1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm hoạt động trong giáo dục lý thuyết văn hóa lịch sử của l s vygotsky và lý thuyết hoạt động của a n leontiev

16 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cơ sở hình thành lý thuyết: Theo Vygotsky, cấu trúc nhận thức và quá trình tư suy của con người được hình thành và phát triển trong môi trường văn hóa – xã hội, thông qua các hoạt động g

lOMoARcPSD|39107117 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TẬP NHÓM (2): QUAN ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRONG GIÁO DỤC : LÝ THUYẾT VĂN HÓA LỊCH SỬ CỦA L.S VYGOTSKY VÀ LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG CỦA A.N LEONTIEV Môn: Tâm lý học giáo dục Nhóm: A+ MSSV HỌ VÀ TÊN THÀNH VIÊN 2156260056 Nguyễn Hồng Ngọc Châu 2156260063 Huỳnh Phú Dương 2156260089 Nguyễn Hồ Phương Nhân 2156260090 Nguyễn Phạm Yến Nhi 2156260110 Nguyễn Thị Hồng Xuân 1|Page Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 MỤC LỤC : PHẦN MỘT: L.S VYGOTSKY .3 I Giới thiệu nhân vật: 3 II Cơ sở hình thành lý thuyết: 4 III Nội dung cơ bản: 4 1 Quy luật phát triển tâm lý trẻ: .4 2 Công cụ tâm lý: .5 3 Vùng phát triển gần (Zone of Proximal Development) 5 4 Ngôn ngữ: 7 IV Ứng dụng trong dạy học: .8 V Ưu và nhược điểm của lý thuyết: .9 PHẦN HAI: A.N LEONTIEV 9 I Giới thiệu nhân vật: 9 II Cơ sở hình thành lý thuyết: 10 III Nội dung lý thuyết: 10 IV Ứng dụng vào việc dạy học: 13 V Ưu và nhược điểm: 14 PHẦN BA: TỔNG KẾT 15 Tài liệu tham khảo: 16 2|Page Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 PHẦN MỘT: L.S VYGOTSKY I Giới thiệu nhân vật: L.S Vygotsky sinh ngày 5/11/1896 tại Nga Ban đầu, ông học rất giỏi môn Sinh nên bắt đầu học về ngành Y, sau đó sự quan tâm của ông chuyển sang nghiên cứu pháp lý và pháp luật Bên cạnh giáo dục chính thức của mình, ông còn tìm tòi và phát triển triết học Phần lớn thời gian của ông dành cho việc nghiên cứu văn học – nghệ thuật và tâm lý học (Ngọ, 2016) Năm 1924, Vygotsky được Bộ giáo dục Nga giao trách nhiệm nghiên cứu tâm lý trẻ em khuyết tật, cho đến năm 1929, từ phòng thí nghiệm tâm lý trẻ em khuyết tật thành Viện nghiên cứu thực nghiệm tật học, chính vì điều này mà các cách tiếp xúc khoa học với bệnh viện thần kinh và những nghiên cứu về tâm lý trẻ khuyết tật chịu sự ảnh hưởng lớn từ tư tưởng của Vygotsky Ông là nhà tâm lý học tiên phong với những sở thích đa dạng về lĩnh vực tâm lý học phát triển (về trẻ em và về giáo dục) Ông cho rằng, trẻ em cần sự tương tác xã hội với những người thuộc các nhóm tuổi khác nhau để thúc đẩy sự phát triển tâm lý của chúng Nhờ vào những kiến thức sâu sắc về Triết học mà về sau này L.S.Vygotsky đã tạo nên nền tảng vững chắc cho cả sự nghiệp khoa học sau này của ông, thu hút nhiều nhà tâm lý học trẻ như: A.R.Luria, A.N.Leontiev, P.E.Levin, Trong suốt mười năm cống hiến cho nền tâm lý học (1924-1934), Vygosky đã để lại 180 công trình khoa học, trong đó có 135 công trình được phổ biến, nhiều quyển sách ông xuất bản trở thành tư liệu quý hiếm Lý thuyết văn hóa – lịch sử của ông đặt nền móng cho nhiều chuyên ngành tâm lý học hiện đại Năm 1996, theo quyết định của UNESCO, cả thế giới tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của L.S.Vygotsky và J Piaget Đó là biểu hiện sinh động cho sự tôn trọng và biết ơn của nhân loại đối với những danh nhân văn hóa (Ngọ, 2016) 3|Page Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 II Cơ sở hình thành lý thuyết: Theo Vygotsky, cấu trúc nhận thức và quá trình tư suy của con người được hình thành và phát triển trong môi trường văn hóa – xã hội, thông qua các hoạt động giao lưu và tương tác giữa người với người Ông cũng cho rằng, sự phát triển tâm lý ở người là quá trình chuyển tải những hoạt động ở bên ngoài vào bên trong mỗi cá nhân (Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Hồng Phan, Nguyễn Thị Anh Thư, 2022) và trở thành những cấu trúc mang tính cá nhân (tức là chuyển hóa kiến thức, kinh nghiệm của thế giới bên ngoài trở thành của riêng mỗi cá nhân), điều đó cũng khiến Vygotsky đánh giá cao các yếu tố xã hội tác động đến sự phát triển nhận thức Điều này hoàn toàn trái ngược với J.Piaget – người đánh giá cao các yếu tố bẩm sinh tác động đến sự phát triển tâm lý Để giải thích cho lý thuyết ông đưa ra, Vygotsky tập trung nghiên cứu vào hai khía cạnh chính: nguồn gốc xã hội trong việc hình thành học tập và vai trò của công cụ tâm lý trong hình thành và phát triển những chức năng tâm lý cấp cao III Nội dung cơ bản: 1 Quy luật phát triển tâm lý trẻ: Theo Vygotsky, quá trình phát triển tâm lý của trẻ chính là quá trình tạo ra những cấu trúc tâm lý mới, trong quá trình này, mỗi chức năng tâm lý xuất hiện hai lần: + Lần thứ nhất: ở mức độ xã hội – trẻ tương tác với những cá nhân khác trong môi trường sống của đứa trẻ + Lần thứ hai: ở nội tâm của đứa trẻ Thế nên, Vygotsky cho rằng cấu trúc tâm lý được xuất hiện lần đầu trong quá trình tương tác giữa người với người sau đó nó được chuyển hóa và trở thành một phần tâm lý Đặc biệt, Vygotsky nhấn mạnh sự phát triển nhận thức ở trẻ được hình thành và nuôi dưỡng trong mối quan hệ tương tác và giao tiếp và nuôi dưỡng trong mối 4|Page Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 quan hệ tương tác và giao tiếp của trẻ với những người hiểu biết chung quanh trẻ (bố mẹ, thầy cô, bạn bè, ), điều này khác biệt với J.Piaget khi ông cho rằng động lực dẫn đến sự phát triển tâm lý của trẻ là sự tương tác với bạn bè đồng trang lứa, đồng thời diễn ra những xung đột trong nhận thức của trẻ để tạo 2 Công cụ tâm lý: Công cụ tâm lý, theo Vygotsky, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức của trẻ từ những chức năng bậc thấp đến chức năng bậc cao, trong đó: Chức năng Sơ đồ hóa chức năng Bậc thấp A B Bậc cao A X và X B A: đối tượng B: phản ứng của cá thể X: kích thích phương tiện trung gian Vygotsky cũng đồng ý với J.Piaget rằng trẻ sinh ra với vài chức năng tâm lý cơ bản: cảm giác,tri giác, chú ý, trí nhớ (Mcleod, 2022) Từ những chức năng tâm lý cơ bản này làm tiền đề cho sự phát triển nhận thức của trẻ, để trẻ dần đạt được những chức năng tâm lý cao hơn như: tư duy, tưởng tượng, từ đó giúp trẻ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày với sự tham gia của các công cụ tâm lý (ngôn ngữ, kí hiệu, biểu tượng) 3 Vùng phát triển gần (Zone of Proximal Development) Trong lý thuyết của Vygotsky, sự phát triển tâm lý của trẻ được chia làm ba vùng riêng biệt (xem trong sơ đồ dưới đây): 5|Page Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 MKO: Những người hiểu biết hơn ẻ Vùng phát triển hiện Vùng phát triển gần Vùng phát triển xa : tại : mức độ phát triển (ZDP) : mức độ phát mức độ phát triển trẻ trẻ đã đạt được, tự triển trẻ có thể đạt không đạt được dù có thân giải quyết được nếu có sự hỗ trợ sự hỗ trợ của MKO của MKO Nhận thức của trẻ trước khi có sự hướng dẫn của MKO Nhận thức của trẻ sau khi có sự hướng dẫn của MKO Theo Vygotsky, trẻ chỉ có thể phát triển nhận thức của mình thông qua việc giải quyết vấn đề trong một giới hạn nhất định, trong đó khoảng cách giữa vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển gần (trẻ có thể đạt được), thông qua sự giúp đỡ của những người hiểu biết hơn trẻ (MKO) Vygotsky cũng từ đó chỉ ra vùng phát triển gần của trẻ như là luận điểm quan trọng trong các nghiên cứu về sự phát triển tâm lý trẻ em của Vygotsky Scaffolding (bắc giàn), một phương thức xuất hiện giúp trẻ từ vùng phát triển hiện tại tới vùng phát triển gần dưới sự giúp đỡ và hỗ trợ từ MKO và các công cụ Sau đó, vùng phát triển gần trở thành vùng phát triển hiện tại của trẻ (vùng phát triển hiện tại của trẻ được “cơ nới” thêm) và vùng phát triển xa sẽ trở thành vùng phát triển gần tiếp theo mà trẻ có thể hướng tới và hiểu cũng như là giải quyết được các vấn đề dưới sự giúp sức của MKO Có thể nói, với lý thuyết của Vygotsky, sự phát triển của trẻ, với sự giúp đỡ và hỗ trợ của các phương tiện, công cụ và sự hỗ trợ từ những người hiểu biết hơn, sự phát triển sẽ ngày càng được cơ nới thêm 6|Page Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Ví dụ: Phân tích cách thức giảng dạy của một lớp học trong tiết Toán với bài “Phép cộng, trừ với số thập phân” dựa trên lý thuyết của Vygotsky về vùng phát triển gần Cách thức để học sinh có thể hiểu và tiếp thu, vận dụng kiến thức được học: Thành phần Mô tả hoạt động Vùng phát triển hiện tại Kiến thức về phép toán cộng, trừ; cách thức trình bày phép toán cộng, trừ; khái niệm về số thập phân Vùng phát triển gần Nội dung mà học sinh cần đạt được: biết được quy tắc (ZDP) cộng, trừ số thập phân, vận dụng và thành thạo cách tính MKO Giáo viên, (có thể) bạn bè Công cụ hỗ trợ Sách giáo khoa, slide bài giảng, cách bài toán mẫu, Kết quả: dưới sự hỗ trợ của giáo viên (đóng vai trò là MKO trong lớp học), các công cụ và phương tiện dạy học, mà học sinh có thể cơ nới khả năng hiểu biết của mình 4 Ngôn ngữ: Một trong những công cụ tâm lý quan trọng theo Vygotsky là ngôn ngữ, ông tin rằng sự phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác xã hội và chúng phát triển để thực hiện mục đích giao tiếp Vygotsky cũng cho rằng ngôn ngữ đóng hai vai trò quan trong sự phát triển nhận thức của trẻ: một, ngôn ngữ là phương tiện chính yếu để người lớn chuyển giao thông tin đến trẻ, hai, ngôn ngữ là công cụ rất mạnh cho sự thích nghi trí tuệ Có ba hình thức ngôn ngữ chính (Mcleod, 2022): - Ngôn ngữ xã hội (từ 2 tuổi) : hướng ngoại, thể hiện rõ ra bên ngoài, dùng để giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh - Ngôn ngữ riêng tư (từ 3 tuổi): trực tiếp với bản ngã và dùng như một chức năng trí tuệ 7|Page Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 - Bắt đầu từ 7 tuổi, ngôn ngữ riêng tư sẽ đi xuống tầng ngầm và thực hiện chức năng tự điều chỉnh, lúc này nó đã trở thành ngôn ngữ nội tâm thầm lặng Vygotsky là nhà Tâm lý học đầu tiên ghi nhận tầm quan trọng của diễn ngôn riêng tư, ông nhận thấy trẻ em thường dùng diễn ngôn riêng tư nhiều nhất trong những công việc khó khăn trung gian, bởi bản thân chúng đang tự điều chỉnh bằng cách hoạch định và tổ chức các ý nghĩ của mình bằng ngôn ngữ VD: Đứa trẻ khi lên 2 tuổi, chúng sẽ luôn nói chuyện với mọi người chung quanh (nhất là ở giai đoạn 21 tháng tuổi có hiện tượng “bùng nổ ngôn ngữ” ở trẻ) Khi lên 3, trẻ sẽ bắt đầu tổ chức các hoạt động trò chơi phân vai và bắt đầu “lồng tiếng” cho những nhân vật mà chúng phân vai bằng chính cách diễn đạt của chúng (diễn ngôn riêng tư) và hay tự đặt câu hỏi, tự lẩm bẩm để giải quyết vấn đề Sang 7 tuổi, trẻ không còn lẩm bẩm mà chuyển sang đặt câu hỏi trong suy nghĩ để giải quyết vấn đề của mình (ngôn ngữ nội tâm) IV Ứng dụng trong dạy học: Cho đến nay, việc dạy học theo cấp bậc – chia bài học làm từng phần nhỏ để học sinh có thể dễ dàng nắm rõ cũng như là tiếp đến các phần tiếp theo (ví dụ: việc học môn Tâm lý học đại cương là môn cơ sở ngành tại năm nhất để làm nền tảng phát triển phục vụ cho các môn học sau: TLHGD, Giáo dục học, ) Việc chia ấy cũng được thể hiện qua việc chia cấp lớp trong một số nền giáo dục hiện nay Việc áp dụng các lý thuyết Vygotsky vào giáo dục đương đại là việc “dạy tương hỗ” được dùng để cải thiện năng lực học từ sách vở Theo phương pháp này, thầy và trò cộng tác trong việc học và thực hành bốn kỹ năng then chốt: tóm lược, đặt câu hỏi, làm rõ và dự đoán Vai trò của thầy ngày càng được giảm bớt Vygotsky cũng liên quan đến những khái niệm dạy học như “dựng giàn giáo” (“scaffolding”) và “học việc” (“apprenticeship”) trong đó người thầy hay bạn đồng lứa khá hơn giúp cấu trúc hay dàn xếp một công việc để kẻ học việc non nớt có thể 8|Page Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 thực hiện thành công Các lý thuyết của Vygotsky cũng nuôi dưỡng sự quan tâm hiện hành với việc học tập thể, trong đó các thành viên có trình độ khác nhau để người khác có thể giúp người kém hơn trong phạm vi ZPD của chúng V Ưu và nhược điểm của lý thuyết: Thuyết văn hóa - Lịch sử đã làm thay đổi quan điểm về Tâm lí và Giáo dục Bởi nó nhấn mạnh quá trình tương tác giữa trẻ và những người hiểu biết hơn để có được những kinh nghiệm và kiến thức mới với bản thân Đưa ra được lí thuyết học tập giàn giáo và vẫn đang được áp dụng cho tới ngày nay Tuy nhiên, lý thuyết của Vygotsky vẫn có một số bất cập như: việc xác định vùng phát triển gần cho cá nhân hoặc cho 1 nhóm gặp nhiều khó khăn vì mỗi người sẽ có một hoạt động riêng; học thuyết của ông có thể liên quan đến tất cả các nền văn hóa, nhưng quy tắc giàn giáo thì không thể nào sử dụng cùng 1 cách cho tất cả các nền văn hóa PHẦN HAI: A.N LEONTIEV I Giới thiệu nhân vật: A.N Leontiev, sinh ngày 5/2/1903 tại Moscow (Nga), là nhà tâm lý học Xô Viết, Tiến sĩ Tâm lý học, Giáo sư, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô Ông tốt nghiệp ban Khoa học xã hội MGU (1924), công tác ở Viện Tâm lý học và Học viện Giáo dục Cộng sản chủ nghĩa, ông cũng là một trong những cộng sử thân cận nhất của Vygotsky Nghiên cứu lớn đầu tiên của Leontiev là công trình “Phát triển trí nhớ” (1931) và được hình thành trong khuôn khổ thuyết văn hóa – lịch sử của Vygotsky (Ngọ, 2016) 9|Page Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Một số công trình của A.N.Leontiev: “Sự phát triển trí nhớ” (1931), “Những vấn đề phát triển tâm lý” (1959, 1965, 1972), “Nhu cầu động cơ và xúc cảm” (1972), “ Những vấn đề hoạt động trong tâm lý học” (1972), Đặc biệt, tác phẩm “Hoạt động – Ý thức – Nhân cách” được xuất bản năm 1975, mà theo Leontiev, “điều chủ yếu trong cuốn sách này là thử suy nghĩ một cách tâm lý học về các phạm trù quan trọng hơn cả đối với việc xây dựng một hệ thống thuần tâm lý học, như là một khoa học cụ thể về sự nảy sinh, sự vận hành và việc kết cấu nên sự phản ánh tâm lý về hiện thực như là phương tiện trung giới cho cuộc sống của cá nhân Đó là phạm trù hoạt động có đối tượng, phạm trù ý thức của con người và phạm trù nhân cách.” (Ngọ, 2016) Có thể nói, đây là tác phẩm tổng kết lại toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu cống hiến lớn lao cho khoa học nghiên cứu của Leontiev Uy tín khoa học của A.N.Leontiev là rất lớn, ông là một nhà tâm lý học lỗi lạc của thế giới II Cơ sở hình thành lý thuyết: L.S Vygotsky được xem như người đặt nền móng đầu tiên cho tâm lý học hoạt động Ông xây dựng một nền Tâm lý học theo chủ nghĩa Marxist và lấy phạm trù hoạt động là đối tượng nghiên cứu chính Kế thừa nền Tâm lý học của Vygotsky, học trò của ông - Leontiev, đã định hình và phát triển hoạt động dưới quan điểm lịch sử - phát triển và chính thức xây dựng được lý thuyết hoạt động tâm lý của con người Leontiev đã định hình và phát triển đường lối tiếp cận hoạt động dưới quan điểm lịch sử - phát triển và chính thức xây dựng, đưa khung lý thuyết hoạt động của con người Nhờ vậy, hàng loạt các vấn đề liên quan được làm sáng tỏ dựa trên lý thuyết của ông, làm cơ sở cho nhiều ứng dụng lý luận và thực tiễn cho đến ngày hôm nay III Nội dung lý thuyết: 10 | P a g e Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Leontiev phân chia hoạt động của con người thành hai loại: Hoạt động bên trong (hoạt động tinh thần) và hoạt động bên ngoài (hoạt động thực tiễn) Hoạt động bên ngoài là nguồn gốc phát sinh và hình thành của hoạt động bên trong và chúng có chung một cấu trúc Các thành tố cấu tạo nên cấu trúc của hoạt động được chia thành hai nhóm: - Nhóm thuộc về phía chủ thể: hoạt động, hành động và thao tác - Nhóm thuộc về phía khách thể (đối tượng của hoạt động): động cơ, mục đích và phương tiện Cấu trúc chức năng của hoạt động gồm: sự chuyển hóa giữa các thành tố thuộc chủ thể tương ứng với sự chuyển hóa chức năng của các thành tố thuộc đối tượng cần chiếm lĩnh, và mối quan hệ này thể hiện tính hai chiều Cũng theo Leontiev, đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động chính là tính đối tượng (tức hoạt động bao giờ cũng có đối tượng) và thông qua mối quan hệ tích cực giữa con người với thế giới, hoạt động lúc nào cũng có đối tượng cụ thể Trong đó, động cơ của hoạt động giữ vai trò chủ đạo, là thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc tâm lý của hoạt động Động cơ có thể được coi là mục đích chung, mục đích chính là những mục tiêu nhỏ hơn 11 | P a g e Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 • Phân tích các thành tố trong lý thuyết hoạt động (đi kèm với ví dụ minh họa: việc học lái xe.) (Ngọ, 2016) Thành tố Nội dung lí thuyết (nhắc lại) Ví dụ minh họa Động cơ – hoạt Động cơ là đối tượng (vật chất/ tinh Bạn thấy bạn bè chạy xe động thần) mà chủ thể cần chiếm lĩnh thôngmáy và bạn muốn học nó qua hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu+ Động cơ: bạn muốn lái được vật chất hóa trong đối tượng đó xe máy Động cơ giữ vai trò chủ đạo + Hoạt động: lái xe đi làm, lái xe đi chơi, Mục đích – hành Mục đích là đối tượng chủ thể ý thức + Mục đích: giữ thăng động cần phải chiếm lĩnh nó, làm phương bằng tiện để thỏa mãn nhu cầu hoạt động + Hành động: các hành Mục đích có chức năng hướng dẫn chủđộng được hướng dẫn:bóp thể tới đối tượng thỏa mãn nhu cầu thắng, điều khiển hai tay, Nhiều mục đích sẽ cấu thành động cơ, nhiều hành động sẽ cấu thành hoạt động Thao tác – Về phía chủ thể, thao tác là cơ cấu nhỏ - Thao tác (sự cử động phương tiện nhất, thể hiện mặt kĩ thuật, là phương của chân tay để làm thức triển khai của hành động công việc gì đó) : Thao tác có chức năng là phương tiện dắt xe, ngồi thẳng của hành động lưng, Phương tiện là cơ cấu nhỏ nhất trong - Phương tiện: xe máy cấu trúc, từ đó cấu thành nên mục đích của hoạt động 12 | P a g e Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 IV Ứng dụng vào việc dạy học: Hoạt động học với chủ thể là sinh viên, còn đối tượng của nó là những tri thức khoa học Để hình thành hoạt động học tập cho người học, cần phải hình thành các đơn vị chức năng của hoạt động học bao gồm các mặt động cơ, mục đích học tập và thông qua đó, hình thành được các thao tác là hành động cụ thể Mô hình hình thành hoạt động học: - Hình thành động cơ học tập - mục đích học tập - phương tiện học tập - Hình thành hoạt động học tập - hành động học tập - thao tác học tập Động cơ học tập chia thành hai loại: động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội, trong đó động cơ hoàn thiện tri thức ở đây là lòng ham mê, khát khao mở rộng tri thức, say mê với những môn học, còn động cơ quan hệ xã hội đó là sự thưởng phạt hoặc đe doạ, những áp lực gia đình, nhà trường, công việc, danh vọng hoặc mong đợi sự hạnh phúc (Helen Hasan, Alanah Kazlauskas, 2014) Động cơ thúc đẩy hoạt động diễn ra theo nhiều hành động khác nhau: sinh viên lên lớp nghe giảng, sinh viên lên thư viện đọc sách, sinh viên học bài cũ củng cố kiến thức… Ngoài ra, hành động cũng thể hiện tính tích cực bên trong và bên ngoài của cá nhân: sinh viên có chủ động tìm kiếm, trau dồi kiến thức, đồng thời hệ thống lại tri thức đã có được, mở rộng hiểu biết bằng suy đoán của bản thân Hành động tiến hành bằng nhiều thao tác Sinh viên muốn lên thư viện thì phải có các thao tác như tra cứu danh mục tài liệu, nhìn, ghi chép… Mục đích của hoạt động học sinh viên hướng tới là các khái niệm, giá trị, chuẩn mực… trong từng ngành khoa học cụ thể Đặc trưng trong học tập của học sinh, sinh viên khác với lao động ở chỗ học tập không làm thay đổi đối tượng tác động mà thay đổi chính bản thân mình Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách 13 | P a g e Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Bên cạnh đó, điều kiện đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động học tập Nếu không có các điều kiện học tập bên ngoài như tài liệu, dụng cụ học tập, sự giảng giải của thầy cô… và sự vận động của chính bản thân người học thì sinh viên khó có thể tự mình tiến hành các hoạt động tái tạo tri thức Ví dụ: Đối với sinh viên ngành tâm lý, đa số các bạn khi bước chân vào đều có hứng thú riêng về ngành tâm lý Đó chính là động cơ thúc đẩy các bạn nỗ lực học tập Để thực hiện điều đó, mỗi bạn đều tự đặt ra cho mình mục tiêu riêng và hành động theo nhiều cách khác nhau như: đi học đều đặn, đúng giờ, lên lớp nghe giảng để tiếp thu kiến thức, đi thư viện để mở rộng kiến thức, học ôn bài để củng cố kiến thức… V Ưu và nhược điểm: Điều đầu tiên, lý thuyết của A.N Leontiev nghiên cứu và khẳng định rõ đối tượng của tâm lý học là hoạt động, cung cấp phương pháp nghiên cứu mới: phương pháp tiếp cận hoạt động Đồng thời phát hiện ra các hoạt động “bên ngoài” và hoạt động “bên trong” của cá nhân đã mở đường cho tâm lý học tiếp cận được với cơ chế hình thành và phát triển tâm lý cá nhân: chuyển từ hoạt động bên ngoài vào bên trong Tuy nhiên, cấu trúc hoạt động vẫn còn mô tả cấu trúc tâm lý còn mơ hồ và chỉ mới xác lập được mức chung và trừu tượng về hoạt động và cấu trúc tâm lý trong từng giai đoạn hay mức độ ảnh hưởng của các bối cảnh văn hóa, xã hội khác nhau, tập trung vào hoạt động cá nhân bỏ qua vai trò của quá trình hoạt động giao tiếp, tương tác giữa các cá nhân trong môi trường xã hội 14 | P a g e Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 PHẦN BA: TỔNG KẾT Lev Vygotsky A.N.Leontiev -Quá trình phát triển tâm lý của trẻ chính là quá- Hoạt động là một quá trình thực trình tạo ra những cấu trúc tâm lý mới, trong hiện chuyển hóa lẫn nhau giữa quá trình này, mỗi chức năng tâm lý xuất hiện 2 cực: chủ thể - khách thể hai lần -Cấu trúc chức năng của hoạt động - Trẻ sinh ra với vài chức năng cơ bản, diễn ra : sự chuyển hóa giữa các thành dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa xã hộit.ố thuộc chủ thể tương ứng với sự - ZDP dẫn dắt người học đạt được các kĩ năng chuyển hóa chức năng của các thành và khả năng mới thì vùng này sẽ di chuyển về tố thuộc đối tượng cần chiếm lĩnh, phía trước và mối quan hệ này thể hiện tính - Lý thuyết của Vygotsky nhấn mạnh đến vai hai chiều trò của người hướng dẫn và các công cụ - Nhóm thuộc về phía chủ thể: hoạt - Dạy học chỉ tốt chỉ khi nó đi trước sự động, hành động và thao tác phát triển hiện có của trẻ và tác động đúng vào- Nhóm thuộc về phía khách thể (đối vùng phát triển gần của trẻ tượng của hoạt động): động cơ, mục đích và phương tiện - Động cơ của hoạt động giữ vai trò chủ đạo, là thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc tâm lý của hoạt động -Dạy học cần phải có nhu cầu, mong muốn để hình thành hành động Lý thuyết của A.N.Leontiev là sự phát triển dựa trên cơ sở lý luận của Vygotsky, và cũng như nhiều nhà tâm lý học Liên Xô khác đều quan tâm đến cơ sở triết học Marx Phát hiện của Leontiev nhằm khẳng định rõ đối tượng của Tâm lý học là hoạt động 15 | P a g e Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Tài liệu tham khảo: Helen Hasan, Alanah Kazlauskas (2014, 6 16) Activity Theory: who is doing what, why and how Được truy lục từ University of Wollongong Australia : https://ro.uow.edu.au/buspapers/403 Mcleod, S (2022, 8 18) Vygotsky's Sociocutural Theory of Cognitive development Được truy lục từ simlyspychology.org: https://www.simplypsychology.org/vygotsky.html Phan Trọng Ngọ (2016) Các lý thuyết phát triển tâm lý người Đại học Sư phạm Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Hồng Phan, Nguyễn Thị Anh Thư (2022) Giáo trình Tâm lý học giáo dục Hồ Chí Minh : Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Thpanorama (2022) Lý thuyết văn hóa xã hội của Vygotsky Được truy lục từ vi.thpanorama.com : https://vi.thpanorama.com/articles/psicologa- educativa/la-teora-sociocultural-de-vygotsky.html 16 | P a g e Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:05

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN