Đánh giá tính bền vững của du lịch và tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vữngĐánh giá tính bền vững của du lịch dựa vào sức chứaSức chứa của một điểm đến là mức độ sử dụng hoặc phát triể
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các khái niệm
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Việc phát triển du lịch trong một điểm đến phụ thuộc vào cả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa và các tài nguyên hữu hình, vô hình khác Sự phát triển không cân đối, tự phát sẽ dẫn đến cạn kiệt các loại tài nguyên, dẫn đến số lượng du khách giảm dần, chất lượng cuộc sống của cư dân cũng giảm sút theo
Xu hướng hiện nay đối với ngành ngành du lịch hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và bảo vệ đặc điểm văn hóa xã hội của quốc gia Phát triển du lịch ngoài việc gia tăng cơ hội để du khách được đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các sản phẩm dịch vụ chất lượng từ nguồn lực các bên liên quan đưa vào điểm đến, ngành du lịch còn cần bảo vệ giá trị văn hóa và hệ thống giá trị truyền thống vô cùng quý giá của các cộng đồng cư dân ở địa phương, quốc gia.
Phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.
- Cộng đồng địa phương được tham gia nhiều vào hoạt động du lịch.
- Đối tượng khách của phát triển du lịch bền vững thể hiện tính trách nhiệm cao với cộng đồng.
- Mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương
- Giúp bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn và nâng cao giá trị văn hoá – xã hội.
- Phát triển kinh tế địa phương nói riêng, nền kinh tế cả nước nói chung.
- Gần gũi về xã hội và văn hóa
1.2.2 Mục tiêu, nguyên tắc, chính sách và mô hình phát triển du lịch bền vững
- Gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn và phát huy văn hoá địa phương.
- Tăng cường phúc lợi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương.
- Tạo lập sự công bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ.
- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.
- Duy trì chất lượng môi trường
- Sử dụng tài nguyên một cách bền vững.
- Duy trì tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là rất quan trọng với du lịch bền vững, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.
- Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển của địa phương và quốc gia.
Du lịch bền vững None
Du lịch bền vững None
10 Đề cương DLBV - Đề cương DLBV
Du lịch bền vững None
Du lịch bền vững None
- Hỗ trợ nền kinh tế địa phương.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.
- Marketing du lịch một cách có trách nhiệm.
- Gia tăng lợi ích cho các đối tượng liên quan quan
- Chính sách tiêu thụ xanh.
- Chính sách tiết kiệm nước và năng lượng.
- Chính sách quản lý chất thải.
- Chính sách giáo dục và đào tạo.
- Các chính sách khác: Điều tiết lượng khách để kiểm soát sức chứa; Bảo vệ di tích; Kiểm soát nhà hàng, khách sạn và các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch…
- Mô hình của Jacobs và Sadler
Du lịch bền vững None
Du lịch bền vững None
+ Mô hình của EU và OECD
1.2.3 Đánh giá tính bền vững của du lịch và tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững
Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa vào sức chứa
Sức chứa của một điểm đến là mức độ sử dụng hoặc phát triển du lịch tối đa điểm đến có thể hấp thu (chấp nhận) mà không tạo ra sự phá huỷ môi trường tự nhiên và các vấn đề tồn tại về kinh tê - xã hội đồng thời không làm giảm chất lượng các kinh nghiệm thu nhận được của du khách.
Việc đánh giá tính bền vững của DL dựa vào xác định sức chứa với 3 giá trị: sinh thái, kinh tế và xã hội.
Công thức chung tính sức chứa vật lý của một điểm du lịch: CPI = AR / a Trong đó:
+ CPI: Sức chứa tại một thời điểm
+ AR: Diện tích của không gian du lịch.
+ a: Diện tích chuẩn cho một khách (tiêu chuẩn không gian)
Công thức tính sức chứa hàng ngày của một điểm du lịch: CPD = CPI * TR
+ CPD: Sức chứa hàng ngày.
+ CPI: Sức chứa thường xuyên
+ TR: Công suất sử dụng mỗi ngày
Hạn chế của phương pháp:
+ Hoạt động của con người tác động lên hệ thống có thể từ từ và có thể tác động lên những bộ phận khác nhau của hệ thống với mức độ khác nhau.
+ Mọi môi trường du lịch đều là môi trường đa mục tiêu cho nên phải tính cả việc sử dụng vào các mục đích khác, đồng thời xác định chính xác mức độ sử dụng cho du lịch.
+ Cách sử dụng khác nhau sẽ dẫn đến các tác động khác nhau.
+ Các nền văn hóa khác nhau có mức độ nhạy cảm khác nhau với thay đổi. Điều kiện áp dụng phương pháp: Phương pháp sức chứa được áp dụng tương đối dễ dàng trong các trường hợp điểm du lịch có những đặc tính sau:
+ Tính đồng nhất về đối tượng du lịch khá cao.
+ Độ cô lập cao, tách khỏi các khu vực hoạt động dân sinh khác. + Độ đồng nhất cao của du khách
Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa vào bộ chỉ thị môi trường UNWTO
Chỉ thị môi trường là phép đo độ nhạy của môi trường và phát triển Đó là những thông tin tổng hợp giúp cho việc xác định một vấn đề, chỉ thị môi trường và vấn đề mà nó phản ánh.
Việc đánh giá tính bền vững của du lịch dựa vào các tiêu chí cụ thể của bộ chỉ thị môi trường UNWTO:
+ Bộ chỉ thị đơn (10 tiêu chí): 1 Bảo vệ điểm du lịch; 2 Stress (áp lực);
3 Cường độ sử dụng; 4 Tác động xã hội; 5 Mức độ kiểm soát; 6 Quản lý chất thải; 7 Quá trình lập kế hoạch; 8 Các hệ sinh thái tới hạn; 9 Sự thỏa mãn của du khách; 10 Sự thỏa mãn của địa phương.
+ Chỉ thị đặc thù dành cho các hệ sinh thái: 1 Các vùng bờ biển; 2 Các vùng núi; 3 Các điểm văn hóa (các cộng đồng truyền thống); 4 Các đảo nhỏ.
- Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu.
- Tiêu chuẩn nhãn xanh ASEAN.
- Bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh.
THỰC TRẠNG DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ THỌ
Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ
2.1.1 Khái quát chung về tình hình và điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ.
Phú Thọ là tỉnh núi phía Bắc, nơi được biết đến là cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt cổ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của lịch sử dân tộc Việt Nam Tỉnh có diện tích tự nhiên 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố (Việt Trì), 1 thị xã (Phú Thọ) và 11 huyện, trong đó có 9 huyện miền núi Trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo lớn là Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo
2.1.1.1 Dân số và lao động
Dân số toàn tỉnh 1.370.625 người tính đến năm 2015, trong đó dân số thành thị chiếm 18,62% dân số nông thôn chiếm 81,38%, mật độ dân số (cao nhất là thành phố Việt Trì: ; thấp nhất là huyện Tân Sơn: ), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 12,01% Phú Thọ có 21 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chính sinh sống quần cư tử lâu đời là Kinh, Mưởng, Dao, Cao Lan, dân tộc Kinh chiếm đa số trên 60%).
Số người trong độ tuổi lao động trong toàn tỉnh là gần 854.100 người ( chiếm 62,4% dân số toàn tỉnh) Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 743.800 người Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và truyền nghề đạt 55% Trong tổng số lao động đang làm việc, số lao động du lịch đến năm 2015 là 11.600 người (tỷ lệ gần 1,6%) Số lượng, chất lượng hiện trạng và dự báo diễn biển nguồn nhân lực Phủ Thọ có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, trong đó có phát triển du lịch
2.1.1.2 Giáo dục và đào tạo
Giáo dục, đào tạo của Phú Thọ ổn định và luôn có xu hướng phát triển về chất lượng, giáo dục văn hóa của tỉnh nhiều năm nay đều nằm trong Top20 toàn quốc Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 trường đại học, 11 trường cao đẳng, trung cấp nghề, 13 trung tâm giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề, góp phần quan trọng cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
2.1.1.3 Tăng trưởng , quy mô nền kinh tế và môi trường đầu tư
Trong nhiều năm kể từ khi tái lập tỉnh, Phú Thọ luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 là 10,6 % / năm; giai đoạn 2010 - 2015 là 5,87%/ năm Quy mô nền kinh tế đến năm 2015 đạt trên 41.000 tỷ đồng (tính theo giá thực tế), thu ngân sách 5.294,5 tỷ đồng, tăng hơn 6,88 lần so với năm 2005 Cơ cấu giả trị gia tăng theo ngành , lĩnh vực ( cơ cấu kinh tế ) đến năm 2015 : Tỷ trọng GRDP ngành công nghiệp , xây dựng chiếm 37,99 % ; dịch vụ 37,13 %; nông, lâm nghiệp, thủy sản 24,88
Hạ tầng giao thông tỉnh Phú Thọ gồm 3 loại hình đường giao thông: đường bộ, đường sắt và đường thuỷ Mạng lưới giao thông đường bộ gồm các tuyến đường Cao tốc , Quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường huyện, xã; tổng chiều dài hơn 12.648 km, trong đó có 1 tuyến đường cao tốc, 5 tuyến đường Quốc lộ, 39 tuyến đường tỉnh, trên 11.000km đường huyện, xã và đường giao thông nông thôn Các tuyến đường Quốc lộ đều mang tính huyết mạch, kết nối các trọng điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Tỷ lệ nhựa hóa các tuyến đường tỉnh đạt trên 94
% Các tuyến đường huyện lỵ, giao thông liên xã có tỷ lệ cứng hoá trên 82%; giao thông nông thôn cứng hoá trên 60 % Đường thủy gồm 3 tuyến giao thông lớn trên sông Hồng, sông Lô, sông Đà, với tổng chiều dài qua địa phận tỉnh là
226 km, ngoài ra còn có các sông nhánh khác như sông Bứa, sông Chảy Các tuyến giao thông đã được phân bố xây dựng tương đối hợp lý, có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng của tỉnh cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có phát triển du lịch
Nguồn điện của tỉnh chủ yếu từ nguồn điện lưới chung quốc gia, với 2 nguồn chính: nguồn điện 220kv cấp theo 3 lưới tuyến: Hòa Bình - Việt Trì - Sóc Sơn, Sơn La - Việt Trì và Yên Bái - Việt Trì; nguồn điện 110ky được cấp từ 2 tuyển Việt Trì - Đông Anh và Việt Trì - Thác Bà Từ năm 2003 đã có 100% xã có điện lưới quốc gia, điện năng cung cấp hàng năm đến năm 2015 đạt 1,67 tỷ KWh điện.
2.1.1.6 Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý môi trường
Hệ thống cấp nước tập trung của tỉnh đến nay cơ bản đảm bảo cung cấp nướccho các đô thị và từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dânnông thôn, với tổng lượng nước sạch gần 20 triệu /năm Ngoài ra còn có một số trạm, các chương trình, dự án cấp nước sạch vùng nông thôn, miền núi đến hộ dân Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 công ty xử lý chất thải sinh hoạt tập trung; cáchuyện đều có đơn vị quản lý vệ sinh môi trường, trang bị lò xử lý rác thải công suất nhỏ; một số xã cũng đã được đầu tư lò đốt rác tập trung.
2.1.1.7 Hạ tầng thương mại, dịch vụ, công trình văn hóa thể thao công cộng
Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống của Phú Thọ có tốc độ phát triển khá nhanh trong những năm gần đây Các cơ sở thương mại, dịch vụ, từng bước phát triển Một số trung tâm thương mại, siêu thị lớn được đầu tư như Big C, Vincom, chuỗi siêu thị Aloha Mall; các công trình văn hóa, thể thao quy mô lớn như Quảng trưởng và bảo tàng Hùng Vương, Công viên Văn Lang, trục tuyến đường lễ hộitrung tâm, khu liên hợp thể thao tỉnh, bể bơi, sân tenis Các công trình tập trung nhiều ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện lỵ, thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn chủ yếu là thiết chế nhỏ phục vụ sinh hoạt cộng đồng.
2.1.2 Khái quát về tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên, địa hình và kiến tạo tự nhiên đa dạng đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn Nhờ đó, có thể phát triển các loại hình du lịch về tham quan, vui chơi giải trí, tiêu biểu có thể kể đến như:
- Đầm Ao Châu (huyện Hạ Hòa): Không khí trong lành, hệ thực vật phong phú, phong cảnh sơn thủy hữu tình Nơi đây có khả năng phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, bơi thyền, câu cá
- Vườn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn): Với tổng diện tích 15.048 ha rừng nhiệt đới tự nhiên ở độ cao 1.000 - 1.400m, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhiều đối tượng khách như tham quan, leo núi, nghĩ dưỡng, thám hiểm hang động …
- Khu nước khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy): Có diện tích khoảng 3 km , nhiệt độ trung bình nước từ 37 - 40 với chất lượng tốt 2 Khu vực này kết hợp với vị trí mỏ ven sông Đà, tiếp giáp với Hà Nội, gần sát khu di tích đá Chông cho phép có thể phát triển loại hình du lịch nghĩ dưỡng, chữa bệnh gắn với tham quan, nghiên cứu lịch sử,
Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Phú Thọ
Do ảnh hưởng dịch COVID-19, lượng khách du lịch đến Phú Thọ giảm mạnh, doanh thu chưa đạt nửa kế hoạch, hàng nghìn lao động mất việc làm, ngành Du lịch gặp nhiều khó khăn Trước thực trạng này, Phú Thọ đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kích cầu đưa ngành Du lịch, dịch vụ phát triển bền vững và hiệu quả, phù hợp với tình hình mới. Ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, hàng năm, sau Tết Nguyên đán là bắt đầu thời điểm du khách về với Đất Tổ rất đông Trung bình mỗi năm Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng thu hút trên 6-7 triệu đồng bào, du khách về dâng hương, dự hội Từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đón rất ít du khách đến dâng hương Trong năm 2021, Khu Di tích mới đón khoảng hơn 20.000 lượt du khách.
Tại các khu du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng như Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, Đảo Ngọc Xanh, Vườn Vua , lượng du khách đến thưa thớt vào những ngày cuối tuần Khách du lịch đến PhúThọ giảm mạnh, kéo theo các cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch, hệ thống khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh lượng khách đặt phòng cũng giảm so với cùng kỳ Tỷ lệ lấp phòng chỉ bằng khoảng 20-30% so với năm trước, tỷ lệ hủy đặt phòng có thời điểm lên đến trên 90%. Ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ cho biết, dù ngành đã triển khai nhiều gói kích cầu du lịch nhưng lượng khách đến Phú Thọ không tăng đáng kể, chỉ đủ duy trì hoạt động ở mức cầm chừng
Do vậy, nhiều đơn vị, doanh nghiệp du lịch buộc phải tạm dừng hoặc thu gọn quy mô hoạt động cho phù hợp với tình hình mới Người lao động buộc phải tạm nghỉ việc; một vài đơn vị duy trì việc làm cho lao động nhưng rất hạn chế, còn lại đa phần những người trong gia đình tự quản lý, phục vụ.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, tổng lượng khách đến Phú Thọ trong năm 2020 là 1,1 triệu lượt, đạt 13% kế hoạch; trong đó khách lưu trú đạt 394 nghìn lượt, bằng 58% kế hoạch Doanh thu đạt 1.520 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch Công suất sử dụng phòng trung bình của hệ thống khách sạn đạt 20%. Đến năm 2022 sau khi vượt qua đại dịch Covid Lượng khách tham quan du lịch đến Phú Thọ trong dịp Tết Nguyên đán ước đạt 40.000 lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt khoảng 25 tỷ đồng, mở ra triển vọng phục hồi và mở cửa du lịch trong và ngoài nước trong năm 2022 Trong đó, chủ yếu là khách trong nước tập trung tại các điểm như: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; Đền Mẫu Âu
Cơ (huyện Hạ Hòa); Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, Đền Lăng Sương (huyện Thanh Thủy); Đền Du Yến (huyện Thanh Ba); Đình Hùng Lô (thành phố Việt Trì); Vườn quốc gia Xuân Sơn, đồi chè Long Cốc (huyện Tân Sơn).
Huyện Thanh Thủy là địa phương thu hút nhiều khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 Ông Vũ Đức Kiên - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết: Cách thời điểm Tết Nguyên đán khoảng một tháng các cơ sở du lịch trên địa bàn huyện đã tập trung nâng cấp, trang trí phòng lưu trú, chuẩn bị thực phẩm, đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19 để đón những đoàn khách đầu tiên trong năm mới Đã có gần 30.000 lượt khách về đây tham quan, nghỉ dưỡng; công suất sử dụng buồng của một số cơ sở lưu trú du lịch lên đến 60%, được du khách ghi nhận và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và mức độ an toàn.
Trong sáu tháng đầu năm 2022, Phú Thọ đón trên một triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó có 358.000 lượt khách lưu trú, doanh thu du lịch dịch vụ ước đạt 1.600 tỉ đồng Đây là những con số cho thấy sự phục hồi của du lịch Phú Thọ sau thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp Để có được kết quả đó, một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch Phú Thọ với du khách trong và ngoài nước trên nền tảng CNTT, để hình ảnh du lịch Phú Thọ tiếp cận nhanh nhất đến với du khách.
Hàng năm, khách du lịch đến đây với nhiều mục đích như: Vào các dịp đầu năm mới và đặc biệt vào dịp Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 âm lịch, nơi đây lại đón hàng triệu người con Đất Việt tới du lịch Đền Hùng, hành hương về với cội nguồn, dâng hương cầu bình an, sức khỏe và thành kính tri ân công đức của các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước; đến xem hát xoan - Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận; được tham gia những loại hình du lịch nổi bật như du lịch văn hóa:Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, hội Trò Trám Tứ Xã, hội Phết Hiền quan, hội Bơi chải Bạch Hạc, hội Xoan Kim Đức, Phượng Lâu, hội rước voi Đào Xá, hội giã bánh dầy
Mộ Chu Hạ, hội nấu cơm thi Gia Dụ…
2.2.1.2 Thời gian lưu trú bình quân của du khách
2.2.1.3 Doanh thu của ngành du lịch
Doanh thu du lịch của Phú Thọ có mức tăng trưởng khá trong giai đoạn 2006-
2015 Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch giai đoạn này đạt 20,52%/năm, cao hơn gần 2 lần so với tốc độ tăng trưởng lượng khách Song so với tốc độ tăng bình quân thu nhập du lịch chung của cả nước trong cùng giai đoạn thì tăng trưởng doanh thu của du lịch Phú Thọ đạt thấp hơn (tổng hợp của tác giả theo số liệu từ nguồn website của Tổng cục du lịch, giai đoạn 2006 -
2015 tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch cả nước đạt 23,38%/năm ) Tăng trưởng doanh thu du lịch không đều và chưa ổn định qua các năm, có năm giảm so với năm trước (năm 2008) trong khi các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong cùng giai đoạn vẫn phát triển khá.
Thống kê của huyện trong 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy, tổng lượng khách du lịch tới Thanh Thủy ước đạt 150.000 lượt, tăng 56,3% so với cùng kỳ năm
2021, doanh thu ước đạt 90 tỷ đồng, tăng 300% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng khách du lịch đạt trên 7 triệu lượt người Doanh thu du lịch dịch vụ có bước tăng trưởng vượt bậc, đạt trên 2.000 tỉ đồng Việc thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch – thương mại trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tăng gấp 3,3 lần so với 5 năm trước đã góp phần làm cho kết cấu hạ tầng du lịch của tỉnh được cải thiện và cơ bản hình thành các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Phát triển du lịch đã góp phần hỗ trợ và huy động các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng GDP ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh
Thành công của du lịch Phú Thọ trong những năm qua là rất đáng ghi nhận Tuy nhiên trên thực tế, sự phát triển du lịch Phú Thọ hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế Điều này thể hiện ở chỗ, nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch tuy đã tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng để phát triển du lịch thực sự trở thành kinh tế mũi nhọn, đóng góp của du lịch trong phát triển kinh tế của tỉnh còn hết sức khiêm tốn; phát triển du lịch Phú Thọ vẫn chưa chú trọng về chất, hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, không có khả năng khai thác, đưa khách từ bên ngoài về thăm quan tại tỉnh Sự liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh chưa được phát huy.
2.2.2.1 Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa- lịch sử Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, thời gian vừa qua, Phú Thọ đã quan tâm chỉ đạo xây dựng điểm du lịch cộng đồng tại các bản dân tộc Mường, Dao Tiền (xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn) là một trong 4 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Hiện trạng, điểm du lịch cộng đồng Xuân Sơn đang được cải tạo, nâng cấp cảnh quan môi trường và bước đầu đã thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm Cơ sở vật chất phục vụ tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại một số địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tập trung ngày càng được quan tâm đầu tư nâng cấp thông qua các đề án, dự án, các chương trình mục tiêu Quốc gia Đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số có những bước chuyển biến rõ rệt, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đấu tranh bài trừ các tập quán lạc hậu Từ đó, việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả, thiết thực, thu hút được sự tham gia của cộng đồng.
Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, hạn chế Một số nét đẹp văn hóa trong lối sống, phong tục tập quán cùng lễ hội truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một; lực lượng nghệ nhân dân gian ngày càng ít; di tích lịch sử văn hóa - không gian văn hóa, nơi tổ chức lễ hội, nơi diễn ra nghi thức, diễn xướng dân gian xuống cấp; cơ sở hạ tầng đường giao thông, diện tích sân bãi chưa đáp ứng được việc tổ chức các hoạt động văn hóa Công tác phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được khai thác, phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có về thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc…
2.2.2.2 Vai trò cải thiện chất lượng đời sống người dân
Đánh giá tính phát triển du lịch bền vững của tỉnh Phú Thọ
- 100% các khu, điểm tài nguyên đã được quy hoạch
- Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương với hoạt động du lịch cao: 90% người dân ghi nhận diễn biến an ninh, trật tự, an toàn xã hội không xấu đi bất thường so với diễn biến bình thường trươc khi có hoạt động du lịch.
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư ngày càng đa dạng.
- Mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch cao, 80% người dân ghi nhận du lịch tích cực tạo thêm việc làm cho cộng đồng bản địa, đạt giới hạn bền vững.
- Đóng góp của du lịch cho bảo về tài nguyên du lịch nhân văn: Tích cực, chủ động, góp phần hoàn chỉnh hồ sơ di sản và bảo vệ, lan tỏa 2 di sản thế giới là Hát xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
- Chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch chưa đảm bảo theo các quy định, tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể của của cơ quan chức năng từng thời kì.
- Ý thức, trách nhiềm của người dân địa phương với tài nguyên du lịch chưa cao, chưa tuân thủ nghiêm túc quy chế bảo vệ mội trường địa phương.
- Các cơ sở kinh doanh du lịch chưa chủ động, tích cực áp dụng các biện pháp giảm tiêu thụ năng lượng, nước, phân loại, xử lí chất thải
2.3.3 Nguyên nhân của các nhược điểm
Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Phú Thọ còn những hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững
- Bộ máy quản lý chưa phù hợp chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý còn hạn chế.
- Chất lượng một số quy hoạch không cao, chưa bền vững.
- Nội dung của một số chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo môi trường, điều kiện cho việc huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch cho đến nay vẫn chưa cụ thể.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cơ sở kinh doanh du lịch, người dân, khách du lịch và các đối tượng liên quan đến hoạt động du lịch về nội dung ý nghĩa của du lịch bền vững, về vai trò trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch chưa được chú trọng
Kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kết nối hạ tầng thực sự thuận lợi đến một số điểm tài nguyên du lịch quan trọng (như vườn quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên…) và đáp ứng các yêu cầu hạ tầng kĩ thuật khác để gia tăng sức hấp dẫn cho các tài nguyên này đối với nhà đầu tư, phục vụ thú đầu tư làm phong phú, đa dạng hơn sản phẩm du lịch
Một số nội dung phương pháp, cách thức xúc tiến, quảng bá du lịch chưa phù hợp, ít đổi mới Phần lớn doanh nghiệp chưa coi trọng và đầu tư thỏa đáng cho hoạt động này. Ý thức trách nhiệm của một bộ phận khách du lịch đối với bảo vệ tài nguyên, môi trường ở các điểm du lịch chưa cao Trình độ dân trí cũng như ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư chưa đồng đều nên sự tham gia góp phần của người dân đển phát triển du lịch bền vững hạn chế.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ THỌ
Một số định hướng cơ bản phát triển du lịch bền vững tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
Để phát triển du lịch bền vững, cần thiết phải xác định một số định hướng phát triển có tính nhất quán, xuyên suốt để triển khai thực hiện Các định hướng chính cần xác định bao gồm: định hướng tổ chức không gian du lịch; định hướng phát triển sản phẩm du lịch; định hướng phát triển thị trường du lịch
3.1.1 Định hướng tổ chức không gian du lịch
Định hướng phát triển các trung tâm du lịch Định hướng phát triển các trung tâm du lịch Phú Thọ cần được xác định trong mối quan hệ về vị trí và chức năng du lịch của tỉnh trong khu vực; đồng thời phù hợp với định hướng không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và gắn bó chặt chẽ trong mối quan hệ liên tỉnh theo các quy hoạch: phát triển du lịch Việt Nam, phát triển du lịch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Thủ đô. Căn cứ thực tế tài nguyên du lịch, sự phát triển của du lịch Phú Thọ cần được xác định theo hướng tập trung vào 4 trung tâm: Tiếp tục phát triển thành phố Việt Trì trở thành thành phố du lịch lễ hội về với cội nguồn của dân tộc, trong đó hạt nhân của không gian du lịch lễ hội Việt Trì là Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Phát triển du lịch tại 3 điểm nhấn khác là Đền Mẫu Âu Cơ và đầm Ao Châu; vườn Quốc gia Xuân Sơn; Đền Lăng Sương và khu nước khoáng nóng Thanh Thuỷ.
Định hướng phát triển các tuyến du lịch
Căn cứ thực tế phân bố tài nguyên du lịch và giao thông trên địa bàn, tác giả đề xuất tiếp tục duy trì, củng cố các tuyến du lịch mà Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2011 -2020 đã xác định Đây là các tuyến du lịch có thể tạo kết nối cao các tài nguyên du lịch, mở rộng tính đa dạng của sản phẩm du lịch và phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông hiện tại cũng như quy hoạch phát triển giao thông những năm tới, cụ thể:
- Các tuyến du lịch nội tỉnh:
(1) Tuyến Việt Trì - thị xã Phú Thọ - Hạ Hoà: Đây là tuyến du lịch tổng hợp sinh thái và văn hóa nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Bắc
(2) Tuyến Việt Trì - Thanh Sơn - Xuân Sơn: Đây là tuyến du lịch sinh thái kết hợp văn hóa, nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Nam tỉnh.
(3) Tuyến thành phố Việt Trì - Thanh Thủy: Đây là tuyến du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh kết hợp văn hóa, nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Nam tỉnh
(4) Tuyến thành phố Việt Trì - Đoan Hùng: Đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Đông Bắc tỉnh
- Các tuyến du lịch liên tỉnh:
Tiếp tục duy trì, mở rộng không gian phát triển trong mối quan hệ kết nối với vùng Tây Bắc, Đông Bắc, kết nối trong vùng Thủ đô, liên kết với các tỉnh khác trong cả nước qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông Hình thành được các tour, tuyến du lịch dài ngày, chú trọng phát triển các tour, tuyến gắn với hành trình du lịch di sản, du lịch sinh thái trong đó Phú Thọ là một trong các trọng điểm, là điểm đến quan trọng với các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước
(1) Tuyến du lịch đường bộ: Dựa trên hệ thống quốc lộ 2, cao tốc Nội Bài - Lào Cai nối với thủ đô Hà Nội, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, tiếp tục kết nối với các tỉnh miền Trung, miền Nam theo hệ thống tuyến du lịch quốc gia.
(2) Tuyến du lịch đường sắt: Tuyến du lịch đường sắt Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai - Côn Minh trong hành lang du lịch xuyên Á.
(3) Tuyến du lịch đường sông: Theo sông Hồng, sông Đà, sông Lô trên cơ sở phát triển các tuyến nội tỉnh.
- Các tuyến du lịch quốc tế:
Tuyến du lịch quốc tế của Phú Thọ có thể được xác định theo tuyến giao thông đường sắt Vân Nam - Lào Cai - Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội; theo tuyến giao thông đường bộ Phú Thọ - Sơn La - Điện Biên - Lào; kết nối với các tuyến du lịch quốc tế khác qua sân bay Nội Bài, theo các trục giao thông đường bộ đến tỉnh.
3.1.2 Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch
Phát triển các sản phẩm đặc trưng
Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của tỉnh như đã phân tích, đánh giá, có thể xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Phú Thọ là du lịch gắn với văn hóa truyền thống (du lịch lễ hội, tâm linh, tham quan nghiên cứu di sản, tìm hiểu văn hóa truyền thống) và du lịch sinh thái (tham quan hang động và hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh)
Du lịch gắn với văn hóa truyền thống: Đây là sản phẩm du lịch đặc trưng nhất của du lịch Phú Thọ Các tài nguyên du lịch sau có thể được lựa chọn để xây dựng nên sản phẩm du lịch này bao gồm:
- Các di tích lịch sử và di sản văn hóa vật thể gắn với thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong đó hội tụ tiêu biểu và tập trung nhất là quần thể di tích lịch sử Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lạc Long Quân.Các giá trị văn hoá phi vật thể từ thời Hùng Vương như lễ hội truyền thống; tập tục, bản sắc văn hoá truyền thống của người Việt cổ và các dân tộc thiểu số; nghệ thuật kiến trúc cổ; các trò chơi, diễn xướng dân gian nhất là hát Xoan.
Các di tích lịch sử cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
Du lịch gắn với tham quan hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh: Tuy nhiều tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có thế mạnh về du lịch sinh thái, nhưng Phú Thọ có những điểm tài nguyên du lịch tự nhiên với hệ sinh thái có nét riêng, cùng vị trí địa lý và giao thông ngày càng thuận lợi, đã được quy hoạch vùng Thủ đô xác định lợi thế và trách nhiệm phát triển du lịch sinh thái cùng với du lịch văn hóa, di sản, nên có thể xác định du lịch tham quan hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh là sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Các tài nguyên tiêu biểu để xây dựng nên sản phẩm du lịch này là vườn Quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên, vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ
Phát triển các sản phẩm du lịch khác
Phú Thọ cũng còn có thể phát triển một số sản phẩm du lịch khác:
- Một số loại hình du lịch gắn với sinh thái khác như vui chơi giải trí, dã ngoại, thể thao cuối tuần, du lịch trang trại, làng nghề, nông thôn
- Du lịch công vụ, gắn với sự kiện (MICE) như thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ v.v
Các sản phẩm, loại hình du lịch trên là những sản phẩm du lịch bổ trợ, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
3.1.3 Định hướng phát triển thị trường du lịch
Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
3.2.1 Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện tổ chức của các cơ quan quản lý liên quan đến phát triển du lịch, chú trọng bổ sung và nâng cao năng lực cho cán bộ văn hóa du lịch cấp huyện và cấp xã.
Rà soát một cách tổng thể và mang tính hệ thống các quy hoạch du lịch đang còn hiệu lực, tiến hành sơ kết việc thực hiện quy hoạch theo giai đoạn, phân tích, đánh giá cụ thể chất lượng, tính bền vững, tính đồng bộ của mỗi quy hoạch, trên cơ sở đó có các giải pháp tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh, bổ sung những nội dung không còn phù hợp, xây dựng mới các quy hoạch cần thiết làm cơ sở cho sự phát triển của du lịch địa phương.
Một số điểm tài nguyên du lịch tự nhiên đã được thể hiện trong phân kỳ thu hút đầu tư của quy hoạch tổng thể thì cần phải được tiến hành quy hoạch cụ thể để mời gọi đầu tư, đồng thời có giải pháp bảo vệ tài nguyên thời gian tới như các điểm du lịch Ao Giời– Suối Tiên (Hạ Hòa), Đầm Vân Hội (Hạ Hòa), Thác
Cự Thắng, Ba Vực (Thanh Sơn) để liên kết phát triển các khu du lịch.
Tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng những tour du lịch mới, liên kết các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cần phối hợp tạo điều kiện để các hãng lữ hành nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc nhằm nâng cao hơn sức cạnh tranh cho ngành du lịch mỗi địa phương Cần tập trung đẩy mạnh đầu tư các tuyến đường nối các tuyến, điểm du lịch chính của các địa phương với những tuyến, điểm du lịch chính của cả vùng để hình thành các chương trình du lịch liên vùng phong phú.
Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với phát triển các dịch vụ cơ bản cho khách tại các khu du lịch Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đến các điểm tài nguyên du lịch để tăng cường sự liên kết chuỗi tài nguyên du lịch phục vụ đa dạng hóa sản phẩm Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ theo sát xu hướng nhu cầu thị trường; đầu tư hạ tầng, mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh (thành phố Việt Trì, khu du lịch Đầm Ao Châu, khu du lịch Xuân Sơn, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy) Đầu tư nghiên cứu để tạo ra và phát triển các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Phú Thọ, các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của địa phương phục vụ du lịch Mỗi điểm du lịch, địa phương trên địa bàn tỉnh cần tìm ra lợi thế riêng, tạo sản phẩm riêng để phát huy thế mạnh của liên kết vùng.
3.2.2 Quảng bá, phát triển thị trường du lịch Đẩy mạnh các chương trình hợp tác, liên kết quảng bá, giới thiệu, xúc tiến du lịch trong nước với các tỉnh trong vùng Thủ đô, vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ Bên cạnh đó tiếp tục mở rộng các chương trình hợp tác song phương với các tỉnh bạn trong nước, với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Luông Nậm Thà (Lào), Nara (Nhật Bản) và tìm thêm cơ hội liên kết hợp tác với một số địa phương, vùng lãnh thổ tương đương cấp tỉnh ở các quốc gia khác Thống nhất các nội dung hợp tác, liên kết theo hướng cụ thể và thực chất hơn Tiếp tục đầu tư quảng bá mạnh mẽ cho thương hiệu du lịch về cội nguồn, hành trình du lịch tâm linh, du lịch di sản với các di sản của nhân loại và thành phố lễ hội Việt Trì, các khu điểm du lịch nghỉ dưỡng thuộc vùng nước khoáng nóng Thanh Thủy, khu du lịch vườn Quốc gia Xuân Sơn, Đầm Ao Châu.
3.2.3 Tăng cường bố trí nguồn lực, thu hút vốn đầu tư; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế–xã hội phục vụ liên kết, phát triển du lịch
Chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ để phục vụ kinh tế-xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng Theo đó, tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp liên kết đầu tư phát triển du lịch liên vùng, thay đổi tư duy từ phát triển “điểm du lịch” thành “vùng du lịch”, “khu du lịch” Đối với hệ thống cơ sở vật chất vui chơi giải trí cần ưu tiên đầu tư xây dựng các loại hình giải trí tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao cảm giác mạnh, dã ngoại tại các trung tâm du lịch lớn, các khu vực đô thị kết hợp với việc đầu tư khai thác các trò chơi dân gian trong các lễ hội của các vùng.
* Hoàn thiện quy hoạch tổng thể du lịch Phú Thọ và các khu du lịch trọng điểm tỉnh Điều chỉnh hợp lý nội dung các quy hoạch du lịch của tỉnh để đảm bảo có sự cân đối hơn giữa các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng, các nhóm giải pháp phát triển du lịch về khía cạnh kinh tế với các mục tiêu, định hướng, giải pháp liên kết, phát triển các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Liên kết các khu du lịch Thành phố Việt Trì, khu du lịch Thanh Thủy và khu du lịch Tân Sơn để thu hút và giữ chân du khách đến tham quan và lưu trú tại tỉnh Phú Thọ.
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh nhằm đánh giá đầy đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo, những biến động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực ngành du lịch Tổ chức thường xuyên các hoạt động đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, trong đó cần chú trọng cả công tác đào tạo phát triển đội ngũ chuyên gia về từng lĩnh vực chuyên sâu của hoạt động du lịch; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước các cấp về du lịch; nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề, tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch theo yêu cầu công việc.
* Phát triển các lĩnh vực kinh doanh du lịch Đề liên kết phát triển các khu du lịch cần tăng thêm các loại hình kinh doanh dịch vụ bổ sung như giải trí, thể thao, các câu lạc bộ,… Bên cạnh đó cần xây dựng các khu du lịch mới, liên kết các khu để nâng cao giá trị của dịch vụ du lịch Tăng khả năng khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn để tránh sự đơn điệu cũng như tính thời vụ của du lịch Phú Thọ Việc liên kết các khu du lịch cần quan tâm đến các đối tượng khách du lịch, sở thích về các dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung để xây dựng các vùng khu lịch mang tính đặc trưng và phù hợp.Bên cạnh đó, việc liên kết các khu du lịch trong tỉnh với ngoài tỉnh cũng là một hướng đi bền vững để mở rộng phát triển các tour và sản phẩm du lịch chất lượng.
Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế có sự phát triển mạnh nhất trên thế giới với tiềm năng và những đóng góp to lớn trên nhiều phương diện của nó.
Du lịch tạo công ăn việc làm, tăng ngân sách, góp phần mạnh mẽ cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, ku vực và địa phương Đây là công cụ đắc lực để xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội Bên cạnh đó, du lịch cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với môi trường, xã hội và cả nền kinh tế Yêu cầu đặt ra vớ mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế trên thế giới là nghiên cứu, hướng đến một sự phát triển du lịch bền vững, đạt hiệu quả trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường Chính vì thế mà phát triển du lịch bền vững chính là hướng đi đúng đắn của du lịch Việt Nam cũng như của tất cả các quốc gia trên thế giới
Phú Thọ là địa phương có những tiềm năng, thuận lợi nhất định cho phát triển du lịch, cả về vị trí địa lý, điều kiện tài nghuyên du lịch tự nhiên và nhất là tài nguyên du lịch văn hóa với những giá trị văn hóa, di sản văn hóa đặc biệt quý giá Với việc cố gắng khai thác và phát huy những tiềm năng lợi thế đó, du lịch tỉnh Phú Thọ những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng sự phát triển du lịch chưa bền vững, những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững chưa được tuân thủ đầy đủ, các khía cạnh xã hội, môi trường chưa được coi trọng đúng mức trong quá trình phát triển du lịch
Bên cạnh những gì đã đạt được, do những khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguồn thông tin, tư liệu và năng lực nghiên cứu của nhóm, bài thảo luận không tránh khỏi những sai sót, hạn chế cần được tiếp tục bổ sung chỉnh sửa Nhóm mong được sự góp ý của cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn
Du lịch bền vững None
Du lịch bền vững None
10 Đề cương DLBV - Đề cương DLBV
Du lịch bền vững None
Khái quát về Tràng An
Du lịch bền vững None