Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT***BÁO CÁO KIẾN TẬPĐề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘPHẬN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY Trang 2 iĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT *** BÁO CÁO KIẾN TẬP Đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VIỆT NAM - VŨNG TÀU NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH GVHD : SVTH : MSSV : LỚP : TP.HCM, tháng 07 năm 2023 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT *** BÁO CÁO KIẾN TẬP Đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VIỆT NAM - VŨNG TÀU NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TP.HCM, tháng 07 năm 2023 ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban Công ty TNHH Nhà máy bia HEINEKEN Việt Nam-Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu về công ty và hoạt động của công ty trong buổi sáng ngày kiến tập thực tế tại Nhà máy bia HEINEKEN Việt Nam-Vũng Tàu Về phía trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo cơ hội cho em được đi đến và quan sát các hoạt động thực tiễn của một doanh nghiệp lớn, tầm cỡ Qua đó, em có thêm nhiều nhìn nhận thực tiễn về ngành học của mình Để hoàn thành được bài báo cáo kiến tập, em xin gửi quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành vì đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản, những kiến thức chuyên môn cần thiết để em có kiến thức thực hiện tốt bài báo cáo Đặc biệt, em xin gửi đến cô ThS Nguyễn Thị Kim Oanh lời cảm ơn sâu sắc nhất vì đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này Trong quá trình hoàn thành báo cáo kiến tập, em không tránh khỏi những sai sót vì thiếu kinh nghiệm thực tế và chuyên môn sâu, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Thầy Cô Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện iii PHIẾU NHẬN XÉT/ ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP Tên đơn vị kiến tập: ……………………………………………………………… Địa chỉ: …………………………………………………………………………… Người hướng dẫn: …………………………… Chức vụ: ……………………… Điện thoại: …………………………………… Email: ………………………… NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP CỦA SINH VIÊN Họ tên sinh viên: ………………………………Mã số sinh viên: ……… ………… Địa chỉ (lớp, khoa, trường): …………………………………………… ………… Thời gian kiến tập tại đơn vị: ……………………………………………………… Trong quá trình kiến tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện (ĐVKT đánh dấu vào ô nhận xét) Tiêu chí Rất tốt Tốt Khá Trung Kém bình Ý thức chấp hành nội quy, thái độ làm việc Hiểu khái quát về hoạt động & mục tiêu của đơn vị Nắm được quy trình chung của công việc Nhận xét, đánh giá khác (nếu có): ………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………… …………., ngày … tháng … năm …… Xác nhận của đơn vị kiến tập (ký tên và đóng dấu) iv NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Ký tên v MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH v CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VIỆT NAM- VŨNG TÀU 1 1.1 Sơ lược về Tập đoàn HEINEKEN trên thế giới và Việt Nam: 1 1.2 Tầm nhìn và Giá trị của HEINEKEN Việt Nam 3 1.3 Sứ mệnh của HEINEKEN Việt Nam 3 1.4 Triết lý kinh doanh của HEINEKEN Việt Nam 3 1.5 Định hướng phát triển của HEINEKEN Việt Nam .4 1.7 Giới thiệu bộ phận kiến tập .7 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BỘ PHẬN SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VŨNG TÀU .8 2.1 Môi trường làm việc 8 2.2 Thực trạng bộ phận sản xuất dưới góc nhìn quản trị sản xuất .10 2.2.1 Loại hình sản xuất 10 2.2.2 Quy trình sản xuất 10 2.3 Thực trạng bộ phận sản xuất dưới góc nhìn quản trị chất lượng 13 2.4 Thực trạng bộ phận sản xuất dưới góc nhìn quản trị nguồn nhân lực: 15 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ BỘ PHẬN SẢN XUẤT NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VŨNG TÀU 16 3.1 Đánh giá hoạt động của bộ phận sản xuất - Nhà máy bia HEINEKEN Vũng Tàu 16 3.1.1 Dựa trên góc nhìn quản trị sản xuất 16 3.1.2 Dựa trên góc nhìn quản trị chất lượng 17 3.1.3 Dựa strên góc nhìn quản trị nguồn nhân lực .17 3.2 Hàm ý quản trị 18 3.2.1 Dựa trên góc nhìn quản trị sản xuất 18 3.2.2 Dựa trên góc nhìn quản trị chất lượng 19 3.2.3 Dựa trên góc nhìn quản trị nguồn nhân lực 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO .21 Document continues below Discover more fBráoomc: áo thực tập Trường Đại học Kin… 47 documents Go to course Báo cáo kiến tập - Phạm Thị Bé Vi - UEL 27 100% (4) De Cuong Bao Cao Thuc Tap 3 None Chapter 04 testbank used for online… 25 Accounting 100% (4) Chapter 01 testbank solution manual… 29 Accounting 100% (3) Chapter 05 testbank used for online… 30 Accounting 100% (2) 2021KLTN Nguyễn Ngọc Thảo Uyên K17… 82 vi Accounting 100% (2) DANH MỤC HÌNH Hình 1 1 Cơ cấu quản lý và các phòng ban HEINEKEN Việt Nam 5 Hình 1 2 Biểu đồ phân bổ nhà máy & văn phòng bán hàng HEINEKEN Việt Nam 6 Hình 2 1 Tòa nhà văn phòng HEINEKEN Vũng Tàu 8 Hình 2 2 Nhà máy bia HEINEKEN Vũng Tàu 9 Hình 2 3 Mô phỏng quy trình sản xuất bia 10 Hình 2 4 Quy trình chiết lon và đóng gói 13 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VIỆT NAM- VŨNG TÀU 1.1 Sơ lược về Tập đoàn HEINEKEN trên thế giới và Việt Nam: Tập đoàn HEINEKEN: HEINEKEN chính thức ra đời vào năm 1873 tại Amsterdam, Hà Lan Vào năm 1886, sau khi HEINEKEN phát hiện ra Men A-Yeast độc đáo kể từ đó nó trở thành chìa khóa, một bí quyết đi cùng HEINEKEN xuyên suốt 150 năm qua tạo nên hương vị đặc trưng, độc đáo của loại bia này Sự thành công nhanh chóng của thương hiệu đã thúc đẩy việc đưa HEINEKEN vượt khỏi biên giới và mở rộng xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác nhau Từ năm 1912, HEINEKEN đã có mặt tại Bỉ, Anh, Tây Phi, Ấn Độ và các vùng lân cận đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển quốc tế Không chỉ tại châu Âu, HEINEKEN cũng nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Mỹ vào năm 1933 Tiếp đó, vào năm 1936, HEINEKEN mở rộng hoạt động kinh doanh vào châu Á, mở ra cơ hội mới và tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ trên toàn cầu Hiện nay, HEINEKEN đã sở hữu hơn 190 nhà máy bia tại hơn 70 quốc gia, là một thương hiệu bia thành công và là một biểu tượng trong ngành công nghiệp bia toàn cầu Công ty TNHH Nhà máy bia HEINEKEN Việt Nam: Ngày 9/12/1991, Nhà máy bia Việt Nam (tiền thân của HEINEKEN Việt Nam) được thành lập ( tên viết tắt là VBL), là liên doanh giữa Công ty Asia Pacific Breweries Ltd, nay là Công ty Heineken Asia Pacific Pte Limited (HEINEKEN Châu Á Thái Bình Dương) (chiếm 60%) và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA)(chiếm 40%) 2 Năm 1993, Nhà máy bia Thành phố Hồ Chí Minh được khánh thành và sản xuất mẻ bia Tiger đầu tiên được sản xuất trong nước Năm 1996, Nhà máy bia HEINEKEN Hà Nội chính thức thành lập Năm 2007, HEINEKEN Việt Nam mở rộng bằng cách mua lại 3 nhà máy bia tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Tiền Giang Năm 2016, HEINEKEN Việt Nam mua lại nhà máy bia Vũng Tàu từ Carlsberg và chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Nhà Máy Bia HEINEKEN Việt Nam Năm 2019, hai công ty miền Bắc và miền Nam của HEINEKEN Việt Nam sáp nhập thành một Năm 2020, ra mắt sản phẩm bia Việt, nhằm tôn vinh sự đa dạng và giá trị của người Việt Nam Đồng thời, HEINEKEN Việt Nam nhận Giải thưởng Chất lượng lần thứ 12 từ năm 2002 Từ một nhà máy đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1991, HEINEKEN Việt Nam đã phát triển thành một tập đoàn với sáu nhà máy bia và chín văn phòng thương mại trên khắp Việt Nam Với hơn 3.500 nhân viên, công ty đã tạo ra 183.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi hệ thống trên khắp Việt Nam Nhà máy bia HEINEKEN Việt Nam-Vũng Tàu Năm 2016, Nhà máy bia được HEINEKEN Việt Nam mua lại từ Carlsberg bởi HEINEKEN Việt Nam, công suất sản xuất là 30 triệu lít/năm Sau đó, HEINEKEN Việt Nam đã quyết định mở rộng nhà máy và nâng công suất lên gấp 36 lần, đạt 1,1 tỷ lít/năm Nhà máy bia HEINEKEN Vũng Tàu trở thành nhà máy lớn nhất tại Việt Nam của HEINEKEN đồng thời là nhà máy bia lớn nhất tại Đông Nam Á Với diện tích 40 hectares, nhà máy này nằm trong Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu 10 2.2 Thực trạng bộ phận sản xuất dưới góc nhìn quản trị sản xuất 2.2.1 Loại hình sản xuất Hiện tại, Nhà máy bia HEINEKEN Vũng Tàu đang sử dụng mô hình sản xuất tự động hóa Tại nhà máy này, tỷ lệ tự động gần như là tuyệt đối Hệ thống sản xuất được điều hành tự động và hỗ trợ bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), con người chỉ can thiệp khi cần thiết Quá trình sản xuất bia tại nhà máy được hoàn toàn tự động hóa, từ việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào, quá trình ủ bia, lên men, đóng gói, cho đến kiểm tra chất lượng toàn diện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường Tự động hóa giúp nhà máy tiết kiệm lao động, năng lượng và nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất với mức độ chính xác cao 2.2.2 Quy trình sản xuất - Quy trình sản xuất bia: Nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm: Malt (đại mạch), Houblon (hoa bia), Nước, Yeast (men bia) Các công đoạn sản xuất được mô tả như sau: Hình 2 3 Mô phỏng quy trình sản xuất bia 11 + Bước 1- Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất bao gồm: Malt, gạo và một số phụ liệu khác Gạo và Malt được đưa vào Silo chứa, sau đó được đưa tới hệ thống xử lý nguyên liệu rồi đến bộ phận xay nghiền thành những mảnh nhỏ tạo điều kiện cho các quá trình chuyển hóa nguyên liệu và trích ly tối đa dung dịch nấu bia + Bước 2- Nấu- Đường hóa: Trong quá trình này, bột Malt và Gạo được hòa chung với nước, chất bột với tác dụng của enzyme trong nhiệt độ nhất định sẽ biến thành đường Quá trình biến đổi này rất quan trọng cho loại cũng như chất lượng bia sau này Trong quá trình này sẽ được châm thêm acid & calcium để điều chỉnh độ pH cho các phản ứng enzym xảy ra một cách tối ưu Mục đích chính của quá trình là hòa tan hết chất đường, khoáng chất, cũng như một số protein quan trọng - Nhiệt độ và thời gian trong quá trình tạo đường: + Khởi đầu từ 48 C-62 Cgiữ trong vòng 10-20 phút + Tăng từ từ nhiệt độ lên 66 C trong vòng từ 5-15 phút + Giữ ở nhiệt độ này khoảng 10-30 phút + Tăng từ từ nhiệt độ lên 76 C-78 C trong vòng 10-15 phút Kiểm tra lượng bột còn sót lại trong quá trình tạo đường, nếu còn thì giữ tiếp tục ở nhiệt độ này, còn không thì quá trình tạo đường đã chấm dứt +Bước 3-Lọc dịch nha: Sau khi quá trình tạo đường chấm dứt, tất cả được bơm qua thùng lọc Chất lỏng được lọc hết khỏi trấu cũng như các chất xơ và mầm của cây lúa Sau lần lọc nước nguyên chất chấm dứt, nước nóng được đổ thêm vào để lấy hết lượng đường còn bám vào trong nấu +Bước 4- Quá trình nấu với hoa bia: Nước đường được nấu trong thời gian khoảng từ 1 đến 2 tiếng (trung bình 70 phút) Hoa bia sẽ được cho vào trong giai đoạn này để tạo vị cho loại bia Acid và Calcium cũng được cho vào để điều chỉnh độ pH Trong lúc nấu, có rất nhiều phản ứng liên quan trực tiếp đến chất lượng xảy ra, một số phản ứng quan trọng như : Hòa tan và biến đổi các thành phần của chất 12 hoa bia ( Hopfen); Phản ứng kết hợp giữa protein và các chất Polyphenols; Bốc hơi nước; Khử trùng; Phá hủy Enzyme +Bước 5-Tách bã hoa và thành phần không tan: Trong lúc nấu, protein phản ứng với polyphenols và tạo thành một hợp chất không có khả năng hòa tan Trước khi lên men, những chất cặn này sẽ được loại bỏ + Bước 6-Làm nguội: Vi sinh co trong men bia chỉ có thể sống và hoạt động ở nhiệt độ thấp Ở nhiệt độ cao con men sẽ chết rất nhanh, vì vậy nhiệt độ của nước đường cần phải được giảm xuống khoảng 10 C một cách thật nhanh ( tránh được tình trạng bị nhiễm các loại si vinh khác) sau khi nấu + Bước 7- Lên men: Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn chính tại bồn lên men trong khoảng thời gian từ 5- 7 ngày, ở nhiệt độ 9-10 C Quá trình lên men được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn lên men chính và giai đoạn lên men phụ tại giai đoạn lên men chính, một lượng đường khá lớn chuyển hóa thành cồn, CO2 và các hợp chất thơm, đồng thời giải phóng nhiệt Sản phẩm chính của quá trình này là bia non đục, có mùi và vị đặc trưng Trong quá trình lên men, lượng men bia tăng gấp 3 lần Chúng lắng xuống đáy bồn lên men trong suốt giai đoạn cuối của quá trình lên men Cặn men được tách ra và tái sử dụng hoặc thu gom để xử lý theo rác thải công nghiệp Bia non được tạo ra vào cuối thời kỳ lên men chính được chứa trong bồn dưới áp suất thấp ( khoảng 0,5 -0,7 bar) trong 14-23 ngày Lúc này xảy ra quá trình lên mụn, quá trình này diễn ra chậm, chuyển hóa một lượng không đáng kể, lắng trong và bão hòa CO2 Nhiệt độ bảo quản được giảm tới 0 C +Bước 8- Lọc và chiết bia: Khâu xử lý cuối cùng để tạo thành bia thành phẩm là lọc, làm trong bia, bão hòa lượng CO2 đã bị tổn thất, chiết vào lon, chai và keg rồi đóng thành sản phẩm