Việc làm của họ đem lại lợi ích, niềm vui cho mọi người đặc biệt lànhững người được giúp đỡ góp phần xây dựng xã hội văn minh, hạnh phúc và tiếp tụcphát huy truyền thống tương thân tương
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH & LỮ HÀNH _
BÁO CÁO CUỐI KỲ
Môn: Tâm lý học Du lịch Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thúy Nguyệt
ĐỀ TÀI KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA NHÓM KHÁCH NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG VỀ VIỆC ĐI DU LỊCH KẾT HỢP THIỆN NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Thành viên nhóm 5
Trần Bội Như : 2256181044
Lê Nguyễn Ngọc Trân : 2256181067
Nguyễn Thị Tố Như : 2256181043
Đào Hồng Quân : 2256181048 Nguyễn Phan Minh Trường : 2256181070
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại hoá, công nghiệp hoá với sự phát triển không ngừng củahoạt động sản xuất Khi trình độ kinh tế, xã hội và dân trí của con người ngày càngphát triển thì nhu cầu của con người không chỉ dừng ở cơm áo, đi lại thông thường,
mà còn có cả những nhu cầu vui chơi, giải trí, thưởng ngoạn cảnh đẹp, thư giãn tinhthần, nâng cao hiểu biết về xã hội, du lịch cũng đã trở thành một nhu cầu tất yếu của
xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mà còn là cầu nối giaolưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong đất nước Đời sống được nâng caokéo theo sự đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng du lịch ngày càng tốt hơn Nhu cầutiêu dùng du lịch phát triển từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ nhu cầu về sốlượng đến nhu cầu về chất lượng Với những nỗ lực không ngừng phát triển, du lịchViệt Nam luôn chủ động thích ứng, chuyển mình với những xu hướng mới để manglại nhiều loại hình du lịch, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng những mongmuốn, mục đích của du khách Khách du lịch bao gồm nhiều nhóm nghề nghiệp, lứatuổi và quốc gia khác nhau nên nhu cầu, sở thích, tính cách và thói quen tiêu dùng của
họ hết sức đa dạng, phong phú Vì vậy, nghiên cứu tâm lý khách du lịch trong sự vậnđộng và phát triển của hiện thực khách quan để làm cơ sở cho ngành du lịch xây dựngcác sản phẩm, chính sách giá, chính sách quảng cáo, chính sách marketing và chínhsách đối với địa phương nơi khai thác tài nguyên du lịch Qua các cuộc khảo sát, điềutra từ du khách sẽ thu thập được cơ sở dữ liệu cần thiết mà ta sẽ đưa ra được nhiều kếhoạch, biện pháp, cách thức phù hợp nhất để thỏa mãn nhu cầu du lịch của đối tượngkhách hàng tiềm năng này Cũng thông qua đó, các doanh nghiệp có thể xem xét vàvận dụng vào thực tế kinh doanh để tối đa hoá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng cho
du khách Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự tồn tại của những vấn đề về ô nhiễmmôi trường, cạn kiệt tài nguyên, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và đảmbảo đời sống cho người dân, phát triển du lịch bền vững đã và đang là xu thế tất yếu
Trang 3Một loại hình du lịch mới - du lịch tình nguyện đã ra đời trong xu hướng đó Các quốcgia phát triển về du lịch trong đó có Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng vànhu cầu thị trường để phát triển du lịch tình nguyện thành một dòng sản phẩm chuyênnghiệp, đa dạng Du lịch tình nguyện sẽ mang lại nguồn thu không nhỏ nếu được khaithác hợp lý, bên cạnh đó, đây còn là loại hình mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp tới cộngđộng, xã hội Đồng thời, du lịch còn tạo ra một sự trải nghiệm cho chính du khách,giúp họ nhìn nhận những giá trị quý báu của dân tộc, đối với thế hệ trẻ thì du lịch làdịp để họ hiểu về công lao của cha ông mình, cũng như những giá trị nhân văn, giá trịtruyền thống và thiên nhiên mà họ đang được thừa hưởng Việt Nam là một quốc gia
đa dân tộc, có nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng mà thống nhất, 54 dân tộc anh
em cùng chung sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trên một vùng lãnh thổ Tinh thầnđoàn kết, “lá lành đùm lá rách”, sẵn sàng chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, haychung tay góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước, những việc đó thì cần có
sự tham gia một cách tự nguyện của mỗi công dân Việt Nam
Về phía nhân viên văn phòng thì đây là một trong những hoạt động không thểthiếu và luôn nhận được sự ủng hộ lớn từ phía đối tượng nhân viên văn phòng Tại địabàn thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện nhưng số nhiều lànhững hoạt động quyên góp tại chỗ, nhưng vẫn có một vài hoạt động sẽ cho các cácđối tượng là nhân viên văn phòng có cơ hội được tham gia tình nguyện trực tiếp, bằnghình thức kêu gọi quyên góp và di chuyển tới tận địa bàn khó khăn trực tiếp tham giacác hoạt động cộng đồng Trong đó, tình nguyện viên sẽ đóng góp kinh phí, gây quỹ
từ các công ty, doanh nghiệp và góp công sức để thực hiện các hoạt động cộng đồngnhư xây cầu, trường học, bảo tồn thiên nhiên hoặc cải thiện đời sống của dân địaphương Tuy người tham gia phải tự trả mọi chi phí đi lại, ăn ở nhưng không tốn kém
là bao vì chủ yếu bạn ở nhà của dân địa phương, tự nấu nướng và ăn uống cùng họ,mượn phương tiện giao thông của họ để phục vụ đi lại, Nếu so với một chuyến dulịch thông thường, du lịch tình nguyện chỉ tốn bằng 1/4 chi phí Khi tham gia du lịchtình nguyện, đối tượng là nhân viên văn phòng sẽ được trải nghiệm cuộc sống nhưmột người dân địa phương Họ được dịp tìm hiểu kĩ về lịch sử, bản sắc văn hóa và conngười ở vùng đất mà họ khám phá Họ nhận ra tiếp cận một vùng đất thông qua cáchnày hấp dẫn, thực tế và sâu sắc hơn nhiều Chính những chuyến đi này sẽ giúp những
Trang 4đối tượng này có những trải nghiệm thực tế, những góc nhìn khác về cuộc sống qua đógiúp họ thay đổi môi trường, rèn luyện nhân cách, bản lĩnh, trách nhiệm trong côngviệc trước tập thể Việc làm của họ đem lại lợi ích, niềm vui cho mọi người đặc biệt lànhững người được giúp đỡ góp phần xây dựng xã hội văn minh, hạnh phúc và tiếp tụcphát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người Việt Nam,
để lại ấn tượng tốt đẹp không chỉ trong lòng mỗi người Việt Nam mà còn trong lòngbạn bè Quốc tế
Chính vì những giá trị nhân văn mà mô hình du lịch kết hợp này mang lại, cùngvới những kiến thức đã được học trên lớp kết hợp sự giảng dạy và hướng dẫn củagiảng viên Phạm Thúy Nguyệt thì nhóm sinh viên chúng em đã quyết định chọn đề tàinghiên cứu về “Khảo sát nhu cầu nhóm khách nhân viên văn phòng về việc đi du lịchkết hợp với thiện nguyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài cuối kìcho môn Tâm lý học Du lịch
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Cung cấp một cái nhìn tổng quan cho đối tượng là nhân viên văn phòng cũngnhư những công ty kinh doanh du lịch nhu cầu của nhân viên văn phòng tại địa bànThành phố Hồ Chí Minh đối với loại hình du lịch tình nguyện Thông qua đó, có thểnhận thấy nhu cầu và xu hướng chọn địa điểm, phương tiện, mục đích của đối tượngnhân viên văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và nhân viên văn phòngngày nay nói chung khi tham gia loại hình du lịch này
2.2 Mục tiêu cụ thể
Nhận dạng và phân tích nhu cầu du lịch tình nguyện của đối tượng nhân viênvăn phòng tại các quận, huyện, trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, đưa ranhững đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng du lịch du lịch tình nguyện
Việc thu thập và phân tích những số liệu thu được đề tài có thể cung cấp cho cáccông ty dịch vụ thông tin, dữ liệu (chi phí, hình thức đi du lịch, các yếu tố ảnh hưởngtrong chuyến đi ), từ đó các nhà cung cấp đưa ra những chiến lược tốt hơn đáp ứngnhu cầu của đối tượng này
Trang 5Qua việc thực hiện đề tài nhóm cũng mong muốn áp dụng nhiều hơn kiến thức
ở môn Tâm lý du lịch vào thực tiễn, cũng như hoàn thiện khả năng đánh giá và phântích của nhóm
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nhân viên văn phòng tại Thành phố HồChí Minh về nhu cầu đi Du lịch Tình nguyện
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài hướng đến việc nghiên cứu về xu hướng và mức độ quan tâm với Dulịch Tình nguyện của nhân viên văn phòng tại các quận/huyện trên Thành phố Hồ ChíMinh bao gồm công ty Savino Del Bene-Global Forwarding and Logistics, Ngân hàngTMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank, công ty CP Môi trường miền Đông, công
ty CP Liên Á Quốc tế Audi Việt Nam, Ngoài ra, chúng em cũng nghiên cứu tại cácđịa điểm công cộng như Hồ Con Rùa, Công viên 30/4, trung tâm thương mạiTakashimaya, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh
cơ sở Đinh Tiên Hoàng
4 Thiết kế nghiên cứu:
Lúc đầu, chúng em đã lựa chọn mẫu nghiên cứu là sinh viên tại Thành phố HồChí Minh Nhưng nếu chọn mẫu như thế thì đối tượng quá gần gũi, chúng em sẽkhông tìm kiếm được nguồn thông tin mới, và nhu cầu của đối tượng khác như thếnào Và sau khi nhận được tư vấn của giảng viên, chúng em đã có quyết định sẽ chọnmẫu là đối tượng “Nhân viên văn phòng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã thảo luận và quyết định dùng phươngpháp nghiên cứu định lượng Bằng cách thu thập các thông tin, dữ liệu từ bảng hỏi từ
đó chúng em có thể đo lường và kiểm tra được các biến số được thể hiện dưới dạng số
đo, thống kê Thông qua việc này sẽ giúp chúng em nghiên cứu và phân tích một cách
dễ dàng hơn Bên cạnh đấy, chúng em còn sử dụng phương pháp nghiên cứu phỏngvấn sâu Bằng cách phỏng vấn sâu, chúng em có thể khai thác thêm các đặc tính cụ thểcủa đối tượng tham gia nghiên cứu về các mặt có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.Phương pháp tổng hợp, phân tích: thông qua tài liệu, số liệu và các thông tin thu thập
Trang 6được từ các công ty, tài liệu tham khảo, đối tượng nghiên cứu, rút ra ưu điểm, hạn chếcủa loại hình du lịch thiện nguyện Phân tích xu hướng Du lịch Tình nguyện trong thờigian tới, tiềm năng của Du lịch Tình nguyện tại Việt Nam để đưa ra những đề xuấtphù hợp.
4.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Để có thể sử dụng được hết tất cả các thông tin đã thu thập, thì thiết kế bảnghỏi vô cùng quan trọng Các câu hỏi phải được chuẩn bị thật kỹ, thật ngắn gọn, xúctích và câu hỏi không gây tranh luận Vì thế, sau nhiều lần thảo luận cùng với kiếnthức từ giảng viên, chúng em đã hoàn thành được bảng hỏi và đã gửi đi khảo sát
Bảng khảo sát bao gồm 17 câu hỏi bám sâu vào thông tin của đối tượng về đềtài Chúng em sẽ thu thập 200 bảng khảo sát trực tiếp và 100 bảng khảo trực tuyến(được tạo trên nền tảng Google Forms), phỏng vấn sâu vào 3 đối tượng , đoạn phỏngvấn sâu để bổ sung thêm ý kiến của nhân viên văn phòng nhằm bổ sung đúng nhất gócnhìn chi tiết cho đề tài và lấy toàn bộ kết quả của tất cả bảng khảo sát này
Bảng khảo sát gồm các dạng câu hỏi như sau: câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏinhiều sự lựa chọn, câu hỏi đánh giá về sự hài lòng
Bảng hỏi khảo sát gồm có 4 phần:
Phần 1: Lời chào và giới thiệu của nhóm nghiên cứu
Phần 2: Thông tin cá nhân của đối tượng
Phần 3: Khảo sát thông tin liên quan của đối tượng về đề tài
Phần 4: Lời cảm ơn
4.3 Quá trình thu thập dữ liệu
Quá trình mà chúng em thu thập dữ liệu kéo dài 8 ngày (bắt đầu từ ngày30/11/2023 và kết thúc vào ngày 8/12/2023) và nhận lại 100 câu trả lời từ bảng khảosát trực tiếp ( thông qua Google Forms) và 200 câu trả lời từ bảng khảo sát trực tiếp
mà nhóm đã lập ra.Cùng với 3 đối tượng phỏng vấn sâu
Trong suốt quá trình này, chúng em đã gửi đường dẫn của bảng câu hỏi khảosát trực tuyến đến các bạn bè, anh chị , người thân,… đã và đang làm việc trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram haynhững ứng dụng trao đổi tin nhắn Zalo, Messenger để thu thập dữ liệu
Trang 7Để thu nhập được các câu trả lời từ bảng khảo sát trực tiếp, chúng em đã tìmđến Công Ty Cổ Phần Môi trường miền Đông, công ty Savino Del Benel-GlobalForwarding and Logistics,…, công viên 30/4, trung tâm thương mại Takashimaya, cáclớp học Cao học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
5 Ý nghĩa đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Sự thành công của nghiên cứu nhu cầu du lịch tình nguyện sẽ giúp các sinhviên Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành chúng em nói riêng và các sinh viên khác tạiThành phố Hồ Chí Minh nói chung sẽ có thêm tư liệu khái quát về nhu cầu Du lịchTình nguyện tại đây để xây dựng nên những chương trình Du lịch Tình nguyện hiệuquả với đối tượng nhân viên văn phòng trong công việc tương lai
Các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ có thêmnhững tư liệu cơ sở và xu hướng đi Du lịch Tình nguyện của một nhóm đối tượng nhấtđịnh để tạo thành những tư liệu cần và đủ cung cấp giới thiệu hoặc đưa vào giảng dạycho sinh viên
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu sẽ đánh giá được sự hiểu biết và mức độ quantâm về Du lịch Tình nguyện của các nhân viên văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh
để tập trung khai thác,
Thứ hai, đề tài này có thể tiếp cận những đối tượng nhân viên văn phòng chưabiết đến loại hình Du lịch Tình nguyện để có thêm sự hiểu biết và quan tâm về nó.Việc kết hợp giữa Du lịch và Tình nguyện sẽ giúp họ không chỉ được nghỉ ngơi, khámphá lối sống mới mà còn trải nghiệm học hỏi, giao lưu và đóng góp cũng như cho họthấy cuộc sống của mình vô cùng nhiều màu sắc và giá trị
Thứ ba, các hoạt động trong chương trình Du lịch Tình nguyện mang lại rấtnhiều lợi ích cho người tham gia, cộng đồng địa phương tại điểm đến, xã hội và môi
Trang 8trường Về người tham gia, nó giúp cho các nhân viên văn phòng nói riêng và mọingười xung quanh nói chung có sự hiểu biết và những thay đổi tích cực về nhận thức
và cách sinh hoạt của bản thân sau khi trải nghiệm cuộc sống, các hoạt động nhỏnhưng có ý nghĩa lớn giúp ích người dân và môi trường tại các điểm đến Về cộngđồng địa phương, hoạt động này sẽ giúp họ có cơ hội học hỏi về các kiến thức và kỹnăng sống, kết nối và mở rộng góp phần tạo cuộc sống phát triển tốt đẹp hơn Về xãhội và môi trường, các hoạt động nhỏ như trồng cây xanh, bảo vệ động vật hoang dã,giảng dạy, xây nhà, y tế có đóng góp rất lớn đến với sự phát triển của cộng đồng địaphương Điều này cũng góp phần vào sự phát triển bền vững của toàn nhân loại
Trang 9TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
I Cơ sở lý thuyết về tổng quan du lịch tình nguyện
1 Các khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm du lịch
Theo K hoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầutham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợpvới mục đích hợp pháp khác
Được biết đến như là một hoạt động vui chơi giải trí được rất nhiều người yêuthích, trước đây du lịch được xem như là một thứ gì đó xa xỉ chỉ dành cho giới thượnglưu Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây thì du lịch đã phát triển rất mạnh mẽ, dần
nó trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người
Để gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, các loại hình du lịch ở Việt Namgiờ đây phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng Nó được hiểu là phương thức du lịch,cách khai thác thị hiếu, sở thích cũng như nhu cầu của khách hàng để có thể đáp ứngtốt nhất mong đợi của khách hàng Có nhiều loại mô hình du lịch hiện nay có thể kểtên:
1.2 Khái niệm tình nguyện
Theo UNESCO định nghĩa: “Tình nguyện là hoạt động của một người hoặcmột nhóm người sử dụng thời gian, sức lực, kỹ năng, hiểu biết của mình để đóng gópcho cộng đồng, vì những mục đích tốt, từ đó để đạt được các kỹ năng, hiểu biết mới.”
Đôi lúc chúng ta hiểu đơn giản tình nguyện là tự nguyện nhưng thực ra tựnguyện chỉ là một yếu tố nhỏ trong “tình nguyện” Tự nguyện là tinh thần tự giáctham gia một việc gì đó mang tính chất cá nhân nhiều hơn Dựa trên tinh thần tự
Trang 10nguyện chúng ta làm những việc có ích cho người khác, cho cộng đồng, đó mới là tìnhnguyện.
Làm tình nguyện là một cách để chia sẻ yêu thương và giúp đỡ những ngườihoặc những vấn đề xã hội mà bạn quan tâm Làm tình nguyện không chỉ mang lại lợiích cho người được giúp đỡ mà còn cho chính bạn Ta sẽ có cơ hội trải nghiệm nhữngđiều mới lạ và thú vị, phát triển bản thân và kỹ năng của mình
Như vậy, có thể hiểu rằng “Tình nguyện” là hành động tự nguyện dành thờigian, công sức và kỹ năng của mình để giúp đỡ những người hoặc những vấn đề xãhội mà bạn quan tâm mà không màng lợi ích cá nhân hay vật chất
1.3 Khái niệm du lịch tình nguyện
Du lịch Tình nguyện, theo Wikipedia, đề cập đến cơ hội mà mọi người có thểtạo ra sự khác biệt tích cực trong cuộc sống của những người khác hoặc đóng góp vào
xã hội, văn hóa, hoặc môi trường khi du lịch Đây cũng là dịp để trải nghiệm cuộcsống đầy thách thức, hòa mình vào nền văn hóa khác và học hỏi nhiều hơn về thế giớixung quanh
Theo tổ chức "The World Tourism Organization" (WTO), du lịch tình nguyện
đề cập đến việc du khách tham gia vào các hoạt động tình nguyện có lợi cho cộngđồng địa phương thông qua việc cung cấp lao động tình nguyện, kỹ năng, kiến thứchoặc tài chính Nghiên cứu được công bố trong tạp chí Annals of Tourism Research
mô tả du lịch tình nguyện là hình thức du lịch mà du khách tham gia vào các hoạtđộng tình nguyện, không nhận được lợi ích tài chính cá nhân và có tác động tích cựcđến cộng đồng địa phương
Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) Việt Nam định nghĩa Du lịchTình nguyện là hình thức khách du lịch dành thời gian và tiền bạc để bảo vệ môitrường và phát triển cộng đồng Điều này bao gồm việc khách du lịch tự chi trả chi phícho chuyến đi của mình, thường dành phần lớn thời gian cho việc nghỉ ngơi, thamquan thắng cảnh, nắm bắt văn hóa cộng đồng, và kết hợp với hoạt động tình nguyệnnhư quyên góp tiền, hiện vật, hoặc trực tiếp tham gia các công việc tình nguyện
Trang 11Nhiều cá nhân và tổ chức trên thế giới đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về
Du lịch Tình nguyện Theo Peace Corps, một tổ chức có uy tín trong lĩnh vực này, Dulịch Tình nguyện là sự kết hợp giữa du lịch và tình nguyện, mang lại những trảinghiệm đa dạng từ nghệ thuật, văn hóa, lịch sử đến môi trường tự nhiên và giải trí,đồng thời cung cấp cơ hội để giúp đỡ và thúc đẩy điểm đến, bao gồm cả cư dân và cácđiểm tham quan
Tóm lại, Du lịch Tình nguyện không chỉ là một hình thức du lịch thay thế choviệc tham quan du lịch truyền thống, mà còn là cách du khách tham gia vào các dự ánbảo tồn, hỗ trợ người dân địa phương trong việc kinh tế và các hoạt động xã hội, từ đóthúc đẩy sự phát triển của cộng đồng địa phương
1.3.1 Lịch sử hình thành Du lịch Tình Nguyện trên thế giới
Phong trào Du lịch Tình nguyện có nguồn gốc từ sớm ở các nước châu Âu và đãphát triển mạnh mẽ kể từ những năm 1770, khi cách mạng công nghiệp diễn ra Sựtăng cường về nhu cầu giải trí đã thúc đẩy nhu cầu về phương tiện di chuyển để thựchiện các chuyến đi Sự tiến bộ trong giao thông như đường sắt, đường biển, và đường
bộ đã thay đổi bản chất của du lịch một cách đáng kể Ngay cả ngành hàng khôngcũng đã trở thành một phần quan trọng trong việc phục vụ du lịch và giải trí
Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ du lịch "tình nguyện"
để đáp ứng xu hướng và nhu cầu thị trường, với sự gia tăng rõ rệt tại châu Âu, Châu
Mỹ và các khu vực khác Bước ngoặt quan trọng cho sự khẳng định rõ ràng của loạihình du lịch Tình nguyện này được ghi nhận vào năm 1980
1.3.2 Lịch sử hình thành Du lịch Tình nguyện ở Việt Nam
Du lịch Tình nguyện xuất hiện từ khá sớm ở các nước trên thế giới, ở Việt Namgần chục năm trước đây khi xu hướng làm từ thiện phát triển mạnh, loại hình này mớibắt đầu được triển khai Dấu mốc đánh dấu cho sự chuyên nghiệp cách làm Du lịchTình nguyện tại Việt Nam là vào năm 2010 khi mà dự án du lịch Thiện nguyệnHumanitour do Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững, là tổ chức phi lợi nhuận
Trang 12của Việt Nam đã đăng ký tại Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và BộKhoa học và Công nghệ thành lập tại Hà Nội vào năm 2009.
Tiền đề của Du lịch Tình nguyện là đề án “Phát triển du lịch cộng đồng kết hợpxóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020” do BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt của Viện Nghiêncứu phát triển Du lịch – đơn vị tham mưu cho Tổng cục Du lịch Đề án bắt nguồn từsáng kiến STEP của Tổ chức Du lịch thế giới, phù hợp với mục tiêu của quốc gianghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam Đây được coi là một nhiệm vụ quantrọng mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì để tiến tới cùng các Bộ ngành liênquan thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo vànâng cao chất lượng đời sống xã hội, bảo vệ môi trường
Tại Việt Nam, mô hình Du lịch Tình nguyện cũng đã bước đầu được khai thác
ở những mức độ khác nhau, từ việc kết hợp đưa khách đến những vùng sâu vùng xa
để tặng quà cho những đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp tiền để xây dựngtrường học cho trẻ em…, cho đến những chương trình, dự án thu hút tình nguyện viêngiúp đỡ dạy tiếng Anh, và các kỹ năng cho các em học sinh ở vùng núi…
Điển hình như Tổ chức tình nguyện vì Giáo dục (VEO) hoạt động theo mô hình củadoanh nghiệp xã hội VEO hướng tới 3 mục đích chính là cung cấp dịch vụ du lịchthuần túy cho khách hàng, mang đến những cơ hội trải nghiệm, phát triển bản thâncho đối tượng thanh thiếu niên và hỗ trợ cộng đồng Trong các chuyến trải nghiệm dulịch do VEO tổ chức, du khách sẽ dành 50% cho hoạt động cộng đồng gồm giáo dục,
hỗ trợ sửa chữa điện, đường, trường, trạm, quảng bá du lịch địa phương
1.4 Đặc điểm của du lịch tình nguyện
1.4.1 Các đặc điểm cơ bản của Du lịch Tình Nguyện:
Du lịch Tình nguyện có đặc điểm đặc trưng so với các loại hình du lịch khác ở nguồnkhách, nhu cầu của khách du lịch và các hoạt động thực hiện trong chương trình dulịch
Thứ nhất: Du lịch Tình nguyện cần có sự cân bằng giữa các hoạt động du lịch
và hoạt động tình nguyện.
Du lịch Tình nguyện là sự kết hợp lồng ghép giữa 2 thành phần không thể thiếu đó làdịch vụ liên quan đến tình nguyện và các yếu tố truyền thống của lữ hành và du lịch
Trang 13như nghệ thuật, Du lịch Tình nguyện – hướng phát triển bền vững cho du lịch miềnnúi Việt Nam văn hóa, địa lí, lịch sử và giải trí của điểm đến Tuy du lịch tình nguyện
có những nét riêng hình thành từ những hoạt động tình nguyện và có tính chất nhưchương trình, dự án tình nguyện trong phát triển cộng đồng hay bảo vệ môi trường,nhưng xét cho cùng Du lịch Tình nguyện cũng như bất kì một loại hình du lịch nào,không thể xem nhẹ các yếu tố của du lịch và lữ hành, đem lại lợi ích về kinh tế haythỏa mãn mục đích trải nghiệm vùng đất mới của du khách
Chương trình Du lịch Tình nguyện ở đây là một sản phẩm du lịch được xây dựng,thiết kế cụ thể bao gồm: điểm đến, phương tiện vận chuyển, các hoạt động vui chơigiải trí, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung… Như vậy, ngoài việcđem lại lợi ích là đáp ứng nhu cầu đặc biệt của khách du lịch tình nguyện, giúp đỡđiểm đến, du lịch tình nguyện còn phải đem lại giá trị lợi nhuận cho các tổ chức haydoanh nghiệp lữ hành
Thứ hai: Người tham gia Du lịch Tình nguyện phải tự trả mọi chi phí đi lại, ăn
ở trong chương trình du lịch.
Sự khác biệt và cũng là đặc trưng của Du lịch Tình nguyện so với các loại hình du lịchkhác chính là ở chỗ người tham gia chương trình du lịch tình nguyện phải tự trả mọichi phí đi lại, ăn ở…, các hoạt động tham quan danh lam thắng cảnh, tìm hiểu bản sắcvăn hoá dân tộc, phong tục tập quán của người dân địa phương là hoạt động kết hợpvới chuyến đi tình nguyện Đây là hình thức du lịch thể hiện rõ trách nhiệm phát triểncộng đồng, bảo tồn văn hoá hoá và bảo vệ môi trường của khách du lịch
Thứ ba: Du lịch Tình nguyện mang lại ý nghĩa cuộc sống cho người tham gia.
Đặc trưng thứ hai của loại hình du lịch này chính là khách du lịch được tự do khámphá,thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa, đồng thờikhách du lịch có thời gian để tìm thấy giá trị của cuộc sống khi họ được đóng góp chocộng đồng địa phương Với thành phần tham gia và cách thức hoạt động khác nhau,những loại hình du lịch tình nguyện đều chung mục đích là mang lại những điều tốtđẹp cho những nơi mà khách du lịch đặt chân đến
Thứ tư: Điểm đến của Du lịch Tình nguyện thường là những vùng mà người dân có cuộc sống còn khó khăn, cần sự trợ giúp của cộng đồng.
Trang 14Các chương trình, dự án hỗ trợ bảo tồn và phát triển của Du lịch Tình nguyện ở ViệtNam hay các quốc gia trên thế giới hướng đến những điểm đến có nhu cầu cần đến sựtrợ giúp Mục tiêu Du lịch Tình nguyện có thể giúp thực hiện là: xoá đói giảm nghèo,nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn di sản thế giới…Bởi vậy, các hoạt động cụ thể của chương trình du lịch đặc biệt này này được diễn ratại các điểm đến còn xa xôi, hẻo lánh, đang có nguy cơ bị đe doạ bởi thiên tai, dịchbệnh, hay khu vực đang bị mất cân bằng sinh thái, những nơi đang có nguy cơ bị ônhiễm cao Theo đó, hoạt động tại các điểm đến này thường là xây dựng trường học,
tổ chức bếp cơm từ thiện, bắc cầu, khám bệnh cho bệnh nhân nghèo;chăm sóc ngườitàn tật và trẻ mồ côi, đưa rước xe chuyển bệnh đường xa, xây cất nhà tình nghĩa, nhàtình thương, khôi phục lại nhà cửa sau thiên tai, dịch bệnh; dọn rác, cuốc đất trồngcây
1.4.2 Các tính chất đặc điểm của Du lịch Tình Nguyện:
Tính mục đích xã hội
Trong Du lịch Tình nguyện không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn định hình vàphản ánh chính bản chất của loại hình du lịch này Nó không chỉ chơi vai trò quantrọng mà còn đặc trưng hóa những trải nghiệm du lịch này Mục tiêu chính của nó làgóp phần và hỗ trợ cho cộng đồng địa phương Người du lịch Tình nguyện không chỉtìm kiếm trải nghiệm cá nhân mà còn mong muốn góp phần vào việc tạo ra sự thay đổitích cực và cải thiện đời sống xung quanh họ Mục đích xã hội trong Du lịch Tìnhnguyện thể hiện sự hỗ trợ và đóng góp cho cộng đồng, thể hiện qua việc tham gia hoạtđộng tình nguyện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương vàđóng góp vào sự phát triển bền vững Thông qua việc tham gia vào các dự án xã hội,
du khách Tình nguyện hướng đến việc tạo ra thay đổi thiết thực và mang lại lợi íchcho cộng đồng Mục tiêu xã hội còn thể hiện qua việc tương tác với cộng đồng địaphương Du khách Tình nguyện không chỉ là người đi qua, họ còn mong muốn hòanhập và giao lưu với người dân địa phương Điều này không chỉ giúp họ hiểu biết sâuhơn về văn hóa, truyền thống và cách sống của cộng đồng mà còn tạo ra môi trườnggiao lưu và sự hiểu biết lẫn nhau Qua việc này, không chỉ tạo ra trải nghiệm độc đáocho du khách mà còn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và đồng lòng với cộng đồng địaphương
Trang 15Tính nhân đạo và tình nguyện
Là yếu tố cốt lõi trong Du lịch Tình nguyện Du khách Tình nguyện tự nguyện dànhthời gian và nỗ lực để hỗ trợ cộng đồng địa phương và tham gia vào các hoạt độngtình nguyện Họ không chỉ đến để trải nghiệm cá nhân mà còn để làm phần nào đóthay đổi thực tế xung quanh Tính nhân đạo và tình nguyện của họ tạo ra sự khác biệt
và ý nghĩa đặc biệt trong Du lịch Tình nguyện, thể hiện sự quan tâm và tình cảm đốivới cộng đồng địa phương Họ tham gia vào các hoạt động như giáo dục, y tế, xâydựng cộng đồng, bảo vệ môi trường và các dự án xã hội khác nhằm cải thiện cuộcsống của cộng đồng Sự nhân đạo của họ là động lực để tạo ra sự thay đổi tích cực vàmang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Tính tạo trải nghiệm và sự phát triển cá nhân
Không chỉ đem lại trải nghiệm du lịch độc đáo mà còn tạo ra cơ hội phát triển cá nhânđáng kinh ngạc Khách Du lịch Tình nguyện được tham gia vào các hoạt động tìnhnguyện mang tính thử thách và ý nghĩa Điều này giúp mở rộng tầm nhìn, khám phá
và vượt qua giới hạn cá nhân Họ có cơ hội tương tác với cộng đồng địa phương, trải
Trang 16nghiệm văn hóa mới và tìm hiểu về thực tế cuộc sống của người dân địa phương Qua
đó, họ phát triển sự nhạy bén và sự thấu hiểu đối với các vấn đề xã hội, môi trường vàvăn hóa Điều này tạo nên sự tư duy rộng mở, sự tự tin và khả năng ứng phó với tháchthức trong cuộc sống hàng ngày
1.5 Khái quát về tâm lý du lịch của nhóm đối tượng nhân viên văn phòng
Tâm lý của nhân viên văn phòng khi đi du lịch có thể được ảnh hưởng bởi một số yếu
tố đặc biệt do bản chất của công việc văn phòng
Nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí:
Nhân viên văn phòng thường phải đối mặt với áp lực công việc hàng ngày, nên khi có
cơ hội đi du lịch, họ thường muốn tận hưởng thời gian nghỉ ngơi và giải trí Điều này
có thể bao gồm tham quan địa điểm mới, thưởng thức ẩm thực địa phương và thưgiãn
Yêu cầu sự rõ ràng và tiện lợi:
Với tính chất bận rộn của công việc và cuộc sống, họ thường ưa chuộng sự rõ ràng vàtiện lợi trong mọi hoạt động du lịch, từ đặt phòng, đến di chuyển và thực hiện các hoạtđộng giải trí
Phô trương và tin vào may rủi:
Sự phô trương và sự may rủi thường được đánh giá cao Điều này có thể phản ánhtrong việc họ lựa chọn số phòng may mắn hoặc chơi các trò chơi có yếu tố may mắntrong quá trình du lịch
Chi phí chuyến đi:
Nếu thu nhập cao, họ thường ưa chuộng sử dụng các dịch vụ sang trọng và đắt tiền.Việc này không chỉ là để thưởng thức mức sống cao hơn mà còn để tạo ra trải nghiệm
du lịch đặc biệt Hoặc với những người có thu nhập trung bình thì thường họ sẽ có xuhướng đắn đo và cân nhắc giữa việc tận hưởng và duy trì tài chính của bản thân họ
Nhu cầu bàn làm việc và vật dụng thiết yếu:
Đối với nhóm nhân viên văn phòng, việc có bàn làm việc và vật dụng công việc làquan trọng Họ cần không gian làm việc tốt để duy trì hiệu suất công việc và cảm thấythoải mái khi đi du lịch
Tinh thần sẵn sàng cho trải nghiệm mới:
Trang 17Nhóm đối tượng khách hàng này thường có tinh thần sẵn sàng thử nghiệm những trảinghiệm mới, từ ẩm thực địa phương đến các hoạt động văn hóa Họ tận hưởng việckhám phá và học hỏi.
2 Tổng quan về nhu cầu du lịch
2.1 Khái niệm về nhu cầu của du khách
Người ta đi du lịch với mục đích ‘sử dụng’ tài nguyên du lịch mà nơi ở thườngxuyên của mình không có Muốn ‘ sử dụng’ tài nguyên du lịch ở nơi nào đó người taphải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ cho chuyến hành trìnhcủa mình Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, du lịch đã trởthành một đòi hỏi tất yếu của con người Du lịch đã trở thành nhu cầu của con ngườikhi trình độ kinh tế, dân trí và xã hội đã phát triển Nhu cầu du lịch được hiểu đơngiản là mong muốn của con người được đến một nơi khác so với nơi thường trú hiệntại của mình để trải nghiệm và tận hưởng những cảm xúc mới lạ, phát triển các mốiquan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe tạo sự thoải mái về tinh thần
Nhu cầu của du khách được hiểu đơn giản là mong muốn của con người được đến mộtnơi khác so với nơi thường trú hiện tại của mình để trải nghiệm và tận hưởng nhữngcảm xúc mới lạ, phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe tạo sự thoải mái
về tinh thần
Nhu cầu của du khách không giống với những nhu cầu thiết yếu của con người(ăn, ở, đi lại, sinh hoạt,… những thứ đó không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày).Nhưng nhu cầu của du khách chính là những nhu cầu cần phải có trong những chuyến
đi (khách sạn, ăn uống, giải trí,… tại chính địa điểm du lịch) Hơn nữa, nhu cầu của dukhách chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện:
● Có khả năng thanh toán
● Có thời gian nhàn rỗi
Trang 18Nhu cầu bổ sung: là những nhu cầu chưa được định hình trước, nó phát sinh
trong chuyến hành trình du lịch như: thông tin, tư vấn, mua sắm,…
Nhu cầu đặc trưng: là những nhu cầu xác định (mục đích chính của chuyến đi:
nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, nghiên cứu,…)
2.2 Đặc điểm của nhu cầu du lịch
Nhu cầu du khách luôn biến đổi phát triển cùng với điều kiện sống, đặc biệt làđiều kiện kinh tế Ở các quốc gia phát triển, tổng thu nhập quốc dân cao, số ngày nghỉđược tăng lên đã tạo điều kiện cho người dân đi du lịch và tiêu dùng nhiều hơn Nhucầu du khách còn phụ thuộc vào không gian, thời gian tiêu dùng và đặc điểm cá nhâncủa du khách (lứa tuổi, thu nhập, tôn giáo, cá tính )
Nhu cầu có tính chu kỳ, đặc biệt là các nhu cầu sinh lý Khi nhu cầu được thỏamãn, sau một khoảng thời gian nhất định nó lại được lặp lại Các nhu cầu thiết yếunhư ăn uống, nghỉ ngơi trong du lịch có tính chu kỳ rõ hơn so với các nhu cầu tinhthần Khi nhu cầu du lịch gặp đối tượng có khả năng đáp ứng sự thỏa mãn của nó(Công ty du lịch có uy tín, dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch phù hợp nhu cầu), nó
sẽ trở thành động cơ thúc đẩy hành động đi du lịch
Nhu cầu du khách là một loại nhu cầu tổng hợp, vừa mang tính sinh học vừamang tính xã hội Scitovsky (năm 1976) viết: “Con người đi du lịch một là để tăngcường sự hưng phấn qua các kỳ nghỉ mới lạ, hai là để giảm bớt sự kích động khi bịstress” Ông cho rằng người ta cần có nhu cầu cả về sự an toàn và cả về sự mới lạ khi
đi du lịch
Nếu một môi trường được biết là có nhiều điều mới lạ nhưng không an toàn,người ta sẽ cố gắng tránh hoặc rút lui khỏi môi trường đó Mặt khác, nếu cá nhân tiếpnhận một môi trường quá quen thuộc, dù rất an toàn thì họ cũng sẽ nhanh chóng chánngấy và tìm kiếm một nơi khác
Đôi khi nhu cầu có thể không được con người nhận thức (tiềm ẩn) Khi nhu cầuđược con người nhận thức, nó trở thành mong muốn, khát vọng sở hữu những sảnphẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu của họ Với mỗi nhu cầu có thể làm xuất hiện mộtvài mong muốn khác nhau Nhiệm vụ của người làm marketing là giúp cho kháchhàng nhận ra những nhu cầu tiềm ẩn của chính bản thân họ
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch
Trang 19Đầu tiên, yếu tố công nghệ: Trong thời đại 4.0 ngày nay, công nghệ đang được
xem là xu hướng hàng đầu ở mọi lĩnh vực trên thế giới Thông qua công nghệ, khách
du lịch có thêm nhiều sự tiện ích trong cuộc sống Chỉ cần vài thao tác đơn giản trongthời gian ngắn, người dùng có thể tìm hiểu các thông tin đến địa điểm tham quan, nơilưu trú, món ăn đặc sản du lịch, đăng ký đi du lịch đến khắp mọi nơi nhanh chónghơn Bên cạnh đó, các công ty lữ hành hay những địa điểm du lịch dễ dàng quảng bátruyền thông và các sự kiện tour, tuyến, nơi lưu trú du lịch, sản phẩm du lịch đến vớikhách có nhu cầu một cách hiệu quả Có thể nói, công nghệ có tác động khá lớn đếnvới nhu cầu du lịch của khách qua những xu hướng trong thời điểm nhất định
Thứ hai, yếu tố ngẫu nhiên: Các yếu tố về điều kiện thời tiết, các sự kiện đặc
biệt, những ngày nghỉ phép, được xem là những yếu tố liên quan đến nhóm ngẫunhiên Khách du lịch thường có những sự thay đổi bất chợt về quyết định đi du lịchcủa mình dựa trên yếu tố thời tiết cũng như xu hướng du lịch trong thời điểm nhấtđịnh Ngày nay, khách du lịch ưa chuộng loại hình du lịch sinh thái gần gũi với thiênnhiên, các cảnh đẹp còn hoang sơ nhằm mục đích thư giãn, nghỉ ngơi và rời xa sự ồn
ào, nhộn nhịp chốn thành thị Mặt khác, khách du lịch thường lựa chọn những địađiểm du lịch có điều kiện thời tiết khác với nơi mình sinh sống nhằm tránh những thờiđiểm có nhiệt độ khắc nghiệt Những yếu tố này sẽ mang đến tác động tích cực đếnnhu cầu du lịch của du khách
Thứ ba, yếu tố tài chính: Nhu cầu của khách du lịch có quan hệ mật thiết với
thu nhập cá nhân của họ Mỗi người sẽ có mức thu nhập và khả năng chi trả khác nhaudẫn đến mức độ đi du lịch Trong chuyến du lịch, chi phí thường bao gồm hai yếu tố
là chi phí di chuyển và chi phí cho các hoạt động tại điểm du lịch Lựa chọn đi du lịchcủa du khách cũng dựa vào những khoản chi phí họ phải chi trả có phù hợp với mứcchi trả không Do đó mà yếu tố này lại có tác động nghịch chiều với nhu cầu du lịch
Có thể nói, quá trình du lịch như một sản phẩm du lịch mà du khách cần chi trả để cónó
Thứ tư, các điểm du lịch: Tiktok hiện đang là nền tảng mạng xã hội dễ sử dụng
và ảnh hưởng đến xu hướng đi du lịch của giới trẻ Việt Nam Các đoạn video ngắngiới thiệu các điểm đến du lịch nổi bật được lòng phần lớn du khách sẽ trở thành một
xu hướng du lịch cho các khách du lịch khác Điều này cũng cho thấy con người
Trang 20chúng ta luôn mong muốn tìm kiếm những điều mới lạ trong cuộc sống, đặc biệt làthông qua du lịch Các điểm du lịch khác nhau sẽ có những yếu tố thu hút nhu cầu,nhóm khách khác nhau như các lễ hội, văn hóa, thiên nhiên, cảnh vật, địa lý,
Thứ năm, yếu tố văn hóa - xã hội: Yếu tố này đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến các
nước phương Đông, đặc biệt là Việt Nam Nền văn hóa phương Đông luôn đượctruyền lại qua các thế hệ và nó trở thành một cái đặc trưng, hấp dẫn du khách Họ đặcbiệt lựa chọn các hoạt động giao lưu, học hỏi, trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau
để thấu hiểu, đồng cảm và đoàn kết Vì vậy, yếu tố văn hóa - xã hội đóng vai trò rấtquan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của người Việt Nam nói riêng và cácnước phương Đông nói chung
3 Tổng quan về du lịch tình nguyện
Tại Việt Nam, mô hình du lịch tình nguyện cũng đã bước đầu được khai thác ởnhững mức độ khác nhau, từ việc kết hợp đưa khách đến những vùng sâu vùng xa đểtặng quà cho những đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp tiền để xây dựngtrường học cho trẻ em…, cho đến những chương trình, dự án thu hút tình nguyện viêngiúp đỡ dạy tiếng Anh, và các kỹ năng cho các em học sinh ở vùng núi… Vùng miềnnúi Việt Nam được xác định là vùng Trung du, miền núi phía bắc và vùng TâyNguyên, địa bàn sinh sống của các dân tộc ít người, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ,văn hoá bản địa độc đáo, kinh tế còn nghèo, có nhiều điều kiện đáp ứng thực hiệnchương trình du lịch tình nguyện Việc phát triển du lịch tình nguyện ở các tỉnh miềnnúi Việt Nam đáp ứng nhu cầu của bộ phận khách du lịch mong muốn đóng góp,cống hiến cho xã hội thông qua các chương trình du lịch Từ đó, góp phần đa dạngsản phẩm du lịch ở vùng miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dântộc thiểu số, phát triển du lịch theo hướng bền vững
Mô hình du lịch kết hợp với hoạt động thiện nguyện đã phát triển tại Việt Namnhiều năm nhưng đa phần dành cho du khách lớn tuổi hoặc các cơ quan, tổ chức Vớimục đích giúp các bạn trẻ đi du lịch, qua đó phát triển bản thân, tăng năng lực hỗ trợcộng đồng và tìm hiểu văn hóa bản địa tại các địa phương, tổ chức Tình nguyện vìgiáo dục (Volunteer for Education Organization - VEO) đã kết nối giới trẻ với cộngđồng thông qua mô hình du lịch tình nguyện mang lại hiệu quả bền vững
4 Thực trạng về việc tổ chức và tham gia loại hình du lịch tình nguyện
Trang 214.1 Thực trạng về việc tổ chức và tham gia loại hình du lịch tình nguyện
Trang 22Tình hình tổ chức và tham gia du lịch tình nguyện đang phát triển khá tích cựctrên khắp thế giới Du lịch tình nguyện, hay còn gọi là du lịch xã hội, là một loại hình
du lịch mà du khách tham gia vào các hoạt động tình nguyện và góp phần tích cực chocộng đồng địa phương mà họ đến thăm Chẳng hạn, Du lịch tình nguyện tăng cường ýthức về bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng, Du lịch tình nguyện thường tậptrung vào các dự án bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng, giáo dục và y tế, bêncạnh đó người tham gia thường mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội vàmôi trường địa phương Nhiều tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp xã hội đã thamgia tổ chức các chương trình du lịch tình nguyện Họ thường cung cấp cơ hội cho dukhách tham gia vào các dự án cụ thể và hỗ trợ nguồn lực cần thiết
Tuy nhiên, mô hình du lịch tình nguyện cũng đã nhận được những ý kiến tráichiều Một số người cho rằng mô hình này có thể mang lại lợi ích ngắn hạn, nhưngcũng có thể gây ra những tác động tiêu cực, như tạo ra một loại du lịch "vị cứu tinhgia trắng" (white savior complex) hoặc không tạo ra tác động lâu dài cho cộng đồngđịa phương Một số chương trình du lịch tình nguyện cũng đã bị chỉ trích vì không có
sự chuẩn bị đầy đủ và không đảm bảo rằng hoạt động tình nguyện mang lại giá trịthực sự cho cả du khách và cộng đồng Có ý kiến lo ngại về việc một số dự án du lịchtình nguyện chỉ tập trung vào lợi ích ngắn hạn và không tạo ra tác động lâu dài chocộng đồng địa phương Hơn thế nữa, du khách cần sự chăm sóc để đảm bảo rằng mọihoạt động đều được thực hiện với tôn trọng và hỗ trợ từ cộng đồng địa phương
Trang 23Thêm vào đó, du lịch tình nguyện cũng đòi hỏi một số điều kiện mà không phảibất cứ ai, bất kỳ lúc nào cũng có thể tham gia Nhiều chương trình giới hạn số lượngthành viên để tập trung vào hoạt động một cách chuyên nghiệp, hiệu quả Mặt khác,các tình nguyện viên còn phải được sát hạch và tập huấn thêm để bảo đảm có sức khỏetốt, kỹ năng vận động, giao tiếp, lòng nhiệt tình, ý thức tôn trọng văn hóa Theo ýkiến của một công ty du lịch khá uy tín trong lĩnh vực này, các tour ban đầu hầu nhưchỉ có người nước ngoài tham gia, sau đó mới trở nên quen thuộc và ghi nhận sốlượng người Việt Nam đăng ký ngày càng nhiều Thế nhưng do không tìm hiểu kỹ, cónhững người đã phàn nàn, khiếu nại người tổ chức, thậm chí bỏ giữa chừng vì chorằng điều kiện ăn ở thiếu tiện nghi Ngược lại, hiện tượng lợi dụng danh nghĩa đi tìnhnguyện để thu tiền thành viên một cách không minh bạch, cũng đã xuất hiện ở một sốhội, nhóm du lịch "bụi" của giới trẻ.
Tóm lại, du lịch tình nguyện là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, nhưng cũngđối mặt với những thách thức cần được giải quyết để đảm bảo tác động tích cực vàbền vững cho cả du khách và cộng đồng địa phương
4.1.1 Hoạt động tình nguyện có hướng tới du lịch tình nguyện
Trong một chuyến du lịch tình nguyện, du khách có thể tham gia vào các hoạtđộng tình nguyện mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương hoặc môi trường
Xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ trong việc xây dựng hoặc cải thiện cơ sở hạtầng như nhà ở, trường học, bệnh viện, hay các cơ sở khác để nâng cao chất lượngcuộc sống của cộng đồng Tộc Trưởng Độ Mixi luôn được biết đến là lá cờ đầu tronglàng streamer, luôn tích cực, tiên phong trong phong trào từ thiện, sát cánh cùng đấtnước và nhân dân vượt qua khó khăn chung Bắt đầu từ năm 2020 đến nay, Độ Mixi
đã có 3 năm đồng hành với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế Quốcdân thực hiện các hoạt động từ thiện tốt đẹp, lan tỏa ý nghĩa tích cực tới cộng đồng.Đặc biệt, trong năm 2022, Độ Mixi hoàn thiện được nhiều dự án giúp đỡ các em nhỏ
và người nghèo trong xã hội Một trong những công trình nổi bật thời gian vừa quacủa Độ Mixi đó là tham dự Lễ khánh thành và bàn giao điểm trường Tiểu học BảnMờn tại xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Đây là hoạt động ý nghĩa của
Độ Mixi và Bộ tộc Mixi Gaming chắp cánh cho ước mơ được đến trường học của các
em nhỏ vùng cao
Trang 24Giáo dục và đào tạo, dạy học hoặc hỗ trợ giáo viên trong các trường học địaphương để chia sẻ kiến thức và kỹ năng với cộng đồng Giảng Dạy Tiếng Anh hoặcNgôn Ngữ Địa Phương, chia sẻ kiến thức chuyên môn về công việc đang làm, hỗ trợgiáo viên địa phương trong việc chuẩn bị bài giảng, cung cấp tư vấn giáo dục, hoặctham gia vào các hoạt động hỗ trợ giáo dục, tổ chức các buổi đọc sách, thảo luận, hoặchoạt động ngoại khóa để tăng cường kỹ năng đọc và viết của học sinh Tổ chức cáccuộc thi, sự kiện hoặc các hoạt động thú vị để khuyến khích sự sáng tạo và tính tò mòcủa các em nhỏ Sáng ngày 24/10/2022, Đoàn tình nguyện viên Heroes for Life củaIsrael đã đến Trường Tiểu học thị xã Sa Pa (Lào Cai) tổ chức dạy tiếng Anh và thựchiện những công việc tình nguyện giúp đỡ trẻ em địa phương Theo Đại sứ Israel tạiViệt Nam Yaron Mayer, hoạt động của đoàn tình nguyện là dịp tốt để quảng bá hìnhảnh một vùng đất du lịch tiềm năng của Việt Nam đến với người dân Israel Đây cũng
là cam kết hành động có ý nghĩa vì cộng đồng của Israel tại Việt Nam trong khuônkhổ hoạt động hằng năm của Đại sứ quán Hay một hội được nhiều thanh thiếu niênbiết đến đó là Hội Việt Pháp CODEV, đã xây dựng một hệ thống các dự án mà khách
du lịch có thể tham gia như: dạy tiếng Pháp cho trẻ em, cải tạo vườn rau, xây dựng thưviện…
Bảo vệ môi trường cũng là hoạt động cần được nhắc đến, tham gia vào các hoạtđộng bảo vệ môi trường như làm sạch bãi biển, trồng cây, và hỗ trợ các dự án bảo tồnđộng vật hoang dã Nằm trong kế hoạch chuỗi hoạt động của Chiến dịch mùa hè xanhnăm 2019 tại xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, sáng ngày 23/07/2019, đội Chuyểngiao Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp của Khoa Sinh học, Trường ĐH
Sư phạm Hà Nội đã tổ chức hoạt động “Chung tay bảo vệ môi trường- Khoác áo mớicho rác thải tái chế” Cùng với việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong cáctrò chơi, Đội Thanh niên tình nguyện Khoa Sinh học đã tổ chức hoạt động giáo dụcbảo vệ môi trường thông qua ý thức phân loại rác tại nguồn và khoác áo mới cho rácphế thải tái chế nhằm khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường củanhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môitrường
4.1.2 Hoạt động du lịch có hướng tới các hoạt động thiện nguyện
Trang 25Thông qua du lịch, du dịch là cách thức quảng bá văn hoá, phong tục tập quánhiệu quả của con người Việt Nam cho bạn bè quốc tế mang đến nhiều cơ hội cho cáchình thức giao dịch khác Giúp tạo cơ hội việc làm lớn cho lao động, đặc biệt là laođộng nữ Ở các vùng cao, ngành du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dânnông thôn, tạo ra những chuyển biến tích cực xã hội, nâng cao mức sống Nhữngchương trình du lịch tình nguyện giống như của V.E.O, Hội Việt Pháp CODEV,HumaniTour,… không chỉ giúp đỡ cho trẻ em ở bản làng vùng cao, mà còn tạo ranhững giá trị tốt đẹp cho xã hội Đầu tiên, đó là giúp phát triển kinh tế từ du lịch chođịa phương Khi mỗi người dân đều có thể sử dụng ngôi nhà, nguồn lương thực, thựcphẩm do họ làm ra để bán cho những du khách đến làm tình nguyện với một mức giáhợp lý Ví dụ như giúp cho người dân thêm kế sinh nhai từ việc mở homestay, có điềukiện thuận lợi trong tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ…
Việc du lịch tình nguyện còn giúp cho các địa phương có cơ hội quảng báphong cảnh, văn hóa đến với các khách du lịch trong nước và ngoài nước Theo ông
Lê Chí Thiện - Trưởng Nhóm thiện nguyện Thiện Chí, đồng hành cùng Chương trình
"Trao gửi yêu thương", gần 50 thầy cô giáo và doanh nghiệp, nhà hảo tâm thuộcNhóm đã vượt đường dài, cùng thăm Khu bảo tồn văn hoá dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo(xã Bình Minh) và trao những món quà chứa đựng niềm yêu thích cùng địa phương
"tiếp sức" hàng trăm người dân và học sinh ở khu vực khó khăn của huyện Bù Đăng.Hoà vào Hoạt động lần này, những thành viên thuộc Nhóm thiện nguyện Thiện Chí đã
có dịp khám phá nhiều câu chuyện lý thú không chỉ về một sóc Bom Bo năm xưavang vọng tiếng chày giã gạo nuôi quân trong muôn triệu trái tim người Việt mà còn
cả một Bom Bo hôm nay đã "thay da đổi thịt", từng bước trở thành điểm tham quanhấp dẫn của du khách trong và ngoài nước Như tại xã vùng cao Lô Lô Chải (huyệnĐồng Văn - Hà Giang), đội ngũ V.E.O đã tìm hiểu và được biết, tỉnh Hà Giang địnhhướng Lô Lô Chải trở thành làng văn hoá Nhưng thời điểm đó, bản làng này vẫnchưa được nhiều người biết đến Vì thế, cuối năm 2016, V.E.O phối hợp cùng Sở Vănhoá Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đưa Lô Lô Chải thành điểm dự án và xây dựng
kế hoạch du lịch tình nguyện Hiện tại, Lô Lô Chải đã trở thành một “điểm nhấn” dulịch ở Hà Giang, được du khách yêu thích bởi phong cảnh và giá trị văn hóa còn đượclưu giữ đến tận ngày nay
Trang 264.2 Thực trạng và tiềm năng của du lịch tình nguyện trên thế giới
Du lịch tình nguyện có tiềm năng lớn để đóng góp vào sự phát triển bền vững
và giáo dục văn hóa, cũng như tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách và cộngđồng địa phương Du lịch tình nguyện tạo cơ hội cho du khách để tương tác trực tiếpvới cộng đồng địa phương, học hỏi về văn hóa, lịch sử, và lối sống của họ Điều nàygiúp thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa trên thế giới, manglại lợi ích đáng kể cho cộng đồng địa phương bằng cách hỗ trợ trong các lĩnh vực nhưgiáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, và phát triển kỹ năng nghề nghiệp Các dự án
du lịch tình nguyện có thể tập trung vào bảo vệ môi trường, giúp du khách hiểu rõ hơn
về thách thức môi trường đặt ra và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường cụthể Tạo ra thu nhập cho cộng đồng bằng cách tham gia vào du lịch tình nguyện, cộngđồng địa phương có thể nhận được nguồn thu nhập mới thông qua việc cung cấp dịch
vụ và sản phẩm cho du khách
II Phân tích nhu cầu của nhân viên văn phòng với loại hình du lịch tình nguyện
1 Tổng quan kết quả thống kê, đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát
Cơ cấu giới tính Số lượng phiếu khảo sát Tần suất (%)
Bảng: Thể hiện cơ cấu giới tính của nhân viên văn phòng tham gia khảo sát
Trang 27Biểu đồ: Thể hiện cơ cấu giới tính của nhân viên văn phòng tham gia khảo sát
Trong tổng số 300 phiếu khảo sát, có 113 nhân viên văn phòng là nam, chiếm37% tổng số nhân viên văn phòng thực hiện khảo sát, còn lại 187 nhân viên văn phòng
là nữ chiếm 63% tổng số Đây là số lượng phiếu khảo sát nhóm tiến hành trực tiếp vàtrực tuyến nên tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ tham gia không quá nhiều, do đó bảođảm được tính khách quan của đối tượng tham gia khảo sát
Cơ cấu độ tuổi Số lượng phiếu khảo sát Tần suất (%)
Trang 28Biểu đồ: Thể hiện cơ cấu độ tuổi của nhân viên văn phòng tham gia khảo sát
Trong tổng số phiếu khảo sát, có 67% là nhân viên văn phòng từ độ tuổi 19-25
đã tham gia khảo sát và chiếm tỷ lệ cao nhất Trong khi đó, số phiếu thu được từ độtuổi 31-35 của nhân viên văn phòng chiếm 7% và độ tuổi trên 35 chiếm 9% chiếm tỷ
lệ ít nhất so với độ tuổi 26-30 là 17% Qua đó ta có thế thấy một sự chênh lệch khá lớn
về độ tuổi tham gia khảo sát, đây là một yếu tố khách quan vì đại đa số lực lượng nhânviên văn phòng hiện nay thuộc thế hệ gen Y và gen Z
Khu vực làm việc Số lượng phiếu khảo sát
Trang 29Bảng: Thể hiện khu vực làm việc của nhân viên văn phòng tham gia khảo sát
Biểu đồ: Thể hiện khu vực làm việc của nhân viên văn phòng tham gia khảo sát
Trang 30Qua bảng số liệu mà nhóm thu thập được có thể nhận thấy số lượng nhân viên vănphòng tập trung làm việc tại Quận 1, Quận 3, Quận 10, Quận Bình Thạnh, TP ThủĐức chiếm phần lớn số lượng phiếu mà nhóm khảo sát được.Trên thực tế, các công ty,tập đoàn, đều chọn đặt trụ sở ở vị trí trung tâm sầm uất, thuận tiện giao thông, thuậnlợi giao thương, cũng chính vì lẽ đó mà số lượng nhân viên tập trung nhiều ở cácquận trung tâm so với các quận ở lân cận.
Mức độ nhận biết Số lượng phiếu khảo sát Tần suất (%)
Bảng: Thể hiện mức độ nhận biết của nhân viên văn phòng về Du lịch tình nguyện
Biểu đồ: Thể hiện mức độ nhận biết của nhân viên văn phòng về Du lịch tình nguyện
Dựa vào biểu đồ tròn trên ta thấy rằng, có 224 nhân viên văn phòng tham giakhảo sát lựa chọn đã từng nghe qua “Khái niệm Du lịch tình nguyện” (chiếm 74%),trong đó có 76 nhân viên văn phòng chưa từng nghe qua khái niệm này (chiếm 26%)tổng nhân viên văn phòng tham gia khảo sát Qua những phân tích số liệu trên ta có
Trang 31thể thấy loại hình Du lịch tình nguyện khá phổ biến với nhân viên văn phòng Nguyênnhân có thể là do:
Phương tiện tiếp cận Số lượng phiếu khảo sát
Trang 32diễn đàn và sách, báo, truyền hình với số lượng khá ngang nhau lần lượt là 54 phiếu(chiếm 12,4%) và 65 phiếu (chiếm 15%)
Qua thống kê trên ta có thể thấy lượng nhân viên văn phòng biết đến Du lịchtình nguyện thông qua mạng xã hội chiếm tỷ lệ rất lớn, nguyên nhân có thể là do sựphát triển nhanh chóng và vượt bậc của công nghệ, các phương tiện truyền thông đạichúng, những sự phát triển mới mẻ này rất phù hợp nên đã có thể dễ dàng nhanhchóng tiếp cận với lối sống hiện đại của thế hệ ngày nay, dựa vào điều này, các nhàkinh doanh du lịch có thể cân nhắc đưa ra những chiến lược mở rộng thị trường mớiphù hợp với đối tượng hướng đến đặc biệt là thị trường đầy tiềm năng (facebook, tiktok, youtube, ) Nắm bắt được lối sống nhanh của xã hội, hiện nay những công ty lữhành đã tăng cường đẩy mạnh chiến dịch marketing trên diễn đàn các trang mạng xãhội bằng những video review, trải nghiệm các dịch vụ du lịch, nhằm độ nhận diệnđối với khách hàng
Bên cạnh đó, yếu tố người thân bạn bè cũng chiếm một ưu thế quan trọng khichỉ xếp sau mạng xã hội, do đặc thù của tính lây lan của đặc điểm du lịch, hiệu ứnglan tỏa khi những người tham gia trước có những trải nghiệm mới mẻ và thu hút từ môhình du lịch, họ đã giới thiệu lại qua nhau gây ra hiệu ứng marketing đám đông miễnphí nhưng cực kì hiệu quả, ví dụ như khi một người nhân viên văn phòng tham gia Dulịch tình nguyện họ sẽ nhận được rất nhiều giá trị văn hóa, trải nghiệm, nhận xét vềchuyến đi, tạo động lực thôi thúc đồng nghiệp, người thân bạn bè hay những ngườixung quanh Thế nên việc tạo nên ấn tượng tốt về chất lượng phục vụ cũng như tạonên tính đa dạng trong sản phẩm du lịch sẽ có yếu tố quyết định việc quay lại và hiệuứng lan truyền đến mọi người xung quanh
Khác với hai phương thức tiếp cận trên, việc nhân viên văn phòng tiếp cận đến
Du lịch tình nguyện qua các diễn đàn và sách, báo, truyền hình có phần thấp hơn,nhưng hai phương thức này cũng khá đáng kể Điều này là do văn hóa làm việc nơicông sở của người dân văn phòng, họ không có nhiều thời gian đọc sách báo hay xemnhững chương trình truyền hình, vậy nên độ phổ biến của Du lịch tình nguyện đến với
họ qua các phương tiện tiếp cận khá ít
Mức độ tham gia Số lượng phiếu khảo sát Tần suất (%)
Trang 33Chưa từng tham gia 212 71%
Bảng: Thể hiện tần suất tham gia Du lịch tình nguyện của nhân viên văn phòng
Biểu đồ: Thể hiện tần suất tham gia Du lịch tình nguyện của nhân viên văn phòng
Thông qua biểu đồ đã được thể hiện ở trên, ta thấy rằng lượng nhân viên vănphòng tham gia vào những chuyến du lịch tình nguyện là rất thấp, trong tổng số 300đơn gửi đến đối tượng khảo sát thì có đến 212 kết quả “chưa từng tham gia” trả lời,chiếm 71% lượng người tiếp cận với loại hình du lịch này Bên cạnh đó, số ngườitham gia cũng là một điều đáng lưu ý khi chỉ có 50 người tham gia được 1 lần (chiếm16%) và 38 người tham gia nhiều hơn 1 lần (chiếm 13%), những thông số cực kỳ thấp
Dựa vào số liệu trên, nhóm cũng tìm hiểu rằng mô hình du lịch kết hợp thiệnnguyện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi nhiều Lý do khá phổ biến khi nhu cầu đi dulịch chủ yếu của người Việt Nam thường hướng đến du lịch nghỉ dưỡng hoặc du lịchkhám phá, họ ưu tiên khi đi du lịch, thường hướng đến sự bình yên, nghỉ ngơi để hồiphục thể trạng cũng như tinh thần sau những ngày tháng làm việc mệt mỏi, trái ngượchoàn toàn với du lịch tình nguyện- phải bỏ sức để quyên góp, hoạt động thiện nguyện,
Trang 34khiến họ không có thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng Thời gian cũng sẽ là vấn đề đối vớinhững đối tượng nhân viên văn phòng- những người rất bận rộn, khi có thời gian nghỉphép, họ tranh thủ tận hưởng kỳ nghỉ của mình trong khi việc tham gia du lịch tìnhnguyện buộc họ phải bỏ nhiều hơn cho công tác chuẩn bị, di chuyển đến các địa bàn.
Rõ ràng, đó là một sự bất lợi nho nhỏ khiến cho mô hình không được phát triển rộngrãi ở đây Tất nhiên điều đó cũng không phản ánh rằng không có người chú ý đến nó,khi có những tổ chức như V.E.O rất có tiếng ở du lịch tình nguyện thu hút một lượngtệp khách hàng cho mình Nhưng nhìn chung, việc biết đến và tham gia cũng thực sựkhác nhau khi thông qua thông số trên, có rất ít cá nhân theo đuổi dạng du lịch này
Mức chi phí Số lượng phiếu khảo sát Tần suất (%)
Trang 35Thông qua bảng số liệu, ta nhìn nhận được mức chi phí mà mỗi người dự trù làhoàn toàn khác nhau, nhưng không chênh lệch quá nhiều Qua 300 đơn đã phát ra,nhóm thu về kết quả các ý kiến khác nhau về mức chi phí dự kiến Có đến 128 cá nhânđồng ý rằng việc đi du lịch tình nguyện có thể tiêu tốn từ 1.000.000 VNĐ đến2.000.000 VNĐ, chiếm khoảng 42% Tiếp đó, lượng người cho rằng du lịch kết hợpthiện nguyện mất hơn 2.000.000 VNĐ là 95 người, tỉ lệ 32% Cuối cùng, mức giá thấpnhất là 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ chiếm 26%.
Việc có nhiều người đồng ý việc chi tiêu cho một chuyến du lịch tình nguyệnrơi vào từ 1 triệu đến 2 triệu cũng không có gì bất ngờ khi mà khoảng 500 nghìn VNĐ
là quá thấp cho một chuyến đi, trong khi đó ngưỡng trên 2 triệu là quá cao cho mộthành trình như vậy Điều này có thể lý giải rằng, người tham gia phải đóng một khoảnphí nhất định đã bao gồm phí đi lại, ăn, ở, tham gia các trải nghiệm văn hóa địaphương, nhưng cũng có khi hoàn toàn miễn phí Đơn giản những tổ chức dành cho cácchuyến du lịch tình nguyện thường là những tổ chức phi lợi nhuận, họ tự bỏ tiền racho các dự án cộng đồng như xây dựng cơ sở vật chất: trường học, cầu, nhà dân, ,bên cạnh đó là các kế hoạch bảo vệ môi trường Có thể nhắc đến tổ chức V.E.O là một
ví dụ khi tổ chức đã tạo điều kiện để “du khách” tham gia chuyến đi tình nguyện này,
sẽ không phải trả nhiều khoản chi phí, họ sống tại homestay của nhóm, hoặc nhà dân,
tự nấu ăn, sinh hoạt Số tiền mà du khách chi trả may ra là khoản chi phí phát sinh chocác nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân
Trang 36Biểu đồ: Thống kê nguyện vọng về người đồng hành trong chuyến đi của nhân viên văn phòng
Số liệu bảng thống kê cho thấy, đối tượng mà nhân viên văn phòng thường lựachọn đi Du lịch tình nguyện chung nhiều nhất là bạn bè với 192 phiếu, theo sau đó lànhóm đối tượng cũng không kém cạnh với 155 phiếu khi lựa chọn những người cùng
là nhóm có chung chí hướng, số lượng người lựa chọn đi cùng người thân chiếm 100phiếu trong khi đó hai phương thức đi theo tour và đi một mình lại chiếm hai tỷ lệ rấtthấp và gần như bằng nhau lần lượt là 47 phiếu và 42 phiếu Nguyên nhân có sự phân
bổ dựa trên khảo sát nhóm cho thấy đối tượng nhân viên văn phòng có khuynh hướng
đi với bạn bè và nhóm người có chung chí hướng do học có thời gian rảnh rỗi hạn chế
và họ dễ dàng làm việc hay có sự gắn kết nhất định trước đó cùng nhau, việc đi du lịchvới nhau không chi thỏa mãn nhu cầu thư giãn mà còn góp phần tăng cường trong mốiquan hệ làm việc của họ Việc lựa chọn đi Du lịch tình nguyện chung với những ngườithân cũng là một yếu tố vô cùng đáng kể, cũng chính vì họ dành khá nhiều thời giancho công việc nên khi có thời gian rảnh họ cũng muốn thời gian đó học muốn cónhững trải nghiệm, hoạt động ý nghĩa bên cạnh những người thân và gia đình của họ
Trang 37Hình thức du lịch Số lượng phiếu khảo sát Tần suất (%)
Bảng: Thể hiện hình thức du lịch mà nhân viên văn phòng muốn đi
Biểu đồ: Thể hiện hình thức du lịch mà nhân viên văn phòng muốn đi
Theo khảo sát của nhóm điều tra, lượng nhân viên văn phòng lựa chọn đi dulịch theo hình thức theo tour có sẵn chiếm một con số vô cùng áp đảo khi có đến 200phiếu (chiếm 67%) Hình thức đi tự túc cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể là 94 phiếu(chiếm 31%) và cuối cùng là hình thức đi cả hai với 6 phiếu ( chiếm 2%), chiếm một
tỷ lệ vô cùng nhỏ Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do đặc thù công việc của đốitượng khảo sát là nhân viên văn phòng, vì để có một tour Du lịch tình nguyện hoànchỉnh, thành công và đi đúng giá trị mà nó mang lại đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và lên
kế hoạch kỹ lưỡng, theo đó họ không thể có đủ thời gian để vừa làm việc vừa chuẩn bịcho một chuyến đi đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng như vậy Từ phân tích số liệu ngườiđồng hành mà đối tượng nhân viên văn phòng muốn đi cùng ta có thể thấy, thường họ
có xu hướng muốn đi với nhóm có chung lý tưởng và bạn bè đồng nghiệp, vậy nên đại
Trang 38đa số họ thường đi theo nhóm do công ty tổ chức, điều này vừa rất thuận tiện cho họ
về vấn đề về chi phí, mối bận tâm cho chuyến đi, thời gian làm việc, Theo khảo sátphỏng vấn sâu cũng chứng minh thấy đối tượng nhân viên văn phòng cảm thấy rấtthuận tiện về nhiều mặt khi đi du lịch theo một tour được thiết kế sẵn
Bên cạnh đó, lượng nhân viên văn phòng lựa chọn việc đi tự túc cũng chiếmmột con số không hề nhỏ, cũng chính vì sự hạn hẹp về quỹ thời gian nên đôi khi thờigian cho một chuyến du lịch tình nguyện bị giới hạn, đa số họ chỉ có thời gian vàocuối tuần thế nên họ thường lựa chọn đi những chuyến đi gần và ngắn ngày để phùhợp hơn với thời gian rảnh rỗi mà họ có và phù hợp với những đối tượng mà họ đicùng, có thể là người thân, bạn bè hoặc đi một mình
Lượng người có thể tham gia bất kỳ hình thức theo tour hay tự túc chiếm mộtđơn vị vô cùng nhỏ, đa số họ là những những nhân viên hoạt động theo ca làm vậynên họ khá thoải mái trong việc có thể linh động trong việc sắp xếp công việc
Mức độ hứng thú Số lượng phiếu khảo sát Tần suất (%)
Trang 39Biểu đồ: Thể hiện mức độ hứng thú của nhân viên văn phòng đối với Du lịch tình nguyện
Mức độ quan tâm đối với du lịch tình nguyện là tiền đề cho sự phát triển củaloại hình sau này Qua biểu đồ, ta nhìn nhận được, nhân viên văn phòng có sự quantâm hứng thú nhất định khi độ “hứng thú” chiếm đến 44% với 131 phiếu Số lượngnhân viên văn phòng giữ thái độ trung lập là “ bình thường" đạt 118 phiếu chiếm 39%trên tổng số phiếu Các mức độ quan tâm còn lại chiếm 17% với 51 phiếu bao gồm 5phiếu của “ không hứng thú" chiếm 2%, 15 phiếu “ít hứng thú” chiếm 5% và cuốicùng là 31 phiếu “rất hứng thú” chiếm 10%
Số liệu trên cho thấy mức độ quan tâm của đối tượng nhân viên văn phòng vớiloại hình Du lịch Tình nguyện là vô cùng cao Mức độ hứng thú cũng thể hiện đượcnhu cầu du lịch của họ, loại hình du lịch này đã tạo nên sức ảnh hưởng đáng kể lênhọ.Tỉ lệ đối tượng lựa chọn loại hình du lịch này sẽ là khá cao nếu họ có thể sắp xếpđược công việc, xử lý được các vấn đề cá nhân, thì loại hình du lịch này sẽ là trởthành một trong những lựa chọn khi họ muốn đi du lịch, muốn tìm đến một luồng giómới, một trải nghiệm mới mẻ hơn
Trang 40Mục đích du lịch Số lượng phiếu khảo sát
Nhu cầu học hỏi, tiếp thu văn hóa 172
Giúp đỡ khu vực có hoàn cảnh khó khăn 217
Bảng: Thể hiện mục đích du lịch tình nguyện của nhân viên văn phòng
Biểu đồ: Thể hiện mục đích du lịch tình nguyện của nhân viên văn phòng
Dựa vào việc thu thập thông tin qua các bảng hỏi, nhóm nhận thấy đa số cácnhân viên văn phòng đều có định hình trong đầu về mô hình Du lịch tình nguyệnthường là đi giúp đỡ và hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, điều này vừa tiệnkhi có thể kết hợp với thời gian họ đi trải nghiệm cuộc sống khác, sống chậm hơn vàtránh xa môi trường bàn giấy thường ngày của họ, vậy nên hai mục đích chính vàchiếm đại đa số trong tư liệu khảo sát là đi giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ(31%) và trải nghiệm cuộc sống (30%) Ngoài ra việc học hỏi và tiếp thu những kiếnthức về văn hóa xã hội cũng là một trong những yếu tố khiến họ cảm thấy thu hút,theo khảo sát thì thời gian cho công việc ảnh hưởng khá nhiều đến họ vậy nên thờigian làm việc của họ khá dày đặc, điều này làm họ mong muốn được học hỏi những