Giới quân nhân đóng vai trò quan trọng trong xác định chính sách quốc phòng và an ninh, tham gia quyết định và triển khai các hoạt động quân sự, và thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh
Trang 1MỤC LỤC
I ĐỊNH NGHĨA QUÂN SỰ, GIỚI QUÂN NHÂN TRONG CHÍNH TRỊ CÁC QUỐC GIA 2
II VAI TRÒ CỦA QUÂN SỰ, GIỚI QUÂN NHÂN TRONG CHÍNH TRỊ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 2
1 Bảo vệ quốc gia 2
2 Hỗ trợ chính trị và ảnh hưởng chính trị 3
3 Quản lý khủng hoảng nội bộ quốc gia 4
3.1 Khủng hoảng nội bộ quốc gia 4
3.2 Vai trò của quân sự chính trị nội bộ quốc gia 5
4 Vai trò nhân đạo: 6
5 Tham gia vào hợp tác quốc tế và quan hệ quốc tế 7
6 Quản lý tài nguyên quốc gia 8
7 Tác động kinh tế 10
7.1 Ngân sách quốc phòng và đầu tư vào quân sự 10
7.2 Nền công nghiệp quốc phòng và tạo việc làm cho người dân 10
7.3 Ảnh hưởng đến thị trường quốc tế 11
III TỔNG KẾT 12
THAM KHẢO 13
Trang 2I ĐỊNH NGHĨA QUÂN SỰ, GIỚI QUÂN NHÂN TRONG CHÍNH TRỊ CÁC QUỐC GIA
Quân sự là lĩnh vực hoạt động xã hội liên quan đến tổ chức, đào tạo, trang bị và sử dụng vũ trang, nhằm bảo vệ an ninh và tham gia vào các hoạt động chiến tranh hoặc duy trì hòa bình Nhiệm vụ của quân đội bao gồm bảo vệ Tổ quốc khỏi mối đe dọa ngoại vi, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ, tham gia gìn giữ hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế, cũng như hỗ trợ chính quyền trong việc chống khủng bố và duy trì trật tự xã hội
Giới quân nhân đóng vai trò quan trọng trong xác định chính sách quốc phòng và an ninh, tham gia quyết định và triển khai các hoạt động quân sự, và thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quốc phòng Đây bao gồm các sĩ quan lãnh đạo, chỉ huy và huấn luyện quân đội, lính thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc, cùng với các nhân viên hỗ trợ quân sự khác
Vai trò và ảnh hưởng của giới quân nhân thay đổi tùy thuộc vào tổ chức quân sự và chính trị của từng quốc gia Một số quốc gia có quân đội can thiệp vào các quyết định chính trị quan trọng, trong khi ở nhiều quốc gia khác, quân đội phải tuân thủ sự kiểm soát của chính quyền dân sự Ví dụ, quân đội Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn đến chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia, nhưng vẫn phải tuân thủ sự kiểm soát của chính quyền dân sự thông qua Bộ Quốc phòng
Trang 3II VAI TRÒ CỦA QUÂN SỰ, GIỚI QUÂN NHÂN TRONG CHÍNH TRỊ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
1 Bảo vệ quốc gia
Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi của quốc gia khỏi các mối đe dọa bên ngoài, cũng như tham gia vào các hoạt động như duy trì hòa bình, tuần tra biển và không gian, và đảm bảo an ninh thông tin quan trọng
Việc định vị và theo dõi các hoạt động đe dọa là một phần quan trọng của công tác quân sự Quân đội thu thập thông tin, phân tích và đánh giá các hoạt động quân sự và tình báo, cung cấp thông tin quan trọng cho các quyết định chiến lược và lập kế hoạch phòng thủ
Quân đội và giới quân nhân cần được đào tạo, nâng cao kỹ năng quân sự, sử dụng vũ khí và trang thiết bị hiện đại, phát triển khả năng tác chiến hiệu quả để có thể đối phó với các mối đe dọa mới và tiềm ẩn
Bên cạnh đó, quân đội và giới quân nhân phải xây dựng các cơ sở quân sự, hệ thống phòng không, hệ thống phòng thuỷ, và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác Hệ thống phòng thủ mạnh mẽ không chỉ giúp ngăn chặn và phản công lại các cuộc tấn công, mà còn tạo ra một mức độ sẵn sàng và sự an toàn cho quốc gia Đồng thời, quân đội cũng tham gia vào việc xây dựng các cơ sở quân sự phục vụ cho việc huấn luyện và triển khai các cuộc tác chiến
Ngoài ra, quân đội và giới quân nhân đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự do và an ninh cho dân thông qua các hoạt động giám sát biên giới, tuần tra biển, cũng như hỗ trợ các cơ quan chính phủ trong việc bảo vệ dân cư khỏi các hình thức tội phạm và khủng bố
2 Hỗ trợ chính trị và ảnh hưởng chính trị
Quân sự đóng vai trò trong việc hỗ trợ chính trị, nhất là hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo Ở một số quốc gia, quân nhân có thể công khai ủng hộ các nhà lãnh đạo hoặc đảng phái
Trang 4chính trị, thông qua sự chứng thực công khai hoặc vận động hành lang Sự hỗ trợ này đóng vai trò quan trọng đối với các nhà lãnh đạo trong việc củng cố quyền lực hoặc duy trì sự ổn định
Ngoài việc hỗ trợ nhà lãnh đạo, quân sự còn đóng vai trò tiên phong trong việc thực thi chiến lược, thúc đẩy và hỗ trợ các chính sách Như ở Việt Nam, quân đội thông qua các Đại hội, triển khai các chủ trương và đường lối của Đảng, tham gia vào công tác tuyên truyền và vận động nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở
Thêm vào đó, quân nhân có thể đảm nhận vai trò cố vấn trong cấu trúc chính phủ, cung cấp thông tin chi tiết và khuyến nghị, hướng dẫn chuyên môn về các vấn đề an ninh và quốc phòng Các nhà lãnh đạo quân sự có thể ủng hộ các chính sách phù hợp với các mục tiêu chiến lược của họ, có thể tác động đến các chương trình nghị sự chính sách đối nội và đối ngoại Trong một số trường hợp, quân đội có thể tham gia trực tiếp vào việc quản trị và các nhà lãnh đạo quân sự có thể đảm nhiệm các vị trí chính trị quan trọng hoặc thậm chí lãnh đạo chính phủ Điều này cho phép họ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định
Quân đội thường được coi là biểu tượng của niềm tự hào và an ninh quốc gia, và lời tuyên bố hoặc hành động của họ về các vấn đề chính trị có thể ảnh hưởng đến dư luận
và kết quả bầu cử Niềm tin của người dân vào quân đội có thể ảnh hưởng đến khả năng ảnh hưởng đến quyết định chính trị và sự nhận thức tích cực của công chúng có thể củng cố sự ủng hộ chính trị cho quân đội
3 Quản lý khủng hoảng nội bộ quốc gia
Thế giới ngày nay đang trải qua những biến động lớn và phức tạp về các vấn đề toàn cầu như hòa bình và an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, vũ khí hủy diệt hàng loạt và đói nghèo Các yếu tố này diễn biến nhanh chóng và phức tạp, làm tăng nguy cơ đối với môi trường chính trị Do đó, sức mạnh tổng hợp của một quốc gia, bao gồm cả sức mạnh quân sự, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, đồng thời quản lý những khủng hoảng nội bộ quốc gia đó
Trang 53.1 Khủng hoảng nội bộ quốc gia
Khủng hoảng là một trạng thái bất thường khi những trạng thái và cơ cấu bình thường không thể đáp ứng được những biến cố mới, và trong trường hợp tệ hơn, làm tê liệt hoặc phá vỡ toàn bộ hệ thống Thường thì mầm mống của khủng hoảng đã diễn ra một cách ẩn lặng, ngấm ngầm và thay đổi quy mô Khi vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người, khủng hoảng bùng phát nhanh chóng, trở thành tình huống khẩn cấp và không thể kiểm soát kịp, nhưng không chỉ giới hạn trong lĩnh vực đó Nó ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, gây ra những hậu quả không lường trước, làm sụp đổ cả một hệ thống lớn
3.2 Vai trò của quân sự chính trị nội bộ quốc gia
Ngày nay, việc "phi chính trị hóa" quân đội và "dân sự hóa" quân đội đã trở thành một thủ đoạn nguy hiểm mà các thế lực thù địch thực hiện nhằm mục đích tách rời Quân đội và sự lãnh đạo của Đảng Song, nhìn từ thực tiễn sự kiện “Mùa xuân Arab” đã dẫn đến sự thất bại, sụp đổ của một số chính quyền tại Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen Nguyên nhân xuất phát từ việc “phi chính trị hóa” quân đội, thực hiện cuộc lật đổ theo
mô hình phản kháng phi bạo lực; trong đó người dân được sử dụng như chiến binh trên chiến trường còn vũ khí là chiến tranh tâm lý và chiến tranh thông tin Ở Tunisia, quân đội không can dự vào chính sự quốc gia như một truyền thống khi vào thời điểm ông Habib Bourguiba tại vị Ông đã cấm binh lính tham gia chính trị trong ba thập niên liên tiếp Về Libya, việc ưu tiên đầu tư cho các lực lượng có người thân tín của mình, thậm chí là tuyển dụng lính đánh thuê trong khi tiềm lực kinh tế quốc gia rất mạnh đã khiến nước này rơi vào nội chiến, chưa thành lập được chính phủ chuyển tiếp cho đến ngày nay Cuối cùng, sự kiên trung của lực lượng vũ trang đối với nhà nước và chế độ
là vô cùng quan trọng, phải là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân Sự kiện quân đội Ai Cập đứng về phía người biểu tình đã gây sức
ép, buộc Tổng thống Mubarak phải từ chức cũng là một thực tế về quan hệ giữa quân sự và chính trị
a Các nước tư bản chủ nghĩa
Trang 6Quân đội của các nước tư bản chủ nghĩa được xem là công cụ vững chắc để bảo đảm cho kỷ luật tư sản và sự thống trị của tư bản Tư tưởng quân sự trong chủ nghĩa tư bản
đã phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy lực lượng sản xuất, thay đổi cơ cấu xã hội Điều này đã dẫn đến sự thay đổi trong xây dựng lực lượng vũ trang Clausewitz và tác phẩm
"Bàn về chiến tranh" của ông đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng quân sự trong thế giới tư bản và chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng quân sự thế giới Clausewitz đã chỉ ra mối quan hệ sáng tạo giữa chiến tranh và chính trị Chiến tranh là một hành vi của chính trị, là sự kế thừa của các quan hệ chính trị thông qua các biện pháp khác nhau, bao gồm cả cuộc nội chiến Khi nhìn vào sự kết hợp giữa công nghiệp
và quân sự của Mỹ, đã có những suy đoán rằng sự kết hợp này là âm mưu đằng sau các cuộc chiến tranh đẫm máu Tóm lại, bản chất của quân đội vẫn là phương tiện để giai cấp cầm quyền thực hiện đường lối chính trị, đàn áp các phong trào cách mạng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và duy trì quan hệ bóc lột
b Các nước cộng sản chủ nghĩa
Ph Ăngghen nhấn mạnh rằng quân đội trở thành mục đích chủ yếu của nhà nước để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và đàn áp các tầng lớp khác trong xã hội Kế thừa
và phát triển từ Các Mác và Ăngghen, V I Lê-nin cho rằng quân đội phải gắn liền với chính trị và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Quân đội Nhân dân Việt Nam, theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, phải lấy "chính trị làm gốc" để duy trì bản chất giai cấp công nhân và tham gia vào hệ thống chính trị, xây dựng đất nước và phát triển kinh tế
Quân đội không chỉ bảo vệ an ninh quốc gia khỏi xâm lăng, mà còn bảo vệ an ninh chính trị, trật tự và an ninh xã hội, cùng với công an nhân dân, tham gia vào cuộc chiến chống tội phạm ma túy, khủng bố và duy trì trật tự nội bộ quốc gia
4 Vai trò nhân đạo:
Vai trò nhân đạo của quân sự được được biểu hiện thông qua các hoạt động cũng như chiến lược của lực lượng quân sự trên phương diện bảo vệ, hỗ trợ và duy trì quyền lợi căn bản của con người:
Trang 7 Bảo vệ người dân: Quân đội có trách nhiệm bảo vệ người dân khỏi tổn thất và nguy hiểm trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, khủng bố, bạo loạn, xung đột vũ trang và chiến tranh, giảm thiểu số người dân bị thương trong các xung đột, hạn chế sử dụng biện pháp quân sự không cần thiết và đảm bảo an ninh nhất Quân đội Nhật Bản đã tham gia vào công tác bảo vệ cũng như hỗ trợ người dân trong và sau thảm họa động đất và sóng thần ở quốc gia này Trong khi đó, lực lượng quân sự của Liên Hợp Quốc đã tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và bảo vệ người dân trong thời gian xảy ra xung đột ở Bosnia
và Herzegovina từ năm 1992 đến 1995
Hỗ trợ nhân đạo: Quân đội cũng tham gia vào các hoạt động nhân đạo như cung cấp thuốc men, thực phẩm và nước sạch cho những người bị ảnh hưởng trong khu vực xung đột Hoạt động nhân đạo này thường được thực hiện song song với các tổ chức quốc tế và phi chính phủ Trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan (2001 – 2021), các lực lượng quân sự quốc tế, chủ yếu là NATO và lực lượng Hoa Kỳ, đã tham gia vào các hoạt động nhân đạo như cung cấp lương thực, nước sạch, dịch vụ y tế và giáo dục, cũng như hỗ trợ các nguồn lực quan trọng khác
Hợp tác, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ quốc tế: Họ cũng tham gia vào các nhiệm vụ quốc tế để thúc đẩy hòa bình, đảm bảo an ninh và duy trì sự ổn định Các lực lượng quân sự từ nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Anh, Pháp và nhiều quốc gia khác, đã cùng nhau huấn luyện, tư vấn chiến lược và triển khai lực lượng trong cuộc chiến chống lại tổ chức ISIS ở Iraq và Syria, duy trì hòa bình trong khu vực cũng như thế giới
Giáo dục và huấn luyện: Quân đội có thể tham gia vào các hoạt động giáo dục
và huấn luyện nhằm nâng cao kiến thức và năng lực của cộng đồng địa phương, đặc biệt là về an ninh và nguy cơ từ vũ khí hạt nhân, cung cấp các kỹ năng quân sự cho người dân và cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho quân đội của quốc gia
Trang 8Tuy nhiên, vai trò nhân đạo của quân sự có thể bị thách thức khi mục tiêu quốc tế và lợi ích quốc gia xung đột với nhau Đối thoại và hợp tác chiến lược giữa các quốc gia
là cần thiết nhằm đảm bảo tất cả các hoạt động quân sự đều hướng tới việc bảo vệ và
hỗ trợ con người một cách tốt nhất
5 Tham gia vào hợp tác quốc tế và quan hệ quốc tế
Những năm gần đây, quan hệ quốc tế và đối ngoại quốc phòng đã phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế Đối ngoại quốc phòng trở thành một trong những trụ cột quan trọng của chính sách đối ngoại của quốc gia, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân và tạo sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc, duy trì môi trường hòa bình và phát triển đất nước
Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực quân sự và nhân đạo trên trường quốc tế Gần đây nhất, sáng 29-6-2023, tại sân bay Tân Sơn Nhất, 63 quân nhân thuộc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 và Bộ đội công binh số 2 đã lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại phái bộ Nam Sudan Việc tham gia này đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm và hiệu quả, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và tăng cường tín nhiệm, hợp tác quốc phòng với các quốc gia trong khu vực và ngoài khu vực
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang tích cực đóng góp vào các cơ chế hợp tác quốc phòng và an ninh khu vực và quốc tế như ASEAN, ADMM+, ARF và Shangri-La Điều này cho thấy quân sự đóng vai trò quan trọng trong việc định hình đường lối đối ngoại quốc phòng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế
Giới quân nhân và quân sự ở các nước khác, trong lĩnh vực hội nhập và hợp tác quốc
tế, cũng có vai trò cực kì then chốt, duy trì và phát triển quan hệ ngoại giao thông qua các cuộc trao đổi quân sự, các cuộc đàm phán, hợp tác an ninh, đa phương Như khối NATO, một liên minh quân sự mạnh mẽ nhằm bảo vệ an ninh chung và thúc đẩy hợp tác quốc tế, duy trì và phát triển quan hệ thông qua các cuộc trao đổi quân sự, đàm phán và hoạt động hợp tác an ninh đa phương
Trang 96 Quản lý tài nguyên quốc gia
Tài nguyên quốc gia bao gồm các nguồn tài nguyên tự nhiên, kinh tế và nhân lực, và chúng được quản lý và bảo vệ theo chính sách của từng quốc gia Những nguồn tài nguyên này thuộc sở hữu độc quyền của nhà nước và không thuộc sở hữu của bất kỳ
cá nhân hoặc tổ chức nào khác
Vai trò của việc quản lý tài nguyên trong mỗi quốc gia là rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và an ninh của quốc gia đó Ví dụ, quản lý tài nguyên có thể tạo ra việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, góp phần vào nguồn thu ngân sách Ngoài
ra, việc quản lý tài nguyên cũng có tác động trực tiếp đến môi trường Việc hợp tác và trao đổi tài nguyên cũng góp phần xây dựng quan hệ quốc tế và bảo vệ chủ quyền và
an ninh của quốc gia
Phương thức quản lý tài nguyên của mỗi quốc gia
Phương thức quản lý tài nguyên quốc gia khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia Tuy nhiên, có một số phương thức chung mà các quốc gia thường thực hiện
● Về mặt kinh tế:
Nhà nước lập kế hoạch để xác định nhu cầu tài nguyên và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý Kiểm toán được thực hiện để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong việc sử dụng tài nguyên Các hoạt động khảo sát, thăm dò và khai thác tài nguyên cần được hỗ trợ bằng cách cung cấp phương tiện, nhân lực và chuyên môn Việc tham gia vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khai thác và sử dụng tài nguyên hiệu quả cũng quan trọng Các chính sách hấp dẫn được tạo ra để khai thác tài nguyên phục
vụ tăng trưởng kinh tế, bằng cách tạo lập hệ thống chính sách môi trường đầu tư hấp dẫn và áp dụng thuế đối với các doanh nghiệp nước ngoài để cải thiện ngân sách quốc gia
Trang 10● Về mặt quân sự:
Quân đội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên quốc gia Tuy nhiên, để đảm bảo sự khai thác tài nguyên diễn ra một cách hòa bình và bền vững, cần có sự hợp tác quốc tế Quân đội có trách nhiệm bảo vệ biên giới quốc gia và ngăn chặn các hành
vi xâm lấn và khai thác tài nguyên trái phép
7 Tác động kinh tế
7.1 Ngân sách quốc phòng và đầu tư vào quân sự
Ngân sách quốc phòng và đầu tư vào quân sự đang trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia như Mỹ, Nga và Trung Quốc Mỗi quốc gia có mục tiêu chiến lược riêng, nhưng đều tăng cường ngân sách quốc phòng hàng năm Như Trung Quốc đẩy mạnh tối tân hóa vũ khí, Mỹ với ngân sách quốc phòng cho năm 2021 và 2022 lần lượt
là 715 và 770 tỷ USD tập trung vào hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và phát triển năng lực tác chiến trong tương lai Nga, mặc dù không đứng thứ hạng cao về kinh tế nhưng xếp thứ hai về quân sự sau Mỹ
Tuy nhiên, việc tăng cường quân sự cũng ảnh hưởng đến ngân sách tổng của các quốc gia, làm giảm nguồn lực cho các lĩnh vực khác Nga là một ví dụ điển hình cho tình trạng này Mặc dù có diện tích lớn, Nga xếp thứ tám về kinh tế trong bảng xếp hạng thế giới, thấp hơn so với Nhật Bản và Ấn Độ Tuy nhiên, quân sự của Nga xếp thứ hai, với hơn 4.100 máy bay quân sự và kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới Các quốc gia khác như Bắc Triều Tiên cũng đang đầu tư quá nhiều vào quân sự Theo ước tính, Triều Tiên đã chi 15 - 25% tổng ngân sách cho quốc phòng, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nước này
7.2 Nền công nghiệp quốc phòng và tạo việc làm cho người dân
Việc đẩy mạnh chi tiêu cho quốc phòng đòi hỏi sự phát triển của ngành công nghiệp này, với yêu cầu đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển vũ khí tiên tiến Phát triển ngành công nghệ quốc phòng cũng có thể được thể hiện thông qua việc chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia đồng minh và hợp tác trong sản xuất vũ khí