1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ thực trạng phát triển du lịch bền vững tạithành phố huế

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 830,19 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (4)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (5)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • Chương I: Cơ sở lý luận (6)
    • 1. Các khái niệm (6)
      • 1.1 Khái niệm về Du lịch..................................................... Error! Bookmark not defined (6)
      • 1.2 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững (7)
      • 1.3 Khái niệm về SWOT (7)
    • 2. Các trụ cột phát triển du lịch bền vững (7)
      • 2.1 Kinh tế (8)
      • 2.2 Môi trường (8)
      • 2.3 Văn hoá – xã hội (9)
    • 3. Những nguyên tắc của du lịch bền vững (9)
  • Chương II: Tổng quan về tài nguyên và thực trạng phát triển du lịch (10)
    • 1. Giới thiệu khái quát về thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Error! Bookmark not defined. 2. Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Huế (10)
      • 2.1 Tài nguyên du lịch (11)
        • 2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên (11)
        • 2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn (12)
      • 2.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội (13)
    • 3. Thực trạng phát triển du lịch (13)
    • 4. Chiến lược phát triển (15)
  • Chương III: Du lịch dưới góc nhìn phát triển bền vững (16)
    • 1. Du lịch và lợi ích kinh tế (16)
    • 2. Du lịch và môi trường (17)
    • 3. Du lịch và các vấn đề văn hóa - xã hội (19)
    • 4. Nhận định thực trạng phát triển du lịch bền vững (20)
  • Chương IV: Phân tích SWOT trong phát triển du lịch ở thành phố Huế (21)
    • 1. Điểm mạnh (Strength) (21)
    • 2. Điểm yếu (Weaknesses) (22)
    • 3. Cơ hội (Opportunities) (22)
    • 4. Thách thức (Threats) (24)
  • Chương V: Một số đề xuất phát triển du lịch bền vững (25)
    • 1. Về phía chính quyền địa phương (25)
    • 2. Về phía người dân địa phương (26)
    • 3. Về phía công ty lữ hành (26)
    • 4. Về phía khách du lịch (27)
  • Tài liệu tham khảo (27)

Nội dung

Lý do chọn đề tàiHiện nay, Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng vai trò rấtquan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước, đóng góp vào việc tăng nguồ

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:Dựa vào đề tài “Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Huế” cùng với sự vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, nhóm tiến hành đánh giá tiềm năng phát triển, phân tích các hoạt động du lịch tại thành phố Huế với ba trụ cột kinh tế, môi trường, văn hóa - xã hội Sử dụng mô hình swot để đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để phân tích đánh giá nhằm đưa ra những định hướng và các giải pháp để phát triển du lịch bền vững.

Nghiên cứu tổng quan về tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch bền vững ở thành phố Huế.

Nêu ra các định hướng, đưa ra các giải pháp và các đề xuất trong việc phát triển du lịch bền vững ở thành phố Huế.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Các số liệu, tài liệu sử dụng trong bài tiểu luận được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như: Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở Du Lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, các cơ quan trong tỉnh Thừa Thiên Huế, báo Tài nguyên và Môi trường, Các tài liệu được lựa chọn có nội dung chính thống, phù hợp với mục đích của bài nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là nguồn tài liệu thứ cấp là phương pháp được nhóm sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm bài nghiên cứu từ những tổ chức, tác giả, cá nhân có uy tín.

Phương pháp phân tích SWOT là một phương pháp rất quan trọng và hiệu quả mà nhóm đã lựa chọn để phân tích đề tài nghiên cứu đánh giá một cách khách quan về ưu điểm và khuyết điểm của đề tài để có thể nhìn nhận thực trạng vấn đề một cách đa chiều hướng tới phát triển du lịch bền vững tại thành phố Huế.

Cơ sở lý luận

Các khái niệm

1.1 Khái niệm về Du lịch

Thời xa xưa, con người chỉ đơn giản nghĩ đến việc có thứ để ăn, có nhà để ở và có việc để làm Việc chu du đó đây dường như chỉ dành cho giới quý tộc Tuy nhiên, xã hội phát triển, con người ngày càng ăn nên làm ra Những chuyến chu du, khám phá không còn quá xa xỉ với họ nữa Từ đó, ngành Du lịch ra đời Theo đó, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động tích cực của con người [3]

Theo nhà kinh tế học Kalfiotis cho rằng: du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế.

Tại Việt Nam, theo luật du lịch năm 2017, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [4]

Tóm lại, du lịch là một hoạt động mà ở đó cho phép con người được trải nghiệm, khám phá, nghỉ ngơi, thưởng thức những nét đặc trưng vùng miền tại đó.

1.2 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, con người dần dần nhận thức được những tài nguyên tự nhiên trên Trái Đất dần dần cạn kiệt Từ đó, những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường cũng được đẩy mạnh Không chỉ vậy, ý thức người dân ngày càng được nâng cao Vì vậy, hàng loạt các trào lưu về bảo vệ môi trường thiên nhiên đang trở thành xu hướng Bên cạnh đó, người ta cũng dần dần nhận thấy việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động tại các khu vực cũng là một vấn đề đáng quan tâm Kể từ đó, những biện pháp nhằm phát triển du lịch một cách bền vững cũng dần dần được đẩy mạnh.

Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai [4]

Chẳng hạn việc áp dụng mô hình làm homestay tại các khu vực miền núi phía Bắc, vừa giúp quảng bá hình ảnh, thiên nhiên và con người tại đây, đồng thời tăng thêm thu nhập, tạo cơ hội việc làm cho những người nông dân nơi đây Hay việc khu nghỉ dưỡng Fiji sử dụng 100% năng lượng mặt trời và bày bán các món quà lưu niệm độc đáo do chính tay người dân bản địa kì công chế tác cũng là một ví dụ điển hình cho việc phát triển du lịch bền vững.

Vào những năm của thập niên 60, nhằm tìm hiểu quá trình lên kế hoạch, lập chiến lược của các doanh nghiệp, nhóm các nhà kinh tế học tại đại học Stanford ( Mỹ) đã đưa ra “Mô hình phân tích SWOT”.

SWOT là hệ thống các chữ cái viết tắt của các từ tiếng Anh: S - Strengths ( điểm mạnh),

W - Weaknesses ( điểm yếu), O - Opportunities ( cơ hội) và T - Threats ( thách thức).

Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được xem là yếu tố bên trong mang lại lợi thế hoặc bất lợi cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mức độ nhận diện thương hiệu, công nghệ, giá cả, Cơ hội và thách thức được xem là yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp có thể nắm bắt nhằm cải thiện năng suất như đối thủ, nguồn cung, xu hướng,

Tóm lại, việc phân tích theo mô hình SWOT giúp doanh nghiệp nhận biết những yếu tố tác động bên trong và bên ngoài phục vụ cho việc lên kế hoạch và chiến lược lâu dài.

Các trụ cột phát triển du lịch bền vững

Ngày nay, du lịch được xem là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm và tác động rất lớn trong sự phát triển của quốc gia Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2022, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt, tổng số khách du lịch nội địa ước đạt trên 101,3 triệu lượt Tổng thu du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng Nhờ ngành công nghiệp không khói này, nhiều quốc gia, khu vực “trở mình”, vươn lên để phát triển trên nhiều phương diện Tuy nhiên, bên cạnh những tác động to lớn đó, vẫn còn tồn tại một số thực trạng tiêu cực trong việc phát triển du lịch như ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, “Như thế, phát triển bền vững không cho phép con người vì sự ưu tiên của hệ thống này mà gây ra sự suy thoái, tàn phá đối với hệ thống khác Thông điệp ở đây thật đơn giản: Phát triển bền vững không chỉ nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế Hiện nay, phát triển phải dựa trên tính bền vững cả về môi trường - sinh thái, văn hoá - xã hội và kinh tế Phát triển bền vững mang tính ba chiều, giống chiếc kiềng ba chân Nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ Cần nhận thức được rằng, ba chiều này phụ thuộc nhau về nhiều mặt, có thể hỗ trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh với nhau Nói đến phát triển bền vững có nghĩa là tạo được sự cân bằng giữa ba chiều (ba trụ cột)” [5] Cụ thể là:

Việc phát triển du lịch bền vững ở kinh tế được hiểu là sự phát triển nhanh, an toàn và chất lượng trên mọi mặt của nền kinh tế thành phần, đồng thời phải tạo ra được sự thịnh vượng chung dành cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ tập trung vào số ít người trong phạm vi giới hạn cho phép của hệ sinh thái và cũng không xâm phạm tới những quyền cơ bản của con người Điều này sẽ đóng góp trực tiếp cho việc phát triển kinh tế của các quốc gia, khu vực, mang lại nhiều lợi ích thiết thực Tuy nhiên phát triển du lịch bền vững vẫn có một vài thách thức cho nền kinh tế, đòi hỏi quốc gia phải có một nguồn lực vững vàng vì đây là một quá trình về lâu về dài và mất nhiều thời gian mới có thể đạt được thành tựu Nghĩa là, phát triển du lịch bền vững không mang lại quá nhiều lợi nhuận kinh tế trước mắt.

Trong Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 đạt được việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả phụ nữ và nam giới còn là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao Tiêu chí phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam trên bình diện kinh tế là:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD.

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.

- Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%

- Tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33-35% GDP; nợ công không quá 60% GDP.

- Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50%

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm.

- Giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP ở mức 1-1,5%/năm.

Việc phát triển du lịch giúp cho chính quyền địa phương cũng như người dân nâng cao chất lượng đời sống nhờ vào việc sử dụng sản phẩm du lịch của du khách Đồng thời, nhờ vào việc phát triển du lịch bền vững đã góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở điểm đến.

Môi trường được coi là yếu tố bị ảnh hưởng nặng nề nhất và cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu của việc phát triển du lịch Đã từng có khoảng thời gian vì không biết quy hoạch và đưa ra những chính sách đúng đắn, nhiều điểm du lịch đã bị khai thác quá mức, đồng thời không có những quy định nghiêm ngặt đã khiến nhiều vùng du lịch bị ô nhiễm nặng nề Chính vì thế, có thể xem môi trường là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch bền vững Trong quá trình phát triển du lịch bền vững có những nhiệm vụ cơ bản như bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng khí quyển Trái Đất; sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; Giảm thiểu xả thải, đồng thời khắc phục ô nhiễm (nước, đất, tiếng ồn, không khí, ); phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái.

Có 5 chỉ tiêu cụ thể về môi trường được đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, bao gồm:

- Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%

- Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70%

- Giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính (So với kịch bản phát triển thông thường).

- 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường.

- Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3-5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.

Việc phát triển du lịch bền vững xã hội là sự phát triển nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội, có sự bình đẳng giữa các giai tầng xã hội, giữa các giới Điều này sẽ giúp giảm bớt các tệ nạn xã hội thông qua việc cung cấp việc làm cho người dân, đồng thời giúp nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ và gìn giữ các tài nguyên du lịch Để phát triển bền vững xã hội cần phải có những việc làm cụ thể như: Nâng cao học vấn, xoá nạn mù chữ; Cần bình đẳng giới và quan tâm tới nhu cầu lợi ích giới; Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định; Giảm thiểu những tác động tiêu cực của môi trường đến đô thị hoá; Ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị.

Theo Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, các chỉ tiêu chủ yếu về xã hội là:

- Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) duy trì trên 0,7

- Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%năm.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%.

Những nguyên tắc của du lịch bền vững

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế ( 1988), phát triển du lịch bền vững bao gồm 10 nguyên tắc sau: [7]

Nguуen tăc 1: Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội được bảo tồn và sử dụng bền vững sẽ giúp ngành du lịch phát triển lâu dài hơn.

Nguуen tăc 2: Giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên quá mức và chất thải ra môi trường được giảm đi thì ѕẽ tránh được những chi phí cho ᴠiệc hồi phục tổn hại ᴠề môi trường ᴠà chất lượng du lịch được cải thiện hơn.

Nguуen tăc 3: Duу trì tính đa dạng: Duу trì ᴠà tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên,ᴠăn hóa ᴠà хã hội chính là уếu tố quan trọng giúp cho du lịch phát triển bền ᴠững và là điều kiện tất yếu để Ngành du lịch phát triển.

Nguуen tăc 4: Bằng cách lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển của địa phương và quốc gia, đánh giá tác động môi trường sẽ giúp cải thiện sự phát triển lâu dài của ngành du lịch.

Nguуen tăc 5: Hô trợ phát triển kinh tế địa phương: Ngành du lịch hô trợ các hoạt động kinh tế địa phương và phải tính đến chi phí môi trường để vừa bảo vệ nền kinh tế địa phương vừa tránh hủy hoại môi trường.

Nguуen tăc 6: Có sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch không chỉ mang lại lợi ích mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của cộng đồng địa phương.

Nguуen tăc 7: Sự đóng góp ý kiến quần chúng ᴠà các đối tượng có liên quan: Tư vấn, trao đổi giữa ngành du lịch ᴠà cộng đồng địa phương, các tổ chức ᴠà cơ quan liên quan là rất cần thiết để đảm bảo sự hợp tác lâu dài và tránh các mâu thuẫn xung đột xảy ra.

Nguуen tăc 8: Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh du lịch: Đào tạo nguồn nhân lực về những ᴠấn đề phát triển du lịch bền ᴠững cùng ᴠới ᴠiệc tuуển dụng lao động địa phương ở mọi cấp để giúp cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch và phát triển bền vững

Nguуen tăc 9: Marketing du lịch một cách có trách nhiệm: Cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầу đủ ᴠà có trách nhiệm ѕẽ nâng cao ѕự tôn trọng của du khách đối ᴠới môi trường thiên nhiên, ᴠăn hóa ᴠà хã hội ở nơi tham quan, đồng thời ѕẽ làm tăng ѕự hài lòng, thỏa mãn của du khách.

Nguуen tăc 10: Chú trọng vào trong công tác nghiên cứu: Triển khai nghiên cứu và phân tích các ѕố liệu hiệu quả là rất cần thiết để giúp giải quуết những ᴠấn đề tồn đọng ᴠà mang lại lợi ích cho các khu du lịch, cho ngành Du lịch ᴠà du khách.

Tổng quan về tài nguyên và thực trạng phát triển du lịch

Giới thiệu khái quát về thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Error! Bookmark not defined 2 Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Huế

Thành phố Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam cạnh bên bờ sông Hương dịu dàng Huế là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách Đến đây, du khách sẽ được chìm đắm trong không gian lịch sử và văn hóa đặc biệt của thành phố này Dạo trong các ngõ phố cổ, thăm các di tích lịch sử và thưởng thức ẩm thực độc đáo, du khách sẽ có trải nghiệm tuyệt vời và khám phá những bí mật đằng sau thành phố cổ xưa này.

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở miền Trung Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 5.033,2 ha. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và cũng là biên giới Việt - Lào, phía Đông trông ra biển Thành phố Huế cách Hà Nội 660km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080km. Nằm ở trung tâm đất nước, trên trục giao thông chính Bắc Nam, hành lang kinh tế Đông Tây, là đầu tàu phát triển kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

Theo niên giám thống kê đến năm 2022, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.160.224 người (578.223 nam; 582.001 nữ) Về phân bố, có 612.827 người sinh sống ở thành thị và 547.397 người sinh sống ở vùng nông thôn.

Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế thì các dân tộc: Cơ Tu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tây của tỉnh Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm nên một tiểu vùng văn hoá ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

2 Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Huế

Thừa Thiên Huế lưu giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng và độc đáo trong dòng chảy văn hóa Việt Nam Với gần 1000 di tích bao gồm di tích lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Đặc biệt, quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (1993).

Thừa Thiên Huế còn là nơi có các di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng đang được bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Từ các loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình bác học, nghệ thuật trang trí đến phong tục tập quán thấm đẫm những nét đặc sắc riêng của môi vùng đất Đặc biệt, Nhã nhạc Cung đình triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (năm 2003) và đang được tích cực bảo tồn, phát huy Các loại hình ca múa nhạc cung đình, lễ nhạc cung đình, tuồng Huế, ca Huế, ca hò Huế, dân ca, dân vũ đã và đang tiếp tục được đầu tư sưu tầm, khôi phục, phát huy.

2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Yếu tố địa hình: Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, nằm ở biên giới Việt - Lào và kéo dài đến Đà Nẵng Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải, phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét Bên cạnh đó, còn có các dạng như: Đồng bằng, đầm phá, biển, Tạo ra tiền đề cho việc đa dạng các loại hình du lịch. Tuy nhiên, điều kiện địa hình của Huế cũng gây ra không ít khó khăn trong công việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch.

Yếu tố khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu dàng và mùa đông gió rét và nơi đây chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ Nhìn chung, khí hậu của Huế ít thuận lợi cho các hoạt động du lịch ngoài trời, nghỉ dưỡng và đặc biệt khi vào mùa mưa Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Yếu tố thủy văn: Mạng lưới thủy văn ở Thừa Thiên - Huế hội tụ đủ các yếu tố như là: Sông ngòi, trằm bàu, hồ, đầm phá, không chỉ cung cấp nước ngọt cho hoạt động du lịch tạo cảnh quan mà nó còn có chức năng trị bệnh.

Yếu tố sinh vật: Với một hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú, sinh vật vừa là nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc vừa là nguồn cung cấp thực phẩm, đáp ứng cho nhu cầu của người dân nơi đây cũng như là du khách khi có dịp ghé qua Huế mộng mơ.

2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn:

* Các di tích lịch sử - văn hóa:

Cố đô Huế hiện có 7 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có 5 di sản thuộc về 1 triều đại (triều Nguyễn), lại đủ cả 3 loại hình (vật thể, phi vật thể, và di sản tư liệu), đây là điều hiếm có trên thế giới! Hiện Việt Nam có 28 di sản thế giới được UNESCO công nhận thuộc 3 loại hình này (8 di sản vật thể, 12 di sản phi vật thể, 8 di sản tư liệu) thì Thừa Thiên Huế có đến 7 di sản (chiếm 25% về số lượng của cả nước).

Di tích khảo cổ: Có nhiều di tích khảo cổ có giá trị khoa học thuộc nền văn hóa champa và quần thể di tích cố đô Huế vẫn còn tồn tại ở Huế như: Đàn Xà Tắc, tháp Champa,

Di tích lịch sử cách mạng: Thừa Thiên Huế còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng, đặc biệt quý hiếm là nhóm di tích gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và những người con mà tên tuổi đã gắn liền với dòng chảy của lịch sử đấu tranh cách mạng như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu hay những địa danh nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc

Mỹ biểu thị ý chí quật cường của người dân xứ Huế như Khe Tre, A Sầu,

Di tích kiến trúc nghệ thuật: Với nhiều di tích có giá trị đặc sắc, bao gồm các cung điện, thành cổ, lăng tẩm, làng cổ, các ngôi đình, chùa và miếu, được xếp hạng và đánh giá cao Trong đó có 17 di tích kiến trúc nghệ thuật được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Danh lam thăng cảnh: Thừa Thiên Huế là tỉnh có đặc thù ưu việt đó là sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên Thiên nhiên cộng với yếu tố nhân tạo đã tạo ra cho Thừa Thiên Huế một nét đẹp hài hoà, phản ánh đầy đủ những thắng cảnh của một nước Việt Nam thu nhỏ. Sông Hương chảy giữa lòng thành phố, những khu vườn xum xuê, những dòng kênh bao quanh, những đồi thông soi bóng xuống những hồ nước trong xanh, trải rộng, những bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn tạo nên những danh thắng nổi tiếng.

Thực trạng phát triển du lịch

Các điểm du lịch và các loại hình: Các điểm du lịch nổi bật ở thành phố Huế đó là: Đại Nội Huế – biểu tượng văn hóa lịch sử độc đáo thuộc quần thể di tích cố đô Huế, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành với hơn 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ phục vụ cho bộ máy chính quyền trung ương đồ sộ được xây dựng từ thời vua nhà Nguyễn (năm 1804), trải rộng trên một khu đất có hình dạng gần vuông, môi cạnh dài 2500m và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993; Quần thể các lăng vua nhà Nguyễn nằm ở phía Tây Nam thành phố Huế, môi một lăng với đặc tính riêng là một thành tựu kiệt tác nền kiến trúc, môi công trình đều chứa đựng quan niệm về quan niệm sự sống và cái chết, triết lý nhân sinh sâu sắc, bao gồm: Lăng Gia Long – Thiên Thọ Lăng, Lăng Minh Mạng, LăngThiệu Trị – Xương Lăng, Lăng Tự Đức – Khiêm Lăng, Lăng Dục Đức (An Lăng) – nơi an nghỉ của 3 vị vua triều Nguyễn (vua Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân), Lăng Đồng Khánh – Tư Lăng, Lăng Khải Định – Ứng Lăng; Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê thuộc tả ngạn sông Hương, phường Kim Long, thành phố Huế (cách trung tâm khoảng 5 km về phía tây), là ngôi chùa ra đời sớm nhất ở Huế (khoảng năm 1601) Ngoài ra còn có Trường Quốc học Huế, Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế, Chợ Đông Ba, Nhà vườn Huế, Cầu Trường Tiền, Đồi Vọng Cảnh, Từ những điều kiện trên thì thành phố Huế có thể phát triển loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh (du lịch tôn giáo tín ngưỡng, du lịch hành hương và du lịch thiện nguyện ), du lịch học tập, du lịch thôn quê, Từ đó, có thể nhận định rằng Huế là một trong những vùng đất du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách với nền văn hóa cổ xưa lâu đời, giàu giá trị lịch sử và nhiều công trình kiến trúc độc đáo.

Nhân lực du lịch:Từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng lao động, đặc biệt là lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch tại thành phố Huế giảm đáng kể.

Cụ thể, so với năm 2019, tổng số lao động năm 2020 và năm 2021 giảm lần lượt là 17,1% và 54,8%; trong đó lao động trực tiếp lần lượt giảm 13,8% và 54,5%; lao động gián tiếp lần lượt giảm 34,8% và 56,5% [12] Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực du lịch của thành phố Huế vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là thiếu hụt nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, được đào tạo bài bản, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay Một số hạn chế về trình độ văn hóa, đào tạo chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ cũng đang là thách thức trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch của địa phương.

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch:

Giao thông: Huế đã cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông để tạo thuận lợi cho việc đi lại trong và ngoài thành phố Sân bay quốc tế Phú Bài đóng vai trò là cửa ngõ chính cho du lịch hàng không, kết nối Huế với các điểm đến trong nước và quốc tế Thành phố cũng có mạng lưới đường bộ được kết nối tốt, giúp bạn có thể dễ dàng tiếp cận bằng xe buýt, ô tô hoặc xe máy.

Cơ sở lưu trú: Huế cung cấp nhiều lựa chọn chô ở để phục vụ cho ngân sách và sở thích khác nhau Du khách có thể lựa chọn từ các khách sạn sang trọng, khu nghỉ dưỡng boutique,nhà nghỉ và nhà dân Nhiều cơ sở trong số này nằm gần các điểm du lịch nổi tiếng, tạo điều kiện tiếp cận thuận tiện cho du khách Một số khách sạn nổi tiếng ở Huế như: Khách sạnMelia Vinpearl Huế, Khách sạn Thanh Lịch Royal Boutique,

Nhà hàng và Ẩm thực: Huế được biết đến với nền ẩm thực đặc sắc, tạo thành trái tim của ẩm thực miền Trung Thành phố có nhiều lựa chọn ăn uống đa dạng, bao gồm các nhà hàng truyền thống Việt Nam, quán ăn đường phố và nhà hàng chay Ăn chay rất phổ biến ở Huế và có một số nhà hàng chay phục vụ người dân địa phương và du khách như: Quán chay Thanh Liễu, Nhà hàng chay Liên Hoa, Quán chay An Nhiên, Điểm du lịch: Huế đã đầu tư phát triển và bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, là điểm thu hút khách du lịch lớn Hoàng Thành, Lăng mộ Hoàng gia, Chùa Thiên Mụ và các địa danh khác đã được khôi phục và bảo trì để giới thiệu di sản phong phú của thành phố Chính quyền cũng đã giới thiệu các điểm du lịch mới để nâng cao trải nghiệm của du khách.

Dịch vụ du lịch: Huế cung cấp nhiều loại hình dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu của du khách Chúng bao gồm các nhà điều hành tour du lịch, đại lý du lịch, hướng dẫn viên và trung tâm thông tin.

Khách du lịch và doanh thu: Theo báo cáo của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt hơn 1.640.185 lượt, trong đó khách nội địa đạt khoảng 1.072.969 lượt, khách quốc tế đạt khoảng 567.216 lượt Khách lưu trú khoảng 845.892 lượt Tổng thu từ du lịch 6 tháng ước đạt khoảng 3.494 tỷ đồng, tăng148% so với cùng kỳ năm 2022 Các thị trường khách quốc tế lưu trú chiếm tỷ trọng lớn làThái Lan, Pháp, Úc, Đức, Mỹ, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đài Loan, Malaysia và các nước khác [16]

Chiến lược phát triển

Thành phố Huế đang tích cực phát triển ngành du lịch và đặt mục tiêu trở thành điểm đến du lịch mang tính bền vững cao và đẳng cấp thế giới Thành phố nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững và đã thực hiện nhiều chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu này. ÔngNguyễn Văn Phúc,Giám đốc Sở Du lịchtỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết:“Thật ra lượng khách đến Thừa Thiên-Huế rất đông nhưng khả năng lưu trú, nhất là cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên không đảm bảo, chưa đủ đáp ứng nhu cầu Ngành Du lịch rất mong các cơ quan,ban ngành trong tỉnh đốc thúc các dự án liên quan đến du lịch, nhất là các khu nghỉ dưỡng,khách sạn nội đô cũng như các hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ du khách… Trong thời gian tới, các dự án cần triển khai, sớm hoàn thành để đáp ứng được nhu cầu của du khách và đón được lượng khách nhiều hơn và lưu trú lâu hơn” [17] Hợp tác với các bên liên quan là rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch đô thị ở Thành phố Huế Thành phố tham gia hợp tác với các bên liên quan để khám phá các chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển các sáng kiến mang lại lợi ích cho cả ngành du lịch và cộng đồng địa phương.

“Thừa Thiên-Huế cần có sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hoá cũng như những nét đặc sắc của Quần thể Di tích Cố đô Huế Đây là yếu tố không thể thay thế được so với các địa phương khác Chúng tôi đang tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch theo chiều sâu, chú trọng chất lượng chứ không chạy theo số lượng Đây là định hướng phát triển, thu hút khách du lịch trong thời gian tới” - ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịchUBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định [17] Với chiến lược này, mục tiêu đạt được tăng trưởng du lịch bền vững và có trách nhiệm của Huế được đảm bảo hoàn thành.

Du lịch dưới góc nhìn phát triển bền vững

Du lịch và lợi ích kinh tế

Thành phố Huế - Cố đô của Việt Nam, là đô thị loại I, thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival và theo quy hoạch là 1 trong 5 đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm văn hóa, du lịch; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và cả nước Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

Du lịch Huế đã trở lại đà tăng trưởng sau giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-

19 Những con số của du lịch 6 tháng đầu năm, với lượng khách du lịch đạt khoảng hơn 1,6 triệu lượt; tổng thu từ du lịch 6 tháng ước đạt gần 3.500 tỷ đồng, tăng 148% so với cùng kỳ năm 2022 là con số đáng mừng Nhưng trước mục tiêu đến năm 2025, ngành du lịch bước đầu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút đông đảo người dân tham gia, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế khác, vẫn còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới.

Ngày 12/7/2021, UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1691/QĐ-UBND phê duyệt Đề án“Phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Đề án“Phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thành ngành kinh tế mũi nhọn” với mục tiêu phấn đấu đưa ngành Du lịch đến năm 2025 bước đầu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút đông đảo người dân tham gia, tạo động lực tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế khác; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, thông minh; có những điểm đến thực sự quy mô, mới, hấp dẫn và đẳng cấp, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc, đặc trưng riêng, cạnh tranh được với các điểm đến khác trong nước và trong khu vực Đến năm

2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh Thừa Thiên Huế thực sự là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 được khống chế trên toàn cầu, ngành du lịch phục hồi và tăng trưởng trở lại, năm 2025, du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu thu hút khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế khoảng 45 - 50%; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 13.000 tỷ đồng; GRDP ngành du lịch đóng góp khoảng 14% so với GRDP của tỉnh(92.000 - 95.000 tỷ đồng); thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2 ngày; suất chi tiêu bình quân đạt 2,2 triệu đồng/ lượt khách Lao động trong ngành khoảng 80.000 lao động, chiếm 13% của tỉnh (hơn 600.000 lao động). Đến năm 2030, thu hút khoảng 8 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế khoảng 50 - 55%; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 20.000 tỷ đồng; GRDP ngành du lịch đóng góp khoảng 15% so với GRDP của tỉnh (120.000 - 150.000 tỷ đồng); thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2,2 ngày; suất chi tiêu bình quân đạt trên 2,5 triệu đồng/ lượt khách Lao động trong ngành dự kiến thu hút 100.000 lao động, chiếm gần 15% của tỉnh (khoảng 750.000 lao động). Đến năm 2025, số khách sạn, khu nghỉ dưỡng du lịch đạt chuẩn 5 sao là 10 cơ sở và năm 2030 con số này khoảng 15 đơn vị, trong đó sẽ có một số khách sạn có thương hiệu quốc tế Chậm nhất là vào năm 2025, khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương sẽ là khu du lịch quốc gia đầu tiên của tỉnh được công nhận và năm 2030 sẽ có thêm khu du lịch quốc gia Thanh Tân. Ngoài ra, sẽ kêu gọi đầu tư khoảng một hoặc hai khu vui chơi giải trí đẳng cấp và quy mô trên địa bàn tỉnh Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch qua đào tạo phấn đấu đến năm 2030 đạt mức

Du lịch và môi trường

Huế là thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên ngành du lịch Huế đang đối mặt với nhiều thách thức trong đó có tình trạng suy thoái môi trường; ô nhiễm đất, nước, không khí; ngập lụt; mất cân bằng đa dạng sinh học; Bãi biển Thuận An (được mệnh danh là một trong những bãi biển đẹp nhất ở Huế, từng được vua Thiệu Trị xếp vào danh thắng thứ 10 trong Thần Kinh Nhị Thập cảnh) hiện được xem là điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Huế Tiến sĩ Đường Văn Hiếu - Trưởng khoa Môi trường, trường đại học Khoa học, thuộc Đại học Huế nhận xét: “Bãi biển xã Phú Thuận (tp Huế) là “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường bờ biển tại tỉnh Thừa Thiên-Huế Tình trạng xả rác thải xuống biển Thuận An và Phú Thuận đã diễn ra nhiều năm nay Người dân và du khách thường đưa ra đủ các loại rác (trong đó có thức ăn thừa) - vứt ngổn ngang khiến khu vực này như bãi tập kết rác” Ông nói thêm:“Việc không có nhiều thùng rác cũng như biện pháp xử lý rác phù hợp khiến rác thải xuất hiện ngày càng nhiều Đã có đợt ra quân thu gom rác và tuyên truyền cho người dân về bảo vệ môi trường bờ biển, nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả” [20] Theo

UBND TP Huế, vào “năm 2021 tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở TP, Huế khoảng 407,2 tấn/ngày, trong đó rác thải nhựa chiếm 15,4%” [20] Điều đó cho thấy lượng rác thải nhựa thất thoát vào môi trường ở thành phố Huế khá cao, và cần có giải pháp đúng đắn, phù hợp để giải quyết vấn đề này để đưa du lịch Huế ngày càng phát triển.

Môi trường là yếu tố quan trọng trong việc hình thành các loại hình du lịch khác nhau ở thành phố Huế, các vấn nạn về ô nhiễm môi trường có thể khiến cho ngành du lịch ở Huế bị thụt lùi Chính vì thế, để du lịch phát triển hơn thì thành phố Huế cần phải vừa phát triển du lịch vừa phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường Cần thực hiện phát triển du lịch bền vững và chú trọng các giải pháp cải thiện môi trường khu vực thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên

Trong quá trình khai thác du lịch ở thành phố Huế, cần chú trọng đến vấn đề rác thải, ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông, ô nhiễm nguồn nước, để đưa ra các biện pháp đúng đắn nhằm hạn chế lượng rác thải thải ra từ người dân địa phương và du khách.

Chúng ta có thể học hỏi Singapore, đất nước được xem là lá phổi xanh của thế giới, đưa ra mức phạt khá cao cho những hành vi xả rác, khạc nhổ bừa bãi:“Hành vi xả rác nơi công cộng bị bắt gặp lần đầu sẽ bị xử phạt từ 2.000 đô Singapore (34 triệu đồng), lên tới 4.000 đô Singapore cho lầm vi phạm thứ 2, và tái phạm lần 3 có thể bị phạt đến 10.000 đô Singapore cùng bị buộc lao động công ích” [21]

Huế có nhiều ao hồ, sông và hệ thống kênh mương quan trọng, Để phát triển du lịch bền vững, việc quản lý tài nguyên nước là yếu tố quan trọng Chính quyền địa phương cần có các biện pháp gồm giám sát định kỳ chất lượng nước và xử lý nước thải từ các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh du lịch để giảm ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước, đảm bảo rằng lượng nước sử dụng trong du lịch không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và đời sống của cộng đồng địa phương Phát triển du lịch cũng đi kèm với sản xuất chất thải và ô nhiễm môi trường (ô nhiễm cảnh quan, ô nhiễm không khí, ) vì thế cần tăng cường công tác quản lý và xử lý rác thải trong ngành du lịch Các biện pháp như tách rác thải tại nguồn, tái chế và tái sử dụng rác thải cần được thực hiện, đồng thời, việc giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và khuyến khích sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như tre, gô, túi vải, cần được thúc đẩy.

Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái phong phú, có núi, có sông, có biển Một số cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái có thể kể đến như: Sông Hương, núi Ngự, rừng Thiên An, ngoài ra ở Huế còn có nhiều khu du lịch sinh thái đặc sắc tiêu biểu như khu du lịch sinh thái Cồn Hến, Khi khai thác các cảnh quan thiên nhiên, các loại hình du lịch ở Huế cần phải tôn trọng tính đa dạng sinh học, chú ý bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, quản lý chặt chẽ phương thức và mức độ sử dụng (như quản lý bảo vệ rừng, kiểm soát đánh bắt thủy hải sản và giám sát phát triển đô thị) Ở các điểm đến tự nhiên cần có các bảng nội quy tham quan để góp phần nâng cao ý thức của du khách tham quan, ngoài ra cần thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, tập huấn bảo vệ môi trường cho du khách, các đơn vị, công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch - lữ hành.

Ngoài ra, cần phải khuyến khích du khách tham gia vào các hoạt động du lịch bền vững như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để nhằm giảm tải lượng khách tập trung vào các điểm du lịch chính Cần thực hiện các hoạt động giáo dục và tạo ý thức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương, du khách và nhà điều hành du lịch về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và du lịch bền vững Từ đó, tạo ra những trải nghiệm du lịch có trách nhiệm với môi trường của du khách và hành động bảo vệ môi trường của người dân địa phương với quê hương của mình.

Hiện nay, chính phủ, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp đáng kể, và khá thành công trong công tác phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường ở thành phố Huế và các vùng lân cận Chính phủ Việt Nam đã nô lực thực hiện các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường hơn Như “định hướng phát triển "du lịch xanh” của ngành du lịch Huế được xác định bám sát với mục tiêu xây dựng và phát triển Thừa ThiênHuế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính Trị trong Nghị quyết số 54-NQ/TW”, Nghị quyết nêu rõ: “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh” Các đề án về bảo vệ môi trường được tỉnh đề ra như“đề án “Ngày chủ nhật xanh” phát động từ cuối tháng 9/2019 với nhiều hoạt động ý nghĩa như tổ chức ra quân vệ sinh môi trường mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, vận động nhân dân thực hiện phong trào “nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần”, tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường, …” [22] diễn ra khá thành công và đã lan tỏa khắp Thừa Thiên - Huế Trả lời với phóng viên báo tài nguyên môi trường ông Nguyễn Văn Phương chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chia sẻ các giải pháp, đề án mà tỉnh đã thực hiện để bảo vệ môi trường của tỉnh (đề án “chủ nhật xanh”, mô hình “Huế-thành phố bốn mùa hoa”, “Dòng Hương trong xanh”, “ngày hội môi trường thế giới” vào 5/6 hằng năm, ) và nhận xét thành công của các đề án như sau:

“Các hoạt động bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ thực hiện góp phần không nhỏ để đô thị hạt nhân của tỉnh Thừa Thiên - Huế là thành phố được công nhận là Thành phố môi trường xanh ASEAN, Thành phố xanh, Thành phố vì hòa bình (Thành phố Huế được công nhận là

“Thành phố xanh ASEAN” vào năm 2014 và “Thành phố du lịch xanh ASEAN” vào năm

2018 theo cổng thông tin chính thức của sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế(sdl.thuathienhue.gov.vn))” [23] Những nô lực không nhỏ của các cá nhân, đoàn thể và chính quyền địa phương đã giúp cho môi trường thành phố Huế thêm trong xanh, sạch đẹp và xứng đáng là điểm đến hấp dẫn du khách.

Du lịch và các vấn đề văn hóa - xã hội

Huế là một thành phố du lịch nổi tiếng với nền hóa Cố đô lâu đời, có nhiều nét đẹp truyền thống từ văn hóa nghệ thuật đặc sắc (Nhã Nhạc Cung Đình Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2003), kiến trúc độc đáo(Quần thể di tích Cố đô Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa năm 1993) đến ẩm thực đặc sắc Chính những điều này đã thu hút lượng lớn du khách đến với thành phố Huế Để du lịch Huế ngày càng phát triển và hướng tới phát triển du lịch bền vững các nhà chức trách đã làm đúng nhiệm vụ của mình trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, đặc biệt đã làm tốt công tác bảo tồn và phục hồi Cố đô Huế, Cung điện Huế và các công trình kiến trúc cổ Tôn trọng trọng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như trình diễn Nhã Nhạc Cung Đình Huế, tái hiện lại các lễ hội truyền thống tiêu biểu trong như lễ hội Điện Hòn Chén, Lễ hội cung tiến Thanh Trà, Đặc biệt định kỳ hai năm một lần thành phố Huế sẽ tổ chức Festival Huế, môi Festival đều mang một giá trị riêng và giúp Huế phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cho người dân việt nam và Quốc tế Năm 2023, Festival Huế được tổ chức với chủ đề “di sản văn hóa với hội hội nhập và phát triển”,“(CTTĐT) - Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 428/KH-UBND tổ chức các hoạt động Festival Huế 2023 gắn với định hướng Festival Bốn mùa nhằm tổ chức chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam, khai thác thế mạnh về danh thắng, các loại hình lễ hội, du lịch tâm linh, thu hút du khách; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam” [26] Để phát huy những giá trị văn hóa vốn có, việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ mang tính đặc trưng là điều không thể không thực hiện, các nhà chức trách đã làm khá tốt trong công tác xây dựng thương hiệu cho Huế: “Ngày 28/2/2011 đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Xây dựng thương hiệu du lịch Huế” do tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty Akitek Tenggara, Singapore tổ chức Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn - kinh tế thúc đẩy các ngành khác phát triển, việc xây dựng thương hiệu cho du lịch Huế là một trong những nhiệm vụ chính trong tiến trình phát triển của Thừa Thiên Huế (Chinhphu.vn)” [27] Tập trung xây dựng Huế thành kinh đô ẩm thực, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý cố đô Huế, và tổ chức Festival Huế theo hướng trải dài cả bốn mùa nhằm thu hút khách, giảm thiểu áp lực lên những di tích văn hóa ở Huế.

Hiện thành phố Huế đang đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng với định hướng “để môi người dân là đại sứ du lịch”, chính là khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động du lịch, làm đại sứ giới thiệu văn hóa truyền thống Huế cho khách du lịch Các dự án du lịch cộng đồng, các chính sách về tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế, và các biện pháp được áp dụng đã giúp đời sống cộng đồng địa phương được cải thiện đáng kể, tăng mức thu nhập bình quân cho gia đình.

Tạo ra nhiều cơ hội giao lưu văn hóa giữa du khách và cộng đồng địa phương, các hoạt động như triển lãm nghệ thuật, biểu diễn truyền thống và trải nghiệm văn hóa được tổ chức để khuyến khích sự giao lưu và hiểu biết về văn hóa Huế Thành phố huế cũng đã thực hiện các hoạt động giáo dục và tạo ý thức để nâng cao nhận thức của du khách về văn hóa và xã hội địa phương, cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường, bảo tồn phát huy di sản văn hóa.

Yếu tố đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các điểm du lịch được đặt lên hàng đầu nhằm giúp khách du lịch cảm thấy an toàn khi đến Huế du lịch, từ đó biến thành phố Huế trở thành một điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách Các nhà chức trách thành phố Huế đang ngày càng nô lực để nhằm xây dựng môi trường du lịch “văn minh - thân thiện - an toàn- giàu bản sắc” đưa Huế trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn Hô trợ cho du khách sử dụng nhà vệ sinh miễn phí bằng cách vận động các hộ kinh doanh; đầu tư xây mới nhà vệ sinh công cộng; hạn chế việc bóp còi xe trong các tuyến phố du lịch, điểm tham quan, nơi công cộng; xử lý nghiêm minh các hành vi chèo kéo, “cò khách”; xây dựng thêm các điểm du lịch, khu du lịch, chợ phiên, để hạn chế tối thiểu sự quá tải du khách tại một điểm đến; thường xuyên thanh tra, giám sát các hoạt động kinh doanh, phương tiện giao thông (đặc biệt là xích lô) trong thành phố.

Trong phát triển du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng thì phải luôn chú trọng đến cộng đồng địa phương trên tất cả các phương diện: kinh tế văn hóa và xã hội Các thành viên cộng đồng luôn luôn là chủ thể quan trọng trong việc phát triển du lịch của thành phố Các cấp, các ngành thường xuyên tiếp cận và tạo điều kiện cho người dân địa phương có thể thực hiện nhiều vai trò trong ngành du lịch Giúp người dân có thể nâng cao nguồn lực kinh tế và giúp địa phương phát triển hơn trong tương lai.

Nhận định thực trạng phát triển du lịch bền vững

Thành phố Huế đã và đang là một điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách với nhiều tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa đặc sắc Tuy nhiên, thật khó để có thể đáp ứng tốt cả 3 thành phần chính để phát triển du lịch bền vững nhưng những cơ quan quản lý và các bên liên quan đang thực hiện khá tốt.Chính quyền địa phương đã đề xuất những định hướng, bao gồm khai thác tài nguyên, phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ một số nguyên tắc Đó là tôn trọng và bảo vệ tài nguyên tự nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch thân thiện với môi trường; không làm tổn hại đến các giá trị tài nguyên; không phá vỡ cảnh quan và không làm biến tướng, mất đi các giá trị văn hóa truyền thống nguyên bản; không đánh đổi tài nguyên, môi trường với phát triển du lịch bằng mọi giá.

Bên cạnh đó, còn có ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào việc quản lý phát triển du lịch là điều cần thiết, đặc biệt là giúp quản lý sức chứa của các điểm, khu du lịch, giám sát, điều tiết lượng khách vào các công trình di sản, điều tiết lưu lượng giao thông đến các điểm, khu du lịch.Chính quyền địa phươngđã và đang tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân có điều kiện kinh doanh du lịch, dịch vụ như là một cách thức giới thiệu văn hóa Huế, con người Huế đến với du khách gắn với giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc triển khai các đề án “kinh tế đêm”,

“kinh tế vỉa hè” Hiện nay, song song với việc đầu tư hạ tầng đô thị xanh, sạch, đẹp, thành phố từng bước sắp xếp, tổ chức cho người dân kinh doanh ẩm thực, hàng rong, thủ công mỹ nghệ, hoạt động nghệ thuật… trên các vỉa hè, không gian công cộng vào các khung giờ phù hợp, có quản lý về an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường Đồng thời, còn xây dựng, phát triển một số tour, sản phẩm du lịch gắn với các làng nghề truyền thống như làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, Một số tour du lịch về nguồn, thăm lại chiến trường xưa, du lịch đồng quê, du lịch kết hợp chữa bệnh tại các khu nước khoáng, các loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc miền núi, các tour du lịch homestay tại thành phốHuế.

Phân tích SWOT trong phát triển du lịch ở thành phố Huế

Điểm mạnh (Strength)

Vị trí địa lý: Nằm ở vị trí địa lý đắc địa, nằm ở trung tâm của miền trung Việt Nam, gần kề với các điểm đến du lịch nổi tiếng khác như Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An Điều này giúp thành phố Huế có thể liên kết và kết nối với các điểm đến trên và thu hút lượng khách lớn.

Văn hóa lịch sử đa dạng phong phú: Với bề dày lịch sử Huế có nhiều di sản vật thể và phi vật thể Trong đó có khá nhiều di sản được UNESCO công nhận, có thể kể đến Cố đô Huế (được công nhận năm 1993), Nhã nhạc cung đình Huế (được công nhận năm 2003), đây là những nét đẹp văn hóa, nghệ thuật đáng tự hào ở Việt Nam và thu hút được lượng lớn du khách đến tham quan trải nghiệm Ngoài ra, thành phố Huế đa dạng các lễ hội từ truyền thống đến hiện đại, các lễ hội truyền thống có thể kể đến như: Lễ hội cung tiến Thanh Trà, lễ hội Điện Hòn Chén, Và 2 năm một lần, thành Phố Huế sẽ tổ chức “Festival Huế” với quy mô lớn, thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến với Huế.

Thành phố Huế có nhiều loại hình du lịch từ du lịch hòa mình vào thiên nhiên như du lịch sinh thái, du lịch biển đến các loại hình du lịch gắn kết với cộng đồng địa phương như du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội Nổi bật nhất là loại hình du lịch về nguồn và du lịch văn hóa vì ở thành phố có nhiều di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật: Các cơ sở hạ tầng giao thông được chính phủ quan tâm cải thiện để thuận lợi cho việc đi lại trong và ngoài tỉnh Việc xây dựng sân bay PhúBài là cầu nối quan trọng để phát triển du lịch hàng không Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt Bắc Nam, và mạng lưới giao thông đường bộ hiện đại, giúp du khách dễ dàng di chuyển từ nơi này sang nơi khác để đi du lịch. Ẩm thực Huế vô cùng đặc sắc và đậm đà phong cách Huế Nhắc đến Huế chúng ta không thể bỏ qua những món ăn mang đậm chất cung đình như: Nem công, chả phượng, gân nai, bên cạnh đó, ta không thể không nhắc tới ẩm thực dân dã với những món ăn mà khi khi đến Huế bạn nhất định phải nếm thử: Bún bò Huế, cơm hến, Vì vậy, khi đặt chân tới Thành phố mộng mơ này, du khách không thể bỏ qua ẩm thực nơi đây được.

Người dân xứ Huế luôn luôn hài hòa, thân thiện, hiếu khách Đó là một trong những lí do khiến cho du khách không thể nào quên đi vẻ đẹp cốt cách con người xứ Huế và muốn trở lại Huế để du lịch trong lần tới.

Với những điều kiện vô cùng thuận lợi trên chúng ta có thể thấy được Huế xứng đáng là một thành phố đáng để trải nghiệm với cảnh sắc yên bình, mộng mơ Tính từ đầu năm đến nay (Tháng 1 năm 2023 - tháng 7 năm 2023), Huế đã đón hơn 1,6 triệu lượt khách, trong đó có

570 nghìn lượt khách quốc tế, gấp đôi so với năm 2022 ( theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) [30]

Điểm yếu (Weaknesses)

Phải kể đến là tuy có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông nhưng Huế lại chịu ảnh hưởng từ thiên tai, thời tiết hàng năm Vì khu vực thành phố Huế nằm ở hạ lưu sông Hương và sông Bồ nên thường xuyên xảy ra ngập lụt Khí hậu khắc nghiệt, có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng Bên cạnh đó, hàng năm, Huế cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai, bão lũ. Đặc biệt là khoảng tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, số lượng mưa bão tại Huế khá nhiều và diễn biến phức tạp Điều này đã vô tình gây nên tính mùa vụ trong du lịch Huế.

Bên cạnh đó, do nền kinh tế Huế nhìn chung chưa phát triển nhiều, phụ thuộc chủ yếu vào du lịch nên cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông chưa thực sự hiện đại để mang đến cho du khách trải nghiệm tốt Ngoài ra, nạn chèo kéo, hét giá, móc túi ở các chợ Đông Ba, Tây Lộc, cũng gây mất thiện cảm đối với du khách, làm ảnh hưởng đến ngành du lịch cố đô.

Ngoài ra, thiên nhiên nơi đây cũng đang bị tàn phá hết sức nghiêm trọng Con sông vốn được xem là biểu tượng của Huế đã bị ô nhiễm bởi vô số các công trình lớn ven sông hay “ bị đầu độc”bởi vàng mã và đèn hoa đăng [31] Khu vực cồn Hến cũng bị quy hoạch làm mất đi vẻ đẹp hoang sơ vốn có Diện tích rừng tự nhiên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cuối cùng, các công trình kiến trúc đã và đang bị tàn phá trầm trọng Sau chiến tranh,mặc dù các công trình đã được tu sửa nhưng hiện tại cũng bị xuống cấp Tại nhiều khu di tích,người dân đã và đang lấn chiếm mặt bằng khiến vùng đất và nguồn nước xung quanh bị ô nhiễm Những điều này đã làm mất đi vẻ uy nghi vốn có của kinh thành.

Cơ hội (Opportunities)

Thành phố Huế được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiền hoà và thơ mộng Cùng với dòng sông Hương với chiều dài 80km uốn lượn quanh thành phố Vẻ đẹp thiên nhiên hòa quyện cùng vẻ đẹp cuộc sống đã làm cho dòng sông khoác cho mình một sức cuốn hút rất riêng Cũng chính vì thế, sông Hương luôn được xem như là biểu tượng nổi tiếng ở nơi đây Hay núi Bạch Mã mang vẻ đẹp hùng vĩ với màu xanh của rừng núi, tiếng chim hót líu lo và tiếng suối chảy róc rách mang lại cho du khách cảm giác yên bình và thoải mái…

Huế còn là cái nôi của những nét đẹp văn hoá, với những giá trị lâu đời đã được lưu giữ cho đến nay Bật lên đó là những công trình kiến trúc đa dạng và độc đáo, từ kiến trúc dân gian, cung đình đến kiến trúc hiện đại ở nơi đây đều có những thành tựu và dấu ấn riêng trong lòng du khách Đặc biệt phải kể đến “Cung đình Huế” - đây là biểu tượng kiến trúc của “thành phố mộng mơ” này. Đến với thành phố Huế, du khách còn có cơ hội trải nghiệm và tìm hiểu nhiều hơn về văn hoá nghệ thuật dân tộc và âm nhạc nơi đây Đó là những giai điệu mộc mạc sang trọng, hoà với nét nhẹ nhàng và đằm thắm Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận Bên cạnh đó còn có ca Huế trên sông Hương hay tuồng Huế,

Huế là một điểm đến du lịch không thể bỏ qua vì nơi đây tồn tại giá trị lịch sử lâu đời của dân tộc ta, trải qua hơn 143 năm trị vì của các vị vua triều Nguyễn, nơi đây đã ghi dấu rất nhiều cột mốc lịch sử quan trọng Những nét đẹp kiến trúc xưa cổ và độc đáo đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay Ngoài ra, không thể không nhắc đến nền ẩm thực ở vùng đất cố đô này.

Lê Nguyên Lưuđã cho rằng:“Đối với Huế, ăn uống cũng là một loại hình văn hoá” [32] Ẩm thực Huế đã chinh phục thực khách bởi sự đa dạng với hơn 1300 món ăn, dù chịu ảnh hưởng của văn hóa cung đình nhưng vẫn mang nét dân giã và vô cùng độc đáo trong môi món ăn Phải kể đến như là bún bò, cơm hến, bánh xèo, bánh nậm , bánh bột lọc,

“Trải qua nhiều thế kỷ tích luỹ, ẩm thực Huế đã trở thành một phần di sản của vùng đất cố đô bên cạnh những công trình kiến trúc nguy nga và phong cảnh thiên nhiên đắm say lòng người Hương vị Huế là một trong những ký ức đẹp đẽ nhất sẽ còn lại mãi trong tâm trí của bất cứ ai từng một lần tới Huế”(Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam).

Nếu biết tận dụng những cơ hội đó, thành phố Huế có thể tiến tới phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh Ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh là khái niệm rất mới nên chưa có những định nghĩa và hướng dẫn cụ thể Do đó, trước hết sẽ xây dựng và thí điểm một số mô hình mẫu Sau đó, có các cuộc hội thảo, đánh giá toàn diện để tìm ra mô hình tối ưu Song song với đó là hoàn thiện cơ chế, chính sách gắn với thực tế từng địa phương.

Sẽ có những cơ hội mới, những cơ chế, chính sách sẽ được hình thành, cùng với đó là chiến lược phát triển du lịch bền vững xuyên suốt trong thời gian tới Theo đó, Huế không chỉ là điểm đến xanh, sạch mà còn là điểm đến có mức chi tiêu cao, nhiều dịch vụ đẳng cấp gắn với tăng trưởng xanh.

“Thời gian qua, ngành du lịch xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh; xây dựng kế hoạch chuyển đổi số du lịch giúp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ du khách tối đa.Các tour trải nghiệm mới thông qua chuyển đổi số, áp dụng các mô hình du lịch thông minh, đã và đang giúp giảm tác động đến di sản, thiên nhiên trong khai thác”, ông Phúc nhấn mạnh [33]

Kết luận: Từ những cơ hội đó, chính quyền nhân dân và địa phương thành phố Huế và ban lãnh đạo cần có những chính sách định hướng cũng như kế hoạch đúng đắn cho việc phát triển du lịch bền vững nơi đây Kết hợp với các bên liên quan để mở rộng quy hoạch, nâng cấp cơ sở vật chất, giao thông, Cần có những hành động thiết thực hơn kết nối một cách thuận lợi, có sự liên thông giữa chính quyền, người lao động và du khách Tập trung thực hiện chuyển đổi số trong phát triển du lịch với quan điểm xuyên suốt là xây dựng chính quyền số, xã hội số và kinh tế số, ưu tiên phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh.

Nếu biết tận dụng triệt để những thuận lợi và cơ hội mà thành phố Huế đang có, hứa hẹn không lâu thành phố này sẽ sớm trở thành thành phố với mô hình phát triển du lịch bền vững tiêu biểu.

Thách thức (Threats)

Khí hậu ở Huế khá khắc nghiệt, thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trên toàn tỉnh Mùa khô nhiệt độ có nơi lên đến 35-38 độ, mùa mưa kéo dài từ tháng Tám đến tháng Giêng năm sau, trong năm thường sẽ có một mùa lũ vào khoảng tháng Mười Chính vì điều này đã khiến cho việc phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế.

Du lịch Huế chưa có sự cạnh tranh cao với một vài thành phố trong khu vực Dù thực tế vượt trội về tài nguyên du lịch với một điểm đến du lịch phát triển khá sớm ở Việt Nam cũng như ở khu vực miền Trung nhưng du lịch Huế vẫn chưa có được những bước phát triển nổi trội để khẳng định vị thế của một điểm đến tiên phong.

Những sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tuy được triển khai nhưng vẫn chưa thực sự phát triển Chủ yếu còn khá nhỏ lẻ, chưa có tính đồng bộ và kết nối cũng như công tác quảng bá và tiếp thị còn nhiều hạn chế, chất lượng dịch vụ vẫn chưa được đảm bảo và hoàn thiện Sự hạn chế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Huế trong việc khai thác và kết nối du lịch từ thị trường trên quốc tế cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách du lịch đến Huế chưa thực sự đạt đến con số ấn tượng Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và thiếu tính đặc trưng Khả năng thu hút và hình ảnh của các điểm đến du lịch ở Huế còn mờ nhạt đối với du khách.

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch khá lớn nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực sự khai thác triệt để, chất lượng phục vụ cũng như chuyên môn chưa cao Việc phát triển, mở rộng quy hoạch thị trường du lịch đặt ra một thách thức lớn trong việc giữ được nét truyền thống vốn có, không bị đánh mất đi bản sắc ban đầu Du lịch phát triển sẽ phát sinh nên một số vấn đề như tệ nạn trộm cắp, chặt chém giá, Đây cũng là một trong những thách thức lớn trong việc cải tổ và phát triển du lịch.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong ngành du lịch, thời gian qua Huế vẫn đang đối mặt với thách thức không nhỏ trong vấn đề bảo vệ các di sản và sự đa dạng của văn hóa, với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch bền vững Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hoạt động du lịch vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng, nhưng mặt khác, cũng là nguyên nhân làm thay đổi bản sắc văn hóa và lối sống truyền thống của cộng đồng, đồng thời có không ít tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái.

Một số đề xuất phát triển du lịch bền vững

Về phía chính quyền địa phương

Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách về phát triển du lịch bền vững đến các nhà đầu tư, du khách và mọi người dân trên địa bàn du lịch Cần quản lý chặt chẽ việc cấp phép và hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch, việc tổ chức và tham gia các hoạt động du lịch, các sự kiện văn hóa, du lịch; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường; thực hiện nghiêm quy định về khảo sát, đánh giá tác động môi trường khi đầu tư dự án du lịch; kiên quyết xử lý các dự án phát triển du lịch vi phạm các quy định trong những lĩnh vực này Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đối tượng tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cư trong nô lực chung để bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch.

Kiểm soát chặt chẽ và có những biện pháp hạn chế tác động của các hoạt động kinh tế trong những lĩnh vực khác (xây dựng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp ) đến môi trường tại các khu, điểm du lịch Nghiên cứu, xác định giới hạn áp lực của hoạt động du lịch lên tài nguyên, môi trường; theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng tài nguyên, tránh sử dụng quá mức gây nguy cơ cạn kiệt, suy giảm hoặc xuống cấp nghiêm trọng Phối hợp kịp thời giữa cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch với các cơ quan, các ngành chức năng liên quan trong việc khắc phục sự cố, tình trạng suy thoái, xuống cấp của tài nguyên du lịch. Hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế, quy định về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch Xây dựng quy chế quản lý khách du lịch, nội quy lễ hội, các bộ quy tắc ứng xử , tuyên truyền để du khách tôn trọng và có thái độ ứng xử văn hóa với các tài nguyên du lịch nhân văn; đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, môi trường xã hội, truyền thống của cộng đồng khi tham gia hoạt động du lịch Đôn đốc, giám sát thường xuyên các cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch.

Thu hút các chuyên gia giỏi, lao động có tay nghề cao từ bên ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên hoặc lĩnh vực, công việc mà lực lượng tại chô còn mỏng và yếu Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo mở rộng các hình thức đào tạo ngắn hạn, không tập trung, phục vụ nhu cầu vừa học,vừa làm Hô trợ giáo dục cộng đồng, mở các lớp tập huấn các kiến thức về du lịch cho người dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch Tăng cường năng lực đào tạo bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch về: đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và điều kiện giảng dạy, mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các trường, cơ sở, tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế có uy tín Tổ chức thường xuyên các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, chú trọng công tác đào tạo phát triển đội ngũ chuyên gia về từng lĩnh vực chuyên sâu của hoạt động du lịch, nhất là về phát triển du lịch bền vững;nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước các cấp về du lịch; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành; đặc biệt, nhấn mạnh nội dung giáo dục về bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hệ thống chương trình của các cấp độ đào tạo du lịch.

Hô trợ đào tạo và hướng dẫn các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm du lịch; đào tạo tay nghề để khôi phục, phát triển nghề cổ truyền tạo điểm tham quan du lịch và sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch.

Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và các địa phương, cơ quan thông tin đối ngoại, các hiệp hội, hội hữu nghị, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh của du lịch tại thành phố Huế.

Về phía người dân địa phương

Điều đáng lo ngại và cản trở nhất đối với cộng đồng địa phương tham gia làm du lịch là thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức và hạn chế khả năng ngoại ngữ để giới thiệu sự hấp dẫn của địa phương mình cho du khách Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động du lịch còn thụ động, mang tính hình thức. Cộng đồng địa phương cần được tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức làm du lịch.

Cần hướng tới tư duy sáng tạo, không chỉ theo kiểu làng có gì thì làm nấy, hoặc mô hình này đang thịnh hành thì chỉ cần làm theo sẽ sinh lời Tư duy sáng tạo sẽ giúp đưa ra ý tưởng mới phù hợp với thực tế tại địa phương.

Phát triển phải đảm bảo các yếu tố kinh tế và phi kinh tế, đó là giúp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa cộng đồng; tăng niềm tự hào và gắn kết trong cộng đồng; thúc đẩy bình đẳng giới và giữ chân người trẻ ở cộng đồng.

Phải đảm bảo có sự chia sẻ lợi ích đối với các thành viên trong cộng đồng, kể cả trực tiếp, gián tiếp và cả những người không tham gia vào chuôi cung ứng du lịch Các hộ dân khác không tham gia thì được hưởng lợi gián tiếp qua việc môi trường cũng được bảo vệ tốt hơn, hưởng lợi từ quỹ du lịch cộng đồng của xóm và từ các đoàn thiện nguyện.

Phải tính toán đảm bảo duy trì tính nguyên bản của điểm đến, giúp du khách cảm nhận được đầy đủ các giá trị văn hóa nơi đó.

Về phía công ty lữ hành

Đối với các công ty lữ hành, đây là một bên có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển du lịch tại Thành phố Huế nói chung Mang đến một lượng khách dồi dào hàng năm và đảm bảo lợi ích lâu dài sau này. Để có thể làm thật tốt các điều trên, các công ty lữ hành cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành có liên quan, đặc biệt từ phía Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Ngày càng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch, tìm ra các chương trình du lịch đặc thù gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch bền vững làm chủ đạo, từ đó quảng bá một cách có trách nhiệm rộng rãi đến những thị trường và khách hàng tiềm năng Tận dụng lợi thế về sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông để giới thiệu với các du khách quốc tế Bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân viên, các hướng dẫn viên để phù hợp với yêu cầu về công việc.

Về phía khách du lịch

Quan tâm đến bảo tồn di sản văn hóa: Thành phố Huế có nhiều di sản văn hóa, bao gồm các di tích lịch sử, âm nhạc truyền thống và ẩm thực Khách du lịch nên tôn trọng và đánh giá cao những tài sản văn hóa này bằng cách tuân theo các hướng dẫn, chẳng hạn như không chạm vào hoặc làm hư hại các hiện vật và lưu ý đến phong tục và truyền thống địa phương.

Quan tâm đến bảo vệ môi trường: Du khách nên có ý thức về tác động môi trường của mình và cố gắng giảm thiểu nó Điều này bao gồm thực hành quản lý chất thải có trách nhiệm, bảo tồn nước và năng lượng, tôn trọng môi trường sống tự nhiên và các khu vực được bảo vệ Tham gia vào các hoạt động thân thiện với môi trường, chẳng hạn như đi bộ trong thiên nhiên có hướng dẫn viên hoặc tham quan bằng xe đạp cũng có thể góp phần phát triển du lịch bền vững.

Hỗ trợ cộng đồng địa phương:Tương tác với cộng đồng địa phương là một khía cạnh thiết yếu của du lịch bền vững Khách du lịch có thể hô trợ các doanh nghiệp địa phương, nghệ nhân và nông dân bằng cách mua các sản phẩm được sản xuất tại địa phương và dùng bữa tại các nhà hàng địa phương.

Du lịch có trách nhiệm:Du khách nên lưu tâm đến hành vi và hành động của mình khi đến thăm Thành phố Huế Điều này bao gồm việc tôn trọng phong tục và truyền thống địa phương, ăn mặc phù hợp khi đến thăm các địa điểm tôn giáo, Trở thành một du khách có trách nhiệm sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương.

Giáo dục và Nhận thức: Điều quan trọng là khách du lịch phải tự giáo dục mình về lịch sử, văn hóa và ý nghĩa môi trường của Thành phố Huế Điều này có thể được thực hiện thông qua các chuyến tham quan có hướng dẫn viên, tham quan bảo tàng và trung tâm văn hóa, đồng thời thu hút sự tham gia của các hướng dẫn viên địa phương Hiểu được tầm quan trọng của du lịch bền vững, du khách có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt và góp phần bảo tồn di sản Huế.

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w