣợng lao động,v.v (các nhân tố chất lƣợng) có làm tăng năng suất các nhân tố tổng hợp, tức là góp phần làm tăng giá trị tăng thêm, nhƣng còn ở mức khiêm tốn

Nguyễn Xuân Thành (2002) sử dụng “phương pháp hạch toán tăng trưởng để tính toán đóng góp của vốn (đo lường bằng trữ lượng vốn trong nền kinh tế với tỷ lệ khấu hao là 3%), lao động (đo lường bằng số lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế) và tổng năng suất yếu tố (TFP) vào tốc độ tăng trưởng GDP Nghiên cứu cho thấy đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP của Việt Nam là vốn.”

Nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2005) “cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1986-2004 (trừ năm 2003) có sự đóng góp khá cao của yếu tố TFP Lê Xuân Bá và cộng sự (2006) sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2004 cho thấy hơn 90% tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được giải thích bởi sự đóng góp của yếu tố vốn, vốn con người và số lượng lao động TFP chỉ đóng góp dưới 10% tốc độ tăng trưởng trong cả giai đoạn.” Ưu điểm của nghiên cứu này là đã đưa yếu tố vốn con người vào phân tích tăng trưởng Việc đo lường mức độ đóng góp của yếu tố vốn “con người sẽ cho một cái

28 nhìn tốt hơn về các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, việc đưa yếu tố này vào mô hình tính toán tăng trưởng sẽ làm giảm sự đóng góp của tổng năng suất yếu tố TFP.”

Cù Chí Lợi (2008) đã sử “dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để xem xét mối tương quan giữa gia tăng về vốn, lao động và tăng trưởng đầu ra Kết quả của nghiên cứu này cho thấy vai trò của yếu tố tổng năng suất yếu tố trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn vừa qua là khá thấp (khoảng 6% giai đoạn 1990-2006 và 9,6% giai đoạn 2001-2006) Và việc gia tăng về vốn và lao động là những động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Ưu điểm của nghiên cứu trên là đã bốc tách được một cách tương đối sự đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn vừa qua.” Một nhược điểm của nghiên cứu này là sử dụng yếu tố vốn là tổng vốn đầu tƣ của nền kinh tế nên yếu tố

K không thể hiện đúng vai trò của nó là trữ lƣợng vốn của nền kinh tế

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khung phân tích nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, khung phân tích đƣợc đề xuất nhƣ hình vẽ sau:

Hình 3.1: Khung phân tích của nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được vận dụng nhằm tìm, tổng hợp, lược khảo các tài liệu văn bản, chương trình, kế hoạch hành động của các cấp (Trung ƣơng, tỉnh, Sở) liên quan đến năng suất, các yếu tố tác động năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), mối liên hệ giữa năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) và tăng trưởng kinh tế.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả Được vận dụng nhằm mô tả hiện trạng và định hướng các mục tiêu về năng suất, đóng góp TFP vào tăng trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến TFP; từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp

3.3.2 Phương pháp hạch toán tăng trưởng và phương pháp hồi quy

3.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Dữ liệu đƣợc phân tích thống kê về trung bình, độ lệch chuẩn, nhỏ nhất, lớn nhất nhằm mô tả hiện trạng và định hướng các mục tiêu về năng suất, đóng góp TFP chung và theo từng khu vực, ngành, các yếu tố ảnh hưởng đến TFP

3.3.2.2 Phương pháp ước lượng TFP

Theo Solow (1956), hoạt động sản xuất gồm 02 yếu tố đầu vào: vốn và lao động Tuy nhiên, để tăng sản phẩm đầu ra không nhất thiết phải tăng vốn và lao động mà sử dụng tối ƣu vốn và lao động thông qua kết hợp cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ KH-KT, nâng cao chất lƣợng lao động sẽ góp phần sản phẩm đầu ra Nhƣ vậy, ngoài phần đóng góp của từng nhân tố đầu vào (vốn, lao động), còn có một phần sản phẩm tăng thêm do yếu tố vô hình tạo ra Yếu tố vô hình này đƣợc gọi năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP – Total Factor Productivity), là yếu tố A trong hàm sản xuất sau:

 Y là tổng sản phẩm đầu ra (GDP); K là trữ lƣợng vốn (capital stock);

  = hệ số đóng góp của vốn,

 = hệ số đóng góp của lao động Để tính tốc độ tăng trưởng của TFP, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng 02 phương pháp tiếp cận: Phương pháp hạch toán tăng trưởng (Growth Accounting Approach) và phương pháp dùng hàm sản xuất (Production Function Approach)

3.3.2.3 Phương pháp hạch toán tăng trưởng (Growth Accounting Approach)

Phương pháp hạch toán tăng trưởng đơn giản, sử dụng những dữ liệu sẵn có về đầu ra (GDP), vốn, lao động, và các hệ số đóng góp của GDP theo các yếu tố đầu vào để tính toán được đóng góp của TFP lên tăng trưởng kinh tế Phương pháp này đƣợc đề xuất bởi Solow (1957) và đƣợc làm rõ hơn bởi Denison (1967 và 1985),

Christensen (1975) Phương pháp này được Tổ chức năng suất Châu Á (Asia Productivity Organization – APO) sử dụng để tính TFP cho các nước Châu Á Tại Việt Nam, phương pháp này được Viện năng suất Việt Nam sử dụng để tính TFP trong báo cáo năng suất Việt Nam hàng năm Tốc độ tăng TFP đƣợc tính toán bằng cách tính tổng phần tăng lên của kết quả sản xuất trừ đi phần đóng góp của các yếu tố nguồn lực (nhân tố hữu hình, có thể tính trực tiếp đƣợc đó là do vốn và lao động tạo ra) İ TFP = İ Y - (.İ K + .İ L ) (2.4)

 İ TFP : Tốc độ tăng của TFP;

 İ Y : Tốc độ tăng của GRDP;

 İ K : Tốc độ tăng của vốn cố định;

 İ L : Tốc độ tăng của lao động;

  và : Hệ số đóng góp của vốn và lao động

Có nhiều “ vấn đề đặt ra trong việc áp dụng phương pháp này; đó là hệ số đóng góp của vốn và lao động là không sẵn có Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế áp đặt giả định rằng thị trường lao động có tính cạnh tranh (competitive labor markets) và suất sinh lợi không đổi theo quy mô (constant returns to scale), và những giả định này hàm ý rằng hệ số đóng góp của lao động bằng với tỷ trọng của thu nhập của người lao động trong GRDP; hệ số đóng góp của vốn được xấp xỉ bằng một trừ tỷ trọng của người lao động trong ” GRDP (Nguyễn Văn Phúc, 2000; Nguyễn Thắng, 2012; Park, 2012) Theo Viện năng suất Việt Nam,  đƣợc xác định nhƣ sau:

Do đặc điểm hạch toán của Việt Nam cũng nhƣ các tỉnh/thành, thu nhập của người lao động (thu thập từ sổ sách kế toán hoặc từ số liệu thống kê) mới chỉ gồm phần thu nhập chính của họ (thu nhập trực tiếp), còn một số khoản thu nhập dưới

36 dạng khác nhƣ tiền đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp, đơn vị đảm nhận, tiền mua sắm quần áo bảo hộ lao động (thu nhập khác) thì thường chƣa đƣợc tính vào thu nhập Thực tế đó đã làm cho các hệ số α và β tính theo số liệu hiện có sẽ bị thu hẹp (β bị thu hẹp, còn α bị cường điệu) Để phản ánh chính xác mức độ đóng góp của lao động và vốn vào quá trình tạo ra kết quả sản xuất, hệ số β phải được tính trên cơ sở thu nhập đầy đủ của người lao động (bao gồm cả thu nhập trực tiếp và thu nhập khác) theo công thức:

Hiện nay số liệu về thu nhập của người lao động theo bảng I/O của Tổng cục Thống kê phản ánh khá sát thực thu nhập của người lao động nên xem đó là thu nhập đầy đủ và lấy đó làm căn cứ để tính toán hệ số β Theo đó:

Cũng nhƣ các tỉnh/thành khác, Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp không có số liệu đầy đủ của thu nhập đầy đủ của người lao động trong giai đoạn 2001-2020 nên phương pháp tính TFP trong nghiên cứu này sẽ dựa chủ yếu vào phương pháp hàm sản xuất Tuy nhiên, phương pháp tính TFP theo phương pháp hạch toán tăng trưởng cũng sẽ tính toán dựa vào hệ số I/O 2012 của cả nước để ước tính TFP trong giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 để nhằm tăng thêm độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

3.3.2.4 Ước tính tốc độ tăng trưởng của TFP, đóng góp Vốn, Lao động, TFP

Tốc độ tăng trưởng của TFP: Sau khi có hệ số đóng góp của vốn () và lao động ( ), tốc độ tăng trưởng của TFP được tính dựa vào công thức (2.4) Đóng góp của TFP, vốn và lao động đƣợc tính nhƣ sau:

 dg TFP , dg K , dg L : Lần lƣợt là đóng góp của TFP, vốn và lao động

 g GRDP , g TFP , g K , g L : Lần lượt là tốc độ tăng trưởng GRDP, TFP, vốn và lao động

 , : Lần lƣợt là hệ số đóng góp của vốn và lao động

  , : Lần lƣợt còn thể hiện đóng góp của vốn và lao động

3.3.2.5 Phương pháp hàm sản xuất (Production Function Approach)

Phương pháp “ dựa trên kỹ thuật hồi quy, khắc phục được giả định khắt khe về dạng hàm, cho phép linh động hơn trong việc sử dụng các dạng hàm khác nhau, ví dụ như Cobb-Douglas, hay dạng hàm sản xuất tổng quát, không áp đặt thị trường lao động cạnh tranh, cũng không cần đến số liệu về tỷ trọng của thù lao lao động trên GDP, và có thể tính toán đến các yếu tố đầu vào khác một cách dễ dàng Tuy vậy, phương pháp này cũng có một số trục trặc trong dữ liệu cũng như những khó khăn liên quan đến phương pháp kinh tế lượng Cụ thể là nó đòi hỏi dữ liệu lớn, cũng như bản thân chuỗi GDP và những biến đầu vào thường không dừng Thêm vào đó, dữ liệu về công suất sử dụng (capacity utilization) không đƣợc tích hợp trong dữ ” liệu về vốn (Capital stocks) và bản thân dữ liệu này cũng không sẵn có; và kết quả đầu ra thường không thay đổi kịp thời với sự biến thiên rất trơn tru của vốn (Park, 2012)

Phương pháp này cũng được nhiều tác giả sử dụng như Tăng Gia Khiên

(2005) để tính TFP Việt Nam trong giai đoạn 1991-1999; Dilip Saikia (2009) tính TFP ngành nông nghiệp của Ấn Độ trong giai đoạn 1950-1995 Các tác giả đều sử dụng phương pháp tiếp cận hàm sản xuất Cobb-Douglas(Cobb-Douglas Production Function Approach) có dạng sau:

 Y là giá trị của GDP;

 A là năng suất các yếu tố tổng hợp;

  hệ số đóng góp của vốn;

 hệ số đóng góp của lao động (với  + =1)

Lấy Log 2 vế phương trình (2.7), ta được

LnY = LnA + LnK + LnL (2.11) Tác giả “ chọn chuỗi thời gian giai đoạn 2001-2020 và thống nhất trong cách thức đo lường các biến số qua thời gian nhằm đảm bảo các giả định của mô hình kinh tế lƣợng Khi đó, hệ số đóng góp vốn và lao động đƣợc ƣớc lƣợng dựa hàm sản xuất Cobb-Douglas bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất ” (OLS – Ordinary Least Squares) theo phương trình sau:

Nguồn số liệu để tính toán TFP

3.4.1 Số liệu tổng sản phẩm (Y hay GRDP)

Số liệu này có đầy đủ trong Niên giám thống kê hàng năm của Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp theo giá so sánh năm 2010

3.4.2 Số liệu lao động làm việc (L)

Trong thực “ tế việc thống kê chính xác nguồn lao động là rất phức tạp, nó bao gồm cả những người lao động có trong danh sách trả công, trả lương và những người lao động không có trong danh sách trả công, trả lương Những lao động này

41 đều có đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của GRDP Chính vì vậy để khắc phục tình trạng thiếu hụt về số liệu lao động, Tổ chức Năng suất châu Á (APO) khuyến nghị là phải tính cả những lao động tự làm những công việc không đƣợc trả công Để thống nhất trong tính toán, nghiên cứu này sử dụng chỉ tiêu lao động trên ” 15 tuổi đang làm việc đƣợc công bố trong Niêm giám thống kê hàng năm của Cục thống kê

3.4.3 Xác định giá trị trữ lƣợng vốn (K) (capital stock):

Giá trị trữ lƣợng “ vốn đƣợc sử dụng để tính TFP là trữ lƣợng vốn đang đƣợc sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, chỉ tiêu này không có trong Niêm giám thống kê ở tỉnh Đồng Tháp và cả nước Chỉ tiêu vốn đầu tư trong Niêm giám thống kê là chỉ tiêu vốn đầu tƣ gộp phát sinh trong năm (Thông tƣ số 02/2011/TT-BKHĐT, ngày 10/01/2011) Ƣớc tính trữ lƣợng vốn (K) đƣợc thực hiện bằng phương pháp kiểm kê liên tục (PIM_The perpetual inventory method) ”

Trữ lƣợng vốn ban đầu K o

K o là trữ lƣợng vốn ở thời điểm ban đầu, chọn để tính toán Hiện tại, chuỗi thời gian của Đồng Tháp có đƣợc từ 2001-2020, Vốn cơ sở (Ko) đƣợc đề xuất đặt ở trung tâm (2010 là năm gốc)

 Io là tổng vốn đầu tƣ tài sản cố định tại năm gốc 2010 theo giá so sánh 2010, chỉ tiêu này có sẵn trong Niêm giám thống kê Vốn đầu tƣ tài sản cố định đƣợc xác định bao gồm: “Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản (Investment outlays)” +

“Vốn đầu tƣ mua sắm TSCĐ không qua XDCB (Investment in procuring fixed assets without investment outlay)” + Vốn đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định (Investment in reparing and upgrading fixed aset)

 là tỷ lệ tăng trưởng của trữ lượng vốn hàng năm, được giả định bằng tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2001-2009

  là tỷ lệ khấu hao TSCĐ hàng năm đƣợc giả định theo Công văn số 2389/BKHCN-VCLCS của Bộ KH&CN ngày 6/7/2015 Trước đây dựa vào tỷ

42 lệ khấu hao của Bộ tài chính (trước đây là 5%), sau này thời gian khấu hao ngắn đi nên tỷ lệ khấu hao tăng lên Tuy nhiên, khấu hao lại phụ thuộc vào loại tài sản Trong thống kê quốc gia, chia tài sản thành 4 nhóm tài sản lớn: + Nhà xưởng

+ Nhóm khác: vườn cây, ao cá

Dựa vào thông tƣ “ của Bộ tài chính về thời gian khấu hao của từng loại tài sản (Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định) và bảng I/O có số liệu về giá trị sản xuất của các loại sản phẩm đƣợc coi nhƣ dạng tài sản cố định cho sản xuất, ta có đƣợc các số liệu về tỷ lệ khấu hao Tuy nhiên, thời gian khấu hao của bộ tài chính cho mỗi loại tài sản có sự dao động khá lớn giữa ” thời gian trích khấu hao tối thiểu và tối đa Qua phân tích số liệu ta có tỷ lệ khấu hao theo các mức thời gian khấu hao nhƣ sau:

“Dựa trên nghiên cứu thực tế trong nhà máy, nhiều thiết bị đã hết khấu hao nhƣng vẫn còn được sử dụng, vì vậy, thời gian khấu hao thực tế thường dài hơn mức trung bình theo lý thuyết, vì vậy nhóm đề xuất mức khấu hao:

 Từ năm 2000 trở về trước, khấu hao 5%

Những năm càng gần đây, công nghệ thay đổi càng nhanh chóng, mức độ thay thế công nghệ, thiết bị càng nhanh, nên mức khấu hao tăng lên

Trữ lƣợng vốn tại các năm t: K t và K t-1

 K t và K t-1 là giá trị của trữ lƣợng vốn có đến cuối năm t và t-1

 K t-1 là giá trị của trữ lƣợng vốn có đến cuối năm t-1

 I t là giá trị của vốn đầu tƣ tài sản cố định trong năm t, chỉ tiêu này có trong Niêm giám thống kê tỉnh Đồng Tháp theo giá so sánh năm 2010

  t là tỷ lệ khấu hao tại năm t

Trên cơ sở tổng quan tài liệu và hệ thống cơ sở lý thuyết có liên quan, khung phân tích với các nội dung đƣợc đến xuất nhƣ sau:

 Thứ nhất, nghiên cứu ước tính hiện trạng tốc độ tăng trưởng và đóng góp của lao động, vốn và TFP vào tăng trưởng kinh tế thông qua dữ liệu thứ cấp của Tỉnh trên cơ sở hiện trạng giai đoạn 2011-2015

 Thứ hai, nghiên cứu phân tích bối cảnh hiện trạng kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động đến năng suất các yếu tố tổng hợp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-

 Cuối cùng, nghiên cứu sẽ xây dựng hệ thống giải pháp dựa trên các yếu tố tác động nhằm cải thiện chỉ tiêu TFP

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp phân tích và tổng hợp được vận dụng nhằm tìm, tổng hợp, lược khảo các tài liệu văn bản, chương trình, kế hoạch hành động của các cấp (Trung ƣơng, Tỉnh, Sở)

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm đánh giá hiện trạng và định hướng các mục tiêu về tăng trưởng, đóng góp TFP Phương pháp hạch toán và hồi quy tăng trưởng nhằm ước lượng hiện trạng đóng góp TFP vào tăng trưởng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Các thế mạnh phát triển và các lĩnh vực trọng tâm

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) Địa giới của tỉnh nằm trên 2 vùng của ĐBSCL là vùng ĐTM và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu; cách thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khoảng 115 km về phía Đông Bắc Tổng diện tích đất tự nhiên đứng thứ 5/13 của vùng ĐBSCL với 3.383,9km 2 , chiếm 1,02% diện tích cả nước Dân số trung bình năm 2020 là 1.600.014 người, tăng trưởng dân số bình quân giai đoạn 2016-2020 giảm nhẹ ở mức 0,32%/năm Năm

2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 941.849 người (58,87%), lao động đang làm việc trong nền kinh là 924.122 người (chiếm 98,12% lực lượng lao động)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%

Tỉnh Đồng Tháp có nhiều cơ hội đón đầu sự lan tỏa trong quá trình phát triển KT-XH, tương tác lẫn nhau trong tiêu thụ sản phẩm, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển kinh tế - khoa học kỹ thuật Nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, rất gần với các thành phố lớn, là hậu phương gần của 02 cụm tăng trưởng quan trọng là TP Cần Thơ (trung tâm vùng ĐBSCL) và TP.HCM (trung tâm cấp quốc gia và vùng trọng điểm miền Nam và Đông Nam

Bộ, vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa vừa là thị trường lớn, tạo điều kiện tương tác lẫn nhau trong tiêu thụ sản phẩm và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ

Vị trí của tỉnh Đồng Tháp

46 thuật) Nằm sát thượng lưu sông Tiền với các tuyến giao thông thủy bộ qua biên giới Việt Nam – Campuchia, là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu mối giao lưu quan trọng theo định hướng phát triển của Tiểu vùng Mê Kông mở rộng với hai cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà thông qua các hệ thống đường bộ, thủy đối nội (sông Tiền, QL.1, đường N1 ), đối ngoại (sông Tiền, hệ thống đường bộ gắn với đường

Tỉnh Đồng Tháp có nhiều cơ hội ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến Tỉnh nằm trên vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, phần lớn đất đai nằm trong vùng ngập sâu của vùng ĐBSCL, với điều kiện đất đai có độ phì cao, tài nguyên đất đa dạng về chủng loại, có diện tích đất nông nghiệp lớn, nguồn nước phong phú chủ động tưới tiêu theo triều đáp ứng phát triển sản xuất nông nghiệp, thích nghi phát triển lúa, kinh tế vườn, rau màu, chăn nuôi ở mức độ thâm canh Đặc biệt vùng ven sông Tiền và sông Hậu có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình nuôi cá công nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Hình 4.1: Hiện trạng điều kiện đất đai

Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường (2021)

Tỉnh Đồng Tháp có địa hình bằng phẳng và tương đối đồng nhất mang đặc điểm chung của vùng ĐBSCL, khí hậu ổn định, có lịch sử canh tác lúa lâu đời, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển trở thành vùng chuyên canh lúa, đƣợc thâm canh trên quy mô lớn và đồng nhất Đồng thời, các loại cây trồng vật nuôi khác có khả năng phát triển trên một số địa bàn thích nghi là rau màu, nuôi tôm cá, phát triển kinh tế vườn, trồng và bảo tồn rừng ngập, nuôi và vỗ béo đại gia súc… Đồng Tháp có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch du hảo, du lịch lữ hành Quốc tế du lịch lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống Tỉnh có tài nguyên rừng, cảnh quan đặc trƣng vùng ĐTM và các khu di tích lịch sử Cảnh quan sông nước, cồn bãi, đặc biệt là khu vực rừng ngập, các di tích văn hóa lịch sử (Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quýt, Gò Tháp, ), khu vực cửa khẩu biên giới, làng hoa kiểng…

Hiện trạng tăng trưởng kinh tế

4.2.1 Tốc độ tăng trưởng và quy mô sản lượng

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2020 đƣợc triển khai thực hiện trong điều kiện thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức, đặc biệt là tác động của dịch bệnh Covid-19 và biến đổi khí hậu; giá cả một số nông sản và thủy sản (lúa, cá tra) giảm mạnh; thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực gặp khó khăn

Tăng trưởng kinh tế của Đồng Tháp còn tương đối thấp, hiệu quả tăng trưởng chưa cao Giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,11% và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 2011-2015 Khu vực II và III có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực I nhưng vẫn còn thấp, với mức bình quân giai đoạn 2011-2020 là 8,93% đối với khu vực II và 6,24% đối với khu vực III

Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Tháp ở mức thấp, chỉ đạt 6,7%/năm (giá ss 2010) So với mức bình quân của ĐBSCL là 8,1% thì tốc độ tăng GRDP của Đồng Tháp đạt ở mức thấp hơn Tốc độ này vẫn không cải thiện trong giai đoạn 2016-2020 ở mức khoảng 5,51%/năm Tốc độ tăng trên ứng với giá trị GRDP toàn tỉnh (giá ss 2010) vẫn có xu hướng tăng qua từng

48 năm, cụ thể ở các năm 2010 - 2015 - 2020 lần lƣợt là 30.287 tỷ đồng – 41.887 tỷ đồng – 54.782 tỷ đồng

Bảng 4.1: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020

GRDP (tỷ đồng) (giá SS 2010)

Gia tăng GRDP (tỷ đồng) (giá SS 2010)

Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp (2021)

 Khu vực I (Nông – lâm – thủy sản): Kinh tế toàn ngành tăng trưởng khá cao, bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 4,51%, cao hơn so với mức tăng bình quân toàn ngành của cả nước là 2,83% và tăng ổn định qua các giai đoạn, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5,39% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,64%; đặc biệt là nông nghiệp và thủy sản là hai lĩnh vực thế mạnh của tỉnh đều duy trì đƣợc mức tăng trưởng khá, bình quân thời kỳ 2011 - 2020 là 4,03% đối với nông nghiệp và 3,81% đối với thủy sản

 Khu vực II (Công nghiệp – xây dựng): Tăng trưởng bình quân toàn ngành công nghiệp đạt 8,93%/năm giai đoạn 2011-2020; trong đó giai đoạn 2011 -

2015 đạt 10,47% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,41% Các cơ sở sản xuất trong các khu cụm công nghiệp hiện hữu đã đạt công suất hoạt động tối đa; đồng thời ngành công nghiệp cũng tiếp nhận thêm đầu tƣ trong, ngoài tỉnh và FDI vào các khu cụm công nghiệp đồng bộ với quá trình khởi động Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất chƣa có sự gia tăng lớn, quy mô nhỏ, việc kêu gọi đầu tƣ gặp nhiều khó khăn

 Khu vực III (Thương mại – dịch vụ): Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển khá, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 5,73%/năm Hệ thống phân phối hàng hóa nội tỉnh ngày càng đa dạng với chuỗi các chợ truyền thống, các siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp đƣợc hình thành và phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh Trong giai đoạn 2016-

2020, khu vực thương mại – dịch vụ có sự chuyển biến tích cực, chiếm tỷ trọng 37,57% trong năm 2020 so với năm 2015 là 37,33% Giai đoạn 2011-

2020, so với vùng ĐBSCL thì tỷ trọng giá trị GRDP của khu vực phi nông nghiệp của tỉnh đứng thứ 8/13 tỉnh và thành phố trong vùng

4.2.2 Tổng sản phẩm GRDP bình quân đầu người Đến cuối năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 54.085 nghìn đồng (tương đương 2.338 USD), gấp 1,42 lần so với năm 2015 và gấp 2,97 lần so với năm 2010 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực 2 và khu vực 3 Xã hội tiếp tục đƣợc duy trì ổn định, đời sống Nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, nhiều mô hình sản xuất mới đƣợc hình thành, thay đổi cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao thu nhập của người dân

Bảng 4.2: Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020

GRDP/người triệu đồng 18,24 35,19 38,43 42,35 47,35 51,47 54,10 GRDP/người USD 935 1.645 1.753 1.893 2.077 2.223 2.338

Thu nhập bình quân đầu người triệu đồng 13,72 29,86 32,13 33,95 39,29 45,33 43,62

Thu nhập/người so với

% 75,21 84,85 83,60 80,17 82,97 88,06 80,63 Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp (2021)

Hiện trạng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)

Để phát triển kinh tế trong “ dài hạn bền vững, các nền kinh tế đang chuyển dần từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu Từ các yếu tố đầu vào (chủ yếu là vốn và lao động) thì yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đƣợc đánh giá dựa trên 02 yếu tố chính là tốc độ tăng TFP và tỷ phần đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP của địa phương Với nguồn số liệu hiện có và qua nhiều bước tính toán (hệ thống biểu số liệu ở phần phụ lục), kết quả được trình bày lần lƣợt theo toàn bộ nền kinh tế, 3 khu vực kinh tế và một số ” ngành kinh tế của địa phương

4.3.1 Kết quả tính toán với phương pháp hồi quy

Tăng trưởng TFP tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2011 – 2020 là 2,29%/năm và có sự biến động lớn trong từng giai đoạn

 Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GRDP là 6,70% Trong đó, tăng trưởng trữ lượng vốn là 11,68%, tăng trưởng lao động là 0,21% Tăng trưởng TFP đạt 2,19% (mức bình quân của cả nước là 1,78%; Long An: 2,31%; Vĩnh Long: 2,75%; Kiên Giang: 2,55%)

 Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng GRDP giảm còn ở mức 5,51% Trong đó, tăng trưởng trữ lượng vốn là 9,38% (giảm so với thời kỳ trước), tăng trưởng lao động là -0,65% (giảm so với thời kỳ trước) Tăng trưởng TFP đạt 2,40%

Bảng 4.3: Tăng trưởng GRDP, vốn, lao động và TFP của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020 Đơn vị tính: %

GRDP Trữ lƣợng vốn Lao động TFP

GRDP Trữ lƣợng vốn Lao động TFP

Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp

Tỉ phần đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GRDP trong giai đoạn 2011-2015 và 2016 – 2020 tỉnh Đồng Tháp với yếu tố vốn vẫn đóng vai trò chủ đạo Trong đó, tăng trưởng vốn đóng góp bình quân lần lượt là 4,38 điểm % và 3,52 điểm % (tương ứng 65,39% và 63,84% của tăng trưởng GRDP) Tăng trưởng lao động đóng góp bình quân lần lượt là 0,13 điểm % và -0,40 điểm% (tương ứng 1,95% và -7,32% của tăng trưởng GRDP) Riêng TFP với điểm đóng góp trong tăng trưởng là 2,19 điểm % và 2,40 điểm % (tương ứng 32,65% và 43,48% của tăng trưởng GRDP)

Bảng 4.4: Hiện trạng đóng góp các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020 Đơn vị tính: %

Tốc độ tăng GRDP Điểm đóng góp vào tăng trưởng GRDP Tỷ trọng đóng góp

Nguồn: Tác giả tính toán

Tỷ phần đóng góp của vốn và lao động qua các năm có xu hướng giảm dần Đóng góp TFP có xu hướng tăng Đóng góp của vốn năm 2010 là 32,05%, năm 2015 là 70,71% và đến năm 2019 giảm còn 48,88%; riêng năm 2020, tỷ trọng đóng góp vốn tăng có hiện tƣợng lấn át lao động và TFP đạt 106,64% Đóng góp của lao động năm 2010 là 10,12%, năm 2015 là (-) 10,16% và đến năm 2020 là (-) 24,96% Tỷ phần đóng góp của TFP trong tăng trưởng GRDP có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2010, tỷ trọng đóng góp của TFP là 57,82%, năm 2015 giảm nhẹ đạt 39,46% và tăng trưởng nhanh trở lại đến năm 2019 là 61,90%; riêng năm 2020, mức độ đóng góp chỉ đạt 18,32%

Hình 4.2: Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GRDP tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020

Nguồn: Tác giả tính toán

4.3.2 Kết quả tính toán với phương pháp hạch toán tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng TFP và tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp được tính toán bằng phương pháp hàm sản xuất Cobb - Douglas và phương pháp hạch toán tăng trưởng đều không có sự khác biệt đáng kể Kết quả này cho thấy, có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào để tính TFP cho tỉnh trong thời gian tới Đây cũng là 2 phương pháp được tất cả các thành viên của Tổ chức năng suất Châu Á (APO) sử dụng

Bảng 4.5: So sánh kết quả tính toán TFP tỉnh Đồng Tháp bằng phương pháp hàm sản xuất và hạch toán tăng trưởng

Phương pháp hàm sản xuất Phương pháp hạch toán tăng trưởng

Tốc độ tăng TFP Đóng góp TFP vào tăng trưởng

Tốc độ tăng TFP Đóng góp TFP vào tăng trưởng

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

54 ĐÁNH GIÁ: “ Trong giai đoạn 2011-2020, tỷ phần đóng góp của vốn vào tăng trưởng kinh tế tỉnh chiếm hơn 60% Con số này cho thấy trong giai đoạn này tăng trưởng của tỉnh chủ yếu dựa vào tăng huy động vốn đầu tư, các yếu tố khác nhƣ trình độ công nghệ, chất lƣợng lao động, qui trình quản lý… đóng góp vào tăng trưởng GRDP còn hạn chế Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước vào các dự án trọng điểm như các công trình thủy lợi, công trình phục vụ cộng đồng (đường xá, bệnh viện, trường học, ) và vốn ngoài nhà nước (khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài) Chứng tỏ, nền kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, tức vẫn chủ ” yếu phát triển theo chiều rộng, chƣa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu

Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế tỉnh đang dần cao lên cho thấy yếu tố đầu vào “ đang đƣợc sử dụng hiệu quả hơn trong việc tạo ra kết quả đầu ra Đây là sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế theo hướng tập trung vào chất lượng tăng trưởng: như nâng cao chất lượng lao động, chất lượng về vốn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao hơn So với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long, ” đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp đã đƣợc cải thiện nhiều cho thấy những cố gắng của Đồng Tháp trong việc giảm dần khoảng cách năng suất so với các tỉnh khác

Bảng 4.6: So sánh TFP của Đồng Tháp với một số tỉnh ĐBSCL và cả nước Đóng góp TFP

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin Văn kiện các tỉnh

Trong giai đoạn 2011-2020, tỉnh Đồng Tháp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và đóng góp của TFP vào tăng trưởng và phát triển kinh tế

− Vị trí thuận lợi cho việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật Nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, rất gần với các thành phố

55 lớn, là hậu phương gần của 02 cụm tăng trưởng quan trọng là TP.Cần Thơ (trung tâm vùng ĐBSCL) và TP.HCM (trung tâm cấp Quốc gia và vùng trọng điểm miền Nam và Đông Nam Bộ, vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa, vừa là thị trường lớn) tạo điều kiện tương tác lẫn nhau trong tiêu thụ sản phẩm và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật

− Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế tỉnh đang dần cao lên cho thấy yếu tố đầu vào là vốn và lao động đang được sử dụng hiệu quả hơn trong việc tạo ra kết quả đầu ra Tỉnh luôn quan tâm phát triển khoa học công nghệ (KH&CN) Những năm qua, địa phương luôn quan tâm, chú trọng (1) từng bước đào tạo và hỗ trợ nông dân chuyển đổi tư duy, kỹ năng từ

“sản xuất nông nghiệp” sang làm “kinh tế nông nghiệp”, qua đó, hình thành đội ngũ “nông dân chuyên nghiệp” tiên phong, uy tín; (2) hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lƣợng trong tình hình mới trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ

− Việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN mang lại hiệu quả hơn , phục vụ tốt yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương Ngành KH&CN địa phương trong giai đoạn vừa qua đã triển khai khá tốt các nhiệm vụ đề ra, triển khai nhiều hoạt động sôi nổi nhƣ hoạt động sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, sáng tạo không chuyên Từ đó, có nhiều mô hình ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao Tỉnh có tiềm năng tự nhiên về đất đai, nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp và đô thị; là tỉnh nông nghiệp, đã hình thành vùng chuyên canh lớn về lúa, cá, cây ăn trái…tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy công nghiệp phát triển

− Tiềm lực KH&CN của tỉnh được tăng cường Nguồn nhân lực KHCN đƣợc chú trọng và phát huy, đƣợc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý đáp ứng tốt yêu cầu chất lƣợng nguồn nhân lực Năng suất lao động trong các ngành, khu vực kinh tế ngày càng tăng nhờ yếu tố công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh sản xuất kinh doanh chủ yếu

Phân tích các nguồn lực kinh tế - xã hội tác động đến TFP tỉnh Đồng Tháp

4.4.1.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực

Cơ cấu kinh tế theo khu vực chuyển dịch theo hướng tích cực với ghi nhận sự chuyển dịch theo đúng hướng: giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp và tăng tỷ trọng các khu vực phi nông nghiệp Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2020, so với vùng ĐBSCL thì tỷ trọng giá trị GRDP của khu vực phi nông nghiệp thì Đồng Tháp vẫn thuộc nhóm tỉnh có tỉ trọng sản xuất nông nghiệp cao Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của tỉnh diễn ra tương đối chậm

 Khu vực Nông – lâm – thủy sản:

Năm 2020: khu vực I đóng góp 36,3% vào tổng cơ cấu (giảm 4,8% so với

2010) Trong thời gian qua, Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp chú trọng các vấn đề hợp tác - liên kết - thị trường và xây dựng chuỗi ngành hàng cho 5 sản phẩm chủ lực: lúa gạo, cá tra, vịt, xoài, cây kiểng; các mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ; phát triển các mô hình cây ăn trái theo hướng VietGAP, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nạc hóa, nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, sạch bệnh; nhân rộng mô hình liên kết sản xuất-tiêu thụ sang các lĩnh vực nuôi trồng khác; triển khai các cơ chế, chính sách; đầu tƣ hạ tầng giao thông, thủy lợi, trạm bơm; hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, cơ giới hóa Ngoài những kết quả đạt đƣợc, phát triển nông – lâm – ngƣ nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết và đầu ra sản phẩm do đó còn nhiều bấp bênh

 Khu vực Công nghiệp – xây dựng:

Năm 2020: khu vực II đóng góp 23,9% (tăng 1,3% so với năm 2010) nhờ việc xây dựng các cơ sở chế biến lúa gạo gắn với cánh đồng liên kết trên địa bàn của H.Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười; phát triển cơ sở chế biến các sản phẩm sau gạo, sau cá tra và một số ngành khác

 Khu vực Thương mại – dịch vụ

Khu vực III giữ vai trò quan trọng nhất thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh và đóng góp ngày càng cao trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2011-

2020 Năm 2020, khu vực III chiếm 37,6% với tốc độ tăng trưởng khá nhanh (tăng 3,7% so với năm 2010) thể hiện công tác xúc tiến thương mại, đầu tư chuyển biến tích cực Hoạt động du lịch đƣợc quan tâm, hỗ trợ phát triển, hiệu quả và chất lƣợng dịch vụ đƣợc nâng cao

Bảng 4.7: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011-2020 ĐVT: %

Năm Khu vực I Khu vực II Khu vực III Thuế

Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp (2021)

4.4.1.2 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Công nghiệp chế biến, chế tạo; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là hai nhóm ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong đóng góp tăng trưởng kinh tế của tỉnh Giai đoạn 2016-2020, ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GRDP trên địa bàn tỉnh và đang có xu hướng giảm dần Tỷ trọng đóng góp bình quân của ngành vào GRDP là 37,06% Ngành có tỷ trọng đóng

60 góp vào GRDP lớn thứ hai là Công nghiệp chế biến, chế tạo với mức đóng góp 13,97% và có xu hướng tăng chậm dần trong thời gian qua

Bảng 4.8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2016-2020 Đơn vị tính: %

A Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 39,88 38,65 36,69 36,55 35,54 36,26 37,06

C Công nghiệp chế biến, chế tạo 13,09 13,07 13,73 14,35 14,51 14,52 13,97

D Sản xuất và phân phối điện, khí đốt… 0,41 0,50 0,49 0,48 0,48 0,48 0,48

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

I Dịch vụ lưu trú và ăn uống 6,35 6,31 6,17 6,12 6,16 5,38 6,04

J Thông tin và truyền thông 2,05 2,03 1,98 1,91 1,89 1,79 1,93

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

L Hoạt động kinh doanh bất động sản 5,42 5,57 5,53 5,28 5,32 5,45 5,42

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

N Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,29 0,30 0,37 0,37 0,38 0,35 0,35

Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội…

P Giáo dục và đào tạo 3,38 3,42 3,56 3,59 3,66 3,71 3,57

Q Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1,12 1,37 1,80 1,97 2,01 2,11 1,78

R Nghệ thuật vui chơi giải trí 1,23 1,22 1,23 1,19 1,19 1,10 1,19

S Hoạt động dịch vụ khác 0,90 0,90 0,89 0,84 0,85 0,73 0,84

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình…

U Thuế sản phẩm - trợ cấp sản phẩm 5,39 5,53 5,92 6,25 6,44 6,65 6,10

Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp (2021)

4.4.2 Đánh giá cơ cấu vốn đầu tƣ và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ của tỉnh Đồng Tháp

4.4.2.1 Cơ cấu vốn đầu tƣ và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ theo hu vực kinh tế

Theo khu vực, tổng vốn đầu tư cho các ngành kinh tế có xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2011 - 2020 Cơ cấu đầu tƣ theo khu vực kinh tế trong giai đoạn 2011-2020 không có nhiều sự thay đổi giữa các khối ngành Khu vực III vẫn là khu vực đƣợc ƣu tiên tập trung đầu tƣ bởi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu vốn đầu tƣ và tăng từ 49,48% năm 2010 lên 80,19% vào năm 2010 Đối với khu vực II, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2011 - 2015 cho khu vực này tăng đều qua các năm Tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tƣ của khu vực giảm nhẹ từ 38,26% năm 2010 xuống còn 9,84% năm 2020 Khu vực I cũng giảm nhẹ từ 12,26% năm 2010 xuống còn 9,97% vào năm 2020 và là khu vực có tỷ trọng thấp nhất trong tổng cơ cấu vốn đầu tƣ

Bảng 4.9: Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ của tỉnh Đồng Tháp phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011-2020 theo giá hiện hành Đơn vị tính: %

Năm Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp (2021)

4.4.2.2 Cơ cấu vốn đầu tƣ và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ theo ngành inh tế

Ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tƣ của tỉnh Đồng Tháp là nhóm ngành dịch vụ, tỷ vốn trọng đầu tƣ bình quân giai đoạn 2011 -2020 là 45,70% Ngoài ra, công nghiệp chế biến, chế tạo và vận tải, kho bãi cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn Tỷ trọng vốn đầu tƣ ngành nông, lâm và thủy sản giảm nhẹ với giai đoạn 2011 – 2020 đạt bình quân 7,28%

Bảng 4.10: Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ của tỉnh Đồng Tháp phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2020 theo giá hiện hành Đơn vị tính: %

STT Ngành inh tế Cơ cấu vốn đầu tƣ Giai đoạn

STT Ngành inh tế Cơ cấu vốn đầu tƣ Giai đoạn

A Nông , lâm và thủy sản 12,26 6,03 9,97 9,02 7,28

C Công nghiệp chế biến, chế tạo 33,44 18,99 7,29 20,97 13,30

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

I Dịch vụ lưu trú và ăn uống 0,35 0,15 0,51 0,26 0,63

J Thông tin và truyền thông 0,00 0,32 0,00 0,25 0,22

K Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 0,02 0,14 - 0,07 0,06

L Hoạt động kinh doanh bất động sản 0,30 0,57 0,06 0,60 0,30

M Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 0,28 0,54 0,15 0,36 0,34

N Giáo dục và đào tạo 6,35 4,21 4,97 5,18 4,94

O Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 4,78 0,48 2,98 2,47 1,87

P Hoạt động dịch vụ khác 25,34 37,23 58,62 32,73 45,70

Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp (2021)

4.4.3 Môi trường kinh doanh, chính sách và thể chế

Môi trường kinh doanh, chính sách và thể chế có ảnh hưởng đến TFP vì nếu môi trường kinh doanh, chính sách và thể chế tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tƣ dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực, hiệu quả hoạt động, giảm các hoạt động không tạo giá trị gia tăng để tập trung vào hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, từ đó ảnh hưởng đến TFP của nền kinh

64 tế Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để đánh giá Môi trường kinh doanh và chính sách thể chế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2021 với các chỉ số gồm Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Chi phí không chính thức, Cạnh tranh bình đẳng, Tính năng động, Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý Kết quả cho thấy, chỉ số gia nhập thị trường tương đối cao và chỉ số phản ánh mức độ hỗ trợ doanh nghiệp đang có chiều hướng gia tăng

Bảng 4.11: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2021

Gia nhập thị trường 7,09 8,70 8,98 8,30 7,44 6,37 7,18 7,73 Tiếp cận đất đai 7,37 6,81 6,57 7,61 7,79 7,67 7,96 7,26 Tính minh bạch 6,26 7,08 6,92 7,25 6,93 7,27 6,77 6,94 Chi phí thời gian 8,08 8,54 8,69 8,69 8,90 8,40 9,50 8,35 Chi phí không chính thức 7,57 6,31 6,86 6,86 7,42 7,64 8,09 8,11

Cạnh tranh bình đẳng - 6,69 6,62 5,67 7,87 8,01 7,56 6,96 Tính năng động 7,38 7,04 6,26 6,96 7,81 8,37 8,22 7,27 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 6,03 5,94 5,49 6,70 6,77 6,76 6,67 6,53 Đào tạo lao động 5,13 5,71 5,66 5,93 5,86 6,56 6,73 6,42 Thiết chế pháp lý 7,17 7,44 6,77 7,10 7,50 7,76 8,32 7,68 PCI 67,22 66,39 64,96 68,78 70,19 72,10 72,81 70,53

Xếp loại PCI Rất tốt

Rất Tốt Rất tốt Rất tốt

Nguồn: VCCI, PCI các năm

Tỉnh Đồng Tháp là một trong những địa phương có sự ổn định nhất về kết quả chất lƣợng đánh giá năng lực điều hành kinh tế qua thời gian Kết quả của chỉ số PCI trong hai năm gần đây cho thấy, tỉnh đang thuộc nhóm các tỉnh có năng lực cạnh tranh thuộc nhóm tốt và rất tốt PCI của Đồng Tháp thấp nhất đạt 64,96 điểm (năm 2016) và cao nhất đạt 72,81 điểm (năm 2020) Với 70,53 điểm, tỉnh Đồng Tháp xếp vị trí thứ 3 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2021 Đây cũng là cột mốc ghi dấu 14 năm liên tiếp Đồng Tháp vinh dự đƣợc xếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI toàn quốc Các tỉnh tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI 2021 là Đà Nẵng (70,42 điểm), Vĩnh Phúc (69,69 điểm),

Bình Dương (69,61 điểm), Bắc Ninh (69,45 điểm), Thừa Thiên Huế (69,24 điểm),

Bà rịa Vũng Tàu (69,03 điểm) và Hà Nội (68,60 điểm)

Hình 4.3: Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có trọng số năm 2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong 10 chỉ số thành phần của PCI, chỉ số giữ ở mức cao là chỉ số về gia nhập thị trường, chỉ số có cải thiện đáng kể là chỉ số về thời gian Các chỉ số khác không mạnh về điểm số Các chỉ số còn lại nhƣ: tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo về lao động là những chỉ số cần đƣợc cải thiện Các chỉ số nhƣ tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức cũng cần phải cải thiện hoặc ít nhất là duy trì điểm số nhƣ hiện nay Theo ý kiến của doanh nghiệp, các yếu tố cản trở NSLĐ là thiếu vốn, thị trường đầu ra khó khăn và thiếu thông tin về thị trường, về khoa học công nghệ Các ý kiến của doanh nghiệp về các yếu tố thể chế tạo thuận lợi và chưa thuận lợi cho doanh nghiệp như hình dưới đây

Hình 4.4: Thuận lợi, hó hăn về chính sách và thể chế

Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp

Trải qua 16 năm gắn bó cùng PCI, Đồng Tháp đã tạo dấu ấn đặc biệt về nỗ lực tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp và làm nên thương hiệu Đồng Tháp – PCI Có thể khẳng định, PCI đã truyền cảm hứng, thông qua PCI, các doanh nghiệp đã có đóng góp không nhỏ vào xu hướng cải thiện chất lượng điều hành kinh tế và phát triển doanh nghiệp của tỉnh nhà Trong giai đoạn 2016 – 2020:

− Tính năng động của nền kinh tế, chi phí thời gian, khả năng tiếp cận đất đai và thiết chế pháp lý – ANTT là các chỉ số đƣợc cải thiện mạnh mẽ nhất

− Tính minh bạch, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động là các chỉ số thấp cần đƣợc cải thiện, trong đó chỉ số minh bạch chƣa có nhiều thay đổi

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w