Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNMÔN: NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAMChủ đề: Một số vấn đề của tiếng Chăm Trang 2 MỤC LỤCCHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LỊ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MÔN: NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
Chủ đề: Một số vấn đề của tiếng Chăm
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG CHĂM 3
1 Sơ lược về lịch sử dân tộc Chăm 3
2 Dân số và ngôn ngữ dân tộc Chăm 3
3 Tên gọi của dân tộc Chăm 3
4 Địa lý cư trú của dân tộc Chăm 4
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TIẾNG CHĂM 4
1 Hệ thống ngữ âm 4
1.1 Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm hiện đại 4
1.2 Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm cổ 6
2 Quy tắc hợp âm 8
3 Chữ viết 9
TỔNG KẾT 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 10
Trang 3CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG CHĂM
1 Sơ lược về lịch sử dân tộc Chăm
Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở Duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, từng kiến tạo nên nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ
Ngay từ thế kỉ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chămpa Hiện nay, cư dân gồm 2 bộ phận chính là cư dân cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận và cư dân cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Đốc, Tây Ninh,
An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh
2 Dân số và ngôn ngữ dân tộc Chăm
Theo số liệu 2009, dân tộc Chăm có 161.729 người, cư trú tập trung đông nhất ở Ninh Thuận(chiếm 41,59% tổng số người Chăm ở Việt Nam), sau đó đến Bình Thuận và lần lượt là Phú Yên, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Định
Ngoài Việt Nam, người Chăm còn sinh sống trên lãnh thổ Campuchia
Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô- Polynéxia ( ngữ hệ Nam Đảo)
3 Tên gọi của dân tộc Chăm
Chăm là tên tự gọi và là tên chính thức của dân tộc
Ngoài ra, có tài liệu gọi là người Chàm (biến âm từ từ Chăm), Chiêm, Chiêm Thành, Chawmpa, Hời,
Ở Bình Định địa phương là Hroi ( hay Ha-roi, Hroy, Hrway) hay Bahnar Chăm Ngoài ra nhóm địa phương còn gọi là Chăm Poổng, Chà và Ku, Chăm Châu Đốc
Trang 44 Địa lý cư trú của dân tộc Chăm
Người Chăm ở Việt Nam được chia làm 3 nhóm chính thức:
- Nhóm Chăm ở Ninh Thuận-Bình Thuận ( có thể gọi là Chăm Đông) Phần lớn nhóm người Chăm này theo đạo Bà La Môn, một số ít theo đạo Islam(Hồi giáo) Trung tâm của vùng này là Phan Rang
- Nhóm Chăm ở An Giang ( còn được gọi là Chăm Tây) Ở nhóm người Chăm này theo đạo Islam.Trung tâm của vùng này là Châu Đốc
- Nhóm Chăm ở Phú Yên, Bình Định ( còn được gọi là Chăm Bắc) Trung tâm của vùng này là Phú Yên
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TIẾNG CHĂM
1 Hệ thống ngữ âm
1.1 Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm hiện đại
Xét về bảng chữ cái Akhar Thrah của tiếng Chăm, tổng cộng có 35 phụ âm và
6 nguyên âm đơn (hay được gọi là nguyên âm độc lập theo Ấn Độ)
Bảng chữ cái phụ âm tiếng Chăm đương đại
Phụ âm
Loại I
Nguyên âm A
Nguyên âm A
Nguyên âm A
Nguyên âm A
Còn có phụ âm loại II:
Ngoài các phụ âm nêu trên ra, tiếng Chăm còn có 2 phụ âm được gọi là phụ âm loại III, đó là:
Bảng chữ cái tiếng Chăm chia thành ba bảng riêng là bởi vì, khi nhìn vào tất cả bảng chữ cái nêu trên, ta dễ dàng nhận ra các phụ âm loại I được sắp xếp theo một
Trang 5trật tự rất quy củ và ngăn nắp theo vị trí và phương thức cấu âm ( chịu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ Phạn) Bảng phụ âm loại I tương ứng với bản phụ âm tiếng Phạn; nhưng trong tiếng Phạn, âm răng còn có thể chia thành 2 loạt là âm răng thường và âm răng quặt lưỡi Mà trong phụ âm loại II, ngoài phụ âm “sa” ra đều có chữ cái tương đương trong tiếng Phạn mà ở đó được gọi là bán phụ âm Còn hai phụ âm còn lại thuộc phụ âm loại III, về phụ âm này cần phải dựa vào góc nhìn phát triển lịch sử để phân tích và nhìn nhận
Tiếp đến là bảng nguyên âm đơn:
Bảng chữ cái nguyên âm đơn tiếng Chăm đương đại
Những nguyên âm độc lập này có thể tự tạo ra một âm tiết vắng phụ âm đầu, ví
dụ như: aia (nước), ada (con vịt), idung (mũi), oh (không),… Nếu như các nguyên
âm muốn kết hợp với phụ âm khác thì phải có các phụ tố nguyên âm ở trước hoặc
ở trên, thậm chí ở dưới phụ âm Tiếng Chăm có khá nhiều nguyên âm kép Dưới đây là bảng nguyên âm tiếng Chăm theo phương thức phiên âm IPA của Gérard Moussay:
Bảng nguyên âm tiếng Chăm
Tiếng Chăm còn có 4 âm đệm là /i,w, r, l/ 4 âm đệm này có thể chia thành 2 nhóm nhỏ theo bản chất của chúng, nhóm âm đệm bán nguyên âm /i/ và /w/; nhóm
âm đệm phụ âm đôi /r/ và /l/
Về âm cuối, tiếng Chăm có 11 âm cuối, cụ thể: /-k, -p, -t, -ŋ, -n, -m, -w, -y, -r, -l, -h/ Hiện nay, trong ngữ âm từ giao tiếp thực tế của người Chăm ở Việt Nam, âm cuối /-r/ đã nhập vào âm cuối /-n/; và một phần âm cuối /-p/ cũng đã nhập vào âm cuối /-k/ Ở một số nơi cư trú của người Chăm tại đồng bằng sông Cửu Long, người ta còn nói âm cuối /-k/ thành /-?/ Ví dụ như: từ akhar [ak’ar] (chữ viết giờ
đã đồng âm với akhan [ak’an] (váy); ngap [ŋap] (làm) và ngâk [ŋak] (dấu chấm ở chữ Chăm) giờ đã đồng âm và đọc là [ŋa?]
Tiếng Chăm thì không có thanh điệu với tác dụng khu biệt nghĩa của từ, nhưng tồn tại 2 âm vực cao và thấp Có thể nói là: những âm tiết với phụ âm đầu hữu thanh thường thuộc về âm vực thấp, đường nét phát âm có xu hướng hạ xuống,
Trang 6người lại, những âm tiết bắt đầu một phụ âm vô thanh hoặc là phụ âm zero thì thường được phát âm thành âm vực cao
Trang 71.2 Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm cổ
Tiếng Chăm thuộc chi nhánh Chamic, tiếng Chăm ở Việt Nam có 2 vùng phương ngữ và được đặt tên theo vị trí phân bố của chúng là Chăm Đông và Chăm Tây
Bảng âm vị tái lập các phụ âm trong tiếng Chăm cổ.
Trang 8Những âm vị trên chuyển hóa thành các âm vị phụ âm trong tiếng Chăm hiện đại, quá trình diễn biến cụ thể qua bảng so sánh sau:
Thông qua bảng trên có thể thấy rằng p-, pl- và pr- trong tiếng Chăm có tưởng ứng với p-, pl- và pr- trong tiếng Gia-lai và tương ứng với p- và m-trong tiếng Rode Vì vậy, Chăm cổ * > Chăm hiện đại
Trang 9p-Tương tự khi so sánh t- với th- trong tiếng Chăm hiện đại với ngôn ngữ tương quan, ta có thể tìm thấy lai nguyên của 2 phụ âm này:
Qua bảng so sánh ta rút ra được quan hệ Chăm cổ *t- > Chăm hiện đại t- Đồng thời th- trong tiếng Chăm hiện đại có nguồn gốc là *t-h từ Proto Chamic ( Chăm Aceh)
2 Quy tắc hợp âm
Muốn đi vào quy tắc hệ thống hợp âm, trước hết chúng ta phải biết
khái niệm “Các đẳng cấp nguyên âm” trong Chăm cổ Thực ra khái
niệm này cũng bắt nguồn từ Phạn ngữ:
- Atha saṃṃjñāhṃ (Thuật ngữ)‖ của ―Śivasūtra (Kinh Śiva)
- Sau này được ―Asṃtṃādhyāyī‖ trích dẫn có câu rằng: ―a i uṇ ṃ; r ṃ ḷ ṃ k; e
oṅ; ai auc ‖ Bảng minh hoạ:
Các phương thức hợp âm trong Chăm cổ có thể tổng kết thành
hai loại lớn: Hợp âṃ troṇg câu (Saṇdhi) và Hợp âṃ ṇội tại Sau
đây là những quy tắc cơ bản của hai loại hợp âm này:
- Hai nguyên âm đơn giản cùng loại khi ghép vào nhau thì trở
thành nguyên âm dài, như: devī iva (như Thiên nữ) sẽ được viết
thành devīva;
Trang 10- Nguyên âm a khi kết hợp với i hoặc ī sẽ trở thành e, như: śrī
[ca]ṃpeśvara (Cát tường Chăm-pa Tự tại thiên vương) do caṃpa và
iśvara cấu thành; pāṇ ṃd ṃurā geśvara ṅ ( 賓 童 龍 王 Tân Đồng Long
Vương)
- Ký hiệu visarga sẽ được giữa nguyên khi đứng trước các âm s, s ṃ
và ś như: ṇaṃaś śivāya (Nam mô thần śiva) sẽ được cấu thành
bởi ṇaṃah ṃ cùng với śivāya Có khi ký hiệu visarga lại được
đồng hoá với các âm s, s ṃ và ś như: ṇaṃaśivāya (Nam mô thần
śiva);
- Nếu âm cuối của từ trước là phụ âm vô thanh, sau đó đi với một
phụ âm hữu thanh không bật hơi, thì phụ âm vô thanh đó sẽ
được hữu thanh hóa, như: tad [ga]cchaṇtu (hãy đi như vậy),
nguyên vị của tad là tat, vì chịu sự ảnh hưởng của phụ âm g ở
đằng sau, nên phụ âm t bị hữu thanh hóa Cũng trong bia ký
C.150 này, chúng tôi có thấy nếu phụ âm vô thanh đứng trước
các âm s, s ṃ và ś thì vẫn sẽ đượcgiữ nguyên, như: etat sarvvaṁ
(vậy tất cả)
3 Chữ viết
Chữ viết của tiếng Chăm đã có nhiều lần thay đổi Nói chung ký hiệu văn tự của người Chăm ngữ vay mượn từ tiếng Phạn; cụ thể hơn là từ một dạng ký tự viết tay ở cao nguyên Decan thuộc miền Nam Ấn Độ; dạng thức văn tự đó qua đường biển được lan truyền đến vương quốc Phù Nam Cuối cùng được người Chăm vay mượn và cải tiến dùng để ghi chép ngôn ngữ của mình
Akhar Hayap còn gọi là chữ Chăm cổ, tức là chữ viết trên bia ký từ thế kỷ thứ II đến thế kỉ thứ XV Đây là hệ thống chữ cái Devanagari của Phạn ngữ, nhưng được sửa lại theo phong cách mỹ thuật của vương quốc Chăm-pa Đây là nét dạng của Akhar Hayap viết vào thế kỷ IX:
Trang 11TỔNG KẾT
Như vậy, có thể nói dân tộc Chăm với số dân tuy không đông đúc như các dân tộc thiểu số khác, song tiếng Chăm lại có vai trò văn hoá – xã hội quan trọng Tiếng Chăm không chỉ là ngôn ngữ dân tộc thiểu số có chữ viết từ lâu đời mà gắn với nó còn là nền văn hoá hết sức phát triển cho tới tận ngày nay Tiếng Chăm đã đóng góp một phần không nhỏ vào nền văn hoá có bề dày lịch sử đó Những văn bản tiếng Chăm còn lưu giữ đến ngày nay không chỉ là những tài nguyên quý giá đang chờ được các nhà ngôn ngữ học khai thác, tìm hiểu, mà còn là nguồn tư liệu quý giá, góp phần khẳng định bề dày lịch sử cũng như sự phát triển khá hưng thịnh của văn hoá Chăm Vấn đề nghiên cứu tiếng Chăm vẫn là vấn đề còn phải tiếp tục
xử lý cho tới ngày nay Tìm hiểu về tiếng Chăm là tìm hiểu về một phần của ngôn ngữ đất nước, một phần dân tộc máu thịt của Việt Nam Hiện nay đã có những tài liệu được dịch từ tiếng akhar thrah sang tiếng Latinh nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu tiếng Chăm, giúp việc tìm hiểu, nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 Trần Trí Dõi (2015) Chương 2, Ngôṇ ṇgữ các Dâṇ tộc thiểu số ở Việt
Naṃ (tr 110-112) Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2 Nguyễn Xuân Hinh (2010), Người Chăm xưa và nay, Nxb Từ điển bách khoa và Viện văn hóa
3 Đoàn Văn Phúc (2009), Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm Hroi, Nxb Khoa học xã hội
4 Hoàng Tiên Dân, Luận văn “Bước đầu nghiên cứu một vài hiện tượng ngữ pháp tiếng Chăm qua một số bia ký Chăm-pa, Hà Nội-2020
5
http://www.cema.gov.vn/gioi-thieu/cong-dong-54-dan-toc/nguoi-cham.htm
6. http://inrasara.com/2012/01/06/ti%E1%BA%BFng-cham-c%E1%BB
%A7a-b%E1%BA%A1n-l%C6%B0u-y-v%E1%BB%81-ng%E1%BB
%AF-am/
7. http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=cl&cl=CL1&sp=TTbFqWrIOzFu