Một số nghiênocứu có thể kể đến như: Nghiên cứu nước ngoài - Nghiên cứu của Vuong và Prof 2019 Đề tài “Analyzing factors affecting tourism sustainable development towards Viet Nam in t
Các nghiên cứu trước liên quan
Các vấn đề liên quan đến phátotriển du lịch nóiochung từ trướcođến nay đã và đang là o đề tài được o nhiều cơ quan, ban ngành, họcogiả quan tâmonghiên cứu Đã có nhiều đềotài khoa học có giá trịolý luận và thực tiễnocao góp phầnoứng dụng vào việc tăng cường o quản lý và phát triểnodu lịch trên phạmovi cả nước Một số nghiênocứu có thể kể đến như:
- Nghiên cứu của Vuong và Prof (2019) Đề tài “Analyzing factors affecting tourism sustainable development towards
Viet Nam in the new era – Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam trong kỷ nguyên mới” của tác giả Vuong và Prof năm 2019 tập trung nghiên cứu một số nội dung: rà soát xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch phù hợp với điều kiện Việt Nam Xây dựng mô hình định tính cho sự phát triển du lịch phù hợp với đối tượng nghiên cứu Đề xuất quy mô của các thành phần cho các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch bền vững phát triển phù hợp với điều kiện Việt Nam Từ đó, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm phát triển du lịch bền vữg tại Việt Nam trong thời gian tới Kết quả nghiên cữu đã cho thấy có 3 nhân tố tác động sự phát triển du lịch tại Việt Nam là yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội và yếu tố môi trường Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này chỉ mới tổng hợp được các cơ sở lý luận và đưa ra mô hình nghiên cứu chứ theo hướng định tính chứ chưa đi đo lường được mức độ tác động từng yếu tố Chính vì thế nghiên cứu của Vuong và Prof (2019) chỉ có
3 thể được tham khảo theo hướng xác đinh được các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển du lịch để xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu
- Nghiên cứu của Wijittra Srisorn và cộng sự (2020)
Bài viết với tựa đề “ThaiLand’s Tourism development strategy – Chiến lược phát triển ngành du lịch Thái Lan” thực hiện với mục tiêu nghiên cứu sự phát triển bền vững của Thái Lan trong giai đoạn 2015 – 2017 từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch Thái Lan bền vững Nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính với công cụ nghiên cứu chỉnh là đi phỏng vấn sâu với các chuyên gia là 17 cán bộ quản lý làm việc trong ngành du lịch cả khu vực công và tư nhân Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng bao gồm phân tích nội dung, phân tích số liệu, kiểm tra chéo Kết quả cho thấy sự phát triển du lịch bền vững của Thái Lan trong giai đoạn 2015 – 2017 dựa trên 6 nguyên tắc phát triển quan trọng, đó là: du lịch chiều hướng phát triển, việc sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên du lịch dựa trên khái niệm bền vững; duy trì hệ sinh thái bền vững dựa trên nguyên tắc tự nhiên; phát triển kinh doanh du lịch bao gồm đổi mới, công nghệ, pháp luật, tiêu chuẩn môi trường và phát triển nguồn nhân lực; phát triển du lịch theo hướng phát triển dịch vụ đảm bảo khách hàng, khách du lịch được tự lo lựa chọn tiêu dùng hoặc dịch vụ mà họ mong muốn; thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, người dân địa phương khu vực điểm du lịch; nâng cao ý thức người tham gia trong vấn đề phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên môi trường
Việc phát triển du lịch Thái Lan bền vững phải bao gồm: quản lý du lịch bền vững, trong đo có du lịch ý thức quản lý, xây dựng kiến thức và cung cấp kiến thức quản lý du lịch, cộng đồng tham gia quản lý du lịch về mặt quyết định, hoạt động và lợi ích bình đẳng; Phát triển và hoàn thiện công tác quản lý du lịch, trong đó có sự điều chỉnh của cơ cấu tổ chức chính phủ từ khu vực công, tư nhân và người dân; quản lý du lịch dưới sự tham gia của cộng đồng; phát triển năng lực cạnh tranh bằng cách bảo vệ và giải quyết thái hoá điểm đến du lịch, xúc tiến phát triển thu hút du lịch mới, phát triển đặc khu du lịch với các khu vực hoặc quốc dân lân cận, và thúc đẩy mở rộng hoạt động kinh doanh du lịch ra thị trường nước ngoài
- Các nghiên cứu của Tổ chức du lịch thế giới – UNWTO (2022)
Nghiên cứu của Tổ chức du lịch thế giới năm 2022 với tiêu đề “Impact assessment of the covid – 19 outbreak on international tourism – Đánh giá tác động của dịch Covid – 19 đối với du lịch quốc tế” đã cho thấy đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu và gây nên những ảnh hưởng nặng nề đối với sự phát triển của ngành Du lịch thế giới Nhận thức được điều này, rất nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện bởi các tổ chức thế giới cũng như các tác giả về phát triển du lịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19 Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 tới nền du lịch thế giới, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã nghiên cứu và đánh giá tác động của sự ùng phát đại dịch Covid- đối với du lịch thế giới Bài viết đã c những đánh giá về phát triển du lịch thế giới dưới tác động của đại dịch Covid- , đưa ra dự kiến du lịch thế giới sẽ phục hồi trở lại sớm nhất là vào quý III năm và trở lại mức phát triển như năm - thời điểm trước đại dịch; đồng thời đưa ra kịch bản phát triển du lịch thế giới giai đoạn 2021- Đồng thời, bài viết cũng sử dụng mô hình SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch thế giới trong thời gian tới Đây chỉ là một trong số rất nhiều những nghiên cứu của UNWTO về phát triển du lịch thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (UNWTO, 2022)
- Luận vănothạc sỹ Võ Thị Mỹ Trang (2016) “Văn hóa miệt vườn trong phát triển du lịch sinh thái ở Hậu Giang” Luận văn trình bày tổng quan một số vấn đề về khái niệm văn hóa, miệt vườn, du lịch, du lịch sinh thái; cơ sở thực tiễn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm du lịch sinh thái ở Hậu Giang Phân tích, đánh giá các giá trị văn hóa miệt vườn ở Hậu Giang từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch miệt vườn ở Hậu Giang
Luận án tiến sĩ: “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” của tác giả Dương Hoàng Hương, năm 2017 Đề tài này của tác giả cũng đánh giá việc phát triển du lịch bền vững dựa trên ba nội dung cơ bản: Tăng trưởng kinh tế bền vững ngành du lịch; Tăng trưởng kinh tế bền vững đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa; Tăng trưởng bền vững gắn liền với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các tài nguyên có
5 khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường sinh thái Luận án đẫ đánh gía thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ bằng cách xây dựng bộ tiêu chí đánh giá do tác giả đề xuất bao gồm: (1) Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững; (2) Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa; (3) Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường sinh thái Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy có 19/27 tiêu chí đánh giá thể hiện kết quả chưa bền vững, sự phát triển của du lịch tỉnh Phú Thọ các năm qua chưa bền vững Bên cạnh đó luận án đã nêu lên nhóm các nhân tố tác động tới phát triển bền vững du lịch bao gồm: (1) Năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; (2) Ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư địa phương; (3) tài nguyên du lịch; (4) trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đối với phát triển du lịch và mức độ ổn định của môi trường pháp lý, chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng của quốc gia và địa phương ; (5) sự liên kết và hợp tác giữa các địa phương trong nước và quốc tế; (6) các yếu tố tác động khác Tuy nhiên luận án chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nêu trên tới việc phát triển du lịch tại Phú Thọ
Từ cơ sở nghiên cứu tác giả đã đề xuất 7 nhóm giải pháp cơ bản nhằm góp phần phátotriển du lịchobền vững ở tỉnhoPhú Thọ đến năm 2030
Luậnoán tiến sĩ: “Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An đến năm
2020” của tác giả Nguyễn Tư Lương, năm 2015 Luận án tập trung các cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược phát triển du lịch cấp địa phương Luận án đã xây dựng 2 nhóm tiêu chí đánh giá chiến lược phát triển du lịch là: Nhóm tiêu chí định lượng và nhóm tiêu chí định tính Dựa trên các số liệu và kết quả khảo sát đã thu thập tác giả đã cho thấy hoạt động du lịch của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế như vấn đề o môi trường chưa được quan o tâm, công tác quy hoạch còn triển khai chậm, nguồn nhân lực chưa đạt vê chất lượng, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn thiếu đồng bộ, công tác đánh giá tính bền vững của du lịch chưa được quan tâm v.v Dựa trên kết quả phân tích thực trạng tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng chiến lược phát triển bền vững du lịch Nghệ An chú trọng vào việc đề xuất về lựa chọn các mô hình chiến lược phát triển du lịch bền vững của tỉnh Nghệ An; Hoàn thiện công
6 tácoquy hoạch, kế hoạch phátotriển duolịch; Tăng cường đầuotư phát o triển duolịch; Hoàn thiện các thể chế, chính sách phát triển du lịch bền vững; Đẩy mạnh tính liên kết, xúc tiến và quảng bá du lịch của tỉnh và phát triển nguồn nhân lực du lịch Luận án tiến sĩ: “Quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh Miền Trung” của tác giả Nguyễn Hoàng Tứ, năm 2016 Luận án đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung giai đoạn 2001-2015 Trong đó, tập trung các nội dung: Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước; Xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch bền vững; Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp nhà nước địa phương hoạt động du lịch; Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch; Thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững các tỉnh miền Trung Trong đó, nêu lên những kết quả đạt được; những hạn chế, tồn tại; nguyên nhân của những hạn chế Từ đó đã đề ra những giải pháp gồm: 07 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung hiện nay, bao gồm: Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch cho các cấp, các ngành, doanh nghiệp và cán bộ, nhân dân trong địa phương; Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư có trọng điểm và thu hút đầu tư để phát triển du lịch; Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch của tỉnh; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch tại một số tỉnh miền Trung; Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững
Luận án tiến sĩ: “Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững” của tác giả Lê Đức Viên, năm 2017 Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền vững, đặc biệt là
7 luận án đã nêu bật được những nội dung chính của phát triển bền vững du lịch Công trình đã áp dụng phương pháp đánh giá PRA, tính bền vững của các hoạt động du lịch ở Đà Nẵng được đánh giá dựa vào 4 bộ chỉ tiêu: (1) Chỉ tiêu về mặt kinh tế; (2) Chỉ tiêu về mặt xã hội; (3) Chỉ tiêu về môi trường, (4) Chỉotiêu về quản lýoNhà nước với 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình và Yếu Bằng việc sử dụng kết quả khảo sát 300 khách nội địa và 300 khách quốc tế, tác giả tiến hành đánhogiá và đưa o ra kết luận:
“phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đã có tính bền vững nhưng tính bền vững chưa cao” thiết lập các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch làm cơ sở phân tích, đánh giá Tác giả đã vận dụng mô hình SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cũng như thời cơ và thách thức đối với phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Đà Nẵng Tạo cơosở để xâyodựng hệ thống 4 nhóm giải pháp và các kiến nghị nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững
Luận án Tiến sĩ: “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Ninh Bình trong điều kiện hiện nay” của tác giả Nguyễn Anh Dũng, năm 2018 Luận án đã tổng hợp và hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững và phát triển bền vững du lịch của một địa phương Đề xuất mô hình lý thuyết phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh Xây dựng tiêu chí đánh giá tính bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh và vai trò của các chủ thể tham gia vào hệ thống du lịch đối với phát triển bền vững du lịch Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch của tỉnh Ninh Bình trong thời gian 2007-2016 qua đó rút ra các kết luận về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân từ đó có giải pháp khắc phục hạn chế, đối với phát triển bền vững du lịch hiện nay của Ninh Bình, từ đó đưa raocác điểm o mạnh, điểm yếu, thời cơ, tháchothức,… nguyên nhân phát triển bền vững du lịch Ninh Bình
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận cùng những kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc để trên cơ sở đó tác giả cho thể tiến hành nghiên cứu đề tài của tác giả Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên về chưa phù hợp với nghiên cứu về mặt phạm vi, thời gian nghiên cứu đã quá cũ, hiện trạng du lịch hiện nay đã khác và cũng cần phải có những hướng đi mới hơn Chính vì thế, tác giả khẳng định luận văn thực hiện của đề tài là bức thiết, phù hợp và chưa từng được công bố
Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơosở lý luậnovề phát triểnodu lịch và thựcotrạng phátotriển duolịch thành phố Cao Lãnh làm nền tảng đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm mục đích phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Cơosở lý luậnovề phát triểnodu lịch là gì?
Câu hỏi 2: Thựcotrạng phát triểnodu lịch trênođịa bàn thành o phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra như thế nào?
Câu hỏi 3: Cần có những giảiopháp nào để phát o triển duolịch trênođịa bàn thànhophố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ?
Phương pháp nghiên cứu
Phương o pháp thuothập số liệu
Tổngohợp các sốoliệu liên quan đến vấn đề du lịch từ các giáo án có liên quan Nghiên cứu các lý thuyết, thu thập và tổng hợp qua sách báo, tài liệu, internet về du lịch; Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; Kinh nghiệm các tỉnh, địa phương; Thu o thập các số liệuotừ các cơoquan chức năng, cơ quan; Và số liệu qua tham vấn với chuyên gia thông qua bảng khảo sát
Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh, đối chiếu Được sử dụng để phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch trong mối quan hệ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội thông qua việc so sánh, đối chiếu với các kinhonghiệm của một sốođịa phương để xem công tác quản lý đã hoàn thiện hay chưa? Những vấn đề tồn tại là gì? Từ đó có giải pháp phù hợp
Dùng phương pháp này để thống kê sốoliệu về tình hìnhophát triển duolịch nhằm phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng du lịch của thành phố Cao Lãnh, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phát triển du lịch
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Luận văn sử dụng bảng câu hỏi với 12 chuyên gia là những cán bộ, công chức có kinh nghiệm trong du lịch để trao đổi và đánhogiá thựcotrạng du lịch nhằm đưa ra các giảiopháp phù hợp phátotriển thành phốoCao Lãnh trong thời gian tới.
Những đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài sẽ góp phần phát triển lý thuyết về phát triển du lịch
Về mặt thực tiễn: Thực hiện phân tích đánh giá thực trạng thực trạng du lịch trênođịa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; phân o tích các nội dung, những kết quả đạt được cũng như những mặt tồn tại hạn chế, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn và đề o xuất các nhóm giảiopháp nhằm phátotriển du lịchotrên địa bàn o thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.
Kết cấu của đề tài
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
- Chương 2: Thực trạng thực trạng du lịch tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
- Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Các khái niệm
Du lịch là một trong những hoạt động của con người, nó xuất hiện từ khá lâu, khi điều kiện khoa học, kinh tế, kỹ thuật còn ở một trình độ rất thấp thì cũng đã xuất hiện rất nhiều hoạt động giao du của một bộ phận con người Và kinh tế xã hội phát triển, trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ… ngày càng phát triển, thì nhu cầu du lịch cũng không ngừng phát triển và trở thành nhu cầu của xã hội Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này
Theo các chuyên gia tại hộionghị Liên Hiệp Quốcovề du lịchohọp ở Roma – Italia (21/08 – 05/09/1963) thì kháioniệm du lịchođược hiểu: “Du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” (Trần Đức Thanh, 1998)
Theo Liên Hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organization): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một video kiếm tiền sinh sống… (World Tourism Organization, 2009)
Theo giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf, hai người được coi là những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa như sau: du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời (Trần Đức
TheooLuật du lịch ViệtoNam (2017): du lịch làocác hoạt động cóoliên quan đến chuyến điocủa con người ngoài nơi cư trúothường xuyên trong o thời gian không quá
01 năm o liên tục nhằm đáp ứngonhu cầu tham quan, tìmohiểu, giải trí, nghỉ dưỡng, khámophá tài nguyên du lịchohoặc kết hợp với mụcođích hợp pháp khác
Như vậy, có thể o tạm định nghĩa vềodu lịch nhưosau: “du lịch là hành động tạm rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của con người để đi đến một, hoặc nhiều nơi khác nhau nhằm thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu, như: tìm hiểu về kinh tế, văn hóa, xã hội, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao và các hoạt động khác trong một khoảng thời gian xác định.”
Sau này, du lịch trên thế giới ngày càng phát triển, đi du lịch không chỉ dừng lại ở một nhóm người mà ngày càng được phổ biến hơn trong xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng phát triển hơn, nhu cầu du lịch ngày càng phong phú và đa dạng Để đáp o ứng nhu cầu ngày o càng gia tăng du o khách, hệ thống các tổochức, cáonhân ra đời để kinh o doanh ngành công nghiệp này, nó không tồn tại đơn lẻ mà thường gắn kết chặt chẽ với nhau để hình thành ngành kinh doanh du lịch Trên cơ sở đó có thể đưa ra khái niệm tổng quát về ngành du lịch như sau:
Theo tác giả, du lịch là một hệ thống văn hóa, kỹ thuật, kinh tế - xã hội với mục tiêu là khai thác tài nguyên du lịch, sử dụng các phương tiện nhân lực, vật lực tạo nên những hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau cả về vật chấtovà tinhothần của du khách nội địa, du khách quốc tế trong quá trình thực hiện chuyến đi
1.1.2 Đặc điểm ngành du lịch
Tínhođa ngành: Thể o hiện ở đối tượngođược khai thác phục o vụ du lịch (sựohấp dẫn vềocảnh quan tự nhiên, các giáotrị lịch sử, văn hóa, CSHTovà các dịch vụokèm theo…) Thu o nhập xã hội từ duolịch cũng mang lạionguồn thu cho nhiềuongành kinh tế khác nhauothông qua các sản phẩmodịch vụ cung cấp chookhách du lịch (điện, nước, nông sảnohàng hóa…)
Tính đa o phần: Biểu hiệnotính đa dạng trong o thành phần của kháchodu lịch, những ngườiophục vụ du lịch, cộng đồngonhân dân trong khuodu lịch, các tổochức chínhophủ và phiochính phủ thamogia các hoạt độngodu lịch
Tính đa o mục tiêu: Biểu hiệnonhững lợi ích đa dạngovề bảo tồn thiênonhiên, cảnhoquan lịchosử vănohóa, nângocao chấtolượng cuộc sống o của kháchodu lịch và
12 người o tham gia họatođộng dịch o vụ duolịch, mởorộng giaoolưu văn o hóa, kinhotế và nâng caooý thức tốt đẹp của mọi thànhoviên trong xãohội
Tính liênovùng: Biểu hiệnoqua các tuyếnodu lịchovới mộtoquần thểocác điểm du lịchotrong một khuovực, mộtoquốc giaohay giữaocác quốc giaovới nhau
Tính mùaovụ: Biểu hiện ởothời gianodiễn raocác hoạtođộng du o lịch tậpotrung với cườngođộ cao trong o năm Tính mùa o vụ thểohiện rõ nhấtoở các loại hình o du lịch nghỉobiển, thểothao theoomùa… (theo tính o chất của khíohậu) hoặcoloại hìnhodu lịch nghỉ cuốiotuần, vui chơiogiải trí… (theo tínhochất công việcocủa những ngườiohưởng thụ sản phẩm du lịch)
Tínhochi phí: Biểuohiện ở chỗ mục đíchođi du lịch của các khách o du lịch là hưởng thụ các sản phẩm o du lịch chứ không phảiovới mục tiêuokiếm tiền
Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài người nỏi riêng Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa… Sự chuyển đổi của các hình thái xã hội từ xã hội công xã nguyên thủy đến chiếm hữu nô lệ phong kiến rồi chế độ tư bản… đó được coi là một quá trình phát triển (Nguyễn
Mục tiêu chính của quá trình phát triển là không ngừng nâng cao các điều kiện và chất lượng cuộc sống của con người, làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên đồng thời tạo lập sự công bằng và bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội Các mục tiêu của phát triển thường được cụ thể hóa bằng những chỉ tiêu về đời sống vật chất như bình quân đầu người về GDP, lương thực, nhà ở, các điều kiện chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần như giáo dục, mức hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, thể thao, sự bình đẳng xã hội, tự do, chính trị, truyền thống lịch sử của từng quốc gia
Song trong quá trình phát triển, bên cạnh việc mang lai những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất của con người thì quá trình này cũng đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra những tác động tiêu cực làm suy thoái môi trường Trước những thực tế không thể phủ nhận là môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động kinh tế, nhiều hệ sinh
13 thái đã bị diệt vong ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của toàn xã hội qua nhiều thế hệ, mâu thuẫn giữa sử dụng tài nguyên do nhu cầu cuộc sống trước mắt với việc dự trữ và nuôi dưỡng tiềm năng tài nguyên cho thế hệ mai sau ngày càng trở nên gay gắt
Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái và các nền văn hóa bản địa Hậu quả của các tác động này sẽ làm ảnh hưởng đến bản thân sự phát triển lâu dài của ngành du lịch Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu “Nghiên cứu phát triển du lịch” nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động đảm bảo sự phát triển lâu dài Một số loại hình du lịch bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường đã bắt đầu xuất hiện như: du lịch sinh thái, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm, du lịch xanh… đã góp phần nâng cao trách nhiệm phát triển du lịch
Vai trò phát triển du lịch
1.2.1 Đối với cộng đồng dân cư làm du lịch
Phát triển du lịch là góp phần vào xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Các hoạt động du lịch phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho cộng đồng địa phương, tạo thu nhập trực tiếp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ và phát triển bền vững (Rhonda Philips, 2012)
Hơn thế nữa phát triển du lịch giúp tạo thêm nhiều công ăn việc làm, gìn giữ và phát huy các làng nghề truyền thống, bảo vệ các giá trị cộng đồng, làm thay đổi mức sống người dân địa phương, thay đổi nhận thức và từng bước thu hẹp sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn về chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức ép về di dân tự do từ các vùng nông thôn tới đô thị, góp phần ổn định trật tự xã hội Du lịch phát triển làm thay đổi diện mạo đô thị, tại các địa phương là trọng điểm phát triển du lịch, đô thị được chỉnh trang, CSHT và các điều kiện dịch vụ công cộng được quan tâm phát triển Nhìn chung, mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển du lịch với phát triển cộng đồng vì thế càng trở nên khăng khít, gắn bó hơn
Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển Mạng lưới du lịch đã thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hóa thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, văn hóa, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn… (Derek Hall, 2003)
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kính tế kém phát triển hơn, kích thích tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Nội dung phát triển du lịch
Nội dung phát triển du lịch được tác giả tham khảo và tổng hợp từ các nghiên cứu khác có liên quan như Võ Thị Mỹ Trang (2016); Dương Hoàng Hương (2017); Nguyễn Hoàng Tứ (2016); Nguyễn Anh Dũng (2018) Sau khi xem xét, tác giả chọn lọc nội dung cảm thấy phù hợp với đối tượng nghiên cứu, khả năng nghiên cứu của tác giả Để phát triển du lịch cần quan tâm đến các nội dung theo quan điểm của tác giả như sau:
1.3.1 Quy hoạch phát triển du lịch tại địa phương
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp, do đó, Nhà nước phải đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và dùng công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch để thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, trở thành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Để làm được điều này, Nhà nước phải xác định được chiến lược tổng thể phát triển du lịch bền vững phù hợp với điều kiện đất nước, vừa phát huy được tính đặc thù, huy động được nội
16 lực để tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tranh thủ được nguồn lực bên ngoài (Võ Thị Mỹ Trang, 2016)
Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là các đơn vị kinh doanh có lợi nhuận Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch… hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn Vì thế, Nhà nước phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch bền vững của đất nước
1.3.2 Đào tạo nhân lực trong lĩnh vực du lịch Để có thể phát triển được du lịch, nâng cao được chất lượng dịch vụ du lịch thì cần phải xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ngành du lịch địa phương cần phải chú trọng dến việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực du lịch đòi hỏi cần phải đáp ứng về trình độ, kỹ năng, các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, ứng xử, xử lý vấn đề v.v… sao cho phù hợp với công việc Lực lượng lao động ngành du lịch cần phải được tăng cường cả về số lượng, chất lượng, chú trọng đào tạo tính chuyên nghiệp theo yêu cầu, xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế (Nguyễn Anh Dũng, 2018) Chính vì việc việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, sẽ là yếu tố then chốt làm tăng khả năng cạnh tranh, thurc đẩy tăng trưởng ngành du lịch Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch phải hướng tới tiêu chuẩn, trình độ kỹ năng của khu vực, quốc tế, đáp ứng nhu cầu đón tiếp phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế
1.3.3 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch Để phát triển du lịch thì đòi hỏi cần phải chú trọng đến việc đầu tư CSHT du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông giúp các phương tiện dễ dàng di chuyển, giúp khách du lịch có thể đến địa phương dễ dàng hơn CSHT nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch Hay nói cách khác, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch
- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải
Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội
Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt, giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn Giao thông đường sắt rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định Giao thông đường hàng không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền Giao thông đường thủy tuy chậm nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí… dọc theo sông hoặc ven biển
Giao thông là một bộ phận của CSHT kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia không ngừng được hoàn thiện Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch
- Thông tin liên lạc Đây là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thi thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế Trong đời sống hiện tại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc
- Các công trình cung cấp điện, nước
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách (Nguyễn Anh Dũng, 2018)
1.3.4 Thu hút đầu tư xây dựng các điểm đến Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch của một đất nước và một địa phương Không có điểm đến du lịch sẽ không phát triển du lịch Chính vì thế cần phải có những chính sách, kế hoạch nhằm thu hút nguồn đầu tư phát triển, xây dựng các điểm đến trở nên thu hút hơn đối với du khách (Nguyễn Hoàng
- Về mặt kinh tế: Đóng vai trò quan trọng cho việc thu hút khách hàng du lịch đến tham quan và du lịch Không có điểm đến du lịch hấp dẫn thì sức thu hút khách từ mọi điểm dân cư trên trái đất sẽ hạn chế Hơn thế nữa, điểm đến du lịch là nơi xuất khẩu vô hình và xuất khẩu tại chỗ với giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là tài sản quốc gia, của địa phương và của cộng đồng cần được gìn giữ không chỉ cho thế hệ mai sau mà cho cả toàn nhân loại Ngoài ra, nó còn là nơi thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các địa phương, giữa các tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị hàng hóa Phát triển điểm đến du lịch sẽ là động lực để thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân và là động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ Cuối cùng, phát triển du lịch sẽ giúp khôi phục và phát triển các nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, các làng nghề nhằm mục đích cho khách du lịch tham quan và tìm hiểu
- Về văn hóa: Điểm đến du lịch góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đất nước và con người với bạn bè năm châu nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị, hòa bình với các dân tộc khác nhau trên thế giới Điểm đến du lịch góp phần bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc không chỉ để phục vụ cho du lịch mà còn để cho những thế hệ mai sau Hơn thế nữa, nó góp phần bảo vệ và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống nhằm phục vụ khách du lịch và thúc đẩy việc nâng cao nhận thức và văn minh tinh thần cho người dân
Các nhân tố tác động phát triển du lịch
1.4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch
Có thể nói rằng các hợp phần tự nhiên du lịch ở nước ta khá phong phú, đa dạng và độc đáo Đó là điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá… tạo nên nét hấp dẫn đặc sắc cho du lịch
Do vậy chúng được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch nên trở thành tài nguyên du lịch tự nhiên Các hợp phần tự nhiên (địa lí) đó là địa hình, khí hậu, thủy văn, động thực vật… Ngoài ra, khoảng cách từ nơi có tài nguyên đến các nguồn khách chính (các đô thị, trung tâm trung chuyển khách…) cũng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch
- Về vị trí địa lý:
Trong các nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và điều kiện tự nhiên ở nước ta hiện nay, phải nói đến điều kiện vị trí địa lý Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của du lịch
- Địa hình: Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều đồi núi và đối với nhiều người địa hình đồng bằng thường không hấp dẫn du khách vì tính đơn điệu
Trong các điều kiện địa hình, kiểu định hình núi và hang động và địa hình bờ nước là những tài nguyên du lịch rất có giá trị Ngành du lịch thế giới đã đưa vào khai thác hàng ngàn hang động, thu hút khoảng 3% tổng số du khách toàn cầu
Du khách thường rất ưa thích những nơi có khí hậu ôn hòa Nhiều cuộc thăm dò cho thấy du khách thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, khô hoặc quá nhiều gió Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện du lịch khác nhau Trong các yếu tố của khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm có liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng chính đến cảm giác con người Qua nghiên cứu, người ta đã rút ra được mối quan hệ giữa các điều kiện của khí hậu (chủ yếu là độ ẩm và nhiệt độ) với cảm giác hay sức chịu đựng của con người Các nhà khoa học đã xác lập được một số chỉ tiêu gọi là chỉ tiêu sinh khí hậu để đánh giá mức độ thuận lợi về mặt khí hậu đối với hoạt động du lịch ở các nơi
Nước là yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống con người Gương nước rộng lớn không những tạo ra một bầu không khí trong lành mà còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe Ngoài tác dụng phục vụ sinh hoạt thông thường, nước còn là phương thuốc giảm stress rất hiệu quả Vì thế mà trên thế giới xuất hiện những khu du lịch nghỉ dưỡng ven hồ, ven biển, thu hút số lượng lớn du khách từ mọi miền đất nước
Thế giới động, thực vật đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng tính đặc hữu Con người có xu hướng muốn tham quan, nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên Do vậy, bên cạnh các loại hình du lịch văn hóa, du lịch về với thiên nhiên đang trở thành xu thế và nhu cầu phổ biến
Như vậy, thế giới động thực vật hoang dã đang có sức hấp dẫn lớn đối với du khách Đặc biệt, với những loài mà ở đất nước họ không có lại càng có sức hấp dẫn mạnh Trước đây, nhiều loài động vật có thể là đối tượng của du lịch săn bắn, nhưng ngày nay nó đã trở thành đối tượng của du lịch ngắm nhìn và có những loài động vật quý hiếm là đối tượng nghiên cứu, tham quan
1.4.2 Hệ thống văn bản pháp luật
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng từ các quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân thủ theo Để các quy định, chính sách đó đi vào cuộc sống thì Nhà nước phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh Như vậy, muốn quản lý sự phát triển ngành du lịch tại địa phương, các cơ quan nhà nước ở địa phương cần chỉ đạo thực hiện các luật lệ, chính sách của Trung ương ban hành có hiệu quả ở địa phương mình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương xuất phát từ yêu cầu quản lý phát triển ngành ở địa phương nhưng không trái với luật pháp của Nhà nước Mục đích là thiết lập môi trường pháp lý để đưa các hoạt động du lịch vào khuôn khổ, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản, các chính sách, pháp luật du lịch trên địa bàn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật Không tùy tiện thay đổi các chính sách của mình, xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa sự trùng lắp gây khó khăn cho hoạt động du lịch (Trần Đức Thanh, 1998)
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển Phải đảm bảo tính ổn định, bình đẳng và nghiêm minh trong quá trình thực thi văn bản quy phạm pháp luật
1.4.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch Hay nói cách khác, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch
- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải
Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội
Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt, giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn Giao thông đường sắt rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định Giao thông đường hàng không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền Giao thông đường thủy tuy chậm nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí… dọc theo sông hoặc ven biển (Trần Đức
Giao thông là một bộ phận của CSHT kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia không ngừng được hoàn thiện Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch
Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nước và ở Việt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới Ở Trung Quốc: Trung Quốc trong cuối thập niên 1990 đã nổi lên như một quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch hàng đầu thế giới Ngành du lịch Trung Quốc đã có bước phát triển nhảy vọt, những kết quả khả quan đạt được là nhờ ngành du lịch Trung Quốc đã có quá trình định hướng chiến lược phát triển trong 30 năm qua Đặc biệt trong thập kỷ gần đây Chính phủ Trung Quốc đã chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển du, thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng các quy hoạch tổng thể về du lịch; quản lý phát triển du lịch bền vững bao gồm công tác chỉ đạo, điều phối và kiểm soát, nhằm gắn kết các nguồn lực dành cho xây dựng và
26 thực hiện các chính sách du lịch quốc gia Thúc đẩy và tạo điều kiện thu hút nhiều sự tham gia của khu vực tư nhân và sự hợp tác giữa khu vực nhà nước với các thành phần kinh tế khác Những định hướng và hoạch định kế hoạch thực hiện của Trung Quốc nêu trên là những kinh nghiệm quý báu cho chúng ta tham khảo Ở Indonexia: Chính phủ Indonesia đã sớm đề ra chiến lược du lịch định hướng thiên nhiên, bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học, phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc hướng tới phát triển du lịch bền vững Chính phủ Indonesia đã xây dựng thành công nhiều mô hình du lịch sinh thái Dự án phát triển du lịch bền vững của Bali Bali hiện trở thành một trung tâm du lịch nhộn nhịp hàng đầu ở Đông Nam Á, hàng năm mang về cho Indonesia một lượng ngoại tệ đáng kể từ du lịch, đóng góp tích cực Đây là một bài học quý báu cho việc phát triển du lịch Việt nam
Thái Lan: Hoạt động du lịch phát triển từ lâu, nhưng hiện nay nhiệm vụ phát triển du lịch Thái Lan chú trọng vào tái cấu trúc lại công nghệ du lịch Chính phủ Thái Lan đã có nhiều sáng kiến độc đáo và sáng tạo, triển khai những chương trình phát triển du lịch bền vững có chất lượng như “chương trình loại trừ tác động của xã hội Từ thực tế của Thái Lan chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm Ở Philippines: Chính phủ Philippines quan tâm đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quanh những vùng núi cao, thêm vào đó là những nơi tập trung các loại thú hoang dã quý hiếm; các hải đảo đều được quy hoạch rõ ràng và được bao phủ bởi những thảm xanh của các vườn cây ăn trái, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phục vụ cho hoạt động du lịch, Chính phủ còn tiến hành các chương trình phục hồi các di sản văn hoá và lịch sử nhằm thông qua việc phát triển hoạt động du lịch bền vững với các sản phẩm du lịch văn hoá bền vững đặc hữu
1.5.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở các địa phương
Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của cả nước, đã được Nhà nước định hướng tập trung xây dựng thành một trung tâm kinh tế thương mại của vùng Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ, là một cực quan trọng trong cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Vị trí địa lý, hệ thống đường thuỷ cùng mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay đã tạo cho Hải Phòng trở thành một cửa biển quan trọng nhất khu vực miền Bắc Việt Nam, có điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu kinh tế với cả nước và ngoài nước Hải Phòng còn có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, cũng là nơi các nhà kinh doanh trong và ngoài nước tới khảo sát đầu tư Thiên nhiên và lịch sử văn hoá dân tộc đã kiến tạo cho Hải Phòng hội tụ khá đầy đủ tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chiến lược kinh tế mở, du lịch Hải Phòng phát triển nhanh chóng Năm 2019 TP Hải Phòng đón 14,5 triệu lượt khách (hơn 5 triệu lượt khách quốc tế), doanh thu đạt hơn 29.000 tỷ đồng Khách quốc tế đến Hải Phòng phần lớn do nối tour từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Một thị trường khách du lịch rất phù hợp với các sản phẩm du lịch Hải Phòng là khách du lịch Trung Quốc, nhất là các tỉnh phía Nam Trung Quốc, rất gần gũi về địa lý, văn hoá, lịch sử, phong tục
Về khách du lịch nội địa đến Hải Phòng chủ yếu từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến tham quan, nghỉ dưỡng tắm biển, tập trung từ tháng 6-9 hàng năm ngày lưu trú trung bình là 2,8-2,9 ngày/khách Tốc độ tăng trưởng của du lịch Hải Phòng những năm qua đạt 35,3%/năm trước năm 2019, sự tăng trưởng này đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Để đạt được những thành tựu đó, ngành Du lịch Hải Phòng đã thực hiện những giải pháp:
- Giải pháp về nguồn lực: các doanh nghiệp du lịch giải quyết nguồn lực về vốn, tạo ra và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tận dụng tối đa nguồn vốn trong nước (vốn nhà nước và vốn tư nhân)
Xây dựng chiến lược đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: các khu du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, nhà hàng, phương tiện vận chuyển, cơ sở đào tậo nhân viên du lịch, cảng du lịch Đầu tư kết cấu hạ tầng, bảo vệ và tăng giá trị môi trường sinh thái cho du lịch, tăng giá trị văn hoá Đầu tư cho quảng cáo, cho an ninh du lịch…
Hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong vùng, đặc biệt là Hà Nội và Quảng Ninh để khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ lao động trong ngành, thực hiện chương trình đào tạo lại lao động ở các cấp độ khác nhau, các chuyên ngành khác nhau
- Giải pháp về thị trường: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng để từ đó xác định thị trường chính để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế Song song với chiếm lĩnh thị trường khách quốc tế, Du lịch Hải Phòng còn chú trọng khai thác thị trường khách du lịch nội địa, đặc biệt là thị trường khách tại chỗ, thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc Bộ
Tập trung đầu tư xúc tiến tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch đã trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động du lịch Hải Phòng, sao cho du khách nhận được những thông tin chính xác và đầy đủ nhất đối với các sản phẩm du lịch (về giá cả, chất lượng, thời gian)
* Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội của cả nước, là đầu mối giao lưu kinh tế lớn nhất giữa nước ta với các nước trên thế giới ở phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa bàn có lợi thế và tiềm năng du lịch rất lớn Trong những năm qua, để dưa du lịch thành phố phát triển ngày càng cao và vững chắc, thực sự hội nhập cùng thế giới, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều hoạt động, nhiều giải pháp tích cực, đặc biệt là việc phát triển thị trường du lịch Điển hình như: Đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên toàn địa bàn thành phố theo các loại hình và quy mô phù hợp Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút những dự án có tầm cỡ lớn vào phát triển sản phẩm du lịch Tăng cường
29 giám sát hoạt động du lịch bởi lẽ du lịch là hoạt động có tính xã hội hoá rất cao Hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế quan đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đẩy mạnh liên kết giữa thành phố với các địa phương lận cận và giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành nhờ đó tạo ra được số lượng khách và tour nhiều, rẻ nhằm tối đa hoá lợi nhuận Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, sẽ có thêm nhiều tập đoàn nước ngoài đầu tư vào kinh doanh khách sạn, nhà hàng, các khu resort cao cấp cùng các loại hình dịch vụ mới Vì vậy, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động hợp tác, trước hết để phục vụ du khách tốt hơn, sau đó để thích ứng với sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng tích cực tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới tại thành phố, củng cố các sản phẩm du lịch chủ yếu, xem đó là giải pháp căn bản, lâu dài để duy trì mức tăng trưởng ổn định nguồn cung cho thị trường du lịch thành phố
Kết quả du lịch TP đã đạt được nhiều con số ấn tượng năm 2019, ngành du lịch Tp Hồ Chí Minh đón trên 8,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 13,5% so với cùng kỳ, khách du lịch nội địa đạt 32,77 triệu lượt, tăng 13% so với năm 2018 Tổng thu du lịch đạt trên 140 nghìn tỷ đồng, tăng 10,15% so với năm 2018 Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 làm nền tảng đưa hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu chất lượng Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính được quan tâm đẩy mạnh, nhất là việc thực hiện thủ tục dịch vụ công trực tuyến được triển khai 100% đối với các thủ tục hành chính tại
Tổng quan về thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Thành phố Cao Lãnh có diện tích tự nhiên là 10.726,13 ha, bao gồm 3.013,7 ha diện tích nội thị, nằm ở tả ngạn sông Tiền dọc theo quốc lộ 30, cách TP Hồ Chí Minh 154km, thành phố Cần Thơ 80km, Đây là trung tâm quan trọng của phía bắc vùng Đồng Tháp Mười, có vị trí địa lý:
- Phía bắc và phía đông giáp huyện Cao Lãnh
- Phía nam giáp huyện Lấp Vò
- Phía tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Hình 2.1: Bản đồ thành phố Cao Lãnh
(Nguồn: https://diaocthongthai.com/ban-do-tp-cao-lanh-dong-thap/)
TP Cao Lãnh có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường:
1, 2, 3, 4, 6, 11, Mỹ Phú, Hòa Thuận và 7 xã: Hòa An, Mỹ Tân, Mỹ Ngãi, Mỹ Trà, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tịnh Thới
Thành phố Cao Lãnh được xây dựng trên nhiều nền tảng kinh tế - xã hội như: Trung tâm thương mại - dịch vụ, hành chính, y tế - y dược công nghiệp dược phẩm, y học cổ truyền, giáo dục đào tạo, nông nghiệp sức khỏe, du lịch nghỉ dưỡng, công nghiệp bổ trợ, công nghệ thông tin viễn thông, hạ tầng nhà ở, dịch vụ xã hội và nông nghiệp đô thị của tỉnh Là đô thị phát triển nhất của tỉnh Đồng Tháp, có thể xem là điểm tựa và cơ sở hậu cần cho sự phát triển bền vững của một trong sáu vùng kinh tế lớn của ĐBSCL
Thành phố Cao Lãnh mang tính chất của vùng đồng bằng, tương đối bằng phẳng, có cao độ phổ biến từ 1,2 m - 1,5 m so với mực nước biển; cao nhất là 2,5m và thấp nhất là 1m; cao ở ven sông Tiền và ven sông Cao Lãnh, thấp dần ở giữa; bề mặt bị chia cắt bởi hệ thống sông, kênh, rạch dày đặc trên địa bàn Thời gian qua, do quá trình đô thị hoá mạnh nên nền địa hình ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, trong mùa mưa vẫn còn một số điểm bị ngập úng cục bộ khi triều cường dâng cao
Do đó, địa hình của thành phố đã tạo nhiều thuận lợi cho phát triển thương mại - dịch vụ; công nghiệp – xây dựng
Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với những đặc trưng chủ yếu sau:
+ Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm khá cao khoảng 27 - 27,8 0 C và ổn định qua các năm Trong đó, cao nhất là tháng 4, thấp nhất là tháng 1 Nhiệt độ trung bình trong ngày cao nhất khoảng 37,2 0 C, thấp nhất khoảng 15,8 0 C
+ Chế độ ẩm: độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, trung bình năm là 82 - 85% Mùa mưa (từ tháng 5 – 11) có độ ẩm trung bình từ
81 - 87% Mùa khô (từ tháng 12 – 4 năm sau) có độ ẩm trung bình từ 78 - 82%
+ Chế độ bốc hơi: lượng bốc hơi hàng năm khá cao và phân hóa rõ rệt theo mùa, trung bình năm là 1.069,2mm, bình quân 3 - 5mm/ngày
+ Chế độ nắng: trung bình mỗi năm có 2.500 giờ nắng, bình quân 6,8 giờ/ngày Mùa khô, số giờ nắng trung bình từ 7,6 - 9,1 giờ/ngày Mùa mưa số giờ nắng giảm, trung bình từ 5,1 - 7 giờ/ngày
+ Chế độ gió: trong năm thịnh hành 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 11), thổi từ vịnh Thái Lan vào mang nhiều hơi nước gây mưa; gió mùa Đông Bắc (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) thổi từ lục địa nên khô và hanh Tốc độ gió trung bình năm 1,0 - 1,5m/s, trung bình lớn nhất 17m/s
+ Chế độ mưa: tương đối ổn định qua các năm, lượng mưa trung bình năm là 1.300mm và phân bố không đều trong năm, mùa mưa chiếm khoảng 90 - 92% tổng lượng mưa; trong các tháng mùa mưa, lượng mưa bình quân tháng vượt quá 100mm, các tháng 8, 9 và 10 vượt quá 250mm tạo ra úng ngập trên diện rộng
Chịu tác động chủ yếu của 3 yếu tố là chế độ thủy triều biển Đông; chế độ dòng chảy của sông Tiền; chế độ mưa tại chỗ, hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ bắt đầu tư tháng 7 đến tháng 11, lũ từ sông Mê Kông đổ về cộng với mực nước triều cường dâng cao làm cho biên độ triều chênh lệch thấp nên khả năng thoát nước lũ kém; mùa kiệt bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mực nước đỉnh triều hầu như thấp hơn hầu hết các cao trình đồng ruộng nên cần sử dụng bơm tưới để bổ sung nước cho cây trồng
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
TP Cao Lãnh đã có mức tăng tưởng kinh tế khá trong 3 năm gần nhất 2020 –
2022, trung bình 10,6%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm 42,88%, công nghiệp - xây dựng chiếm 52,65% và nông nghiệp chiếm 4,47% Thế mạnh của thành phố là thương mại - dịch vụ, mạng lưới kinh doanh thương mại có 2 siêu thị và 19 chợ, phần lớn chợ hình thành có quy hoạch nên vị trí phù hợp và có điều kiện phát triển Là trung tâm kinh tế văn hóa của tỉnh, trên địa bàn TP còn có nhiều loại hình dịch vụ cao cấp khác như: hệ thống tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục…
Kinh tế phát triển giúp cân đối thu chi ngân sách của TP luôn đạt và vượt chỉ tiêu Năm 2022, tổng thu đạt 1.411,2 tỷ đồng, tăng gần 700 triệu đồng so với năm
2020 Trong khi đó, tổng chi ngân sách năm ngoái là 1.171,1 tỷ đồng
Kinh tế tăng trưởng mạnh giúp thu nhập bình quân đầu người được cải thiện rõ rệt, đạt 83,43 triệu đồng/ người/năm, bằng 1,43 lần so với cả nước trong năm 2022 Ở chiều ngược lại, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống chỉ còn 2,4%
Tổng số lao động tham gia các ngành kinh tế toàn đô thị năm 2022 đạt 91.899 người, bao gồm 79,1% lao động phi nông nghiệp
Về y tế, trên địa bàn TP Cao Lãnh có nhiều bệnh viện lớn trong tỉnh và các bệnh viện tư nhân, riêng hệ thống y tế do thành phố quản lý có phòng khám đa khoa khu vực và 15 trạm y tế tại các phường, xã
Về giáo dục, TP là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo lớn của tỉnh như trường đại học Đồng Tháp, trường Cao đẳng cộng đồng, và Cao đẳng y tế cộng đồng, trung tâm dạy nghề, trường nghiệp vụ thể dục thể thao, trường học y tế, 5 trường trung học phổ thông, 11 trường trung học cơ sở, hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo được đầu tư khá hoàn chỉnh
Nhìn chung các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều tiến bộ, huy động hiệu quả các nguồn lực chăm lo tốt công tác an sinh xã hội TP còn chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước
2.1.3 Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Cao Lãnh
Thực trạng phát triển du lịch tại phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
2.2.1 Khái quát hoạt động du lịch tại phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Theo đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp 2015 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2025, TP Cao Lãnh được định hướng là một trong 3 cửa ngõ chính đón du khách đến với Đồng Tháp, nơi xuất phát của các tua tuyến và trung tâm chính tỏa đi các khu, điểm du lịch quan trọng trên địa bàn tỉnh Nhờ phát huy tiềm năng, vị thế thủ phủ của vùng đất Sen Hồng, ngành du lịch TP Cao Lãnh đang tập trung phát triển những sản phẩm du lịch đặc trưng, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững
Trong thời gian qua, ngành du lịch TP đã tập trung vào 3 đề án chính để phát triển ngành: (Huỳnh Huy, 2018)
Một là, phát triển du lịch gắn với không gian văn hóa lễ hội và tổ chức các sự kiện tại phường 1, phường 2 và phường 4 - nơi tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa của thành phố và tỉnh Đồng Tháp, phục vụ nhu cầu tổ chức trưng bày quảng bá sản phẩm, hình ảnh của các địa phương trong và ngoài tỉnh
Hai là, phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm tại xã Tân Thuận Đông, Tân
Thuận Tây nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, khí hậu: cơ sở thờ tự của các tôn giáo và các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn xã Cù Lao - những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương
TP chú trọng nâng cao chất lượng công tác tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội thường niên với hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân và khách du lịch đến tham quan Bên cạnh đó, kết nối với các điểm du lịch, khai thác du lịch tâm linh và du lịch trải nghiệm, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với tạo dựng hình ảnh địa phương…
Ba là, phát triển làng nghề đan mê bồ Mỹ Trà gắn với du lịch trải nghiệm nhằm khôi phục làng nghề mê bồ trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề, bảo đảm hài hòa giữa khôi phục làng nghề và bảo vệ môi trường ; phát triển làng nghề bền vững
Ngoài ra, TP đã kêu gọi đầu tư phát triển du lịch thông qua việc tiến hành khảo sát, đầu tư, cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các hạng mục hạ tầng tại điểm du lịch
39 xã Tân Thuận Đông, đưa vào sử dụng cầu tàu du lịch và nhà thông tin phục vụ các tài du lịch cập bến để tham quan, trải nghiệm…
Thông qua các hoạt động triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch, hiện nay TP Cao Lãnh đã mở 3 điểm du lịch cộng đồng tại xã Tân Thuận Đông và các điểm tham quan như: Công viên - quảng trường Văn Miếu; đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường; cơ sở sản xuất nấm đông trùng hạ thảo An An; cơ sở đinh lăng Mộc Gia Phát, làng bích họa dưới chân cầu Cao Lãnh; vườn mận Hòa AN, chùa Hồng Liên v.v… Bên cạnh đó, các điểm di tích lịch sử - văn hóa từng bước được đầu tư, liên kết nhằm chuẩn bị triển khai các sản phẩm du lịch
Kết quả cho thấy, số lượng khách du lịch đến TP đang ngày càng tăng, bình quân giai đoạn 2021 – 2022 tăng 18,6%/năm, tốc độ này thậm chí còn tăng mạnh hơn so với của toàn tỉnh Đồng Tháp chỉ đạt 13,89%/năm
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cao
Lãnh giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: Lượt khách
1 Khách du lịch tỉnh Đồng Tháp 2.740.057 2.836.309 3.524.624 13,89
2 Khách du lịch thành phố Cao Lãnh 125.605 120.325 170.135 18,60
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp)
Tuy nhiên, số lượng khách du lịch TP Cao Lãnh hiện tại năm 2022 vẫn chưa thể so sánh được với số lượng khách du lịch thời điểm trước dịch bệnh (trước năm
2019) đạt khoảng hơn 400.000 lượt khách du lịch toàn TP Điều này cho thấy ngành du lịch cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để sớm đưa hoạt động du lịch trở lại vững mạnh như thời điểm trước dịch bệnh Để làm được điều đó, cần phải khắc phục những khó khăn mà TP đang phải đối mặt như:
Một là, CSHT kỹ thuật tại các khu du lịch trọng điểm của Thành phố vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, chưa xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, hệ thống giao thông chưa đáp ứng được so với yêu cầu Chưa định hình sản phẩm du
40 lịch đặc trưng, một số sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng dịch vụ thấp, chưa có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, trải nghiệm để tạo cảm giác hứng thú, hấp dẫn giữ chân du khách
Hai là, trình độ chuyên môn, kỹ năng của lao động ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu như: đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chưa được đào tạo kỹ lưỡng, sự am hiểu về du lịch chưa được sâu, còn hạn chế trong cung cách phục vụ và quảng bá du lịch Doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn còn ít, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch thiếu ấn tượng, hiệu quả chưa cao
Ba là, nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho du lịch còn hạn chế, mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn thấp, chủ yếu mang tính tự phát Chưa có kế hoạch khai thác kinh tế du lịch, hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao,thời gian lưu lại và chi tiêu bình quân của du khách ngắn và thấp
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng sự tác động dịch bệnh những năm trước đã làm cho nhiều doanh nghiệp phá sản, không thể phục hồi lại được, đến nay hàng ngàn người bị thất nghiệp từ trước đó vẫn chưa thể xử lý hết Chính vì thế, đòi hỏi ngành du lịch của địa phương cần phải tìm hướng đi mới, truyền tải mạnh mẽ thông điệp về điểm đến an toàn, hấp dẫn; cơ cấu lại thị trường khách du lịch theo hướng bền vững hơn, hiệu quả, đẩy mạnh khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch nội địa; tập trung phát triển, làm mới các sản phẩm, dịch vụ mới, liên kết đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm sao cho phú hợp với thị trường; tăng cường hoạt động chuyển đổi số trong quản lý và thông tin du lịch Có như vậy mới có thể duy trì được sự phát triển cho ngành nhằm giúp đỡ được cho các doanh nghiệp sớm qua giai đoạn khó khăn từ đó cũng giúp được người dân địa phương có thể có được thu nhập duy trì đời sống
2.2.2 Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 2.2.2.1 Quy hoạch phát triển du lịch tại địa phương
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Từ những phân tích trên có thể thấy TP Cao Lãnh có nhiều tiềm năng cho hoạt động du lịch phát triển Điều này thể hiện qua:
- Quy hoạch phát triển du lịch tại địa phương
Công tác phát triển du lịch cũng đã địa phương và tỉnh Đồng Tháp quan tâm, có kế hoạch xây dựng tổng thể phát triển du lịch của địa phương theo từng giai đoạn nhất định
- Đào tạo nhân lực trongolĩnh vực du o lịch
Nguồn laoođộng du o lịch mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng bước đầu đã được chú ý đầu tư nên số o lượng lao o động đã qua đào o tạo năm 2022 chiếm 5% tổngosố lao động o du lịch Con số này mặc dù còn khiêm tốn nhưng vẫn cao hơn soovới một số huyệnokhác trong tỉnh và với tiến độ đầu tư, tạo điều kiện từ nhiều cơ quan chức năng như hiện nay chắc chắn trong tương lai số lao động du lịch đã qua đào tạo sẽ tăng lên
Chính quyền TP đã có nhiều nỗ lực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trongolĩnh vực du o lịch bao gồm cả NNL cán bộ địa phương và NNL người dân, doanh nghiệp Trước sự ảnh hưởng của dịch, UBND TP đã kết hợp với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn để tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn cho nguồn lực nhằm đảm bảo cho họ về mặt kiếnothức, kỹonăng phục vụ du khách một cách tốt hơn Chuẩn bị một lựcolượng lao o động du o lịch có chấtolượng nhằm khôi phục o phát triển hoạt động du lịch trong những năm tới
- Đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch
Những năm gần đây việc đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và CSHT của tỉnh Đồng Tháp đối với TP Cao Lãnh đã được tiến hành rộng khắp các điểm du lịch, phát triển các tuyến đường nối thẳng trựcotiếp đến các địa điểm đến duolịch, tạo hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy, hệ thống lưu trú cũng từng bước được nâng cấp hiện đại
- Thu hút đầuotư xây o dựng điểm đến
Các điểm đến đều được chú trọng đầu tư, xây dựng, thường xuyên tái tạo lại để luôn đảm bảo cảnh quan cho khách du lịch tham quan
Các tuyến, điểm du lịch phát nhanh đều, thể hiện qua số lượt du khách, doanh thu du lịch của TP ngày càng tăng, trong đó nổi bật hơn cả là điểmodu lịch khuodi tích
Mộ và Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường và khu duolịch sinhothái trải nghiệm Tân Thuận Tây
- Phát triển thị trường du lịch
Du lịch TP Cao Lãnh ngày càng được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm Khách du lịch nội địa cũng ngày càng đa dạng không chỉ riêng khách nội địa trong tỉnh mà còn các tỉnh thành xa khác như ngoài bắc, TP HCM và các tỉnh thuộc ĐBSCL đến tham quan Nếu không có sự ảnh hưởng từ dịch bệnh số lượng nhất định khách quốc tế đến từ Campuchia và Trung Quốc vẫn đến du lịch tại TP, ngoài ra nhờ kếtohợp với cácodoanh nghiệp khác mà mở rộng thêm được thịotrường khách o quốc tế khác có tiềmonăng như Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ
Phát triển du lịch, đặc biệt là việc phát triển các làng nghề truyền thống đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương Đối tượng lao động chủ yếu trong lĩnh vực này là: lao động làm cho các nhà hàng, khách sạn quản lý các khu du lịch, hướngodẫn viên duolịch, lực lượngobảo vệ anoninh trậtotự cho du khách, lao động trong các khu đào o tạo nguồn nhânolực cho duolịch, nhân viên chăm sóc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và lực lượng lao động tạo ra sảnophẩm du lịch; lao độngolàng nghề, nôngonghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp Ngoài ra, còn tạo ra việc làm
67 cho lao động tư nhân hoạt động phục vụ yêu cầu khách du lịch: đò, xe ôm, những người biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống…
Sự phát triển của du lịch TP đã góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh; giải quyết việc làm; ổn định xã hội, mangolại nguồn thuođáng kể từ du o lịch của TP Cao Lãnh Bước đầu du lịch TP góp phần làm thay đổi cảnh quan mặt khác tạo cơ ở tiền đề cho các ngành kinh tế như: xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…
2.3.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân
Ngoài những thành quả đạt được, hoạt động phát triển du lịch TP Cao Lãnh còn gặp một số khó khăn:
- Quy hoạch phát triển du lịch tại địa phương
Công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch bền vững chưa thực hiện tốt Những căn cứ để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch còn chưa đầy đủ và chính xác Cụ thể là, còn thiếu các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế; các tài liệu phân tích…Các tài liệu đánh giá chưa cụ thể, danh mục đầu tư trải rộng, các dự báo, các tiêu chuẩn định mức tính toán chưa o thật sát với điềuokiện cụ thể của TP Cao Lãnh, chưa lường hết được những biến động và những khó khăn sẽ nảy sinh Các quy o hoạch, kếohoạch thiếu các phương pháp khoa học hỗ trợ Xác định nhiều hướng phát triển bền vững sản phẩm du lịch, điểm du lịch, cụm du lịch nhưng chưa nhận thức đầy đủ hướng nào chính, hướng nào phụ Chưa chú ý đến việc giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng chiến lược phát triển, gắn chiến lược doanh nghiệp với chiến lược của tỉnh Hệ thống các chiến lược, quy hoạch chưa quan tâm đúng đến đầu tư khôi phục, chỉnh trang, mở rộng các cơ sở, các điểm hiện có theo quan điểm hệ thống với chất lượng cao
- Đào tạo nhân lực trong lĩnh vực du lịch
Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch trước yêu cầu phát triển ngành hiện nay cũng như tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp Có một thực tế cho thấy rất rõ, hiện nay chương trình đào tạo tại các trường vẫn còn nặng nề về lý thuyết,
68 chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng thực hành Hàng năm, lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng ngay được yêu cầu công việc, phần lớn phải đào tạo lại Thêm nữa lực lượng quản lý nhà nước về phát triển du lịch còn rất mỏng, hiệu quả công tác quản lý chưa cao Ngoài ra, số lượng hướng dẫn viên tại các điểm du lịch trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, số hướng dẫn viên du lịch sử dụng các ngoại ngữ hiếm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản v.v…còn rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Không giống với các ngành khác, đặc thù của ngành du lịch là tính liên ngành và tính xã hội cao Lao động ngành này, cần được đào tạo không chỉ về chuyên môn du lịch mà còn phải hiểu biết nhiều chuyên môn khác như: văn hóa, ngoại ngữ, kinh tế Đào tạo một nhân viên du lịch không chỉ là dạy cho họ kỹ năng nghề mà còn rèn lối sống, trang bị các kiến thức văn hóa cần thiết Cơ cấu lao động trong ngành du lịch chưa hợp lý, thiếu lao động có năng lực quản trị khách sạn, nhà hàng, lữ hành
- Đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch
Hiện tại CSHT, cơ sở vật chất kĩ thuật của TP chưa đáp ứng tiêu chuẩn cho việc phát triển du lịch của TP trong thời gian hiện tại này cũng như trong tương lai Việc thiếu thốn các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, nhà hàng đang là trở ngại lớn cho nhu cầu lưu lại tham quan của du khách Thêm vào đó đội ngũ hướng dẫn ở các điểm du lịch còn thiếu, cộng thêm trình độ nghiệp vụ chưa có, cách làm du lịch ở các điểm du lịch còn quá nhiều vướng mắc và bước đi không phù hợp, ý thức của người dân bản địa chưa cao trong việc bảo vệ và giữ gìn các tài nguyên du lịch vốn có của TP
- Thuohút đầu o tư xây dựng điểm đến
Các loại hình, sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, còn trùng lặp, thiếu tính đặc thù; chất lượng dịch vụ nhìn chung còn thấp, thiếu các o khu du lịch chất lượng cao, duolịch thực thụ; các loại hình và sản phẩm du lịch ở đây mang tính thương mại hóa cao, chưa duy trì cân bằng các lợi ích nhằm mục tiêu hướng o tới mục đíchophát triểnobền vững
Vấn đề quảng bá, tiếp thị du lịch hiện nay không được chú trọng đầu tư, không tiến hành phát hành tờ rơi thường xuyên cũng như không tổ chức các buổi hội chợ du lịch cấp tỉnh và rộng hơn là khu vực Nhiều điểm du lịch hiện nay đang bị khai thác không hợp lý và không đúng mức dẫn đến môiotrường ở các điểm o du lịch này bị
69 xuống cấp nhất là vàoomùa cao điểm về du o lịch và lễ hội, thêm vào đó là vấn đề bảo vệ môi trường điểm du lịch cũng chưa được quan tâm trú trọng thường xuyên
Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội
Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid -
19, nhìn lại năm 2020, tác động của dịch tới ngành du lịch Việt Nam nói chung hay của bất kỳ địa phương nói riêng vô cùng nặng nề
Theo báo cáo cuối năm của tổng cục thống kê, năm 2020, do việc đóng cửa biên giới để ngăn chặn Covid - 19, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% - mức giảm tương đương 19 tỷ USD Khoảng 40 - 60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công Khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động Nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10 - 15% (Trang Linh, 2021)
Tuy nhiên, nhờ việc kiểm soát tốt đại dịch Covid - 19 trong thời gian sớm nhất gây ấn tượng với cộng đồng quốc tế, ngành du lịch đặt mục tiêu kép “vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch vừa phục hồi kinh tế” của Chỉnh phủ, Tổng cục du lịch đã xác định cơ cấu lại thị trường du lịch, lấy du lịch nội địa làm mũi nhọn, nhanh chóng triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa Các chương trình không chỉ nắm tới đối tượng người Việt Nam mà cả những người nước ngoài đang sinh sống lâu dài tại Việt Nam đã thu hút được sự hưởng ứng của cácocông tyolữ hành, doanh nghiệp hoạt độngodu lịch và cả của các địa phương trên cả nước
Năm 2020 cũng chứng kiến xu hướng du lịch tại chỗ (Stay cation) phát triển mạnh mẽ trong nước Nhiều khách sạn tìm cách vực dậy hoạt động bằng những gói giảm giá sâu, nhắm tới đối tượng khách nội địa trải nghiệm kỳ nghỉ tại chỗ Xu hướng stay cation giúp du khách nội địa có cơ hội tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần tại các khách sạn uy tín với giá giảm gần 50% so với trước Covid - 19 mà chất lượng không đổi
Nhờ việc chuyển hướng kịp thời, hoạt động du lịch trong nước đã được khởi động trở lại, mang lại nhiều kết quả tích cực Cả năm 2020, lượng khách nội địa đạt
56 triệu lượt, chiếm gần 66% lượng khách nội địa năm 2019 Công suất sử dụng phòng khách sạn ở nhiều địa phương đạt tới 30 - 50%, thời kỳ cao điểm, cuối tuần lên tới 80 - 90%
Năm 2020, bất chấp những tê liệt trong hoạt động vì bão Covid - 19, du lịch Việt Nam vẫn ghi dấu bằng loạt giải thưởng quốc tế uy tín và có mặt thường xuyên trên các tạp chí lữ hành uy tín của thế giới Tháng 11 năm 2020, Việt Nam giành được nhiều bình chọn ở nhiều hạng mục của giải thưởng tại cuộc bình chọn của giải thưởng du lịch thế giới (WTA), Việt Nam được trao tặng giải thưởng điểm đến di sản hàng đầu thế giới Ở khu vực châu á, Việt Nam tiếp tục được bình chọn là điểm đến văn hóa, điểm đến di sản và điểm đến ẩm thực hàng đầu châu á, cùng với danh hiệu điểm đến golf tốt nhất châu á
Trong tháng 12, tạp chí du lịch nổi tiếng của Australia Lonely Planet đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến có ẩm thực tốt nhất cho chuyến du lịch cá nhân năm 2021 với nhận định: “Nếu chỉ có một quốc gia ẩm thực Đông-Nam Á được coi là “tốt nhất trong những nước tốt nhất” thì đó là Việt Nam” Trong khi đó, tạp chí Travel+Leisure của Mỹ đã xếp Việt Nam đứng thứ 16 trong danh sách 20 điểm đến dành cho du lịch cá nhân trong năm 2021 Với điểm bình chọn 92,12 điểm, bạn đọc của tạp chí du lịch uy tín của Mỹ Condé Nast Traveler (CNTraveler) đã bình chọn Việt Nam đứng ở vị trí thứ 9 trong 20 quốc gia là điểm đến yêu thích năm 2020 CNTraveler cũng lựa chọn Việt Nam đứng ở vị trí thứ 13 trong xếp hạng 21 điểm đến tốt nhất cho năm
2021 dựa trên đánh giá kiểm soát tốt đại dịch Covid-19
Trong năm vừa qua, nhằm duy trì sự kết nối giữa du lịch Việt Nam và khách quốc tế trong bối cảnh giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19, TCDL tiếp tục thực hiện quảng bá hình ảnh đất nước, con người, du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình nổi tiếng CNN qua đoạn clip dài 30 giây mang tên “Why not Viet Nam?” Đây là chiến dịch lớn nhất của du lịch Việt Nam cho khách nước ngoài trong năm để chuẩn bị cho thời điểm mở cửa du lịch quốc tế đến Việt Nam
Theo kế hoạch, tổng cụ du lịch sẽ tiếp tục quảngobá du lịchoViệt Nam trên kênhotruyền hình CNBC, hướng tới khách thu có thu nhập cao với loại hình du lịch golf do Đại sứ du lịch Việt Nam Greg Norman thúc đẩy
Dù khó khăn do đại dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài, nhưng những bài học kinh nghiệm vượt “bão Covid-19” năm vừa qua sẽ là nền tảng để du lịch Việt Nam chủ động ứng phó với các thách thức mới, duy trì đà phát triển bền vững và tiếp tục khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới trong năm mới này Đứng trước những lợi thế ấy, nếu biết cách nắm bắt cơ hội cùng với các chiến lược kế hoạch phát triển sát với thực tiễn sẽ sớm khôi phục lại du lịch của Việt Nam nói chung cũng như của TP Cao Lãnh nói riêng
3.1.2 Định hướng phát triển ngành du lịch của thành phố Cao Lãnh
- Phát triển du lịch theo hướng “Xanh - Sạch - An toàn - Thân thiện” trên nền tảng nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường; từng bước đưa thành phố Cao Lãnh trởothành một trong những điểm o đến yêu thích của du o khách trong và ngoài nước
- Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa, khai thác tốt lợi thế các nétovăn hóa đặc o trưng của vùng đất Cao Lãnh; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo; nâng cao thể chất, dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân
- Từng bước xây dựng nền tảng để đưaodu lịch trở thànhongành kinh tếomũi nhọn củaoThành phố, thu hút nhiều thành phần kinh tế và các tầng lớp Nhân dân, tạo ra khả năng tiêu thụ hàng hóa tại chỗ, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển góp phầnochuyển dịch cơocấu kinh tế, giải quyết việcolàm, nângocao đời o sống và thu nhập của người dân
Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thành phố Cao Lãnh hoàn thành một sốochỉ tiêu, nhiệm vụ sau:
- Phátotriển bền vững, có hệothống cơ sởovật chất, kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiệnođại; sản phẩm o du lịch đaodạng, có thươngohiệu, có sứcocạnh tranh; thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài Thành phố, người o dân trên địa o bàn cùng tham gia; từng
75 bước nâng o cao thuonhập của ngườiodân, tiến tới đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng giá trị kinhotế của Thành phố
- Doanhothu đạt được của các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn Thành phố tăng bình quân 20%/năm Chuyển dần lao o động nông o nghiệp sang lao động dịchovụ, du lịch
- Tập trungophát triển du lịch ở 03 khu vực:
+ Mở rộng không gian văn hóa - lễ hội gắn với tổ chức các hoạt động, sự kiện tại Phường 1, Phường 2 và Phường 4;
+ Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch miệt vườn kết hợp homestay tại xã Tân Thuận Đông và xã Tân Thuận Tây;
+ Phát triển du lịch trải nghiệm gắn với làng nghề truyền thống tại xã Mỹ Trà và xã Mỹ Tân
Giải pháp phát triển du lịch tại phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Theo kết quả của bảng khảo sát từ 12 chuyên gia về tiềm năng du lịch TP Cao Lãnh cho rằng để có thể phát triển du lịch cho toàn tỉnh, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa trải nghiệm TP nên có sự kết hợp giữa cả nhiều hoạt động từ quảng bá sản phẩmodu lịch, đàootạo nguồn nhânolực, tăng cường công tácoquản lý du lịch v.v… (Phụ lục)
Dựa trên các thành quả, các vấn đề tồn tại và cũng như từ những nguyên nhân của các vấn đề trên, đồng thời cũng dựa trên các kết quả khảo sát cũng như những bài học kinh nghiệm đã được đúc kết từ địa phương khác mà tác giả đã đưa ra các giải pháp cho việc phát triển du lich tại TP Cao Lãnh như sau:
3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch tại địa phương
Rà soát, triển khai lập và xét duyệt các đồ án quyohoạch chiotiết các khu vực trọng điểm phát triển duolịch để xâyodựng các dự án ưu tiên đầu tiên đầu tư phát triển du lịch địa phương theo từng giai đoạn Triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển du lịch của TP theo quan điểm phát triển và hiệu quả của tỉnh Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch Đặc biệt chú ý dến vấn đề tham gia của cộngođồng trong quá trình
78 lậpoquy hoạch cũng nhưoquá trình thựcohiện quy hoạch, cần chuyển hướng từ lập kế hoạch theo đầu vào sang cách lập kế hoạch dựa trên kết quả Các kế hoạch cũng phải có cơ chế theo dõi và đánh giá thường xuyên để có thể phát hiện và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc, và khi cần thiết có thể điều chỉnh việc phân bổ nguồn lực
Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch và quy hoạch chi tiết
TP Cao Lãnh và vùng phụ cận cho phù hợp với TP, kết hợp với quy hoạch bảo tồn vàobảo vệ cácodi tích, quy hoạch đô thị các khu dân cư… Bên cạnh đó, xây dựng quy hoạch chi tiết các cụm, các khu du lịch quan trọng gắn với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh Đồng Tháp
Quy hoạch tổ chức không gian du lịch TP phải phù hợp với công ước bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới và các quy định pháp lý được quy định trong các luật di sản văn hoá, luật du lịch và các luật có liên quan
3.2.2 Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động o kinh doanhodu lịch: Yếu tốocon người là quyếtođịnh trong mọi lĩnh vực, đặc biệt đối với du lịch Trước hết cần phải nâng caoochất lượngođào tạo của các trường đào tạo nguồn nhân lực du lịch (đại học, cao đẳng, trung cấp nghề,…); tăng cường năng lực đội ngũ phục vụ du lịch Hướng o dẫn viên vàothuyết minh viên phải có trìnhođộ chuyên môn vững vàng, am hiểu về văn hóaotruyền thống Ngoàiora, hướng dẫn tại các làng nghề phải nắm vững quy trình chế tác, am hiểu về sản phẩm như một nghê nhân thật sự Một điều quan trọng chính là đội ngũ này phải có cái tâm, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần xung kích thì mới có thể đưa du lịch của vùng phát triển lên tầm cao mới
Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cư dân: Để có nguồn nhân lực tại chỗ, địa phương cần phối o hợp với cơ sởođào tạo nghiệp vụ, tổ o chức các buổi tập huấn choocư dân địa o phương trực tiếp tham o gia vào chuỗi hoạtođộng phục vụ khách du o lịch Thông qua các lớp tập huấn truyền đạt kinh nghiệm và những đặc điểm của khách tham quan, đồng thời biết khai thác những tiềm năng là lợi thế của vùng
Nhân lực phục vụ thương mại – dịch vụ: Để đáp ứng cho du khách yêu mua sắm và sử dụng hàng hóa của địa phương, Tỉnh cần phát động tuyên truyền cũng như
79 cácolớp tập huấnocho đội ngũ lao o động tham gia trong lĩnh o vực thương mại – dịchovụ hiện đang tự do phân tán hoạt động kinh doanh có ýothức chấp hànhopháp luật, nhận diện các loại hàng hóa độc hại, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc,…cần xác định ngăn ngừa và báo cáo các o cơ quan o chức năng để ngăn chặn kịp thời Nâng cao đạo đức nghề nghiệp góp phần đảm bảo quyền lợi của mình thông qua hành vi bảo o vệ quyềnolợi của ngườiotiêu dùng
Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành du lịch (đặc biệt là người địa phương), phù hợp với tình hình phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh Chú trọng nângocao năng lực, trình o độ ngoại ngữ đội o ngũ hướng dẫn viên, có khả năng giao tiếp với khách nước ngoài, có thể giới thiệu tường tận về lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng,…địa phương, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử linh hoạt, lịch sự, phục vụ khách chất lượng hiệu quả theo hướng văn minh, hiện đại và chuyên nghiệp
Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức tổ chức bộ máy quản lý, xúc tiến du lịch
Có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở cácoxã, phường có khu, điểm o du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững
Hướng dẫn, giáo o dục nâng caooý thức, giá trị đạo đức, quy tắc văn hóa trong cộng đồng dân cư về phong cách, thái độ tiếp xúc, giao tiếp, nhã nhặn, chân tình, hiếu khách, tôn trọng và hỗ trợ du khách trong quá trình tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm tại địa phương, tạo sự cảm mến gần gũi du khách, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện về người dân Cao Lãnh trong lòng du khách Đối với cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý, sự nghiệp về du lịch chủ yếu tạo điều kiện để tham gia các lớp đào tạo tại chức, tập huấn ngắn ngày để nâng cao trình độ chuyên môn Một số cán bộ công chức, viên chức đủ điều kiện được cử đào tạo bậc trên đại học và tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về chuyên ngànhodu lịch ởotrong nước và nước ngoài Đặc biệt, cần có đủ trình độ hiểu biết các vấn đề của môi trường, hiểu biết về pháp luật, chính sách môi trường của Việt Nam và thế giới để đảm bảo môi trường DLST bền vững Đối với các hướng dẫn viên du lịch cần biết ít nhất một ngoại ngữ, am hiểu các điều o kiện tựonhiên và văn hóa o địa phương, nhất là tìm o hiểu các hệosinh thái huyện
80 nhà để có thể đủ khả năng thuyết minh và giải thích trước du khách Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái cho TP
3.2.3 Giải pháp về đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch
Kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế nhằm khai thác và phátotriển hệ thốngokhách sạn, côngotrình dịchovụ du lịch đã được quyohoạch tạiocác tuyến điểm duolịch; đầu tư mở rộng cácoloại hình vuiochơi giải o trí hiện tại và xâyodựng các điểm mới Cầnocó chínhosách ưu đãi trong vay vốn tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư cơ sở kinh doanh khai thác du lịch, hỗ trợ sự thuận o lợi để cáconhà đầu tư an tâm làm việc
Khuyến khích và cóochính sáchocơ chế thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân khi đầu tư vào du lịch của vùng; chủ động bố trí ngân sách, quỹ đất và đề xuất áp dụng các cơ chế đặc thù về đất đai, nguồn vốn đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư để phát triển du lịch phù hợp với điều kiện của địa phương Chính quyền địa phương cần tăng cường hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng CSHT du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho du lịch
Kiến nghị
Để có thể thực hiện hiệu quả những giải pháp theo những định hướng đưa ra xin có một số kiến nghị:
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh và TP nên có sự liên kết với các công ty lữ hành trong tỉnh, đặc biệt là các công ty lữ hành của các tỉnh lân cận, triển khai các tuyến điểm du lịch trong tỉnh cũng như trong TP nhằm đưa Cao Lãnh trở thành một điểm du lịch trong các tour du lịch đi Nha Trang và Buôn Mê Thuột Bên cạnh đó có kế hoạch hỗ trợ, truyên truyền, quảng bá cho những sản phẩm du lịch của tỉnh, của
- UBND thành phố Cao Lãnh
TP đầu tư hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc tại các khu du lịch trọng điểm và các vùng có tiềm năng du lịch lớn của TP Hàng năm sử dụng nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho công tác chuẩn bị đầu tư, làm cơ sở cho việc kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch, hỗ trợ phát triển các làng nghề sản xuất các sản phẩm phục vụ cho du lịch
Tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá ở TP đã bị hư hại, xuống cấp, các di tích lịch sử văn hoá là đối tượng du lịch nên phải được hướng tới các lợi ích mà du lịch đem lại Những di tích được xếp hạng nên được khôi phục, bảo vệ, giữ gìn nghiêm ngặt tránh tình trạng khôi phục lại làm mất đi các giá trị lịch sử vốn có của di tích đó Đồng thời giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm, xâm phạm di tích do không có ai quản lý
Tăng cường công tác đào tạo cán bộ nhà nước về quản lí du lịch ở các cơ quan, ban ngành của TP và xã có liên quan đến hoạt động du lịch Định hướng nghề nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho các hộ tái định cư, bảo đảm cuộc sống nơi ở mới tốt hơn, có như thế người dân mới ủng hộ với hoạt động du lịch
Những người dân địa phương trong thị làm du lịch thường thiếu thông tin về những mong muốn và đòi hỏi của du khách Đa số họ còn ít hiểu biết về hoạt động du lịch, về thị trường và nghiên cứu của khách du lịch Do vậy cần có sự hỗ trợ tuyên truyền giáo dục của chính quyền địa phương, Uỷ ban nhân dân TP, phòng văn hoá và thông tin TP… cần sớm có quy hoạch và khuyến khích, tạo điều kiện cho con em địa phương tham gia tham gia học các khóa đào tạo chuyên ngành du lịch và liên quan;
93 nhằm đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và du lịch hiện nay
- Đối với Phòng Văn hóa và Thông tin TP Cao Lãnh
Thường xuyên theo dõi, cập nhật những thông tin liên quan đến các hoạt động du lịch của từng khu du lịch trên địa bàn TP để có những biện pháp xử lý hoặc giúp đỡ kịp thời
Phát huy tốt hơn nữa vai trò là chiếc cầu nối giữa các khu du lịch với UBND
TP với Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch tỉnh Thường xuyên tổ chức làm việc với các ngành liên quan của TP, tổ chức gặp mặt các chủ đầu tư để nắm tình hình, bàn biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh phát triển du lịch TP
Phải lập các báo cáo tổng hợp ít nhất hai lần trong năm về tình hình hoạt động, số lượt khách, doanh thu, các sản phẩm nổi bật của các khu du lịch để trình lên UBND TP, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bên cạnh, phải xây dựng được chương trình hành động trong từng thời điểm cụ thể để có các sơ kết và định hướng chỉ đạo cho các địa phương thực hiện
Tiếp cận để giải thích và thuyết phục cộng đồng địa phương tạo điều kiện cho công tác đầu tư phát triển du lịch và du lịch sinh thái
- Đối với doanh nghiệp du lịch
Cần đầu tư nâng cấp hiện đại hóa các cơ sở lưu trú, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, chú ý, quan tâm đến bảo vệ môi trường, nâng cao nguồn nhân lực du lịch qua đó góp phần nâng cao chất lượng phục vụ cho khách du lịch
- Đối với nhân dân địa phương
Cần có sự phối hợp, ủng hộ các phong trào nhằm đẩy mạnh sự phát triển du lịch Có thái độ ứng xử thân thiện với du khách, nhằm góp phần tạo nên sự gần gũi, mến khách rất cần thiết cho hoạt động du lịch
Dựa trên bối cảnh của sự tác động từ dịch Covid - 19 đến sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và của thành phố Cao Lãnh nói riêng và dựa trên các vấn đề tồn tại trong hoạt động du lịch của thành phố, chương 3 tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ một số khó khăn, cũng như giải quyết các vấn đề tồn động trong việc phát triển du lịch tại thành phố Cao Lãnh trong thời gian tới Các giải pháp đưa ra chủ yếu chú trọng vào công tác quảng bá hình ảnh địa phương, đào tạo chuyên môn cho nguồn nhân lực, đầu tư thêm các cơ sở lưu trú, mở rộng thị trường trong nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý du lịch để từng bước sớm đưa ngành du lịch của thành phố Cao Lãnh nói chung và của tỉnh Đồng Tháp nói riêng sớm quay trở lại sau sự ảnh hưởng của dịch Covid